ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/2022/QĐ-UBND
|
Quảng
Ninh, ngày 28 tháng 01 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT,
PHÂN BỔ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TÀI SẢN CÔNG, KINH PHÍ THỰC
HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN THEO TỪNG LĨNH VỰC, CHUYÊN NGÀNH CỦA CƠ QUAN ĐẢNG,
SỞ, BAN, NGÀNH, ĐOÀN THỂ, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC TỈNH QUẢN LÝ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ
và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước năm
2015;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014; Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP
ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP
ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP
ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản
lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản
lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 65/2021/TT-BTC
ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử
dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;
Căn cứ Thông tư số 137/2017/TT-BTC
ngày 25 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt, thẩm định, thông
báo và tổng hợp quyết toán năm.
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại
Tờ trình số 188/TT-STC ngày 12 tháng 01 năm 2022, Báo cáo thẩm định số
234/BC-STP ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số
nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ và quyết toán kinh phí bảo dưỡng,
sửa chữa tài sản công, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo từng
lĩnh vực, chuyên ngành của cơ quan Đảng, Sở, Ban, ngành, đoàn thể, đơn vị sự
nghiệp công lập thuộc tỉnh quản lý.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10
tháng 02 năm 2022.
Điều 3. Các Ông (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,
Giám đốc Sở Tài chính và Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và các tổ chức, cá nhân
có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/cáo);
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh (b/cáo);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- V0-V3, các CVNCTH;
- TT truyền thông tỉnh Quảng Ninh;
- Lưu: VT, TM3.
5b, QĐ01-07
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tường Văn
|
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT, PHÂN BỔ VÀ QUYẾT TOÁN
KINH PHÍ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TÀI SẢN CÔNG, KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ
CHUYÊN MÔN THEO TỪNG LĨNH VỰC, CHUYÊN NGÀNH CỦA CƠ QUAN ĐẢNG, SỞ, BAN, NGÀNH,
ĐOÀN THỂ, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC TỈNH QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 05/2022/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2022 của
UBND tỉnh Quảng Ninh)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
1. Quy định này quy định một số nội
dung về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ và quyết toán kinh phí bảo
dưỡng, sửa chữa tài sản công, kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo từng
lĩnh vực, chuyên ngành từ các nguồn kinh phí:
a) Nguồn chi thường xuyên của ngân
sách cấp tỉnh.
b) Nguồn trích từ phí được để lại để
chi thường xuyên theo quy định của pháp luật;
c) Nguồn từ quỹ phát triển hoạt động
sự nghiệp của đơn vị;
d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác
2. Quy định này không điều chỉnh đối
với:
a) Các tài sản công đã có các văn bản
quy phạm pháp luật riêng quy định quy trình sửa chữa, bảo dưỡng như: (1) Tài sản
công là các công trình giao thông trong kế hoạch bảo trì đường bộ, đường thủy nội
địa địa phương thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Quảng Ninh được thực hiện theo
quy định tại Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 31/5/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc ban hành Quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch bảo
trì công trình đường bộ, đường thủy nội địa địa phương thuộc phạm vi quản lý của
tỉnh Quảng Ninh; (2) Quy trình bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BNNPTNT ngày 02/05/2019 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ, quy trình bảo trì tài sản
kết cấu hạ tầng thủy lợi.
b) Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp,
mở rộng tài sản công theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công và
các văn bản hướng dẫn;
c) Kinh phí xây dựng, nâng cấp, cải tạo,
sửa chữa tài sản công trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định
tại Nghị định số 165/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ quy định về quản
lý, sử dụng ngân sách nhà nước đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc
phòng, an ninh và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 01/2020/NĐ-CP ngày
14/5/2020 của Chính phủ;
d) Các hoạt động ứng dụng công nghệ
thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thực
hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/09/2019 của Chính phủ
quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách
nhà nước và Quyết định số 4823/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc ban hành quy định về lập, thẩm định và nghiệm thu bàn gia sản phẩm các
dự án/hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
đ) Các dự án, nhiệm vụ được thực hiện
thông qua Hội đồng thẩm định do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập.
3. Ngoài các quy định cụ thể tại Quy
định này, việc thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công tại các cơ quan cấp tỉnh
thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số
06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về
quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư
số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản
lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công và các quy
định pháp luật khác có liên quan.
4. Quy định này thực hiện đối với
ngân sách cấp tỉnh; các địa phương là cấp ngân sách độc lập (huyện, xã) có thẩm
quyền quyết định chi ngân sách theo quy định của pháp luật, tùy theo tình hình
thực tế để áp dụng quy định này.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
Các cơ quan Đảng, Sở, Ban, ngành,
đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh (gọi tắt là cơ quan cấp tỉnh);
các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công hoặc
được giao thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên ngành theo quy định.
Chương II
LẬP, THẨM ĐỊNH,
PHÊ DUYỆT, PHÂN BỔ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TÀI SẢN
CÔNG
Điều 3. Nguyên
tắc thực hiện
1. Trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa
tài sản công: Thực hiện theo quy định tại Điều 3, Thông tư số 65/2021/TT-BTC
ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công, theo đó:
a) Việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản
công được duy trì theo đúng công năng và tiêu chuẩn kỹ thuật trang bị ban đầu;
không làm thay đổi công năng, quy mô của tài công và được thực hiện trong năm dự
toán.
b) Cơ quan cấp tỉnh được giao quản
lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa tài
sản công theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan,
người có thẩm quyền ban hành theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản
công và các văn bản hướng dẫn. Đối với tài sản công chưa có chế độ, tiêu chuẩn,
định mức kinh tế - kỹ thuật theo quy định, các cơ quan, đơn vị được giao quản
lý, sử dụng tài sản có trách nhiệm rà soát, trình cấp có thẩm quyền xem xét,
ban hành để thực hiện cho phù hợp.
2. Sở quản lý chuyên ngành chịu trách
nhiệm chủ trì thẩm định theo quy định tại Khoản 4 Điều 109 Nghị định số
15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ. Trường hợp tài sản công cần bảo dưỡng,
sửa chữa có nội dung chi phí thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau thì nội dung
thuộc chuyên ngành nào có tỷ lệ chi phí cao nhất, Sở quản lý chuyên ngành đó chịu
trách nhiệm chủ trì thẩm định.
Điều 4. Đề xuất bảo
dưỡng, sửa chữa tài sản công bằng nguồn vốn chi thường xuyên ngân sách tỉnh
1. Lập hồ sơ đề xuất bảo dưỡng, sửa
chữa
Căn cứ hiện trạng, mức độ hư hỏng của
tài sản công; căn cứ quy trình bảo trì công trình xây dựng và chế độ, tiêu chuẩn,
định mức kinh tế - kỹ thuật (nếu có), trước ngày 01/7 hàng năm, cơ quan cấp tỉnh
lập Hồ sơ đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gửi Sở quản lý chuyên ngành
thẩm định. Trường hợp các cơ quan cấp tỉnh có cơ quan quản lý cấp trên (Sở,
ngành chủ quản) thì Sở, ngành chủ quản có trách nhiệm tổng hợp danh mục đề xuất
bảo dưỡng, sửa chữa của các cơ quan, đơn vị trực thuộc gửi Sở quản lý chuyên
ngành thẩm định.
2. Hồ sơ trình thẩm định gồm:
a) Tờ trình đề nghị thẩm định đề xuất
bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công;
b) Báo cáo đề xuất bảo dưỡng, sửa chữa
tài sản công gồm các nội dung: Tên tài sản, tên đơn vị, hiện trạng; địa điểm; lịch
sử bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; nguồn vốn thực hiện; lý do, mục tiêu, khối
lượng công việc bảo dưỡng, sửa chữa; khái toán kinh phí, thời gian thực hiện.
c) Các tài liệu khác liên quan (nếu
có).
3. Thẩm định hồ sơ đề xuất bảo dưỡng,
sửa chữa: Đối với tài sản công chưa có quy trình bảo trì và chưa ban hành chế độ,
tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật.
3.1. Đối với hồ sơ đề xuất bảo dưỡng,
sửa chữa có khái toán kinh phí thực hiện dưới 500 triệu đồng: Sở quản lý chuyên
ngành căn cứ báo cáo đề xuất của đơn vị để xem xét thẩm định hoặc tổ chức đi kiểm
tra hiện trạng thực tế của tài sản nếu thấy cần thiết.
3.2. Đối với hồ sơ đề xuất bảo dưỡng,
sửa chữa có khái toán kinh phí thực hiện từ 500 triệu đồng trở lên: Trên cơ sở
hồ sơ đề xuất của các cơ quan cấp tỉnh, Sở quản lý chuyên ngành phối hợp với
các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm tra hiện trạng, đánh giá chất lượng của
tài sản để làm cơ sở thẩm định.
4. Thẩm định đối với tài sản công đã
có quy trình bảo trì và đã ban hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ
thuật.
Sở quản lý chuyên ngành tổ chức thẩm
định trên cơ sở đề xuất của các cơ quan cấp tỉnh, quy trình bảo trì và chế độ,
tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật được duyệt hoặc tổ chức đi kiểm tra hiện
trạng nếu thấy cần thiết.
Trong quá trình thẩm định, Sở quản lý
chuyên ngành gửi Sở Tài chính để tham gia ý kiến về nguồn vốn và khả năng cân đối
nguồn vốn thực hiện, lấy ý kiến tham gia của các Sở, ban, ngành khác có liên
quan (nếu cần)
Thời gian thẩm định: xong trước ngày
15/8 hàng năm
5. Phê duyệt danh mục tài sản công cần
bảo dưỡng, sửa chữa
Căn cứ kết quả thẩm định, Sở quản lý
chuyên ngành trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục tài sản công, hạng mục
tài sản công cần bảo dưỡng, sửa chữa, gồm các nội dung chính như sau: Tên tài sản,
tên đơn vị; nội dung công việc bảo dưỡng, sửa chữa; khái toán kinh phí; nguồn vốn;
thời gian thực hiện.
Thời gian phê duyệt: Trước ngày 30/8
hàng năm.
Điều 5. Đề xuất bảo
dưỡng, sửa chữa tài sản công bằng nguồn quỹ hoạt động sự nghiệp và bằng nguồn
trích từ phí được để lại để chi thường xuyên
Căn cứ hiện trạng, mức độ hư hỏng của
tài sản công; căn cứ quy trình bảo trì tài sản công; chế độ, tiêu chuẩn, định mức
kinh tế - kỹ thuật (nếu có) và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, Thủ trưởng
cơ quan cấp tỉnh quyết định việc lập, thẩm định và phê duyệt danh mục tài sản
công cần bảo dưỡng, sửa chữa từ nguồn quỹ hoạt động sự nghiệp và nguồn trích từ
phí được để lại để chi thường xuyên và chịu trách nhiệm đối với quyết định của
mình. Trong quá trình thẩm định, nếu không đảm bảo về năng lực chuyên môn, cơ
quan cấp tỉnh thuê đơn vị tư vấn thẩm tra để phục vụ công tác thẩm định hoặc
xin ý kiến của các Sở quản lý chuyên ngành.
Điều 6. Lập, thẩm
định, phê duyệt dự án đối với kinh phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình
xây dựng bằng nguồn vốn chi thường xuyên ngân sách tỉnh
1. Trường hợp sửa chữa công trình,
thiết bị công trình xây dựng có tổng kinh phí thực hiện dưới 15 tỷ đồng: Cơ
quan cấp tỉnh được giao quản lý, sử dụng tài sản công lập và trình thẩm định,
phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, cụ thể:
1.1. Đối với trường hợp sửa chữa công
trình, thiết bị công trình xây dựng có tổng kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa dưới
500 triệu đồng: Đơn vị trực thuộc Cơ quan cấp tỉnh được giao quản lý, sử dụng
tài sản công tổ chức lập và thẩm định, phê duyệt dự toán, kế hoạch sửa chữa
công trình, thiết bị công trình xây dựng và tự chịu trách nhiệm trong công tác
tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, kế hoạch sửa chữa.
1.2. Đối với trường hợp sửa chữa công
trình, thiết bị công trình xây dựng có tổng kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa từ 500
triệu đến dưới 05 tỷ đồng: Đơn vị trực thuộc Cơ quan cấp tỉnh được giao quản
lý, sử dụng tài sản công tổ chức lập và trình Sở quản lý chuyên ngành chủ trì
thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
1.3. Đối với trường hợp sửa chữa công
trình, thiết bị công trình xây dựng có tổng kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa từ 05
tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng: Cơ quan cấp tỉnh được giao quản lý, sử dụng tài sản
công tổ chức lập và trình Sở quản lý chuyên ngành chủ trì thẩm định Báo cáo
kinh tế kỹ thuật, Sở quản lý chuyên ngành chủ trì thẩm định tổng hợp trình UBND
tỉnh phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật.
2. Trường hợp sửa chữa công trình,
thiết bị công trình xây dựng có tổng kinh phí thực hiện từ 15 tỷ đồng trở lên:
Cơ quan cấp tỉnh được giao quản lý, sử
dụng tài sản công lập và trình thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi
đầu tư xây dựng công trình. Sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thẩm định và
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
công trình.
3. Chủ đầu tư
Chủ đầu tư dự án, công trình sửa chữa
là cơ quan, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản công và được cơ quan có
thẩm quyền giao quản lý, sử dụng vốn để sửa chữa công trình xây dựng.
4. Bước lập, thẩm định, phê duyệt thiết
kế triển khai sau thiết kế cơ sở được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng
và các văn bản hướng dẫn.
Điều 7. Lập dự
toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công
Việc lập dự toán kinh phí bảo dưỡng,
sửa chữa tài sản công thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và
quy định tại Điều 4, Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài
chính, cụ thể như sau:
1. Đối với nguồn chi thường xuyên
ngân sách tỉnh.
Hàng năm, căn cứ hướng dẫn xây dựng dự
toán ngân sách nhà nước của Sở Tài chính, căn cứ trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa
tài sản công và Quyết định phê duyệt danh mục tài sản công, hạng mục tài sản
công cần bảo dưỡng, sửa chữa được UBND tỉnh phê duyệt; cơ quan cấp tỉnh lập dự
toán kinh phí thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công, tổng hợp vào dự toán
của cơ quan, đơn vị mình, gửi Sở, ngành chủ quản (nếu có) để xem xét, tổng hợp
chung vào dự toán của Sở, ngành chủ quản gửi Sở Tài chính để trình Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trong năm, cơ quan cấp tỉnh có phát
sinh nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công, đơn vị tự sắp xếp trong phạm vi
dự toán được giao. Trường hợp do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn hoặc các lý do
bất khả kháng làm hư hỏng tài sản công mà cơ quan cấp tỉnh không tự cân đối được
chi phí sửa chữa từ dự toán đã được giao; căn cứ báo cáo đánh giá mức độ thiệt
hại của tài sản công, cơ quan cấp tỉnh được giao quản lý, sử dụng tài sản công
lập dự toán kinh phí sửa chữa, khôi phục hoạt động bình thường của tài sản công
gửi Sở chủ quản (nếu có) xem xét, tổng hợp gửi Sở Tài chính trình cấp có thẩm
quyền quyết định bố trí kinh phí thực hiện theo khả năng cân đối của ngân sách
cấp tỉnh.
2. Đối với nguồn quỹ hoạt động sự
nghiệp và nguồn trích từ phí được để lại để chi thường xuyên.
Thủ trưởng đơn vị cấp tỉnh quyết định
việc lập dự toán kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công được giao quản lý và
sử dụng từ nguồn quỹ hoạt động sự nghiệp và nguồn trích từ phí được để lại để
chi thường xuyên theo quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định hiện hành.
Điều 8. Phân bổ,
quản lý, sử dụng kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công
1. Phân bổ dự toán
Khi phân bổ dự toán kinh phí bảo dưỡng,
sửa chữa tài sản công, hồ sơ tài liệu kèm theo gồm: Quyết định phê duyệt của cấp
có thẩm quyền và các hồ sơ liên quan (nếu có); thuyết minh cụ thể các nội dung:
Tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật bảo dưỡng, sửa chữa; tên tài sản công cần
bảo dưỡng, sửa chữa; thời gian bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công gần nhất; lý
do, mục tiêu, khối lượng bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công; kinh phí phân bổ; dự
kiến thời gian thực hiện.
2. Cấp phát kinh phí:
- Đối với nguồn chi thường xuyên ngân
sách tỉnh: Trên cơ sở Quyết định giao dự toán, phân bổ kinh phí của Ủy ban nhân
dân tỉnh và đề nghị phân khai dự toán của cơ quan cấp tỉnh, Sở Tài chính thực
hiện cấp phát kinh phí cho đơn vị dự toán không có đơn vị dự toán cấp I. Đơn vị
dự toán cấp I thực hiện giao dự toán cho đơn vị trực thuộc theo quy định.
- Đối với nguồn quỹ hoạt động sự nghiệp
và nguồn trích từ phí được để lại chi thường xuyên: Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp
thực hiện chi từ quỹ theo quy định của quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định
hiện hành
3. Quản lý, sử dụng kinh phí bảo dưỡng,
sửa chữa tài sản công
Thực hiện theo quy định của Luật Ngân
sách nhà nước, Luật Quản lý tài sản, các Nghị định của Chính phủ: số
163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật
Ngân sách nhà nước; số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 quy định cơ chế tự chủ tài
chính của đơn vị sự nghiệp công lập; số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 quy định
chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì
công trình xây dựng; số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 về thủ tục hành chính thuộc
lĩnh vực Kho bạc Nhà nước; Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày
21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách
nhà nước và các văn bản hướng dẫn theo quy định hiện hành.
4. Kiểm soát chi, tạm ứng, thanh toán
kinh phí sửa chữa tài sản công.
Thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 11/2020/NĐ-CP ngày 20/01/2020 về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc
Nhà nước; Thông tư số 62/2020/TT-BTC ngày 22/6/2020 hướng dẫn kiểm soát, thanh
toán các khoản chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và
các văn bản hướng dẫn theo quy định hiện hành. Riêng đối với kiểm soát chi, tạm
ứng, thanh toán kinh phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình xây dựng thực
hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày
26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng
và bảo trì công trình xây dựng.
Điều 9. Lập, thẩm
định, phê duyệt dự án đối với kinh phí sửa chữa công trình, thiết bị công trình
xây dựng bằng nguồn quỹ hoạt động sự nghiệp và bằng nguồn trích từ phí được để
lại để chi thường xuyên
Căn cứ danh mục công trình xây dựng cần
sửa chữa từ nguồn quỹ hoạt động sự nghiệp và nguồn trích từ phí được để lại để
chi thường xuyên được phê duyệt tại Điều 5 quy định này, thủ trưởng cơ quan cấp
tỉnh tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự án và chịu trách nhiệm về quyết định
của mình theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình thẩm định, nếu
không đảm bảo về năng lực chuyên môn, cơ quan cấp tỉnh thuê đơn vị tư vấn thẩm
tra để phục vụ công tác thẩm định hoặc xin ý kiến của các Sở quản lý chuyên
ngành.
Điều 10. Quyết
toán kinh phí
Thực hiện theo quy định tại Điều 6,
Thông tư số 65/2021/TT-BTC ngày 29/7/2021 của Bộ Tài chính, cụ thể:
Các cơ quan, đơn vị thực hiện tổng hợp
chung kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công trong báo cáo quyết toán ngân
sách hàng năm của đơn vị theo quy định tại Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày
10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và
Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính quy định xét duyệt,
thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm.
Chương III
LẬP, THẨM ĐỊNH,
PHÊ DUYỆT, PHÂN BỔ VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN
THEO TỪNG LĨNH VỰC, CHUYÊN NGÀNH
Điều 11. Nguyên
tắc thực hiện
1. Các cơ quan cấp tỉnh chỉ triển
khai thực hiện nhiệm vụ khi có văn bản giao nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân tỉnh
(giao tại Kế hoạch, chương trình hoặc văn bản giao nhiệm vụ). Riêng đối với cơ
quan Đảng, thẩm quyền cho phép thực hiện nhiệm vụ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết
định hoặc phân cấp theo quy định.
2. Cơ quan cấp tỉnh được giao nhiệm vụ
thực hiện lập đề cương và dự toán hoặc lập dự án tùy theo yêu cầu, tính chất đặc
thù và quy định riêng của từng lĩnh vực, chuyên ngành.
3. Trường hợp Sở quản lý chuyên ngành
đồng thời là cơ quan cấp tỉnh được giao nhiệm vụ lập đề cương và dự toán hoặc lập
dự án, Sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thành lập hội đồng để thẩm định đề
cương và dự toán nhiệm vụ hoặc thẩm định dự án trước khi phê duyệt hoặc trình Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Đối với các nhiệm vụ được Ủy ban
nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định thì việc thẩm định chủ trương đầu
tư, thẩm định dự án được thực hiện theo Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định
của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 12. Lập, thẩm
định, phê duyệt, phân bổ kinh phí thực hiện nhiệm vụ
1. Nhiệm vụ có tổng kinh phí thực hiện
dưới 500 triệu đồng
Cơ quan cấp tỉnh lập Đề cương và dự
toán nhiệm vụ trình Sở chuyên ngành thẩm định và phê duyệt. Trong quá trình thẩm
định, Sở chuyên ngành có văn bản gửi Sở Tài chính tham gia ý kiến về nguồn kinh
phí thực hiện trước khi phê duyệt.
Phân bổ và cấp phát kinh phí: Cơ quan
cấp tỉnh gửi Đề cương và dự toán được duyệt cho Sở Tài chính để trình Ủy ban
nhân dân tỉnh phân bổ và cấp phát kinh phí thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
2. Nhiệm vụ có tổng kinh phí thực hiện
từ 500 triệu đồng trở lên
a) Lập, thẩm định, phê duyệt đề cương
- Cơ quan cấp tỉnh được giao nhiệm vụ
sử dụng bộ máy chuyên môn (hoặc thuê đơn vị tư vấn) lập Đề cương thực hiện nhiệm
vụ được giao.
- Thẩm định và phê duyệt Đề cương: Sở
quản lý chuyên ngành có trách nhiệm thẩm định Đề cương thực hiện nhiệm vụ và
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
b) Lập, thẩm định, phê duyệt dự toán
và phân bổ kinh phí
Căn cứ đề cương đã được Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt, cơ quan cấp tỉnh được giao nhiệm vụ sử dụng bộ máy chuyên
môn (hoặc thuê đơn vị tư vấn) lập dự toán theo Quy định gửi Sở Tài chính trình Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự toán và phân bổ kinh phí thực hiện. Riêng đối với
các dự toán liên quan đến chuyên ngành đặc thù như: Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Văn hóa, Khảo cổ, Khoa học và Công nghệ...
cơ quan cấp tỉnh gửi Sở quản lý chuyên ngành thẩm định dự toán trước khi trình
Sở Tài chính.
Điều 13 Lập, thẩm
định, phê duyệt, phân bổ kinh phí thực hiện Dự án
1. Lập, thẩm định, phê duyệt dự án
- Cơ quan cấp tỉnh được giao nhiệm vụ
sử dụng bộ máy chuyên môn (hoặc thuê đơn vị tư vấn) lập Dự án theo quy định.
- Thẩm định và phê duyệt Dự án: Sở quản
lý chuyên ngành có trách nhiệm thẩm định Dự án và trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt. Trong quá trình thẩm định, Sở chuyên ngành có văn bản gửi Sở Tài
chính tham gia ý kiến về nguồn kinh phí thực hiện dự án.
2. Phân bổ và cấp phát kinh phí
Cơ quan cấp tỉnh gửi hồ sơ dự án cho
Sở Tài chính để trình Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ và cấp phát kinh phí thực hiện
theo quy định.
Điều 14. Quyết
toán kinh phí
Việc quyết toán kinh phí các nhiệm vụ
chuyên môn theo lĩnh vực chuyên ngành thực hiện theo quy định tại Thông tư số
107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ kế toán hành
chính sự nghiệp; Thông tư số 137/2017/TT-BTC ngày 25/12/2017 của Bộ Tài chính
quy định xét duyệt, thẩm định, thông báo và tổng hợp quyết toán năm và các quy
định chuyên ngành riêng đối với từng lĩnh vực (nếu có).
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Quy định
xử lý chuyển tiếp
Đối với các các dự án, công trình,
nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phân bổ kinh phí thực hiện trước
thời điểm quyết định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo các quy định
pháp luật liên quan đến quản lý sử dụng nguồn kinh phí ở thời điểm phê duyệt dự
toán cho đến khi quyết toán công trình.
Điều 16. Tổ chức
thực hiện
1. Thủ trưởng các cơ quan Đảng, các Sở,
Ban, ngành, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh và các tổ chức, cá
nhân có liên quan đến việc bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công hoặc được giao thực
hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực chuyên ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện
theo Quy định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
2. Trong quá trình thực hiện, trường
hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Quy định này
được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì sẽ áp dụng theo các
văn bản mới.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có
vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh nghiên cứu giải quyết./.