Kính
gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hải Phòng
Bộ Y tế nhận được công văn số
8243/VPCP-QHĐP ngày 10/11/2021 của Văn phòng Chính phủ về
việc chuyển kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội
Khóa XV, trong đó có kiến nghị của cử tri địa phương tỉnh/thành phố.
Bộ Y tế xin gửi kèm theo các nội dung
trả lời đối với các kiến nghị của cử tri địa phương về những vấn đề thuộc thẩm
quyền giải quyết của Bộ Y tế. Kính đề nghị Đoàn Đại biểu Quốc hội xem xét và trả
lời, thông tin tới cử tri.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Dân nguyện - UBTVQH;
- VPCP: QHĐP, TH;
- VPQH;
- Lưu: VT, VPB1.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI TRƯỚC KỲ HỌP THỨ 2, QUỐC HỘI KHÓA XV THUỘC
LĨNH VỰC BỘ Y TẾ
(Kèm
theo công văn số 11058/BYT-VPB1 ngày 29/12/2021)
Câu 1. Cử tri kiến
nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt các
giải pháp để phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, chú trọng công tác chăm lo sức
khỏe cho trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người nghèo, người già
neo đơn...
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
1. Về thực hiện các giải pháp để phát
triển bảo hiểm y tế toàn dân
(1) Thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo
Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao tổ
chức triển khai thực hiện các giải pháp để phát triển bảo hiểm y tế toàn dân
theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật bảo hiểm y tế.
Tính đến ngày 31/12/2020, số người tham gia bảo hiểm y tế là 87,97 triệu người,
tăng 2,23 triệu người (1,75%) so với năm 2019; đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 90,85%
dân số, vượt 10,85% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết số 68/2013/QH13 của
Quốc hội. Số người tham gia bảo hiểm y tế của một số nhóm đối tượng là: trẻ em
dưới 6 tuổi là 9.889.863 người; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp
tuất hàng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội là 107.127 người;
người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện
đảo và một số đối tượng khác là 13.767.174 người. Do ảnh hưởng của dịch
COVID-19, ước đến ngày 31/10/2021, số người tham gia bảo hiểm y tế khoảng
82,556 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 84,58% dân số, giảm 3.697 triệu người
(4,29%) so với cùng kỳ năm 2020 (Báo cáo số 3299/BC-BHXH ngày 20/10/2021 của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam).
(2) Để tiếp tục phát triển bảo hiểm y
tế toàn dân trong thời gian tới, cần tập trung vào các đối tượng chưa tham gia
bảo hiểm y tế đầy đủ, bao gồm: người lao động, người thuộc hộ gia đình cận
nghèo, học sinh sinh viên, người thuộc hộ gia đình làm nông, lâm, ngư, diêm
nghiệp có mức sống trung bình, người tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình với
các giải pháp cụ thể là:
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến
pháp luật để mọi người dân nắm vững về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tham
gia bảo hiểm y tế. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công
nghệ thông tin nhằm đơn giản hóa thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân
tham gia bảo hiểm y tế. Phát triển hệ thống đại lý thu bảo hiểm y tế theo hướng
chuyên nghiệp, đào tạo kỹ năng, phương pháp tiếp cận người dân cho đại lý thu để
vận động tham gia bảo hiểm y tế phù hợp với từng nhóm đối tượng.
- Bổ sung quy định liên quan đến việc
hỗ trợ (hoãn/miễn) đóng bảo hiểm y tế đối với những đối tượng chịu ảnh hưởng do
thiên tai, dịch bệnh gây ra. Bổ sung quy định lộ trình hỗ trợ mức đóng 5 năm
cho các đối tượng sau thoát nghèo và các đối tượng là người dân tộc thiểu số
đang sinh sống tại vùng mới ra khỏi danh sách thuộc vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân để bố trí ngân sách địa phương và
huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ thêm cho người dân tham gia bảo hiểm y tế, cụ
thể: (1) Tập trung hỗ trợ người thuộc hộ gia đình cận nghèo, bảo đảm sớm đạt mục
tiêu 100% người thuộc hộ gia đình cận nghèo được tham gia bảo hiểm y tế; (2) Hỗ
trợ người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình;
học sinh, sinh viên để tăng tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của các nhóm đối tượng
này.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các
đơn vị sử dụng lao động có dấu hiệu vi phạm về tình hình thực hiện chính sách,
pháp luật về bảo hiểm y tế; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo
hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
2. Về công tác chăm lo sức khỏe
cho trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người nghèo, người già neo
đơn ...
(1) Theo quy định của Luật Bảo hiểm y
tế, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng, người nghèo... được ngân
sách nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế, những đối tượng này khi đi khám bệnh, chữa
bệnh theo quy định được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi
quyền lợi, mức hưởng.
Đối tượng là người già neo đơn nếu từ
đủ 80 tuổi trở lên được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp người cao tuổi chưa đủ
80 tuổi, khi tham gia bảo hiểm y tế sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần
mức đóng nếu thuộc hộ gia đình cận nghèo (hỗ trợ tối thiểu 70%), hộ gia đình
làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình (hỗ trợ tối thiểu 30%);
nếu tham gia theo hộ gia đình sẽ được giảm mức đóng từ người thứ 2 trở đi. Người
già neo đơn khi đi khám bệnh sẽ được hưởng 100%, 95% hoặc 80% chi phí khám bệnh,
chữa bệnh trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng tùy theo nhóm đối tượng và được hưởng
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm
y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa
bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa
bệnh không đúng tuyến.
(2) Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp với
các Bộ, ban ngành liên quan quan tâm hơn nữa trong việc cung ứng dịch vụ khám chữa
bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, các đối tượng chính sách, người nghèo, người già
neo đơn để bảo đảm khả năng cung ứng dịch vụ thực tế, góp phần chống quá tải và
phù hợp với khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế.
Câu 2. Đề nghị
Chính phủ đánh giá, phân tích, tìm ra nguyên nhân dịch bệnh Covid-19 bùng phát,
lây lan với tốc độ khủng khiếp ở thành phố Hồ Chí Minh, rút kinh nghiệm và có
chiến lược cụ thể, truyền thông rõ ràng để chính quyền, doanh nghiệp, người dân
hiểu rõ, nhất quán để thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
1. Tình hình dịch COVID-19 tại TP.
Hồ Chí Minh thời gian vừa qua
1.1. Nguyên nhân
(1) Nguyên nhân khách quan
- Đây là một đại dịch mới, chưa có tiền
lệ, chưa từng xảy ra trên quy mô toàn cầu, ảnh hưởng lớn, nhiều mặt, hầu hết
các nước chưa có nhiều kinh nghiệm và có các cách ứng xử khác nhau.
- Chủng vi rút SARS-CoV-2 gây dịch
COVID-19 liên tục biến đổi với những biến chủng lây nhiễm nhanh, mạnh, khó kiểm
soát đối với tất cả các nước và kéo dài như chủng Delta, do: (1) tăng 175% khả
năng bám dính vào niêm mạc đường hô hấp so với chủng gốc; (2) việc phát tán mầm
bệnh ra môi trường xung quanh rất nhanh và lớn do vi rút nhân lên nhanh, trong
vòng 48 giờ làm tăng nồng độ vi rút trong dịch đường hô hấp khoảng 1.260 lần so
với chủng cũ; (3) chu kỳ lây nhiễm nhanh hơn chủng gốc, chỉ trong thời gian 2-3
ngày đã có khả năng lây cho người khác, cá biệt có trường hợp sau 1 ngày đã lây
lan; (4) thời gian đào thải mầm bệnh dài trung bình 18 ngày so với chủng cũ là
13 ngày; (5) tỷ lệ tấn công cao làm lây cho 5-10 người so với chủng cũ từ 1-2
người; (6) lây nhiễm qua không khí nhất là trong môi trường thông khí kém, chủng
gốc chủ yếu lây qua giọt bắn, qua tiếp xúc; (7) khoảng 80% người nhiễm vi rút
không có triệu chứng nên khó khăn cho việc phát hiện sớm; (8) tỷ lệ gây bệnh nặng
cao hơn 234% và khả năng tử vong cao hơn 132% so với chủng cũ, vì vậy khả năng
kiểm soát biến chủng này là vô cùng khó khăn ngay cả với quốc gia phát triển,
có nền y tế hiện đại , có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin cao. Gần đây nhất là chủng
Omicron có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới thành quả của các nước đã đạt được
trong công tác phòng, chống dịch.
- Dịch tấn công vào các khu công nghiệp,
khu vực có mật độ dân cư cao làm số nhiễm tăng rất nhanh trong thời gian ngắn
gây áp lực lớn cho hệ thống y tế trong bối cảnh năng lực hệ thống y tế, nhất là
y tế cơ sở còn nhiều hạn chế; nhân lực, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở chưa chuẩn
bị sẵn sàng cho tình huống nhiều người mắc nên xảy ra quá tải cục bộ, dẫn đến số
tử vong tăng trong thời gian ngắn. Nguồn lực phòng, chống dịch của nước ta còn
hạn chế.
- Nguồn vắc xin nước ta phụ thuộc vào
nhập khẩu, trong khi vắc xin khan hiếm trên toàn cầu. Việc mua vắc xin chịu nhiều
rủi ro do phải chấp nhận tất cả các điều kiện của nhà cung cấp1. Đã thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước nhưng
đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người dân, vì vậy
việc cấp phép, sử dụng phải bảo đảm an toàn, hiệu quả, không thể nóng vội.
- Tại những nơi dịch diễn biến phức tạp
trên diện rộng, phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt ở phạm
vi lớn, kéo dài đã tác động đến đời sống của người dân, đặc biệt là những người
không có việc làm ổn định, thu nhập thấp; đồng thời tạo tâm lý mệt mỏi, chủ
quan, không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh 5 K theo hướng dẫn nên đã
làm giảm hiệu quả của các biện pháp phòng, chống dịch đề ra.
(2) Nguyên nhân chủ quan
- Nhận thức về mức độ nguy hiểm của dịch
bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch có nơi, có lúc, có cấp chưa tương xứng
với tình hình; còn tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác khi chưa có dịch
hoặc dịch đã đi qua; ngược lại, khi có dịch lại hoang mang, lo lắng, mất bình
tĩnh dẫn đến áp dụng các biện pháp cực đoan, chưa phù hợp, thiếu thống nhất.
- Còn thiếu cơ sở dữ liệu khoa học phục
vụ lãnh đạo, chỉ đạo, ra quyết định; dự báo tình hình dịch bệnh chưa sát đối với
biến chủng Delta; năng lực phân tích, đánh giá khoa học về diễn biến dịch bệnh
còn nhiều hạn chế; chưa kịp thời chuẩn bị cho các tình huống, kịch bản xấu hơn.
- Trong lãnh đạo, chỉ đạo tại một số
nơi, một số cấp còn lúng túng, thiếu quyết liệt, thiếu kiên định, còn chần chừ,
do dự do tác động bởi nhiều nguồn thông tin khác nhau; sự phối hợp trong lãnh đạo,
chỉ đạo giữa các địa phương chưa chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, thiếu nhất quán.
- Năng lực của cán bộ trong quản lý,
điều hành, tổ chức thực hiện phòng, chống dịch có nơi, có lúc, có cấp còn hạn
chế, chưa đồng đều. Một bộ phận người dân chưa chấp hành nghiêm các quy định về
phòng, chống dịch.
- Hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở,
y tế dự phòng mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa đáp ứng năng lực phòng, chống dịch;
chưa có chính sách phù hợp đối với cán bộ y tế cấp cơ sở. Chưa chủ động được việc
sản xuất vật tư, trang thiết bị, thuốc, sinh phẩm, vắc xin. Tiếp cận và độ bao
phủ vắc xin của Việt Nam chậm hơn một số nước trong khu vực và trên thế giới.
- Công tác truyền thông giai đoạn đầu
còn chậm trễ trong việc cung cấp thông tin định hướng dư luận, chưa có sự phối
hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong truyền thông; các thế lực thù địch luôn tìm
mọi cách chống phá, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ. Đời sống tinh thần của
người dân chưa được quan tâm đúng mức, nhất là tại các khu vực giãn cách.
- Ứng dụng công nghệ thông tin chưa
khoa học, vẫn còn tình trạng manh mún, cục bộ, thiếu thống nhất, đồng bộ; trình
độ công nghệ thông tin khác nhau giữa các địa phương và các lực lượng phòng, chống
dịch; chưa có đầu tư kịp thời về phát triển công nghệ thông tin trong phòng, chống
dịch.
- Chưa đảm bảo đủ nguồn lực cho công
tác phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối với các địa phương
khi thực hiện giãn cách kéo dài. Công tác quản lý nhà nước, cơ chế, chính sách
và việc hướng dẫn mua sắm vật tư, trang thiết bị, đặc biệt là vắc xin có nhiều
bất cập. Chưa kịp thời xây dựng các kịch bản bài bản, tổng thể phù hợp về kinh
tế, nguồn lực khi dịch bùng phát và lan rộng.
- Do dịch bệnh bùng phát, nên cấp ủy,
chính quyền tập trung cho công tác phòng, chống dịch, chưa dành thời gian cần
thiết cho các hoạt động chỉ đạo, điều hành khác.
- Có nơi, có lúc sự phối hợp trong
lãnh đạo, chỉ đạo giữa các địa phương chưa chặt chẽ, kịp thời, hiệu quả, thiếu
nhất quán. Có địa phương chấp hành chưa nghiêm các chỉ đạo của Trung ương. Sự
phối hợp giữa các lực lượng chưa thực sự nhịp nhàng, đồng bộ.
1.2. Bài học kinh nghiệm liên quan
tới TP. Hồ Chí Minh
Thứ nhất, Vai trò quan trọng của bài học theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ
huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ),
chú trọng vai trò chủ động của chính quyền các địa phương. Tất cả các địa
phương trong cả nước đều thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp tỉnh,
thành phố, huy động tất cả các ban, ngành, đoàn thể tham gia để đảm bảo triển
khai toàn diện các biện pháp phòng chống dịch mà Ban Chỉ đạo Quốc gia đưa ra,
có tính đến những yếu tố phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa của địa
phương mình. Thực hiện phân cấp, phân quyền, phát huy tính chủ động sáng tạo
trong tổ chức thực hiện ở các cấp, nhất là cấp cơ sở; tăng cường kiểm tra, giám
sát đi đôi với hướng dẫn tổ chức thực hiện. Khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, kịp
thời. Bài học huy động sức dân vẫn còn nguyên giá trị và phát huy rõ sức mạnh
trong phòng, chống dịch COVID-19, trở thành một trong những yếu tố then chốt đảm
bảo thành công.
Thứ hai, Cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, làm tốt công tác dự báo,
căn cứ dữ liệu khoa học để đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả. Chủ
động xây dựng các kịch bản, phương án chống dịch từ sớm, toàn diện, đồng bộ ở mức
cao nhất có thể (kể cả kịch bản cho tình huống xấu hơn) để tránh bị động, bất
ngờ trước mọi diễn biến dịch bệnh. Chủ trương, mục tiêu, biện pháp phải dựa
trên diễn biến dịch, năng lực hiện có và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
Thứ ba, Minh bạch trong việc cung cấp thông tin, truyền thông sâu rộng, tạo được
sự tham gia, hưởng ứng tích cực, đồng thuận của người dân trong công tác phòng,
chống dịch, hạn chế sự lây lan trong cộng đồng. Truyền thông phải chủ động, đi
trước một bước, định hướng dư luận. Xác định rõ ngay từ đầu “thắng truyền thông
mới thắng được dịch”, không để các phần tử xấu gây kích động, chia rẽ nội bộ
chúng ta đã huy động sức mạnh tổng thể của nền báo chí cách mạng Việt Nam; phát
huy hết sức hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật; các lực lượng; các phương
tiện; hòa trộn truyền thông truyền thống với truyền thông hiện đại; sử dụng triệt
để mọi hình thức truyền thông để tạo nên một chiến dịch truyền thông phòng, chống
dịch thực sự ấn tượng và hiệu quả.
Thứ tư, Huy động sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sự tham gia, đóng góp tích cực
của cộng đồng doanh nghiệp và người dân; phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả của các
Bộ, ngành trong triển khai các biện pháp phòng chống dịch, đặc biệt sự phối hợp
hết sức chặt chẽ giữa ngành y tế và công an, quân đội và các ngành liên quan
trong việc bảo đảm an sinh xã hội, an ninh, an toàn trật tự xã hội, tổ chức
cách ly nghiêm ngặt, truy vết triệt để người tiếp xúc gần, người nhiễm bệnh. Chủ
động, tăng cường hợp tác, ngoại giao y tế với các quốc gia, tổ chức quốc tế, nhất
là với ngoại giao vắc xin; tranh thủ các nguồn lực, kinh nghiệm trong phòng, chống
dịch; tích cực hợp tác, tham gia các chương trình quốc tế về phòng, chống dịch.
Thứ năm, Huy động tổng lực ngành y tế; thiết lập hệ thống chăm sóc, điều trị giảm
tử vong, hình thành trạm y tế lưu động để cung cấp các dịch vụ y tế cho người
dân từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, đặc biệt là tại các địa bàn thực hiện giãn
cách và tăng cường giãn cách xã hội. Thực hiện chiến lược linh hoạt, hiệu quả
trong việc xét nghiệm, điều trị, cách ly tùy diễn biến dịch bệnh và điều kiện
triển khai thực tế trên địa bàn. Chủ động các phương án, chuẩn bị các điều kiện
cần thiết để đưa vào vận hành ngay các cơ sở điều trị khi số mắc tăng cao; điều
trị sớm để giảm bệnh tăng nặng và giảm tử vong. Triển khai các hình thức cách
ly phù hợp, bảo đảm tuân thủ cách ly nghiêm ngặt.
2. Các cơ quan báo chí, truyền thông,
hệ thống thông tin cơ sở, mạng xã hội, mạng viễn thông đã lan tỏa mạnh Lời kêu
gọi của đồng chí Tổng Bí thư về phòng, chống dịch; thông
tin tương đối kịp thời, chính xác, đầy đủ về công tác phòng chống dịch với mục
tiêu để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm; xây dựng các kịch bản
truyền thông bám sát tình hình, diễn biến; quyết liệt xử lý các thông tin xấu độc
trên không gian mạng.
Công tác truyền thông đã đảm bảo
nguyên tắc công khai, minh bạch, cung cấp kịp thời, chính xác, khách quan thông
tin về dịch bệnh để làm cơ sở cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức
thực hiện; giúp người dân hiểu và chia sẻ những khó khăn của đất nước, tích cực
ủng hộ và tự giác tham gia phòng, chống dịch. Từ có dịch đến nay, thông tin về
dịch bệnh luôn được các bộ, ngành, địa phương báo cáo và Bộ Y tế cập nhật, cung
cấp trong các Bản tin tình hình phòng, chống dịch bệnh của Ban chỉ đạo 3 lần
hàng ngày (lúc 6h, 12h, 18 giờ) và hiện nay là 18h hàng ngày, đăng tải trên
trang thông tin của Bộ (www.covid19.gov.vn). Bản tin được cung cấp trên tất cả
các nền tảng truyền thông, bao gồm Facebook, Zalo, Viber đến Lãnh đạo Đảng,
Chính phủ, các tỉnh, thành phố, các cơ quan báo chí. Trên cơ sở đó các cơ quan
báo chí truyền thông đã thông tin rộng rãi đến công chúng.
Bộ Y tế xây dựng Kho dữ liệu điện tử
tài liệu truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 với gần 1.800 sản phẩm truyền
thông, bao gồm Infographics, videoclip, audioclip, MV ca nhạc, Poster...Kho dữ
liệu được cung cấp nhanh chóng, chính xác đến tất cả 63 tỉnh, thành phố, các
đơn vị, các cơ quan báo chí và người dân để thực hiện truyền thông rộng rãi các
thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin phòng
COVID-19 an toàn.
Bộ Y tế triển khai cung cấp thông tin
cho công chúng trên các nền tảng mạng xã hội, bao gồm:
+ Trang Sức khỏe Việt Nam trên
Facebook: từ ngày 27/4-09/11/2021 có 577 bài viết, trong đó có 86 video. Lượt
theo dõi trang là 163.777 tăng 69.136 lượt so với thời gian trước, số người sử
dụng Facebook tiếp cận với các bài viết là 518.351.115 lượt; Số lượt các bài viết
trên Trang hiển thị với người sử dụng là 627.751.043 lượt; số lượt người xem
các video trên trang là 38.590.501 lượt; Số lượt người dùng Facebook tương tác
với các bài viết trên Trang (bao gồm các lượt thích, bình luận, chia sẻ hay
click chuột) là 12.126.985 lượt.
+ Truyền thông trên Youtube Bộ Y tế:
tổng số lượt xem từ 27/4-09/11/2021: 17.309.341 lượt. Tổng số người đăng ký theo
dõi kênh: 118.604. Tổng số video đã tải lên: 445 (tăng 228 video); Lượt hiển thị
các video với người dùng: 5.782.348.542; Số lượt tương tác (thích, bình luận và
chia sẻ): 116.125.
+ Truyền thông trên Zalo Bộ Y tế: số
người ấn quan tâm, theo dõi kênh: 9.397.556 người. Tổng lượng tiếp cận của người
dùng Zalo đọc các bài viết: 21.701.641 lượt. Trung bình: mỗi tin/bài có 5 triệu
lượt click vào xem. Tổng lượng thích, chia sẻ bài viết: 14.663 lượt. Trung bình
mỗi ngày gửi tin nhắn 5 tin/bài đến 60 triệu người dùng Zalo.
+ Truyền thông trên Tiktok, tổng số
người yêu thích kênh là 1.315.060 người, tổng số người quan tâm kênh là 265.452
người, tổng số video được đăng tải trong 1 tuần qua là: 6 videos; Tổng số lượt
xem videos: 3.775.186 lượt xem.
+ Truyền thông trên Lotus, tổng số lượt
thích Trang: 12.958; Số lượng Token (View): 13.149.412 tokens; Lượng tiếp cận của
người dùng Lotus với các bài viết qua Noti thông báo: 2.750.000; Số lượt xem chủ
động các video trên Trang: 145.000 lượt; Số lượt người dùng Lotus tương tác với
các bài viết trên Trang (bao gồm các lượt thích, bình luận, chia sẻ hay click
chuột): 1.358.000 Token.
+ Truyền thông trên các mạng viễn
thông: từ 27/4/2021 đến nay Bộ Y tế đã đề nghị triển khai 21 đợt nhắn tin cho
các thuê bao di động với tổng số SMS gửi đi là hơn 10 tỷ bản tin đến tất cả các
các thuê bao điện thoại.
Trong 2 năm qua Bộ Y tế đã tổ chức
các chiến dịch truyền thông nhằm vận động người dân ủng hộ, chủ động tham gia
cuộc chiến chống dịch COVID-19 và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, với
các chiến dịch nổi bật được sự tham gia tích cực của người dân như: Chiến dịch
truyền thông Thông điệp 5K; Chiến dịch Ở nhà vẫn vui (giai đoạn giãn cách xã hội
tháng 4/2020); Bài hát Ghen Cô Vy lan tỏa rộng khắp trên toàn Thế giới, bằng tiếng
nước ngoài và tiếng các dân tộc thiểu số; Chiến dịch Vũ điệu 5K của Bộ Y tế phối
hợp với Quỹ Unilever Việt Nam tháng 7, tháng 8/2021 giúp cho cộng đồng xã hội
ghi nhớ và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch 5K dễ dàng hơn thông qua
giai điệu sôi động và điệu nhảy trẻ trung, dễ thực hiện theo; phối hợp Tiktok
Việt Nam và các đối tác liên quan thực hiện chiến dịch truyền thông “Lạc quan
vượt dịch - Ở nhà vẫn vui” kêu gọi cộng đồng cùng thực hiện các biện pháp chống
dịch, tạo dựng thói quen mới, kỹ năng bảo vệ sức khỏe và tuân thủ 5K; Chiến dịch
truyền thông về dinh dưỡng phòng, chống thừa cân, béo phì ở trẻ em Việt Nam
giai đoạn 2021-2023 với chủ đề “Vì một thế hệ trẻ em cao lớn chuẩn BMI” trong bối
cảnh đại dịch COVID-19; phối hợp với Facebook tổ chức chiến dịch “Tiêm vắc xin
- Vững niềm tin” trên Facebook, từ tháng 10-12/2021 nhằm vận động người dân chủ
động, tích cực tham gia tiêm chủng vắc xin an toàn.
Tăng cường truyền thông sâu rộng vận
động người dân tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, truyền thông
về các nhóm đối tượng tiêm chủng qua từng giai đoạn theo chỉ đạo của Chính phủ;
truyền thông về Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 năm 2021 - 2022,
Chiến dịch tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho trẻ em 12-17 tuổi; khuyến cáo đến
người dân các thông điệp về theo dõi sức khỏe sau tiêm và các phản ứng sau tiêm
chủng; cung cấp các thông tin về Sự thật về vắc xin COVID-19. Phối hợp các cơ
quan chức năng quản trị và xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến tai biến
nặng sau tiêm chủng; cảnh báo các lừa đảo, thông tin sai lệch về tiêm chủng vắc
xin phòng COVID-19. Cung cấp thông tin về những nỗ lực của Việt Nam quá trình
đàm phán, vận động mua vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêm chủng
tại Việt Nam. Truyền thông về quá trình nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm vắc
xin phòng COVID-19 của Việt Nam sản xuất.
Kịp thời cung cấp thông tin và xử lý
các vấn đề được dư luận quan tâm, chú ý, như: thông tin về các ca bệnh mới;
thông tin về các tin đồn không chính xác; thông tin về quản lý, điều trị bệnh
nhân COVID-19; thông tin về các phiên họp của Hội đồng đạo đức xem xét kết quả
thử nghiệm vắc xin Nanocovax; phối hợp Cục Y Dược cổ truyền cung cấp thông tin
cho báo chí về các loại thuốc, thực phẩm chức năng trong điều trị COVID-19;
Thông tin về thử nghiệm thuốc Molnupiravir trong điều trị người nhiễm COVID-19;
xử lý thông tin liên quan đến các trường hợp phản ứng nặng, sự cố sau tiêm vắc
xin phòng COVID-19; cung cấp thông tin về test xét nghiệm COVID-19...
Trong các đợt dịch bùng phát mạnh mẽ,
xuất phát từ thực tế các phóng viên báo chí rất khó tiếp cận các địa bàn tâm dịch,
các khu điều trị tích cực , Bộ Y tế đã cử nhóm Nhóm truyền thông trong bộ phận
thường trực đặc biệt hoặc Tổ công tác của Bộ y tế để kịp thời cung cấp các
thông tin từ tâm dịch đã đạt hiệu quả rất cao trong việc ghi lại các tư liệu
quý giá về công tác chống dịch, các nỗ lực của ngành y tế và các lực lượng chống
dịch, sự phối hợp của các địa phương, sự chủ động ủng hộ tham gia của nhân dân,
kịp thời cung cấp cho các cơ quan báo chí thực hiện truyền thông. Đặc biệt việc
xây dựng các nội dung truyền thông bằng video giúp công chúng xem
truyền hình và mạng xã hội tiếp cận được với những thông tin sống động về hoạt
động phòng, chống dịch tại các điểm nóng dịch bệnh.
Trong 02 năm qua các Đài phát thanh
truyền hình đã sản xuất và phát sóng khoảng hơn 1.500.000 tin, bài, phóng sự...
thông tin tuyên truyền về dịch COVID-19 với tổng thời lượng khoảng 4.400.000
phút; Báo, tạp chí và trang thông tin điện tử tổng hợp đã đăng tải 4.232.055
tin, bài. Chỉ tính riêng trong đợt dịch thứ 4, từ ngày 27/4 đến ngày 24/11,
báo, tạp chí điện tử đã đăng tải tổng số 1.262.682 tin, bài liên quan đến công
tác phòng, chống dịch COVID-19. Từ năm 2020 đến 24/11/2021 đã chặn, gỡ bỏ trên
5.000 bài viết, video xuyên tạc, sai sự thật, có nội dung tiêu cực, gây ảnh hưởng
đến công tác phòng chống dịch COVID-19.
Các doanh nghiệp viễn thông đã triển
khai cài đặt âm thông báo, nhắn tin tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch
COVID-19 đến các thuê bao (phát hơn 44 tỷ âm thông báo trên phạm vi toàn quốc
và trong phạm vi một số tỉnh, thành; 70 đợt nhắn tin với tổng số hơn 32 tỷ bản
tin nhắn). Từ ngày 13/9 đến 30/9/2021, các doanh nghiệp đã hoàn thành ứng cứu
phủ sóng 283 điểm lõm sóng tại 08 tỉnh thành thực hiện giãn cách xã hội.
- Tổ chức triển khai các chương trình
nhắn tin vận động người dân ủng hộ phòng, chống dịch qua cổng nhắn tin 1400:
Năm 2020, sau 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng 6), chương trình Toàn dân ủng hộ
phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã tiếp nhận gần 2,6 triệu tin nhắn với hơn 152
tỷ đồng ủng hộ; Năm 2021, sau 60 ngày phát động (từ ngày 03/6/2021 đến hết ngày
02/8/2021), cổng Thông tin điện tử nhân đạo Quốc gia đã tiếp nhận số tiền hơn
120 tỷ đồng, tương ứng hơn 2,7 triệu tin nhắn từ các thuê bao di động trên cả
nước. Tính đến ngày 24/11, Tổng đài tiếp nhận phản ánh của người dân 19009095
đã tiếp nhận và xử lý tổng số hơn 9,11 triệu cuộc gọi; Tổng đài hỗ trợ khai báo
y tế 18001119 đã tiếp nhận tổng gần 301.000 cuộc gọi và thực hiện tổng số gần
7,43 triệu cuộc gọi ra.
Trong thời gian dịch diễn biến phức tạp,
thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội, nhiều tỉnh, thành phố tăng tần
suất, thời lượng tuyên truyền phòng, chống dịch trên hệ thống truyền thanh xã,
phường, thị trấn. Hệ thống truyền thanh cấp huyện, cấp xã đã hoạt động thường
xuyên, liên tục, tần suất phát sóng tăng 3-6 lần/ngày trong các đợt dịch cao điểm
(ít nhất tăng tần suất gấp 2 lần so với trước), thậm chí còn phát cả vào ban
đêm đối với các xã, phường “đông cứng” có tỷ lệ người nhiễm COVID-19 cao, cứ 2
tiếng phát một lần, mỗi lần 30 phút. Tuyên truyền trên các phương tiện khác
như: Sử dụng xe tuyên truyền lưu động (xe gắn máy); loa kéo, loa cầm tay để
tuyên truyền trên các tuyên phố, ngõ ngách khu dân cư, đến người dân ở các vùng
sâu, vùng xa; tờ rời, tờ gấp; truyền thông trên mạng xã hội Zalo, Viber,
Facebook... Nội dung tuyên truyền sinh động với nhiều hình thức đa dạng, trực
tiếp đến các vấn đề người dân quan tâm.
Câu 3. Kiến nghị
Chính phủ tiếp tục có những chủ trương và giải pháp chặt chẽ, quyết liệt, thận
trọng hơn, nhằm khống chế, kiểm soát tiến tới dần thích ứng với dịch bệnh
Covid-19 để sớm đưa cuộc sống của người dân trở về trạng thái bình thường mới.
Cần thay đổi chiến lược trong phòng, chống dịch từ theo đuổi mục tiêu Zero
Covid-19 (không Covid-19) sang thích ứng an toàn với Covid-19 để vừa kiểm soát
dịch hiệu quả, vừa khôi phục, phát triển kinh tế.
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
(1) Bối cảnh thay đổi Chiến lược
phòng, chống dịch COVID-19
Từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã
trải qua 4 đợt dịch. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt đều có xu hướng
phức tạp hơn. Đợt dịch thứ 4 khởi đầu ngày 27/4/2021 với đa nguồn lây, đa chủng,
đa ổ bệnh và đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi (bao gồm
cả trẻ em2) tấn công vào các khu
công nghiệp, nhà máy, cơ sở y tế, trường học, cơ quan hành chính, nhóm sinh hoạt
tôn giáo... và tại các khu vực có mật độ dân cư cao làm số mắc tăng nhanh.
Đến cuối tháng 5/2021, dịch bệnh đã
lây lan ra hơn 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là tỉnh)
và bùng phát mạnh tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang; tấn công vào các khu công nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp, nơi ở và sinh hoạt tập trung đông công nhân, cộng đồng dân
cư nơi có công nhân lưu trú. Đến cuối tháng 6/2021, Bắc Ninh, Bắc Giang đã cơ bản
kiểm soát được dịch bệnh. Trong thời gian này tại Đà Nẵng, Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh và một số địa phương khác cũng ghi nhận các ca bệnh không rõ nguồn
lây. Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận rải rác các ca mắc mới từ cuối tháng
4/2021, đầu tháng 5/2021. Dịch bắt đầu bùng phát từ ngày 26/5/2021 với các ca bệnh
được phát hiện từ nhóm truyền giáo Phục Hưng; sau đó số mắc tăng nhanh với hơn
20 chuỗi lây nhiễm trên toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 31/5/2021,
Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 260 ca mắc và quyết định áp dụng giãn cách xã
hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg trên toàn địa bàn và một số khu vực theo Chỉ thị
16/CT-TTg. Trong hơn 1 tháng thực hiện giãn cách xã hội, dịch bệnh vẫn tiếp tục
gia tăng và lan rộng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, số mắc hằng ngày tăng
liên tục, đến ngày 05/7/2021 đã vượt 1.000 ca mắc mới mỗi ngày3. Đến ngày 09/7/2021, Thành phố quyết định áp dụng Chỉ thị số
16/CT-TTg trên toàn địa bàn. Tại các tỉnh trọng điểm kinh tế trong khu vực như
Bình Dương, Đồng Nai, Long An và các tỉnh Trung Bộ và Tây Nam Bộ, dịch bắt đầu
có xu hướng lan rộng.
Trước diễn biến nhanh, phức tạp của dịch
bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực phía Nam, Thủ tướng Chính phủ
đã yêu cầu thực hiện giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phố kể từ ngày
19/7/20214. Trong thời gian giãn
cách, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, số ca mắc tiếp tục gia tăng nên hầu
hết các tỉnh, thành phố tại khu vực phía Nam đều phải tiếp tục kéo dài thời
gian giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
đã chỉ đạo thực hiện tăng cường giãn cách xã hội toàn địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh và một số khu vực có nguy cơ cao, rất cao tại các tỉnh Bình Dương, Đồng
Nai, Long An5 kể từ ngày 23/8/2021.
Trong thời gian này, các địa phương đã tăng cường triển khai tích cực, đồng bộ
nhiều biện pháp giảm mắc, giảm tử vong, tăng cường xét nghiệm, đẩy mạnh tiêm chủng,
bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm an ninh, an toàn trật tự xã hội nhờ đó dịch bệnh
đã có chiều hướng biến chuyển tích cực.
Đợt dịch thứ 4 kéo dài hơn 5 tháng, đến
nay dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Các địa phương thực hiện
giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội đã kiểm soát được tình hình. Tại
Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An số ca nhiễm mới và tử vong
đã giảm rõ rệt. Tính đến ngày 29/12/2021, cả nước ghi nhận 1.694.874 ca mắc,
trong đó 1.690.764 ca trong nước. Đến nay đã có 1.302.542 người khỏi bệnh,
31.632 ca tử vong. Trong đợt dịch thứ 4 đã ghi nhận 1.692.022 ca, trong đó có
1.689.194 ca trong nước (99,8%), 1.299.725 người đã khỏi bệnh (76,8%), 31.597 tử
vong tại 51 tỉnh, thành phố. Đến nay, so với thế giới, tính trên 1 triệu dân: số
mắc ở Việt Nam xếp thứ 149/224; số tử vong xếp thứ 133/224; tỷ lệ tử vong trên
số mắc xếp thứ 77/2246.
(2) Để vừa kiểm soát dịch hiệu quả, vừa
khôi phục, phát triển kinh tế, ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
số 128/NQ-CP quy định tạm thời “thích ứng an toàn, linh loạt, kiểm soát hiệu quả
dịch COVID-19” với mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhất các ca mắc, ca chuyển bệnh
nặng, tử vong do COVID-19; khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an
ninh, trật tự an toàn xã hội; thực hiện mục tiêu kép, đưa cả nước chuyển sang
trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể,
Bộ Y tế cũng đã ban hành Quyết định số
4800/QĐ-BYT hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP nêu trên. Theo đó, thực
hiện đẩy nhanh tỷ lệ bao phủ vắc xin để đạt độ bao phủ toàn dân; đảm bảo sự thống
nhất thực hiện theo quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành đồng thời phát huy
tính chủ động, sáng tạo của địa phương trong kiểm soát tình hình dịch bệnh, tạo
điều kiện khôi phục sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đời
sống sinh hoạt của Nhân dân dần trở lại tình trạng bình thường mới; không để
tình trạng cục bộ, cát cứ trong ban hành và thực hiện các giải pháp trên mức cần
thiết gây ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.
Sau hơn 2 tháng triển khai thực hiện
Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, nước ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực
trong kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19, nhất là về kiểm soát giảm tỷ lệ tử
vong, giảm ca bệnh diễn biến nặng và điều trị tại bệnh viện. Từng bước khôi phục
thị trường lao động, xuất khẩu, thu hút đầu tư... Công tác bảo đảm an ninh, trật
tự an toàn xã hội tiếp tục được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả, tạo
môi trường an ninh, an toàn để triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP , phục hồi
kinh tế xã hội. Công tác an sinh xã hội được rà soát, triển khai hiệu quả và từng
bước khắc phục các bất cập, tồn tại. Kịp thời ban hành nhiều chính sách hiệu quả
phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, khôi phục, phát triển kinh tế xã hội,
tiến tới hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện đồng bộ, toàn diện từ Trung ương
đến địa phương. Nhiều địa phương đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo Nghị quyết số
128/NQ-CP để triển khai hiệu quả trong thời gian vừa qua. Sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị; lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất; sự phối hợp chặt chẽ,
hiệu quả giữa các cấp chính quyền, doanh nghiệp, người dân trong việc triển
khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và khôi phục sản xuất, kinh
doanh; công tác vận động, ủng hộ nguồn lực phòng, chống dịch được triển khai hiệu
quả với sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, người dân trên cả nước.
(1) Với tình hình dịch bệnh vẫn diễn
biến phức tạp, khó lường, thời gian tới Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia tiếp tục
quán triệt quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19. Theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh để có các dự báo
chính xác, toàn diện hơn; trên cơ sở đó thống nhất về nhận thức, chủ trương, biện
pháp tổ chức thực hiện với mục tiêu phải kiểm soát các ca nhiễm mới, hạn chế tối
đa bệnh tăng nặng, tử vong. Đồng thời, chủ động có các phương án, chính sách về
kinh tế xã hội phù hợp, ứng phó với diễn biến dịch bệnh, có thể gây tác động
tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của
Chính phủ, Bộ Y tế đang tiến hành thực hiện tổng kết, đánh giá công tác phòng,
chống dịch COVID-19 đợt dịch thứ 4 và tiếp tục hoàn thiện Chiến lược tổng thể
phòng, chống dịch COVID-19, báo cáo Chính phủ và trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt trong thời gian tới, với các mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của
người dân; hạn chế đến mức thấp nhất các ca chuyển bệnh nặng, tử vong do
COVID-19 và không để quá tải hệ thống y tế do các nguyên nhân khác; bảo đảm kiểm
soát đại dịch sớm nhất để góp phần khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội,
nhanh chóng đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới.
Câu 4: Đề nghị
Chính phủ chỉ đạo ngắn gọn, cụ thể để người dân biết: Cần phải hiểu như thế
nào, sống như thế nào trong chiến lược “sống chung với dịch bệnh” trong thời
gian dự kiến là bao lâu? Chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tránh đặt ra quy định,
thủ tục rườm rà gây khó khăn cho người dân và công nhân lao động, tạo điều kiện
tối đa cho người lao động đã tiêm vắc xin đủ thời gian quy định dễ dàng di chuyển
đến nơi làm việc, dỡ bỏ các rào cản phong tỏa đi lại để cuộc sống sớm trở lại
trạng thái bình thường, bảo đảm sự thống nhất, thông suốt, tránh tình trạng các
địa phương ban hành các chính sách, quy định không thống nhất, gây ách tắc, khó
khăn như thời gian vừa qua.
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
(1) COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm
gây viêm đường hô hấp cấp tính với tác nhân là virus SARS-CoV-2. Cho đến nay, bệnh
này đã trở thành một trong những đại dịch được cho là đã làm thay đổi cả thế giới.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vấn đề phòng bệnh là chủ yếu, được
xem như là một chiến lược mang tính toàn cầu với sự tham gia của toàn dân, đã
được cụ thể hóa ở từng quốc gia, vùng miền và được phổ biến rộng rãi trên hầu hết
các phương tiện truyền thông đại chúng.
Đến nay đã trải qua năm thứ 3 của đại
dịch COVID-19 với nhiều cuộc "tổng tấn công" quyết liệt và thần tốc.
Nhưng mối nguy cơ vẫn còn hiện hữu, số người nhiễm trên toàn thế giới vẫn còn
cao, virus thì liên tục biến đổi ... Chúng ta phải thay đổi quan điểm về đại dịch
này. Trong bối cảnh mà việc loại trừ virus SARS-CoV-2 có thể là bất khả thi,
thì phải xem nó như là một "hiện tượng" hay một "phần tất yếu"
của thế giới hiện đại, và phương án phải sống chung với đại dịch này đang dần
được chấp nhận. Như vậy, trong cuộc chiến cam go này, thay vì theo đuổi mục
tiêu "xóa sổ virus", chúng ta chuyển sang mục tiêu "vừa đánh vừa
đàm", có nghĩa là phải học cách sống chung với dịch. Để làm được như vậy,
trước hết phải thay đổi từ nhận thức về đại dịch, từ đó mới thay đổi hành động ứng
phó, cụ thể:
- Về nhận thức: Chúng ta phải hiểu biết
cặn kẽ về căn bệnh cũng như đại dịch này, hiểu rõ các khả năng lây nhiễm, không
hoang mang lo lắng, không sợ hãi thái quá, thay vào đó là sự bình tĩnh, tự tin,
hiểu biết và trách nhiệm.
- Về hành động cụ thể: Chúng ta phải
thực hiện nghiêm túc và có trách nhiệm nguyên tắc 5K trong hầu hết các hoạt động
xã hội, song hành với đó là các kỹ năng cơ bản để sống chung với dịch như: Thực
hiện thông điệp 5K một cách nghiêm túc, đầy đủ, hiệu quả, có trách nhiệm và đồng
bộ: mỗi một "K" đều phải thực thi đúng chuẩn, không qua loa, đối phó.
Bên cạnh đó chúng ta còn phải vận động mọi người xung quanh cùng hưởng ứng thực
hiện.
- Tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19:
Đừng chần chừ vì đây là ưu tiên quan trọng cùng với thông điệp 5K, chúng ta phải
hiểu rõ nguyên tắc "vaccine tốt nhất là vaccine được tiêm sớm nhất"
- Về vấn đề chăm sóc sức khỏe: Chúng
ta cần phải được tư vấn đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến
sức khỏe nói chung và nghi ngờ COVID nói riêng, chúng ta phải chọn một cơ sở y
tế mà mình cảm thấy thuận tiện, từ đó thiết lập nên một kênh liên lạc để nhận
được sự tư vấn từ bác sĩ. Bên cạnh đó, việc cài đặt các ứng dụng được khuyến
cáo nhằm cảnh báo nguy cơ tiếp xúc gần rất cần thiết như ứng dụng PC-COVID.
- Nâng cao thể trạng: Hơn lúc nào hết,
chúng ta phải quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của cơ
thể bản thân mình bằng cách ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường rau quả. Cần
từ bỏ hoặc giảm tối đa các yếu tố gây hại (nếu có) như rượu bia, thuốc lá...
thay vào đó là sự rèn luyện, bồi bổ về thể chất lẫn tinh thần một cách khoa học
và hợp lý. Khoa học ở đây có nghĩa là làm đúng theo hướng dẫn, còn hợp lý ở đây
là tùy thuộc theo điều kiện hiện tại của bản thân.
Ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh
hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định
số 1789/QĐ-BYT ngày 10/11/2021 về kế hoạch truyền thông y tế thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2023, trong đó tập
trung vào nội dung “Truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về phòng, chống
dịch COVID-19: tạo dựng các thói quen, hành vi phù hợp và lối sống an toàn đề
cao tinh thần sống chung, không chủ quan, không sợ hãi trước dịch COVID-19. Đặc
biệt, tuân thủ biện pháp 5K + vắc xin, thực hiện khai báo y tế thông qua ứng dụng
công nghệ thông tin, trung thực và hợp tác trong việc khai báo đi lại của người
dân đến từ các địa bàn có dịch, áp dụng biện pháp điều trị tại nhà đối với người
nhiễm COVID19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và quyết định của chính quyền địa
phương”.
(2) Ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết 128/NQ-CP về việc ban hành quy định tạm thời "Thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, theo đó, Chính
phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục có hướng dẫn phòng, chống dịch
bệnh; từng bước khôi phục, thúc đẩy, phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo
an sinh xã hội; các địa phương căn cứ vào tình hình dịch quyết định cấp độ dịch
và các biện pháp an toàn; chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển kinh
tế, khôi phục sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống của công nhân, người lao động,
tuy nhiên phải phù hợp với năng lực đáp ứng của hệ thống y tế, diễn biến và kết
quả công tác phòng, chống dịch; đồng thời phải luôn đặt sức khỏe của người dân
lên trên hết. Theo đó, dựa theo các chỉ số đánh giá mức độ thích ứng an toàn7 để đưa ra biện pháp phòng, chống dịch
theo các cấp độ của dịch8.
(3) Ngày 12/10/2021, Bộ Y tế đã ban
hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT , nội dung Quyết định đã nêu rõ các biện pháp
chuyên môn về chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch COVID-19 để đảm bảo thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, trong đó đã quy định đối
với người đã tiêm đủ liều vắc xin và người đã khỏi bệnh, chỉ xét nghiệm khi có
yêu cầu điều tra dịch tễ; với trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường
hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng; Đối với người cao
tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người dưới 18 tuổi (trẻ em): thực hiện
cách ly tại nhà và có người chăm sóc cách ly cùng; đối với công tác đảm bảo
phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương
mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, quán ăn, tại các cơ sở giáo dục đào tạo, đối với
người điều khiển phương tiện vận chuyển thực hiện theo các hướng dẫn hiện hành
của các Bộ, ngành liên quan.
Các địa phương căn cứ tình hình cấp độ
dịch, hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ ngành khác để chỉ đạo các Sở, ban, ngành
của địa phương đồng hành, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động.
(4) Dự báo thời gian tới tình hình dịch
bệnh trên thế giới và tại nước ta vẫn diễn biến phức tạp, khó lường, cần tiếp tục
quán triệt quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19. Mặc dù có vắc xin nhưng người dân vẫn phải luôn thực hiện nguyên tắc
vắc xin + 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng dịch COVID-19. Trước diễn biến
phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhất là sự xuất hiện của biến chủng Omicron
trên thế giới, để chủ động kiểm soát, phòng chống dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ
đã chỉ đạo Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến
chủng Omicron gây ra; trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, khẩn
trương chuẩn bị các phương án về vắc xin, thuốc điều trị và các biện pháp
phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới của virut SARS-CoV-2; Chỉ đạo các
địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ tiêm
chủng vắc xin bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; tăng cường lực lượng, vật
tư, trang thiết bị y tế cho các địa bàn, địa phương có diễn biến dịch phức tạp
và chủ động triển khai các biện pháp phù hợp điều trị sớm các ca nhiễm mới để hạn
chế trường hợp chuyển bệnh nặng, tử vong.
Câu 5: Đề nghị
Chính phủ xem xét, nghiên cứu cho phép những người đã tiêm phòng 2 mũi vaccine
covid-19 được tham gia các hoạt động cộng đồng; Tổ chức nhiều điểm xét nghiệm
nhanh, thuận lợi cho người lao động, bắt buộc người dân phải thực hiện tiêm vắc
xin phòng Covid-19 và xử lý những trường hợp không chấp hành việc tiêm vắc xin
phòng Covid-19; Ưu tiên tiêm vắc xin phòng Covid-19 và xét nghiệm SARS-COV-2
cho lái xe, người đi theo phương tiện vận chuyển hàng hóa; Có chính sách tạo điều
kiện cho người lao động quay lại hoạt động sản xuất.
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
1. Xem xét, nghiên cứu cho phép những
người đã tiêm phòng 2 mũi vaccine covid-19 được tham gia các hoạt động cộng đồng
(1) Những người tiêm đủ 2 mũi vắc xin
vẫn có khả năng mắc bệnh và lây nhiễm cho người khác, dù nguy cơ mắc bệnh, chuyển
nặng và lây nhiễm cho người khác đã giảm. Việc tiêm không đồng nghĩa với việc tự
do đi lại, không thực hiện các khuyến cáo về phòng chống dịch cho bản thân, gia
đình và cộng đồng. Vì thế, dù có ưu tiên đi làm dịch vụ thì những người đã tiêm
hai mũi vắc xin vẫn cần thực hiện đầy đủ các khuyến cáo về phòng chống dịch để
đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Ngày 11/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết
128/NQ-CP về việc ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt,
kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”, theo đó, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ,
ngành, địa phương tiếp tục có hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh; từng bước khôi
phục, thúc đẩy, phát triển sản xuất, kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội; các địa
phương căn cứ vào tình hình dịch quyết định cấp độ dịch và các biện pháp an
toàn; chủ động xây dựng kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế, khôi phục sản xuất
kinh doanh, ổn định đời sống của công nhân, người lao động, tuy nhiên phải phù
hợp với năng lực đáp ứng của hệ thống y tế, diễn biến và kết quả công tác
phòng, chống dịch; đồng thời phải luôn đặt sức khỏe của người dân lên trên hết.
(2) Ngoài các quy định của Bộ Y tế,
thì đối với người tiêm phòng 2 mũi cũng được hưởng các quyền lợi các Bộ ngành
khác quy định. Các địa phương căn cứ tình hình cấp độ dịch, hướng dẫn của Bộ Y
tế và các Bộ ngành khác để chỉ đạo các Sở, ban, ngành của địa phương đồng hành,
hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp, ổn định việc làm, thu nhập cho người lao động.
2. Tổ chức nhiều điểm xét nghiệm
nhanh, thuận lợi cho người lao động, bắt buộc người dân phải thực hiện tiêm vắc
xin phòng Covid-19 và xử lý những trường hợp không chấp hành việc tiêm vắc xin
phòng Covid-19
(1) Ngày 01/10/2021, Bộ Y tế đã ban
hành công văn số 8259/BYT-DP về việc tăng cường công tác xét nghiệm SARS-CoV-2
đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp, chỉ đạo các đơn vị liên quan:
“1. Phối hợp với các đơn vị liên quan
tăng cường truyền thông, tiếp tục nâng cao ý thức người dân về các biện pháp
phòng chống dịch COVID-19, hướng dẫn người dân chủ động, tự giác chấp hành các
biện pháp phòng chống dịch; chỉ đạo, triển khai việc lấy mẫu xét nghiệm theo
vùng nguy cơ, cụ thể:
- Tại các khu vực nguy cơ rất cao,
nguy cơ cao: chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai lấy mẫu xét nghiệm theo hướng
dẫn tại Công điện số 1409/CĐ-BYT ngày 15/9/2021.
2. Phối hợp với các đơn vị liên quan,
trên cơ sở hệ thống sẵn có, thành lập, duy trì, công bố trên website của Sở Y tế
số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận và xử lý thông tin kết quả tự xét
nghiệm test kháng nguyên nhanh dương tính của cơ quan, đơn vị và người dân trên
địa bàn.
3. Công bố trên website của Sở Y tế,
phương tiện thông tin đại chúng danh sách sinh phẩm xét nghiệm test kháng
nguyên nhanh đã được Bộ Y tế cấp số đăng ký, cấp giấy phép nhập khẩu tại Việt
Nam và danh sách các nhà thuốc, cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế có cung cấp
các sinh phẩm này trên địa bàn để cơ quan, đơn vị và người dân dễ tiếp cận, sử
dụng hiệu quả”.
(2) Ngày 21/8/2021, Bộ Y tế đã ban
hành Quyết định số 4042/QĐ-BYT hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong
bối cảnh dịch COVID-19. Trạm y tế lưu động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi người
nhiễm COVID-19 tại nhà và tại cộng đồng; xét nghiệm COVID-19, bao gồm tổ chức
xét nghiệm bằng test nhanh, tổ chức lấy mẫu và gửi các phòng xét nghiệm khẳng định
bằng RT-PCR, tổ chức cách ly F0 tại nhà hoặc nơi cách ly tập trung, hướng dẫn
xét nghiệm bằng test nhanh... Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Y tế các địa phương tổ
chức thành lập các trạm y tế lưu động phù hợp với tình hình dịch bệnh và đáp ứng
nhu cầu của người dân.
(3) Theo Khoản 1, Điều 29 Luật Phòng,
chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định về việc sử dụng vắc xin bắt buộc
trong các trường hợp: “Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch
và đến vùng có dịch bắt buộc phải sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế đối với các bệnh
có vaccine, sinh phẩm y tế phòng bệnh”. Như vậy, người dân có trách nhiệm tiêm
vắc xin đối với các loại bệnh nằm trong danh mục bệnh truyền nhiễm bắt buộc và
được quy định tại Thông tư số 38/2017/TT-BYT ngày 17/10/2017 ban hành danh mục
bệnh truyền nhiễm, phạm vi và đối tượng phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm Y tế bắt
buộc gồm bạch hầu, ho gà, sởi, tả, viêm não Nhật Bản B, bệnh dại, bại liệt và
rubella, vắc xin phòng COVID-19 chưa thuộc danh mục bắt buộc.
Hiện nay, tùy tình hình thực tế và
yêu cầu của công tác phòng, chống dịch COVID-19, các cơ quan có thẩm quyền ra
các quy định yêu cầu bắt buộc người đủ điều kiện tiêm chủng (sức khỏe, tuổi...)
mà người đó từ chối, không chịu tiêm chủng thì mới bị xử phạt hành chính theo
quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020
của Chính phủ.
3. Ưu tiên tiêm vắc xin phòng
Covid-19 và xét nghiệm SARS-COV-2 cho lái xe, người đi theo phương tiện vận
chuyển hàng hóa, tạo điều kiện cho người lao động quay lại hoạt động sản xuất
(1) Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính
phủ đã quy định các biện pháp phòng, chống dịch được thực hiện linh hoạt theo từng
cấp độ dịch. Cấp độ dịch ở phạm vi nào thì áp dụng các biện pháp ở phạm vi đó.
Việc đi lại, lưu thông, vận chuyển hàng hóa nội tỉnh hoặc liên tỉnh; cơ sở sản
xuất, đơn vị thi công các dự án, công trình giao thông, xây dựng được hoạt động
ở tất cả các cấp độ dịch.
(2) Bộ Y tế đã có văn bản khẩn số
8228/BYT-MT ngày 30/9/2021 gửi các Bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc hướng dẫn xét
nghiệm SARS-CoV-2 đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh. Theo đó để tăng cường
công tác phòng chống dịch COVID-19 và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản
xuất kinh doanh tại các địa phương trong tình hình mới, Bộ Y tế đề nghị các Bộ,
ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo quy định về
xét nghiệm SARS-CoV-2 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh; người lao động đã tiêm đủ
liều vaccine COVID-19 đã qua 14 ngày, hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng
không cần xét nghiệm. Nếu có chỉ khuyến khích. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc đối
với tất cả các trường hợp người lao động có biểu hiện nghi ngờ mắc COVID-19 như
ho, sốt, khó thở... hoặc có yếu tố dịch tễ liên quan.
Câu 6: Xem xét,
có chính sách cho phép Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán phần chi phí khám bệnh, chữa
bệnh do Covid-19 trong phạm vi được hưởng theo mức hưởng bảo hiểm y tế đối với
người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế; ngân sách nhà nước đảm bảo chi phí đồng chi trả
các chi phí ngoài phạm vi bảo hiểm y tế chi trả và chi phí khám chữa bệnh do
Covid-19 đối với người bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc hỗ trợ
có mục tiêu từ NSTW cho ngân sách địa phương.
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
(1) Căn cứ vào quy định hiện hành của
Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Luật Bảo hiểm y tế và Nghị quyết số
37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống
dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 3100/BYT-BH ngày 20/4/2021
về việc thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch
COVID-19 gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện,
viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế và Y tế các bộ ngành về việc thanh toán
chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến dịch bệnh COVID-19. Theo đó,
tạm thời thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người có
thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian cách ly y tế tập trung và một số trường hợp
khác trong thời gian dịch bệnh do COVID-19; chi phí điều trị bệnh COVID-19 do
ngân sách nhà nước chi trả, chi phí điều trị bệnh khác do Quỹ Bảo hiểm y tế chi
trả.
(2) Bộ Y tế đang tham mưu cho Chính
phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép thanh toán khám chữa bệnh bệnh
nhân COVID-19 cho bệnh viện từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước, đồng thời
giao Thủ tướng Chính phủ sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế kết dư kinh phí để chuyển
vào ngân sách nhà nước.
Câu 7: Đề nghị
ban hành Nghị quyết riêng về vấn đề vaccine, trong đó quy định cụ thể khung
chính sách, cơ chế để các doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, sản xuất vaccine để
có thể chủ động nguồn vaccine; xã hội hóa để giảm bớt gánh nặng của nhà nước,
cho phép các tổ chức y tế được phép bán test kit xét nghiệm theo giá cạnh
tranh, đưa test kit xét nghiệm vào danh mục kiểm soát mặt hàng cần bình ổn giá
hoặc được nhà nước trợ giá theo Luật giá, hỗ trợ chi phí xét nghiệm cho doanh
nghiệp từ nay đến cuối năm nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
(1) Ngày 26/02/2021, Bộ Y tế đã tham
mưu trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP về cơ chế mua, sử dụng vắc
xin năm 2021, trong đó quy định rõ về đối tượng, địa bàn ưu tiên tiêm và miễn
phí; nguồn kinh phí thực hiện và giao nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, Ủy ban
nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện
thực hiện việc mua, nhập khẩu, tiếp nhận viện trợ, tài trợ, quản lý và sử dụng
vắc xin phòng COVID-19 trong năm 2021 cho người từ 18 tuổi trở lên. Hiện nay, Bộ
Y tế đã trình Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về vắc xin phòng
COVID-19 trong năm 2022 để thay thế Nghị quyết số 21/NQ-CP nêu trên.
(2) Ngày 06/8/2021, Chính phủ đã ban
hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội
Khóa XV, theo đó tại điểm c, khoản 2, Điều 1, Chính phủ giao:
“Các Bộ: Y tế, Quốc phòng, Khoa học
và Công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam và các bộ, cơ quan
liên quan phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, ứng
dụng, chuyển giao công nghệ, tổ chức thử lâm sàng cùng với các cơ sở nghiên cứu,
chuyển giao, sản xuất vắc xin, cấp phép sử dụng có điều kiện, sản xuất vắc xin,
thuốc điều trị COVID-19 và trang thiết bị, vật tư y tế trong nước để đáp ứng yêu
cầu phòng, chống dịch bệnh nhanh nhất, sớm nhất và với giá thấp nhất có thể; tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, bảo đảm công bằng
trong chuyển giao công nghệ, sản xuất vắc xin và thuốc điều trị: tham khảo kinh
nghiệm các nước và tham vấn chuyên môn với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi cần
thiết;
- Trên cơ sở đề xuất của Bộ Y tế,
các bộ, cơ quan, đơn vị, Bộ Tài chính chủ trì tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền
quyết định về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cho việc
nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, thuốc điều trị
COVID-19 và trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết trong nước”.
Do vậy, Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng
hợp, trình cấp có thẩm quyền quyết định về khung chính sách sách, cơ chế để các
doanh nghiệp đầu tư, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước. Bộ Y tế trân trọng
đề nghị cử tri kiến nghị Bộ Tài chính về nội dung này.
(3) Về việc bán kít xét nghiệm, Bộ Y
tế đã công khai giá kit xét nghiệm, giá trúng thầu trên Cổng công khai của Bộ Y
tế do doanh nghiệp tự công bố. Bộ Y tế trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số
98/NQ-CP , trong đó áp dụng biện pháp quản lý giá trang thiết bị y tế, kê khai
giá trang thiết bị y tế trước khi lưu hành tại Việt Nam và cập nhật khi thay đổi
giá trang thiết bị y tế đã kê khai; công khai giá trúng thầu trang thiết bị y tế
của các cơ sở y tế công lập; không được mua bán trang thiết bị y tế khi chưa có
giá kê khai và không được mua bán cao hơn giá kê khai trên Cổng thông tin điện
tử của Bộ Y tế tại thời điểm mua bán. Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ để trình Ủy
ban Thường vụ Quốc hội đưa trang thiết bị y tế vào danh mục hàng bình ổn về
giá.
Câu 8: Tăng cường
hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng các nguồn lực phục vụ công
tác phòng chống dịch Covid-19 bảo đảm công khai, minh bạch, ngăn ngừa các hành
vi tiêu cực.
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
(1) Trước tình hình dịch bệnh
COVID-19 trên thế giới có những diễn biến mới phức tạp; Thủ tướng Chính phủ đã
giao Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động cuộc vận động toàn
dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, nguồn kinh phí ủng hộ công tác
phòng chống dịch hiện nay do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo
dõi, quản lý và thực hiện phân bổ theo Nghị định số 64/NĐ-CP9.
Đối với một số nguồn lực hỗ trợ là
trang thiết bị, thuốc, vật tư y tế: Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế tiếp nhận và
phân bổ hỗ trợ các Bộ, các tỉnh, thành phố để chủ động sử dụng cho nhiệm vụ
phòng, chống dịch COVID-19. Ngoài ra, Bộ Y tế đã nhận được nhiều khoản viện trợ
không hoàn lại về vắc xin, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế cho công tác
phòng chống dịch COVID-19 từ các cá nhân, tổ chức quốc tế và các nước10. Trong quá trình tiếp nhận, bảo
quản, phân phối đều thực hiện theo quy trình chặt chẽ, tuân thủ theo đúng quy định
của pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và kịp thời cho
công tác phòng, chống dịch.
(2) Thời gian qua, Bộ Y tế đã phối hợp
cùng các Bộ, ngành triển khai quyết liệt kiểm tra về công tác phòng, chống dịch
COVID-19, cụ thể:
- Ban hành các văn bản chỉ đạo tăng
cường kiểm tra, thanh tra11 liên
quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19. Tổ chức các Đoàn thanh tra, kiểm
tra về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại một số tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương12. Kiểm tra việc
sản xuất, nhập khẩu, mua sắm vật tư, trang thiết bị xét nghiệm, phòng hộ, khẩu
trang y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại một số đơn vị trên địa bàn Hà
Nội13 và tại các địa phương14.
Kết quả kiểm tra cho thấy một số cơ sở
chưa thực hiện việc công khai giá bán trang thiết bị y tế lên Cổng thông tin điện
tử của Bộ Y tế15, chưa có công bố
đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị16.
Một số sản phẩm thiết bị y tế ghi thiếu thông tin số đăng ký lưu hành, thông
tin về số lô sản xuất, ngày sản xuất, nơi sản xuất, hạn sử dụng của sản phẩm17. Ngoài ra, ở một số địa phương
còn lúng túng, chưa ứng phó kịp thời trong công tác phòng, chống dịch như chưa
thực hiện tốt nguyên tắc 5K, tập trung đông người tại cơ sở tiêm chủng và xét
nghiệm COVID-19; nhờ đăng ký tiêm vắc xin cho người thân, đưa thông tin sai lệch
về tiêm vắc xin; sản xuất kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đúng quy định...
(3) Bộ Y tế chỉ đạo Thanh tra Sở Y tế
tỉnh, thành phố phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn kiểm tra, xem
xét xử lý sau khi có kết quả xác minh đối với một số cơ sở vi phạm. Phối hợp với
Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an để chuyển hồ sơ xử
lý. Tiến hành xử phạt hành chính đối với 17 cơ sở với tổng tiền phạt trên 945
triệu đồng. Chuyển hồ sơ sang Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt 01
trường hợp với số tiền 25 triệu đồng.
(4) Ngày 19/12, Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thanh Long ký ban hành công văn gửi các bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; chủ tịch
UBND các tỉnh, thành về việc tăng cường các biện pháp phòng chống tham nhũng
trong đấu thầu, mua sắm sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Theo đó, Bộ Y tế
đề nghị Lãnh đạo các địa phương quán triệt các văn bản chỉ đạo của Nhà nước,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19
và của Bộ Y tế về công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang
thiết bị y tế; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng, tiêu
cực, lợi ích nhóm và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Sở Y
tế các tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát lại
kế hoạch mua sắm đảm bảo đủ số lượng, đúng chủng loại phù hợp với tình hình mới;
thực hiện công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y
tế, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch đúng quy định,
đảm bảo công khai, minh bạch trong đấu thầu, mua sắm.
Bộ Y tế đã bổ sung vào kế hoạch thanh
tra năm 2022 nội dung thanh tra về công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm,
vật tư, trang thiết bị y tế. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tiếp tục phối hợp
chặt chẽ với các Bộ, ngành, các tỉnh, thành phố để tăng cường hơn nữa công tác
thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, cũng
như các hành vi vi phạm pháp luật trong phòng chống dịch nói riêng để đảm bảo sức
khỏe cho nhân dân.
Câu 9: Đề nghị
Chính phủ cần xem xét có mức hỗ trợ phù hợp cho lực lượng tuyến đầu tham gia
phòng chống dịch, có chính sách động viên cho lực lượng này khi phải hy sinh
trong lúc làm nhiệm vụ; Xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày
08/02/2021 của Chính phủ quy định về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một
số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 theo hướng bổ sung một số chế
độ đặc thù cho nhóm cán bộ thực hiện nhiệm vụ sàng lọc, phân luồng tại các cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh; Ban hành hướng dẫn tạm thời “Thích ứng, linh hoạt với
Covid” thay thế các Chỉ thị 15/CT-TTg , Chỉ thị 16/CT-TTg , Quyết định
2686/QĐ-BCĐQG về quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính
tương ứng trong phòng chống dịch Covid-19 phù hợp với tình hình đặc thù của địa
phương.
Bộ Y tế xin trả lời như sau:
(1) Bộ Y tế đã tham mưu Chính phủ ban
hành Nghị quyết số 145/NQ-CP ngày 19/11/2021 về điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một
số chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19, trong đó nâng mức phụ cấp
chống dịch lên 1,5 lần cho người làm việc (bao gồm cả tình nguyện viên, học
sinh, sinh viên trường y, người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân
sách nhà nước) tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại TP. Hồ Chí
Minh, Đồng Nai, Long An, Bình Dương và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới Trung ương
trong khoảng thời gian từ 01/8/2021 đến hết 31/10/2021 (04 tỉnh có số ca mắc
cao nhất trong cả nước và trong đợt dịch thứ 4). Các đối tượng còn lại khác khi
tham gia phòng, chống dịch vẫn thực hiện theo Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính
phủ.
(2) Về đề xuất xem xét, sửa đổi, bổ
sung Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/02/2021 của Chính phủ theo hướng bổ sung một
số chế độ đặc thù cho nhóm cán bộ thực hiện nhiệm vụ sàng lọc, phân luồng tại
các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Bộ Y tế xin thông tin đến cử tri được biết như
sau:
Tại điểm g khoản 3 Điều 2 Nghị quyết
số 16/NQ-CP có quy định: Người làm nhiệm vụ phân luồng tại cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh trong thời gian cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận, điều trị người
mắc COVID-19 được áp dụng phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày.
Mặt khác tại khoản 8 Điều 2 Nghị quyết
số 16/NQ-CP của Chính phủ quy định “8. Cơ quan, đơn vị được sử dụng nguồn
thu dịch vụ, nguồn ủng hộ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước
ngoài để chi phụ cấp phòng, chống dịch cho các đối tượng ngoài phạm vi quy
định tại Điều 2 Nghị quyết này và được chi bổ sung mức phụ cấp tối đa không quá
70% mức chi cho các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị quyết này”.
Bên cạnh đó, ngày 24/5/2021, Bộ Tài
chính đã ban hành Công văn số 5386/BTC-HCSN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương về việc hỗ trợ thêm cho các lực lượng tham gia phòng,
chống dịch COVID-19 trên địa bàn, trường hợp cần phải hỗ trợ cho các đối tượng,
đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 21 Nghị định
số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định của Pháp luật, tình hình thực
tế và khả ngân sách địa phương, xem xét quyết định theo thẩm quyền.
(3) Ngày 12/10/2021, Bộ Y tế đã ban
hành Quyết định số 4800/QĐ-BYT quy định hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế
thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của chính phủ ban hành quy định
tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Tại
Quyết định, Bộ Y tế cũng đã nêu rõ các biện pháp chuyên môn về chuẩn bị năng lực
ứng phó với dịch COVID-19 để đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch COVID-19, xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ
phòng, chống dịch COVID-19 theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch
xảy ra trên địa bàn...đảm bảo phù hợp với tình hình đặc thù của địa phương./.