ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 307/KH-UBND
|
Lào
Cai, ngày 15 tháng 9 năm
2022
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH LÀO
CAI, GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg
ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình), UBND tỉnh Lào Cai xây dựng kế
hoạch triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh, cụ thể
như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ của
Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 được phê duyệt
tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ, trên địa
bàn tỉnh Lào Cai.
Lồng ghép có hiệu quả các Chương
trình, Nghị quyết, Đề án, chính sách của Trung ương, của Tỉnh về lĩnh vực lâm
nghiệp đang thực hiện trên địa bàn tỉnh để đạt các mục
tiêu: Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi; Đề án số 01 của Tỉnh ủy về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân
cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; Nghị quyết số
10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông
nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chính sách
chi trả dịch vụ môi trường rừng nhằm phát triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế đồi
rừng tỉnh Lào Cai gắn với quản lý, bảo vệ rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học
và bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Yêu cầu
Tổ chức triển khai thực hiện Chương
trình phải bám sát các Nghị quyết, Chỉ thị, Chính sách của Nhà nước; đảm bảo
phù hợp, đồng bộ với các quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.
Xác định rõ việc triển khai thực hiện
thành công Chương trình là nhiệm vụ của các sở ngành, cấp ủy, chính quyền địa
phương và ngành lâm nghiệp tỉnh; Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, giám
sát thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, chương trình, dự án, đề án thực hiện Chiến
lược đảm bảo hiệu quả, thường xuyên. Duy trì, thực hiện tốt chế độ báo cáo kết
quả triển khai thực hiện Chương trình.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Thực hiện Chương trình góp phần phát
triển kinh tế lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng gắn với quản lý bảo vệ rừng bền vững;
tăng tỷ lệ che phủ rừng gắn với phát huy tối đa giá trị
tài nguyên rừng, đảm bảo an ninh nguồn nước, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần
đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó
hiệu quả với biến đổi khí hậu; gia tăng các dịch vụ rừng, cho thuê rừng, cho
thuê môi trường rừng gắn với phát triển du lịch; đẩy mạnh
phát triển chuỗi giá trị lâm sản, gắn phát triển vùng nguyên liệu với chế
biến và tiêu thụ lâm sản để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm
hàng hóa; góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân làm nghề rừng;
từng bước đưa lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế quan trọng
của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
Bảo vệ tốt toàn bộ diện tích rừng của
tỉnh, trong đó giữ vững ổn định diện tích rừng tự nhiên; nâng tỷ lệ che phủ rừng
lên 60% vào năm 2025.
Tiếp tục nâng cao diện tích, năng suất,
chất lượng rừng trồng đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và
tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường. Hình thành vùng nguyên liệu theo hướng
tiêu chuẩn gắn với hệ thống cơ sở chế biến, phấn đấu ít nhất 15.500 ha quế đạt chứng chỉ hữu cơ để thu hút, kêu gọi đầu tư cơ sở chế biến tinh, chế biến sâu.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp
theo giá hiện hành của giai đoạn bình quân đạt trên 12% /năm. Tăng giá trị xuất
khẩu gỗ, lâm sản ngoài gỗ, tăng tỷ trọng chế biến sâu, xuất khẩu các sản phẩm gỗ
và lâm sản có giá trị gia tăng cao.
Góp phần tạo việc làm, nâng cao thu
nhập cho trên 20.000 lao động ổn định và 30.000 lao động mùa vụ tham gia các hoạt
động bảo vệ và phát triển rừng. Đến năm 2025, thu nhập từ
rừng trồng là rừng sản xuất tăng bình quân khoảng 1,5 lần/đơn vị diện tích so với
năm 2020.
III. NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM
1. Quản lý, bảo vệ
rừng, bảo tồn đa dạng sinh học
a) Quản lý rừng
Thực hiện quy hoạch lâm nghiệp tích hợp
trong Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia và quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quản lý tốt quy hoạch lâm nghiệp; phân định
rõ ranh giới rừng giữa các chủ rừng; trong đó tổ chức rà soát diện tích rừng và
đất rừng của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng để giao đất, cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, đến năm 2025 cơ bản hoàn thành. Đẩy mạnh việc áp dụng
công nghệ khoa học vào quản lý rừng.
Giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện việc
đóng cửa rừng tự nhiên; tiếp tục thực hiện chuyển đổi quy
hoạch lâm nghiệp phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Theo đó kế
hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm ổn định khoảng 396.627 ha, trong đó: Diện
tích rừng đặc dụng 64.452 ha; rừng phòng hộ 148.635 ha; rừng sản xuất 183.540
ha1.
b) Bảo vệ rừng
Bảo vệ tốt diện tích 378.310,6 ha rừng
hiện có và diện tích rừng tăng trong giai đoạn 2021-2025, đặc biệt là đối với
diện tích rừng tự nhiên.
Tăng cường công tác tuần tra bảo vệ rừng;
thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm Luật Lâm
nghiệp; thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại
chỗ; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của chủ rừng, UBND các xã trong
công tác bảo vệ rừng nói riêng và toàn thể người dân tỉnh nói
chung; huy động tối đa nguồn lực toàn xã hội cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.
c) Bảo tồn đa dạng sinh học
Tổ chức quản lý chặt chẽ và giữ ổn định
toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của
ngành lâm nghiệp. Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học các khu rừng đặc dụng,
rừng phòng hộ nhằm nâng cao tính đa dạng sinh học cho diện tích rừng phòng hộ,
đặc dụng. Nâng cấp các Khu Bảo tồn thiên nhiên của tỉnh để thu hút các nguồn lực
đầu tư cho bảo vệ rừng và phát triển rừng.
d) Xử lý vi phạm trong lâm nghiệp
Thực hiện nghiêm công tác phát hiện,
điều tra và xử lý các hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp nhằm giảm tối đa số
vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại với giai đoạn
2016-2020. Nâng cao nhận thức người dân trong việc chấp hành Luật Lâm nghiệp và
pháp luật của nhà nước. Kiên quyết đấu tranh, phát hiện, ngăn chặn, đưa ra xử
lý, xét xử các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Phát triển rừng
và nâng cao năng suất, chất lượng rừng
a) Đối với rừng tự nhiên
Nâng cao diện tích chất lượng rừng tự
nhiên thông qua việc bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên và khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh rừng tự nhiên sinh nhằm bảo vệ môi trường sinh thái nhằm tăng cường trữ
lượng và khả năng hấp thụ các bon rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống
và giảm nhẹ tác động tiêu cực của thiên tai, ứng phó với
biến đổi khí hậu. Tiếp tục tập trung khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tại khu
vực vùng cao, có độ dốc lớn tại các huyện có nguy cơ sa mạc hóa cao như: Bắc
Hà, Si Ma Cai, Mương Khương, Bát Xát, Văn bản và Sa Pa. Giai đoạn 2021 - 2025
thực hiện khoanh nuôi 27.600 ha, trong đó: Khoanh nuôi mới 4.800 ha; khoanh
nuôi chuyển tiếp 22.800 ha.
b) Đối với rừng trồng
Phát triển rừng đặc dụng, phòng hộ: Nâng cao chất lượng trồng rừng đặc dụng, phòng hộ thay thế
chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo đăng ký của các địa phương và khả năng bố trí quỹ đất để thực hiện. Gắn chặt
nhiệm vụ trồng rừng với chăm sóc, bảo vệ rừng để đảm bảo tỷ lệ thành rừng.
Phát triển rừng sản xuất: Lồng ghép
nguồn vốn từ ngân sách trung ương và nguồn trồng rừng thay
thế từ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh để thực hiện trồng mới khoảng 19.500 ha rừng sản xuất.
Tập trung trồng rừng sản xuất theo các vùng quy hoạch phát
triển nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến gỗ và lâm sản của tỉnh; từng bước
áp dụng cơ giới hóa vào công tác trồng rừng.
Phấn đấu tỷ lệ cây giống lâm nghiệp
cung cấp cho trồng rừng được kiểm soát nguồn gốc giống đạt trên 95%. Nâng cao
năng suất, chất lượng rừng trồng; đến năm 2025, năng suất rừng trồng đạt bình
quân 20 m3/ha/năm.
Đẩy mạnh việc trồng cây xanh phân tán, giai đoạn 2021 - 2025 trồng mới 10 triệu cây theo mục
tiêu kế hoạch thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh trên địa
bàn tỉnh Lào Cai.
c) Phát triển lâm sản ngoài gỗ
Đẩy mạnh gây trồng, sử dụng lâm sản
ngoài gỗ, tập trung vào sản phẩm chủ lực của tỉnh (cây quế) và các sản phẩm tiềm
năng địa phương có thế mạnh, có giá trị kinh tế trên cơ sở
phát huy lợi thế của các địa phương như nhựa bồ đề, dược liệu, măng,... Có cơ
chế, chính sách để chủ rừng được quản lý, khai thác, phát triển và sử dụng bền
vững lâm sản ngoài gỗ.
Phát triển ổn định diện tích trên
67.500 ha cây lâm sản ngoài gỗ, bao gồm: Quế 52.500 ha; bồ đề 7.800 ha; trẩu
6.200 ha; khoảng 1.000 ha các loại cây dược liệu khác (tam thất hoang, ba kích,
sa nhân, cây dược liệu thuốc tắm người Dao...). Từng bước giảm dần diện tích thảo
quả trong rừng tự nhiên.
3. Quản lý rừng bền
vững và chứng chỉ rừng đối với rừng sản xuất là rừng trồng
Tiếp tục duy trì, cập nhật và triển
khai thực hiện các phương án quản lý rừng bền vững đối với các chủ rừng là tổ
chức nhà nước; Huy động các nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách để
khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng chủ rừng còn lại chủ động xây dựng phương án
quản lý rừng bền vững.
Tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả đối
với 100% diện tích rừng sản xuất là rừng trồng; trong đó, đến năm 2025 phấn đấu
đạt mục trên 15.500 ha quế có chứng chỉ hữu cơ.
4. Phát triển
công nghiệp chế biến lâm sản
Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản
gắn với cơ cấu lại lĩnh vực lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao
giá trị gia tăng, phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển đồng
bộ các khâu của chuỗi giá trị lâm sản từ sản xuất, khai thác, đến
chế biến, tiêu thụ phù hợp với quy mô, trình độ sản xuất và đặc điểm, lợi thế của
từng ngành hàng, từng vùng; gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập
trung, phấn đấu đến năm 2025 trên 80% sản lượng gỗ rừng trồng trong tỉnh (gỗ rừng
trồng tập trung, cây trồng phân tán....) được qua chế biến
trong tỉnh.
Tập trung vào phát triển một số cơ sở
chế biến các sản phẩm lâm sản chủ lực gồm: gỗ ghép thanh, ván dán, và các sản
phẩm từ quế. Đặc biệt, kêu gọi nhà đầu tư chiến lược vào xây dựng nhà máy chế
biến sản phẩm tinh dầu quế tinh, công suất lớn để nâng cao
giá trị sản phẩm; thành lập, xây dựng mới từ một đến hai nhà máy chế biến vỏ quế
xuất khẩu. Phấn đấu tăng tỷ lệ chế biến về giá trị từ 29% năm 2020 lên trên 40%
trong cơ cấu giá trị ngành lâm nghiệp vào năm 2025.
Chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất,
hình thành các tổ, nhóm sản xuất theo từng mặt hàng sản phẩm, tiến tới hình
thành các hợp tác xã lâm nghiệp chuyên môn hóa cao theo chuỗi giá trị sản phẩm
và định hướng sản phẩm OCOP.
5. Phát triển các
dịch vụ từ rừng
Thúc đẩy việc triển khai thực hiện tốt
chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; phát huy tối
đa các dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu, tái đầu tư
cho phát triển lâm nghiệp; khuyến khích phát triển du lịch sinh thái đồi rừng
nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích rừng; đẩy mạnh việc khai thác du lịch, dịch vụ sinh thái tại các Khu Bảo tồn,
Vườn quốc gia... Xây dựng các mô hình kinh doanh rừng tổng hợp trong đó có sự định
hướng, điều tiết của nhà nước làm cơ sở nhân rộng mô hình.
Nghiên cứu tham mưu, đề xuất với
chính phủ để tổ chức thí điểm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ hấp thụ và
lưu trữ cacbon của rừng trên địa bàn tỉnh; Chuẩn bị các điều kiện để tham gia
vào thị trường tín chỉ các bon theo lộ trình tại Nghị định số 06/2022/NĐ-CP
ngày 07/01/2022 của Chính phủ quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo
vệ tầng ô-dôn.
IV. CÁC DỰ ÁN, KẾ
HOẠCH ƯU TIÊN
1. Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy
chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.
2. Kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng
trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 (ban hành kèm theo Kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 351/KH-UBND ngày 31/21/2020 của UBND tỉnh).
3. Kế hoạch triển khai thực hiện Đề
án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh Lào Cai (ban
hành tại Kế hoạch số 258/KH-UBND ngày 07/6/2021 của UBND tỉnh).
V. TỔNG NHU CẦU VỐN
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
Khái toán tổng nhu cầu vốn thực hiện
Chương trình: 2.676.291 triệu đồng (gồm: Ngân sách Nhà nước: 743.403 triệu
đồng; Các nguồn vốn hợp pháp khác: 1.932.888 triệu đồng), trong đó:
- Từ Chương trình phát triển kinh tế
xã hội vùng đồng bào DTTSMN (Tiểu Dự án 1, Dự án 3) là: 505.761 triệu đồng.
- Từ Chương trình phát triển lâm nghiệp
bền vững là: 199.033 triệu đồng.
- Nguồn ngân sách địa phương: 38.609
triệu đồng.
- Nguồn dịch vụ môi trường rừng:
817.314 triệu đồng.
- Các nguồn vốn khác là: 1.115.574
triệu đồng
(Chi
tiết có Phụ biểu kèm theo)
VI. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Cơ chế, chính sách
Tổ chức thực hiện nghiêm, linh hoạt
và đầy đủ các cơ chế, chính sách của Trung ương để
phát triển lâm nghiệp; thực hiện đầy đủ kinh phí hỗ trợ bảo vệ rừng là rừng đặc
dụng, phòng hộ, rừng tự nhiên sản xuất theo đúng quy định.
Nghiên cứu rà soát, đề xuất ban hành
các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp của tỉnh để khuyến khích, hỗ
trợ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy và cơ sở chế biến
lâm sản theo hướng sản phẩm tinh và có giá trị gia tăng cao; hỗ trợ phát triển
lâm sản ngoài gỗ, hỗ trợ thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp và xây dựng cấp chứng
chỉ rừng; chính sách giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp.
2. Tuyên truyền, phổ biến chính
sách, pháp luật
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ
biến chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực lâm nghiệp cũng như giá trị
của rừng và chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững,
giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức
của cấp ủy, chính quyền địa phương và toàn thể nhân dân trong công tác bảo vệ
và phát triển rừng.
Nâng cao vai trò và trách nhiệm của
chủ rừng đối với diện tích rừng được giao; tăng cường sự kiểm tra, giám sát, tổ
chức thực hiện của của người dân và cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển
rừng.
Tăng cường công tác quảng bá sản phẩm
lâm nghiệp hiện có đặc biệt là các sản phẩm lâm sản chủ lực trên địa bàn tỉnh;
đẩy mạnh xúc tiến thương mại.
3. Quản lý quy hoạch rừng và đất
lâm nghiệp
Tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch,
kế hoạch lâm nghiệp tỉnh để triển khai hiệu quả quy hoạch lâm nghiệp quốc gia
giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tỉnh Lào Cai giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; thực hiện quản lý rừng bền vững; khai thác, sử
dụng rừng gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao giá trị kinh tế của
rừng và giá trị văn hóa, lịch sử; ứng phó với biến đổi khí hậu và nâng cao sinh
kế của người dân.
Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển mục
đích sử dụng rừng sang mục đích khác, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về
mua, bán, chuyển nhượng rừng và đất lâm nghiệp trái phép.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án
tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ lâm trường quốc doanh trên địa
bàn tỉnh Lào Cai xong trước năm 2025 (Quyết định số 86/QĐ-UBND, ngày 14/01/2022
của UBND tỉnh). Quản lý chặt chẽ đất đai và hoàn thiện phương án sử dụng đất
khi cổ phần hóa đối với diện tích có nguồn gốc từ nông,
lâm trường.
Đẩy mạnh việc giao rừng, cho thuê rừng
cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư và các thành phần
kinh tế theo quy định của pháp luật xong trước năm 2025 để đảm bảo toàn bộ diện
tích rừng đều có chủ rừng thực sự, đồng thời nâng cao hiệu quả trong quản lý rừng,
phát triển rừng.
4. Kiện toàn, đổi mới tổ chức sản xuất
Tiếp tục thực hiện sắp xếp, đổi mới
và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp nhà nước; khuyến
khích hình thành các công ty cổ phần, hợp tác xã lâm nghiệp và các hình thức
liên kết hợp tác giữa các chủ rừng trong phát triển rừng sản xuất để hình thành
vùng nguyên liệu tập trung phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; thúc đẩy
triển khai thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành lâm nghiệp.
Tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt
động sản xuất lâm nghiệp theo chuỗi; hỗ trợ các đơn vị liên kết với các chủ rừng
là hộ gia đình, cá nhân để xây dựng chuỗi liên kết từ khâu
sản xuất cây giống đến trồng rừng, chăm sóc rừng và khai thác, tiêu thụ, chế
biến lâm sản xuất khẩu.
Hình thành các hiệp hội lâm sản để
thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ trong việc xúc tiến thương mại,
tìm kiếm thị trường, quảng bá sản phẩm lâm nghiệp của Lào Cai.
5. Khoa học, công nghệ và khuyến
lâm
Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng
công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, chế biến sâu, tiết kiệm nguyên
liệu; khuyến khích phát triển các vật liệu mới thay thế gỗ,
kết hợp gỗ nhựa, gỗ kim loại,...
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ viễn thám
và hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ thông tin trong quản lý lĩnh vực
lâm nghiệp; điều tra, đánh giá tài nguyên rừng; phát triển lâm nghiệp cộng đồng,
gắn với bản sắc văn hóa truyền thống, lấy người dân làm trung tâm. Nâng cao
năng lực để các chủ rừng quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, các chủ rừng
là tổ chức có đủ năng lực theo dõi, giám sát, quản lý tài nguyên rừng và phòng
cháy, chữa cháy rừng.
Nghiên cứu đưa các loài cây bản địa
có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Từng bước chuyển từ sản
xuất quảng canh sang sảng xuất chuyên canh để nâng cao năng suất và hiệu số sử
dụng đất.
6. Phát triển nguồn nhân lực
Kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước của
ngành từ tỉnh đến cơ sở, hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng tinh gọn,
hiện quả. Tăng cường phân cấp quản lý cho địa phương, cơ sở.
Đào tạo và nâng cao
năng lực cho cán bộ quản lý lâm nghiệp các cấp, các doanh nghiệp, cộng đồng và
hộ gia đình; ưu tiên đào tạo công nhân lâm nghiệp và thợ thủ công trong các làng
nghề, nông dân vùng sâu, vùng xa tham gia nghề rừng và tham gia phát triển lâm
sản ngoài gỗ.
7. Hợp tác quốc tế và xúc tiến
thương mại
Chủ động mở rộng hợp tác quốc tế,
tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; chủ động
thích ứng với những rào cản kỹ thuật, quy định pháp lý của các thị trường nhập
khẩu.
Tranh thủ nguồn vốn của các chương
trình, dự án hợp tác quốc tế song phương, đa phương để phát triển lâm nghiệp,
trong đó ưu tiên các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển rừng ven biển gắn với ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; quản lý
rừng bền vững và chứng chỉ rừng; giảm phát thải khí nhà kính, hấp thụ, lưu giữ
các-bon từ rừng, dịch vụ môi trường rừng; các chương trình, dự án nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực trong ngành lâm nghiệp.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
trong tiêu thụ và thương mại lâm sản; đảm bảo hài hòa lợi ích của người sản xuất
và người tiêu dùng; tạo động lực thị trường, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp trong
nước phát triển.
8. Huy động nguồn lực và nâng cao
hiệu quả quản lý đầu tư công
Huy động, lồng ghép các nguồn vốn từ
ngân sách nhà nước, vốn tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và vốn ODA, vốn dịch vụ
môi trường rừng để hỗ trợ thực hiện Chương trình. Việc huy
động, quản lý, sử dụng các nguồn vốn để triển khai các nhiệm
vụ của Chương trình thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, các nguồn tiền đầu tư cho kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh. Ngăn chặn,
uốn nắn và xử lý kịp thời các sai phạm, đảm bảo hoàn thành mục tiêu các chương
trình, dự án.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Ban Chỉ đạo thực hiện Chương
trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025
Kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Chương
trình trên cơ sở Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình mục tiêu phát triển lâm
nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020, để chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương
trình tại địa phương, đảm bảo hiệu quả. Thường trực Chương trình cấp tỉnh đặt tại
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện
Chương trình tại địa phương.
Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện thắng
lợi kế hoạch kế hoạch này.
Tổ chức thực hiện hiệu quả, đạt mục
tiêu, đúng tiến độ và yêu cầu của Kế hoạch này; đồng thời giao UBND các huyện,
thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, phát huy năng lực toàn hệ
thống chính trị, của các thành phần kinh tế và bà con nhân dân địa phương thực
hiện thành công Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
Kiện toàn Văn phòng thường trực
Chương trình đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm),
giúp Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình tại địa
phương; trong đó, Chánh Văn phòng là lãnh đạo Chi cục Kiểm
lâm tỉnh, thành viên là các cán bộ của Chi cục Kiểm lâm tỉnh
làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã tổ chức triển khai thực hiện
Chương trình theo quy định; phê duyệt và tổ chức thực hiện các dự án do Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý theo thẩm quyền được giao và
các dự án UBND tỉnh ủy quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh: Chủ
trì, phối hợp các Sở, ban, ngành của tỉnh tham mưu UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc,
hướng dẫn thực hiện kế hoạch của các sở, ngành, huyện, thành phố; định kỳ hoặc
đột xuất tổng hợp tình hình thực hiện, báo cáo Ban Chỉ đạo,
Thường trực UBND tỉnh kết quả thực hiện Chương trình.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
có liên quan tham mưu sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các cơ chế, chính sách
trình cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm thực hiện Chương trình hiệu quả.
Phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn thực hiện Chương trình.
Chủ trì thường xuyên kiểm tra, giám
sát, đánh giá Chương trình và hướng dẫn các cơ quan thực hiện quy trình giám
sát, đánh giá Chương trình.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các sở: Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và các ngành liên quan tổng hợp kế hoạch
bảo vệ và phát triển rừng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm;
cân đối và bố trí kinh phí từ các nguồn vốn thuộc lĩnh vực
Sở, theo dõi, quản lý để thực hiện Kế hoạch bảo vệ và phát triển rùng trung hạn
và hàng năm (nếu có) đảm bảo theo quy định.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Tài chính hướng dẫn kiểm tra, giám sát thực hiện Chương
trình.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan trong việc thu hút đầu tư trong và
ngoài nước trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn thực
hiện thủ tục đầu tư đối với các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức,
cá nhân nước ngoài có dự án đầu tư trong lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp trên địa
bàn tỉnh Lào Cai.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các sở: Kế hoạch
và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối bố trí vốn sự nghiệp thực
hiện Chương trình theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của
pháp luật liên quan; tham mưu phân bổ theo kế hoạch năm cho các địa phương, đơn
vị thực hiện.
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí sự
nghiệp thực hiện Chương trình.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và PTNT, UBND các huyện, thành phố hoàn thành công tác giao đất, giao rừng, cấp
GCNQSD đất.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án
tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc
doanh trên địa bàn tỉnh (Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của UBND tỉnh).
6. Sở Công thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các huyện, thành phố xây dựng các
trung tâm chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai; đồng thời đề xuất chính
sách hỗ trợ công nghiệp chế biến lâm sản công nghệ cao. Xúc tiến thương mại các
sản phẩm lâm nghiệp của Lào Cai.
7. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp thực hiện các nội dung của
Tiểu Dự án 1, Dự án 3 Chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi để đảm bảo lồng ghép hiệu quả các nguồn lực cho phát
triển lâm nghiệp.
8. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
theo quy định tại Khoản 2, Điều 76, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
9. Ủy ban Nhân dân các huyện,
thành phố, thị xã
Kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp huyện về
Chương trình trên cơ sở Ban Chỉ đạo cấp huyện, để chỉ đạo, tổ chức thực hiện
Chương trình tại địa phương, đảm bảo hiệu quả. Thường trực Ban Chỉ đạo Chương
trình cấp huyện đặt tại Hạt Kiểm lâm giúp Ban Chỉ đạo cấp huyện thực hiện
Chương trình tại địa phương.
Chủ trì tổ chức thực hiện Chương
trình ở địa phương; xây dựng, phê duyệt và triển khai các dự án của địa phương
để thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch, nhu cầu vốn hằng năm và trung hạn
gửi các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính
để tổng hợp.
Chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện
Chương trình; ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương
trình trên địa bàn; phân công các ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện
Chương trình.
Bố trí vốn ngân sách địa phương và
huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương
trình trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Thực hiện Chương trình và các hoạt động
bảo vệ và phát triển rừng tại địa bàn các xã khu vực II, khu vực III theo Quyết
định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo thống nhất,
hiệu quả.
Tổ chức triển khai, quản lý, đánh
giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc địa phương quản lý; tổ chức
kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện
Chương trình và tổ chức sơ kết, tổng kết Chương trình ở địa phương.
10. Các cơ quan truyền thông, báo
chí
Các cơ quan: Báo Lào Cai, Đài Phát
thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh Truyền hình các huyện, thành phố thực
hiện tốt việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị để tuyên truyền, phổ biến chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Kế hoạch triển khai thực hiện Chương
trình trên địa bàn tỉnh.
11. Các đơn vị, lực lượng vũ trang
Các đơn vị, lực lượng vũ trang gồm: Bộ
Chỉ huy quân sự, Công an tỉnh; Ban Chỉ huy quân sự, công an các huyện, thành phố
phối hợp với các cơ quan đơn vị trong công tác thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và
phát triển rừng; đấu tranh chống, ngăn ngừa các hành vi vi
phạm luật lâm nghiệp.
VIII. CHẾ ĐỘ BÁO
CÁO
Các sở, ngành, UBND các huyện, thành
phố thực hiện công tác báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm. Hàng năm, các đơn vị
tiến hành đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện trong đó nêu rõ việc đã hoàn
thành, việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện
gửi về cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh để tổng hợp báo cáo theo quy định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu
có vướng mắc, phát sinh cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch, Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động
gửi ý kiến (bằng văn bản) về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- CT, PCT1;
- Các Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư;
- Các sở: NNPTNT, TC, KHĐT, TNMT;
- Ban Dân tộc tỉnh;
- Quỹ Bảo vệ và PTR tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Chi cục Kiểm lâm tỉnh;
- CVP, PCVP3;
- BBT Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, TH2,3, NLN1,2,3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
PHỤ
BIỂU 01: TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP GIAI
ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 307/KH-UBND ngày 15/9/2022 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT
|
Hạng
mục
|
Khối
lượng thực hiện (ha)
|
Tổng
nhu cầu vốn (Tr.đ)
|
Nguồn
kinh phí thực hiện (Tr.đ)
|
Ghi
chú
|
Nguồn Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững
|
Nguồn Chương trình MTQG phát triển KTXH vùng ĐBDTTS&MN
|
NS địa phương
|
Dịch vụ MTR
|
Vốn khác (vốn XHH, đối ứng của DN...)
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
|
Tổng
nhu cầu vốn bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn
2021-2025
|
|
2.676.291
|
199.033
|
505.761
|
38.609
|
817.314
|
1.115.574
|
|
1
|
Trồng rừng sản xuất
|
19.500
|
975.310
|
|
54.104
|
-
|
86.926
|
834.280
|
|
2
|
Trồng rừng phòng hộ thay thế
|
465
|
26.784
|
|
|
|
26.784
|
|
|
3
|
Chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng
(vốn ngân sách)
|
197
|
394
|
394
|
|
|
|
|
|
4
|
Bảo vệ rừng
|
1.603.184
|
1.531.302
|
142.212
|
451.657
|
-
|
727.388
|
210.045
|
|
5
|
Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng
tự nhiên
|
27.600
|
79.783
|
8.534
|
-
|
-
|
-
|
71.250
|
|
6
|
Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và bảng
tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh
|
|
500
|
|
|
500
|
|
|
|
7
|
Nâng cao năng lực PCCCR
|
|
80.109
|
42.000
|
|
38.109
|
|
|
|
8
|
Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho 11 chủ rừng tổ chức nhà nước
|
|
8.893
|
5.893
|
|
|
3.000
|
|
|
PHỤ BIỂU 02: TỔNG HỢP PHÂN KỲ CHI TIẾT KẾ HOẠCH VỐN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG TỈNH LÀO CAI, GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm
theo Kế hoạch số: 307/KH-UBND
ngày 15/9/2022 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT
|
Hạng mục
|
Năm
2021
|
Năm 2022
|
Khối lượng (ha)
|
Nhu cầu vốn
|
Khối lượng (ha)
|
Nhu cầu vốn
|
Cộng
|
Chương trình PTLN bền vững
|
Chương trình MTQG PTKTXH vùng ĐBDTTS&MN
|
Ngân sách địa phương
|
Nguồn DVMTR
|
Vốn
khác
|
Cộng
|
Chương trình PTLN bền vững
|
Chương trình MTQG PTKTXH vùng ĐBDTTS&MN
|
Ngân sách địa phương
|
Nguồn DVMTR
|
Vốn khác
|
Tổng cộng
|
|
518.989
|
33.159
|
74.656
|
8.179
|
109.388
|
401.996
|
343.818
|
488.816
|
45.898
|
108.242
|
7.903
|
183.513
|
291.260
|
1
|
Trồng
rừng sản xuất
|
7.300
|
316.201
|
|
|
|
|
316.201
|
5.450
|
276.490
|
|
13.992
|
|
34.513
|
227.985
|
2
|
Trồng
rừng phòng hộ thay thế
|
360
|
|
|
|
|
19.260
|
|
105
|
|
|
|
|
7.524
|
|
3
|
Chăm sóc
rừng trồng phòng hộ, đặc dụng (vốn ngân sách)
|
197
|
394
|
394
|
|
|
|
|
|
-
|
|
|
|
|
|
4
|
Bảo vệ rừng
|
273.512
|
134.463
|
26.062
|
74.656
|
-
|
108.388
|
33.746
|
332.418
|
167.363
|
29.038
|
94.250
|
-
|
148.000
|
44.075
|
4.1
|
Khoán bảo vệ rừng
|
236.017
|
86.634
|
23.320
|
63.314
|
-
|
-
|
.
|
283.446
|
105.710
|
23.006
|
82.703
|
-
|
-
|
-
|
|
Các xã ngoài khu vực II, III
|
77732
|
23.320
|
23319,6
|
|
|
|
|
76.688
|
23.006
|
23.006
|
|
|
|
|
|
Các xã khu vực
II, III
|
158.285
|
63.314
|
|
63.314
|
|
|
|
206.758
|
82.703
|
|
82.703
|
|
|
|
4.2
|
Hỗ trợ bảo
vệ rừng
|
37.495
|
47.829
|
2.742
|
11.342
|
-
|
-
|
33.746
|
48.972
|
61.653
|
6.031
|
11.547
|
-
|
-
|
44.075
|
|
Các xã ngoài khu
vực II, III
|
9141
|
10.969
|
2742,3
|
|
|
|
8.227
|
20.104
|
24.125
|
6.031
|
|
|
|
18.094
|
|
Các xã khu vực
II, III
|
28354
|
36.860
|
|
11341,6
|
|
|
25.519
|
28.868
|
37.528
|
|
11.547
|
|
|
25.981
|
5
|
Khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
|
5.000
|
53.736
|
1.687
|
-
|
_
|
_
|
52.050
|
5.950
|
21.062
|
1.862
|
|
|
|
19.200
|
5.1
|
Khoanh
nuôi mới
|
2.450
|
52.461
|
412
|
-
|
-
|
-
|
52.050
|
1.350
|
19.575
|
375
|
-
|
-
|
-
|
19.200
|
-
|
Khoanh nuôi
được hỗ trợ
|
823
|
412
|
412
|
|
|
|
|
750
|
375
|
375
|
|
|
|
|
-
|
Khoanh nuôi
xã hội hóa
|
1.627
|
52.050
|
|
|
|
|
52.050
|
600
|
19.200
|
|
|
|
|
19.200
|
5.2
|
Khoanh
nuôi chuyển tiếp
|
2.550
|
1.275
|
1.275
|
-
|
-
|
-
|
-
|
4.600
|
1.487
|
1.487
|
|
|
|
|
-
|
Khoanh nuôi được
hỗ trợ
|
2.550
|
1.275
|
1.275
|
|
|
|
|
2.973
|
1.487
|
1.487
|
|
|
|
|
-
|
Khoanh nuôi xã hội
hóa
|
|
-
|
|
|
|
|
|
1.627
|
-
|
|
|
|
|
|
6
|
Xây dựng
cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh
|
|
500
|
|
|
500
|
|
|
|
-
|
|
|
|
|
|
7
|
Nâng cao
năng lực PCCCR
|
|
12.695
|
5.016
|
|
7.679
|
|
|
|
22.901
|
14.999
|
|
7.903
|
|
|
8
|
Xây dựng
phương án quản lý rừng bền vững cho 11 chủ rừng tổ chức nhà
nước
|
|
1.000
|
|
|
|
1.000
|
|
|
1.000
|
|
|
|
1.000
|
|
TT
|
Hạng mục
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Khối lượng (ha)
|
Nhu cầu vốn
|
Khối lượng (ha)
|
Nhu cầu vốn
|
Cộng
|
Chương trình PTLN bền vững
|
Chương trình MTQG PTKTXH vùng ĐBDTTS&MN
|
Ngân sách địa phương
|
Nguồn DVMTR
|
Vốn
khác
|
Cộng
|
Chương trình PTLN bền vững
|
Chương trình MTQG PTKTXH vùng ĐBDTTS&MN
|
Ngân sách địa phương
|
Nguồn
DVMTR
|
Vốn khác
|
Tổng cộng
|
340.468
|
340.909
|
51.657
|
111.198
|
7.835
|
182.773
|
141.446
|
340.168
|
297.806
|
37.695
|
105.173
|
7.535
|
164.040
|
140.362
|
1
|
Trồng
rừng sản xuất
|
2.300
|
142.092
|
|
16.948
|
|
27.773
|
97.371
|
2.250
|
114.250
|
|
10.923
|
|
7.040
|
96.287
|
2
|
Trồng
rừng phòng hộ thay thế
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Chăm sóc rừng trồng phòng hộ,
đặc dụng (vốn
ngân sách)
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
-
|
|
|
|
|
|
4
|
Bảo vệ rừng
|
332.418
|
167.363
|
29.038
|
94.250
|
-
|
154.000
|
44.075
|
332.418
|
167.363
|
29.038
|
94.250
|
-
|
157.000
|
44.075
|
4.1
|
Khoán bảo vệ rừng
|
283.446
|
105.710
|
23.006
|
82.703
|
-
|
-
|
-
|
283.446
|
105.710
|
23.006
|
82.703
|
-
|
-
|
-
|
|
Các xã ngoài
khu vực II, III
|
76.688
|
23.006
|
23.006
|
|
|
|
|
76.688
|
23.006
|
23.006
|
|
|
|
|
|
Các xã khu vực
II, III
|
206.758
|
82.703
|
|
82.703
|
|
|
|
206.758
|
82.703
|
|
82.703
|
|
|
|
4.2
|
Hỗ trợ bảo vệ rừng
|
48.972
|
61.653
|
6.031
|
11.547
|
-
|
-
|
44.075
|
48.972
|
61.653
|
6.031
|
11.547
|
-
|
-
|
44.075
|
|
Các xã ngoài
khu vực II, III
|
20.104
|
24.125
|
6.031
|
|
|
|
18.094
|
20.104
|
24.125
|
6.031
|
|
|
|
18.094
|
|
Các xã khu vực
II, III
|
28.868
|
37.528
|
|
11.547
|
|
|
25.981
|
28.868
|
37.528
|
|
11.547
|
|
|
25.981
|
5
|
Khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
|
5.750
|
1.762
|
1.762
|
-
|
-
|
-
|
-
|
5.500
|
1.637
|
1.637
|
-
|
-
|
-
|
-
|
5.1
|
Khoanh
nuôi mới
|
400
|
200
|
200
|
-
|
-
|
-
|
-
|
300
|
150
|
150
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Khoanh nuôi
được hỗ trợ
|
400
|
200
|
200
|
|
|
|
|
300
|
150
|
150
|
|
|
|
|
-
|
Khoanh nuôi
xã hội hóa
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
-
|
|
|
|
|
|
5.2
|
Khoanh
nuôi chuyển tiếp
|
5.350
|
1.562
|
1.562
|
-
|
-
|
-
|
-
|
5.200
|
1.487
|
1.487
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Khoanh nuôi
được hỗ trợ
|
3.123
|
1.562
|
1.562
|
|
|
|
|
2.973
|
1.487
|
1.487
|
|
|
|
|
-
|
Khoanh nuôi
xã hội hóa
|
2.227
|
-
|
|
|
|
|
|
2.227
|
-
|
|
|
|
|
|
6
|
Xây dựng cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh
|
|
-
|
|
|
|
|
|
|
-
|
|
|
|
|
|
7
|
Nâng cao năng lực PCCCR
|
|
22.800
|
14.964
|
|
7.835
|
|
|
|
14.556
|
7.021
|
|
7.535
|
|
|
8
|
Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho 11 chủ rừng tổ chức nhà nước
|
|
6.893
|
5.893
|
|
|
1.000
|
|
|
-
|
|
|
|
|
|
TT
|
Hạng mục
|
Năm 2025
|
Khối lượng (ha)
|
Nhu cầu vốn
|
Cộng
|
Chương trình PTLN bền vững
|
Chương trình MTQG PTKTXH vùng ĐBDTTS&MN
|
Ngân sách địa phương
|
Nguồn DVMTK
|
Vốn khác
|
Tổng cộng
|
340.018
|
302.384
|
30.624
|
106.491
|
7.157
|
177.600
|
140.511
|
1
|
Trồng
rừng sản xuất
|
2.200
|
126.277
|
|
12.241
|
|
17.600
|
96.436
|
2
|
Trồng
rừng phòng hộ thay thế
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Chăm sóc rừng trồng phòng hộ, đặc dụng (vốn
ngân sách)
|
|
-
|
|
|
|
|
|
4
|
Bảo vệ rừng
|
332.418
|
167.363
|
29.038
|
94.250
|
-
|
160.000
|
44.075
|
4 1
|
Khoán bảo vệ
rừng
|
283.446
|
105.710
|
23.006
|
82.703
|
-
|
-
|
-
|
|
Các xã ngoài
khu vực II, III
|
76.688
|
23.006
|
23.006
|
|
|
|
|
|
Các xã khu vực
II, III
|
206.758
|
82.703
|
|
82.703
|
|
|
|
4.2
|
Hỗ trợ bảo
vệ rừng
|
48.972
|
61.653
|
6.031
|
11.547
|
-
|
-
|
44.075
|
|
Các xã ngoài
khu vực II, III
|
20.104
|
24.125
|
6.031
|
|
|
|
18.094
|
|
Các xã khu vực
II, III
|
28.868
|
37.528
|
|
11.547
|
|
|
25.981
|
5
|
Khoanh
nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên
|
5.400
|
1.587
|
1.587
|
-
|
-
|
-
|
-
|
5.1
|
Khoanh
nuôi mới
|
300
|
150
|
150
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Khoanh nuôi
được hỗ trợ
|
300
|
150
|
150
|
|
|
|
|
-
|
Khoanh nuôi
xã hội hóa
|
|
-
|
|
|
|
|
|
5.2
|
Khoanh
nuôi chuyển tiếp
|
5.100
|
1.437
|
1.437
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
Khoanh nuôi
được hỗ trợ
|
2.873
|
1.437
|
1.437
|
|
|
|
|
-
|
Khoanh nuôi
xã hội hóa
|
2.227
|
-
|
|
|
|
|
|
6
|
Xây dựng
cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng
trên địa bàn tỉnh
|
|
-
|
|
|
|
|
|
7
|
Nâng cao
năng lực PCCCR
|
|
7.157
|
|
|
7.157
|
|
|
8
|
Xây dựng
phương án quản lý rừng bền vững
cho 11 chủ rừng tổ chức nhà nước
|
|
|
|
|
|
|
|
1
Theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính
phủ về phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm
2021-2025.