HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
10/NQ-HĐND
|
Cần
Thơ, ngày 07 tháng 7 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG
THÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ NĂM
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
124/QĐ-TTg ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển
bền vững;
Căn cứ Quyết định số
1533/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
639/QĐ-BNN-KH ngày 02 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu;
Căn cứ Quyết định số
805/QĐ-BNN-KH ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng
bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
1600/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020;
Xét Tờ trình số 52/TTr-UBND
ngày 15 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thông qua Quy hoạch
phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban đô thị; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội
đồng nhân dân tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn
thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung
chủ yếu sau:
1. Phạm vi
và đối tượng quy hoạch
a) Phạm vi: Trên địa bàn các quận,
huyện thuộc thành phố Cần Thơ.
b) Đối tượng: Nông nghiệp, nông
thôn thành phố Cần Thơ.
2. Nội dung
quy hoạch
a) Quy hoạch sản xuất nông nghiệp:
- Mục tiêu: Phát triển nền nông
nghiệp thành phố Cần Thơ theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao với các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp mang tính đặc
trưng của vùng đồng bằng sông Cửu Long, đạt năng suất, chất lượng và khả năng cạnh
tranh cao, gắn với phát triển du lịch và xây dựng nông thôn mới có cơ cấu kinh
tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp và kết cấu hạ tầng phát triển theo hướng hiện
đại, phù hợp với định hướng phát triển thành phố là phát triển dịch vụ, công
nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường,
đảm bảo phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
- Giai đoạn 2017 - 2020:
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất
nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân 3,5%/năm, trong đó ngành nông, lâm
nghiệp tăng bình quân trên 2,5%/năm và ngành thủy sản tăng bình quân trên
4,0%/năm;
+ Cơ cấu giá trị sản xuất nông -
lâm - thủy sản năm 2020: 67,1% - 0,2% - 32,7%; cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi -
dịch vụ nông nghiệp: 74,5% - 17,3% - 8,2%;
+ Sản lượng lương thực ổn định
trên 1,3 triệu tấn và sản lượng thủy sản đạt trên 241.500 tấn;
+ Giá trị sản lượng bình quân
trên 01 ha đất nông nghiệp theo giá so sánh năm 2010 đạt 115 triệu đồng và theo
giá thực tế đạt 200 triệu đồng;
+ Thành lập và đầu tư hạ tầng
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Cần Thơ. Hình thành và phát triển 5 - 10
doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao, hàng năm đào tạo được
500 - 1.000 lượt cán bộ kỹ thuật, nông dân về ứng dụng công nghệ cao trong sản
xuất nông nghiệp.
+ Tập trung xây dựng
các làng nghề, phấn đấu từ nay đến năm 2020, khôi phục 5 làng nghề truyền thống
và xây dựng thêm 10 làng nghề mới; tổ chức phát triển tốt các vùng nguyên liệu,
đổi mới trang thiết bị và ứng dụng các công nghệ mới, giảm thiểu ô nhiễm môi
trường.
- Giai đoạn 2021 - 2030:
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản
xuất toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 đạt bình
quân trên 2,5%/năm, trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng trên 2%/năm và ngành
thủy sản tăng trên 3,3%/năm;
+ Tăng tỷ trọng chăn nuôi trong
cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2030 đạt 28% - 30% và tăng tỷ
trọng dịch vụ nông nghiệp đến năm 2030 đạt 10% - 20% giá trị sản xuất ngành
nông nghiệp;
+ Sản lượng lương thực ổn định
trên 01 triệu tấn và sản lượng thủy sản đạt trên 267.500 tấn;
+ Giá trị sản lượng bình quân
ha đất nông nghiệp theo giá so sánh năm 2010 đạt 135 triệu - 140 triệu đồng và
theo giá thực tế đạt trên 400 triệu đồng;
+ Phấn đấu xây dựng thành công 3
Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao góp phần thúc đẩy phát triển và ứng dụng
có hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp. Hình thành các trung tâm
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với nòng cốt là các doanh nghiệp nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao và các tổ chức khoa học, công nghệ và đào tạo tham gia đầu
tư để tạo ra công nghệ cao phục vụ nông nghiệp của thành phố và vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
- Nội dung quy hoạch: Quy hoạch
sản xuất đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030:
+ Trồng trọt: Duy trì tốc độ
tăng bình quân giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 2,19%/năm giai đoạn 2017 -
2020 và trên 1%/năm giai đoạn 2021 - 2030. Định hướng quy hoạch các sản phẩm chủ
lực, bao gồm: cây lúa; cây rau, đậu; cây bắp và các cây công nghiệp hàng năm (đậu
nành, mè,…); hoa, cây cảnh; cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả.
+ Chăn nuôi: Đẩy mạnh phát triển
chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng tập trung an toàn sinh học, tăng sản xuất
giống tốt cung cấp cho thành phố và các tỉnh, phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị
sản xuất 7,41%/năm, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi lên 17,3% năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 đạt trên 28% - 30%.
+ Cây phân tán: Đẩy mạnh trồng
cây xanh trong các khu đô thị và cây lâm nghiệp phân tán ở khu vực nông thôn tại
các công trình công cộng, vườn nhà, ven kênh rạch và ven các tuyến đường. Dự kiến
đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, bình quân hàng năm trồng thêm khoảng
01 triệu cây lâm nghiệp phân tán (quy đổi khoảng 500 ha).
+ Thủy sản: Duy trì tốc độ tăng
giá trị sản xuất ngành thủy sản từ nay đến năm 2020 đạt 4,57%/năm và nâng tỷ trọng
trong giá trị sản xuất toàn ngành lên 32,7% năm 2020 và định hướng đến năm 2030
đạt 39% - 40%. Tổng sản lượng thủy sản đến năm 2020 đạt 241.500 tấn, đến năm
2030 đạt 267.500 tấn. Số lượng cơ sở sản xuất giống đến năm 2020 là 130 cơ sở,
đến năm 2030 là 150 cơ sở.
b) Quy hoạch kết cấu hạ tầng
nông thôn:
- Mục tiêu: Xây
dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
đồng bộ và phát triển toàn diện, bền vững, phù hợp với tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa thành phố; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp
lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, du lịch đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự
lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
- Đến năm 2020:
+ Phấn đấu xây
dựng hoàn thành 100% số xã (36 xã) đạt chuẩn nông thôn mới;
+ Thu nhập của
dân cư nông thôn đạt 50 triệu đồng/người/năm;
+ Cơ bản hoàn
thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống
của dân cư nông thôn: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế
xã;
+ Tạo nhiều mô
hình sản xuất gắn với việc làm ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của dân
cư nông thôn.
- Đến năm 2030:
+ Củng cố, duy
trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí; rút ngắn khoảng cách phát triển giữa
khu vực nông thôn và đô thị;
+ Thu nhập của
dân cư nông thôn gấp hơn 2 lần so với năm 2020, đạt 100 triệu đồng/người/năm.
- Nội dung quy hoạch:
+ Giao thông nông
thôn: Nâng cấp 100% km đường trục xã, 75% - 100% đường trục
ấp đạt tiêu chuẩn quy định;
+ Thủy lợi: Hoàn
thiện hệ thống thủy lợi, điều tiết hợp lý nguồn nước, phục vụ sản xuất nông
nghiệp, các khu vực dân cư, góp phần phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn;
+ Cấp nước sinh hoạt
nông thôn: Xây dựng các trạm cấp nước tập trung với quy mô vừa và nhỏ tại các
trung tâm xã và các cụm, tuyến dân cư tập trung. Phấn đấu đến năm 2020 có 75%
dân số được cung nước nước sạch sinh hoạt đạt theo QCVN 02:2009/BYT;
+ Cấp điện nông
thôn: Nâng cấp, đầu tư mới các tuyến trung thế, hạ thế và trạm biến áp nhằm đảm
bảo đến năm 2020 cung cấp điện thường xuyên và an toàn cho 100% hộ nông thôn;
+ Đẩy mạnh đầu tư
hoàn thiện cơ sở vật chất: Trường học; văn hoá - thông tin; thể thao;
bưu điện; y tế; nhà ở dân cư;
+ Cải thiện môi
trường nông thôn: Củng cố và xây dựng các điểm thu gom và
xử lý rác; kiểm soát chặt chẽ nguồn nước thải, chất thải từ các cơ sở sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; phát động trong nhân dân tích cực trồng cây xanh, cây lâm nghiệp phân tán, các
loại cây chống sạt lở đất.
3. Nhu cầu vốn
đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu
tư giai đoạn 2017 - 2020 ước tính là 11.522 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đầu tư nông
nghiệp (4.480 tỷ đồng) và vốn xây dựng nông thôn mới (7.042 tỷ đồng).
Cơ cấu nguồn vốn đầu
tư cụ thể như sau:
- Vốn ngân sách
Nhà nước: 2.997 tỷ đồng;
+ Ngân sách Trung
ương: 303 tỷ đồng;
+ Ngân sách địa
phương: 2.338 tỷ đồng;
+ Vốn ODA (Trung
ương cấp phát cho địa phương): 356 tỷ đồng.
- Vốn huy động
(doanh nghiệp, dân cư, ...): 8.525 tỷ đồng.
Điều 2. Trách nhiệm và hiệu lực thi hành
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố
tổ chức thực hiện Nghị quyết này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp
luật quy định và cụ thể hóa các giải pháp nhằm đảm bảo triển khai thực hiện tốt
Quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2030 đáp ứng được mục tiêu quy hoạch đề ra.
Giao
Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng
nhân dân thành phố kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
2. Nghị quyết này
đã được Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ khóa IX, kỳ
họp thứ năm thông qua ngày 07 tháng 7 năm 2017 và có hiệu lực từ ngày ký ban
hành./.