ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
565/QĐ-UBND
|
Hải
Phòng, ngày 05 tháng 3 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, CẬP NHẬT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2050.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
23/6/2014;
Căn cứ Luật Khí tượng thủy văn
ngày 23/11/2015;
Căn cứ Quyết định số 1670/QĐ-TTg
ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó
với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Công văn số 180/BTNMT-KHTC
ngày 12/01/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn triển khai
Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu
và tăng trưởng xanh (nguồn vốn sự nghiệp);
Căn cứ Chương trình hành động số
76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số
45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải
Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ các Quyết định của Ủy ban
nhân dân thành phố: số 1207/QĐ-UBND ngày 31/5/2018
về việc phê duyệt Đề cương; số 2572/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 về việc phê duyệt Dự
toán kinh phí; số 2851/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà
thầu thực hiện Đề án Xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thông
báo số 461/TB-UBND ngày 26/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc đính
chính Quyết định số 2851/QĐ-UBND ngày 31/10/2018;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 21/TTr-STNMT ngày 15/01/2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án Xây dựng,
cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Hải
Phòng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế
hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Hải Phòng giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi
hành./.
Nơi nhận:
- Bộ TNMT;
- Chủ tịch, các PCT;
- Như Điều 3;
- CVP, các PCVP;
- Các phòng: NNTNMT, XDGTCT, NCKTGS;
- CV: KS, MT, TL, NN, TC, XD;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Đình Chuyến
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN
2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 05 tháng 03 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong
những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21 và Việt Nam được
đánh giá là một trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất do BĐKH. Hải
Phòng là thành phố ven biển của Việt Nam, đứng thứ 13 trong 20 thành phố cảng
có tỉ lệ tăng cao nhất về tài sản bị thiệt hại đến năm 2070 theo Nghiên cứu Tăng trưởng xanh ở Hải Phòng, Việt Nam - OECD 2016. Kế hoạch hành
động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố
Hải Phòng được Ủy ban nhân dân thành phố ban hành thể hiện chủ trương, chính
sách, nỗ lực và quyết tâm của thành phố trong ứng phó với BĐKH.
I. MỤC TIÊU
1.1. Mục tiêu chung
Xác định được các thách thức và cơ hội
của BĐKH đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, từ đó đưa ra các giải
pháp ưu tiên nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, giảm thiểu rủi ro trước những
tác động của BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn thành phố Hải
Phòng trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nâng cao năng lực quản
lý, giám sát BĐKH và tăng cường khả năng ứng phó với BĐKH; tận dụng các cơ hội
của BĐKH mang lại, phòng tránh và giảm thiểu những tác động
tiêu cực của BĐKH, đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố; Góp phần thực
hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và cam kết của Việt Nam trong đóng
góp do quốc gia tự quyết định nhằm bảo vệ khí hậu trái đất theo Thỏa thuận
Paris về BĐKH.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tác động của BĐKH đến môi
trường tự nhiên và các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội, từ đó xác định giải
pháp ứng phó cho các ngành, lĩnh vực, và địa phương trên địa bàn thành phố;
- Nâng cao hiệu quả thích ứng với
BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thông qua việc tăng cường công tác quản
lý nhà nước về BĐKH và thúc đẩy việc lồng ghép các yếu tố BĐKH vào các chương
trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố;
- Đề xuất các giải pháp và danh mục dự
án ưu tiên nhằm ứng phó với BĐKH cho thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030, tầm
nhìn đến năm 2050.
II. NHIỆM VỤ ĐẾN
NĂM 2030
2.1. Tăng cường năng lực quản lý,
giám sát BĐKH
- Triển khai xây dựng và đưa vào vận
hành ít nhất 01 Trạm khí tượng - thủy văn với công nghệ hiện đại, có độ chính
xác cao nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu về khí tượng thủy văn, phục vụ cho việc
dự báo, cảnh báo sớm các điều kiện khí hậu cực đoan ngày càng gia tăng do BĐKH
và dự báo xâm nhập mặn do mực nước biển dâng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,
phòng tránh thiên tai hiệu quả.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về
khí tượng thủy văn và giám sát BĐKH phục vụ công tác quản lý nhà nước về khí tượng
thủy văn và ứng phó với BĐKH trên địa bàn thành phố.
- Tăng cường cung cấp thông tin khí tượng
thủy văn và BĐKH đến các cơ quan, đơn vị sử dụng thông tin khí tượng, thủy văn,
BĐKH trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục, y tế, an ninh,
quốc phòng. Hướng dẫn tiếp cận thông tin khí hậu và dự báo khí hậu cho người
dân nhằm thích ứng hiệu quả với BĐKH.
- Định kỳ thực hiện đánh giá khí hậu
thành phố Hải Phòng và cập nhật kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho thành phố
theo kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam (định kỳ 10 năm/lần đánh giá
khí hậu và 5 năm/lần cập nhật kịch bản BĐKH và có thể được điều chỉnh, bổ sung
khi cần thiết).
2.2. Giảm thiểu phát thải khí nhà
kính
- Tăng cường triển khai thực hiện các
biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với các hoạt động sản xuất, kinh
doanh, giao thông vận tải phù hợp với điều kiện của thành phố, tiếp tục thực hiện
chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.
- Phát triển đồng bộ và sử dụng hiệu
quả, tiết kiệm các nguồn năng lượng, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất
năng lượng từ nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới.
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung
danh mục các dự án công nghiệp, khuyến khích đầu tư, đầu tư có điều kiện và
không chấp thuận đầu tư trên địa bàn thành phố giai đoạn đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030 để thu hút đầu tư các dự án công nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến,
hiện đại, sử dụng năng lượng hiệu quả và phát thải thấp.
- Triển khai đầu tư xây dựng nhà máy
xử lý chất thải bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại để giảm dần việc chôn lấp chất
thải tại khu vực nội thành; Từ năm 2025 triển khai xây dựng nhà máy xử lý chất
thải bằng công nghệ tiên tiến, hiện đại cho khu vực nông thôn; phấn đấu đến năm
2030 dừng việc chôn lấp chất thải tại khu vực đô thị; khuyến khích hoạt động
tái chế và tái sử dụng chất thải.
- Tăng cường bảo vệ, quản lý rừng bền
vững, bảo tồn và phát triển rừng ngập mặn, rừng phòng hộ để nâng cao khả năng hấp
thụ khí nhà kính của rừng. Thực hiện việc cấp chứng chỉ rừng bền vững theo quy
định tại Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững. Xây dựng Kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025.
2.3. Thích ứng với BĐKH
- Tăng cường nguồn lực đầu tư cho
công tác lập quy hoạch, tập trung lập các quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật,
nhất là quy hoạch thoát nước, xử lý nước thải, và xử lý chất thải rắn. Đảm bảo
quy hoạch đi trước một bước để nâng cao năng lực dự báo, đáp ứng yêu cầu chủ động
ứng phó với BĐKH; Khuyến khích xây dựng các công trình bằng các vật liệu tại chỗ,
áp dụng công nghệ cao, kết hợp với chất phụ gia để tăng độ bền cho công trình; Sử dụng các vật liệu mới có khả năng chống chịu
tốt với các hiện tượng khí hậu cực đoan.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn
thiện một số tuyến đê sông, đê biển kém ổn định và xung yếu để đảm bảo an toàn
các tuyến đê, cống tiêu thoát mưa, lũ; Xây dựng, nâng cấp các công trình quan
trọng tại các vùng có nguy cơ ngập lụt cao trong khu vực đô thị và khu vực ven
biển và các công trình phòng chống thiên tai nhằm nâng cao khả năng ứng phó với
các tình huống thiên tai khẩn cấp và tình hình thiên tai ngày càng gia tăng do
BĐKH.
- Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên
tai trên địa bàn thành phố giai đoạn 2020-2025; Cập nhật phân vùng rủi ro thiên
tai, xây dựng bản đồ cảnh báo thiên tai (bão, nước dâng do bão, hạn hán, xâm nhập
mặn...).
- Đẩy mạnh áp dụng khoa học - công
nghệ tiên tiến trong ứng phó với BĐKH. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch
“Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào thành
phố Hải Phòng trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên, giai đoạn đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030” được Ủy ban dân thành phố ban hành tại Quyết định số
872/QĐ-UBND ngày 10/4/2019.
- Nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe
cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng dân cư tại các khu vực ven biển, hải đảo, vùng
dễ bị tác động bởi BĐKH và rủi ro thiên tai. Thực hiện thích ứng với BĐKH dựa
vào hệ sinh thái và cộng đồng thông qua phát triển dịch vụ hệ sinh thái, bảo tồn
đa dạng sinh học, sử dụng kiến thức của người dân địa phương, ưu tiên đối với cộng
đồng dễ bị tổn thương nhất. Thí điểm xây dựng mô hình cộng
đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH.
- Triển khai các hành động trong Kịch
bản các - bon thấp cho thành phố gồm: Công nghiệp xanh, Tòa nhà xanh, Sử dụng
năng lượng hiệu quả và Giao thông sạch. Bên cạnh đó sử dụng tiết kiệm và hiệu
quả năng lượng trong nông nghiệp, phát triển sản xuất nông nghiệp xanh, ít phát
thải, đảm bảo phát triển bền vững và thích ứng với BĐKH.
- Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị và sử dụng đất, các khu kinh tế và khu
công nghiệp, cụm công nghiệp dựa trên kịch bản BĐKH và nước biển dâng ưu tiên đến
các ngành và vùng trọng điểm; thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho
các lưu vực sông chính, quản lý tổng hợp vùng bờ.
2.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức,
đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về BĐKH
- Tăng cường và đổi mới công tác
tuyên truyền, phổ biến kiến thức về khí tượng thủy văn và BĐKH, phòng tránh và
giảm nhẹ rủi ro thiên tai cho các cấp, các ngành, địa phương và doanh nghiệp,
nhân dân trên địa bàn thành phố nhằm nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của
các cấp chính quyền và cộng đồng về thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải khí
nhà kính. Khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư tài
chính cho ứng phó với BĐKH.
- Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học
sinh các cấp về BĐKH thông qua giáo dục ngoại khóa và xây dựng giải pháp lồng
ghép, tích hợp BĐKH trong giáo dục các cấp học tại thành phố Hải Phòng.
- Xây dựng, triển khai chương trình
đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao về BĐKH cho ngành
tài nguyên môi trường và các ngành liên quan; kiện toàn bộ máy quản lý về BĐKH
và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn có đủ năng lực và trình độ
trong hoạt động ứng phó với BĐKH.
- Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia,
các tổ chức quốc tế, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ cho các hoạt động ứng phó với BĐKH
để có thể nhanh chóng được tiếp cận và chuyển giao với các công nghệ mới và hiện
đại trong giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng
tái tạo và năng lượng mới; Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ quốc
tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH hướng tới phát triển bền vững.
III. ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN
NĂM 2050
- Tiếp tục tăng cường năng lực thích ứng
với BĐKH của con người, cơ sở hạ tầng và các hệ thống tự nhiên, nhằm bảo vệ và
nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh nguồn nước,
xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh BĐKH và an toàn trước thiên tai.
- Tiếp tục thực hiện chương trình, dự
án liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện của từng
ngành, từng lĩnh vực trên địa bàn thành phố Hải Phòng nhằm phát triển nền kinh
tế các-bon thấp và tăng trưởng xanh;
- Tăng cường hợp tác quốc tế về BĐKH,
khẳng định sự chủ động, nỗ lực của thành phố Hải Phòng trong ứng phó với biến đổi
khí hậu; Tích cực vận động hỗ trợ quốc tế về năng lực, tài chính, công nghệ để ứng
phó hiệu quả với các tác động của BĐKH;
- Thực hiện lồng ghép các yếu tố về
BĐKH trong tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội nhằm chủ động ứng phó với BĐKH
và tận dụng các cơ hội từ BĐKH để phát triển kinh tế - xã hội, gắn kết hài hòa
giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, và nâng cao đời
sống nhân dân hướng tới bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững và tăng trưởng
xanh của thành phố.
IV. DANH MỤC CÁC DỰ
ÁN ƯU TIÊN
Danh mục 38 nhiệm vụ, dự án ưu tiên
nhằm ứng phó với BĐKH thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 (Phụ lục kèm theo Kế hoạch này).
V. NGUỒN VỐN THỰC
HIỆN
5.1. Kinh phí dự kiến thực hiện Kế
hoạch hành động:
- Nhiệm vụ giảm phát thải khí nhà
kính:
|
396 tỷ đồng
|
- Nhiệm vụ thích ứng với BĐKH:
|
27.125,668 tỷ đồng
|
- Nhiệm vụ tăng cường năng lực:
|
21,2 tỷ đồng
|
Tổng cộng: 27.542,868 tỷ đồng (Bằng
chữ: Hai mươi bảy nghìn năm trăm bốn mươi hai tỷ, tám trăm sáu mươi tám triệu đồng).
5.2. Nguồn vốn thực hiện:
- Từ ngân sách nhà nước chi cho đầu
tư phát triển, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp bảo vệ môi trường giai
đoạn 2021-2030.
- Từ ngoài ngân sách nhà nước (nguồn
vốn từ hỗ trợ quốc tế, đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khối tư nhân)
- Nguồn vốn lồng ghép từ các chương
trình, dự án có liên quan.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
6.1. Ban chỉ đạo Chương trình hành
động ứng phó với BĐKH thành phố Hải Phòng
- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân
thành phố trong việc chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án trong
Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Hải Phòng giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt
động hợp tác quốc tế, vận động hỗ trợ tài chính quốc tế
cho các hoạt động về BĐKH và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án quốc tế
về BĐKH.
6.2. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đồ xuất kiện toàn Ban chỉ đạo
Chương trình hành động ứng phó với BĐKH thành phố Hải Phòng phù hợp với thực tế.
- Chủ trì cùng các Sở, ban, ngành, địa
phương triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050; định kỳ
hàng năm tổng hợp báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố
kết quả thực hiện; đề xuất chỉnh sửa, bổ sung Kế hoạch hành động cho phù hợp với
thực tế của thành phố và chỉ đạo của cơ quan Trung ương (nếu có).
6.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
trong việc cân đối, bố trí ngân sách thành phố để triển khai thực hiện Kế hoạch
hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của thành phố Hải Phòng giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
6.4. Sở Tài chính
Trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách
thành phố hàng năm, tham mưu cho UBND thành phố bố trí kinh phí ngân sách thực
hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Hải Phòng giai đoạn
2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
6.5. Các Sở, ban, ngành, địa
phương
Các Sở, ban, ngành, địa phương và các
cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn thành phố:
- Nghiêm túc thực hiện Quyết định số
34/2019/QĐ-UBND ngày 20/9/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Ban hành Quy chế
phối hợp quản lý nhà nước về khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Trên cơ sở Kế hoạch hành động ứng
phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, lồng ghép vấn
đề biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng - an ninh; chủ động triển khai Kế hoạch hành động cho ngành, lĩnh vực
mình và thực hiện các nhiệm vụ, dự án được giao trong Danh mục nhiệm vụ, dự án
ưu tiên ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
trong Kế hoạch hành động.
- Định kỳ trước ngày 15/12 hàng năm,
báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Bộ
Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân thành phố.
PHỤ LỤC:
DANH MỤC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI
BĐKH CỦA THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày
05/3/2020 của Ủy ban nhân dân thành phố)
STT
|
Nhiệm
vụ/dự án (xếp theo thứ tự ưu tiên)
|
Thời
gian thực hiện
|
Kinh
phí dự kiến (tỷ đồng)
|
Cơ
quan chủ trì/ đề xuất
|
Ghi
chú
|
I. Nhiệm vụ giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính
|
1
|
Kiểm kê khí nhà kính và đề xuất các
giải pháp quản lý phát thải khí nhà kính trên địa bàn thành phố Hải Phòng
|
2021-2025
|
5
|
Sở Tài
nguyên và Môi trường
|
|
2
|
Xây dựng và phổ biến mô hình áp dụng
sản xuất sạch hơn trong công nghiệp
|
2021-2025
|
1
|
Sở
Công thương
|
|
3
|
Xây dựng mô hình ứng dụng năng lượng
mới, năng lượng tái tạo trong hộ gia đình, doanh nghiệp
|
2021-2025
|
2
|
Sở
Công thương
|
|
4
|
Thí điểm sử dụng nhiên liệu sạch,
nhiên liệu tái tạo cho phương tiện xe buýt trên một số tuyến vận tải hành
khách công cộng và xây dựng hệ thống trạm cấp nhiên liệu
|
2021-2025
|
370
|
Sở
Giao thông vận tải
|
|
5
|
Xây dựng trạm phát điện mặt trời 50
kWp tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải
|
2021-2025
|
3
|
Sở
Công thương
|
|
6
|
Xây dựng mô hình thí điểm và triển
khai nhân rộng ứng dụng năng lượng tái tạo, công nghệ ít tiêu tốn năng lượng
vào các hạng mục chiếu sáng, báo hiệu giao thông.
|
2021-2025
|
10
|
Sở
Giao thông vận tải
|
|
7
|
Xây dựng kế hoạch hành động giảm
phát thải các - bon hướng tới xã hội các - bon thấp cho thành phố Hải Phòng
giai đoạn 2021-2030
|
2021-2030
|
5
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
|
II. Nhiệm vụ
thích ứng với BĐKH
|
1
|
Xây dựng cơ sở dữ liệu khí tượng thủy
văn và giám sát BĐKH trên địa bàn thành phố Hải Phòng
|
2019-2021
|
5
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường
|
|
2
|
Hệ thống quản lý giao thông đô thị
thông minh
|
2019-2025
|
1.000
|
Sở
Giao thông vận tải
|
QĐ
821, CTr 76
|
3
|
Chỉnh trang một số tuyến đường nội
đô (hệ thống đèn chiếu sáng các cầu, đường và cải tạo, nâng cấp đường để giảm
ùn tắc giao thông)
|
2019-2022
|
1.000
|
Sở
Giao thông vận tải
|
QĐ
821, CTr 76
|
4
|
Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và
tăng cường tính chống chịu vùng ven biển thành phố Hải Phòng
|
2019-2023
|
883,59
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Đang
triển khai
|
5
|
Xây dựng trạm quan trắc khí tượng
thủy văn trên đảo Cát Bà
|
2021-2025
|
15
|
Sở
TN&MT, Vườn Quốc gia Cát Bà
|
|
6
|
Xây dựng, nâng cấp cảng và khu neo
đậu tàu tránh trú bão cho tàu cá Bạch Long Vỹ (phía Tây Nam)
|
2021-2023
|
830
|
UBND
huyện Bạch Long Vỹ
|
QĐ
821, CT76
|
7
|
Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống
thoát nước, xử lý nước thải tại các quận Dương Kinh, Đồ Sơn
|
2021-2023
|
3.200
|
Sở
Xây dựng
|
QĐ
821, CTr 76
|
8
|
Xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống
thoát nước, xử lý nước thải tại đảo Cát Bà
|
2021-2023
|
350
|
Sở
Xây dựng
|
QĐ
821, CTr 76
|
9
|
Kè hai bên sông Lạch Tray, sông Cấm,
sông đào Hạ Lý
|
2021-2025
|
1.000
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
QĐ
821, CTr 76
|
10
|
Xây dựng tuyển đê biển Nam Đình Vũ
|
2021-2025
|
1.200
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
QĐ
821
|
11
|
Đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng
các cảng cá kết hợp khu neo đậu tầu thuyền trên địa bàn thành phố (Lập Lễ, Mắt
Rồng, Ngọc Hải, Quán Chánh, Vinh Quang, ...);
|
2021-2025
|
1.000
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
QĐ
821, CTr 76
|
12
|
Xây dựng đê kè mở rộng mặt bằng và
chống xói mòn khu bãi triều phía đông nam đảo Bạch Long Vỹ
|
2021-2025
|
1.000
|
UBND
huyện Bạch Long Vỹ
|
QĐ
821
|
13
|
Dự án Nâng cấp Cống Đợn 2 huyện Vĩnh Bảo: Tiêu thoát nước, phòng chống úng cho huyện
Vĩnh Bảo
|
2021-2025
|
400
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
|
14
|
Dự án nâng cấp hệ thống công trình
thủy lợi Đa Độ, giai đoạn 2: Bảo vệ chất lượng nước hệ thống Đa Độ
|
2021-2025
|
300
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
|
15
|
Dự án bảo vệ nguồn nước ngọt sông
Re thuộc hệ thống An Kim Hải
|
2021-2025
|
150
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
|
16
|
Xây dựng tuyến cống thoát nước từ
kênh Bắc Nam Hùng ra sông Cấm
|
2021-2025
|
300
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
QĐ
821
|
17
|
Di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở
những vùng thiên tai (thường xuyên bị tác động của bão, nước dâng do bão, xói
lở bờ sông, bờ biển và sạt lở núi, sụt lún đất, lốc xoáy ...)
|
2021-2030
|
337,078
|
Sở
Xây dựng và các sở, ngành, địa phương
|
|
18
|
Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước
mưa, nước thải khu vực nội đô: trạm bơm tiêu chống úng và xây dựng cống thoát
nước thải lưu vực Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân
|
2021-2030
|
1.200
|
Sở
Xây dựng
|
QĐ
821
|
19
|
Cải tạo, nâng cấp các tuyến đê
sông, đê biển trên địa bàn thành phố
|
2021-2030
|
1.000
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
CTr76
|
20
|
Xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống
đê, kè Khu du lịch Đồ Sơn để ứng phó với BĐKH
|
2021-2030
|
1.000
|
Sở
Xây dựng
|
QĐ
821, CTr 76
|
21
|
Xây dựng đập ngăn mặn trên sông
Thái Bình
|
2021-2030
|
550
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
QĐ
821
|
22
|
Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp,
thủy sản ứng dụng công nghệ cao thích ứng với BĐKH
|
2021-2030
|
800
|
Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
QĐ
821
|
23
|
Xây dựng các công viên cây xanh tại
các nút giao thông cửa ngõ của thành phố.
|
2021-2030
|
1.000
|
Sở
Xây dựng
|
QĐ
821
|
24
|
Dự án thoát nước mưa, thoát nước thải
và quản lý chất thải rắn Hải Phòng, giai đoạn 2
|
2021-2030
|
7.200
|
Sở
Xây dựng
|
QĐ
821
|
25
|
Xây dựng Nhà máy xử lý nước thải
Quán Trữ, quận Kiến An
|
2025-2030
|
735
|
UBND
quận Kiến An
|
|
26
|
Xây dựng hạ tầng bãi rác tập trung
tại các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Cát Hải
|
2021-2030
|
600
|
UBND
các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Cát Hải
|
QĐ
821
|
27
|
Lồng ghép yếu tố BĐKH vào các quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, ngành, địa phương
|
2021-2030
|
70
|
Các
sở, ngành, địa phương
|
|
III. Tăng cường
năng lực quản lý
|
1
|
Xây dựng sổ tay tiết kiệm năng lượng
trong đời sống, sinh hoạt
|
2021-2025
|
0,2
|
Sở
Công thương phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan
|
|
2
|
Tuyên truyền nâng cao nhận thức ứng
phó với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai trên địa bàn thành phố
|
2021-2025
|
10
|
Các
sở, ngành, địa phương
|
|
3
|
Nâng cao nhận thức, hiểu biết cho học
sinh về BĐKH thông qua giáo dục ngoại khóa và xây dựng giải pháp lồng ghép,
tích hợp BĐKH trong giáo dục các cấp học tại thành phố Hải Phòng
|
2021-2025
|
5
|
Sở
Giáo dục và Đào tạo
|
|
4
|
Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán
bộ, công chức liên quan đến lĩnh vực BĐKH đáp ứng nhu cầu về thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH.
|
2021-2025
|
6
|
Sở
Tài nguyên và Môi trường, Các Sở, ngành, địa phương
|
|
Tổng
kinh phí
|
|
27.542,868
|
|
|
(Ghi chú: - CTr 76: Chương trình
hành động số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị
quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị
về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045;
- QĐ 821: Quyết định số 821/QĐ-TTg
ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030).
Tổng cộng: 38 nhiệm vụ/dự án
Tổng số kinh phí dự kiến thực hiện
các nhiệm vụ/dự án: 27.542,868 tỷ VNĐ
Bằng chữ: Hai bảy nghìn năm trăm bốn
mươi hai tỷ, tám trăm sáu mươi tám triệu đồng.