Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 821/QĐ-TTg 2018 Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hải Phòng đến 2025

Số hiệu: 821/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành: 06/07/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 821/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

2. Đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; chuyển hướng phát triển chủ yếu từ chiều rộng sang chiều sâu.

3. Xây dựng và phát triển Hải Phòng theo hướng đô thị cảng biển xanh, thông minh, kiến trúc đặc sắc, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ.

4. Thực hiện tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên thể chế, nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến và phát huy yếu tố con người; xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của thành phố và đất nước.

5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, đảm bảo khai thác và sử dụng lâu dài các nguồn tài nguyên và giữ vững cân bằng sinh thái, chủ động thích nghi, ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.

6. Kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị và ổn định xã hội. Xây dựng Hải Phòng thành một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng - an ninh, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, xã hội công bằng, văn minh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Hải Phòng trở thành Thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, thông minh với tốc độ tăng trưởng kinh tế đột phá; là trung tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh cao; là trọng điểm phát triển kinh tế biển của cả nước; bước đầu phát triển kinh tế tri thức; kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là trung tâm giáo dục - đào tạo, y tế và khoa học - công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, đạt cơ bản các tiêu chí đô thị loại I trước năm 2020 và đạt các tiêu chí chủ yếu của đô thị đặc biệt vào năm 2025; là hạt nhân, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, cửa chính ra biển của các địa phương phía Bắc và hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc; kết nối mạnh mẽ với thế giới, khu vực và các địa phương khác trong cả nước, là đầu tàu động lực có sức lan toả của vùng Bắc Bộ về phát triển kinh tế - xã hội; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao; môi trường được bảo vệ tốt, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiến tới tạo dựng nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; một pháo đài vững chắc về quốc phòng - an ninh.

2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu

a) Về kinh tế

- Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố theo giá hiện hành chiếm 19,6% so với tổng GDP của cả Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và chiếm 4,86% so với toàn quốc vào năm 2020; tương ứng là 23,7%; 6,38% vào năm 2025 và 28,3%; 8,2% vào năm 2030.

- GRDP bình quân đầu người vào năm 2020 theo giá so sánh 2010 đạt 86,3 triệu đồng/người/năm vào năm 2020; năm 2025 đạt 150 triệu đồng và vào năm 2030 đạt 256 triệu đồng/người/năm (tương ứng với 6.993 USD/người/năm vào năm 2020; 14.740 USD/người/năm vào năm 2025 và 29.887 USD/người/năm vào năm 2030).

- Tăng trưởng GRDP các thời kỳ 2016 - 2020, 2021 - 2025 và 2026 - 2030 đạt bình quân tương ứng 13,5%/năm; 13%/năm và 12,5%/năm.

- Cơ cấu GRDP của thành phố năm 2020 là: Dịch vụ 57%, Công nghiệp - Xây dựng 38,1% và Nông, lâm, thủy sản 4,9%; năm 2025 tương ứng là 60,8%; 36% và 3,2%; năm 2030 tương ứng là 63,3%; 34,6% và 2,1%.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 12 - 17 tỷ USD năm 2020; 20 - 21 tỷ USD vào năm 2025 và 43 - 44 tỷ USD vào năm 2030; sản lượng hàng hóa thông qua các cảng trên địa bàn đạt 130 triệu tấn năm 2020; đạt 300 triệu tấn vào năm 2025 và 550 - 580 triệu tấn vào năm 2030.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn vào năm 2020 đạt trên 120 nghìn tỷ đồng; năm 2025 đạt 180 - 190 nghìn tỷ đồng và năm 2030 đạt 300 - 310 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt tương ứng 35 - 38 nghìn tỷ đồng; 55 - 60 nghìn tỷ đồng và 90 - 95 nghìn tỷ đồng.

- Phấn đấu đạt năng suất lao động toàn xã hội là 122 triệu đồng/lao động vào năm 2020; 195 triệu đồng/lao động vào năm 2025 và 300 triệu đồng/lao động vào năm 2030 (tính theo giá so sánh 2010).

- Toàn thành phố có trên 33.000 doanh nghiệp hoạt động vào năm 2020; trên 42.000 doanh nghiệp vào năm 2025 và trên 53.000 doanh nghiệp vào năm 2030. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đến năm 2020 đạt khoảng 51% - 53%, năm 2025 đạt khoảng 55% - 56%, đến năm 2030 đạt khoảng 60% - 65%.

- Hải Phòng nằm trong tốp 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vào năm 2020.

b) Về kết cấu hạ tầng

Giai đoạn đến năm 2020 ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng với các tiêu chuẩn của đô thị loại I và tiệm cận với đô thị loại đặc biệt ở một số tiêu chí. Tốc độ tăng trưởng phát triển kết cấu hạ tầng từ nay đến năm 2020 đạt khoảng 16%, đến năm 2030 đạt 20%.

Năm 2019 hoàn thành xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu với bên ngoài. Giai đoạn đến năm 2030 xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng khung đảm bảo các tiêu chí chủ yếu của đô thị loại đặc biệt. Đến năm 2020 cơ bản xây dựng được chính quyền điện tử, xây dựng và vận hành hệ thống quản lý giao thông đô thị thông minh với hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, bảo đảm kết nối trực tuyến, tích hợp và chia sẻ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân. Tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng đạt 20% vào năm 2020 và 30% vào năm 2030.

c) Về văn hóa, xã hội

- Đến năm 2020 dân số thành phố Hải Phòng sẽ đạt khoảng 2,1 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa khoảng 50 - 55%; năm 2025 khoảng 2,25 triệu người, với tỷ lệ đô thị hóa 60 - 65%; năm 2030 khoảng 2,4 triệu người với tỷ lệ đô thị hóa 65 - 70%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân dưới 1%/năm giai đoạn 2016 - 2020; giai đoạn 2021 - 2030 là 1,15%/năm.

- Năm 2020 có 50% trường mầm non; 75% trường tiểu học, 50% trường trung học cơ sở và 40% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; năm 2025 tương ứng là 60%, 85%, 60% và 50%; và năm 2030 lần lượt là 70%, 90%, 70% và 65% trường đạt chuẩn quốc gia. 100% số học sinh được học 2 buổi/ngày.

- Phấn đấu đạt 90% số trạm y tế đạt chuẩn theo bộ tiêu chí quốc gia về y tế vào năm 2020; 100% vào năm 2025 và duy trì tỷ lệ này vào các năm sau đó. Số bác sỹ trên 1 vạn dân đạt 14 bác sỹ năm 2020; 16 bác sỹ vào năm 2025 và 18 bác sỹ vào năm 2030. Tuổi thọ trung bình đạt 77 tuổi vào năm 2020; 77,5 tuổi vào năm 2025 và 78 tuổi vào năm 2030.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 85% năm 2020, trong đó đào tạo nghề đạt 60%; năm 2025 là 87 - 88% với 65% qua đào tạo nghề và năm 2030 là 90%, trong đó 70% qua đào tạo nghề.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia) giảm hàng năm 0,7 - 1%.

d) Về bảo vệ môi trường

Lượng tiêu thụ năng lượng/GDP năm 2020 giảm trên 20% so với năm 2010 và năm 2030 giảm trên 50% so với năm 2010. Tỷ lệ che phủ rừng và cây xanh của năm 2020 là 23%, năm 2025 là 24% và năm 2030 đạt 25%. Phấn đấu từ năm 2020 thu gom và xử lý 100% rác thải đô thị; thu gom xử lý rác thải nông thôn đạt 90% vào năm 2020; 95% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030. Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100% vào năm 2020 và các năm tiếp theo. Xanh hóa các ngành, lĩnh vực và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp xanh đạt trên 10%, vào năm 2020 và trên 40% vào năm 2030. Xây dựng thêm và hoàn chỉnh các nhà tang lễ trên địa bàn thành phố, đảm bảo đến năm 2030 có 5 - 7 nhà tang lễ.

đ) Về quốc phòng, an ninh

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, toàn diện; xây dựng khu vực phòng thủ thành phố vững mạnh. Kết hợp tốt phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh; tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân thành phố. Đến năm 2020 xây dựng 6 hạng mục công trình trong căn cứ hậu phương số 1 của thành phố tại Núi Voi, huyện An Lão.

III. CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN

1. Đổi mới mô hình tăng trưởng, chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế.

2. Xây dựng và phát triển đô thị Hải Phòng theo hướng đô thị Cảng xanh, thông minh, hiện đại; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

3. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, đảm bảo tính kết nối, phát huy vị thế là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc.

IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Các ngành kinh tế

a) Nhóm ngành dịch vụ

Đầu tư phát triển nhanh các dịch vụ (cảng, vận tải biển, logistics, hàng không, tài chính - ngân hàng, thương mại, du lịch, giáo dục - đào tạo, y tế,...) đảm bảo xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam; trung tâm dịch vụ logistics của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ với 04 Trung tâm logistics vệ tinh là Lạch Huyện, VSIP, Tràng Duệ và Tiên Lãng; trung tâm tài chính, thương mại, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn của vùng Bắc Bộ, cả nước và khu vực; trung tâm giao dịch thông tin, bưu chính viễn thông và hội nghị quốc tế lớn của Việt Nam; trung tâm giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học lớn của vùng Bắc Bộ; trung tâm y tế lớn của vùng duyên hải Bắc Bộ. Chủ động và có lộ trình thích hợp để hội nhập quốc tế trong lĩnh vực vận tải biển.

Hình thành trung tâm dịch vụ xuất nhập khẩu quốc gia và quốc tế, trung tâm thương mại - hội chợ - triển lãm quốc tế. Xuất khẩu theo mô hình bền vững, tích cực và chủ động tham gia vào mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu; sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, chế biến sâu, có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.

Phát triển du lịch Hải Phòng bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, có tính chuyên nghiệp, chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, thân thiện với môi trường, nhất là du lịch cao cấp. Hình thành các khu du lịch biển tầm cỡ quốc gia và quốc tế như Cát Bà, Đồ Sơn.

Kết hợp phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao phục vụ các hoạt động kinh tế đối ngoại (kinh doanh xuất nhập khẩu, dịch vụ tài chính, viễn thông...) với phát triển kinh tế biển, công nghiệp khai thác, chế biến và du lịch quốc tế.

b) Nhóm ngành Công nghiệp - xây dựng

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn, có năng suất, giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học - công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghiệp biển, công nghiệp điện tử, điện gia dụng, công nghiệp hàng xuất khẩu các ngành công nghiệp hỗ trợ; sản phẩm có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ưu tiên thu hút công nghiệp xanh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, thân thiện với môi trường. Nâng cao tỷ lệ nội địa trong sản phẩm, chuyển dần từ gia công, lắp ráp sang chế tạo, chế tác; giảm dần những sản phẩm sơ chế. Tiếp tục thu hút các dự án nước ngoài thuộc nhóm công nghệ rất mới, rất hiện đại, tạo thành cụm công nghiệp điện tử để trở thành một trung tâm hàng đầu của công nghiệp Việt Nam. Thực hiện cơ cấu lại ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tham gia sâu vào mạng lưới sản xuất công nghiệp khu vực và thế giới. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị theo hướng tiên tiến hiện đại, nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án hạ tầng khu công nghiệp, hoàn thành cơ bản kết cấu hạ tầng kỹ thuật thiết yếu trong Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Đến năm 2020 thành lập mới có chọn lọc các khu, cụm công nghiệp với diện tích tăng thêm từ 4.000 đến 5.000 ha, đưa tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp lên trên 10.000 ha. Ưu tiên phát triển các khu công nghiệp trong Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thu hút các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành có giá trị gia tăng cao, ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường.

Đảm bảo yêu cầu phát triển công nghiệp theo hướng bền vững. Rà soát, yêu cầu các khu, cụm công nghiệp không đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường phải thực hiện khắc phục, cải tạo, nâng cấp công trình để bảo vệ môi trường; đóng cửa các khu công nghiệp không có khả năng khắc phục, cải tạo; hạn chế mở mới các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên các lưu vực sông. Tiếp tục khuyến khích và có kế hoạch di chuyển các nhà máy, cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi đô thị, khu dân cư. Khôi phục lại các làng nghề truyền thống, kết hợp kỹ thuật hiện đại với truyền thống, gắn với phát triển du lịch. Thực hiện chuyển đổi các làng nghề sang mô hình khu, cụm công nghiệp làng nghề hợp lý, có hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp xây dựng đã có thương hiệu; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp xây dựng mới.

c) Nhóm ngành nông, lâm, thủy sản

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị thủy sản, chăn nuôi. Nông sản hàng hóa chủ lực: lúa, rau, củ, quả chất lượng cao; hoa - cây cảnh; thuốc lào; thủy hải sản; lợn thịt, lợn sữa xuất khẩu, gia cầm, bò.

Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, công nghệ cao, an toàn về sinh thái, đạt hiệu quả cao và tạo ra giá trị lớn, nông nghiệp hữu cơ. Phát triển các cây, con có giá trị kinh tế cao, phù hợp điều kiện địa phương; sử dụng có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp bằng thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm. Xây dựng ngành nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch, bảo vệ môi trường, xây dựng chuỗi giá trị từ đầu vào, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Hình thành hệ sinh thái nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực (quỹ đất, nguồn nước, lao động, dịch vụ...), tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn thực phẩm.

Đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 quy hoạch 5.870 ha khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ trên địa bàn 07 quận, huyện. Ưu tiên các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh như gia súc, gia cầm chăn nuôi chất lượng cao; lúa chất lượng, rau củ quả, thuốc lào, hoa cây cảnh; thủy hải sản.

Phát triển có trọng tâm các lĩnh vực kinh tế thủy sản, xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm sản xuất giống, thức ăn, khoa học công nghệ, chế biến, xuất khẩu thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

Phát triển và cải tạo rừng gắn với phòng hộ và bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, hướng tới một “Thành phố xanh”.

Phát huy hiệu quả kinh tế hộ, kinh tế trang trại, tập đoàn đánh cá và các doanh nghiệp. Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Phát triển, mở rộng thị trường nội địa, thị trường truyền thống; tiếp cận các thị trường xuất khẩu mới.

2. Định hướng phát triển doanh nghiệp

Xây dựng doanh nghiệp thành phố Hải Phòng có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững. Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, phá sản doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã cổ phần hóa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong từng thời kỳ. Tiếp tục rà soát cơ cấu lại phần vốn nhà nước trong các công ty cổ phần và giải quyết những vấn đề sau khi cổ phần hoá. Tạo điều kiện để các công ty cổ phần hoàn thiện phương thức quản trị doanh nghiệp, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu để hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiếp tục phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Hải Phòng theo hướng lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa kinh tế - xã hội thành phố phát triển nhanh, bền vững, tạo sự phát triển đột phá, tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân, xây dựng và phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân có tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; nhiều doanh nghiệp tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị cao trong khu vực và toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Hướng thu hút các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm và hàng hóa xuất khẩu. Chú trọng nhiều hơn đến hiệu quả và nâng cao chất lượng đầu tư, tận dụng tối đa nguồn FDI để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và hiệu quả, thực hiện nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Ưu tiên thu hút các dự án FDI sản xuất công nghiệp vào đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp tập trung, có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ nhằm đảm bảo yêu cầu về kiểm soát tác động tiêu cực đến môi trường.

3. Định hướng phát triển các lĩnh vực xã hội

- Chủ động duy trì mức sinh hợp lý, nâng cao chất lượng dân số, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản có chất lượng, lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, ngành. Phát triển thị trường lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm nhanh lao động khu vực nông nghiệp, tăng lao động khu vực dịch vụ, chú trọng ngành logistics. Phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, nhất là thị trường lao động có thu nhập cao, an toàn cho người lao động.

- Đổi mới căn bản và toàn diện, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Phát triển các cơ sở giáo dục, đào tạo đại học và nghiên cứu khoa học, xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng duyên hải Bắc Bộ. Từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nhằm tạo nguồn nhân lực đủ khả năng tiếp cận kỹ thuật tiên tiến và công nghệ hiện đại, đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và quốc tế; góp phần phát triển kinh tế tri thức cho giai đoạn sau năm 2030. Đẩy mạnh hơn các hoạt động xúc tiến, khuyến khích đầu tư quốc tế vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, phấn đấu đến năm 2020 có trường đại học quốc tế và 1 - 2 trường nghề đào tạo theo chương trình quốc tế. Khuyến khích hình thành các viện, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn thành phố, đầu tư phát triển một số trường đại học chuyên ngành về biển và du lịch đạt chuẩn quốc tế.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng y tế đồng bộ và từng bước hiện đại đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân thành phố và yêu cầu xây dựng thành phố Hải Phòng thành trung tâm y tế vùng duyên hải Bắc Bộ, trung tâm y tế biển hàng đầu của cả nước. Nâng cao chất lượng công tác phòng, chống dịch bệnh và chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng, y học cổ truyền ở tất cả các tuyến; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại, phát triển y tế chuyên sâu, kỹ thuật cao ở tuyến thành phố kết hợp với phát triển y tế ở tuyến cơ sở.

- Khoa học - công nghệ: Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng thành Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ và của cả nước trong lĩnh vực khoa học về biển, kinh tế biển và môi trường biển vào năm 2030. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cao.

- Xây dựng con người Hải Phòng phát triển toàn diện, với các đặc trưng cầu thị, năng động, cởi mở, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, có tầm nhìn xa, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm văn hóa, thể thao và du lịch vùng duyên hải Bắc Bộ. Phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và phát triển văn hóa nông thôn theo hướng thực chất, hiệu quả. Kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, đấu tranh kiềm chế và đẩy lùi tệ nạn ma túy, mại dâm. Bảo tồn và phát huy có hiệu quả những giá trị của di sản văn hóa Hải Phòng. Đầu tư trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa, bảo tồn văn hóa phi vật thể. Phát huy giá trị di sản 32 làng nghề thủ công truyền thống của thành phố. Đầu tư, phát triển 15 môn thể thao trọng điểm, xây dựng Khu liên hợp thể dục thể thao cấp vùng duyên hải Bắc Bộ. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

- Tập trung huy động nguồn lực phục vụ việc giảm nghèo, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, tạo cơ hội cho mọi thành viên trong xã hội tham gia bình đẳng và thụ hưởng công bằng thành quả từ quá trình phát triển. Tạo điều kiện, khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo vươn lên thoát nghèo.

- Xây dựng chính quyền điện tử và hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố thông minh. Cung cấp hệ thống các dịch vụ tiện ích về thông tin đến hầu hết người dân thành phố. Phát triển hệ thống dịch vụ hành chính công đến địa bàn xã, phường, thị trấn; mở rộng dịch vụ thương mại điện tử.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng

a) Giao thông

- Phát triển đồng bộ hạ tầng giao thông thành phố phù hợp với lộ trình của quy hoạch phát triển và kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia, đảm bảo sự thuận lợi trong giao thương kinh tế và giao lưu văn hóa giữa thành phố với các địa phương khác. Phát triển các loại hình giao thông đảm bảo kết nối tại các đầu mối vận tải, trong đó chú trọng kết nối mạng lưới đường bộ với cảng biển Hải Phòng, với Cảng hàng không quốc tế Cát Bi và với các ga đường sắt. Đẩy nhanh quá trình thực hiện thi công các công trình giao thông đầu mối quan trọng trên địa bàn thành phố. Nghiên cứu các loại hình giao thông vận tải hành khách và hàng hóa vượt biển, tạo điều kiện vận chuyển hành khách và hàng hóa trên biển và giữa các đảo, đặc biệt là Cát Bà để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

- Về đường bộ, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia sẽ kết nối thành phố Hải Phòng với các tỉnh trong không gian kinh tế vùng, liên vùng, cả nước và với khu vực Tây Nam Trung Quốc theo 3 tuyến trục chính: Tuyến trục Hải Phòng - Hà Nội với hai nhánh đi Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc) và đi Lạng Sơn - Quảng Tây (Trung Quốc); tuyến trục Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái; tuyến trục Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình. Định hướng quy hoạch các tuyến đường bộ đối ngoại đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng sẽ gồm có 12 tuyến, trong đó có 2 tuyến cao tốc mới (Đường nối thành phố Hạ Long và cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh), 4 đoạn tuyến nối quốc lộ mới (đường nối quốc lộ 10 với quốc lộ 5; tuyến liên tỉnh từ huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng đi huyện Kinh Môn - Hải Dương; tuyến liên tỉnh Trịnh Xá - Lại Xuân; tuyến nối khu vực quy hoạch sân bay Tiên Lãng đến quốc lộ 10), 3 tuyến quốc lộ hiện hữu, 2 tuyến đường liên tỉnh và tuyến đường bộ ven biển. Tập trung triển khai, hoàn thành 3 tuyến đường vành đai; chỉnh trang, mở rộng các tuyến đường đô thị, đường bộ nông thôn; các tuyến đường tỉnh; các cầu đường bộ lớn như cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cầu Bạch Đằng, cầu vượt sông Thái Bình, cầu vượt sông Văn Úc, cầu Nguyễn Trãi, cầu Bến Lâm và cầu Hoàng Văn Thụ, cầu Dinh, cầu Lại Xuân, cầu Giá 2,... Tập trung xây dựng các bến, bãi đỗ xe đường bộ.

- Về đường sắt, giai đoạn đến năm 2020 tập trung cải tạo, nâng cấp, từng bước đưa vào cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia tuyến Hà Nội (Gia Lâm) - Hải Phòng dài 96 km. Cải tạo nâng cấp các ga để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng thị phần vận tải đường sắt. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt nối cảng biển Hải Phòng và Lạch Huyện dài 32,65 km. Giai đoạn 2021 - 2030 sẽ hoàn thành cải tạo, nâng cấp và khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải. Hoàn thành xây dựng hệ thống công trình đảm bảo trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt, các điểm giao cắt khác mức giữa đường bộ và đường sắt. Nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt điện khí hóa Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài 380 km, khổ 1.435 mm và tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh dài 120km, khổ 1.335 mm; xây dựng mới đường sắt nối các cảng Lạch Huyện, Đình Vũ dài 99,7 km, khổ 1.435 mm.

- Về đường hàng không: Nâng cấp Cảng hàng không quốc tế Cát Bi cấp 4E, công suất đạt 13 triệu lượt khách/năm và 250.000 tấn hàng/năm.

- Về cảng biển: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Nâng cao năng lực cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ. Xây dựng mới cảng khu công nghiệp Nam Đình Vũ, quân cảng Nam Đồ Sơn, bến tầu khách quốc tế tại cảng Hoàng Diệu. Xây dựng mới các cảng hành khách đầu mối tại khu vực Bến Bính và đảo Cát Hải, đảo Cát Bà.

- Về đường thủy nội địa: Phát triển các tuyến đường thủy nội địa: Tuyến Hải Phòng đi Mạo Khê; tuyến Hải Phòng đi cảng Điền Công; tuyến Hải Phòng đi cảng Cống Câu; tuyến Hải Phòng đi Phả Lại; tuyến Hải Phòng đi Hà Nội - Tuyên Quang - Việt Trì - Hòa Bình - Lào Cai; tuyến Hải Phòng đi Hà Nội - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình; tuyến Hải Phòng đi Quảng Ninh; tuyến ra đảo Cô Tô và Cát Bà; tuyến hạ lưu các sông Thái Bình, Văn Úc, Lạch Tray và các sông Thải, kênh Cái Tráp. Quy hoạch các bến cảng, bến đỗ trên các tuyến đường thủy: Các cảng thuộc các khu công nghiệp, nhà máy lớn gồm: Cảng Gia Minh; cảng Đồ Sơn (sông Lạch Tray); cải tạo, nâng cấp các bến hành khách; xây dựng 01 bến khách quốc tế; nghiên cứu xây dựng mới cảng hàng hóa Sở Dầu (Hải Phòng) có quy mô 300 - 1.500 nghìn tấn/năm, cho tàu tự hành có trọng tải nhỏ hơn 400 tấn. Cải tạo, nâng cấp các cảng sông hiện có Vật Cách và Sở Dầu; xây dựng mới các cảng chuyên dùng cho các nhà máy xi măng, nhiệt điện và các khu công nghiệp dọc các sông.

b) Cấp, thoát nước

Cải tạo, nâng công suất các nhà máy nước cho khu vực đô thị trung tâm như: Vật Cách (huyện An Dương), An Dương (quận Lê Chân), Cầu Nguyệt (quận Kiến An). Xây dựng mới các nhà máy nước: Hưng Đạo (quận Dương Kinh), Ngũ Lão (huyện Thủy Nguyên), Kim Sơn (huyện An Dương), Đình Vũ (quận Hải An). Cải tạo, nâng công suất và xây mới các nhà máy nước tại các thị tứ, thị trấn, khu dân cư: Quảng Thanh, Lưu Kiếm, Tiên Cường, Giang Biên, An Hòa và Hùng Thắng. Xây dựng hệ thống nước cứu hỏa công cộng trong đô thị đảm bảo đúng quy định phòng cháy, chữa cháy. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng, qua hệ thống cống, kênh, mương - hồ điều hoà - cống ngăn triều - trạm bơm - thoát ra sông, biển. Nâng cấp, cải tạo các hồ điều hoà hiện có; xây dựng mới 12 hồ điều hoà thoát nước mưa tại các khu vực phát triển mở rộng đô thị và khu vực trũng thấp, tụ thủy tự nhiên của thành phố. Nâng cấp, tu bổ đê biển và đê sông để bảo đảm an toàn cho thành phố, kết hợp giao thông.

c) Cấp điện

Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống điện trung thế và hạ thế ở nội thành; mở rộng cấp điện cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới hình thành và thực hiện điện khí hoá nông thôn. Từng bước được ngầm hóa mạng lưới điện trung thế, hạ thế hiện có. Đối với các mạng xây dựng mới phải đi ngầm dọc các đường đô thị theo quy hoạch, để đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.

d) Hạ tầng thông tin - truyền thông và công nghệ thông tin

Từng bước phát triển mạng viễn thông thế hệ tiếp theo, cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng thống nhất. Thực hiện ngầm hóa 100% tuyến cáp ngoại vi tại khu vực nội thành và các trung tâm đô thị tại các huyện. Xây dựng và duy trì các điểm truy cập internet không dây tại khu vực trung tâm thành phố, các điểm tập trung dân cư, nhà ga, sân bay, bến tàu khách du lịch. Triển khai thực hiện đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất theo lộ trình của Chính phủ, hoàn thành việc phát sóng số truyền hình trên địa bàn toàn thành phố. Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng trang thông tin điện tử, mạng LAN cho 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước và xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu kinh tế - xã hội thành phố.

đ) Hạ tầng bảo vệ môi trường

Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường trong đó tập trung mạng lưới quan trắc các vùng công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Đối với các khu công nghiệp mới xây dựng: bắt buộc phải xây dựng hạ tầng kỹ thuật và vận hành trạm xử lý nước thải tập trung ngay khi bắt đầu hoạt động; lắp đặt trạm quan trắc khí và nước thải tự động. Đảm bảo mặt bằng và các điều kiện kỹ thuật an toàn khu vực kinh doanh, lưu giữ hóa chất - hóa dầu, đặc biệt tại khu công nghiệp Đình Vũ. Triển khai xây dựng và hoàn thiện các khu xử lý chất thải sinh hoạt cấp huyện theo quy hoạch. Rà soát bổ sung và điều chỉnh hệ thống xử lý chất thải rắn nông thôn, trước hết là đối với các cụm xã và các địa phương trong hành lang bảo vệ nguồn nước ngọt của thành phố. Cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng khu vực nội thành. Mỗi thị trấn, thị tứ được bố trí một trạm xử lý nước thải. Rà soát, xây dựng bổ sung hoặc di dời phù hợp hệ thống nghĩa trang nhân dân tại các xã. Nâng cấp và mở rộng nghĩa trang Phi Liệt, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên theo Quy hoạch nghĩa trang thành phố.

Quy hoạch lại hệ thống cây xanh đô thị theo hướng lựa chọn một vài tuyến đường, tuyến phố để trồng cây Phượng nhằm xây dựng hình ảnh của thành phố; tùy theo không gian của mỗi tuyến đường, tuyến phố lựa chọn trồng một loại cây phù hợp. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng thêm công viên, vườn hoa: Công viên Hồ Đông, Tân Thành, Công viên rừng Thiên Văn, Dải vườn hoa Trung tâm thành phố. Chỉnh trang hệ thống cây xanh đô thị, đặc biệt tại các điểm trung tâm, trên các đường phố, cửa ngõ vào thành phố.

5. Bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, tạo được những chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, bền vững, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường bao gồm: môi trường đất, môi trường không khí, môi trường đô thị, cảng biển, môi trường nông thôn; các lưu vực sông, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, duy trì cân bằng sinh thái. Phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới, chất thải tái chế, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn. Giải quyết hài hoà giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội bức xúc và bảo vệ môi trường. Mở rộng hợp tác quốc tế và đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng người dân và tài sản, giảm phát thải khí nhà kính. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với những thay đổi bất thường của khí hậu, thời tiết, điều kiện nước biển dâng.

6. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại

- Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, thế trận biên phòng toàn dân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo và an ninh quốc gia. Xây dựng khu vực phòng thủ thành phố theo Quy hoạch thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ thành phố. Duy trì nghiêm chế độ sẵn sàng chiến đấu theo quy định. Tăng cường giáo dục quốc phòng toàn dân; thường xuyên xây dựng, nâng cao chất lượng tổng hợp lực lượng vũ trang thành phố; tập trung chỉ đạo chặt chẽ công tác bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đấu tranh có hiệu quả với các hoạt động của các lực lượng thù địch, không để xảy ra điểm nóng.

- Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, trọng tâm là kinh tế đối ngoại. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính sách mở cửa, khuyến khích đầu tư nước ngoài với nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chủ động quản lý các đối tượng di cư. Gắn kết chặt chẽ hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân. Ưu tiên hợp tác trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị; phối hợp trong quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, cung cấp dịch vụ, nguồn nguyên liệu vào thị trường.

V. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN LÃNH THỔ VÀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

1. Trọng điểm phát triển theo không gian

a) Bốn trọng điểm phát triển

- Trung tâm tổng hợp Hành chính - Tài chính - Thương mại - Dịch vụ - văn phòng (CBD), văn hóa, thể dục thể thao, hội nghị hội thảo quốc tế, vui chơi giải trí với không gian phát triển là khu vực nội đô Hải Phòng cũ và địa bàn khu đô thị Bắc sông Cấm quy hoạch mở rộng nội đô thành phố trước năm 2025.

- Cụm du lịch - dịch vụ phía Đông với không gian phát triển là Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải.

- Cụm công nghệ cao phía Tây với không gian phát triển chủ yếu là các khu công nghiệp công nghệ cao tại huyện An Dương, Nomura, An Hưng - Đại Bản.

- Cụm du lịch - nghỉ dưỡng - đào tạo - thể dục thể thao phía Đông Nam, không gian phát triển là các khu đô thị mới, hệ thống các khách sạn, Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Đồ Sơn, Khu giáo dục đào tạo, nghỉ dưỡng ven vành đai xanh sông Đa Độ.

b) Hai hành lang động lực, một vòng cung bổ trợ

- Hành lang công nghiệp - Dịch vụ Đông - Tây lấy quốc lộ 5 làm trục phát triển chủ đạo, phát triển công nghiệp công nghệ cao là ngành động lực; thị trấn An Dương là trung tâm phát triển tổng hợp của hành lang.

- Hành lang kinh tế ven biển Hải Phòng với tổ hợp các ngành dịch vụ, công nghiệp, du lịch, nghỉ dưỡng và sản xuất nông lâm ngư nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Không gian phát triển của hành lang là dải đất ven biển dọc đường cao tốc ven biển và đường ven biển từ Đảo Vũ Yên đến Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Đồ Sơn.

- Vòng cung công nghiệp - dịch vụ Đông Bắc - Tây Nam, không gian phát triển là địa bàn các xã dọc quốc lộ 10 từ thị trấn Vĩnh Bảo qua thị trấn An Lão - thị trấn Núi Đèo - thị trấn Minh Đức. Hoạt động chủ yếu gồm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ vận tải, cơ khí, dịch vụ du lịch, giáo dục đào tạo, nghỉ dưỡng, nông nghiệp công nghệ cao.

2. Phương hướng tổ chức không gian kinh tế

- Phát triển đô thị: Hệ thống đô thị được cấu trúc bởi đô thị hạt nhân (thành phố trung tâm) với mạng lưới đô thị gồm đô thị trung tâm có quy mô lớn gồm 7 quận hiện nay; lập thêm 2 quận mới vào năm 2030 và các đô thị đối trọng bao gồm các thị trấn, thị tứ của thành phố. Dự kiến diện tích đất đô thị sẽ tăng lên khoảng 47.500 - 48.000 ha vào năm 2025 và 52.000 - 53.000 ha vào năm 2030. Trước năm 2020 các khu đô thị mới bắt buộc phải hạ ngầm; đồng thời tích cực chỉnh trang các đô thị cũ.

- Phát triển khu vực nông thôn đồng bằng: Phát triển các khu dân cư nông thôn theo hướng hiện đại, văn minh đồng thời bảo tồn bản sắc làng quê Việt Nam, hình thành các cụm điểm kinh tế, phát triển các khu đô thị - nông thôn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng như tạo tiền đề để tiến hành đô thị hóa nông thôn.

- Phát triển vùng ven biển: Vùng ven biển hiện chủ trương vươn ra biển, cùng với các huyện đảo hướng vào mục tiêu đẩy nhanh phát triển kinh tế. Tận dụng hiệu quả lợi thế của vùng ven biển để phát triển công nghiệp quy mô lớn, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản... mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại của thành phố, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các ngành dịch vụ đạt trình độ quốc tế.

- Phát triển kinh tế vùng hải đảo: Phát triển quần đảo Cát Bà thành điểm đến du lịch mang tầm khu vực và quốc tế trên cơ sở phát huy thế mạnh điều kiện tự nhiên và cảng quốc tế Lạch Huyện. Đồng thời, xây dựng Cát Bà thành khu dự trữ sinh quyển thế giới, khu bảo tồn biển quốc gia; gắn phát triển kinh tế đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ với việc thực hiện các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh.

3. Định hướng quy hoạch sử dụng đất

Rà soát, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố và các quận, huyện. Khai thác sử dụng triệt để, tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả quỹ đất để phục vụ cho các mục đích dân sinh kinh tế, tận dụng không gian trong xây dựng, phát triển chiều cao trong các khu dân cư, các trung tâm hành chính, dịch vụ thương mại, văn hóa... Đến năm 2020, tổng diện tích tự nhiên thành phố Hải Phòng được xác định là 156.908,89 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 45,95%, đất phi nông nghiệp chiếm 52,56% và đất chưa sử dụng là 1,49%.

VI. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

(Phụ lục chi tiết kèm theo).

VII. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Giải pháp về đầu tư

- Tăng cường khai thác các nguồn thu, tiết kiệm chi để tăng mức đầu tư từ ngân sách bình quân hàng năm 17,2%/năm trong suốt thời kỳ 3 kế hoạch 5 năm, trong đó riêng giai đoạn 2016 - 2020 đảm bảo tăng 17,5 - 18,0%/năm do nhu cầu đầu tư hạ tầng lớn. Đầu tư có trọng điểm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng; hỗ trợ xây dựng và chuẩn bị các dự án, quảng bá, triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư dự án ODA và vốn vay ưu đãi; đề xuất, ban hành danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong từng thời kỳ.

- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư. Lựa chọn các dự án có quy mô lớn, sử dụng công nghệ cao để tập trung thu hút đầu tư vào các khu kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp và các trục phát triển. Tranh thủ kịp thời sự ủng hộ của Chính phủ, các Bộ, ngành để thu hút vốn đầu tư từ các nước có tiềm năng về vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đức, Pháp và một số nước Trung Đông. Củng cố và mở rộng hợp tác với các tổ chức tài chính lớn như WB, ADB, JICA, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc,... và các tổ chức phi chính phủ. Tăng cường thu hút vận động các nguồn vốn từ nhân dân, các doanh nghiệp cho phát triển kinh doanh, xã hội hoá các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tiếp tục vận dụng hợp lý các cơ chế, chính sách đã có; nghiên cứu xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của Hải Phòng; cải tiến các thủ tục đầu tư thông thoáng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, các khu công nghiệp công nghệ cao của thành phố, gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm. Khuyến khích đầu tư vào các ngành dịch vụ, du lịch biển, công nghiệp chế biến sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là chế biến xuất khẩu. Đáp ứng nhu cầu tín dụng với lãi suất ưu đãi, thủ tục đơn giản nhằm khuyến khích sản xuất quy mô lớn. Tập trung sử dụng lồng ghép các nguồn vốn cho các công trình quy mô vừa.

2. Phát triển thị trường và doanh nghiệp

Xây dựng các trung tâm cung cấp thông tin, dự báo trung hạn, dài hạn về các ngành, các sản phẩm. Đổi mới các hoạt động xúc tiến thương mại, coi trọng mở rộng thị trường trong nước và hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp tiếp cận thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ kết nối doanh nghiệp theo cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; kết nối với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, định hướng gắn kết đến thị trường quốc tế. Ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, ưu đãi của Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với các quy định của WTO; đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, hoàn thành cổ phần hóa trong giai đoạn 2018 - 2020. Tạo điều kiện về thủ tục đăng ký kinh doanh; tổ chức các khóa đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; tăng cường năng lực các ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bàn; duy trì đối thoại với doanh nghiệp, tiếp nhận phản ánh và hướng dẫn, giải đáp, cập nhật thông tin; giải quyết kịp thời các vướng mắc, kiến nghị, khiếu nại, xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm pháp luật. Tạo điều kiện tối đa cho vay vốn với ưu đãi, lãi suất thấp đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực ít hấp dẫn, rủi ro cao, thu hồi vốn chậm nhưng có giá trị lâu dài cho việc phát triển kinh tế - xã hội.

3. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách trợ giúp tiếp cận việc làm cho người lao động. Tạo điều kiện về vốn, môi trường, kinh nghiệm, thông tin thị trường cho người lao động thông qua các chương trình khuyến nghiệp. Khuyến khích và có chính sách phù hợp để thu hút lao động có trình độ cao trong những ngành nghề mũi nhọn về làm việc tại thành phố. Thực hiện các đề án đào tạo, bồi dưỡng giám đốc, quản trị doanh nghiệp giỏi, đào tạo các chủ trang trại.... Nghiên cứu thực hiện cơ chế thuê, hợp tác, tư vấn đối với chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực công nghệ cao phục vụ cho phát triển thành phố.

4. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý, điều hành

Thực hiện đồng bộ, toàn diện, đảm bảo Hải Phòng luôn đứng trong tốp đầu các tỉnh, thành phố về cải cách hành chính. Tập trung chỉ đạo, dành nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Cải cách thủ tục hành chính; hiện đại hóa hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước. Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ, xác định và quy định cụ thể trách nhiệm của người đứng đầu từng cấp, ngành, bộ phận đến từng cán bộ, công chức, viên chức; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm. Tăng cường công tác thanh tra, trước hết là thanh tra trách nhiệm trong công tác quản lý. Nâng cao ý thức về quyền, nghĩa vụ công dân và trình độ hiểu biết, điều kiện tham gia quản lý xã hội, giám sát của nhân dân.

5. Giải pháp phát triển các ngành kinh tế

- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng và phương thức kinh doanh thương mại theo hướng hiện đại văn minh. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của thành phố. Kêu gọi đầu tư, tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vốn để hình thành các tập đoàn doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ cảng biển với chất lượng cao, giá thành phù hợp so với khu vực và bước đầu có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài. Áp dụng cơ chế ưu đãi, hỗ trợ khuyến khích đầu tư nhằm phát triển sản xuất hàng hóa xuất khẩu và thay thế nhập khẩu, ứng dụng công nghệ hiện đại, sản xuất nguyên phụ liệu, đẩy mạnh phát triển các hoạt động xuất khẩu dịch vụ. Xây dựng và phát triển năng lực khoa học - công nghệ, ưu tiên cho công nghệ biển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

- Ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ cho ngành điện tử - phần cứng và cơ khí chế tạo. Thực hiện liên kết trong phát triển doanh nghiệp. Hoàn thiện phương thức quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất để từng bước tham gia được vào chuỗi sản xuất của các Tập đoàn đa quốc gia. Ưu tiên đầu tư vào Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, cho phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm chủ lực như rau củ quả, hoa, cây cảnh, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Xây dựng các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng tiếp cận các thị trường các thành phố lớn trong nước, đặc biệt hướng đến thị trường có tiềm năng cho xuất khẩu. Khuyến khích đầu tư đối với các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ tế bào trong sản xuất giống. Tăng cường ứng dụng quy trình GAHP, VietGAP, GlobalGAP trong sản xuất các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản sạch, an toàn.

6. Giải pháp phát triển các lĩnh vực xã hội

- Nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng phổ cập giáo dục các cấp, mở rộng đào tạo hướng nghiệp, dạy nghề cho người lao động. Phát triển cân đối các ngành học, bậc học. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá công tác giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, mở rộng quy mô và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, xây dựng quỹ khuyến học, quỹ hỗ trợ tài năng trẻ. Đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở cho giáo dục và đào tạo theo hướng đồng bộ và hiện đại. Xây dựng, củng cố mô hình xã hội học tập.

- Khuyến khích xã hội hoá, phát triển y tế tư nhân. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế, có chính sách khuyến khích thầy thuốc phục vụ tuyến cơ sở. Xây dựng và phát triển đội ngũ bác sỹ chuyên khoa đầu ngành. Củng cố và phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh từ tuyến thành phố đến cơ sở, cả công lập và ngoài công lập, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe ban đầu, triển khai mô hình bác sỹ gia đình. Tăng cường quản lý giá thuốc, chất lượng thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng. Đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, hỗ trợ nhóm người yếu thế. Củng cố, nâng cấp hệ thống các cơ sở bảo trợ xã hội; cơ sở giáo dưỡng, các trung tâm phục hồi nhân phẩm; quản lý tốt đối tượng nghiện ma túy trên địa bàn.

- Thực hiện đồng bộ ba nhiệm vụ chủ yếu: Nâng cao năng lực khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế quản lý; đổi mới nghiên cứu, ứng dụng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý hành chính Nhà nước.

7. Giải pháp phát triển hạ tầng

Làm tốt công tác xây dựng và quản lý quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng trên địa bàn thành phố. Nâng cao chất lượng công tác quản lý, xúc tiến đầu tư thực hiện quy hoạch, tổ chức lập, điều chỉnh các quy hoạch chuyên ngành hoặc lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu của ngành để cụ thể hóa quy hoạch phát triển giao thông vận tải, quy hoạch phát triển hạ tầng thủy lợi và phát triển hạ tầng thông tin, truyền thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực cho các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, chú trọng thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư theo hình thức đối tác công tư.

8. Giải pháp về sử dụng đất

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bảo đảm tính thống nhất chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù về đất. Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách về khai thác sử dụng đất, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính cho thuê đất đối với các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào lĩnh vực và ngành nghề ưu tiên của thành phố. Chính sách đền bù, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư phù hợp, thủ tục gọn nhẹ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất, có giải pháp và kiên quyết xử lý dự án treo.

9. Giải pháp bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường đối với mọi người dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Xây dựng, thành lập các khu bảo tồn biển theo quy hoạch; chú trọng bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn các khu vực rừng nguyên sinh, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà. Chủ động, thực hiện có hiệu quả các giải pháp trong Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thành phố, Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

10. Giải pháp phát triển và quản lý đô thị

Tăng cường phổ biến quán triệt sâu sắc pháp luật về quản lý và xây dựng phát triển đô thị đến các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân. Công khai các đồ án quy hoạch, thiết kế đô thị bằng nhiều hình thức, tổ chức cắm mốc giới theo quy hoạch. Huy động người dân tham gia giám sát, quản lý quy hoạch, thiết kế đô thị. Ứng dụng công nghệ mới nâng cao chất lượng lập quy hoạch đô thị, ứng dụng công nghệ thông minh trong quản lý đô thị. Đổi mới hiện đại hoá mô hình tổ chức các đơn vị dịch vụ sự nghiệp đô thị, xã hội hoá các hoạt động duy tu, bảo dưỡng các hệ thống hạ tầng đô thị bảo đảm yêu cầu nâng chất lượng, tuổi thọ các công trình đô thị và giảm chi phí quản lý. Tăng cường trang thiết bị hiện đại cần thiết cho các hoạt động dịch vụ đô thị văn minh. Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường trong dịch vụ sự nghiệp đô thị. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về đô thị và tạo thuận lợi cho xây dựng phát triển đô thị. Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ sớm có cơ chế, chính sách phát triển đô thị trung tâm cấp quốc gia.

11. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đẩy mạnh công tác đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của Nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Đẩy mạnh xây dựng các mô hình bảo đảm quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế, các mô hình tổ chức phát triển kinh tế (doanh nghiệp, cộng đồng) gắn với quốc phòng, an ninh nhất là ở các địa bàn trọng yếu, dọc biên giới, bờ biển và hải đảo. Tăng cường chủ động hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh thành phố và mở rộng không gian phát triển kinh tế của thành phố. Chủ động nắm bắt cơ hội, khai thác có hiệu quả những thuận lợi, đồng thời đối phó những yếu tố bất lợi khi Việt Nam thực hiện đầy đủ hơn các cam kết quốc tế, ký kết và tham gia các hiệp định thương mại song phương đa phương. Củng cố, mở rộng quan hệ với các đối tác chiến lược ở các quốc gia Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Mỹ, EU, các tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với các tổ chức và nhân dân các nước trên thế giới.

12. Giải pháp tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương

Xây dựng và thực hiện các cơ chế phối hợp, hợp tác giữa thành phố Hải Phòng với các Bộ, ngành và các địa phương theo hướng cụ thể, tạo điều kiện mở rộng thị trường, liên kết sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Tăng cường hợp tác liên tỉnh, phối hợp giữa Hải Phòng với các tỉnh, thành phố khác trong vùng từ khâu nghiên cứu, hình thành dự án, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ; thành phố và đảm bảo nguồn vốn, phương án cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái và tái định cư.

Điều 2. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, lĩnh vực, các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Điều 3. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

a) Tổ chức công bố Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo quy định ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

b) Căn cứ nội dung của Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch, tiến hành xây dựng Chương trình hành động cụ thể để thực hiện tốt; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng, đô thị, quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch ngành và lĩnh vực trên địa bàn thành phố.

- Lập kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trọng điểm, các dự án cụ thể để tập trung đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn vốn một cách hợp lý.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của thành phố trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tổ chức giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của địa phương với các nhà đầu tư; trong đó chú trọng kêu gọi đầu tư các dự án ưu tiên đầu tư.

2. Các bộ, ngành liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

- Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng trong quá trình thực hiện quy hoạch.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng trong từng giai đoạn nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích, thu hút đầu tư theo mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nêu trong quy hoạch.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố để phát triển nhanh, bền vững, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết của Bộ Chính trị về Hải Phòng.

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng trong việc lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực của cả nước, của vùng và thành phố Hải Phòng để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất.

- Xem xét, hỗ trợ thành phố Hải Phòng trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện quy hoạch này.

3. Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân thành phố Hải Phòng có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.

Điều 4. Quyết định này thay thế Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020”. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Bộ trưởng Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, QHĐP (2b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 821/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ)

I. DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THỜI KỲ 2016 - 2020

STT

Tên dự án

Tổng mức đầu tư

Nguồn vốn

A

DỰ ÁN SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

 

 

I

Dự án do thành phố quản lý

173.941

ĐVT: Tỷ đồng

I.1

Giao thông

69.256

 

1

Dự án Phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng vay vốn Ngân hàng Thế giới và các Dự án tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng Dự án Phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng

5.342

Vốn vay ưu đãi + NSNN + Nguồn hợp pháp khác

2

Xây dựng tuyến đường từ cầu Lạng Am đến cầu Nhân Mục, huyện Vĩnh Bảo

995

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

3

Nâng cấp, mở rộng tuyến đường xuyên đảo Cát Hải - Cát Bà (đoạn Cái Viềng - Mốc Trắng)

777

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

4

Cải tạo, nâng cấp đường 356 đoạn 2A từ ngã 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm đến đập Đình Vũ (k0-K2,231) và cầu vượt Ngã ba Nguyễn Bỉnh Khiêm

1.310

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

5

Mở rộng khu bay - Cảng hàng không quốc tế Cát Bi

 

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

6

Tuyến đường Đông Khê 2 - giai đoạn I, quận Ngô Quyền đoạn từ ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm - Văn Cao đến đường Lê Lợi

1.357

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

7

Cải tạo, nâng cấp tuyến đường Máng Nước từ chân Cầu Bính nối với đường 359 tại Thị trấn Núi Đèo, huyện Thủy Nguyên

420

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

8

Cải tạo, nâng cấp đường 403, huyện Kiến Thụy

450

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

9

Đường bao Đông Nam quận Hải An đoạn từ khu vực chân cầu Rào đến vị trí giao với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

2.066

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

10

Đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện 2

 

NSTP + XHH

11

Hệ thống quản lý giao thông đô thị thông minh

1.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

12

Xây dựng nút giao thông Nam cầu Bính

1.464

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

13

Các dự án đầu tư xây dựng cầu vượt trong nội đô và nút giao với các đường quốc lộ, cao tốc

3.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

14

Mở rộng đường 353 (Cầu Rào - Đồ Sơn)

850

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

15

Cải tạo, nâng cấp đường 356, đoạn trên đảo Cát Bà

1.000

NSNN +Nguồn hợp pháp khác

16

Đường vành đai 1: Đoạn Bạch Đằng - Lê Thánh Tông - Hùng Vương

500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

17

Tuyến đường từ bãi xe Khu 2 - Bến Nghiêng - đường ven biển khu Hòn Dáu Resort - Bãi đỗ xe và ga cáp treo đi đảo Hòn Dáu

850

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

18

Xây dựng tuyến đường Hồ Sen - Cầu Rào 2, giai đoạn 2 (bao gồm cả cầu vượt tại nút giao với đường Nguyễn Văn Linh)

1.450

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

19

Mở rộng tuyến đường dọc mương An Kim Hải (đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến Cầu Đen, huyện An Dương)

500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

20

Xây dựng cầu Hàn và đường dẫn hai đầu cầu

500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

21

Xây dựng cầu Đăng và đường dẫn hai đầu cầu

500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

22

Đường liên tỉnh Thủy Nguyên, Hải Phòng - Kinh Môn, Hải Dương (gồm cả cầu Dinh)

500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

23

Cải tạo tuyến đường 359, huyện Thủy Nguyên

3.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

24

Cải tạo đường thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên

650

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

25

Đường vành đai 2 (đoạn Cầu Niệm II - Hưng Đạo và đoạn Hồng Thái - Bến Lâm - Lâm Động - Lập Lễ)

2.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

26

Đường vành đai 3: Đoạn từ Hưng Đạo đến nút giao QL 10 tại huyện An Lão

4.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

27

Tuyến Bắc Sông Cấm - Cầu Bính - Đặng Cương

2.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

28

Đường nối Nam cầu Niệm - Kiến Thụy - Quốc lộ 37 - Cầu sông Hóa

500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

29

Mở rộng, nâng cấp các đoạn còn lại của đường vành đai III

7.500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

30

Nút giao khác mức Tân Vũ

1.500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

31

Đường bao phía Nam huyện Thủy Nguyên

500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

32

Tuyến đường trục đô thị quận Dương Kinh (song song với đường 353)

1.800

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

33

Cầu Hải Thành

1.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

34

Tuyến đường trục chính Khu công nghiệp - đô thị và dịch vụ Tràng Cát (từ đường 353 đến nút giao Tân Vũ) giai đoạn I

1.060

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

35

Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi

5.945

ODA hoặc vốn vay ưu đãi + NSNN + Nguồn hợp pháp khác

36

Dự án đầu tư xây dựng cầu Vũ Yên

5.500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

37

Đường 212 mới (từ đường 212 hiện hữu, xã Hùng Thắng, huyện Tiên Lãng đến đường ven biển)

1.200

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

38

Đường nối KCN Ngũ Phúc với đường ven biển

500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

39

Đường tỉnh 351 (Đoạn Trịnh Xá - Lâm Động: 2,1 km và đoạn Lâm Động - cầu Rế: 7,4 km)

1.270

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

I.2

Chỉnh trang đô thị

14.298

 

1

Cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn thành phố

4.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

2

Chỉnh trang lại sông Tam Bạc, đoạn từ cầu mom Thủy Đội đến cầu An Đồng

2.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

3

Chỉnh trang, nâng cấp, mở rộng đường Lạch Tray, Cầu Đất, Tô Hiệu, Đà Nẵng và một số tuyến đường khác

2.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

4

Chỉnh trang một số tuyến đường nội đô (hệ thống đèn chiếu sáng các cầu, đường và cải tạo, nâng cấp đường để giảm ùn tắc giao thông)

1.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

5

Dự án đầu tư xây dựng công viên cây xanh từ bến xe Tam Bạc (cũ) đến chân cầu đường bộ Tam Bạc (giai đoạn 2)

598

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

6

Xây dựng các công viên cây xanh tại các nút giao thông cửa ngõ của thành phố (nút quốc lộ 5 Quán Toan, nút Tân Vũ - cao tốc Hà Hội - Hải Phòng...) các cầu lớn (cầu Bính, cầu Bạch Đằng, cầu Hoàng Văn Thụ ...)

1.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

7

Xây dựng các công viên cây xanh kết hợp cải tạo hồ điều hòa: Đôn Nghĩa, Hồ Đông, Đa Phúc, Tân Thành ...

1.200

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

8

Mở rộng, chỉnh trang các công viên cây xanh theo quy hoạch

1.500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

9

Kè hai bên sông Lạch Tray, sông Cấm, sông đào Hạ Lý

1.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

I.3

Nông nghiệp, thủy lợi

6.530

 

1

Đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng các cảng cá kết hợp khu neo đậu tầu thuyền trên địa bàn thành phố (Trân Châu, Lập Lễ, Đông Xuân, Mắt Rồng, Ngọc Hải, Quán Chánh, Vinh Quang ...)

1.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

2

Dự án đầu tư nâng cấp cảng Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ thành cảng cá loại I và khu tránh trú bão cấp vùng

830

NSNN +Nguồn hợp pháp khác

3

Cải tạo, nâng cấp các tuyến đê sông, đê biển trên địa bàn thành phố

1.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

4

Xây dựng tuyến đê biển Nam Đình Vũ

1.200

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

5

Kè và đường dọc kênh Hòa Bình, quận Dương Kinh

1.000

NSNN +Nguồn hợp pháp khác

6

Trung tâm nghề cá lớn ngư trường Vịnh Bắc Bộ

1.500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

I.4

Cấp nước, thoát nước và xử lý rác thải

10.177

 

1

Dự án Thoát nước mưa, Thoát nước thải và quản lý chất thải rắn Hải Phòng, giai đoạn I

5.577

ODA hoặc vốn vay ưu đãi + NSNN + Nguồn hợp pháp khác

2

Xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải tại các quận Dương Kinh, Đồ Sơn và đảo Cát Bà

2.500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

3

Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước mưa, nước thải khu vực nội đô: Trạm bơm tiêu chống úng và xây dựng cống thoát nước thải lưu vực Hồng Bàng, Ngô Quyên, Lê Chân (hạn chế các điểm ngập lụt)

1.200

ODA hoặc vốn vay ưu đãi + NSNN + Nguồn hợp pháp khác

4

Xây dựng tuyến cống thoát nước từ kênh Bắc Nam Hùng ra sông Cấm

300

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

5

Xây dựng hạ tầng bãi rác tập trung tại các huyện Vĩnh Bảo, An Lão, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Cát Hải

600

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

I.5

Giáo dục và đào tạo

3.500

 

1

Đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở vật chất Trường Đại học Hải Phòng

2.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

2

Nâng cấp cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị cho các trường học

500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

3

Cải tạo, nâng cấp các trường cao đẳng, trung cấp, cơ sở đào tạo công lập thuộc thành phố

1.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

I.6

Khoa học và công nghệ - Thông tin và truyền thông

1.300

 

1

Hỗ trợ xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao

800

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

2

Đầu tư xây dựng chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng

500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

I.7

Y tế

4.594

 

1

Xây dựng Bệnh viện Việt Tiệp cơ sở II

1.284

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

2

Dự án Bệnh viện Đa khoa Hải Phòng

2.300

ODA hoặc vốn vay ưu đãi + NSNN + Nguồn hợp pháp khác

3

Xây dựng Bệnh viện Tâm thần tại huyện Kiến Thụy

700

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

4

Cải tạo, nâng cấp Bệnh viện Kiến An

310

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

I.8

Văn hóa - Xã hội và công trình công cộng

5.100

 

1

Xây dựng trung tâm hội nghị thành phố tại khu đô thị Bắc sông Cấm

1.500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

2

Cải tạo, nâng cấp hội trường Cung văn hóa Hữu nghị Việt Tiệp, Cung Văn hóa thể thao thanh niên, Cung Văn hóa thiếu nhi

1.500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

3

Xây dựng Nhà hát 2000 ghế cấp quốc gia

400

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

4

Xây dựng quảng trường và tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh

500

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

5

Các công trình tại Khu liên hiệp thể thao thành phố

850

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

6

Đầu tư nâng cao năng lực hoạt động của Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng

350

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

I.9

Quản lý nhà nước

9.000

 

1

Trung tâm hành chính, chính trị thành phố tại Khu đô thị mới Bắc sông cấm

9.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

I.10

Quốc phòng - an ninh

564

 

1

Dự án đầu tư rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn thành phố Hải Phòng

564

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

I.11

Lĩnh vực khác

49.622

 

1

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới Bắc Sông Cấm

9.899

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

2

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc Sông Cấm (giai đoạn 2, tổng diện tích 1.455 ha)

9.663

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

3

Xây dựng hạ tầng khu tái định cư và một số công trình hạ tầng xã hội tại đảo Cát Hải phục vụ giải phóng mặt bằng các dự án trên đảo Cát Hải

3.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

4

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu tái định cư Bắc sông Cấm

660

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

5

Hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp tại Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên

1.600

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

6

Mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng các thị trấn phục vụ điều chỉnh địa giới hành chính thành lập các quận mới

1.800

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

7

Chương trình xây dựng Nông thôn mới

8.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

8

Các dự án xây dựng hạ tầng khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải

15.000

NSNN + Nguồn hợp pháp khác

II

Dự án do Trung ương quản lý đầu tư trên địa bàn thành phố

54.773

ĐVT: Tỷ đồng

1

Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

25.324

NSNN + huy động

2

Đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh

12.349

NSTW, NSTP và các nguồn hợp pháp khác

3

Cảng quân sự Nam Đồ Sơn

15.600

Ngân sách

4

Bệnh viện tuyến Trung ương tại Hải Phòng

500

Ngân sách

5

Các tuyến đường thủy nội địa

1.000

Ngân sách

B

DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGOÀI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

 

 

 

Tổng số

151.323

ĐVT: Tỷ đồng

1

Dự án đầu tư xây dựng đường nối giữa quốc lộ 10 với quốc lộ 5 thành phố Hải Phòng

3.000

PPP

2

Mở rộng đường 10 từ Quán Toan đến Bí Chợ

2.200

PPP

3

Tuyến đường bộ ven biển qua địa bàn thành phố Hải Phòng

3.848

PPP

4

Đường gom quốc lộ 10 đoạn qua địa bàn Hải Phòng

2.000

PPP

5

Dự án đầu tư xây dựng cầu Lại Xuân và tuyến đường hai đầu cầu, cải tạo mở rộng đường tỉnh 352

1.200

PPP

6

Dự án đầu tư xây dựng cầu Tân Vũ - Lạch Huyện số 2

8.000

PPP

7

Dự án xây dựng Nhà ga hành khách số 02 Cảng hàng không Quốc tế Cát Bi

1.500

PPP

8

Dự án xây dựng các bến cảng tại khu vực Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

15.000

PPP

9

Xây dựng lại các chung cư cũ, xuống cấp

8.000

PPP

10

Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast

35.000

Đầu tư ngoài NS

11

Xây dựng Khu đô thị Cầu Rào 2

4.500

Đầu tư ngoài NS

12

Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp tại đảo Hòn Dấu

4.983

Đầu tư ngoài NS

13

Bệnh viện đa khoa quốc tế

2.000

Đầu tư ngoài NS

14

Khu vui chơi giải trí và nhà ở sinh thái đảo Vũ Yên

18.792

Đầu tư ngoài NS

15

Khu du lịch tâm linh và vui chơi giải trí, sân golf, khách sạn 5 sao tại đảo Cái Tráp, Cát Hải

4.950

Đầu tư ngoài NS

16

Các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố

1.000

Đầu tư ngoài NS

17

Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp và vui chơi giải trí đảo Cát Bà

10.000

Đầu tư ngoài NS

18

Mở rộng sân golf Đồ Sơn 36 lỗ

2.100

Đầu tư ngoài NS

19

Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Đồ Sơn

5.300

Đầu tư ngoài NS

20

Đầu tư và khai thác 07 cầu cảng tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ

6.000

Đầu tư ngoài NS

21

Mở rộng Khu công nghiệp Tràng Duệ giai đoạn 3

4.500

Đầu tư ngoài NS

22

Dự án Trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp tại số 4B Trần Phú, quận Ngô Quyền

950

Đầu tư ngoài NS

23

Xây dựng Trường Đại học quốc tế

1.500

Đầu tư ngoài NS

24

Xây dựng Trung tâm logistics cấp quốc gia tại Lạch Huyện và các trung tâm logistics gần các cảng, hệ thống giao thông, các khu kinh tế, khu công nghiệp....

5.000

Đầu tư ngoài NS

II. DANH MỤC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ THỜI KỲ 2021 - 2030

STT

Tên dự án

Nguồn vốn

1

Khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí cao cấp Đồ Sơn

Đầu tư ngoài NS, FDI

2

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh cao cấp đảo Cát Bà

Đầu tư ngoài NS, FDI

3

Các trung tâm thương mại loại I tại nội thành và dọc theo tuyến chợ Sắt - Cảng Chùa Vẽ và tuyến Bến Bính - Đồ Sơn

Đầu tư ngoài NS, FDI

4

Xây dựng Hải Phòng thành Trung tâm giao dịch viễn thông và hội nghị Quốc tế vùng Bắc Bộ

Đầu tư ngoài NS, FDI

5

Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nối Hải Phòng - Hà Nội và Lào Cai

ODA, NSNN

6

Xây dựng tuyến đường sắt từ ga Hùng Vương đến Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng (dài khoảng 37 km)

ODA, NSNN, FDI và các nguồn vốn hợp pháp khác

7

Xây dựng các tuyến đường sắt nối vào các cảng Lạch Huyện, Đình Vũ

ODA, NSNN

8

Xây dựng các hầm qua sông với tổng chiều dài 5,2 km

ODA, NSNN

9

Xây dựng mới các nhà máy nước

Đầu tư ngoài NS, FDI

10

Xây dựng Khu xử lý chất thải rắn tập trung của thành phố tại xã Trấn Dương, huyện Vĩnh Bảo

Đầu tư ngoài NS, FDI

11

Nâng cấp cảng hàng không quốc tế Cát Bi - Giai đoạn 2

NSNN và các nguồn vốn hợp pháp khác

12

Tuyến đường sắt nối cảng biển Hải Phòng - Lạch Huyện dài 32,65 km

ODA, NSNN

13

Tuyến đường sắt ven biển: Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh dài khoảng 120 km

ODA, NSNN

14

Xây dựng đập điều tiết trên sông Thái Bình

NSTW, TPCP, ODA

15

Cải tạo, nâng cấp các hệ thống thủy nông

NSTW, TPCP, ODA

16

Xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống đê, kè Khu du lịch Đồ Sơn để ứng phó với biến đổi khí hậu

NSTW, TPCP, ODA

17

Xây dựng các Khu đô thị mới trên địa bàn thành phố

Vốn huy động từ các thành phần kinh tế

18

Dự án Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao

ODA, NSNN và vốn huy động

19

Dự án Phát triển hiệu quả và bền vững thành phố Hải Phòng

ODA, NSNN

20

Dự án Thoát nước mưa, nước thải và quản lý chất thải rắn thành phố Hải Phòng - giai đoạn 2

ODA, NSNN

21

Các dự án ưu tiên khác chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 - 2020

NSNN và vốn huy động

Ghi chú: Về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất và tổng mức đầu tư của các dự án trong Phụ lục này sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 821/QĐ-TTg ngày 06/07/2018 phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.754

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.178.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!