Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 75/KH-UBND 2023 phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch Quảng Nam đến 2025

Số hiệu: 75/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam Người ký: Hồ Quang Bửu
Ngày ban hành: 05/01/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 75/KH-UBND

Quảng Nam, ngày 05 tháng 01 năm 2023

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 2596/QĐ-UBND ngày 12/9/2021 của UBND tỉnh về ban hành Chương trình phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 2702/KH-UBND ngày 29/4/2022 của UBND tỉnh về thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, phát triển du lịch đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3539/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Kết luận số 29-KL/TU ngày 04/5/2021 của Tỉnh ủy về thực hiện ba nhiệm vụ đột phá chiến lược giai đoạn 2021-2025; nhằm hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh thu hút, phục hồi nguồn lao động phục vụ ngành du lịch sau dịch COVID-19, nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch; theo đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 411/TTr-SVHTTDL ngày 19/12/2022; ý kiến của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2115/LĐTBXH-GDNN ngày 24/9/2022; Sở Tài chính tại Công văn số 2572/STC-HCSN ngày 26/9/2022; Sở Nội vụ tại Công văn số 2433/SNV-CCVC ngày 29/11/2022; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch đến năm 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm phát triển nguồn lao động du lịch đảm bảo về số lượng và chất lượng, chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp du lịch, khu, điểm du lịch, các dự án trọng điểm góp phần thúc đẩy phục hồi và phát triển ngành du lịch của tỉnh.

- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao vai trò, kết nối hợp tác giữa các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp cùng hướng tới mục tiêu chuẩn hóa chất lượng đào tạo kỹ năng nghề du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong nước và quốc tế.

2. Yêu cầu

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lao động du lịch phải gắn với nhu cầu lao động ngành du lịch đến năm 2025 và đáp ứng được yêu cầu của từng vị trí việc làm.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG

1. Quản lý, nhân viên đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch như: lữ hành, cơ sở lưu trú, các khu, điểm du lịch; vận chuyển khách du lịch; cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh (sau đây gọi chung là đơn vị kinh doanh du lịch).

2. Các hộ kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch.

3. Đội ngũ công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch.

4. Học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương trở lên trên địa bàn tỉnh.

III. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH HIỆN NAY, DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH ĐẾN NĂM 2025

1. Thực trạng nguồn lao động khối doanh nghiệp du lịch

- 02 năm qua (2020 - 2021), ngành du lịch tỉnh Quảng Nam chịu thiệt hại nặng nề do đại dịch Covid-19, các chỉ tiêu về lượng khách và doanh thu sụt giảm mạnh; doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, khu điểm du lịch đóng cửa, tạm dừng hoạt động; có khoảng 14.000 lao động ngành du lịch mất việc làm.

- Tuy nhiên, sau những hoạt động nỗ lực phục hồi ngành du lịch, kết quả hoạt động du lịch năm 2022 ước đạt 4.746.000 lượt, tăng 13 lần so với cùng kỳ năm 2021; trong đó: khách quốc tế ước đạt 634.000 lượt, tăng 36 lần so với cùng kỳ năm 2021, khách nội địa ước đạt 4.112.000 lượt, tăng 12 lần so với cùng kỳ năm 2021.

- Hiện nay, tổng số lao động ngành du lịch đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch khoảng 11.000 lao động, giảm hơn 40% so với năm 2019 (18.000 lao động). Lực lượng lao động đang làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch cụ thể: Lao động trong lĩnh vực lưu trú chiếm khoảng 70% tương đương 7.700 người; trong đó: lĩnh vực Lữ hành - Vận chuyển chiếm 5,5% tương đương 605 người; lĩnh vực nhà hàng, sân golf và các dịch vụ khác chiếm 24,5% tương đương 2.695 người. Hiện nay, lực lượng lao động nòng cốt tại các doanh nghiệp gồm các cấp quản lý, trưởng bộ phận hoặc nhân viên có kinh nghiệm và đã qua đào tạo được doanh nghiệp giữ hoặc quay lại làm việc chiếm khoảng 40% tương đương khoảng 4000 người. Lao động còn lại các doanh nghiệp sau khi mở cửa hoạt động đều phải tuyển lao động lại và tự đào tạo tại chỗ.

- Ngoài ra, lực lượng lao động trong ngành du lịch bao gồm đội ngũ công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch và người dân tại các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh cũng cần được bồi dưỡng kiến thức về công tác quản lý du lịch; bồi dưỡng kiến thức về công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của ngành du lịch... góp phần nâng cao chất lượng lao động ngành du lịch.

Bảng 1. Thực trạng về lao động ngành du lịch hiện nay: (ĐVT: người)

Stt

Lao động ngành du lịch phân theo các lĩnh vực

Năm 2022

Tỷ lệ

1

Lĩnh vực lưu trú

7.700

70%

2

Lĩnh vực lữ hành, vận chuyển, hướng dẫn viên

605

5,5%

3

Lĩnh vực nhà hàng, các khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác

2.695

24,5%

Tổng cộng

11.000

100%

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam

2. Dự báo nhu cầu lao động phục vụ ngành du lịch từ năm 2023 đến năm 2025

- Căn cứ các chỉ tiêu dự báo về lượt khách, lao động, số lượng phòng theo Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 20/7/2021 của Tỉnh ủy đến năm 2025, cụ thể là: Quảng Nam đón 12.000.000 lượt khách; lao động trực tiếp ngành du lịch là 23.000 người; tổng số phòng lưu trú là 22.000 phòng. Tuy nhiên, thực tế trong 2 năm qua (năm 2020 - 2021) do tác động dịch bệnh nên ngành du lịch bị ảnh hưởng rất nặng nề nên các chỉ tiêu dự báo sẽ bị ảnh hưởng. Mặc dù vậy, khởi đầu năm 2022 cùng với sự kiểm soát được dịch bệnh và những nỗ lực phục hồi phát triển ngành du lịch của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đã đem lại kết quả khả quan cho ngành du lịch của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng.

- Theo đăng ký đầu tư các dự án cam kết hoàn thành trước năm 2025, dự kiến đến năm 2025 có thêm khoảng 7.000 phòng lưu trú, 23.000 lao động được phân theo từng lĩnh vực như sau:

Bảng 2. Dự báo nhu cầu lao động phục vụ ngành du lịch theo các lĩnh vực du lịch: (ĐVT: người)

Stt

Nhu cầu lao động ngành du lịch đến năm 2025

Giai đoạn 2023-2025

2023

2024

2025

1

Lĩnh vực lưu trú

10.500

12.600

16.100

2

Lĩnh vực lữ hành, vận chuyển, hướng dẫn viên

830

990

1.265

3

Lĩnh vực nhà hàng, các khu vui chơi giải trí và các dịch vụ khác

3.670

4.410

5.635

Tổng cộng

15.000

18.000

23.000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam

3. Dự báo nhu cầu lao động cần đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2023 đến năm 2025

Đến năm 2025, ngành du lịch cần có khoảng 23.000 lao động làm việc tại các đơn vị kinh doanh du lịch; trong đó, 30% lực lượng lao động cấp quản lý, điều hành và trưởng các bộ phận đã được đào tạo, tương đương với khoảng 6.900 người. Còn lại, hằng năm nhu cầu lao động ngành du lịch cần được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng nhu phục vụ khách khoảng 70% tương đương với 16.100 người, cụ thể như sau:

- Đào tạo trình độ đại học: 600 người.

- Đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp nghề: 1.000 người.

- Đào tạo trình độ sơ cấp nghề dưới 3 tháng: 2.000 người.

- Bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ du lịch: 2.070 người.

- Bồi dưỡng, tập huấn đối với cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, du lịch cộng đồng: 400 người.

- Tập huấn công tác quản lý nhà nước về du lịch, chuyển đổi số, ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT): 200 người.

- Doanh nghiệp tự đào tạo: 9.830 người.

Bảng 3. Dự báo nhu cầu cần đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng lao động ngành du lịch Quảng Nam đến năm 2025: (ĐVT: người)

Stt

Nhu cầu đào tạo phân theo trình độ

Tổng nhu cầu đào tạo

Giai đoạn 2023-2025

2023

2024

2025

1

Lao động trình độ Đại học

600

200

200

200

2

Lao động trình độ Cao đẳng và Trung cấp

1.000

300

300

400

3

Lao động trình độ Sơ cấp nghề dưới 03 tháng

2.000

650

650

700

4

Bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ du lịch

2070

690

690

690

5

Bồi dưỡng, tập huấn đối với cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, du lịch cộng đồng

400

150

150

100

6

Tập huấn công tác quản lý nhà nước về du lịch, chuyển đổi số, ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT)

200

100

100

0

7

Doanh nghiệp tự đào tạo

9.830

3.276

3.277

3.277

Tổng cộng

16.100

5.366

5.367

5.367

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam

IV. ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN, BỒI DƯỠNG, NÂNG CAO NĂNG LỰC GỒM: KIẾN THỨC, KỸ NĂNG NGHỀ, KỸ NĂNG MỀM VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP PHỤC VỤ TRONG NGÀNH DU LỊCH

1. Đào tạo trình độ sơ cấp nghề dưới 03 tháng

- Đối tượng và mức hỗ trợ đào tạo: theo quy định tại Quyết định 46/2015/QĐ- TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng, Thông tư số 40/2019/TT-BTC ngày 28/6/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 152/2016/TT-BTC .

- Ngành, nghề đào tạo: thực hiện theo Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 03/12/2014 của UBND tỉnh về quy định danh mục nghề và định mức kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Số lượng: 2.000 lao động.

- Tổ chức thực hiện: cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp (đối với trình độ sơ cấp) và các tổ chức, cá nhân tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng trên địa bàn tỉnh.

2. Bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ lao động trực tiếp

2.1. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch

- Tập huấn nâng cao năng lực ứng dụng CNTT và chuyển đổi số (03 lớp).

- Bồi dưỡng nghiệp vụ lễ tân (03 lớp).

- Bồi dưỡng nghiệp vụ buồng (03 lớp).

- Bồi dưỡng nghiệp vụ bàn (03 lớp).

- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho người quản lý điều hành tại các cơ sở lưu trú (03 lớp).

- Kỹ thuật pha chế đồ uống (03 lớp).

- Bồi dưỡng nghiệp vụ An ninh khách sạn (03 lớp).

- Bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch quốc tế và nội địa (03 lớp).

- Tập huấn về nghiệp vụ du lịch cho hướng dẫn viên du lịch tại điểm (03 lớp).

- Tập huấn về nghiệp vụ du lịch cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận chuyển khách du lịch (06 lớp).

- Tập huấn về nghiệp vụ du lịch cho người lái xe và nhân viên phục vụ trên phương tiện thủy nội địa (03 lớp).

- Tập huấn bơi cứu hộ ở các cơ sở lưu trú du lịch (03 lớp).

- Tập huấn cho người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước (03 lớp).

- Số lượng: 2070 người (42 lớp, mỗi năm tập huấn, bồi dưỡng khoảng 14 lớp).

- Đối tượng: người lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch.

- Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh, Hiệp hội du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện.

2.2. Bồi dưỡng, tập huấn đối với cộng đồng dân cư tại các điểm du lịch, du lịch cộng đồng

- Bồi dưỡng nâng cao nhận thức của người dân về kiến thức văn hóa, lịch sử địa phương, kỹ năng giao tiếp và hướng dẫn kỹ năng tham gia du lịch cộng đồng, du lịch xanh (03 lớp).

- Tập huấn kinh doanh lưu trú nhà dân (Homestay) cho các hộ dân tại các điểm du lịch cộng đồng (03 lớp).

- Tập huấn kỹ năng xây dựng sản phẩm, marketing, vận hành điểm đến cho người dân tại các điểm du lịch (02 lớp).

- Số lượng: 400 người (08 lớp, mỗi năm bồi dưỡng, tập huấn từ 02-03 lớp).

- Đối tượng: người dân tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh được phê duyệt theo Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 19/11/2021 của UBND tỉnh phê duyệt danh mục tài nguyên du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; hộ kinh doanh lưu trú (homestay) tại các điểm du lịch cộng đồng.

- Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở đào tạo trong và ngoài tỉnh và các cơ sở thực hiện.

2.3. Tập huấn công tác quản lý nhà nước về du lịch, chuyển đổi số, ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT)

- Tập huấn giới thiệu, tuyên truyền, triển khai nội dung kế hoạch chuyển đổi số và tập huấn nâng cao trình độ, năng lực ứng dụng CNTT (02 lớp).

- Tập huấn công tác quản lý nhà nước về du lịch (02 lớp).

- Số lượng: 200 người (04 lớp, mỗi năm tập huấn khoảng 02 lớp).

- Đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các khu điểm du lịch thuộc cấp huyện, cấp xã.

- Tổ chức thực hiện: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

3. Doanh nghiệp tự đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng mềm và đạo đức nghề nghiệp, ngoại ngữ và các kỹ năng nghề cần thiết theo nhu cầu của doanh nghiệp

- Đối tượng: người lao động làm việc tại doanh nghiệp.

- Số lượng: 9.830 người (mỗi năm doanh nghiệp tự đào tạo, bồi dưỡng khoảng 3.277 người).

- Tổ chức thực hiện: các doanh nghiệp du lịch phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện.

V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN: từ nguồn ngân sách nhà nước, kinh phí của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Lập dự toán chi tiết triển khai thực hiện Kế hoạch gửi Sở Tài chính thẩm định.

- Chủ trì triển khai kế hoạch đến các địa phương, cơ sở đào tạo và các đơn vị kinh doanh du lịch; hằng năm công bố kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đến các cơ quan, đơn vị; tổng hợp các lớp tập huấn cho đối tượng là công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các khu điểm du lịch thuộc cấp huyện, cấp xã gửi Sở Nội vụ; theo dõi, đôn đốc quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, đảm bảo tiến độ, nhiệm vụ theo lộ trình triển khai.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, kiến thức văn hóa lịch sử địa phương, tập huấn du lịch cộng đồng, du lịch xanh, chuyên môn nghiệp vụ đối với người dân tại các điểm du lịch cộng đồng, lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch...

- Huy động sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế về chuyên môn kỹ thuật và nhân lực (chuyên gia, giảng viên…) tham gia đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các dự án trọng điểm trong lĩnh vực du lịch.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng nguồn lao động tại các doanh nghiệp du lịch đảm bảo theo đúng quy định của ngành du lịch đối với từng loại hình kinh doanh du lịch.

- Theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện, những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch báo cáo trình UBND tỉnh xem xét điều chỉnh.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn đến các địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ đào tạo lao động theo phạm vi quản lý.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch có đủ điều kiện thực hiện tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng theo đúng quy định.

3. Sở Nội vụ: hằng năm tổng hợp danh mục các lớp tập huấn, bồi dưỡng dành cho đối tượng là công chức, viên chức tại các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các khu điểm du lịch thuộc cấp huyện, cấp xã báo cáo UBND tỉnh.

4. Sở Tài chính: thẩm định dự toán, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí theo quy định hiện hành.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo: tổ chức lồng ghép hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho học sinh các cấp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học về các ngành nghề đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh.

6. UBND huyện, thị xã, thành phố: hằng năm, tổng hợp, đề xuất nhu cầu đào tạo lao động ngành du lịch tại địa phương gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để có phương án tổ chức đào tạo, bồi dưỡng. Chủ động tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức về công tác quản lý nhà nước về du lịch hoặc tập huấn cho người dân tại các điểm du lịch tại địa phương; khảo sát lao động tại các cơ sở dịch vụ ăn uống, mua sắm, chăm sóc sức khỏe phục vụ khách du lịch để nắm thực trạng, nhu cầu đào tạo và phối hợp với các sơ sở đào tạo tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao chất lượng phục vụ.

7. Trường Cao đẳng Quảng Nam và các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh do các doanh nghiệp du lịch thành lập

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch và các cơ quan liên quan tổ chức tuyển sinh và triển khai thực hiện các hoạt động đào tạo lao động theo Kế hoạch; Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo lao động theo chính sách hiện hành của tỉnh về hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng. Định kỳ hằng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo kết quả triển khai thực hiện kế hoạch.

8. Hiệp hội Du lịch Quảng Nam

Tuyên truyền, kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động du lịch. Vận động các thành viên Hiệp hội du lịch tham gia tích cực các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ do các cơ quan, đơn vị tổ chức.

9. Các doanh nghiệp du lịch

- Hằng năm, rà soát, tổng hợp nhu cầu lao động cần đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng tại doanh nghiệp gửi đăng ký nhu cầu về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc UBND cấp huyện, thị xã, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, đồng thời gửi báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để theo dõi, tổng hợp.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và các kỹ năng khác đối với đội ngũ lao động tại doanh nghiệp. Bố trí kinh phí hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn lao động tại đơn vị.

- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên các cơ sở đào tạo trong tỉnh thực tập tại đơn vị nhằm nâng cao kỹ năng thực hành, giảng dạy.

Trên đây là Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025. Yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị và địa phương có liên quan phối hợp triển khai thực hiện đạt kết quả./.


Nơi nhận:
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy;
- Ban VHXH-HĐND tỉnh;
- Các Sở, ngành, liên quan;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- HHDL Quảng Nam;
- Trường CĐ Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KGVX (Hậu).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Quang Bửu

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 75/KH-UBND ngày 05/01/2023 về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Quảng Nam đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.515

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.40.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!