ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1697/QĐ-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày 30
tháng 6 năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM
TIM MẠCH THUỘC BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN
2021-2025
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14
ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật khám
bệnh, chữa bệnh ngày 23/11/2009;
Căn cứ Nghị quyết số
03-NQ/TU ngày 05/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI về
phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Chương trình
hành động năm 2021 của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy ban hành ngày 18/01/2021;
Căn cứ Thông tư số
43/2013/ TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế ban hành quy định chi tiết phân
tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư
số 21/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung Thông tư số
43/2013/TT-BYT ;
Căn cứ Quyết định số
4275/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển sự
nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020,
định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Chương trình
hành động số 03/CTHĐ-UBND ngày 18/8/2020 của UBND tỉnh về thực hiện phát triển
kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số
405/QĐ-UBND ngày 22/02/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Tập trung tháo gỡ các
điểm nghẽn, khơi thông các nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ngành
Y tế;
Căn cứ Thông báo số
154/TB-UBND ngày 23/6/2021 của UBND tỉnh thông báo kết quả phiên họp tháng 06
năm 2021;
Theo đề nghị của Sở Y
tế tại Tờ trình số 64/TTr-SYT ngày 14/4/2021.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh
viện Đa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.
Điều 2. Sở
Y tế có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị liên quan
tổ chức triển khai thực hiện Đề án được phê duyệt tại Điều 1 của Quyết định này
theo đúng quy định pháp luật.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND
tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Bảo hiểm xã
hội tỉnh; Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên và Thủ trưởng các cơ quan
đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Việt Văn
|
ĐỀ
ÁN
PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TIM MẠCH THUỘC BỆNH VIỆN
ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1697/QĐ-UBND ngày 30/6/2021 của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc)
Phần mở đầu
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I.
CĂN CỨ CHÍNH TRỊ
- Nghị quyết số
20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Tăng cường công
tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Trong
đó quan điểm chỉ đạo của Đảng nêu rõ: “Phát triển nền y học Việt Nam khoa
học, dân tộc và đại chúng. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu
quả và hội nhập theo phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh; y tế dự phòng là
then chốt, y tế cơ sở là nền tảng; y tế chuyên sâu đồng bộ và cân đối
với y tế cộng đồng…”;
- Nghị quyết số
03-NQ/TU ngày 05/12/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI về
phát triển sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, mục tiêu Nghị quyết nêu rõ: “Chú
trọng công tác đào tạo nhân lực và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Xây dựng một
số khoa, lĩnh vực mũi nhọn thiết yếu trong hoạt động khám, chữa bệnh của tỉnh,
tạo bước đột phá về uy tín và sự hài lòng của người bệnh đối với ngành Y tế.
Phấn đấu đến năm 2020, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt mức khá,
đến năm 2025 đạt mức tiên tiến và đến năm 2030 đạt mức xuất sắc của cả nước”.
II.
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật Khám bệnh,
chữa bệnh năm 2009;
- Nghị định số
87/2011/NĐ-CP ngày 27/9/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh;
- Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số
85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài
chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập. Trong đó, Điều 14, Điều 15
quy định về quyền tự chủ các khoản thu, mức thu; quyền tự chủ về sử dụng nguồn
tài chính chi hoạt động thường xuyên;
- Nghị định
16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị
sự nghiệp công lập, trong đó tại Điều 13 quy định về tự chủ tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên;
- Nghị định số
120/2020/NĐ-CP ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức
lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, điểm c, khoản 4 quy định
đối tượng thành lập đơn vị sự nghiệp công là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
chi cục và tương đương thuộc sở. Tại khoản 1 Điều 5 quy định điều kiện thành
lập đơn vị sự nghiệp công lập;
- Quyết định số
376/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/3/2015 Phê duyệt Chiến lược quốc gia
phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, giai đoạn 2015-2025. Trong
đó, mục tiêu thứ tư là: “Nâng cao năng lực và hiệu quả trong dự phòng, giám
sát, phát hiện, điều trị, quản lý người bệnh ung thư, tim mạch,
đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh
không lây nhiễm khác”;
- Quyết định số
1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1977 của Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện;
- Thông tư số
43/2013/ TT-BYT ngày 11/12/2013 của Bộ Y tế ban hành quy định chi tiết phân
tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Thông tư
số 21/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 của Bộ Y tế về sửa đổi, bổ sung Thông tư số
43/2013/TT-BYT. Trong đó, Bộ Y tế có quy định danh mục dịch vụ kỹ thuật
chuyên khoa Tim mạch;
- Quyết định số
02/2014/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân cấp quản
lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ công chức, viên chức tỉnh Vĩnh Phúc thì “Chủ
tịch UBND tỉnh cho ý kiến về việc thành lập mới khi tăng số lượng đối với các
tổ chức trực thuộc đơn vị sự nghiệp thuộc sở, UBND cấp huyện”;
- Quyết định số
12/2017/QĐ-UBND ngày 28/4/2017 của UBND tỉnh về quy định vị trí, chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc nêu “Giao
Giám đốc Sở Y tế quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức
thuộc Sở phù hợp với chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Y tế”;
- Quyết định số
4275/QĐ-UBND ngày 29/12/2016 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển sự
nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016-2020,
định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số
2740/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 của UBND tỉnh về giao quyền tự chủ về tài chính
cho 11 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế giai đoạn 2019-2021. Trong
đó, Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên được giao tự chủ chi thường xuyên giai
đoạn 2019-2021;
- Chương trình hành
động của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan ngày 18/01/2021, trong đó
có nội dung: xây dựng đề án phát triển Trung tâm Tim mạch tại Bệnh viện đa khoa
khu vực Phúc Yên giai đoạn 2021-2025.
- Chương trình hành
động của đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Vũ Việt Văn; Quyết định số 405/QĐ-UBND
ngày 22/02/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn,
khơi thông các nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ngành Y tế, trong đó có nội
dung: UBND tỉnh phê duyệt đề án phát triển Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện
đa khoa khu vực Phúc Yên giai đoạn 2021-2025.
III.
CĂN CỨ THỰC TIỄN
Theo WHO, Bệnh lý tim
mạch trên thế giới ngày càng phổ biến, tăng dần mỗi năm, tỷ lệ tử vong, tàn phế
cao và chi phí chăm sóc điều trị lớn. Ước tính năm 2008, thế giới có khoảng 1,5
tỷ người tăng huyết áp (THA), khoảng 50% người lớn THA trong vài năm tới ở các
nước phát triển, ở Mỹ (2006) THA khoảng 30%; có 7-8/1.000 trẻ sinh ra có các
bệnh tim bẩm sinh. Về tỷ lệ tử vong, có khoảng 17,3 triệu người tử vong do bệnh
tim mạch, chiếm 30% tổng số tử vong, trong đó 7,3 triệu chết do bệnh động mạch
vành và 6,2 triệu chết do đột quỵ. Dự báo đến năm 2030 tử vong do bệnh tim mạch
trên thế giới có thể lên đến 23,3 triệu người và gia tăng nhiều nhất sẽ xảy ra
ở vùng Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế
nhận định thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của bệnh tim mạch và các bệnh không lây nhiễm.
Theo thống kê năm 2012, bệnh tim mạch có tỷ lệ mắc khoảng 30%; tử vong 18,6%
trong tổng số tử vong toàn quốc(khoảng 200.000 người/năm). Tính tỷ lệ tử vong
trên 100.000 người, Bệnh THA cao thứ 4 với tỷ lệ 368,5. Nhồi máu cơ tim thứ 5
với tỷ lệ 0,84, suy tim thứ 8 với tỷ lệ là 0,68, rối loạn nhịp tim thứ 9 với tỷ
lệ 0,91. Theo Viện Tim mạch Việt Nam, 16,3% dân số miền Bắc bị bệnh về tim
mạch, đứng đầu là bệnh mạch vành.
Trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Phúc, Người bệnh mắc bệnh tim mạch cũng tăng dần mỗi năm. Tại Bệnh viện đa
khoa khu vực Phúc Yên số người bệnh đến khám bệnh tăng từ 6.645 lượt năm 2016
lên 12.330 lượt người năm 2020. Trong đó khám tim mạch từ 7,73% đến 10% tổng số
lượt khám (trung bình mỗi ngày 50 lượt khám tim mạch). Số người bệnh phải nằm điều
trị nội trú cũng tăng từ 1.039 lượt năm 2016 lên 1.337 lượt năm 2020. Bệnh viện
thực hiện được 73,5% danh mục kỹ thuật theo phân tuyến, 40% danh mục kỹ thuật
vượt tuyến.
Tuy nhiên, đối với
chuyên khoa Tim mạch, Bệnh viện mới thực hiện được 45,3% danh mục kỹ thuật tại
tuyến theo quy định của Bộ Y tế. Tỷ lệ chuyển tuyến khám các bệnh lý tim mạch
trung bình là 0,38%; chuyển tuyến điều trị nội trú là 8,52%. Một số bệnh lý tim
mạch chuyển tuyến 100% do chưa thực hiện được các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu,
nên người bệnh đi Trung ương rất tốn kém chi phí và thời gian, mỗi năm ước tính
chi phí người bệnh chuyển đi TW trên 20 tỷ đồng.
Bệnh viện đa khoa khu
vực Phúc Yên là bệnh viện hạng I, quy mô 850 GB kế hoạch, thực kê 1.295 GB, nằm
giáp thủ đô Hà Nội, ngoài việc tiếp nhận khám và điều trị cho người dân tỉnh
Vĩnh Phúc thì Bệnh viện còn tiếp nhận khoảng gần 50% số lượt khám và điều trị ở
địa bàn lân cận như huyện Mê Linh, huyện Sóc Sơn thuộc thành phố Hà Nội. Cơ sở
vật chất được tỉnh đầu tư đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh của
người dân.
Bệnh viện đã triển
khai được khám, cấp cứu, một số dịch vụ chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng
tim, điều trị nội tim mạch, chưa thực hiện được can thiệp tim mạch, phẫu thuật
mạch máu, phẫu thuật tim hở, một số dịch vụ chẩn đoán hình ảnh tim chuyên sâu,
điều trị nội khoa một số bệnh lý tim bẩm sinh, rối loạn nhịp…
Năm 2020, Bệnh viện
đã thành lập đơn nguyên Can thiệp tim mạch trong Khoa Nội tim mạch, bắt đầu cử
các cán bộ y tế đi đào tạo tại Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh
viện 108. Tuy nhiên, hoạt động khám chữa bệnh chuyên khoa tim mạch vẫn chưa
đồng bộ, chưa có chiều sâu do còn thiếu nhiều trang thiết bị y tế và nhân lực
đang được đào tạo. Việc khám, sàng lọc, tư vấn, quản lý, truyền thông phòng
chống bệnh tim mạch cũng chỉ tập trung tại Bệnh viện chưa mở rộng đến các Trung
tâm y tế tuyến huyện và cộng đồng do vậy nhiều người bệnh khi đến viện đã ở
giai đoạn cuối, mức độ nặng nề và để lại nhiều di chứng hoặc tử vong.
Qua khảo sát một số
tỉnh lân cận, các tỉnh đã thành lập Trung tâm Tim mạch như: Phú Thọ, Thái
Nguyên, Thái Bình, Bắc Ninh, Việt Tiệp Hải Phòng, Trung tâm Tim mạch của Bệnh
viện đa khoa tỉnh; kết quả cho thấy các Trung tâm này đã tập trung được nguồn
lực; đồng bộ quá trình khám chẩn đoán, điều trị; quản lý, theo dõi bệnh tim
mạch hệ thống từ bệnh viện tuyến tỉnh đến y tế cơ sở và cộng đồng một cách
chuyên nghiệp và hiệu quả, qua đó đã giảm tỷ lệ chuyển tuyến trên, tiết kiệm
chi phí và thời gian của người bệnh, giảm tỉ lệ tai biến và tử vong, đồng thời
nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ y tế. Đồng thời Bệnh viện huyện Sóc
Sơn, Bệnh viện huyện Mê Linh là hai bệnh viện hạng II thuộc Sở Y tế Hà Nội, quy
mô khoảng 300GB, cả 2 bệnh viện đều chưa triển khai được các kỹ thuật về can thiệp
tim mạch.
Theo số liệu của
Trung tâm Tim mạch của Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc, lượng bệnh nhân can
thiệp tim mạch các năm 2018 là 393BN, năm 2019: 496BN, năm 2020 gần 600BN; năm
2018 thực hiện được 387 kỹ thuật, đến 2020 đã thực hiện được 929 kỹ thuật về
can thiệp tim mạch.
Trung tâm Tim mạch
thuộc Bệnh viện ĐKKV Phúc Yên được thành lập sẽ tập trung nguồn lực và triển
khai được các dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, mũi nhọn về lĩnh vực tim mạch. Chất
lượng khám chữa bệnh chuyên khoa tim mạch được nâng lên, các kỹ thuật cao được
thực hiện ngay tại tỉnh, người bệnh không phải chuyển tuyến Trung ương để khám
và điều trị, làm giảm gánh nặng chi phí cho người bệnh và gia đình người bệnh,
giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương. Cán bộ y tế có cơ hội được học
tập, nhận chuyển giao kỹ thuật từ bệnh viện tuyến trên, vận hành các trang
thiết bị hiện đại sẽ nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý người bệnh tim mạch
tại cộng đồng; tạo môi trường công tác tốt để cán bộ yên tâm làm việc và cống
hiến; thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân do Đảng và Nhà nước giao cho ngành Y tế.
Từ những căn cứ chính
trị, căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn nêu trên việc ban hành Đề án phát triển
Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên để triển khai các
dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu lĩnh vực Tim mạch giai đoạn 2021-2025 là cần thiết,
có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn.
Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG ĐIỀU TRỊ BỆNH LÝ TIM MẠCH TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN
I.
THỰC TRẠNG VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN
Bệnh viện đa khoa khu
vực Phúc Yên được thành lập theo Quyết định số 4505/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày
27/11/2002. Tiền thân là Bệnh viện đa khoa khu vực Mê Linh sau được đổi tên
thành Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tại Quyết định số 982/QĐ-UBND ngày
01/04/2008, với quy mô hiện tại là 850 giường kế hoạch và 1.295 giường thực kê.
1. Tổ chức bộ máy và
nhân lực
1.1. Tổ chức bộ máy
- Ban Giám đốc gồm:
01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc.
- Có 42 khoa, phòng
(08 phòng chức năng, 08 khoa cận lâm sàng, 26 khoa lâm sàng).
1.2. Nhân lực
- Tổng số cán bộ viên
chức và hợp đồng lao động: 820 người (389 cán bộ viên chức, hợp đồng 68; 431
hợp đồng ngoài biên chế), trong đó: 165 Bác sĩ, 46 Dược sĩ, 480 Điều dưỡng,
Kỹ thuật viên, Nữ hộ sinh, 129 cán bộ khác. Tỷ lệ cán bộ/giường bệnh KH là
0,96%, thấp hơn so với quy định (tỷ lệ này theo Thông tư liên tịch số
08/2007/TTLT-BNV-BYT là 1,45-1,55).
2. Cơ sở vật chất,
trang thiết bị y tế
2.1. Cơ sở vật chất
Bệnh viện được đầu tư
xây dựng hoàn chỉnh các hạng mục, bàn giao và đưa vào sử dụng năm 2020, với
tổng diện tích là 2,6 ha; diện tích sàn sử dụng gần 33.000 m2.
Nhà kỹ thuật nghiệp
vụ 6 tầng với tổng diện tích 1.200 m2 sàn. Khu điều trị người bệnh nội trú bao gồm:
2 tòa nhà 6 tầng với tổng diện tích 18.000m2 sàn, khu điều trị 3
tầng với tổng diện tích 1.710m2 sàn. Ngoài ra còn có khoa kiểm soát nhiễm
khuẩn, khoa dinh dưỡng, khu xử lý chất thải rắn, khu xử lý chất thải lỏng, nhà
đại thể và các công trình phụ trợ khác.
2.2. Trang thiết bị y
tế
Trang thiết bị của
Bệnh viện mới chỉ đáp ứng được cơ bản nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của người
dân, đạt khoảng 50% định mức quy định tại Quyết định số 22/2020/QĐ-UBND ngày
18/5/2020 của UBDN tỉnh về việc ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc
thiết bị y tế chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế. Còn thiếu nhiều trang thiết bị
chuyên sâu, nhiều trang thiết bị được đầu tư từ những năm 2006, 2010 đã cũ, lạc
hậu về công nghệ, thường xuyên hỏng hóc và không đồng bộ.
Thiết bị hiện có tại
đơn vị được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, quỹ hoạt động phát triển sự
nghiệp của đơn vị với số lượng trang thiết bị hiện có 171 danh mục.
Một số thiết bị hiện
đại được đầu tư: 01 hệ thống chụp cộng hưởng từ 1,5 Testla, 01 hệ thống chụp
cắt lớp vi tính 8 lát, 03 hệ thống chụp X-quang kỹ thuật số, 02 máy siêu âm
tim, 15 máy thở chức năng cao, 01 máy lọc máu liên tục...
Trang thiết bị chuyên
ngành Tim mạch của toàn viện mới đạt khoảng 59,2% về chủng loại, 18,4% về số
lượng theo định mức quy định của Bộ Y tế, UBND tỉnh để triển khai các dịch vụ
kỹ thuật theo phân tuyến (thiết bị y tế tại Nội tim mạch đạt 22,2% chủng loại,
13% số lượng).
3. Kết quả hoạt động
chuyên môn
- Bệnh viện liên tục
cải tiến quy trình khám bệnh, chữa bệnh theo Quyết định số 1313/QĐ-BYT ngày
22/4/2013 của Bộ Y tế ban hành quy trình khám bệnh, chữa bệnh nhằm rút ngắn
thời gian chờ đợi, tạo thuận lợi cho người bệnh hướng đến sự hài lòng người
bệnh.
- Triển khai có hiệu
quả các kỹ thuật đang thực hiện, mở rộng và từng bước phát triển chuyên sâu các
kỹ thuật cao, phát triển các kỹ thuật mới.
- Một số chỉ tiêu
khám chữa bệnh năm 2020:
+ Số lượt khám bệnh
159.512 lượt người đạt 114% so với kế hoạch đề ra, tăng 12.249 lượt so với năm
2019;
+ Số lượt người bệnh
điều trị nội trú 51.581 người bệnh đạt 123% so với kế hoạch đề ra;
+ Ngày điều trị trung
bình cho một người bệnh là 6,6 ngày (giảm so với KH 0,4 ngày);
+ Số lượt người bệnh
điều trị ngoại trú: 1.145 người, đạt 107% kế hoạch, tăng 160 lượt so với năm
2019. Người bệnh điều trị ngoại trú ở một số chuyên khoa như: Tim mạch, Nội
tiết, Nội tổng hợp, Ung bướu, Hô hấp, Truyền nhiễm, Thận nhân tạo cho các người
bệnh có bệnh lý mạn tính góp phần giảm tình trạng quá tải cho Bệnh viện.
+ Công suất sử dụng
giường bệnh hàng năm đạt >100%, năm 2020 đạt 110%.
+ Tỷ lệ chuyển tuyến:
Nội trú là 8,52%, ngoại trú là 0,38% chủ yếu chuyển tuyến bệnh lý ung thư, can
thiệp tim mạch...
- Thực hiện kỹ thuật
theo phân tuyến: Bệnh viện thực hiện 12.696 dịch vụ kỹ thuật trong đó 904 kỹ
thuật vượt tuyến đạt 40,4 %; tỷ lệ thực hiện kỹ thuật theo phân tuyến tại đơn
vị là 79,3%.
- Hàng năm, bệnh viện
chú trọng phát triển kỹ thuật mới. Bình quân mỗi năm triển khai thêm 15-20 kỹ
thuật lần đầu tiên thực hiện tại đơn vị các lĩnh vực như: Ngoại khoa, Hồi sức
tích cực - CĐ, xét nghiệm, thăm dò chức năng...
4. Đào tạo, chuyển
giao kỹ thuật
- Từ năm 2015 đến
nay, Bệnh viện luôn được các chuyên gia đầu ngành về Sản khoa, Ngoại khoa, Ung
bướu, Tim mạch ... từ các bệnh viện tuyến Trung ương như: BV Việt Đức, BV Bạch
Mai, Bệnh viện K, Viện 108... về chỉ đạo, chuyển giao kỹ ở tất cả cách chuyên
ngành. Nhiều khóa đào tạo đã thực hiện, nhiều kỹ thuật đã được chuyển giao do
đó trình độ chuyên môn được nâng cao.
- Bệnh viện luôn quan
tâm, chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực cả về chuyên môn, quản lý,
ngoại ngữ, tin học và lý luận chính trị.
- Giai đoạn năm 2017
đến 2020, Bệnh viện đã cử đi đào tạo được trên 113 lượt cán bộ, trong đó có đào
tạo chuyên khoa sâu, đào tạo chuyên khoa I là: 20, chuyên khoa II là: 15, thạc
sỹ: 6, các kíp thực hiện chuyển giao kỹ thuật là: 70 cán bộ. Hiện tại, BV đang
cử 18 cán bộ đi đào tạo, trong đó: BSCKII: 04 người, Thạc sỹ: 04 người; BSCKI:
06 người; Đào tạo khác: 03 người.
- Hiện tại đội ngũ
điều dưỡng và dược tại bệnh viện đều đã được đào tạo lên cao đẳng, không còn
trình độ trung học.
- Hàng năm, Bệnh viện
đã đào tạo, chuyển giao các gói kỹ thuật cho tuyến dưới; là cơ sở thực hành cho
sinh viên một số trường Đại học, cao đẳng, trung cấp y tế.
5. Công tác tài chính
kế toán
- Bệnh viện trong
nhiều năm luôn đạt số thu so với kế hoạch đề ra và tăng hàng năm. Năm 2020,
tổng thu sự nghiệp của Bệnh viện đạt 333 tỷ đồng, tăng 53 tỷ đồng so với năm
2017.
- Chênh lệch thu chi
tăng hàng năm, đơn vị trích lập các quỹ, đời sống cán bộ ổn định, ngày càng đi
lên.
II.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH CHUYÊN KHOA TIM MẠCH TẠI BỆNH VIỆN
1. Giường bệnh
Khoa Nội Tim mạch của
Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên được thành lập từ năm 2002, với quy mô 30
giường bệnh. Năm 2020, thành lập thêm Đơn nguyên Can thiệp mạch thuộc khoa Nội
Tim mạch với 15 giường bệnh. Hiện tổng số giường bệnh kế hoạch của Khoa Nội Tim
mạch là 45 GB, thực kê là 50 GB. Dự kiến Trung tâm Tim mạch đi vào hoạt động có
quy mô trước mắt là 55 GB.
2. Nhân lực
Tổng số cán bộ đang
công tác tại Khoa Nội tim mạch là 17 người, trong đó:
- Bác sĩ: 06 người
(01 BsCKII, 01 BsCKI, 03 Bs chuyên khoa định hướng, 01 Bs đang học CKI).
- Điều dưỡng: 10
người (trình độ đại học 3 người, cao đẳng 7 người).
- Dược sỹ trung học:
01 người
Bệnh viện đang cử 05
cán bộ đi học tại các Bệnh viện tuyến TW về các kỹ thuật tim mạch. Bệnh viện
chưa thực hiện được kỹ thuật can thiệp tim mạch.
Ngoài ra, còn có 05
cán bộ kiêm nhiệm từ các khoa có thể hỗ trợ chuyên môn trong trường hợp thực
hiện kỹ thuật can thiệp tim mạch (bác sỹ 2, điều dưỡng - kỹ thuật viên 3).
Khi Trung tâm Tim mạch
được thành lập và đi vào hoạt động thì số lượng cán bộ làm việc tại Trung tâm
Tim mạch là 80-85 người theo định mức tham khảo quy định tại Thông tư số
08/2007/TTLT-BNV-BYT. Trong đó, cán bộ làm lâm sàng tại Trung tâm khoảng 60% là
48-51 người, còn lại cán bộ làm cận lâm sàng sẽ ở các Khoa cận lâm sàng chung
của Bệnh viện. Hiện tại, còn thiếu 31 cán bộ y tế (bác sỹ 10 người, điều dưỡng,
kỹ thuật viên 21 người).
3. Cơ cấu tổ chức
- Khám bệnh: 01 phòng
khám với 2 bàn khám tim mạch tại khoa Khám bệnh (khám bệnh - siêu âm - điện
tim)
- Khoa Nội tim mạch
+ Buồng bệnh 6 buồng:
Kê đủ 35 giường bệnh nội trú.
+ Phòng cấp cứu: 5
giường cấp cứu.
+ Phòng siêu âm tim,
phòng điện tim, Holter điện tim, Holter huyết áp.
+ Phòng hành chính,
trực nhân viên, phòng tiêm, kho.
- Đơn nguyên can
thiệp mạch:
+ 1 buồng bệnh thường
với 10 giường bệnh nội trú.
+ 1 buồng bệnh cấp
cứu với 5 giường cấp cứu.
+ 1 phòng hành chính,
1 phòng trực nhân viên, 1 phòng tiêm, 1 kho.
+ 1 phòng chuẩn bị và
theo dõi người bệnh sau can thiệp.
Bệnh viện sẽ triển
khai 01 phòng can thiệp tim mạch khi đủ điều kiện.
4. Cơ sở vật chất và
trang thiết bị y tế
a) Cơ sở hạ tầng
Khoa Nội Tim mạch của
Bệnh viện được bố trí tại nhà C, có đơn nguyên can thiệp tim mạch. Tổng diện
tích sàn sử dụng 500m2.
b) Trang thiết bị y
tế
- Trang thiết bị hiện
có của toàn viện liên quan đến lĩnh vực tim mạch tại Khoa Nội Tim mạch mới đạt
25,8% về chủng loại, 9,02% về số lượng. So với định mức và yêu cầu phát triển chuyên
môn kỹ thuật tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT và Thông tư số 21/2017/TT-BYT của
Bộ Y tế, thì nhu cầu đầu tư 31 chủng loại thiết bị, với 121 loại thiết bị y tế.
- Các thiết bị còn
thiếu chủ yếu là các thiết bị để thực hiện can thiệp mạch, theo dõi và điều trị
chuyên sâu một số bệnh lý về tim mạch như: hệ thống chụp can thiệp tim mạch, Hệ
thống thăm dò điện sinh lý và điều trị rối loạn nhịp, Hệ thống đo phân suất dự
trữ lưu lượng động mạch vành, Máy siêu âm chuyên tim có gắng sức và đầu dò siêu
âm thực quản...
(Chi tiết tại Phụ
lục 3).
5. Kết quả hoạt động
chuyên môn
a) Thực hiện danh mục
kỹ thuật
Mặc dù Bệnh viện đã
có BsCKII, BsCKI chuyên ngành tim mạch nhưng do thiếu trang thiết bị chuyên
ngành, nên hiện tại mới triển khai thực hiện được 45,3% danh mục kỹ thuật tại
tuyến (năm 2017 là 40%; năm 2018 là 45%; năm 2019 là: 45%, năm 2020
là 45,3%), chưa thực hiện được kỹ thuật vượt tuyến của lĩnh vực tim mạch
theo quy định của Bộ Y tế.
Một số dịch vụ kỹ
thuật thuộc lĩnh vực tim mạch đang triển khai:
- Khám sàng lọc ban
đầu tất cả các bệnh lý tim mạch tại cộng đồng.
- Điều trị ngoại trú
các bệnh lý tim mạch.
- Điều trị nội trú
các bệnh lý tim mạch nặng, phức tạp.
- Hồi sức người bệnh
mắc bệnh lý tim mạch
- Holter điện tim,
Holter huyết áp.
- Siêu âm Doppler
tim, mạch máu và một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm và thăm dò chức
năng cho người bệnh mắc bệnh lý tim mạch.
b) Kết quả hoạt động
chuyên môn
- Số người bệnh khám,
điều trị và quản lý về tim mạch tại bệnh viện đều tăng hàng năm; so với năm
2017 thì năm 2020, số người bệnh khám tim mạch tăng 47,7%, người bệnh nằm điều
trị nội trú bệnh lý tim mạch tăng 28%, số người bệnh được quản lý điều trị
ngoại trú tăng 42,8%.
- Số người bệnh điều
trị nội trú trung bình 25-30 lượt/ngày.
- Công suất sử dụng
giường bệnh luôn đạt trên 110%.
Năm
|
Khám
bệnh
|
Điều
trị nội trú
|
Quản
lý ngoại trú
|
BN
chuyển tuyến
|
2017
|
8.346
|
1.200
|
700
|
141
|
2018
|
10.045
|
1.321
|
850
|
150
|
2019
|
11.216
|
1.494
|
985
|
210
|
2020
|
12.331
|
1.537
|
1.000
|
252
|
c) Tình hình chuyển
tuyến
- Số lượng bệnh nhân
chuyên ngành Tim mạch chuyển tuyến đi bệnh viện tuyến Trung ương hàng năm có xu
hướng tăng (năm 2017: 141 BN, 2018: 150 BN, năm 2019: 210 BN; năm 2020: 252 BN
).
- Nhóm bệnh lý chuyển
tuyến là: bệnh lý mạch vành 100% nhồi máu cơ tim phải chuyển tuyến; bệnh lý van
tim 40% chuyển tuyến (để can thiệp), Rối loạn nhịp (Suy nút xoang, Block nhĩ
thất cấp II - III, Cơn nhịp nhanh trên thất…)
Ngoài ra, còn một số
bệnh nhân không đến bệnh viện mà đến thẳng tuyến Trung ương để khám, điều trị;
ước tính khoảng 5-7% tổng số bệnh nhân đến khám, chủ yếu các nhóm bệnh lý như
mạch vành cần chụp và đặt stent; thăm dò điện sinh lý, điều trị RF rối loạn
nhịp tim, bệnh lý van tim cần thay van tim nhân tạo.
6. Đào tạo - chỉ đạo
tuyến
a) Đào tạo cho cán bộ
y tế của Bệnh viện
Trong những năm qua,
bệnh viện đã đào tạo được 01 BsCKII, 01 Bs CKI, 03 Bs định hướng chuyên ngành
tim mạch. Bệnh viện đã cử cán bộ đi đào tạo, nhận chuyển giao kỹ thuật của Viện
Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Quân Y 108, cụ thể:
- Năm 2018: đã cử 04
kíp cán bộ kĩ thuật đi học nâng cao trình độ chuyên môn lĩnh vực tim mạch,
trong đó: 02 kíp bác sĩ được đào tạo về siêu âm Doppler tim và mạch máu, 02 kíp
bác sĩ được đào tạo về Holter điện tâm đồ, Holter huyết áp.
- Năm 2020: đã cử 02
kíp kĩ thuật đi học trong đó: 01 kíp (02 Bác sĩ và 03 KTV) học can thiệp tim
mạch, 01 kíp (01 Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và 01 KTV chẩn đoán hình ảnh) học kĩ
thuật chụp và đọc phim MSCT.
b) Đào tạo cho các
Trung tâm y tế huyện
Hỗ trợ và chuyển giao
kỹ thuật khám bệnh tim mạch, cấp cứu tim mạch cơ bản, các lớp điện tâm đồ, sốc
điện cho bác sĩ tuyến huyện theo chương trình 1816 và kế hoạch luân phiên của
Sở Y tế.
7. Đánh giá chung kết
quả khám chữa bệnh tim mạch
a) Ưu điểm
Bệnh viện đã cử cán
bộ đi đào tạo chuyên khoa về lĩnh vực Tim mạch; nhận chuyển giao kỹ thuật của
bệnh viện tuyến trên.
Bệnh viện đã sử dụng
nguồn thu hàng năm để mua sắm bổ sung một số thiết bị y tế phục vụ khám chữa
bệnh, trong đó có lĩnh vực tim mạch.
b) Hạn chế, khó khăn
và nguyên nhân
- Danh mục kỹ thuật
thực hiện được lĩnh vực tim mạch tại bệnh viện còn thấp so với quy định của Bộ
Y tế, mới đạt 45,3% kỹ thuật tại tuyến, chưa thực hiện được kỹ thuật vượt
tuyến.
- Tỷ lệ người bệnh
chuyển tuyến khám, điều trị nội trú, ngoại trú các bệnh lý tim mạch còn cao.
- Bệnh viện chưa
triển khai được một số lĩnh vực như:
+ Chẩn đoán, điều trị
bệnh cơ tim di truyền hay mắc phải
+ Điều trị can thiệp
tim mạch.
+ Bệnh lý động mạch
chủ, bệnh lý mạch máu ngoại vi do xơ vữa
+ Bệnh tim bẩm sinh
+ Phẫu thuật tim,
mạch máu
+ Các rối loạn nhịp
tim phức tạp
+ Các xét nghiệm chẩn
đoán bệnh lý tim mạch di truyền, tự miễn dịch.
+ Thiếu sự thống nhất
đồng bộ trong quản lý người bệnh ngoại trú tại cộng đồng giữa tuyến tỉnh và
tuyến huyện.
* Nguyên nhân:
- Về nhân lực: Còn
thiếu cả về số lượng, chất lượng cán bộ kỹ thuật cao. Cán bộ phải kiêm nhiệm từ
các khoa khác của bệnh viện. Cán bộ vừa tham gia đào tạo tại tuyến trung ương
vừa phải triển khai kỹ thuật tại bệnh viện nên chưa triển khai được một số lĩnh
vực cấp cứu và hồi sức tích cực tim mạch chuyên sâu, tim mạch nhi và tim mạch
bẩm sinh, can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim…
- Về trang thiết bị y
tế: Số lượng và chủng loại thiết bị y tế phục vụ triển khai các dịch vụ kỹ
thuật về tim mạch còn thiếu rất nhiều so với yêu cầu và quy định của Bộ Y tế,
nhất là các thiết bị hiện đại, chuyên sâu.
Phần thứ hai
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM TIM MẠCH THUỘC
BỆNH VIỆN ĐA KHOA KHU VỰC PHÚC YÊN
I.
MỤC TIÊU, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Xây dựng, phát triển
Trung tâm Tim mạch nhằm nâng cao năng lực khám bệnh, chữa bệnh lĩnh vực tim
mạch của Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên. Đẩy mạnh đào tạo, thu hút nhân lực
kỹ thuật cao để phát triển kỹ thuật chuyên môn, tăng dần tỷ lệ thực hiện dịch
vụ kỹ thuật tại tuyến và triển khai được các kỹ thuật cao của tuyến Trung ương
trong chuyên ngành tim mạch. Từng bước giảm dần tỷ lệ mắc, di chứng và chết do
bệnh lý tim mạch trên địa bàn tỉnh; giảm tỷ lệ người bệnh chuyển tuyến đi các
Bệnh viện tuyến Trung ương.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tổ chức hoạt động
hiệu quả các khoa tim mạch của Trung tâm, từng bước thực hiện và đến năm 2025 đạt
80% kỹ thuật thuộc chuyên ngành tim mạch theo phân tuyến.
- 100% cán bộ tham
gia đào tạo, nhận chuyển giao kỹ thuật đủ số lượng và đúng đối tượng.
- 100% kỹ thuật sau
khi đào tạo được chuyển giao và triển khai thực hiện ngay tại Bệnh viện do cán
bộ được đào tạo thực hiện.
- 100% kỹ thuật thực
hiện tại Trung tâm được xây dựng quy trình chi tiết, tổ chức giám sát, định kỳ
tổng kết, điều chỉnh bổ sung.
- Xây dựng quy trình
phối hợp điều trị người bệnh tim mạch có các bệnh lý khác tại tất cả các khoa
trong Bệnh viện.
- Thực hiện quản lý
người bệnh điều trị ngoại trú, khám sàng lọc, phối hợp điều trị người bệnh tim
mạch với 100% trung tâm y tế trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các
Trung tâm y tế huyện tổ chức khám sàng lọc, tư vấn điều trị cho 50% số xã, thị
trấn trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp nhận và điều
trị hiệu quả cho 100% người bệnh từ các bệnh viện tuyến Trung ương chuyển về.
- Tăng tỷ lệ thực
hiện danh mục kỹ thuật chuyên ngành tim mạch: năm 2021 đạt 50% theo phân tuyến,
10% kỹ thuật vượt tuyến; năm 2022 đạt 60% kỹ thuật tại tuyến, 20% kỹ thuật vượt
tuyến; năm 2023 đạt 65% kỹ thuật tại tuyến, 30% kỹ thuật vượt tuyến; năm 2024
đạt 70% tại tuyến, 35% vượt tuyến; năm 2025 đạt 80% tại tuyến, 40% vượt tuyến.
- Giảm tỷ lệ chuyển
tuyến hàng năm, đến năm 2025 chuyển tuyến ngoại trú còn 1%, nội trú dưới 3%.
2. Phạm vi triển khai
Triển khai các hoạt
động của của Đề án tập trung vào các lĩnh vực khám, chẩn đoán, điều trị, quản
lý và dự phòng bệnh tim mạch. Phát triển các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tim
mạch, tim mạch can thiệp và phẫu thuật tim mạch.
3. Địa điểm thực hiện
Đề án
Đề án được triển khai
thực hiện tại Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc.
II.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG ĐỀ ÁN
1.
Phương án thành lập Trung tâm Tim mạch
Trung tâm Tim mạch
được thành lập trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại, phát triển Khoa nội Tim mạch và
đơn nguyên Can thiệp mạch của Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên.
1.1. Tên gọi và trụ
sở
a) Tên gọi: Trung tâm
tim mạch trực thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên.
b) Trụ sở: Đặt tại
Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên. Địa chỉ: Tổ 1, Phường Hùng Vương, thành phố
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2. Địa vị pháp lý
- Con dấu: không có
con dấu riêng, sử dụng con dấu của Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên.
- Tài khoản: không có
tài khoản riêng, các hoạt động thu chi của Trung tâm như một khoa của Bệnh viện
đa khoa khu vực Phúc Yên, được hạch toán chung vào nguồn thu của Bệnh viện.
1.3. Vị trí, chức
năng
- Vị trí: Trung tâm
Tim mạch là đơn vị thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc,
chịu sự quản lý toàn diện của Giám đốc Bệnh viện theo quy định của pháp luật.
- Chức năng:
+ Cấp cứu, khám bệnh,
chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh tim mạch cho người bệnh tim mạch trong tỉnh
Vĩnh Phúc và các vùng lân cận.
+ Kết hợp với các
chuyên khoa trong bệnh viện để điều trị các bệnh lý có căn nguyên tim và mạch
máu, các bệnh lý gây tổn thương tim, tổn thương mạch máu.
+ Nghiên cứu, ứng
dụng các phương pháp chẩn đoán, điều trị tim mạch kỹ thuật cao từ các Bệnh viện
tuyến Trung ương và khu vực.
+ Tiếp cận, đánh giá,
phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu người bệnh đột quỵ.
+ Khám và điều trị
các bệnh lý tim mạch thuộc chuyên ngành đột quỵ não.
+ Can thiệp mạch: phối
hợp với các khoa liên quan để thực hiện can thiệp mạch cấp cứu, như: tiêu sợi
huyết, lấy huyết khối mạch não bằng dụng cụ cơ học, dẫn lưu và tiêu huyết khối
não thất…
+ Đào tạo và chỉ đạo
tuyến chuyên ngành tim mạch cho các Trung tâm y tế và các Bệnh viện trên địa
bàn tỉnh.
1.4. Nhiệm vụ
1.4.1. Nhiệm vụ chung
của Trung tâm
a) Cấp cứu, khám
bệnh, chẩn đoán, điều trị bệnh lý tim và mạch máu
- Cấp cứu, khám bệnh,
chẩn đoán, điều trị cho người bệnh mắc bệnh tim mạch theo các hình thức nội
trú, ngoại trú và điều trị ban ngày.
- Cấp cứu, khám bệnh,
chẩn đoán và điều trị các bệnh lý có căn nguyên tim và mạch máu, các bệnh lý
gây tổn thương cho tim và mạch máu, các bệnh lý được điều trị bằng phương pháp
tác động vào mạch máu.
- Tham gia khám,
chứng nhận sức khỏe cho các đối tượng theo quy định.
- Tham gia khám giám
định y khoa, giám định pháp y theo quy định.
- Tư vấn phòng chống
bệnh tim mạch cho người bệnh, gia đình người bệnh.
- Ứng dụng và triển
khai thực hiện các kỹ thuật cao trong khám bệnh, chẩn đoán và điều trị như chẩn
đoán hình ảnh, điều trị nội khoa, can thiệp tim mạch, phẫu thuật tim mạch.
- Thực hiện các dịch
vụ kỹ thuật chuyên khoa tim mạch cho các Bệnh viện, Trung tâm y tế trên địa bàn
tỉnh khi có yêu cầu.
b) Nghiên cứu khoa
học
- Tham gia nghiên cứu,
triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học để phục vụ công tác khám bệnh, chữa
bệnh và phòng bệnh về tim mạch trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì hoặc tham
gia các công trình nghiên cứu khoa học các cấp theo sự phân công.
- Tổ chức và tham dự
các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước và quốc tế theo quy định của pháp
luật.
- Tổ chức các chương
trình hợp tác nghiên cứu khoa học phối hợp trong nước và nước ngoài theo quy
định của pháp luật.
c) Đào tạo cán bộ
- Làm cơ sở đào tạo
bệnh lý tim mạch cho sinh viên, học viên của các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp y dược trên địa bàn và các tỉnh lân cận khi có yêu cầu.
- Tham gia phối hợp
với các Bệnh viện tuyến TW, các Trường đại học để đào tạo thực hành cho cán bộ
y tế bậc sau đại học, đại học, cao đẳng thuộc lĩnh vực chuyên khoa tim mạch
theo quy định của pháp luật.
- Đào tạo liên tục và
đào tạo nâng cao trình độ chuyên ngành tim mạch cho cán bộ, viên chức trong
Bệnh viện, khu vực và các cơ sở y tế khác khi có nhu cầu.
d) Chỉ đạo tuyến
- Thực hiện công tác
luân phiên, chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn trong lĩnh vực tim
mạch cho các Trung tâm tâm y tế, Bệnh viện trên địa bàn tỉnh theo sự phân công.
- Theo dõi, giám sát
các hoạt động chuyên môn về lĩnh vực tim mạch trong khu vực được phân công.
- Tham gia hỗ trợ
tuyến y tế cơ sở tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế liên quan lĩnh
vực tim mạch.
e) Công tác phòng
bệnh và truyền thông
- Thực hiện các hoạt
động về tuyên truyền, giáo dục về phòng chống bệnh tim mạch.
- Thường xuyên phối
hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện tuyên truyền, giáo
dục sức khỏe, phổ biến kiến thức, phổ cập về phòng chống và phục hồi chức năng
các bệnh tim mạch.
- Tham gia phòng
chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, bệnh dịch theo sự phân công.
f) Quản lý đơn vị
Quản lý và sử dụng có
hiệu quả các nguồn lực của Trung tâm; quản lý cán bộ, viên chức, lao động; vật
tư, trang thiết bị kỹ thuật của đơn vị theo quy định của Nhà nước, của Bộ Y tế
và của Bệnh viện.
g) Những nhiệm vụ
khác
- Thực hiện chế độ
thống kê, báo cáo chuyên môn theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm
vụ khác liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh, phòng bệnh theo sự phân công của
của Giám đốc Bệnh viện.
1.4.2.Chức năng nhiệm
vụ cụ thể của các khoa/đơn vị thuộc Trung Tâm
a) Khoa Nội Tim mạch
- Khám và điều trị
nội khoa các bệnh lý tim mạch chung.
- Điều trị cấp cứu,
hồi sức nội khoa tim mạch.
- Sàng lọc, phát
hiện, chuẩn bị người bệnh cho phẫu thuật tim mạch.
- Khám, điều trị
ngoại trú, quản lý, theo dõi các bệnh lý tim mạch mạn tính.
- Tham gia khám bệnh
lý tim mạch tại Phòng khám tim mạch của Khoa Khám bệnh.
- Tham gia thực hiện
siêu âm Doppler tim, mạch máu tại các Phòng siêu âm của Trung tâm.
- Quản lý và thực
hiện làm điện tim, điện tâm đồ gắng sức, holter điện tim, holter huyết áp.
- Phối hợp với khoa
Chẩn đoán hình ảnh triển khai các kỹ thuật thăm dò chức năng, ứng dụng kỹ thuật
cao trong thăm dò và chẩn đoán chuyên sâu các bệnh lý tim mạch (MRI, MSCT,
SPEC/CT, PET/CT, chụp phóng xạ đồ cơ tim...)
- Khám, điều trị nội
khoa và sau can thiệp bệnh lý tĩnh mạch.
- Tham gia khám,
chứng nhận sức khỏe cho các đối tượng theo quy định.
- Tham gia khám giám
định y khoa, giám định pháp y theo quy định.
- Tư vấn phòng chống
bệnh tim mạch cho người bệnh, gia đình người bệnh.
b) Khoa Can thiệp Tim
- Mạch máu
- Khám và điều trị
nội khoa các bệnh lý mạch vành và mạch máu tạng, mạch mạch não, ung bướu thuộc
lĩnh vực can thiệp tim mạch.
- Triển khai chẩn
đoán, điều trị và thực hiện các kỹ thuật can thiệp tim, điều trị bệnh lý rối
loạn nhịp tim.
- Khám, chẩn đoán,
điều trị nội khoa, thực hiện các kỹ thuật can thiệp chẩn đoán, điều trị bệnh lý
mạch máu ngoại vi.
- Tham gia khám, điều
trị ngoại trú, quản lý và theo dõi các bệnh lý tim mạch mạn tính.
- Tham gia khám bệnh
lý tim mạch tại phòng khám tim mạch của Khoa Khám bệnh.
- Tham gia thực hiện
siêu âm Doppler tim, mạch máu tại các phòng siêu âm của Trung tâm.
- Tham gia khám,
chứng nhận sức khỏe cho các đối tượng theo quy định
- Tham gia khám giám
định y khoa, giám định pháp y theo quy định.
- Tư vấn phòng chống
bệnh tim mạch cho người bệnh, gia đình người bệnh.
c) Khoa Đột quỵ não
- Khám và điều trị
các bệnh lý tim mạch thuộc chuyên ngành đột quỵ não.
- Tiếp cận, đánh giá,
phân loại, xử trí cấp cứu ban đầu người bệnh đột quỵ.
- Can thiệp mạch:
phối hợp với các khoa liên quan để thực hiện can thiệp mạch cấp cứu: tiêu sợi
huyết, lấy huyết khối mạch não bằng dụng cụ cơ học, dẫn lưu và tiêu huyết khối
não thất
- Phối hợp với các
bác sĩ phẫu thuật thần kinh và các chuyên gia mở sọ giảm áp, phẫu thuật mở lấy
khối máu tụ khi có yêu cầu.
- Phục hồi chức năng:
phối hợp với khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng để phục hồi chức năng cho
người bệnh.
1.5. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Trung
tâm: Có
01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc.
b) Các khoa, bộ phận
trực thuộc:
Giai đoạn đầu hoạt
động của Trung tâm gồm: 03 khoa; với quy mô trước mắt: 55 giường bệnh, cụ thể:
- Khoa Nội tim mạch:
30 giường
- Khoa Can thiệp Tim
- Mạch máu: 15 giường
- Khoa đột quỵ não:
10 giường
- Bộ phận cận lâm
sàng: Phòng điện tim gắng sức, Phòng siêu âm tim
Ngoài ra, các dịch vụ
kỹ thuật cận lâm sàng và dịch vụ khác sử dụng các chung với khoa của Bệnh viện
như: Xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, giải phẫu bệnh, kiểm
soát nhiễm khuẩn, dược...
- Tổ tài chính kế
toán
Quy mô GB tại các
khoa, bộ phận nêu trên là dự kiến đến năm 2025. Quy mô GB có thể thay đổi. Bệnh
viện căn cứ vào tình hình thực tế để phân bổ số giường bệnh tại Trung tâm cho
phù hợp với từng thời điểm và nhu cầu thực tế phát triển chuyên môn kỹ thuật.
Tùy theo tình hình mô
hình bệnh tật thực tế tại Bệnh viện, có thể thành lập thêm một số khoa khi đủ
điều kiện như: Khoa Nhịp học và Bệnh mạch máu ngoại vi, Khoa Phẫu thuật Tim
mạch - Lồng ngực....
Mô hình cơ cấu tổ
chức nêu trên có tham khảo mô hình hoạt động của một số Trung tâm Tim mạch như:
Trung tâm tim mạch tỉnh Phú Thọ, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh
Phúc, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E và một số Trung tâm Tim mạch khác.
1.6. Biên chế
- Biên chế của Trung
tâm là biên chế sự nghiệp, nằm trong tổng biên chế của Bệnh viện được cấp có
thẩm quyền giao hàng năm theo Đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt và lao
động hợp đồng do Bệnh viện ký với người lao động.
- Số lượng: Dự kiến
biên chế từ 80-85 người, tham khảo định mức nhân lực quy định tại Thông tư số
08/2007/TTLT-BNV-BYT (1,45-1,55 người/GB). Trong đó, tỷ lệ cán bộ làm ở các
khoa Lâm sàng của Trung tâm là 60%, tương đương 48-51 người, số cán bộ còn lại
ở các khoa Cận lâm sàng 40% hoạt động chung trong các khoa Cận lâm sàng của
Bệnh viện); cụ thể dự kiến như sau:
+ Khoa Nội Tim mạch:
01 trưởng khoa, 5 bác sỹ điều trị, 10 điều dưỡng và có thể bổ sung thêm cán bộ
kiêm nhiệm của các khoa trong Bệnh viện được đào tạo chuyên ngành Tim mạch.
+ Khoa Can thiệp tim
- mạch máu: 01 trưởng khoa, 4 bác sỹ điều trị, 12 điều dưỡng và có thể bổ sung
thêm cán bộ kiêm nhiệm của các khoa trong Bệnh viện được đào tạo chuyên ngành
Tim mạch, cấp cứu.
+ Khoa đột quỵ não:
01 trưởng khoa, 4 bác sỹ điều trị, 10 điều dưỡng và có thể bổ sung thêm cán bộ
kiêm nhiệm của các khoa trong Bệnh viện được đào tạo chuyên ngành Tim mạch, cấp
cứu-HSTC-CĐ.
+ Các khoa khác: Bổ
sung khi được thành lập và đi vào hoạt động.
Khi Trung tâm Tim
mạch được thành lập, Bệnh viện sẽ kiện toàn tổ chức bộ máy, điều chuyển cán bộ
từ Khoa Nội tim mạch, đơn nguyên can thiệp tim mạch, các khoa khác sang làm
việc tại Trung tâm Tim mạch và/hoặc ký bổ sung hợp đồng lao động, đào tạo cán
bộ.
Nhân lực trên là dự
kiến đến năm 2025. Số lượng nhân lực có thể thay đổi. Bệnh viện sẽ căn cứ vào
tình hình thực tế để bố trí số lượng cán bộ cho phù hợp với từng thời điểm và
nhu cầu thực tế.
- Về trình độ cán bộ:
Cán bộ y tế có chứng chỉ hành nghề y, được đào tạo về chuyên môn (có văn bằng,
chứng chỉ đào tạo thực hiện được các dịch vụ kỹ thuật về lĩnh vực tim mạch)
theo quy định của Luật Khám chữa bệnh và các văn bản hiện hành. Dự kiến nhân
lực Trung tâm gồm: 48 người. Trong đó: 10 bác sỹ trình độ sau đại học, 6 bác sỹ
định hướng tim mạch, 32 điều dưỡng, kỹ thuật viên.
1.7. Cơ sở vật chất,
trang thiết bị y tế
a) Cơ sở vật chất
Triển khai hoạt động
Trung tâm tại các địa điểm:
- Khoa Nội Tim mạch
tại tầng 4 tòa nhà C, với tổng diện tích sàn sử dụng khoảng 500m2.
- Khu vực can thiệp
tim mạch tại tầng 1 tòa nhà A (cạnh khoa Chẩn đoán hình ảnh) với tổng diện tích
sàn sử dụng khoảng 150m2.
- Đơn nguyên can
thiệp tim mạch tại tầng 1 tòa nhà B (cạnh Khoa Hồi sức tích cực) với tổng diện
tích sàn sử dụng khoảng 300m2.
- Đơn nguyên đột quỵ
tại tầng 1 tòa nhà C (cạnh Khoa cấp cứu) với tổng diện tích sàn sử dụng khoảng
100m2.
Các vị trí trên đều
liên hoàn, giao thông đi lại thuận tiện.
b) Trang thiết bị y
tế
Danh mục thiết bị y
tế của Trung tâm Tim mạch để triển khai các dịch vụ kỹ thuật theo phân tuyến
quy định của Bộ Y tế tại Thông tư số 43/2013/TT-BYT ngày 11/12/2013, Thông tư
số 21/2017/TT-BYT ngày 10/5/2017 là 27 chủng loại, 69 thiết bị thiết yếu chuyên
ngành tim mạch và các thiết bị dùng chung với các chuyên khoa khác của bệnh
viện. Nhu cầu cần đầu tư 27 chủng loại thiết bị, 60 thiết bị y tế chuyên khoa
Tim mạch.
Danh mục thiết bị này
có tham khảo danh mục thiết bị của một số Trung tâm Tim mạch khác.
Danh mục thiết bị nêu
trên có trong danh mục định mức thiết bị y tế chuyên dùng; số lượng thấp hơn
định mức tại Quyết định số 22/2020/QĐ-UBND ngày 18/5/2020 của UBND tỉnh về việc
ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc thiết bị y tế chuyên dùng thuộc
lĩnh vực y tế.
Bệnh viện đang không
có dự án nào khác đầu tư các thiết bị y tế nêu trên nên không có sự trùng lắp
về danh mục thiết bị y tế đề xuất đầu tư.
(Chi tiết danh mục
thiết bị tại Phụ lục 3, 4).
1.8. Cơ chế hoạt
động, cơ chế tài chính
a) Cơ chế hoạt động
- Trung tâm Tim mạch
chịu sự chỉ đạo toàn diện về tổ chức bộ máy nhân sự, quản lý điều hành hoạt
động chuyên môn khám, chữa bệnh từ Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên theo quy
định của pháp luật.
- Trung tâm Tim mạch
có mối quan hệ phối hợp, kết hợp với các khoa, phòng chức năng của Bệnh viện
trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giống như một khoa của Bệnh viện.
- Trung tâm Tim mạch
có mối quan hệ hợp tác, liên kết trong nghiên cứu, tầm soát, xây dựng các tiêu
chí chẩn đoán, hướng dẫn điều trị, đào tạo nguồn nhân lực y tế và phát triển
năng lực khám chữa bệnh tim mạch của các tuyến điều trị với các dự án, đề án,
chương trình, tổ chức trong nước và quốc tế và các cơ sở đào tạo khác theo quy
định của Bệnh viện.
- Trung tâm Tim mạch
hoạt động theo quy chế hoạt động của Trung tâm và quy chế hoạt động chung của
bệnh viện.
- Các khoa thuộc
Trung tâm chịu sự quản lý toàn diện, trực tiếp của Giám đốc Trung tâm.
- Giám đốc Trung tâm
chỉ đạo, điều hành và quản lý chung mọi mặt hoạt động của Trung tâm Tim mạch,
chịu sự quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Bệnh viện.
- Giám đốc Trung tâm
phân công Phó Giám đốc giúp Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, xử lý công việc hàng
ngày trong các lĩnh vực công tác của Trung tâm tim mạch.
b) Cơ chế tài chính
Trung tâm thực hiện
cơ chế tài chính chung của Bệnh viện (tự đảm bảo chi thường xuyên) như một
khoa, phòng của Bệnh viện; chịu sự quản lý, theo dõi về tài chính của Giám đốc
Bệnh viện và theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2.
Lộ trình phát triển Trung tâm Tim mạch
2.1. Năm 2021
- Xây dựng Đề án
thành lập Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên; xin ý
kiến góp ý của các Sở, ngành, đơn vị liên quan.
- UBND tỉnh phê duyệt
Đề án.
- Cử cán bộ về các
bệnh viện TW để nâng cao trình độ chuyên ngành Tim mạch, tiếp nhận chuyển giao
các gói kỹ thuật về tim mạch.
+ Tiếp tục đào tạo 02
kíp kĩ thuật đi học trong đó: 01 kíp (02 Bác sĩ và 03 KTV) học can thiệp tim
mạch, 01 kíp (01 Bác sĩ CĐHA và 01 KTV CĐHA) học kĩ thuật chụp và đọc phim MSCT
(đã đi học từ năm 2020).
+ Cử 01 kíp (02 bác
sĩ + 03 KTV) học Can thiệp tim mạch, 01 kíp (02 bác sĩ + 02 điều dưỡng) học về
Đột quỵ.
- Đầu tư trang thiết
bị y tế để triển khai thực hiện các kỹ thuật Tim mạch.
2.2. Năm 2022-2023: Triển khai thực hiện
Đề án Trung tâm Tim mạch được phê duyệt
- Đào tạo, chuyển
giao gói kỹ thuật: tiếp tục cử cán bộ về các bệnh viện TW để được đào tạo, nhận
chuyển giao gói kỹ thuật từ các Bệnh viện tuyến Trung ương: Viện Tim mạch Quốc
gia và các Viện, Bệnh viện đầu ngành tuyến trung ương, Bệnh viện Tim Hà Nội để
tiếp nhận, chuyển giao gói kỹ thuật can thiệp tim mạch nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn chuyên ngành Tim mạch; khai thác, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa và
kiểm chuẩn trang thiết bị y tế.
- Tuyển dụng hợp
đồng, bổ sung thêm cán bộ đặc biệt là bác sỹ về lĩnh vực tim mạch, HSCC, chẩn
đoán hình ảnh…
- Đầu tư mua sắm một
số trang thiết bị y tế để triển khai các kỹ thuật đảm bảo phù hợp với trình độ
cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất.
- Triển khai thực
hiện các kỹ thuật tim mạch đã được chuyển giao.
- Tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc khám, chẩn đoán, điều trị, hội chẩn từ xa, các
hội nghị hội thảo khoa học, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học lĩnh vực
Tim mạch.
* Năm 2023, dự kiến
thành lập Trung tâm Tim mạch trực thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên;
Kiện toàn Ban Lãnh đạo Trung tâm và 3 khoa: Khoa Nội Tim mạch, Khoa Can thiệp
Tim- Mạch máu, Khoa Đột quỵ; Xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động, mối quan hệ
công tác và cơ chế phối hợp của Trung tâm. Triển khai các hoạt động của Trung
tâm với 3 khoa: Khoa Nội Tim mạch 30 GB, Khoa Khoa Can thiệp Tim - Mạch máu
15GB, Khoa Đột quỵ 10 GB.
- Hoạt động chỉ đạo
tuyến: Duy trì, triển khai các hoạt động chỉ đạo tuyến, đào tạo liên tục, hội
nghị chuyên môn, nghiên cứu khoa học, thông tin 2 chiều giữa Bệnh viện trung
ương với Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên và các bệnh viện khác trong cùng
mạng lưới để chia sẻ kinh nghiệm.
- Tổ chức tuyên
truyền rộng rãi cho người dân trong tỉnh, ngoài tỉnh về các hoạt động và kết
quả thực hiện Đề án; khả năng thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành Tim
mạch của Bệnh viện sau khi nhận chuyển giao kỹ thuật, bằng nhiều hình thức như
trên Website: của Sở Y tế, của Bệnh viện; trên báo, đài phát thanh truyền hình,
bản tin sức khỏe ngành Y tế... để người dân biết, đến khám và điều trị tại Bệnh
viện, giảm tỷ lệ người bệnh chuyển tuyến Trung ương.
- Hoạt động kiểm tra,
giám sát: Sở Y tế Vĩnh Phúc, Bệnh viện tuyến Trung ương và các cơ quan liên
quan định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án
của Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên về tiến độ thực hiện, chuyên môn, kinh
phí và hiệu quả của Đề án.
2.3. Giai đoạn
2024-2025
- Tiếp tục đào tạo
cán bộ, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ các Bệnh viện tuyến trung ương về
lĩnh vực tim mạch, đột quỵ.
- Tiếp tục đầu tư mua
sắm trang thiết bị y tế để triển khai các kỹ thuật đảm bảo phù hợp với cơ sở
vật chất, nhân lực.
- Tiếp tục triển khai
các kỹ thuật tim mạch tại Bệnh viện
- Có thể thành lập bổ
sung thêm một số khoa (Nhịp học và bệnh mạch máu ngoại vi, phẫu thuật Tim mạch
và lồng ngực…) khi đủ điều kiện tùy theo tình hình thực tế về trình độ cán bộ,
trang thiết bị được đầu tư.
- Duy trì các hoạt
động chỉ đạo tuyến, đào tạo liên tục, nghiên cứu khoa học, tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin để liên lạc, trao đổi, hội chẩn 2 chiều giữa Bệnh viện
trung ương với Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên về lĩnh vực tim mạch.
- Đánh giá, tổng kết
báo cáo: Tổ chức sơ kết 6 tháng, hàng năm để rút kinh nghiệm việc triển khai
thực hiện Đề án. Năm 2025, tổng kết 5 năm việc triển khai thực hiện Đề án.
Căn cứ tình hình thực
tế
3.
Kinh phí thực hiện Đề án
a) Tổng kinh phí dự
toán:
|
123.645.500.000
đồng.
|
Trong đó:
|
|
- Kinh phí đào tạo
cán bộ y tế:
|
20.950.000.000
đồng.
|
- Kinh phí mua sắm
thiết bị y tế:
|
102.495.000.000
đồng.
|
- Kinh phí truyền
thông:
|
100.500.000
đồng.
|
- Kinh phí sơ kết,
tổng kết giai đoạn:
|
100.000.000
đồng.
|
b) Nguồn kinh phí:
|
|
- Nguồn NS tỉnh hỗ
trợ (nguồn chi sự nghiệp y tế):
|
|
Đào tạo cán bộ y
tế:
|
10.475.000.000
đồng.
|
- Nguồn vốn đầu tư
công
|
|
Mua sắm trang thiết
bị y tế:
|
96.750.000.000
đồng.
|
- Nguồn quỹ PTHĐSN
của BV:
|
16.420.500.000
đồng.
|
Trong đó:
|
|
+ Đào tạo cán bộ y
tế:
|
10.475.000.000
đồng.
|
+ Kinh phí mua sắm
trang thiết bị y tế, XHH:
|
5.745.000.000
đồng.
|
+ Kinh phí truyền
thông:
|
100.500.000
đồng.
|
+ Kinh phí sơ kết,
tổng kết giai đoạn:
|
100.000.000
đồng.
|
c) Phân kỳ đầu tư:
|
|
- Đào tạo cán bộ y
tế:
|
20.950.000.000
đồng.
|
+ Năm 2021-2023 là:
|
9.682.000.000
đồng.
|
+ Năm 2024-2025 là:
|
11.268.000.000
đồng.
|
- Mua sắm trang
thiết bị y tế:
|
102.
495.000.000 đồng.
|
+ Năm 2021-2023 là:
|
70.110.000.000
đồng.
|
+ Năm 2024-2025
là:
|
32.385.000.000
đồng
|
- Kinh phí truyền
thông:
|
100.500.000
đồng.
|
+ Năm 2023-2025
là:
|
100.500.000
đồng.
|
- Kinh phí tổng kết
Đề án năm 2025:
|
100.000.000
đồng.
|
(Chi tiết tại phụ lục
1, 2, 4, 5, 6, 7)
4. Hiệu quả của Đề án
4.1. Hiệu quả về mặt
xã hội
Việc triển khai thực
hiện Đề án thành lập Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc
Yên là thực hiện đúng chủ trương của Tỉnh ủy đề ra tại Nghị quyết số 03-NQ/TU
ngày 05/12/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVI về phát triển
sự nghiệp y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai
đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động số 05/CTr-UBND
của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Chương trình hành động của Phó chủ tịch UBND tỉnh Vũ
Việt Văn.
Việc thành lập Trung
tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực Phuc Yên sẽ khẳng định được vị
trí, thế mạnh mũi nhọn về phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu của Bệnh
viện đa khoa khu vực Phúc Yên.
Trung tâm Tim mạch
của Bệnh viện hoạt động sẽ góp phần đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của
đội ngũ y, bác sỹ chuyên khoa tim mạch và lĩnh vực khác liên quan của Bệnh
viện, từ đó góp phần phát triển nhân lực ngành tim mạch nói chung và của tỉnh
Vĩnh Phúc nói riêng. Tạo môi trường công tác chuyên nghiệp, tạo cơ hội để các
cán bộ y tế được phát huy hết năng lực chuyên môn yên tâm công tác; có thể là
địa chỉ tin cậy để thu hút các cán bộ kỹ thuật cao, các chuyên gia giỏi lĩnh
vực Tim mạch về công tác tại bệnh viện.
Trung tâm Tim mạch
của Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên được thành lập và đi vào hoạt động sẽ
tăng cường các hoạt động chỉ đạo tuyến, chuyển giao các kỹ thuật, hỗ trợ về mặt
chuyên môn lĩnh vực Tim mạch cho các đơn vị y tế tuyến dưới, các bệnh viện khác
trên địa bàn tỉnh.
Từng bước xây dựng,
tạo niềm tin của nhân dân vào chất lượng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa
khu vực Phúc Yên và cả hệ thống ngành Y tế Vĩnh Phúc, giảm tỷ lệ người bệnh
chuyển tuyến, góp phần giảm tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến Trung
ương. Tạo điều kiện cho người bệnh, đặc biệt là người bệnh nghèo, đối tượng
chính sách có hoàn cảnh khó khăn, được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao chuyên
ngành tim mạch ngay tại tỉnh. Giúp ngành Y tế Vĩnh Phúc thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh
cũng như các tỉnh lân cận.
Việc thành lập trung
tâm còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với lĩnh vực y tế, đáp ứng tốt
mục tiêu chăm sóc sức khoẻ của cộng đồng, kịp thời và hiệu quả nhất cho người
bệnh trong tỉnh và các khu vực lân cận, góp phần tích cực giảm thiểu tử vong.
4.2. Hiệu quả về mặt
kinh tế
Rút ngắn thời gian
điều trị cho người bệnh, giảm chi phí điều trị, chi phí đi lại và chi phí khác
do không phải chuyển tuyến người bệnh đi tuyến Trung ương, góp phần giảm gánh
nặng kinh tế cho người bệnh, gia đình người bệnh và cho toàn xã hội.
Nâng cao chất lượng
khám chữa bệnh, tăng thu hút người bệnh, gia tăng sử dụng các dịch vụ kỹ thuật
hiện đại, từ đó tăng nguồn thu, tăng tái đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y
tế cho bệnh viện.
Dự kiến bình quân 1
năm: tổng thu/năm khoảng 30,0 tỷ đồng; Tổng chi khoảng 21,0 tỷ đồng. Trích lập
các quỹ khoảng 9,0 tỷ đồng. Bệnh viện sử dụng nguồn thu này để tái đầu tư cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế, tăng nhu nhập cho cán bộ y tế và đảm bảo
các điều kiện khác đáp ứng sự hài lòng của người bệnh (Chi tiết tại Phụ lục
8).
Phần thứ ba
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Các giải pháp trong
Đề án này thực hiện cho giai đoạn 2021-2025. Năm 2025 sẽ tổng kết quá trình
thực hiện Đề án, các nhiệm vụ và các giải pháp trong giai đoạn tiếp theo sẽ
được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp nếu cần thiết; cụ thể như sau:
1. Thành lập Trung
tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, từng bước kiện toàn tổ
chức bộ máy.
2. Tăng cường cử cán
bộ y tế đi đào tạo, nhận chuyển giao gói kỹ thuật Tim mạch tại các Bệnh viện
tuyến trung ương để đến năm 2025 đạt 100% cán bộ y tế tại Trung tâm đáp ứng đủ
điều kiện thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chuyên khoa Tim mạch theo quy định của
Bộ Y tế.
3. Thực hiện đầu tư
thiết bị y tế đồng bộ, hiện đại theo lộ trình để lắp đặt vào các phòng kỹ thuật
của Trung tâm.
4. Triển khai thực
hiện các kỹ thuật Tim mạch khi cán bộ đào tạo xong và phòng ốc kỹ thuật hoàn
chỉnh, thiết bị y tế được đầu tư để tăng dần tỷ lệ danh mục kỹ thuật thực hiện
theo phân tuyến, giảm dần tỷ lệ người bệnh chuyển đi tuyến trung ương và các
tỉnh khác.
5. Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong việc khám, chẩn đoán, điều trị, hội chẩn từ xa,
các hội nghị hội thảo khoa học, triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học lĩnh
vực Tim mạch.
6. Hợp tác, phối hợp
chặt chẽ với các Bệnh viện tuyến Trung ương trong đào tạo, chuyển giao các gói
kỹ thuật lĩnh vực tim mạch.
7. Tăng cường truyền
thông cho người dân trên địa bàn tỉnh, các tỉnh lân cận biết và sử dụng dịch vụ
do Bệnh viện cung ứng giúp người dân giảm chi phí khi khám và điều trị các bệnh
lý về tim mạch.
8. Phối hợp chặt chẽ
giữa các Sở, ngành trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án.
Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp
với các Sở, ban, ngành, cơ quan đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Bệnh
viện đa khoa khu vực Phúc Yên xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từng năm và cả
giai đoạn; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án; tổng hợp các hoạt
động và dự trù kinh phí triển khai Đề án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Giao Giám đốc Sở Y
tế quyết định thành lập Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc
Yên.
- Kiểm tra, giám sát
tình hình thực hiện đề án; định kỳ sơ, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện
đề án, tổng hợp kết quả, báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở Nội vụ
Phối hợp với Sở Y tế
hướng dẫn Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên triển khai thực hiện Đề án về tổ
chức bộ máy, nhân lực hoạt động của Trung tâm Tim mạch; kiểm tra, giám sát các
đơn vị bố trí nguồn nhân lực phù hợp theo đúng quy định hiện hành.
3. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
Tham mưu cho UBND
tỉnh bố trí đủ kinh phí thực hiện các nội dung trong Đề án thuộc nguồn Ngân
sách tỉnh (nguồn vốn đầu tư công); hướng dẫn, kiểm tra Sở Y tế, Bệnh viện đa
khoa khu vực Phúc Yên quản lý, sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí thuộc nguồn
vốn đầu tư công theo đúng quy định hiện hành.
4. Sở Tài chính
Tham mưu cho UBND
tỉnh bố trí đủ kinh phí thực hiện các nội dung trong Đề án thuộc nguồn ngân
sách tỉnh (nguồn chi sự nghiệp y tế); phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra
Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí
thuộc nguồn chi sự nghiệp Y tế theo đúng quy định hiện hành.
5. Các Sở, ngành, cơ
quan, đơn vị liên quan
Căn cứ chức năng,
nhiệm vụ, các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực
hiện Đề án.
6. Bệnh viện đa khoa
khu vực Phúc Yên
- Xây dựng kế hoạch
hoạt động cụ thể từng năm và cả giai đoạn; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả Đề án; tổng hợp các hoạt động và dự trù kinh phí triển khai Đề án trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt.
- Căn cứ vào nội dung
Đề án, phối hợp với các Bệnh viện Trung ương có kế hoạch đào tạo, chuyển giao
kỹ thuật cho cán bộ y tế, kèm dự trù kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Duy trì và phát
triển các kỹ thuật chuyên môn, công nghệ đã được chuyển giao, bảo đảm kết quả
bền vững của Đề án.
- Phối hợp với các
Sở, ngành, đơn vị liên quan để tuyên truyền cho người dân sử dụng các dịch vụ
kỹ thuật thực hiện được về lĩnh vực Tim mạch tại Bệnh viện; ứng dụng công nghệ
thông tin trong khám chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về Tim mạch.
- Đối ứng kinh phí từ
nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để triển khai các nội dung trong Đề án
này; quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí theo đúng quy định hiện hành.
Trên đây là Đề án
phát triển Trung tâm Tim mạch thuộc Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên giai
đoạn 2021-2025, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan,
Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên triển khai thực hiện./.