Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quy chế làm việc của Chính
phủ (ban hành kèm theo Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01/10/2016 của Chính phủ),
Thông tư số 12/2019/TT-BTP ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế
độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp, để có cơ sở đánh giá kết
quả công tác tư pháp năm 2020 và xác định những nhiệm vụ, giải pháp công tác
năm 2021, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc xây dựng báo cáo tổng kết, thống
kê số liệu theo hướng dẫn như sau:
1. Xây dựng báo
cáo tổng kết
a) Phạm vi báo cáo
- Chín nhóm nhiệm vụ trọng tâm công
tác tư pháp năm 2020 (tại mục I.2, Phần thứ hai của Báo
cáo số 01/BC-BTP ngày 01/01/2020 của Bộ Tư pháp về tổng kết công tác tư pháp
năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác năm 2020).
- Chương trình hành động của ngành Tư
pháp triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ
về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực
hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân
sách nhà nước năm 2020; Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về
tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh
doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2020 (ban hành kèm theo Quyết
định số 86/QĐ-BTP ngày 17/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).
- Chương trình, kế hoạch công tác tư
pháp năm 2020 của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Nội dung báo cáo
- Những kết quả công việc đã hoàn
thành, tỷ lệ phần trăm đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu của cả năm 2020 và so
sánh với kết quả năm 2019 (kèm theo số liệu, dẫn chứng cụ thể).
- Những hạn chế, vướng mắc trong công
tác; nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc.
- Đề xuất các nhiệm
vụ và giải pháp trọng tâm thực hiện công tác tư pháp năm 2021.
- Kiến nghị đối với công tác chỉ đạo,
điều hành của Bộ Tư pháp (nếu có):
(Đề
cương Báo cáo tổng kết xin gửi kèm theo Công văn
này)
2. Thống
kê số liệu
- Thống kê số liệu được thực hiện
theo 25 biểu mẫu quy định tại Thông tư số 03/2019/TT-BTP ngày 20/3/2019 của Bộ
trưởng Bộ Tư pháp quy định một số nội dung về hoạt động thống
kê của Ngành Tư pháp (chi tiết tại Phụ lục kèm theo Công văn này).
- Tổng hợp danh
sách lãnh đạo Sở Tư pháp, tình hình tổ chức, cán bộ của các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, đội ngũ cán bộ làm công tác Tư pháp - Hộ tịch
cấp xã và kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới trong công tác tư pháp
và công tác cán bộ ngành Tư pháp (theo 05 biểu thống kê được gửi kèm theo
Công văn này).
- Tổng hợp số liệu về công tác thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng (theo 01 biểu thống kê được gửi kèm theo Công văn này).
3. Thời gian, thời
hạn và địa chỉ gửi báo cáo, thống kê số liệu
a) Thời
gian thống kê số liệu: Số liệu thống kê tính từ ngày
01/01/2020 đến ngày 31/10/2020 (số liệu ước tính trong 02 tháng cuối năm 2020 sẽ
do Bộ Tư pháp thực hiện).
b) Thời
hạn, địa chỉ gửi báo cáo tổng kết, thống kê số liệu:
Báo cáo tổng kết; 05 biểu thống kê về
tình hình tổ chức, cán bộ, kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; 01 biểu
thống kê về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng; các phụ lục
về công tác hợp tác quốc tế về pháp luật (nếu có) được gửi bằng văn bản điện tử
về Bộ Tư pháp qua Hệ thống Văn bản và Điều hành; đồng thời gửi vào hộp thư: tonghopvpb@moj.gov.vn trước
ngày 28 tháng 11 năm 2020.
Đối với 25 biểu mẫu thống kê theo quy
định tại Thông tư số 03/2019/TT-BTP , đề nghị Sở Tư pháp:
- Thực hiện báo cáo theo thẩm quyền
trên Phần mềm thống kê ngành Tư pháp tại địa chỉ https://thongke.moj.gov.vn bằng các tài khoản, mật khẩu đăng nhập đã sử dụng
từ kỳ báo cáo sơ kết năm 2020. Trường hợp Sở Tư pháp gửi
báo cáo thống kê bằng văn bản điện tử qua Hệ thống Văn bản và Điều hành hoặc hộp
thư thongketuphap@moj.gov.vn thì Sở
Tư pháp có trách nhiệm đối chiếu, đảm bảo số liệu thống kê tại văn bản điện tử
này khớp với số liệu báo cáo trên Phần mềm thống kê ngành
Tư pháp. Báo cáo thống kê được gửi trên phần mềm thống kê ngành Tư pháp trước
ngày 28 tháng 11 năm 2020
- Có văn bản yêu cầu các Phòng Tư
pháp và UBND cấp xã thực hiện báo cáo theo thẩm quyền trên
Phần mềm thống kê ngành Tư pháp tại địa chỉ https://thongke.moj.gov.vn bằng các tài khoản, mật khẩu đăng
nhập đã sử dụng từ kỳ báo cáo sơ kết 2020. Trường hợp các đơn vị quên mật khẩu
và thông tin tài khoản, đề nghị Sở Tư pháp chủ động reset mật khẩu hoặc cấp lại
thông tin tài khoản cho người dùng theo hướng dẫn tại Phần 4 của Tài liệu hướng
dẫn sử dụng đã được đăng tải trên Phần mềm.
Lưu ý:
- Tài liệu chi tiết hướng dẫn sử dụng
Phần mềm đã được đăng tải trên Phần mềm (mục Hướng dẫn sử dụng), đề nghị người dùng
tải về để xem lại trước khi chính thức sử dụng. Sau khi hoàn thành mỗi biểu thống
kê trên Phần mềm, người dùng có trách nhiệm tải về và lưu trữ 01 bản excel để
phục vụ việc so sánh, đối chiếu số liệu khi được yêu cầu.
- Trong văn bản gửi Phòng Tư pháp và
UBND cấp xã, đề nghị Sở Tư pháp cung cấp thông tin đầu mối liên hệ của Sở.
Việc gửi báo cáo, biểu mẫu thống kê đảm
bảo về chất lượng, hình thức và thời hạn theo đúng yêu cầu của Công văn này là
một trong những tiêu chí chấm điểm thi đua để xét, đánh giá, xếp hạng Sở Tư
pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2020.
Mọi chi tiết, xin liên hệ:
(1) Về
nội dung báo cáo, đồng chí Lê Tuấn Phong, Trưởng Phòng Tổng hợp - Kiểm soát
TTHC, Văn phòng Bộ, số điện thoại: 024.62739312/ 0912288050.
(2) Về nội dung thống kê, đồng chí
Trần Thị Diệu Thúy, Trưởng Phòng Thống kê, Cục Kế hoạch -
Tài chính, số điện thoại: 024.62739546/0978234119.
(3) Về thực hiện Phần mềm thống kê
ngành Tư pháp:
- Hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ thống
kê: Phòng Thống kê, Cục Kế hoạch - Tài chính, điện thoại
(024) 6273.9554 - (024) 6273.9546;
- Hỗ trợ về mặt kỹ thuật, sử dụng phần
mềm: Bộ phận hỗ trợ người dùng Phần mềm Thống kê ngành Tư pháp, điện thoại
1900.8888.24 (nhánh số 3);
- Trường hợp Sở
Tư pháp có vướng mắc về cách thức quản lý, tạo lập tài khoản người dùng cho
Phòng Tư pháp và UBND cấp xã, đề nghị liên hệ: Phòng Phần
mềm và cơ sở dữ liệu, Cục Công nghệ thông tin, điện thoại (024) 6273.9716.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp của các
cơ quan./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Các Sở Tư pháp (để thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử;
- Lưu: VT, VP (TH&KSTTHC), KHTC (TK).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Tịnh
|
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
TỔNG KẾT CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2020 VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
CÔNG TÁC NĂM 2021
Phần thứ nhất:
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2020
I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO,
ĐIỀU HÀNH
1. Kết quả
- Triển khai các văn bản của cấp
trên;
- Kiểm tra, hướng dẫn về công tác chuyên
môn, nghiệp vụ.
2. Khó khăn, hạn chế
II. TÌNH HÌNH CÔNG
TÁC TRONG CÁC LĨNH VỰC CỤ THỂ
1. Công tác xây
dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL
1.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng,
số liệu cụ thể):
- Về xây dựng pháp luật, thẩm định, góp
ý VBQPPL: Nêu rõ số lượng, đánh giá về chất lượng công tác xây dựng pháp luật,
thẩm định (bao gồm cả việc chuẩn bị hồ sơ thẩm định), góp
ý VBQPPL.
- Về kiểm tra
VBQPPL: Kết quả thực hiện công tác tự kiểm tra và kiểm tra
theo thẩm quyền, việc kiểm tra theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn. Trong đó,
đánh giá về tổ chức thực hiện; số văn bản đã tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm
quyền; số văn bản phát hiện trái pháp luật (về thẩm quyền,
nội dung); số văn bản sai sót về căn cứ pháp lý, hiệu lực, thể thức, kỹ thuật
trình bày; tình hình tự xử lý hoặc kiến nghị cơ quan khác xử lý văn bản trái
pháp luật về thẩm quyền, nội dung; tình hình xử lý văn bản trái pháp luật theo
kết luận, kiến nghị của Bộ Tư pháp hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ khác (trong đó
nêu rõ thông tin về tình hình xử lý đối với văn bản đã được kết luận trong năm
2020; tình hình xử lý đối với văn bản đã được kết luận trước năm 2020 và đã được
Bộ Tư pháp hoặc các bộ, cơ quan ngang bộ khác đôn đốc nhưng chưa xử lý); đánh
giá hậu quả, tác hại do văn bản trái pháp luật gây ra (nếu có) và biện pháp khắc
phục; việc xem xét xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người có liên quan trong
việc tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, ban hành văn bản trái pháp luật
(đánh giá đối với từng văn bản, cả văn bản trái pháp luật được phát hiện qua
công tác tự kiểm tra và văn bản trái pháp luật do Bộ Tư pháp hoặc các cơ quan
khác kiểm tra, phát hiện, kết luận).
(Đề nghị UBND các tỉnh/thành phố gửi
kèm theo Danh mục văn bản
trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung đã phát hiện
qua công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền
trong năm 2020 và tình hình xử lý).
- Về công tác rà soát, hệ thống hóa
VBQPPL: Kết quả tổ chức thực hiện công tác rà soát VBQPPL; số liệu
về văn bản phải rà soát, số văn bản đã được rà soát, kết quả rà soát văn bản,
tình hình xử lý văn bản được rà soát (căn cứ rà soát văn bản phát sinh trong
năm 2020); kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn (nếu có);
việc công bố Danh mục VBQPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực theo quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP (trong đó nêu rõ tổng số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; văn bản hết hiệu lực,
ngưng hiệu lực một phần); tình hình xử lý đối với văn bản cần phải xử lý đã được
phát hiện trong kỳ hệ thống hóa văn bản QPPL 2014-2018 để đảm bảo sự phù hợp thống
nhất của hệ thống pháp luật.
- Kết quả tập huấn, hướng dẫn nghiệp
vụ và bố trí kinh phí, nhân lực cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa.
1.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng
cụ thể).
2. Công tác quản
lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận
pháp luật; hòa giải ở cơ sở
2.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng,
số liệu cụ thể):
- Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế,
chính sách về công tác PBGDPL; các văn bản, kế hoạch triển khai, hướng dẫn công
tác PBGDPL năm 2020.
- Kết quả triển khai thực hiện Luật
phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; triển khai Quyết
định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình
PBGDPL giai đoạn 2017-2021 và các Đề án về PBGDPL; triển khai các Chương trình
phối hợp về công tác PBGDPL với các cơ quan, tổ chức, đơn vị khác (nếu có). Việc
triển khai thực hiện Quyết định số 14/2019/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng
Chính phủ về xây dựng, quản lý, khai thác Tủ sách pháp luật; Quyết định số
471/QĐ-TTg ngày 28/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021”. Kết quả củng cố kiện
toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật; PBGDPL cho
các đối tượng đặc thù và công tác PBGDPL trong trường học; công tác PBGDPL về
các vấn đề được dư luận xã hội quan tâm, trong đó có nội dung về phòng, chống dịch
bệnh Covid-19. Tình hình triển khai Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06/10/2020 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số
80-KL/TW ngày 20/6/2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số
32-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Việc kiện toàn, hoạt động của Hội
đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp
luật; tình hình triển khai Ngày Pháp luật năm 2020; kết quả
thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 30/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ, phát huy tốt vai trò của Hội Luật gia Việt
Nam trong giai đoạn mới (theo đề nghị tại Công văn số 2287/BTP-PBGDPL ngày 24/6/2020 của Bộ Tư pháp).
- Kết quả triển khai thực hiện Luật
hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; kết quả hoạt động của Tổ
hòa giải ở cơ sở. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày
18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022”.
- Kết quả thực hiện quy định về xây dựng
cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Số liệu và đánh giá về kinh phí
dành cho công tác PBGDPL, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật ở 3 cấp
(tỉnh, huyện, xã) và hỗ trợ công tác hòa giải ở cơ sở năm 2020 tại địa phương.
2.2. Khó khăn, hạn chế (có
dẫn chứng cụ thể).
3. Công tác quản
lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật
3.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng, số liệu cụ thể):
- Công tác quản lý xử lý vi phạm hành
chính;
- Công tác theo dõi thi hành pháp luật
(việc thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP , Nghị định số 32/2020/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ; kiểm tra về tình hình thi
hành pháp luật; các lĩnh vực trọng tâm đã thực hiện...). Tình hình thực hiện “Đề
án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật”
giai đoạn năm 2018 - 2022 (theo Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 26/02/2018 của Thủ
tướng Chính phủ).
- Tình hình thực hiện nhiệm vụ về cải
thiện điểm số và duy trì thứ hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (chỉ số B1) theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ và Công văn
số 883/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 13/3/2020 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn
triển khai các hoạt động nhằm nâng xếp hạng chỉ số B1 năm
2020.
3.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng
cụ thể).
4. Công tác hộ tịch,
quốc tịch, chứng thực, nuôi con nuôi, lý lịch tư pháp, đăng ký biện pháp bảo đảm,
bồi thường nhà nước
4.1. Kết quả đạt được (có
dẫn chứng, số liệu cụ thể):
- Về công tác hộ tịch, đề nghị:
+ Báo cáo kết quả thực hiện Luật hộ tịch
và các văn bản quy định chi tiết thi hành; việc đào tạo, bồi dưỡng, kiện toàn đội
ngũ công chức làm công tác hộ tịch; kết quả triển khai thực hiện Đề án cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc (lưu ý về kết quả xây dựng
và thực hiện Kế hoạch số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử).
+ Kết quả thực
hiện Chương trình hành động quốc gia về đăng ký, thống kê hộ tịch: tập trung
đánh giá tình hình đăng ký khai sinh cho trẻ em, tình trạng đăng ký khai sinh
quá hạn hoặc trẻ em không được đăng ký khai sinh do có vướng mắc, khó khăn (có
thống kê số liệu, nguyên nhân của những trường hợp chưa được ĐKKS là trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt như: trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em chưa xác định được cha/mẹ, trẻ
em được nhận làm con nuôi, trẻ em sống trong Cơ sở bảo trợ xã hội).
+ Tình hình triển khai thực hiện Đề
án liên thông thủ tục hành chính đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, hưởng
chế độ tử tuất/hưởng chi phí mai táng/hưởng mai táng phí.
+ Các sai sót, vi phạm chủ yếu trong
lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch phát hiện qua hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý hộ tịch hoặc phản ánh, kiến nghị của người
dân, báo chí và kết quả xử lý (nếu có); các vướng mắc, khó khăn khác về nghiệp
vụ hộ tịch (nếu có).
- Về công tác quốc tịch, đề nghị:
+ Báo cáo tình hình triển khai thực
hiện nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
+ Đánh giá chung tình hình người di cư
tại địa phương sau khi kết thúc triển khai thực hiện “Thỏa thuận giữa Chính phủ
nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề người
di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước” (tình hình
đăng ký và quản lý hộ tịch cho những trường hợp đã được nhập quốc tịch theo Thỏa
thuận trên).
+ Đối với 16 tỉnh
thực hiện Tiểu Đề án 2 “Giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch,
hộ khẩu và giấy tờ tùy thân khác cho người di cư tự do từ Campuchia về nước” (An
Giang, Đồng Tháp, Long An, Kiên Giang, Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắc, Gia Lai,
Kon Tum, Tây Ninh, Đồng Nai, Cà Mau, Bình Dương, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long), đề nghị
báo cáo: (1) Tổng số người di cư tự do từ Campuchia về cư trú tại địa phương
tính đến thời điểm báo cáo (được chia thành 04 nhóm theo hướng dẫn của Bộ Tư
pháp); (2) Những nhiệm vụ đã triển khai và kết quả đạt được (số trẻ em là con
người di cư được đăng ký khai sinh, số người được cấp Giấy xác nhận có quốc tịch
Việt Nam; số người đã được cấp Thẻ thường trú, số người được hướng dẫn lập hồ
sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.
- Về lĩnh vực chứng thực, báo cáo
tình hình thi hành Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp
bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng
thực hợp đồng, giao dịch; việc triển khai thi hành Thông
tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/03/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP .
- Về công tác nuôi con nuôi: (1) Việc
triển khai Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 5/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 19/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật nuôi con nuôi; Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 19/01/2018 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường công tác giải quyết việc nuôi con nuôi trong tình hình
mới; Quy chế phối hợp liên ngành giữa Bộ Tư pháp và Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội về giải quyết việc nuôi con nuôi và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tăng cường công tác nuôi con
nuôi tại địa phương; (2) công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi; (3) tình
hình đăng ký nuôi con nuôi trong nước (tổng số trường hợp đăng ký, số vụ việc bị
thu hồi, hủy bỏ; chấm dứt việc nuôi con nuôi; nuôi con nuôi ở khu vực biên giới;
con nuôi nhà chùa; việc thay đổi hộ tịch của con nuôi); (4) tình hình đăng ký
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (tổng số trường hợp đăng ký, số vụ việc bị
thu hồi, hủy bỏ; công tác lập danh sách trẻ em cần tìm gia đình thay thế; số lượng
cơ sở nuôi dưỡng tham gia vào công tác việc nuôi con nuôi).
- Về công tác lý lịch tư pháp (LLTP):
(1) Kết quả chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các văn bản, đề
án trong lĩnh vực LLTP; (2) tình hình cấp phiếu LLTP: Tổng số hồ sơ yêu cầu cấp
Phiếu nhận được; tổng số Phiếu đã cấp; tổng số Phiếu cấp đúng hạn, cấp trễ hạn;
tổng số Phiếu LLTP đã cấp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp phiếu LLTP trực
tuyến; kết quả triển khai thực hiện Quy chế số 02/QCPH-TTLLTPQG-C53 ngày
29/6/2018 về việc phối hợp tra cứu, xác minh thông tin để
cấp Phiếu LLTP; (3) công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP: Tổng số thông tin
LLTP nhận được; tổng số thông tin LLTP đã tiếp nhận, kiểm tra, phân loại; tổng
số bản LLTP đã lập và cập nhật bổ sung; số lượng thông tin LLTP tồn đọng (số lượng
thông tin chưa vào sổ tiếp nhận và số lượng thông tin chưa lập LLTP, cập nhật
TTLLTPBS); (4) Tình hình phối hợp liên ngành trong công tác LLTP.
- Trong công tác đăng ký biện pháp bảo
đảm: (1) Công tác quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm (Kết quả kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm;
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm; Công
tác hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về đăng ký biện pháp bảo đảm);
(2) Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm
bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
- Về công tác bồi thường nhà nước: Thực
hiện theo Công văn số 3889/BTP-BTNN ngày 21/10/2020 của Bộ Tư pháp về việc phối
hợp xây dựng Báo cáo về công tác bồi thường nhà nước năm
2020.
4.2. Khó khăn, hạn chế (có
dẫn chứng cụ thể).
5. Quản lý nhà nước
về bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
5.1. Kết quả đạt được (có dẫn chứng,
số liệu cụ thể):
- Tình hình tổ chức
và hoạt động của luật sư trong nước, của tổ chức hành nghề
luật sư nước ngoài tại Việt Nam; tình hình tổ chức và hoạt động công chứng;
tình hình tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản; tình hình tổ chức, hoạt động
và quản lý giám định tư pháp; quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài
sản và hoạt động hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; hoạt động hòa giải thương
mại; tình hình tổ chức và hoạt động thừa phát lại; tình
hình tổ chức và hoạt động trọng tài thương mại; việc xây dựng, phát triển Phòng
công chứng, Trung tâm đấu giá... thành đơn vị sự nghiệp tự chủ làm đầu tàu về
chuyên môn, nghiệp vụ theo tinh thần Nghị quyết số 18/NQ-TW về một số vấn đề tiếp
tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Nghị quyết số 19/NQ-TW về tiếp tục đổi
mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.
- Công tác trợ giúp pháp lý: (1) Tình
hình triển khai thi hành Luật TGPL năm 2017 (triển khai Quyết định số
1355/QĐ-TTg ngày 12/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ) và các văn bản quy định chi
tiết thi hành; (2) Tình hình triển khai Đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015-2025; (3) Kết quả thực hiện TGPL tại
địa phương, có đánh giá và số liệu về
số lượt người được TGPL, số vụ việc
được TGPL (trong đó có số liệu vụ việc tham gia tố tụng phân theo người thực hiện;
so sánh với cùng kỳ năm trước); đánh giá chất lượng vụ việc TGPL; công tác phối
hợp TGPL trong hoạt động tố tụng...
- Kết quả công tác hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp: Việc xây dựng, triển khai các văn bản, kế hoạch, chương trình hỗ
trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tình hình triển khai thực hiện Nghị định số
55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
5.2. Khó khăn, hạn chế (có
dẫn chứng cụ thể).
6. Công tác pháp
luật quốc tế, hợp tác quốc tế về tư pháp và pháp luật
6.1. Kết quả đạt được (có
dẫn chứng, số liệu cụ thể):
- Về công tác pháp luật quốc tế: tham
gia giải quyết tranh chấp quốc tế (nếu có).
- Về công tác hợp tác quốc tế về pháp
luật (nếu có): Tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật năm 2020 của các Bộ,
ngành theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 113/2014/NĐ-CP,
trong đó tập trung đánh giá về tình hình thực hiện các chương trình, dự án, viện
trợ phi dự án thực hiện trong năm 2020. Tình hình thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, Kết luận số 73-KL/TW và Quyết định số 84/QĐ-TTg ngày
22/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số
73-KL/TW ngày 20/5/2020 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban
Bí thư khóa X về hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực pháp luật, cải cách hành
chính, cải cách tư pháp (nhiệm vụ giao tại điểm c mục III.1 Quyết định số
84/QĐ-TTg). Cung cấp thông tin theo 05 phụ lục kèm theo.
6.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng
cụ thể).
7. Công tác xây dựng
Ngành; đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học pháp lý
7.1. Kết quả đạt được (có
dẫn chứng, số liệu cụ thể):
- Hoàn thiện thể chế, kiện toàn tổ chức
bộ máy, cán bộ của các cơ quan tư pháp theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày
14/9/2020 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày
04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ
quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 14/9/2020 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ
chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; việc kiện toàn tổ chức bộ
máy, cán bộ pháp chế.
- Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ. Kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng
giới trong công tác tư pháp và công tác cán bộ Ngành Tư pháp.
- Công tác nghiên cứu khoa học pháp
lý.
7.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng
cụ thể).
8. Công tác thanh
tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham
nhũng
8.1. Kết quả đạt được (có
dẫn chứng, số liệu cụ thể):
Việc ban hành Kế hoạch công tác thanh tra; số cuộc thanh tra hành chính đã thực hiện/ số
cuộc thanh tra hành chính theo Kế hoạch thanh tra đã ban
hành, số tổ chức, đơn vị đã thanh tra; số cuộc thanh tra chuyên ngành đã thực
hiện/ số cuộc thanh tra chuyên ngành theo Kế hoạch thanh tra đã ban hành, số tổ
chức, đơn vị đã thanh tra; tổng số Quyết định xử phạt vi
phạm hành chính, số tổ chức, cá nhân bị xử phạt, lĩnh vực xử phạt, tổng số tiền
xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đã áp dụng (nếu
có), kiến nghị, xử lý khác qua công tác thanh tra; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm
tra việc thực hiện kết luận thanh tra; việc thực hiện các Kết luận thanh tra,
Quyết định xử lý về thanh tra của Bộ Tư pháp (nếu có); số lượt công dân đến khiếu
nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị và kết quả giải quyết; số lượng đơn thư khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, trong đó nêu rõ số lượng đơn thư thuộc thẩm
quyền giải quyết, số lượng đơn thư không thuộc thẩm quyền
giải quyết và kết quả giải quyết; các lĩnh vực công dân tập trung khiếu nại, tố
cáo; việc thực hiện quy định về minh bạch tài sản, thu nhập theo quy định; công
khai, minh bạch trong các hoạt động của Sở Tư pháp.
8.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng
cụ thể).
9. Quản lý nhà nước
về công tác pháp chế
9.1. Kết quả đạt được (có
dẫn chứng, số liệu cụ thể):
Quản lý nhà nước trong công tác pháp
chế; tình hình xây dựng, củng cố và kiện toàn tổ chức pháp chế tại các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chất lượng đội ngũ làm công tác pháp
chế.
9.2. Khó khăn, hạn chế (có dẫn chứng
cụ thể).
10. Công tác ứng
dụng công nghệ thông tin; thi đua khen thưởng
10.1. Kết quả đạt được (có
dẫn chứng, số liệu cụ thể):
- Tình hình cập nhập, khai thác và sử
dụng văn bản trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại khoản 6, Điều 23, Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của
Chính phủ về Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, trong đó nêu rõ: Số lượng văn
bản đã cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật/Số lượng văn bản đã ban
hành; số lượng văn bản đã kiểm tra, rà soát theo quy định
tại Điều 3 của Nghị định số 52/2015/NĐ-CP.
- Công tác thi đua khen thưởng.
10.2. Khó khăn, hạn chế (có
dẫn chứng cụ thể).
III. ĐÁNH GIÁ
CHUNG
1. Đánh giá chung về những kết quả nổi
bật.
2. Đánh giá chung về những hạn chế, yếu
kém; nguyên nhân.
Phần thứ hai:
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CÔNG
TÁC NĂM 2021
I. PHƯƠNG HƯỚNG,
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ PHÁP NĂM 2021
1. Phương hướng, nhiệm vụ công tác tư
pháp năm 2021 (nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác cụ thể nêu tại mục II, Phần thứ nhất của Đề cương Báo cáo).
2. Giải pháp chủ yếu (giải pháp chủ yếu công tác tư pháp).
II. KIẾN NGHỊ (nếu
có)
PHỤ LỤC
DANH MỤC BIỂU BÁO CÁO THỐNG KÊ NĂM 2020 THUỘC
TRÁCH NHIỆM BÁO CÁO CỦA SỞ TƯ PHÁP THEO QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 03/2019/TT-BTP
NGÀY 20/3/2019 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP QUY ĐỊNH MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
THỐNG KÊ CỦA NGÀNH TƯ PHÁP
(Kèm theo Công văn số 4069/BTP-VP ngày 03/11/2020 của Bộ Tư pháp)
STT
|
Ký
hiệu biểu
|
Tên
biểu
|
1.
|
01c/BTP/VĐC/XDPL
|
Số VBQPPL được ban hành trên địa
bàn tỉnh; Số dự thảo VBQPPL do cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh thẩm định
|
2.
|
02a/BTP/VĐC/XDPL
|
Văn bản quy phạm pháp luật lồng
ghép vấn đề bình đẳng giới
|
3.
|
03b/BTP/VĐC/PC
|
Số tổ chức
pháp chế và cán bộ pháp chế tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và tại các doanh nghiệp nhà nước do UBND cấp tỉnh quản lý
|
4.
|
04b/BTP/KTrVB/KTTTQ
|
Kết quả kiểm tra, xử lý văn bản theo thẩm quyền trên địa bàn tỉnh
|
5.
|
05c/BTP/KTrVB/RSVB
|
Số văn bản quy phạm pháp luật đã được
rà soát trên địa bàn tỉnh
|
6.
|
06b/BTP/BTTP/ĐGTS
|
Tình hình tổ chức và hoạt động đấu
giá tài sản trên địa bàn tỉnh
|
7.
|
07b/BTP/BTTP/TTTM
|
Tình hình tổ chức
và hoạt động của tổ chức trọng tài trên địa bàn tỉnh
|
8.
|
08b/BTP/BTTP/LSTN
|
Tình hình tổ
chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật
sư trên địa bàn tỉnh
|
9.
|
09d/BTP/PBGDPL
|
Tình hình tổ chức
và hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh
|
10.
|
10c/BTP/PBGDPL/HGCS
|
Số tổ hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên trên địa bàn tỉnh
|
11.
|
11d/BTP/PBGDPL/HGCS-TCPL
|
Kết quả hoạt động
của tổ hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh
|
12.
|
12b/BTP/BTTP/CC
|
Tình hình tổ chức
và hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh
|
13.
|
13c/BTP/HTQTCT/HT
|
Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử,
kết hôn trên địa bàn tỉnh
|
14.
|
15b/BTP/BTTP/HGTM
|
Tình hình tổ chức
và hoạt động hòa giải thương mại trên địa bàn tỉnh
|
15.
|
16b/BTP/BTTP/QLTLTS
|
Tình hình tổ chức
và hoạt động quản lý thanh lý tài sản trên địa bàn tỉnh
|
16.
|
17c/BTP/HTQTCT/CT
|
Kết quả chứng thực của Phòng Tư
pháp và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh
|
17.
|
19/BTP/LLTP
|
Số phiếu LLTP đã cấp
|
18.
|
20a/BTP/LLTP
|
Số lượng thông tin LLTP đã nhận được
và xử lý của Sở Tư pháp
|
19.
|
21/BTP/LLTP
|
Số người có
LLTP
|
20.
|
22c/BTP/CN/TN
|
Kết quả đăng ký nuôi con nuôi trong
nước tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh
|
21.
|
23b/BTP/ĐKQGGDBĐ
|
Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin
về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
|
22.
|
24/BTP/TGPL
|
Số lượt người đã được trợ giúp pháp
lý
|
23.
|
25/BTP/TGPL
|
Số vụ việc trợ giúp pháp lý
|
24.
|
26/BTP/TGPL
|
Số tổ chức và số người thực hiện trợ
giúp pháp lý
|
25.
|
27c/BTP/BTTP/GĐTP
|
Số vụ việc đã thực hiện giám định
tư pháp trên địa bàn tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|