THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 242/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 02 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT "ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT"
GIAI ĐOẠN NĂM 2018-2022
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP
ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công
tác tổ chức thi hành pháp luật” (sau đây gọi là Đề án) với những nội dung chủ yếu
sau đây:
I. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
ĐIỀU CHỈNH CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu của Đề án
a) Mục tiêu chung:
- Triển khai thực hiện một số giải
pháp cơ bản đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật, hướng
đến mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực
và hiệu quả của hệ thống pháp luật;
- Từng bước khắc phục những hạn chế,
bất cập hiện nay trong tổ chức thi hành pháp luật, tạo tiền đề cho sự chuyển biến
mạnh mẽ trong hoạt động tổ chức thi hành pháp luật.
b) Các mục tiêu cụ thể:
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, cụ thể
hóa các quy định hiện hành về tổ chức thi hành pháp luật; thực hiện nghiên cứu,
đề xuất các cơ chế, chính sách phục vụ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ
chức thi hành pháp luật.
- Nâng cao chất lượng một số hoạt động
tổ chức thi hành pháp luật, trong đó tập trung thực hiện
giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
tổ chức thi hành pháp luật; đổi mới công tác theo dõi, đánh giá tình hình thi
hành pháp luật; tăng cường năng lực phản ứng chính sách; đẩy mạnh hoạt động ứng
dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi hành pháp luật.
- Bảo đảm các điều kiện cần thiết để
phục vụ việc tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong bối cảnh Đảng và Nhà nước
ta đẩy mạnh thực hiện chủ trương, chính sách tinh giản biên
chế.
2. Đối tượng, phạm vi, thời gian thực
hiện Đề án
a) Đối tượng:
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
b) Phạm vi:
Tập trung thực hiện một số nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành
pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương.
c) Thời gian thực hiện:
Đề án được triển khai thực hiện từ
năm 2018 đến hết năm 2022.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
1. Tăng cường sự
lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức thi hành
pháp luật
a) Nhiệm vụ:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng,
chính quyền các cấp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để
cụ thể hóa sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật,
trong đó nhấn mạnh trách nhiệm chỉ đạo, lãnh đạo của cấp ủy các ngành, các cấp
đối với công tác này.
b) Giải pháp và phân công thực hiện:
Xây dựng, trình Ban cán sự đảng Chính
phủ để xem xét, trình Ban Bí thư ban hành Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của
cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành và Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thời gian thực hiện: Năm 2018 -2019.
2. Hoàn thiện thể chế
về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật
a) Nhiệm vụ:
- Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tổ
chức thi hành pháp luật theo hướng, quy định rõ ràng về trách
nhiệm, thẩm quyền và nội dung tổ chức thi hành pháp luật;
- Quy định cụ thể cách thức, biện
pháp theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi cả nước và
trong từng ngành, lĩnh vực, phạm vi quản lý của các Bộ, ngành và địa phương.
b) Giải pháp và phân công thực hiện:
- Nghiên cứu, trình Chính phủ ban
hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày
23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Thời gian thực hiện: Năm 2018-2019.
- Nghiên cứu, xây dựng đề xuất chính
sách phục vụ việc lập hồ sơ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật về tổ chức
thi hành pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thời gian thực hiện: 2018 - 2020.
3. Đổi mới công tác
theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật
a) Nhiệm vụ:
Nghiên cứu, xây dựng các tiêu chí cụ
thể, định lượng để xác định được mức độ thực thi pháp luật, cũng như đánh giá
được chính xác, toàn diện hiệu quả, tác động của văn bản quy phạm pháp luật
trong thực tiễn.
b) Giải pháp và phân công thực hiện:
Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức áp dụng
thí điểm Khung theo dõi thi hành pháp luật và hệ thu thập dữ liệu phục vụ công
tác theo dõi thi hành pháp luật; Bộ trưởng Bộ Tư pháp xây dựng, ban hành Thông
tư hướng dẫn tiêu chí đánh giá tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở kết quả
áp dụng thí điểm.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, ngành, Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2022.
4. Tăng cường năng lực
phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật
a) Nhiệm vụ:
Xác lập quy trình tiếp nhận, xử lý kiến
nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật một
cách thống nhất, có hệ thống, rõ ràng, minh bạch. Trong
đó, đặc biệt quan tâm đến việc ghi nhận, thực thi trách
nhiệm Hiến định và luật định của Bộ trưởng, người đứng đầu các cơ quan trong việc
xử lý theo thẩm quyền các phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thông qua hoạt động theo dõi thi hành pháp luật, cơ quan nhà nước tăng cường
năng lực phản ứng chính sách, xử lý các vấn đề mới phát sinh, đặc biệt gắn kết
với quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật.
b) Giải pháp và phân công thực hiện:
Xây dựng quy trình chung, thống nhất
từ Trung ương đến địa phương trong việc tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của
các cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ,
các bộ, ngành khác có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương.
Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2019.
5. Ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động tổ chức thi hành pháp luật
a) Nhiệm vụ:
Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông
tin trong việc thu thập, lưu trữ dữ liệu về tình hình thi
hành pháp luật nói chung và báo cáo tình hình thi hành
pháp luật nói riêng nhằm đảm bảo nguồn dữ liệu đa dạng, đầy đủ, sẵn có, mang
tính tích hợp, giảm gánh nặng xây dựng các báo cáo tình
hình thi hành pháp luật; hướng đến việc xây dựng một phần mềm giúp theo dõi,
đánh giá tình hình thi hành pháp luật một cách thường xuyên, kịp thời, khách
quan.
b) Giải pháp và phân công thực hiện:
Xây dựng, vận hành phần mềm đánh giá
tình hình thi hành pháp luật (phần mềm quan trắc tình hình thi hành pháp luật); xây dựng, vận hành phần mềm
thu thập thông tin thi hành pháp luật (phần mềm phục vụ việc báo cáo tình hình
thi hành pháp luật) kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ,
Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2022.
6. Tăng cường theo
dõi, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức
thi hành pháp luật
a) Nhiệm vụ:
Bảo đảm nguyên tắc thượng tôn pháp luật,
duy trì trật tự, kỷ cương trong việc thực hiện trách nhiệm
quản lý nhà nước đối với đội ngũ cán bộ, công chức khối cơ quan hành chính nhà
nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật.
b) Giải pháp và phân công thực hiện:
Xây dựng, ban hành các chương trình,
kế hoạch và tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm
quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật tại các bộ, ngành và
địa phương.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.
Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
7. Bảo đảm các điều
kiện cho công tác tổ chức thi hành pháp luật
a) Nhiệm vụ:
Bảo đảm các điều kiện về kinh phí, cơ
sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực đáp ứng cho công tác tổ chức thi
hành pháp luật.
b) Giải pháp và phân công thực hiện:
- Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các quy
định về kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức thi hành pháp luật theo hướng bố trí
toàn diện, đầy đủ các nội dung chi và mức chi phù hợp đối với các hoạt động tổ
chức thi hành pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính.
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, các bộ,
ngành liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2019.
- Kiện toàn tổ chức pháp chế các bộ,
ngành; bố trí biên chế pháp chế chuyên trách tại các sở, ngành chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong tổng biên chế được
giao để thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế nói chung và làm đầu mối công tác
tổ chức thi hành pháp luật nói riêng.
Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, các bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2022.
- Đào tạo, bồi dưỡng để tăng cường
năng lực cho cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là
về kỹ năng, năng lực tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi tình hình thi hành
pháp luật.
Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.
Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, các bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan liên quan.
Thời gian thực hiện: Năm 2018 - 2022.
IV. KINH PHÍ THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN
1. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án do
ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn kinh phí huy động tài trợ khác (nếu có).
2. Căn cứ nhiệm vụ tại Đề án này, các
bộ, ngành, địa phương xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ được giao, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm, trình cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Tư pháp:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương có liên quan tổ chức thực hiện Đề án;
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ,
ngành, địa phương có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành, địa phương tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.
2. Các bộ, ngành và địa phương:
- Xây dựng kế hoạch chi tiết để tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án;
- Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện Đề án ở các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của bộ,
ngành, địa phương mình;
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, phối hợp với Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Đề án.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư
Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương
- Văn phòng Trung ương và các
Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng
Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban
của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối
cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc
gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các
đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý
TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu:
VT,PL(2b).
|
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc
|