Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1141/QĐ-UBND.HC Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp Người ký: Nguyễn Thanh Hùng
Ngày ban hành: 11/11/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ÐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1141/QĐ-UBND .HC

Đồng Tháp, ngày 11 tháng 11 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG VÀ HẠN CHẾ SẢN XUẤT GẠCH ĐẤT SÉT NUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Xây dựng;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Lưu VT + NC/KTN.nhthu.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Hùng

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG VÀ HẠN CHẾ SẢN XUẤT GẠCH ĐẤT SÉT NUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1141/QĐ-UBND.HC ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

I. CĂN CỨ, SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

1. Các căn cứ để ban hành Đề án

Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;

Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;

Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường;

Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

Thông tư 09/2012/TT-BXD ngày 28 tháng 11 năm 2012 của Bộ Xây dựng quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng;

Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương;

Thông tư 193/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;

Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công thương Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công;

Công văn số 896/BXD-VLXD ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Sự cần thiết phải ban hành Đề án

Trong những năm qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo phát triển vật liệu xây không nung để từng bước thay thế gạch đất sét nung nhằm làm giảm thiểu lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung góp phần bảo vệ môi trường; hạn chế việc sử dụng đất nông nghiệp để sản xuất gạch xây từ đó giữ diện tích đất nông nghiệp góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

Việc sử dụng vật liệu xây không nung là một xu hướng phát triển tất yếu khi tình hình tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, do sản phẩm này có nhiều ưu điểm vượt trội như: không dùng đất sét để sản xuất; sản phẩm này có thể sử dụng, tận dụng các phế thải công nghiệp (như tro, xỉ than, mạt đá,...) cũng góp phần giảm một lượng đáng kể các chất thải rắn ra môi trường. Sản phẩm vật liệu xây không nung có khả năng cách âm, cách nhiệt, có độ bền cao, thời gian thi công nhanh, đặc biệt một số vật liệu xây không nung loại nhẹ khi đưa vào công trình xây dựng sẽ làm giảm tải trọng bản thân của công trình từ đó làm giảm chi phí xử lý kết cấu dầm, cột, móng làm giảm chi phí xây dựng công trình.

Dây chuyền sản xuất của các loại vật liệu xây không nung tương đối đơn giản, dễ sử dụng, không phát thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, không cần diện tích mặt bằng lớn.

Nhằm mục tiêu về góp phần bảo vệ môi trường, an ninh lương thực và thực hiện các quy định về việc hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung, tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ; Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cần thiết phải ban hành và tổ chức thực hiện đề án "Phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp". Đề án được ban hành sẽ là cơ sở để từng bước thay thế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung bằng các loại vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề xuất các giải pháp thực hiện các quy định, các chính sách, các chế độ hỗ trợ cho việc chuyển đổi sản xuất gạch đất sét nung sang sản xuất vật liệu xây không nung, góp phần đáp ứng nhu cầu về sử dụng vật liệu xây không nung trên địa bàn Tỉnh.

3. Mục tiêu của Đề án

a) Mục tiêu chung

Phát triển vật liệu xây không nung, từng bước hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung nhằm tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2015, phát triển và thay thế khoảng 20 - 25% lượng vật liệu xây không nung trong tổng vật liệu xây trên toàn tỉnh.

- Đến năm 2018, phát triển và thay thế khoảng 30 - 40% lượng vật liệu xây không nung trong tổng vật liệu xây trên toàn tỉnh.

- Chấm dứt hoạt động các lò thủ công khoảng 10% số lượng lò vào năm 2015; 40 - 50% số lượng lò vào năm 2017; chấm dứt hoạt động hoàn toàn các lò thủ công vào năm 2018.

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG ĐẾN NĂM 2020

1. Đánh giá nhu cầu về vật liệu xây trong công trình xây dựng

- Theo số liệu thống kê năm 2012, vốn đầu tư xây dựng cơ bản khoảng 6.030 tỷ đồng (tăng khoảng 10% so với năm 2011), tương ứng với nhu cầu gạch xây khoảng 190 triệu viên gạch (8x8x19cm)/năm (chiếm khoảng 60-65% sản lượng gạch sản xuất trong tỉnh).

- Dự báo nhu cầu vật liệu xây:

+ Đến năm 2015 cần khoảng 230 triệu viên (8x8x19cm)/năm;

+ Đến năm 2018 cần khoảng 300 triệu viên (8x8x19cm)/năm;

- Lượng vật liệu xây không nung cần thay thế:

+ Đến năm 2015 chiếm khoảng 20 - 25% tổng nhu cầu vật liệu xây, tương ứng với khoảng 45- 60 triệu viên (8x8x19cm)/năm;

+ Đến năm 2018 chiếm khoảng 30 - 40% tổng nhu cầu vật liệu xây, tương ứng khoảng 90 - 120 triệu viên (8x8x19cm)/năm.

- Lượng gạch đất sét nung cần thiết:

+ Đến năm 2015 khoảng 170 - 185 triệu viên (8x8x19 cm)/năm;

+ Đến năm 2018 khoảng 180 - 210 triệu viên (8x8x19 cm)/năm.

2. Các sản phẩm và công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung và tình hình sản xuất vật liệu xây không nung.

a) Gạch bê tông bọt

Sản phẩm gạch bê tông nhẹ không nung được sản xuất trên dây chuyền công nghệ mới với chất tạo bọt có nhiều ưu điểm nổi bật so với gạch đất sét nung và các loại vật liệu gạch như ngày nay: không dùng đất sét để sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường, giảm kết cấu móng, cách âm, cách nhiệt; gạch có trọng lượng nhẹ và kích thước linh hoạt nên tiến độ xây dựng nhanh, công nhân xây dựng ít hao phí sức lao động. Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc khí,.....

Sản phẩm này đã được định hướng phát triển sản xuất và sử dụng tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020.

b) Gạch bê tông khí chưng áp - AAC

Công nghệ này được rất nhiều nước trên thế giới ứng dụng rộng rãi với rất nhiều ưu điểm như thân thiện với môi trường, nhẹ, bền, tiết kiệm năng lượng hóa thạch do không phải nung đốt truyền thống, bảo ôn, chống cháy, cách âm, cách nhiệt tốt so với vật liệu đất sét nung. Tỷ trọng bằng 1/2 hoặc thậm chí là chỉ bằng 1/3 so với gạch đất nung thông thường. Công trình xây dựng sẽ giảm tải, giảm chi phí xử lý nền móng và hệ thống kết cấu, góp phần giảm mức đầu tư xây dựng công trình, đẩy nhanh tiến độ thi công và hoàn thiện phần bao che của công trình. Ngoài ra, khả năng cách âm và cách nhiệt tốt,.... Kích thước thành phẩm lớn và chính xác giúp rút ngắn thời gian thi công và kể cả thời gian hoàn thiện.

Sản phẩm này đã được định hướng phát triển sản xuất và sử dụng tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020.

c) Gạch xi măng cốt liệu

Gạch không nung xi măng cốt liệu còn được gọi là gạch blốc (block) được tạo thành từ xi măng và một hoặc nhiều cốt liệu sau đây: mạt đá, cát vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,.... Loại gạch này thường có cường độ chịu lực tốt, khả năng chống thấm tốt, cách âm cách nhiệt,...

Đây là loại gạch được khuyến khích sử dụng và được ưu tiên phát triển theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ. Nó đáp ứng rất tốt các tiêu chí về kỹ thuật, kết cấu, môi trường, phương pháp thi công. Loại gạch này dễ thi công, dùng vữa thông thường.

Giá thành của sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu rất có ưu thế, hoàn toàn có thể cạnh tranh với gạch đất nung.

Sản phẩm này đã được định hướng phát triển sản xuất và sử dụng tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;

* Ngoài ra còn các sản phẩm vật liệu xây không nung khác như tấm 3D, đá xây,...

d) Tình hình sản xuất vật liệu xây không nung trên địa bàn Tỉnh

Trên địa bàn Tỉnh hiện tại chỉ có một nhà máy sản xuất bê tông bọt của Công ty HIDICO đặt tại thành phố Sa Đéc với công suất khoảng 40.000 m3/năm.

đ) Các tiêu chuẩn, định mức về vật liệu xây không nung

- Tiêu chuẩn TCVN 6477:2011 - Gạch bê tông;

- Tiêu chuẩn TCVN 7959:2011 - Bê tông nhẹ - Gạch bê tông khí chưng áp (AAC);

- Tiêu chuẩn TCVN 9028:2011 - Vữa cho bê tông nhẹ;

- Tiêu chuẩn TCVN 9029:2011 - Bê tông nhẹ - Gạch bê tông bọt, khí chưng áp

- Yêu cầu kỹ thuật;

- Quyết định 947/QĐ-BXD ngày 31/10/2011 của Bộ Xây dựng ban hành Chỉ dẫn kỹ thuật "Thi công và nghiệm thu tường xây bằng blôc bê tông khí chưng áp";

- Quyết định số 1091/QĐ-BXD ngày 26/12/2011 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (bổ sung).

3. Kế hoạch phát triển vật liệu xây không nung

a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015

- Đối với gạch bê tông bọt

+ Hiện tại, có 01 nhà máy sản xuất gạch bê tông bọt của Công ty HIDICO với công suất 40.000m3/năm (tương ứng 20 triệu viên (8x8x19cm)/năm).

+ Đầu tư thêm 01 nhà máy sản xuất gạch bê tông bọt có công suất 40.000m3/năm (tương ứng 20 triệu viên (8x8x19cm)/năm). Vốn đầu tư nhà máy khoảng 10 tỷ đồng.

+ Sản lượng gạch bê tông bọt sản xuất đến 2015 tương đương 40 triệu viên (8x8x19cm)/năm.

- Đối với gạch xi măng cốt liệu

+ Từ nay đến năm 2015, đầu tư 4 dây chuyền 10 triệu viên (8x8x19cm)/năm. Sản lượng gạch xi măng cốt liệu sản xuất năm 2015 là 40 triệu viên (8x8x19cm)/năm.

+ Kinh phí đầu tư 4 dây chuyền khoảng 16 tỷ đồng (mỗi dây chuyền 4 tỷ đồng).

- Tổng sản lượng gạch không nung đến năm 2015 gồm gạch bê tông bọt và gạch xi măng cốt liệu là 80 triệu viên (8x8x19cm)/năm, đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây không nung trên toàn tỉnh.

b) Giai đoạn từ 2016 đến năm 2017.

- Đối với gạch bê tông bọt

Duy trì 02 nhà máy bê tông bọt với công suất 80.000m3/năm, tương ứng 40 triệu viên (8x8x19cm)/năm.

- Đối với gạch xi măng cốt liệu

+ Đầu tư thêm 02 dây chuyền 10 triệu viên (8x8x19cm)/năm. Tổng cộng có 06 dây chuyền gạch xi măng cốt liệu với sản lượng hàng năm 60 triệu viên (8x8x19cm)/năm.

+ Kinh phí đầu tư 02 dây chuyền khoảng 8 tỷ đồng (mỗi dây chuyền 4 tỷ đồng).

- Tổng sản lượng gạch không nung đến năm 2017 gồm gạch bê tông bọt và gạch xi măng cốt liệu là 100 triệu viên (8x8x19cm)/năm, đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây không nung trên toàn tỉnh.

c) Giai đoạn từ 2017 đến năm 2018.

- Đối với gạch bê tông bọt

Duy trì 02 nhà máy bê tông bọt với công suất 80.000m3/năm, tương ứng 40 triệu viên (8x8x19cm)/năm.

- Đối với gạch xi măng cốt liệu

+ Đầu tư thêm 02 dây chuyền 10 triệu viên (8x8x19cm)/năm. Tổng cộng có 08 dây chuyền gạch xi măng cốt liệu với sản lượng hàng năm 80 triệu viên (8x8x19cm)/năm.

+ Kinh phí đầu tư 02 dây chuyền khoảng 8 tỷ đồng (mỗi dây chuyền 4 tỷ đồng).

- Đối với gạch bê tông khí chưng áp

+ Đầu tư 01 nhà máy công suất 200m3/ngày tương đương 25 triệu viên (8x8x19cm)/năm.

+ Kinh phí đầu tư 01 dây chuyền là 40 tỷ đồng.

- Tổng sản lượng gạch không nung đến năm 2018 gồm gạch bê tông bọt, gạch xi măng cốt liệu và gạch bê tông khí chưng áp là 145 triệu viên (8x8x19 cm)/năm, đáp ứng nhu cầu về vật liệu xây không nung trên toàn tỉnh.

III. LỘ TRÌNH HẠN CHẾ SẢN XUẤT, SỬ DỤNG GẠCH ĐẤT SÉT NUNG

1. Tình hình thực trạng sản xuất gạch đất sét nung

Theo thống kê từ các huyện, thị, thành phố, đến năm 2013 trên địa bàn Tỉnh có 168 cơ sở sản xuất với khoảng 499 lò gạch đất sét nung, với những số liệu thống kê như sau:

- Về loại lò gạch: Trên địa bàn Tỉnh hiện có 09 lò hoffman và lò cải tiến, còn lại là các lò thủ công (lò mui, lò tròn).

- Nhiên liệu: Hầu hết các lò gạch đều sử dụng trấu để đốt lò.

- Nguyên liệu đất sét được khai thác chủ yếu từ đất nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh.

- Sản lượng sản xuất khoảng 290 triệu viên trong 1 năm (bao gồm chủ yếu là gạch ống, gạch thẻ, ngoài ra còn một lượng không lớn là gạch tàu). Trong đó, sản lượng của các lò hoffman và lò cải tiến khoảng 30 triệu viên/năm (chiếm khoảng 10% tổng sản lượng).

- Về vị trí các lò gạch:

+ Có 39 cơ sở sản xuất có vị trí tại các đô thị (kể cả nội ô và ngoại ô), khu vực đông dân cư (trong đó: huyện Thanh Bình: 01 cơ sở, huyện Cao Lãnh: 06 cơ sở, thành phố Cao Lãnh: 12 cơ sở, thành phố Sa Đéc 20 cơ sở).

+ Có 02 cơ sở sản xuất nằm gần công trình công cộng (gần Bệnh viện Đa khoa Lấp Vò).

+ Có 35 cơ sở nằm gần đất canh tác lúa, hoa màu.

+ Các cơ sở còn lại nằm ở khu vực nông thôn xa khu vực dân cư và không gần đất canh tác lúa, hoa màu.

- Số lao động: khoảng 1.900 người. Lao động tại các cơ sở sản xuất gạch đa số là lao động theo thời vụ và lao động trong gia đình của các cơ sở.

- Về thời điểm hoạt động của các lò gạch: Các lò gạch đã hoạt động từ năm 2000 về trước là 354 lò; từ năm 2001 đến 2005 là 74 lò; từ năm 2006 đến 2010: 58 lò; sau năm 2010 là 13 lò.

- Về tình hình môi trường của các cơ sở sản xuất gạch:

Hiện nay, chỉ có các lò gạch hoffman và một số lò gạch cải tiến có xây dựng hệ thống xử lý khí thải, còn lại hầu hết các lò gạch thủ công không có hệ thống xử lý khí thải trước khi thải vào môi trường, do đó gây ô nhiễm môi trường cao.

+ Các kết quả về ô nhiễm môi trường không khí xung quanh: qua thu mẫu quan trắc môi trường định k tại các cụm lò gạch huyện Châu Thành và thành phố Sa Đéc, hầu hết các khu vực sản xuất gạch có dấu hiệu ô nhiễm về bụi và H. Các số liệu như sau:

Địa điểm lấy mẫu

Thông số quan trắc

Thời gian quan trắc

Độ ồn
(dBA)

Bụi
(mg/m3)

CO
(mg/m3)

SO2
(mg/m3)

NO2
(mg/m3)

HF
(mg/m3)

NH3
(mg/m3)

1. Cm lò gạch An Hiệp

3/2006

62 - 65

0,23

0,06

0,01

0,09

0,007

-

10/2006

60 - 65

0,67

0,32

0,04

0,12

0,006

-

4/2007

62,4

0,30

5,80

0,145

0,06

0,0087

-

10/2007

72,1

0,79

7,48

0,097

0,13

0,0075

-

2. Cm lò gạch Nha Mân

3/2006

63 - 65

0,6

0,08

0,01

0,06

0,06

-

10/2006

65 - 70

0,45

0,11

0,009

0,017

0,004

-

4/2007

68,7

0,41

7,05

0,024

0,05

0,0075

-

10/2007

72,1

0,64

8,24

0,045

0,07

0,0076

-

3. Cm lò gạch Tân Quy Tây

3/2005

65 - 70

0,2

0,03

0,00

0,03

0,03

-

10/2005

65 - 70

0,35

0,02

0,00

0,00

0,05

-

 

3/2006

65 - 70

0,4

0,02

0,01

0,05

0,004

-

 

10/2006

65 - 70

0,21

0,34

0,12

0,0063

0,0069

-

 

4/2008

-

0,26

1,22

0,000

0,020

0,0042

-

 

10/2008

-

0,34

5,48

0,006

0,044

0,0240

-

TCVN 5949-1998

75

-

-

-

-

-

-

QCVN 05:2009/BTNMT
(trung bình 1 giờ)

-

0,3

30

0,35

0,2

-

--

QCVN 06:2009/BTNMT

-

-

-

-

-

0,005

0,2

(Nguồn Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2005 - 2009 và các báo cáo quan trắc môi trường định kỳ năm 2005 - 2009 của Sở Tài nguyên và Môi trường)

+ Về chất lượng không khí tại nguồn: Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, hầu hết các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công trên địa bàn tỉnh đều không đạt yêu cầu. Các chỉ tiêu ô nhiễm môi trường chủ yếu là bụi, CO, H.

- Về thị trường tiêu thụ:

Sản phẩm gạch đất sét nung được tiêu thụ trong tỉnh, ngoài tỉnh và thị trường Vương quốc Campuchia.

- Đánh giá chung:

+ Nhìn chung, hiện tại các cơ sở sản xuất gạch đang sản xuất không hiệu quả do gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, phải mua nguyên liệu, nhiên liệu với giá tương đối cao, lao động làm việc cho các lò gạch ngày càng khan hiếm, một số cơ sở hiện tại đã tạm ngưng hoạt động.

+ Hầu hết các cơ sở sản xuất chấp nhận chủ trương của Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất chưa nắm bắt các yêu cầu kỹ thuật, dây chuyền công nghệ giá thành thiết bị, dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung. Giá thành, chất lượng sản phẩm của gạch không nung, nguồn nguyên liệu để sản xuất, khả năng chấp nhận của thị trường đối với sản phẩm này cũng là vấn đề quan tâm của các cơ sở sản xuất gạch.

(Thống kê số lượng lò gạch theo Phụ lục 1 đính kèm)

2. Lộ trình thực hiện hạn chế sản xuất gạch đất sét nung

a) Không cấp phép đầu tư mới các lò gạch đất sét nung thủ công.

b) Đối với lò gạch thủ công (các loại lò tròn, lò mui) lộ trình chấm dứt hoạt động như sau:

- Các lò gạch tại các khu vực nội ô thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư, gần các công trình công cộng (bệnh viện, trường học) phải chấm dứt hoạt động chậm nhất đến hết năm 2015.

- Đối với các lò gạch tại các khu vực ngoại ô thành phố, thị xã, gần khu dân cư, gần khu vực canh tác lúa, hoa màu phải chấm dứt hoạt động chậm nhất đến hết năm 2017.

- Các khu vực còn lại phải chấm dứt hoạt động chậm nhất đến hết năm 2018.

(Lộ trình chấm dứt hoạt động theo Phụ lục 2 đính kèm)

c) Đối với các lò hoffman, lò cải tiến, các lò sản xuất sản phẩm gốm phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường theo quy định khi hoạt động sản xuất gạch.

d) Việc khai thác đất sét để sản xuất gạch từ nay đến năm 2018 phải thuộc khu vực được phép khai thác theo Quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng theo Quyết định số 1788/QĐ-UBND.HC ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân Tỉnh hoặc Quyết định thay thế Quyết định này (nếu có) và các quy định khác có liên quan.

IV. CÁC GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về tuyên truyền

a) Tiếp tục phổ biến các chủ trương của Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

b) Tuyên truyền những lợi ích lâu dài về bảo vệ môi trường, về bảo vệ diện tích đất nông nghiệp khi hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

2. Giải pháp về cơ chế

a) Không cấp phép đầu tư mới các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung thủ công.

b) Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng, trong đó xem xét, đánh giá và hạn chế đến mức tối đa quy hoạch các khu vực mỏ đất sét thuộc đất sản xuất nông nghiệp để sản xuất gạch đất sét nung.

- Tăng cường kiểm tra, đẩy mạnh xử lý các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung gây ô nhiễm môi trường.

c) Tăng cường công tác kiểm tra, thắt chặt việc quản lý khai thác đất sét thuộc đất sản xuất nông nghiệp để sản xuất gạch xây.

d) Nâng mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét làm gạch xây lên mức cao nhất.

đ) Không sử dụng kinh phí khuyến công, kinh phí khoa học để hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung.

e) Thực hiện chế độ thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để phục vụ dự án chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng cốt liệu công suất từ 7 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên theo theo quy định tại Thông tư 193/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính Ban hành Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;

g) Lồng ghép, hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp đối với các lao động tại các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bị ngưng hoạt động theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

h) Đối với các dự án có xây dựng công trình sử dụng vốn Nhà nước bắt buộc sử dụng vật liệu xây không nung theo quy định.

i) Những dự án có xây dựng công trình từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).

k) Khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, không phân biệt khu vực, không phân biệt số tầng.

l) Tổ chức đánh giá về mặt kỹ thuật, chi phí xây dựng công trình khi sử dụng các loại vật liệu xây không nung.

3. Giải pháp về tài chính

a) Hỗ trợ kinh phí tham quan, nghiên cứu mô hình sản xuất vật liệu xây không nung.

b) Hỗ trợ kinh phí tháo dỡ lò gạch thủ công.

c) Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản phẩm mới khi trên địa bàn cấp huyện chưa có cơ sở nào áp dụng công nghệ mới này hoặc sản xuất sản phẩm mới này (Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18 tháng 2 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương và Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công thương Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công).

d) Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến vào sản xuất (Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BTC-BCT ngày 18 tháng 2 năm 2014 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Công thương hướng dẫn trình tự lập, quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương).

đ) Cấp kinh phí đào tạo nghề nông thôn theo quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

e) Hỗ trợ lãi vay cho 10 dây chuyền sản xuất gạch không nung (gồm 01 dây chuyền sản xuất bê tông bọt, 01 dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp và 08 dây chuyền gạch xi măng cốt liệu).

4. Giải pháp về công nghệ

a) Tổ chức hội thảo nhằm giới thiệu và chuyển giao dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung.

b) Khuyến khích thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về sản xuất vật liệu xây không nung.

c) Khuyến khích đầu tư, áp dụng dây chuyền công nghệ mới về sản xuất vật liệu xây không nung.

d) Tập huấn, giới thiệu cho các đơn vị tư vấn, thi công, chủ đầu tư về việc thiết kế, thi công vật liệu xây không nung.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện Đề án:

Tổng kinh phí thực hiện Đề án là 84,274 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2013 - 2015 là 26,410 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2017 là 11,986 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2017 - 2018 là 45,878 tỷ đồng.

(Bảng tổng hợp kinh phí thực hiện Đề án theo Phụ lục số 3 đính kèm)

2. Kinh phí hỗ trợ

a) Kinh phí tham quan, nghiên cứu mô hình sản xuất vật liệu xây không nung khoảng 109 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

b) Chi phí hỗ trợ tháo dỡ

Toàn tỉnh có 490 lò thủ công, chi phí hỗ trợ tháo dỡ mỗi lò là 10 triệu đồng/lò đối với các lò có hồ sơ đề nghị hỗ trợ tháo dỡ. Tổng chi phí hỗ trợ tháo dỡ là 4,9 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2013 - 2015 hỗ trợ tháo dỡ 36 lò: 0,36 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2016 - 2017 hỗ trợ tháo dỡ 190 lò: 1,9 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2017 - 2018 hỗ trợ tháo dỡ 264 lò: 2,64 tỷ đồng

Nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

c) Chi phí hỗ trợ đào tạo nghề nông thôn

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg , hỗ trợ 2 triệu đồng/người. Với khoảng 2.800 lao động, bao gồm khoảng 1900 lao động trực tiếp làm việc tại các cơ sở sản xuất (theo khảo sát) và khoảng 800 lao động vệ tinh như lấy đất, làm gạch mộc,....(tạm tính, chiếm khoảng 50% ), kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề là 5,6 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2013 - 2015 hỗ trợ 0,62 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2016 - 2017 hỗ trợ 2,280 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2017 - 2018 hỗ trợ 2,700 tỷ đồng

Nguồn kinh phí đào tạo nghề nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg .

d) Kinh phí hỗ trợ đầu tư công nghệ mới, sản phẩm mới

- Cho vay hỗ trợ 70% giá trị dây chuyền, lãi suất hỗ trợ 40% giá trị lãi suất của ngân hàng thương mại (tạm tính là 12%/năm) trong 03 năm đầu đối với 10 dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung, bao gồm: 01 dây chuyền sản xuất gạch bê tông bọt, 08 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu và 01 dây chuyền gạch bê tông khí chưng áp có hồ sơ đề nghị hỗ trợ phù hợp và sớm nhất. Ưu tiên hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung có hồ sơ đề nghị hỗ trợ vay vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung.

+ Giai đoạn 2013 - 2015 hỗ trợ vay 5 dây chuyền: Vốn vay cần 18,2 tỷ đồng; giá trị lãi suất hỗ trợ trong 3 năm là 2,621 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2016 - 2017 hỗ trợ vay 2 dây chuyền: Vốn vay cần 5,6 tỷ đồng; giá trị lãi suất hỗ trợ trong 3 năm là 0,806 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2017 - 2018 hỗ trợ vay 3 dây chuyền: Vốn vay cần 33,6 tỷ đồng; giá trị lãi suất hỗ trợ trong 3 năm là 4,838 tỷ đồng.

Nguồn vốn vay từ Quỹ đầu tư phát triển và các ngân hàng thương mại; hỗ trợ lãi suất từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản phẩm mới đối với 01 dây chuyền sản xuất gạch bê tông bọt, 08 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu và 01 dây chuyền gạch bê tông khí chưng áp có hồ sơ đề nghị hỗ trợ phù hợp và sớm nhất (tạm tính trên mỗi địa bàn cấp huyện đầu tư 01 dây chuyền). Ưu tiên hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung có hồ sơ đề nghị hỗ trợ để đầu tư dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung.

Mỗi dây chuyền tối đa là 500 triệu đồng. Tổng kinh phí hỗ trợ là: 5 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2013 - 2015: Hỗ trợ 5 dây chuyền, kinh phí 2,5 tỷ đồng

+ Giai đoạn 2016 - 2017: Hỗ trợ 2 dây chuyền, kinh phí 1,0 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2017 - 2018: Hỗ trợ 3 dây chuyền, kinh phí 1,5 tỷ đồng.

Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương.

- Hỗ trợ chuyển giao, ứng dụng máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến đối với 10 dây chuyền, bao gồm: 01 dây chuyền sản xuất gạch bê tông bọt, 08 dây chuyền sản xuất gạch xi măng cốt liệu và 01 dây chuyền gạch bê tông khí chưng áp có hồ sơ đề nghị hỗ trợ phù hợp và sớm nhất. Ưu tiên hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung có hồ sơ đề nghị hỗ trợ để đầu tư dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung.

Mỗi dây chuyền tối đa là 200 triệu đồng. Tổng kinh phí hỗ trợ là: 2 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2013 - 2015: Hỗ trợ 5 dây chuyền, kinh phí 1 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2016 - 2017: Hỗ trợ 2 dây chuyền, kinh phí 400 triệu đồng.

+ Giai đoạn 2017 - 2018: Hỗ trợ 3 dây chuyền, kinh phí 600 triệu đồng.

Nguồn kinh phí khuyến công quốc gia, khuyến công địa phương. Tổng kinh phí hỗ trợ không hoàn lại là: 25,874 tỷ đồng

(Bảng tổng hợp kinh phí hỗ trợ theo Phụ lục số 4 đính kèm)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Hội đồng thẩm định hồ sơ vay vốn có hỗ trợ lãi suất

a) Hội đồng thẩm định hồ sơ vay vốn có hỗ trợ lãi suất (sau đây gọi là Hội đồng thẩm định) có trách nhiệm quy định hồ sơ và xem xét thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn để đầu tư dây chuyền sản xuất gạch không nung theo quy định tại Đề án này.

b) Thành phần Hội đồng thẩm định gồm: Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Quỹ Đầu tư phát triển Tỉnh.

2. Phân công nhiệm vụ a) Sở Xây dựng

- Tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ vay vốn có hỗ trợ lãi suất.

- Tổ chức triển khai phổ biến các quy định và chính sách về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung.

- Tổ chức rà soát điều chỉnh quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản vật liệu xây dựng.

- Tổ chức triển khai, giới thiệu dây chuyền công nghệ sản xuất vật liệu xây không nung.

- Tổ chức tập huấn về thiết kế, thi công vật liệu xây không nung.

- Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng theo quy định.

- Theo dõi, thống kê, báo cáo tình hình chấm dứt hoạt động sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh định k hàng năm.

- Chủ trì tổ chức tham quan, nghiên cứu các mô hình sản xuất vật liệu xây không nung; tổ chức đánh giá về mặt kỹ thuật, chi phí xây dựng công trình khi sử dụng các loại vật liệu xây không nung.

b) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Định k kiểm tra, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do sản xuất gạch đất sét nung gây ra, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm.

- Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra việc khai thác và sử dụng đất sét để sản xuất gạch đất sét nung.

- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất về mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét làm gạch xây lên mức cao nhất.

c) Sở Công thương

Thẩm định hồ sơ để xem xét cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí khuyến công hỗ trợ các dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung theo quy định và theo nội dung Đề án.

d) Sở Khoa học và Công nghệ

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp lựa chọn các dây chuyền sản xuất vật liệu xây không nung phù với tình hình thực tế của tỉnh; hỗ trợ thực hiện các đề tài khoa học về vật liệu xây không nung theo quy định.

đ) Sở Tài chính

- Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành có liên quan đề xuất điều chỉnh mức phí bảo vệ môi trường đối với việc khai thác đất sét làm gạch xây theo quy định.

- Phân bổ kinh phí hỗ trợ tháo dỡ lò gạch thủ công, kinh phí hỗ trợ lãi vay theo nội dung của Đề án.

e) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Thẩm định về suất đầu tư đối với công trình sử dụng vật liệu xây không nung.

- Hướng dẫn về ưu đãi thuế nhập khẩu vật tư, thiết bị để sản xuất gạch không nung theo quy định.

- Hướng dẫn hỗ trợ đầu tư đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung theo Nghị định số 04/2009/NĐ-CP .

g) Sở Lao động Thương binh và Xã hội

Tổ chức thực hiện đào tạo chuyển đổi nghề đối với người lao động tại các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bị ngưng hoạt động theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.

h) Quỹ đầu tư phát triển và các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh

Phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành có liên quan thẩm định hồ sơ, và cấp vốn vay có hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp sản xuất gạch không nung theo nội dung của Đề án.

i) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định và chính sách về tăng cường sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung trên địa bàn.

- Chỉ đạo các phòng, ban, các chủ đầu tư nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về sử dụng vật liệu xây không nung trong công trình xây dựng trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.

- Chi kinh phí hỗ trợ tháo dỡ cho các cơ sở sản xuất gạch thủ công theo nội dung của Đề án.

- Rà soát, lập danh sách người lao động thuộc các lò gạch bị xóa bỏ, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức đào tạo chuyển đổi nghề đối với người lao động theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg .

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc kiểm tra, quản lý khai thác đất sét nông nghiệp để sản xuất gạch đất sét nung; kiểm tra vấn đề về môi trường của các lò gạch đất sét nung. Kiên quyết chỉ đạo tháo dỡ những lò thủ công thuộc đối tượng phải tháo dỡ theo lộ trình của Đề án.

- Tổng hợp tình hình thực hiện hạn chế sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh (thông qua Sở Xây dựng tổng hợp) định kỳ hàng năm.

Trong quá trình thực hiện đề án, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân Tỉnh (thông qua Sở Xây dựng) để kịp thời giải quyết./.

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1141/QĐ-UBND.HC ngày 11/11/2014 về Đề án phát triển vật liệu xây không nung và hạn chế sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.664

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.156.80
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!