Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 72/2023/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Triệu Đình Lê
Ngày ban hành: 18/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 72/2023/NQ-HĐND

Cao Bằng, ngày 18 tháng 10 năm 2023

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG HỖ TRỢ; MẪU HỒ SƠ; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LỰA CHỌN DỰ ÁN, KẾ HOẠCH, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT TRONG THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 16 (CHUYÊN ĐỀ)

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Thông tư số 02/2023/TT-UBDT ngày 21 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 về hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Thông tư số 02/2023/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 4 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Thông tư số 12/2023/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 10/2022/TT-BYT ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 55/2023/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025;

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Thực hiện Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Xét Tờ trình số 2804/TTr-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về dự thảo Nghị quyết ban hành Quy định nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại Kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Nghị quyết này thay thế Nghị quyết số 62/2022/NQ-HĐND ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng ban hành Quy định nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất; lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và Nghị quyết số 10/2023/NQ-HĐND ngày 27 tháng 4 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng Bổ sung Điều 3a vào Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 62/2022/NQ-HĐND ngày 30 tháng 8 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng Khóa XVII, Kỳ họp thứ 16 (chuyên đề) thông qua ngày 18 tháng 10 năm 2023 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT, LĐ-TB&XH, Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- Ủy ban Dân tộc;
- TT. Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh, UBND tỉnh, UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các Ban Xây dựng Đảng Tỉnh ủy;
- Các Ban của HĐND tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Huyện ủy, Thành ủy, HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Trung tâm Thông tin - Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Triệu Đình Lê

QUY ĐỊNH

NỘI DUNG HỖ TRỢ; MẪU HỒ SƠ; TRÌNH TỰ, THỦ TỤC LỰA CHỌN DỰ ÁN, KẾ HOẠCH, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT TRONG THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Nghị quyết số 72/2023/NQ-HĐND ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định điều kiện, nội dung, mức hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị quyết này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân tham gia hoặc có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cụ thể như sau:

1. Trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

a) Hỗ trợ phát triển sản xuất

- Các hộ nghèo, cận nghèo. Ưu tiên hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ và là lao động duy nhất, trực tiếp nuôi dưỡng người thân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến độ tuổi lao động; hộ sinh sống tại xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn.

- Các doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), hợp tác xã tham gia vào chuỗi giá trị có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số.

b) Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý

- Các cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo sinh sống trong vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp để phát triển dược liệu quý cùng tham gia thực hiện dự án.

- Thôn, bản, xã, huyện, tỉnh nơi triển khai dự án.

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở sản xuất, kinh doanh) triển khai hoặc tham gia vào dự án dược liệu quý hoạt động tại các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, sử dụng từ 50% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, trước hết tập trung ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trên địa bàn triển khai dự án (ưu tiên các dự án sử dụng trên 50% lao động là nữ), có cam kết hỗ trợ thu mua, sản xuất, tiêu thụ dược liệu của các dự án trên.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có liên quan trong quản lý, tổ chức thực hiện dự án dược liệu quý.

2. Trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

a) Đối với Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định); người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

- Hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo cho người nghèo.

b) Đối với Tiểu dự án 1 Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định); người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo.

- Hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

- Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

3. Trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các xóm, xã, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Điều 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

1. Điều kiện hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Thực hiện theo Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP , cụ thể như sau:

a) Dự án, kế hoạch liên kết phải xác định được kết quả về chỉ số tạo việc làm, mức tăng thu nhập, đóng góp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương theo kế hoạch năm và thời điểm kết thúc dự án.

b) Đơn vị chủ trì liên kết và các đối tượng liên kết phải có hợp đồng hoặc biên bản hợp tác về đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế, chế biến, thu mua, tiêu thụ sản phẩm.

c) Các dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia dự án, kế hoạch là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực hỗ trợ thực hiện dự án có trên 70% người dân tham gia dự án là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

2. Nội dung hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước

a) Đào tạo kỹ thuật sản xuất; tập huấn nghiệp vụ quản lý, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường.

b) Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.

c) Vật tư, nguyên liệu, công cụ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi.

d) Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

đ) Chi phí lựa chọn dự án, kế hoạch.

e) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được thực hiện thêm các nội dung hỗ trợ sau:

- Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông.

g) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện thêm các nội dung hỗ trợ sau:

- Xây dựng, đăng ký thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.

- Đối với những địa phương đã bước đầu hình thành sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung hỗ trợ để củng cố, mở rộng, nâng cấp liên kết chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm đã có.

h) Đối với Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được thực hiện thêm các nội dung hỗ trợ sau:

- Hỗ trợ chi phí để phân tích các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, chi phí thiết lập mã truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Xây dựng, quản lý dự án, kế hoạch.

i) Đối với Tiểu dự án 1 Dự án 3 hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được thực hiện thêm các nội dung hỗ trợ sau:

- Hỗ trợ cán bộ đến tận hộ gia đình tư vấn chuyển giao kỹ thuật theo các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.

- Hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi; lồng bè nuôi trồng thủy sản, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản.

- Hỗ trợ xây dựng, quản lý dự án, kế hoạch và các hỗ trợ khác theo định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

k) Các nội dung hỗ trợ khác được quy định tại thông tư hướng dẫn của các cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

3. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước

a) Hỗ trợ tối đa không quá 80% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 70% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khó khăn; không quá 50% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết trên địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao.

b) Hỗ trợ tối đa không quá 4.000 triệu đồng/dự án, kế hoạch liên kết cấp tỉnh phê duyệt.

c) Hỗ trợ tối đa không quá 3.000 triệu đồng/dự án, kế hoạch liên kết cấp huyện phê duyệt.

d) Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch liên kết thông qua đơn vị chủ trì liên kết.

4. Mẫu hồ sơ đề nghị hỗ trợ dự án, kế hoạch liên kết

a) Mẫu hồ sơ đề nghị dự án, kế hoạch liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP).

b) Mẫu hồ sơ đề nghị dự án, kế hoạch liên kết trong các ngành, nghề, lĩnh vực khác thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định số 98/2018/NĐ-CP .

5. Trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch liên kết

a) Bước 1: Thông báo rộng rãi kế hoạch thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Cơ quan chủ quản hoặc cơ quan, đơn vị, cấp trực thuộc cơ quan chủ quản theo ủy quyền thông báo rộng rãi kế hoạch thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên các phương tiện truyền thông, hoặc trên trang điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở của cơ quan, đơn vị.

b) Bước 2: Lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Đơn vị chủ trì liên kết lập hồ sơ đề xuất thực hiện dự án, kế hoạch đề nghị hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị. Nội dung hồ sơ đề xuất phải xác định rõ: Năng lực của đơn vị chủ trì liên kết và các bên liên quan; phương án, kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng dịch vụ; dự toán chi tiết theo năm kế hoạch; phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có); nội dung và chi phí hỗ trợ cho hộ gia đình, hoặc người dân thuộc đối tượng hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia; các chỉ số đầu ra chính gắn với các mốc thời gian thực hiện dự án; bản sao công chứng hợp đồng, hoặc biên bản ký kết giữa đơn vị chủ trì liên kết và đối tượng liên kết; dự kiến các rủi ro, giải pháp tài chính xử lý các rủi ro (nếu có); nội dung khác (nếu có).

c) Bước 3: Thẩm định dự án, kế hoạch liên kết

- Trình tự thẩm định dự án, kế hoạch liên kết cấp tỉnh

+ Chủ trì liên kết gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Hội đồng thẩm định cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập, thành phần gồm có: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các thành viên Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có dự án, kế hoạch liên kết; lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh; các ngành, lĩnh vực chuyên môn và chuyên gia độc lập hoặc các thành phần khác (nếu cần thiết).

- Trình tự thẩm định dự án, kế hoạch liên kết cấp huyện

+ Chủ trì liên kết gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết tới Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện/Phòng Kinh tế thành phố nơi dự kiến triển khai dự án, kế hoạch.

+ Hội đồng thẩm định cấp huyện do Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập, thành phần gồm có: Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện. Các thành viên Hội đồng là lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có dự án, kế hoạch liên kết; lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện/Phòng Kinh tế thành phố, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Dân tộc, Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện; các ngành, lĩnh vực chuyên môn và chuyên gia độc lập hoặc các thành phần khác (nếu cần thiết).

- Nội dung thẩm định: Nội dung thẩm định phải làm rõ việc đáp ứng về hồ sơ, thủ tục và các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này; sự cần thiết thực hiện dự án, kế hoạch liên kết; phương án mua sắm và đầu mối thực hiện phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có); các rủi ro, phương án tài chính xử lý rủi ro (nếu có).

d) Bước 4: Phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết

- Căn cứ ý kiến của Hội đồng thẩm định dự án, kế hoạch liên kết: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng sở, ban, ngành trực thuộc phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng phòng, ban trực thuộc quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch liên kết thuộc phạm vi quản lý cấp huyện.

- Nội dung quyết định dự án, kế hoạch liên kết phải bao gồm: Tên dự án, kế hoạch; tên đơn vị chủ trì liên kết, các bên liên kết; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; tổng chi phí, cơ cấu từng nguồn vốn (ngân sách nhà nước, vốn của đơn vị chủ trì liên kết; vốn tham gia của bên liên kết; vốn tín dụng ưu đãi (nếu có), vốn lồng ghép thực hiện các chính sách (nếu có)); nội dung, hoạt động và trách nhiệm thực hiện của các bên theo từng nội dung, hoạt động; mức hỗ trợ, tiến độ cấp phát, thanh toán từ ngân sách nhà nước và dự toán chi tiết theo từng nội dung, hoạt động được hỗ trợ; dự kiến kết quả thực hiện theo năm ngân sách và đến thời điểm kết thúc dự án, kế hoạch liên kết; phương án mua sắm và đầu mối thực hiện phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có); nội dung và chi phí hỗ trợ cho hộ gia đình, hoặc người dân thuộc đối tượng hỗ trợ của chương trình mục tiêu quốc gia; tổ chức quản lý tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có); phương án tài chính xử lý các rủi ro (nếu có); chế tài xử lý và cơ chế thu hồi vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước trong trường hợp đơn vị chủ trì liên kết vi phạm cam kết và các nội dung khác có liên quan (nếu có).

Điều 4. Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý

1. Điều kiện hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý: Dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý được hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước phải đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Quy định này. Đồng thời đáp ứng Điều 6 Thông tư số 10/2022/TT-BYT và Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 12/2023/TT-BYT (Sửa đổi Khoản 1, Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 10/2022/TT-BYT); Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 12/2023/TT-BYT (Sửa đổi Điều 7 Thông tư số 10/2022/TT-BYT); Khoản 4 Điều 1 Thông tư số 12/2023/TT-BYT (Sửa đổi Điều 8 Thông tư số 10/2022/TT-BYT).

2. Nội dung hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thực hiện theo Khoản 3 Điều 12 Thông tư số 10/2022/TT-BYT và điểm a Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 12/2023/TT-BYT , cụ thể như sau:

a) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, ưu tiên hỗ trợ các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu.

b) Hỗ trợ đầu tư các khu, vùng nuôi trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường.

c) Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, đường giao thông kết nối đạt chuẩn cấp V miền núi, hệ thống điện, cấp thoát nước để phục vụ dự án phát triển vùng nguyên liệu.

d) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở chế biến dược liệu quý, xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện nước, nhà xưởng và mua thiết bị trong phạm vi, quy mô dự án.

đ) Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở bảo quản dược liệu quý gồm sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, bảo quản sinh học, hạ tầng về giao thông, điện, nước, xử lý chất thải, nhà xưởng và thiết bị.

e) Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp đào tạo nghề cho lao động tại chỗ.

g) Hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh.

h) Hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng.

i) Hỗ trợ chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.

k) Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm.

3. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ; mức chi hỗ trợ cho các dự án dược liệu quý thực hiện theo điểm b Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 12/2023/TT-BYT , cụ thể như sau:

a) Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ thực hiện dự án dược liệu quý từ vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 3 Quy định này.

b) Mức chi hỗ trợ cho các dự án dược liệu quý sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp của ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại điểm 4.3; 4.4 và 4.9 Khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 20/2019/NQ-HĐND ngày 12/7/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng và Điều 13 Thông tư số 55/2023/TT-BTC .

4. Mẫu hồ sơ đề nghị hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý thực hiện theo Biểu mẫu sử dụng trong lựa chọn dự án ban hành kèm theo Thông tư số 10/2022/TT-BYT .

5. Trình tự, thủ tục lựa chọn dự án phát triển vùng trồng dược liệu quý thực hiện theo Khoản 5 Điều 3 Quy định này. Riêng trình tự thẩm định dự án thực hiện như sau: Chủ trì liên kết gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến triển khai dự án, kế hoạch để Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình Hội đồng cấp tỉnh thẩm định dự án liên kết. Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện thẩm định sơ bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ liên kết và tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành tờ trình gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Nội dung quyết định phê duyệt dự án dược liệu quý phải bao gồm các nội dung quy định tại điểm d Khoản 5 Điều 3 Quy định này, ngoài ra, bổ sung thêm danh sách đối tượng đủ điều kiện thụ hưởng chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

Điều 5. Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng

1. Điều kiện hỗ trợ dự án, phương án sản xuất, dịch vụ của cộng đồng

Thực hiện theo Khoản 13 Điều 1 Nghị định số 38/2023/NĐ-CP , cụ thể:

a) Các dự án, phương án (sau đây gọi chung là dự án) hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng phải đảm bảo tối thiểu 50% người dân tham gia là đối tượng hỗ trợ của các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó ưu tiên nguồn lực thực hiện dự án có trên 70% người dân tham gia dự án là đối tượng thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

b) Cộng đồng dân cư đề xuất dự án sản xuất, dịch vụ là nhóm hộ được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận; tổ hợp tác thành lập tự nguyện theo quy định của pháp luật; nhóm hộ do các tổ chức chính trị - xã hội làm đại diện; nhóm hộ do Ban phát triển thôn làm đại diện hoặc nhóm hộ do người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

c) Tổ, nhóm cộng đồng phải có thành viên có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

d) Hộ tham gia dự án sản xuất, dịch vụ phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, lao động, tư liệu sản xuất đáp ứng nội dung của dự án và cam kết đảm bảo phần đối ứng thực hiện dự án.

2. Nội dung hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước

a) Tập huấn kỹ thuật theo nhu cầu của các thành viên tổ nhóm, nâng cao năng lực quản lý và vận hành tổ nhóm.

b) Vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng, vật nuôi.

c) Quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; truy xuất nguồn gốc và dán nhãn sản phẩm.

d) Xây dựng và quản lý dự án.

đ) Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được thực hiện thêm các nội dung hỗ trợ sau:

- Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản: Hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi, cải tạo ao nuôi thủy sản và các hoạt động khác liên quan đến sản xuất.

- Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ: Hỗ trợ thiết kế nhà xưởng; hướng dẫn vận hành máy móc thiết bị; thiết bị, vật tư sản xuất; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm.

- Hỗ trợ các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.

e) Đối với Dự án 2 đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được thực hiện thêm các nội dung hỗ trợ sau:

- Chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật trong sản xuất và quản lý chất lượng đồng bộ.

- Hỗ trợ cán bộ trực tiếp đến tận hộ gia đình hướng dẫn thực hiện dự án cho đến khi có kết quả.

- Tổ chức đi thực tế học tập các dự án có hiệu quả giữa các địa phương do thủ trưởng đơn vị quyết định trong phạm vi dự toán được giao.

g) Đối với Tiểu dự án 1 Dự án 3 Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được thực hiện thêm các nội dung hỗ trợ sau:

- Hỗ trợ cán bộ đến tận hộ gia đình tư vấn chuyển giao kỹ thuật theo các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản.

- Hỗ trợ chuồng trại chăn nuôi; lồng bè nuôi trồng thuỷ sản, cải tạo diện tích nuôi trồng thủy sản.

- Hỗ trợ xây dựng, quản lý dự án, kế hoạch và các hỗ trợ khác theo định mức kinh tế, kỹ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

h) Các nội dung hỗ trợ khác được quy định tại thông tư hướng dẫn của các cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia.

3. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ từ vốn ngân sách nhà nước

a) Hỗ trợ tối đa không quá 95% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn đặc biệt khó khăn; không quá 80% tổng kinh phí thực hiện một (01) dự án trên địa bàn khó khăn; không quá 60% tổng chi phí thực hiện một (01) dự án trên các địa bàn khác thuộc phạm vi đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia.

b) Hỗ trợ tối đa không quá 1.000 triệu đồng/dự án.

c) Ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án sản xuất, dịch vụ thông qua người đại diện do cộng đồng lựa chọn.

4. Mẫu hồ sơ đề nghị dự án, sản xuất, dịch vụ

a) Biên bản họp xóm (Mẫu số 01).

b) Đề cương xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng (Mẫu số 02).

5. Trình tự, thủ tục lựa chọn dự án sản xuất, dịch vụ cộng đồng

a) Bước 1: Thông báo rộng rãi kế hoạch thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng

Cơ quan, đơn vị được giao vốn thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thông báo rộng rãi kế hoạch thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng trên các phương tiện truyền thông hoặc trên trang thông tin điện tử, niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị.

b) Bước 2: Thành lập tổ cộng đồng

- Trưởng các xóm gửi danh sách đối tượng tham gia dự án cho Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập tổ cộng đồng thực hiện dự án (đối với dự án sử dụng nguồn vốn Ủy ban nhân dân huyện giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã); rà soát, tổng hợp các đối tượng có chung mục tiêu, nội dung thực hiện dự án (đối với dự án sử dụng nguồn vốn giao cho các cơ quan, đơn vị, đoàn thể cấp huyện) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện/Phòng Kinh tế thành phố đối với dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; thông qua Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện/phòng Kinh tế thành phố đối với dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp).

- Ủy ban nhân dân cấp huyện giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện/Phòng Kinh tế thành phố hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì rà soát, tổng hợp các đối tượng có chung mục tiêu, nội dung thực hiện dự án, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập tổ cộng đồng thực hiện dự án (đối với dự án sử dụng nguồn vốn giao cho các cơ quan, đơn vị, đoàn thể cấp huyện).

c) Bước 3: Xây dựng dự án

- Tổ cộng đồng dân cư phối hợp, thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến triển khai dự án để xây dựng dự án.

- Hồ sơ đề xuất thực hiện dự án bao gồm: Biên bản họp xóm, quyết định thành lập tổ cộng đồng thực hiện dự án; kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm; tổng chi phí dự án, đề nghị mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước chi tiết theo từng hoạt động, phần đóng góp của các thành viên tổ cộng đồng; phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có); kết quả thực hiện dự án; hình thức luân chuyển, cách thức quản lý hiện vật hoặc tiền luân chuyển quay vòng trong cộng đồng (nếu có); nhu cầu đào tạo, tập huấn về kỹ thuật; các rủi ro và giải pháp tài chính xử lý rủi ro (nếu có); nội dung khác (nếu có).

d) Bước 4: Thẩm định dự án

- Tổ cộng đồng gửi hồ sơ đề xuất dự án đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến triển khai thực hiện dự án (nếu dự án triển khai trên địa bàn nhiều xã thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân xã theo thứ tự ưu tiên có diện tích đất thực hiện dự án nhiều nhất, có số lượng người tham gia nhiều nhất) để trình Ủy ban nhân dân huyện thẩm định (Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng kinh tế thành phố; dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp gửi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng kinh tế thành phố).

- Hội đồng thẩm định cấp huyện theo quy định tại tiết 2 điểm c Khoản 5 Điều 3 Quy định này tiến hành thẩm định.

- Nội dung thẩm định phải làm rõ việc đáp ứng các quy định tại Khoản 1 Điều này; sự cần thiết thực hiện dự án sản xuất, dịch vụ; phương án mua sắm và đầu mối thực hiện phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi sử dụng vốn nguồn ngân sách nhà nước (nếu có).

đ) Bước 5: Phê duyệt dự án

- Căn cứ ý kiến thẩm định của Hội đồng thẩm định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng phòng, ban trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định phê duyệt dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ do cộng đồng dân cư đề xuất.

- Nội dung quyết định dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ phải bao gồm: Tên dự án; đại diện cộng đồng và danh sách cộng đồng tham gia dự án; thời gian triển khai; địa bàn thực hiện; đối tượng tham gia dự án; các hoạt động của dự án; dự toán kinh phí chi tiết; nguồn kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vay vốn tín dụng ưu đãi (nếu có), vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia (nếu có)); nội dung, hoạt động và trách nhiệm thực hiện của các bên theo từng hoạt động; mức hỗ trợ, tiến độ cấp phát, thanh toán từ ngân sách nhà nước và dự toán chi tiết theo từng nội dung, hoạt động được hỗ trợ; dự kiến hiệu quả, kết quả đầu ra của dự án; phương án mua sắm và đầu mối thực hiện phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có); tổ chức quản lý tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có); hình thức, mức quay vòng (nếu có); giải pháp tài chính xử lý các rủi ro (nếu có); chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết (nếu có).

Điều 6. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với các dự án, kế hoạch, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc dự án, kế hoạch, phương án.

2. Các dự án, kế hoạch, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất được thẩm định nhưng chưa phê duyệt thì thực hiện theo Nghị quyết này.

3. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Nghị quyết này được sửa đổi bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế./.

PHỤ LỤC

(Kèm theo Nghị quyết số 72/2023/NQ-HĐND, ngày 18 tháng 10 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng)

Mẫu số 01

Đề cương biên bản họp xóm

Mẫu số 02

Đề cương xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng

Mẫu số 01. Biên bản họp xóm

UBND Xã………………
Xóm……………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………….., ngày … tháng … năm ……

BIÊN BẢN HỌP XÓM

Hôm nay, ngày... tháng... năm 20 ..., tại (ghi rõ địa điểm tổ chức họp) tổ chức họp để: (nêu mục đích cuộc họp).

1. Thành phần tham dự (ghi rõ họ, tên, chức danh người chủ trì); Thư ký cuộc họp: (ghi rõ họ, tên, chức danh); Thành phần tham gia Đại diện Ủy ban nhân dân xã, các tổ chức, đoàn thể, số lượng đối tượng tham gia:...)

- Đại diện Ủy ban nhân dân xã ………………………………..………………………………

Ông/bà ……………………………………………………. chức vụ ……………………………

Ông/bà ……………………………………………………. chức vụ ……………………………

- Đại diện xóm …..……………………………………………………………………………….

Ông/bà ……………………………………………. Chức vụ: Trưởng xóm (chủ trì cuộc họp)

Ông/bà ……….…..………………………………………………………….. (thư ký cuộc họp)

….. / ….. hộ tham gia.

2. Nội dung cuộc họp

- Phổ biến dự án: Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng; định mức kinh tế kỹ thuật, mức chi hỗ trợ dự án....

- Thông báo phương án thực hiện dự án, hỗ trợ của nhà nước, thống nhất về việc đóng góp của thành viên tổ cộng đồng, cơ chế quay vòng vốn (nếu có);

- Thảo luận lựa chọn tên, nội dung dự án;

Sau khi triển khai và thảo luận chúng tôi thống nhất lựa chọn tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất……………………………………………………, danh sách các hộ dân tham gia cụ thể như sau:

3. Danh sách các hộ dân tham gia dự án

Stt

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Dân tộc

Địa chỉ (xóm, xã)

Thuộc đối tượng (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, hộ khác)

Chức danh

Đăng ký hỗ trợ (nội dung, số lượng đăng ký hỗ trợ)

Đối ứng của hộ

Ký xác nhận hoặc điểm chỉ

Ghi chú

Có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi

Cuộc họp kết thúc vào hồi … giờ ... cùng ngày. Được thông qua và các hộ dân đều nhất trí nội dung biên bản. Biên bản này được dùng làm căn cứ thành lập tổ cộng đồng và xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất ……………………. ./.

Thư ký
(ký, ghi rõ họ tên)

Đại diện UBND xã
(ký, ghi rõ họ tên)

Chủ trì
(Trưởng xóm)

(ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu số 02. Đề cương xây dựng dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Địa danh, ngày … tháng … năm ……

TÊN DỰ ÁN …………………………

1. Đại diện cộng đồng dân cư (tên người đại diện, số CCCD hoặc CMND, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên lạc).

2. Mục tiêu dự án (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, dự kiến số hộ thoát nghèo):

3. Đối tượng tham gia:

4. Thời gian triển khai:

5. Địa bàn thực hiện:

6. Các hoạt động của dự án:

7. Kế hoạch sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm:

8. Dự toán kinh phí thực hiện dự án; cơ cấu kinh phí thực hiện (ngân sách nhà nước hỗ trợ, vay vốn tín dụng ưu đãi (nếu có), vốn lồng ghép thực hiện các chính sách và vốn đối ứng của các hộ gia đình tham gia (nếu có)):

9. Nội dung, hoạt động và trách nhiệm thực hiện của các bên theo từng hoạt động; mức hỗ trợ, tiến độ cấp phát, thanh toán từ ngân sách nhà nước và dự toán chi tiết theo từng nội dung, hoạt động được hỗ trợ:

10. Dự kiến hiệu quả, kết quả đầu ra của dự án, phương án:

11. Phương án mua sắm và đầu mối thực hiện phương án mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, cung ứng dịch vụ, giống cây trồng vật nuôi đề xuất hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước (nếu có):

12. Tổ chức quản lý tài sản hình thành sau hỗ trợ (nếu có):

13. Hình thức, mức quay vòng (nếu có):

14. Giải pháp tài chính xử lý các rủi ro (nếu có):

15. Chế tài xử lý trong trường hợp vi phạm cam kết (nếu có):

16. Tổ chức thực hiện dự án:

17. Các nội dung liên quan khác:

ĐẠI DIỆN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
(ký, ghi rõ họ tên)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 72/2023/NQ-HĐND ngày 18/10/2023 quy định về nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ; trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất trong thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.812

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.98.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!