Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 01/NQ-CP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 02/01/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 2014

Theo Nghị quyết 01/NQ-CP mới được Chính phủ ban hành thì trong năm 2014 các chính sách đáng chú ý như sau sẽ được thực thi:

- Tăng cường tiết kiệm chi ngân sách, cắt giảm tối đa chi phí hội họp, đi công tác nước ngoài, mua xe công; tinh giản biên chế; thí điểm chế độ tập sự, thực tập lãnh đạo quản lý…

- Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu; sửa đổi bổ sung các quy định về giao dịch bảo đảm, bán đấu giá tài sản và phát triển thị trường mua bán nợ;

- Tăng cường trợ giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn;

- Xã hội hóa các nguồn lực trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao, hạn chế sử dụng ngân sách để tổ chức lễ hội;

- Hoàn thiện các quy định hướng dẫn Bộ luật Lao động, Luật Việc làm; Luật Hợp tác xã … xây dựng dự thảo Luật BHXH sửa đổi; điều chỉnh lương hưu; triển khai thí điểm bảo hiểm hưu trí bổ sung.

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/NQ-CP

Hà Nội, ngày 02 tháng 01 năm 2014

NGHỊ QUYẾT

VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 53/2013/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014;

Căn cứ Nghị quyết số 57/2013/QH13 ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;

Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ, Lãnh đạo các địa phương và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 23 - 24 tháng 12 năm 2013,

QUYẾT NGHỊ:

Năm 2013, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn nhưng nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân, toàn quân, cộng đồng doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, kinh tế - xã hội nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, đúng hướng và thực hiện được mục tiêu tổng quát đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012; các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện; an sinh xã hội được bảo đảm. Tuy nhiên, kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, nhu cầu nguồn lực để thực hiện ba đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng an ninh là rất lớn trong khi ngân sách nhà nước hạn hẹp và phải dành nhiều nguồn lực để ứng phó với thiên tai biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp.

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã được Quốc hội thông qua là: Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Các chỉ tiêu chủ yếu đề ra là: Phấn đấu đạt tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 5,8%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu khoảng 6% kim ngạch xuất khẩu; tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 30% GDP; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước 5,3% GDP. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,7%-2%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; tạo việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 52%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 15,5%; số giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường trạm y tế xã) đạt 22,5 giường. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 85%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 80%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%.

Năm 2014 tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong nước, chính trị xã hội ổn định; kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, đúng hướng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, yếu kém. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2014, Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau đây:

Phần thứ nhất

NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2014

I. TIẾP TỤC ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ, KIỂM SOÁT LẠM PHÁT

1. Thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, hiệu quả

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý; bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.

Điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, thị trường tiền tệ, bảo đảm giá trị đồng tiền Việt Nam; tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối, thị trường vàng, tiếp tục củng cố kết quả chống vàng hóa, kiên quyết đẩy nhanh chống đô-la hóa. Có các biện pháp huy động nguồn lực từ vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt. Hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đối với thị trường tiền tệ.

Thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung xử lý nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro, cơ cấu lại nợ, hạn chế nợ xấu gia tăng; tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra và công khai, minh bạch hoạt động của các tổ chức tín dụng.

2. Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm

a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về điều hành ngân sách nhà nước, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ thu, chi theo dự toán đã được Quốc hội quyết định. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính. Không ban hành, điều chỉnh chính sách làm giảm thu và tăng chi ngân sách nhà nước ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước và an ninh tài chính quốc gia. Điều hành bội chi ngân sách nhà nước theo kế hoạch. Trường hợp tăng thu so với dự toán được giao, Bộ Tài chính trình Chính phủ phương án sử dụng một phần để giảm bội chi ngân sách nhà nước.

Tổ chức thực hiện tốt các Luật thuế sửa đổi, bổ sung và nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước theo Nghị quyết của Quốc hội. Tăng cường công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, bao gồm cả nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính; triển khai quyết liệt các biện pháp chống thất thu ngân sách, chống chuyển giá, thực hiện kịp thời và kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng; đẩy mạnh việc xử lý và thu hồi nợ thuế, giảm tỷ lệ nợ đọng thuế; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thu ngân sách. Phối hợp với Bộ Tư pháp chấn chỉnh việc bán đấu giá tài sản của Nhà nước, bao gồm cả việc đấu giá quyền sử dụng đất, bảo đảm thực hiện theo đúng quy định. Rà soát các chính sách thu ngân sách, điều chỉnh chính sách thuế bảo đảm phù hợp với lộ trình giảm thuế theo các cam kết quốc tế.

Rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi ngân sách nhà nước, bảo đảm đúng dự toán được duyệt. Triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước, sự nghiệp công, cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác. Không mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật); hạn chế tối đa chi chuyển nguồn. Từng bước xử lý dứt điểm các khoản mà ngân sách còn nợ. Nghiên cứu, có giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, kém hiệu quả trong việc bố trí kinh phí và triển khai thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ sử dụng ngân sách nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Phát hành trái phiếu Chính phủ phù hợp với tiến độ giải ngân các dự án, khả năng thị trường, tình hình kinh tế vĩ mô và gắn kết chặt chẽ với điều hành chính sách tiền tệ, nhất là kiểm soát tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán hợp lý, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả và theo đúng quy định.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nợ công, nhất là quản lý sử dụng có hiệu quả vốn vay, quản lý tốt nợ trung hạn và quỹ tích lũy trả nợ, quản lý và xử lý kịp thời rủi ro; kiểm soát chặt chẽ việc cấp bảo lãnh Chính phủ, tăng cường cơ chế chia sẻ rủi ro đối với các khoản vay nước ngoài của Chính phủ về cho vay lại... bảo đảm kiểm soát mức dư nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn.

Rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các quỹ tài chính công ngoài ngân sách, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2014.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Kiểm tra, giám sát và có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm của các Bộ, cơ quan, địa phương trong phân bổ, bố trí và sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ.

Rà soát các nội dung đầu tư, cắt giảm các chi phí, hạng mục chưa cần thiết trên nguyên tắc vẫn bảo đảm mục tiêu chủ yếu của dự án; căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án và xem xét, quyết định dừng những dự án chưa thật cấp bách, kém hiệu quả, tập trung vốn cho các dự án cấp bách, hiệu quả cao hơn.

Tiếp tục thực hiện 16 chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, lồng ghép và thu gọn mục tiêu, giảm chi sự nghiệp, bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn hiệu quả; khắc phục những tồn tại, yếu kém trong quá trình triển khai thực hiện.

c) Các Bộ, cơ quan và địa phương tổ chức điều hành chi ngân sách trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền giao, bảo đảm triệt để tiết kiệm, đúng chế độ quy định, lồng ghép các chính sách từ khâu phân bổ dự toán đến tổ chức thực hiện.

3. Phát triển thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa; tăng cường kiểm soát thị trường, giá cả

a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan, địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường, có biện pháp điều tiết kịp thời, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, không để xảy ra thiếu hàng, tăng giá bất hợp lý, nhất là tại thời điểm lễ, Tết và ở những địa phương bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Sớm ban hành và thực hiện Chương trình quốc gia về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại. Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 25/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả, thị trường, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.

b) Các Bộ: Tài chính, Công Thương và các Bộ, cơ quan liên quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

Tiếp tục thực hiện cơ chế giá thị trường đối với các mặt hàng năng lượng (điện, than, xăng dầu) và dịch vụ công thiết yếu (y tế, giáo dục...) theo lộ trình và mức độ phù hợp, phối hợp đồng bộ với các chính sách liên quan bảo đảm yêu cầu kiểm soát lạm phát. Chuyển một số loại phí, lệ phí sang giá dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường.

Tăng cường quản lý thị trường, giá cả, kiểm tra, giám sát các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; kiểm soát giá đối với các mặt hàng thiết yếu; xử lý nghiêm việc điều chỉnh giá bất hợp lý, nhất là đối với các mặt hàng năng lượng, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, sữa dành cho trẻ em, thuốc chữa bệnh; kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật về cạnh tranh để điều tra và xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả quy định của pháp luật về quản lý giá; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về giá gắn với kiểm tra, thanh tra chấp hành pháp luật về thuế, phí, lệ phí trên địa bàn; kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp bình ổn thị trường, giá cả phù hợp với tình hình thực tế địa phương; tăng cường các biện pháp kiểm tra, quản lý thị trường bảo đảm cân đối cung cầu, chống đầu cơ, buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

Phối hợp với các Bộ: Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng phương án về mức độ điều chỉnh và thời điểm điều chỉnh giá (nếu có) đối với một số hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

4. Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu

a) Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu đối với các mặt hàng không khuyến khích, các mặt hàng trong nước đã sản xuất được.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách để thực hiện và khai thác có hiệu quả các cơ hội, ưu đãi trong cam kết quốc tế. Đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác hiệu quả các thị trường có Hiệp định thương mại tự do. Tăng cường vận động các đối tác sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

Nghiên cứu, đánh giá tác động của việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam với các đối tác, nhất là tác động đối với các ngành kinh tế, doanh nghiệp và thu ngân sách nhà nước để xây dựng chương trình hành động cụ thể, bảo đảm triển khai có hiệu quả, tận dụng các cơ hội thuận lợi và ứng phó kịp thời với các khó khăn, thách thức.

Ưu tiên hỗ trợ xúc tiến thương mại, nhất là xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng chủ lực (gạo, cà phê, cao su, tôm, cá, cây ăn quả...) vào các thị trường xuất khẩu trọng điểm, thị trường mới có nhiều tiềm năng gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài và công tác thông tin xúc tiến thương mại.

Thực hiện có hiệu quả quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng khuyến khích liên kết, hợp tác giữa người sản xuất và thương nhân xuất khẩu; có cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy liên kết sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đối với các mặt hàng nông sản chủ lực khác.

Tăng cường công tác dự báo thị trường, cung cấp thông tin, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, cảnh báo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chủ động phòng tránh và tập trung giải quyết có hiệu quả các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu.

b) Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, các Bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

Rà soát các thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trọng điểm, hệ thống hóa những yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để phổ biến kịp thời cho thương nhân xuất khẩu, người sản xuất; đẩy mạnh công tác thỏa thuận với nước nhập khẩu công nhận lẫn nhau về chất lượng hàng hóa. Chú trọng nâng cao nhận thức của các địa phương, doanh nghiệp và người lao động về việc sử dụng các biện pháp bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quy định nguồn gốc xuất xứ, chống gian lận thương mại, vi phạm pháp luật thương mại quốc tế.

Xây dựng và công bố trong quý II năm 2014 Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra việc bảo đảm chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm trước khi thông quan và hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra xác nhận chất lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

II. TẬP TRUNG THÁO GỠ KHÓ KHĂN, THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH

1. Tạo thuận lợi trong tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất

a) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu theo Đề án đã được phê duyệt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tiếp cận vốn tín dụng, điều hành lãi suất cho vay phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa tổ chức tín dụng, người gửi tiền và khách hàng vay. Chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức tín dụng rà soát, phân loại nợ, đối tượng vay; thực hiện cơ cấu lại nợ, kể cả việc xem xét khoanh nợ trên cơ sở khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. Đề cao trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và đẩy mạnh hoạt động của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trong xử lý nợ xấu.

Phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan sửa đổi, bổ sung quy định về giao dịch bảo đảm và các quy định liên quan về bán đấu giá tài sản, tài sản bảo đảm và phát triển thị trường mua bán nợ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, thu hồi nợ.

Tiếp tục tập trung ưu tiên vốn tín dụng cho nông nghiệp nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng cân đối nguồn vốn phục vụ kịp thời cho Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

b) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, cơ quan, địa phương:

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2014 tình hình, kết quả triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, những vướng mắc và biện pháp khắc phục.

Hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các chính sách phù hợp đối với thị trường bất động sản. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam đến khi Luật nhà ở (sửa đổi) được Quốc hội xem xét thông qua và có hiệu lực thi hành. Nghiên cứu việc mở rộng quyền cho thuê, chuyển nhượng nhà ở đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục hành chính và thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực thuế, hải quan; đẩy mạnh việc thực hiện đăng ký thuế, kê khai nộp thuế, cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế qua mạng điện tử.

Thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; hoàn thiện cơ chế chính sách và đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các chủ đầu tư dự án bất động sản được Nhà nước giao đất mà chưa nộp tiền sử dụng đất do có khó khăn về tài chính, chưa được gia hạn nộp tiền sử dụng đất và chưa bán được hàng thì được gia hạn nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh toán tiền bán hàng trong thời gian tối đa 24 tháng kể từ ngày phải nộp tiền sử dụng đất theo thông báo lần đầu của cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thời gian được gia hạn tiền sử dụng đất cụ thể cho từng dự án sau khi báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Xem xét gia hạn thời hạn nộp tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước đối với hộ gia đình, cá nhân.

d) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng để tạo điều kiện thu hồi nợ, giảm nợ xấu và mở rộng tín dụng; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự để bảo vệ quyền chủ nợ và thu hồi nợ của các tổ chức tín dụng. Hoàn thiện, trình Quốc hội Luật công chứng (sửa đổi); phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng hoàn thiện thể chế, tháo gỡ khó khăn trong việc công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm.

2. Rà soát, sửa đổi bổ sung, triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh

a) Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Tiếp tục thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất và thị trường trong nước; khuyến khích tiêu dùng, đẩy nhanh giải quyết hàng tồn kho. Có giải pháp hiệu quả, dài hạn hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm ổn định, bền vững, nhất là các nông sản chủ lực; trong năm 2014 tập trung vào các sản phẩm như lúa, cà phê, cao su, tôm, cá, cây ăn quả.

Xây dựng chính sách khuyến khích phát triển hệ thống phân phối, nhất là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa và xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh chương trình khuyến công, khuyến nông, lâm, ngư.

b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan:

Đẩy mạnh triển khai Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, khẩn trương đưa Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hoạt động. Tăng cường năng lực cho các đơn vị thực hiện trợ giúp phát triển loại hình doanh nghiệp này. Hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia phát triển công nghiệp hỗ trợ, các chương trình liên kết ngành, vùng, tham gia vào chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia. Quan tâm bố trí vốn để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Xây dựng Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020 và một số mô hình hợp tác xã điểm.

Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích cơ giới hóa trong nông nghiệp, tiếp tục dành nguồn lực và huy động doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, người dân tham gia đóng góp, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới.

c) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện miễn thuế khoán (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc, trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn ca cho công nhân theo Nghị quyết của Quốc hội.

d) Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục hành chính và thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi trong các lĩnh vực tiếp cận vốn, đất đai, đầu tư xây dựng, đăng ký thành lập và giải thể doanh nghiệp..., tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng nhất, rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

III. ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN BA ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC GẮN VỚI TÁI CƠ CẤU NỀN KINH TẾ, ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ, SỨC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ

1. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược

a) Đẩy mạnh cải cách thể chế

- Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý

+ Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Tập trung triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện Hiến pháp sửa đổi năm 2013; rà soát, lập kế hoạch, danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung bảo đảm phù hợp với Hiếp pháp. Hoàn thiện cơ sở pháp lý bảo vệ quyền sở hữu hợp pháp về vốn, tài sản của các tổ chức kinh tế, nhà đầu tư, người dân. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dân sự, hình sự, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, bảo đảm phù hợp với các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và mục tiêu hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

Tổ chức thực hiện nghiêm việc triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết của Quốc hội. Tăng cường công tác theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc ban hành và triển khai thực hiện văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết; thông tin thường xuyên tình hình thực hiện trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và báo cáo tại Phiên họp hàng tháng của Chính phủ. Kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tình trạng chậm ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật, không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với hệ thống pháp luật, không phù hợp với thực tiễn và không khả thi.

+ Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng nhiệm vụ, được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường thể chế kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới hiện nay.

Hoàn thiện các dự thảo Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi), Luật doanh nghiệp (sửa đổi), Luật đầu tư (sửa đổi), Luật xây dựng, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất) và các dự thảo luật, pháp lệnh khác theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua và xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn. Xây dựng dự thảo Luật quy hoạch, trình Quốc hội vào năm 2015.

Rà soát, sửa đổi bổ sung khung pháp lý, cơ chế, chính sách liên quan đến tăng cường huy động các nguồn lực ngoài Nhà nước cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, thực hiện các dịch vụ công, đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiêu chí cấp giấy chứng nhận đầu tư, cơ chế phân cấp việc cấp giấy chứng nhận đầu tư; phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế; đẩy mạnh trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục liên quan đến gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc thực hiện các dự án đầu tư, nhất là đối với các dự án có sử dụng đất. Đẩy mạnh việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

Hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động của thị trường chứng khoán, quy định về thuế, phí, chế độ kế toán, kiểm toán và chế độ quản lý ngoại hối đối với hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu, đề xuất phương án tăng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề; xây dựng đề án và quy định về tổ chức, hoạt động thị trường chứng khoán phái sinh.

+ Các Bộ, cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

Khẩn trương xây dựng dự thảo các dự án luật, pháp lệnh, trình cấp có thẩm quyền theo quy định. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cao chất lượng, khẩn trương ban hành các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành pháp luật; tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để triển khai thi hành Hiến pháp.

Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và tổ chức hoạt động của các thị trường hàng hóa, dịch vụ, tài chính, lao động, khoa học công nghệ, bất động sản... theo hướng tăng tính minh bạch, giảm rủi ro và chi phí, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và môi trường công bằng, bình đẳng trong tiếp cận các yếu tố sản xuất của các thành phần kinh tế.

Bảo đảm kinh phí, nâng cao năng lực bộ máy xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật ở trung ương và địa phương, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, thực tiễn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, xây dựng pháp luật.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính

+ Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Đẩy mạnh triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước. Triển khai có hiệu quả Đề án cải cách chế độ công vụ, công chức. Tập trung xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, tinh giản biên chế, thu hút người có tài năng; tăng cường công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình, trách nhiệm của người đứng đầu và kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động công vụ. Hoàn thiện thể chế đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; coi ý kiến đánh giá của người dân, doanh nghiệp là một căn cứ đánh giá cán bộ, công chức; xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm pháp luật. Thí điểm chế độ tập sự, thực tập lãnh đạo quản lý; đổi mới và nâng cao chất lượng thi tuyển, nâng ngạch công chức và sát hạch công chức, viên chức. Tổ chức thí điểm thi tuyển giám đốc sở, vụ trưởng và tương đương.

Tích cực triển khai thực hiện Kết luận Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đề xuất nội dung phân cấp cho giai đoạn tiếp theo. Rà soát, tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy các Bộ, cơ quan, địa phương. Chỉ đạo xây dựng Đề án thí điểm mô hình tổ chức chính quyền đô thị thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng; tổng kết thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường; nghiên cứu mô hình chính quyền biển đảo, đặc khu hành chính - kinh tế.

Từ nay đến năm 2016 cơ bản không tăng thêm tổng biên chế; rà soát, sắp xếp lại biên chế cán bộ hiện có theo vị trí việc làm, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có chính sách tinh giản biên chế và phương án xử lý cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi sắp xếp lại.

Công khai chỉ số cải cách hành chính của Bộ, cơ quan, địa phương năm 2013 và năm 2014. Thực hiện tốt chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tại các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

+ Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

Triển khai có hiệu quả Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư. Thiết lập hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. Đẩy mạnh áp dụng các biện pháp ghi nhận ý kiến đánh giá của người dân, doanh nghiệp đối với cán bộ, công chức trong thực thi công vụ.

Thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính, lồng ghép việc kiểm soát thủ tục hành chính ngay từ quá trình soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật và kiểm soát thủ tục hành chính. Phát huy vai trò của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính.

Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ Đề án liên thông thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký hộ khẩu và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và Đề án thí điểm liên thông thủ tục công chứng, đăng ký quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất và thuế.

+ Các Bộ: Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông và các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện các quy định về đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương gắn với kết quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 63-KL/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về "Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020"; ban hành kế hoạch triển khai thực hiện của từng Bộ, cơ quan, địa phương.

b) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo:

+ Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 Khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Trước mắt năm 2014 tập trung đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá và thi (tốt nghiệp trung học phổ thông, tuyển sinh đại học, cao đẳng). Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính giáo dục đào tạo gắn với tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Chuẩn bị tích cực các điều kiện cần thiết để triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015 đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Phát triển giáo dục đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học và công nghệ. Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các trình độ, bậc học, phương thức đào tạo. Phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng miền; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục đào tạo ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia, các Bộ, cơ quan, địa phương, trong đó xác định rõ nhu cầu nhân lực ở các trình độ đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thị trường lao động. Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; đổi mới chương trình đào tạo, đa dạng hóa các hình thức và phương thức đào tạo; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề hợp lý, đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu của các ngành, địa phương và các doanh nghiệp, khu công nghiệp. Có giải pháp hình thành liên kết hợp tác giữa các tổ chức nghiên cứu và phát triển, trường đại học và doanh nghiệp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tích cực, chủ động hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục đào tạo và dạy nghề.

Thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi và khuyến khích, tôn vinh các doanh nghiệp cấp học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo. Tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo, thiết bị giáo dục, bổ sung nhà công vụ cho giáo viên, nhà bán trú cho học sinh ở vùng khó khăn. Tăng cường cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực cho đầu tư xây dựng trường học, cơ sở đào tạo, ký túc xá cho học sinh, sinh viên.

+ Các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Tích cực thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề; rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, nâng cao hiệu quả dạy nghề, nhất là cho lao động ở nông thôn. Tập trung đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề theo quy hoạch, trong đó có một số cơ sở đạt chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế. Hợp nhất các trung tâm dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm hướng nghiệp ở cấp huyện. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Ưu tiên đào tạo nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp, hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi nghề đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo ở các vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; tập trung nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, bổ sung các hình thức đào tạo chuyên sâu, đào tạo qua internet. Bảo đảm chương trình đào tạo, dạy nghề sát thực tiễn, gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; nghiên cứu phát triển mô hình đào tạo với sự tham gia của cơ quan tài trợ, kiểm tra chất lượng của Nhà nước, các tổ chức dạy nghề, doanh nghiệp và người lao động.

Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp, thông tin hoạt động dạy nghề, kết quả đào tạo nghề, tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường.

+ Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan triển khai có hiệu quả đề án xây dựng các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật, chức danh tư pháp; đẩy mạnh công tác đào tạo trung cấp luật nhằm bổ sung kịp thời đội ngũ cán bộ tư pháp cơ sở cho các địa bàn khó khăn về nguồn nhân lực pháp luật, tư pháp.

+ Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Khoa học và Công nghệ, Công Thương theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân.

- Phát triển khoa học và công nghệ:

+ Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI và Chiến lược phát triển khoa học công nghệ. Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về khoa học và công nghệ. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán, mua sản phẩm khoa học công nghệ. Phát triển mạnh dịch vụ tư vấn, thẩm định, giám định, thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ. Hoàn thiện bộ máy quản lý, tăng cường hoạt động đo lường, tiêu chuẩn. Hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp trong việc xác lập, bảo vệ và khai thác quyền sở hữu trí tuệ.

Đẩy mạnh triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Xây dựng Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Tiếp tục đầu tư xây dựng các khu công nghệ cao. Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Chú trọng chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển điện hạt nhân.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ. Triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ, phổ biến, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến tới các doanh nghiệp nhỏ và vừa, khuyến khích hợp tác và chia sẻ công nghệ. Phát huy vai trò các quỹ hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ. Khuyến khích nhập khẩu công nghệ tiên tiến, giải mã, làm chủ và bản địa hóa công nghệ nhập; liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học trong đổi mới công nghệ. Hình thành các trung tâm ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu, khu công nghệ cao.

Đẩy mạnh thực hiện các chương trình quốc gia về khoa học và công nghệ, tập trung thực hiện các cơ chế chính sách thúc đẩy nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, chú trọng các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tích cực triển khai Đề án thực thi Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại.

Đa dạng hóa, tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư xã hội cho khoa học và công nghệ; sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ.

c) Tập trung nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Tập trung nguồn lực phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội quan trọng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp vận động tài trợ và đẩy nhanh giải ngân vốn ODA. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay thương mại ưu đãi. Tăng cường huy động các nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng; lựa chọn một số dự án thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP); có cơ chế chính sách phù hợp để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.

Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp cả nước đến năm 2020, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, kiên quyết đưa ra khỏi quy hoạch các khu công nghiệp chậm triển khai, không có khả năng triển khai. Tập trung hỗ trợ đầu tư hạ tầng các nhóm khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu thuộc diện ưu tiên hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo đề án đã được phê duyệt. Triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất. Rà soát, bổ sung cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình xử lý nước thải tập trung và một số công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng, thiết yếu khác trong khu công nghiệp; rà soát bổ sung cơ chế phát triển hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Có giải pháp phù hợp giải quyết tình trạng thiếu nhà ở cho lao động và hạ tầng xã hội thiết yếu tại các khu công nghiệp. Tổ chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt một số đề án thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hướng dẫn, triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về cơ chế chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.

- Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình giao thông trọng điểm, nhất là các dự án cải tạo, mở rộng Quốc lộ 1A, Đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên (Quốc lộ 14), Cầu Nhật Tân và đường nối từ cầu Nhật Tân đến sân bay Nội Bài, Nhà ga T2 Nội Bài, các đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Cầu Vĩnh Thịnh, Luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu...

- Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Rà soát các tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật liên quan đến giá điện; công khai, minh bạch giá thành điện. Thực hiện lộ trình điều chỉnh giá điện phù hợp với cơ chế giá thị trường và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội nhằm thu hút đầu tư vào khâu phát triển điện, đẩy nhanh hình thành và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh; có chính sách hỗ trợ phù hợp cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo.

Tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án điện; hoàn thành, đưa vào vận hành các nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 2, Nghi Sơn 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2; sớm đưa vào vận hành Đường dây 500kV Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông và một số công trình lưới điện cấp bách, đề phòng tình trạng thiếu điện cục bộ ở khu vực phía Nam. Tập trung đầu tư phát triển các nguồn điện và hệ thống truyền tải cung cấp điện. Bảo đảm cân đối điện cho sản xuất và tiêu dùng. Thực hiện hiệu quả các giải pháp tiết kiệm điện, tăng cường tuyên truyền vận động, khuyến khích doanh nghiệp và người dân tiết kiệm điện.

- Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tập trung giải quyết vướng mắc, đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tập trung đầu tư để sớm hoàn thành các công trình, dự án cấp thiết về giao thông, thủy lợi, năng lượng, thông tin truyền thông, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, bảo đảm chất lượng và tiến độ công trình kết cấu hạ tầng.

2. Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Các Bộ, cơ quan, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế và Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ triển khai thực hiện Đề án trong 3 năm 2013 - 2015, quy hoạch và đề án tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng đã được phê duyệt; có mục tiêu, kế hoạch cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, có trọng tâm trọng điểm và kịp thời rà soát, bổ sung.

a) Về tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Hoàn thiện Luật đầu tư công, trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7, Khóa XIII. Trình Chính phủ kịp thời ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư công sau khi được Quốc hội thông qua. Tiếp tục thực hiện kế hoạch đầu tư trung hạn, nâng cao hiệu quả đầu tư công, khắc phục đầu tư dàn trải, lãng phí theo Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung nguồn lực đầu tư các công trình, dự án quan trọng thiết yếu, có sức lan tỏa lớn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư của xã hội. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý đầu tư, xác định rõ trách nhiệm của người quyết định đầu tư và chủ đầu tư.

Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, bảo đảm quản lý thống nhất; đề cao trách nhiệm của Bộ, cơ quan, địa phương và chủ đầu tư trong phân bổ, sử dụng các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA, doanh nghiệp nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển và các khoản vay được Nhà nước bảo lãnh. Bảo đảm các dự án đầu tư phải theo quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hoàn thiện cơ chế chính sách triển khai đấu thầu qua mạng.

Ưu tiên vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ cho các công trình trọng điểm, cấp thiết, vốn đối ứng cho các dự án ODA, vốn giải phóng mặt bằng, xây dựng nông thôn mới, chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC), vốn tham gia các dự án đối tác công - tư (PPP). Tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Tăng cường thu hút và đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn FDI, ưu tiên sử dụng vốn ODA không hoàn lại để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, phát triển các lĩnh vực xã hội, hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Khẩn trương hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP).

- Các Bộ, cơ quan, địa phương ưu tiên bố trí vốn xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản; rà soát, phân loại toàn bộ danh mục công trình, dự án để đến năm 2015 cơ bản hoàn thành các dự án đang thi công dở dang. Kiểm tra, rà soát lại thiết kế, dự toán các dự án, công trình, loại bỏ các hạng mục không cần thiết, sử dụng vật liệu, thiết bị đắt tiền, lãng phí làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý. Rà soát các dự án BT đang thực hiện dở dang để có biện pháp cân đối vốn khả thi hoặc dừng, giãn tiến độ thực hiện khi chưa cân đối được vốn. Chấm dứt khởi công mới các dự án dưới hình thức BT sử dụng kinh phí nhà nước. Không yêu cầu các doanh nghiệp ứng vốn thực hiện các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước khi chưa xác định và cân đối được nguồn vốn. Kiểm soát chặt chẽ và hạn chế việc xây dựng trụ sở cơ quan hành chính, xem xét tiếp tục xây dựng trụ sở cấp xã thật sự cần thiết.

b) Về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường tài chính:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu toàn diện các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém. Trình Thủ tướng Chính phủ cơ chế khuyến khích các tổ chức tín dụng sáp nhập, hợp nhất. Nâng cao năng lực quản trị và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước. Tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, bảo đảm an toàn hệ thống. Kiểm tra, rà soát và có giải pháp từng bước xử lý có hiệu quả tình trạng sở hữu chéo có tác động xấu đến thị trường trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh vàng.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán. Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thúc đẩy phát triển thị trường tài chính lành mạnh, an toàn. Triển khai đồng bộ các giải pháp theo Đề án tái cấu trúc thị trường chứng khoán, Đề án phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2020, Đề án hình thành và phát triển Quỹ hưu trí tự nguyện; nâng cao khả năng huy động vốn qua thị trường chứng khoán, phát triển các loại hình quỹ đầu tư. Phát huy có hiệu quả kênh huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp và có lộ trình giảm tỷ lệ vay vốn từ hệ thống ngân hàng thương mại. Thực hiện phân loại, thanh tra, kiểm tra và tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán; tăng cường công tác quản lý, giám sát thị trường chứng khoán và xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

c) Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty

- Các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

Tiếp tục tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo đề án được duyệt. Tập trung thực hiện các giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu quả hoạt động, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty. Tổ chức lại một số tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phù hợp với thực trạng và yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước theo ngành, lĩnh vực kinh doanh, không phân biệt cấp, cơ quan quản lý.

Đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, giảm và bán toàn bộ vốn nhà nước ở các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối theo nguyên tắc thị trường và lộ trình đã được phê duyệt. Tăng cường công tác cán bộ, kiện toàn cán bộ lãnh đạo và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với doanh nghiệp nhà nước. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.

Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra hoạt động, tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, bảo đảm hoạt động đúng mục tiêu, nhiệm vụ được giao, hiệu quả và tuân thủ quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật và không nghiêm túc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt.

Có giải pháp phù hợp để các doanh nghiệp nhà nước sử dụng tiết kiệm đất đai, nhà xưởng, chi phí sản xuất kinh doanh, tăng thu cho ngân sách nhà nước và góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục hoàn thiện chính sách về quản lý hoạt động và thúc đẩy tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý của chủ sở hữu nhà nước nhằm thực hiện tốt chức năng giám sát, cảnh báo và cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp nhà nước theo ngành, lĩnh vực kinh doanh.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch, chương trình hành động, đề án triển khai thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp. Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp.

- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh tái cơ cấu toàn diện theo đề án đã được phê duyệt, từ mô hình tổ chức, quản lý, nguồn nhân lực, ngành nghề sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển, đầu tư đến thị trường, sản phẩm. Quan tâm đầu tư cho đào tạo, nghiên cứu, làm chủ các công nghệ then chốt để nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao.

d) Về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi, sản phẩm trên địa bàn từng địa phương, vùng, cả nước gắn với thị trường trong nước và thế giới. Hoàn thiện cơ chế chính sách, nhất là về phân cấp quản lý để bảo vệ và sử dụng hiệu quả đất lúa. Khuyến khích phát triển các vùng sản xuất chuyên canh, quy mô lớn, các khu nông nghiệp công nghệ cao, hình thành các vùng nguyên liệu hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước. Triển khai nhân rộng các mô hình sản xuất, quản lý đã có hiệu quả trong thực tiễn, nhất là mô hình cánh đồng lớn. Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân, trước mắt tập trung vào những vùng đã phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn. Khuyến khích hợp tác, liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia.

Rà soát, bổ sung giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ các nông sản chủ lực, tập trung thực hiện các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nghiên cứu, xây dựng bộ giống quốc gia về cây trồng, vật nuôi; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh quảng bá, phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm lúa gạo, cà phê, cao su, tôm, cá, cây ăn quả. Hoàn thiện quy định về quản lý đối với cá tra. Nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và có các biện pháp hạn chế mặt trái khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và các hiệp định thương mại khác.

Ưu tiên nguồn lực và huy động toàn xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu đãi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định của Chính phủ; khuyến khích đầu tư phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn.

Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi hiện có. Tiếp tục đầu tư phát triển các hệ thống thủy lợi đa mục tiêu, ưu tiên đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ phát triển thủy sản và nghề muối, các công trình cấp thoát nước, vệ sinh môi trường nông thôn.

Rà soát, bổ sung chiến lược, kế hoạch phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, giảm thấp nhất thiệt hại và kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai; sửa chữa đê điều, hồ đập xung yếu để bảo đảm an toàn, nhất là vào mùa mưa bão.

Đẩy mạnh thực hiện Chiến lược Biển, phát triển có hiệu quả các ngành kinh tế biển. Thực hiện các chính sách khuyến khích nuôi trồng thủy, hải sản, hỗ trợ việc khai thác và các dịch vụ phục vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa. Tổ chức lại phương thức khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá. Phát triển các tổ đội khai thác thủy sản trên biển. Đầu tư thí điểm đóng tàu vỏ sắt công suất lớn khai thác hải sản xa bờ kết hợp bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thúc đẩy đàm phán, ký kết hiệp định hợp tác nghề cá trên biển với các nước trong khu vực. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tăng cường tuyên truyền chủ quyền biển đảo, phổ biến cho ngư dân về pháp luật liên quan đến hoạt động khai thác hải sản trên các vùng biển.

- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2013 và đề xuất giải pháp phù hợp cho thời gian tới.

đ) Về tái cơ cấu công nghiệp

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan, địa phương:

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện từng vùng, thị trường. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp quan trọng. Đẩy mạnh tái cơ cấu các ngành công nghiệp theo hướng chuyển từ gia công chế biến sang sản xuất và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tập trung khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Tăng cường đổi mới công nghệ, nhất là công nghệ tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng và phát triển các dạng năng lượng tái tạo.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và bảo đảm chất lượng đầu tư các dự án công nghiệp trọng điểm, Rà soát, hoàn thiện và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.

e) Về tái cơ cấu dịch vụ

Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

Thực hiện có hiệu quả Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ; đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có giá trị gia tăng cao.

Tập trung khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế. Triển khai thực hiện có hiệu quả việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch; tiếp tục nghiên cứu đề xuất chính sách ưu đãi, khuyến khích khách du lịch tăng cường mua sắm tại Việt Nam. Thực hiện các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.

Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ viễn thông và internet gắn liền với cung ứng dịch vụ viễn thông công ích cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, ứng dụng các dịch vụ công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong đời sống kinh tế, xã hội. Phát triển và duy trì mạng lưới bưu chính, chuyển phát, ổn định mạng lưới bưu chính công cộng quốc gia, bảo đảm cung ứng các dịch vụ bưu chính công ích cho người dân. Khuyến khích phát triển, nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải, logistics, tài chính ngân hàng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác.

IV. BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI, CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

1. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 Khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện Bộ luật lao động, Luật việc làm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là lao động ở nông thôn. Tăng cường các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm; tiếp tục phát huy và nâng cao năng lực hoạt động của sàn giao dịch việc làm. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp giữ và tăng thị phần ở các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống; đồng thời, tiếp tục mở rộng các thị trường mới, nhất là thị trường có thu nhập cao và an toàn cho người lao động. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động. Tăng cường kiểm tra, giám sát điều kiện lao động, an toàn, bảo hộ lao động. Quản lý chặt chẽ lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Rà soát tổng thể, điều chỉnh và thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án về giảm nghèo bền vững, nhất là đối với các huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng ATK, các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao. Giảm dần hỗ trợ trực tiếp, tập trung thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, dạy nghề, khuyến nông - lâm - ngư; tăng khả năng tiếp cận và bảo đảm mức tối thiểu về dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, thông tin, trợ giúp pháp lý. Phối hợp với Ủy ban Dân tộc đẩy mạnh triển khai thực hiện chiến lược, chương trình hành động về công tác dân tộc. Rà soát, bổ sung chính sách đặc thù hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn, nhất là về lương thực, phát triển chăn nuôi và trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và khuyến khích người dân vươn lên thoát nghèo.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách ưu đãi người có công, tổ chức tổng rà soát thực hiện chính sách này theo Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Triển khai có hiệu quả Đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin. Phối hợp với Bộ Xây dựng, các địa phương rà soát và hoàn thành việc hỗ trợ nhà ở cho hộ gia đình người có công đang ở nhà tạm hoặc nhà bị hư hỏng nặng. Đẩy mạnh các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", "Xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ, người có công"; huy động mọi nguồn lực trong xã hội, cộng đồng cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn đời sống vật chất tinh thần của người có công với cách mạng.

Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt chế độ, chính sách hỗ trợ đối tượng yếu thế, tạo điều kiện để các đối tượng này khắc phục khó khăn, cải thiện mức sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng. Phát triển đa dạng các hình thức từ thiện, nhân đạo phi Chính phủ và sử dụng có hiệu quả các quỹ từ thiện; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, đẩy mạnh phong trào toàn dân tham gia giúp đỡ đối tượng yếu thế trong xã hội.

Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi), ban hành các văn bản về chính sách bảo hiểm xã hội, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, triển khai thực hiện thí điểm bảo hiểm hưu trí bổ sung. Mở rộng diện tham gia và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ có trọng điểm cho đối tượng tự nguyện tham gia bảo hiểm xã hội. Tăng cường công tác thanh tra, có chế tài đủ mạnh để chủ sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu trình Chính phủ về giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp có chủ bỏ trốn hoặc phải ngừng hoạt động. Chỉ đạo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam khẩn trương hướng dẫn thực hiện Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội theo Nghị quyết số 49/NQ-CP của Chính phủ.

b) Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh việc triển khai các chương trình phát triển nhà ở xã hội, cải thiện nhà ở cho người có công và các đối tượng khó khăn về nhà ở ở nông thôn, đô thị và các khu công nghiệp... Nghiên cứu, xây dựng Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo ứng phó với bão ở các tỉnh Duyên hải.

c) Các Bộ: Công Thương, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát các chính sách tái định cư khi xây dựng các công trình thủy điện, đề xuất biện pháp hỗ trợ và giải quyết những khó khăn, bảo đảm nâng cao đời sống người dân, giảm nghèo bền vững.

d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn chỉnh khung pháp lý và điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp tín dụng hỗ trợ, bảo đảm nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng chính sách cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác theo quy định.

đ) Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao:

Thực hiện các giải pháp phát triển sản xuất thông qua các chính sách hỗ trợ đất sản xuất, tín dụng ưu đãi, dạy nghề, khuyến nông - lâm - ngư đối với đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào khu vực biên giới, hải đảo. Thực hiện hỗ trợ đào tạo để chuyển đổi nghề cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong thực hiện tổng thể chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất. Quan tâm phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo.

Xây dựng và ban hành quy định về công tác phối hợp trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội nhằm xác định rõ trách nhiệm của các sở, ban, ngành trong tổ chức thực hiện.

Theo dõi sát tình hình thiếu đói giáp hạt, thiệt hại do thiên tai để chỉ đạo kịp thời hoạt động cứu trợ, khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống và sản xuất.

e) Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan thực hiện tốt công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ.

2. Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, rà soát hoàn thiện các thể chế, cơ chế, chính sách về y tế. Làm tốt công tác y tế dự phòng, chủ động phòng chống, không để xảy ra dịch lớn. Bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm thiểu tình trạng ngộ độc thực phẩm. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, mở rộng điều trị bằng Methadone và các hình thức cai nghiện có hiệu quả. Thực hiện mục tiêu ba không "không có người nhiễm mới HIV, không có người chết vì AIDS và không kỳ thị với người nhiễm HIV/AIDS". Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và giảm quá tải bệnh viện theo Đề án đã được phê duyệt. Triển khai xây dựng một số bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành, đưa vào sử dụng các bệnh viện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và vốn ODA. Thực hiện Đề án đưa bác sỹ trẻ về công tác tại các huyện nghèo. Tăng cường tự chủ tài chính các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế. Tiếp tục mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hướng tới bảo hiểm y tế toàn dân, có biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi lợi dụng chính sách bảo hiểm y tế để trục lợi. Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an và các cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Quốc hội bổ sung vào Bộ luật hình sự một số tội danh như trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động; gian lận, lập hồ sơ giả để trục lợi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Tăng cường quản lý nhà nước đối với các cơ sở y tế và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, dược phẩm, vắc-xin; thanh tra, kiểm tra toàn diện các cơ sở dịch vụ y tế, hệ thống phân phối bán lẻ dược phẩm, thuốc chữa bệnh; kiểm tra, giám sát chặt chẽ chất lượng thuốc chữa bệnh và việc đấu thầu cung ứng thuốc vào các bệnh viện công lập, bảo đảm hiệu quả điều trị và giá hợp lý. Kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn các sai phạm, bảo vệ quyền lợi chính đáng của bệnh nhân, khách hàng.

Tăng cường nhân lực y tế chất lượng cao và đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ y tế; kiên quyết đưa ra khỏi ngành những cá nhân không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ thầy thuốc.

3. Phát triển văn hóa xã hội

a) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Thực hiện có hiệu quả chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; phát triển văn học nghệ thuật. Tăng cường huy động các nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa của dân tộc, trong đó chú trọng những di sản được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Quản lý tốt các lễ hội, hoạt động văn hóa, thể thao; hạn chế tối đa việc sử dụng ngân sách nhà nước để tổ chức lễ hội và mời nhiều lãnh đạo tham dự. Những lễ hội phục vụ du lịch, kinh doanh thì phải tự trang trải chi phí. Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa nguồn lực đối với lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao. Tăng cường giao lưu quốc tế về văn hóa, thể thao.

b) Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các giải pháp tạo môi trường sống an toàn, thân thiện và các điều kiện cần thiết để thanh thiếu niên phát triển toàn diện; chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; thực hiện tốt chính sách tôn giáo; chú trọng công tác gia đình, bảo vệ bà mẹ và trẻ em; thực hiện các giải pháp để đạt mức sinh thấp, hợp lý, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh và bảo đảm bình đẳng giới. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm.

V. SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CÓ HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng và các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao:

Khẩn trương trình Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Triển khai thực hiện Luật đất đai (sửa đổi) và các văn bản pháp luật liên quan. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy định quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, khoáng sản theo quy hoạch, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế tối đa xuất khẩu tài nguyên, khoáng sản thô; thúc đẩy phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng dự báo, chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, bảo đảm an toàn hồ chứa nước. Rà soát, bố trí vốn để nâng cấp, sửa chữa các hồ có nguy cơ mất an toàn. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy định an toàn và trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp hồ chứa thủy lợi, thủy điện. Rà soát, sửa đổi bổ sung, ban hành và thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa và liên hồ chứa, bảo đảm an toàn công trình, tính mạng, tài sản và phục vụ sản xuất, đời sống của nhân dân vùng hạ du. Khẩn trương hướng dẫn các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến vận hành và bảo đảm an toàn hồ đập.

Hoàn thiện dự án Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7. Tập trung thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm, nhất là tại các làng nghề, khu, cụm công nghiệp, lưu vực sông, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm nặng. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của người dân; hoàn thiện thể chế bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hoàn thiện cơ chế tài chính trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực để có giải pháp sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước sông Mê Kông.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tăng cường bảo vệ, phát triển rừng, thực hiện cam kết trồng rừng thay thế đối với các dự án thủy điện; chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc dừng khai thác chính gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước; củng cố sắp xếp lại các công ty lâm nghiệp bảo đảm quản lý rừng bền vững; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương rà soát điều chỉnh tăng phí sử dụng và khai thác tài nguyên theo cấp độ gây ô nhiễm môi trường.

4. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công an theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tăng cường kiểm tra các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo đảm tuân thủ nghiêm quy định về môi trường trước, trong và sau khai thác, sử dụng. Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về môi trường.

5. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các ngành, doanh nghiệp xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu, nguyên liệu, vật tư đầu vào và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.

VI. ĐẨY MẠNH PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO

1. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

a) Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

Tiếp tục hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng theo Kết luận của Hội nghị Trung ương 5 Khóa XI và Kết luận của Bộ Chính trị; nội luật hóa Công ước của Liên Hợp quốc về chống tham nhũng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, trọng tâm là Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, Kết luận số 21-KL/TW của Hội nghị Trung ương 5 Khóa XI, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng và các văn bản liên quan, Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Thực hiện nghiêm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hoàn thiện cơ chế chính sách, thực hiện công khai minh bạch trong quản lý ngân sách, đất đai, tài nguyên, tài sản nhà nước, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và công tác cán bộ. Kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng, bảo đảm sự liêm chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và trong các cơ quan, đơn vị có chức năng phát hiện và xử lý tham nhũng. Đề cao trách nhiệm giải trình trong thực thi công vụ và trách nhiệm của người đứng đầu.

Tăng cường các giải pháp phòng ngừa, giám sát, kiểm tra, thanh tra phòng, chống tham nhũng. Chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương làm rõ các vụ việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng, nhất là công tác điều tra, thanh tra các vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, công luận và nhân dân quan tâm. Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân bị chiếm đoạt, thất thoát.

b) Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp các Bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ công vụ, xử lý công chức, viên chức tiêu cực, tham nhũng; giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra; xử lý kịp thời các vi phạm.

2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

a) Thanh tra Chính phủ, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; triển khai thực hiện Luật tiếp công dân, Luật đất đai (sửa đổi); tăng cường đối thoại và tiếp công dân tại cơ sở, giải quyết kịp thời các vụ khiếu nại, tố cáo ngay từ khi phát sinh, nhất là các vụ khiếu nại, tranh chấp đất đai, không để phát sinh thành "điểm nóng" gây phức tạp về an ninh, trật tự. Hạn chế phát sinh khiếu nại vượt cấp; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan liên quan và các cấp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chú trọng việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Tiếp tục rà soát, kiểm tra, tập trung giải quyết cơ bản các vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài.

b) Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả Luật hòa giải ở cơ sở, góp phần giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, giảm bớt các khiếu nại, tố cáo, tăng cường tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng dân cư. Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, tăng cường xã hội hóa các hoạt động này.

VII. BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI

1. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nhận thức đúng thời cơ và thách thức, thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo môi trường hòa bình, điều kiện thuận lợi để phát triển và bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh của đất nước.

Nâng cao sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân. Tăng cường trang bị hiện đại cho các lực lượng quan trọng, cấp thiết.

Quan tâm đầu tư và sử dụng các nguồn lực bảo đảm cho các lực lượng chức năng trong quản lý, bảo vệ và chấp pháp trên biển, công tác rà phá bom mìn, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Tiếp tục hoàn thiện các quy định về tìm kiếm, cứu nạn trên biển.

Tiếp tục xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, trọng tâm là xây dựng khu vực phòng thủ, lực lượng vũ trang địa phương, nhất là tại các địa bàn trọng điểm. Rà soát, xác định thứ tự ưu tiên, bố trí vốn đầu tư xây dựng đường tuần tra biên giới. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các địa phương thực hiện việc sửa chữa, tu bổ, xây dựng kè sông, suối biên giới.

Tăng cường công nghiệp quốc phòng; kết hợp chặt chẽ quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội.

2. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Triển khai các biện pháp bảo đảm thế trận an ninh nhân dân; nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phản động; giữ vững an ninh, trật tự trên các địa bàn chiến lược, trọng yếu; xử lý kịp thời, hiệu quả những vấn đề, vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự; bảo vệ tuyệt đối an toàn những mục tiêu và các sự kiện quan trọng của đất nước; không để xảy ra phá hoại, khủng bố, bạo loạn. Bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ, an ninh thông tin và an ninh xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu.

Đẩy mạnh công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, kiên quyết triệt phá các băng nhóm tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu "xã hội đen", tội phạm công nghệ cao, tội phạm về môi trường... Xử lý nghiêm những tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, cá cược bóng đá, mại dâm... Tăng cường công tác phòng, chống cháy, nổ, công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, xuất nhập cảnh, người nước ngoài tại Việt Nam và các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự.

3. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các biện pháp đồng bộ để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông, phấn đấu thấp hơn năm 2013 cả về số vụ, số người bị thương và tử vong; khắc phục ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn.

4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương:

Triển khai thực hiện có hiệu quả Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết của Chính phủ về việc thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính và Quyết định số 1950/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương. Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu thống nhất về xử lý vi phạm hành chính, bảo đảm phát huy hiệu quả công cụ xử lý hành chính của Nhà nước. Quản lý và sử dụng đúng quy định các khoản thu từ xử phạt vi phạm hành chính.

Thực hiện tốt công tác thi hành án dân sự theo Nghị quyết của Quốc hội về công tác tư pháp, phấn đấu kết quả thi hành án năm 2014 đạt hoặc vượt chỉ tiêu được giao; chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan đẩy mạnh việc thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại theo Nghị quyết của Quốc hội.

Tổ chức triển khai có hiệu quả thi hành Luật giám định tư pháp; củng cố, kiện toàn các tổ chức giám định tư pháp; sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn giám định tư pháp trong từng lĩnh vực; có cơ chế, chính sách thu hút những người có chuyên môn nghiệp vụ vào làm việc tại các tổ chức giám định nhằm tạo sự chuyển biến cơ bản về chất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng, góp phần tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thực hiện tốt Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư. Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả, vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực tư pháp. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết tiến tới thành lập tổ chức công chứng toàn quốc.

VIII. MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI, CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

Chủ động, tích cực đẩy mạnh toàn diện công tác đối ngoại. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế, trong đó hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế. Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế; đẩy nhanh việc đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác với các đối tác, nhất là với các đối tác chiến lược, các nước láng giềng, các nước ASEAN, các nước bạn bè truyền thống và các nước lớn. Phát huy vai trò và trách nhiệm trong ASEAN, trong các tổ chức và diễn đàn đa phương. Tích cực tham gia để hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.

Tiếp tục vận động tuyên truyền, nỗ lực cùng các nước ASEAN thúc đẩy ký Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) với Trung Quốc. Làm tốt công tác người Việt Nam ở nước ngoài, công tác bảo hộ công dân. Đôn đốc, thúc đẩy thực hiện việc đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của Luật quốc tịch. Tăng cường công tác thông tin đối ngoại. Tham gia tích cực và thực hiện tốt trách nhiệm là thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016.

2. Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp và tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên Biển Đông. Tích cực chuẩn bị lực lượng tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp quốc.

3. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai có hiệu quả các cam kết quốc tế và chủ động tích cực đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) một cách có chọn lọc với lộ trình phù hợp để phát triển bền vững, nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)…, bảo đảm phù hợp với Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do của Việt Nam trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảm lợi ích quốc gia, ưu tiên mục tiêu phát triển kinh tế. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, về Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) 2015 và các Hiệp định thương mại tự do đang đàm phán ký kết để các doanh nghiệp, địa phương chủ động khai thác có hiệu quả các cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức.

4. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của Việt Nam theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hoàn thiện cơ sở pháp lý về cấp ý kiến pháp lý đối với các khoản vay và dự án đầu tư nước ngoài, thực hiện nhiệm vụ là cơ quan đầu mối giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài.

IX. TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN TẠO ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI

1. Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của Bộ Chính trị về công tác thông tin tuyên truyền; bảo đảm nhu cầu thông tin đa dạng của nhân dân.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan nhà nước phải chủ động thông tin chính xác, kịp thời về các cơ chế chính sách, sự chỉ đạo điều hành thuộc phạm vi quản lý của mình. Các Bộ trưởng chủ động tham gia Chương trình "Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời". Văn phòng Chính phủ phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam nâng cao chất lượng chương trình này cùng với tổ chức tốt các chương trình giao lưu với thành viên Chính phủ.

Tăng cường kỷ luật phát ngôn. Đề cao trách nhiệm của các cơ quan thông tấn báo chí trong việc thông tin kịp thời, trung thực, khách quan, tạo sự đồng thuận xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, đề cao vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cán bộ, công chức và cơ quan nhà nước. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại, tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời những kiến nghị chính đáng của doanh nghiệp và nhân dân; trao đổi, tiếp nhận thông tin phản hồi về các cơ chế, chính sách, nhất là cơ chế, chính sách gắn liền với cuộc sống của người dân và hoạt động của doanh nghiệp.

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và quản lý của chính quyền đối với hoạt động thông tin truyền thông. Nâng cao năng lực quản lý thông tin trên môi trường mạng. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

Phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các cơ quan thông tin báo chí trong tuyên truyền vận động, tạo đồng thuận xã hội, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Các Bộ: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương nghiên cứu xây dựng chính sách, pháp luật nhằm cụ thể hóa các nguyên tắc tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền cơ bản của công dân như tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thông tin đã được Hiến pháp quy định; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức pháp luật và ý thức, trách nhiệm cộng đồng của người dân, tổ chức trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phần thứ hai

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ vào Nghị quyết này và các Nghị quyết liên quan của Đảng, Quốc hội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao:

Khẩn trương xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện ngay trong tháng 01 năm 2014 chương trình, kế hoạch hành động cụ thể của Bộ, cơ quan, địa phương; xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, đơn vị chủ trì, đưa vào chương trình công tác của Chính phủ, Bộ, cơ quan, địa phương để triển khai thực hiện, ưu tiên xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết để sớm đưa các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Nghị quyết này vào cuộc sống.

Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết, các chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết này và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện Nghị quyết trong lĩnh vực, địa bàn và theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tăng cường phối hợp triển khai thực hiện với các Bộ, cơ quan, địa phương; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết; nêu cao ý thức cộng đồng trách nhiệm, đồng thời phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền của mỗi cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc triển khai thực hiện.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện chương trình công tác đã đề ra; tổ chức giao ban hàng tháng để kiểm điểm tình hình thực hiện Nghị quyết, chủ động xử lý theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời đối với những vấn đề phát sinh. Thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời, theo đúng quy định trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết hàng tháng, hàng quý, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 hàng tháng và tháng cuối quý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương thực hiện việc kiểm tra, giám sát, nắm tình hình thực hiện Nghị quyết để tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại các phiên họp thường kỳ hàng tháng.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi Nghị quyết này trong các ngành, các cấp; tăng cường thông tin, tuyên truyền, vận động để cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân hiểu, tích cực hưởng ứng và triển khai thực hiện.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm điểm, tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và đề xuất các giải pháp chỉ đạo, điều hành của Chính phủ năm tiếp theo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 30 tháng 11 năm 2014. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Chính phủ tại phiên họp Chính phủ tháng 12 năm 2014.

4. Chính phủ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các đoàn thể chỉ đạo tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết, chung sức, đồng lòng thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 theo Nghị quyết của Quốc hội và các giải pháp điều hành của Chính phủ tại Nghị quyết này.

5. Chính phủ đề nghị các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân địa phương tăng cường giám sát thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, các Bộ, cơ quan, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong triển khai thực hiện Nghị quyết./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- UB Giám sát tài chính QG;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

GOVERNMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 01/NQ-CP

Ha Noi, January 02, 2014

 

RESOLUTION

ON MAJOR TASKS AND SOLUTIONS GUIDING AND DIRECTING THE REALIZATION OF THE PLAN FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT AND STATE BUDGET ESTIMATE IN 2014

GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to Resolution No. 53/2013/QH13 dated November 11, 2013 approved by the National Assembly on the socio-economic development plan in 2014;

Pursuant to Resolution No. 57/2013/QH13 dated November 12, 2013 approved by the National Assembly on State budget estimate in 2014;

Pursuant to Decree No. 08/2012/ND-CP dated February 16, 2012 promulgating the Working Regulation of the Government;

Based on the discussion of Cabinet members and local leaders and the conclusion of the Prime Minister at an online conference between the Government and localities held on December 23-24, 2013:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The overall socio-economic development plan in 2014 ratified by the National Assembly aims to stabilize the macro-economy, control inflation, keep reasonable growth rate and increase the quality, effectiveness and competitiveness of the economy by boosting up the implementation of the three strategic breakthroughs in accordance with renewing the growth model and restructuring the economy; guaranteeing social security and welfare; improving people’s lives; reasonably and effectively using natural resources, protecting the environment, and actively coping with climate change; accelerating administrative reform, anti-corruption and anti-wastefulness; improving business environment; ensuring national defense, political security and social order; expanding and improving the efficiency of external relations and international integration.

The targets set in the plan include a gross domestic products (GDP) growth rate of 5.8%, an export turnover increase of 10%, a trade deficit accounting for 6% of export, a consumption price index (CPI) rise of 7%, investment for social development accounting for 30% of GDP, State budget overspending making up 5.3% of GDP, a reduction of 1.7%-2% in poor households, a decline of 4% poverty in poor communes, 1.6 million laborers landing jobs, unemployment rate in urban areas under 4% , 52% of workers getting trained, malnourished under-five children under 15.5%; a rate of 22.5 sick-beds (excluding sick-beds at communal medical stations) out of ten thousands of people, 85% of factories causing serious pollution to be handled, 80% of industrial parks and export processing zones having standard waste treatment system and a forest coverage rate of 41.5%.

In 2014, the situation in the world continues with complicated developments. The global economy shows signs of recovery but risks still remain. Domestically, the socio-politic situation is stable, the economy moves with active changes and on the right track but there remain difficulties, shortcomings and weaknesses. To achieve the goals and missions enshrined in the National Assembly’s Resolutions on socio-economic development plan and state budget estimate in 2014, the Government asked ministries, agencies and the People’s Committees of provinces and centrally-run cities to organize the implementation of the following tasks and solutions:

Part I

MAJOR SOLUTIONS TO DIRECT THE IMPLEMENTATION OF THE PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT AND STATE BUDGET ESTIMATE IN 2014

I. STRENGTHENING MACRO-ECONOMIC STABILITY AND INFLATION CONTROL

1. Realizing flexible monetary policies in an effective manner

The State Bank of Viet Nam plays as the main implementer, in collaboration with ministries, agencies and localities to:

Monitor tools of monetary policy proactively and flexibly in close combination with fiscal policy to tame inflation, stabilize the macro-economy and support reasonable growth rate, and guarantee the liquidity of credit organizations and the economy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Realize solutions to expand credit in accordance with controlling and improving the quality of credit; focus on dealing with bad debts, setting risk provisions, restructuring the debts, and managing the bad debts from rising; strengthen supervision and inspection and make public and transparent the operation of credit organizations.

2. Executing tight fiscal policies and thrift practice

a) The Ministry of Finance collaborates with ministries, agencies and localities to:

Launch synchronously and effectively measures on State budget operation and guarantee budget collection and spending in accordance with the plan approved by the National Assembly, strengthen financial rules; make neither issuance of new policies nor changes to existing policies that reduce State budget collection and increase State budget spending, affecting State balance sheet and national finance security; monitor the overspending of State budget as planned; in case that State budget collection is higher than the estimate, the Ministry of Finance will submit to the Government a plan to use a part of the amount to reduce the overspending of State budget.

Organize the implementation of the amended and supplemented tax laws and State budget collection missions in line with the National Assembly’s Resolution; strengthen the management of State budget collection and fully tap resources generating income for the State budget, including those from pecuniary penalty from administrative violations; launch measures to prevent State budget collection loss, counter transfer pricing, control closely value- added tax refund, deal with overdue debts, reduce overdue debts; increasingly supervise, check and handle violations of legal regulations on budget collection; work with the Ministry of Justice to adjust the auction of State assets, including the auction of land use rights, and guarantee the implementation as regulated; check budget collection policies, adjust tax policy to be suitable with the roadmap of reducing tax as pledged in international commitments.

Check and monitor State budget spending within the approved estimate; practice maximum thrift in the State management and public agencies, minimize expenses for meetings, conferences, overseas business trips, festivals, celebrations, groundbreaking and inaugural ceremonies and other unnecessary expenditures; stop buying public cars (excluding cars used for special purposes as regulated by law); minimize the transfer of expenditures transferred from the previous year’s budget to the following year’s budget, step by step deal with the amount of money still owed by the State budget, work out solutions to overcome overlapping, wasteful and ineffective situations in budget allocation and the realization of programs, projects and tasks using State budget from central to local levels.

Issue Government bonds in line with disbursement rate of projects, market capacity, macro-economic performance, with closer regard to the implementation of the monetary policy, especially the control of credit growth rate and total means of payment properly in accordance with the goal of curbing inflation; monitor closely the use of investment capital sourced from the State budget and Government bonds in compliance with the purposes set forth, ensuring the effectiveness and regulation compliance.

Launch synchronously measures to monitor public debts, especially using effectively loans, manage middle-term loans and a fund used to pay debts, manage and promptly deal with risks, control closely the granting of the Government's guaranty; reinforce the use of risk-sharing mechanism to the Government's foreign loans which are re-lent to control public debts, Government debts and national foreign debts at safe level.

Check and evaluate the operations of public financial funds not funded by State budget to report to the Prime Minister in the second quarter of 2014.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Implement stringently the Prime Minister’s Directive No. 14/CT-TTg on strengthening investment management and settling overdue capital construction debts from the State budget and Government bonds; check, supervise and propose measures to timely handle violations in allocating and using State budget and Government bonds committed by of ministries, agencies and localities.

Review investment contents, cut down unnecessary expenditures and investment areas while still maintaining the goals of the projects; on the basis of the ability to balance budget, arrange the project priority order and cancel projects that are not really urgent and ineffective, and steer capital towards urgent and highly efficient projects.

Continue concentrating on implementing 16 national target programs in the direction of integrating and reducing targets and expenditures, ensuring the close management and effective use of capital, and overcome obstacles and shortcomings in the process of implementation.

c) Ministries, agencies and localities monitor State budget spending within the approved estimate, ensure thrift practice and incorporate policies applied from the phase of allocating the estimate to the phase of realizing the estimate.

3. Developing market, guaranteeing supply and demand of goods, strengthening market and price management

a) The Ministry of Industry and Trade takes prime responsibility and cooperates with other ministries, agencies and localities to closely follow market developments, takes measures to timely adjust and guarantee the supply and demand of goods, prevent the shortage of goods and price hike, especially during the Lunar New Year holiday, festivals and at localities that are affected by natural calamities and diseases; issue and launch the National program on countering smuggling, counterfeit goods and trade frauds, realize the Prime Minister's Directive No. 25/CT-TTg on enhancing price stabilization and management and ensuring social order and safety during the Lunar New Year festival 2014.

b)The Ministries of Finance, Industry and Trade and other relevant ministries, agencies and localities, follow their assigned functions and tasks to:

Continue to apply market price mechanism to energy commodities including electricity, coal, oil and gas and necessary public services such as health care and education in an appropriate roadmap and coordinate in implementing synchronously relevant policies on curbing inflation, change some types of fees to be suitable with market mechanism.

Strengthen market and price management, check and supervise behaviors to limit competitiveness, control prices of essential items; strictly deal with unreasonable price adjustments, especially energy products, animal feed, agricultural materials, powdered milk for children, and medicines; promptly bring to light behaviors infringing the law on competitiveness and investigate and seriously deal with them in line with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Organize effective implementation of legal regulations on price management; strengthen supervision and inspection of observance of the law on price along with supervising and inspecting the implementation of the legal regulations on tax and fees; timely prevent and deal with behaviors infringing the law; implement measures to stabilize the markets and prices suitable with local situations; strengthen measures to check and monitor the market to guarantee the balance of supply and demand, prevent speculation, smuggling, fake commodities and trade frauds to protect the rights of consumers; boost the realization of the campaign “Vietnamese people use locally-made products” practically and effectively.

Cooperate with the Ministries of Finance, Health, Education and Training and other ministries and agencies to develop plans on levels and timing of adjusting prices of a number of goods and services that are priced by the State in accordance with the goals of controlling inflation and stabilizing the macro-economy.

4. Accelerating export, controlling import

a) The Ministry of Industry and Trade takes prime responsibility and works with other ministries, agencies and localities to:

Continue to realize measures to boost export and control import of products that are not encouraged to be imported or goods that are made domestically.

Check, amend and supplement policies to implement and exploit effectively chances and advantages offered in international commitments; diversify foreign markets and exploit fully the markets having free trade agreements; strengthen efforts to campaign partners to soon recognize Viet Nam as a market economy.

Research and evaluate the effects of signing and launching free trade agreements, especially in the economic sector, businesses and State budget collection in order to establish specific action plans for effective realization of the agreements, grasping opportunities and responding promptly to difficulties and challenges.

Give priorities to trade promotion programs, especially those targeting the key exports such as rice, coffee, rubber, shrimp, fish and fruits to crucial and potential markets along with improving the quality of these products and setting up trademarks; increase the effectiveness of Viet Nam’s representative agencies overseas and trade promotion information work.

Encourage rice exporters to cooperate with producers; adopt suitable policies to push up the connection between production and sale of other main agricultural products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The Ministries of Agriculture and Rural Development, Science and Technology, Industry and Trade and other ministries and agencies follow their assigned functions and tasks to:

Check key markets importing crucial agricultural, forestry and aquatic products, systemize requirements for quality, standards and technical criteria to promptly disseminate them among exporters and producers; accelerate efforts to reach agreements on mutual recognition on goods quality with importers; focus on improving the awareness of localities, businesses and laborers on using protection measures on geographical indications, rules of origin, an-trade fraud and prevention of international trade law infringements.

Establish and announce in the second quarter of 2014 the list of exported and imported products meeting requirements for quality, technical criteria, food safety before making custom clearance and direct the supervision and recognition of the quality of exported and imported products.

II. REMOVING DIFFICULTIES TO PROMOTE PRODUCTION AND BUSINESS

1. Creating favorable conditions for businesses, co-operatives and household producers to get access to loans

a) The State Bank of Viet Nam takes prime responsibility and works with other ministries, agencies and localities to:

Speed up the settlement of bad debts under the approved project and create favorable conditions for businesses, co-operatives and household producers to get access to credit, maintain proper lending interest rates; direct and guide credit organizations to classify loans and borrowers; restructure debts, including debt freezing based on the financial capacity of credit organizations; highlight responsibilities of credit organizations and accelerate the operations of Vietnamese credit organizations’ asset management Company in dealing with bad debts.

Cooperate with the Ministry of Justice and relevant agencies to amend and supplement regulations on secured transactions and relevant regulations on asset auction, guaranty assets and develop a debt trading market to facilitate the handling of assets to guarantee borrowings and debt recovery.

Continue to prioritize credit for agriculture and rural development, production of exports, small and medium sized enterprises, the auxiliary industry and the application of high technology; direct credit organizations to balance their capital sources to timely serve the Agriculture Restructuring Project ratified by the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Report to the Prime Minister in March, 2014 on the situation and results of the implementation of solutions designed to remove bottlenecks for the real estate market, as well as arising obstacles and solutions.

Complete and launch effectively policies suitable for the real estate market; continue to implement the National Assembly’s Resolution on piloting the purchase and ownership of houses by foreign organizations and individuals in Viet Nam until the Housing Law (amended) is approved by the National Assembly and comes into effect; study the expansion of the rights for leasing and transferring houses for foreign organizations and individuals.

c) The Ministry of Finance takes prime responsibility and cooperates with other ministries, agencies and localities to:

Screen and remove difficulties and bottlenecks in administrative procedures and realize effectively incentives on tax and customs; push up tax registration, tax declaration and service provision for taxpayers online.

Carry out effectively State preferential policies on land use and rent fee collection, investment credit and export credit; complete policies and mechanisms on credit guaranty and accelerate credit guaranty for small and medium sized businesses; due to difficulties in finance and trading activities those investors of real estate projects who are allocated with land by the State will have their deadline for paying land use fees extended for a maximum duration of 24 months, since the date of the first announcement of the tax agency or the competent State organ; based on the balance capacity of local budget, the provincial People’s Committees will consider and decide the time to extend the deadline for paying land use fees for each project after reporting to the People’s Councils.

Consider extending the deadline for households and individuals to pay back the money they got from selling houses owned by the State.

d) The Ministry of Justice takes prime responsibility and works with other ministries, agencies and localities to speed up the progress of tackling civil judgments related to credit activities and banking to reduce bad debts and expand credits; continue to renew and enhance the effectiveness of the enforcement of civil judgments to protect the rights of lenders and recover debts of credit organizations; finalize and submit to the National Assembly the Law on Notary (amended); cooperates with the State Bank of Viet Nam and the Ministries of Natural Resources and Environment, Construction to complete a mechanism to untie bottlenecks in notary operation and registration of secured transactions and processing of collateral.

2. Reviewing, amending, supplementing and implementing effectively preferential policies and incentives to promote production

a) The Ministries of Industry and Trade, Agriculture and Rural Development and Health take prime responsibility and cooperate with other ministries, agencies and localities to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Design policies encouraging the development of a distribution system, especially in rural, remote and disadvantaged areas and set up trade marks for businesses and products; accelerate the industrial, agricultural, forestry and aquaculture promotion programs.

b) The Ministry of Planning and Investment takes prime responsibility and coordinates with other ministers and agencies to:

Step up the implementation of small and medium sized enterprises (SMEs) development plan and operate the SMEs development fund; enhance the capacity of agencies in charge of supporting the development of SMEs; form an information network to support and encourage SMEs to develop the auxiliary industry together with programs to connect sectors and regions and join the value chain to guarantee interests for participating entities; prepare capital to realize effectively the project to support SMEs operating in the support industry; establish a cooperative support development program in 2015-2020 and some other crucial co-operative role models.

Supplement and complete policies to encourage businesses to invest in agriculture and rural areas; encourage mechanization in agriculture, mobilize resources and businesses, economic organizations and citizens to contribute to realizing the new rural construction program.

c) The Ministry of Finance takes prime responsibility and cooperates with other ministries, agencies and localities to exempt value added tax, personal income tax and corporate income tax for individuals and households running the business of renting accommodations and houses to workers, laborers, students and pupils; households and individuals looking after children and providing food rations for workers pursuant to the National Assembly’s Resolution.

d) Ministries, agencies and localities follow their assigned functions and tasks to remove difficulties and bottlenecks, simplify administrative procedures, launch effectively preferential policies relating to capital, land, construction, establishment and dissolution of businesses; create favorable conditions, shorten time and save production costs for businesses.

III. SPEEDING UP THE IMPLEMENTATION OF THREE STRATEGIC BREAKTHROUGHS ALONG WITH RESTRUCTURING THE NATIONAL ECONOMY AND RENEWING GROWTH MODEL, INCREASING THE QUALITY, EFECTIVENESS AND COMPETITIVENESS OF THE ECONOMY

1. Speeding up the effective implementation of three strategic breakthroughs

a) Beefing up institutional reform

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+The Ministry of Justice takes prime responsibility and cooperates with other ministries, agencies and localities to:

Focus on popularizing and organizing the implementation the Constitution amended in 2013, check and list legal documents needed to be made, amended and supplemented in accordance with the Constitution; complete a legal basis for the defense of legal ownership on capital and assets of economic organizations, investors and citizens; continue to complete laws on civil and penal issues and issue legal and administrative documents in compliance with principles of the law-governed socialist State and the goal of completing the socialist oriented market economy.

Strictly implement the laws, ordinances and resolutions of the National Assembly and the National Assembly’s Standing Committee and issue documents on detailed implementation (of the aforesaid laws, ordinances and resolutions) based on the Law on promulgating Legal Documents and the National Assembly’s Resolution; strengthen supervision and inspection of the composition and implementation of legal documents detailing the implementation of the laws, ordinances and resolutions; update information about the implementation on the Viet Nam Government Portal and report at the Government regular meetings; review and clarify the responsibilities of organizations, individuals and agencies, especially those leaders who are late in issuing legal documents on detailed implementation of the laws that now become unconstitutional, illegal and inconsistent with the legal framework and unsuitable and unfeasible.

+ The Ministries of Planning and Investment, Finance, Construction, Justice and the State Bank of Viet Nam take prime responsibility and cooperate with other ministries, agencies and localities to:

Totalize and evaluate the implementation of the Resolution adopted at the 6th Plenum of the 10th Party Central Committee on improving the socialist oriented market economy institution, focusing on realizing tasks and measures to strengthen market economy institution in the context of deeply and widely integrating into the world’s economy.

Complete the drafts on the Law on Public Investment, State Budget Law (amended), Law on Enterprises (amended), Law on Construction, Housing Law, Law on Real Estate Business, Law on use of State owned capital for investment and Law on legal document promulgation and other drafts and ordinances based on the law and ordinance making Program in 2014 to submit to the National Assembly for approval and issue guidance documents; make the draft Planning Law to submit to the National Assembly by 2015.

Review and amend the legal framework, mechanisms and policies related to the mobilization of non-state resources for building economic-social infrastructure, the provision of public services in the form of public - private partnership (PPP), foreign direct investment, the criteria for granting investment certificates, and the decentralized mechanism to issue certificates of investment; develop industrial parks and economic zones; accelerate support for the development of small and medium sized enterprises (SMEs). Keep on simplifying the procedures involving operation of enterprises, administrative formalities in the implementation of investment projects, especially for land-using projects. Stimulate the implementation of electronic business registration.

Complete the legal framework for the stock market's activities, regulations on tax, fees, accounting, audit, and a management regime for foreign exchange activities carried out by foreign investors. Research, propose solutions to increase the ownership percentage of foreign investors in accordance with each sector and industry; construct projects and regulations on organizing, operating the derivative securities market.

+ Ministries, agencies follow assigned functions and missions to:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Continue to complete the legal framework and organize commodity, service, finance, labor, science-technology, and real estate, etc. markets towards increasing transparency, reducing risks and costs, facilitating business- production activities and the environment of justice and equality in access to production factors of the economic components.

Ensure funding, improve the capacity of the apparatus of building and enforcing policies and laws at the central and local levels; clearly define tasks and competence of the involving agencies, organizations and individuals. Build up, train, cultivate and improve political theoretical capacity, professional proficiency, and practice for officials and civil servants working in the legal and legislative field.

- Promote administrative reforms:

+The Ministry of Home Affairs takes prime responsibility and coordinates with other ministries, agencies, and localities to:

Accelerate the deployment of the Master Program for Public Administration Reform (PAR MP). Implement effectively the Project on reform of public duty and civil servant regimes. Concentrate on building and promulgating mechanisms and policies on improving the quality of cadres and civil servants, downsizing the payroll, and attracting talents; strengthening openness and transparency; giving prominence to accountability, leaders' responsibility and discipline in performing the assigned duties. Complete the institution of assessing cadres, civil servants, and public employees; consider opinions from citizens and businesses as a basis for evaluating staff; strictly deal with wrongdoings, harassment, and law violations. Pilot the apprenticeship and probation of leadership and management; innovate and improve the quality of examinations for entrance, officials' ranking promotion and test review. Pilot competitive examinations for head-directors of local and central departments, or those holding equivalent positions.

Actively deploy the implementation of the Conclusion of the Party on keeping renovation and completion of the political system from the central to local level. Summarize and assess the implementation of the Government's Resolution 08/2004/NQ-CP on further decentralization of State management between the Government and provinces, centrally-run cities; propose decentralized content for the next stage. Review and improve the functions, missions, competence and structural organization of ministries, agencies and localities. Direct the construction of a project to pilot new urban administration models for Ho Chi Minh City and Da Nang; sum up the piloting program to not organize the district People's Council; study the model of island governance and special economic and administrative zone.

From now until 2016, basically keep the total payroll unchanged; review, rearrange the current contingent of cadres according to employment positions in accordance with the market economy institution and the course of building the law-governed socialist State, downsize the payroll and issue policies and solutions for settling redundant officials, civil servants, and public employees.

Publicize the administrative reform index of ministries, agencies and localities in 2013 and 2014. Fruitfully realize the National program on information technology application; step up the application of information technology in administrative agencies from central to local level.

+ The Ministry of Justice, other ministries, agencies and localities follow assigned functions and missions:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Implement effectively the task of controlling administrative procedures which is conducted from the progress of drafting, assessing, and promulgating legal documents; combine law building and examination of legal documents, law enforcement supervision, and administrative procedure control. Promote the role of the advisory Council for administrative procedures reform.

Construct, submit to the Prime Minister the inter-Scheme of birth registration procedures, family registration and issuance of medical insurance cards for children under 6 years; and the inter-Scheme for piloting performing notarial formalities, registration of right to use land and asset related to land and tax.

+ The Ministries of: Finance, Education & Training, Science &Technology, Health, Culture, Sports & Tourism, Information & Communications and other Ministries, agencies and localities following assigned functions and missions construct, submit to competent authorities for approval and deployment of the implementation of regulations on renovating operational mechanism, financial and salary mechanism in combination with the performance of public service units according to the Plan to implement the Conclusions 63- KL/TW of the XI Party Central Committee's 7th conference about “Some issues of wage policy reform, social security, subsidies and reform orientations till 2020”; promulgate plans of action of each ministry, agency and locality.

b) Improving the quality of human resources:

- Improving the quality of education and training:

+ The Ministries: Education and Training, Planning and Investment, Finance following assigned functions and missions take prime responsibility and coordinate with other ministries, agencies and localities to:

Implement the Resolution of the 8th Plenum of the 11th Party Central Committee's on comprehensive reform of education and training to meet the requirements of industrialization and modernization in context of the socialist-oriented market economy and international integration. In 2014, focus on renovating methods of testing, evaluation and examination (high school graduation, university and college admission). Reform the management mechanism, financial mechanism for education and training associated with increasing autonomy and self-responsibility for training facilities. Accelerate moral education and lifestyle for students. Actively prepare necessary conditions to implement reform programs, high school textbooks after 2015 to meet the targets of developing student capacity and quality.

Develop education and training in order to enhance the people's education level, human resources training, talents cultivation associated with the need of economic and social development and national defense, and science and technological innovations. Renovate the education system towards openness, flexibility and inter-connection among education levels and training methods. Develop harmoniously between public and private education and between regions; prioritize investments on education development in the areas of extremely poor socioeconomic conditions, ethnic minorities areas and beneficiaries of social welfare.

Continue to implement effectively the strategies and planning schemes for human resources development for the country, ministries, agencies and localities, which identify the need for qualified human power in accordance with the requirements of socioeconomic development and the labor market. Continue to improve the training quality of universities, colleges and vocational training schools; renovate training programs, diversifying the training forms and methods; make rational adjustment of jobs structure, step up training according to the needs of the professions, localities, businesses, and industrial parks. Solutions are required for forming collaborative connections between research and development institutions, universities and businesses to improve the quality of human resources. Speed up proactively international integration for the development of education and vocational training.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ The Ministries: Labor, Invalids, and Social Welfare and Planning and Investment coordinate with other ministries, agencies and localities to:

Actively pursue vocational training development strategy, review, amend and supplement legal regulations, enhance training effectiveness, especially for laborers in rural areas. Focus investments on the development of vocational training institutions according as planned. And among those institutions, there are ones that meet the national, regional and international standards. Merge vocational training centers, centers for continuing education and career centers at district level. Enhance the training of human resources to meet the requirements of agricultural restructuring and new-style rural area construction.

Prioritize vocational training, intensify employment solution for people with agricultural land withdrawn, and support ethnic minorities and poor households in areas with special difficulties with new job training. Promote training and retraining human resources for small and medium businesses; focus on improving corporate governance capability, supplement intensive training forms and training via the Internet. Ensure that training and vocational training programs are closely associated with reality and the needs of enterprises; research the development of training model with the participation of donor agencies; inspect the training quality of the State, vocational training schools, enterprises and workers.

Strengthen communication campaigns in order to change social perceptions of job training, career start-up, vocational-training activities information, training results, counseling, and vocational guidance in schools.

+ The Ministry of Justice takes prime responsibility and coordinates with other ministries and relevant agencies to effectively implement the project of building key schools training legal staff and judicial positions; promote the training of intermediate law staff to timely supplement judiciary staff for areas with insufficient law and justice human resources.

+ The Ministries: Education and Training, Science and Technology and Industry and Trade, according to their functions and tasks, take prime responsibility and coordinate with relevant ministries, agencies and localities to actively prepare human resources for the development of nuclear power.

- Developing science and technology:

+ The Ministry of Science and Technology takes prime responsibility and coordinates with other ministries, agencies and localities to:

Implement effectively the Resolution adopted at the 6th Plenum of the 11th Party Central Committee and the Strategy for science and technology development. Continue to review, amend, supplement and complete the legislation on science and technology. Promulgate documents guiding the ordering mechanism, mechanisms of exchanging and purchasing products of science and technology. Thrive services of consulting, assessment, evaluation, promotion of the science and technology market. Complete the management apparatus, and enhance measuring and standardizing activities. Support local businesses in the establishment, protection and exploitation of intellectual property rights.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Continue to improve policies to encourage enterprises to invest in scientific research and technological innovation. Implement the programs of supporting, disseminating, and applying advanced technology to small and medium sized enterprises, encourage cooperation and technology sharing. Promote the role of funds supporting science and technology development. Encourage import of advanced technology, decoding, acknowledging and localizing imported technologies; connect and encourage cooperation between enterprises, research institutes and universities in technological innovation. Establish incubation centers for technology, science and technology businesses in universities, research institutes, and high-tech zones.

Accelerate the implementation of national programs for science and technology, implement policies and mechanisms to foster improving productivity, goods' quality, intensify the competitiveness of enterprises, focus on science and technology enterprises, small and medium enterprises. Actively implement the Project for the realization of the Agreement on Technical Barriers to Trade.

Diversify and enhance the mobilization of social investment capital in science and technology, effective use of investment capital from the state budget for science and technology. Deploy effectively the Project on international integration in science and technology.

c) Focusing resources on infrastructure system development:

- The Ministry of Planning and Investment takes prime responsibility and coordinates with other ministries, agencies and localities to:

Concentrate resources for the development of important economic and social infrastructure. Synchronously implement solutions for mobilization and quick disbursement of ODA. Effectively exploit and use preferential commercial loans. Enhance the mobilization of social capital for investment in infrastructure development; select some pilot investment projects in the form of public-private partnership (PPP); adopt appropriate mechanisms and policies to attract domestic and foreign investors to participate in infrastructure development.

Review and adjust the development plan of the country’s industrial zones by 2020, ensure economical and efficient land usage, resolutely remove the industrial zones with low implementation capacity, or inability to implement feasibly from the planning. Focus on investing in infrastructure of coastal economic zones, border-gate economic zones that are entitled to preferential support from the central budget in accordance with the approved schemes. Effectively implement the provisions of the Government and the Prime Minister about industrial parks, economic zones and export processing zones. Review and supplement the central budget-sourced support mechanisms for compensation of site clearance, construct central sewage treatment facilities and a number of other essential technical infrastructure in industrial zones; review and supplement mechanisms for infrastructure development outside the fences of industrial parks for localities with difficult economic - social conditions. Have appropriate solutions to the shortage of labor housing and essential social infrastructure in the industrial parks. Evaluate and deliver to the competent authority to consider and approve a number of projects of establishing special administrative - economic regions.

- The Ministry of Finance takes prime responsibility and coordinates with the Ministry of Planning and Investment, other ministries, agencies and localities to urgently guide and implement effectively regulations on financial mechanisms and policies for the border - gate economic zones.

- The Ministry of Transport takes prime responsibility and coordinates with other ministries, agencies and localities to accelerate the implementation of major transport projects, especially projects to renovate and expand the National Highway 1A, Ho Chi Minh Highway - a section running through West Central Highlands (National Highway 14), Nhat Tan Bridge and the road connecting Nhat Tan Bridge and Noi Bai airport, Noi Bai terminal 2, expressways Noi Bai - Lao Cai, Ha Noi - Thai Nguyen, Ha Noi - Hai Phong, Ho Chi Minh City - Long Thanh - Dau Giay, Ben Luc - Long Thanh, Da Nang - Quang Ngai, Vinh Thinh Bridge, lanes for large-tonnage ships to go into the Hau river ...

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Review technical standards, specifications related to electricity prices; announce publicly and transparently electricity prices.

Implement the roadmap of electricity price adjustment in accordance with market price mechanism and socio-economic development conditions to attract investment into the stage of power generation, step up the formation and development of a competitive wholesale electricity market, adopt proper policies to support policy beneficiaries and poor households.

Continue to implement measures to deal with difficulties and obstacles, accelerate power plants and projects, complete and put into operation the Hai Phong Thermal Power Plant 2, Nghi Son 1, Vung Ang 1, Vinh Tan 2; commission 500kV Pleiku - My Phuoc - Cau Bong Line and some urgent power grid-related works, and prevent power shortages locally in the Southern region. Focus investment on developing power sources and transmission and supply power systems. Balance power for production and consumption. Implement effective measures to save electricity, enhance communications campaigns and encourage businesses and residents to save electricity.

- Ministries, agencies and localities according to their assigned functions and missions focus on solving problems and accelerate clearing the ground, focus investment on early completion of urgent projects in traffic, irrigation, energy, information and communication, disaster prevention, response to climate change. Strengthen management, inspection, monitoring, quality assurance and progress of infrastructure projects.

2. Accelerating economic restructuring associated with the transformation of growth pattern

Ministries, agencies, localities, economic groups, State corporations and enterprises accelerate the implementation of the Master plan on economic restructuring and the Directive 11/CT-TTg of the Prime Minister on several tasks to implement the Master plan in the period from 2013 to 2015, and planning schemes and projects on restructuring sectors, industries and regions that have been approved; have specific plans and targets, ensuring synchronism with the key focus and timely review and supplement.

a) Regarding investment restructuring, especially public investment:

- The Ministry of Planning and Investment monitors and coordinates with other ministries, agencies and localities to:

Complete the Law on Public Investment to submit to the 13th National Assembly at its 7th session for approval. Submit to the Government to timely promulgate documents detailing the implementation of the Law on Public Investment after it is approved by the National Assembly. Continue to implement the medium-term investment plans, improve the efficiency of public investment, and overcome diffused and wasteful investment according to Directive 1792/CT-TTg of the Prime Minister. Converge resources for investment in vital, important projects having pervasive influence, stimulate economic restructuring and attract a number of investment capital sources from society. Improve the decentralized mechanism of investment management; clearly define responsibilities of those who make investment decisions and investors.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Give priority to investment capital from the State budget and Government bonds for crucial and urgent projects, reciprocal capital for ODA projects, capital for ground clearance, construction of new-style countryside, support program to respond to climate Change (SP - RCC), capital for participation in the projects of public-private partnership (PPP). Intensify the mobilization and efficient use of domestic and foreign resources for investing in social-economic infrastructure development, meeting the needs of economic development and international integration. Attract and accelerate the disbursement of ODA, preferential loans and FDI, prioritize use of non-refundable ODA to support poverty reduction, development of the social sector, complete the institution, and improve the quality of human resources. Expeditiously complete a decree on investment in the form of public - private partnership (PPP) and submit to the Government for promulgation.

- Ministries, agencies and localities prioritize the allocation of capital for uncompleted basic construction projects; review and sort the entire list of works and projects for 2015 to basically to complete constructions still in progress. Examine, review designs and estimates of projects and works for removal of unnecessary items or expensive, wasteful items that irrationally increase the total investment. Review in-progress BT projects to balance feasible capitals or stop, reschedule the progress done when capitals haven't been balanced yet. Terminate the construction of new projects in the form of BT using State funding. Enterprises are not required to pre-pay for implementing investment projects using the State budget if investment capital sources are not identified or balanced. Strictly control and limit the construction of administrative offices, keep building necessary communes' head offices.

b) Restructuring the system of credit institutions and the financial market:

- The State Bank of Viet Nam takes prime responsibility and coordinates with ministries, agencies and localities to continue directing the implementation of a comprehensive restructuring of credit institutions, especially weak joint- stock commercial banks. Submit to the Prime Minister the mechanism of encouraging merger between credit institutions. Improve management capacity and operational efficiency of credit institutions; enhance the competitiveness of the State-owned commercial banks. Strengthen monitoring, examining, inspection and guarantee systemic safety. Examine, review and give solutions step by step to effectively handle cross-ownership situation that has negative impacts to the market in the fields of banking, securities, insurance, gold trading.

- Ministry of Finance takes prime responsibility and coordinates with the State Bank of Viet Nam and other ministries, agencies and localities to implement synchronous measures to develop the capital market and stock market. Expeditiously research, complete the legal environment to promote the development of a healthy and safe financial market. Implement synchronously solutions according to the Plan on stock market restructuring, the Project for stock market development through 2020, the Scheme for forming and developing voluntary pension Fund. Enhance the ability of mobilizing capital through the stock market, developing investment funds. Promote efficiently capital mobilization channel through issuing stocks and corporate bonds, and having the road map of reducing borrowing rate from commercial banking system. Sort, inspect, examine, and restructure securities business organizations; strengthen the management and supervision of the securities market and strictly handle violations according to the regulations.

c) Restructuring State enterprises, especially economic groups and corporations

- The Ministries of: Finance, Planning and Investment, the National Steering Committee for Enterprise Reform and Development and other ministries, agencies, localities follow assigned functions and missions to:

Continue restructuring State-owned enterprises under the approved plan. Concentrate on implementing solutions to overcome the shortcomings and weaknesses, improve operational efficiency, especially that of economic groups and corporations. Reorganize some economic groups and State corporations in accordance with the situation and their required tasks. Effectively implement the restructuring of state enterprises of industries and business sectors irrespective of management levels and agencies.

Step up privatization, withdrawing non-core investments. Reduce and sell all State capitals in enterprises in which the State does not need to hold dominant shares in accordance with market principles and the approved route. Strengthen the personnel mission and enhance business management capacity. Separate business tasks from the political and public tasks. Continue to complete models of organizing and performing the functions of representing the owner. Strengthen the Party's leadership over State-owned enterprises. Make the performance of State-owned enterprises public and transparent in line with law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Take appropriate solutions so that State-owned enterprises are able to save land, buildings, business and production costs, increase revenues for the State budget and contribute to improving the business environment, ensuring equal competition.

- The Ministry of Planning and Investment takes prime responsibility and coordinates with other ministries, agencies and localities to continue to improve policies on managing activities and promoting the restructuring of State enterprises, the management mechanism of the State owners to perform better monitoring and warning functions and management mechanism for State enterprises by professions and business lines.

- The Ministry of Agriculture and Rural Development takes prime responsibility and coordinates with other ministries, agencies and localities to expeditiously submit to the authorities for approval: the plans, action programs and schemes implementing the Political Bureau's Resolution on arranging, reforming and developing agro-forestry companies. Continue restructuring, reforming, and enhancing the operational efficiency of enterprises in the field of agriculture and forestry.

- The economic groups, corporations, and State enterprises accelerate the comprehensive restructuring according to the approved schemes, ranging from models of organizing and management, to human resources, business lines, development and investment strategies, and markets and products. Invest in training, researching and mastering the key technologies to improve production capacity, competitiveness, promote the production of high-tech, high added-value products.

d) Agricultural restructuring associated with building of new-style Countryside

- The Ministry of Agriculture and Rural Development takes prime responsibilities and coordinates with other ministries, agencies and localities to:

Recapitulate the implementation the Resolution adopted at the 7th Plenum of the 10th Party Central Committee on agriculture, farmers and rural areas. Promote the implementation of the restructuring plan towards improving agricultural added value and sustainable development associated with the construction of new-style countryside. Continue to improve agricultural production planning, restructuring crops, domestic animals, and products on geographical areas, regions, and the whole country associated with the domestic and international markets. Complete mechanisms and policies, especially for the decentralized management to protect and effectively use rice farming land. Encourage the development of specialized, large- scale production areas, and high-tech agricultural zones, shape large material supply areas highly competitive in the domestic and international markets. Popularize effective and practical production and management models, especially the large-scale rice field model. To promote the connections between enterprises and peasants, at first, focusing on regions where large- scale agricultural production has been developed. Encourage cooperation and linkages from production, storage, processing to consumption, and harmonize stakeholders’ interests.

Review and supplement measures in support of consumption of key agricultural products, take measures to encourage and support modern scientific and technological applications, research and establishment of national crop varieties and livestock breeds; promote added value to and popularize brand names for rice, coffee, rubber, shrimp, fish and fruits. Finalize catfish management regulations. Improve competitiveness of and make full use of opportunities to boost agro-forestry and fishery exports and take measures to mitigate negative sides as Viet Nam joins the Trans-Pacific Partnership Agreement and other free trade agreements.

Prioritize resources for and mobilize the whole society to engage in realizing the program on building new rural areas. Effectively implement preferential investment policies for agriculture and rural development in accordance with the Government’s Decree (No. 61/2010/ND-CP on incentive policies for enterprises to invest in agriculture and rural development); encourage investment in labor-intensive sectors, agricultural processing and storage industry, handicrafts, and services in rural areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Review and supplement the strategies and plans on natural disaster prevention and mitigation. Proactively deploy measures to prevent and mitigate damages, and timely overcome disaster consequences; repair important dykes and dams to ensure safety, particularly in storm seasons.

Accelerate the implementation of the Viet Nam’s Sea Strategy to 2020 and fruitfully develop marine economies. Conduct preferential policies to encourage aquaculture cultivation and support offshore fishing. Rearrange fishing methods and fishery logistics services. Develop fishing teams. Build high-capacity steel-covered vessels in a pilot program for offshore fishing and protection of sovereignty over the sea and islands. Speed up negotiations and signing of fishery cooperation agreements with other regional countries. Cooperate with the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice, and related ministries, agencies, and localities to enhance dissemination of information of the sovereignty over the sea and islands, popularize legal regulations on fishery activities for fishermen.

- The Ministry of Finance takes prime responsibility and cooperates with other ministries, agencies and localities to sum up and evaluate the implementation of Prime Minister’s Decision 315/ND-TTg on the pilot provision of agricultural insurance in the 2011-2013 period and propose appropriate measures in the coming time.

dd) Industrial restructuring

The Ministry of Industry and Trade takes prime responsibility and works with the Ministry of Science and Technology and ministries, agencies and localities to:

Continue finalizing industrial development mechanisms and policies in accordance with the real conditions of each region and market. Review, amend and supplement strategies and planning schemes for the development of important industries. Speed up the restructuring of industries towards shifting from processing to production and deeper integration into the global value chain.

Encourage economic sectors to develop high-tech, high value-added, and export-oriented industries, auxiliary industries, and agro-forestry and fishery processing industries; strengthen technological innovation, especially energy- saving, material-saving and renewable energy technologies.

Beef up the progress and ensure investment quality of key industrial projects. Review, finalize and implement the preferential policies on mechanical engineering industries.

e) Service restructuring

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Effectively implement the Overall Strategy on the Development of Viet Nam’s Service Sector; beef up the development of potential, advantageous and value-added services.

Fruitfully and sustainably exploit tourism potentials and advantages, improve tourism service quality and attract more foreign tourists. Effectively carry out the policy on value-added tax (VAT) refund for foreign tourists; continue proposing preferential policies to encourage foreign tourists’ more spending in Viet Nam. Take measures to ensure security and safety for tourists.

Vigorously develop telecom and Internet services coupling with provision of public telecom services for people, especially those in remote, far-reaching, border and island areas. Foster IT industry and applications among State agencies and in daily life. Develop and maintain postal and delivery networks, stabilize the national public postal network, guarantee provision of public postal services for people. Encourage the development of and improve the quality of transport, logistics, finance, banking and other supplementary services.

IV. ENSURING SOCIAL SECURITY AND SOCIAL WELFARE AND IMPROVING PEOPLE’S LIVING STANDARDS

1. Ensuring social security and social welfare

a) The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs takes prime responsibility and works with other ministries, agencies and localities to:

Effectively realize the Resolution adopted at the 5th Plenum of the 11th Party Central Committee on some social policy issues. Complete the legal system guiding the implementation of the Labor Code and the Employment Law. Take synchronous measures to create jobs and improve income for laborers, especially rural residents. Enhance job introduction and consultancy activities and diversify employment transaction activities; continue to promote and improve the capacity of job transaction floors. Take synchronous measures to sustain and expand traditional labor export markets while ceaselessly seeking new markets especially ones which offer high incomes and ensure safety for guest workers. Build harmonious labor relations and timely resolve labor disputes. Reinforce inspection and supervision of labor and safety conditions. Closely manage foreign workers in Viet Nam.

Comprehensively review, adjust and implement policies, programs and projects on sustainable poverty reduction in a synchronous and effective manner, especially in poor districts, remote, far-reaching, ethnic minority regions, resistance safety zone (ATK region), extremely difficult communes and hamlets with high poverty rates. Gradually reduce direct assistance, provide production support via land allocation, preferential credits, vocational training, agro-forestry and fishery encouragement; better the access to fundamental social services such as healthcare, education, housing, water, information, and legal assistance. Collaborate with the Committee for Ethnic Minorities to speed up the implementation of strategy and action programs on ethnic minorities. Review and supplement specific policies in favor of ethnic minorities and extremely difficult regions, such as food, husbandry and forest planting and protection. Raise awareness and responsibilities and encourage the poor to escape from poverty.

Fully and timely carry out the preferential policies for people who rendered services to the revolution; comprehensively review the implementation of the policy in accordance with the Prime Minister’s Directive No. 23/CT-TTg dated on October 27, 2013. Fruitfully realize the Project on identifying the remains of Vietnamese war martyrs. Cooperate with the Ministry of Construction and localities to review and complete housing support for families of people who rendered services to the revolution and are living in temporary or extremely damaged houses. Promote the movements on “Showing Gratitude”, “To be grateful to one’s benefactors”, “Communes and wards take care of wounded soldiers, martyrs, and people with meritorious services to the revolution”; mobilize all social resources and join hands with the State to better care for physical and spiritual life of people with meritorious services to the revolution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

To formulate and submit the draft Law on social insurance (amended); issue legal documents on social insurance, adjust retirement pension levels, social insurance subsidies and monthly allowances for retired commune cadres, and launch supplementary pension on a pilot basis. Expand the coverage of and effectively implement social insurance and unemployment insurance policies. Research and design assistance polices on voluntary social insurance. Strengthen supervision and impose tough sanctions to force employers to pay social insurance for their employees. Collaborate with relevant ministries and agencies to research and submit to the Government proposals on paying social insurance to laborers in enterprises of which owners decamp or temporarily suspend operation. Direct the Viet Nam Social Insurance to promptly guide the implementation of the project to streamline administrative procedures on social insurance in line with Government’s Resolution 49/NQ-CP.

b) The Ministry of Construction assumes prime responsibility to work with ministries, agencies and localities to accelerate the implementation of social housing development programs, improve houses for people with meritorious services to the revolution and those who find it difficult to have houses in urban and rural areas and industrial parks and so on. Research and craft the Project on housing support for poor households whose houses have been damaged by storms in central coastal provinces.

c) The Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Agriculture and Rural Development work with related ministries and agencies to review resettlement policies for people whose houses are removed for the construction of hydro-electric plants and propose measures to support and resolve difficulties for people’s better living standards and sustainable poverty reduction.

d) The State Bank of Viet Nam and the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment work with other ministries and agencies to finalize the legal framework and create favorable conditions in provision of preferential credit assistance, ensure capitals for credit programs in favor of the poor, near-poor households and other subjects as regulated.

dd) Based on their assigned functions and tasks, ministries, agencies and localities:

Implement production development measures through land allocation, preferential credit, vocational training, agro-forestry and fishery extension for ethnic minorities and people in border and island areas. Incorporate vocational training as part of the overall policies on residential and production land support for ethnic minorities. Pay attention to essential infrastructure development, especially in extremely difficult communes, villages, border areas, and islands.

Build and issue regulations on cooperation in the realization of social insurance policies to clearly define responsibilities of local-level departments and agencies.

Closely supervise the hunger season and damages caused by natural disasters for early emergency relief provision, surmounting consequences and stabilizing lives and production.

e) The Ministry of National Defense chairs and cooperates with other Ministries, agencies and localities to effectively search and collect martyrs’ remains.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Ministry of Health is responsible for cooperating with other ministries, agencies and localities:

To improve the State management efficiency, review and improve healthcare- related institutions, mechanisms and policies. To ensure preventive medicine, proactively prevent the outbreak of widespread epidemics. To safeguard food hygiene and minimize food poisoning cases. To improve quality and efficiency of drug rehab work and expand methadone treatment and other effective drug treatment methods. To fruitfully achieve the three targets of having zero new HIV infections, zero HIV/AIDS-related deaths and zero discrimination against HIV/AIDS carriers. To strengthen investigation and seriously punish infringements.

To conduct synchronous measures to better medical check-up quality and realize the approved Project on reducing hospital overload. To build more central-level hospitals. To speed up the process of and put hospital projects financed by the Government bonds and ODA capital into operation. To implement the Project on sending young volunteer doctors to work at poor districts. To enhance financial autonomy at public non-business healthcare units. To streamline administrative procedures in medical treatment and healthcare insurance. To expand healthcare insurance coverage towards universal public healthcare insurance, and introduce preventive measures to prevent and strictly deal with acts of making corrupt use of healthcare polices to gain profits. To work with the Ministry of Justice, the Ministry of Public Security and related agencies to design and submit to the National Assembly the amendments to the Criminal Code, including shirking social and healthcare insurance premium payment for laborers; abuse of credibility to appropriate social and healthcare insurance premiums of laborers; making of fake medical documents to steal social and healthcare insurance premiums.

To strengthen State management over medical establishments, food hygiene safety, pharmaceutical products, vaccine; comprehensively inspect medical service centers and retail drug distribution systems; closely check and supervise quality of medicines and bidding processes of medical supply at public hospitals, ensure effectiveness of medical treatment at reasonable prices. To timely correct, prevent wrongdoings and protect legitimate rights of patients and customers.

To strengthen medical manpower capacity, promote education and develop moral qualities of the contingent of medical staff; resolutely dismiss unqualified individuals.

3. Social cultural development

a) The Ministry of Culture, Sports and Touri sm takes prime responsibility and works with other Ministries, agencies and localities to:

Effectively implement the strategy and national target program on culture; accelerate the movement on the whole people unite to build a cultural life; ensure people's comprehensive development and develop literature and art. To mobilize resources to preserve, embellish and promote the values of cultural heritages, particularly world heritage sites.

To properly manage festivals and cultural and sport activities; minimize State budget spending on organizing and inviting of a large number of leaders to festivals. Tourism and business festivals must cover expenditures without spending State budget. To promote social engagement and diversify resources for the areas of culture and sports. To enhance international exchanges on such areas.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

V. REASONABLY AND EFFICIENTLY TAPPING RESOURCES, PROTECTING THE ENVIRONMENT AND POSITIVELY RESPONDING TO CLIMATE CHANGE

1. Based on their assigned functions and tasks, the Ministry of Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of National Defense, other ministries, agencies and localities:

Promptly submit to the Government the Action Plan for implementation of the Resolution 24-NQ/TW of the Party Central Committee on active response to climate change, improvement of natural resource management and environmental protection.

Enforce the Land Law (amended) and related legal documents. Review and finalize mechanisms, policies and regulations on management, exploitation and use of resources and minerals in line with the planning schemes, ensure efficiency, anti-wastefulness and minimize export of raw resources and minerals; promote development and usage of new and renewable energies. Strengthen investment, improve forecast quality, positively respond to and mitigate damages of natural disasters and impacts of climate change and sea level rises.

Seriously implement Prime Minister’s Directive 21/CT-TTg on strengthening management and safety of water reservoirs. Review and allocate capital to upgrade and repaid unsafe water reservoirs. Reinforce investigation into the enforcement of safety regulations and responsibilities of investors in maintaining and upgrading irrigation and hydro-electric water reservoirs. Review, supplement, amend, issue and implement regulations on operation of water reservoirs and inter reservoir, ensure safety, life and assets and serve for people’s lives and production in lowland areas. Promptly guide the Government and Prime Minister’s regulations on operation and safety of dams and water reservoirs.

Finalize the draft Law on environmental protection (amended) and submit it to the 7th session of the National Assembly. Implement the Government’s Resolution 35/NQ-CP on a number of urgent environmental protection issues; efficiently fulfill national target programs on overcoming pollution and improving the environment, and responding to climate change. Strictly control sources of pollution, especially craft villages, industrial zones and complexes, river basins, and heavy-polluted sites. Absolutely resolve establishments which cause serious environmental pollution. Improve environmental quality and living standards of people; improve institutions on preservation of natural resources and biodiversity. Speed up research and applications of scientific and technological advances and complete financial mechanisms for climate change adaptation, resource management and environmental protection. Promote cooperation with international organizations and regional countries to efficiently and sustainably tap Mekong water resources.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development assumes the prime responsibility and works with other ministries, agencies and localities to protect and develop forests, afforest to offset trees which were chopped down for construction of hydro-electric plants; halt the exploitation of natural woods nationwide; re-arrange forestry companies towards sustainable management, protect and develop fishery resources.

3. The Ministry of Finance assumes prime responsibility and works with ministries, agencies and localities to review and raise natural exploitation fees in accordance with pollution levels.

4. Based on their assigned functions and tasks, the Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Public Security assume prime responsibility and work with other ministries, agencies and localities to monitor resource exploitation projects, ensure the compliance of environmental regulations before, during and after the cause of exploitation and use. Impose tough punishments on environmental infringements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

VI. ACCELARATING ANTI-CORRUPTION AND ANTI-WASTEFULNESS AND SETTLING COMPLAINTS AND DENUCIATIONS

1. Accelerating anti-corruption, thrift practice and anti-wastefulness

a) Based on their assigned functions and tasks, ministries, agencies and localities:

Continue finalizing institutions on anti-corruption in accordance with the Conclusion of the 5th Plenum of the 11th Party Central Committee and the Conclusion of the Politburo; domesticate the United Nations Convention against corruption. Speed up the dissemination and popularization of the Law on Anti-corruption, particularly the Resolution of the 4th Plenum of the 11th Party’s Central Committee, the Conclusion 21-KL/TW of the 5th Plenum of the 11th Party’s Central Committee, the amended Law on Anti-corruption and related documents, Government’s Resolution 82/NQ-CP on anti-corruption and anti-wastefulness.

Seriously enforce the Law on anti-corruption, thrift practice and anti- wastefulness. Perfect mechanisms and policies for, and manage budget, land, resources, public assets, public investment, SOEs and personnel work in a transparent and open manner. Consolidate organizational apparatus and improve the efficiency of agencies specializing in anti-corruption, ensure honesty among the contingent of officials, public servants and staff especially leaders of agencies, organizations and units, and agencies and units specializing in detecting and handling corruption. Uphold accountability in performing public assignments and responsibilities of leaders.

Strengthen measures to prevent, supervise and investigate corruption. Direct competent forces to promptly expose negative signs of wrongdoings and corruption, especially the investigation of serious cases which draw much public opinion. Strictly handle corruption behaviors and absolutely reclaim State, collective and individual assets which were arrogated.

b) The Government Inspectorate, the Ministry of Home Affairs, based on their assigned functions and tasks, take prime responsibility and collaborate with ministries, agencies and localities to speed up the inspection of public duty performance of civil servants and public employees, deal with wrongdoings and corruption committed by civil servants and public employees; conduct post-inspection supervision, evaluation and handling; timely impose punishments for violations.

2. Settlement of complaints and denunciations

a) The Government Inspectorate, ministries, agencies and localities, based on their assigned functions and tasks, enhance the settlement of complaints and denunciations; enforce the Law on Citizen Reception, Land Law (amended); hold dialogues with and receive citizens at grass-root levels, timely address complaints and denunciations, especially cases relevant to land disputes so as to prevent “hot spots” that would complicate security and social order. Reduce the lodgment of complaints to higher levels; enhance collaboration between relevant agencies and authorities at all levels in settling complaints and denunciations. Focus on organizing the implementation of effective decisions on complaints and denunciations. Continue to review, check and basically handle complicated and prolonged cases involving many people.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

VII. GUARANTEEING NATIONAL DEFENSE AND SECURITY, SOCIAL ORDER AND SAFETY

1. The Ministry of National Defense is responsible for coordinating with ministries, agencies and localities to:

Effectively implement the Party Central Committee’s Resolution 28-NQ/TW on Fatherland protection strategy in the new context. To be deeply aware of opportunities and challenges, taking comprehensive measures to create peaceful environment and favorable conditions for development and firm protection of the country’s national defense and security.

Improve the aggregate strength and combat readiness of the people’s army forces. Equip key forces with modern facilities.

Further invest and use resources to ensure effective operation of competent forces responsible for managing and protecting and enforcing law at sea, clearing bombs and mines, searching and rescuing, preventing and overcoming the consequences of natural disasters.

Continue to build the entire-people defense posture, focusing on developing defensive areas, local army forces, especially in key areas. Review and identify priority order and allocate capital for building patrol roads along border lines. Coordinate with the Ministry of Planning and Investment and localities to repair, upgrade and build border river and spring embankments.

Strengthen military industry; closely combine national defense, security and socio-economic development.

2. The Ministry of Public Security takes prime responsibility to coordinates with ministries, agencies and localities to:

Realize measures to ensure the people’s security posture; improve the quality and efficiency of the “entire population protects the Fatherland's security” movement. Combat to frustrate all plots and acts of hostile and reactionary forces; firmly maintain security and order in strategic and key areas; timely and effectively address issues and cases complicated in terms of security and order cases; absolutely protect the country’s key targets and events; stop short acts of sabotage, terrorism, and disorder. Ensure internal political security, economic-financial-monetary security, information security and social security; stand ready to deal with non-traditional global security threats.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The Ministry of Transport, the Ministry of Public Security, based on their assigned functions and tasks, coordinate with other ministries, agencies and localities to continue taking synchronous measures to ensure traffic safety in big urban areas.

4. The Ministry of Justice takes prime responsibility and coordinates with ministries, agencies and localities to:

Effectively implement the Law on handling of administrative violations, Resolutions issued by the National Assembly and the Government on realization of the Law on handling of administrative violations and the Prime Minister’s Decision 1950/QD-TTg approving the Project on building apparatus and payrolls for synchronous management of legal enforcement on handling administrative violations of the Ministry of Justice, Ministries, Ministerial-level agencies and local-level justice authorities. Gradually develop synchronous database on handling of administrative violations in order to promote the efficiency of the State’s administrative handling tool. Properly manage and use tax items collected from sanctioning of administrative violations.

Effectively carry out the enforcement of civil judgments in accordance with the National Assembly’s Resolution on justice work, strive to fulfill the assigned tasks in 2014; actively collaborate with the People’s Committees of relevant provinces and centrally-governed cities to speed up organization and operation of bailiffs under a pilot scheme in accordance with the National Assembly’s related Resolution.

Effectively organize the implementation of the Law on Judicial Expertise; consolidate judicial expertise organizations; amend, supplement and provide instruction for the application of professional standards of judicial expertise in each field; promulgate mechanisms and policies to attract eligible people to judicial expertise organizations in order to meet requirements of proceedings, contributing to strengthening measures to prevent and fight crime.

Effectively implement the Law on amending and supplementing some articles of the Law on Lawyers. Improve legal mechanism in order to fully promote the role of socio-professional organizations in justice field. Prepare necessary documents to establish the national notarization organization.

VIII. EXPANSION AND IMPROVEMENT OF THE EFFICIENCY OF DIPLOMATIC WORK, ACTIVE INTERNATIONAL INTEGRATION

1. The Ministry of Foreign Affairs takes prime responsibility to coordinate with Ministries, agencies and localities to:

Actively accelerate comprehensive diplomatic work. Fruitfully realize the Politburo’s Resolution on international integration with a focus on economic front. International integration in other fields must support economic integration and effectively contribute to economic development. Establish the National Steering Committee for International Integration; speed up the free trade agreement negotiations. Deepen relations with partners, especially strategic partners, neighboring countries, ASEAN members, traditional partners, and other big countries. Promote Viet Nam’s role and responsibility in ASEAN, multi-lateral organizations and forums. Actively participate in the formulation of ASEAN Economic Community by 2015.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Ministry of National Defense is responsible for coordinating with the Ministry of Foreign Affairs, other ministries, agencies and localities to have comprehensive and effective measures and take full advantage of international community’s support for the protection of the national sovereignty and interests in the East Sea, actively prepare forces to participate in UN-led peacekeeping operations.

3. The Ministry of Industry and Trade is responsible for coordinating with the Ministry of Foreign Affairs, other ministries, agencies and localities to effectively realize international commitments, actively and selectively join free trade agreement negotiations with a proper roadmap to support sustainable development, particularly the Trans-Pacific Partnership (TPP), EU-Viet Nam Free Trade Agreement (EVFTA), etc, with a view to ensure the compatibility with Viet Nam’s Strategy for joining free trade agreements on the basis of equality, mutual benefits and respect for national interests, and in favor of economic development. The Ministry speeds up dissemination of information relevant to the signed free trade agreements, ASEAN Economic Community (AEC) 2015 and free trade agreements under negotiations so that businesses and localities could be active in exploiting opportunities and surmounting challenges and difficulties generated from these agreements.

4. The Ministry of Justice is responsible for coordinating with other ministries and agencies to fruitfully implement the Plan to enforce Viet Nam’s rights and obligations as a member of Hague Conference on private international law in accordance with the Prime Minister’s Decision; improve legal basis for issuing legal comments on loans and foreign-funded projects, and acts as a national agency in addressing international disputes between the Government and foreign investors.

IX. CONTINUED EXPANSION OF INFORMATION DISSEMINATION FOR SOCIAL CONSENSUS

1. Ministries, agencies and localities, based on their assigned functions and tasks, effectively implement the Politburo’s Directive on information dissemination; ensure people’s diverse information demand.

Ministers, heads of Ministerial-level agencies and Governmental bodies, Chairmen of People’s Committees of provinces and centrally-governed cities must be active in supplying exact and timely information relevant to mechanisms, policies as well as regulatory work within their authority. Ministers actively join the Program “People ask, Ministers answer”. The Office of Government coordinates with the Viet Nam Television to improve the quality of this program along with well organizing other programs with the participation of Cabinet members.

Enhance the discipline of making statements. Heighten the responsibility of press agencies in providing timely, exact and unbiased information to the public in order to create social consensus in the implementation of the set targets and tasks.

Effectively implement grass-roots democracy regulations, give prominence to people’s supervision over the performance of cadres, civil servants and State agencies. Enhance dialogues and contacts with, focus on timely settling legitimate proposals of businesses and people; exchange and receive policy feedbacks, especially those on mechanisms and policies associated with people’s life and businesses.

Strengthen the leadership of the Party Committees and authorities’ management over information and communication activities. Improve online information management capacity. Heighten the responsibility of heads of press management agencies and press agencies. Strictly deal with acts of violating legal regulations, making corrupt use of the rights of freedom of speech and press freedom to damage the interests of the State, and rights and legitimate interests of organizations and individuals.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Ministries Justice, Information and Communications, Culture-Sports- Tourism quickly study and design policies and legislations in order to concretize the principles of respect for, guarantee, and protection of human rights, citizens’ basic rights like freedom of speech, press, information assess stipulated by the Constitution; accelerate legal propagation and education in order to improve sense of legal obligation and sense of social responsibility of individuals and organizations in the cause of the Fatherland protection.

Part II

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Based on this Resolution and relevant resolutions of the Party, the National Assembly, Ministers, heads of Ministerial-level agencies and Governmental bodies and Chairmen of the People’s Committees of provinces and centrally- governed cities, within their assigned functions and competence, shall:

Quickly design, promulgate and deploy right in January their specific action programs and plans; clearly identify targets, tasks and progress, responsible units, and add them to the working programs of the Government, Ministries, agencies and localities for implementation, giving priority to composition of legal documents in order to quickly put measures enshrined in this Resolution into realities.

Focus on implementing drastically, flexibly and effectively tasks and solutions enshrined in Resolutions, orientations, policies of the Party, the National Assembly, and the Government; directly manage the realization of this Resolution and be responsible before the Government, the Prime Minister the implementation of the Resolution in fields and areas in accordance with their assigned functions and tasks.

Enhance coordination among Ministries, agencies and localities; closely work with bodies of the Party, the State, the Viet Nam Fatherland Front, mass organizations in order to successfully realize objectives and tasks set out in this Resolution; uphold the sense of collective responsibility while clearly identifying functions, tasks and responsibilities and competence of each agency, organization and individual in the implementation process.

Regularly examine and supervise the progress of the implementation of the set working programs; organize monthly information exchanges to review the implementation of the Resolution; actively deal with emerging issues or propose measures to deal with these issues within their assigned competence. Timely implement reward-and-punishment system in accordance with legal regulations and assigned missions.

Summarize, evaluate and make monthly or quarterly reports on the implementation of the Resolution, send them to the Ministry of Planning and Investment prior to the 20th day of each month and of each quarter. The Ministry of Planning and Investment takes prime responsibility to coordinate with Ministries, agencies and localities to check, supervise and keep close watch on the implementation of the Resolution, then summarizes and reports to the Government at its regular meetings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental bodies, provincial and centrally-governed People’s Committees review and assess the implementation of this Resolution within their assigned functions and tasks and put forwards regulatory measures for the next year, then report them to the Prime Minister and send to the Ministry of Planning and Investment prior to November 30, 2014. The Ministry of Planning and Investment is responsible for summarizing and reporting to the Government at the Government’s regular meeting in December 2014.

4. The Government requests the Viet Nam Fatherland Front, central committees of mass organizations to propagate and mobilize their members and people from all walks of life to unify and join hands and hearts for realizing socio-economic development tasks set for 2014 in accordance with the National Assembly’s Resolutions and the Government’s Resolution.

5. The Government asks the National Assembly and local-level People’s Councils to enhance supervision over the implementation of tasks of the Government, Ministries, provincial and centrally-governed People’s Committees enshrined in this Resolution./.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước ngày 02/01/2014 do Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


44.299

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.211.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!