Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 210/KH-UBND 2021 phát triển kinh tế dân tộc thiểu số Quảng Ninh 2021 2025

Số hiệu: 210/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Nguyễn Tường Văn
Ngày ban hành: 29/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 210/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 29 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI VÀ CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI GẮN VỚI BẢO ĐẢM VỮNG CHẮC QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở CÁC XÃ, THÔN, BẢN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ, MIỀN NÚI, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về “phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: 2021 - 2025” (sau đây gọi tắt là Chương trình mục tiêu quốc gia), Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về “phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Chương trình tổng thể). Theo đề nghị của Ban Dân tộc tỉnh tại công văn số 568/BDT-KHTH ngày 28/10/2021; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Cụ thể hóa, triển khai thực hiện đồng thời Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 và Chương trình tổng thể đã được Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt tại Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021; gắn với triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt Đề án tổng thể, phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về “Phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030” và Chương trình hành động số 4594/CTr-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

- Xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm cụ thể để tập trung thực hiện, hoàn thành các mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể đã được phê duyệt. Là cơ sở để kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện hai Chương trình theo yêu cầu của Trung ương và yêu cầu của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải bám sát Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể của HĐND tỉnh đã được phê duyệt, gắn với trách nhiệm, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các Sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các địa phương trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện; phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng, người dân.

- Việc quản lý, giám sát, đánh giá kết quả Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể phải được thực hiện thường xuyên, kịp thời, khoa học, chính xác, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội; giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống của Nhân dân.

Từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể. Phát triển toàn diện y tế, giáo dục và đào tạo gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập; gìn giữ, phát huy giá trị bản sắc văn hóa tốt đẹp, tinh thần tự lực, ý chí chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng và nguồn lực nội sinh của đồng bào DTTS.

Phát huy tiềm năng, lợi thế đặc thù, khác biệt của vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo để phát triển các lĩnh vực kinh tế, nhất là du lịch cộng đồng, thương mại biên giới, thu hút đầu tư; tổ chức lại sản xuất phù hợp, hiệu quả.

Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, củng cố và giữ vững niềm tin của đồng bào với Đảng, chính quyền; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

2. Mục tiêu đến năm 2025

- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng tối thiểu 02 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo giảm trung bình 3%/năm. Đến hết năm 2022 không còn thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo tiêu chí mới.

- 100% số trường, lớp học được xây dựng kiên cố, đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên. Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục ở các cấp học, bảo đảm 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi, chuẩn xóa mù chữ cấp độ 2.

- 87,5% lao động trong độ tuổi được qua đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu và điều kiện của người DTTS, trong đó tỷ lệ có bằng cấp chứng chỉ đạt trên 52%; 100% học sinh DTTS được định hướng nghề nghiệp, phấn đấu có ít nhất 30% học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở được phân luồng vào học nghề, vừa học văn hóa vừa học nghề.

- 100% số xã duy trì xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; trên 98% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 11%.

- Duy trì 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện an toàn và nâng cao chất lượng điện.

- Trên 99% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; trên 90% srác thải sinh hoạt của người dân được thu gom, xử lý theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Hoàn thành xây dựng trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã; 100% hộ đồng bào DTTS được xem truyền hình, nghe đài phát thanh Quốc gia và tỉnh Quảng Ninh. Đến năm 2025 có 50% số thôn, bản có đội (câu lạc bộ) văn hóa, văn nghệ truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng; 100% các thôn được phủ sóng điện thoại di động, trong đó hết năm 2021, xóa “vùng lõm” sóng điện thoại di động ở các khu vực có dân cư sinh sống thuộc địa bàn miền núi, biên giới, hải đảo.

- 100% xã, thôn, bản thường xuyên được xây dựng, trang bị và củng cố kiến thức, kỹ năng đối với lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, công an viên. 100% số xã, thôn, bản xây dựng và duy trì hiệu quả mô hình kết hợp dân - quân trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự, bảo tồn văn hóa, giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Mỗi huyện, thị xã, thành phố xây dựng tối thiểu 01 mô hình thế trận an ninh nhân dân tại cơ sở.

- Đến hết năm 2022, có 100% số xã thuộc vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2025, có trên 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và trên 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 100% đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

III. PHẠM VI THỰC HIỆN

Các xã, thôn, bản thuộc vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025; trong đó tập trung ưu tiên địa bàn các xã, thôn mới hoàn thành Chương trình 135, vừa ra khỏi diện ĐBKK giai đoạn 2016 - 2020.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, truyền thông, tuyên truyền

1.1. Phát huy vai trò, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể từ cấp tỉnh đến cơ sở; trong đó người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước cấp trên về công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trên địa bàn. Lồng ghép nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện hai Chương trình trong nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp và phân công, phân cấp rõ nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên.

1.2. Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh, UBND các địa phương cụ thể hóa và phê duyệt kế hoạch để chỉ đạo thực hiện ở cấp huyện, cấp xã. Phân công cụ thể các đồng chí cán bộ phụ trách chỉ đạo, điều hành; định kỳ hàng tháng, quý, năm có kiểm điểm đánh giá tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công gắn với đánh giá kết quả công tác của cán bộ.

1.3. Các địa phương cụ thể hóa các tiêu chí, chtiêu, tiến độ và giải pháp hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với địa bàn các xã, thôn thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể, phát huy cao nhất quy chế dân chủ, lấy ý kiến và tạo điều kiện để cộng đồng, người dân tham gia giám sát, trực tiếp thực hiện các mục tiêu của hai Chương trình, đảm bảo hiệu quả, phù hợp và có sự thống nhất, đồng thuận cao của Nhân dân. Tăng cường phân cấp, phát huy vai trò chủ động của các địa phương và sự tham gia, giám sát của cộng đồng, người dân đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ; không để xảy ra sai phạm trong chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

1.4. Thông tin, truyền thông sâu rộng về chủ trương, chính sách, các nội dung, tiến độ triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể; đa dạng hóa các kênh truyền thông và các hình thức phổ biến, cung cấp thông tin đến mọi tầng lớp nhân dân để người dân hiểu rõ và đồng thuận trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể đã được phê duyệt. Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động gắn với phát động, tổ chức các phong trào thi đua, nhất là thực hiện khâu đột phá “xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh, gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền” theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

1.5. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội từ tỉnh đến cơ sở; huy động tổng thể các nguồn lực để thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể đã được phê duyệt.

2. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, liên thông, tổng thể vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo (cụ thể hóa Dự án 4 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi)

2.1. Tập trung ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, nhất là đối với các xã, thôn mới hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK giai đoạn 2016 - 2020, trong đó trọng tâm là:

- Các dự án hạ tầng giao thông huyết mạch kết nối các khu vực tiềm năng phát triển về du lịch, thương mại vùng khó khăn (Ba Chẽ, Bình Liêu) với các địa phương phát triển (thành phố Hạ Long, Móng Cái).

- Các tuyến đường giao thông liên huyện Ba Chẽ - Tiên Yên; các tuyến đường giao thông kết nối từ Quốc lộ 18C đến các xã Đồng Văn, Lục Hồn (Bình Liêu); từ Quốc lộ 4B kết nối với cửa khẩu Hoành Mô, kết nối với tuyến đường Ba Chẽ - Hạ Long.

- Các tuyến đường liên xã kết nối giữa các xã (vừa ra khỏi điện khó khăn và ĐBKK) khi thực hiện sáp nhập địa giới hành chính, tập trung tại các địa phương: Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà.

- Các tuyến đường kết nối 03 cửa khẩu: Hoành Mô - Bắc Phong Sinh - Móng Cái.

- Các công trình xử lý các điểm ngập lụt trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ huyết mạch và các tuyến đường kết nối liên xã, liên thôn bị chia cắt về mùa mưa.

- Các công trình thủy lợi phục vụ diện tích tưới tiêu lớn, có tính đa dụng (vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp, vừa phục vụ cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và du lịch, vừa phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân...), tập trung tại các địa phương: Bình Liêu, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn.

2.2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình hạ tầng y tế, giáo dục, nhà văn hóa cấp xã, chợ thương mại nông thôn, nước sinh hoạt tập trung thực sự cấp thiết, gắn với lộ trình đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.

2.3. Tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình để nâng chất lượng điện ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; duy trì 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện an toàn từ các nguồn và nâng cao chất lượng điện (nguồn kinh phí thực hiện lồng ghép từ ngành điện).

- Nghiên cứu phát triển điện gió ở các địa phương có lợi thế từ các eo gió lớn (Hạ Long, Bình Liêu, Ba Chẽ).

- Các địa phương chủ động rà soát để đề xuất điều chỉnh, nâng cấp các công trình cung cấp điện phục vụ sản xuất, đời sống của người dân cho phù hợp với yêu cầu thực tế; đảm bảo hệ thống điện đạt chuẩn; duy trì 100% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng điện an toàn từ các nguồn và nâng cao chất lượng điện.

2.4. Hỗ trợ đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng thông tin truyền thông, viễn thông ở cơ sở.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ và giải pháp cụ thể để nâng cấp các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, internet, xóa các “vùng lõm” về sóng truyền hình và điện thoại di động và hạ tầng băng rộng cáp quang để nâng cao điều kiện phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền đối với đồng bào vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, gắn với triển khai Đề án chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Phổ cập thiết bị di động thông minh cho người dân trên địa bàn.

- Cấp huyện, cấp xã đầu tư hoàn thiện hệ thống loa truyền thanh cơ sở, phát huy tốt hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ công tác thông tin và truyền thông từ tỉnh đến cơ sở. Phấn đấu đến năm 2025, 100% hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.

3. Tập trung phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng tâm là đào tạo nghề cho lao động trẻ để chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu nông thôn gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS và người công tác tại vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (cụ thể hóa Dự án 5 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi)

3.1. Tập trung ưu tiên phân bổ, sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ ngân sách nhà nước để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các trường, lớp học vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học, chuẩn hóa trường học, thực sự là trung tâm văn hóa, giáo dục ở địa phương.

3.2. Tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng ở các xã mới ra khỏi vùng khó khăn và các xã, thôn mới ra khỏi diện ĐBKK trên địa bàn tỉnh đến hết năm học 2022 - 2023 theo mức hỗ trợ quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn ĐBKK; Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 và Nghị định số 145/2018/NĐ-CP ngày 16/10/2018 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non; Nghị quyết 204/2019/NQ/HĐND ngày 30/7/2019 và Nghị quyết số 248/2020/NQ-HĐND ngày 31/3/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

3.3. Tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường học, lớp học, bổ sung để đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo; củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục.

- Xây dựng cơ chế chăm lo đời sống cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

- Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học. Duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, đảm bảo 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và có ít nhất 65% đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.

3.4. Nâng cao chất lượng, mở rộng, đổi mới phương thức và mô hình hoạt động đối với giáo dục phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú.

- Thực hiện sắp xếp các trường dân tộc nội trú hiện nay thành trường Nội trú chất lượng cao.

- Mở rộng vùng tuyển sinh vào các trường phổ thông dân tộc nội trú đối với thanh, thiếu niên là người DTTS ở các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Tiếp tục nghiên cứu xem xét đề nghị cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh người DTTS trong các trường phổ thông dân tộc nội trú trúng tuyển đại học những ngành, nghề mà tỉnh khuyến khích, thu hút.

3.5. Giảm tỷ lệ mù chữ ở vùng đồng bào DTTS; nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, tin học.

- Tập trung xây dựng, duy trì, phát triển các mô hình xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Tăng cường việc dạy tiếng phổ thông (tiếng Việt) cho người DTTS, đảm bảo trên 90% người từ 15 tuổi trở lên phải đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ trong các trường học. Xây dựng cơ chế khuyến khích người dân ở khu vực miền núi, biên giới học và sử dụng thành thạo tiếng Trung và chính sách thu hút đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên ngoại ngữ, tin học để thực hiện mục tiêu đến hết năm 2025 tất cả học sinh từ lớp 3 trở lên ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo được học ngoại ngữ, tin học.

3.6. Thực hiện tốt việc phân luồng sau học trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông. Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nghiệp cho lao động vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp để tất cả shọc sinh vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông nhưng không có nhu cầu, điều kiện hoặc khả năng để học tiếp lên bậc học cao hơn được học nghề, đào tạo nghề và tìm được việc làm tại tỉnh.

- Tập trung định hướng nghề nghiệp, đảm bảo 100% học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở được phân luồng và ít nhất 30% được thu hút vào học nghề tại Trường Cao đẳng Việt - Hàn Quảng Ninh và các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh.

- Tổ chức đào tạo theo vị trí việc làm tại doanh nghiệp để doanh nghiệp tuyển dụng lao động vào làm việc ổn định (tập trung tại các địa phương Hạ Long, Móng Cái, Hải Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ); đào tạo nghề theo các mô hình thí điểm có hiệu quả; đào tạo và hỗ trợ lao động tự tạo việc làm để phát triển kinh tế hộ gia đình.

3.7. Tiếp tục quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS và vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách đặc thù đối với việc tuyển dụng công chức, viên chức là người DTTS, nhất là người DTTS tại chỗ; chính sách đặc thù hỗ trợ lực lượng công an và quân đội; chính sách hỗ trợ khuyến khích, thu hút cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên có năng lực, tình nguyện về công tác, làm việc tại vùng miền núi, biên giới, hải đảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.

- Xây dựng chính sách tạo nguồn cán bộ nữ DTTS, hỗ trợ nâng cao năng lực bảo đảm đủ khả năng tham gia vị trí lãnh đạo, quản lý các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập từ tỉnh đến cơ sở, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ và phát triển nguồn nhân lực cho vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa DTTS, chính sách dân tộc cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; bồi dưỡng tiếng DTTS cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào DTTS và miền núi.

4. Phát triển sản xuất, tổ chức lại sản xuất và nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, tập trung sản xuất hàng hóa nông, lâm, ngư nghiệp theo chuỗi giá trị, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa (cụ thể hóa Dự án 3 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi)

4.1. Về phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Hình thành, nhân rộng và phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, ngư nghiệp theo vùng chuyên canh tập trung, có quy mô phù hợp, phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng miền gắn với thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP), ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, sản xuất đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm; nâng cao giá trị kinh tế của các sản phẩm và tạo nhu nhập của người dân.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng theo hướng tăng diện tích trồng các cây có giá trị kinh tế cao gắn với việc hình thành các vùng trồng cây gỗ lớn. Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 của HĐND tỉnh để phát triển các vùng sản xuất chuyên canh tập trung các loài cây gỗ lớn, cây bản địa tạo vùng cây nguyên liệu gỗ cho chế biến phục vụ xuất khẩu, cung cấp gỗ xây dựng gắn với bảo vệ và phát triển rừng tại các địa phương Hạ Long, Ba Chẽ và tổng kết, đánh giá, xem xét nhân ra các địa phương khác trên địa bàn tỉnh.

- Nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất lâm nghiệp để mở rộng phát triển sản xuất, xây dựng được 2 vùng sản xuất lâm nghiệp: Vùng cây nguyên liệu gỗ cho chế biến phục vụ xuất khẩu, cung cấp gỗ xây dựng và vùng cây lâm nghiệp đặc sản phục vụ xuất khẩu, tập trung tại các địa phương Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Hạ Long gắn với bảo vệ và phát triển rừng.

- Rà soát, bổ sung quy hoạch, phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ, gia cầm đặc sản theo chuỗi giá trị và Chương trình OCOP của tỉnh, phù hợp với từng địa bàn nhằm khai thác tiềm năng lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả; phát triển cánh đồng có sinh thái kết hợp chế biến thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc, gia súc ăn cỏ theo hướng sản xuất ứng dụng công nghệ cao.

- Hình thành các vùng sản xuất các loại cây dược liệu có giá trị ở Ba Chẽ, Bình Liêu, Đông Triều, Hạ Long và vườn cây thuốc quốc gia Yên Tử (Uông Bí).

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững, hiệu quả, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường. Xây dựng các vùng nuôi chuyên canh tại các địa phương (nuôi tôm, nuôi nhuyễn thể, nuôi cá mặn, lợ, nuôi của biển, nuôi cá lồng bè, nuôi trai lấy ngọc, nuôi các loại hải sản có giá trị kinh tế cao tập trung ở các địa phương: Vân Đồn, Cô Tô, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái). Khai thác tiềm năng diện tích rừng ngập mặn, nhân rộng mô hình nuôi ghép, nuôi quảng canh cải tiến, nuôi sinh thái ở rừng ngập mặn, phát triển nuôi một số đối tượng có giá trị kinh tế cao: cua, ngán,... để tạo sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển khai thác hải sản xa bờ gắn với góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên vùng biển đảo.

- Rà soát, cơ cấu lại đất đai, sản xuất của các nông, lâm trường; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS tại chỗ, đảm bảo yêu cầu tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống cho Nhân dân, gắn với bảo vệ và phát triển rừng, duy trì tốt tỷ lệ che phủ rừng và nâng cao chất lượng rừng. Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn giải pháp thực hiện tích tụ ruộng đất để quy hoạch, phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; thực hiện quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đảm bảo phát triển bền vững.

- Xây dựng các mô hình phát triển sản xuất theo lĩnh vực ưu tiên, lợi thế của tỉnh và các địa phương. Thực hiện tốt việc chuyển giao khoa học, công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị nông, lâm, thủy sản cho các hộ gia đình vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Ưu tiên nguồn lực thực hiện hỗ trợ các hộ, nhóm hộ, mô hình khởi nghiệp trong liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm thuộc Chương trình OCOP theo Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của HĐND tỉnh Quảng Ninh. Phấn đấu đến năm 2025 mỗi xã có ít nhất 01 mô hình phát triển sản xuất tập trung hoặc mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

4.2. Về phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch

- Đầu tư hạ tầng để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhất là tại các địa phương có tiềm năng, lợi thế về mặt bằng quỹ đất và nguồn lao động như Tiên Yên, Ba Chẽ, Hải Hà, Đầm Hà.

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ đi lại, xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các địa phương để thu hút lực lượng lao động làm việc tại các khu vực này.

- Phát triển các lĩnh vực ngành nghề thủ công mỹ nghệ, chế biến, thương mại biên giới tại các địa phương Hải Hà, Bình Liêu, Móng Cái. Xây dựng cơ chế phù hợp để thu hút được các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, mở rộng các kênh phân phối hàng hóa (nhất là thương mại điện tử) theo Quyết định số 1162/QĐ-TTg ngày 13/7/2021 của Thủ tướng Chính Phủ “Phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021- 2025”.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4839/QĐ-UBND ngày 29/12/2020, phát triển theo hướng bền vững, có trọng tâm, trọng điểm, gắn với bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa các DTTS.

- Phát triển không gian du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm khu vực miền Đông của tỉnh gồm: Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái. Phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Bình Liêu thành mô hình điển hình và là điểm đến mới trong bản đồ du lịch Quảng Ninh.

- Phát triển du lịch cộng đồng kết hợp du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh với các sản phẩm trải nghiệm làng nghề truyền thống, tham quan trải nghiệm các sản phẩm du lịch nông nghiệp, làng hoa, du lịch thể thao mạo hiểm tại các địa phương Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên và phía Bắc thành phố Hạ Long (các xã thuộc Hoành Bồ cũ).

- Triển khai thực hiện Đề án tổng thể về quản lý, phát triển sản phẩm du lịch biển đảo vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn - Cô Tô được phê duyệt tại Quyết định số 4886/QĐ-UBND ngày 21/12/2020 của UBND tỉnh.

- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khôi phục, phát triển, mở rộng các chợ phiên miền núi, biên giới, chợ nông thôn và các loại hình chợ phù hợp để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của người dân, gắn với phát triển du lịch cộng đồng và bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh. Xây dựng điểm 02 Chợ phiên vùng DTTS, miền núi tại xã Lương Mông, huyện Ba Chẽ và xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên.

- Hợp tác nhiều bên để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với du lịch văn hóa, các mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh, điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù vùng đồng bào DTTS. Khai thác, phát huy tối đa lợi thế kết nối liên thông, tổng thể từ hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông để phục vụ phát triển du lịch ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

4.3. Đổi mới mô hình tổ chức sản xuất, liên kết và tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào DTTS và miền núi

- Xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; tập trung củng cố, phát triển Hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 gắn chặt với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là Chương trình OCOP của tỉnh; đồng thời hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển kinh tế hợp tác, thực hiện vai trò chủ đạo trong sản xuất, đảm bảo nông dân được hưởng nhiều ưu đãi hơn khi tham gia hợp tác xã. Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

- Phát triển hình thức đầu tư có sự tham gia giữa nhà nước và tư nhân; phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ DTTS, hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; các mô hình “doanh nghiệp giúp tổ hợp tác”, “hộ khá giúp hộ nghèo”, “khởi nghiệp, sáng tạo trong thanh niên DTTS”... trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 100 tổ hợp tác, 550 Hợp tác xã, 10 liên hiệp Hợp tác xã bảo đảm phù hợp Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 18/11/2020 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025.

- Triển khai các hoạt động thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi; triển khai thực hiện thí điểm dự án “Trung tâm kết nối giao thương thương mại, du lịch và quảng bá sản vật vùng đồng bào DTTS và miền núi” trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc.

4.4. Phát triển kinh tế xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào DTTS và miền núi, trong đó ưu tiên hỗ trợ các dự án, mô hình chăn nuôi, trồng trọt phù hợp. Cán bộ, chiến sỹ quân đội nâng bước em tới trường: Hỗ trợ các em trong độ tuổi đi học (từ lớp 1 đến lớp 12) là DTTS đang sinh sống ở khu vực biên giới, có hoàn cảnh khó khăn; là con của người có uy tín, người tích cực tham gia bảo vệ biên giới trong đồng bào các DTTS và các em là người DTTS còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù sinh sống ở khu vực biên giới được các đơn vị Quân đội nhận nuôi và hỗ trợ, giúp đỡ.

4.5. Cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

- Tập trung vốn tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các tổ chức và cá nhân đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là địa bàn các xã, thôn mới hoàn thành Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Ưu tiên bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội thông qua Chương trình cho vay giải quyết việc làm để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khoảng 6.000 hộ gia đình để phát triển sản xuất kinh doanh, các mô hình đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

5. Thực hiện tốt chính sách đảm bảo an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội, giảm nghèo bền vững ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo (cụ thể hóa các Dự án 1,2,6,7,8,9,10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi)

5.1. Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo (cụ thể hóa Dự án 1 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi)

- Trên cơ sở kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất và chuyển đổi nghề cho đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo tại các xã, thôn bản ĐBKK đã triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn vừa qua để nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực hiện các giải pháp tiếp tục hỗ trợ các hộ dân còn thiếu hoặc chưa có đất ở, đất sản xuất có nhu cầu hỗ trợ chuyển đổi nghề để tạo sinh kế bền vững, phù hợp với tình hình cụ thể tại từng địa phương.

- Thực hiện tốt quy hoạch, quản lý quy hoạch, giao đất ở cho các hộ dân. Xây dựng chính sách hỗ trợ vốn tín dụng để hỗ trợ các hộ hộ khó khăn về nhà ở đảm bảo 3 cứng.

- Đầu tư, hỗ trợ xây dựng, nâng cấp, duy tu bảo dưỡng các dự án, công trình nước sinh hoạt tại các xã, thôn mới hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK và xây dựng quy chế, cơ chế quản lý, vận hành, khai thác có hiệu quả các dự án, công trình.

- Xây dựng các lò đốt rác tập trung đảm bảo vệ sinh môi trường. Quản lý chặt chẽ việc xả và xử lý nước thải, rác thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh ra môi trường; đảm bảo chất thải rắn, nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định. Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt tại từng hộ gia đình và xây dựng hố ủ rác hữu cơ tại chỗ tạo phân vi sinh, xây dựng các lò đốt rác tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường tại các xã, thôn, thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Các địa phương chủ động vận động, hỗ trợ để người dân di chuyển chuồng trại chăn nuôi ra xa nơi ở, hỗ trợ xây dựng các công trình nhà tiêu hợp vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường và nguồn nước. Tiếp tục khuyến khích các hộ sử dụng công trình Biogas và các công trình liên kết: nhà tiêu hợp vệ sinh, chuồng nuôi gia súc và Biogas.

- Thực hiện quy hoạch và đưa vào sử dụng các khu nghĩa trang nhân dân phù hợp với từng địa phương và phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào DTTS; 100% xã/liên xã bố trí được nghĩa trang nhân dân theo mô hình phù hợp.

5.2. Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết (cụ thể hóa Dự án 2 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi)

- Thực hiện báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình bố trí, sắp xếp và ổn định dân cư các vùng: Thiên tai, ĐBKK, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2013 - 2020.

- Triển khai thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch bố trí, sắp xếp và ổn định dân cư các vùng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030 gắn với sinh kế bền vững, ổn định đời sống cho người dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch cộng đồng, đồng thời phù hợp với quy hoạch nông thôn mới của các địa phương đã được phê duyệt.

- Thực hiện rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất; giao đất ở và hỗ trợ nhà ở cho các hộ di dân đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, khả năng hỗ trợ của ngân sách nhà nước và phải phù hợp với quy định của Luật Đất đai, Luật Quy hoạch hiện hành.

- Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch bố trí, sắp xếp và ổn định dân cư giai đoạn 2021 - 2025, tiếp tục thực hiện hỗ trợ đầu tư các dự án di giãn dân vùng thiên tai, di dân ra vùng biên giới góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng và tạo điều kiện ổn định, nâng cao đời sống, thu nhập cho các hộ di dân; xây dựng các điểm (cụm làng, bản) dân cư sát biên giới nhằm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và an ninh quốc phòng; rà soát, nghiên cứu xây dựng thí điểm 03 điểm di dân biên giới tập trung, gồm: Điểm di dân Hang Vây - Tìu Tù, bản Lý Quáng, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà; Điểm di dân bản Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu; Điểm di dân bản Tình Pha - Ngàn Phe, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu.

5.3. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, gắn với phát triển du lịch vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo (cụ thể hóa Dự án 6 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi)

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 09/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

- Thực hiện tổng kiểm kê, rà soát di sản văn hóa phi vật thể các DTTS để bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Phục dựng, bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể của các DTTS; huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của các DTTS.

- Xây dựng và phát triển hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, tạo điều kiện để Nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng đời sống văn hóa mới, góp phần nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình văn hóa xã, thôn, bản chưa đạt chuẩn và đã xuống cấp.

- Rà soát, nghiên cứu, xây dựng, khôi phục bảo tồn 04 Làng DTTS trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, cụ thể: Đến hết năm 2022: thành lập 03 Làng DTTS (Làng người Tày ở Bản Cáu xã Lục Hồn huyện Bình Liêu; Làng người Dao Thanh Y thôn Pò Hèn xã Hải Sơn TP. Móng Cái; Làng người Sán Dìu xã Bình Dân huyện Vân Đồn); đến hết năm 2023: thành lập thêm 01 Làng người Sán Chtại thôn Lục Ngù, xã Húc Động, huyện Bình Liêu. Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh và yêu cầu thực tiễn, các địa phương cấp huyện đề xuất xây dựng Làng văn hóa dân tộc điển hình của địa phương mình đảm bảo thiết thực, phù hợp.

- Triển khai kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 24/3/2021 của UBND tỉnh “Triển khai Đề án Chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng DTTS giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” theo Đề án của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Bổ sung, sửa đổi các hương ước, quy ước thôn, bản phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của địa phương; phù hợp với yêu cầu thực tiễn về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng thôn, bản văn hóa, gia đình văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội nhằm đảm bảo các tiêu chí văn hóa trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thực hiện mục tiêu tối thiểu 50% thôn, bản có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thống hoạt động thường xuyên, có chất lượng.

- Hỗ trợ xây dựng, tổ chức phong trào văn hóa, văn nghệ, phát huy vai trò làm chủ về văn hóa của đồng bào DTTS, đặc biệt là đối với các chương trình, hoạt động lễ hội và biểu diễn văn hóa nghệ thuật truyền thống của đồng bào DTTS. Hỗ trợ nghệ nhân dân gian trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng những người kế cận.

- Ưu tiên đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ văn hóa là người DTTS cơ bản đáp ứng được về trình độ, năng lực triển khai các nhiệm vụ ở cơ sở. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, người dân đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cộng đồng.

5.4. Chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo (cụ thể hóa Dự án 7 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi)

- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 20-NQ/TW, Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân và công tác dân số trong tình hình mới.

- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ 100% kinh phí cấp thẻ Bảo hiểm y tế và chính sách hỗ trợ từ Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1081/QĐ-UBND ngày 28/5/2014 của UBND tỉnh cho người DTTS đang sinh sống tại các xã mới ra khỏi vùng khó khăn và người đang sinh sống tại các xã, thôn mới ra khỏi diện ĐBKK giai đoạn 2016 - 2020 đến hết ngày 31/12/2025.

- Xây dựng chính sách thu hút y bác sỹ, nhất là bác sỹ người DTTS về công tác tại vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; đảm bảo 100% trạm y tế xã đều có bác sỹ.

- Tiếp tục duy trì và nâng chuẩn các trạm y tế xã, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, khám chữa bệnh ở tuyến huyện và cơ sở. Đảm bảo 100% người dân ở các xã, thôn bản vùng đồng bào DTTS, biên giới, hải đảo được thiết lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và nâng tỷ lệ dân số vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo được quản lý, theo dõi, chăm sóc bảo vệ sức khỏe; 100% trẻ em được tiêm đầy đủ các loại Vaccine phòng bệnh lây nhiễm.

- Phát triển y học dân tộc kết hợp với y học hiện đại; đẩy mạnh phát triển y tế dự phòng trong vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; phát huy hiệu quả mô hình quân dân y kết hợp, khám chữa bệnh lưu động, nhằm chăm sóc tốt nhất sức khỏe cho Nhân dân vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Tiếp tục đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản; triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ dinh dưỡng và chăm sóc bà mẹ, trẻ em nhằm nâng cao thể trạng, tầm vóc và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, người DTTS, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tỷ lệ tử vong trẻ em.

- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ em vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào DTTS, giai đoạn 2021 - 2025”.

- Rà soát, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện cơ chế tài chính của các cơ sở y tế ở các địa phương còn nhiều khó khăn theo quy định của Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Trung ương; Nghị quyết số 19-NQ/TU, Đề án 25 của Tỉnh ủy, các quy định của Trung ương và chỉ đạo chung của tỉnh để có điều kiện tốt hơn trong cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh; thu hút, giữ chân nguồn nhân lực chất lượng cao.

5.5. Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo (cụ thể hóa Dự án 8 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi)

- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 91/KH-UBND ngày 04/6/2018 của UBND tỉnh thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng DTTS giai đoạn 2018 - 2025” nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trên địa bàn vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh về bình đẳng giới và bảo vệ chăm sóc trẻ em, trong đó chú trọng, ưu tiên cho đồng bào DTTS.

- Huy động các nguồn lực xã hội để hỗ trợ xây dựng, nhân rộng và phát triển mô hình phòng, chống bạo lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán người, bị xâm hại, người có hoàn cảnh khó khăn từ cơ sở và các mô hình hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới và phát triển toàn diện cho trẻ em, nhất là trẻ em các xã vùng khó khăn theo Kế hoạch số 215/KH-UBND ngày 17/9/2019 của UBND tỉnh.

- Duy trì, củng cố và tổ chức tốt các hoạt động của hệ thống mạng lưới cộng tác viên xã hội từ thôn, bản trong thực hiện công tác bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ.

- Tăng cường truyền thông, hướng dẫn các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, về các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.

- Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, đề nghị Hội Nông dân tỉnh đề xuất cụ thể việc thành lập và tổ chức hoạt động của Quỹ từ thiện đồng hành với đồng bào DTTS và miền núi trên cơ sở vận động sự tự nguyện ủng hộ tài chính, vật chất của cá nhân, đơn vị, tổ chức trong và ngoài nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mục đích nhằm hỗ trợ bình đẳng giới, phát triển phụ nữ và trẻ em, hỗ trợ các trường hợp nghèo khó bị đau ốm, tai nạn đột xuất, người có hoàn cảnh ĐBKK, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp trên địa bàn vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

5.6. Đầu tư phát triển đối với nhóm DTTS ở địa bàn ĐBKK; giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi (cụ thể hóa Tiu dự án 2 thuộc Dự án 9 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi)

- Tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao nhận thức để hạn chế tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Phấn đấu không còn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

5.7. Về thông tin, truyền thông, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý và công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch (cụ thể hóa Dự án 10 Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi)

- Củng cố, duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống hạ tầng thông tin, truyền thông từ cơ sở phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ và giải pháp cụ thể để nâng cấp các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, xóa các “vùng lõm” về sóng điện thoại di động tại các địa phương Hải Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ và Hạ Long. Triển khai Chương trình chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Tiếp tục củng cố, xây dựng và phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào DTTS trong công tác truyền thông, tuyên truyền, vận động nhân dân, đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

- Thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng DTTS theo Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 08/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền về dân tộc theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ đến đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, cán bộ tham mưu thực hiện các chính sách dân tộc từ tỉnh đến thôn bản.

- Thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý theo hình thức phù hợp cho người nghèo, đồng bào DTTS tại vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý đối với địa bàn các xã, thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả dự án xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về công tác dân tộc phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin về công tác dân tộc và hoạch định các chính sách dân tộc phù hợp trên địa bàn tỉnh.

- Cụ thể hóa và triển khai thực hiện Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 15/6/2020 của UBND tỉnh về thực hiện Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019 - 2025” trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Cụ thể hóa Bộ chỉ số theo dõi thực hiện, khung kết quả đồng thời của cả hai Chương trình, bám sát chỉ đạo của Trung ương và tình hình thực tế tại tỉnh. Nâng cao năng lực giám sát, đánh giá cho các địa phương, gồm cả cơ quan chủ trì và các Sở, ban, ngành tham gia tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể từ tỉnh đến cơ sở. Hướng dẫn, tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng, giám sát, phản biện xã hội, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng. Tuyên truyền, biểu dương, thi đua, khen thưởng gương điển hình tiên tiến trong thực hiện hai Chương trình.

V. DỰ KIẾN DANH MỤC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH, NHIỆM VỤ CỤ THỂ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Các danh mục dự án, công trình, nhiệm vụ cụ thể và lộ trình thực hiện hàng năm sẽ xem xét theo quy định, đảm bảo phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, điều kiện thực tế và khả năng huy động, cân đối các nguồn lực thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể đã đề ra.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách nhà nước các cấp bố trí theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về “Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

2. Nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, đề án, dự án khác có cùng mục tiêu trên địa bàn.

3. Nguồn viện trợ, tài trợ, nguồn huy động hợp pháp khác.

4. Nguồn do Nhân dân tự nguyện đóng góp.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh

Căn cứ nội dung Kế hoạch này và chức năng, nhiệm vụ được giao, các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh chủ động xây dựng Kế hoạch để cụ thể hóa, triển khai tổ chức thực hiện (gắn với kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 4594/CTr-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh). Một số nhiệm vụ cụ thể của các Sở, ban, ngành, đơn vị như sau:

1.1. Ban Dân tộc tỉnh

- Là cơ quan thường trực, chủ trì tham mưu UBND tỉnh cụ thể hóa, chỉ đạo, triển khai thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, tổng hợp, đánh giá kết quả và điều phối chung việc triển khai thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi toàn tỉnh.

- Phối hợp tham mưu UBND tỉnh lồng ghép nhiệm vụ của các thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Ninh trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện hai Chương trình này.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể hàng năm, trong đó xác định cụ thể các mục tiêu, tiến độ, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để tổ chức thực hiện.

- Chủ trì tổng hợp, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu bố trí, phân bổ, quản lý nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể giai đoạn trung hạn (2021 - 2025) và hàng năm. Phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể liên quan tham mưu huy động, lồng ghép các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ theo nội dung Chương trình.

- Chủ trì tham mưu thực hiện các nhiệm vụ: (1) Tổng hợp, tham mưu đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể; (2) Tổng hợp chung, đề xuất thực hiện chính sách hỗ trợ về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc phạm vi Chương trình; (2) Bồi dưỡng kiến thức dân tộc; đào tạo, nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp; (3) Tổ chức hoạt động biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo; (4) Xây dựng các Làng DTTS thuộc phạm vi Chương trình; (5) Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

- Phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch tham mưu thực hiện nhiệm vụ về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, phát triển du lịch; phối hợp Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ về Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu thực hiện nhiệm vụ về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

- Chủ trì hướng dẫn các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thực hiện chế độ thông tin, báo cáo. Đồng thời, tổng hợp, đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể, định kỳ quý, năm, sơ kết việc triển khai thực hiện hai Chương trình vào năm 2023, tổng kết vào năm 2025 và đề xuất cơ chế, chính sách tiếp tục thực hiện cho giai đoạn 2026 - 2030.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu đề xuất bố trí vốn ngân sách Trung ương, tham mưu bố trí vốn đầu tư công ngân sách tỉnh để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh và các văn bản pháp luật liên quan.

- Tham mưu bố trí các nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh cho các chương trình, dự án, chính sách có cùng mục tiêu để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Hướng dẫn cụ thể việc lập kế hoạch, bố trí, quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định có liên quan của Trung ương, của tỉnh.

1.3. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc tham mưu cân đối, bố trí vốn sự nghiệp (từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh) để thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu cân đối, bố trí vốn đầu tư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp phát nguồn vốn; quy trình thủ tục thanh quyết toán nguồn vốn theo quy định.

1.4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì tham mưu, hướng dẫn địa phương triển khai và thẩm định hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất theo Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể đã được phê duyệt, nhất là các dự án hỗ trợ liên kết sản xuất theo Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của HĐND tỉnh.

- Hướng dẫn thực hiện các giải pháp tích tụ ruộng đất để quy hoạch, phát triển sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Thực hiện tuyên truyền, phổ biến triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy hình thành và phát triển các mô hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp trên địa bàn các xã, thôn thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể, gắn với thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo kế hoạch của tỉnh.

- Chủ trì nghiên cứu, đánh giá và tham mưu bổ sung cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách khuyến khích doanh nghiệp và hợp tác xã liên kết trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện và lồng ghép, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất ở địa bàn các xã, thôn bản thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Chủ trì tham mưu công tác chỉ đạo, thực hiện theo lộ trình xây dựng các công trình thủy lợi, nước sinh hoạt đối với từng xã, thôn thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Chủ trì tham mưu thực hiện các nhiệm vụ: (1) Về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; (2) về phát triển sản xuất gắn với tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền.

1.5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội

- Chủ trì tham mưu cụ thể hóa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, gắn với thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác thông tin và truyền thông về giảm nghèo, đánh giá thực trạng, xây dựng lộ trình, giải pháp cụ thể để giảm nghèo và nhân rộng mô hình giảm nghèo để đạt được mục tiêu về giảm nghèo Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể đã đề ra.

- Chủ trì nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cơ chế hỗ trợ đi tại cho lao động vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo vào làm việc tại các doanh nghiệp, nhất là các khu công nghiệp của tỉnh.

- Chủ trì tham mưu cơ chế, chính sách phù hợp để tất cả số học sinh vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông nhưng không có nhu cầu, điều kiện hoặc khả năng để học tiếp lên bậc học cao hơn được học nghề, đào tạo nghề và tìm được việc làm tại tỉnh. Tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh người DTTS trong các trường dân tộc nội trú trúng tuyển đại học những ngành, nghề mà tỉnh khuyến khích, thu hút.

- Hướng dẫn tổ chức các hoạt động của hệ thống mạng lưới cộng tác viên xã hội thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh.

- Hàng năm hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, lập dự toán kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; tổng hợp kế hoạch trình UBND tỉnh; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Y tế và các địa phương theo dõi, tổng hợp chung, tham mưu chỉ đạo thực hiện chính sách hỗ trợ Bảo hiểm y tế đối với người dân tại các xã, thôn ra khỏi vùng khó khăn, vùng ĐBKK theo Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Chủ trì tham mưu thực hiện các nhiệm vụ: (1) Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm; (2) Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

1.6. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các địa phương đầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giáo dục, chuẩn hóa về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đối với các xã, thôn thuộc phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể. Tham mưu, đề xuất cơ chế ưu tiên trong phân bổ, sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục đào tạo vùng ĐBKK, vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Rà soát, đánh giá hiệu quả và đề xuất tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, phát triển hợp lý các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú. Chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện hệ thống trường phổ thông bán trú ở xã, hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú ở huyện, tỉnh.

- Tham mưu điều chỉnh Quyết định số 43/2019/QĐ-UBND ngày 30/12/2019 của UBND tỉnh về “Quy định vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thuộc diện tuyển sinh vào Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Quảng Ninh” theo hướng mà rộng vùng tuyển sinh vào các trường phổ thông dân tộc nội trú.

- Tham mưu cơ chế, chính sách hỗ trợ học sinh người DTTS trong các trường dân tộc nội trú trúng tuyển đại học những ngành, nghề mà tỉnh khuyến khích, thu hút.

- Tham mưu hoàn thiện và thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với người dạy, người học vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ trong các trường học vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Tham mưu xây dựng cơ chế khuyến khích người dân ở khu vực miền núi, biên giới học và sử dụng thành thạo tiếng Trung.

- Hướng dẫn xây dựng, duy trì các mô hình xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Chủ trì tham mưu thực hiện nhiệm vụ về phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

1.7. Sở Y tế

- Phối hợp với UBND các địa phương thực hiện việc duy trì, phát huy hiệu quả hoạt động của các trạm y tế xã thuộc phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách thu hút y bác sỹ, nhất là bác sỹ người DTTS về công tác tại vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, đảm bảo 100% trạm y tế xã đều có bác sỹ.

- Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh và các Sở, ngành liên quan đề xuất giải pháp thực hiện tốt cơ chế chính sách để duy trì và nâng cao tỷ lệ người dân tại các xã, thôn thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể tham gia bảo hiểm y tế.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thuộc phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể đầu tư xây dựng, khai thác, sử dụng nước hợp vệ sinh, nước sạch theo quy định.

- Chủ trì tham mưu thực hiện nhiệm vụ về chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

1.8. Sở Văn hóa và Thể thao

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thuộc phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể tiếp tục đầu tư và hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà văn hóa xã, thôn theo mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án về bảo tồn, khôi phục và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS, góp phần thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ giải pháp của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Xây dựng và thực hiện các Đề án: Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025; Đề án xây dựng và phát triển văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Đề án nghiên cứu và ứng dụng giá trị một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo gắn với việc xây dựng sản phẩm văn hóa - du lịch tại cộng đồng.

- Chủ trì đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện quy định của UBND tỉnh về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Chủ trì, phối hợp Sở Du lịch, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu thực hiện nhiệm vụ về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.

1.9. Sở Giao thông vận tải

- Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương việc lập và triển khai các nội dung về quy hoạch giao thông phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Chủ trì, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông mang tính động lực, kết nối theo nội dung, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Chủ trì tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện lộ trình xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đối với các xã, thôn thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

1.10. Sở Công thương

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thuộc phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, kết nối thị trường, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Chủ trì nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biên mậu; ưu tiên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư khôi phục, phát triển, mở rộng các chợ phiên miền núi, biên giới, chợ nông thôn và các loại hình chợ phù hợp để tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của người dân.

- Tham mưu chỉ đạo thực hiện việc bảo trì, nâng cấp hệ thống điện để đảm bảo cho các hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và điện an toàn từ các nguồn theo Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể đã được phê duyệt.

1.11. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các cơ chế, chính sách của nhà nước, của tỉnh về khoa học và công nghệ để khuyến khích ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ, nâng cao năng suất lao động, giá trị gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập, chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng hàng hóa cho người dân thuộc địa bàn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Chủ trì hướng dẫn, triển khai các đề tài ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống, thúc đẩy liên kết ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách về phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ của tỉnh; tiếp tục hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ đối với vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

1.12. Sở Thông tin và truyền thông

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thuộc phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể đầu tư và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thông tin và truyền thông theo mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Rà soát, hướng dẫn các địa phương tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin và truyền thông ở cơ sở; xóa các "Vùng lõm" về sóng điện thoại di động.

- Chủ trì tham mưu cơ chế hỗ trợ đối với doanh nghiệp bưu chính, viễn thông khi thực hiện đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông tại địa bàn này đảm bảo theo quy định.

- Phối hợp với Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích - Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và triển khai việc hỗ trợ trang sắm điện thoại smartphone và gói cước truy nhập internet cho người dân thuộc đối tượng: hộ nghèo, cận nghèo, người dân ở địa bàn tỉnh từ nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp viễn thông và Quỹ dịch vụ viễn thông công ích để người dân tiếp cận với các ứng dụng công nghệ thông tin góp phần phục vụ triển khai chính quyền số, xã hội số tỉnh Quảng Ninh.

1.13. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện các giải pháp về bảo vệ môi trường nông thôn, miền núi, bảo đảm phát triển bền vững theo mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Chủ trì hướng dẫn quản lý, giám sát khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên phục vụ xây dựng nông thôn mới và giải pháp về xử lý nước thải, rác thải, bảo vệ môi trường sinh thái và hướng dẫn thực hiện các chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất trên địa bàn các xã, thôn thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

1.14. Sở Du lịch

- Chủ trì tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng các sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, gắn với phát huy tiềm năng lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa truyền thống của đồng bào tại các xã, thôn thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Tham mưu thực hiện có hiệu quả “Đề án phát triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” và “Đề án phát triển du lịch cộng đồng bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” đã được UBND tỉnh phê duyệt, phù hợp với vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Phối hợp với các địa phương quảng bá, kết nối các điểm du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu thực hiện về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, phát triển du lịch.

1.15. Sở Nội vụ

- Chủ trì tham mưu xây dựng chính sách đặc thù đối với việc tuyển dụng công chức, viên chức là người DTTS, nhất là người DTTS tại chỗ; chính sách hỗ trợ khuyến khích, thu hút cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên có năng lực, tình nguyện về công tác, làm việc tại vùng miền núi, biên giới, hải đảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và chính sách tạo nguồn cán bộ nữ DTTS, hỗ trợ nâng cao năng lực bảo đảm đủ khả năng tham gia vị trí lãnh đạo, quản lý các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể, đơn vị sự nghiệp công lập từ tỉnh đến cơ sở.

- Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND các địa phương chủ động rà soát, tham mưu chỉ đạo kiện toàn bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bám sát Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ.

- Chủ trì tham mưu triển khai thực hiện Chương trình “Hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo” theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh. Phối hợp Ban Dân tộc tỉnh thẩm định nhu cầu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh phê duyệt trong Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm, giai đoạn của tỉnh.

- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các cơ quan có liên quan tham mưu phát động và tổ chức phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

1.16. Sở Ngoại vụ: Chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình đối ngoại của tỉnh hàng năm; phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh xác định cụ thể các nội dung, chương trình đối ngoại nhân dân vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

1.17. Sở Tư pháp

- Hàng năm, tham mưu với tỉnh bố trí kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đối với địa bàn các xã, thôn thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Nghiên cứu, tham mưu cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đối với địa bàn các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Phối hợp thực hiện nhiệm vụ về phổ biến, giáo dục pháp luật ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

1.18. Sở Xây dựng

- Phối hợp với các Sở, ngành hướng dẫn các địa phương thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở và thực hiện các thiết kế mẫu nhà ở đã được UBND tỉnh ban hành (mẫu nhà ở xã hội, nhà ở cho người có công với cách mạng, nhà ở cho hộ nghèo, mẫu Atlas nhà ở) đảm bảo “3 cứng” theo tiêu chí quy định của Bộ Xây dựng, đồng thời đảm bảo yếu tố bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các DTTS đối với địa bàn các xã, thôn thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu chính sách hỗ trợ nhà ở đối với vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, lồng ghép trong các chương trình, Chương trình hỗ trợ nhà ở của Trung ương và của tỉnh.

1.19. Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh

- Chủ trì thẩm định, xét công nhận xã thuộc phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Phối hợp đề xuất các giải pháp cụ thể để hỗ trợ các xã, thôn củng cố tiêu chí sau khi đã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tham mưu, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình “Tỉnh Quảng Ninh - Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP)”. Phối hợp, tham mưu xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích xây dựng nông thôn mới đối với các xã, thôn thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Tham mưu bố trí, lồng ghép nguồn vốn xây dựng nông thôn mới với nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình tổng thể và các chương trình có cùng mục tiêu khác để đồng thời đạt được mục tiêu của Chương trình xây dựng Nông thôn mới và mục tiêu của hai Chương trình này.

- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh rà soát, đề xuất nguồn vốn ngân sách tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể, đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp với nguồn vốn thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

1.20. Ban Xúc tiến và Hỗ trđầu tư tỉnh

- Chủ trì tham mưu, đề xuất xây dựng các chương trình, kế hoạch kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội vào vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo, trong đó tập trung ưu tiên các dự án phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, cải thiện môi trường, phát triển du lịch.

- Tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách của tỉnh để thu hút đầu tư vào vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

1.21. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Tiếp tục tham mưu thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 09/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới, gắn với phong trào thi đua “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia”.

- Xây dựng mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào DTTS và miền núi.

- Phối hợp xây dựng và duy trì hiệu quả mô hình kết hợp dân - quân trong phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự, bảo tồn văn hóa, giáo dục - đào tạo và chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.

- Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương đề xuất quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, nhất là trên các tuyến biên giới.

- Đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ lực lượng quân đội tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh.

1.22. Công an tỉnh

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh trật tự, củng cố lực lượng an ninh tại cơ sở, bố trí công an xã chính quy, chuyên nghiệp, tiếp tục tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về an ninh trật tự từ cơ sở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng, đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng mô hình thế trận an ninh nhân dân tại cơ sở thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Đề xuất xây dựng cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ lực lượng công an tại các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh.

1.23. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

- Chủ trì phối hợp với UBND các địa phương trong việc tư vấn hỗ trợ xây dựng, thành lập mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các Hợp tác xã trên địa bàn các xã, thôn thuộc phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể, nhất là thực hiện nhân rộng các mô hình Hợp tác xã có ứng dụng khoa học công nghệ cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mô hình Hợp tác xã liên kết gắn với chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên tinh thần thực hiện Nghị quyết số 194/2019/NQ-HĐND ngày 30/7/2019 của HĐND tỉnh.

- Nghiên cứu, tham mưu cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác ở vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

1.24. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh

- Vận động đội ngũ trí thức khoa học, các tổ chức thành viên, hội viên tích cực tham gia các hoạt động Khoa học và Công nghệ, tạo động lực cho sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Triển khai các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao trong các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, các vùng sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa gắn trực tiếp với vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo và đồng bào DTTS.

1.25. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh: Tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình đối ngoại nhân dân, trong đó xác định cụ thể các nội dung, chương trình đối ngoại nhân dân vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

1.26. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Quảng Ninh

- Chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại chú trọng ưu tiên tập trung vốn tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các tổ chức và cá nhân đầu tư phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, nhất là địa bàn các xã, thôn mới hoàn thành Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh, cụ thể hóa triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ về chính sách tín dụng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

1.27. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ninh

- Tham mưu đề xuất nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội từ Trung ương bố trí đối với tỉnh Quảng Ninh và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình này.

- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các Sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu, đề xuất HĐND, UBND tỉnh có cơ chế, chính sách ưu tiên bố trí vốn từ ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng CSXH để triển khai đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các hộ gia đình để phát triển sản xuất kinh doanh, các mô hình đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm cho người lao động, nhất là địa bàn các thôn ĐBKK, các xã, thôn mới hoàn thành Chương trình 135 và các xã biên giới, hải đảo.

- Thường xuyên hướng dẫn quy trình, thủ tục vay vốn, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, góp phần giảm nghèo, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra giám sát hoạt động của Ngân hàng CSXH, của các địa phương và các khách hàng vay đảm bảo theo đúng quy định, phối hợp thực hiện xử lý rủi ro (nếu có) báo cáo UBND tỉnh xem xét xử lý kịp thời.

1.28. Thanh tra tỉnh: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường công tác thanh tra phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong quản lý và sử dụng các nguồn vốn; góp phần đảm bảo hiệu quả nguồn lực huy động đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

1.29. Trung tâm truyền thông tỉnh

- Xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để tuyên truyền về việc triển khai, kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Tăng cường thời lượng tuyên truyền về các tấm gương điển hình, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Có các phóng sự, bài viết chuyên sâu về hiệu quả tập trung, ưu tiên đầu tư hỗ trợ của tỉnh trong công tác giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội, tạo đồng thuận xã hội và huy động được tổng thể các nguồn lực, góp phần thực hiện thành công tác mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

2. Trách nhiệm của các địa phương

2.1. UBND cấp huyện

- Chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo thực Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể tại địa phương mình.

- Căn cứ Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể của UBND tỉnh, UBND cấp huyện chủ động xây dựng Kế hoạch của cấp huyện (gắn với kế hoạch hành động thực hiện Chương trình hành động số 4594/CTr-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tnh) để chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể và tình hình cụ thể tại địa phương.

- Cấp huyện bổ sung nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia để thực hiện nhiệm vụ của hai Chương trình này, phân công cụ thể nhiệm vụ đến từng đồng chí lãnh đạo UBND cấp huyện và các phòng, ban, ngành có liên quan phụ trách theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể theo từng địa phương cụ thể.

- Cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu, lộ trình, giải pháp cụ thể chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể. Có kế hoạch, chương trình cụ thể định hướng, chỉ đạo thực hiện mục tiêu mỗi xã có ít nhất 01 mô hình phát triển sản xuất tập trung hoặc mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Chủ động rà soát các cơ chế chính sách hiện có liên quan đến lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo và điều kiện thực tiễn phát sinh tại địa phương để tham mưu đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành cơ chế, chính sách mới phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 của HĐND tỉnh và Chương trình số 4594/CTr-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, phát huy vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị tại địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể. Chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, luân chuyển đội ngũ cán bộ ở địa phương để đáp ứng tốt yêu cầu công tác, trong đó có nhiệm vụ thực hiện Chương trình này.

- Về huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực:

+ Đối với các huyện, thành phố có xã, thôn mới hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK: Thực hiện tốt bước lập kế hoạch, chuẩn bị đầu tư, hỗ trợ đối với các chương trình, dự án, nội dung cụ thể được thực hiện thông qua Chương trình này; đồng thời chủ động cân đối, bố trí ngân sách địa phương, huy động, lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách có cùng mục tiêu trên địa bàn để thực hiện. Quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư, hỗ trợ đảm bảo đúng mục tiêu, đúng đối tượng, đảm bảo tiến độ, chất lượng thực hiện và phát huy hiệu quả sau đầu tư, hỗ trợ.

+ Đối với các huyện, thị xã, thành phố có xã, thôn thuộc vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo còn lại: Chủ động cân đối, bố trí ngân sách địa phương, đồng thời huy động, thực hiện lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án, chính sách có cùng mục tiêu trên địa bàn để thực hiện, đảm bảo hoàn thành tốt các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Thực hiện tốt công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể, kịp thời giải quyết, kiến nghị giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện hai Chương trình từ cơ sở. Định kỳ sơ, tổng kết, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể theo quy định.

2.2. UBND cấp xã

- Trực tiếp triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể tại địa phương theo kế hoạch đã được UBND tỉnh và UBND cấp huyện phê duyệt. UBND các xã xây dựng kế hoạch cụ thể, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể, phù hợp với thực tiễn địa phương.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các đồng chí lãnh đạo UBND xã, ngành, đoàn thể, bộ phận, cán bộ chuyên môn liên quan trong hướng dẫn, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể theo hướng chi tiết công việc, sâu sát địa bàn, “cầm tay chỉ việc”.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận, huy động sự vào cuộc với trách nhiệm cao, phát huy rõ vai trò chủ thể của chính cộng đồng, người dân tại địa phương trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể, nhà nước hỗ trợ, người dân chủ động thực hiện, xóa tư tưởng trông chờ, ỷ lại trong cộng đồng, người dân tại địa phương.

- Tập trung xây dựng, nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; lấy sản xuất là trung tâm để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, giảm nghèo bền vững. Xây dựng kế hoạch của xã ngay từ năm đầu triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể, trong đó phân công cụ thể các tổ chức đoàn thể, các bộ phận chuyên môn của xã hướng dẫn, trực tiếp hỗ trợ các thôn, bản, thực hiện mục tiêu đến năm 2025 mỗi xã có ít nhất một mô hình phát triển sản xuất tập trung hoặc mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Huy động tổng thể nguồn lực, nhất là nguồn lực từ cộng đồng, người dân để thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể đã được phê duyệt. Thực hiện nghiêm túc việc lấy ý kiến Nhân dân, phát vai tốt vai trò giám sát của cộng đồng trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể từ cơ sở và phải xây dựng được quy chế, cơ chế quản lý, khai thác, phát huy hiệu quả sử dụng của các công trình, dự án sau khi đã được đầu tư hỗ trợ.

- Tổ chức phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể; xây dựng và kịp thời biểu dương, tuyên dương, nhân rộng các gương tập thể, cá nhân điển hình tiêu biểu, tạo sức lan tỏa sâu rộng của phong trào thi đua từ cơ sở.

- Chủ động, kịp thời phát hiện, giải quyết, đề xuất giải quyết những bất cập, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể tại cơ sở. Đưa nội dung đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể vào các phiên họp, giao ban hàng tuần, tháng, quý của cấp ủy, chính quyền địa phương và các cuộc họp của thôn bản. Định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo đảm bảo chất lượng theo quy định.

3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

- Xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp, thống nhất hành động cụ thể để tuyên truyền, vận động, huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức (gắn với thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh); thống nhất, có phân công cụ thể các tổ chức đoàn thể phụ trách hỗ trợ từng địa bàn cụ thể thuộc phạm vi của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Chủ động tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm và sự vào cuộc với vai trò chủ thể của đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Thực hiện tốt vai trò giám sát phản biện trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể, từ đó kiến nghị các giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể để thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Phát huy tốt sự tham gia của cộng đồng, người dân và vai trò giám sát cộng đồng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể ngay từ bước lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng các công trình, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể.

- Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp tục phối hợp tham mưu, đề xuất tổ chức các đợt vận động, huy động nguồn lực ủng hộ các xã, thôn thuộc phạm vi Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể, gắn với thực hiện Tháng cao điểm “Vì người nghèo” hàng năm và Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”.

- Đề nghị Hội Nông dân tỉnh chủ trì tham mưu thực hiện nhiệm vụ Thành lập và tổ chức hoạt động của Quỹ từ thiện đồng hành với đồng bào DTTS và miền núi theo quy định.

- Đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Cải thiện dinh dưỡng, thể lực cho trẻ vùng cao, vùng sâu, vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021 - 2025” theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ: (1) Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; (2) Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

- Đề nghị Hội Cựu chiến binh tỉnh phối hợp thực hiện nhiệm vụ về phát triển kinh tế xã hội - mô hình bộ đội gắn với dân bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo. Phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách tạo và giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.

- Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh huy động nguồn lực hỗ trợ các xã, thôn mới hoàn thành Chương trình 135, ra khỏi diện ĐBKK, góp phần thực hiện các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể. Phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ lao động vùng DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo vào làm việc trong các khu công nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Đề nghị Tỉnh Đoàn xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu và giải quyết việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an và thanh niên vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo.

- Phối hợp thực hiện tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn thực hiện; tuyên truyền, nhân rộng các gương tập thể, cá nhân điển hình trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình tổng thể và phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của hai Chương trình.

4. Tiến độ xây dựng kế hoạch và chế độ thông tin, báo cáo

4.1. Về xây dựng Kế hoạch

- Việc xây dựng kế hoạch cụ thể hóa Kế hoạch này gắn với Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 4594/CTr-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh (Đối với các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương đã xây dựng và ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 4594/CTr-UBND thì bổ sung nhiệm vụ thực hiện Kế hoạch này vào kế hoạch đã được xây dựng, đảm bảo đồng bộ, tránh chồng chéo).

- Việc xây dựng Kế hoạch của các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương hoàn thành xong trước ngày 10/11/2021 gửi về UBND tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp).

4.2. Chế độ thông tin, báo cáo

- Thực hiện đồng thời với báo cáo thực hiện Chương trình hành động số 4594/CTr-UBND ngày 19/7/2021 của UBND tỉnh và báo cáo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh, cụ thể: Định kỳ báo cáo hàng quý, 6 tháng, hàng năm và báo cáo sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Kế hoạch này gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh tổng hợp).

- Thời gian gửi báo cáo: Báo cáo quý trước ngày 20 của tháng cuối quý; báo cáo 6 tháng đầu năm trước ngày 20/6; báo cáo năm trước ngày 20/12 của năm báo cáo.

- Căn cứ yêu cầu, tình hình thực tế, UBND tỉnh giao Ban Dân tộc tỉnh chủ động đề nghị các Sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương báo cáo đột xuất để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện kịp thời, hiệu quả.

Căn cứ Kế hoạch này, Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, yêu cầu các Sở, ban, ngành, tổ chức thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể để kịp thời triển khai, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời thông tin, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc tỉnh) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, quy định./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Ban Xây dựng Đảng;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ, các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, tổ chức thuộc tỉnh;
- Các huyện, thị, thành ủy và UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
- Trung tâm Truyền thông tỉnh;
- V0, V1, V2, NLN1, 3, TM3, 4, GD, VX2;
- Lưu: VT, NLN3 (05b, KH26).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tường Văn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 210/KH-UBND ngày 29/10/2021 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình tổng thể phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


816

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.143.31
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!