HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
40/NQ-HĐND
|
Tuyên
Quang, ngày 07 tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH TUYÊN
QUANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2020, BỔ SUNG QUY HOẠCH ĐẾN NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát
triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số
23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và
phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT
ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm
định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số
05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn lập
quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Xét Tờ trình số 63/TTr-UBND
ngày 25 tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc điều chỉnh
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020, bổ
sung quy hoạch đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra số 145/BC-HĐND ngày 30 tháng 11
năm 2016 của Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của đại
biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2011 - 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025, với những nội dung
chủ yếu sau:
1.
Quan điểm
1.1- Quy hoạch
bảo vệ và phát triển lâm nghiệp tỉnh phải đáp ứng
được mục
tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển nông nghiệp hàng hóa; phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp của
Quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, quy hoạch sử dụng
đất đai và các quy hoạch chuyên ngành của tỉnh đã được phê duyệt.
1.2- Phát triển
đồng bộ cả 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) theo hướng phát triển đa
mục tiêu, hiệu quả, bền vững và hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển. Kết hợp
hài hòa giữa phát triển kinh tế rừng với bảo vệ môi trường sinh thái trên cơ sở quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng và rừng
phòng hộ là rừng tự nhiên; sử dụng hạn chế rừng trồng phòng hộ.
1.3- Đổi mới
thực hiện quy hoạch đối với rừng sản xuất theo hướng mở cả về tư duy phát triển
kinh tế lâm nghiệp, cơ chế chính sách, hình thức tổ chức sản xuất, khoa học
công nghệ và huy động nguồn lực để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng,
đáp ứng nhu cầu công nghiệp chế biến gỗ.
1.4- Khuyến
khích dồn đổi, tích tụ đất lâm nghiệp, hình thành vùng sản xuất tập trung lớn.
Huy động các nguồn lực xã hội, mọi thành phần
kinh tế đầu tư, trong đó phát huy vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân và
nông dân tham gia đầu tư phát triển.
2.
Mục tiêu
2.1- Bảo vệ và phát
triển rừng
- Thiết lập hệ
thống quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích đất lâm nghiệp.
Đẩy mạnh phát triển các vùng nguyên liệu thâm canh tập trung theo hướng sản xuất
hàng hóa, đảm bảo cung cấp nguyên liệu ổn định cho sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
đồ mộc, gỗ xây dựng trong tỉnh;
- Chuyển đổi
cơ cấu cây trồng hợp lý, đồng thời áp dụng các giải pháp lâm sinh hữu hiệu nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng rừng, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, nâng cao giá
trị thu nhập trên đất sản xuất lâm nghiệp.
- Nâng cao
năng suất rừng trồng kinh tế từ 85 m3/ha lên trên 120 m3/ha
vào cuối kỳ quy hoạch; chuyển hóa rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn có giá trị kinh
tế cao; hình thành và phát triển vùng trồng cây gỗ lớn, trồng cây đặc
sản, cây dược liệu.
2.2- Về kinh tế
Giai đoạn 2016
- 2020 và 2021 - 2025 tốc độ tăng trưởng kinh tế ngành lâm nghiệp bình
quân trên 4%/năm.
2.3- Về môi trường
Tỷ lệ độ che
phủ của rừng đến năm 2025 đạt trên 64,8%. Nâng độ che phủ hữu hiệu thông qua
nâng cao chất lượng rừng, làm tốt công tác bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện
có; khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, kết hợp với trồng rừng, đảm bảo khả
năng bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế được lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, bảo
vệ được các công trình kết cấu hạ tầng ở vùng núi và vùng trũng, hạn chế thiên
tai, giảm thiểu khí phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.4- Về xã hội
- Thu hút khoảng
trên 90.000 lao động liên tục tham gia sản xuất lâm nghiệp, góp phần tăng thu
nhập, nâng cao mức sống cho người làm nghề rừng.
- Thông qua
các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, tạo môi trường đào tạo và chuyển giao công
nghệ cho người dân làm nghề rừng.
- Nâng cao nhận
thức hiểu biết về pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, về thị trường kinh doanh
và môi trường sinh thái bền vững.
2.5- An ninh quốc
phòng
Bảo vệ và phát
triển rừng trên các diện tích quy hoạch cho các khu vực an ninh, quốc phòng; đảm
bảo khả năng về ngụy trang cho các kho tàng, thao trường huấn luyện và các công
trình quân sự phục vụ các mục đích an ninh, quốc phòng của tỉnh và quốc gia.
3.
Nhiệm vụ quy hoạch
3.1- Nhiệm vụ giai
đoạn 2016 - 2020
- Bảo vệ tốt
diện tích rừng: 1.704.321 lượt ha;
- Khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh tự nhiên: 8.288 lượt ha;
- Trồng rừng tập
trung 53.000 ha, trong đó: trồng rừng phòng hộ là 500 ha, trồng rừng sản xuất
là 52.500 ha;
- Trồng cây
phân tán làm đẹp cảnh quan, bảo vệ môi trường: 1.750 ha;
- Trồng cây dược
liệu dưới tán rừng tự nhiên: 1.200 ha;
- Chăm sóc rừng
(năm 2, 3, 4): 164.498 lượt ha;
- Khai thác:
49.000 ha;
- Làm giầu rừng:
6.680 ha;
- Xây dựng kết
cấu hạ tầng lâm sinh cần thiết đảm bảo cho việc bảo vệ và phát triển rừng;
- Duy trì quản lý rừng bền vững đã được cấp chứng chỉ FSC
15.828,53ha; cấp mới 9.000 ha (tại
thành phố Tuyên Quang 100 ha; huyện Chiêm Hóa 3.100 ha; Hàm Yên 100 ha; Sơn
Dương 2.600 ha; Yên Sơn: 3.100 ha);
- Nâng cấp vườn
ươm: 18 vườn, tại thành phố Tuyên Quang 1 vườn, Chiêm Hóa 2 vườn, Hàm Yên 6 vườn,
Sơn Dương 3 vườn, Yên Sơn 6 vườn;
- Xây dựng Trung tâm
giống: 3 trung tâm, tại huyện Chiêm Hóa 1 trung tâm, Sơn Dương 1 trung tâm và Hàm
Yên 1 trung tâm.
3.2- Nhiệm vụ giai
đoạn 2021 - 2025
- Bảo vệ tốt
diện tích rừng: 1.741.837 lượt ha; trong đó: rừng tự nhiên: 1.138.065 lượt ha,
rừng trồng 603.772 lượt ha;
- Khoanh nuôi
xúc tiến tái sinh tự nhiên: 8.288 lượt ha;
- Trồng rừng tập
trung 50.000 ha, trồng trên diện tích đất rừng sản xuất;
- Trồng cây dược
liệu dưới tán rừng tự nhiên: 300 ha;
- Chăm sóc rừng
(năm 2, 3, 4): 151.651 ha;
- Khai thác:
50.000 ha.
4.
Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp theo 3 loại rừng
Quang
Loại đất loại rừng
|
Hiện trạng năm 2015
|
Giai đoạn 2016 - 2020
|
Giai đoạn 2021 - 2025
|
Tổng đất lâm nghiệp
|
448.681,2
|
434.966,4
|
429.113,3
|
1. Đất rừng phòng hộ
|
126.731,7
|
121.609,2
|
121.609,2
|
2. Đất rừng đặc dụng
|
46.934,4
|
46.934,4
|
46.934,4
|
3. Đất rừng sản xuất
|
275.015,0
|
266.422,8
|
260.569,7
|
Chuyển ra
ngoài đất lâm nghiệp 19.567,9 ha để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương. Giai đoạn 2016-2020,
chuyển 13.714,8 ha; giai đoạn 2021-2025, chuyển 5.853,1 ha.
5.
Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
5.1- Bảo vệ
rừng: 3.446.158 lượt ha, trong đó:
- Giai đoạn
2016 - 2020: 1.704.321 lượt ha;
- Giai đoạn
2021 - 2025: 1.741.837 lượt ha.
5.2- Khoanh nuôi phục hồi rừng: 8.288 lượt ha.
5.3- Trồng rừng tập
trung (ha):
Hạng mục
|
Tổng cộng
|
Phân theo giai đoạn
|
2016-2020
|
2021-2025
|
Tổng trồng rừng tập
trung
|
103.000
|
53.000
|
50.000
|
1. Trồng rừng phòng hộ (trên
đất trống)
|
500
|
500
|
-
|
2. Trồng rừng sản xuất
|
102.500
|
52.500
|
50.000
|
2.1. Trồng rừng mới
|
9.600
|
9.600
|
-
|
2.1.1.Trồng rừng gỗ nhỏ
|
6.100
|
6.100
|
-
|
2.1.2. Trồng rừng gỗ lớn
|
3.500
|
3.500
|
-
|
2.2. Trồng lại rừng sau khai thác
|
92.900
|
42.900
|
50.000
|
2.2.1.Trồng rừng gỗ nhỏ
|
69.650
|
35.400
|
34.250
|
2.2.2. Trồng rừng gỗ lớn
|
23.250
|
7.500
|
15.750
|
5.4. Trồng cây dược
liệu: 1.500 ha, trong đó:
- Giai đoạn 2016 -
2020: 1.200 ha;
- Giai đoạn 2021 -
2025: 300 ha.
5.5. Khai thác gỗ rừng
trồng: 9.665.000 m3 gỗ, trong đó:
- Giai đoạn 2016 -
2020: 4.165.000 m3 gỗ;
- Giai đoạn 2021 - 2025: 5.500.000 m3 gỗ.
6.
Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu
- Đầu tư xây dựng và
chuyển giao công nghệ sản xuất giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào cho
Trường Đại học Tân Trào, Trung tâm sản
xuất giống cây trồng (xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn). Hỗ trợ xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất giống bằng
phương pháp nuôi cấy mô tế bào cho Công ty cổ phần Giấy An Hòa.
- Xây dựng, nâng cấp sửa
chữa 100 km đường lâm nghiệp.
- Xây dựng 86 km đường
băng cản lửa.
- Duy trì và nâng cấp
18 vườn ươm hiện có, đáp ứng yêu cầu sản xuất giống chất lượng cao. Quản lý sản
xuất có hiệu quả hệ thống vườn cây đầu dòng và các nguồn giống trên địa bàn tỉnh.
7.
Chế biến lâm sản
- Duy trì,
nâng cao hiệu quả 05 nhà máy chế biến lâm sản hiện có: Nhà máy giấy An Hòa
130.000 tấn/năm; Nhà máy chế biến gỗ của Công ty cổ phần Woodsland 6.000 m3/năm;
Nhà máy Giấy đế Na Hang; Nhà máy chế biến gỗ Tuyên Quang 5.000 m3/năm;
Nhà máy đũa Phúc Lâm 250 triệu sản phẩm/năm.
- Đầu tư xây dựng 05 nhà máy: Nhà máy chế biến gỗ Khu công nghiệp An Thịnh,
Chiêm Hóa (50.000m3/năm); Nhà máy chế biến gỗ xã Quý Quân, Yên Sơn
(30.000 m3/năm); Nhà máy chế biến gỗ Na Hang (7.000m3/năm);
Nhà máy chế biến gỗ Đông Dương (5.000 m3/năm); Nhà máy viên gỗ nén
xã Hoàng Khai, Yên Sơn (36.000 m3/năm).
- Quản lý chặt 337 cơ sở nhỏ lẻ hiện có theo Quyết định 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014
của Thủ tướng Chính phủ.
8.
Vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn: 5.792,5 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách 836,7 tỷ đồng
(chiếm 14,4%); vốn tín dụng 3.469,1 tỷ (chiếm 59,9%); vốn huy động ngoài nhà nước
khác 1.486,7 tỷ đồng (chiếm 25,7%).
- Giai đoạn 2016 - 2020: 3.521,5 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2025 là 2.271,0 tỷ đồng.
Điều 2.
Giao Ủy
ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng
tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011 - 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025 theo quy
định hiện hành.
Điều 3.
Giao Thường
trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII,
kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 07 tháng 12 năm 2016./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- Các Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND,UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Chuyên viên Văn phòng
HĐND tỉnh;
- Công báo Tuyên Quang;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu VT.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|