NGHỊ QUYẾT
NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 12/NQ-HĐND
|
Tuyên Quang,
ngày 26 tháng 7 năm 2017
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ QUY HOẠCH TÀI NGUYÊN
NƯỚC TỈNH TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
KHOÁ XVIII, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6
năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07
tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm
2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số
92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội.
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ:
Quyết định số 81/2006/QĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2006 về việc phê duyệt Chiến lược
quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020; Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 23
tháng 01 năm 2014 về việc Phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu
quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014 - 2020;
Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2015 về việc Phê duyệt điều chỉnh
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ
sung đến năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31
tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định,
phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội,
quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 42/2015/TT-BTNMT
ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quy
hoạch tài nguyên nước;
Xét Tờ trình số 27/TTr-UBND ngày 26 tháng 6
năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Báo cáo thẩm tra số 75/BC-HĐND ngày 18
tháng 7 năm 2017 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến
thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch Tài nguyên nước
tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, với những nội dung chủ yếu
sau:
I. Quan điểm Quy hoạch
1. Quy hoạch Tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 tầm nhìn đến
năm 2035 phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy
hoạch chuyên ngành khác có liên quan.
2. Quy
hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 phải
hướng đến phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp
và đa mục tiêu trên cơ sở khai thác tối ưu các nguồn lực.
3. Quy
hoạch tài nguyên nước tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 là định
hướng, cơ sở pháp lý cho quản lý, thẩm định, trình duyệt và triển khai thực hiện
các quy hoạch chuyên ngành, các dự án hỗ trợ, đầu tư có liên quan đến khai
thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang.
4. Quản
lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất
trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5. Hợp
tác, chia sẻ lợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng tài
nguyên nước; bảo đảm tính toàn diện giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa khai
thác, sử dụng tài nguyên nước với bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc
phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
6.
Khuyến khích và tăng cường sự tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến nguồn
nước trong tỉnh của các thành phần kinh tế.
II. Mục tiêu Quy hoạch
1. Mục tiêu tổng quát
Rà soát, lập Quy hoạch tài nguyên
nước tỉnh Tuyên Quang phù hợp với quy định của Luật Tài nguyên nước năm 2012;
Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm
2020, bổ sung đến năm 2025; đáp ứng các yêu cầu khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn
tài nguyên nước một cách bền vững phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá số lượng, chất lượng của
nguồn nước, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước; dự báo xu thế biến động
dòng chảy, mực nước của các tầng chứa nước, nhu cầu sử dụng nước; phân vùng chức
năng của nguồn nước.
- Xác định tỷ lệ phân bổ tài
nguyên nước cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước, thứ tự ưu tiên và tỷ lệ
phân bổ trong trường hợp hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp
nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.
- Xác định yêu cầu bảo vệ tài
nguyên nước đối với các hoạt động khai thác, sử dụng nước và các hệ sinh thái
thủy sinh; xác định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; đánh giá diễn
biến chất lượng nước, phân vùng chất lượng nước.
- Xác định hệ thống quan trắc tài
nguyên nước, giám sát khai thác, sử dụng nước; giám sát chất lượng nước, giám
sát xả nước thải vào nguồn nước.
- Xác định khu vực bờ sông bị sạt,
lở hoặc có nguy cơ bị sạt, lở, khu vực bị sụt, lún đất hoặc có nguy cơ bị sụt,
lún đất do thăm dò, khai thác nước dưới đất; đánh giá tình hình, diễn biến, xác
định nguyên nhân và phân vùng tác hại do nước gây ra; xác định các giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại
do nước gây ra, giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống cảnh
báo, dự báo tác hại do nước gây ra.
- Xác định các công trình, biện
pháp phi công trình bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị
suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước, giảm thiểu tác hại do
nước gây ra.
- Xác định các giải pháp, kinh
phí, kế hoạch và tiến độ thực hiện.
III. Nội dung quy hoạch
1. Đánh
giá trữ lượng nước trên địa bàn tỉnh
- Tổng trữ lượng tài nguyên nước
(lượng nước có thể sử dụng) trên địa bàn tỉnh là 46.846,91 triệu m3;
trong đó trữ lượng nước mặt là 45.267,9 triệu m3, trữ lượng nước dưới
đất là 1.579,02 triệu m3.
- Lượng nước có thể phân bổ năm 2020 là
40.861,39 triệu m3; năm 2025 là 40.926,37 triệu m3; năm
2035 là 41.069,61 triệu m3.
2. Quy hoạch phân bổ nguồn nước:
2.1. Nguyên tắc phân bổ nguồn nước
- Trong trường hợp nguồn nước đủ:
Các ngành khai thác nước đủ theo nhu cầu của ngành mình.
- Trong trường hợp nguồn nước đến
hạn chế (trong các tháng mùa kiệt): Tùy theo tình hình từng khu vực mà lựa chọn
nguyên tắc phân bổ cho các ngành như sau:
+ Nguyên tắc 1: Ưu tiên cấp nước
theo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội, xóa đói giảm nghèo.
+ Nguyên tắc 2: Ưu tiên cấp nước
theo hiệu quả kinh tế sử dụng nước cao nhất.
+ Nguyên tắc 3: Ưu tiên cấp nước
theo mức bảo đảm cấp nước (hay tần suất thiết kế).
Các nguyên tắc ưu tiên phân bổ nguồn
nước nêu trên có thể áp dụng riêng biệt hoặc phối hợp tùy theo từng trường hợp
cụ thể của nguồn nước, vào từng thời điểm nhất định sao cho phù hợp với các điều
kiện kinh tế - xã hội riêng của vùng, tiểu vùng được quy hoạch.
2.2. Phân bổ nguồn nước
- Đảm bảo nguồn cấp nước sinh hoạt với quy mô
dân số toàn tỉnh vào năm 2020 dự kiến là khoảng 795.866 người
với nhu cầu là 27,05 triệu m3; năm 2025 là 832.743 người với nhu cầu
32,53 triệu m3 và đến 2035 khoảng 911.702 người với
nhu cầu 38,89 triệu m3.
- Chia sẻ, phân bổ hài hòa, hợp lý
tài nguyên nước của tỉnh cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, du lịch…. Đảm
bảo nước cho hệ sinh thái và duy trì môi trường dòng chảy.
- Khai thác sử dụng hợp lý tài
nguyên nước dưới đất, phối hợp với khai thác sử dụng tài nguyên nước mặt để
cung cấp ổn định nước cho sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp.
3. Bảo vệ tài nguyên nước
3.1. Yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước
- Ngăn chặn, khắc phục có hiệu quả
tình trạng suy giảm tài nguyên nước cả về số lượng và chất lượng trên địa bàn tỉnh.
- Duy trì dòng chảy vào mùa khô
trên các sông chính: sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy và các nhánh của các sông
này.
- Khôi phục chất lượng các hồ chứa,
các đoạn sông đang bị ô nhiễm.
- Phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu
tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Tuyên
Quang.
- Bảo vệ sinh thái ngập nước ở các
vùng hồ thủy điện Tuyên Quang và các hồ nước khác trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm soát được tình trạng ô nhiễm
và cạn kiệt các nguồn nước.
3.2. Mục tiêu chất lượng
3.2.1. Chất lượng nước mặt
Căn cứ vào định hướng sử dụng nguồn
nước trong điểm 2, mục III của Điều 1 chất lượng nước, cấp nước cho các đối tượng
trên địa bàn tỉnh, cần thỏa mãn các tiêu chuẩn ứng với mục đích sử dụng.
3.2.2. Chất lượng nước dưới đất
Duy trì chất lượng các nguồn nước
dưới đất đáp ứng tiêu chuẩn theo Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước ngầm sử
dụng cho đa mục đích.
3.3. Bảo vệ môi trường nước
3.3.1. Bảo vệ môi trường nước mặt
- Đến năm 2020 có 82% khu, cụm
công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn
môi trường; 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế và 90% chất thải thông thường
được xử lý
- Đến năm 2021 hoàn thành việc quy
định cắm mốc giới và bảo vệ nghiêm ngặt vùng bảo hộ vệ sinh môi trường, bảo vệ
nguồn nước trong khai thác nước mặt phục vụ nhu cầu sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Việc phát triển các khu sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đô thị, khu dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được
xem xét trong tổng thể toàn lưu vực, yếu tố dòng chảy, sức chịu tải, khả năng tự
làm sạch của dòng sông; đảm bảo dòng chảy môi trường tất cả các dòng chảy mặt
có chiều dài hơn 10 km trên địa bàn tỉnh.
3.3.2. Bảo vệ môi trường nước dưới đất
- Tuân thủ những quy định của nhà
nước liên quan đến hoạt động khoan thăm dò, khoan khai thác và khai thác nước
dưới đất.
- Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước
dưới đất các loại hoá chất, chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm
định. Chỉ được sử dụng các loại hoá chất trong danh mục cho phép của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong thăm dò, khai thác nước dưới đất.
- Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm
nguồn nước qua các giếng khoan thăm dò, khai thác. Các lỗ khoan thăm dò, lỗ
khoan khai thác không còn sử dụng phải được trám lấp lại theo đúng quy trình kỹ
thuật để tránh làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất.
- Các dự án khai thác khoáng sản,
cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có sử dụng hoá chất độc hại, kho chứa hoá chất,
kho xử lý, khu chôn lấp chất thải nguy hại phải được xây dựng đảm bảo an toàn kỹ
thuật và có biện pháp ngăn cách bảo đảm không để rò rỉ, phát tán hoá chất, chất
thải độc hại ngấm vào nguồn nước dưới đất.
- Đến năm 2022 hoàn thành quy định
cắm mốc đới phòng hộ bảo vệ các công trình khai thác nước dưới đất, khu vực có
xuất lộ nước khoáng trên địa bàn tỉnh.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng các cụm
công trình khai thác cấp nước tập trung cho các cụm dân cư, giảm tình trạng
khai thác nước nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình để giảm nguy cơ gây suy giảm nước dưới
đất.
3.4. Phòng chống cạn kiệt
nguồn nước
- Thực hiện tốt Luật bảo vệ
và Phát triển rừng; Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang, ưu
tiên đầu tư đẩy mạnh trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn; huy động các nguồn kinh phí đầu tư
cho việc trồng rừng, bảo vệ rừng và công tác khuyến lâm, xã hội hoá kinh tế nghề
rừng. Duy trì độ che phủ rừng trên 60% là giải pháp bảo vệ nguồn nước rất quan
trọng của tỉnh.
- Đối với lưu vực sông Phó Đáy, dự
báo khả năng cạn kiệt nguồn nước vào mùa kiệt có thể xảy ra, phải có biện pháp
phòng chống cạn kiệt riêng, tập trung vào một số giải pháp như sau:
+ Bố trí cơ cấu cây trồng theo hướng
tập trung phát triển lâm nghiệp; đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp
không hiệu quả, sử dụng nhiều nước khuyến khích nông dân trồng cây ít sử dụng
nước, có hiệu quả kinh tế cao.
+ Tính toán cân bằng tại các công
trình thuỷ lợi khai thác nước sông Phó Đáy dùng cho phát triển kinh tế trên các
dòng nhánh để đưa ra phương án phù hợp; xây dựng các hồ trữ nước tại một số
dòng nhánh đảm bảo cấp nước về mùa kiệt.
+ Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn,
rừng đặc dụng, đẩy mạnh công tác trồng rừng, tăng độ che phủ thảm thực vật cho
khu vực chiến khu xưa (Khu ATK, đặc biệt rừng đặc dụng Tân Trào, nâng tỷ lệ che
phủ trên 80%).
+ Các hoạt động khai thác điện
năng trên dòng sông Phó Đáy phải đảm bảo nguyên tắc điện năng là thứ yếu, duy
trì sự sống của dòng sông (dòng chảy tối thiểu) là chủ yếu.
4. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại
do nước gây ra
4.1. Phòng, chống, sụt lở đất
- Trước mắt, hạn chế khoan thăm
dò, khai thác nước dưới đất tại một số khu vực đã có hiện tượng sụt lở đất hoặc
có nguy cơ sụt lở đất đã được điều tra, đánh giá.
- Đến năm 2018 hoàn thành việc điều
tra, khoanh định và công bố các khu vực hạn chế thăm dò khai thác nước dưới đất,
các khu vực khai thác nước dưới đất phải đăng ký.
4.2. Phòng, chống sạt, lở bờ
sông, bãi sông
Hạn chế, tạm ngừng và ngừng hẳn
các hoạt động khai thác cát, sỏi, khoáng sản lòng sông tại các đoạn sông bị sạt
lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở cao. Đến năm 2022, hoàn thành việc cắm mốc hành
lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh.
5. Về vốn:
Tổng nhu cầu vốn cho các dự án ưu
tiên: 44,5 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn đến năm 2020: 18,5 tỷ
đồng;
- Giai đoạn từ năm 2020 đến 2025:
26 tỷ đồng;
Điều 2. Giao Ủy ban nhân
dân tỉnh thực hiện nghị quyết này theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội
đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày
được Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
26 tháng 7 năm 2017./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc Hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, HĐND,UBND, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Thường trực HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn;
- Công báo Tuyên Quang;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Trang thông tin điện tử HĐND tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Báo Tuyên Quang;
- Lưu: VT, (Trị).
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|