Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1620/KH-UBND 2022 thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn hồ đập thủy lợi Lâm Đồng

Số hiệu: 1620/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 15/03/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1620/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ, ĐẬP THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017; Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 07/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước; Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 07/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược thủy lợi Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số 1611/CT-BNN-TCTL ngày 22/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2021.

Thực hiện Thông báo Kết luận của Thường trực Tỉnh ủy số 165-TB/TU ngày 19/10/2021; Quyết định số 2243/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025; Quyết định số 19/2021/QĐ-UBND ngày 18/5/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh  Lâm Đồng.

Trên cơ sở Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng1, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới nhm cụ thể hóa, triển khai có hiệu quả các nội dung của Đề án, phục vụ công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân, cụ thể như:

I. Sự cần thiết ban hành Kế hoạch

Trên địa bàn tỉnh hiện có 435 công trình thủy lợi, trong đó có: 223 hồ chứa và liên hồ chứa, 90 đập dâng, 19 trạm bơm, khoảng 1.200 km kênh mương, 91 đập tạm và 12 kênh tiêu; hệ thống công trình trên đã chủ động cấp nước tưới cho Khoảng 46.169 ha đất canh tác.

Đa phần các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh hiện vẫn đảm bảo an toàn do thường xuyên được kiểm tra, đầu tư sửa chữa. Tuy nhiên vẫn còn một số công trình được xây dựng lâu năm, do đắp đường tạo thành h, thi công không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiếu nguồn kinh phí sửa chữa, xuất hiện các nguy cơ mất an toàn. Qua rà soát, tính đến sau mùa mưa bão năm 2021, trên địa bàn tỉnh hiện có 68 hồ chứa nước bị hư hỏng, xuống cấp ở các mức độ khác nhau; trong đó có 12 công trình bị hư hỏng nặng đã bố trí vốn (hoặc được đưa vào kế hoạch vốn) và đang trong giai đoạn lập hồ sơ thiết kế; còn lại 56 công trình bị hư hỏng ở các mức độ khác nhau, hiện chưa có kinh phí sửa chữa.

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thời tiết thường diễn biến bất thường, cực đoan; mưa, lũ xảy ra với cường độ lớn, không theo quy luật. Bên cạnh đó, một số công trình thủy lợi đã bị hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa mưa, bão và sự cố bất thường ngay trong mùa khô. Để chủ động ứng phó với diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, việc ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh đphục vụ công tác phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, ổn định sản xuất, đời sống nhân dân là hết sức cần thiết.

II. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

a) Hoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố, nâng cao năng lực của lực lượng làm công tác quản lý, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi các cấp trên địa bàn tỉnh.

b) Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý, vận hành, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi nhằm sử dụng có hiệu quả các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

c) Đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi; đầu tư sửa chữa các đập, hồ thủy lợi hiện có bị hư hỏng, xuống cấp theo tiêu chuẩn hiện hành, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

2. Yêu cầu: đến hết năm 2025 đạt được những mục tiêu sau:

a) Phấn đấu 100% công trình đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh có đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định về an toàn đập, hồ chứa (kiểm định an toàn đập, quy trình vận hành được phê duyệt...).

b) Phấn đấu 100% các hồ chứa lớn được ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, vận hành, dự báo, cảnh báo nguy cơ mất an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.

c) Các đập, hồ chứa thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn cao được thống kê đầy đủ, có kế hoạch và kinh phí triển khai sửa chữa. Đồng thời việc thực hiện sửa chữa, cải tạo các công trình hồ đập phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch được duyệt cũng như định hướng quy hoạch phát triển trong thời gian tới.

d) Xác định rõ trách nhiệm và cần gắn liền trách nhiệm với nhiệm vụ chuyên môn của các nhóm đối tượng có liên quan gồm: các sở ngành, chính quyền địa phương các cấp, các đơn vị quản lý vận hành công trình thủy lợi theo phân cấp quản lý, khai thác, bảo vệ. Từ đó nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm để triển khai hiệu quả các mục tiêu của Kế hoạch đã đề ra.

đ) Phấn đấu 100% cán bộ, người làm công tác quản lý, khai thác các công trình thủy lợi được đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác quản lý, vận hành thiết bị an toàn; đồng thời tuyên truyền sâu rộng cho quần chúng nhân dân vùng hưởng lợi nắm được tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước.

e) Xử lý các trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ an toàn công trình thủy lợi; xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước.

III. Giải pháp thực hiện

1. Nhóm giải pháp số 1 (giải pháp về quản lý)

a) Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các nội dung về an toàn đập, hồ chứa theo quy định của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước (Nghị định số 114/2018/NĐ-CP) như: lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành; hệ thống giám sát vận hành đối với các hồ chứa có cửa van điều tiết lũ; kiểm định an toàn đập; phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; quy trình bảo trì...từ đó có biện pháp đảm bảo thực hiện các nội dung trên đảm bảo tiến độ theo quy định.

b) Đầu tư, ứng dụng hệ thống trang thiết bị hỗ trợ nâng cao năng lực vận hành ứng phó với mưa, lũ bảo đảm an toàn đập theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP như: hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng trên lưu vực đập, hồ chứa thủy lợi; lắp đặt các thiết bị quan trắc công trình; hệ thống giám sát vận hành đập, hồ chứa nước (thiết bị kết nối truyền dẫn số liệu khí tượng thủy văn, tình hình ngập lụt hạ du; camera giám sát vận hành công trình đầu mối và phần mềm hỗ trợ vận hành đập, hồ chứa theo diễn biến thực tế); lắp đặt hệ thống cảnh báo lũ (cho các đập, hồ chứa lớn và vừa2, khuyến khích lắp đặt cho các hồ chứa nhỏ3); xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đập hồ chứa nước phục vụ công tác chỉ đạo vận hành; lập hồ sơ lưu trữ điện tử toàn bộ các hồ, đập thủy lợi trên phạm vi toàn tỉnh.

c) Tăng cường sự phối hợp liên ngành, tăng mức độ chính xác của công tác dự báo, cảnh báo thiên tai, từ đó vận hành hồ chứa (nhất là các hồ chứa có cửa van) và phòng chống lũ cho vùng hạ lưu đập an toàn, đồng bộ, thống nhất.

d) Đối với các công trình đang thi công sửa chữa hoặc xây dựng mới: các chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn; tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa trong giai đoạn thi công theo quy định.

đ) Thường xuyên tổ chức theo dõi, kiểm tra đập, hồ chứa thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa, lũ, nhằm phát hiện sớm những ẩn họa có nguy cơ gây sự cố công trình đxử lý sớm; thực hiện nghiêm túc phương châm “4 tại chỗ” trong xử lý sự cố công trình; tăng cường công tác kiểm tra các đập, hồ chứa thủy lợi bị xuống cấp, có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ, xây dựng phương án sửa chữa bảo đảm an toàn công trình phục vụ sản xuất và tính mạng, tài sản của dân cư vùng hạ du, báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

e) Bố trí lực lượng đảm bảo đủ năng lực chuyên môn theo quy định để vận hành công trình; tổ chức trực ban 24/24h trong mùa mưa, lũ và cử cán bộ thường trực tại công trình; thường xuyên kiểm tra an toàn công trình kể cả khi không có mưa, lũ để phát hiện xử lý ngay giờ đầu khi có sự cố xảy ra; vận hành thử các cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ các hồ chứa; bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, đảm bảo kịp thời sửa chữa thay thế khi có sự cố vận hành và sẵn sàng xử lý sự cố theo phương châm 04 tại chỗ. Tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy kênh thoát lũ, các trục tiêu, cửa vào các cống tiêu nhằm chủ động tiêu rút nước đệm khi có dự báo mưa lớn xảy ra; xử lý hành vi vi phạm lấn chiếm, làm co hẹp không gian thoát lũ.

2. Nhóm giải pháp số 2 (giải pháp về nhân sự)

a) Sắp xếp lại bộ máy tổ chức các đơn vị thực hiện công tác quản lý, khai thác công trình thủy lợi từ tnh đến cơ sở; củng cố, hoàn thiện, nâng cao năng lực của đội ngũ làm công tác quản lý, khai thác, quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi các cấp theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi; hoàn thiện bộ máy quản lý của các hồ chứa thủy lợi có dung tích lớn hoặc có quy trình vận hành phức tạp; xây dựng, hoàn thiện các quy định về quản lý hồ đập nhỏ có sự tham gia của cộng đồng.

b) Thường xuyên tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác quản lý hồ, đập thủy lợi cho cán bộ làm công tác quản lý, vận hành nhất là nắm bắt, sử dụng các trang thiết bị mới, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin; củng cố, phát triển lực lượng quản lý chuyên trách có đủ năng lực chuyên môn để quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; tập trung tăng cường năng lực chuyên môn trong kiểm tra, quan trắc, dự báo, cảnh báo và vận hành bảo đảm an toàn đập.

3. Nhóm giải pháp số 3 (giải pháp về nguồn lực)

a) Các địa phương, đơn vị quản lý công trình thủy lợi chủ động sử dụng kinh phí của địa phương, đơn vị mình đtriển khai thực hiện các nội dung như: thực hiện công tác quản lý an toàn hồ, đập, lắp đặt các thiết bị quan trắc, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền.

b) Huy động thêm các nguồn lực khác như xã hội hóa để giảm kinh phí từ ngân sách nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra của kế hoạch.

c) Định kỳ hàng năm kiểm tra, rà soát, tổng hợp đề xuất phân bổ kinh phí để triển khai thực hiện sửa chữa, cải tạo các công trình theo thứ tự ưu tiên đầu tư (dựa trên mức độ hư hỏng và quy mô công trình); từ đó phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí.

4. Nhóm giải pháp số 4 (giải pháp về tuyên truyền)

a) Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến đến công chức, viên chức, cán bộ kỹ thuật nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm về công tác quản lý, vận hành công trình thủy lợi; tuyên truyền, phổ biến kiến thức tới người dân về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn hành lang công trình thủy lợi.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn địa phương, đơn vị thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi thông qua tuyên truyền phổ biến pháp luật và các chế tài xử lý các vi phạm.

5. Nhóm giải pháp số 5 (giải pháp về các chế tài kiểm tra, xử lý)

a) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; xử lý đối với các tổ chức, cá nhân không thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi.

b) Xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm về hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, xâm hại công trình thủy lợi theo quy định.

IV. Tổ chức thực hiện

(Chi tiết theo Phụ lục 1 đính kèm)

V. Nhu cầu kinh phí và nguồn vốn thực hiện

1. Tổng dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện: Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch dự kiến là: 651,6 tỷ đồng, trong đó:

a) Kinh phí sửa chữa 56 công trình thủy lợi bị hư hỏng: 553,5 tỷ đồng.

b) Kinh phí thực hiện các nội dung về quản lý an toàn hồ, đập thủy lợi (cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ, quy trình vận hành, kiểm định an toàn đập, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp...) đối với các công trình chưa triển khai thực hiện: 64,5 tỷ đồng.

c) Kinh phí đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, vận hành công trình thủy lợi: 0,6 tỷ đồng.

d) Kinh phí hiện đại hóa công tác quản lý khai thác; lắp đặt thiết bị quan trắc vận hành công trình, cảnh báo lũ hạ du cho các hồ chứa lớn: 33,0 tỷ đồng.

(Chi tiết theo Phụ lục 2, 3, 4, 5, 6 đính kèm)

2. Nguồn vốn

a) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, các chương trình từ nguồn vốn ODA là 181,0 tỷ đồng để hỗ trợ sửa chữa công trình.

b) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh là 107,7 tỷ đồng để thực hiện hỗ trợ sửa chữa công trình, thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập đối với các công trình do cấp tỉnh quản lý, đào tạo tập huấn và hiện đại hóa công trình thủy lợi lớn do cấp tỉnh quản lý.

c) Nguồn kinh phí của các đơn vị quản lý khai thác cấp tỉnh là 8,0 tỷ đồng để thực hiện quản lý an toàn đập và hiện đại hóa công trình thủy lợi lớn do đơn vị quản lý.

d) Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp huyện là 341,0 tỷ đồng để hỗ trợ sửa chữa công trình, thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập và hiện đại hóa công trình thủy lợi lớn do địa phương quản lý.

đ) Nguồn kinh phí của các đơn vị quản lý khai thác thuộc UBND cấp huyện là 13,9 tỷ đồng, để thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập và hiện đại hóa công trình thủy lợi lớn do đơn vị quản lý.

3. Phân kỳ thực hiện: Căn cứ mức độ quy mô, mức độ hư hỏng các công trình, quy định về thời gian thực hiện các nội dung quản lý an toàn đập hồ chứa, xác định phân kỳ thực hiện các nội dung như sau:

a) Giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2023 triển khai thực hiện Kế hoạch với tng kinh phí là 280,34 tỷ đồng, gồm các nội dung sau: sửa chữa các công trình hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn cao thuộc mức độ ưu tiên số 1 với kinh phí là 236,5 tỷ đồng; thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước với kinh phí là 32,235 tỷ đồng; đào tạo và tập huấn nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, vận hành công trình thủy lợi với kinh phí là 0,6 tỷ đồng; hiện đại hóa công tác quản lý khai thác, lắp đặt thiết bị quan trắc vận hành công trình, cảnh báo lũ hạ du cho các hồ chứa lớn với kinh phí là 11,0 tỷ đồng.

b) Giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2024 triển khai thực hiện Kế hoạch với tng kinh phí là 234,235 tỷ đồng, gồm các nội dung sau: sửa chữa các công trình hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn cao thuộc mức độ ưu tiên số 2 với kinh phí là 191,0 tỷ đồng; thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước với kinh phí là 32,235 tỷ đồng; hiện đại hóa công tác quản lý khai thác, lắp đặt thiết bị quan trắc vận hành công trình, cảnh báo lũ hạ du cho các hồ chứa lớn với kinh phí là 11,0 tỷ đồng.

c) Giai đoạn từ năm 2024 đến năm 2025 triển khai thực hiện Kế hoạch với tng kinh phí là 137,0 tỷ đồng, gồm các nội dung: sửa chữa các công trình hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn cao thuộc mức độ ưu tiên số 3 với kinh phí là 126,0 tỷ đồng; hiện đại hóa công tác quản lý khai thác, lắp đặt thiết bị quan trắc vận hành công trình, cảnh báo lũ hạ du cho các hồ chứa lớn với kinh phí là 11,0 tỷ đồng.

VI. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Là cơ quan thường trực triển khai thực hiện kế hoạch, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành và địa phương thực hiện các nội dung sau:

a) Tổ chức kiểm tra, rà soát để triển khai thực hiện hiệu quả các quy định về phân cấp quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh.

b) Chủ trì, phối hợp chính quyền địa phương xử lý (hoặc đề xuất xử lý) theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn tỉnh (quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, hành lang an toàn công trình...).

c) Đề nghị các địa phương, đơn vị kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn hồ đập thủy lợi trên địa bàn trước và sau mùa mưa lũ hàng năm; trên cơ sở đó tổng hợp danh mục, kinh phí để sửa chữa các công trình hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn cao báo cáo UBND tỉnh, Trung ương bố trí kinh phí thực hiện; đồng thời đề xuất lồng ghép kinh phí từ các chương trình, đề án khác hoặc kinh phí ngân sách địa phương để thực hiện.

d) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý an toàn hồ đập thủy lợi theo quy định như: Lập phương án bảo vệ, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, phương án ứng phó thiên tai, quy trình vận hành, kiểm định an toàn đập, lắp đặt thiết bị quan trắc, phương án bảo trì...

đ) Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản lý đập, hồ chứa thủy lợi (đối với cán bộ quản lý nhà nước) và lực lượng trực tiếp quản lý, khai thác đập, hồ chứa thủy lợi các cấp trên địa bàn tỉnh.

e) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quản lý công trình trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm công tác quản lý an toàn hồ đập, tổ chức trực ban nghiêm túc trong mùa mưa, lũ và cử cán bộ thường trực tại công trình; thường xuyên kiểm tra an toàn công trình kể cả khi không có mưa, lũ để phát hiện xử lý ngay giờ đầu khi có sự cố xảy ra; vận hành thử các cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ các hồ chứa; bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, đảm bảo kịp thời sửa chữa thay thế khi có sự cố vận hành và sẵn sàng xử lý sự cố theo phương châm 04 tại chỗ.

g) Đối với các công trình thủy lợi đang thi công sửa chữa hoặc xây dựng mới cần chỉ đạo đại diện các chủ đầu tư (đối với các công trình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư) hoặc phối hợp (đối với các công trình do cấp huyện hoặc đơn vị khác làm chủ đầu tư) để thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, đảm bảo tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa trong giai đoạn thi công theo quy định của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP .

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và các quy định có liên quan, tham mưu bố trí nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc

a) Tổ chức kiểm tra, rà soát để triển khai thực hiện hiệu quả các quy định về phân cấp quản lý, khai thác, bảo vệ công trình thủy lợi đã được phân cấp cho địa phương.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý (hoặc đề xuất xử lý) theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực thủy lợi đối với các công trình đã được phân cấp quản lý, khai thác, bảo vệ cho cấp huyện (quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy lợi, hành lang an toàn công trình...).

c) Củng cố, sắp xếp đơn vị, lực lượng làm công tác quản lý, khai thác các đập, hồ chứa thủy lợi tại địa phương đáp ứng yêu cầu về năng lực theo quy định.

d) Chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi trực thuộc cấp huyện thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý hồ đập thủy lợi theo quy định như: Lập phương án bảo vệ, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, phương án ứng phó thiên tai, quy trình vận hành, kiểm định an toàn đập, lắp đặt thiết bị quan trắc, phương án bảo trì...

đ) Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị quản lý công trình trực thuộc cấp huyện thực hiện nghiêm công tác quản lý an toàn hồ đập, tổ chức trực ban nghiêm túc trong mùa mưa, lũ và cử cán bộ thường trực tại công trình; thường xuyên kiểm tra an toàn công trình kể cả khi không có mưa, lũ để phát hiện xử lý ngay giờ đầu khi có sự cố xảy ra; vận hành thử các cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ các hồ chứa; bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, đảm bảo kịp thời sửa chữa thay thế khi có sự cố vận hành và sẵn sàng xử lý sự cố theo phương châm 04 tại chỗ.

e) Chủ động bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung về an toàn đập, hồ chứa, cũng như sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp do địa phương quản lý.

g) Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn đập, hồ chứa thủy lợi trên địa bàn trước và sau mùa mưa lũ hàng năm.

h) Tuyên truyền rộng rãi về tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi; xử lý hành vi vi phạm lấn chiếm, làm co hẹp không gian thoát lũ.

4. Các đơn vị quản lý, vận hành công trình thủy lợi

a) Định kỳ hàng năm trước, trong, sau mùa mưa bão tổ chức kiểm tra, đánh giá tổng thể an toàn công trình thủy lợi được giao quản lý, báo cáo kết quả kịp thời về UBND cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, đề xuất cấp có thẩm quyền thực hiện sửa chữa các công trình bị hư hỏng, xuống cấp.

b) Bố trí lực lượng đảm bảo đủ năng lực chuyên môn theo quy định để vận hành công trình; tổ chức trực ban trong mùa mưa, lũ và cử cán bộ thường trực tại công trình; thường xuyên kiểm tra an toàn công trình kể cả khi không có mưa, lũ để phát hiện xử lý ngay giờ đầu khi có sự cố xảy ra; vận hành thử các cửa van, thiết bị phục vụ xả lũ các hồ chứa; bố trí đủ vật tư, thiết bị dự phòng, đảm bảo kịp thời sửa chữa thay thế khi có sự cố vận hành và sẵn sàng xử lý sự cố theo phương châm 04 tại chỗ. Tổ chức nạo vét khơi thông dòng chảy kênh thoát lũ, các trục tiêu, cửa vào các cống tiêu nhằm chủ động tiêu rút nước đệm khi có dự báo mưa lớn xảy ra.

c) Đối với đập, hồ chứa nước có cửa van điều tiết lũ phải quan trắc 4 lần một ngày và tính toán lưu lượng nước đến hồ, dự tính khả năng gia tăng mực nước hồ để vận hành hồ chứa chống lũ an toàn. Cập nhật thông tin vận hành hồ chứa lên trang điện tử thu thập thông tin điều hành hệ thống thủy lợi của Tổng cục Thủy lợi tối thiểu 2 lần/ngày trong điều kiện thời tiết bình thường và 4 lần/ngày khi có mưa, lũ; trong trường hợp mực nước hồ cao hơn mực nước thiết kế phải quan trắc, cập nhật tối thiểu 1 lần/giờ, đồng thời phải báo cáo qua email, điện thoại, văn bản tới Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố; Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Thường xuyên theo dõi, cập nhật các bản tin dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, số liệu quan trắc thủy văn tại công trình (nếu có) từ đó thực hiện vận hành công trình đảm bảo theo yêu cầu cấp nước và an toàn.

đ) Thường xuyên rà soát, đánh giá báo cáo tình hình thực hiện các nội dung về an toàn đập, hồ chứa theo quy định của Nghị định số 114/2018/NĐ-CP như: Lập, điều chỉnh, bổ sung quy trình vận hành; hệ thống giám sát vận hành đối với các hồ chứa có cửa van điều tiết lũ; kiểm định an toàn đập; phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; quy trình bảo trì..., từ đó triển khai thực hiện các nội dung trên từ nguồn kinh phí được quy định tại Điều 30, Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng./.

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh;
- Các Sở: Nông nghiệp & PTNT,

Tài chính, Kế hoạch & ĐT;
- UBND các huyện, Tp. Đà Lạt và Bảo Lộc;
- Lưu: VT, TL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

PHỤ LỤC 1

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC NHÓM GIẢI PHÁP TRONG KẾ HOẠCH CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ, ĐẬP THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 1620/KH-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Nhiệm vụ cụ thcho từng nhóm giải pháp

Sản phẩm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Cơ sở đảm bảo tính khả thi

I

GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ

 

 

 

 

 

1

Thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa

Hệ thống văn bản

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND cấp huyện, đơn vị quản lý vận hành công trình

Theo quy định đối với từng nội dung về quản lý an toàn hồ, đập

Nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị

2

Chủ động bố trí kinh phí thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập, hồ chứa (chi tiết về kinh phí tại phụ lục 5)

Hệ thống văn bản

Các địa phương, đơn vị quản lý vận hành công trình

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện

 

Theo quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều 30, Nghị định 114/2018/NĐ-CP

3

Hiện đại hóa, lắp đặt các hệ thống đối với các công trình lớn: quan trắc công trình, dự báo khí tượng thủy văn công trình, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và hạ du (chi tiết về kinh phí tại phụ lục 6)

Hệ thống quan trắc cho các công trình lớn

Các đơn vị quản lý công trình

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện

Thường xuyên

Theo quy định tại Điều 5, Điều 14, Điều 15 Nghị định 114/2018/NĐ-CP

4

Tăng cường phối hợp liên ngành, tăng mức độ chính xác của công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; từ đó vận hành công trình đảm bảo an toàn, hiệu quả

Hệ thống văn bản

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện

Thường xuyên, nhất là vào mùa mưa bão

Nhiệm vụ chuyên môn của các sở ngành, địa phương

5

Thực hiện nghiêm việc kiểm tra, theo dõi hiện trạng an toàn công trình trước, trong và sau mùa mưa bão hàng năm; lên kế hoạch ứng phó sẵn sàng với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trong mùa mưa bão

Báo cáo kiểm tra, rà soát hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các địa phương, đơn vị quản lý vận hành công trình

Trước ngày 15 tháng 4 hàng năm và khi có tình huống đột xuất để dọa an toàn công trình

Theo quy định tại Điều 16, Nghị định 114/2018/NĐ-CP

6

Tổ chức trực ban nghiêm túc, hiệu quả, đúng quy định nhất là khi bước vào mùa mưa, bão

 

Các đơn vị quản lý vận hành công trình

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện

Thường xuyên, đột xuất, nhất là vào mùa mưa bão

Nhiệm vụ chuyên môn của các đơn vị

II

GIẢI PHÁP VỀ NHÂN SỰ

 

 

 

 

 

1

Từng bước hoàn thiện, củng cố, nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý, vận hành công trình thủy lợi, nhất là các công trình có quy mô lớn

Báo cáo kết quả thực hiện của các cấp

Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn

Các đơn vị quản lý vận hành công trình

Thường xuyên

Theo quy định tại Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

2

Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ công chức quản lý nhà nước các cấp, cán bộ kỹ thuật về công tác quản lý hồ, đập thủy lợi về quy định của pháp luật có liên quan, vận hành xử lý các tình huống, sử dụng các trang thiết bị hiện đại...(chi tiết kinh phí tại phụ lục 6)

Các lớp tập huấn, đào tạo

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND cấp huyện, các đơn vị quản lý vận hành công trình

Thường xuyên

Theo quy định tại Nghị định 67/2018/NĐ-CP của Chính phủ

III

GIẢI PHÁP VỀ NGUỒN LỰC

 

 

 

 

 

1

Chủ động sử dụng kinh phí của các huyện, thành phố, đơn vị quản lý công trình để triển khai thực hiện các nội dung không cần quá nhiều kinh phí như: quản lý an toàn hồ đập, lắp đặt thiết bị quan trắc, đào tạo, tập huấn

Công trình được thực hiện

UBND cấp huyện, các đơn vị quản lý vận hành công trình

Sở Nông nghiệp và PTNT

Hàng năm

Theo quy định tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP

2

Huy động các nguồn lực khác để giảm tải cho ngân sách nhà nước

Nguồn kinh phí

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện

 

Thường xuyên

 

3

Tổng hợp, đề xuất và phân bổ sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện giải pháp sửa chữa các công trình có nguy cơ mất an toàn cao theo thứ tự ưu tiên đầu tư tại phụ lục 4 của Kế hoạch, cụ thể kế hoạch thực hiện theo các bước sau:

Nguồn kinh phí

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

UBND cấp huyện, các đơn vị quản lý vận hành công trình

Hàng năm

Theo quy định tại điểm b, Khoản 1, Điều 30, Nghị định 114/2018/NĐ-CP

3.1

Hàng năm UBND cấp huyện dựa trên danh mục công trình hư hỏng chưa được phân bổ vốn tại phụ lục 4 của kế hoạch này, kết hợp với kiểm tra, rà soát thực tế để báo cáo, đề xuất về Sở Nông nghiệp và PTNT danh mục công trình có nguy cơ mất an toàn cao. Trong đó cần thống kê chi tiết về các hạng mục công trình hư hỏng, khái toán và đề xuất kinh phí thực hiện, thứ tự ưu tiên đầu tư

 

 

 

 

 

3.2

Trên cơ sở đề xuất các địa phương, hàng năm Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra, rà soát, tổng hợp đề xuất về danh mục công trình cần thực hiện sửa chữa để đảm bảo an toàn. Trong đó cần xác định cụ thể thứ tự ưu tiên đầu tư, thẩm định sơ bộ nguồn kinh phí đề xuất thực hiện và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để kiểm tra, xem xét

 

 

 

 

 

3.3

Trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và PTNT, hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ các nguồn vốn được phân bổ trong ngân sách tỉnh, các nguồn kinh phí khác để thẩm định, đề xuất UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN CÁC NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN HỒ, ĐẬP THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch số 1620/KH-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Nhiệm vụ

Dự kiến kinh phí (tỷ đồng)

Phân kỳ thực hiện

Ngân sách Trung ương, vốn ODA

Ngân sách cấp tỉnh

Đơn vị quản lý khai thác công trình cấp tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Đơn vị quản lý khai thác thuộc UBND cấp huyện

Tổng cộng

1

Sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp

 

 

 

 

 

553,50

 

-

Các công trình có mức độ ưu tiên thực hiện số 1

119,0

52,5

 

65,0

 

236,50

Giai đoạn 1: Từ năm 2022 đến năm 2023

-

Các công trình có mức độ ưu tiên thực hiện số 2

52,0

13,0

 

126,0

 

191,00

Giai đoạn 2: Từ năm 2023 đến năm 2024

-

Các công trình có mức độ ưu tiên thực hiện số 3

10,0

0,0

 

116,0

 

126,00

Giai đoạn 3: Từ năm 2024 đến năm 2025

2

Thực hiện các nội dung về quản lý an toàn đập

 

7,8

4,0

13,5

6,9

32,235

Giai đoạn 1: Từ năm 2022 đến năm 2023

 

7,8

4,0

13,5

6,9

32,235

Giai đoạn 2: Từ năm 2023 đến năm 2024

3

Tập huấn, nâng cao năng lực quản lý vận hành công trình thủy lợi

 

0,6

 

 

 

0,60

Giai đoạn 1: Từ năm 2022 đến năm 2023

4

Hiện đại hóa công tác quản lý khai thác; lắp đặt thiết bị quan trắc vận hành công trình, cảnh báo lũ hạ du cho các hồ chứa lớn

 

8,7

 

2,3

 

11,00

Giai đoạn 1: Từ năm 2022 đến năm 2023

 

8,7

 

2,3

 

11,00

Giai đoạn 2: Từ năm 2023 đến năm 2024

 

8,7

 

2,3

 

11,00

Giai đoạn 3: Từ năm 2024 đến năm 2025

Tổng cộng (Tỷ đồng)

181,0

107,7

8,0

341,0

13,9

651,6

 

 

PHỤ LỤC 3

BẢNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP CÁC HỒ CHỨA BỊ HƯ HỎNG ĐÃ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC NGUỒN VỐN HOẶC ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN LẬP HỒ SƠ THIẾT KẾ
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1620/KH-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Tên hồ chứa

Địa điểm

Mô tả hiện trạng

Ghi chú

I

Hồ chứa nước lớn

 

1

Hồ đập Cam Ly Thượng

Lâm Hà

Thấm qua mái, thân tràn hư hỏng nặng, tiêu năng bị xói vỡ, cống hư hỏng năng và bị thấm qua mang

Thuộc Chương trình JiCa- đang lập dự án đầu tư

2

Hồ Tuyền Lâm

Đà Lạt

Khắc phục thấm tại mái hạ lưu, gia cố một phần đnh đập, làm lại rãnh thoát nước mái

Vốn dự phòng ngân sách TW năm 2020, hiện đã phê duyệt thiết kế sau thiết kế cơ sở

3

Hồ Proh

Đơn Dương

Mặt đập lún sụt, mái hạ lưu sạt trượt, thấm dọc thân đập, thấm qua mang cống

Đã đưa vào kế hoạch bố trí vốn của tỉnh

II

Hồ chứa nước vừa

 

4

Hồ Nông trường Lộc An

Bảo Lâm

Sạt trượt mái thượng, hạ lưu, thân tràn bị hỏng nặng, không có cống lấy nước

Hiện đã phê duyệt hồ sơ bản vẽ thi công

5

Hồ Lăm Pô

Lâm Hà

Thấm nặng

Thuộc danh mục đầu tư công của huyện

III

Hồ chứa nước nhỏ

6

Yang ly (Nho Hồng)

Đức Trọng

Thấm đập chính, chưa có gia cố mái, cống hỏng nặng

Nguồn vốn TW, thuộc dự án sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước

7

Hồ Đạ Na Hát

Đam Rông

Sạt trượt mái thượng, hạ lưu, thấm nhẹ, không có tràn xả lũ, cống lấy nước hư hỏng nặng

UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư

8

Hồ Thống Nhất

Lâm Hà

Sạt trượt mái thượng, hạ lưu, thấm nhẹ, không có tràn xả lũ, cống lấy nước hư hỏng nặng

Thuộc dự án ổn định dân cư tự do của huyện Lâm Hà, hiện đã phê duyệt dự án đầu tư

9

Hồ Từ Liêm

Sạt trượt mái thượng, hạ lưu, thấm nhẹ, không có thiết bị tiêu nước; tràn tạm bợ không đạt yêu cầu

Thuộc danh mục đầu tư công của huyện

10

Hồ Buôn chuối

Sạt trượt mái thượng, hạ lưu, thấm nhẹ, không có thiết bị tiêu nước

Thuộc danh mục đầu tư công của huyện

11

Hồ Thúy Khải

Sạt trượt mái thượng, hạ lưu, thấm nhẹ, không có thiết bị tiêu nước

Thuộc danh mục đầu tư công của huyện

12

Hồ Đinh Trang Thượng 2

Di Linh

Mặt đập lún sụt, mái hạ lưu sạt trượt, thấm, đống đá tiêu nước bị tắc, van đóng mở cống bị kẹt

Đã đưa vào kế hoạch bố trí vốn của tỉnh

 

PHỤ LỤC 4

NHU CẦU KINH PHÍ SỬA CHỮA CÁC HỒ CHỨA BỊ HƯ HỎNG, CÓ NGUY CƠ MẤT AN TOÀN
(Kèm theo Kế hoạch số 1620/KH-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Tên hồ chứa

Địa điểm (Huyện, TP)

Thông số chính của công trình

Mô tả hiện trạng hư hỏng

Dự kiến nguồn vốn đầu tư (tỷ đồng)

Tổng cộng (tỷ đồng)

Đơn vị quản lý, vận hành

Ghi chú

Diện tích lưu vực (km2)

Diện tích tưới (ha)

Dung tích toàn bộ (106m3)

Chiều cao đập (m)

Chiều dài đập (m)

Ngân sách TW, vốn ODA…

Ngân sách tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Phần 1: Các công trình có mức độ ưu tiên thực hiện số 1: Giai đoạn năm 2022 đến năm 2023

 

119,0

52,5

65,0

236,5

 

 

1. Hồ chứa nước loại lớn

 

 

 

 

 

 

 

1

Hồ Đan Kia

Lạc Dương

128,00

350,00

11,98

20,00

161,00

Mái thượng lưu lồi lõm, có nguy cơ mất an toàn, mái hạ lưu lún võng, tràn xả lũ bong tróc, kết cấu tràn không ổn định

45,0

 

 

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTTL Lâm Đồng

UBND tỉnh đã có các Tờ trình, văn bản đề xuất TW hỗ trợ vốn trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội gồm Tờ trình số 9259/TTr-UBND ngày 17/12/2021; Văn bản số 871/UBND-TL ngày 14/2/2022

2

Thái Phiên

Đà Lạt

1,20

54,00

0,10

 

91,00

Sạt trượt mái hạ lưu, không có thiết bị thoát nước, chưa có gia cố mái, thân tràn bị xói nặng, cống lấy nước bị thm

 

 

25,0

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTCTTL Đà Lạt

 

3

Hồ Phúc Thọ

Lâm Hà

8,00

350,00

2,90

10,00

363,00

Mặt đập sụt lún tại một số vị trí, sạt trượt mái hạ lưu

 

5,0

 

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTTL Lâm Đồng

 

4

Hồ Đạ Ròn

Đơn Dương

11,00

550,00

5,52

21,10

314,00

Xuất hiện tổ mối tại mái thượng hạ lưu, mặt đập đá cấp phối bị xói, mái thượng lưu đá lát khan bị xói, lòng hồ bồi lng, hiện đại hóa hệ thống quản lý vận hành

60,0

 

 

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTTL Lâm Đồng

UBND tỉnh đã có văn bản số 3230/UBND-TL ngày 20/5/2021 về việc đề nghị tiếp tục tham gia dự án Hiện đại hóa thủy lợi thích ứng biến đổi khí hậu - Thành phần tnh Lâm Đồng (trong đó có hạng mục sửa chữa, nâng cấp hồ Đạ Ròn)

5

Ma Đanh

Đơn Dương

1,60

53,00

0,47

17,40

160,00

Thấm tại mái hạ lưu và dọc thân tràn, trồng cỏ mái hạ lưu, gia cố mặt đập

14,0

 

 

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTTL Lâm Đồng

UBND tỉnh đã có các Tờ trình, văn bản đề xuất TW hỗ trợ vốn trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội gồm Tờ trình số 9259/TTr-UBND ngày 17/12/202, Văn bản số 871/UBND-TL ngày 14/2/2022

6

Hồ Đạ Nar

Đạ Huoai

5,70

200,00

0,94

18,60

413,00

Mái đập hạ lưu bị thấm, dọc chân đập không tiêu thoát nước được, lòng hồ bị bồi lắng

 

3,0

 

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTTL Lâm Đồng

 

7

Hồ Nam Phương

Bảo Lộc

 

Không tưới

1,50

8,00

295,00

Sạt trượt mái thượng, hạ lưu; thấm; tràn và cống hư hỏng nhiều hạng mục

 

 

40,0

 

Trung tâm Nông nghiệp TP Bảo Lộc

 

II. Hồ chứa nước loại vừa

 

 

 

 

 

 

 

8

Hồ Tư Nghĩa

Cát Tiên

4,60

221,00

2,39

12,50

106,00

Thấm nhiều tại mái hạ lưu đập, gia cố mái thượng lưu, rãnh thoát nước bị hư hỏng

 

14,5

 

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Cát Tiên

Sở Nông nghiệp và PTNT đã có tờ trình số 233/TTr-SNN ngày 10/9/2021 đề xuất tỉnh phân bổ kinh phí

III. Hồ chứa nước loại nhỏ

 

 

 

 

 

 

 

9

Hồ HT1

Bảo Lâm

1,44

70,00

0,28

7,56

138,40

Sạt trượt mái thượng hạ lưu, tràn tạm bợ, không có cống lấy nước, lòng hồ bồi lắng, đập phụ chưa được gia cố đnh đập

 

30,0

 

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Bảo Lâm

UBND huyện đã có Tờ trình số 179/TTr-UBND ngày 17/9/2021 đề xuất tnh phân bổ kinh phí

Phần 2: Các công trình có mức độ ưu tiên thực hiện số 2: Giai đoạn năm 2023 đến năm 2024

 

52,0

13,0

126,0

191,0

 

 

I. Hồ chứa nước loại lớn

 

 

 

 

 

 

 

10

Hồ Bê Đê

Cát Tiên

1,10

47,00

0,21

15,00

278,00

Đập bị thấm nhẹ, lòng hồ bồi lắng nhiều

 

3,0

 

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTTL Lâm Đồng

 

11

Hồ Đăk Lô

Cát Tiên

17,50

930,00

13,63

16,40

450,00

Vai trái thượng lưu đập sát cửa vào tràn bị sạt lở, rãnh thoát nước mái hạ lưu bị nghiêng đổ

 

3,0

 

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTTL Lâm Đồng

 

II. Hồ chứa nước loại vừa

 

 

 

 

 

 

 

12

Hồ Tà Nung

Đà Lạt

2,67

75,00

0,12

10,90

103,00

Sạt trượt mái, thấm nhẹ, hỏng thiết bị thoát nước, thân tràn xói lở nhẹ, không có cống dưới đập

25,0

 

 

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTCTTL Đà Lạt

UBND tỉnh đã có các Tờ trình, văn bản đề xuất TW hỗ trợ vốn trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội gồm Tờ trình số 9259/TTr-UBND ngày 17/12/2021, Văn bản số 871/UBND-TL ngày 14/2/2022

13

Hồ 26 tháng 2

Đà Lạt

0,54

25,00

0,11

13,00

108,00

Sạt trượt mái, thấm nhẹ, hỏng thiết bị thoát nước, thân tràn xói lở nhẹ

 

 

5,0

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTCTTL Đà Lạt

 

14

Vạn Thành 2

Đà Lạt

2,00

50,00

0,03

10,00

65,00

Sạt trượt mái, thấm nhẹ, không có thiết bị thoát nước, thân tràn xói lở nhẹ, không có cống dưới đập

 

 

2,0

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTCTTL Đà Lạt

 

15

H Bokabang

Đơn Dương

3,40

145,00

1,15

14,80

275,00

Mái hạ lưu bị xói, thiết bị cửa van cống lấy nước bị rò rỉ, mặt đập một số vị trí bị xói lở

 

7,0

 

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTTL Lâm Đồng

 

16

Hồ Suối Thông A, B

Đơn Dương

Thiếu thông tin

Sạt trượt 2 mái, thấm, không có thiết bị tiêu nước, tràn hư hỏng xói lở, không có cống lấy nước

 

 

14,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Đơn Dương

 

17

Hồ Phượng Lâm

Lâm Hà

2,40

40,00

0,04

 

 

Sạt trượt 2 mái, thấm, không có thiết bị tiêu nước, tràn hư hỏng xói lở, không có cống lấy nước

 

 

14,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Lâm Hà

 

18

Hồ chứa Kon Rum

Di Linh

 

120,00

0,50

8,00

145,00

Đập xuống cấp, thấm, tràn bị xói lở, cống hư hỏng

15,0

 

 

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Di Linh

UBND tỉnh đã có các Tờ trình, văn bản đề xuất TW hỗ trợ vốn trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội gồm: Tờ trình số 9259/TTr-UBND ngày 17/12/2021, Văn bản số 871/UBND-TL ngày 14/2/2022

19

Hồ Đồng Đò

Di Linh

 

30,00

 

 

 

Đất đắp không đạt yêu cầu, mái thượng hạ lưu bị trượt và thm; không có thiết bị thoát nước; không có tràn; thấm trong thân cống

 

 

15,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Di Linh

 

20

Hồ chứa nước Đạ R'Bo

Di Linh

 

150,00

 

 

 

Sạt trượt mái thượng, hạ lưu; thân tràn bị hỏng nhẹ; hỏng cửa van cống lấy nước

 

 

7,0

 

Ban Quản lý rừng Hòa Bắc - Hòa Nam

 

21

Hồ Thôn 3-4 xã Tân Châu

Di Linh

1,50

250,00

0,79

12,00

255,00

Sạt trượt mái thượng hạ lưu, tham nặng đập chính, thân tràn hỏng nhẹ, xói bể tiêu năng, thấm qua bể tiêu năng, hỏng cửa van

12,0

 

 

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Di Linh

UBND tỉnh đã có các Tờ trình, văn bản đề xuất TW hỗ trợ vốn trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội gồm: Tờ trình số 9259/TTr-UBND ngày 17/12/2021, Văn bản số 871/UBND-TL ngày 14/2/2022

22

Hồ Lộc Thanh

Bảo Lộc

5,00

 

1,17

6,70

140,00

Sạt trượt 2 mái, thấm, thân tràn hư hỏng nhẹ, đường quản lý xuống cấp

 

 

14,0

 

Trung tâm Nông nghiệp TP Bảo Lộc

 

III. Hồ chứa nước loại nhỏ

 

 

 

 

 

 

 

23

Hồ Ba Râu

Đức Trọng

 

60,00

 

 

 

Sạt trượt mái thượng hạ lưu, thấm nhẹ, nứt ngang đập. Tràn bị hư hỏng nặng, tiêu năng bị xói lở. Cống lấy nước bị hư hỏng, tiêu năng không có

 

 

7,0

 

Tổ quản lý Tân Hội

 

24

Hồ Lê Thứ

Đức Trọng

Đang khôi phục lại h

Đập đất bị lún, cống xả tiêu bị bồi lắng không tiêu thoát nước được, lòng hồ bồi lắng mạnh

 

 

10,0

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTTL Lâm Đồng

 

25

Đập Đakale

Đơn Dương

Thiếu thông tin

Sạt trượt mái thượng hạ lưu, thấm, nứt ngang đập. Tràn bị hư hỏng, tiêu năng bị xói lở. Cống lấy nước bị hư hỏng, tiêu năng không có

 

 

7,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Đơn Dương

 

26

Hồ An Bình

Bảo Lâm

 

30,00

 

 

 

Mái thượng lưu bng đất, sạt trượt mái, không có cống lấy nước, tràn xả lũ tạm bợ

 

 

7,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Bảo Lâm

 

27

Hồ Lâm Trường

Bảo Lâm

 

20,00

0,05

6,00

60,00

Sạt trượt mái thượng hạ lưu, tràn tạm bợ, cống điều tiết hư hỏng

 

 

7,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Bảo Lâm

 

28

Hồ chứa nhỏ thôn Gia Bắc

Di Linh

 

10,00

 

 

 

Sạt trượt mái thượng hạ lưu, thấm nặng đập chính, không có thiết bị thoát nước, thân tràn bị hỏng nhẹ

 

 

7,0

 

UBND cấp xã

 

29

Hồ Đạ Hiồng

Di Linh

 

10,00

 

 

 

Chưa có đường quản lý, bồi lắng nhiều, thấm qua vai đập, hư hỏng thân cng

 

 

5,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Di Linh

 

30

Hồ Nam Ninh

Di Linh

 

50,00

0,25

4,20

 

Thấm đập chính, chưa có gia cố mái, cống hỏng nặng

 

 

5,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Di Linh

 

Phần 3: Các công trình có mức độ ưu tiên thực hiện số 3: Giai đoạn năm 2024 đến năm 2025

 

10,0

0,0

116,0

126,0

 

 

II. Hồ chứa nước vừa

 

 

 

 

 

 

 

31

Hồ thôn 10 Ninh Loan

Đức Trọng

1,20

15,00

0,26

13,00

113,00

Thấm nhẹ

 

 

2,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Đức Trọng

 

32

Hồ thôn 1 Lộc Phú

Bảo Lâm

 

100,00

0,26

10,30

127,40

Thấm nhẹ, không có thiết bị tiêu nước, cống lấy nước bị hỏng

 

 

5,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Bảo Lâm

 

33

Hồ thôn 4 Lộc Bắc

Bảo Lâm

 

150,00

0,56

11,60

210,00

Thấm nhẹ

 

 

2,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Bảo Lâm

 

34

Hồ thôn 3 B'lá

Bảo Lâm

1,00

110,00

0,35

10,74

126,20

Đập bị thấm, không có thiết bị tiêu nước, tràn bị xói lở, cửa tràn bị bồi lấp

 

 

5,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Bảo Lâm

 

III. Hồ chứa nước nhỏ

 

 

 

 

 

 

 

35

Tập đoàn 5 Cam Ly

Đà Lạt

0,70

35,00

0,16

8,73

76,00

Sạt trượt mái hạ lưu, không có thiết bị thoát nước, chưa có gia cố mái, thân tràn bị xói

 

 

7,0

 

Trung tâm Quản lý ĐT&KTCTTL Đà Lạt

 

36

Hồ Sinh Học

Lâm Hà

 

30,00

 

 

 

Sạt trượt 2 mái, không có thiết bị thoát nước, tràn hư hỏng nặng, không có cng

 

 

5,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Lâm Hà

 

37

Hồ Hang Hớt 1

Lâm Hà

0,30

50,00

0,03

6,20

 

Không có cống lấy nước, tràn xả lũ tạm bợ

 

 

3,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Lâm Hà

 

38

Hồ Hang Hớt 2

Lâm Hà

0,70

70,00

0,01

5,40

 

Không có cống lấy nước, tràn xả lũ tạm bợ

 

 

3,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Lâm Hà

 

39

Hồ Hang Hớt 3

Lâm Hà

0,60

50,00

0,03

6,30

 

Không có cống lấy nước, tràn xả lũ tạm bợ

 

 

3,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Lâm Hà

 

40

Hồ Mê Linh

Lâm Hà

4,00

0,33

7,00

 

 

Không có cống lấy nước, tràn xả lũ tạm bợ

 

 

3,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Lâm Hà

 

41

Hồ Gia Lâm

Lâm Hà

2,40

5,00

0,09

5,20

 

Sạt trượt 2 mái, không có thiết bị thoát nước, tràn tạm bợ, cống hư hỏng nặng

 

 

5,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Lâm Hà

 

42

Hồ Buôn Chuối 2

Lâm Hà

0,90

 

5,00

 

 

Sạt trượt mái thượng, hạ lưu, thấm nhẹ, không có thiết bị tiêu nước

 

 

5,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Lâm Hà

 

43

Hồ thôn 5B Hoài Đức

Lâm Hà

0,60

60,00

 

6,50

 

Không có cống lấy nước, tràn xả lũ tạm bợ

 

 

3,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Lâm Hà

 

44

Hồ Tân Hòa

Lâm Hà

6,00

70,00

0,26

8,30

238,88

Sạt trượt 2 mái, không có thiết bị thoát nước, tràn hư hỏng nặng, không có cống

 

 

10,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Lâm Hà

 

45

Hồ Việt Phát

Lảm Hà

2,00

50,00

0,03

7,20

 

Sạt trượt 2 mái, không có thiết bị thoát nước, tràn hư hỏng, không có cống

 

 

10,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Lâm Hà

 

46

Hồ số 6 Đinh Trang Hòa

Di Linh

4,51

90,00

0,58

8,60

205,00

Mái đập hạ lưu bị sạt trượt, bị thấm nhẹ, không có thiết bị thoát nước, tràn xả lũ xuống cấp

 

 

7,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Di Linh

 

47

Hồ La Òn

Di Linh

 

100,00

0,40

 

123,90

Đường quản lý hỏng, không có thiết bị thoát nước, thân tràn hỏng nhẹ

10,0

 

 

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Di Linh

UBND tỉnh đã có các Tờ trình, văn bản đề xuất TW hỗ trợ vốn trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội gồm: Tờ trình số 9259/TTr-UBND ngày 17/12/2021; Văn bản số 871/UBND-TL ngày 14/2/2022

48

Đập dâng Đa Nớ 2

Di Linh

 

40,00

 

 

 

Đập chính chưa được gia cố, bể tiêu năng bị vỡ

 

 

2,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Di Linh

 

49

Hồ Thôn 2

Di Linh

 

50,00

 

 

 

Đỉnh đập chưa được gia cố, tràn xả lũ chưa đảm bảo, không có cống lấy nước

 

 

5,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Di Linh

 

50

Hồ Bầu Đia

Bảo Lâm

 

30,00

 

 

 

Không có cống lấy nước, tràn xả lũ tạm bợ

 

 

3,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Bảo Lâm

 

51

Hồ Nao Quang

Bảo Lâm

 

80,00

0,08

2,50

65,00

Không có tràn xả lũ, sạt trượt mái hạ lưu

 

 

3,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Bảo Lâm

 

52

Hồ thôn 3 Lộc Tân

Bảo Lâm

 

170,00

0,48

13,50

216,70

Thấm nhẹ, không có cầu qua tràn

 

 

2,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Bảo Lâm

 

53

Hồ Lăng Tô

Đam Rông

3,90

50,00

0,35

11,15

105,00

Không có thiết bị tiêu nước và gia cố mái

 

 

2,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Đam Rông

 

54

HTTL Đạ Tiêng Tan

Đam Rông

 

120,00

 

 

 

Không có thiết bị tiêu nước và gia cố mái

 

 

2,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Đam Rông

 

55

Hồ Di Linh

Đam Rông

 

135,00

0,05

 

 

Không có thiết bị tiêu nước và gia cố mái

 

 

14,0

 

Ban Quản lý dự án ĐTXD&CTCC huyện Đam Rông

 

56

Hồ Bà Đơn

Cát Tiên

 

40,00

 

 

 

Sạt trượt mái thượng lưu, không có thiết bị thoát nước mái, tràn và cổng hư hỏng,

 

 

5,0

 

UBND cấp xã

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

181,0

65,5

307,0

553,5

 

 

Ghi chú: Mức độ ưu tiên đầu tư và khái toán kinh phí sửa chữa dựa trên mức độ hư hỏng, quy mô công trình hiện hữu và công tác sửa chữa các công trình tương tự khác đã thực hiện

 

PHỤ LỤC 5

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN HỒ ĐẬP
(Kèm theo Kế hoạch số 1620/KH-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

STT

Nội dung thực hiện

Số công trình cần thực hiện trong thời gian tới

Kinh phí thực hiện dự kiến cho 1 công trình (triệu đồng)

Tổng kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Tổng cộng

Ghi chú

Công trình thuộc cấp tỉnh quản lý

Công trình thuộc cấp huyện quản lý

Kinh phí từ ngân sách tỉnh

Kinh phí của đơn vị quản lý công trình cấp tỉnh

Kinh phí từ ngân sách cấp huyện

Kinh phí của đơn vị quản lý công trình thuộc UBND cấp huyện

15.600

8.000

26.980

13.890

64.470

 

1

Quy trình vận hành hồ chứa thủy lợi

6

33

 

1.000

500

2.900

1.850

6.250

 

-

Hồ chứa lớn

4

4

300

800

400

 

400

 

 

-

Hồ chứa vừa

2

29

150

200

100

2.900

1.450

 

 

-

Hồ chứa nhỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị quản lý tự lập, phê duyệt QTVH theo Điều 5, 6, mẫu 03 Phụ lục I Thông tư 05/2018/TT-BNNPTNT

2

Kiểm định an toàn đập

20

146

 

2.440

1.327

9.340

4.670

17.777

 

-

Hồ chứa lớn

16

6

200

2.133

1.067

800

400

 

-

Hồ chứa vừa

2

23

150

200

100

2.300

1.150

 

-

Hồ chứa nhỏ

2

117

80

107

160

6.240

3.120

 

3

Phương án bảo vệ đập

 

 

 

 

 

 

 

0

 

-

Hồ chứa lớn

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị quản lý tự lập và trình phê duyệt PA BVĐ theo Điều 23 NĐ 114/2018/NĐ-CP

-

Hồ chứa vừa

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Hồ chứa nhỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổ chức cá nhân quản lý tự xây dựng và quyết định phương án BVĐ theo khoản 6, Điều 23 NĐ 114/2018/NĐ-CP

4

Phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình

20

151

 

4.227

2.207

9.140

4.570

20.143

 

-

Hồ chứa lớn

14

2

400

3.733

1.867

533

267

 

Hồ có dung tích < 200 ngàn m3 và đập < 5m không yêu cầu cắm mốc chỉ giới

-

Hồ chứa vừa

4

31

150

400

200

3.100

1.550

 

-

Hồ chứa nhỏ

2

118

70

93

140

5.507

2.753

 

5

Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp (đã bao gồm bản đồ ngập lụt hạ du)

27

60

 

7.933

3.967

5.600

2.800

20.300

 

-

Hồ chứa lớn

23

6

500

7.667

3.833

2.000

1.000

 

Hồ chứa lớn phải xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia

-

Hồ chứa vừa

4

54

100

267

133

3.600

1.800

 

Hồ chứa vừa chxây dựng bản đồ ngập lụt hạ du trên cơ sở điều tra thực địa

-

Hồ chứa nhỏ

 

 

 

 

 

 

 

 

Đơn vị quản lý công trình tự lập và trình UBND cấp xã phê duyệt

 

PHỤ LỤC 6

NHU CẦU KINH PHÍ HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC, LẮP ĐẶT THIẾT BỊ QUAN TRẮC VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH, CẢNH BÁO LŨ HẠ DU CHO CÁC HỒ CHỨA LỚN; ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN NÂNG CAO
(Kèm theo Kế hoạch số 1620/KH-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

I. HIỆN ĐẠI HÓA CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHAI THÁC; LẮP ĐẶT THIẾT BỊ QUAN TRẮC VẬN HÀNH CÔNG TRÌNH, CẢNH BÁO LŨ HẠ DU CHO CÁC HỒ CHỨA LỚN

STT

Nội dung thực hiện

Số hồ chứa lớn do cấp tỉnh quản lý

Số hồ chứa lớn do cấp huyện quản lý

Kinh phí thực hiện dự kiến cho 1 công trình (tỷ đồng)

Kinh phí thực hiện từ ngân sách tỉnh (tỷ đồng)

Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách cấp huyện (tỷ đồng)

Tổng cộng kinh phí (Tỷ đồng)

1

Hiện đại hóa công tác quản lý khai thác; lắp đặt thiết bị quan trắc vận hành công trình, cảnh báo lũ hạ du

26

7

1,0

26,0

7,0

33,00

II. ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ, VẬN HÀNH

STT

Nội dung thực hiện

Số lượng lớp thực hiện

Kinh phí thực hiện dự kiến cho 1 lớp tập huấn (tỷ đồng)

Tổng kinh phí thực hiện (tỷ đồng)

 

 

 

1

Tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý, vận hành

4

0,15

0,60

 

 

0,60

 



1 Tại Quyết định số 2243/QĐ-UBND ngày 01/11/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng

2 Theo khoản 2,3 điều 3, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ

3 Theo khoản 4 điều 3, Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1620/KH-UBND ngày 15/03/2022 thực hiện giải pháp đảm bảo an toàn hồ, đập thủy lợi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.871

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.184.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!