Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 130/2007/TT-BTC quản lý thanh toán vốn đầu tư vốn sự nghiệp tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước sửa đổi 27/2007/TT-BTC

Số hiệu: 130/2007/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Nguyễn Công Nghiệp
Ngày ban hành: 02/11/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT  NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số:  130/2007/TT-BTC

 Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2007

 

THÔNG TƯ

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỂM CỦA THÔNG TƯ SỐ 27/2007/TT-BTC NGÀY 03/4/2007 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN VỀ QUẢN LÝ, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ THUỘC NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005;
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 và số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/06/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù;
Căn cứ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
;

Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:

1. Sửa đổi khoản I, mục A, phần II như sau:

“1. Đối với các dự án quy hoạch: có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền.

2. Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền.

3. Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch.

4. Thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B không quá 4 năm, các dự án nhóm C không quá 2 năm”.

2. Sửa đổi điểm 5, khoản II, mục A, phần II  như sau:

“5. Thẩm tra phân bổ vốn đầu tư:

5.1- Đối với dự án do các Bộ quản lý:

Bộ Tài chính thẩm tra phương án phân bổ vốn đầu tư, có ý kiến về các dự án không đủ thủ tục đầu tư và không đảm bảo các quy định về điều kiện bố trí vốn, đồng gửi Kho bạc nhà nước. Các Bộ có trách nhiệm phân bổ lại theo đúng quy định hiện hành, gửi Bộ Tài chính và Kho bạc nhà nước để cấp phát thanh toán. Phương án phân bổ và phân bổ lại vốn đầu tư đúng quy định của các Bộ là căn cứ để cấp phát thanh toán vốn.

5.2- Đối với dự án thuộc tỉnh, huyện quản lý:

Căn cứ kế hoạch vốn đầu tư đã được Ủy ban nhân dân quyết định, Sở Tài chính tỉnh, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện rà soát việc phân bổ kế hoạch (nếu có) của các ngành, đơn vị và có ý kiến báo cáo Ủy ban nhân dân đồng cấp nếu việc phân bổ không đúng quy định, đồng gửi Kho bạc nhà nước.

5.3- Chủ đầu tư gửi cơ quan Tài chính các cấp phương án phân bổ vốn đầu tư kèm theo các tài liệu, bao gồm:

- Đối với dự án quy hoạch: văn bản phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch và phê duyệt dự toán chi phí công tác quy hoạch. 

- Đối với dự án chuẩn bị đầu tư: văn bản phê duyệt dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư. 

- Đối với dự án thực hiện đầu tư: dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) và quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền”.

3. Sửa đổi điểm 2, khoản III, mục A, phần II như sau:

“2. Căn cứ vào các nguyên tắc điều chỉnh nêu trên, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc điều chỉnh kế hoạch, gửi cho cơ quan Tài chính đồng cấp và Kho bạc nhà nước để làm căn cứ cấp phát thanh toán”.

4. Sửa đổi điểm 3(3.1), khoản II, mục B, phần II như sau:

“3.1- Đối với dự án vốn trong nước:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);

- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu (gồm đấu thầu, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt);

- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu (bao gồm cả các tài liệu kèm theo hợp đồng theo quy định của Bộ Xây dựng);

- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng”.

5. Sửa đổi điểm 1, 2 và 3, khoản III, mục B, phần II như sau:

“1. Đối tượng được tạm ứng vốn và mức vốn tạm ứng:

1.1- Đối với hợp đồng thi công xây dựng:

- Giá trị hợp đồng dưới 10 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 20% giá trị hợp đồng.

- Giá trị hợp đồng từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị hợp đồng.

- Giá trị hợp đồng trên 50 tỷ đồng, mức tạm ứng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

1.2- Đối với hợp đồng mua sắm thiết bị, tuỳ theo giá trị hợp đồng, mức tạm ứng vốn do nhà thầu và chủ đầu tư thoả thuận trên cơ sở tiến độ thanh toán trong hợp đồng nhưng tối thiểu bằng 10% giá trị hợp đồng.

 1.3- Đối với hợp đồng thực hiện theo hình thức EPC:

- Tạm ứng vốn để mua sắm thiết bị căn cứ vào tiến độ cung ứng trong hợp đồng.

- Các công việc khác, mức tạm ứng tối thiểu bằng 15% giá trị công việc đó trong hợp đồng.

1.4- Đối với hợp đồng tư vấn:

Mức vốn tạm ứng theo thoả thuận trong hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu nhưng tối thiểu bằng 25% giá trị hợp đồng.

1.5- Đối với công việc giải phóng mặt bằng:

Mức vốn tạm ứng theo tiến độ thực hiện trong kế hoạch giải phóng mặt bằng.

1.6- Đối với các dự án cấp bách như xây dựng và tu bổ đê điều, công trình vượt lũ, thoát lũ, công trình giống, các dự án khắc phục ngay hậu quả lũ lụt thiên tai, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 50% giá trị hợp đồng.

1.7- Đối với một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn phải được sản xuất trước để đảm bảo tiến độ thi công và một số loại vật tư phải dự trữ theo mùa, mức vốn tạm ứng theo nhu cầu cần thiết và do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu .

1.8- Việc tạm ứng vốn cho các loại hợp đồng nêu trên thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư và phải được quy định rõ trong hợp đồng xây dựng. Vốn tạm ứng được thực hiện sau khi hợp đồng có hiệu lực; trường hợp trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng thì nhà thầu phải có bảo lãnh khoản tiền tạm ứng. Mức vốn tạm ứng không vượt kế hoạch vốn hàng năm đã bố trí cho gói thầu. Riêng đối với dự án ODA, nếu kế hoạch vốn bố trí hàng năm thấp hơn nguồn vốn ngoài nước thì mức vốn tạm ứng không vượt nguồn vốn ngoài nước.

2. Thu hồi vốn tạm ứng:

2.1- Vốn tạm ứng ở các công việc nêu tại mục 1 trên đây được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Mức thu hồi từng lần do chủ đầu tư thống nhất với nhà thầu để xác định.

Đối với công việc giải phóng mặt bằng:

- Đối với công việc bồi thường, hỗ trợ: sau khi chi trả cho người thụ hưởng, chủ đầu tư tập hợp chứng từ, làm thủ tục thanh toán và thu hồi tạm ứng trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày làm việc kể từ ngày chi trả cho người thụ hưởng.

- Đối với việc mua nhà tái định cư và các công việc giải phóng mặt bằng khác: vốn tạm ứng được thu hồi vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.

2.2- Chủ đầu tư có trách nhiệm cùng với nhà thầu tính toán mức tạm ứng hợp lý, quản lý chặt chẽ, sử dụng vốn tạm ứng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và có trách nhiệm đảm bảo hoàn trả đủ số vốn đã tạm ứng khi thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng.

Trường hợp vốn tạm ứng chưa thu hồi nhưng không sử dụng hoặc sử dụng vào việc khác, chủ đầu tư có trách nhiệm thu hồi trả đủ cho ngân sách nhà nước. Nghiêm cấm việc tạm ứng vốn mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.

2.3- Trường hợp đến hết năm kế hoạch mà vốn tạm ứng chưa thu hồi hết do hợp đồng chưa được thanh toán đạt đến tỷ lệ quy định thì tiếp tục thu hồi trong kế hoạch năm sau và không trừ vào kế hoạch thanh toán vốn đầu tư năm sau.  

3. Hồ sơ tạm ứng vốn:

Ngoài tài liệu cơ sở của dự án theo quy định, khi tạm ứng vốn, chủ đầu tư gửi đến Kho bạc nhà nước các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

- Chứng từ chuyển tiền;

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng)”.

6. Sửa đổi các điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8  khoản IV, mục B, phần II như sau:

“1. Đối với các công việc được thực hiện thông qua các hợp đồng xây dựng, việc thanh toán hợp đồng phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán phải được ghi rõ trong hợp đồng.

1.1- Đối với giá hợp đồng trọn gói:

Thanh toán theo tỉ lệ phần trăm (%) giá hợp đồng hoặc giá công trình, hạng mục công trình hoàn thành tương ứng với các giai đoạn thanh toán được ghi trong hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).

1.2- Đối với giá hợp đồng theo đơn giá cố định:

Thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá tương ứng với các công việc đó đã ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).

1.3- Đối với giá hợp đồng theo giá điều chỉnh:

Thanh toán trên cơ sở khối lượng các công việc hoàn thành (kể cả khối lượng phát sinh được duyệt theo thẩm quyền, nếu có) được nghiệm thu trong giai đoạn thanh toán và đơn giá đã điều chỉnh theo quy định của hợp đồng. Trường hợp đến giai đoạn thanh toán vẫn chưa đủ điều kiện điều chỉnh đơn giá thì sử dụng đơn giá tạm tính khi ký hợp đồng để thực hiện thanh toán và điều chỉnh giá trị thanh toán khi có đơn giá điều chỉnh theo đúng quy định của hợp đồng. Sau khi hoàn thành hợp đồng và được nghiệm thu, bên giao thầu thanh toán cho bên nhận thầu toàn bộ giá hợp đồng đã ký và các khoản tiền được điều chỉnh giá (nếu có).

1.4- Đối với giá hợp đồng kết hợp:

Việc thanh toán được thực hiện tương ứng theo các quy định thanh toán tại khoản 1.1, 1.2, 1.3 trên đây.

1.5- Đối với khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng:

- Đối với khối lượng công việc phát sinh từ 20% trở xuống so với khối lượng công việc tương ứng trong hợp đồng và đã có đơn giá trong hợp đồng thì khối lượng công việc phát sinh được thanh toán theo đơn giá đã ghi trong hợp đồng.

- Đối với khối lượng công việc phát sinh lớn hơn 20% so với khối lượng công việc tương ứng trong hợp đồng hoặc khối lượng công việc phát sinh chưa có đơn giá trong hợp đồng thì khối lượng công việc phát sinh được thanh toán theo đơn giá do chủ đầu tư phê duyệt theo quy định.

- Đối với khối lượng công việc bổ sung ngoài phạm vi công việc quy định của hợp đồng áp dụng phương thức giá hợp đồng trọn gói thì giá trị bổ sung được lập dự toán và bên giao thầu và bên nhận thầu thống nhất ký hợp đồng bổ sung giá trị phát sinh này.

1.6- Hồ sơ thanh toán:

Khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu theo giai đoạn thanh toán và điều kiện thanh toán trong hợp đồng, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi Kho bạc nhà nước, bao gồm: 

- Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng (Quy định tại phụ lục số 2 kèm theo Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng hoặc văn bản bổ sung thay thế, nếu có); 

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

- Chứng từ chuyển tiền.

Khi có khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng, chủ đầu tư gửi Bảng xác định giá trị khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng (Quy định tại phụ lục số 4 kèm theo Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng hoặc văn bản bổ sung thay thế, nếu có).

2. Đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng xây dựng (như trường hợp tự làm, các công việc quản lý dự án do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện,...), việc thanh toán phù hợp với từng loại công việc, trên cơ sở báo cáo khối lượng công việc hoàn thành và dự toán được duyệt cho từng công việc.

3. Nguyên tắc kiểm soát thanh toán của Kho bạc nhà nước:

Trên cơ sở hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước căn cứ vào các điều khoản thanh toán được quy định trong hợp đồng (số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán và các điều kiện thanh toán) và giá trị từng lần thanh toán để thanh toán cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình, Kho bạc nhà nước không chịu trách nhiệm về các vấn đề này. Kho bạc nhà nước căn cứ vào hồ sơ thanh toán và thực hiện thanh toán theo hợp đồng.

4. Thời hạn, hình thức thanh toán:

4.1- Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ thanh toán theo quy định của chủ đầu tư, căn cứ vào hợp đồng (hoặc dự toán được duyệt đối với các công việc được thực hiện không thông qua hợp đồng) và số tiền được thanh toán theo đề nghị của chủ đầu tư, Kho bạc nhà nước kiểm soát, cấp vốn cho dự án, đồng thời theo đề nghị của chủ đầu tư, thay mặt chủ đầu tư thanh toán trực tiếp cho các nhà thầu, thu hồi vốn tạm ứng theo quy định.

Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát thanh toán theo nguyên tắc thanh toán trước, chấp nhận sau cho từng lần thanh toán và kiểm soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối cùng của gói thầu, hợp đồng. Căn cứ vào nguyên tắc này, Kho bạc nhà nước hướng dẫn cụ thể phương thức kiểm soát thanh toán đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư, nhà thầu và đúng quy định của Nhà nước.

4.2- Kế hoạch vốn năm đã bố trí cho dự án chỉ thanh toán cho khối lượng hoàn thành được nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12, thời hạn thanh toán (gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau (trừ các dự án được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh toán). 

5. Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), nếu điều ước quốc tế mà cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có những quy định về quản lý thanh toán, quyết toán vốn khác với các quy định của Thông tư này thì thực hiện theo các quy định tại điều ước quốc tế.

6. Chủ đầu tư phải bố trí đủ vốn trong kế hoạch hàng năm để mua bảo  hiểm công trình xây dựng theo quy định. Nhà nước không thanh toán cho chủ đầu tư để bù đắp các chi phí thiệt hại, rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm nếu chủ đầu tư không mua bảo hiểm công trình xây dựng theo quy định hiện hành.

7. Số vốn thanh toán cho từng công việc, hạng mục công trình, công trình không được vượt dự toán được duyệt hoặc giá gói thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) không được vượt kế hoạch vốn cả năm đã bố trí cho dự án. Riêng đối với dự án ODA, nếu kế hoạch vốn bố trí thấp hơn nguồn vốn ngoài nước thì mức vốn thanh toán theo nguồn vốn ngoài nước”.

7. Sửa đổi điểm 2, khoản II, mục C, phần II như sau:

“2. Tạm ứng, thanh toán vốn:

2.1- Tạm ứng vốn:

a)- Hồ sơ để tạm ứng vốn, bao gồm:

- Quyết định xây dựng công trình khẩn cấp của người có thẩm quyền;

- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;

- Chứng từ chuyển tiền.

- Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng);

b)- Mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn tạm ứng:

- Mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 50% giá hợp đồng hoặc dự toán hạng mục, công trình được duyệt.

- Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào các kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá hợp đồng hoặc dự toán được duyệt.

c/ Việc quản lý tạm ứng vốn được thực hiện theo quy định tại mục 5 trên đây.

2.2- Thanh toán vốn:

Việc kiểm soát, thanh toán vốn thực hiện theo quy định tại mục 6 trên đây”.

8. Sửa đổi điểm 2, khoản III, mục C, phần II như sau:

“2. Tạm ứng, thanh toán vốn:

Việc quản lý tạm ứng, thanh toán vốn cho các công trình tạm được thực hiện như quy định tại mục 5, mục 6 trên đây và bổ sung như sau:

- Trường hợp thanh toán theo mức khoán quy định tại Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01/4/2005 của Bộ Xây dựng, được hạch toán vào tài khoản thanh toán khối lượng hoàn thành của dự án; ngoài tài liệu của dự án, hồ sơ thanh toán gồm: giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chứng từ chuyển tiền.

- Trường hợp đối với các công trình có quy mô lớn, phức tạp mà chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công được lập dự toán thì kiểm soát thanh toán theo dự toán được duyêt; ngoài các hồ sơ tài liệu của dự án, hồ sơ thanh toán gồm: Quyết định phê duyệt kèm theo dự toán được duyệt, bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành, giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, chứng từ chuyển tiền”.      

9. Sửa đổi điểm 3 (3.2, 3.3), mục D, phần II như sau:

“3.2- Tạm ứng vốn:

- Đối với các dự án có tổng mức vốn từ 01 tỉ đồng trở lên, mức vốn tạm ứng và thu hồi vốn ứng được thực hiện như đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát triển.

- Đối với các dự án có tổng mức vốn dưới 01 tỉ đồng, mức vốn tạm ứng tối thiểu bằng 30% giá trị hợp đồng hoặc dự toán được duyệt. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết khi thanh toán đạt 80% giá hợp đồng hoặc dự toán được duyệt.

- Hồ sơ tạm ứng vốn gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Chứng từ chuyển tiền, Bảo lãnh khoản tiền tạm ứng của nhà thầu (nếu trong hợp đồng chủ đầu tư và nhà thầu thoả thuận có bảo lãnh tiền tạm ứng)”.

- Việc quản lý tạm ứng vốn được thực hiện theo quy định tại mục 5 trên đây.

3.3- Thanh toán vốn:

- Ngân sách nhà nước chuyển nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư sang Kho bạc nhà nước để thanh toán theo quy định về quản lý, cấp phát vốn chi sự nghiệp.

- Việc kiểm soát, thanh toán vốn thực hiện theo quy định như đối với dự án đầu tư nguồn ngân sách nhà nước”.

10. Sửa đổi khoản I, mục E, phần II như sau:

“I. Báo cáo:

1. Đối với các chủ đầu tư, các Bộ và các tỉnh: thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Quyết định số 52/2007/QĐ-TTg ngày 16/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư nhà nước, Thông tư số 05/2007/TT-BKH ngày 9/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các biểu mẫu báo cáo và hướng dẫn thực hiện Quyết định số 52/2007/QĐ-TTg ngày 16/4/2007; Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chương trình dự án ODA.

2. Đối với Kho bạc nhà nước:

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định của Bộ Tài chính.

- Kết thúc năm kế hoạch, Kho bạc nhà nước quyết toán sử dụng vốn đầu tư với cơ quan Tài chính đồng cấp theo quy định về quyết toán ngân sách nhà nước.

- Hết năm kế hoạch, Kho bạc nhà nước xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án do chủ đầu tư lập”.

11. Sửa đổi khoản I và khoản IV, mục F, phần II như sau:

“I. Đối với chủ đầu tư:

- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển.

- Thực hiện việc nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu theo thời gian quy định của hợp đồng.

- Tự chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của khối lượng thực hiện, định mức, đơn giá, dự toán các loại công việc, chất lượng công trình và giá trị đề nghị thanh toán; đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc nhà nước và các cơ quan chức năng của Nhà nước.

- Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấp đủ hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định cho Kho bạc nhà nước và cơ quan Tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu sự kiểm tra của cơ quan Tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành.

- Được yêu cầu thanh toán vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạc nhà nước trả lời và giải thích những nội dung chưa thoả đáng trong việc thanh toán vốn.

IV. Đối với cơ quan Kho bạc nhà nước:

- Ban hành quy trình thanh toán vốn đầu tư để thực hiện thống nhất trong cả nước.

- Hướng dẫn chủ đầu tư mở tài khoản để tạm ứng và thanh toán vốn.

- Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định.

- Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho chủ đầu tư đối với những khoản giảm thanh toán hoặc từ chối thanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn.

- Kho bạc nhà nước chỉ kiểm soát thanh toán trên cơ sở các tài liệu do chủ đầu tư cung cấp và theo nguyên tắc thanh toán đã quy định, không chịu trách nhiệm về tính chính xác của khối lượng, định mức, đơn giá chất lượng công trình. Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nêu rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thoả đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan Tài chính để xem xét, xử lý.

- Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ quy định để phục vụ cho công tác kiểm soát thanh toán vốn.

- Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư; Được phép tạm ngừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính để xử lý.

- Không tham gia vào các Hội đồng nghiệm thu ở các công trình, dự án.

- Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình nghiệp vụ thống nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư.

- Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, luỹ kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ ngân sách nhà nước cho từng dự án, nhận xét về việc chấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định.

- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và pháp luật của Nhà nước về việc nhận, sử dụng vốn ngân sách nhà nước và thanh toán trong đầu tư xây dựng”.

12. Hiệu lực thi hành: Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo./.

 

 

Nơi nhận :
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan  thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương  của các đoàn thể, các Tập đoàn, Tổng  công ty nhà nước
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố  trực thuộc TW.
- Văn phòng TW Đảng.
- Văn phòng Quốc hội.
- Văn phòng Chủ tịch nước.
- Văn phòng Chính phủ.
- Website Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao.
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Kiểm toán nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Sở Tài chính, KBNN các  tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Lưu VT, Vụ Đầu tư.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Công Nghiệp

 

THE MINISTRY OF FINANCE

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 130/2007/TT-BTC

Hanoi, November 2, 2007

 

CIRCULAR

AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF POINTS IN THE MINISTRY OF FINANCES CIRCULAR No. 27/2007/TT-BTC OF APRIL 3, 2007, GUIDING THE MANAGEMENT AND PAYMENT OF INVESTMENT CAPITAL AND NON-BUSINESS CAPITAL OF INVESTMENT NATURE BELONGING TO THE STATE BUDGET CAPITAL SOURCE

Pursuant to State Budget Law No. 01/2002/QH11 of December 16, 2002;
Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law and the Government s Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005, on the management of investment projects on the construction of works, and Decree No. 112/2006/ND-CP of September 29, 2006, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 16/2005/ND-CP of February 7, 2005;
Pursuant to the Governments Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999. promulgating the Regulation on construction and investment management. Decree No. 12/2000/ND-CP of May5, 2000, and Decree No. 07/2003/ND-CP of January 30, 2003. amending and supplementing a number or articles of the Regulation on construction and investment management, promulgated together with the Governments Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999;
Pursuant to the Governments Decree No. 71/2005/ND-CP of June 6, 2005, on the management of investment in the construction of peculiar works;
Pursuant to the Governments Decree No. 99/2007/ND-CP of June 13, 2007, on management of expenditures for investment in construction of works;
The Finance Ministry amends and supplements a number of points in the Ministry of Finances Circular No. 27/2007/TT-BTC of April 3, 2007. guiding the management and payment of investment capital and non-business capital of investment nature belonging to the state budget capital source, as follows:

1. Clause I, Section A, Part II, is amended as follows:

1. For planning projects: They have planning outlines or tasks, which have been duly approved.

2. For investment preparation projects: They are in line with duly approved branch or territorial development plannings.

3. For investment execution projects: They have investment decisions which are issued prior to October 31 of the year preceding the plan year.

4. The duration for allocation of capital for execution of group-B projects must not exceed four years, or two years for group-C projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. Verification of allocation of investment capital:

5.1. For projects managed by ministries:

The Ministry of Finance shall verify investment capital allocation plans, give its opinions on projects with uncompleted investment procedures and failing to satisfy the conditions for capital allocation, and concurrently notify these opinions to the State Treasury. Ministries shall reallocate capital according to current regulations, and submit reallocation plans to the Ministry of Finance and the State Treasury for allocation and payment. Ministries plans on investment capital allocation and reallocation in strict compliance with regulations serve as a basis for capital allocation and payment.

5.2. For projects managed by provinces or districts:

Based on investment capital plans decided by Peoples Committees, provincial-level Finance Services or district-level Finance and Planning Sections shall examine the planned capital allocation (if any) by branches and units and report on cases of allocation in contravention of regulations to provincial-or district-level Peoples Committees and concurrently to the State Treasury.

5.3. Investors shall send to finance agencies at various levels their investment capital allocation plans enclosed with the following documents:

- For planning projects: document approving the outline or tasks of the planning project and the cost estimates for planning work.

- For investment preparation projects: document approving the cost estimates for investment preparation work.

- For investment execution projects: document on the investment project on the construction of works (or the techno-economic report, for projects for which only the techno-economic report is required) and investment decision of a competent authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Based on the above adjustment principles, ministries, branches and localities shall adjust plans and send adjusted plans to finance agencies at the same level and the State Treasury for use as a basis for capital allocation and payment.

4. Point 3(3.1), Clause II, Section B, Part II, is amended as follows:

3.1. For projects funded with domestic capital:

- The investment project on the construction of works (or the techno-economic report, for projects for which only the techno-economic report is required) enclosed with the investment decision of a competent authority and decisions on readjustment to the project (if any);

- The written decision on the selection of the contractor according to the Bidding Law (including bidding, designation of contractors, direct procurement, competitive offers, self-implementation, and selection of contractors in special cases);

- The contract between the investor and the contractor (with attached documents specified by the Ministry of Construction);

- Cost estimates of each job, work item or work, and cost estimate approval decisions, for the case of contractor designation or self-implementation, and works performed not under contracts.

5. Points 1,2 and 3, Clause III, Section B, Part II, are amended as follows:

1. Objects eligible for capital advance and advance capital levels:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For contracts valued at under VND 10 billion, the advance capital level is at least equal to 20% of the contract value.

- For contracts valued at between VND 10 billion and 50 billion, the advance capital level is at least equal to 15% of the contract value.

- For contracts valued at VND 50 billion or more, the advance capital level at least is equal to 10% of the contract value.

1.2. For contracts for procurement of equipment, the advance capital level is agreed upon by the investor and the contractor on the basis of the payment schedule specified in the contract but must not be lower than 10% of the contract value.

1.3. For EPC contracts:

- Capital for the procurement of equipment is advanced according to the equipment supply schedule specified in the contract.

- For other jobs, the advance capital level is at least equal to 15% of the contract value.

1.4. For consultancy contracts:

The advance capital level is agreed upon in the contract between the investor and the contractor and at least equal to 25% of the contract value.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The advance capital level depends on the implementation schedule slated in the ground clearance plan.

1.6. For urgent projects such as dike building and reinforcement, flood control and drainage works, seedling projects, projects for immediately overcoming flood or natural disaster consequences: The advance capital level is at least equal to 50% of the contract value.

1.7. For some structures and semi-finished products used in construction which are of great value and need to be prefabricated in order to ensure construction progress schedule and some special supplies which need to be reserved on a seasonal basis, the advance capital level depends on practical needs and is agreed upon by the investor and the contractor.

1.8. The advance of capital for the above types of contract rests with investors and must be clearly stated in construction contracts. Advance capital may be disbursed after contracts become effective. If the investor and the contractor agree in the contract on a guarantee for advance capital, the contractor shall provide such guarantee. The advance capital level must not exceed the annual capital plan already approved for the bidding package. Particularly for an ODA project, if its annual capital allocation plan is lower than the foreign capital source, the advance capital level must not exceed the foreign capital source.

2. Recovery of advance capital:

2.1. Advance capital for jobs specified in Section 1 above shall be recovered upon payment for completed volumes of contracts, with the recovery starting from the first payment and completing when the payment for completed volumes reaches 80% of the contract value. The recovery level at a specific time shall be determined by the investor after reaching agreement with the contractor.

For ground clearance work:

- For ground clearance compensation and support work: After making payment to beneficiaries, the investor shall gather documents and carry out procedures for payment and recovery of advance capital within 30 working days from the date of payment.

- For the purchase of resettlement houses and other ground clearance works: Advance capital shall be recovered upon each payment for completed volumes and fully recovered when ground clearance work is completed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



If the amount of advance capital not recovered yet is left unused or used for other purposes, the investor shall fully recover and refund it to the state budget. It is prohibited to use advance capital for improper purposes or leave it unused.

2.3. If the plan year has expired but advance capital has not yet been fully recovered because the contract has not yet been paid up to the prescribed percentage, the amount not recovered yet shall be further recovered under the subsequent years plan and not be deducted from the subsequent years investment capital payment plan.

3. Documents on advance capital:

Apart from the specified basic documents, the investor, when advancing capital, shall send to the State Treasury the following documents:

- A written request for payment of investment capital:

- Money transfer vouchers.

- Guarantee for the advance amount to the contractor (if the investor and the contractor agree in the contract on an advance guarantee).

6. Points 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8, Clause IV, Section B, Part II, are amended as follows:

1. For jobs performed under construction contracts, the payment for contracts must suit each type of contract, contract prices and conditions specified in contracts. The number of times of payment, payment period and conditions must be clearly stated in contracts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Payment shall be made according to percentage (%) of the contract price or completed work or work item price corresponding to payment periods stated in the contract. After the contract is completed and the takeover test is made, the principal shall pay to the contractor the whole value of the signed contract and sums of money due to adjusted prices (if any).

1.2. For payment based on fixed unit prices:

Payment shall be made on the basis of completed work volumes (including newly arising volumes, if any, which are duly approved), which pass the takeover test in the payment period, and such works unit prices stated in the contract or contract annexes. After the contract is completed or the takeover test is conducted, the principal shall pay to the contract the whole value of the signed contract and sums of money due to adjusted prices (if any).

1.3. For payment based on adjusted prices:

Payment shall be made on the basis of completed work volumes (including newly arising volumes, if any, which are duly approved), which pass the takeover test in the payment period, and unit prices adjusted according to the contract. Upon the payment deadline, if the conditions for adjustment of unit prices are still insufficient, payment can be made based on the unit prices temporarily calculated upon signing of the contract. The payment value shall be adjusted as soon as adjusted unit prices are available according to the contract. After the contract is completed or the takeover test is conducted, the principal shall pay to the contract the whole value of the signed contract and sums of money due to adjusted prices (if any).

1.4. For payment based on combined prices:

Payment shall be made according to the provisions of Items 1.1, 1.2 and 1.3 above.

1.5. For work volumes arising outside contracts:

- For any arising work volume which is equal to 20% or less of the relevant work volume stated in the contract and subject to a unit price stated in the contract, payment shall be made according to that unit price.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For any additional work volume which is beyond the scope of work stated in the contract and subject to the payment mode based on package price, the additional value shall be included in a cost estimate and the principal and the contractor shall sign a contract on addition of that arising value.

1.6. Payment dossiers:

When a completed work volume is tested before takeover according to the payment period and conditions stated in the contract, the investor shall make and send a dossier of payment request to the State Treasury, which comprises:

- A table of values of completed work volumes under the contract (made according to a form set in Appendix 2 to the Ministry of Constructions Circular No. 06/2007/TT-BXD of July 25, 2007, guiding contracts in construction, or any document supplementing or replacing it);

- A written request for investment capital payment;

- Money transfer vouchers.

When a work volume arises outside the contract, the investor shall send the Table of values of work volumes arising outside the contract (made according to a form in Appendix 4 to the Ministry of Constructions Circular No. 06/2007/TT-BXD of July 25, 2007, guiding contracts in construction, or any document supplementing or replacing it);

For jobs performed not under construction contracts (for self-construction of works, project management jobs directly performed by investors), payment shall be made to suit each type of job, and based on the report on completed work volume and approved cost estimate for each job.

3. The principle for payment control by the State Treasury:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The time limit and mode of payment:

4.1. Within 7 working days after receiving the investors complete payment dossier as specified, based on the contract (or the approved cost estimate, for jobs performed not under contracts) and the payable amount requested by the investor, the State Treasury shall control and allocate capital to the project and concurrently pay, as requested by the investor, directly to contractors and recover the advance capital under regulations on the investors behalf.

The State Treasury shall control payment on the principle that payment is made first and approval is given later for each time of payment or control comes first and payment is made later for the last time of payment for the bidding package and the contract. Based on this principle, the State Treasury shall guide In detail the mode of payment control, ensuring favorable conditions for investors and contractors and strict compliance with the States regulations.

4.2. The annual capital amount planned to be allocated to a project shall only be paid tor completed volumes which have been tested for takeover by the end of December 31. The deadline for payment (including advance and payment for completed volumes) is the end of January 31 of the following year (except for projects with the implementation and payment durations allowed by a competent authority to be prolonged).

5. For investment projects funded with official development assistance (ODA), if treaties which have been signed by competent agencies or organizations of the Socialist Republic of Vietnam contain capital payment and settlement management provisions different from those of this Circular, the provisions of those treaties prevail.

6. Investors shall arrange sufficient funds under annual plans to purchase insurance for construction works according to regulations. The State shall not pay to investors amounts used to offset losses and risks falling within the scope of insurance if investors do not purchase insurance for construction works under current regulations.

7. The amount to be paid for each job, work item or work must not exceed the approved cost estimate or bidding package price. The total amount to be paid for a project must not exceed its approved total investment capital.

The amount to be paid for a project in a year (including advance and payment for completed volumes) must not exceed the capital level planned to be allocated to the project for the whole year. Particularly for ODA projects, if the capital planned to be allocated is lower than the foreign capital amount, the capital level for payment must accord to the foreign capital amount.

7. Point 2, Clause II, Section C, Part II, is amended as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.1. Advance of capital:

a/ A dossier for advance of capital comprises:

+ The decision on the construction of an urgent work, issued by a competent person;

+ The written request for payment of investment capital;

+ The money transfer voucher.

+ The contractors guarantee for the advance (if the investor and the contractor agree on advance guarantee in the contract).

b/ Advance level and recovery of advance capital:

+ The level of advance capital is at least equal to 50% of the contract value or the approved cost estimate for the work or work item.

+The advance capital shall be gradually recovered upon each payment for completed volumes and fully recovered when 80% of the contract value or the cost estimate value is paid.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2.2. Capital payment:

The control and payment of capital comply with the provisions of Section 6 above.

8. Point 2, Clause III, Section C, Part II, is amended as follows:

2. Advance and payment of capital:

The management, advance and payment of capital for makeshift works shall be performed under the provisions of Sections 5 and 6 above and the following additional provisions:

- For cases of package payment specified in the Construction Ministrys Circular No. 04/2005/TT-BXD of April 1, 2005, capital for makeshift works may be accounted as payment for the completed work volume of the project. Apart from the projects documents, the payment dossier also comprises a written request for payment of investment capital and the money transfer voucher.

- For large and complicated works with cost estimates for the building of makeshift houses at construction sites for accommodation and construction administration, payment shall be controlled based on the approved cost estimates. Apart from the projects documents, the payment dossier also comprises the decision approving the cost estimate, the approved cost estimate, a table of values of completed work volumes, a written request for payment of investment capital, and the money transfer voucher.

9. Point 3 (3.2 and 3.3), Section D, Part II, is amended as follows:

3.2. Advance payment of capital:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For projects capitalized at under VND 1 billion, the advance capital is at least equal to 30% of the contract value or the approved cost estimate. Advance capital shall be gradually recovered upon each payment for completed work volumes and fully recovered when 80% of the contract value or the cost estimate value is paid.

- A dossier of advance payment of capital comprises: a written request for advance payment of investment capital, the money transfer voucher, the contractors guarantee for the advance (if the investor and the contractor agree on advance guarantee in the contract).

- The management of advance capital complies with the provisions of Section 5 above.

3.3. Capital payment:

- Non-business capital of investment nature shall be transferred from the state budget to the State Treasury for payment according to regulations on management and allocation of non-business capital.

The control and payment of capital comply with the regulations applicable to investment projects funded with the state budget.

10. Clause I, Section E, Part II, is amended as follows:

I. Reporting:

1. For investors, ministries and provinces: Reports shall be made under the provisions of the Prime Ministers Decision No. 52/2007/QD-TTg of April 16, 2007, on regulations on reports on implementation of state investment capital, the Ministry of Planning and Investments Circular No. 05/2007/TT-BKH of August 9, 2007, promulgating report forms and guiding the implementation of the Prime Ministers Decisions No. 52/2007/QD-TTg of April 16, 2007 and the Ministry of Planning and Investments Decision No. 803/2007/QD-BKH of July 30, 2007, promulgating regulations on reporting on implementation of ODA programs and projects.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To comply with the information and reporting regulations of the Finance Ministry.

- At the end of a plan year, state treasuries shall settle the used investment capital with finance agencies of the same level in accordance with regulations on state budget settlement.

- At the end of a plan year, state treasuries shall certify the amounts paid in the year and the total amounts paid from the construction commencement to the end of the state budget year to each of projects formulated by investors.

11. Clauses I and TV, Section F. Part II, are amended as follows:

I. INVESTORS:

- To perform their assigned functions and tasks according to regulations. To receive and use capital for proper purposes and proper objects in an economical and efficient manner. To strictly abide by the provisions of law on the financial management of development investment.

- To conduct takeover tests of work volumes, make payment dossiers and file payment written requests for contractors within time limits stated in contracts.

- To be answerable for the accuracy and lawfulness of completed work volumes, norms, unit prices and cost estimates of various kinds of jobs, quality of works and the value requested to be paid: to assure the accuracy, truthfulness and lawfulness of data and documents in dossiers supplied to the State Treasury and concerned state agencies.

To send reports in time and fully as prescribed to investment-deciding agencies and concerned state agencies; to supply full dossiers, documents and facts according to regulations to the State Treasury and finance agencies in service of capital management and payment; to submit to the inspection by finance agencies and investment-deciding agencies regarding the use of investment capital and observance of the States development investment financial policies and regimes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To request capital payment when all conditions are satisfied and request the State Treasury to reply and explain on matters they find unsatisfactory in capital payment.

IV. THE STATE TREASURY:

- To promulgate a process of investment capital payment for application nationwide.

- To guide investors to open accounts for advance and payment of capital.

- To control and pay capital in time and fully for eligible projects.

- To clearly explain in writing to investors any reduced or rejected payment amounts, to reply to investors inquiries about capital payment.

- To control payment only on the basis of documents supplied by investors and on the set payment principles, take no responsibility for the accuracy of work volumes, norms, unit prices and quality. When detecting that decisions of competent authorities are contrary to current regulations, to make written proposals for re-consideration and recommendations. Past the prescribed time limit, if no reply is given, to settle the case according to their recommendations. If the given reply is unsatisfactory, to settle the case according to competent authorities opinions and, at the same time, to report such to the competent authorities of higher level and finance agencies for consideration and handling.

- To urge investors to pay all debts after the projects have been settled and their accounts liquidated.

- To comply with information and reporting regulations and settle investment capital and non-business capital of investment nature belonging to the state budget capital source according to the State Budget Law and the Ministry of Finances guidance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To conduct regular and irregular inspections of investors execution of projects, observance of development investment financial regulations and policies; and management and use of investment capital. To suspend capital payment or recover capital amounts which are used by investors for improper purposes, improper beneficiaries or in contravention of the States financial management regulations and, at the same time, report such to the Ministry of Finance for handling.

- Not to join in takeover test councils of works and projects.

- To organize capital control and payment according to uniform professional processes, to simplify administrative procedures while ensuring strict capital management and timely, adequate and convenient payment to investors.

- At the end of a plan year, to certify amounts paid in the year and total amounts paid from the construction commencement to the end of the state budget year for each project, give comments on the observance of management regulations, unit price norms and other policies and regulations as prescribed.

- To be answerable to the Minister of Finance and law for the receipt and use of state budget capital and payment in construction investment.

12. Implementation effect: This Circular takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
VICE MINISTER





Nguyen Cong Nghiep

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 sửa đổi Thông tư 27/2007/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.649

DMCA.com Protection Status
IP: 3.143.235.104
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!