ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH YÊN BÁI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
43/2016/QĐ-UBND
|
Yên Bái, ngày
04 tháng 11 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
TẠI CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƯƠNG BAN HÀNH
KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 02/2011/QĐ-UBND NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2011 VÀ QUYẾT ĐỊNH
SỐ 36/2013/QĐ-UBND NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM 2013 CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
số 09/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26
tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03
tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Nghị định 04/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng
01 năm 2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26
tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31
tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính về việc Quy định thực hiện một số nội dung của
Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 09/2012/TT-BTC ngày 19
tháng 01 năm 2012 của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31
tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính quy định thực hiện một số nội dung của Nghị
định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg ngày 04
tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ
quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
Căn cứ Thông tư số 159/2015/TT-BTC ngày 15
tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Quyết định số 32/2015/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức
và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp
công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn
điều lệ;
Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29
tháng 3 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để
mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc
lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 23/2016/TT-BTC ngày 16
tháng 02 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng
tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 12/2010/NQ-HĐND ngày 29
tháng 10 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phân cấp quản lý
nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản
lý của địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ
trình số 2081 /TTr-STC ngày 07 tháng 10 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Sửa đổi Điều 1 Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc sửa đổi Khoản 4, Điều 5 của Quy định ban hành
kèm theo Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Yên Bái Quy định phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước tại cơ
quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của địa phương như sau:
“4. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị khi mua sắm tài sản nhằm duy trì
hoạt động thường xuyên bằng vốn nhà
nước quy định tại Khoản 1, Khoản 3 của Điều này phải thực hiện đấu thầu mua sắm theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài
chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên
của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng
vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
Thẩm quyền phê
duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời
thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản nhà nước tại
địa phương quy định như sau:
a) Thẩm quyền
phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
mua sắm:
- Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch
lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu
mua sắm tài sản nhà nước là
phương tiện giao thông vận tải, các
loại tài sản khác thuộc
đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên
của các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương quản
lý có giá gói thầu từ 01 tỷ đồng trở lên. Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối
hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định kế hoạch lựa chọn
nhà thầu đối với các gói thầu thuộc
thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Giám đốc Sở
Tài chính phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định đối với gói thầu mua sắm tài
sản nhà nước (trừ phương tiện giao thông
vận tải) thuộc đề án hoặc dự toán mua
sắm thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh quản lý có giá gói thầu từ 100 triệu đồng trở lên đến dưới 01 tỷ đồng.
- Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế
hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định đối với gói
thầu mua sắm tài sản nhà nước (trừ phương tiện giao thông vận tải) thuộc đề án
hoặc dự toán mua sắm thường xuyên của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản
lý có giá gói thầu từ 100 triệu đồng trở lên đến dưới 01 tỷ đồng.
- Thủ trưởng các
cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản nhà nước) được phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dưới hình thức chỉ định thầu đối với gói
thầu mua sắm tài sản nhà nước (trừ phương tiện giao thông vận tải) thuộc đề án
hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có
giá gói thầu dưới 100 triệu đồng (trường hợp thấy cần thiết thì
tổ chức đấu thầu)
Đối với gói
thầu mua sắm tài sản thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói
thầu dưới 100 triệu đồng với điều kiện nội dung mua sắm là
hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường
để phục vụ cho các hoạt động có tính chất thường xuyên diễn ra hàng ngày của các cơ quan, tổ chức, đơn vị (gồm mua sắm nhỏ lẻ
tài sản mới, tài sản thay thế tài
sản hỏng; mua sắm phụ tùng thay thế), căn cứ
kế hoạch mua sắm đã được bố trí trong dự toán chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan, tổ chức, đơn vị được thực hiện mua sắm như sau:
+ Trường hợp gói
thầu từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng: cơ quan, tổ chức,
đơn vị mua sắm lấy báo giá của ít nhất
ba nhà cung cấp khác nhau (báo giá trực
tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện) làm cơ sở thẩm định
giá theo quy định để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất. Kết quả chọn nhà cung cấp phải bảo đảm
được nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ
tư vấn tối ưu nhất về chất lượng, giá cả và một số yêu cầu khác (nếu có)
như thời hạn cung cấp hàng hoá, các yêu cầu
về bảo hành, đào tạo, chuyển giao và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định của pháp luật, không phân biệt nhà cung cấp trên cùng địa
bàn hoặc khác địa bàn;
+ Trường hợp gói
thầu có giá gói thầu dưới 20 triệu đồng: Thủ
trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định việc mua sắm cho phù hợp, hiệu quả và tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình; đồng thời phải bảo đảm
có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo đúng
quy định của pháp luật; nếu có điều kiện để thực hiện thì thủ trưởng cơ quan, đơn vị
mua sắm tài sản quyết định thực hiện theo như đối với gói
thầu từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng quy định trên
đây.
- Đối với các
gói thầu mua sắm tài sản đủ điều kiện để áp
dụng các hình thức mua sắm quy định như: chỉ
định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, nếu cơ
quan đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả
ngân sách nhà nước được giao thì tổ
chức thực hiện đấu thầu theo quy định và báo cáo cơ quan tài chính cùng
cấp về kết quả mua sắm tài sản.
b) Thẩm quyền
phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu,
kết quả lựa chọn nhà thầu: Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm tài sản nhà nước (chủ đầu tư) có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.”
Điều
2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân cấp
quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị
thuộc phạm vi quản lý của địa phương ban hành
kèm theo Quyết định số 02/2011/QĐ-UBND ngày
10/01/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái như sau:
1. Sửa
đổi Khoản 3, Điều 5 như sau:
“3. Đối với việc
mua sắm tài sản nhà nước của các
cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp mua sắm tài sản phải thực hiện thẩm định giá theo quy định của
Luật Giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2013, Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 07/3/2016 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành quy định về thẩm định giá nhà nước trên địa bàn tỉnh Yên Bái và các văn bản hướng dẫn có liên quan.”
2. Sửa
đổi Điểm c, Khoản 2, Điều 17 như sau:
“c)
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
quyết định thanh lý tài sản là trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất (không
gắn với chuyển quyền sử dụng đất) phải
phá dỡ
để giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư, giải phóng
mặt bằng theo quy hoạch mà đã được Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt; tài sản khác (trừ trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất, quyền sử dụng đất, phương tiện
giao thông vận tải) có nguyên giá theo
sổ sách
kế toán
từ 20 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng
tính cho một đơn vị tài sản (hoặc một lô
tài sản) tại các cơ quan, tổ chức,
đơn vị thuộc phạm vi quản lý.”
3. Sửa đổi Điểm a, Khoản 2, Điều 18 như sau:
“a)
Tài sản nhà nước đã hết giá trị còn lại theo sổ kế
toán. Riêng tài sản là nhà và tài sản khác gắn liền với đất, phương tiện giao thông vận tải, tài sản khác có nguyên giá theo sổ kế toán từ 500 triệu đồng trở lên tính cho một
đơn vị tài sản phải đánh giá lại, nếu giá trị còn lại theo đánh giá lại dưới 50 triệu đồng tính cho một đơn vị
tài sản
(hoặc một lô tài sản) thì được bán chỉ định;”
4. Sửa đổi Khoản 1, Điều 24 như sau:
“1. Việc sử dụng
tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải đảm bảo
các yêu cầu quy định tại Điều 32 Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước số
09/2008/QH12 ngày 3/6/2008 và Điều 12, Điều 13 Thông
tư số 23/2016/TT-BTC ngày 16/02/2016 của Bộ
Tài chính hướng dẫn một số nội dung về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại
đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là Thông tư số 23/2016/TT-BTC).”
5. Sửa
đổi Khoản 2, Điều 25 như sau:
“2. Việc quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích cho thuê phải
đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 32 Luật Quản lý,
sử dụng tài sản nhà nước
số 09/2008/QH12 ngày 3/6/2008 và Điều 14 Thông tư số 23/2016/TT-BTC .”
6. Sửa
đổi Khoản 2, Điều 26 như sau:
“2. Việc quản
lý, sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích liên doanh, liên kết phải đảm bảo các yêu cầu quy định tại Điều 32
Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước số 09/2008/QH12 ngày 3/6/2008 và Điều
15 Thông tư số 23/2016/TT-BTC .”
7. Bổ
sung khoản 5 vào Điều 27 như sau:
“5.
Kê khai, báo cáo và đăng nhập thông tin về tài sản nhà nước sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh
doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước được thực
hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 23/2016/TT-BTC như sau:
a) Trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày có Thông báo danh mục đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài
chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài
chính điều chỉnh thông tin phân loại đơn vị
sự nghiệp công lập trong Phần mềm Quản lý đăng ký
tài sản nhà nước.
b) Trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày ký Biên bản bàn
giao tài sản cho đơn vị sự nghiệp công lập
quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp, đơn vị sự
nghiệp công lập phải Báo cáo kê khai để điều chỉnh số liệu về tài sản và giá trị tài sản trong Phần mềm Quản lý đăng ký
tài sản nhà nước.
c) Trong thời
hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp có
thẩm quyền cho phép sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích
sản xuất, kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh liên kết, đơn vị có trách nhiệm lập Báo cáo kê
khai việc sử dụng tài sản nhà nước vào mục đích sản xuất,
kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh liên kết để cập
nhật thông tin trong Phần mềm Quản lý đăng ký tài sản nhà nước.”
8. Sửa
đổi Khoản 4, Điều 34 như sau:
“4. Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà
nước thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại
Điều 27 Quy định này.”
Điều
3. Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều
4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, đoàn
thể; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố và các tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư
pháp;
- TT. Tỉnh ủy;
- HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các
PCT UBND tỉnh;
- Chánh VP, Phó VPUBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh (đăng công
báo);
- Sở Tư pháp (Tự
kiểm tra VB);
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu: VT, TM.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Thị Thanh Trà
|