ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2789/QĐ-UBND
|
Cà Mau, ngày 09
tháng 12 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015, được sửa đổi, bổ sung tại Luật Quy hoạch ngày
24/11/2017 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số
83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư số
75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử
dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến
nông;
Căn cứ Quyết định số
899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số
885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển
nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;
Căn cứ Quyết định số
10/QĐ-UBND ngày 05/11/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành
Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 552/TTr-SNN ngày
23/11/2021; ý kiến của Giám đốc Sở Tài Chính tại Công văn số 3971/STC-HCSN ngày
16/11/2021 và của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 3270/SKHĐT-TH
ngày 15/11/2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều
chỉnh, bổ sung Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh
Cà Mau (được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số
10/QĐ-UBND ngày 05/01/2021) với những nội dung chi tiết và Phụ lục I, II
kèm theo Quyết định này. Các nội dung khác tại Quyết định số 10/QĐ-UBND ngày
05/01/2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Chương trình kèm theo vẫn giữ
nguyên, không thay đổi.
Điều 2. Giao Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương,
đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình đúng quy định
hiện hành. Đồng thời, chịu trách nhiệm toàn diện trong việc xác định nhiệm vụ,
thông tin, số liệu, thẩm định nội dung, khối lượng công việc, phương pháp thực
hiện và dự toán kinh phí thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế
hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông
tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và Thủ
trưởng các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Sử
|
MỘT SỐ NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
CHƯƠNG
TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 09/12/2021 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
I. MỤC TIÊU (Phần II -
Chương trình)
1. Mục tiêu tổng quát (bổ
sung)
Góp phần thực hiện Chương trình
Khuyến nông phù hợp với tình hình thực tế sản xuất, thị trường, chiến lược phát
triển nông nghiệp, nông thôn và các sản phẩm hàng hóa trọng điểm, chủ lực của địa
phương; phù hợp với điều kiện tự nhiên, định hướng và yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới theo hướng phát triển sản xuất hàng
hóa, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn trong nước và xuất
khẩu; thúc đẩy tiến trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá
trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới, tăng cường
khả năng chống chịu thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu, ổn định kinh tế - xã
hội và bảo vệ môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể (điều
chỉnh, bổ sung)
Thực hiện Chương trình khuyến
nông theo các nội dung đã xây dựng, gồm:
- Tổ chức 15 lớp tập huấn nâng
cao trình độ, năng lực cho hơn 450 cán bộ khuyến nông, thành viên Tổ hợp tác,
Hợp tác xã về sản xuất nông nghiệp hữu cơ; 14 lớp tập huấn chuyển giao quy
trình sản xuất nông nghiệp cho 420 xã viên Hợp tác xã, Tổ hợp tác; 620 lớp tập
huấn về quy trình sản xuất nông nghiệp, hữu cơ, công nghệ cao gắn với liên kết
tiêu thụ sản phẩm và tập huấn tại hiện trường cho hơn 18.600 nông dân, chủ
trang trại,…
- In 90.000 quyển, tờ
tài liệu kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; 2.000 quyển sổ tay khuyến nông; xây
dựng 485 video clip tư vấn quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp; 45 bản tin;
thực hiện 260 kỳ chuyên đề “Bạn nhà nông” và “Kinh tế thủy sản” phát sóng trên
Đài Phát thanh - Truyền hình, truyền thông.
- Tổ chức hội nghị, hội thi,
tọa đàm 176 cuộc; 55 cuộc học tập kinh nghiệm.
- Tổ chức các hoạt động nhân
rộng mô hình sản xuất có hiệu quả.
- Tổ chức 770 cuộc tư vấn kỹ
thuật sản xuất nông nghiệp trực tuyến và trực tiếp và tiếp nhận thông tin phản
hồi từ thực tế sản xuất cho 38.500 người dân sản xuất
- Xây dựng 05 mô hình số hóa
công tác khuyến nông.
- Hướng dẫn, tuyên truyền cài
đặt rộng rãi ứng dụng (App) phần mềm nông nghiệp trên điện thoại thông minh cho
nông dân.
- Thực hiện các hoạt động chứng
nhận tôm, cua, lúa, rau theo hướng an toàn và hữu cơ.
- Hoạt động quảng bá, truy xuất
nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp.
- Tổ chức các hoạt động nhân
rộng mô hình sản xuất có hiệu quả.
- Thuê chuyên gia tư vấn hoạt
động khuyến nông (12 tháng/năm).
- Tổ chức ứng dụng, chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất theo tiêu chuẩn liên kết tiêu thụ sản
phẩm: lĩnh vực thủy sản (12 nội dung); trồng trọt (12 nội dung); Lâm nghiệp (01
nội dung) và chăn nuôi thú y (04 nội dung).
- Mua sắm, bảo trì trang thiết
bị, dụng cụ đo môi trường phục vụ công tác khuyến nông.
II. NỘI DUNG (Phần IV -
Chương trình)
1. Bồi dưỡng, tập huấn và
đào tạo (điều chỉnh, bổ sung)
Đào tạo, tập huấn nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng
kiến thức về chính sách, pháp luật cho các đối tượng chuyển giao công nghệ.
- Tổ chức 15 lớp tập huấn nâng
cao trình độ, năng lực về tổ chức lại sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, sản
xuất nông nghiệp hữu cơ,… cho 450 cán bộ khuyến nông, tổ hợp tác, hợp tác xã.
- Tổ chức 14 lớp tập huấn
chuyển giao quy trình sản xuất nông nghiệp cho 420 xã viên Hợp tác xã, Tổ hợp
tác;
- Tổ chức 620 lớp tập huấn cho 18.600
nông dân về quy trình sản xuất nông nghiệp; sản xuất hữu cơ; công nghệ cao gắn
với liên kết tiêu thụ sản phẩm và tập huấn lớp học tại hiện trường gắn với mô
hình trình diễn.
- Tổ chức 520 kỳ tư vấn trực
tuyến chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp và 250 lớp tư vấn trực tiếp và
tiếp nhận thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất.
2. Thông tin tuyên truyền
(điều chỉnh, bổ sung)
a) Phổ biến quy trình sản xuất,
tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến
trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động khuyến nông, cụ thể:
- Tổ chức tuyên truyền 90% hộ
dân sản xuất nông nghiệp nắm vững về quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng an toàn,
40% hộ dân hiểu về sản xuất nông nghiệp hữu cơ. In 90.000 quyển, tờ tài liệu kỹ
thuật sản xuất nông nghiệp; 2.000 quyển sổ tay khuyến nông.
- Xây dựng 485 video clip tư
vấn kỹ thuật và quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp trên phần mềm nông
nghiệp, YouTube.
- Tổ chức hội nghị, hội thi,
tọa đàm 176 cuộc; học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất có hiệu quả trong và
ngoài tỉnh 55 cuộc.
b) Thông tin thị trường, giá cả
nông sản, vật tư nông nghiệp, lịch nông vụ, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại
do thiên tai, dịch hại:
- Thực hiện tư vấn trực tuyến
hướng dẫn theo chuyên đề tuyên truyền kỹ thuật sản xuất trên phần mềm nông
nghiệp và các mạng xã hội.
- Xây dựng 05 mô hình số hóa
công tác khuyến nông.
- Nâng cao chất lượng Chương
trình truyền hình Nông nghiệp nông thôn, duy trì thường xuyên bản tin thời tiết
nông vụ, chuyên đề “Bạn nhà nông” 130 kỳ, “Kinh tế thủy sản” 130 kỳ, thông tin
thị trường phát sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau.
3. Xây dựng mô hình trình diễn,
nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả (điều chỉnh, bổ sung)
3.1. Xây dựng mô hình
trình diễn (điều chỉnh)
- Xây dựng mô hình trình diễn
áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp với từng đối tượng, nội dung, địa
điểm và thời vụ ở từng địa phương, nhu cầu sản xuất và định hướng phát triển
của ngành.
- Xây dựng từ 20 - 25 mô hình
chuyển giao công nghệ sản xuất thâm canh các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ
lực của tỉnh theo chuỗi giá trị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu
chuẩn, hiệu quả kinh tế các mô hình cao hơn so với hiện trạng sản xuất để nông
dân học tập và làm theo; trong đó có ít nhất 05 mô hình nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ.
- Xây dựng mỗi ngành hàng chủ
lực ít nhất 01 chuỗi liên kết.
3.2. Nhân rộng mô hình (bổ
sung)
3.2.1. Về thủy sản:
Thực hiện các hoạt động đạt
chứng nhận tôm, cua theo hướng hữu cơ; quảng bá, truy xuất nguồn gốc sản phẩm
chủ lực.
3.2.2. Về trồng trọt:
Thực hiện các hoạt động đạt
chứng nhận lúa, rau theo hướng hữu cơ, an toàn; quảng bá, giới thiệu, truy xuất
nguồn gốc sản phẩm.
4. Tư vấn và dịch vụ khuyến
nông (điều chỉnh)
Dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp:
Tổ chức tập huấn 60 lớp chuyển
giao quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu
cơ; phối hợp với công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tập huấn kỹ thuật;
tư vấn kỹ thuật, giới thiệu quảng bá sản phẩm trong nông nghiệp.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
(Phần V - Chương trình)
1. Về cơ chế chính sách (bổ
sung đoạn)
Thực hiện có hiệu quả các cơ
chế chính sách: Nghị định số 83/2018/NĐ-CP của Chính phủ về khuyến nông, Nghị
định số 98/2018/NQ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích
phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh: Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND , Nghị quyết
số 24/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 về ban hành chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và Nghị quyết số 08/2020/NQ-HĐND ngày
09/10/2020 quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên
địa bàn tỉnh Cà Mau; Quyết định số 26/2021/QĐ-UBND ngày 22/10/2021 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Cà Mau Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật về khuyến nông trên
địa bàn tỉnh Cà Mau.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN (Phần
VI - Chương trình) (điều chỉnh)
Tổng dự toán kinh phí điều
chỉnh, bổ sung Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh
Cà Mau, từ nguồn ngân sách nhà nước: 48.717.928.000 đồng (Bốn mươi tám tỷ, bảy
trăm mười bảy triệu, chín trăm hai mươi tám ngàn đồng)
(Có
kèm theo phụ lục kinh phí).
Ngoài ra, huy động các nguồn
hợp pháp khác, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án,… để thực hiện./.
TỔNG
HỢP ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN
2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
ĐIỀU
CHỈNH, BỔ SUNG NỘI DUNG, DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI
ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)