Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 01/KH-UBND 2021 Chương trình phòng chống bệnh Lở mồm long móng tỉnh Kon Tum

Số hiệu: 01/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
Ngày ban hành: 02/01/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 01/KH-UBND

Kon Tum, ngày 02 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG, GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM”

A. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Luật Thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

- Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

- Các Nghị định của Chính phủ: số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thú y; số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;

- Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2020 - 2025”;

- Các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 5 năm 2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2019 về hướng dẫn Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi; số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

- Căn cứ các Thông tư của Bộ Tài chính: số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 về hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;

- Nghị quyết số 11/2017/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về việc Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị, chế độ đón tiếp khách nước ngoài, chi tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế và chi tiếp khách trong nước áp dụng trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

- Nghị quyết 37/2018/NQ-HĐND ngày 13 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum về việc Quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

- Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 23 tháng 4 năm 2018 về việc Ban hành quy định mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Kon Tum;

- Đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 280/TTr-SNN ngày 04 tháng 12 năm 2020 về việc đề nghị phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

B. MỤC TIÊU

- Kiểm soát hiệu quả bệnh Lở mồm long móng và ngăn chặn sự xâm nhập của các chủng vi rút Lở mồm long móng mới từ bên ngoài vào trên địa bàn tỉnh; Số lượng ổ dịch Lở mồm long móng và gia súc mắc bệnh giảm từ 10 - 20% so với trung bình của cả giai đoạn 2016 - 2020.

- Xây dựng hoàn thành ít nhất 06 cơ sở toàn dịch bệnh Lở mồm long móng cấp xã; tiến tới xây dựng 01 vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng cấp huyện và khuyến khích các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh đối với bệnh Lở mồm long móng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045.

C. NỘI DUNG

1. Kiểm soát có hiệu quả bệnh Lở mồm long móng và ngăn chặn sự xâm nhập của các chủng vi rút Lở mồm long móng mới từ bên ngoài vào trên địa bàn tỉnh

- Thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y.

- Kiểm soát, ngăn chặn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp nhập lậu, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật qua biên giới.

2. Phòng bệnh bằng vắc xin Lở mồm long móng

- Đối tượng tiêm phòng: Tổ chức, triển khai thực hiện việc tiêm phòng cho đàn trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống theo quy định của pháp luật về thú y và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác tiêm phòng.

- Loại vắc xin: Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương về kết quả giám sát lưu hành vi rút Lở mồm long móng tại các địa phương, cơ quan chuyên ngành thú y cấp tỉnh tham mưu, đề xuất chủng loại vắc xin Lở mồm long móng và thực hiện việc cung ứng, phân bổ (theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền) cho các địa phương phù hợp với chủng vi rút đang lưu hành tại địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Thời gian và tỷ lệ tiêm phòng: tổ chức 02 đợt tiêm phòng/năm, mỗi đợt cách nhau 06 tháng; đợt 01 trong khoảng thời gian từ tháng 02 đến tháng 05 và đợt 02 trong khoảng thời gian từ tháng 08 đến tháng 11. Đảm bảo việc tiêm vắc xin Lở mồm long móng cho tối thiểu 80% tổng đàn gia súc và 100% trong diện tiêm phòng. Đồng thời các địa phương thường xuyên tổ chức rà soát và thực hiện tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng bổ sung theo quy định.

- Các địa phương tổ chức, hướng dẫn, giám sát và đánh giá sau mỗi đợt tiêm phòng; đảm bảo các điều kiện, phương tiện, dụng cụ và các biện pháp kỹ thuật liên quan đến bảo quản, vận chuyển vắc xin, trong đó lưu ý thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc ngay sau khi tiêm phòng.

- Cách thức sử dụng vắc xin: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh.

3. Giám sát bệnh Lở mồm long móng

3.1 Giám sát lâm sàng

- Mục đích: kịp thời phát hiện các gia súc mắc bệnh để khoanh vùng, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh; nhằm giảm thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi.

- Cơ quan được giao nhiệm vụ về thú y cấp huyện, phối hợp với chính quyền địa phương: tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn về quy trình phòng chống dịch bệnh Lở mồm long móng như: các triệu chứng điển hình của gia súc mắc bệnh, các biện pháp phòng chống dịch bệnh… cho cán bộ thú y cấp xã, các tổ chức, cá nhân có chăn nuôi gia súc mẫn cảm với bệnh biết, chủ động thực hiện việc giám sát.

- Khi phát hiện gia súc có các triệu chứng điển hình của bệnh, các tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y để kiểm tra, xác minh và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Cơ quan được giao nhiệm vụ về thú y cấp huyện phối hợp với Cơ quan chuyên ngành thú y cấp tỉnh kiểm tra, lấy mẫu để xét nghiệm xác định bệnh, chủng vi rút Lở mồm long móng.

3.2 Giám sát lưu hành vi rút

Trên cơ sở các yếu tố dịch tể về sự lưu hành của vi rút Lở mồm long móng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của các địa phương, tình hình dịch bệnh Lở mồm long móng qua các năm, việc mua bán, vận chuyển, phương thức chăn nuôi gia súc,… thực hiện việc lấy mẫu nhằm xác định sự lưu hành của vi rút, nguy cơ phát sinh dịch bệnh để triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Cơ quan chuyên ngành thú y cấp tỉnh phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện việc giám sát sự lưu hành vi rút Lở mồm long móng trên địa bàn theo quy định.

- Kiểm tra sự lưu hành của vi rút, xác định type vi rút và xây dựng bản đồ dịch tể về sự lưu hành vi rút.

- Số lượng mẫu: Lấy 90 mẫu dịch hầu họng (trâu, bò ) tại 3 địa phương (mỗi địa phương lấy 30 mẫu).

- Tổ chức lấy mẫu: Cơ quan chuyên ngành thú y cấp tỉnh phối hợp với các địa phương thực hiện lấy mẫu, bảo quản mẫu và gửi xét nghiệm. Trên cơ sở kết quả xét nghiệm mẫu; Cơ quan chuyên ngành thú y cấp tỉnh chủ động hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, theo quy định.

- Chỉ tiêu xét nghiệm: Phát hiện vi rút và định type (nếu có) bằng phương pháp xét nghiệm Realtime RT-PCR và xét nghiệm Elisa.

- Kinh phí: Nguồn ngân sách tỉnh hoặc cấp huyện

3.3 Giám sát sau tiêm phòng

Để xác định hiệu giá kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vắc xin của các địa phương, cơ quan chuyên ngành thú y cấp tỉnh phối hợp với các địa phương thực hiện giám sát sau tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh.

- Thời gian: định kỳ 01 đợt/năm

- Đối tượng giám sát: trâu, bò, lợn

- Loại mẫu và số lượng mẫu (chọn 01 huyện và thành phố Kon Tum lấy 61 mẫu đơn): 122 mẫu huyết thanh trở lên

- Tổ chức lấy mẫu: Cơ quan được giao nhiệm vụ về thú y cấp huyện thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản mẫu theo hướng dẫn của Cơ quan chuyên ngành thú y cấp tỉnh.

- Cơ quan chuyên ngành thú y cấp tỉnh: thu gom mẫu và gửi mẫu xét nghiệm.

- Chỉ tiêu xét nghiệm: Phát hiện kháng thể bằng phương pháp xét nghiệm Realtime RT-PCR.

- Kinh phí: Nguồn ngân sách tỉnh

- Thời điểm lấy mẫu: Sau 21 ngày kể từ thời điểm tiêm phòng gần nhất

4. Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng (theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật)

- Các huyện: Đĕk Hà, Đĕk Tô, Ngọc Hồi và thành phố Kon Tum: mỗi địa phương xây dựng hoàn thành ít nhất 01 cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng (cấp xã) và khuyến khích các cơ sở (trang trại, gia trại) trên địa bàn xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng. Hoàn thành trong năm 2022.

- Các huyện: Sa Thầy, Ia H’Drai, Đĕk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông, Kon Rẫy: mỗi huyện xây dựng hoàn thành 01 cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng (cấp xã) và khuyến khích các cơ sở (trang trại, gia trại) trên địa bàn xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng. Hoàn thành trong năm 2023.

5. Kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y: thực hiện việc kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định của pháp luật về thú y và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

6. Biện pháp ứng phó, xử lý ổ dịch

6.1 Chủ gia súc thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch

- Kịp thời thông tin, báo cáo về tình hình dịch bệnh động vật cho chính quyền địa phương, thú y cấp xã và Cơ quan được giao nhiệm vụ về thú y cấp huyện.

- Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, theo hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền.

- Không được mua bán, vận chuyển, giết mổ, vứt xác động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh ra môi trường theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc, tiêu hủy, giết mổ bắt buộc động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết theo quy định của pháp luật.

6.2 Cơ quan được giao nhiệm vụ về thú y cấp huyện

- Kiểm tra, xác minh, lấy mẫu để xét nghiệm, chẩn đoán bệnh.

- Tham mưu cho cấp có thẩm quyền xem xét:

+ Quyết định việc công bố có dịch bệnh Lở mồm long móng, công bố hết dịch và tổ chức phòng, chống dịch bệnh theo quy định hiện hành.

+ Lập chốt kiểm soát tạm thời trên các trục đường giao thông ra, vào vùng dịch, vùng khống chế nhằm ngăn chặn không đưa động vật, sản phẩm động vật mẫn cảm ra, vào vùng dịch, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Luật Thú y và có hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y có thẩm quyền; có giải pháp quản lý, kiểm soát việc vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc nội tỉnh để hạn chế lây lan dịch bệnh.

+ Đặt biển báo khu vực có dịch, hướng dẫn tránh đi qua vùng dịch.

+ Tổ chức phun khử trùng các phương tiện vận chuyển từ vùng dịch đi ra ngoài.

+ Xử lý gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh trong vùng dịch theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền.

7. Thông tin tuyên truyền

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh Lở mồm long móng và các biện pháp phòng chống dịch bệnh Lở mồm long móng ở gia súc trên các phương tiện thông tin, truyền thông …

- Tổ chức các lớp tập huấn về các quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh về phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng.

D. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH

1. Cơ chế tài chính

Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của tuyến địa phương, bao gồm: Mua vắc xin Lở mồm long móng để tiêm phòng đối với đàn gia súc thuộc diện tiêm phòng, hỗ trợ kinh phí trường hợp gia súc bị sảy thai sau tiêm phòng, gia súc chết do sốc vắc xin sau tiêm phòng; vắc xin Lở mồm long móng dự phòng để phục vụ công tác chống dịch; chi trả công tiêm phòng, chỉ đạo tiêm phòng; chi trả công tiêu hủy gia súc mắc bệnh, công cho lực lượng tham gia công tác phòng, chống dịch; kinh phí chủ động lấy mẫu giám sát vi rút Lở mồm long móng, lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng và phí xét nghiệm; kinh phí mua vật tư, dụng cụ, trang thiết bị triển khai Chương trình; tổ chức tập huấn, họp sơ kết, tổng kết, thông tin, tuyên truyền; tổ chức xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (trường hợp gặp khó khăn, chưa tự cân đối được ngân sách, báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung ngân sách hằng năm cho địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để có đủ nguồn thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh).

2. Kinh phí: Khái toán kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025: 41.421.310.000 đồng. Cụ thể:

Năm

Tổng

Phân nguồn

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện

2021

7.244.070.000

6.297.510.000

946.560.000

2022

7.774.170.000

6.793.310.000

980.860.000

2023

8.154.010.000

7.125.950.000

1.028.060.000

2024

8.617.590.000

7.505.430.000

1.112.160.000

2025

9.631.470.000

8.416.610.000

1.214.860.000

Tổng

41.421.310.000

36.138.810.000

5.282.500.000

- Ngân sách cấp tỉnh: Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch.

- Ngân sách cấp huyện: chủ động bố trí kinh phí của địa phương để triển khai thực hiện Kế hoạch (theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành).

- Kinh phí của các tổ chức, cá nhân:

+ Đối với đàn gia súc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y.

+ Đối với đàn gia súc của các hộ gia đình, cá nhân, cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp trong nước, trang trại chăn nuôi không thuộc diện được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo các quy định, thì chủ chăn nuôi, các đơn vị phải tự bảo đảm kinh phí mua vắc xin và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

- Nguồn kinh phí huy động từ nguồn lực khác: Ngoài các nguồn kinh phí nhà nước, huy động nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật cho các hoạt động phòng, chống bệnh Lở mồm long móng.

E. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1.1 Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai, hướng dẫn các đơn vị địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh Kon Tum” đảm bảo có hiệu quả, đạt được các mục tiêu đề ra theo đúng quy định.

1.2. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y và các cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở có liên quan

- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch; hướng dẫn về chuyên môn như các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng; kịp thời cung ứng hóa chất, vật tư, vắc xin phục vụ công tác triển khai thực hiện kế hoạch, theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh Kon Tum của các địa phương.

- Hướng dẫn các địa phương thực hiện xây dựng các vùng, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh; hướng dẫn thực hiện việc duy trì các cơ sở an toàn dịch bệnh Lở mồm long móng đối với các cơ sở đã được công nhận.

- Chế độ báo cáo: Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.

2. Sở Tài chính: Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí triển khai Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương, theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

3. Sở Công Thương (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh)

Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh, các lực lượng có chức năng liên quan trên địa bàn tỉnh: đấu tranh, xử lý các trường hợp buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch nhằm ngăn chặn bệnh lở mồm long móng lây lan vào địa bàn tỉnh. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Thông tin và truyền Thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thông tấn, báo chí

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh Kon Tum”.

5. Sở Giao thông vận tải: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, nhằm ngăn chặn dịch bệnh Lở mồm long móng lây lan vào địa bàn tỉnh.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, đơn vị có liên quan về việc thực hiện các biện pháp xử lý môi trường trong công tác phòng chống dịch Lở mồm long móng.

7. Công an tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương, đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, giám sát việc vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, nhằm ngăn chặn dịch bệnh Lở mồm long móng.

8. Đề nghị Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lực lượng có chức năng liên quan thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát động vật và sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn; ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi.

9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan ngăn chặn nhập lậu gia súc, sản phẩm động vật trên tuyến biên giới, cửa khẩu, đường mòn, lối mở; tuyên truyền cho Nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh gia súc, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu, nhằm ngăn chặn bệnh Lở mồm long móng lây lan vào địa bàn tỉnh.

10. Các sở, ngành liên quan: Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện tốt các nội dung trên.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh: Phối hợp tổ chức quán triệt, vận động Nhân dân, các hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện tốt các nội dung Kế hoạch này.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025 chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025 tại địa phương để triển khai thực hiện có hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả việc phòng chống dịch bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị có liên quan:

+ Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, như: giám sát, phát hiện, báo cáo và xử lý ổ dịch theo quy định của pháp luật về thú y; các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và các văn bản hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn về phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng.

+ Tổ chức triển khai thực hiện và tiếp nhận khai báo, kê khai của các cơ sở chăn nuôi có hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 11 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Luật Chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi.

+ Tăng cường công tác quản lý hoạt động của các cơ sở giết mổ động vật theo quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh và các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền về công tác kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

- Chế độ báo cáo: Định kỳ 6 tháng (trước ngày 10 tháng 6), hằng năm (trước ngày 10 tháng 11) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh.

13. Các doanh nghiệp, người chăn nuôi, người vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi

- Tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm các quy định hiện hành của pháp luật về chăn nuôi, thú y, phòng, chống dịch bệnh Lở mồm long móng.

- Chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Lở mồm long móng; khi có dịch bệnh xảy ra kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan thú y, tránh tình trạng dấu dịch, bán chạy gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh; vứt xác động vật ốm, chết ra môi trường.

Trong quá trình thực hiện, trường hợp gặp khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết theo thẩm quyền hoặc tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum”, đề nghị các đơn vị địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đảm bảo theo đúng quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Thú y) (B/c);
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đơn vị thuộc tỉnh;
- Các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh;
- Báo Kon Tum;
- Văn phòng UBND tỉnh: PVPNNTN;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- Lưu: VT, NNTN.NLTA.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Tháp

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 01/KH-UBND ngày 02/01/2021 thực hiện "Chương trình quốc gia phòng chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum"

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


629

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.187.121
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!