UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 492/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 10
tháng 03 năm 2008
|
QUYẾT
ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2008 -
2020
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN
DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm
2005;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày
02/8/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày
22/11/2001 của Chính phủ về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày
07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày
25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung
ứng dịch vụ ngoài công lập;
Căn cứ Nghị quyết số 44/2007/NQ-CP ngày
31/7/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Sơn La;
Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày
28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ, về việc phê duyệt chiến lược phát triển
giáo dục giai đoạn 2001-2010;
Căn cứ Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày
18/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập
giai đoạn 2005 - 2010”;
Căn cứ Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày
23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển giáo
dục mầm non giai đoạn 2006 - 2015”;
Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-TTg ngày
09/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La thời kỳ 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 121/2007/QĐ-TTg ngày
27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường
đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 20/2005/QĐ-BGD&ĐT
ngày 24/6/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch
phát triển xã hội hoá giáo dục giai đoạn 2005 - 2010”;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-BLĐTB-XH ngày
02/10/2006 của Bộ Lao động - Thương binh xã hội về phê duyệt “Quy hoạch phát
triển mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và
định hướng đến 2020”;
Căn cứ Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 25/4/2007
của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về phát triển, nâng cao chất lượng giáo
dục - đào tạo, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực đến 2010;
Căn cứ Quyết định số 675/QĐ-UBND ngày
07/3/2006 của UBND tỉnh Sơn La, về phê duyệt chiến lược phát triển bền vững
tỉnh Sơn La giai đoạn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 176/NQ-HĐND ngày
10/12/2007 của HĐND tỉnh Sơn La phê chuẩn Quy hoạch phát triển giáo dục - đào
tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ
trình số 1094/TTr-GD&ĐT ngày 09/11/2007; đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư
tại Báo cáo số 313/BC-KHĐT ngày 12/11/2007 về kết quả thẩm định Quy hoạch phát
triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 2008 -
2020 với các nội dung chính như sau:
1. Quan
điểm phát triển giáo dục và đào tạo
1.1.
Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo làm nền tảng để cung cấp nguồn nhân
lực cho phát triển kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững;
1.2. Tiếp tục nâng cao
chất lượng dạy và học tập, đặc biệt là giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng cao
biên giới, dân tộc ít người, từng bước đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát
triển đáp ứng tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập
quốc tế;
1.3. Nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện, nhất là vùng đặc biệt khó khăn, quan tâm đào tạo cán bộ các
cấp, các ngành nhất là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật là người dân
tộc thiểu số;
1.4. Đẩy mạnh thực hiện xã
hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập để tạo điều kiện cho mọi người, mọi
lứa tuổi, mọi trình độ được học tập thường xuyên suốt đời.
2. Mục
tiêu phát triển giáo dục và đào tạo
a) Mở rộng, hoàn thiện hệ
thống quy mô trường lớp theo hướng đa dạng hoá, khuyến khích phát triển các
loại hình giáo dục đào tạo nhất là ngoài công lập, quan tâm phát triển giáo dục
vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, nhằm huy động hầu hết trẻ em
trong độ tuổi đến trường và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân;
b) Nâng cao chất lượng và
trình độ giáo dục đào tạo theo hướng đổi mới phương pháp dạy và học; dạy chữ và
tiếng dân tộc; tăng cường dạy ngoại ngữ, tin học; chú trọng nâng cao chất lượng
cho vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, các trường chuyên biệt,
trường nội trú;
c) Đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, nâng cao chất lượng phổ cập giáo
dục trung học cơ sở, triển khai và hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục
trung học;
d) Nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, trong đó tăng tỷ lệ đào tạo nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật có tay nghề
cao. Quan tâm đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao, cán bộ quản lý kinh
doanh giỏi; cán bộ, công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý là người dân tộc thiểu số;
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công trình thuỷ điện Sơn La. Chú trọng cập
nhật tiến bộ khoa học công nghệ cho lực lượng lao động trực tiếp công nhân và
nông dân; đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông
thôn;
đ) Phát triển đội ngũ nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ
cấu; đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý giáo dục; bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo, ứng dụng
tiến bộ khoa học công nghệ trong giảng dạy và quản lý giáo dục;
e) Tăng cường đầu tư, hoàn thiện
cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho dạy và học theo hướng chuẩn
hoá và hiện đại hoá.
2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Về giáo dục
* Giáo dục mầm
non:
- Tăng tỷ lệ
trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 10,6% năm 2007 lên 18,1% năm 2010; 30% năm 2015
và 50% năm 2020;
- Tăng tỷ lệ
trẻ từ 3 đến 5 tuổi đến lớp mẫu giáo từ 66,7% năm 2007 lên 80% năm 2010; 87%
năm 2015; 98,6% năm 2020;
- Riêng trẻ 5
tuổi ra lớp mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 82,9% năm 2007 lên 95% năm 2010;
99,5% vào năm 2015, 2020.
* Giáo dục phổ
thông:
- Giáo dục tiểu học: Huy động học
sinh trong độ tuổi đến trường từ 97,5% năm 2007 lên 99% vào năm 2010, 2015 và
đạt 99,5% vào năm 2020;
- Giáo dục trung học cơ sở: Tăng
tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 90,2% năm 2007 lên 88% năm
2010; 93% năm 2015; 99% năm 2020;
- Giáo dục
trung học phổ thông: Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ
45,2% năm 2007 lên 58% năm 2010; 65% năm 2015; 80% năm 2020;
Trong đó: Huy động trẻ khuyết tật
tham gia giáo dục hoà nhập cộng đồng tại các cấp phổ thông đạt 50% năm 2010;
65% năm 2015; 85% năm 2020.
b) Về đào
tạo
* Về đào tạo cán bộ cho các cấp,
các ngành của tỉnh:
- Đến 2020
toàn tỉnh có đủ cán bộ khoa học - kỹ thuật ở các ngành, các lĩnh vực, đảm bảo
cơ cấu, trình độ; nhất là tăng cường đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số;
- Đến 2010
có 100% cán bộ chủ chốt huyện và tỉnh đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở
lên; cán bộ chủ chốt dưới 45 có trình độ cao cấp lý luận trở lên.
* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã,
phường:
- Đến năm 2010 có 100% cán bộ xã
phường có trình độ văn hoá trung học cơ sở trở lên; trong đó có 60% đạt trình
độ trung học phổ thông; 5% đạt trình độ cao cấp lý luận;
- Đến 2015 có 100% cán bộ xã
phường có trình độ trung học phổ thông. Trong đó: có 15% cán bộ chuyên trách
đạt trình độ cao cấp lý luận, 15% có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên;
- Đến 2020, có 20% cán bộ chuyên
trách đạt trình độ cao cấp lý luận và 30% có trình độ chuyên môn từ cao đẳng
trở lên.
* Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản
lý giáo dục và giáo viên:
Đến 2010, đảm bảo đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu và có 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn hoá theo yêu cầu của
cấp học; có 100% cán bộ quản lý từ hiệu trưởng trường trung học phổ thông, phó
trưởng phòng, phó trưởng khoa các trường chuyên nghiệp trở lên có trình độ cao
cấp lý luận trở lên;
Đến 2020 có 100% giáo viên các
cấp đạt trình độ lý luận theo yêu cầu của cấp học từ trung cấp trở lên.
* Về giáo dục nghề nghiệp và giáo
dục đại học:
- Tăng tỷ lệ số người có trình độ
cao đẳng, đại học đạt tỷ lệ 1,5% dân số năm 2010; 2% năm 2015; 2,5 - 3% vào năm
2020;
- Nâng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
trung học cơ sở, trung học phổ thông vào các trường trung cấp chuyên nghiệp,
dạy nghề của trung ương và của tỉnh đạt 15 - 20% năm 2010; 20 - 25% năm 2015;
30 - 40% năm 2020;
- Nâng cao tay nghề cho người lao
động, đảm bảo 70% số lao động nông nghiệp được chuyển giao kỹ thuật và nâng tỷ
lệ lao động qua đào tạo lên 25% năm 2010, 40% năm 2015 và 50% năm 2020.
c) Duy
trì và phát huy kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ. Nâng cao chất
lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi
và hoàn thành phổ cập giáo dục trung học vào năm 2020.
d) Nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, ngành học
Đến 2020, đạt tỷ lệ 99% trẻ em
phát triển; hiệu quả giáo dục các cấp phổ thông đạt 95% trở lên. Trường đạt
chuẩn Quốc gia ở mầm non đạt 32,6%, tiểu học 40%; trung học cơ sở 30%; trung
học phổ thông 27,2%.
đ) Nâng tỷ lệ phòng học kiên cố
từ 32,2% năm 2007 lên 80,3% năm 2010; 83% năm 2015 và 87% năm 2020
e) Đẩy
mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục
Phấn đấu đến 2020 đạt tỷ lệ học
tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập đối với trẻ dưới 3 tuổi đạt 50%; trẻ 3 -
5 tuổi học mẫu giáo ngoài công lập đạt 30%; tiểu học: 2%; trung học cơ sở: 4%;
trung học phổ thông: 15 - 20%; cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề: 15
- 20%.
3. Định
hướng, nhiệm vụ phát triển giáo dục và đào tạo
3.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp
Nâng số
tổng trường của toàn tỉnh từ 690 trường (mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục
thường xuyên, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề) năm học 2006 - 2007
lên 758 trường vào năm học 2010 - 2011 và 781 trường vào năm 2015 - 2016 và 802
trường vào năm học 2020 - 2021.
a) Về
giáo dục
* Giáo dục mầm non:
Thành lập trường mầm non công lập
ở vùng đặc biệt khó khăn, hoàn thiện trường mầm non đăng ký phấn đấu đạt chuẩn
Quốc gia, trường mầm non trọng điểm, phát triển các lớp mầm non tại các cụm
bản; từng bước phát triển loại hình trường lớp mầm non ngoài công lập ở những
vùng thuận lợi, vùng kinh tế - xã hội phát triển;
Nâng số
trường mầm non từ 180 trường năm học 2006 - 2007 lên 212 trường, trong đó có
100% xã có cơ sở giáo dục mầm non vào năm học 2010 - 2011; 225 trường vào năm
học 2015 - 2016; 245 trường vào năm học 2020 - 2021;
Từ nay đến 2020: Phấn đấu xây
dựng trường học đạt chuẩn Quốc gia để nhằm hoàn thành chương trình phổ cập giáo
dục trung học, đạt được các tiêu chuẩn về tỷ lệ tối thiểu số trường chuẩn quốc
gia theo quy định. Cụ thể là:
Về giáo dục mầm non đạt: 35
trường vào năm 2015; 80 trường (32,6%) vào năm 2020.
* Giáo dục phổ thông:
- Giáo dục tiểu học: Nâng
số trường tiểu học toàn tỉnh từ 232 trường năm học 2006 - 2007 lên 266 trường vào
năm học 2010 - 2011 và ổn định vào các năm tiếp theo;
Số trường đạt chuẩn Quốc gia 60
trường vào năm 2015; 106 trường (40%) vào năm 2020 (đạt mục tiêu toàn
tỉnh hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học đúng quy định);
- Giáo dục trung học cơ sở, trung
học phổ thông: Hoàn chỉnh mạng lưới trường trung học cơ sở, trung học phổ thông
ở các xã vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh; tách các trường trung học phổ thông
nhiều cấp thành các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông độc lập để xây
dựng trường đạt chuẩn Quốc gia;
+ Giáo dục trung học cơ sở:
Nâng số
trường trung học cơ sở trong toàn tỉnh từ 192 trường năm học 2006 - 2007 lên
231 trường vào năm học 2010 - 2011 và ổn định vào các năm tiếp theo;
Số trường
đạt chuẩn quốc gia 40 trường vào năm 2015; 70 trường vào năm 2020.
+ Giáo dục trung học phổ thông:
Tiếp tục hoàn thiện và mở rộng
quy mô các trường trung học phổ thông hiện có. Nâng số trường trung học phổ
thông trong toàn tỉnh từ 30 trường năm học 2006 - 2007 lên 32 trường vào năm
học 2010 - 2011 và 35 trường vào năm học 2015 - 2016 và 41 trường vào năm học
2020 - 2021;
Số trường
đạt chuẩn quốc gia 5 trường vào năm 2015; 14 trường vào năm 2020 (theo quy định
hoàn thành chương trình phổ cập trung học mỗi huyện thị phải có ít nhất 1
trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia và gồm cả trường trung học phổ
thông Chuyên và trường trung học phổ thông Nội trú tỉnh).
* Củng cố và đầu tư hoàn thiện
các trường chuyên biệt:
Năm học 2008 - 2009 mở thêm môn
chuyên tin học và tiếp tục nâng cấp trường trung học phổ thông Chuyên để đạt
trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2;
Tăng quy mô trường phổ thông dân
tộc Nội trú huyện lên 300 học sinh/ trường, trường phổ thông Dân tộc Nội trú
tỉnh 500 học sinh. Tiếp tục hoàn thiện các trường phổ thông Dân tộc bán trú tại
các trung tâm xã và cụm xã tạo điều kiện cho học sinh vùng sâu, vùng xa được
học tập theo hướng nâng cao;
Năm học 2015 - 2016, thành lập
trường giáo dục cho trẻ tàn tật, khuyết tật của tỉnh;
Đến 2017 - 2018, thành lập Trường
Năng khiếu thể dục, thể thao của tỉnh.
- Quy hoạch trường, lớp tại các
khu, điểm tái định cư dự án xây dựng Thuỷ điện Sơn La:
Thành lập các trường học tại các
khu tái định cư tập trung, số lượng học sinh đảm bảo đối với mầm non từ 150 -
200 học sinh, tiểu học từ 200 - 300 học sinh; trung học cơ sở từ 400 học sinh
trở lên;
Đối với những điểm tái định cư,
số lượng học sinh chưa đủ để mở trường sẽ tăng số lớp trung học cơ sở tại các
trường sở tại; mở các lớp mầm non, tiểu học tại bản; đảm bảo thu hút 100% số
học sinh phải di chuyển được đến lớp học.
- Phát triển giáo dục ở vùng sâu,
vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn:
+ Đối với
giáo dục mầm non: Phấn đấu đến 2020 đạt 100% các xã có từ 1 đến 2 trường mầm
non; 80% số bản có trường, lớp mầm non. Giai đoạn 2007 - 2010 thành lập thêm 16
trường; giai đoạn 2011 - 2015 thành lập thêm 12 trường; giai đoạn 2016 - 2020
thành lập trường mầm non tại các xã còn lại của tỉnh đạt mục tiêu 100% các xã
có từ 1 trường mầm non trở lên và 80% bản có lớp mầm non;
+ Đối với trung học phổ thông:
Giai đoạn 2007 - 2010 thành lập thêm 2 trường trung học phổ thông: Bình Thuận -
Thuận Châu; Mường Bú - Mường La;
Giai đoạn 2016 - 2020, nâng cấp
đào tạo trung học phổ thông tại 3 trường phổ thông Dân tộc Nội trú của huyện
Mộc Châu, Mai Sơn, Phù Yên;
Giai đoạn 2016 - 2020 thành lập
thêm 6 trường trung học phổ thông tại Vân Hồ - Mộc Châu, Làng Chếu - Bắc Yên;
Ngọc Chiến - Mường La; Púng Bánh - Sốp Cộp; Mường Khoa - Bắc Yên; Vạn Yên - Phù
Yên.
* Giáo dục thường xuyên:
Tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt
động của 14 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh và huyện; củng cố, phát triển
Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp của tỉnh; 100% xã, phường, thị trấn
có Trung tâm học tập cộng đồng;
Năm 2008, thành lập Trung tâm
Ngoại ngữ, Tin học của tỉnh.
b) Về đào
tạo
Xây dựng và củng cố hệ thống các
truờng hiện có, phát triển theo hướng đa ngành, đa nghề, đa hệ nhằm thu hút
ngày càng nhiều các đối tượng học sinh, người lao động theo học, đáp ứng nhu
cầu nguồn nhân lực;
- Đối với Trường Cao đẳng Sư phạm
Sơn La: Rà soát để giao kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên phù
hợp với nhu cầu phát triển, đồng thời mở rộng mã ngành đào tạo các chuyên ngành
ngoài sư phạm tại trường;
- Nâng cấp các trường: trung cấp
Nông Lâm, trung cấp Y tế, trường Văn hoá Nghệ thuật, trường Đào tạo nghề thành
các trường Cao đẳng. Nâng quy mô đào tạo các trường chuyên nghiệp từ 2.000 -
2.500 học sinh/trường; trường Đào tạo nghề từ 4.000 - 6.000 học sinh/năm;
- Đến 2010, thành lập được các cơ
sở đào tạo ngoài công lập; năm 2020, thành lập 11 Trung tâm dạy nghề tại các
huyện, thị;
- Liên kết đào tạo với các cơ sở
đào tạo nước ngoài và các cơ sở đào tạo có uy tín trong nước để đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao cho tỉnh; đồng thời chọn cử cán bộ các cấp, các ngành
đi thực tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề ở nước ngoài;
- Mỗi năm chọn cử từ 30 cán bộ
trở lên thuộc các lĩnh vực, các chuyên ngành đi học sau đại học (thạc sỹ, tiến
sỹ);
- Về
ngành nghề, cơ cấu đào tạo:
Chú trọng
đào tạo nguồn nhân lực trong từng giai đọan nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất
lượng cao, phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động,
đáp ứng nhu cầu hội nhập WTO, xuất khẩu lao động, ngành nghề kinh tế mũi nhọn:
+ Đổi mới
và mở rộng các ngành nghề, các lĩnh vực đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển
của xã hội, tăng cơ hội được đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn;
+ Các
ngành nghề ưu tiên: một số ngành khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin, công
nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, các ngành giao thông, quy hoạch, đào tạo
chuyên gia trình độ cao trong một số ngành thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội…
+ Mở rộng
các hình thức đào tạo, dạy nghề, trong đó tập trung vào các ngành nghề như: y
tế, chế biến nông - lâm nghiệp và thuỷ sản, tiêu dùng, xây dựng, cơ khí, khai
khoáng, sửa chữa, dịch vụ, tin học, du lịch và các ngành nghề có nhu cầu phát
triển theo nhu cầu thị trường. Tiếp tục phát triển các sản phẩm hàng hoá mang
thương hiệu Sơn La và vùng kinh tế động lực như: Chè, Sữa, Cà phê…Cập nhật các
kiến thức trồng, chăm sóc, bảo quản, chế biến cây cao su đảm bảo chất lượng và
phát triển ra thị trường trong nước;
- Xây
dựng quy hoạch đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số từ xã đến huyện và tỉnh về
chuyên môn, lý luận, kiến thức quản lý nhà nước, đáp ứng nhu cầu về cán bộ khoa
học kỹ thuật của các ban, ngành và cấp ủy, chính quyền các cấp;
- Tăng
chỉ tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn, dạy nghề cho các đối tượng di dân tái
định cư thuỷ điện Sơn La;
- Triển khai dạy tiếng dân tộc
cho cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh, sinh viên và cộng đồng dân cư nơi
có nhu cầu:
+ Năm 2008, mở thêm bộ môn tiếng
dân tộc tại trường Cao đẳng sư phạm của tỉnh để đào tạo cho giáo sinh sử dụng
thành thạo tiếng dân tộc, vận dụng trong dạy học. Trước mắt là tiếng Thái và
tiếng H.Mông; mở rộng dạy tiếng Dao, tiếng Mường những năm tiếp theo; đồng thời
tổ chức biên soạn bộ chữ và chương trình học tiếng dân tộc đưa vào giảng dạy
trong các nhà trường;
+ Tiếp tục duy trì các lớp dạy
tiếng dân tộc Thái, H.Mông đã có; mở thêm các lớp dạy tiếng Dao, tiếng Mường
tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh và huyện, đáp ứng nhu cầu học tập
của cán bộ công chức, viên chức và nhân dân các dân tộc.
3.2. Nâng
cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo
a) Về
giáo dục
* Giáo dục mầm non:
- Đảm bảo yêu cầu chăm sóc nuôi
dạy trẻ một cách khoa học, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ; tăng
cường tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, phổ biến
kiến thức chăm sóc, giáo dục theo khoa học cho các gia đình và xã hội;
- Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng
của toàn tỉnh trong các cơ sở giáo dục mầm non còn dưới 12,8% vào năm học 2010
- 2011; dưới 10% năm học 2015 - 2016; dưới 6% vào năm học 2020 - 2021;
- Tỷ lệ trẻ phát triển đạt 80%
vào năm học 2010 - 2011; 90% năm học 2015 - 2016; 100% năm học 2020 - 2021.
* Giáo
dục phổ thông:
- Giáo dục tiểu học: Giảm tỷ lệ lưu ban, bỏ học; duy trì
việc tổ chức cho 100% học sinh dân tộc được học chương trình tiếng Việt trước
khi vào lớp 1 và được tăng cường tiếng Việt ở tiểu học. Khuyến khích việc học
ngoại ngữ, tin học trong các trường tiểu học khi đã đủ điều kiện. Tỷ lệ học
sinh học 2 buổi/ ngày đạt 18% vào năm học 2010 - 2011; 50% năm học 2015 - 2016;
70% năm học 2020 - 2021.
- Giáo
dục trung học cơ sở, trung học phổ thông:
Nâng tỷ
lệ học sinh học lực khá, giỏi hàng năm gắn với dạy thật, học thật, chống bệnh
thành tích trong giáo dục. Tăng cường giáo dục, học tập theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, học tập quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;
giáo dục pháp luật, an toàn giao thông; giáo dục thể chất, quốc phòng; giáo dục
lịch sử truyền thống Sơn La cho học sinh, sinh viên. Tăng cường dạy và sử dụng
tiếng dân tộc trong dạy và học. Thực hiện tốt chương trình phân ban ở trung học
phổ thông, đảm bảo tỷ lệ 100% học sinh được học ngoại ngữ, tin học; được hướng
nghiệp và học nghề phổ thông;
Thực hiện phân luồng học sinh tốt
nghiệp trung học cơ sở; trung học phổ thông vào các trường trung cấp chuyên
nghiệp, dạy nghề trong và ngoài tỉnh; phấn đấu đạt 15 - 20% năm học 2010 -
2011; 20 - 25% năm học 2015 - 2016; 35 - 40% năm học 2020 - 2021;
- Hiệu
quả giáo dục tiểu học đạt 86% vào năm học 2010 - 2011; 92% năm học 2015 - 2016;
96% năm học 2020 - 2021;
- Hiệu
quả giáo dục trung học cơ sở đạt 89% vào năm học 2010 - 2011; 92% năm học 2015
- 2016; 93 - 95% năm học 2020 - 2021;
- Hiệu
quả giáo dục trung học phổ thông đạt 90% vào năm học 2010 - 2011; 93% năm học
2015 - 2016; 96% năm học 2020 - 2021.
b) Về đào tạo:
* Đào tạo cán bộ chủ chốt cơ sở,
cán bộ dân tộc thiểu số:
- Đối với cán bộ cấp xã:
Đến năm 2010: Rà soát,
tiếp tục đào tạo nguồn khoảng 288 người; trong đó văn hoá là 108 người, trung
cấp chuyên môn 108 người, bồi dưỡng chuyên môn 25 người; lý luận chính trị sơ
cấp 77 người, trung cấp 81 người;
+ Đào tạo đội ngũ cán bộ xã hiện
có:
Về văn hoá 100% cán bộ chuyên
trách giữ chức vụ bầu cử có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với
vùng 2, vùng 3; 100% có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông đối với vùng 1
(Theo Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 28/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ
"100% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử có trình độ tốt nghiệp
trung học cơ sở trở lên, trong đó 60% tốt nghiệp trung học phổ thông");
Về chuyên môn nghiệp vụ: 100% cán
bộ chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn,
trong đó; 50% có trình độ từ trung cấp trở lên;
Về lý luận chính trị: 100% cán bộ
chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ từ sơ
cấp trở lên, trong đó 60% có trình độ trung cấp trở lên;
Về quản lý hành chính, nhà nước:
100% cán bộ chủ chốt được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; trong
đó 40% có trình độ trung cấp;
Đào tạo tin học: 100% cán bộ
chuyên trách giữ chức vụ qua bầu cử được bồi dưỡng kiến thức tin học văn phòng;
+ Đào tạo cán bộ nguồn là người
dân tộc thiểu số:
Đào tạo văn hoá gắn với đào tạo
chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh; tập trung
đào tạo cán bộ là người dân tộc H.Mông, Dao, Kháng, La ha, Sinh mun, Khơ mú để
chuẩn bị nhân sự giới thiệu tham gia cấp uỷ, Hội đồng nhân dân, các chức danh
lãnh đạo cấp xã; trong đó đặc biệt quan tâm bố trí công tác cho học sinh tốt
nghiệp các lớp dự nguồn của tỉnh và học sinh cử tuyển, học sinh dân tộc thiểu
số đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;
(Nguồn theo Đề án xây dựng đội
ngũ cán bộ dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La, giai đoạn 2007-2010 và đến 2015 của
Tỉnh uỷ Sơn La).
Hoàn thành Đề án đào tạo cán bộ
chủ chốt cơ sở của tỉnh vào năm 2015.
* Đối với cán bộ cấp tỉnh và cấp
huyện:
- Phấn đấu đến 2010 có 50%; năm
2015 có 100% cán bộ, công chức được đào tạo ngoại ngữ và tin học theo các trình
độ đáp ứng nhu cầu công tác và chuẩn hoá công chức;
- Đến 2015 có 100% cán bộ, công
chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; cán bộ chủ chốt tỉnh và huyện
dưới 45 tuổi đạt trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên và 80% có trình độ lý
luận trung cấp trở lên;
- Tập trung cho việc tạo nguồn,
đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo,
quản lý; đặc biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, bố trí sử dụng
cán bộ một số dân tộc thiểu số hiện chưa có hoặc đã có nhưng số lượng còn ít
như dân tộc H.Mông, Dao, Kháng, La ha, Sinh mun, Khơ mú, nâng tỷ lệ cán bộ dân
tộc thiểu số trong cơ cấu cán bộ của tỉnh; quan tâm đào tạo cán bộ dân tộc có
trình độ đại học, cao đẳng;
Lựa chọn cán bộ dân tộc thiểu số
đi học để đạt trình độ cao (thạc sỹ, tiến sỹ) ở một số ngành, lĩnh vực
như nghiên cứu khoa học, nông, lâm, công nghiệp, giáo dục, y tế…
Phấn đấu từ 2015 - 2020 tập trung
đào tạo, bồi dưỡng về văn hoá, chuyên môn, lý luận, quản lý nhà nước, tin học
cho cán bộ nhằm đạt chuẩn theo tiêu chuẩn chức danh đảm nhiệm; điều chỉnh cơ
bản cơ cấu dân tộc trong đội ngũ cán bộ của tỉnh; phấn đấu các dân tộc đều có
cán bộ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến
cơ sở và có nhiều chuyên gia trên các lĩnh vực là người dân tộc thiểu số.
* Đảm bảo các điều kiện để 100%
Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả; cùng với các trung tâm giáo
dục thường xuyên mở rộng dạy nghề xã hội, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công
nghệ cho người lao động;
Mở các lớp ngoại ngữ, tin học và
ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực sản xuất, công tác và cho các đối
tượng xã hội.
* Xây dựng Đề án nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực của tỉnh: Đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có
trình độ đại học, cao đẳng ở các lĩnh vực đảm bảo cơ cấu các chuyên ngành; chú
trọng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật là người dân tộc thiểu số ở các vùng
miền của tỉnh.
* Đối với
giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp: Thực hiện đổi mới nội dung chương
trình và phương pháp, gắn lý thuyết với thực hành, thực tiễn; nâng cao tay nghề
cho học sinh; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và tin học vào nhà trường.
3.3. Công tác phổ cập giáo dục
a) Củng cố, nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù
chữ, mở rộng xoá mù chữ cho các đối tượng xã hội;
Năm 2007
toàn tỉnh được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và
phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
Năm 2010
có 10 - 12 xã phường (5%) chủ yếu ở thị trấn, thị xã được công nhận đạt
chuẩn phổ cập trung học;
b) Năm 2015 hầu hết số người trong độ tuổi lao động ở
nông thôn có trình độ văn hoá từ tiểu học trở lên. Tiếp tục triển khai công
nhận phổ cập giáo dục trung học cho 72 xã, thị trấn (35,5%) chủ yếu các
xã thuộc vùng 1 và thị xã Sơn La.
c) Năm 2020 toàn tỉnh được công
nhận hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục trung học.
3.4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo,
cán bộ quản lý giáo dục
Quy hoạch đào tạo đảm bảo đủ về
số lượng và đồng bộ về cơ cấu giáo viên theo định mức quy định ở mầm non và các
cấp học phổ thông. Đảm bảo số lượng giảng viên các trường cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp theo quy định đạt tỷ lệ 10 - 20 sinh viên/giảng viên.
a) Về đào
tạo đội ngũ nhà giáo các cấp
- Đến năm học 2010 - 2011, cần có
19.051 giáo viên mầm non, phổ thông và 500 giảng viên cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, dạy nghề (tăng thêm 3.804 giáo viên; so với năm 2006);
- Năm học 2015 - 2016, cần có
20.069 giáo viên mầm non, phổ thông và 600 giảng viên cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, dạy nghề; cần đào tạo 918 giáo viên; chủ yếu là giáo viên trung
học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp;
- Năm học 2020 - 2021, cần có
20.646 giáo viên mầm non, phổ thông và 700 giảng viên cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp, dạy nghề; cần đào tạo 877 giáo viên; chủ yếu là giáo viên mầm
non, trung học phổ thông và giảng viên trường cao đẳng, dạy nghề.
b) Về đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý giáo dục và nhà giáo
* Đến năm
học 2010 - 2011 có 100% giáo viên được chuẩn hoá theo yêu cầu của cấp học,
ngành học. Trong đó: giáo viên có trình độ sau đại học ở trung học phổ thông
đạt 5%; trung cấp chuyên nghiệp 15% và 50% đối với trường cao đẳng.
* Năm học 2015 - 2016: Nâng tỷ lệ
giáo viên có trình độ sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) ở trung học phổ
thông đạt 10%; trung cấp chuyên nghiệp 25%; cao đẳng 60%. Đạt tỷ lệ 100%, giáo
viên môn giáo dục công dân có trình độ trung cấp lý luận trở lên và được bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước về giáo dục. 50% số giáo viên các cấp học đựơc
bồi dưỡng lý luận và kiến thức quản lý nhà nước về giáo dục.
* Năm học
2020 - 2021: Nâng tỷ lệ giáo viên có trình độ cao đẳng ở mầm non, tiểu
học; trình độ đại học ở trung học cơ sở; trình độ sau đại học ở trung học phổ
thông đạt 15%; trung cấp chuyên nghiệp 35% và 70% đối với trường cao đẳng;
Đạt tỷ lệ
100% cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên phải được bồi dưỡng lý luận chính trị
theo yêu cầu của cấp học từ trình độ trung cấp trở lên; trong đó cán bộ quản lý
giáo dục từ hiệu trưởng trường trung học phổ thông và phó phòng, phó khoa trở
lên có trình độ cao cấp lý luận.
c) Công
tác phát triển Đảng
- Đến năm học 2010 - 2011, tất cả
100% trường học trong tỉnh có chi bộ hoặc tổ Đảng;
- Tỷ lệ cán bộ, giáo viên là đảng
viên đạt 30% năm học 2010 - 2011; 40% năm học 2015 - 2016; 50% vào năm học 2020
- 2021;
- 100% cán bộ, giáo viên, giảng
viên có phẩm chất đạo đức trong sạch, không vi phạm pháp luật; không vi phạm về
ma tuý và các tệ nạn xã hội.
3.5. Cơ
sở vật chất, trang thiết bị giáo dục và ngân sách
a) Quy
hoạch cấp đất, đảm bảo tất cả các trường, lớp đều có đủ diện tích nhà học, sân
chơi, bãi tập theo quy định trường chuẩn quốc gia:
UBND tỉnh chỉ đạo UBND các huyện
thị xã, ngành giáo dục và đào tạo xây dựng quy hoạch chi tiết các trường học;
hàng năm rà soát quy hoạch và phân kỳ đầu tư theo các hạng mục xây dựng để từng
bước hoàn thiện khuôn viên trường học theo
hướng đạt chuẩn quốc gia. Hoàn thành việc phê duyệt quy hoạch nhu cầu sử dụng
và cấp quyền sử dụng đất cho các đơn vị trường học. Ưu tiên quỹ đất cho các
trường thành lập mới, các trường được đầu tư nâng cấp và mở rộng quy mô;
Đến năm học 2010 - 2011, phấn đấu
diện tích đất bình quân 14 m2/học sinh (mức quy định của Bộ Giáo dục
và Đào tạo từ 6 - 10 m2/học sinh + 30% cho 1 trường học). Diện
tích đất cho các trường học trong toàn tỉnh cần 927 ha; tăng 176 ha so với năm
học 2000 - 2001. Phấn đấu diện tích đất bình quân 18 m2/học sinh vào
năm học 2015 - 2016 và phấn đấu diện tích đất bình quân 20 m2/học
sinh vào năm học 2020 - 2021.
b) Đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất
* Về thực hiện kiên cố hoá trường
lớp:
Đến năm học 2010 - 2011 xoá phòng
tạm, nâng phòng học kiên cố lên 80,3%, phòng học bán kiên cố 20% (xây mới 6.504
phòng học, xây dựng phòng học bộ môn cho 380 trường; xây dựng 358 công trình
phụ trợ trường học: sân trường, cổng trường, công trình vệ sinh, bể nước...);
Năm học 2015 - 2016, nâng phòng
học kiên cố lên 83 %, phòng học bán kiên cố 17% (xây mới 300 phòng học chức
năng và phòng học bộ môn, 200 trường được xây dựng các công trình phụ trợ như:
tường rào, cổng trường, các công trình nước sạch, vệ sinh…);
Năm học 2020 - 2021, số phòng học
kiên cố hoá đạt 87%; phòng học bán kiên cố 13%. Hoàn thiện các công trình phụ
trợ cho các trường học như: sân trường, tường rào, cổng trường, bể nước, nhà vệ
sinh…; đáp ứng nhu cầu nhà ở bán trú cho học sinh, nhà công vụ cho giáo viên
công tác tại các xã vùng 2, vùng 3 của tỉnh. Xây dựng hoàn thiện về phòng học,
phòng thí nghiệm, thực hành, xưởng trường, phòng làm việc của các phòng ban, ký
túc xá… các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề của tỉnh.
* Về trang thiết bị trường học:
Đến năm học 2010 - 2011: Đạt tỷ
lệ 70% các trường phổ thông có thư viện, 20% số trường thư viện đạt chuẩn; 70%
các trường có phòng thí nghiệm, 60% số trường trung học cơ sở có phòng máy vi
tính;
Đến năm học 2015 - 2016: Đạt tỷ
lệ 80% các trường phổ thông có thư viện, 30% số trường thư viện đạt chuẩn; 100%
các trường có phòng thí nghiệm, 80% số trường trung học cơ sở có phòng máy vi
tính. Trang bị phòng máy vi tính cho 50% trường mầm non, tiểu học;
Đến năm học 2020 - 2021: Hoàn
thiện về trang thiết bị, đảm bảo đủ phòng máy vi tính; phòng học bộ môn, phòng
thí nghiệm, phòng thư viện cho các trường học; 40 - 50% số trường có thư viện
đạt chuẩn.
c) Về ngân sách
Đảm bảo
ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo; nâng tỷ lệ ngân sách hàng năm
từ 1 - 2%.
3.6. Xã hội hoá giáo dục
a) Giai đoạn 2008 - 2010
Từng bước cụ thể hoá và xây dựng
kế hoạch thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục theo Nghị quyết số
05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động
giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục - thể thao; trước mắt đẩy mạnh tuyên truyền,
nâng cao nhận thức nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự
nghiệp giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục phát triển lành mạnh; tạo điều
kiện cho mọi người, mọi tổ chức được đóng góp cho giáo dục. Thực hiện Đề án Xây
dựng xã hội học tập giai đoạn 2007 -2010, 2015, 2020;
Tăng cường công tác quản lý; mở
rộng quy mô, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục ngoài công lập;
Ưu tiên đầu tư ngân sách để phát
triển giáo dục mầm non ở vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu,
vùng cao, biên giới. Xây dựng kế hoạch thực hiện theo Quyết định số
161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách
phát triển giáo dục mầm non. Duy trì, mở rộng quy mô các cơ sở giáo dục và dạy
nghề ngoài công lập hiện có;
Khuyến khích thành lập các cơ sở
giáo dục mầm non; phổ thông dân lập, tư thục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội phát triển (thị trấn, thị xã); không thành lập mới các cơ sở giáo
dục công lập tại các vùng này. Khuyến khích phát triển các cơ sở đào tạo nghề
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu phát triển kinh tế ở các địa
bàn của tỉnh. 100% xã , phường có trung tâm học tập cộng đồng; mở rộng quy mô
và các hoạt động của Hội Khuyến học; tăng tỷ lệ gia đình, dòng họ hiếu học hàng
năm;
Phát triển mô hình học 2 buổi/ngày
ở tiểu học; tăng cường các dịch vụ công ích ở các trường trung học cơ sở chất
lượng cao ở các huyện thị; thành lập các cơ sở đào tạo nghề.
b) Giai đoạn 2011 - 2020
Chuyển một số trường công lập
thành trường ngoài công lập khi đã đủ các điều kiện thích hợp; đồng thời nâng
cao chất lượng toàn diện các trường ngoài công lập;
Hoàn thiện hệ thống mạng lưới
trường lớp: mỗi huyện, thị xã có đủ các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ
sở, trung học phổ thông ngoài công lập; từng bước chuyển các cơ sở đào tạo và
dạy nghề công lập hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ; tăng cường các cơ sở
đào tạo, dạy nghề ngoài công lập tại các địa phương;
Mở rộng
các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, các địa phương, các tổ chức kinh
tế - xã hội. Hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, giám sát các hoạt động
giáo dục và nâng cao các hoạt động của Hội đồng giáo dục các cấp. Tăng cường
liên kết, mở rộng hợp tác với các cơ sở giáo dục và đào tạo, các tổ chức, các
thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực;
Xây dựng
cơ chế chính sách phù hợp về đất đai, thuế, tín dụng… tạo điều kiện cho việc
thành lập và phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập;
Mở rộng
quỹ khuyến học các cấp, khuyến khích các tập thể, cá nhân đầu tư cho giáo dục;
Năm 2020,
phát triển ở mỗi huyện, thị xã, mỗi cấp học đều có từ 1 - 2 trường (mầm non;
tiểu học; trung học cơ sở; trung học phổ thông) ngoài công lập. Toàn tỉnh
có 2 cơ sở đào tạo ngoài công lập;
Tỷ lệ trẻ
dưới 3 tuổi ngoài công lập 50%; trẻ 3 - 5 tuổi học mẫu giáo ngoài công lập 30%;
tiểu học: 2%; trung học cơ sở: 4%; trung học phổ thông: 15 - 20%; cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề: 15 - 20%.
4. Phân kỳ và nhu cầu vốn đầu tư; các chương trình ưu tiên đầu tư
4.1. Phân kỳ và dự báo nhu cầu vốn đầu tư:
Trong
thời gian tới cần có các biện pháp huy động từ nhiều nguồn vốn tập trung để
phục vụ cho nhu cầu phát triển giáo dục và đào tạo.
a) Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo Sơn La đến năm
2020, dự kiến khoảng 13.955,197 triệu đồng, gồm:
- Chi
thường xuyên cho giáo dục 10.555,681 triệu đồng :
Giai đoạn
2007 - 2010: 3.154,681 triệu đồng;
Giai đoạn
2011 - 2015: 3.500,500 triệu đồng;
Giai đoạn
2016 - 2020: 3.900,500 triệu đồng;
- Chi cho
đào tạo giáo viên 184,300 triệu đồng:
Giai đoạn 2007 - 2010: 54,300
triệu đồng; trung bình 9,500 triệu/năm;
Giai đoạn 2011 - 2015: 60,000
triệu đồng; trung bình 12,000 triệu/năm;
Giai đoạn 2016 - 2020: 70,000
triệu đồng; trung bình 14,000 triệu/năm;
- Chi xây dựng cơ bản 1.975,800
triệu đồng:
Giai đoạn 2007 - 2010: 1.131,305
triệu đồng;
Giai đoạn 2011 - 2015: 344,500
triệu đồng;
Giai đoạn 2016 - 2020: 241,900
triệu đồng;
- Chương trình mục tiêu cho giáo
dục: 1.239,416 triệu đồng.
b) Nguồn vốn huy động gồm:
- Vốn nhà nước: 80 - 85%;
- Vốn huy động từ sự đóng góp của
nhân dân và sự ủng hộ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước: 5 - 10%;
- Vốn đầu tư nước ngoài qua các
Đề án, Dự án, các chương trình hợp tác hỗ trợ thông qua Nhà nước và Bộ Giáo dục
- Đào tạo: 10 - 15%.
4.2. Các
chương trình ưu tiên đầu tư:
a) Đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông;
b) Chương trình phổ cập giáo dục
trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học;
c) Chương trình hiện đại hoá cơ
sở vật chất trường học;
d) Chương trình đào tạo và nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực;
e) Chương trình phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo và trường sư phạm;
g) Chương trình phát triển xã hội
hoá giáo dục;
h) Các công trình ưu tiên đầu tư
xây dựng cơ bản.
4.3. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
Thực hiện quy hoạch phát triển sự
nghiệp giáo dục và đào tạo giai đoạn 2008 - 2020 đã và đang mở ra cơ hội mới,
đó là:
a) Tạo ra bước phát triển mới cả
về quy mô và chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về trình độ dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; tạo ra động lực mới cho sự phát triển
kinh tế - xã hội;
b) Khắc phục những bất cập, yếu
kém, đồng thời tạo ra bước phát triển mới về cơ cấu và chất lượng nguồn nhân
lực, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế có sức cạnh tranh trong nước và
quốc tế;
c) Giáo dục
Sơn La góp phần xây dựng con người có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội;
lao động sáng tạo, có tinh thần khắc phục khó khăn, vươn lên chiến thắng đói
nghèo lạc hậu, tích cực tham gia giải quyết các vấn đề xã hội;
d) Giáo dục Sơn La góp phần xây
dựng con người có trình độ văn hoá cao, trình độ chuyên môn giỏi, giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; tích cực tiếp cận với nền kinh tế tri thức và
tham gia hội nhập thế giới;
e) Giáo dục Sơn La góp phần xây
dựng xã hội học tập và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII,
Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh Khoá XII và Chiến lược phát triển bền vững
của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020 là: Tăng trưởng kinh tế
phải gắn với tiến bộ công bằng xã hội, giảm bớt chênh lệch về mức sống, trình
độ dân trí giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng trong tỉnh…Kết hợp chặt chẽ
các yếu tố phát triển kinh tế - xã hội với công tác bảo vệ môi trường…
5. Lộ
trình thực hiện quy hoạch
5.1. Giai đoạn từ 2008 - 2010
Trọng tâm của giai đoạn này là
hoàn thiện hệ thống trường lớp; tạo ra bước chuyển biến cơ bản về chất lượng;
đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học
cơ sở; thực hiện thắng lợi đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; tiếp tục
hoàn thiện cơ cấu và các điều kiện năng lực đào tạo nghề; đẩy mạnh thực hiện và
phát triển xã hội hoá giáo dục;
Tập trung triển khai xây dựng và
thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án về:
- Kế hoạch phát triển sự nghiệp
giáo dục và đào tạo 5 năm 2006 - 2010;
- Kế hoạch tổng thể về kiên cố
hoá trường lớp đến 2010;
- Kế hoạch phổ cập giáo dục trung
học;
- Đào tạo và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực;
- Đào tạo và nâng cao chất lượng
cán bộ dân tộc thiểu số;
- Phát triển giáo dục mầm non đến
2015;
- Phát triển xã hội hoá giáo dục
đến 2010, 2015, 2020;
5.2. Giai đoạn từ 2011 đến 2020
Tập trung nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện; hoàn thiện hệ thống trường cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp, dạy nghề; tăng cường và hoàn thiện cơ sở vật chất trang thiết bị theo
hướng đồng bộ, hiện đại hoá; phát triển trường đạt chuẩn Quốc gia; quy hoạch và
phát triển giáo dục cho mọi người;
Hoàn thành và đạt chuẩn phổ cập
giáo dục trung học; hoàn thiện và đảm bảo chất lượng đội ngũ nhà giáo cán bộ
quản lý giáo dục; hoàn thiện quy hoạch cấp đất cho các trường học;
Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá
giáo dục, trong đó: hoàn thiện hệ thống trường lớp ngoài công lập ở mầm non,
phổ thông và dạy nghề tại các địa phương; ban hành cơ chế chính sách khuyến
khích phát triển xã hội hoá.
6. Một số
nhóm giải pháp cơ bản
6.1. Về
phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đây là giải pháp cấp bách và lâu
dài đối với tỉnh để đáp ứng được các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong
thời gian tới.
a) Ngành giáo dục cùng với các
ngành các cấp trong tỉnh tích cực tuyên truyền và thực hiện các biện pháp đảm
bảo gia tăng dân số hợp lý, khoa học; tập trung các điều kiện nâng cao chất
lượng cuộc sống cho nhân dân về vật chất và tinh thần nhất là nâng cao trình độ
văn hoá cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng với nhiệm vụ tập trung đào tạo
nâng cao tay nghề; giải quyết việc làm, sử dụng tối đa nguồn nhân lực cho việc
thực hiện các mục tiêu chiến lược của tỉnh;
Quy hoạch việc đào tạo, đào tạo
lại, bồi dưỡng nhà giáo, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng đúng cơ cấu chuyên
ngành; tăng tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn;
b) Rà
soát nguồn nhân lực hiện có, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo gắn với bố
trí sử dụng hợp lý nguồn nhân lực cho các ngành nghề và các địa phương đến
2020. Ưu tiên chọn cử cán bộ, giáo viên có năng lực, có phẩm chất đi đào tạo
đạt trình độ sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) và các chuyên gia trên các
lĩnh vực kinh tế - xã hội, ưu tiên cán bộ công tác tại các xã đặc biệt khó
khăn;
c) Đầu tư
xây dựng cho các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp theo hướng hiện đại
để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở nhiều lĩnh vực. Đẩy mạnh dạy
nghề, chuyển giao công nghệ vào sản xuất cho lực lượng lao động nông thôn và
thanh niên dân tộc ít người. Xây dựng mới và nâng cấp các trung tâm đào tạo
nghề, đặc biệt là các ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh;
d) Hợp
tác liên kết với trung tâm đào tạo, dạy nghề Trung ương và một số tỉnh bạn để
mở rộng các ngành nghề đào tạo cho lực lượng lao động. Trước mắt là phối hợp và
liên kết với Trường Đại học Tây Bắc xây dựng kế hoạch đào tạo để đạt trình độ
chuẩn và trên chuẩn cho cán bộ các ngành nghề và giáo viên cho tỉnh. Chú trọng
đào tạo trình độ đại học đối với con em dân tộc thiểu số ít người, nữ cán bộ
dân tộc. Khuyến khích các tổ chức các các nhân mở các lớp đào tạo nghề cho
người lao động;
e) Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển
trường chuyên nghiệp đào tạo nghề; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng
cao; ưu tiên phát triển tài năng trong giáo dục; có cơ chế chính sách ưu đãi
đào tạo nghề cho cán bộ dân tộc thiểu số, thanh niên nông thôn, các đối tượng
phải di chuyển dân cư phục vụ cho Thuỷ điện Sơn La; cơ chế chính sách thu hút
cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật, các chuyên gia giỏi, công nhân có tay nghề
cao về tỉnh công tác;
g) Về tăng cường đào tạo cán bộ
dân tộc thiểu số:
- Rà soát, đánh giá đúng thực
trạng đội ngũ cán bộ các dân tộc các cấp hiện có theo, từng ngành, từng huyện,
từng xã để quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ người dân tộc ở các cấp, các
ngành các địa phương; gắn đào tạo với sử dụng, đảm bảo đúng số lượng, cơ cấu,
ngành nghề, trình độ, chức danh đáp ứng nhu cầu công tác;
- Xây dựng kế hoạch hàng năm huy
động học sinh đến trường lớp học;
- Tăng quy mô, tăng chỉ tiêu vào
các trường phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh và huyện nhằm tuyển chọn đủ số học
sinh thuộc các dân tộc thiểu số được học tập hết cấp trung học phổ thông;
- Hoàn thiện các điều kiện cho
các trường đặc biệt là nhà bán trú và thực hiện chế độ chính sách cho học sinh
vùng đặc biệt khó khăn, học sinh thuộc diện học tại trường phổ thông dân tộc
Nội trú học tại các trường phổ thông công lập của tỉnh để thu hút học sinh dân
tộc thiểu số tham gia học hết các cấp phổ thông;
- Tăng cường chỉ tiêu cử tuyển
vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của tỉnh và Trung
ương theo các ngành nghề quy hoạch và sử dụng số học sinh cử tuyển tốt nghiệp
ra trường theo địa chỉ. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp với đối
tượng;
- Thực hiện tốt chính sách cho
học sinh, sinh viên vay vốn để học tập trong các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp.
6.2. Về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng, chính quyền; phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể và tăng cường
công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về giáo dục và đào tạo trong tình hình
mới
Tăng cường sự lãnh đạo của các
cấp uỷ đảng, chính quyền các địa phương đối với giáo dục và đào tạo. Xây dựng
và củng cố tổ chức Đảng, các đoàn thể trong nhà trường ngày càng vững mạnh.
Phát huy hiệu lực, hiệu quả của Hội đồng giáo dục các cấp, Hội Khuyến học và
phát huy vai trò của các ngành, các đoàn thể, tổ chức xã hội đối với sự nghiệp
giáo dục và đào tạo;
Tăng cường công tác tuyên truyền,
nâng cao nhận thức và hành động trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân
về vai trò "quốc sách hàng đầu" của giáo dục và đào tạo trong quá
trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương;
Tuyên truyền
sâu rộng chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo; chú trọng tuyên truyền về xã hội hoá giáo dục để các cấp,
các ngành và nhân dân có nhận thức
đúng, đầy đủ; thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục.
6.3. Công tác quản lý giáo dục
Tiếp tục đổi mới cơ chế và phương
thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền chủ động và tự chịu trách
nhiệm cho các đơn vị giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục. Bộ máy quản lý
giáo dục phải được chuẩn hoá, tiếp tục nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn
nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
phát triển giáo dục trong giai đoạn mới;
Tổ chức rút kinh nghiệm về quản
lý nhà nước đối với các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề để
làm rõ chức năng của Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở có trường cao đẳng, trung
cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, các sở chuyên ngành và chính quyền địa phương;
Tiếp tục rà soát, đánh giá
cán bộ, giáo viên, nhân viên theo tinh thần Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư
Trung ương Đảng, thực hiện các quyết định của Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục - Đào tạo
và các chính sách của nhà nước hiện hành. Bổ sung biên chế theo yêu cầu chất
lượng và định biên của Thông tư số 35/2006/TTLT- BGDĐT- NV ngày 23/8/2006 của
Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện tốt chế độ chính sách
với cán bộ, giáo viên; tiếp tục luân chuyển, sắp xếp, bố trí cán bộ quản lý,
giáo viên đáp ứng việc nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn;
Thực hiện tốt các quy định về
chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường công tác thanh tra giáo dục, thực hiện tốt quy
chế dân chủ cơ sở. Tiếp tục chấn chỉnh nề nếp, kỷ cương, theo nội dung cuộc vận
động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”; tổ chức thực hiện cuộc
vận động "Hai không": nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và chống
ngồi nhầm lớp, một cách thiết thực hiệu quả. Tiếp tục cải tiến công tác
thi cử, đánh giá nhằm đảm bảo tính khách quan, hiệu quả nghiêm túc, thiết thực;
Tiếp tục thực hiện thi đua “Hai
tốt”; đẩy mạnh các hoạt động thi đua - khen thưởng, cụ thể hoá các tiêu
chuẩn thi đua phù hợp với từng địa phương; động viên tạo điều kiện cho giáo dục
các xã đặc biệt khó khăn vươn lên đạt các chỉ tiêu trong các hoạt động giáo
dục. Tôn vinh các tập thể, cá nhân trong và ngoài ngành có nhiều đóng góp phát
triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực
trong các hoạt động giáo dục và đào tạo; tích cực ngăn ngừa, đẩy lùi ma tuý và
các tệ nạn xã hội thâm nhập vào trường học và các cơ quan quản lý giáo dục. Xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh không có ma tuý, không có tai nạn giao
thông...
Tăng cường bồi dưỡng năng lực cho
cán bộ làm công tác kế hoạch trong ngành; tăng cường công tác dự báo về quy mô,
cơ cấu, giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu và mục tiêu phát triển. Tiếp tục
xây dựng các kế hoạch, chương trình, đề án để triển khai thực hiện quy hoạch
phát triển giáo dục và đào tạo theo từng giai đoạn đến 2020 cho từng cấp học,
ngành học và từng địa phương.
6.4. Về cơ sở vật chất và vốn đầu
tư, huy động vốn
a) Về vốn đầu tư, huy động vốn:
Nguồn ngân sách nhà nước chi cho
sự nghiệp:
- Hàng năm tăng ngân sách cho
giáo dục và đào tạo đảm bảo đủ chi cho các hoạt động giáo dục và đào tạo gắn
với đổi mới cơ chế quản lý tài chính, ưu tiên ngân sách cho công tác phổ cập
giáo dục; thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; giáo dục đại học;
đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao; các đối tượng chính sách; giáo
dục vùng đặc biệt khó khăn;
- Huy động tối đa, lồng ghép, sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau, từ sự đóng góp, tài
trợ của mọi cá nhân, tổ chức để hoàn thiện cơ sở vật chất tại các địa phương;
tăng cường cho Quỹ khuyến học. Có các hình thức tuyên truyền, phổ biến; phối
hợp để huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước cho giáo dục - đào tạo.
b) Tăng
cường đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất trường học; nhà ở cho học sinh nội
trú dân nuôi; nhà ở công vụ cho giáo viên. Đầu tư trang thiết bị dạy và học
theo hướng hiện đại; đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học. Ưu tiên nguồn vốn
của nhà nước đầu tư, vốn từ các dự án, chương trình mục tiêu giáo dục cho vùng
sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;
c) Công
tác quy hoạch và cấp đất cho các đơn vị giáo dục:
Quy
hoạch, giao đất cho các trường học đảm bảo diện tích cho xây dựng phòng học,
phòng bộ môn, nhà ở giáo viên, nhà bán trú cho học sinh, sân chơi, bãi tập,
vườn trường, xưởng trường, các công trình nước sạch, nhà vệ sinh, tường rào…
theo quy định của trường đạt chuẩn quốc gia ở từng cấp học, phù hợp với từng
giai đoạn phát triển;
Đảm bảo
diện tích đất và hoàn thiện cơ sở vật chất cho các điểm trường tại các bản và
trung tâm cụm bản và trường lớp mới mở cho học sinh khu tái định cư phục vụ
Thuỷ điện Sơn La;
Nâng cao
trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường trong việc sử dụng
đất đúng mục đích, có hiệu quả.
6.5. Nghiên cứu, áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật và công nghệ
Đẩy mạnh phong trào học tập tiếp
thu, ứng dụng và làm chủ tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và các hoạt động
giáo dục và đào tạo trong giảng dạy nghiên cứu khoa học, trong quản lý giáo dục
để nâng cao chất lượng giáo dục;
Coi trọng nghiên cứu, áp dụng các
công trình khoa học phục vụ cho giáo dục nhất là phần nội dung giảng dạy về
lịch sử, địa lý tỉnh Sơn La. Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức tin học,
ngoại ngữ, tiếng dân tộc cho cán bộ, giáo viên và các đối tượng xã hội. Trong
đó, tăng cường dạy môn tin học và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt
động giáo dục và đào tạo nhằm phổ cập kiến thức tin học, tạo cơ sở cho đào tạo
nguồn nhân lực, hướng tới nền kinh tế trí thức và tham gia hội nhập quốc tế;
Áp dụng các tiến bộ công nghệ mới
vào sản xuất để có năng suất lao động cao, nhất là phổ biến và áp dụng các tiến
bộ khoa học vào các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, chế biến và bảo vệ thực
phẩm, cải tạo đàn gia súc gia cầm, bảo vệ môi trường sinh thái...
6.6. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc
tế trong giáo dục và đào tạo
- Liên kết với các trường đại
học, các học viện, các tỉnh bạn, các nước bạn (đặc biệt là nước bạn Lào)
và các tổ chức Quốc tế để đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn lực. Thực hiện và
hoàn thành tốt chương trình liên kết đào tạo với các tỉnh phía bắc Lào;
- Thực hiện tốt các các dự án
quốc tế về tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học theo chương trình giáo
dục xuyên quốc gia và tăng cường các hoạt động giáo dục về Hội nhập WTO theo sự
chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Khuyến khích các tổ chức và cá
nhân ngoài nước có uy tín, có kinh nghiệm và tiềm lực đầu tư vào các cơ sở đào
tạo của tỉnh để nâng cao trình độ, tay nghề theo quy định của pháp luật. Tạo
điều kiện, khuyến khích học sinh có điều kiện đi học các trường đạt tiêu chuẩn
Quốc tế trong và ngoài nước.
6.7. Đẩy mạnh phát triển xã hội
hoá giáo dục và đào tạo
a) Tăng cường công tác tuyên
truyền, vận động và cung cấp thông tin về xã hội hoá giáo dục và đào tạo để
nâng cao nhận thức cho toàn xã hội;
Tuyên truyền sâu rộng Luật Giáo
dục năm 2005 và các chủ trương chính sách về xã hội hoá giáo dục để các cấp,
các ngành cùng toàn dân hiểu và thực hiện;
Tổ chức các hình thức trao đổi,
hội thảo, hội nghị rút kinh nghiệm về các hoạt động xã hội hoá từ trước đến
nay, về trách nhiệm của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội
trong việc thực hiện xã hội hoá giáo dục. Hàng năm các cấp quản lý giáo dục cần
tích cực tham mưu cho cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương tổ chức Đại hội giáo
dục trong đó nội dung chủ yếu là bàn và ban hành nghị quyết, tìm giải pháp về
thực hiện xã hội hoá để phát triển giáo dục tại địa phương.
b) Triển khai thực hiện đồng bộ
các cơ chế, chính sách của Trung ương, xây dựng các chính sách của tỉnh về phát
triển xã hội hoá giáo dục và đào tạo:
Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn vốn
theo hướng tập trung có trọng điểm, không dàn trải; ưu tiên phân bổ nguồn vốn
cho vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; tiếp tục thực hiện chính sách cho
người nghèo, gia đình người có công với cách mạng. Tăng cường thu hút các nguồn
vốn đầu tư cho giáo dục từ các tập thể, các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và
các tổ chức ngoài nước;
Triển khai thực hiện các chính
sách của Trung ương, xây dựng và ban hành một số cơ chế chính sách của tỉnh như
sau:
- Hỗ trợ ban đầu cho các trường
công lập chuyển sang các loại hình trường ngoài công lập;
- Chính sách ưu tiên thuế, vay
vốn tín dụng từ quỹ hỗ trợ của Nhà nước;
- Chính sách sử dụng và phát
triển Quỹ Khuyến học các cấp và chính sách thi đua khen thưởng;
Quy hoạch quỹ đất cho các trường
học; ưu tiên dành tỷ lệ thích đáng diện tích đất cho thuê đối với các trường
ngoài công lập;
Đổi mới cơ bản về chế độ học phí:
Điều chỉnh lại chính sách thu học phí với mục đích học phí phải đảm bảo trang
trải cần thiết cho dạy và học, bù đắp cho chi thường xuyên, để tích luỹ đầu tư
và phát triển, tiến tới thực hiện chỉ một khoản thu là học phí.
c) Tăng cường công tác lãnh đạo,
chỉ đạo, phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và tăng cường
quản lý nhà nước trong các hoạt động xã hội hoá giáo dục và đào tạo;
Tăng cường
sự lãnh đạo và quản lý của các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, UBND; phát huy
vai trò của các tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên,
Hội khuyến học và các đoàn thể, các tổ chức xã hội khác, huy động các nguồn lực
toàn xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục;
Đổi mới quản lý nhà nước, cải
cách thủ tục hành chính; tạo điều kiện cho giáo dục công lập và ngoài công lập
được ổn định và bình đẳng trong việc thực hiện nhiệm vụ. Trao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ trên cơ
sở giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn;
Thực hiện cải cách hành chính;
tạo điều kiện thuận lợi khi làm các thủ tục, cấp phép cho các hoạt động giáo
dục ngoài công lập;
Thực hiện phân cấp trong quản lý
nhà nước đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo một cách hợp lý. Tăng cường hiệu
lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trường học và sử lý sau kết luận
thanh tra trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
d) Tăng cường huy động mọi nguồn
lực để thực hiện xã hội hóa các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục và đào
tạo;
Tập trung tăng đầu tư trong cơ
cấu ngân sách, xây dựng phát triển giáo dục cho vùng khó khăn, cho các đối
tượng chính sách, người nghèo… để thụ hưởng thành quả ngày càng cao của giáo
dục và đào tạo;
Đối với vùng thuận lợi có cơ chế
thu hút đầu tư từ các tổ chức cá nhân và toàn xã hội chăm lo phát triển giáo
dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện Quy hoạch
1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, tích cực
tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; phối hợp với các sở, ban, ngành có liên
quan và UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch 5 năm
và hàng năm phù hợp kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tích cực
hướng dẫn, giám sát, kiểm tra thực hiện; thường xuyên báo cáo Bộ Giáo dục và
Đào tạo và các cấp có thẩm quyền; tổ chức tổng kết, sơ kết theo kế hoạch.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các
sở, ban, ngành để thực hiện Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo theo chức
năng, thẩm quyền được giao. Trong đó:
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
Chính, Sở Nội Vụ để tham mưu thực hiện về công tác tổ chức cán bộ, biên chế,
chế độ chính sách; đồng thời xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn lực trong
và ngoài nước để phát triển các hình thức ngoài công lập theo chủ trương xã hội
hoá giáo dục.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội trong việc triển khai quy hoạch đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Xây dựng, Cục thuế tỉnh tham mưu thực hiện việc quy hoạch cấp đất cho các
đơn vị giáo dục và các cơ chế ưu tiên về đất đai, thuế, tín dụng và tạo điều
kiện cho các đơn vị giáo dục ngoài công lập phát triển.
- Phối hợp với Sở Thể dục thể
thao xây dựng chương trình nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các
trường học; đảm bảo thực hiện chương trình theo quy định, tích cực tổ chức các
hoạt động phong trào tại các địa phương và tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng hàng năm.
- Phối hợp với Sở Y tế tích cực
làm công tác bảo hiểm y tế cho học sinh và phòng chống các bệnh học đường.
3. UBND các cấp có trách nhiệm
chỉ đạo các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo tại địa phương xây dựng quy
hoạch, kế hoạch phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; thường
xuyên kiểm tra, theo dõi, chấn chỉnh những lệch lạc, xử lý các tiêu cực; kịp
thời đề xuất các giải pháp thực hiện có hiệu quả.
Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 2226/1998/QĐ-UB ngày
24/11/1998 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành
giáo dục - đào tạo tỉnh Sơn La giai đoạn 1997 - 2010.
Điều 4. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; lãnh đạo các sở, ban,
ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, Thị xã và thủ trưởng các ngành, đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- TT UBMTTQ VN tỉnh;
- Như Điều 4;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Trung tâm Tin học tỉnh;
- Lưu: VT, VX (2).NT.120.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Chí Thức
|