Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 201/2001/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 28/12/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 201/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 201/2001/QĐ-TTG NGÀY 28 THÁNG 12 NĂM 2001 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ''CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2001- 2010"

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Xét tờ trình của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010" kèm theo quyết định này.

Điều 2. Phân công thực hiện Chiến lược:

a) Hội đồng Quốc gia Giáo dục giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.

b) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch giáo dục 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 vào đầu năm 2006 và tổng kết vào đầu năm 2011.

c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển đào tạo nghề phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; xây dựng các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách.

d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ đạo các ngành và các địa phương đưa kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực vào kế hoạch định kỳ của ngành và địa phương; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển giáo dục; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức công tác thông tin về nhu cầu nhân lực và biến động của thị trường lao động.

e) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xác định tỷ lệ ngân sách hàng năm chi cho giáo dục, đảm bảo việc thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010; hoàn thiện chính sách tài chính và chế độ quản lý tài chính trong lĩnh vực giáo dục để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục; xây dựng các chính sách về tự chủ tài chính trong các cơ sở giáo dục, các chính sách tài chính khuyến khích gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng, khuyến khích các thành phần kinh tế - xã hội đầu tư cho giáo dục.

g) Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện cải cách hành chính trong ngành giáo dục; xác định biên chế, xây dựng các chế độ, chính sách đối với cán bộ ngành giáo dục, đối với các tập thể, cá nhân tham gia xã hội hoá giáo dục.

h) Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành, địa phương xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch sử dụng tiềm lực của ngành giáo dục trong nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng, bảo vệ môi trường; chủ trì tổ chức thực hiện việc kết hợp các hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ giữa các viện nghiên cứu với các trường đại học, cao đẳng.

i) Các Bộ, ngành theo chức năng và nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 trong phạm vi thẩm quyền; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành khác triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển giáo dục trên phạm vi toàn quốc.

k) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phát triển giáo dục trên địa bàn theo thẩm quyền; xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch giáo dục 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC 2001 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ)

MỞ ĐẦU

Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: ²Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá². ²Con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhẩy vọt...". Để đạt được các mục tiêu nêu trên, giáo dục và khoa học công nghệ có vai trò quyết định, nhu cầu phát triển giáo dục là rất bức thiết.

Sau gần 15 năm đổi mới, giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng còn những yếu kém, bất cập. Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 - 2010 xác định mục tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010.

1. TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY:

1.1. Những thành tựu:

Buớc vào Thế kỷ 21 giáo dục Việt nam đã trải qua 15 năm đổi mới và thu được những thành quả quan trọng về mở rộng quy mô, đa dạng hoá các hình thức giáo dục và nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí được nâng cao. Chất lượng giáo dục có những chuyển biến bước đầu.

a) Một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng hoá đã được hình thành với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc. Các tỉnh và nhiều huyện miền núi có trường nội trú và bán trú cho con em các dân tộc ít người. Các trường, lớp trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức, các lớp dạy nghề ngắn hạn phát triển mạnh. Các trường đại học và cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn của cả nước, các vùng, các địa phương. Cơ sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp, cải thiện. Số trường lớp được xây dựng mới theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng.

Hệ thống giáo dục đã bước đầu được đa dạng hoá cả về loại hình, phương thức và nguồn lực... từng bước hoà nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới. Từ một hệ thống chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy đến nay đã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có các trường mở, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết đào tạo với nước ngoài. Thực hiện chế độ thu học phí với hầu hết các cấp học và trình độ đào tạo sau phổ cập. Tỷ lệ học sinh, sinh viên ngoài công lập trong tổng số học sinh, sinh viên ngày càng tăng, trong năm học 2000 - 2001 chiếm 66% trẻ em các nhà trẻ, hơn 50% học sinh mẫu giáo, hơn 34% học sinh trung học phổ thông, hơn 11% sinh viên đại học.

b) Quy mô giáo dục tăng nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Năm học 2000 - 2001 có gần 18 triệu học sinh phổ thông, 820.000 học sinh học nghề (130.000 học nghề dài hạn), 1 triệu sinh viên cao đẳng, đại học. Số sinh viên trên vạn dân đạt 118, vượt chỉ tiêu định hướng cho năm 2000 mà Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII đã đề ra. Quy mô đào tạo nghề từ năm 1997 đến năm 2000 tăng 1,8 lần.

Lực lượng lao động đã qua đào tạo theo các loại hình và trình độ khác nhau chiếm 20% trong tổng số lao động cả nước, đạt chỉ tiêu định hướng Nghị quyết Trung ương 2 Khoá VIII đã đề ra.

c) Công bằng xã hội trong giáo dục cơ sở về cơ bản được đảm bảo, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số có những chuyển biến tích cực, đã thành lập gần 250 trường dân tộc nội trú và hơn 100 trường bán trú. Cả nước đã hoàn thành công tác xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Gần 94% dân cư từ 15 tuổi trở lên biết chữ ; số năm đi học trung bình đạt 7,3. Về cơ bản nước ta đã đạt được sự bình đẳng nam nữ trong giáo dục cơ sở.

d) Công tác xã hội hoá giáo dục đã đem lại kết quả bước đầu. Các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực vào việc huy động trẻ đến trường, xây dựng cơ sở vật chất của trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Tỷ trọng nguồn kinh phí xã hội đóng góp trong tổng kinh phí giáo dục ngày càng tăng, đạt khoảng 25% vào năm 2000.

e) Chất lượng giáo dục có chuyển biến trên một số mặt. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận học sinh, sinh viên được nâng cao; giáo dục trung học phổ thông chuyên đạt trình độ cao của khu vực và thế giới, số học sinh phổ thông đạt các giải quốc gia và quốc tế ở một số môn học ngày càng tăng. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập, năng động. Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ đã được nâng cao một bước. Giáo dục đại học đã từng bước vươn lên, đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật từ cử nhân, thạc sỹ cho đến tiến sĩ, đã và đang công tác và có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội.

Nhờ những thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) 10 năm gần đây có những tiến bộ đáng kể: từ 0,456 - xếp thứ 121 tăng lên 0,682 - xếp thứ 101/174 nước. So với chỉ số phát triển kinh tế (GDP/người), HDI vượt lên 19 bậc.

Nguyên nhân của những thành tựu là do đại bộ phận nhân dân ta có tinh thần hiếu học, chăm lo cho việc học tập của con em; phần lớn các nhà giáo tận tuỵ với nghề. Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm và có những chủ trương, chính sách đúng đắn phát triển giáo dục. Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII và thi hành Luật Giáo dục, sự nghiệp giáo dục đã có những chuyển biến tích cực. Ở tầm vĩ mô, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong cả nước, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; chỉ đạo xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2001-2010; tập trung xây dựng và củng cố hai Đại học Quốc gia và một số trường trọng điểm khác; quan tâm nhiều hơn đến phát triển giáo dục cho các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người; khắc phục một bước những hiện tượng tiêu cực trong giáo dục. Chính phủ cũng đã tập trung hoàn thiện từng bước hệ thống các chính sách vĩ mô về giáo dục, chỉ đạo thực hiện các giải pháp khắc phục các yếu kém, bất cập, điều chỉnh cơ cấu và nâng cao chất lượng giáo dục.

Đầu tư cho giáo dục từ ngân sách nhà nước và các nguồn khác tăng lên. Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng từ 8% năm 1990 lên tới 15% năm 2000. Nhiều chương trình, đề án lớn huy động đa dạng nguồn lực để phát triển giáo dục, đặc biệt là cho giáo dục phổ thông đã được triển khai.

Ngành giáo dục đã có một số đổi mới về mục tiêu giáo dục; đa dạng hoá các loại hình giáo dục và các nguồn kinh phí, huy động xã hội tham gia phát triển giáo dục, tạo cơ hội cho nhiều người học tập, tăng cường trao đổi và hợp tác quốc tế. Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có nhiều hoạt động trợ giúp phát triển giáo dục.

Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân của thời kỳ đổi mới đã tạo thêm điều kiện cũng như môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển.

1.2. Những yếu kém:

Mặc dầu đã đạt được những thành tựu nêu trên, nhưng nhìn chung, giáo dục nước ta còn yếu về chất lượng, mất cân đối về cơ cấu; hiệu quả giáo dục chưa cao; giáo dục chưa gắn bó chặt chẽ với thực tiễn; đào tạo chưa gắn với sử dụng; đội ngũ giáo viên còn yếu, cơ sở vật chất còn thiếu; chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục và công tác quản lý chậm đổi mới; một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương chậm được khắc phục.

a) Chất lượng giáo dục nói chung còn thấp một mặt chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng với các ngành nghề trong xã hội. Học sinh, sinh viên tốt nghiệp còn hạn chế về năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề nghiệp; kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác và cạnh tranh lành mạnh chưa cao; khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế.

b) Hiệu quả hoạt động giáo dục chưa cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp cuối cấp so với nhập học đầu cấp còn thấp, nhất là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa (năm học 1999 - 2000 tỷ lệ này ở tiểu học và trung học cơ sở xấp xỉ 70%, ở trung học phổ thông 78%). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp; còn nhiều học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa có việc làm.

c) Cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền đã được khắc phục một bước song vẫn còn mất cân đối. Công tác chỉ đạo cũng như tâm lý xã hội vẫn còn nặng về đào tạo đại học, chưa chú trọng đúng mức đến đào tạo nghề, đặc biệt là nghề trình độ cao. Việc tăng quy mô đào tạo trong những năm gần đây chủ yếu diễn ra ở bậc đại học; tỷ lệ học sinh, sinh viên cao đẳng kỹ thuật, công nghệ, trung học chuyên nghiệp và học nghề còn thấp và tăng chậm. Công tác dự báo, quy hoạch định hướng ngành nghề đào tạo chưa tốt. Học sinh, sinh viên chưa được nhà trường hướng dẫn đầy đủ về nghề nghiệp và tạo khả năng tự lập nghiệp.

Các cơ sở giáo dục, nhất là giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tập trung quá nhiều vào các thành phố lớn, khu công nghiệp lớn. Giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn khó khăn.

Chưa chú trọng đúng mức đến các hình thức giáo dục không chính quy, giáo dục bên ngoài nhà trường, đặc biệt cho những người đang lao động.

d) Đội ngũ nhà giáo thiếu về số lượng và nhìn chung thấp về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu vừa phải tăng nhanh quy mô vừa phải đảm bảo và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Đặc biệt là đội ngũ giảng viên các trường đại học ít có điều kiện thường xuyên tiếp cận, cập nhật tri thức và những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới.

e) Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn. Chưa thanh toán hết các lớp học 3 ca; vẫn còn các lớp học tranh tre nứa lá ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Thư viện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn rất thiếu và lạc hậu.

g) Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hoá. Chương trình giáo dục còn mang nặng tính hàn lâm, kinh viện, nặng về thi cử; chưa chú trọng đến tính sáng tạo, năng lực thực hành và hướng nghiệp; chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội cũng như nhu cầu của người học; chưa gắn bó hiệu quả với nghiên cứu khoa học - công nghệ và triển khai ứng dụng. Giáo dục trí lực chưa kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất đạo đức, nhân cách công dân, trách nhiệm đối với xã hội, ý thức tự tôn dân tộc...Chế độ thi cử còn lạc hậu. Cách tuyển sinh đại học còn nặng nề và tốn kém.

h) Công tác quản lý giáo dục còn kém hiệu quả. Một số hiện tượng tiêu cực, thiếu kỷ cương trong giáo dục chưa được ngăn chặn kịp thời. Các hiện tượng ²thương mại hoá giáo dục² như mua bằng, bán điểm, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, thu chi sai nguyên tắc làm ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường, của nhà giáo. Hiện tượng gian lận trong kiểm tra, thi cử của học sinh, sinh viên ảnh hưởng xấu đến nhân cách và thái độ lao động của người học sau này. Ma tuý và các tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào nhà trường.

Nhìn chung, chất lượng và hiệu quả nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập trước hết là do những yếu tố chủ quan, trình độ quản lý giáo dục chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển khi nền kinh tế đang chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chưa phối hợp tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của Nhà nước và xã hội; chậm đổi mới cả về tư duy và phương thức quản lý; chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúng đắn để xử lý mối tương quan lớn giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả trong giáo dục. Các văn bản pháp quy về giáo dục chưa được ban hành kịp thời. Công tác thanh tra giáo dục còn yếu và chưa được quan tâm đúng mức. Những vấn đề về lý luận phát triển giáo dục trong giai đoạn mới chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức để định hướng các hoạt động thực tiễn. Năng lực của cán bộ quản lý giáo dục các cấp chưa được chú trọng nâng cao. Một số cán bộ quản lý và giáo viên suy giảm về phẩm chất đạo đức.

Quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" của Đảng và Nhà nước chưa được nhận thức đầy đủ và thực sự chỉ đạo hành động trong một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Giáo dục vẫn được xem như là công việc riêng của ngành giáo dục; chưa tạo ra được sự liên kết, phối hợp đồng bộ giữa các ngành các cấp, các lực lượng xã hội và ngành giáo dục để phát triển sự nghiệp giáo dục; việc kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội chưa được quan tâm đúng mức.

Về mặt khách quan, trong những năm qua giáo dục nước ta chịu một sức ép rất lớn về nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng, song lao động dư thừa nhiều, khả năng sử dụng lao động của nền kinh tế còn hạn chế, khả năng đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa đang làm thay đổi thang giá trị xã hội, phẩm chất của người lao động... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng phát triển nhân cách người học. Giáo dục nước ta chưa có những biện pháp hiệu quả để tác động tích cực đến những thay đổi đó.

Những chậm trễ trong việc cải cách hành chính nhà nước, trong việc đổi mới quản lý kinh tế, tài chính, sử dụng lao động, chính sách tiền lương... cũng là những yếu tố cản trở việc giải quyết có hiệu quả những vướng mắc của ngành giáo dục trong việc huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội vì sự nghiệp phát triển giáo dục để tạo một sự tăng trưởng nhanh chóng, đáp ứng những nhu cầu rất cao của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Nước ta còn nghèo, thu nhập quốc dân trên đầu người thấp, nguồn tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị và đầu tư cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, trong lúc nhu cầu của xã hội đối với giáo dục tăng nhanh. Trong bối cảnh đó, dù còn những yếu kém và bất cập nêu trên, những thành tựu giáo dục đã đạt trong những năm vừa qua là rất đáng trân trọng.

2. BỐI CẢNH VÀ THỜI CƠ, THÁCH THỨC ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NƯỚC TA TRONG VÀI THẬP KỶ TỚI:

2.1. Bối cảnh quốc tế:

a) Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ 21, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh khoa học- công nghệ và áp dụng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp lại; kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân.

b) Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan, vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh của các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia. Sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia sẽ ngày càng quyết liệt hơn đòi hỏi phải tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng. Các phương tiện truyền thông, mạng viễn thông, Internet tạo thuận lợi cho giao lưu và hội nhập văn hoá, đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt để bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, sự phát triển năng động của các nền kinh tế, quá trình hội nhập và toàn cầu hoá đang làm cho việc rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên hiện thực hơn và nhanh hơn. Khoa học - công nghệ trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực của các thế hệ hiện nay và mai sau.

c) Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng; nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu tư cho giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển.

Vì vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước.

2.2. Bối cảnh trong nước:

Đại hội IX của Đảng đã tiếp tục khẳng định rằng trên cơ sở nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; trong thời gian từ nay đến năm 2010 đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt.

Để đi tắt đón đầu từ một đất nước kém phát triển thì vai trò của giáo dục và khoa học công nghệ lại càng có tính quyết định. Giáo dục phải đi trước một bước, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài để thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

Ở nước ta, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá được tiến hành trong điều kiện tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sản xuất hàng hoá phát triển làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu học tập tăng lên; mặt khác, cũng làm thay đổi quan niệm về giá trị, ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề, động cơ học tập, các quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội. Tự do cạnh tranh làm phân hoá giàu nghèo, làm tăng thêm sự cách biệt về cơ hội học tập giữa các tầng lớp dân cư.

Xã hội tạo điều kiện cho giáo dục phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi giáo dục phải phục vụ đắc lực cho xã hội; kịp thời điều chỉnh cơ cấu và quy mô, nâng cao trình độ đào tạo đáp ứng các nhu cầu đa dạng của thực tiễn, tăng hiệu quả giáo dục, nhạy bén và thích ứng nhanh với những biến động của nhu cầu nhân lực. Giáo dục cần phải định hướng lại quan niệm về các giá trị; bồi dưỡng phẩm chất nhân cách mới, năng lực mới và đảm bảo công bằng về cơ hội học tập ở mọi cấp bậc học và trình độ đào tạo cho mọi tầng lớp nhân dân.

2.3. Thời cơ và thách thức:

Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nước ta. Sự đổi mới và phát triển giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội tốt để giáo dục Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những cơ sở lý luận, phương thức tổ chức, nội dung giảng dạy hiện đại và tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển.

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập và tiếp thu những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, rèn luyện những phẩm chất, năng lực cần thiết trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

Giáo dục nước ta phải vượt qua không chỉ những thách thức riêng của giáo dục Việt Nam mà cả những thách thức chung của giáo dục thế giới. Một mặt phải khắc phục những yếu kém bất cập, phát triển mạnh mẽ để thu hẹp khoảng cách với những nền giáo dục tiên tiến cũng đang đổi mới và phát triển. Mặt khác, phải khắc phục sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô và nguồn lực còn hạn chế, giữa yêu cầu phát triển nhanh quy mô và đòi hỏi gấp rút nâng cao chất lượng; giữa yêu cầu vừa tạo được chuyển biến cơ bản, toàn diện vừa giữ được sự ổn định tương đối của hệ thống giáo dục.

Thực tiễn chuyển đổi cơ chế và phát triển kinh tế đòi hỏi giáo dục phải tiếp cận và thích nghi với cơ chế mới, phải luôn phát triển và đi trước một bước đón đầu sự phát triển của xã hội. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, lao động cần cù, tinh thần hiếu học, năng lực tiếp thu, vận dụng tri thức và kỹ năng mới. Cần phát huy những lợi thế đó để vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, hiện đại, hướng tới một xã hội học tập, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao phẩm chất toàn diện của con người Việt Nam trong thời đại mới, thúc đẩy tiến bộ xã hội.

3. CÁC QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC:

Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật Giáo dục (1998), Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng (2001) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta. Đó là:

3.1. Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

3.2. Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo cơ hội bình đẳng để ai cũng được học hành. Nhà nước và xã hội có cơ chế, chính sách giúp đỡ người nghèo học tập, khuyến khích những người học giỏi phát triển tài năng.

Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ và thẩm mỹ, phát triển được năng lực của cá nhân, đào tạo những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, trung thành với lý tuởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên lập thân, lập nghiệp, có ý thức công dân, góp phần làm cho dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.3. Phát triển giáo dục phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả ; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng. Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

3.4. Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh xã hội hoá; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục.

Tư tưởng chỉ đạo của chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn 2001 - 2010 là khắc phục tình trạng bất cập trên nhiều lĩnh vực; tiếp tục đổi mới một cách có hệ thống và đồng bộ; tạo cơ sở để nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục; phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chấn hưng đất nước, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, chóng sánh vai cùng các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

4. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẾN NĂM 2010:

4.1. Mục tiêu chung:

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 - 2010 đã nêu rõ: để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục. Vì vậy, mục tiêu của Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 là:

a) Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thoát khỏi tình trạng tụt hậu trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực.

b) Ưu tiên nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở.

c) Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục.

4.2. Mục tiêu phát triển các cấp bậc học, trình độ và loại hình giáo dục:

Đồng thời với việc tăng cường chất lượng và hiệu quả, tiếp tục mở rộng qui mô các cấp bậc học và trình độ đào tạo, phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực. Nâng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ vào năm 2010 đạt 40%, trong đó từ cao đẳng trở lên 6%, trung học chuyên nghiệp 8%, công nhân kỹ thuật 26%. Thực hiện phổ cập trung học cơ sở trong cả nước.

Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo cơ hội học tập ngày càng tốt hơn cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ở các vùng còn nhiều khó khăn.

a) Giáo dục mầm non: Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trước 6 tuổi, tạo cơ sở để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ; mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn; tăng cường các hoạt động phổ biến kiến thức và tư vấn nuôi dạy trẻ cho các gia đình.

Đến năm 2010 hầu hết trẻ em đều được chăm sóc, giáo dục bằng những hình thức thích hợp. Tăng tỷ lệ trẻ dưới 3 tuổi đến nhà trẻ từ 12% năm 2000 lên 15% năm 2005 và 18% năm 2010. Đối với trẻ 3- 5 tuổi tăng tỷ lệ đến trường, lớp mẫu giáo từ 50% năm 2000 lên 58% vào năm 2005 và 67% vào năm 2010 ; riêng trẻ em 5 tuổi tăng tỷ lệ huy động đến mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 81% năm 2000 lên 85% vào năm 2005 và 95% vào năm 2010. Giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng của trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non xuống dưới 20% vào năm 2005, dưới 15% vào năm 2010.

b) Giáo dục phổ thông: Thực hiện giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Cung cấp học vấn phổ thông cơ bản, hệ thống và có tính hướng nghiệp; tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

Tiểu học: Phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của trẻ em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kỹ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và học tập tốt. Củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước.

Tăng tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi đến trường từ 95% năm 2000 lên 97% năm 2005 và 99% năm 2010.

Trung học cơ sở: Cung cấp cho học sinh học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở, tạo điều kiện để học sinh tiếp tục học tập hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở ở các thành phố, đô thị, vùng kinh tế phát triển vào năm 2005, trong cả nước vào năm 2010. Tăng tỷ lệ học sinh trung học cơ sở trong độ tuổi từ 74% năm 2000 lên 80% vào năm 2005 và 90% vào năm 2010.

Trung học phổ thông: Thực hiện chương trình phân ban hợp lý nhằm đảm bảo cho học sinh có học vấn phổ thông, cơ bản theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực của mỗi học sinh, giúp học sinh có những hiểu biết về kỹ thuật, chú trọng hướng nghiệp để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng sau trung học phổ thông, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề học tiếp sau khi tốt nghiệp.

Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi vào trung học phổ thông từ 38% năm 2000 lên 45% vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.

c) Giáo dục nghề nghiệp: Đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng dạy nghề gắn với nâng cao ý thức kỷ luật lao động và tác phong lao động hiện đại. Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng, với việc làm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực nông thôn, các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao dộng. Mở rộng đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp dựa trên nền học vấn trung học cơ sở.

Hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng phát triển đào tạo nghề ngắn hạn và đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có trình độ cao dựa trên nền học vấn trung học phổ thông hoặc trung học chuyên nghiệp.

Trung học chuyên nghiệp: Thu hút học sinh trong độ tuổi vào các trường trung học chuyên nghiệp đạt 10% năm 2005, 15% năm 2010.

Dạy nghề: Thu hút học sinh sau trung học cơ sở vào học các trường dạy nghề từ 6% năm 2000 lên 10% năm 2005, 15% năm 2010.

Dạy nghề bậc cao: Thu hút học sinh sau trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp vào học các chương trình này đạt 5% năm 2005, 10% năm 2010.

d) Giáo dục cao đẳng, đại học và sau đại học: Đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao phù hợp với cơ cấu kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng giáo dục sau trung học thông qua việc đa dạng hoá chương trình đào tạo trên cơ sở xây dựng một hệ thống liên thông phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực và năng lực của các cơ sở đào tạo. Tăng cường năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho những người khác.

Nâng tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân từ 118 năm học 2000 - 2001 lên 200 vào năm 2010. Tăng quy mô đào tạo thạc sĩ từ 11.727 học viên năm 2000 lên 38.000, nghiên cứu sinh từ 3.870 năm 2000 lên 15.000 vào năm 2010.

e) Giáo dục không chính quy: Phát triển giáo dục không chính quy như là một hình thức huy động tiềm năng của cộng đồng để xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi nơi có thể học tập suốt đời, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của mỗi cá nhân, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

Củng cố và nâng cao kết quả xoá mù chữ cho người lớn, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Thực hiện có hiệu quả các chương trình sau xoá mù chữ, bổ túc trên tiểu học để góp phần thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010; tạo điều kiện để thực hiện phổ cập bậc trung học trong những năm tiếp theo.

Tạo cơ hội cho đông đảo người lao động được tiếp tục học tập, được đào tạo lại, được bồi dưỡng ngắn hạn, định kỳ và thường xuyên theo các chương trình giáo dục, các chương trình kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập hoặc chuyển đổi nghề nghiệp. Chú trọng phát triển các chương trình chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

g) Giáo dục trẻ khuyết tật: Tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật được học tập ở một trong các loại hình lớp hoà nhập, bán hoà nhập hoặc chuyên biệt, đạt tỷ lệ 50% vào năm 2005 và 70% vào năm 2010.

5. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC:

Để đạt được các mục tiêu trên, cần tập trung thực hiện 7 nhóm giải pháp lớn: 1) Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục; 2) Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục; 3) Đổi mới quản lý giáo dục; 4) Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới trường lớp và các cơ sở giáo dục; 5) Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục; 6) Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; 7) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục. Trong đó, đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là các giải pháp trọng tâm; đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá.

5.1. Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục:

Mục tiêu, nội dung, chương trình được đổi mới theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; đồng thời, thích ứng với nhu cầu nguồn nhân lực cho các lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước, của từng vùng và từng địa phương; thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học. Hiện đại hoá trang thiết bị giảng dạy và học tập, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành. Nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục và quản lý.

a) Giáo dục phổ thông: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; thực hiện giảm tải, có cơ cấu chương trình hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn, coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh và tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực; quan tâm đầy đủ đến giáo dục phẩm chất, đạo đức, ý thức công dân, giáo dục sức khoẻ và thẩm mỹ cho học sinh.

Các dân tộc ít người được tạo điều kiện để học tập và nắm vững tiếng phổ thông, đồng thời tổ chức học chữ viết riêng của dân tộc.

Chú trọng trang bị và nâng cao kiến thức tin học, ngoại ngữ cho học sinh. Dạy ngoại ngữ trên diện rộng từ lớp 6; học sinh được học ổn định và liên tục ít nhất một ngoại ngữ để khi tốt nghiệp trung học phổ thông có thể sử dụng được. Phổ cập kiến thức tin học cơ sở trong nhà trường, đặc biệt chú trọng khả năng truy cập và xử lý thông tin trên mạng.

Thực hiện chương trình và sử dụng sách giáo khoa mới ở lớp đầu tiểu học và lớp đầu trung học cơ sở từ năm học 2002 - 2003, lớp đầu trung học phổ thông từ năm học 2004 - 2005. Đến năm học 2006 - 2007 hoàn thành triển khai chương trình, sách giáo khoa mới trong giáo dục phổ thông.

b) Giáo dục nghề nghiệp: Xây dựng và ban hành danh mục ngành nghề đào tạo, đổi mới và chuẩn hoá nội dung, chương trình đào tạo theo hướng mềm dẻo, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh, gắn kết chặt chẽ với việc làm trong xã hội, liên thông với các trình độ đào tạo khác.

Kết hợp chặt chẽ việc đào tạo về kiến thức và kỹ năng cơ bản tại trường với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Huy động các chuyên gia làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia xây dựng chương trình, nội dung, tham gia giảng dạy và đánh giá kết quả đào tạo.

Xây dựng nội dung, chuơng trình đào tạo nghề bậc cao theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, ưu tiên các lĩnh vực công nghệ: thông tin, sinh học, vật liệu mới, chế tạo máy, tự động hóa và một số ngành phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

c) Giáo dục đại học, cao đẳng và sau đại học: Tiến hành đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo theo hướng đa dạng hóa, chuẩn hoá, hiện đại hoá, tạo điều kiện để mau chóng tiếp thu có chọn lọc những chương trình đào tạo của các nước phát triển về khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ ..., phù hợp với yêu cầu của đất nước, phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, cuả từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng, từng địa phương nói riêng.

Các đại học quốc gia, các trường đại học trọng điểm, các ngành đào tạo thuộc các lĩnh vực mũi nhọn của khoa học - công nghệ phải đi đầu trong việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục.

Thiết kế các chương trình chuyển tiếp, các chương trình đa giai đoạn và áp dụng các quy trình đào tạo mềm dẻo nhằm tăng cơ hội học đại học cho mọi người, nhất là những người ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Ban hành chương trình khung cho đại học trong năm học 2001 - 2002 và cho đào tạo thạc sĩ trong năm học 2002 - 2003.

Đổi mới chế độ thi cử, chế độ tuyển sinh, xây dựng phương pháp, quy trình và hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, chất lượng sinh viên một cách khách quan, chính xác; xem đây là một biện pháp cơ bản khắc phục tính chất đối phó với thi cử của nền giáo dục hiện nay, thúc đẩy việc lành mạnh hoá quá trình giáo dục không chỉ ở trình độ đại học, cao đẳng mà cả ở các cấp bậc giáo dục phổ thông. Đặc biệt quan tâm đổi mới phương pháp đào tạo trong các trường sư phạm, trước hết là hai trường đại học sư phạm trọng điểm ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới phương pháp dạy và học ở các trường phổ thông.

Phấn đấu bảo đảm các trường đều có thư viện tốt, thường xuyên được cập nhật, có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo cho sinh viên và cho giảng viên. Hiện đại hoá trang thiết bị giảng dạy và học tập, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành. Theo nhu cầu, các trường đại học có thể tổ chức giảng dạy trực tiếp bằng tiếng nước ngoài cho một số môn học. Đảm bảo cho sinh viên sau khi tốt nghiệp sử dụng tốt máy tính để thu thập và xử lý thông tin, một ngoại ngữ để làm việc và giao tiếp, nâng cao năng lực hội nhập quốc tế.

5.2. Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục:

Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển được năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, hoạt động tự quản trong nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội.

Đổi mới chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, giảng viên, chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.

a) Giáo viên mầm non: Đào tạo giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu giáo viên cho các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập, tiến tới chuẩn hoá đội ngũ giáo viên mầm non. Xây dựng chính sách đối với giáo viên mầm non, đặc biệt là giáo viên ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

b) Giáo viên phổ thông: Điều chỉnh cơ cấu đội ngũ giáo viên phổ thông, tăng cường giáo viên nhạc hoạ, thể dục thể thao, nữ công gia chánh, giáo viên hướng nghiệp và dạy nghề để đa dạng hoá việc học và hoạt động của học sinh trong quá trình tiến tới học 2 buổi/ngày. Nâng dần tỷ lệ giáo viên tiểu học có trình độ cao đẳng. Phấn đấu đến 2005 tất cả giáo viên trung học cơ sở đều có trình độ cao đẳng trở lên, trong đó những giáo viên trưởng, phó các bộ môn có trình độ đại học. Nâng tỷ lệ giáo viên trung học phổ thông có trình độ thạc sĩ lên 10% vào năm 2010. Đặc biệt chú trọng đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ giáo viên cho các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa, cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Giáo viên được thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ.

c) Giáo viên các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp: Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp theo chuẩn, bổ sung giáo viên cho một số lĩnh vực ngành nghề mới, thực hiện luân phiên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo chu kỳ 5 năm/lần. Nâng tỷ lệ giáo viên trung học chuyên nghiệp có trình độ sau đại học lên 10% vào năm 2010. Phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng bao gồm các công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ trình độ cao trong các doanh nghiệp, các giảng viên của các trường đại học, cao đẳng và các viện nghiên cứu công nghệ.

d) Giảng viên đại học, cao đẳng: Khẩn trương đào tạo, bổ sung và nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng để một mặt giảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên trung bình đang quá cao hiện nay (30) xuống khoảng 20, trong đó 10 - 15 đối với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, 20 - 25 đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các ngành kinh tế, mặt khác, đón đầu sự phát triển giáo dục đại học những năm sắp tới. Tăng chỉ tiêu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ bổ sung nhân lực trình độ cao cho các trường đại học, cao đẳng. Tăng tỷ lệ giảng viên đại học có trình độ thạc sĩ lên 40%, có trình độ tiến sĩ lên 25% vào năm 2010. Chú trọng đào tạo giảng viên nữ có trình độ cao. Giảng viên được tạo điều kiện để tiếp cận với tri thức và các thành tựu khoa học - công nghệ mới của thế giới.

Lựa chọn các sinh viên giỏi bổ sung nguồn giáo viên cho các trường đại học, cao đẳng và tiếp tục đào tạo trong và ngoài nước. Ưu tiên gửi giảng viên đại học, cao đẳng đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác. Mời và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ khoa học - công nghệ có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn đang làm việc tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp và các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài tham gia giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng.

e) Hoàn thiện định mức lao động, chế độ làm việc, chế độ chính sách đối với nhà giáo: Từng bước xây dựng chế độ trả lương theo số lượng và chất lượng dạy học. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, giáo dục các đối tượng đặc biệt. Nhà nước có chế độ, chính sách ưu đãi về lương đối với nhà giáo. Mở rộng diện tuyển giáo viên, giảng viên theo chế độ hợp đồng dài hạn.

g) Tăng cường năng lực đào tạo và đổi mới chương trình đào tạo của các trường sư phạm và các khoa sư phạm: Thành lập mới các khoa sư phạm, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong một số trường đại học và cao đẳng khác. Tập trung xây dựng 2 trường đại học sư phạm trọng điểm vừa đào tạo giáo viên có chất lượng cao, vừa nghiên cứu khoa học giáo dục đạt trình độ tiên tiến. Ưu tiên đào tạo giáo viên người dân tộc và giáo viên biết tiếng dân tộc cho các cơ sở giáo dục ở vùng có nhiều người thuộc các dân tộc thiểu số.

5.3. Đổi mới quản lý giáo dục:

Đổi mới về cơ bản tư duy và phương thức quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các cơ sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu qủa các vấn đề bức xúc, ngăn chặn và đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực hiện nay.

a) Nâng cao hiệu lực chỉ đạo tập trung của Chính phủ trong việc thực hiện Chiến lược giáo dục. Đổi mới chức năng và phương thức hoạt động của Hội đồng Quốc gia giáo dục do Thủ tướng làm Chủ tịch theo hướng giúp Thủ tướng chỉ đạo thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục. Hội đồng Quốc gia Giáo dục có bộ phận giúp việc, huy động đông đảo lực lượng các nhà khoa học, giáo dục, hoạt động kinh tế - xã hội... có uy tín thuộc các lĩnh vực khác nhau tham gia vào quá trình xây dựng, thẩm định các chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển, đánh giá chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục và tiến độ thực hiện Chiến lược.

b) Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý giáo dục theo hướng phân cấp một cách hợp lý nhằm giải phóng và phát huy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp và mỗi cơ sở giáo dục, giải quyết một cách có hiệu quả những bất cập của toàn hệ thống trong quá trình phát triển. Cụ thể là:

- Bộ Giáo dục và đào tạo cùng với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo sự phân công của Chính phủ, tập trung làm tốt ba nhiệm vụ chủ yếu: xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển giáo dục; xây dựng cơ chế chính sách và quy chế quản lý nội dung và chất lượng đào tạo; tổ chức kiểm tra và thanh tra. Đặc biệt chú trọng công tác thanh tra giáo dục và đảm bảo chất lượng giáo dục thông qua việc tổ chức và chỉ đạo hệ thống kiểm định chất lượng; xây dựng cơ chế phối hợp quản lý giữa nhà trường, gia đình và xã hội, cơ chế gắn kết giáo dục -đào tạo với nghiên cứu khoa học - công nghệ và ứng dụng qua các hình thức tổ chức, liên kết, các chính sách vĩ mô và vi mô.

- Tăng cường chất lượng của công tác lập kế hoạch; tiến hành dự báo thường xuyên và tăng cường cung cấp thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội cho các ngành các cấp, các cơ sở giáo dục để điều tiết quy mô, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo cho phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Thực hiện phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các Bộ, ngành, các địa phương, giao quyền quản lý về tổ chức, cán bộ và tài chính cho các cơ quan quản lý giáo dục địa phương. Hoàn thiện quy chế quản lý hoạt động của các loại hình trường. Giao quyền chủ động cao hơn cho các trường đại học, cao đẳng để tạo điều kiện cho các trường chủ động, sáng tạo trong việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm lớn hơn đối với xã hội và nhân dân.

- Thực hiện cải cách hành chính trong ngành giáo dục và đổi mới phương thức quản lý giáo dục. Thể chế hoá vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý giáo dục các cấp; ban hành và tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật về giáo dục.

c) Xây dựng và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp về kiến thức, kỹ năng quản lý và rèn luyện phẩm chất đạo đức; đồng thời điều chỉnh, sắp xếp lại cán bộ theo yêu cầu mới phù hợp với năng lực và phẩm chất của từng người.

Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục, khai thác nguồn thông tin quốc tế về giáo dục hỗ trợ việc đánh giá tình hình và ra quyết định.

Tiếp tục xây dựng và phát triển lý luận về nền giáo dục Việt Nam định hướng xã hội chủ nghĩa; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng và Nhà nước, đổi mới quản lý và nội dung, phương pháp giáo dục, phổ biến tri thức khoa học giáo dục thường thức trong xã hội. Thường xuyên đánh giá tác động của các chủ trương, chính sách, các giải pháp đổi mới giáo dục.

d) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục. Các cấp uỷ Đảng từ Trung ương đến địa phương thường xuyên lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách giáo dục, đặc biệt là công tác xã hội hoá giáo dục, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng nề nếp, kỷ cương; coi việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục là một chỉ tiêu phấn đấu xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Phát triển Đảng, tăng cường xây dựng và củng cố tổ chức Đảng để thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo trong nhà trường.

5.4. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục:

Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng đa dạng hoá, chuẩn hoá, liên thông liên kết từ giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp đến cao đẳng, đại học và sau đại học. Tổ chức phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Phát triển mạng lưới trường, lớp, cơ sở giáo dục theo hướng khắc phục các bất hợp lý về cơ cấu trình độ, ngành nghề và cơ cấu vùng miền, gắn nhà trường với xã hội, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Ưu tiên phát triển các trường cao đẳng kỹ thuật, công nghệ. Ưu tiên phát triển các cơ sở giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

a) Cơ cấu lại hệ thống giáo dục đáp ứng nhu cầu của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp thu có chọn lọc các kinh nghiệm tổ chức hệ thống giáo dục tiên tiến trên thế giới phù hợp với điều kiện Việt nam. Cơ cấu lại các trình độ đào tạo theo chuẩn quốc tế. Cải tiến học chế, đổi mới tuyển sinh, đa dạng hoá phương thức đào tạo, xây dựng các quy chuẩn về liên thông, chuyển tiếp giữa các cấp bậc học, trình độ đào tạo, giữa các cơ sở đào tạo và thực hiện các giải pháp khác hỗ trợ việc điều chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục.

b) Mở thêm các các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt ở nông thôn và những vùng khó khăn. Khuyến khích phát triển các trường mầm non ngoài công lập, các trường mầm non ở các đơn vị sản xuất - kinh doanh.

c) Phát triển mạng lưới trường phổ thông rộng khắp trên toàn quốc. Xây dựng trên mỗi địa bàn xã, phường hoặc ở nơi thưa dân thì cụm xã, phường ít nhất 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia. Mỗi tỉnh xây dựng ít nhất một trường trung học phổ thông trọng điểm. Củng cố và mở thêm các trường phổ thông dân tộc nội trú. Liên kết các trường trung học phổ thông với các trung tâm kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề ở các địa bàn để tăng thời lượng hoạt động của học sinh tại đó trong quá trình tiến tới học và hoạt động cả ngày tại trường.

d) Thực hiện phân ban ở cấp trung học phổ thông trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh, có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh. Hoàn thiện mô hình trường trung học phổ thông chuyên ở các địa phương hoặc ở các trường đại học để bồi dưỡng học sinh có năng khiếu trong các lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Nghiên cứu thí điểm và từng bước hình thành các trường trung học phổ thông kỹ thuật công nghiệp hoặc nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của từng vùng dân cư.

e) Củng cố và mở thêm các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là các cơ sở gắn với địa bàn dân cư, đào tạo theo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu lao động ở địa phương. Đến năm 2005 mỗi tỉnh (thành phố) có ít nhất một trường dạy nghề địa phương, mỗi huyện (quận) có một trung tâm đào tạo nghề ngắn hạn, tư vấn đào tạo và việc làm. Phát triển đào tạo nghề tại doanh nghiệp, kèm cặp, truyền nghề tại làng nghề, đào tạo nghề tư nhân. Củng cố các trường đào tạo nghề dài hạn; phấn đấu xây dựng 25 trường đào tạo nghề trọng điểm vào năm 2005, 40 trường vào năm 2010. Xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường trung học chuyên nghiệp.

g) Triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng. Tập trung đầu tư xây dựng và phát triển các trường trọng điểm bao gồm: Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2 trường Đại học Sư phạm trọng điểm và một số trường trọng điểm khác. Theo nhu cầu phát triển sẽ nghiên cứu thành lập mới một số trường đại học phù hợp với quy hoạch khi có đầy đủ các điều kiện. Hoàn chỉnh mô hình trường cao đẳng cộng đồng đang thí điểm và phát triển loại hình trường này ở các địa phương khi đủ điều kiện.

Xây dựng các trường đại học, cao đẳng thành các trung tâm vừa đào tạo vừa nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.

Xây dựng các viện, trung tâm, bộ môn nghiên cứu khoa học, công nghệ mạnh ở các trường đại học. Đưa một số viện nghiên cứu khoa học, trước hết là các viện nghiên cứu khoa học cơ bản vào các trường đại học.

Chủ động nghiên cứu tìm ra các hình thức, cơ chế kết hợp hữu cơ giữa đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn, lấy hiệu quả ứng dụng thực tiễn làm đích để định hướng và gắn kết đào tạo với nghiên cứu, làm cho công tác đào tạo và nghiên cứu thích ứng với cơ chế thị trường, trực tiếp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam.

h) Củng cố và mở thêm các cơ sở giáo dục thường xuyên như trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục cộng đồng, trường bổ túc văn hoá đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên của mọi người, ở mọi lứa tuổi và trình độ. Tăng cường cho 2 viện đại học mở về phương tiện, thiết bị, tài liệu để mở rộng hình thức giáo dục từ xa.

5.5. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục:

Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục; đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Chuẩn hoá và hiện đại hoá trường sở, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập.

a) Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính chủ yếu của giáo dục. Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục trong tương quan với các ngành khác. Nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước từ 15% năm 2000 lên ít nhất 18% năm 2005 và 20% năm 2010; tranh thủ nguồn tài chính vay với lãi suất ưu đãi cho giáo dục từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các tổ chức quốc tế và các nước.

Ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi, cho đào tạo trình độ cao, cho những ngành khó thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước. Có chính sách đảm bảo điều kiện học tập cho con em người có công và diện chính sách, cơ hội học tập cho con em gia đình nghèo. Trong thời gian 2001 - 2005, hàng năm Nhà nước dành kinh phí từ ngân sách và sử dụng các nguồn khác để đưa 400 - 500 cán bộ khoa học đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước có nền khoa học và công nghệ tiên tiến.

Huy động nhiều nguồn tài chính khác, kết hợp tốt các nguồn vốn trong và ngoài nước và sự đóng góp của xã hội cho phát triển giáo dục.

b) Đổi mới cơ chế quản lý tài chính theo hướng song song với việc trao quyền chủ động về tài chính cần thực hiện chế độ tài chính công khai và chế độ kiểm toán nhằm tăng hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng cho giáo dục.

c) Các địa phương có kế hoạch cụ thể xây dựng thêm trường sở để đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tăng số lượng học sinh phổ thông học và hoạt động cả ngày tại trường lên tới 70%, nâng tỷ lệ các trường được xây dựng theo chuẩn quốc gia lên tới 50% vào năm 2010. Đặc biệt quan tâm xây dựng trường kiên cố, bán kiên cố cho các vùng thường xẩy ra thiên tai.

Thực hiện chế độ ưu đãi về sử dụng đất đai, vay vốn ưu đãi để đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục.

d) Tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục. Phấn đấu đến năm 2010 có 60% trường phổ thông và 100% trường đại học, cao đẳng được nối mạng Internet. Mở cổng kết nối Internet trực tiếp cho hệ thống đại học.

e) Xây dựng thư viện trường học. Đến năm 2010 tất cả các trường phổ thông đều có thư viện nhà trường. Xây dựng hệ thống thư viện điện tử kết nối giữa các trường đại học trong từng vùng tiến tới kết nối với các thư viện trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế.

g) Xây dựng một số phòng thí nghiệm quốc gia trong các đại học quốc gia, các trường đại học trọng điểm, đầu ngành. Xây dựng các cơ sở thực nghiệm về công nghệ ở một số trường cao đẳng.

5.6. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục:

Khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục. Tạo cơ hội cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời; tiến tới một xã hội học tập.

a) Hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ chế chính sách và các giải pháp xã hội hoá giáo dục, nhằm tạo sự nhất trí cao trong xã hội về nhận thức và tổ chức thực hiện; bổ sung và hoàn thiện những văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách vĩ mô khuyến khích mạnh mẽ các tổ chức kinh tế - xã hội, các cá nhân đầu tư cho phát triển giáo dục; tạo điều kiện để vừa phát triển vừa nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các trường ngoài công lập, các hình thức giáo dục ngoài nhà trường và các trung tâm giáo dục cộng đồng.

b) Phát triển các trường ngoài công lập. Chuyển một số trường công lập thành trường ngoài công lập khi có đủ điều kiện thích hợp. Củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục của các trường ngoài công lập. Nâng tỷ lệ học sinh học nghề (ngắn hạn và dài hạn) ngoài công lập đến năm 2010 lên khoảng 70%, tỷ lệ sinh viên ngoài công lập đến năm 2010 lên khoảng 30%. Các trường ngoài công lập được ưu tiên thuê đất và vay vốn tín dụng xây trường. Nhà trường, nhà giáo và học sinh, sinh viên các trường ngoài công lập được bình đẳng như các trường công lập. Hoàn thiện và ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ các trường ngoài công lập.

c) Mở rộng các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ giáo dục, khuyến khích cá nhân và tập thể đầu tư phát triển giáo dục; đổi mới chế độ học phí của các trường đại học, cao đẳng công lập và ngoài công lập theo hướng đảm bảo tương xứng với chất lượng các dịch vụ giáo dục mà nhà trường có thể cung cấp, phù hợp với khả năng của người học, đồng thời miễn giảm cho các đối tượng chính sách, gia đình có công và người nghèo.

d) Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ của nhà trường với các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế - xã hội... tạo điều kiện để xã hội có thể đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, góp ý kiến cho quy hoạch phát triển nhà trường, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho người học và tiếp nhận người tốt nghiệp, giám sát các hoạt động giáo dục và tạo lập môi trường giáo dục lành mạnh.

e) Xây dựng nhà trường thực sự trở thành trung tâm văn hoá, môi trường giáo dục lành mạnh, giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mỹ. Phát huy truyền thống ²tôn sư trọng đạo² nêu cao phẩm chất của nhà giáo, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phấn đấu để các thầy cô giáo thực sự là những nhà giáo mẫu mực về mọi mặt, là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên noi theo. Làm tốt công tác Đảng, Đoàn Thanh niên, Hội Học sinh - Sinh viên trong nhà trường, kiên quyết loại trừ các tệ nạn xã hội, các tiêu cực trong giảng dạy và học tập.

g) Nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, sự quản lý của Ủy ban nhân dân các cấp; phát huy vai trò của các tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Đội Thiếu niên tiền phong, Hội Học sinh - Sinh viên, Hội Cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học và các đoàn thể, tổ chức xã hội khác trong việc huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

5.7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục:

Khuyến khích mở rộng và đẩy mạnh các quan hệ hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học có uy tín và chất lượng cao trên thế giới nhằm trao đổi những kinh nghiệm tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam và tăng thêm nguồn lực phát triển giáo dục.

a) Huy động nguồn lực từ hợp tác quốc tế để tăng cường trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông, đặc biệt ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

b) Tăng số dự án viện trợ, vốn vay để đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu về chuyển dịch cơ cấu lao động và xuất khẩu lao động.

c) Hợp tác đầu tư xây dựng một số trung tâm công nghệ cao trong các cơ sở đào tạo đại học; nhập thiết bị thí nghiệm khoa học tiên tiến để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

d) Phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu giáo dục nói riêng của cơ sở đào tạo đại học, các viện, các trung tâm chuyên nghiên cứu về giáo dục; trao đổi thông tin, tổ chức các hội thảo, hội nghị quốc tế; tham gia hoạt động của các cơ quan thuộc Liên hiệp quốc, tổ chức các nước sử dụng tiếng Pháp, các tổ chức thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tổ chức Á - Âu và các tổ chức khác.

e) Khuyến khích các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực, truyền thống và trình độ tiên tiến thành lập các cơ sở giáo dục 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với các đối tác Việt Nam để đào tạo đại học, dạy nghề, giáo dục từ xa, mở các khoá bồi dưỡng ngắn hạn có trình độ khu vực và quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

g) Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý tốt việc du học tự túc.

6. TỔ CHỨC THỰC HIỆqN CHIẾN LƯỢC:

Việc thực hiện chiến lược giáo dục 2001-2010 được chia làm 2 giai đoạn tương ứng với 2 kế hoạch 5 năm.

Giai đoạn một: từ năm 2001 đến 2005

Trọng tâm của giai đoạn này là tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, đổi mới nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo, đổi mới quản lý giáo dục, đẩy mạnh xã hội hoá, tạo cơ sở chắc chắn cho việc đạt tới các mục tiêu chiến lược trong giai đoạn hai. Thực hiện các giải pháp cấp bách chấn chỉnh và đổi mới công tác quản lý giáo dục, ngăn chặn và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, lập lại kỷ cương nề nếp, tạo môi trường giáo dục lành mạnh.

a) Triển khai thực hiện một số nhiệm vụ cấp bách sau đây để tạo cơ sở và động lực cho việc thực hiện Chiến lược:

- Xây dựng đề án đổi mới cơ chế quản lý giáo dục; đặc biệt là chấn chỉnh công tác quản lý ở cấp vĩ mô và vi mô, cơ chế quản lý đối với các trường công lập và ngoài công lập, các hệ đào tạo tại chức, các hệ B trong các trường công lập; hướng trọng tâm vào chất lượng giáo dục - đào tạo.

- Khẩn trương xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng ở mọi cấp học, bậc học và hình thức đào tạo.

- Đổi mới về quan niệm, quy trình và phương pháp thi cử, kiểm tra đánh giá (bao gồm cả công tác tuyển sinh), hạn chế tối đa những tiêu cực nảy sinh, tạo động lực cho việc thay đổi phương pháp dạy và học.

- Chấn chỉnh và khắc phục các tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm tràn lan bằng cách kết hợp các biện pháp hành chính với những biện pháp cơ bản thúc đẩy việc lành mạnh hóa quá trình giáo dục và tổ chức phân luồng sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.

- Chấn chỉnh công tác quản lý và cấp phát văn bằng chứng chỉ.

- Chấn chỉnh việc in và phát hành sách giáo khoa. Giảm tối đa việc in lại sách giáo khoa hàng năm, tăng hệ số sử dụng sách giáo khoa và tỷ lệ học sinh được mượn sách giáo khoa.

- Chuẩn hoá các điều kiện về chương trình, giáo trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm và các điều kiện khác phục vụ giảng dạy, học tập khi thành lập trường mới và nâng cấp lên cao đẳng hoặc đại học.

b) Thực hiện các chương trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn 5 năm 2001 - 2005 bao gồm các dự án:

- Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa;

- Củng cố và phát huy kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

- Đào tạo cán bộ tin học và đưa tin học vào nhà trường;

- Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất cho các trường sư phạm;

- Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn;

- Tăng cường cơ sở vật chất các trưòng học, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, xây dựng một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp trọng điểm;

- Tăng cường năng lực đào tạo nghề.

Ngoài ra, thực hiện dự án đưa người đi học tập, nghiên cứu ở những nước có nền khoa học công nghệ tiên tiến bằng ngân sách nhà nước đã được Chính phủ phê duyệt.

c) Xây dựng và triển khai các dự án về:

- Đổi mới quản lý giáo dục;

- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về xã hội hoá giáo dục;

- Bồi dưỡng nhân tài trong hệ thống giáo dục quốc dân;

- Cơ cấu lại hệ thống đào tạo nhân lực;

- Dạy ngoại ngữ trong nhà trường.

d) Thực hiện giai đoạn một và một phần giai đoạn hai của quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng:

- Xây dựng và triển khai đề án đổi mới giáo dục đại học;

- Xây dựng và triển khai đề án đổi mới đào tạo giáo viên, giảng viên;

- Tổng kết, chấn chỉnh việc quản lý và tổ chức đào tạo ở các trường đại học ngoài công lập, đại học mở, hệ đào tạo tại chức;

- Thực thi việc phân cấp quản lý cho các trường;

- Tập trung xây dựng 2 Đại học quốc gia và một số trường đại học trọng điểm khác; mở thêm các trường đại học, cao đẳng theo quy hoạch khi có đủ các điều kiện đảm bảo chất lượng và quy trình mở trường.

e) Nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước lên ít nhất là 18% vào năm 2005;

g) Tổng kết, rút kinh nghiệm và đề xuất các điều chỉnh cần thiết về các mục tiêu cụ thể, giải pháp và chương trình hành động qua thực tiễn triển khai giai đoạn một.

Giai đoạn hai: Từ năm 2006 đến 2010

Trọng tâm của giai đoạn này là đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục để đạt được các mục tiêu chiến lược và các chỉ tiêu cụ thể; hoàn thành các chương trình dài hạn 10 năm về phổ cập trung học cơ sở, quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, chương trình dạy nghề, chương trình đào tạo nhân lực, chương trình bồi dưỡng nhân tài; thực hiện phát triển nền giáo dục dân tộc, hiện đại và đại chúng; bước đầu xây dựng một xã hội học tập; đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kịp các nước phát triển trong khu vực.

Nâng tỷ lệ chi cho giáo dục trong ngân sách nhà nước lên ít nhất là 20% vào năm 2010.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

No: 201/2001/QD-TTg

Hanoi, December 28, 2001

 

DECISION

APPROVING THE "2001-2010 EDUCATIONAL DEVELOPMENT STRATEGY"

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the September 30,1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Education Law of December 2, 1998;
Considering the report of the Minister of Education and Training,

DECIDES:

Article 1.- To approve the "2001-2010 educational development strategy" promulgated together with this Decision.

Article 2.- To assign the tasks of implementing the strategy:

a) The National Council for Education shall assist the Prime Minister in directing the implementation of the 2001-2010 educational development strategy.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training, concerned ministries, branches and localities in working out and implementing the job-training development plans compatible with the 2001-2010 educational development strategy; formulate policies to support policy pupils and students.

d) The Ministry of Planning and Investment shall direct branches and localities to incorporate educational development and personnel training plans into the periodical plans of their respective branches and localities; assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Education and Training in mobilizing financial support from various sources inside and outside the country for educational development; assume the prime responsibility and coordinate with ministries and branches in organizing the work of information on manpower demands and labor market fluctuation.

e) The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in determining the proportion of annual budget to be spent on education, ensuring the implementation of the 2001-2010 educational development strategy; perfect the financial policy and financial management regime in the educational field so as to efficiently use various sources of investment in education; work out policies on financial autonomy in educational establishments and financial policies to encourage the association of training with scientific research and application and encourage various socio-economic sectors to invest in education.

f) The Government’s Commission for Organization and Personnel shall coordinate with the Ministry of Education and Training as well as the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in carrying out the administrative reform in the educational service; determine the payroll, work out regimes and policies towards educational workers, collectives and individuals participating in the educational socialization.

g) The Ministry of Science, Technology and Environment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training as well as other ministries, branches and localities in working out mechanisms, policies and plans for utilizing the potentials of the educational service in scientific and technological research and application, environmental protection; assume the prime responsibility to organize the coordination of scientific- technological research activities between research institutes and universities as well as colleges.

h) The ministries and branches shall, according to their respective functions and tasks, organize and direct the implementation of the 2001-2010 educational development strategy within the ambit of their jurisdiction; coordinate with the Ministry of Education and Training and other ministries and branches in performing the tasks of educational development nationwide.

i) The provincial/municipal People’s Committees shall have to develop education in their localities according to competence; draw up and direct the implementation of five-year and annual educational plans in conformity with the 2001-2010 educational development strategy and their local socio-economic development plans in the same period.

Article 3.- This Decision takes implementation effect after its signing.

Article 4.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the provincial/municipal Peoples Committees and members of the National Council for Education shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

2001-2010 EDUCATIONAL DEVELOPMENT STRATEGY
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 201/2001/QD-TTg of December 28, 2001)

FOREWORDS

The IXth National Congress of the Communist Party of Vietnam set the overall objectives of the 2001-2010 socio-economic development strategy, being: "To take the country out of the state of underdevelopment, to markedly raise the material, cultural and spiritual life of the people, laying foundations for ours to become a basically industrial country along the direction of industrialization by the year 2020" and "The path of our country’s industrialization and modernization is necessary and may be shorter than that of other countries which have already been industrialized and modernized, with both usual steps and big leaps forward"

In order to attain the above-mentioned objectives, education, science and technology play the decisive role and the demand for educational development is very urgent.

After nearly 15 years of renewal, Vietnam’s education has obtained important achievements though weaknesses and shortcomings still exist. The 2001-2010 educational development strategy determines the objectives, solutions and steps under the guiding principles of diversifying, standardizing, modernizing, socializing and building an education of practical and efficient nature, creating a great qualitative improvement, taking our country’s education to the level of developed countries in the region, raising the people’s intellectual level, training human resources and fostering talents, actively contributing to the achievement of the objectives of the 2001-2010 socio-economic development strategy.

1. THE PRESENT EDUCATIONAL SITUATION IN VIETNAM

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Entering the 21st century, Vietnam’s education has gone through 15 years of renewal and recorded important achievements in terms of scope expansion, educational form diversification and upgrading of material foundations for schools. The people’s intellectual level has been heightened. The educational quality has witnessed initial improvement.

a) A fairly comprehensive, unified and diversified system of national education has been formulated with all schooling grades and training levels from pre-school education to postgraduate education. The networks of general education schools have been built nationwide. There have been in various mountainous provinces and districts boarding and/or semi-boarding schools for ethnic minority pupils. Vocational education schools and centers have developed in various forms, short-term job-training courses have strongly developed. Universities and colleges have been founded in almost all big population areas, regions and localities throughout the country. The schools’ material and technical foundations have been upgraded and bettered. The numbers of schools and classrooms built under the national standards have been on the constant rise.

The educational system has been initially diversified in form, mode and resources, step by step integrating itself into the general trend of world education. From a system of only public schools mainly with formal education, now it witnesses non-public schools, various forms of non-formal education, open schools as well as various modes such as correspondence education, training cooperation with foreign countries. The regime of school fee collection from all post-universalization education grades and training levels has been implemented. The percentages of non-public school pupils and students against the total numbers of pupils and students have risen constantly, accounting for 66% of the total crech children, over 50% of the total kindergarteners, more than 34% of the total senior high-school pupils and over 11% of the university students in the 2000-2001 academic year.

b) Education has quantitatively developed very fast, initially meeting the schooling demand of the society. It was recorded in the 2000-2001 school-year with nearly 18 million general education pupils, 820,000 vocational trainees (130,000 on long-term courses), 1 million university and college students. The number of students on every 10,000 people has reached 118, surpassing the oriented target set for 2000 in the Resolution of the second plenum of the Party Central Committee of the VIIIth Congress. Vocational training in 2000 rose by 1.8 time over 1997.

The number of laborers going through training in various forms and at various levels has accounted for 20% of the total national work-force, achieving the oriented target set in the Resolution of the second plenum of the Party Central Committee of the VIIIth Congress.

c) Social justice in junior secondary education has been basically ensured; education in regions inhabited by ethnic minority people has seen positive changes, with the setting up of nearly 250 boarding schools and more than 100 semi-boarding schools for ethnic minority pupils. Illiteracy has been eliminated, the universalization of primary education has been completed and the junior secondary education is being universalized throughout the country. Nearly 94% of the people aged 15 upward have become literate; the number of schooling years has reached 7.3 on average. Basically, our country has achieved the gender equality in junior secondary education.

d) The work of socialization of education has brought about initial results. Various social forces have more and more actively participated in mobilizing children to go to school, building material foundations of schools, investing in school opening, contributing educational fund in various forms. The proportion of social funding contributed to education has increasingly risen, making up some 25% of the total educational fund in 2000.

e) The educational quality has been improved in some aspects. The knowledge and capability to approach new knowledge of part of pupils and students have been heightened; the specialized senior high education has reached a high level in the region and the world, the number of general-education pupils winning national and international prizes for a number of study subjects is on the rise. A large number of university and college graduates have great ambitions to establish their own social positions, to earn their own living, have the sense of self-reliance and are dynamic. The training quality of a number of fundamental and technological sciences has been raised one step. Tertiary education has developed step by step, training out a large contingent of science workers and technicians of bachelor, master or doctor degree, who have been working in almost all social and economic domains and made important contributions.

Thanks to achievements in the field of education and other social domains, our country’s human development index (HDI) in the past 10 years has seen marked progress according to the ranking table of the United Nations Development Program (UNDP): from the rank of 121 with 0.456 index to the rank of 101/174 countries with 0.682. As compared with the economic development index (GDP per capita), the HDI has jumped 19 ranks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Investment in education from the State budget and other sources has increased. The State budget investment in education rose from 8% in 1990 to 15% in 2000. Many big programs and schemes on diversified mobilization of resources for the development of education, particularly general education, have been deployed.

The educational service has made some changes in educational objectives; diversified educational forms and funding sources, mobilizing the society to take part in educational development, creating schooling opportunities for many people and intensifying international exchange and cooperation. Mass organizations and social organizations have carried out many activities in support of educational development.

The political stability, the fruits of economic development and the better living conditions of people in the period of renewal have further created favorable conditions and environment for the education to develop.

1.2. Weaknesses:

In spite of the above-mentioned achievements, panoramically our country’s education remains qualitatively weak and structurally imbalanced; the educational efficiency is not so high; education is not closely associated with reality; training is not closely linked to utility; the teachers contingent remains weak and the material foundations are inadequate; the educational programs, textbooks and methods as well as managerial work are slow to be renovated; some negative phenomena and the lack of discipline are slow to be redressed.

a) The educational quality is generally low, failing to approach the advanced levels in the region and the world on the one hand, and to satisfy the requirements of various production and business lines and trades in the society on the other hand. The graduate pupils and students are still limited in the capability of creative thinking, practicing skills and occupational adaptability; their sense of labor discipline, cooperation and healthy competition is not so high; their capabilities to work independently are limited.

b) The educational efficiency is not high. The percentage of graduates from each educational level as compared to the total enrollment at the beginning of the corresponding level, especially in mountainous, deep-lying and remote regions is low (approximately 70% for primary and junior secondary education and 78% for senior secondary education in the 1999-2000 school-year). The percentage of trained laborers remains low; a large number of graduate pupils and students are unable to find jobs.

c) The level-based structure, the occupation-based structure and the region-based structure, though having been improved one step, remain imbalanced. The work of direction as well as social psychology focus heavily on tertiary education, while proper attention has not yet been paid to vocational training, particularly in jobs requiring high skills. The educational scope has in recent years been expanded, but largely at the university level; the number of students enrolled in technical or technological colleges, intermediate vocational schools or job-training courses is still low and slow to rise. The work of vocational- training forecast, planning and orientation has not been well carried out. Pupils and students have not yet been provided by their schools with adequate professional guidance as well as capabilities to make their own careers.

Educational establishments, particularly tertiary education and vocational education establishments, are too concentrated in big cities and big industrial zones. Education in deep-lying, remote areas as well as regions inhabited by ethnic minority people still meets with difficulties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) The teachers contingent is inadequate in quantity and generally low in quality, failing to meet the requirements of both expanding the scope and raising the quality and efficiency of education. Particularly, the contingent of university lecturers have had few conditions to regularly update their knowledge and approach new scientific and technological achievements in the world.

e) The schools material foundations remain inadequate. Three-shift classrooms have not yet been completely done away with; there still remain palm-leaf roofed and bamboo-walled classrooms in mountainous, deep-lying and remote regions. Libraries, equipment and facilities in service of teaching and learning are in serious shortage and obsolete.

f) Educational programs, textbooks and methodology are slow to be renovated and modernized. The educational programs are heavily academic, scholastic and examinations-loaded, without attaching importance to creativeness, practicing capabilities and vocational guidance and without being closely linked to the practical requirements of socio-economic development; the educational efficiency has not yet been linked to scientific and technological research and application. The intellectual education has not yet been organically combined with education in ethical quality, civic personality, social responsibility, the sense of national dignity The examination regime remains backward. The way of enrolling university students is cumbersome and costly.

g) The educational administration is less effective. A number of negative phenomena in education have not yet been redressed in time. The phenomena of "commercialization of education" such as diploma buying, point selling, enrolling students beyond prescribed quotas, unprincipled collection and spending have harmed the prestige of schools and teachers. Cheating in tests and examinations committed by pupils and students will badly affect the learners personality and working attitude in the future. Drug addiction and social evils have found their way into schools.

Generally speaking, the quality and efficiency of raising the people’s intellectual levels, human resource training and talent fostering remain low, failing to meet the country’s requirements in the new period of development.

Those weaknesses and shortcomings are attributed first of all to subjective factors; the educational administration level has failed to keep pace with the reality and development requirements when the planned and centralized economy has been transformed into the socialist-oriented market economy; the resources of the State and the society have not yet been well combined and efficiently used; the managerial thinking and mode are slow to be renovated; correct strategic orientations and macro-policies are slow to be drawn up for handling the important interrelationship between the scope, quality and efficiency in education. The legal documents on education have not yet been promulgated in time. The work of educational inspection is still weak and not given proper attention. The theoretical matters on educational development in the new period have not yet been properly studied in order to orient the practical activities. Due attention has not yet been paid to the raising of the qualifications of educational administrators at all levels. A number of administrators and teachers have ethically degenerated.

The Party’s and State’s viewpoint that "education is a top national policy" has not yet been fully perceived nor become the action guideline among a section of leading officials and administrators at all levels. Education is still regarded as the own affairs of the educational service; the close cooperation and synchronous coordination between branches, levels as well as social forces and the educational service have not yet been created for the development of the educational cause; due attention has not yet been paid to the combination between education at school and education in families as well as in the society.

Regarding objective causes, over the recent years, our country’s education has been put under a strong pressure exerted by the increasingly high demand for learning due to population growth and people’s higher intellectual levels, the economy’s limited capability to employ a large redundant labor as well as the limited investment in education. The country’s shift to the market economy and adoption of the open-door policy have changed the norms of social values and quality of laborers... This has directly affected the orientations to develop the learners personality. Meanwhile, no effective measures have been worked out for our country’s education to exert positive impacts on those changes.

The delay in the State administrative reform and the renovation of economic and financial manage-ment, labor employment, wage policies has also constituted factors hindering the effective settlement of existing problems in the educational service in mobilizing the combined strength of the entire society for the cause of educational development in order to create a rapid growth, satisfying the extremely high demands of the process of national industrialization and modernization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. CIRCUMSTANCES AND OPPORTUNITIES AS WELL AS CHALLENGES TO OUR COUNTRYS EDUCATION IN SEVERAL DECADES AHEAD

2.1. International context:

a) The scientific and technological revolution continues to develop with big leaps forwards in the 21st century, taking the world from the era of industry to the era of information and development of knowledge-based economy and at the same time exerting impacts on all fields and causing fast and profound changes in the material and spiritual life of the society. The gap between scientific and technological inventions and their application to reality has been further and further narrowed; the treasury of mankind’s knowledge has been more and more diversified, rich and increasing by geometric progression.

b) Globalization and international economic integration has become an objective trend, being, on the one hand, the process of cooperation for development and, on the other hand, the process of struggle of the developing countries to protect their national interests. The economic competition among nations has become fiercer and fiercer, requiring higher labor productivity, higher quality of goods and rapid technological renewal. The media, telecommunications networks and Internet have facilitated the cultural exchange and integration and at the same time given rise to a fierce struggle to preserve national cultural identities.

The vigorous scientific and technological development, the dynamic development of various economies and the process of integration and globalization have made the narrowing of development gap between nations more realistic and faster. Sciences and technologies have become the basic driving forces for socio-economic development. Education constitutes the foundation of scientific and technological development as well as human resource development to satisfy the demands of the modern society and plays key role in raising the national pride, the sense of responsibility and the capabilities of the present and future generations.

c) Educational renovation is taking place on a global scale. Such a circumstance has given rise to profound changes in education, from the perception of educational quality and building of learners personality to the way of organizing the educational process and system. Schools have shifted from the enclosed state to the open-door state, dialoguing with the society and being closely associated with scientific and technological research and application; teachers have provided learners with ways of receiving information in a systematic manner and with analytical and synthetic thinking instead of only having passed knowledge to them. Investment in education has been considered the investment in development but not the social welfare as in the past.

Therefore, nations, from the developing countries to the developed countries, are all fully conscious of the foremost role and position of education and have to renovate education in order to be able to satisfy in a more dynamic, more efficient and more direct manner the requirements of national development.

2.2. Domestic circumstance:

The IXth National Party Congress has continued to confirm that on the basis of firmly grasping two strategic tasks of socialist construction and defense of the Fatherland, from now to the year 2010, to take our country out of the state of underdevelopment, to markedly raise the peoples material and spiritual life, laying foundations for our country to basically become an industrialized country along the direction of modernization by the year 2020. The path of national industrialization and modernization of our country should and can be shortened as compared to the countries which have embarked on that path, with orderly steps and big leaps forward too.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In our country, the process of industrialization and modernization has been carried out in a circumstance where exist various forms of ownership, various economic sectors operating under the socialist-oriented market mechanism. Commodity production has developed, thus broadening the labor market and increasing the demand for learning; on the other hand, it has also changed the perception of value and affected the selection of occupation, the learning motives, the relations at school as well as in the society. Free competition has differentiated the rich from the poor and widened the gap in learning opportunities between various strata of population.

The society has created conditions for education to develop and at the same time demanded that education must actively serve the society, timely adjust its structure and scale, raise the training levels so as to satisfy the diversified demands of the reality, raise the efficiency of education, quickly adapt to evolution of the human resource demand. Education should re-orient the perception of values, foster new personal quality, new capability and ensure equality in learning opportunities at all study levels and all training levels for people of all strata.

2.3. Opportunities and challenges:

The international and domestic circumstances have, on the one hand, created big opportunities and, on the other hand, posed no small challenges to our education. The educational renovation and development which are taking place on the global scale have created good opportunities for Vietnam’s education to quickly approach the new trends, new knowledge, modern theoretical bases, organizational methods as well as teaching contents and to make full use of international experiences for renovation and development.

Our Party, State and people have more and more treasured the role of education, paying more and more attention to education and demand that education be renovated and developed in order to satisfy the increasingly great demand of the people of all strata for learning and absorbing knowledge, professional skills, being training in necessary qualifications and capabilities in the period of national industrialization and modernization as well as international economic integration.

Our education has to surmount challenges not only of its own but also of world education. On the one hand, it has to redress its own weaknesses and shortcomings and develop vigorously in order to narrow its gap with advanced educations which are also embarking into renovation and development. On the other hand, it has to overcome the imbalance between the fast and extensive development requirements and the limited resources, between the fast and extensive development requirements and the urgent demand to raise its quality; between the requirements of creating fundamental and comprehensive changes and the requirements of maintaining the relative stability of the educational system.

The shifting of mechanism and economic development require that education must approach and adapt itself to the new mechanism, constantly develop and take one step ahead of the social development. Our nation is endowed with the tradition of patriotism, industriousness, eagerness for learning, good capability to absorb and apply new knowledge and skills. Those advantages should be brought into full play so as to overcome the challenges, and opportunities must be seized in order to build an advanced and modern education, directing toward a learning society, with a view to satisfying the demands of training human resources, raising the comprehensive quality of the Vietnamese people in the new time and promoting the social progress.

3. GUIDING VIEWPOINTS ON EDUCATIONAL DEVELOPMENT

The (1992) Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, the (1998) Law on Education, the Political Report presented at the IXth Congress of the Party (2001) and the 2001-2010 socio-economic development strategy have clearly pointed to the guiding viewpoints on development of our country’s education. They are:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3.2. Building a popular, national, scientific and modern education along the socialist orientation, taking Marxism-Leninism and Ho Chi Minhs thought as foundation. Achieving social justice in education, creating equal opportunity for everyone to have schooling. The State and the society shall work out mechanisms and policies to help poor people study, encourage smart students to develop their talents.

Educating and comprehensively developing Vietnamese people with good morals, knowledge, good health and aesthetics, developing capability of individuals, training out laborers with professional skills, dynamism, creativeness, loyalty to the ideal of national independence and socialism, determination to advance forward, earning their own living , with high sense of citizen, contributions to making the people rich, the country strong and the society equitable, democratic, civilized, servicing the cause of national construction and defense.

3.3. Educational development must be closely linked with the socio-economic development requirements, scientific and technological advance, defense and security consolidation, ensuring the rationality in level-based structure, occupation-based structure and region-based structure; expanding scale on the basis of ensuring the quality and efficiency; combining training with employment. Realizing the principle of combining learning with practice, education at school with education in families and the society.

3.4. Education is the cause of the Party, the State and the entire population. Building a learning society, creating conditions for people in all age groups and at all levels to learn constantly and to learn in their whole life. The State shall play the leading role in the cause of educational development; stepping up the socialization of education; encouraging, mobilizing and creating conditions for the entire society to participate in educational development.

The guiding idea of the strategy for educational development in the 2001-2010 period is to overcome the shortcomings in many domains; continuing with the systematic and synchronous renovation; creating basis for markedly raising the quality and efficiency of education; actively servicing the cause of national industrialization, modernization and construction, taking the country on the path of fast and sustainable development and quickly catching up with developed countries in the region and the world.

4. EDUCATIONAL DEVELOPMENT OBJECTIVES TILL 2010

4.1. General objectives:

The 2010-2010 socio-economic development strategy has clearly stated: To satisfy the demands for human resources which constitute a decisive factor for national development in the period of industrialization and modernization, fundamental and comprehensive improvement in education must be created. Hence, the objectives of the 2001-2010 educational development strategy are:

a) To create fundamental improvement in educational quality along the direction of approaching the world’s advanced level, suiting the Vietnamese reality, practically servicing the socio-economic development of the country, of each region, each locality, directing towards a learning society. To strive to take our country’s education out of the state of lagging behind in some fields as compared with developed countries in the region.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) To renew the educational objectives, contents, methods and programs for all study grades and levels as well as training levels; develop the contingent of teachers, meeting the requirements of both development in scale and raising of quality and efficiency as well as renewing the learning and teaching methods; renew the educational administration, creating legal basis and promoting internal resources for educational development.

4.2. Objectives of developing educational grades, levels and forms:

Alongside the raising of educational quality and efficiency, the scope of educational grades and levels as well as training levels shall be expanded in conformity with the level-, occupation- and region- based structures of human resources. To raise the percentage of laborers trained at different levels to 40% by 2010, including 6% of laborers of collegial or higher level, 8% of intermediate vocational training level and 26% of technical workers. To universalize junior secondary education throughout the country.

To achieve social justice in education and create better and better schooling opportunities for people of all strata, particularly those in regions meeting with numerous difficulties.

a) Pre-school education: To raise the quality of care for and education of children of under 6 years old, laying foundations for children to develop all-sidedly in term of physical strength, sentiment, intellect, aesthetics; to expand the system of creches and kindergartens in all population regions, especially the countryside and areas meeting with difficulties; step up the activities of disseminating child care and education knowledge and advises to families.

By 2010, almost all children shall be given care and education in proper forms. To raise the percentage of under-3 children sent to creches from 12% in 2000 to 15% by 2005 and 18% by 2010. For children aged from 3 to 5 years, to raise the percentage of kindergarteners from 50% in 2000 to 58% by 2005 and 67% by 2010; particularly for 5-year old children, such percentage shall increase from 81% in 2000 to 85% by 2005 and 95% by 2010 in order to ready them for enrollment in the first grade of the general education. To reduce the percentage of malnourished children in pre-school education institutions to under 20% by 2005 and under 15% by 2010.

b) General education: To effect all-sided education in term of morals, intellect, physical strength and aesthetics. To provide basic, systematic and vocationally guided knowledge of general education; to approach the level of regional countries. To build a correct attitude for study, an active, creative method of study; to foster the eagerness for learning and knowledge, the capabilities for self-study and for application of knowledge to life.

Primary education: To develop fine natural characteristics of children, to form in pupils the thirst for knowledge, good qualities and primary basic skills in order to help them find interest in study and study well. To consolidate and promote the gains of primary education universalization throughout the country.

To raise the percentage of school-goers among the school-age children from 95% in 2000 to 97% by 2005 and 99% by 2010.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To reach the standards of junior secondary education universalization in cities, urban areas, economically developed regions by 2005 and in the whole country by 2010. To raise the percentage of junior-secondary school goers among the pupils of eligible age group from 74% in 2000 to 80% by 2005 and 90% by 2010.

Senior secondary education: To effect the program on rational study subject- based specialization so as to provide pupils with fundamental general education knowledge according to uniform standards and at the same time to create conditions for every pupil to promote his/her capabilities and to acquire technical know-how, paying attention to vocational guidance in order to facilitate the post-senior secondary education ramification thereby graduate pupils may start their life or select occupations to further their study.

To increase the percentage of senior secondary school goers among the pupils of the eligible age group from 38% in 2000 to 45% by 2005 and 50% by 2010.

c) Vocational education: To attach particular importance to raising the quality of job teaching in association with raising the sense of labor discipline and modern working style. To link training with use demand and with employment in the process of economic and labor restructuring, satisfying the demands of industrial parks, export processing zones, rural areas, spearhead economic branches and labor export. To broaden the training of technicians and professionals with knowledge and skills of intermediate level, based on the junior secondary education knowledge.

To formulate applied technique- training system to meet the requirements of socio-economic development, with importance being attached to short-term job-training and the training of technical workers, technicians, professionals of high level based on the senior secondary education or intermediate vocational education knowledge.

Intermediate vocational education: To attract pupils in the eligible age groups into intermediate vocational training schools, achieving 10% thereof by 2005 and 15% by 2010.

Job-training: To attract junior secondary school graduates into job-training schools, raising the percentage thereof from 6% in 2000 to 10% by 2005 and 15% by 2010.

High-level job-training: To attract senior secondary school graduates and intermediate vocational school graduates into this program, achieving 5% by 2005 and 10% by 2010.

d) Graduate and post-graduate education: To satisfy the demands for human resources of high levels suitable to the socio-economic structure of the period of industrialization and modernization, raising the competitiveness and equal cooperation in the process of international economic integration. To create favorable conditions for expansion of post-senior secondary school education through the diversification of training programs on the basis of building a system suitable to the level-based structure, occupation- based structure and region-based structure of human resources and the capabilities of training establishments. To increase the capability to adapt oneself to jobs in the society, the capability to create jobs for oneself and for other people.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) Non-formal education: To develop non-formal education as a form of mobilizing potentials of the community in order to build a learning society, create opportunity for all people of all level, all age groups and in all localities to be able to further their study throughout their lives in ways suitable to their own circumstances and conditions, contributing to raising the peoples intellectual level and the quality of human resources.

To consolidate and promote the gains in eradicating illiteracy for adults, particularly in mountainous, deep-lying and remote regions. To efficiently carry out post-literacy programs on follow-up education in order to contribute to achieving the junior secondary education universalization by 2010; create conditions for universalization of senior secondary education in the subsequent years.

To create opportunities for majority of laborers to further their schooling, to have re-training, short-term, periodical and regular fostering according to educational programs, professional skill programs, suitable to the requirements of raising labor productivity, increasing income or changing occupations. To attach importance to developing programs on standardization of the contingent of teachers, leading officials, administrators, State officials and employees from central to local levels.

f) Education of handicapped children: To create opportunities for handicapped children to study in integrated, semi-integrated or special classes, achieving 50% by 2005 and 70% by 2010.

5. SOLUTIONS TO EDUCATIONAL DEVELOPMENT

To achieve the above objective, efforts should be concentrated on effecting 7 groups of major solutions: 1) To renew the educational objectives, contents and programs; 2) To develop teachers contingent, renew the educational methods; 3) To renew the educational administration; 4) To continue perfecting the structure of national education system and develop networks of classes, schools and educational establishments; 5) To increase financial sources and material foundations for education; 6) To step up the educational socialization; 7) To step up international cooperation on education. Of these solutions, to renew educational programs and develop the teachers contingent are central solutions; to renew the educational administration is the field to start with.

5.1. To renew educational objectives, contents and programs:

The educational objectives, contents and programs shall be renewed along the direction of standardization and modernization, approaching the advanced levels of the region and the world; at the same time meeting the demands for human resources for socio-economic domains of the country, each region and of each locality; following the principle of combining study with practice, education with productive labor, theory with reality, education at school with education in families and the society. To attach importance to physical education and personality fostering for learners. To modernize teaching and learning equipment and facilities, laboratories, practicing establishments. To apply as soon as possible information technology to education in order to renew the educational methods and administration.

a) General education: To raise the quality of all-sided education; to reduce study load, draw up rational program structure in order to ensure the basic standard general education knowledge on the one hand and to create conditions for developing the capability of each pupil, raising the thinking capacity, practicing skills, increasing the practicality, treasuring knowledge about social sciences and humanity on the other hand; to supplement the achievements of sciences and modern technologies, which are suitable to the pupils capability to absorb them and approach the general education level of developed countries in the region; to pay due attention to education in qualities, morals, civic sense, physical strength and aesthetics for pupils.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To attach importance to equipping pupils with and raising their knowledge on informatics and foreign languages. To teach foreign languages on a large scale, from grade 6 upwards; pupils may learn in a stable and continuous manner at least one foreign language so that they can use it after their graduation from senior secondary schools. To universalize the base informatics knowledge in schools, paying particular attention to the capability to access and process information on internets.

To realize the new educational programs and use new textbooks at the first year of the primary education and the first year of the junior secondary education as from the 2002-2003 school-year, then the first year of the senior secondary education as from the 2004-2005 school-year. By the 2006-2007 school-year, the deployment of the new programs and new textbooks in the senior secondary education shall be completed.

b) Vocational education: To make and issue lists of training occupations, renew and standardize the training contents and programs along the direction of flexibility, raising the practicing skills, the capability to create jobs by oneself, the capability to adapt oneself to fast changes in technologies as well as production and business realities, closely combining with employment in the society, succeeding to other training levels.

To closely combine the training in basic knowledge and skills at schools with the training in professional skills at production and business establishments. To mobilize experts working at various production and/or business establishments to participate in the elaboration of training programs and contents, in teaching and evaluating the training results.

To draw up high-level vocational training contents and programs along the direction of approaching the advanced levels in the region and the world, giving priority to the fields of information, biological, new-materials, machine-building and automation technologies as well as a number of branches in service of agriculture and rural development.

c) Graduate and post-graduate education: To renew vigorously the training programs along the direction of diversification, standardization and modernization, creating conditions to quickly absorb selectively training programs of developed countries in natural sciences, techniques and technologies, compatible with the country’s demands and rendering practical service to the socio-economic development in general, to each branch, each domain, each region and each locality in particular.

The national universities, key universities and training establishments of spearhead scientific and technological domains must take the lead in renewing the educational objectives, contents, programs and methods.

To design transitional programs, multi-stage programs and apply flexible training processes in order to increase the opportunity for all people to take the tertiary education, particularly people in rural, mountainous, deep-lying and remote regions.

To promulgate framework programs for university education in the 2001-2002 academic year and for master training in the 2002-2003 academic year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To strive to ensure that all schools have good libraries which are constantly updated and adequately equipped with textbooks, reference documents for students and lecturers. To modernize teaching and learning equipment, laboratories and practicing establishments. Upon requests, universities may organize the teaching of some study subjects in foreign languages. To ensure that after their graduation, students can well use computers to gather and process information and use one foreign language for working and communication, raising capability for international integration.

5.2. To develop the contingent of teachers, renew the educational methodology:

To develop the contingent of teachers enough in quantity, rational in structure and standardized in quality, meeting the requirements of expansion of scope and improvement of educational quality and efficiency.

To renew and modernize the educational methodology, shifting from the passive passage of knowledge with teachers doing the teaching and learners taking notes to guiding learners in their active thinking in the process of approaching knowledge; teaching learners ways for self-study, self-reception of information in a systematic way with analytical and synthetic thinking, developing the capability of each individual; enhancing the activeness and initiative of pupils and students in the process of their study and self-governed activities at schools and to participate in social activities.

To renew the programs on training and fostering teachers and lecturers, paying attention to their self-training, preservation and enhancement of teachers ethical qualities.

a) Pre-school teachers: To train pre-school teachers to satisfy the demands for teachers of public and non-public pre-school education institutions, proceed to standardize the contingent of pre-school teachers. To work out policies towards pre-school teachers, particularly those in rural, mountainous, deep-lying and remote regions.

b) General education school teachers: To adjust the structure of general education school teachers contingent, increasing the number of teachers of music, painting, physical training and sports, housework and household affairs, vocational guidance and job training in order to diversify the pupils study and activities in the course of proceeding to two-session study a day. To gradually increase the percentage of primary school teachers with collegial level. To strive to achieve by 2005 the target that all junior secondary school teachers are of collegial or higher level, of whom the head- and deputy-head teachers of study subjects shall have the university degree. To increase the percentage of senior secondary school teachers with master degree to 10% by 2010. To attach particular importance to investment in building the contingent of teachers for mountainous, deep-lying and remote provinces for ethnic minority people. Teachers shall regularly attend refresher courses to foster and raise their levels.

c) Teachers of job-training schools and intermediate vocational schools: To train and foster the contingent of teachers of job-training schools and intermediate vocational schools according to set standards, to supplement teachers for a number of new training fields and trades, realize the rotation of teachers for professional fostering in a cycle of once every five years. To raise the percentage of intermediate vocational school teachers having the post-graduate degree to 10% by 2010. To develop the contingent of guest teachers, including technical workers, high-level professionals in enterprises, lecturers of universities, colleges and technological research institutes.

d) University and college lecturers: To quickly train out, supplement and raise the level of the contingent of university and college lecturers in order to reduce the too high current average student/lecturer ratio (of 30) to 20, of which 10-15 for the natural science, technical and technological branches, 20-25 for social science and humanity branches, economic branches, and at the same time to anticipate the development of university education in years to come. To raise the master and doctor- training norms in order to supplement high-level human resources for universities and colleges. To increase the percentage of university lecturers with master degree to 40% and with doctoral degree to 25% by 2010. To attach importance to training out female lecturers of high level. Lecturers shall be given conditions to approach new knowledge and scientific as well as technological achievements of the world.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e) To perfect the labor norms, working regulations, regimes and policies for teachers: To step by step build the regime of wages paid according to the teaching volume and quality. To well implement the preference policies towards teachers, educational administrators who work in areas meeting with socio-economic difficulties or educate special subjects. The State works out regimes and policies of wage preference for teachers. To expand the recruitment of teachers and lecturers according to the regime of long-term contracts,

f) To enhance the training capacity and renew the training programs of pedagogical schools and pedagogical departments: To set up new pedagogical departments, teachers- training or fostering centers in a number of other universities and colleges. To focus on building two key pedagogical universities which train out high-quality teachers on the one hand and conduct research into educational science at the advanced level on the other hand. To prioritize the training of teachers who are ethnic minority people and teachers who know ethnic minority languages for educational establishments in regions where large numbers of ethnic minority people reside.

5.3. To renew the educational administration:

To basically renew the educational administration thinking and mode along the direction of raising the effectiveness of State management and the substantial decentralization with a view to promoting the activeness and the sense of self-responsibility of localities and educational establishments, efficiently settling urgent issues, preventing and repelling current negative phenomena.

a) To raise the effectiveness of the Governments concentrated direction in materialization of the educational strategy. To renew the functions and operating mode of the National Council for Education headed by the Prime Minister along the direction of assisting the Prime Minister in directing the implementation of the educational development strategy. The National Council for Education is composed of an assisting body, mobilizing the majority of scientists, educators, socio-economic activists, who have prestige in various domains to participate in the process of elaborating and evaluating policies, development plans, evaluating the quality and efficiency of educational activities and the tempo of strategy implementation.

b) To renew the educational administration mechanism and mode along the direction of rational decentralization with a view to releasing and strongly promoting the potentials, creativeness, initiative and sense of self-responsibility of each level and each educational establishment, efficiently settling the irrationalities of the entire system in the development process. Specifically:

- The Ministry of Education and Training shall join the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in performing the State management function as assigned by the Government, focussing on well fulfilling the three major tasks: working out educational development strategy, planning and plans; mapping out policy mechanism and regulations on management of training contents and quality; organizing examinations and inspections. To attach particular importance to the work of educational inspection and assurance of educational quality through organizing and directing the quality-inspecting system; work out mechanism for management coordination between the school, family and society, the mechanism for associating education and training with scientific and technological research and application through various organizational forms, associations, macro- and micro-policies.

- Raising the quality of the work of elaborating plans; making regular forecasts and stepping up the provision of information on human resource demands of the society for various branches, levels as well as educational establishments in order to regulate scale, occupation-based structure and level of training to suit the use demand.

- Substantially decentralizing management for ministries, branches and localities, delegating the right to organizational, personnel and financial management to local educational authorities. Perfecting the regulations on management of activities of schools of various types. Delegating more autonomy to universities and colleges in order to create conditions for schools to take initiative and display their creativeness in efficiently achieving educational objectives, and at the same time to take higher responsibility to the society and people.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) To build and standardize the contingent of educational administrators. To regularly train and foster the educational administrators in administration knowledge and skills as well as ethical qualities; at the same time to regulate and rearrange cadres according to new requirements in accordance with the capability and qualities of each person.

To use proper technical means and equipment in order to raise the efficiency of the administration work. To build up the system of information on educational administration, to exploit sources of international information on education in order to support the situation assessment and decision making.

To continue building and developing the theories on socialist-oriented Vietnamese education; to study the supplementation and perfection of the Partys and States guidelines and policies on education, renew the educational administration as well as contents and methods, to disseminate common knowledge on educational science in the society. To regularly assess the impacts of policies and solutions to educational renewal.

d) To enhance the Party’s leadership over education. The Party Committees from the central to local levels regularly direct and inspect the implementation of educational undertaking and policies, particularly the educational socialization, political and ideological education, building of order and discipline; to consider the development of education and the raising of educational quality a norm for building strong, pure and clean Party organizations. To develop the Party, building and consolidating Party organizations to really become the leading core in schools.

5.4. To continue structurally perfecting the national education system and develop the networks of schools, classrooms and educational establishments:

To structurally perfect the national education system along the direction of diversification, standardization and succession and association from general education, vocational education to graduate and post-graduate education. To organize the post-junior secondary education and post-senior secondary education ramification.

To develop the networks of schools, classrooms and educational establishments along the direction of overcoming irrationalities in level-based structure, occupation-based structure and region-based structure, linking schools with the society, linking training with scientific research and application. To prioritize the development of technical and technological colleges. To prioritize the development of educational establishments in ethnic minority people, deep-lying and remote regions.

a) To restructure the educational system to satisfy the national demand in the period of industrialization and modernization, to selectively absorb world experiences in organizing advanced educational system, suitable to Vietnamese conditions. To restructure the training levels according to international standards. To renew the system of education, renew the enrollment, diversify training modes, set standards on succession and transition between study levels and grades, training levels, between training establishments and apply other measures in support of restructuring the educational system.

b) To open more pre-school institutions, particularly in the countryside and areas meeting with difficulties. To encourage the development of non-public pre-schools, and pre-schools at production and business establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) To effect the study subject-based specialization at the senior secondary education level on the basis of ensuring the basic and comprehensive standard general education knowledge as well as vocational guidance for pupils with heightened contents in some study subjects in order to develop their capability and satisfy their aspiration. To perfect the senior secondary school models for aptitude students in localities or universities in order to foster pupils with aptitudes in various fields such as sciences, literature, arts, physical strength and sports. To experimentally study and step by step formulate industrial, agricultural, forestrial, fishery or service senior secondary technical schools suitable to the socio-economic characteristics of each population regions.

e) To consolidate and open more job-teaching establishments, particularly establishments based in population areas and providing training in occupations suitable to local labor demands. By 2005, each province (city) shall have at least one local vocational schools, and each rural (urban) district shall have at least one center for short-term job-training, training and employment consultancy. To develop job-training in enterprises, occupational apprentice and hand-down in traditional craft villages, teaching privately practiced crafts. To consolidate schools for long-term training; strive to build 25 key job-training schools by 2005 and 40 schools by 2010. To draw up planning on intermediate vocational training school networks.

f) To deploy the implementation of the planning on university and college networks. To concentrate investment on building and developing key institutions including Hanoi National University, Ho Chi Minh city National University, two key pedagogic universities and a number of other key schools. Depending on the development requirements, to study the establishments of some new universities in accordance with the planning when conditions permits. To perfect the being-experimented model of community-based colleges and develop this form in localities when conditions permits.

To build universities and colleges into training-cum scientific research- technological application and transfer centers.

To build strong scientific and technological research institutes, centers or faculties at universities. To incorporate a number of scientific research institutes, first of all institutes for research into basic sciences, into universities.

To take initiative in research into forms and mechanisms for organic combination between training, research and practical application, taking the efficiency of practical application as target to orient and combine training with research, making the work of training and research adaptable to the market mechanism, directly contributing to raising the competitiveness of Vietnamese commodities.

g) To consolidate and open more regular education establishments such as regular education centers, community-based education centers, complementary education schools, meeting the regular-learning demands of people in all age groups and at all levels. To further supply two open-university education institutes with facilities, equipment and documents for expanding the form of correspondence education.

5.5. To increase financial sources and material foundations for education:

To increase investment from State budget, from all mobilized sources in the society so as to develop education; to renew the financial management mechanism. To standardize and modernize schools, facilities and equipment for teaching, research and learning.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The State budget shall concentrate largely on general education levels, rural and mountainous regions, on high-level trainings and/or on branches where it is difficult to attract investment outside the State budget. To work out policies to ensure study conditions for children of people who have rendered meritorious services to the country and are entitled to entitlement policies, and the learning opportunity for children of the poor families. In the 2001-2005 period, the State shall annually reserve funding from the State budget and other sources for sending 400-500 scientific cadres abroad for training and fostering in countries with advanced sciences and technologies.

To mobilize many other financial sources, well combining various sources of capital inside and outside the country and contributions in the society for educational development.

b) To renew the financial management mechanism along the direction of delegating the right to financial autonomy simultaneously with implementing the regime of financial publicity and auditing regime in order to raise the efficiency of the use of financial sources invested in education. To finalize the credit mechanism and policies for education.

c) Localities shall draw up concrete plans on building more schools to speed up the universalization of junior secondary education, increase the percentage of general education school pupils studying and taking up activities at school the whole day to 70% and the rate of schools built according to the national standards to 50% by 2010. To attach particular importance to the construction of solid and semi-solid schools for regions frequented by natural calamities.

To implement the regime of preferences in land use, capital borrowing for investment in the construction of educational establishments.

d) To increase and modernize facilities and equipment in service of renewal of educational programs, contents and methods. To strive to achieve 60% of the general education schools and 100% universities and colleges having Internet connection. To open direct Internet connection with the university system.

e) To build school libraries. By 2010, all general education schools will have school libraries. To build the system of electronic libraries connected among universities in each region and proceed to connect them with national, regional and international libraries.

f) To build a number of national laboratories in national universities as well as key universities. To build establishments for technological experiment in a number of colleges.

5.6. To step up the socialization of education:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) To perfect the theoretical and practical grounds, policy mechanism and solutions for educational socialization, aiming to achieve high unanimity in the society in perception as well as implementation organization; supplement and finalize legal documents and macro-policies to strongly encourage socio-economic organizations and individuals to invest in educational development; create conditions for developing and raising the training quality of the non-public school system, forms of education outside schools and community-based education centers.

b) To develop non-public schools. To transform a number of public schools into non-public schools when conditions permits. To consolidate and raise the quality of education in non-public schools. To raise the percentage of non-public job trainees (short term and long term) to about 70% by 2010 and the percentage of non-public university students to around 30% by 2010. Non-public schools shall be given priority in land rent and credit loans for school construction. Non-public schools as well as their teachers and pupils and students are equal to public schools as well as their teachers and pupils and students. To finalize and issue policy mechanism to support non- public schools.

c) To expand study promotion funds, education support funds, encouraging individuals and collectives to invest in educational development; to renew the school-fee regimes for public and non-public universities and colleges along the direction of collecting fees corresponding to the quality of educational services provided by schools and suitable to learners capabilities, and at the same time exempting or reducing school fees for social policy beneficiaries, families with meritorious services to the country and poor people.

d) To expand and enhance the schools relations with branches, localities, agencies, units, enterprises, socio-economic organizations, creating conditions for the society to contribute to building material foundations, give comments on school development planning, adjust trade structures, training-level structure, provide funds for learners and admit graduate, supervise educational activities and create a healthy educational environment.

e) To build schools into cultural centers, healthy educational environment for all-sided education in ethics, intellect, physical strength and aesthetics. To bring into play the tradition of respecting teachers and treasuring morality, raising the teachers qualities and well carrying out the work of political and ideological education so that teachers really become exemplary in all aspects and bright examples for pupils and students. To well promote the activities of Party organizations, Youth Union organizations, Pupil- Student Associations in schools and resolutely get rid of all social evils and negative phenomena in teaching and learning.

f) To heighten the awareness and enhance the leadership of the Party committees at all levels, the supervision of the Peoples Councils and the management of the Peoples Committees at all levels; to bring into play the roles of Trade Union organizations, Womens Association, Youth Union organizations, Vanguard Pioneers Association, Pupils-Students Association, Pupils Parents Association, Study Promotion Society and other mass organizations as well as social organizations in mobilizing social resources for the cause of educational development.

5.7. To step up international cooperation in education:

To encourage the expansion and development of relationship of cooperation in training and research with prestigeous and high-quality schools and scientific research agencies in the world with a view to exchanging good experiences which are suitable to Vietnamese conditions and increasing resources for educational development.

a) To mobilize resources from international cooperation so as to enhance facilities and equipment, build material foundations for general education, particularly in regions meeting with socio-economic difficulties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) To cooperate on investment in the construction of a number of hi-tech centers in tertiary training establishments; import advanced scientific experiment equipment in order to raise the efficiency of training and scientific research.

d) To develop cooperation projects in the field of scientific research in general and educational research in particular by tertiary training establishments, institutes, educational research centers; exchange information, organize seminars and international conferences; participate in activities of United Nations agencies, francophone organizations, Asia-Pacific organizations, Asia-Europe organizations and other organizations.

e) To encourage foreign investors who have experiences, potentials, traditions and advanced levels to set up educational institutions with 100% foreign capital or joint ventures with Vietnamese partners for tertiary training, vocational training, correspondence education, short-term refresher courses of regional and international levels in Vietnam according to the provisions of Vietnamese laws.

f) To work out policy mechanism to encourage, facilitate and well manage self-financed overseas study.

6. ORGANIZATION OF STRATEGY IMPLEMENTATION

The implementation of the 2001-2010 educational strategy shall be divided into two stages corresponding to two five-year plans.

Stage one: From 2001-2005

This stage will focus on creating a basic upturn in educational quality, renewing the educational contents, methods and programs, building the contingent of teachers, renewing the educational administration, stepping up educational socialization and laying firm grounds for achieving of the strategic objectives in stage two. Urgent measures shall be taken to reorganize and renew the educational administration, prevent and repel negative phenomena, restore order and disciplines and create a healthy educational environment.

a) To deploy the implementation of some following urgent tasks in order to create basis and motive forces for the implementation of the strategy:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To quickly build up and deploy the quality-inspecting system at all educational levels, grade and in all training forms.

- To renew the perception, process and methods regarding the examination, evaluation tests (including the work of student enrollment), to minimize negative phenomena, create driving forces for changes in teaching and learning methods.

- To redress and overcome negative phenomena in widespread extra-teaching and extra-learning by combining administrative measures with basic measures to make the educational process and post-junior secondary education and post-senior secondary education ramification healthier.

- To rectify the managerial work and the granting of diplomas and certificates.

- To reorganize the printing and distribution of textbooks. To minimize the annual re-printing of textbooks, to raise the textbook- using coefficient and the percentage of pupils lent textbooks.

- To standardize the conditions on programs, teaching materials, lecturers contingent, material foundations, laboratories and other conditions in service of teaching and learning when new schools are established and old schools are upgraded into colleges or universities.

b) To implement national key programs already approved by the Prime Minister in the 2001-2005 five-year period, including the following projects on:

- Renewing programs and contents of textbooks;

- Consolidating and promoting the gains in illiteracy eradication and primary education universalization; universalizing junior secondary education;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Training and fostering teachers, enhancing material foundations for pedagogical schools;

- Supporting education in mountainous regions, areas inhabited by ethnic minority people and areas meeting with socio-economic difficulties;

- Increasing material foundations for schools, general technical training and vocational guidance centers, building a number of key universities and intermediate vocational schools;

- Enhancing the vocational training capability.

Besides, to implement the projects on sending people abroad for study and/or research in countries with advanced sciences and technologies with State budget money, which have already been approved by the Government.

c) To map out and implement the projects on:

- Renewing educational administration;

- Finalizing mechanisms and policies on educational socialization;

- Fostering talents in the national education system;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Teaching foreign languages at schools

d) To effect stage one and part of stage two of the planning on university and college network:

- Elaborating and deploying the scheme on renewal of tertiary education;

- Elaborating and deploying the scheme on renewal of teachers and lecturers training;

- Reviewing and reorganizing the management and organization of training at non-public universities, open universities, on-the-job training establishments;

- Effecting the management decentralization to schools;

- Concentrating on building two national universities and a number of other key universities; opening more universities and colleges according to planning when all the conditions on quality assurance and establishment of schools are met.

e) To raise the percentage of State budget expenditure on education to at least 18% by 2005.

f) To review, draw experiences from and make proposals on necessary adjustments of specific objectives, solutions and action programs through the practical implementation of stage one.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



This stage will focus on stepping up the development and raising the quality of education in order to attain the strategic objectives and specific targets; to complete the long-term 10-year program on universalization of junior secondary education, the planning on university and college networks, vocational training programs, human resource training programs, talent- fostering programs; develop the national, modern and mass education; to initially build a learning society; to make our education soon catch up with the education of developed countries in the region.

To raise the percentage of State budget expenditure on education to at least 20% by 2010.-

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 
 
 
 
Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.767

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.76.250
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!