Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 223/KH-UBND 2021 nâng cao chất lượng giáo dục Thanh Hóa 2021 2025

Số hiệu: 223/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Đầu Thanh Tùng
Ngày ban hành: 14/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 223/KH-UBND

Thanh Hoá, ngày 14 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xác định “Chương trình nâng cao chất lượng văn hoá, giáo dục, y tế giai đoạn 2021-2025” là một trong 06 chương trình trọng tâm. Theo đó, ngày 10/9/2021 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Quyết định số 700-QĐ/TU về Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021 - 2025; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện, với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX và Quyết định số 700-QĐ/TU ngày 10/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về ban hành Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025; tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra.

2. Yêu cầu

- Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để quán triệt, tuyên truyền nội dung Chương trình nhằm thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh đối với nhiệm vụ phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021 - 2025.

- Trong quá trình thực hiện phải bám sát vào mục tiêu đến năm 2025, nhiệm vụ và giải pháp trong Quyết định số 700-QĐ/TU ngày 10/9/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025; từ đó xác định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, đơn vị và xác định thời gian thực hiện, hoàn thành từng nội dung, nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Chương trình.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục; xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt, có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn trong nhóm 6 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước, hằng năm có học sinh đạt giải quốc tế; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện cả về tri thức, đạo đức, lối sống và kỹ năng, góp phần nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

2.1. Về chất lượng giáo dục

- Đối với giáo dục mầm non: Tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ đến trường đạt 32% trở lên, trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến trường đạt 98% trở lên; tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm 12% trở lên; duy trì 100% nhóm, lớp mầm non được học 02 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm trở lên; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm trở lên.

- Đối với giáo dục tiểu học: Huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,98%; duy trì sĩ số đạt 99,99%; trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt 97,5% trở lên; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,2% trở lên; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình cấp học đạt 99,5% trở lên; tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày đạt 100%; tỷ lệ học sinh được đánh giá hoàn thành và hoàn thành tốt các môn học và hoạt động giáo dục đạt 99% trở lên; tỷ lệ học sinh được đánh giá đạt và tốt về các phẩm chất và năng lực đạt 100%; tỷ lệ học sinh được học tiếng Anh chương trình 10 năm đạt 100%.

- Đối với giáo dục trung học:

+ Về giáo dục đại trà: Xếp hạng điểm trung bình thi tốt nghiệp THPT trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; phổ cập giáo dục THCS đạt mức độ 2; tỷ lệ đi học đúng tuổi ở THCS đạt 99,1% trở lên; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 97% trở lên.

+ Về giáo dục mũi nhọn: Duy trì thành tích giáo dục mũi nhọn trong nhóm 6 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; hằng năm có 75% trở lên tổng số học sinh tham dự Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia đạt giải; hằng năm có học sinh dự thi và đạt huy chương trong kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế.

- Đối với giáo dục thường xuyên: 100% học sinh các cấp học được giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, hoạt động ngoại khoá, trải nghiệm tìm hiểu lịch sử, văn hoá địa phương và rèn luyện nâng cao thể lực; tỷ lệ phân luồng sau THCS đảm bảo theo quy định.

2.2. Về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

- Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phấn đấu đủ về số lượng, đảm bảo cơ cấu theo quy định; có 98,7% giáo viên trở lên đạt trình độ chuẩn, trong đó trình độ trên chuẩn đạt 33,6% trở lên.

- 100% giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục phổ thông được bồi dưỡng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- 100% giáo viên tiếng Anh đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc dành cho Việt Nam.

2.3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 81% trở lên; có 20% trở lên số trường áp dụng mô hình trường học thông minh, lớp học thông minh.

- 50% số trường ở khu vực miền núi (mầm non, tiểu học, THCS) tổ chức ăn bán trú cho học sinh.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đối với phát triển giáo dục

1.1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị quát triệt sâu sắc chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá XII), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XIX; xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài của các cấp uỷ đảng, chính quyền. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm về kết quả đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, lĩnh vực được giao.

Thời gian hoàn thành: Triển khai thực hiện thường xuyên.

1.2. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp phối hợp với UBND, các cơ quan chức năng, ngành giáo dục cùng cấp: Tổ chức tuyên truyền thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về giáo dục; phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục trong quản lý, giáo dục học sinh; tạo môi trường giáo dục lành mạnh góp phần bồi dưỡng lý tưởng cách mạng và động cơ học tập đúng đắn, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Quan tâm nắm bắt tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện chương trình nâng cao chất lượng giáo dục để kịp thời có điều chỉnh, bổ sung, thay thế cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Thời gian hoàn thành: Triển khai thực hiện thường xuyên.

1.3. Đề nghị Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hoá chủ trì, phối hợp với các tổ chức, lực lượng xã hội tham gia tuyên truyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; vận động các tổ chức, lực lượng xã hội tích cực triển khai hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các mô hình học tập, tấm gương tiêu biểu của tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Thời gian hoàn thành: Triển khai thực hiện thường xuyên, hằng năm.

1.4. Đề nghị Tỉnh Đoàn Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng thông qua các ngày truyền thống của Đoàn, Đội, Hội, các sự kiện trọng đại, các ngày lễ lớn của dân tộc trong năm; tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh thiếu niên bằng các hoạt động thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương. Chú trọng công tác phát triển Đảng, kết nạp đảng viên đối với học sinh THPT, để làm hạt nhân trong các phong trào, hoạt động trong và ngoài nhà trường.

Thời gian hoàn thành Kế hoạch trong Quý IV/2021; triển khai thực hiện hằng năm.

1.5. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan báo chí tại địa phương và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021 - 2025, để tạo sự thống nhất và đồng thuận cao trong nhận thức, quyết tâm trong hành động của cả hệ thống chính trị, đội ngũ nhà giáo, học sinh và Nhân dân trong việc nâng cao chất lượng giáo dục góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh.

Thời gian hoàn thành Kế hoạch trong Quý IV/2021; thực hiện tuyên truyền thường xuyên, hằng năm.

1.6. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021 - 2025; kịp thời tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ những bất cập, những nút thắt, điểm nghẽn, tạo bước đột phá về nâng cao chất lượng giáo dục phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của địa phương.

Thời gian hoàn thành và triển khai thực hiện Kế hoạch trong Quý IV/2021; thực hiện kịp thời khi phát hiện các cơ chế, chính sách bất cập.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về giáo dục

2.1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Tham mưu cho UBND tỉnh, HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung, các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách của tỉnh có nội dung chồng chéo, bất cập, không còn phù hợp, cản trở đến sự phát triển giáo dục.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3185/QĐ- UBND ngày 23/8/2016, Quyết định số 3465/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh, hoặc tham mưu ban hành mới quy định định mức bình quân học sinh/lớp và định mức biên chế cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hành chính đối với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học công lập trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của Trung ương mới ban hành.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý I/2022.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành văn bản quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2020/TT-BGDĐT ngày 22/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thay thế Quyết định số 1268/QĐ-UBND ngày 03/5/2012 của UBND tỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND tỉnh, phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện đảm bảo không chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ và thống nhất trên địa bàn tỉnh.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

- Thực hiện tinh giản biên chế đối với những cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên không đáp ứng yêu cầu, yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên, hằng năm.

- Tăng cường quản lý nhà nước trên tất cả các mặt của công tác giáo dục; siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên ngành giáo dục; tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém của ngành giáo dục như: bệnh thành tích trong giáo dục; công tác cán bộ; công tác thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản trị trong nhà trường.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên.

- Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ quản lý; khắc phục những hạn chế về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên các cấp, tạo điều kiện để cán bộ quản lý luôn phát huy được vai trò, năng lực trong công tác; thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh quản lý giáo dục các cấp học. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý, giáo viên hằng năm.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên, hằng năm.

- Xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh Đề án “Thí điểm xây dựng trường phổ thông công lập tự chủ” ở những nơi có điều kiện.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý I/2022.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch công tác kiểm định chất lượng giáo, nhằm đổi mới công tác kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục và nâng cao chất lượng công tác tự đánh giá của các nhà trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên, hằng năm.

2.2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh:

- Sửa đổi Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 03/7/2020 của UBND tỉnh cho phù hợp với Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

- Rà soát sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đảm bảo tinh gọn, thống nhất, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

2.3. Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, tư vấn và hỗ trợ việc thực hiện nhiệm vụ; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm của các tập thể, cá nhân trong quản lý nhà nước về giáo dục, đảm bảo khách quan, công bằng, đúng quy định.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên, hằng năm.

3. Tiếp tục rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở giáo dục

3.1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Triển khai Đề án “Sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học trên địa bàn tỉnh” đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các vùng, miền, địa bàn dân cư, giảm tối đa các điểm trường lẻ; đảm bảo phù hợp với việc sáp nhập các đơn vị hành chính và thuận tiện trong việc đi lại, học tập của học sinh.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên, hằng năm.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư trang thiết bị thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, bảo đảm việc dạy và học của các nhà trường.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên, hằng năm.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Kế hoạch đầu tư xây dựng phòng học cho các cấp học, bậc học đáp ứng quy mô phát triển giáo dục giai đoạn 2021 - 2025.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

3.2. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh; ưu tiên bố trí quỹ đất và quan tâm bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học”.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý I/2022.

3.3. UBND các huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở quy hoạch, Đề án của tỉnh tổ chức rà soát, quy hoạch đất đai, mạng lưới trường lớp; lập phương án sáp nhập, chia tách trường lớp phù hợp với kế hoạch phát triển giáo dục của địa phương; bố trí nguồn lực tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

4. Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

4.1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 502/QĐ- UBND ngày 06/12/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai, thực hiện Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phệ duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Đề án “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quy định điều động, luân chuyển giáo viên có thời hạn từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý II/2022.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh quy định về tuyển dụng, điều động, luân chuyển giáo viên Trường THPT chuyên Lam Sơn, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ giáo dục mũi nhọn.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý I/2022.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành “Kế hoạch đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên hằng năm” để đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật giáo dục năm 2019 và Nghị định số 71/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ.

Thời gian hoàn thành: Trước ngày 31/12 hằng năm.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh văn bản đề xuất với Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhu cầu đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu sử dụng hằng năm theo Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý I hằng năm.

4.2. Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện chủ trì (theo phân cấp quản lý), phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tuyển dụng số giáo viên còn thiếu so với biên chế tỉnh giao hằng năm. Thực hiện việc sử dụng, bố trí giáo viên dạy liên trường, dạy tăng tiết đối với các các cấp học, môn học còn thiếu giáo viên.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

4.3. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh:

- Triển khai hướng dẫn thực hiện quy định định mức, số lượng cán bộ, công chức làm việc đảm bảo sự thống nhất tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo trực thuộc UBND các huyện, thị, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý II/2022 (khi có hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Rà soát, đề xuất phương án hợp đồng giáo viên các bậc học đảm bảo định mức giáo viên/lớp theo quy định tại Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

- Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ để thu hút, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành đào tạo giáo viên ở các trường đại học hàng đầu trong nước và nước ngoài về dạy học tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý II/2022.

4.4. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan: Trên cơ sở số lượng hợp đồng lao động theo Nghị quyết số 102/NQ- CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh bố trí kinh phí để hợp đồng lao động đối với các cơ sở giáo dục còn thiếu giáo viên so với quy định (do thiếu nguồn tuyển hoặc không được giao đủ biên chế).

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

4.5. Trường Đại học Hồng Đức chủ trì, phối hợp với Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Đề án nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh, gắn với nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

5. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững thành tích giáo dục mũi nhọn trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước

5.1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng “Lấy trẻ làm trung tâm” để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em được tích cực hoạt động, vui chơi, trải nghiệm để phát triển thể chất, trí tuệ và tâm sinh lý; kịp thời phát hiện các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ. Phối hợp với ngành y tế thực hiện theo dõi, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng, thừa cân béo phì cho trẻ; đảm bảo các quy định về an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong các cơ sở giáo dục.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên.

- Khuyến khích giáo viên vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học nhằm phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; đẩy mạnh giáo dục STEM và STEAM trong các cấp học; tăng cường tổ chức thực hành trải nghiệm, tích hợp nội dung giáo dục địa phương, vận dụng kiến thức vào thực tế hằng ngày. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang hình thức học gắn với thực tiễn, gắn với các hoạt động xã hội, văn hoá-văn nghệ, thể dục-thể thao, trải nghiệm, nghiên cứu khoa học; dành nhiều thời gian trên lớp để tổ chức cho học sinh thuyết trình, thảo luận, luyện tập, thực hành để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh; hướng dẫn cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học; giúp học sinh có điều kiện bộc lộ, phát huy sở trường của cá nhân, có kiến thức về nghề nghiệp, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực cá nhân và nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên.

- Biên soạn và đưa tài liệu giáo dục địa phương vào giảng dạy trong các cơ sở giáo dục phổ thông để học sinh biết được, hiểu được về văn hóa, lịch sử truyền thống của địa phương; các vấn đề về địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị - xã hội, môi trường của địa phương.

Thời gian hoàn thành: Theo lộ trình đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

- Đẩy mạnh công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kiến thức pháp luật và ý thức công dân trong các cơ sở giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khoá, tích hợp trong các môn học, sinh hoạt tập thể.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên.

- Đổi mới nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS vừa đảm bảo phù hợp với nội dung, chương trình giáo dục phổ thông mới, vừa có tính liên thông với chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế bậc THPT.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Kế hoạch tuyển sinh đầu vào Trường THPT chuyên Lam Sơn để tuyển chọn được nhiều học sinh giỏi ở các địa phương; sớm phát hiện những học sinh có tố chất, năng khiếu ngay từ đầu các cấp; đổi mới trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh bậc THPT, thi chọn đội tuyển để phát hiện, lựa chọn học sinh có chất lượng tốt nhất dự thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế.

Thời gian hoàn thành: Thường xuyên hằng năm.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xây dựng Trường THPT chuyên Lam Sơn thành trường trọng điểm quốc gia, ngang tầm với các trường trong khu vực và trên thế giới.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

- Ban hành Kế hoạch tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; Kế hoạch thí điểm dạy học ngoại ngữ 1 không phải là tiếng Anh (dạy tiếng Đức, Hàn, Nhật, Trung...) và dạy ngoại ngữ 2 ở một số cơ sở giáo dục có đủ điều kiện.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

- Kế hoạch thành lập trung tâm khảo thí tiếng Anh quốc tế tại Thanh Hóa để khảo sát, cấp chứng chỉ ngoại ngữ có giá trị quốc tế; thu hút giáo viên nước ngoài có trình độ cao giảng dạy ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, hợp tác cung cấp các dịch vụ dạy và học ngoại ngữ.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch “Khảo sát chất lượng và đổi mới công tác thi, giai đoạn 2021-2025”, nhằm đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, gắn với lộ trình thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

5.2. Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện chủ trì (theo phân cấp quản lý), phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa nhà trường - gia đình - xã hội thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, phương tiện thông tin truyền thông để cùng trao đổi, kiểm tra, theo dõi, giáo dục, uốn nắn kịp thời những học sinh có hành vi, đạo đức lệch chuẩn. Luôn đảm bảo cập nhật thông tin hai chiều từ phía nhà trường và cha mẹ học sinh về chất lượng và sự chuyển biến chất lượng học sinh. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi, công khai để tạo sự đồng thuận, sự phối hợp đồng bộ giữa nhà trường - gia đình và xã hội. Hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đến với cha mẹ học sinh nhằm nâng cao trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, giáo dục học sinh.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên.

5.3. UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch phát triển trường THCS trọng điểm để tạo nguồn học sinh giỏi cho Trường THPT chuyên Lam Sơn và các trường THPT trên địa bàn.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý II/2022.

5.4. Trường Đại học Hồng Đức, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa và các cơ sở đào tạo khác trên địa bàn tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Ngoại vụ và các đơn vị có liên quan xây dựng kế hoạch hợp tác với các cơ sở giáo dục có uy tín trong và ngoài nước giảng dạy các chương trình giáo dục theo chuẩn quốc tế.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

6. Nâng cao chất lượng giáo dục miền núi; thu hẹp chênh lệch chất lượng giáo dục giữa miền núi và miền xuôi

6.1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý III/2022.

- Ban hành Kế hoạch tập trung, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các trường, điểm trường bán trú bảo đảm điều kiện học tập của học sinh miền núi; phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

- Tăng cường giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, hướng nghiệp, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao cho học sinh khu vực miền núi.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên.

- Tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành chính sách đãi ngộ, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở khu vực miền núi đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn; gắn với đào tạo và tuyển dụng đội ngũ giáo viên là người dân tộc thiểu số, người Kinh sống ở địa bàn miền núi có trình độ, năng lực công tác, gắn bó lâu dài tại các địa phương khu vực miền núi.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý III/2022.

6.2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan, hướng dẫn các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường trung cấp, cao đẳng) xây dựng Kế hoạch phát triển các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ở vùng dân tộc thiểu số; ưu tiên đào tạo vừa học vừa làm; đưa chương trình dạy nghề vào các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; phát triển các mô hình trường dạy nghề gắn với các doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương, trong đó ưu tiên đào tạo con em đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Thời gian hoàn thành: Thường xuyên, hằng năm.

7. Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để đổi mới quản lý và dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục

7.1. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan:

- Tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục đáp ứng điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và triển khai các nền tảng, ứng dụng, học liệu dùng chung toàn ngành giáo dục.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý I/2022.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý1, xây dựng nền tảng thu thập, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu (CSDL) Ngành2 dùng chung cho các cơ quan quản lý, cơ sở giáo dục theo mô hình dữ liệu tập trung, cập nhật thời gian thực và có khả năng chia sẻ, liên thông với CSDL của tỉnh, quốc gia; xây dựng CSDL về chất lượng giáo dục phổ thông.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

- Xây dựng, triển khai Hệ thống quản lý dạy học, thi kiểm tra đánh giá trực tuyến3; Hệ thống tuyển sinh đầu cấp trực tuyến đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông4. Triển khai xây dựng mô hình trường học thông minh, lớp học thông minh.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

7.2. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục triển khai, vận hành Hệ thống quản lý, xử lý hồ sơ, công việc trên môi trường điện tử, Hệ thống theo dõi nhiệm vụ đối với các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh5, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo, điều hành hệ thống giáo dục và yêu cầu xây dựng Chính quyền điện tử.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện thường xuyên.

8. Huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; rà soát, bổ sung, sửa đổi, xây dựng mới các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giáo dục

8.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh chương trình phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành Trung ương để tranh thủ các nguồn vốn, hỗ trợ của ngân sách Trung ương, nguồn vốn ODA... cho phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh, nhất là khu vực miền núi.

Thời gian hoàn thành: Thường xuyên hằng năm.

8.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh có văn bản báo cáo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước có tiềm lực đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, trung tâm đào tạo chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư sớm đầu tư xây dựng Trung tâm giáo dục quốc tế tại phường Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý I/2022.

8.3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính, kinh phí hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Thời gian hoàn thành: Thực hiện hằng năm.

8.4. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Chính phủ có cơ chế chính sách đặc thù về biên chế để đảm bảo đủ số lượng giáo viên.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

8.5. Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh:

- Ban hành Quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Chính sách xã hội hóa giáo dục phổ thông tỉnh Thanh Hóa đến hết năm 2035, để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý I/2022.

- Cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý trường THPT chuyên Lam Sơn, trường THPT Dân tộc nội trú và các trường THPT trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

- Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các trường phổ thông tư thục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thời gian hoàn thành: Trong Quý IV/2021.

IV. NHU CẦU KINH PHÍ

Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình là 6.619.180 triệu đồng, trong đó:

1. Xây dựng mới phòng học: 2.325,18 tỷ đồng, cụ thể:

- Mầm non: 1.275,4 tỷ đồng (3.644 phòng).

- Tiểu học: 277,64 tỷ đồng (1.262 phòng).

- Trung học cơ sở: 702,1 tỷ đồng (2.065 phòng).

- Trung học phổ thông, GDTX: 70,04 tỷ đồng (206 phòng).

2. Đầu tư cơ sở vật chất cho các trường phổ thông: 552 tỷ đồng.

3. Mua sắm thiết bị dạy cho phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (theo Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 17/6/2020 của UBND tỉnh): 1.665 tỷ đồng.

4. Đào tạo bồi dưỡng giáo viên đạt chuẩn (3.000 người): 390 tỷ đồng.

5. Đào tạo giáo viên bổ sung: Các trường trên địa bàn tỉnh có quy mô đào tạo khoảng 5.000 giáo viên/năm, đáp ứng một phần nhu cầu giáo viên do tăng quy mô giáo dục: 1.086,4 tỷ đồng, cụ thể:

- Kinh phí đào tạo: 360 tỷ đồng.

- Kinh phí hỗ trợ người học (theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP): 726,4 tỷ đồng.

6. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong dạy, học và quản lý giáo dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030: 451 tỷ đồng.

7. Hỗ trợ thiết bị dạy học, hỗ trợ giáo viên trường ngoài công lập theo Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng trường mầm non và phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh: 150 tỷ đồng.

* Dự kiến nguồn vốn

- Nguồn vốn Trung ương: 1.788,665 tỷ đồng.

- Nguồn vốn ngân sách của tỉnh: 3.224,822 tỷ đồng.

- Nguồn ngân sách huyện, xã: 862,095 tỷ đồng.

- Nguồn huy động khu vực tư nhân và các thành phần kinh tế khác: 743,598 tỷ đồng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trên cơ sở Quyết định số 700-QĐ/TU ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIX) về ban hành Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021 - 2025 và các nhiệm vụ được giao trong Kế hoạch này, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị mình và phân công lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kế hoạch; định kỳ, trước ngày 15/11 hằng năm, báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

2. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện các nhiệm vụ do các cơ quan, đơn vị khác chủ trì nhưng có nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành, địa phương, đơn vị mình nhằm hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các nhiệm vụ.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan đầu mối tổng hợp, đôn đốc các sở, ban, ngành cấp tỉnh, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh.

Trên đây là nội dung Kế hoạch thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021 - 2025; yêu cầu Giám đốc sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đầu Thanh Tùng

 

PHỤ LỤC 1:

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 223/KH-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

TT

Tên nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

Cấp trình

Cấp Quyết định

Sản phẩm

Ghi chú

1

Kế hoạch đào tạo nâng trình độ chuẩn giáo viên hằng năm để đạt trình độ chuẩn theo quy định của Luật giáo dục năm 2019 và Nghị định số 71/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ; số lượng đào tạo giáo viên đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu sử dụng hằng năm theo Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

31/12 hằng năm

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Kế hoạch

 

2

Kế hoạch tuyển sinh đầu vào Trường THPT chuyên Lam Sơn; thi học sinh giỏi cấp tỉnh bậc THPT, thi chọn đội tuyển quốc gia.

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Hằng năm

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Kế hoạch

 

3

Đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên đáp ứng nhu cầu sử dụng hằng năm theo Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý I hằng năm

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Văn bản

 

4

Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số 127/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ và Thông tư số 12/2020/TT-BGDĐT ngày 22/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thay thế Quyết định 1268/QĐ-UBND ngày 03/5/2012 của UBND tỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND tỉnh, phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện đảm bảo không chồng chéo, bỏ sót nhiệm vụ và thống nhất trên địa bàn tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Quyết định

 

5

Kế hoạch đầu tư xây dựng phòng học cho các cấp học, bậc học đáp ứng quy mô phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Kế hoạch

 

6

Đề án “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Đề án

 

7

Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Đề án xây dựng Trường THPT chuyên Lam Sơn thành trường trọng điểm quốc gia, ngang tầm với các trường trong khu vực và trên thế giới.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Kế hoạch

 

8

Kế hoạch “Khảo sát chất lượng và đổi mới công tác thi, giai đoạn 2021-2025”.

Sở Giáo dục và Đào tạo

UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Kế hoạch

 

9

Quy định mức thu tối đa các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý I/2022

UBND tỉnh

HĐND tỉnh

Nghị quyết

 

10

Chính sách xã hội hóa giáo dục phổ thông tỉnh Thanh Hóa đến hết năm 2035.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

HĐND tỉnh

Nghị quyết

 

11

Cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý trường THPT chuyên Lam Sơn, trường THPT Dân tộc nội trú và các trường THPT trên địa bàn tỉnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

HĐND tỉnh

Nghị quyết

 

12

Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các trường phổ thông tư thục.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

HĐND tỉnh

Nghị quyết

 

13

Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 3185/QĐ-UBND ngày 23/8/2016, Quyết định số 3465/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh, hoặc tham mưu ban hành mới quy định định mức bình quân học sinh/lớp và định mức biên chế cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên hành chính đối với các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học công lập trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của Trung ương mới ban hành.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý I/2022

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Quyết định

 

14

Đề án “Thí điểm xây dựng trường phổ thông công lập tự chủ” ở những nơi có điều kiện.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý I/2022

UBND tỉnh

HĐND tỉnh

Nghị quyết

 

15

Quy định về tuyển dụng, điều động, luân chuyển giáo viên Trường THPT chuyên Lam Sơn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ giáo dục mũi nhọn.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý I/2022

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Quy định

 

16

Kế hoạch xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin trong các cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục đáp ứng điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và triển khai các nền tảng, ứng dụng, học liệu dùng chung toàn ngành giáo dục.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý I/2022

UBND tỉnh

HĐND tỉnh

Kế hoạch

 

17

Quy định điều động, luân chuyển giáo viên có thời hạn từ nơi thừa đến nơi thiếu.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý II/2022

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Quy định

 

18

Xây dựng và triển khai thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ban Dân tộc, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý III/2022

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Đề án

 

19

Chính sách đãi ngộ, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục ở khu vực miền núi phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ban Dân tộc, Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý III/2022

UBND tỉnh

HĐND tỉnh

Nghị quyết

 

20

Báo cáo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước có tiềm lực đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, trung tâm đào tạo chất lượng cao trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư sớm đầu tư xây dựng Trung tâm giáo dục quốc tế tại phường Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan

Quý I/2022

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Văn bản

 

21

Chương trình phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành Trung ương để tranh thủ các nguồn vốn, hỗ trợ của ngân sách Trung ương, nguồn vốn ODA... cho phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Thường xuyên, hằng năm

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Văn bản

 

22

Rà soát, đề xuất phương án hợp đồng giáo viên các bậc học đảm bảo định mức giáo viên/lớp theo quy định tại Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ.

Sở Nội vụ

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Văn bản

 

23

Sửa đổi Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 03/7/2020 của UBND tỉnh cho phù hợp với Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Sở Nội vụ

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Quyết định

 

24

Sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đảm bảo tinh gọn, thống nhất, hoạt động hiệu lực hiệu quả.

Sở Nội vụ

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Quyết định

 

25

Cơ chế chính sách đặc thù về biên chế để đảm bảo đủ số lượng giáo viên.

Sở Nội vụ

Sở Giáo dục và Đào tạo các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Văn bản

 

26

Hướng dẫn thực hiện quy định định mức, số lượng cán bộ, công chức làm việc đảm bảo sự thống nhất tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo trực thuộc UBND các huyện, thị, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh.

Sở Nội vụ

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý II/2022

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Hướng dẫn

Khi có hướng dẫn của Bộ GD&ĐT

27

Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ để thu hút, tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc chuyên ngành đào tạo giáo viên ở các trường đại học hàng đầu trong nước và nước ngoài về dạy học tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Sở Nội vụ

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý II/2022

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Hướng dẫn

 

28

Kinh phí hợp đồng lao động (theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ) đối với các cơ sở giáo dục còn thiếu giáo viên so với quy định (do thiếu nguồn tuyển hoặc không được giao đủ biên chế).

Sở Tài chính

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Hằng năm

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Văn bản

 

29

Cơ chế. chính sách đặc thù về tài chính, kinh phí hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sở Tài chính

Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ban, ngành, các đơn vị có liên quan

Hằng năm

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Văn bản

 

30

Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021 - 2025.

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị, thành phố

Quý IV/2021

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Kế hoạch

 

31

Rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh quy hoạch, sắp xếp mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh; ưu tiên bố trí quỹ đất và quan tâm bố trí nguồn lực để đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học”.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý I/2022

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Quyết định

 

32

Xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm tại các trường đại học trên địa bàn tỉnh, gắn với nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên”.

Trường Đại học Hồng Đức

Trường Đại học Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thanh Hoá, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện và các đơn vị có liên quan

Quý IV/2021

UBND tỉnh

UBND tỉnh

Quyết định

 

 

PHỤ LỤC 2:

CÁC CHỈ TIÊU VỀ GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 223/KH-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện năm 2020

Chỉ tiêu thực hiện năm

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

1

Tỉ lệ học sinh ngoài công lập

%

2.91

3.09

3.56

4.26

4.93

5.49

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ mầm non

%

8.13

8.70

9.50

10.32

11.32

12.02

 

 

Học sinh tiểu học

%

0.75

0.94

1.50

2.20

2.70

2.95

 

 

Học sinh THCS

%

0.39

0.52

0.90

1.60

2.30

3.00

 

 

Học sinh THPT

%

3.79

3.69

3.90

4.10

4.30

4.50

 

 

Học sinh GDTX

%

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

 

2

Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ mầm non

%

68.30

68.50

70.70

72.20

74.50

76.80

 

 

Học sinh tiểu học

%

98.80

99.10

99.20

99.50

99.70

99.80

 

 

Học sinh THCS

%

99.70

99.78

99.79

99.80

99.81

99.82

 

3

Tỉ lệ học sinh béo phì

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

%

3.60

3.50

3.40

3.40

3.30

3.20

 

 

Tiểu học

%

1.80

2.00

2.40

2.60

2.80

3.00

 

4

Tỉ lệ học sinh suy dinh dưỡng

%

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

%

5.30

5.20

5.20

5.00

5.00

4.90

 

 

Tiểu học

%

3.67

3.43

3.28

3.06

2.80

2.60

 

5

Tỷ lệ trẻ mẫu giáo trong độ tuổi đến trường

%

96.90

97.00

97.20

97.50

97.70

98.00

 

6

Tỉ lệ trẻ em mầm non được theo dõi phát triển về cân nặng

%

100

100

100

100

100

100

 

7

Tỉ lệ trẻ em 5 tuổi được tham gia học tập để chuẩn bị vào tiểu học (hoàn thành chương trình giáo dục mầm non)

%

100

100

100

100

100

100

 

8

Tỉ lệ học sinh lớp 2, lớp 3 đạt được mức độ thông thạo tối thiểu đọc hiểu

%

99.72

99.80

100

100

100

100

 

9

Tỉ lệ học sinh cuối cấp tiểu học đạt được mức độ thông thạo tối thiểu về đọc hiểu và toán học

%

99.70

99.75

100

100

100

100

 

10

Tỉ lệ dân số trong độ tuổi được huy động ra lớp tiểu học

%

99.50

99.55

99.60

99.70

99.80

99.80

 

11

Tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học

%

99.03

99.40

99.50

99.56

99.58

99.60

 

12

Số xã đạt phổ cập trung học cơ sở

610

559

559

559

559

559

 

13

Tỷ lệ xã đạt phổ cập trung học cơ sở

%

100

100

100

100

100

100

 

14

Số huyện đạt chuẩn phổ cập THCS

Huyện

27

27

27

27

27

27

 

15

Tỷ lệ huyện đạt phổ cập THCS

%

100

100

100

100

100

100

 

16

Tổng số nhóm, lớp

nhóm, lớp

29,283

30,025

31,535

32,310

33,178

33,875

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

nhóm, lớp

9,593

9,572

10,067

10,596

11,072

11,764

 

 

Tiểu học

lớp

11,182

11,807

11,752

11,607

11,416

11,147

 

 

THCS

lớp

5,803

5,970

7,023

7,397

7,896

8,191

 

 

THPT

lớp

2,461

2,435

2,442

2,449

2,518

2,478

 

 

GDTX

lớp

244

241

251

261

276

295

 

18

Nhu cầu biên chế GV theo định mức của Bộ (TTLT 06, TT 16)

Người

52,170

53,836

56,244

57,404

58,699

59,631

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giáo viên mầm non

Người

18,776

18,913

19,384

19,846

20,171

21,034

 

 

Giáo viên tiểu học

Người

15,593

17,392

17,363

17,343

17,215

16,799

 

 

Giáo viên THCS

Người

11,941

11,662

13,603

14,290

15,210

15,753

 

 

Giáo viên THPT

Người

5,339

5,301

5,303

5,312

5,456

5,355

 

 

Giáo viên TTGDTX

Người

521

568

591

613

647

690

 

19

Số lượng giáo viên đạt trình độ chuẩn

Người

38,533

49,595

52,755

54,785

56,984

58,857

 

 

Tỉ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn

%

89.58

92.12

93.80

95.44

97.08

98.70

 

20

Số lượng giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn

Người

4,484

4,241

3,489

2,619

1,715

774

 

 

Tỉ lệ giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn

%

10.42

7.88

6.20

4.56

2.92

1.30

 

21

Số lượng giáo viên đạt trình độ trên chuẩn

Người

11,555

16,140

17,037

17,929

18,768

20,013

 

 

Tỉ lệ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn

%

26.86

29.98

30.29

31.23

31.97

33.56

 

22

Tổng số trường học (công lập+tư thục)

Trường

2,038

2,023

2,010

2,000

1,994

1,993

 

22.1

Tổng số trường công lập

Trường

1,984

1,967

1,950

1,935

1,923

1,917

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

Trường

644

638

636

633

629

628

 

 

Tiểu học

Trường

604

598

590

582

578

575

 

 

Tiểu học và THCS

Trường

69

69

72

75

75

76

 

 

THCS

Trường

553

548

538

531

527

524

 

 

THPT

Trường

80

80

80

80

80

80

 

 

THCS và THPT

Trường

8

8

8

8

8

8

 

 

TH-THCS-THPT

Trường

0

0

0

0

0

0

 

 

TT GDTX-KTTHHN

Trường

26

26

26

26

26

26

 

22.2

Tổng số trường ngoài công lập

Trường

54

56

60

65

71

76

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

Trường

38

39

41

43

45

46

 

 

Tiểu học

Trường

3

3

3

3

3

3

 

 

Tiểu học và THCS

Trường

3

3

5

8

12

16

 

 

THCS

Trường

0

0

0

0

0

0

 

 

THPT

Trường

6

6

6

6

6

6

 

 

THCS và THPT

Trường

0

0

0

0

0

0

 

 

TH-THCS-THPT

Trường

4

5

5

5

5

5

 

 

TT GDTX-KTTHHN

Trường

0

0

0

0

0

0

 

22.3

Tỉ lệ trường ngoài công lập

%

2.65

2.77

2.99

3.25

3.56

3.81

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

%

5.57

5.76

6.06

6.36

6.68

6.82

 

 

Tiểu học

%

0.49

0.50

0.51

0.51

0.52

0.52

 

 

Tiểu học và THCS

%

4

4

6

10

14

17

 

 

THCS

%

0

0

0

0

0

0

 

 

THPT

 

6.98

6.98

6.98

6.98

6.98

6.98

 

 

THCS và THPT

 

0

0

0

0

0

0

 

 

TH-THCS-THPT

 

100

100

100

100

100

100

 

 

TT GDTX-KTTHHN

 

0

0

0

0

0

0

 

22.4

Tổng số điểm trường lẻ

Trường

841

802

762

730

700

673

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

Trường

452

424

396

376

358

343

 

 

Tiểu học

Trường

350

341

332

323

314

305

 

 

THCS

Trường

39

37

34

31

28

25

 

 

THPT

Trường

0

0

0

0

0

0

 

23

Tổng số trường được kiểm định CLGD

Trường

1,577

1,573

1,587

1,602

1,621

1,643

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

Trường

514

525

535

546

555

567

 

 

Tiểu học

Trường

539

520

518

521

525

529

 

 

Tiểu học và THCS

Trường

37

39

44

48

53

56

 

 

THCS

Trường

443

443

442

436

435

436

 

 

THPT

Trường

43

45

47

49

51

52

 

 

THCS và THPT

Trường

1

1

1

2

2

3

 

24

Tỷ lệ trường được kiểm định CLGD

%

77.38

77.76

78.96

80.10

81.29

82.44

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

%

75.37

77.55

79.03

80.77

82.34

84.12

 

 

Tiểu học

%

88.80

86.52

87.35

89.06

90.36

91.52

 

 

Tiểu học và THCS

%

51.39

54.17

57.14

57.83

60.92

60.87

 

 

THCS

%

80.11

80.84

82.16

82.11

82.54

83.21

 

 

THPT

%

50.00

52.33

54.65

56.98

59.30

60.47

 

 

THCS và THPT

%

12.50

12.50

12.50

25.00

25.00

37.50

 

25

Số trường đạt chuẩn quốc gia

Trường

1,567

1,568

1,582

1,597

1,616

1,634

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

Trường

512

522

532

542

552

562

 

 

Tiểu học

Trường

536

520

518

521

525

529

 

 

Tiểu học và THCS

Trường

34

39

44

48

53

56

 

 

THCS

Trường

441

441

440

435

433

432

 

 

THPT

Trường

43

45

47

49

51

52

 

 

THCS và THPT

Trường

1

1

1

2

2

3

 

26

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia

%

76.89

77.51

78.71

79.85

81.04

81.99

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

%

75.07

77.10

78.58

80.18

81.90

83.38

 

 

Tiểu học

%

88.30

86.52

87.35

89.06

90.36

91.52

 

 

Tiểu học và THCS

%

47.22

54.17

57.14

57.83

60.92

60.87

 

 

THCS

%

79.75

80.47

81.78

81.92

82.16

82.44

 

 

THPT

%

50.00

52.33

54.65

56.98

59.30

60.47

 

 

THCS và THPT

%

12.50

12.50

12.50

25.00

25.00

37.50

 

27

Tổng số phòng học

Phòng

28,514

29,366

30,738

32,093

33,611

34,681

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

27.1

Tổng số phòng học kiên cố

Phòng

24,963

26,098

27,835

29,370

30,988

32,108

 

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố

%

87.55

88.87

90.56

91.52

92.20

92.58

 

a

Tổng số phòng học kiên cố của MN

Phòng

7,114

7,589

8,163

9,000

9,958

10,758

 

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố MN

%

81.90

84.50

86.79

88.74

90.12

91.17

 

b

Tổng số phòng học kiên cố của TH

Phòng

8,988

9,330

9,710

10,110

10,250

10,250

 

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố TH

%

85.20

85.93

87.18

88.00

88.53

89.00

 

c

Tổng số phòng học kiên cố của THCS

Phòng

6,007

6,282

6,950

7,200

7,720

8,040

 

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố THCS

%

96.20

96.87

97.16

97.26

97.40

98.00

 

d

Tổng số phòng học kiên cố của THPT

Phòng

2,605

2,635

2,712

2,730

2,730

2,730

 

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố THPT

%

96.40

97.16

100

100

100

100

 

e

Tổng số phòng học kiên cố của GDTX

Phòng

249

262

300

330

330

330

 

 

Tỷ lệ phòng học kiên cố GDTX

%

78.50

79.39

90.91

100

100

100

 

27.2

Tổng số phòng học bán kiên cố

Phòng

2,734

2,704

2,603

2,573

2,573

2,573

 

 

Tỷ lệ phòng bán học kiên cố

%

9.6

9.2

8.5

8.0

7.7

7.4

 

a

Tổng số phòng học bán kiên cố của MN

Phòng

1,042

1,042

1,042

1,042

1,042

1,042

 

 

Tỷ lệ phòng học bán kiên cố MN

%

12.00

11.60

11.08

10.27

9.43

8.83

 

b

Tổng số phòng học bán kiên cố của TH

Phòng

1,328

1,328

1,328

1,328

1,328

1,328

 

 

Tỷ lệ phòng học bán kiên cố TH

%

12.60

12.23

11.92

11.56

11.47

11.47

 

c

Tổng số phòng học bán kiên cố của THCS

Phòng

203

203

203

203

203

203

 

 

Tỷ lệ phòng học bán kiên cố THCS

%

3.20

3.13

2.84

2.74

2.56

2.46

 

d

Tổng số phòng học bán kiên cố của THPT

Phòng

93

63

0

0

0

0

 

 

Tỷ lệ phòng học bán kiên cố THPT

%

3.40

2.32

0.00

0.00

0.00

0.00

 

e

Tổng số phòng học bán kiên cố của GDTX

Phòng

68

68

30

0

 

 

 

 

Tỷ lệ phòng học bán kiên cố GDTX

%

21.40

20.61

9.09

0.00

0.00

0.00

 

27.3

Tổng số phòng học tạm, mượn

Phòng

817

564

300

150

50

0

 

 

Tỉ lệ phòng học tạm, mượn

%

2.87

1.92

0.98

0.47

0.15

0.00

 

a

Tổng số phòng học tạm, mượn của MN

Phòng

528

350

200

100

50

0

 

 

Tỷ lệ phòng học tạm, mượn MN

%

6.10

3.90

2.13

0.99

0.45

0.00

 

b

Tổng số phòng học tạm của TH

Phòng

230

200

100

50

0

0

 

 

Tỷ lệ phòng học tạm, mượn TH

%

2.20

1.84

0.90

0.44

0.00

0.00

 

c

Tổng số phòng học tạm, mượn THCS

Phòng

32

0

0

0

0

0

 

 

Tỷ lệ phòng học tạm, mượn THCS

%

0.50

0.00

0.00

0.00

0.00

0.00

 

d

Tổng số phòng học tạm, mượn của THPT

Phòng

14

14

0

0

0

0

 

 

Tỷ lệ phòng học tạm, mượn THPT

%

0.50

0.52

0.00

0.00

0.00

0.00

 

e

Tổng số phòng học tạm, mượn của GDTX

Phòng

13

0

0

0

0

0

 

 

Tỷ lệ phòng học tạm, mượn GDTX

%

4.10

0

0

0

0

0

 

28

Tỉ lệ cơ sở giáo dục có

 

 

 

 

 

 

 

 

28.1

Nước sạch

%

91.17

97

100

100

100

100.0

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

%

95.01

100

100

100

100

100

 

 

Tiểu học

%

95.55

100

100

100

100

100

 

 

THCS

%

74.19

81.24

90.84

90.83

91.10

91.4

 

 

THPT

%

100

100

100

100

100

100

 

 

GDTX

%

100

100

100

100

100

100

 

28.2

Công trình vệ sinh

%

97.60

100

100

100

100

100

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

%

93.55

100

100

100

100

100

 

 

Tiểu học

%

100

100

100

100

100

100

 

 

THCS

%

99.20

100

100

100

100

100

 

 

THPT

%

100

100

100

100

100

100

 

 

GDTX

%

100

100

100

100

100

100

 

28.3

Có điện lưới

%

98.28

100

100

100

100

100

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

%

94.87

100

100

100

100

100

 

 

Tiểu học

%

100

100

100

100

100

100

 

 

THCS

%

100

100

100

100

100

100

 

 

THPT

%

100

100

100

100

100

100

 

 

GDTX

%

100

100

100

100

100

100

 

28.4

Khai thác Internet cho chăm sóc, giáo dục trẻ

%

92.05

100

100

100

100

100

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

%

93.84

100

100

100

100

100

 

 

Tiểu học

%

89.46

100

100

100

100

100

 

 

THCS

%

91.04

100

100

100

100

100

 

 

THPT

%

100

100

100

100

100

100

 

 

GDTX

%

100

100

100

100

100

100

 

28.5

Sử dụng máy tính cho dạy học

%

89.40

98

100

100

100

100

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non

%

92.67

100

100

100

100

100

 

 

Tiểu học

%

84.51

95

100

100

100

100

 

 

THCS

%

88.48

100

100

100

100

100

 

 

THPT

%

100

100

100

100

100

100

 

 

GDTX

%

100

100

100

100

100

100

 

29

Tổng kinh phí đầu tư cho giáo dục

Triệu đồng

11,239,696.8

9,845,975.0

10,335,773.8

10,850,062.4

11,390,065.6

11,957,068.8

 

 

Ngân sách TW

Triệu đồng

439,700.0

192,168.0

201,776.4

211,865.2

222,458.5

233,581.4

 

 

Ngân sách của địa phương

Triệu đồng

10,744,137.8

9,603,807.0

10,083,997.4

10,588,197.2

11,117,607.1

11,673,487. 4

 

 

Nguồn huy động xã hội hoá

Triệu đồng

55,859.0

50,000.0

50,000.0

50,000.0

50,000.0

50,000.0

 

30

Tổng kinh phí đầu tư cho con người

Triệu đồng

10,256,549.0

8,835,594.3

9,277,374.0

9,741,242.7

10,228,304.9

10,739,720.1

 

 

Ngân sách TW

Triệu đồng

439,700.0

192,168.0

201,776.4

211,865.2

222,458.5

233,581.4

 

 

Ngân sách của địa phương

Triệu đồng

9,816,849.0

8,643,426.3

9,075,597.6

9,529,377.5

10,005,846.4

10,506,138.7

 

31

Tổng kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị

Triệu đồng

311,266

600,141

650,000

650,000

650,000

650,000

 

 

Ngân sách của địa phương

Triệu đồng

255,407

550,141

600,000

600,000

600,000

600,000

 

 

Nguồn huy động xã hội hoá

Triệu đồng

55,859

50,000

50,000

50,000

50,000

50,000

 

 



1 Tổng hợp các quy định liên quan đến ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong Ngành Giáo dục mà các đơn vị, trường học, cán bộ giáo viên, người học có các quyền và lợi ích được pháp luật bảo vệ đồng thời cũng có các nghĩa vụ kèm theo.

2 CSDL Ngành: trường học, đội ngũ cán bộ giáo viên, người học; hồ sơ, sổ sách điện tử, học liệu điện tử, bài giảng điện tử; câu hỏi, đề thi trực tuyến.

3 Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên.

4 Thực hiện Quyết định số 406/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp, cung cấp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia năm 2021

5 Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 18/5/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc tập trung chỉ đạo đổi mới quy trình xử lý văn bản, hồ sơ công việc, giải quyết thủ tục hành chính chuyển từ môi trường làm việc trên giấy sang làm việc trên môi trường điện tử trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 223/KH-UBND ngày 14/10/2021 thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.692

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.90.246
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!