Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 127/2014/TT-BTC xử lý tài chính giá trị doanh nghiệp khi chuyển thành công ty cổ phần

Số hiệu: 127/2014/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành: 05/09/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn thực hiện cổ phần hóa DN 100% vốn nhà nước

Ngày 05/09/2014 vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 127/2014/TT-BTC để hướng dẫn việc xử lý tài chính và xác định giá trị DN khi cổ phần hóa DN 100% vốn nhà nước.


So với Thông tư 202/2011/TT-BTC, Thông tư 127/2014/TT-BTC có thêm một số nội dung mới như:

- Bổ sung các loại tài sản mà DN phải phân loại, kiểm kê;

- Tại thời điểm xác định giá trị, DN không phải trích lập các tài khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính,…; không phải trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ;

- Bổ sung hình thức lựa chọn tổ chức tư vấn định giá DN đối với gói thầu tư vấn không quá 500 triệu đồng;

- Bổ sung thêm hướng dẫn về khấu trừ giá trị lợi thế về vị trí địa lý đất thuê khi xác định giá trị DN;

Thông tư này có hiệu lực từ 20/10/2014, thay thế Thông tư 202/2011/TT-BTC.

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 127/2014/TT-BTC

Hà Nội, ngày 05 tháng 09 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ TÀI CHÍNH VÀ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP KHI THỰC HIỆN CHUYỂN DOANH NGHIỆP 100% VỐN NHÀ NƯỚC THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Căn cứ Luật Doanh nghiệp s 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23/12/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định s 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyn doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là Nghị định số 59/2011/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một s điều của Nghị định s 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyn doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty c phần (sau đây gọi là Nghị định số 189/2013/NĐ-CP);

Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần,

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần (sau đây gọi là cổ phần hóa doanh nghiệp).

2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng cho các doanh nghiệp là đối tượng cổ phần hóa quy định tại Điều 2 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP (sau đây gọi là doanh nghiệp cổ phần hóa), chủ sở hữu các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa (bao gồm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ, ngành) và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Một số từ ngữ trong thông tư này được hiểu như sau:

1. "Thời điểm quyết định cổ phần hóa" là thời điểm cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp ban hành quyết định thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.

2. "Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa" là thời điểm khóa sổ kế toán, lập báo cáo tài chính quý hoặc năm được cơ quan quyết định cổ phần hóa lựa chọn phù hợp với phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, cụ thể:

a) Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản thì thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là thời điểm khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất với thời điểm quyết định cổ phần hóa.

b) Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu hoặc phương pháp khác thì thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là thời điểm khóa sổ, lập báo cáo tài chính năm gần nhất với thời điểm quyết định c phần hóa.

3. “Thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp” là thời điểm các đơn vị tư vấn hoặc doanh nghiệp bắt đầu thực hiện quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

4. "Thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp" là thời điểm cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp ban hành quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

5. "Thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang Công ty cổ phần" là thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần lần đầu.

Điều 3. Một số nguyên tắc khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp:

1. Khi thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ, Công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ phải thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại thông tư này. Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của công ty con phải trùng với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp của công ty mẹ.

2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp, quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án tái cơ cấu doanh nghiệp, quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa và công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 49 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP (sau đây gọi là cơ quan quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp).

3. Cơ quan quyết định cổ phần hóa phê duyệt các khoản chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn bán cổ phần lần đầu và quản lý, sử dụng tiền thu từ cổ phần hóa của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần. Trường hợp cổ phần hóa các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ thuộc tổ hợp công ty mẹ - công ty con nắm giữ 100% vốn điều lệ mà dự toán chi phí cổ phần hóa vượt mức quy định tại khoản 4, Điều 12 Thông tư số 196/2011/TT-BTC thì Ban Chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa lập dự toán chi phí, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trong phương án cổ phần hóa, đồng gửi Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) để thực hiện giám sát.

4. Trước khi thực hiện cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa phải thực hiện kiểm kê, xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp, giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hóa, kể cả các doanh nghiệp theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục, phân loại doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa thuộc diện nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần.

5. Sau khi đã được xử lý tài chính và thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp mà không còn vốn nhà nước tại doanh nghiệp hoặc giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản nợ phải trả, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp để chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần. Trong trường hợp phương án tái cơ cấu không khả thi, không có hiệu quả thì áp dụng hình thức giải thể, phá sản hoặc hình thức sắp xếp khác phù hợp theo quy định của pháp luật.

6. Quá trình xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa phải đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch, không làm thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. Các tổ chức, cá nhân có liên quan khi thực hiện xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp không chấp hành đúng chế độ quy định, gây ra tổn thất hoặc thất thoát tài sản nhà nước thì tổ chức, cá nhân đó chịu trách nhiệm hành chính, bồi thường vật chất hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

7. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, giá trị thực tế phần vốn nhà nước đã được cơ quan có thm quyền phê duyệt là cơ sở đ doanh nghiệp c phần hóa xác định vốn điều lệ, xây dựng phương án cổ phần hóa và tổ chức bán cổ phần lần đầu, tổ chức đại hội đồng cổ đông, tiếp tục xử lý những vấn đề tài chính còn tồn tại đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, quyết toán tài chính quá trình cổ phần hóa với nhà nước và bàn giao cho công ty cổ phần.

8. Người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 49 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp để giúp tổ chức triển khai công tác cổ phần hóa theo chế độ quy định. Ban chỉ đạo cổ phần hóa giải thể sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa đã hoàn thành bàn giao sang công ty cổ phần. Những vấn đề về tài chính phát sinh (nếu có) sau khi doanh nghiệp cổ phần hóa đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần nhưng có liên quan đến quá trình cổ phần hóa thì cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp có trách nhiệm tiếp tục xử lý.

Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp và Bộ Tài chính cử thành viên tham gia Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp có quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (Bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, khai thác dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 49 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

9. Các bước công việc và quy trình chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần thực hiện theo phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa không thực hiện chuyển đổi doanh nghiệp theo quy trình này thì thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Chương II

XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI CỔ PHẦN HÓA

MỤC I. KIỂM KÊ TÀI SẢN, ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ

Điều 4. Kiểm kê, phân loại tài sản.

1. Khi nhận được quyết định cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm kiểm kê, phân loại tài sản, các nguồn vốn và quỹ doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Tổ giúp việc cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa phối hợp với Tổ chức tư vấn (nếu có) thực hiện kiểm kê, phân loại tài sản.

2. Lập bảng kê xác định đúng số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản hiện có do doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng; kiểm quỹ tiền mặt, đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng; xác định tài sản, tiền mặt thừa, thiếu so với sổ kế toán, phân tích rõ nguyên nhân thừa, thiếu và trách nhiệm của những người có liên quan, xác định mức bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Tài sản đã kiểm kê được phân loại theo các nhóm sau:

a) Tài sản doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.

b) Tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý.

c) Tài sản hình thành từ nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (nếu có).

d) Tài sản thuê, mượn, vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công, nhận đại lý, nhận ký gửi, tài sản nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp.

đ) Tài sản gắn liền với đất thuộc diện phải xử lý theo phương án sắp xếp lại, xử lý đối với các cơ sở cơ sở nhà, đất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước.

e) Tài sản của các đơn vị sự nghiệp có thu (bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu), tài sản hoạt động sự nghiệp.

g) Tài sản chờ quyết định xử lý của các cơ quan có thẩm quyền.

h) Các khoản đầu tư tài chính (góp vốn liên doanh, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, các hoạt động góp vốn khác) bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Điều 5. Đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ

Doanh nghiệp cổ phần hóa đối chiếu, xác nhận và phân loại các khoản công nợ; lập bảng kê chi tiết đối với từng khách nợ, chủ nợ theo quy định sau:

1. Nợ phải thu:

a) Đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải thu theo từng khách nợ, bao gồm:

- Các khoản nợ phải thu chưa đến hạn và nợ phải thu đã quá hạn thanh toán.

- Phân tích rõ các khoản nợ phải thu khó đòi là nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế. Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. Xác định rõ trách nhiệm về các khoản nợ phải thu không có khách nợ xác nhận.

Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi phải có đủ tài liệu chứng minh là không thu hồi được.

b) Rà soát các hợp đồng kinh tế để xác định các khoản đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ nhưng đã hạch toán toàn bộ giá trị trả trước vào chi phí kinh doanh như: tiền thuê nhà, tiền thuê đất, tiền mua hàng, tiền mua bảo hiểm dài hạn, tiền lương, tiền công....

2. Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ vay, nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước:

a) Căn cứ hợp đồng, giấy báo nợ đối chiếu lập bảng kê các khoản nợ vay theo từng chủ nợ; xác định các khoản nợ thuế và khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác; phân tích cụ thể các khoản nợ vay theo hợp đồng (vay trong nước, vay nước ngoài), vay có bảo lãnh, vay do phát hành trái phiếu; các khoản vay trong hạn, vay chưa đến hạn trả, vay đã quá hạn thanh toán, khoản nợ gc, nợ lãi chưa trả, khoản nợ phải trả nhưng không phải trả.

b) Nợ phải trả nhưng không phải trả là khoản nợ mà chủ nợ của doanh nghiệp cổ phần hóa khi thực hiện đối chiếu xác nhận nợ thuộc các trường hợp sau:

- Nợ của các doanh nghiệp đã giải thể, phá sản nhưng không xác định cơ quan hoặc cá nhân kế thừa theo phương án giải thể, xử lý tài sản phá sản doanh nghiệp của doanh nghiệp giải thể, phá sản được cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt.

- Nợ của các cá nhân đã chết nhưng không xác định người kế thừa.

- Nợ của các chủ nợ khác đã quá hạn nhiều năm nhưng chủ nợ không đến đối chiếu, xác nhận. Trong trường hợp này doanh nghiệp cổ phần hóa phải có văn bản thông báo gửi trực tiếp đến chủ nợ đồng thời thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm kiểm kê 10 ngày làm việc.

Điều 6. Đối chiếu, xác nhận các khoản đầu tư tài chính; các khoản được chia; các khoản nhận góp vốn

Doanh nghiệp cổ phần hóa đối chiếu, xác nhận lập bảng kê chi tiết đối với các khoản đầu tư tài chính, các khoản được chia của doanh nghiệp bao gồm: các khoản đầu tư góp vốn liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp, tổ chức; góp vốn cổ phần, góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn; vốn đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp cổ phần hóa làm chủ sở hữu; lợi nhuận được chia từ hoạt động đầu tư góp vốn (đã có Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Hội đồng thành viên tại tổ chức nhận góp vốn) nhưng thực tế chưa nhận được tiền; phân tích kết quả các hoạt động đầu tư có lãi và hoạt động đầu tư lỗ chưa được xử lý;

Xác định số lượng, giá trị các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu ...) đã mua; số lượng cổ phiếu doanh nghiệp cổ phần hóa được nhận thêm mà không phải trả tin do công ty c phần sử dụng các khoản thặng dư vốn c phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để tăng vốn điều lệ (tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu trong công ty cổ phần có vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa).

Đối với các khoản nhận góp vốn liên doanh, liên kết doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ hp đồng liên doanh, liên kết lập bảng kê chi tiết theo từng đối tác đã góp vốn vào doanh nghiệp cổ phần hóa và thông báo cho chủ góp vốn biết để cùng với công ty cổ phần kế thừa các hợp đồng đã ký trước đây hoặc thanh lý hợp đồng.

Điều 7. Kiểm kê, đối chiếu, xác nhận, phân loại tài sản và các khoản nợ khi cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước

Việc kiểm kê, đánh giá, phân loại tài sản là vốn bằng tiền, tài sản cho thuê tài chính và các khoản công nợ tại Ngân hàng Thương mại Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa được thực hiện như sau:

1. Kiểm kê, đối chiếu các khoản tiền gửi của khách hàng, chứng chỉ tiền gửi (tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu) như sau:

a) Kiểm kê chi tiết từng khoản trên sổ kế toán.

b) Đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi của khách hàng là pháp nhân.

c) Tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi cá nhân, chứng chỉ tiền gửi có thể không thực hiện đối chiếu với khách hàng, nhưng phải đối chiếu với thẻ lưu. Đối với một số trường hợp cụ thể (có số dư tiền gửi lớn hoặc có chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán với thẻ lưu) thì thực hiện đối chiếu trực tiếp với khách hàng.

2. Đối chiếu tài sản là dư nợ tín dụng (kể cả dư nợ được theo dõi ngoài bảng) như sau:

a) Căn cứ hồ sơ tín dụng của từng khách hàng tại ngân hàng thương mại để lập danh sách những khách hàng còn dư nợ tín dụng và số dư nợ tín dụng của từng khách hàng, chi tiết theo từng hợp đồng tín dụng.

b) Đối chiếu giữa số liệu xác định theo hồ sơ tín dụng với số liệu hạch toán trên sổ kế toán của ngân hàng thương mại; đối chiếu dư nợ tín dụng với từng khách hàng để có xác nhận của khách hàng về số dư nợ tín dụng.

Đối với khách hàng là cá nhân, trường hợp không tổ chức đối chiếu được với khách hàng thì ngân hàng thương mại phải đối chiếu với thẻ lưu.

c) Trường hợp có sự chênh lệch số liệu giữa hồ sơ tín dụng với sổ kế toán và xác nhận của khách hàng thì ngân hàng thương mại phải làm rõ nguyên nhân chênh lệch và xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan để xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Phân loại các khoản nợ phải thu tồn đọng đủ điều kiện được xử lý theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

4. Đối với các tài sản cho thuê tài chính: phải thực hiện đối chiếu với từng khách hàng, xác định rõ số nợ còn phải trả của từng tài sản cho thuê tài chính.

Điều 8. Trách nhiệm trong kiểm kê tài sản, đối chiếu xác nhận tài sản, tiền vốn các loại để thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp

Trong quá trình kiểm kê tài sản, đối chiếu xác nhận công nợ, tiền vốn các loại nếu bỏ sót làm giảm giá trị doanh nghiệp và vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa thì Giám đốc, Kế toán trưởng và các tổ chức, cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm bồi hoàn nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ giá trị tài sản, tiền vốn các loại bị bỏ sót theo quy định của pháp luật.

MỤC II. XỬ LÝ TÀI CHÍNH KHI XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ TẠI THỜI ĐIỂM CHUYỂN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN

Điều 9. Xử lý về tài chính khi xác định giá trị doanh nghiệp

1. Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa không phải thực hiện trích lập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; không phải trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định.

2. Xử lý tài sản:

Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CPkhoản 1 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP, trong đó:

a) Đối với tài sản thừa, thiếu, phải phân tích làm rõ nguyên nhân và xử lý như sau:

- Tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý bồi thường vật chất theo quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có), doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.

- Tài sản thừa, nếu không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu thì xử lý tăng giá trị thực tế phần vốn nhà nước.

b) Đối với những tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý:

- Giám đốc doanh nghiệp cổ phần hóa chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thanh lý, nhượng bán tài sản. Việc thanh lý, nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua phương thức đấu giá công khai theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Các khoản thu và chi phí cho hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản được hạch toán vào thu nhập và chi phí của doanh nghiệp.

- Đến thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp, những tài sản không cần dùng, tài sản ứ đọng, tài sản chờ thanh lý chưa được xử lý, ngoại trừ các trường hợp tài sản không được phép loại trừ quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa xem xét, quyết định loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và thực hiện chuyển giao cho các cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Cụ thể:

Công ty Mua bán nợ Việt Nam để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các doanh nghiệp quy định tại Điều 2 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con để xử lý theo quy định đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn do các doanh nghiệp này nắm giữ 100% vốn điều lệ.

c) Đối với tài sản của các đơn vị sự nghiệp có thu (bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu) khi thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hp công ty mẹ - công ty con; tài sản hoạt động sự nghiệp thực hiện xử lý cụ thể như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục kế thừa thì phải tổ chức xử lý tài chính và định giá vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Thông tư này. Doanh nghiệp cổ phần hóa cần xác định mô hình hạch toán (hạch toán độc lập, phụ thuộc) của các đơn vị sự nghiệp có thu để áp dụng các cơ chế tài chính theo quy định của pháp luật.

- Trường hp doanh nghiệp cổ phần hóa không kế thừa thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chuyển giao cho các Bộ, ngành có liên quan hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện xã hội hóa theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chưa chuyển giao thì các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đang thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu của Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - con tiếp tục quản lý và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các đơn vị này.

d) Tài sản chờ quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền đến thời điểm tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp mà chưa có quyết định xử lý thì loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp và thực hiện chuyển giao cho các đơn vị theo khoản 2 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

đ) Khi xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa được loại trừ khoản đầu tư tài chính (góp vốn liên doanh, góp vốn thành lập công ty TNHH, các hoạt động góp vốn khác) bằng giá trị quyền sử dụng đất trong trường hợp thống nhất được với các bên góp vốn để thực hiện chuyển giao cho doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn khác làm đối tác.

Trường hợp không chuyển giao được cho doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khác làm đối tác thì doanh nghiệp tiếp tục kế thừa tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo nguyên tắc quy định tại Điều 33 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

e) Doanh nghiệp cổ phần hóa không được loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa các tài sản đã được doanh nghiệp sử dụng để thế chấp đảm bảo cho các khoản nợ vay kể cả những tài sản doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng.

g) Các tài sản không được phép loại trừ doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

h) Doanh nghiệp cổ phần hóa lập phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Thủ tướng Chính phủ để xử lý dứt điểm quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất của doanh nghiệp trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

Đối với tài sản gắn liền với đất không thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Thủ tướng Chính phủ xử lý dứt điểm quyền sở hữu tài sản và quyền sử dụng đất của doanh nghiệp trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa.

i) Tài sản là công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản phúc lợi khác được đầu tư bằng nguồn quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng; nhà ở của cán bộ, công nhân viên được đầu tư bằng nguồn quỹ phúc lợi và đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp được xử lý theo quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

k) Đối với tài sản dùng trong sản xuất, kinh doanh đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi của doanh nghiệp cổ phần hóa được tính vào giá trị doanh nghiệp và công ty cổ phần tiếp tục sử dụng trong sản xuất, kinh doanh. Phần vốn tương ứng với giá trị tài sản này doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm hoàn trả Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi để chia cho người lao động đang làm việc ở doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo s năm công tác tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

3. Xử lý nợ phải thu:

Việc xử lý nợ phải thu của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, trong đó:

a) Căn cứ kết quả đối chiếu xác nhận các khoản nợ phải thu, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm thu hồi các khoản nợ khi đến hạn; tích cực đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi các khoản nợ phải thu quá hạn có khả năng thu hồi trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

b) Các khoản nợ phải thu được xác định là nợ phải thu không có khả năng thu hồi khi có đủ tài liệu chứng minh, cụ thể như sau:

- Khoản nợ phải thu phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ như: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, bản cam kết nợ, biên bản đối chiếu công nợ và tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ còn tồn đọng chưa thu được.

- Sổ kế toán, chứng t, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.

- Trường hợp đối với tổ chức kinh tế:

Khách nợ đã giải thể, phá sản: phải có quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải th thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.

Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: có xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động, không có khả năng thanh toán.

Đối với khoản nợ phải thu nhưng khách nợ đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho xóa nợ theo quy định của pháp luật; khoản chênh lệch thiệt hại được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận do bán nợ phải thu: là quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho xóa nợ.

Đối với những khoản nợ phải thu đã phát sinh trên 3 năm mà khách nợ vẫn còn tồn tại nhưng không có khả năng trả nợ, doanh nghiệp đã áp dụng nhiều giải pháp nhưng không thu hồi được thì doanh nghiệp phải đưa ra các bằng chứng như: Biên bản đối chiếu công nợ với khách nợ, công văn đòi nợ, công văn đề nghị Tòa án thực hiện phá sản theo Luật định. Các khoản nợ phải thu mà dự toán chi phí đòi nợ lớn hơn giá trị khoản nợ phải thu.

- Trường hợp đối với cá nhân:

Giấy chứng tử (bản sao chứng thực hoặc bản sao từ sổ gốc) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.

Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.

Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ.

- Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, các khoản nợ phải thu đã có đủ hồ sơ tài liệu chứng minh không có khả năng thu hồi theo quy định (không phân biệt khoản nợ đã được trích lập và chưa trích lập dự phòng), doanh nghiệp sử dụng ngun dự phòng nợ phải thu khó đòi đ bù đp, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Những khoản nợ không có đủ hồ sơ pháp lý chứng minh khách nợ còn nợ hoặc không có khả năng thu hồi theo quy định thì không được loại trừ ra ngoài giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm rõ nguyên nhân để xử lý như sau:

- Đối với khoản nợ phải thu không có đủ hồ sơ chứng minh khách nợ còn nợ, doanh nghiệp phải xác định nguyên nhân xử lý trách nhiệm bồi thường của tập thể, cá nhân có liên quan; phần tổn thất sau khi xử lý trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân (nếu có) doanh nghiệp cổ phần hóa được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Những khoản nợ phải thu không có tài liệu theo quy định để chứng minh là không có khả năng thu hồi thì doanh nghiệp cổ phần hóa và công ty cổ phần sau này có trách nhiệm tiếp tục hoàn thiện hồ sơ theo quy định và xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

d) Doanh nghiệp được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa các khoản nợ phải thu có đủ hồ sơ tài liệu chứng minh không có khả năng thu hồi theo quy định.

Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm bàn giao các khoản công nợ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (bao gồm cả các khoản nợ khó đòi đã được xử lý bằng nguồn dự phòng trong vòng 05 năm liền kề trước khi cổ phần hóa) kèm theo đầy đủ hồ sơ, các tài liệu liên quan cho cơ quan quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi tuy đã được xử lý nhưng khách nợ còn tồn tại thì các cơ quan tiếp nhận bàn giao có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi.

Trong thời gian chưa thực hiện bàn giao, chưa chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn có trách nhiệm tiếp tục theo dõi và tổ chức thu hồi các khoản công nợ đã được loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

đ) Đối với các khoản tiền doanh nghiệp đã trả trước cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ như: tiền thuê nhà, tiền thuê đt, tiền mua bảo hiểm dài hạn, tiền mua hàng, tiền công đã được hạch toán vào chi phí kinh doanh, doanh nghiệp căn cứ hợp đồng mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, đối chiếu nợ để hạch toán giảm chi phí (tương ứng với phần hàng hóa, dịch vụ chưa được cung cấp hoặc thời gian thuê chưa thực hiện) và hạch toán tăng khoản chi phí trả trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

4. Xử lý nợ phải trả các tổ chức, cá nhân:

Căn cứ kết quả đối chiếu phân loại nợ, doanh nghiệp thực hiện xử lý nợ phải trả theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 59/2011/NĐ-CPđiểm a khoản 4 Điều 28 sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP, trong đó:

a) Các khoản nợ phải trả nhưng không phải thanh toán khi có đủ tài liệu và làm đủ thủ tục đối với chủ nợ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư này được hạch toán tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

b) Đối với khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước: doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm kê khai nộp đầy đủ các khoản nợ thuế và nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước và gửi báo cáo quyết toán thuế thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp kèm theo văn bản đề nghị cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý để kiểm tra, xác định số thuế còn phải nộp theo quy định. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp cổ phần hóa, cơ quan thuế có trách nhiệm bố trí cán bộ thực hiện kiểm tra đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa phù hợp với thời gian xác định giá trị doanh nghiệp đã được thông báo.

Trường hợp khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp mà vẫn chưa hoàn thành kiểm tra quyết toán thuế thì doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng báo cáo tài chính đã lập và số liệu thuế đã kê khai làm cơ sở xác định giá trị doanh nghiệp (kể cả việc xác định các nghĩa vụ về thuế và phân phối lợi nhuận), nhưng phải đưa vào Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, quyết định công bố giá trị doanh nghiệp và trong phương án cổ phần hóa doanh nghiệp, công bố công khai về việc chưa hoàn thành việc kiểm tra quyết toán thuế khi thực hiện công b thông tin bán cổ phần cho nhà đầu tư.

Các khoản chênh lệch về nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước (nếu có) sẽ được điều chỉnh khi lập báo cáo tài chính thời điểm doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu để bàn giao sang công ty cổ phần.

c) Đối với các khoản nợ vay Ngân hàng thương mại và Ngân hàng phát triển Việt Nam (gọi chung là ngân hàng cho vay), vay của các tổ chức, cá nhân khác doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn trước khi xác định giá trị doanh nghiệp.

d) Trong quá trình xử lý tài chính trước khi xác định giá trị doanh nghiệp nếu doanh nghiệp cổ phần hóa có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn của các Ngân hàng, hoặc còn lỗ lũy kế doanh nghiệp phối hợp với Ngân hàng cho vay xử lý nợ vay như sau:

- Doanh nghiệp cổ phần hóa làm thủ tục, hồ sơ đề nghị Ngân hàng cho vay xem xét, quyết định khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ lãi vay theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Trong thời gian tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp, ngân hàng cho vay có ý kiến xử lý bằng văn bản thông báo cho doanh nghiệp.

- Ngoài biện pháp khoanh nợ, giãn nợ, xóa nợ lãi vay nói trên, doanh nghiệp phối hợp với ngân hàng cho vay để xử lý phần nợ gốc quá hạn còn lại theo phương thức bán nợ cho Công ty Mua bán nợ Việt Nam theo giá thỏa thuận. Căn cứ vào thỏa thuận mua, bán nợ, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm nhận nợ với Công ty Mua bán nợ; đồng thời phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam lập phương án cơ cấu lại nợ xử lý tài chính trình cơ quan quyết định cổ phần hóa xem xét, thỏa thuận với Công ty Mua bán nợ Việt Nam về phương án chuyn doanh nghiệp thành công ty cổ phần.

- Thỏa thuận với ngân hàng cho vay để chuyển nợ vay thành vốn góp cổ phần. Việc chuyển nợ vay thành vốn góp cổ phần được thực hiện theo kết quả đấu giá thành công của ngân hàng cho vay hoặc theo giá đấu thành công thấp nhất. Trường hợp ngân hàng cho vay được lựa chọn là nhà đầu tư chiến lược thì việc chuyển nợ thành cổ phần được xác định theo giá quy định tại điểm đ, khoản 3 Điều 6 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

- Việc xử lý chuyển nợ phải trả của các tổ chức, cá nhân cho vay (không phải là Ngân hàng) thành vốn góp cổ phần được thực hiện theo quy định hiện hành tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

đ) Đối với các khoản nợ vay nước ngoài (có bảo lãnh và không có bảo lãnh) đã quá hạn, doanh nghiệp và người bảo lãnh phải đàm phán với chủ nợ để có phương án xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý vay nợ và trả nợ vay nước ngoài.

e) Đối với khoản nợ bảo hiểm xã hội, nợ cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán dứt điểm trước khi chuyển thành công ty cổ phần để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đối với khoản chi có tính đặc thù cho lao động là quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng (tiền lương thời gian chuẩn bị hưu) tại doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc Bộ Quốc phòng nếu có phát sinh được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trước khi quyết toán tài chính bàn giao doanh nghiệp cổ phần hóa sang công ty cổ phần.

5. Các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi

Việc xử lý các khoản dự phòng, quỹ dự phòng rủi ro của ngân hàng, dự phòng nghiệp vụ của bảo hiểm, chênh lệch tỷ giá, Quỹ dự phòng tài chính và các khoản lãi, lỗ của doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Cụ thể:

Các khoản lãi phát sinh của doanh nghiệp sau khi sử dụng để bù lỗ (nếu có) theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản tổn thất về tài sản không cần dùng, chờ thanh lý, giảm giá tài sản do xác định lại để thực hiện cổ phần hóa, nợ không có khả năng thu hồi, số còn lại phân phối theo quy định hiện hành để làm cơ sở xác đnh giá trị doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm báo cáo tài chính năm thì việc phân phối, trích lập các quỹ của doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Thông tư này.

Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa sau khi đã xử lý các khoản lỗ theo quy định tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn còn lỗ, vẫn còn các khoản nợ đọng của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng phát triển Việt Nam) thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm làm thủ tục, hồ sơ đề nghị với Ngân hàng cho vay để xem xét xử lý xóa nợ lãi vay theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng.

Sau khi đã dùng các biện pháp xử lý nêu trên mà kết quả kinh doanh vẫn còn lỗ thì doanh nghiệp cổ phần hóa phải báo cáo nguyên nhân dẫn đến l với cơ quan quyết định cổ phần hóa để xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan, số lỗ còn lại trừ vào phần vốn nhà nước khi xác định giá trị thực tế vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

6. Vốn đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác như góp vốn liên doanh, liên kết; góp vốn cổ phần; góp vốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn và các hình thức đầu tư dài hạn khác được xử lý theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

7. Qu khen thưởng và Quỹ phúc lợi:

Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi sau khi đã bù đắp các khoản chi quá chế độ cho người lao động (nếu có) được dùng để chia cho người lao động đang làm việc tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo số năm công tác tại doanh nghiệp cổ phần hóa.

Giám đốc doanh nghiệp phối hợp với tổ chức công đoàn tại doanh nghiệp cổ phần hóa, xây dựng phương án và quyết định việc phân chia số dư bằng tiền và phần giá trị tương ứng với giá trị tài sản được đầu tư bằng nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mà công ty cổ phần tiếp tục sử dụng trong sản xuất kinh doanh cho người lao động, số tiền được chia từ Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng và danh sách người lao động được hưởng theo quyết định của doanh nghiệp phải được thông báo công khai để người lao động biết.

Trường hợp doanh nghiệp đã chi quá nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, thì doanh nghiệp phải kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quyết định chi Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi nhưng không có nguồn và xử lý như sau:

- Đối với khoản đã chi trực tiếp cho người lao động có tên trong danh sách thường xuyên tại thời điểm có quyết định cổ phần hóa và chi cho các thành viên Ban quản lý, điều hành công ty không được khu trừ vào phần vn nhà nước tại doanh nghiệp. Giám đốc doanh nghiệp phối hợp với tổ chức công đoàn doanh nghiệp xử lý bằng cách thu hồi hoặc chuyển thành nợ phải thu để công ty cổ phần sau này tiếp tục xử lý.

- Đối với các khoản chi quá nguồn Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi mà không xác định được đối tượng để thu hồi (như chi cho người lao động đã nghỉ mất việc, thôi việc trước thời điểm quyết định c phần hóa) thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa báo cáo cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp xử lý như đối với khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.

8. Quỹ thưởng Viên chức quản lý doanh nghiệp

Số dư bằng tiền của Quỹ thưởng Viên chức quản lý doanh nghiệp báo cáo chủ sở hữu quyết định thưởng cho đối tượng theo quy định trước khi tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp.

9. Các doanh nghiệp hình thành Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, khi thực hiện cổ phần hóa số dư Quỹ được chuyển sang công ty cổ phần. Công ty cổ phần có trách nhiệm quản lý, sử dụng Quỹ theo quy định tại Thông tư s 15/2011/TT-BTC ngày 9/02/2011 của Bộ Tài chính.

10. Số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại doanh nghiệp cổ phần hóa (nếu có) được xử lý hạch toán tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo Điều 20 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

Điều 10. Xử lý tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

1. Báo cáo tài chính lập tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa không phải trích lập dự phòng các khoản giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi, bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp; không phải trích trước chi phí sửa chữa tài sản cố định.

2. Căn cứ quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm điều chỉnh số liệu trong sổ kế toán theo giá trị doanh nghiệp đã được công bố. Thực hiện chuyển giao tài sản và các khoản nợ phải thu không tính vào giá trị doanh nghiệp cho các cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP trong thời gian 30 ngày sau khi có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

3. Trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, doanh nghiệp cổ phần hóa tiếp tục xử lý các tồn tại về tài chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và lập báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Trong đó:

a) Đối với đầu tư tài sản cố định, đầu tư xây dựng công trình còn dở dang khi xác định giá trị doanh nghiệp, nhưng đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần hoàn thành đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quyết toán nếu có chênh lệch so với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp thì được điều chỉnh theo quyết toán đã được phê duyệt.

b) Xác định mức trích khấu hao tài sản cố định là mức khấu hao đã được xác định theo phương pháp khấu hao tài sản mà doanh nghiệp cổ phần hóa đã đăng ký với cơ quan thuế trước khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp.

c) Việc phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ, doanh nghiệp thực hiện theo quy định hiện hành đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần không trùng với thời điểm lập báo cáo tài chính năm nên không thực hiện được việc xếp loại doanh nghiệp làm căn cứ đ trích lập các quỹ của doanh nghiệp; doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện trích lập Quỹ thưởng Viên chức quản lý doanh nghiệp và hai qu khen thưởng, quỹ phúc lợi tại các thời điểm này theo nguyên tắc sau:

- Căn cứ vào kết quả xếp loại doanh nghiệp của năm trước năm thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

- Doanh nghiệp căn cứ nguồn lợi nhuận theo chế độ quy định được sử dụng để trích lập các quỹ để phân phối các quỹ của doanh nghiệp.

- Nếu từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đủ 12 tháng thì mức trích quỹ là mức tối đa theo quy định của chế độ phân phối lợi nhuận; nếu từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần không đủ 12 tháng thì mức trích quỹ bằng mức trích theo chế độ phân phối lợi nhuận quy định chia 12, nhân với số tháng tính từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

4. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ phần lần đầu, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo tổ giúp việc, doanh nghiệp cổ phần hóa phải hoàn thành việc lập báo cáo tài chính tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính; đề nghị với cơ quan thuế ưu tiên tiến hành kiểm tra quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách; xác định lại giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần; thực hiện lập các báo cáo quyết toán: tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa.

Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là năm trước, thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần là năm sau thì chỉ lập một báo cáo tài chính của cả thời kỳ, không tách riêng hai báo cáo ở thời điểm ngày 31/12 và ở thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần. Báo cáo tài chính phải gửi các cơ quan, đơn vị theo quy định của chế độ kế toán.

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán, các hồ sơ quyết toán quá trình cổ phần hóa gồm (tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa) và tài liệu có liên quan của doanh nghiệp được gửi đến cơ quan quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp và cơ quan liên quan để phối hợp kiểm tra, xử lý các tồn tại về tài chính và thực hiện phê duyệt báo cáo tài chính, phê duyệt quyết toán quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.

a) Tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, khi lập báo cáo tài chính để bàn giao từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần, doanh nghiệp thực hiện định giá lại các khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán đã xác định trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa; tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán phát sinh tăng hoặc giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì doanh nghiệp được hạch toán vào kết quả kinh doanh theo quy định.

b) Trong giai đoạn từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp đến thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần, các doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện nhượng, bán, thanh lý tài sản, khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán theo quy định.

Khoản chênh lệch giữa giá trị thu được so với giá đang hạch toán trên sổ sách kế toán được hạch toán vào kết quả kinh doanh và được xác định như sau:

- Đối với những tài sản, khoản đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán thực hiện chuyển nhượng, thanh lý trước thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì giá trên sổ sách kế toán là giá chưa xác định lại.

- Đối với những tài sản, các khoản đầu tư tài chính thực hiện chuyển nhượng, thanh lý sau thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp thì giá trên sổ sách kế toán là giá đã được xác định lại theo công bố giá trị doanh nghiệp.

c) Đối với khoản nợ phải trả doanh nghiệp đã làm các thủ tục để được đối chiếu nợ nhưng không xác nhận được chủ nợ thì hạch toán tăng vốn nhà nước và công ty cổ phần mới có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, tiếp tục kế thừa, theo dõi để thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi chủ nợ yêu cầu. Căn cứ hồ sơ tài liệu hợp pháp liên quan và yêu cầu của chủ nợ, công ty cổ phần mới thực hiện trả nợ và hạch toán vào chi phí trong kỳ.

d) Đối với khoản nợ phải thu doanh nghiệp đã làm các thủ tục để được đối chiếu nhưng vẫn chưa đối chiếu được thì phải xem xét, xử lý trách nhiệm bồi thường đối với tập thể, cá nhân có liên quan. Giá trị khoản nợ còn lại (sau khi bù trừ khoản bồi thường của các cá nhân, tập thể, quỹ dự phòng nợ phải thu khó đòi) được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa. Công ty cổ phần mới có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ, tiếp tục kế thừa, theo dõi để đôn đốc thực hiện thu nợ. Khi thu được nợ, Công ty cổ phần được hạch toán vào thu nhập trong kỳ.

đ) Đối với khoản lợi nhuận sau thuế, cổ tức được chia từ hoạt động đầu tư tài chính (đã có Nghị quyết của Đại hội cổ đông, Hội đồng thành viên tại tổ chức nhận góp vốn), đến thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần mà vẫn chưa thu được tiền thì doanh nghiệp thực hiện ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính đồng thời ghi tăng nợ phải thu, nếu sử dụng để tăng vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác thì ghi tăng giá trị khoản đầu tư tài chính.

e) Đối với cổ phiếu doanh nghiệp cổ phần hóa đã được nhận thêm mà không phải trả tin, khi lập báo cáo tài chính tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, doanh nghiệp phải theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp, cụ thể:

Cổ phiếu nhận được do công ty cổ phần chia cổ tức (chia cổ tức bằng cổ phiếu), cổ phiếu nhận được không phải thanh toán (cổ phiếu nhận được không phải do chia cổ tức), doanh nghiệp căn cứ số lượng cổ phiếu nhận được để ghi tăng doanh thu hoạt động tài chính (theo mệnh giá cổ phiếu) đồng thời ghi tăng giá trị khoản đầu tư tài chính.

Khi quyết toán bàn giao từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần số lượng cổ phiếu này được chuyển giao thuộc sở hữu của công ty cổ phần.

g) Trường hợp thời gian tính từ ngày hết hạn nhà đầu tư nộp tiền mua cổ phần đến thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp kéo dài trên 3 tháng thì doanh nghiệp được tính chi phí lãi vay để chi trả cho các nhà đầu tư theo nguyên tắc:

- Chỉ tính lãi từ tháng thứ tư trở đi trên tổng mệnh giá của số cổ phần được mua. Đối với cổ phần người lao động mua cổ phần ưu đãi giảm giá, nếu giá mua cổ phần ưu đãi dưới mệnh giá thì chỉ được tính lãi trên số tiền thực nộp.

- Tỷ lệ trả lãi không vượt quá lãi suất vay ngắn hạn cùng kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp cổ phần hóa đang mở tài khoản tại thời điểm tính lãi.

- Số tiền trả lãi cho nhà đầu tư doanh nghiệp cổ phần hóa được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo không vượt quá số tiền phải trả theo quy định và doanh nghiệp cổ phần hóa không bị lỗ khi lập báo cáo tài chính để bàn giao sang công ty cổ phần.

h) Kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp cổ phần hóa đến trước thời điểm theo quy định phải thực hiện phê duyệt báo cáo tài chính để bàn giao, cơ quan thuế có trách nhiệm ưu tiên bố trí cán bộ thực hiện kiểm tra quyết toán thuế và các khoản phải nộp ngân sách phù hợp với thời gian doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.

Trường hợp qua thời gian theo quy định phải tiến hành phê duyệt báo cáo tài chính để thực hiện bàn giao mà vẫn chưa hoàn thành kiểm tra quyết toán thuế thì doanh nghiệp cổ phần hóa được sử dụng báo cáo tài chính đã lập và số liệu thuế đã kê khai để làm cơ sở bàn giao sang công ty cổ phần. Công ty cổ phần có trách nhiệm kế thừa và nộp toàn bộ các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác còn nợ khi bàn giao.

Sau khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần nếu phát sinh các khoản tổn thất do không tiến hành kiểm tra quyết toán thuế thì xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

5. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo tài chính của doanh nghiệp đã được kiểm toán, báo cáo quyết toán thuế (nếu có) cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có liên quan thực hiện kiểm tra, xử lý các tồn tại tài chính của doanh nghiệp và ban hành quyết định phê duyệt quyết toán tài chính, quyết toán số tiền thu từ cổ phần hóa, quyết toán chi phí cổ phần hóa, quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư, và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp c phần hóa chính thức chuyển thành công ly cổ phần làm căn cứ để bàn giao giữa doanh nghiệp cổ phần hóa và công ty cổ phần.

Các doanh nghiệp cổ phần hóa do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa thì Bộ trưởng quản lý ngành thực hiện phê duyệt quyết toán báo cáo tài chính và các báo cáo quyết toán: tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa.

Hội đồng thành viên công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thực hiện phê duyệt quyết toán báo cáo tài chính và các báo cáo quyết toán tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa của doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Giám đốc và Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hóa chịu trách nhiệm lập và ký báo cáo tài chính, báo cáo xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần, các báo cáo quyết toán tiền thu về cổ phần hóa, chi trả chế độ cho người lao động dôi dư, chi phí cổ phần hóa và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của báo cáo.

Hội đồng quản trị công ty cổ phần (mới) có trách nhiệm tạo điều kiện để lãnh đạo doanh nghiệp cổ phần hóa hoàn thành nhiệm vụ và ký, đóng dấu xác nhận chữ ký các chức danh trên của doanh nghiệp cổ phần hóa trong báo cáo tài chính và các quyết toán liên quan đến quá trình cổ phần hóa.

Trường hp Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành các công việc nêu trên và doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành việc bàn giao sang công ty cổ phần thì chưa được chuyển công tác hoặc nghỉ việc theo chế độ.

6. Khoản chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa với giá trị phần vốn nhà nước để lại đầu tư tại công ty cổ phần (nếu có) thực hiện nộp theo quy định tại khoản 3, Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

7. Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm (bao gồm cả nguyên nhân do kinh doanh bị thua lỗ) phải làm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan trước khi xử lý, trong đó:

a) Chênh lệch giảm do nguyên nhân khách quan là các khoản tổn thất do thiên tai, địch họa, do Nhà nước thay đổi chính sách hoặc do biến động của thị trường quốc tế và các nguyên nhân bất khả kháng khác, nhưng doanh nghiệp cổ phần hóa không bị âm vốn nhà nước tại thời điểm chuyển sang công ty cổ phần thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa xem xét thông qua Đại hội đồng cổ đông điều chỉnh quy mô, cơ cấu vốn điều lệ của công ty cổ phần.

Trường hợp phát sinh chênh lệch giảm dẫn đến giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa thời điểm chuyển sang công ty cổ phần bị âm thì doanh nghiệp báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa xem xét quyết định việc sử dụng tiền thu từ bán cổ phần (sau khi đã chi trả trợ cấp cho người lao động dôi dư và chi phí cổ phần hóa) và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có) để bù đắp; sau khi đã được bù đắp mà giá trị vốn nhà nước vẫn còn bị âm và doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần lần đầu thì Hội đồng quản trị triệu tập Đại hội đồng cổ đông bt thường để biểu quyết việc xử lỗ và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

b) Các trường hợp giảm vốn còn lại được xác định là nguyên nhân chủ quan xử lý theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 21 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Cơ quan quyết định cổ phần hóa không lựa chọn và tiến cử các cá nhân có trách nhiệm liên quan đến việc kinh doanh thua lỗ dẫn đến giảm vốn làm đại diện phần vn nhà nước góp tại công ty cổ phần.

Điều 11. Bàn giao giữa doanh nghiệp cổ phần hóa và công ty cổ phần

Căn cứ quyết định phê duyệt quyết toán tài chính; quyết toán s tiền thu từ cổ phần hóa; quyết toán chi phí cổ phần hóa; quyết toán kinh phí hỗ trợ cho người lao động dôi dư; và quyết định công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyn thành công ty cổ phần của cơ quan quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp, Ban chỉ đạo cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp cổ phần hóa điều chỉnh sổ sách kế toán, lập hồ sơ bàn giao và tổ chức bàn giao giữa doanh nghiệp cổ phần hóa và công ty cổ phần. Thời gian hoàn thành bàn giao không quá 30 ngày kể từ ngày có phê duyệt quyết toán tài chính thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.

Công ty cổ phần được sử dụng toàn bộ tài sản (hữu hình, vô hình) nguồn vốn đã nhận bàn giao để tổ chức sản xuất, kinh doanh; kế thừa mọi quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa đã bàn giao và có các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Các nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa được xác định bổ sung sau khi đã quyết toán, bàn giao cho công ty cổ phần không thuộc trách nhiệm của công ty cổ phần. Trường hợp do bàn giao thiếu, dẫn đến việc công ty cổ phần không chịu trách nhiệm kế thừa nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp cổ phần hóa thì Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp cổ phần hóa và các tổ chức, cá nhân có liên quan hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán nợ.

Sau thời gian 60 kể từ ngày ký Biên bản bàn giao, Công ty cổ phần phải hoàn thành các hồ sơ về tài sản, đất đai và gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định để thực hiện chuyển quyền quản lý, sử dụng tài sản từ doanh nghiệp cổ phần hóa thành sở hữu của công ty cổ phần; thực hiện giao đất, nộp tiền sử dụng đất, cấp hoặc cấp đổi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.

1. Hồ sơ bàn giao doanh nghiệp cổ phần hóa sang công ty cổ phần bao gồm:

- Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp và quyết định công b giá trị doanh nghiệp.

- Báo cáo tài chính tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần đã được kiểm toán và phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.

- Quyết định xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chuyển thành công ty cổ phần của cơ quan có thẩm quyền.

- Biên bản bàn giao tài sản, tiền vốn được lập tại thời điểm bàn giao (có bảng chi tiết công nợ bàn giao cho công ty cổ phần tiếp tục kế thừa và các tồn tại về tài chính cần tiếp tục xử lý - nếu có).

- Các báo cáo về tình hình lao động và sử dụng đất của doanh nghiệp.

2. Thành phần bàn giao gồm:

- Đại diện Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đại diện Bộ Tài chính (trường hợp cổ phần hóa Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty mẹ).

- Đại diện Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, Công ty mẹ (trường hợp cổ phần hóa doanh nghiệp thành viên Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty con), Giám đốc, Kế toán trưởng doanh nghiệp cổ phần hóa đại diện cho bên giao.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Kế toán trưởng và đại diện tổ chức công đoàn công ty cổ phần đại diện cho bên nhận.

- Đại diện của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước cho Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

3. Biên bản bàn giao phải có đầy đủ chữ ký của thành phần bàn giao và phải ghi rõ:

- Tình hình tài sản, tiền vốn, lao động có tại thời điểm bàn giao.

- Quyền lợi và nghĩa vụ công ty cổ phần tiếp tục kế thừa.

- Những tồn tại công ty cổ phần có trách nhiệm tiếp tục giải quyết.

Chương III

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA

MỤC I. TỔ CHỨC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Điều 12. Tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp cổ phần hóa có tổng giá trị tài sản theo sổ kế toán từ 30 tỷ đồng trở lên hoặc giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán từ 10 tỷ đồng trở lên phải thuê các tổ chức có chức năng định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

2. Tổ chức có chức năng định giá là các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, doanh nghiệp thẩm định giá trong nước và ngoài nước (sau đây viết tắt là tổ chức tư vấn định giá) khi đăng ký cung cấp dịch vụ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, phải có đủ các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và thuộc danh sách các doanh nghiệp có đủ điều kiện thực hiện chức năng thẩm định giá do Bộ Tài chính thông báo hàng năm.

3. Cơ quan quyết định cổ phần hóa lựa chọn tổ chức tư vấn định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc:

a) Đối với các gói thầu tư vấn định giá có giá trị không quá 500 triệu đồng thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa có thể lựa chọn hình thức chỉ định thầu để lựa chọn tổ chức tư vấn định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố; trường hợp xét thấy cần phải tổ chức đấu thầu thì thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

b) Đối với gói thầu tư vấn định giá có giá trị từ 500 triệu đồng đến không quá 3 tỷ đồng thì cơ quan quyết định phương án cổ phần hóa có thể lựa chọn hình thức chỉ định thu đ lựa chọn tổ chức tư vn định giá trong danh sách do Bộ Tài chính công bố sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

c) Đối với các gói thầu tư vấn không thuộc quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện tư vấn định giá theo quy định.

4. Căn cứ quyết định lựa chọn tổ chức tư vấn định giá của cơ quan quyết định cổ phần hóa, Giám đốc doanh nghiệp cổ phần hóa ký hợp đồng với tổ chức tư vấn định giá. Hợp đồng tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cần phải thể hiện đầy đủ trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa và trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá và các nội dung sau:

a) Phương pháp định giá mà tổ chức tư vấn sử dụng để xác định giá trị doanh nghiệp.

b) Thời gian hoàn thành: tối đa không quá 60 ngày theo lịch kể từ ngày được cung cấp đầy đủ các thông tin có liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty, công ty mẹ; không quá 30 ngày đối với các đối tượng còn lại.

Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có quy mô lớn và có tính đặc thù (nhiều đầu mối, xử lý tài chính phức tạp...) phải kéo dài thời gian thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quyết định cổ phần hóa.

c) Trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa: doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm trong việc thực hiện các công việc có liên quan đến việc định giá như: kiểm kê, phân loại tài sản, xử lý tài chính, lập phương án sản xuất kinh doanh, cung cấp tài liệu có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các tài liệu đã cung cấp.

d) Trách nhiệm của tổ chức tư vấn định giá: tổ chức tư vấn định giá có trách nhiệm lựa chọn các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp thích hợp để định giá, thực hiện đúng các quy định xác định giá trị doanh nghiệp; giải thích rõ các trường hợp giá trị tài sản xác định lại thấp hơn giá trị tài sản ghi trên sổ kế toán và giải trình các vấn đề khác liên quan đến việc xác định giá trị doanh nghiệp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; hoàn thành đúng thời hạn theo hợp đồng đã ký; chịu trách nhiệm về kết quả xác định giá trị doanh nghiệp.

Trường hợp kết quả xác định giá trị doanh nghiệp không đảm bảo đúng quy định của Nhà nước thì cơ quan quyết định cổ phần hóa có văn bản thông báo từ chối không thanh toán phí thực hiện dịch vụ và bị xem xét loại ra khỏi danh sách các tổ chức đủ điều kiện tham gia tư vấn định giá. Nếu gây tổn thất cho Nhà nước thì tổ chức tư vấn định giá phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

đ) Chi phí tư vấn định giá và thanh toán, quyết toán:

Chi phí tư vấn định giá do doanh nghiệp cổ phần hóa và tổ chức tư vấn thỏa thuận theo kết quả đu thầu. Trường hợp không đấu thầu, Ban chỉ đạo cổ phần hóa thương thảo với tổ chức tư vấn định giá về chi phí và trình cơ quan quyết định cổ phần hóa quyết định. Mức chi phí cổ phần hóa thực hiện theo quy định tại Thông tư số 196/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài chính.

Việc thanh toán chi phí tư vấn định giá: Khi có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện thanh toán bằng 80% giá trị ghi trong hợp đồng. Khi có quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa thanh toán số tiền còn lại theo hợp đồng cho tổ chức tư vấn định giá.

5. Trong quá trình thực hiện phương án cổ phần hóa, tổ chức tư vấn định giá có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp để giải trình các nội dung có liên quan đến việc định giá.

6. Doanh nghiệp cổ phần hóa không thuộc đối tượng phải thuê tổ chức tư vấn định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP thì doanh nghiệp tự xác định giá trị doanh nghiệp và báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp này thuê tổ chức tư vấn định giá xác định giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp tự lựa chọn tổ chức tư vấn định giá mà không phải tổ chức đấu thầu. Các quy định khác đối với tổ chức tư vấn định giá và doanh nghiệp cổ phần hóa trong việc thực hiện thuê tư vấn định giá xác định giá trị doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại điều này.

Điều 13. Các phương pháp áp dụng để xác định giá trị doanh nghiệp

Tổ chức tư vấn định giá lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp:

1. Phương pháp tài sản: là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP gồm:

- Báo cáo tài chính, số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá.

- Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại trong trường hợp doanh nghiệp đã trả tiền một ln cho cả thời hạn thuê đất và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP gồm:

- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 05 năm liền kề, trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 đến 05 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần.

- Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 05 năm ở thời điểm gần nhất, trước thời điểm tổ chức thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp được định giá.

- Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại trong trường hợp doanh nghiệp đã trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất.

3. Tổ chức tư vấn định giá được lựa chọn các phương pháp khác (ngoài hai phương pháp trên) để xác định giá trị doanh nghiệp. Các phương pháp khác phải đảm bảo tính khoa học, phản ảnh đúng giá trị doanh nghiệp, được quốc tế áp dụng rộng rãi và dễ hiểu để áp dụng trong tính toán xác định giá trị doanh nghiệp.

Điều 14. Kiểm toán nhà nước đối với doanh nghiệp cổ phần hóa

Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc đối tượng phải thực hiện kiểm toán nhà nước theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 59/2011/NĐ-CPkhoản 4, Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP:

1. Căn cứ quyết định phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cơ quan quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp gửi danh sách thông báo thời gian (lộ trình) thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp đến cơ quan Kiểm toán Nhà nước để cơ quan Kiểm toán Nhà nước có chương trình, kế hoạch kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn định giá và xử lý các vn đề tài chính trước khi chính thức công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

2. Sau khi tổ chức tư vấn định giá đã hoàn thiện hồ sơ kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định, cơ quan quyết định cổ phần hóa có văn bản gửi cơ quan Kiểm toán Nhà nước kèm theo hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa để cơ quan Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn định giá.

Ban chỉ đạo cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa và tổ chức tư vấn định giá có trách nhiệm cung cấp tài liệu và giải trình các nội dung có liên quan đến việc xử lý tài chính, xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức định giá theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

3. Trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, cơ quan Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý tài chính doanh nghiệp cổ phần hóa. Thời gian hoàn thành, công bố kết quả kiểm toán không quá 60 ngày kể từ ngày tiến hành kiểm toán. Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán theo quy định của pháp luật.

Trường hợp phải kéo dài thời gian kiểm toán kết quả xác định giá trị doanh nghiệp của tổ chức tư vấn định giá theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP thì cơ quan Kiểm toán Nhà nước có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp để phối hợp xử lý đảm bảo thời gian công bố giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

4. Trên cơ sở kết quả xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã được cơ quan tư vấn xác định và ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vn đ về tài chính trước khi định giá đối với các doanh nghiệp sau:

- Công ty mẹ thuộc Tập đoàn kinh tế nhà nước.

- Công ty mẹ thuộc Tổng công ty nhà nước và các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác khi có yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 15. Công bố giá trị doanh nghiệp

1. Tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp cùng với doanh nghiệp cổ phần hóa lập hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, bao gồm:

a) Báo cáo tài chính của doanh nghiệp cổ phần hóa lập tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm theo chế độ Nhà nước quy định để sử dụng khi xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không trùng với thời điểm báo cáo tài chính năm thì doanh nghiệp được sử dụng báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính lập tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (theo quy định không phải kiểm toán) để xác định giá trị doanh nghiệp theo quyết định của cơ quan quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp.

b) Báo cáo kết quả phân loại tài sản và xử lý tồn tại về tài chính của doanh nghiệp.

c) Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp, Biên bản thẩm tra xác định giá trị doanh nghiệp (Mu theo phụ lục số 1, 1a, 1b, 2, 2a, 2b kèm theo Thông tư này).

d) Bản sao hồ sơ chi tiết của những vấn đề vướng mắc đề nghị được xử lý khi xác định giá trị doanh nghiệp.

đ) Các tài liệu cần thiết khác theo quy định tại Điều 30, Điều 35 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ (tùy theo việc áp dụng các phương pháp khác nhau khi xác định giá trị doanh nghiệp).

2. Quyết định công bố giá trị doanh nghiệp

Việc quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền phải được Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp thẩm tra về trình tự, thủ tục, tuân thủ các quy định của pháp luật về xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

a) Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa khi xác định giá trị doanh nghiệp không thuộc diện phải thực hiện kiểm toán theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP, trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa và hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp ban hành quyết định công b giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

b) Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa khi xác định giá trị doanh nghiệp thuộc diện phải thực hiện kiểm toán theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, Ban chỉ đạo cổ phần hóa phải báo cáo cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp, nếu thống nhất với kết quả của Kiểm toán nhà nước thì trong thời gian không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của Ban chỉ đạo cổ phần hóa, cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp ban hành quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa không thống nhất với kết quả Kiểm toán Nhà nước thì tổ chức trao đổi lại để thống nhất hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi công bố giá trị doanh nghiệp theo thẩm quyền.

3. Thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa của cơ quan có thẩm quyền đảm bảo cách thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp tối đa không quá 6 tháng đối với trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản và không quá 9 tháng đối với trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác.

Trường hợp quá thời hạn trên chưa công bố được giá trị của doanh nghiệp cổ phần hóa, cơ quan quyết định cổ phần hóa xem xét, quyết định kéo dài thời gian công bố giá trị doanh nghiệp nhưng phải đảm bảo nguyên tắc việc công bố giá trị doanh nghiệp và việc tổ chức bán cổ phần lần đu của doanh nghiệp cổ phần hóa cách thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp không quá 18 tháng trừ các trường hợp đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Đối với các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như: bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác, do Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa thì Ban chỉ đạo cổ phần hóa gửi báo cáo và hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp về Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, đồng thời gửi Bộ Tài chính để thực hiện giám sát.

5. Hội đồng thành viên các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp, quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên. Sau khi quyết định, Hội đồng thành viên các Tập đoàn kinh tế, Tng công ty đặc biệt báo cáo Ban Chỉ đạo đi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Mu quyết định công bố giá trị doanh nghiệp theo Phụ lục số 04 kèm theo Thông tư này.

Điều 16. Điều chỉnh giá trị doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp cổ phần hóa phải điều chỉnh giá trị doanh nghiệp đã công bố theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP; Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP.

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp cổ phần hóa và cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa khi điều chỉnh giá trị doanh nghiệp:

a) Trường hợp do nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa phải chủ động tổ chức kiểm kê, xác định mức độ tổn thất và kịp thời báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa để xem xét, quyết định điều chỉnh lại giá trị doanh nghiệp.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo của doanh nghiệp cổ phần hóa, cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hóa có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, xác định lại giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và chỉ đạo Ban chỉ đạo cổ phần hóa phối hợp với doanh nghiệp điều chỉnh lại phương án cổ phần hóa.

b) Trường hợp sau 18 tháng kể từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa thực hiện việc bán cổ phần, cơ quan quyết định cổ phần hóa phải yêu cầu doanh nghiệp đình chỉ các bước triển khai phương án cổ phần hóa được duyệt, làm rõ nguyên nhân, xử lý trách nhiệm đối với tập thể và cá nhân có liên quan. Đồng thời chỉ đạo Ban chỉ đạo cổ phần hóa tổ chức triển khai xác định lại giá trị doanh nghiệp và điều chỉnh phương án cổ phần hóa (nếu cần), chi phí cho việc xác định lại giá trị doanh nghiệp và điều chỉnh phương án cổ phần hóa (sau khi trừ đi các khoản bồi thường của cá nhân có liên quan) được trừ vào tiền thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp.

MỤC II. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA THEO PHƯƠNG PHÁP TÀI SẢN

Điều 17. Giá trị thực tế doanh nghiệp cổ phần hóa

1. Giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán là tổng giá trị tài sản thể hiện trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.

2. Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa là giá trị của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được.

3. Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa không bao gồm các khoản không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa do người có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp xem xét quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 59/2011/NĐ-CPđiểm b, khoản 1, Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP.

4. Giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa bao gồm giá trị quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP và giá trị lợi thế kinh doanh theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP.

5. Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản được sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính để xác định tài sản vốn bằng tiền, các khoản công nợ nhưng phải thực hiện kiểm kê, đánh giá lại đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư dài hạn, chi phí dở dang liên quan đến chi phí đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng và giá trị quyền sử dụng đất theo chế độ Nhà nước quy định.

Điều 18. Xác định giá trị thực tế các loại tài sản của doanh nghiệp.

Giá trị thực tế tài sản được xác định bằng đồng Việt Nam. Tài sản đã hạch toán bằng ngoại tệ được quy đổi thành đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

1. Đối với tài sản là hiện vật:

a) Chỉ đánh giá lại những tài sản mà công ty cổ phần tiếp tục sử dụng.

b) Giá trị thực tế của tài sản bằng (=) Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm tổ chức định giá nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.

Trong đó:

- Giá thị trường là:

Giá tài sản mới cùng loại đang mua, bán trên thị trường bao gồm cả chi phí vận chuyển lắp đặt (nếu có). Nếu là tài sản đặc thù không có trên thị trường thì giá mua tài sản được tính theo giá mua mới của tài sản tương đương, cùng nước sản xuất, có cùng công suất hoặc tính năng tương đương. Trường hợp không có tài sản tương đương thì tính theo giá tài sản ghi trên sổ kế toán.

Đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định tại thời điểm gần nhất với thời điểm định giá đối với tài sản là sản phẩm xây dựng cơ bản. Trường hợp chưa có quy định thì tính theo giá sổ sách, có xét thêm yếu tố trượt giá trong xây dựng cơ bản.

Riêng đối với các công trình mới hoàn thành đầu tư xây dựng trong 03 năm trước khi xác định giá trị doanh nghiệp: sử dụng giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp cá biệt, công trình chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhưng đã đưa vào sử dụng thì tạm tính theo giá ghi trên sổ kế toán.

- Chất lượng của tài sản được xác định bằng tỷ lệ phần trăm so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới hoặc đầu tư xây dựng mới, phù hợp với các quy định của Nhà nước về điều kiện an toàn trong sử dụng, vận hành tài sản; đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất; vệ sinh môi trường theo hướng dẫn của các Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật. Nếu chưa có quy định của Nhà nước thì chất lượng tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được đánh giá lại không thấp hơn 20% so với chất lượng của tài sản cùng loại mua sắm mới; của nhà xưởng, vật kiến trúc không thấp hơn 30% so với chất lượng của tài sản cùng loại đầu tư xây dựng mới.

c) Tài sản cố định đã khấu hao thu hồi đ vốn; công cụ lao động, dụng cụ quản lý đã phân bổ hết giá trị vào chi phí kinh doanh nhưng công ty cổ phần tiếp tục sử dụng phải đánh giá lại để tính vào giá trị doanh nghiệp theo nguyên tắc không thấp hơn 20% giá trị tài sản, công cụ, dụng cụ mua mới.

d) Đối với doanh nghiệp cổ phần hóa có tài sản hiện vật là vườn cây cao su, khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa thì giá trị vườn cây cao su được xác định theo quy định tại Thông tư số 132/2011/TT-BTC ngày 28/9/2011 của Bộ Tài chính.

2. Tài sản bằng tiền gồm tiền mặt, tiền gửi và các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu,...) của doanh nghiệp được xác định như sau:

a) Tiền mặt được xác định theo biên bản kiểm quỹ.

b) Tiền gửi được xác định theo số dư đã đối chiếu xác nhận với ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản.

c) Các giấy tờ có giá được xác định theo giá giao dịch trên thị trường. Nếu không có giao dịch thì xác định theo mệnh giá của giy tờ đó.

3. Các khoản nợ phải thu tính vào giá trị doanh nghiệp được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán và sau khi đối chiếu xử lý như quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này.

4. Các khoản chi phí dở dang về sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí dở dang liên quan đến đền bù, giải tỏa, san lấp mặt bằng được xác định theo thực tế phát sinh hạch toán trên sổ kế toán.

5. Giá trị tài sản ký cược, ký quỹ ngắn hạn và dài hạn được xác định theo số dư thực tế trên sổ kế toán đã được đối chiếu xác nhận.

6. Giá trị tài sản vô hình (nếu có) được xác định theo giá trị còn lại đang hạch toán trên sổ kế toán.

7. Giá trị lợi thế kinh doanh

Giá trị lợi thế kinh doanh tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP gồm giá trị thương hiệu, tiềm năng phát triển được xác định như sau:

a) Giá trị thương hiệu được xác đnh trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc tạo dựng và bảo vệ nhãn hiệu, tên thương mại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp 5 năm, bao gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu công ty; xây dựng trang web....

b) Giá trị tiềm năng phát triển được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là tiềm năng phát triển của doanh nghiệp được đánh giá trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai khi so sánh tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp với lãi suất trái phiếu Chính phủ như sau:

Giá trị tiềm năng phát triển

=

Giá trị phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá

x

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

-

Lãi sut của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm do Bộ Tài chính công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

Trong đó:

- Giá trị thực tế phần vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm định giá (thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp) được xác định bằng giá trị doanh nghiệp theo sổ kế toán (là tổng giá trị tài sản thể hiện trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư này) trừ các khoản nợ phải trả theo sổ kế toán tại thời điểm định giá.

- Vốn chủ sở hữu được xác định bao gồm số dư: Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu - tài khoản 411; Quỹ đầu tư phát triển - tài khoản 414 và Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản - tài khoản 441 theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc Ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Việc xác định vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp cổ phần hóa là các tổ chức tín dụng theo hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế xác định như sau:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân 3 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

=

Lợi nhuận sau thuế bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

x 100%

Vốn chủ sở hữu theo sổ kế toán bình quân 3 năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp

8. Giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp khác được xác định theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP. Trong đó:

- Khi tổ chức xác định giá trị vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp khác để xác định giá trị vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa vào doanh nghiệp khác được loại trừ khoản lợi nhuận chưa phân phối (nếu có) dùng để trích lập các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành, chia lợi nhuận cho thành viên góp vốn khi nghị quyết của Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông của doanh nghiệp khác đã có hiệu lực.

- Phần lợi nhuận được chia từ doanh nghiệp khác cho doanh nghiệp cổ phần hóa (theo Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Đại hội cổ đông của doanh nghiệp khác), doanh nghiệp cổ phần hóa hạch toán vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có các khoản đầu tư ngắn hạn (các khoản đầu tư có thời hạn dưới một năm) tại doanh nghiệp khác thì việc xác định giá trị khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện như đối với các khoản đầu tư dài hạn.

- Giá trị vốn góp của doanh nghiệp cổ phần hóa vào công ty cổ phần đã niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán được xác định theo giá đóng cửa của cổ phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán tại thời điểm gần nhất với thời điểm tổ chức thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp. Đối với giá trị vốn góp vào công ty cổ phần chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán thì căn cứ kết quả xác định của cơ quan tư vấn theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp xem xét trình cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp quyết định.

9. Giá trị quyền sử dụng đất

a) Việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ.

Giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là giá đất cụ thể được quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất.

b) Đối với các doanh nghiệp đã hoàn thành việc cổ phần hóa hoặc đang thực hiện cổ phần hóa (đã được cấp có thẩm quyền công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa) trước ngày Nghị định số 189/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện giao đất, thuê đất và tính giá trị quyền sử dụng đất theo phương án đã được phê duyệt, không thực hiện điều chỉnh theo các quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 31 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 189/2013/NĐ-CP.

10. Khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, toàn bộ giá trị cấu thành nên tổng giá trị tài sản doanh nghiệp và được tính vào giá trị thực tế doanh nghiệp cổ phần hóa, thông qua việc mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển thành tài sản của công ty cổ phần được đầu tư bằng vốn của các cổ đông. Công ty cổ phần thực hiện trích khấu hao tính vào chi phí kinh doanh theo quy định hiện hành (đối với giá trị tài sản tăng thuộc tài sản cố định); các giá trị tài sản tăng khác tính vào trị doanh nghiệp cổ phần hóa: giá trị quyền sử dụng đất, giá trị lợi thế kinh doanh, doanh nghiệp được thực hiện phân bổ dần vào chi phí kinh doanh được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn không quá 10 năm kể từ khi doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần.

Điều 19. Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

1. Giá trị thực tế vốn Nhà nước tại doanh nghiệp bằng giá trị thực tế của doanh nghiệp trừ (-) các khoản nợ thực tế phải trả và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có). Trong đó, nợ thực tế phải trả là tổng giá trị các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp trừ (-) các khoản nợ không phải thanh toán.

2. Khi thực hiện cổ phần hóa công ty mẹ trong Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con (sau đây gọi chung là Công ty mẹ) thì:

- Các công ty con do công ty mẹ (doanh nghiệp cổ phần hóa) sở hữu 100% vốn điều lệ, phải tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp theo quy định tại thông tư này như đối với doanh nghiệp cổ phần hóa, để xác định giá trị thực tế phần vốn của công ty mẹ tại công ty con.

- Giá trị thực tế doanh nghiệp cổ phần hóa (công ty mẹ) là giá trị doanh nghiệp công ty mẹ và giá trị doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc công ty mẹ được xác định theo quy định tại thông tư này.

- Giá trị thực tế vốn nhà nước tại công ty mẹ bng giá trị thực tế của doanh nghiệp công ty mẹ được xác định như trên trừ các khoản nợ thực tế phải trả và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có) như quy định chung.

MỤC III. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA THEO PHƯƠNG PHÁP DÒNG TIỀN CHIẾT KHẤU

Điều 20. Giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu

1. Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khu là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp cổ phần hóa trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp cổ phần hóa xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu là các doanh nghiệp có thời gian hoạt động trước khi xác định giá trị doanh nghiệp tối thiu là 5 năm, có tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn nhà nước bình quân 5 năm liền kề trước khi xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa cao hơn lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm được phát hành tại thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

3. Theo phương pháp này, số liệu về lợi nhuận, vốn nhà nước của doanh nghiệp cổ phần hóa trong năm quá khứ được sử dụng để tính toán khi xác định giá trị doanh nghiệp, căn cứ vào số liệu về lợi nhuận, vốn nhà nước theo quy định tại quy chế tài chính đối với doanh nghiệp cổ phần hóa.

Trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa có đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác thì lợi nhuận do việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác mang lại là căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

4. Theo phương pháp dòng tiền chiết khấu, việc xác định số liệu lợi nhuận sau thuế các năm trong tương lai và sử dụng số liệu này để tính toán các chỉ tiêu (tỷ suất lợi nhuận/vốn; tỷ lệ tăng trưởng cổ tức) làm cơ sở quy đổi giá trị cổ tức, vốn các năm trong tương lai về năm hiện tại (năm xác định giá trị doanh nghiệp) như sau:

- Căn cứ vào tỷ lệ tăng trưởng bình quân của lợi nhuận sau thuế trong năm quá khứ để xác định lợi nhuận sau thuế của các năm trong tương lai. Trường hợp doanh nghiệp sử dụng số liệu lợi nhuận sau thuế của các năm trong tương lai là lợi nhuận chỉ tiêu kế hoạch thì công ty phải chứng minh được số liệu lợi nhuận chỉ tiêu kế hoạch là khả thi.

- Việc phân phối lợi nhuận sau thuế của các năm trong tương lai được thống nhất theo giả định sử dụng để chia cổ tức là 50% và để bổ sung vốn là 30% (không phân biệt lợi nhuận các năm trong tương lai khi sử dụng tính toán được xác định theo số liệu lợi nhuận của các năm quá khứ hoặc theo số liệu lợi nhuận chỉ tiêu kế hoạch).

5. Giá trị thực tế của doanh nghiệp bao gồm giá trị thực tế phần vốn nhà nước, nợ phải trả, số dư kinh phí sự nghiệp (nếu có).

Điều 21. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu

Giá trị thực tế phần vốn nhà nước theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được xác định theo công thức sau:

Giá trị thc tế phần vốn nhà nước

=

+

Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã được giao, hoặc chênh lệch về tiền thuê đất của số năm thuê đất đã trả tiền còn lại ghi tăng vốn nhà nước

Trong đó:

1. Các chỉ tiêu và xác định các chỉ tiêu

: là Giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i

: là Giá trị hiện tại của phần vốn Nhà nước năm thứ n

i: thứ tự các năm kế tiếp kể từ năm xác định giá trị doanh nghiệp (i:1→n).

Di: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i.

n: Là số năm tương lai được lựa chọn (3-5 năm).

Pn: Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n và được xác định theo công thức:

Dn+1: Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ n+1

K: Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức:

K = Rf + Rp

Rf: Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro, chỉ tiêu này được tính bằng lãi suất của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm đã phát hành ở thời điểm gần nhất với thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.

Rp: Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam, chỉ tiêu này được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro (Rf).

g: Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức và được xác định như sau:

g = b x R

Trong đó: b là t lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.

R là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.

2. Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại khoản 9 Điều 18 Thông tư này.

Ví dụ minh họa xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu theo hướng dẫn tại Phụ lục số 3, 3a, 3b kèm theo Thông tư này.

Điều 22. Xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu

1. Giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu được xác định như sau:

Giá trị thực tế doanh nghiệp

=

Giá trị thực tế phần vốn nhà nước

+

Nợ thực tế phải trả

+

Nguồn kinh phí sự nghiệp

Trong đó:

Nợ thực tế phải trả = Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán trừ (-) Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán cộng (+) Giá trị quyền sử dụng đất phải nộp ngân sách nhà nước của diện tích đất nhận giao, chuyển mục đích sử dụng đất giao xác định theo quy định tại khoản 9 Điều 18 của Thông tư này.

2. Chênh lệch tăng giữa giá trị thực tế phần vốn nhà nước theo phương pháp dòng tiền chiết khấu và giá trị vốn nhà nước theo sổ kế toán tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thông qua việc mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển thành tài sản của công ty cổ phần được đầu tư bng vốn của các cổ đông. Công ty cổ phần được hạch toán phân bổ dần vào chi phí kinh doanh được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời gian không quá 10 năm kể từ thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chính thức chuyển sang công ty c phần.

MỤC IV. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP CỔ PHẦN HÓA BẰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁC

Điều 23. Xác định giá trị doanh nghiệp bằng phương pháp khác

Ngoài 2 phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nêu tại Mục II, Mục III Chương III của Thông tư này; Tổ chức tư vấn định giá xác định giá trị doanh nghiệp được áp dụng các phương pháp định giá khác để xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa. Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp này phải đảm bảo tính khoa học, phản ảnh thực chất giá trị doanh nghiệp và được quốc tế áp dụng rộng rãi, dễ hiểu dễ sử dụng trong tính toán; thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp theo các phương pháp khác phải là thời điểm kết thúc quý hoặc năm gn nhất với thời điểm có quyết định cổ phần hóa.

Điều 24. Lựa chọn, sử dụng kết quả xác định giá trị doanh nghiệp

1. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khu hoặc phương pháp khác phải được so sánh với kết quả xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản cùng thời điểm để lựa chọn theo nguyên tắc: Giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp xác định theo phương pháp tài sản.

2. Hồ sơ và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp được xác định và lựa chọn theo các quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP , Nghị định số 189/2013/NĐ-CP và Thông tư này là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán cổ phần.

MỤC V. KHẤU TRỪ GIÁ TRỊ LỢI THẾ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Điều 25. Nguyên tắc khấu trừ giá trị lợi thế vị trí địa lý.

1. Đối với các doanh nghiệp đã xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý đất thuê vào giá trị doanh nghiệp và hạch toán tăng phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khi xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa được cấp có thẩm quyền công bố giá trị doanh nghiệp theo quy định trước ngày Nghị định số 59/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì được khấu trừ giá trị lợi thế vị trí địa lý vào tiền thuê đất phải nộp của doanh nghiệp cổ phần. Đối với các doanh nghiệp cổ phần hóa theo Nghị định số 109/2007/NĐ-CP mà chưa tính giá trị lợi thế vị trí địa lý thì được áp dụng Nghị định số 59/2011/NĐ-CP không phải tính bổ sung giá trị lợi thế vị trí địa lý và điều chỉnh vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

2. Tổng số tiền thuê đất được khấu trừ không vượt quá giá trị lợi thế vị trí địa lý đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp quyết định.

3. Trường hợp giá trị lợi thế vị trí địa lý lớn hơn số tiền thuê đất phải nộp trong năm tại địa phương thì phần chênh lệch sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất phải nộp của các năm tiếp theo (Đối với khoản lợi thế vị trí địa lý doanh nghiệp đã phân bổ vào chi phí của doanh nghiệp đến thời điểm 31/12/2013 thì không thực hiện khấu trừ).

4. Trường hợp doanh nghiệp đã nộp tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian thuê, doanh nghiệp được miễn toàn bộ tiền thuê đất hoặc không phải nộp tiền thuê đất:

a) Đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực mà doanh nghiệp cổ phần hóa chưa hoàn thành việc quyết toán cổ phần hóa thì được trừ giá trị lợi thế vị trí địa lý vào giá trị phần vn nhà nước tại doanh nghiệp khi thực hiện quyết toán, xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển thành công ty cổ phần (Đối với khoản lợi thế vị trí địa lý doanh nghiệp đã phân bổ vào chi phí của doanh nghiệp đến thời điểm 31/12/2013 thì không được giảm trừ).

b) Đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực mà doanh nghiệp cổ phần hóa đã hoàn thành việc quyết toán cổ phần hóa thì doanh nghiệp cổ phần có trách nhiệm tiến hành Đại hội cổ đông quyết định việc giảm phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần tương ứng với giá trị lợi thế vị trí địa lý đã tính vào phần vốn nhà nước (Đối với khoản lợi thế vị trí địa lý doanh nghiệp đã phân bổ vào chi phí của doanh nghiệp đến thời điểm 31/12/2013 thì không được giảm trừ).

Điều 26. Hồ sơ khấu trừ lợi thế vị trí địa lý.

1. Công ty cổ phần có công văn gửi cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đề nghị xác nhận giá trị lợi thế vị trí địa lý của từng lô đất theo từng địa phương (số liệu căn cứ tại hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa) để doanh nghiệp cổ phần hóa gửi cơ quan thuế địa phương làm căn cứ khấu trừ tiền thuê đất phải nộp từ 01/01/2014 của doanh nghiệp tại địa phương.

2. Hồ sơ để thực hiện khấu trừ tiền thuê đất bao gồm:

a) Công văn gửi cơ quan thuế địa phương (nơi có vị trí đất đã được tính lợi thế vị trí địa lý) đề nghị được khấu trừ giá trị lợi thế vị trí địa lý vào tiền thuê đất phải nộp hàng năm (bản gốc).

b) Công văn xác nhận giá trị lợi thế vị trí địa lý của cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp của cơ quan quyết định giá trị doanh nghiệp (bản gốc).

c) Các quyết định xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, biên bản xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, bảng chi tiết xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý của doanh nghiệp (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).

d) Chứng từ hoặc hóa đơn đã nộp tiền thuê đất đối với thuê đất nộp tiền một lần cho toàn bộ thời gian (bản sao có chứng thực).

3. Trình tự thực hiện khấu trừ giá trị lợi thế vị trí địa lý vào tiền thuê đất.

Khi nhận được hồ sơ đề nghị được khấu trừ giá trị lợi thế vị trí địa lý vào tiền thuê đất của công ty cổ phần, trong thời hạn 15 ngày, cơ quan thuế có trách nhiệm thẩm định hồ sơ (về tính hợp lý của hồ sơ, tính chính xác của số liệu), nếu hồ sơ đảm bảo đủ điều kiện để khu trừ, cơ quan thuế có trách nhiệm thực hiện khấu trừ giá trị lợi thế vị trí địa lý vào tiền thuê đất phải nộp của doanh nghiệp.

Chương VI

HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 10 năm 2014 và thay thế Thông tư số 202/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về việc chuyn doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.

2. Đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực, các doanh nghiệp cổ phần hóa đã thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp và đã có quyết định công bố giá trị doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền thì được giữ nguyên giá trị doanh nghiệp đã công bố và thực hiện điều chỉnh theo nội dung tại Thông tư này khi thực hiện quyết toán, xác định giá trị phần vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị cơ quan, doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí Thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan TW các đoàn thể;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Sở Tài chính, Cục Thuế, Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn kinh tế;
- Các Tổng công ty nhà nước;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, Cục TCDN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

Phụ lục số 1

Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

……………, ngày... tháng ….. năm……………

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Theo phương pháp tài sản
của……………

Tại thời điểm ngày      tháng      năm...

- Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Căn cứ Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

- Căn cứ Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ;

- Căn cứ Quyết định số... của ... về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa;

- Căn cứ Hợp đồng số ... về việc thuê tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp (trường hợp thuê tổ chức định giá);

- Căn cứ …………..

A. Thành phần tham gia:

1. Tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa

- Giám đốc

- Kế toán trưởng

- Thành phần khác

B. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp như sau:

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Số liệu sổ sách kế toán

S liệu xác định lại

Chênh lệch

1.

2.

3.

4.

A. Tài sản đang dùng (I+II+III+IV)

I. TSCĐ và đu tư dài hn

1. Tài sản cố định

a. TSCĐ hữu hình

b. TSCĐ vô hình

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

3. Chi phí XDCB dở dang

4. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn

5. Chi phí trả trước dài hạn

II. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

1. Tin:

+ Tin mặt tn quỹ

+ Tin gửi ngân hàng

2. Đầu tư tài chính ngn hạn

3. Các khoản phải thu

4. Vật tư hàng hóa tồn kho

5. TSLĐ khác

6. Chi phí sự nghiệp

III. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp

IV. Giá trị quyn sử dụng đất

B. Tài sản không cần dùng

(Chỉ ghi giá trị còn lại theo sổ sách kế toán)

I. TSCĐ và đu tư dài hạn

1. TSCĐ

Trong đó: TS đầu tư = Quỹ khen thưởng + Quỹ phúc lợi

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

3. Chi phí XDCB dở dang

4. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn

II. TSLĐ và đu tư ngn hạn:

1. Công nợ không có khả năng thu hồi

2. Hàng hóa tồn kho ứ đọng kém, mt phẩm chất

C. Tài sản chờ thanh lý

I. TSCĐ và đầu tư dài hạn

II. TSLĐ và đầu tư ngn hạn:

D. Tài sản hình thành từ quỹ phúc li, khen thưởng (không sử dụng cho sản xuất kinh doanh)

TỔNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP (A + B + C + D)

Trong đó:

TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ DOANH NGHIỆP (Mục A)

E1. N thực tế phải trả

Trong đó: Giá trị quyền sử dụng đất mới nhận giao phải nộp NSNN

E2. Nguồn kinh phí sự nghiệp

TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

[A - (E1+E2)]

C. Phương pháp tính và nguyên nhân tăng, giảm:

D. Nhận xét và kiến nghị:

Biên bản được thông qua vào    hi    giờ ngày ….. tháng ….. năm ……… tại (địa điểm) và được lập thành ....... có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 1 bản, gửi Bộ Tài chính 1 bản và lưu tại doanh nghiệp./.

Đại diện tổ chức định giá
(trường hợp thuê tổ chức định giá)

Đại diện doanh nghiệp

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ghi chú: Theo danh mục tài sản nêu trên, doanh nghiệp có thể bổ sung chi tiết cho phù hợp với thực tế xác định giá trị doanh nghiệp của doanh nghiệp).


Phụ lục số 1a

Mu ban hành kèm theo Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM KÊ VÀ XÁC ĐỊNH LẠI GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP

của (tên doanh nghiệp)...

Tại thời điểm...

Đơn vị tính: đồng

TÊN TÀI SẢN

Giá trị sổ sách

Giá trị thực tế

Chênh lệch

Nguyên giá

Đã khấu hao

Giá trị còn lại

Tỷ lệ còn lại (%)

Nguyên giá xác định lại

Tỷ lệ còn lại (%)

Giá tr còn lại

Nguyên giá

Giá trị còn li

1

2

3

4

5

6

7

8 = 5 - 1

9 = 7 - 3

A. Tài sản đang dùng

I. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

1. Tài sản cố định

a. Nhà cửa, vật kiến trúc

………………………………

b. Máy móc thiết bị

………………………………

c. Phương tiện vận tải

………………………………

d. TSCĐ khác

………………………………

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

………………………………

3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

………………………………

4. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn

………………………………

5. Chi phí trả trước dài hạn

II. Tài sản lưu động và đầu tư ngn hạn

1. Tiền

Tiền mặt tồn quỹ

Tiền gửi Ngân hàng

2. Đầu tư tài chính ngắn hạn

3. Các khoản phải thu

4. Vật tư hàng hóa tn kho

5. Tài sản lưu động khác

6. Chi phí sự nghiệp

B. Tài sản không cần dùng

I. Tài sản c định và đầu tư dài hạn

1. TSCĐ

………….

II. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

1. Công nợ không đòi được

2. Vật tư hàng hóa ứ đọng

C. Tài sản chờ thanh lý

I. Tài sản cố đnh

1. TSCĐ

…………..

II. Tài sản lưu động

D. Tài sản hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc li

TNG CỘNG TÀI SẢN (A+B+C+D)


Phụ lục số 1b

Mu ban hành kèm theo Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

……………, ngày... tháng ….. năm……………

BIÊN BẢN THẨM TRA
XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Theo phương pháp tài sản
của …………….

Tại thời điểm ngày      tháng      năm...

- Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Căn cứ Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

- Căn cứ Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ;

- Căn cứ Quyết định số... của ... về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa;

- Căn cứ Hợp đồng số ………. về việc thuê tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp (trường hợp thuê tổ chức định giá);

- Căn cứ …………..

A. Thành phần tham gia:

1. Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa

- Giám đốc

- Kế toán trưởng

- Thành phần khác

3. Đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp

B. Kết quả thẩm tra như sau:

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

S liệu
Xác định giá trị doanh nghiệp

Số liệu thẩm tra lại

Chênh lệch

1.

2.

3.

4.

A. Tài sản đang dùng (I+II+III+IV)

I. TSCĐ và đầu tư dài hạn

1. Tài sản cố định

a. TSCĐ hữu hình

b. TSCĐ vô hình

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

3. Chi phí XDCB dở dang

4. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn

5. Chi phí trả trước dài hạn

II. TSLĐ và đầu tư ngn hạn

1. Tin:

+ Tin mặt tồn quỹ

+ Tiền gửi ngân hàng

2. Đầu tư tài chính ngn hạn

3. Các khoản phải thu

4. Vật tư hàng hóa tn kho

5. TSLĐ khác

6. Chi phí sự nghiệp

III. Giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp

IV. Giá trị quyền sử dụng đt

B. Tài sn không cần dùng

(Chỉ ghi giá trị còn lại theo sổ sách kế toán)

I. TSCĐ và đầu tư dài hạn

1. TSCĐ

Trong đó: TS đầu tư = Quỹ khen thưởng + Quỹ phúc lợi

2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

3. Chi phí XDCB dở dang

4. Các khoản ký cược, ký quỹ dài hạn

II. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn:

1. Công nợ không có khả năng thu hồi

2. Hàng hóa tn kho đọng kém, mt phẩm chất

C. Tài sản ch thanh lý

I. TSCĐ và đầu tư dài hn

II. TSLĐ và đầu tư ngn hạn:

D. Tài sản hình thành từ quỹ phúc li, khen thưởng (không sử dụng cho sản xuất kinh doanh)

TNG GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP (A + B + C + D)

Trong đó:

TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ DOANH NGHIỆP (Mục A)

E1. Nợ thực tế phải trả

Trong đó: Giá trị quyền sử dụng đất mới nhận giao phải nộp NSNN

E2. Ngun kinh phí sự nghiệp

TỔNG GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP

[A - (E1+E2)]

C. Chênh lệch và nguyên nhân tăng, gim:

D. Nhận xét và kiến nghị:

Biên bản được thông qua vào     hồi     giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. tại (địa điểm) và được lập thành …………… có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 1 bản, gửi Bộ Tài chính 1 bản và lưu tại doanh nghiệp./.

Đại diện đơn vị tư vấn
xác định giá trị doanh nghiệp

Ban chỉ đạo cổ phần hóa
doanh nghiệp

Đại diện doanh nghiệp

Kế toán trưởng

Giám đốc

Phụ lục số 2

Mu ban hành kèm theo Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

……………, ngày... tháng ….. năm……………

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Theo phương pháp DCF
của ………..

Tại thời điểm ngày    tháng    năm...

- Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Căn cứ Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

- Căn cứ Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ;

- Căn cứ báo cáo tài chính và biên bản quyết toán thuế các năm…………..;

- Căn cứ kế hoạch sn xuất kinh doanh các năm... của doanh nghiệp;

- Căn cứ lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm đợt phát hành gn nhất;

- Căn cứ Quyết định số ….. của ….. về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa;

- Căn cứ ………..

Thành phần tham gia:

1. Tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa

- Giám đốc

- Kế toán trưởng

- Thành phần khác

KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
THEO PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN NHƯ SAU:

Chỉ tiêu

S liệu sổ sách kế toán

Số liệu xác định lại

Chênh lệch

1. Vốn Nhà nước

2. Nợ phải trả

3. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

4. Nguồn kinh phí sự nghiệp

5. Giá trị doanh nghiệp (5 = 1+2+3+4)

I- Giải trình các số liệu để tính toán:

1. Sử dụng tốc độ tăng trưởng bình quân ổn định của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm ... đến năm ... là..% để áp dụng cho các năm...

(Đối với doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch của 3-5 năm tương lai có tính khả thi thì sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế các năm tương lai của doanh nghiệp).

2. Chỉ số K: K = Rf + Rp =

- Sử dụng lãi suất của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên (Lãi sut công bố ngày ... của...) là …%: Rf = ...

- Rp: Theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính.

3. Dự kiến sử dụng lợi nhuận sau thuế của các năm tương lai khi chuyển thành công ty cổ phần:

- Tỷ lệ chia cho cổ đông:

- Tỷ lệ để lại doanh nghiệp:

- Tỷ lệ trích Quỹ dự phòng tài chính và Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.

II. Nhận xét và kiến nghị:

Biên bản được thông qua vào hồi giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. tại (địa điểm) và được lập thành ……… có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 1 bản, gửi Bộ Tài chính 1 bản và lưu tại doanh nghiệp./.

Đại diện tổ chức định giá
(trường hợp thuê tổ chức định giá)

Đại diện doanh nghiệp

Kế toán trưởng

Giám đốc


Phụ lục số 2a

Mu ban hành kèm theo Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014 của Bộ Tài chính

Công ty...

Bảng Tổng hợp kết quả tính toán xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu

Đơn vị:

Năm... Quá khứ

Năm ... Quá khứ

Năm ... Quá khứ

Năm ... Quá khứ

Năm ... Hiện tại

Năm ... Tương lai

Năm ... Tương lai

Năm ... Tương lai

Năm ... Tương lai

Giá trị thực tế vốn NN

Thu nhập sau thuế

Lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tc (50%)

Lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn (30%)

Vốn nhà nước (không bao gồm quỹ khen thưng, phúc lợi)

T suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước

Giá trị vốn Nhà nước tại năm 201...

Giá trị hiện tại

Giá trị vốn thực tế Nhà nước tại thời điểm 31/12/201…

Giá trị vốn Nhà nước theo sổ sách

Chênh lệch


Phụ lục số 2b

Mu ban hành kèm theo Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------

………….., ngày... tháng ……năm ……….

BIÊN BẢN THẨM TRA XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP

Theo phương pháp DCF
của ……………

Tại thời điểm ngày      tháng      năm...

- Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Căn cứ Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

- Căn cứ Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định s 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ;

- Căn cứ Quyết định số... của ... về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa;

- Căn cứ Hợp đồng số .... về việc thuê tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp (trường hợp thuê tổ chức định giá);

- Căn cứ ………….

A. Thành phần tham gia:

1. Ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa

- Giám đốc

- Kế toán trưởng

- Thành phần khác

3. Đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp

B. Kết quả thẩm tra như sau:

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

S liệu xác định giá trị doanh nghiệp

Số liệu thẩm tra lại

Chênh lệch

1. Vn Nhà nước

2. Nợ phải trả

3. Quỹ khen thưởng, phúc lợi

4. Nguồn kinh phí sự nghiệp

5. Giá trị doanh nghiệp (5= 1+2+3+4)

I. Giải trình các s liệu để tính toán:

1. Sử dụng tc độ tăng trưởng bình quân ổn định của chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm ... đến năm ... là ..% để áp dụng cho các năm...

(Đối với doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch của 3-5 năm tương lai có tính khả thi thì sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế các năm tương lai của doanh nghiệp).

2. Chỉ s K: K = Rf + Rp =

- Sử dụng lãi suất của trái phiếu Chính phủ kỳ hạn từ 10 năm trở lên (Lãi suất công bố ngày ... của...) là ...%: Rf = ...

- Rp: Theo hướng dẫn tại Điều 21 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính.

3. Dự kiến sử dụng lợi nhuận sau thuế của các năm tương lai khi chuyển thành công ty cổ phần:

- Tỷ lệ chia cho cổ đông:

- Tỷ lệ để lại doanh nghiệp:

- Tỷ lệ trích Quỹ dự phòng tài chính và Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi.

II. Chênh lệch và nguyên nhân tăng, giảm:

III. Nhận xét và kiến nghị:

Biên bản được thông qua vào    hồi    giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. tại (địa điểm) và được lập thành ……………. có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ 1 bản, gửi Bộ Tài chính 1 bản và lưu tại doanh nghiệp./.

Đại diện đơn vị tư vấn
xác định giá trị doanh nghiệp

Ban chỉ đạo cổ phần hóa
doanh nghiệp

Đại diện doanh nghiệp

Kế toán trưởng

Giám đốc

Phụ lục số 3

Ban hành kèm theo Thông tư s 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính

MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA

Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp DCF

Ví dụ 1:

Xác định giá trị thực tế vốn Nhà nước của Công ty A thời điểm 31/12/2000

Với số liệu tài chính của Công ty từ năm 2006-2010 như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Lợi nhuận sau thuế

160

275

236

177

292

Vốn Nhà nước (không bao gồm số dư Quỹ khen thưởng, phúc lợi)

790

998

1110

1329

1337

1. Dự toán lợi nhuận sau thuế của 4 năm tương lai:

* Tính tỷ lệ tăng trưởng bình quân ổn định của lợi nhuận sau thuế trong quá khứ (từ 2006-2010):

292= 160 (1+T)4 T = 16,2% (T bình quân là 16,2%/năm)

P sau thuế năm 2011 = P sau thuế năm 2010 x 116,2% = 292 x 116,2% = 339tr

(Thông thường thì P sau thuế của năm kế tiếp năm xác định giá trị doanh nghiệp lấy theo số ước của doanh nghiệp, trong ví dụ này áp dụng tỷ lệ bình quân ổn định)

Tương tự xác định của các năm tiếp theo:

P sau thuế 2012= 339 tr x 116,2% = 394tr

P sau thuế 2013= 394 tr x 116,2% = 458tr

P sau thuế 2014= 458 tr x 116,2% = 532tr

(Dự kiến việc phân phối P sau thuế trong các năm tương lai: 50% để chia cổ tức, 30% tăng vốn, 20% trích Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen thưởng, phúc lợi)

2. Ước tính khoản lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức (dự kiến là 50%)

Chỉ tiêu này phụ thuộc vào quy chế tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

D1 = 50% x Psau thuế 2011 = 50% x 339tr = 170tr

D2 = 50% x Psau thuế 2012 = 50% x 394tr = 197tr

D3 = 50% x Psau thuế 2013 = 50% x 458tr = 229tr

D4 = 50% x Psau thuế 2014 = 50% x 532tr= 266tr

3. Dự kiến vốn Nhà nước 4 năm tương lai (2011-2014)

Năm 2011 = Vốn Nhà nước năm 2000+30% lợi nhuận sau thuế năm 2011= 1439tr

Năm 2012 = Vốn Nhà nước năm 2001+30% lợi nhuận sau thuế năm 2012= 1557tr

Năm 2013 = Vốn Nhà nước năm 2002+30% lợi nhuận sau thuế năm 2013= 1694tr

Năm 2014 = Vốn Nhà nước năm 2003+30% lợi nhuận sau thuế năm 2014= 1853tr

4. Xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước bình quân (2011-2014):

R = (R1+R2+R3+R4)/4

R1: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2001 = 339/1439= 0,235

R2: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2002 = 394/1577= 0,250

R3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2003 = 458/1694= 0,270

R4: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2004 = 532/1853= 0,287

R = 0,26

5. Xác định Chỉ số g (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức):

g = b x R

b: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế dùng để bổ sung vốn.

Trường hợp này b được xác định = 30% lợi nhuận sau thuế

g= 30% x 0,26 = 0,078

6. Xác định tỷ lệ chiết khấu (hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết):

K = Rf + Rp = 8,3% + 9,61% = 17,91% = 0,1791

Rf: lãi suất trái phiếu Chính phủ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp = 8,3%

Rp: = 9,61% (giả định xác định theo chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán trên thế giới tại Niên giám định giá 2009).

7. Ước tính giá trị vốn Nhà nước năm trong tương lai thứ 3 (n=3)

8. Tính giá trị vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá (31/12/2000):

Như vậy giá trị thực tế vốn Nhà nước của Công ty A tại thời điểm xác định là 2028 triệu đồng.

Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế vốn NN + Nợ phải trả + Quỹ khen thưởng, phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có)

Ví dụ 2:

Xác định giá trị thực vốn Nhà nước của Công ty B thời điểm 31/12/2000

Số liệu quá khứ của Công ty từ năm 1996-2000 như sau:

Đơn vị: triệu đồng

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

Li nhuận sau thuế

452

498

578

570

623

Vốn Nhà nước (không bao gồm số dư Quỹ khen thưởng, phúc li)

4500

4605

4809

5448

5734

Công ty xây dựng kế hoạch chi tiêu lợi nhuận sau thuế 4 năm trong tương lai như sau:

Năm

2011

2012

2013

2014

Lợi nhuận sau thuế

800

1100

1500

2000

Công ty phải có cơ sở chứng minh số liệu kế hoạch chi tiêu lợi nhuận trên là khả thi. (Dự kiến việc phân phối P sau thuế trong các năm tương lai: 50% để chia cổ tức, 30% tăng vốn, 20% trích Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ khen thưởng, phúc lợi)

1. Khoản lợi nhuận sau thuế để chia c tức (dự kiến là 50% lợi nhuận sau thuế):

D1 = 50% x P sau thuế 2011 = 50% x 800 = 400tr

D2 = 50% x P sau thuế 2012 = 50% x 1100 = 550tr

D3 = 50% x P sau thuế 2013 = 50% x 1500 = 750tr

D4 = 50% x P sau thuế 2014 = 50% x 2000 = 1000tr

2. Dự kiến vốn Nhà nước 4 năm tương lai (2001-2004)

Năm 2011 = Vốn Nhà nước năm 2010+30% lợi nhuận sau thuế năm 2011= 5734 tr + 800 tr x 30% = 5974 tr

Năm 2012 = Vốn Nhà nước năm 2011+30% lợi nhuận sau thuế năm 2012 = 5974tr + 1100tr x 30% = 6304 tr

Năm 2013 = Vốn Nhà nước năm 2012+30% lợi nhuận sau thuế năm 2013 = 6304 tr = 1500 tr x 30% = 6754 tr

Năm 2014 = Vốn Nhà nước năm 2013+30% lợi nhuận sau thuế năm 2014 = 6754 tr + 2000 tr x 30% = 7354tr

3. Xác định tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước bình quân (2011-2014):

R = (R1+R2+R3+R4)/4

R1: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2001 = 800/5974 = 0,134

R2: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2002 = 1100/6304 = 0,174

R3: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2003 = 1500/6754 = 0,222

R4: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 2004 = 2000/7354 = 0,272

R = 0,20

4. Xác định Chỉ s g (tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức):

g = b x R

b: tỷ lệ lợi nhuận sau thuế dùng để bổ sung vốn.

Trường hợp này b được xác định = 30% lợi nhuận sau thuế

g = 30% x 0,2 = 0,6

5. Xác định tỷ lệ chiết khấu (hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết)

K = Rf + Rp = 8,3% + 9,61% = 17,91% = 0,1791

Rf: Lãi suất trái phiếu Chính phủ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp = 8,3%

Rp: = 9,61% (Giả định theo chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán trên thế giới tại Niên giám định giá 2009)

6. Ước tính giá trị vốn Nhà nước năm trong tương lai thứ 3 (n=3)

7. Tính giá trị vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá (31/12/2000):

Như vậy giá trị thực tế vốn Nhà nước của Công ty B tại thời điểm xác định là 6312 triệu đồng.

Giá trị thực tế doanh nghiệp = Giá trị thực tế vốn NN + Nợ phải trả + Quỹ khen thưởng, phúc lợi + Nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).


Phụ lục số 3a

Ban hành kèm theo Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính

Công ty A

Bảng tính kết quả tính toán sử dụng tốc độ tăng trưng bình quân của lợi nhuận sau thuế từ năm 2006 - 2014 là 16.2%
để áp dụng xác định cho các năm 2011 và 2014 (theo ví dụ 1)

Đơn vị: triệu đồng

2006 Quá khứ

2007 Quá khứ

2008 Quá khứ

2009 Quá kh

2010 Hiện tại

2011 Tương lai

2012 Tương lai

2013 Tương lai

2014 Tương lai

Giá trị thực tế vốn NN

Thu nhập sau thuế

160

275

236

177

292

339

394

458

532

Lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức (50%)

170

197

229

266

Lợi nhuận sau thuế đ lại bổ sung vốn (30%)

102

118

137

160

Vốn nhà nước
(không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi)

790

998

1,110

1,329

1,337

1,439

1,557

1,694

1853

T suất lợi nhuận trên Vốn Nhà nước

0.236

0.253

0.270

0.287

BQ=0.26

Giá trị vốn Nhà nước ti năm 2013

g=b*R

=7.80%

= 30%

0.26

0.078

2,631

Giá trị hiện tại

144

141

139

1,604

Giá trị vốn thực tế Nhà nước tại thời điểm 31/12/2010

2,028

Giá trị vn Nhà nước theo s sách

1,337

Chênh lệch

69 tr

Phụ lục số 3b

Ban hành kèm theo Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính

Công ty B

Bảng kết quả tính toán sử dụng số liệu kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp (theo ví dụ 2)

Đơn vị: triệu đồng

2006 Quá khứ

2007 Quá khứ

2008 Quá khứ

2009 Quá khứ

2010 Hiện tại

2011 Tương lai

2012 Tương lai

2013 Tương lai

2014 Tương lai

Giá trị thực tế vốn NN

Thu nhập sau thuế

452

498

578

570

623

800

1,100

1,500

2,000

Lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức (50%)

400

550

750

1,000

Lợi nhuận sau thuế đ lại bổ sung vốn (30%)

240

330

450

600

Vốn nhà nước (không bao gồm quỹ khen thưởng, phúc lợi)

4,500

4,605

4,809

5,448

5,734

5,974

6,304

6,754

7,354

Tỉ sut lợi nhuận trên Vốn Nhà nước

0.134

0.174

0.222

0.272

BQ=0.20

Giá trị vốn Nhà nước ti năm 2013

g=b * R = 0.6

= 30%

x 0.20

= 6%

8,396

Giá trị hiện tại

339

395

457

5,121

Giá trị vốn thực tế Nhà nước tại thời điểm 31/12/2010

6,312

Giá trị vn Nhà nước theo sổ sách

5,734

Chênh lch

578tr


Phụ lục số 4

Mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính

BỘ (UBND) .....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

………., ngày  tháng  năm

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ ………. (CHỦ TỊCH UBND, CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TCT....)

Về giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa

BỘ TRƯỞNG BỘ ……… (CHỦ TỊCH UBND..., CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN TCT ....)

- Căn cứ Nghị định số .......... của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ....

- Căn cứ Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Căn cứ Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần;

- Căn cứ Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

- Căn cứ Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 và Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ;

- Căn cứ vào Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp ngày ....tháng ……..năm của...(tên doanh nghiệp cổ phần hóa);

- Căn cứ ……………;

- Theo đề nghị của Trưởng ban chỉ đạo cổ phần hóa ………..,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 0h ngày ……………… của (tên doanh nghiệp) để cổ phần hóa như sau:

Giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa: …………. đồng (ghi bằng chữ)

Trong đó:

Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp: ……………… đồng (ghi bằng chữ)

Điều 2. Tài sản không đưa vào cổ phần hóa (tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán):

- Tài sản không cần dùng: ……………….. đồng

- Tài sản chờ thanh lý: …………………….đồng

Điều 3. Căn cứ vào giá trị doanh nghiệp được xác định tại Điều 1, Ban chỉ đạo cổ phần hóa của (tên doanh nghiệp) thực hiện các công việc tiếp theo để cổ phần hóa.

Điều 4. Ban chỉ đạo cổ phần hóa có trách nhiệm chỉ đạo công ty bàn giao cho ... (một trong các cơ quan theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 59/2011/NĐ-CP) tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý ghi tại Điều 2 Quyết định này và các khoản nợ đã được xử lý bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng rủi ro, dự phòng nghiệp vụ... đang được tiếp tục theo dõi ngoài bảng. Trong khi chưa bàn giao, doanh nghiệp ……………….. có trách nhiệm tiếp tục bảo quản để không xảy ra mất mát tài sản của Nhà nước.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Vụ trưởng các Vụ ...(Giám đốc các Sở ...) và Tổng giám đốc (Giám đốc) công ty ... chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Ban Chỉ đạo ĐM & PTDN;
- Bộ Tài chính;
-

- Lưu: VP,....

BỘ TRƯỞNG ...
(CHỦ TỊCH UBND..., CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN TCT...)

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness

---------------

No. 127/2014/TT-BTC

Hanoi, September 05, 2014

 

CIRCULAR

INSTRUCTIONS ON FINANCIAL SETTLEMENT AND BUSINESS VALUATION IN TRANSFORMATION OF WHOLLY STATE-OWNED ENTERPRISES INTO JOINT-STOCK COMPANIES

Pursuant to the Law on Enterprise No. 60/2005/QH11 dated November 29, 2005;

Pursuant to the Government's Decree No. 215/2013/NĐ-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Finance;

Pursuant to the Government’s Decree No. 59/2011/NĐ-CP dated July 18, 2011 on transformation of wholly state-owned enterprises into joint-stock companies (hereinafter referred to as ‘the Decree No. 59/2011/NĐ-CP);

Pursuant to the Government’s Decree No. 189/2013/NĐ-CP dated November 20, 2013 amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP (hereinafter referred to as ‘the Decree No. 189/2013/NĐ-CP);

Pursuant to the Government’s Decree No. 44/2014/NĐ-CP dated May 15, 2014 providing for land prices;

At the request of general director of Agency of Corporate Finance;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. Governing scope: This Circular provides instructions on financial settlement and business valuation in transformation of wholly state-owned enterprises into joint-stock companies (hereinafter referred to as ‘equitization’).

2. Regulated entities: This Circular applies to enterprises subject to equitization as prescribed in Article 2 of the Decree No. the Decree No. 59/2011/NĐ-CP (hereinafter referred to as ‘equitized enterprises’), owners of equitized enterprises (including People’s committees of provinces, central-affiliated cities, ministries, departments) and relevant agencies, organizations, and individuals involved in the transformation of wholly state-owned enterprises into joint-stock companies.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, some terms are construed as follows:

1. “Time of equitization” refers to the date when the agency that has authority to decide equitization (hereinafter referred to as ‘the equitization-decision-maker’) issues the decision on equitization.

2. "Time of valuation (of an equitized enterprise)” refers to the date of finalization of accounting books, formulation of quarterly or yearly financial statements chosen by competent agencies in accordance with enterprise valuation methods, specifically:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) In case of valuation of equitized enterprises based on discounted cash flow or other approaches, the time of valuation is the time when accounting books are finalized, quarterly or yearly financial statements closest to the time of equitization are formulated.

3. “Time of conducting valuation” refers to the time when consultancies or enterprises start to carry out valuation of an enterprise for equitization.

4. “Time of announcement of enterprise’s value” refers to the time when the equitization-decision-maker issues the decision on announcement of value of the equitized enterprise.

5. “Time of transformation” refers to the time when equitized enterprises are issued the joint-stock company registration certificate for the first time.

Article 3. Some equitization principles:

1. In equitization of parent companies, a subsidiary company in which 100% of charter capital is owned by its parent company shall carry out valuation of the enterprise as prescribed hereof. The time of valuation of enterprise by the subsidiary company should coincide with the time of valuation of enterprise by the parent company.

2. The equitization-decision-maker shall issue the decision on announcement of enterprise' value, the decision on approval for equitization plan, approval for enterprise re-structuring plan, approval for financial balance sheets, balance sheets of equitization cost, balance sheets of supportive budget for employees, balance sheets of receipts from equitization and announcement of true value of state capital at the time of transformation as prescribed in Clauses 1 and 2, Article 49 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP (hereinafter referred to ‘the equitization-decision-maker).

3. The equitization-decision-maker shall grant approval for equitization costs as prescribed in the Circular No. 196/2011/TT-BTC. In case of equitization of single-member limited companies in which 100% of charter capital is hold by parent companies of economic groups, state corporations, parent companies of parent company – subsidiary company conglomerate with equitization cost estimate in excess of the limits as prescribed in Clause 4, Article 13 of the Circular No. 196/2011/TT-BTC, the Steering Committee for Equitization shall direct equitized enterprises to formulate cost estimates and make reports to competent agencies for considerations and approval within the equitization plan, and at the same time make submission to the Ministry of Finance (Agency of Corporate Finance) for monitoring.

4. Before equitization, equitized enterprises shall carry out an inventory, financial settlement and redetermination of value of the enterprise and state capital according to applicable regulations. The State shall not further finance equitization of enterprises including enterprises with more than 50% of shares hold by the state as stipulated by the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. The process of financial settlement and enterprise valuation should ensure closeness, public disclosure, transparency and cause no loss to capital and assets of the state.

Relevant organizations and individuals performing financial settlement and enterprise valuation that cause loss to the state's assets shall be liable for making compensations or criminal prosecution according to laws.

7. Results of determination of value of equitized enterprises, actual value of state capital approved by competent agencies shall serve as foundations for the equitized enterprises to determine charter capital, formulate equitization plan and conduct sale of shares for the first time, organize General Assembly of Shareholders, continue handle outstanding financial issues to the time of transformation, and carry out financial settlement of equitization process with the state and hand over the joint-stock company.

8. Competent persons as prescribed in Article 49 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP shall establish the Steering Committee for Equitization to support conduct and implementation of equitization according to regulations. The Steering Committee for Equitization shall be dissolved after the equitized enterprises is officially transformed into the joint-stock company. Financial issues (if any) arising out of actual transformation of the equitized enterprise into the joint-stock company in relation to equitization shall continue to be addressed by the equitization-decision-maker.

The Steering Committee for Innovation and Development of Enterprises and the Ministry of Finance shall appoint their members to join the Steering Committee for Equitization with respect to enterprises with state capital more than VND 500 billion and operating in peculiar areas such as insurance, banking, post and telecommunications, aviation, coal, oil and gas and rare precious mine extraction and parent companies of economic groups, state corporations as prescribed in Point b, Clause 4, Article 49 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

9. Steps and process of transforming wholly state-owned enterprises into joint-stock companies are mentioned in the annexes enclosed with the Decree No. 59/2011/NĐ-CP. An equitized enterprise that does not undergo transformation via this process may invoke the Prime Minister’s Decision.

Chapter II

FINANCIAL SETTLEMENT IN EQUITIZATION

SECTION I. ASSET TALLY AND PUBLIC DEBT CHECK

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Upon receipt of equitization decision from the equitization-decision-maker, the equitized enterprise shall be responsible for carrying an inventory and classification of assets, sources of financing and enterprise funds it is managing and using at the time of valuation. The equitization assistant team, equitized enterprise shall cooperate with consultancies (if any) in carrying an inventory and classification of assets.

2. Make a tally of quantity, quality and value of the enterprise's present assets; check cash funds, bank deposit balances; determine assets, cash in deficit or in excess against accounting books, explain reasons for such deficit or excess as well as responsibility of relevant persons, level of compensations according to laws.

3. Tallied assets shall be classified into following groups:

Assets needed by enterprise

b) Assets unwanted, dead or pending disposals.

c) Assets formed from reward and welfare funds (if any).

d) Assets leased, material and commodities in custody, for outwork, agency, as consignment; assets contributed as capital for joint-ventures, partnerships and other assets that do not belong to the enterprise.

dd) Land-linked assets subject to handling according to the plan for re-arrangement, handling of state-owned houses, land as prescribed in the Prime Minster’s Decision.

e) Assets of for-profit service providers (hospitals, schools, Research Institute), assets for non-business activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Financial investments (capital contributed to joint ventures, establishment of limited liability companies, and other capital contribution activities) in the form of land use right value.

Article 5. Check, confirmation and classification of public debts

The equitized enterprise shall carry out checking, confirmation and classification of public debts; formulate the detailed list of individual debtors, creditors as prescribed below:

1. Receivables:

Check, confirm all receivables by each debtor, including:

- Undue and overdue receivables.

- Analyze bad debts as overdue receivables specified in the economic contract. Undue receivables from economic organizations (companies, private enterprises, cooperatives, credit institutions) that have gone bankrupt or in the process of filing procedures for dissolution; debtors missing, flying from creditors, facing prosecution, kept in custody, standing trial or serving sentences or dead. Define liability for receivables not confirmed by debtors.

Irrecoverable receivables should be accompanied by documentary evidence to prove they are irrecoverable.

b) Check economic contracts to determine amounts prepaid to goods and service suppliers but already recorded in business costs such as land and house rents, procurement of commodities, long-term insurance premiums, pay...

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Based on contracts and debt notices, check and make a list of payables to individual creditors, determine taxes and payables paid to the state budget; analyze contract-based loans (domestic and foreign loans), guaranteed loans, loans from issue of bonds; undue and overdue loans, principals, interests, and 'accounts payable yet unplayable'.

b) ‘Accounts payable yet unpayable’ refer to following types of payables (as confirmed by creditors of the equitized enterprise):

- Debts owed by an enterprise going bankrupt or dissolved with successors not identifiable according to the plan for bankruptcy and settlement of assets approved by competent agencies.

- Debts owed by deceased persons with their successors not identifiable.

- Other debts that are overdue for years and no longer checked or confirmed by the creditor. In this case, the equitized enterprise should issue a written notice to the creditor and make a public announcement on mass media 10 working days prior to the time of inventory.

Article 6. Checking and confirming financial investments; dividends; capital contributions

The equitized enterprise shall check, confirm and make a detailed list of financial investments and dividends including: Investments contributed to joint ventures, partnerships; equity capital contributions, capital contributions to the establishment of limited liability companies; investments to the establishment of single-member limited companies owned by the equitized enterprise; dividends from capital contribution investment activities (passed at the Resolution of General Assembly of Shareholders, Member Assembly at the organization receiving capital contribution) yet remaining unpaid; analysis of profitable investment activities and other unhandled lost investment activities;

Determine the number and value of types of securities (shares, bonds…) purchased; the number of additional shares received without payment by the equitized enterprise because the joint-stock company has used equity capital surplus, owner's capital funds, undistributed post-tax profits to increase charter capital (increase owner's capital in the joint-stock company with capital contributions by the equitized enterprise).

For capital contributions received for the establishment of joint ventures, partnerships, the equitized enterprise, on the basis of the contract for joint undertaking, partnership, shall make a detailed list of individual partners that have contributed capital to the equitized enterprise and make notices to such partners for cooperation with the joint-stock company in inheriting previously agreed activities or in settlement of the contract.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Inventory, assessment and classification of assets in the form of subscribed capital, finance lease assets and public debts at state-owned commercial banks in equitization shall be carried out as follows:

1. Tally and check customers’ deposit accounts, certificates of deposit (treasury bills, bonds…) as follows:

Do an inventory of individual entries in accounting books

b) Check and confirm deposit balances of customers as legal persons.

c) It may be unnecessary to check saving deposits, personal deposits, certificates of deposits with customers but is required to do so with stored-value cards. For some specific cases (deposit balance is greater or there is some difference between figures on accounting books and stored-value cards), making direct check with customers is required.

2. Check assets as outstanding credit balance as follows:

Rely on outstanding credit balance of individual customers at commercial banks to make a list of customers with outstanding credit balance, details of individual credit contracts.

b) Check figures in credit documentation against figures recorded in the commercial bank’s accounting book; check outstanding credit balance with individual customers to have their confirmations.

For customers as individuals, if checking with customers is impossible, the commercial bank should do so with stored-value cards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Classify outstanding receivables eligible for handling according to instructions of the State bank of Vietnam.

4. For finance lease assets, carry out check with individual customers, determine outstanding payables of each assets.

Article 8. Responsibility for inventory, check and confirmation of assets, capitals of all kinds in equitization

During the inventory, checking and confirmation of public debts, capitals of all kinds, in case of any omission that results in a reduction in value for the enterprise and state capital in the enterprise, the directors, chief accountants and relevant organizations and individuals shall be liable for making compensations to the state budget for the entire value of omitted assets, capitals omitted according to laws.

SECTION II. FINANCIAL SETTLEMENT IN VALUATION OF ENTERPRISE AND AT THE TIME OF TRANSFORMATION

Article 9. Financial settlement in valuation of an enterprise

1. At the time of valuation, the equitized enterprise shall not carry out establishment of provision against devaluation of goods in stock, losses to financial investments, bad debts, warranty for products, goods and construction works;

2. Handling of assets:

Based on results of tallying and classification of assets, the enterprise shall handle the assets according to Article 14 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP and Clause 1, Article 1 of the Decree No. 189/2013/NĐ-CP, in which:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In case of deficit assets, identify responsibility of organizations, individuals for compensations as prescribed; value of deficit assets after deducting compensations (if any) shall be recorded in production and business costs.

- Excess assets to which the cause or owner is not identifiable shall be treated as an increase in value to state capital.

b) For assets unwanted, dead or pending clearance:

- Directors of the equitized enterprise shall direct organization of disposals or transfer. Disposals or transfer of these assets shall be carried out via public auctions according to applicable regulations.

- Receipts and expenses for disposal and transfer activities shall be recorded in the enterprise’s earnings and costs.

- To the time of valuation, competent agencies shall consider and decide to exclude assets unwanted, dead and pending handling (except for the assets as prescribed in Clause 3, Article 14 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP) from value of the enterprise and carry out transfer to following agencies as prescribed in Clause 2. Article 14 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP: Vietnam Asset Management Agency for handling according to laws on enterprises as prescribed in Article 2 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

Parent company of economic groups, state corporations, parent company of parent company - subsidiary company conglomerate for handling according to laws on limited companies with 100% of charter capital held by these companies.

c) Assets of for-profit public service providers (hospitals, schools, research institute) in equitization of parent company of economic groups, state corporations, parent company of parent company - subsidiary company conglomerate, assets for not-for-profit activities shall be handled as follows:

- Where the equitized enterprise continues to inherit such assets, it should carry out financial settlement and include such value to the enterprise' value as prescribed hereof. The equitized enterprise should define an accounting model (independent, dependent accounting) of for-profit public service providers to apply financial mechanism according to laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) To the time of valuation, assets pending handling that are yet to be handled shall be excluded from value of the enterprise and subject to transfer to agencies as prescribed in Clause 2, Article 14 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

dd) When valuing an enterprise, the equitized enterprise shall be entitled to exclusion of financial investments (capital contributions to joint ventures, establishment of limited companies, other investment activities) in the form of land use right value if an agreement with capital contributors is reached for transfer of such financial investments to other wholly state-owned enterprises as partners.

The enterprise shall record such in the equitized enterprise' value according to principles as prescribed in Article 33 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP if the transfer to other wholly state-owned enterprises as partners cannot be made.

e) The equitized enterprise shall not exclude from the equitized enterprise's value the assets used as collateral for loans including those unwanted by the enterprise.

g) The equitized enterprise shall be responsible for handling assets that are not excluded from enterprise value as prescribed in Clause 3, Article 14 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

h) The equitized enterprise shall formulate and submit the plan for re-arrangement and handling of houses, land to competent authorities for approval as prescribed by the Prime Minister’s Decision to complete settlement of the enterprise’s ownership of assets and land use rights before valuation of the enterprise is carried out.

For land-linked assets outside management and use by the enterprise, the equitized enterprise shall rely on the plan for re-arrangement and handling of houses, land as approved by competent authorities to complete settlement of the enterprise’s ownership of assets and land use rights before valuation of the enterprise is carried out.

Such welfare assets as kindergartens, policlinics and other welfare assets financed by reward, welfare funds; housing for civil servants, staff by welfare funds and state budget shall be handled according to Clause 4, Article 14 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

k) Assets used for production and business financed by the equitized enterprise’ reward and welfare funds shall be recorded in the enterprise’s value and the joint-stock company shall continue to use them for production and business activities. The equitized enterprise shall return the capital in proportion to value of these assets to the reward and welfare funds for distribution among employees working for the enterprise at the time of valuation based on the number of years they are working in the equitized enterprise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Handling of receivables is instructed in Article 15 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP as follows:

Based on results of checking and confirmation of receivables, the equitized enterprise shall be responsible for recovering all receivables as due; actively speed up and take every measure to recover overdue receivables prior to valuation of the equitized enterprise.

b) Receivables that are determined as irrecoverable debts should be fully accompanied by following documentary evidence:

- Original vouchers, clients’ confirmations on such receivables such as economic contracts, loan agreements, contract settlement agreements, debt commitments, public debt records and other objective documents. - Accounting books, vouchers, documents to the time of debt settlement.

- For economic organizations:

Organizations as debtors going bankrupt or dissolved: a decision or judgment on bankruptcy given by the Court according to the Law on Bankruptcy or a decision by the competent person on dissolution of enterprises as debtors, or a formal notice given by units, organizations or confirmed by the agency making decision on the establishment of such units, organizations should be provided.

Organizations as debtors that cease operation and are in default: a written confirmation on organizations’ cease of operation and default given by the agency making decision on the establishment of the enterprise or business registration organization or relevant tax agency should be provided.

For receivables existing for more than three years on which the debtors are in default, the enterprise should provide following documentary evidence after desperately taking multiple measures: Public debt records, debt payment dispatch, written request to the Court for bankruptcy according to laws. - For individuals:

Death certificate (authenticated copy or copy for master register), or written confirmations by local authorities on the deceased person who has no inheritance.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Arrest warrants or written confirmations by law enforcement agency on debtors who are taking flight or facing prosecution, serving sentences or by local authorities on default by debtors or their successors.

- To the time of valuation, for any irrecoverable debt that is accompanied by adequate documentary evidence as prescribed, the enterprise shall use provisional sources to compensate and the deficit difference shall be recorded in the enterprise’s production and business costs.

c) Receivables without adequate documentary evidence of existence of such receivables and default by debtors shall not be excluded from enterprise value and the enterprise should clarify the reasons as follows:

- For receivables without adequate documentary evidence of existence of such receivables, the enterprise should determine the reason to impose liability for compensations on relevant collectives, individuals; losses after liability for compensations of organizations, individuals (if any) has been determined shall be recorded in the equitized enterprise's production and business costs.

- Receivables without adequate documentary evidence of default by the debtor, the equitized enterprise and the joint-stock company, later on, shall continue to complete the records as prescribed and handle according to applicable regulations.

d) The enterprise shall be entitled to exclusion from value of the equitized enterprise all receivables accompanied by adequate documentary evidence of default by the debtor as prescribed.

The equitized enterprise shall be responsible for handing over all public debts not recorded in the equitized enterprise’s value (including bad debts compensated by provisional sources for the last five years preceding equitization) and fully accompanied by relevant records, documents to agencies as prescribed in Clause 2, Article 14 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

The agency that takes delivery of such irrecoverable debts shall be responsible for continuing to follow up and collection.

During the period when hand-over of receivables is not yet to be made or when the joint-stock company is yet to take shape, the equitized enterprise shall keep following up and organize collection of receivables that are not recorded in the equitized enterprise’s value.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Handling of payables:

In reliance on results of checking and classification of debts, the enterprise shall handle payables according to Article 16 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP and Point a, Clause 4, Article 28 as amended in Clause 5, Article 1 of 189/2013/NĐ-CP, in which:

Accounts payable but unpayable as prescribed in Point b, Clause 2, Article 5 hereof shall be recorded as increases in state capital in the equitized enterprise.

b) For taxes and payables to the state budget, the equitized enterprise should fulfill their obligations for remunerating and paying such taxes and payables to the state budget and make a tax settlement report to the tax agency at the time of valuation for inspection and determination of the remaining taxes to be paid as prescribed.

In case the enterprise is yet to complete final tax declaration in the process of valuation, the equitized enterprise may use formulated financial statements and declared tax figures as foundations for valuation of the enterprise but should include such in the written record of enterprise valuation, decision on enterprise value announcement and equitization plan, and make public announcement of such incomplete final tax declaration while publishing information about selling shares to investors.

c) For loans from commercial banks and the Vietnam Development Bank (herein ‘the lending banks’), other organizations and individuals, the equitized enterprise shall be responsible for mobilizing legal sources to make payment for such due debts prior to enterprise valuation.

d) During the process of financial settlement before enterprise valuation, if the equitized enterprise has difficulties in paying overdue debts to the lending banks, or suffer accumulative losses, the enterprise should cooperate with the lending banks in handling the debts as follows:

- The equitized enterprise shall perform procedures for making requests to the lending banks for consideration and decision on debt freezing, extension or forgiving according to applicable regulations.

- Apart from measures above, the enterprise may cooperate with the lending banks in handling overdue principals through selling debt to Vietnam Asset Management Agency according to negotiable price. Based on debt purchase agreement signed, the equitized enterprise shall be responsible for accepting such debt to Vietnam Asset Management Agency; and at the same time cooperating with Vietnam Asset Management Agency in formulating and submitting the debt restructuring plan to the equitization-decision-maker for consideration and negotiation with Vietnam Asset Management Agency on the plan for transforming the enterprise into the joint-stock company.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Transformation of loans from lending organizations, individuals (not the lending banks) into share capital is instructed in Clause 1, Article 16 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

dd) For overdue foreign loans (guaranteed and unguaranteed), the enterprise and guarantor should negotiate with creditors on plans for handling according to laws.

e) For insurance benefits and other benefits paid to employees, the enterprise shall be responsible for finishing off payments before transformation. For expenses for employees as national defense servicemen, staff (salaries in preparation for retirement) in the equitized enterprise belonging to the Ministry of National Defense (if any) shall be recorded in production and business costs before transformation.

5. Reserves, losses or profits

Handling of reserves, banking risk reserve funds, insurance operation reserve funds, exchange differences, financial reserve funds, profits, losses by the equitized enterprise is instructed in Article 17 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP. Specifically:

Profits after being used to offset losses to the assets unwanted, pending settlement, reduction in value of assets due to re-valuation for equitization, irrecoverable debts shall be distributed according to applicable regulations as foundations for valuation of the enterprise. In case the time of valuation is not in coincidence with the time of making annual financial statement, the distribution, establishment of enterprise funds shall be instructed in Clause 3, Article 10 hereof.

In case losses and outstanding debts to credit institutions (including the Vietnam Development Bank ) still remain after all the losses have been handled according to regulations to the time of valuation, the equitized enterprise shall be responsible for making written requests to the lending bank for forgiving the loan interests according to applicable regulations.

In case the income statement remains in loss after all handling measures above have been taken, the equitized enterprise should report the reason for such losses to the equitization-decision-maker for handling relevant collectives, individuals, the remaining losses shall be recorded in value of the state capital portions in the equitized enterprise

6. Long-term investments in other enterprises, such as capital contributed to joint ventures or partnerships, contributed as shares, contributed for the establishment of limited liability companies, and other forms of long-term investment are instructed in Article 18 the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Cash balances of reward and welfare funds, after being used to offset amounts in excess of prescribed level paid to employees (if any) shall be used to distribute among employees working at the time of valuation based on the number of years they have worked in the equitized enterprise.

Director of the enterprise shall cooperate with the union organization in making decisions on distribution of cash balances and the value in proportion to the assets financed by the reward and welfare funds among employees.

In case the enterprise has spent in excess of the reward and welfare funds, the enterprise shall review responsibility of relevant organizations, individuals as follows:

- Expenses paid directly to employees in the regular list at the time when the decision on equitization is made and to members of the management board shall not be recorded in the state capital portion in the equitized enterprise. Director of the enterprise shall cooperate with the union organization in collecting or transforming it into receivables for the joint-stock company to continue following up.

- For expenses in excess of reward and welfare funds paid to those not identifiable (employees losing jobs or retiring prior to the time of equitization), Steering Committee for Equitization shall make notification to the agency making decision on enterprise value for handling.

8. Management staff reward funds

Cash balances of the management staff reward funds shall be reported to the owner for making decisions on giving rewards to those as prescribed before enterprise valuation.

9. Balances of scientific and technological development funds established by the enterprise shall be transferred to the joint-stock company in equitization. The joint-stock company shall be responsible for managing and using the funds as prescribed in the Ministry of Finance’s Circular No. 15/2011/TT-BTC dated February 2011.

10. Balances of enterprise arrangement funds (if any) shall be recorded as an increase in the state capital portion as prescribed in Article 20 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Financial statements formulated at the time of transformation, the equitized enterprise shall not set up provisions for diminution in value of inventories, losses of financial investments, bad debts and product warranty, construction works; not repair expense accruals of fixed assets.

2. Based on the decision on announcement of enterprise value made by competent agencies, the equitized enterprise shall be responsible for adapting the figures in the accounting book to value of the enterprise announced. The transfer of assets and receivables excluded from enterprise value to agencies as prescribed in Clause 2, Article 14 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP shall be carried out within 30 days the decision on announcement of enterprise value made by competent agencies is issued.

3. During the period from the time of valuation to the time of transformation, the equitized enterprise shall continue to handle financial shortcomings as prescribed in Article 21 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP and formulate financial statements at the time of transformation. In which:

Any difference between unfinished investments in assets and constructions at the time of valuation and final settlement of completed investments approved by competent agencies at the time of transformation shall be adjusted in accordance with the approved final settlement.

b) Determine level of fixed asset depreciation according to asset depreciation method the equitized enterprise has registered with tax agency before enterprise valuation.

c) Distribution of profits and establishment of funds are instructed in applicable regulations on state-owned single member limited companies.

In case the time of valuation and the time of transformation is not coincidence with the time of establishment of annual financial reports, and as a result, grading of the enterprise as foundations for establishment of the enterprise’s funds cannot be done, the equitized enterprise shall carry out establishment of enterprise management staff reward funds, two reward and welfare funds at these points of time in following principles:

- Rely on result of grading of the year before the year of valuation;

- Rely on profit sources as prescribed to distribute among the enterprise's funds.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the time of valuation and the time of transformation is before and after December 31 of the year respectively, only one financial statement is made for the entire period. Financial statements should be sent to agencies, units according to regulations on accounting system.

The enterprise’s audited financial statements, balance sheets of equitization process (receipts from equitization, supportive payments to employees, equitization costs) and relevant documents shall be delivered to the equitization-decision-maker and relevant agencies for inspection and handling of financial shorting comings and granting approval for financial statements and final settlement on the process of equitization.

At the time when the joint-stock company registration certificate is issued for the first time, when formulating financial statements for handover from wholly state-owned enterprises to joint-stock company, the enterprise shall re-determine financial investments, securities investments already determined in the equitized enterprise’ value; total value of increases or decreases in financial investments, securities investments in comparison with the accounting books shall be recorded in income statement as prescribed.

b) During the period from the time of valuation to the time of transformation, the equitized enterprise shall carry out transfer, sale, disposal of assets, financial investments and securities investments as prescribed.

The difference between value of receipts and value as recorded in the accounting books shall be included in income statement and determined as follows:

- Value recorded in the accounting books for assets, financial investments and securities investments transferred, disposed before the time of announcement of enterprise value is the value not re-determined.

- Value recorded in the accounting books for assets, financial investments and securities investments transferred, disposed after the time of announcement of enterprise value is the value re-determined according to the announcement of enterprise value.

c) Payables that the enterprise has performed all procedures for checking but received no official confirmations from the creditor shall be recorded as state capital increases and the joint-stock company shall be responsible for maintaining the records, continuing to follow up and perform obligations as requested by the creditor. Based on relevant legal documents and records as well as requests from the creditor, the joint-stock company shall pay the debt and record such in the period costs.

d) Receivables that the enterprise has performed all procedures for checking but received no official confirmations from debtors shall be reviewed to determine liability of relevant collectives and individuals. The remaining payables (after compensations made by collectives, individuals, provisions against bad debts are deducted) shall be recorded in production and business costs of the equitized enterprise. The joint-stock company shall be responsible for keeping the records and continuing to follow up and speed up collection of the debt. The debt received shall be recorded in the period receipts.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Stocks that the equitized enterprise has received without payment should be followed up and recorded in the enterprise’s accounting books during the formulation of financial statements at the time of transformation, specifically:

Stocks received from distribution of dividends and stocks received without payment shall be recorded as increases in financial income (according to stock face value) and at the same time increases in value of financial investments on the basis of the number of stocks received.

Upon transformation from state-owned companies into joint-stock company, this number of stocks transferred shall belong to the joint-stock company.

g) In case the period from expiration date for purchase of stocks to the time when the enterprise registration is issued is more than three months, the enterprise shall pay loan interests to the investors as follows:

- Only interests over total face value of purchased stocks from forth month on are counted. For preference shares below face value purchased by employees, interests are based only on actual amount of money paid.

- Interest rates should not exceed short-term interest rate of the same period as announced by the commercial bank where the equitized enterprise opens its account.

- The amount of interests paid to the investors shall be recorded in production and business costs but ensure not in excess of the amount of money to be paid as prescribed in formulation of financial statements.

h) From the time of receiving written request from the equitized enterprise until before the time of applying for approval for financial statements for handover, the tax agency shall be responsible for prioritizing appointment of staff for inspection of tax final declaration and payments to the state budget in accordance with the process of transformation.

In case the inspection of tax final declaration remains undone after the time of applying for approval for financial statements for handover, the equitized enterprise shall be allowed to use formulated financial statements and declared tax figures as foundations for handover. The joint-stock company shall succeed and be responsible for fulfilling its obligations for all the taxes and amounts paid to the state budget remaining unpaid.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Within 30 days since receipt of audited financial statements, tax final declaration reports (if any), the equitization-decision-maker shall cooperate with relevant agencies in carrying out inspection and handling of financial shortcomings of the enterprise and issue decision on approval for financial balance sheets, balance sheets of receipts from equitization, equitization costs, supportive payments to employees, and decision on announcement of actual value of the state capital portion as foundations for handover between the equitized enterprise and joint-stock company.

For equitized enterprises with equitization plan being approved by the Prime Minister, relevant ministers shall grant approval for financial statements and other balance sheets: receipts from equitization, equitization costs and supportive payments to employees.

Member Assembly of parent company of economic groups, corporations shall grant approval for financial statements and balance sheets of receipts from equitization, supportive payments to employees and costs for equitization of enterprises authorized by the Prime Minister to announce enterprise value, grant approval for equitization plan.

Director and chief accountant of the equitized enterprise shall be responsible for formulating and signing financial statements, reports on state capital value at the time of transformation, balance sheets of receipts from equitization, supportive payments to employees, equitization costs and also responsible for truthfulness and accuracy of the reports.

Board of directors of the joint-stock company (new) shall be responsible for creating favorable conditions for chief officials of the equitized enterprise to complete their duties, signing and confirming signatures of such titles in the financial statements and final settlements relating to equitization process.

Where director, chief accountant of the equitized enterprise is yet to complete the duties above making the handover for transformation undone shall not be entitled to a reshuffle or retirement under benefit scheme.

6. Positive difference between actual value of state capital at the time of transformation and actual value of state capital at the time of valuation, difference between actual value of state capital in the equitized enterprise and value of state capital left to be invested in the joint-stock company (if any) is instructed in Clause 3, Article 21 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

7. In case of negative difference, reasons for it (including business loss) should be clarified, objectively and subjectively, before settlement, in which:

Negative differences caused by objective reasons such as natural calamities and enemy-inflicted destruction, change of policies by the state, global market fluctuation and other force majeure events and imposing no effect at all on the state capital in the enterprise at the time of transformation shall be reviewed and made adjustments to size and structure of charter capital of the joint-stock company by the equitization-decision-maker through General Assembly of Shareholders.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Other cases of negative differences caused by subjective reasons shall be handled in accordance with Point b, Clause 4, Article 21 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

Article 11. Handover between equitized enterprise and joint-stock company

Based on approval on financial balance sheets; balance sheets of receipts from equitization, equitization costs, supportive payments to employees, and decision on announcement of actual value of state capital granted by the equitization-decision-maker at the time of transformation, the Steering Committee for Equitization shall direct the equitized enterprise to make adjustments to accounting books, formulate documentation for transfer and conduct the transfer between the equitized enterprise and the joint-stock company. Time to complete handover shall not exceed 30 days since approval for financial settlements is issued.

The joint-stock company shall be entitled to use all assets (tangibles and intangibles), source of financing received to organize production and business; succeed all rights, obligations and responsibilities handed over by the equitized enterprise and assume other rights, obligations and responsibilities according to laws.

In case of inadequate handover that makes the joint-stock company refuse liabilities for debts owned by the equitized enterprise, director, chief accountant of the equitized enterprise and relevant organizations and individuals shall take full responsibility for paying the debts.

After 60 days since the transfer note is signed, the joint-stock company shall complete documentation of assets, land and make submission to competent agencies as prescribed to perform transfer of rights to management and use of assets from the equitized enterprise into the joint-stock company; perform handover of land, payment of land rents, apply for issue or re-issue of land use right certificate according to the Law on Land and other instructions on implementation of the Law on Land.

1. Handover documentation:

- Documentation of enterprise value and enterprise value announcement decision;

- Financial statements audited and approved by competent agencies at the time of transformation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Transfer note of assets, funds (including details about public debts transferred to the joint-stock company and other financial shortcomings to be handled (if any)).

- Reports on labor and use of the enterprise’ s land.

2. Participants in handover:

- Representatives of ministries, ministerial-level agencies or People’s Committees of central-affiliated cities and provinces and representatives of the Ministry of Finance (in case of equitization of economic groups, state corporation, parent companies).

- Representatives of economic groups, state corporations, parent companies (in case of equitization of member enterprises of economic groups, state corporations, parent companies), directors, chief accountants of the equitized enterprise.

- President of the board of directors, director, chief accountant and representatives of the union organization of the joint-stock company.

- Representatives of State Capital Investment Corporation in case the equitized enterprise transfers ownership of state capital to State Capital Investment Corporation.

3. The transfer note should have all signatures of the participants and specify:

- Situations of assets, funds and labor at the time of handover;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Shortcomings to be handled by the joint-stock company.

Chapter III

VALUATION OF EQUITIZED ENTERPRISE

SECTION I. CONDUCT OF VALUATION OF ENTERPRISE

Article 12. Enterprise valuation consultancy

1. An equitized enterprise with total asset value from VND 30 billion and over or state capital value from VND 10 billion and over according to accounting books should hire organizations that have valuation function to value the enterprise as prescribed in Article 22 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

2. Organizations that have valuation function such as audit companies, securities companies, valuation enterprises at home and abroad (hereinafter referred to as ‘consultancies’) should meet requirements as prescribed in Clause 5, Article 22 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP when registering supply of business valuation services and be annually listed by the Ministry of Finance as enterprises qualified for performing valuation.

3. Equitization-decision-maker shall select valuation consultancies to perform business valuation as follows:

For the procurement of consultancy service valued no more than VND 500 million, the equitization-decision-maker may use manner of direct contracting to select the consultancy in the list published by the Ministry of Finance or organize invitation to bids according to the Law on Bidding if it is necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) For the procurement of consultancy service outside Points a and b, Clause 3, this Article, the equitization-decision-maker shall organize invitation to bids to select the consultancy according to laws.

4. Based on the decision on selection of the consultancy made by the equitization-decision-maker, director of the equitized enterprise shall sign a contract with the consultancy. The contract for business valuation consultancy (herein ‘the consultancy contract’) should state full responsibility of the equitized enterprise and the consultancy and following information:

Valuation approaches used by the consultancy.

b) Completion time: No more than 60 days at the maximum since receipt of all information about valuation of equitized enterprises as economic groups, state corporations and parent companies; no more than 30 days for other types of enterprises.

For large-scale and peculiar equitized enterprises (multiple contacts, complicated financial settlement…) that need time extension, approval of the equitization-decision-maker shall be required. c) Responsibility of the equitized enterprise: The equitized enterprise shall be responsible for carrying out inventory, classification of assets, performing financial settlement, formulation of production and business plan, supply of relevant documents and responsible to the law for accuracy and legality of supplied documents.

d) Responsibility of the consultancy: The consultancy shall be responsible for deciding on appropriate business valuation approaches, complying strictly with regulations on business valuation; explaining cases when value of the assets determined is lower than the value stated in the accounting books and other cases concerning business valuation as requested by competent agencies; fulfill terms and conditions in the signed contract and be responsible for results of business valuation.

In case the result of business valuation is not in accordance with state regulations, the equitization-decision-maker shall issue a written refusal to make payment for consultancy fee and consider elimination of the consultancy from the list of qualified consultancies. The consultancy shall make compensations for any damage caused to the state according to laws.

dd) Consultancy fee, payment and balance sheets:

Consultancy fee shall be agreed by the equitized enterprise and the consultancy on the basis of bidding result. In case no bidding is organized, the Steering Committee for Equitization shall negotiated with the consultancy on consultancy fee and make submission to the equitization-decision-maker for decision. Level of expenses for equitization is instructed in the Ministry of Finance's Circular No. 196/2011/TT-BTC dated December 26, 2011.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. During the implementation of the equitization plan, the consultancy shall be responsible for cooperating with the enterprise in explaining issues concerning the valuation.

6. Any equitized enterprise other than those required to hire a consultancy as prescribed in Clause 1, Article 22 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP shall carry out valuation of the enterprise itself and make the report to the agency that have authority to decide value of the enterprise (hereinafter referred to as ‘the enterprise-value decision maker'). In case this enterprise wants to hire a consultancy to carry out the valuation, the enterprise itself may select the consultancy without going through a bidding process. Provisions on the hire of the consultancy by the equitized enterprise are prescribed hereof.

Article 13. Approaches to valuing a business

The consultancy shall select business valuation approaches:

1. Asset approach refers to the method of valuing a business based on actual value of all tangible and intangible assets of such business at the time of valuation.

Foundations for asset -based valuation of a business as prescribed in Article 30 of Decree No. 59/2011/ND-CP include:

- Financial statements, figures according to the enterprise’ accounting books at the time of valuation;

- Inventory, classification and assessment records concerning quality of the enterprise’ assets at the time of valuation.

- Market value of the assets at the time of valuation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Discounted cash flow method refers to a method of valuing a business based on its future profitability regardless of value of the enterprise’ asset.

Foundations for discounted cash flow -based valuation of a business as prescribed in Article 35 of Decree No. 59/2011/ND-CP include:

- The enterprise’ financial statements of the last 5 years preceding the time of valuation.

- The enterprise’s production or business plan for between 3 and 5 years after the enterprise is transformed into a joint-stock company.

- The interest rates of five-year government bonds at the time closest to the time of valuation and the discount cash flow co-efficient of the to-be-valued enterprise.

- Value of transferred land use right, re-determined land rents in case the enterprise has made one-time payment for the entire land lease period.                     

3. The consultancy may select other approaches (in addition to two methods above) to determine value of the enterprise. Other approaches must show scientificity, reflect true value of a business, be internationally adopted and straightforward.

Article 14. State audits of equitized enterprises

For enterprises subject to state audits as prescribed in Article 27 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP and Clause 4, Article 1 of the Decree No. 189/2013/NĐ-CP:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. After the consultancy has completed documentation of results of the valuation as prescribed, the equitization-decision-maker shall issue a written notice with attachment of the documentation to the State Audit Office for auditing the results made by the consultancy.

The Steering Committee for Equitization, equitized enterprise and consultancy shall be responsible for providing documents and explanations of issues concerning financial settlements, valuation of enterprise carried out by the consultancy at the request of the State Audit Office.

3. Within 15 days since receipt of requests from the enterprise-value decision maker, the State Audit Office shall be responsible for auditing the consultancy’s valuation results and the enterprise's financial settlement. Time of completion and announcement of results of audits shall not exceed 60 days since the auditing starts. The State Audit Office shall be responsible for results of audits according to laws.

In case extension of time for auditing value of the enterprise provided by the consultancy is required as prescribed in Article 27 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP, the State Audit Office should issue a written notice to the agency having authority to decide value of the enterprise for coordination to ensure the time for announcement of value of the enterprise is in accordance with Article 15 hereof.

4. Based on results of valuation as determined by the consultancy and suggestions from the enterprise-value decision maker, the State Audit Office shall carry out auditing of such results and settle financial issues before the official audit is made to following enterprises:

- Parent companies of economic groups;

- Parent companies of state corporations and other single member limited companies at the request of the Prime Minister.

Article 15. Announcement of enterprise value

1. Both the consultancy and equitized enterprise shall formulate enterprise valuation documentation including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The equitized enterprise shall be responsible for carrying out annual financial audit according to state regulations to serve as foundations for valuation of enterprise. In case the time of valuation is not in coincidence with the time of annual financial statements, the enterprise may use quarterly financial statements or financial statements formulated at the time of valuation to determine value of the enterprise according to the equitization-decision-maker’s decision.

b) Reports on classification of assets and handling of financial shortcomings of the enterprise.

c) Written records of enterprise valuation, records of verification of enterprise value (Forms 1, 1a, 1b, 2, 2a, 2b enclosed herewith).

d) Copy of documented details of difficulties proposed for handling during the valuation of enterprise;

dd) Other necessary documents as prescribed in Articles 30, 25 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP (depending on valuation approaches used);

2. Decision on announcement of enterprise value:

Decision on announcement of value of the enterprise by the enterprise-value decision-maker shall be verified by the Steering Committee for Equitization in sequence, procedures and compliance with regulations on business valuation as prescribed in Article 24 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

For equitized enterprises that are not subject to auditing in valuation of enterprise as prescribed in Clause 4, Article 1 of the Decree No. 189/2013/NĐ-CP, within ten days since receipt of the Steering Committee for Equalization’s reports and enterprise value documentation, the enterprise-value decision-maker issue the decision on announcement of value of the enterprise.

b) For equitized enterprises subject to auditing as prescribed in Clause 4, Article 1 of 189/2013/NĐ-CP, within 10 days since receipt of results of audit from the State Audit Office, the Steering Committee for Equitization shall make a report to the enterprise-value decision-maker. If results of audits are approved, within 10 days since receipt of the reports from the Steering Committee for Equitization, the equitization-value decision-maker shall issue the decision on announcement of value of the enterprise.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Duration between the time of announcement of value of the enterprise and the time of valuation should be six months at the maximum in case of application of asset approach and nine months at the maximum in case of application of discounted cash flow method (and other approaches).

If value of the enterprise is yet to be announced after the duration above, the equitization-decision-maker shall give it consideration and decide extension of time for announcement but ensure the duration between the time of announcement of value of the enterprise and sale of shares for the first time and the time of valuation should not exceed 18 months except for cases as decided by the Prime Minister.

4. For economic groups, state corporations and enterprises operating in the areas of insurance, banking, telecommunications, aviation, extraction of coals, oil, gas and other rare precious mines with equitization plan approved by the Prime Minister, the Steering Committee for Equitization shall make reports on enterprise valuation to regulatory agencies, people’s committees of central-affiliated provinces and cities for decision on announcement of value of the enterprise and at the same to the Ministry of Finance for monitoring.

5. Member Assembly of single-member limited companies of which 100% charter capital is held by the State as parent company of economic groups, state corporations established under the Prime Minister’s Decision shall be authorized by the Prime Minister to make decision on announcement of value of the enterprise and grant approval for the plan for equitization of member enterprises. After the decisions are made, the Member Assembly of economic groups and state corporations above shall make the report to The Steering Committee for Innovation and Development of Central Enterprises and the Ministry of Finance for inspection and monitoring in accordance with laws.

Enterprise value announcement form is in Annex 4 enclosed herewith.

Article 16. Adjustment of enterprise value

1. The equitized enterprise shall make adjustments to published value of the enterprise as prescribed in Article 26 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP; Clause 3, Article 1 of 189/2013/NĐ-CP.

2. Responsibilities of the equitized enterprise and the equitization-decision-maker for making adjustments to value of the enterprise:

In case value of the enterprise is affected by objective reasons, the equitized enterprise should actively conduct an inventory to determine level of losses and make an early report to the equitization-decision-maker for review.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) If the enterprise is yet to sell shares after 18 months since the time of valuation, the equitization-decision-maker shall request the enterprise to suspend approved steps of developing equitization, explain reasons and define responsibility of relevant collectives and individuals and at the same time direct the Steering Committee for Equitization to organize re-valuation of the enterprise and make adjustments to the equitization plan (if necessary). Expenses for re-valuation of the enterprise and making adjustments to the equitization plan (after deducting compensations made by relevant individuals) shall be recorded in the receipts from equitization.

SECTION II. ASSET APPROACH BASED VALUATION OF ENTERPRISE

Article 17. Actual value of equitized enterprise

1. Value of the enterprise stated in accounting books is the total asset value in the enterprise's balance sheet.

2. Actual value of the equitized enterprise is value of the enterprise’s existing total assets at the time of equitization with due account taken of profitability as accepted by share buyers and sellers.

3. Actual value of the equitized enterprise shall not include amounts outside value of the enterprise for equitization as decided by the enterprise-value decision-maker as prescribed in Article 29 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP, and Point b, Clause 1, Article 1 of 189/2013/NĐ-CP.

4. Actual value of the equitized enterprise includes value of land use right as prescribed in Clause 6, Article 1 of Decree No. 189/2013/NĐ-CP and goodwill as prescribed in Article 32 of the Decree No. the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

5. For financial institutions and credit institutions, in the valuation of the enterprise, they may use results of financial audit to determine capital assets, public debts but should re-perform the inventory and assessment of fixed assets, long-term investments, unfinished expenses for compensation for site clearance, site leveling and value of land use right according state regulations.

Article 18. Valuation of business assets.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For in-kind assets:

Only revaluate the assets that continue to be used by the joint-stock company.

b) Actual value of the asset (=) the cost according to market price at the time of valuation (x) remaining quality of the asset at the time of valuation.

Where:

- Market price:

Price of new asset of the same type sold in the market including costs of transport and installation (if any). For peculiar assets not available in the market, the buying price of the asset shall be based on the price of new asset of the same manufacturer, capacity or similar function. In case no similar asset is available, valuation is based on asset value stated in accounting books.

Unit price of fundamental construction, investment rate shall be stipulated by competent agencies at the time closest to the time of valuation with respect to fundamental construction products. In case no relevant regulation is in place, book value shall be based on with due account taken of slippage in prices in fundamental construction.

For works completed in investment and construction three years before the time of valuation, balance sheets of the works approved by competent authorities shall be based.

- Quality of the assets is determined by percentage of quality of new asset of the same type in accordance with state regulations on safety conditions in use and operation of the asset; If state regulations are not in place, quality of the assets as machinery, equipment, transport vehicles shall be re-determined with at least 20% of quality of a new asset of the same type, or at least 30% of quality of new assets of the same type for assets as workshops, architectural objects.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) For in-kind assets as rubber tree gardens, their value shall be determined in accordance with the Ministry of Finance’s Decree No. 132/2011/TT-BTC dated September 28, 2011.

2. The enterprise’ assets in the form of cash, deposits and other debt instruments (treasury bills, bonds…) are determined as follows:

Cash assets are determined on the basis of reports on cash fund inventory

b) Deposit assets on the basis of balances confirmed with the bank where the enterprise opens account.

c) Debt instruments on the basis of current market transaction price If market transaction price is not available, face value of such instruments shall be based.

3. Receivables shall be based on actual balances in accounting books and instructed in Clause 3, Article 9 hereof.

4. Unfinished costs for production and business, fundamental constructions, compensations for site clearance, site leveling shall be based on actual variations in accounting books.

5. Value of short-term and long–term collaterals shall be based on actual balance in accounting books confirmed.

6. Value of intangibles (if any) shall be based on remaining value currently recorded in accounting books.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Value of goodwill  of an equitized enterprise as prescribed in Article 32 of Decree No. 59/2011/ND-CP including value of its brand and its development potential shall be determined as follows:

Trademark value is determined on the basis of actual expenses for building and protection of the brand, trade name during the operation of the enterprise five years before the time of valuation, including expenses for business establishment, staff training, advertising and propaganda at home and abroad; website construction...

b) Value of development potential of an equitized enterprise is the enterprise’ development potential valued on the basis of its future profitability when comparing profit ratio with Government bonds as follows:

Value of development potential

=

Value of state capital according to accounting books at the time of valuation

x

Average post-tax profit to equity capital ratio in three years preceding the time of valuation

-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where:

- Actual value of the state capital according to accounting books at the time of valuation is determined as equal to value of the enterprise according to accounting books (total assets as represented in the enterprise’ balance sheet as prescribed in Clause 1, Article 17 hereof) except for payables at the time of valuation.

- Owner’s capital determined includes the balance of: Owner’s capital – Account 411; development investment funds – Account 414 and capital for capital investment – Account 441 according to the Minister of Finance’s Decision No. 15/2006/QD-BTC dated March 20, 2006. Determination of owner’s capital of joint-stock companies as credit institutions shall be instructed by the State bank of Vietnam.

- Post-tax profit ratio is determined as follows:

Average post-tax profit to equity capital ratio in three years preceding the time of valuation

=

Average post-tax profit of the last three years preceding the time of valuation

x 100%

Average owner’s capital of the last three years preceding the time of valuation (according to accounting books)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The valuation of owner’s capitals of other enterprises to determine value of the equitized enterprise’s long-term investment capitals shall exclude undistributed profits (if any) used for establishment of reward and welfare funds, other funds, distribution of profits among capital contributing members when the Resolution of Member Assembly and General Assembly of Shareholders takes effect.

- Profits distributed from other enterprises (according to the Resolution) shall be recorded in the enterprise’s business performance outcome at the time of valuation.

- Valuation of other short-term investments (normally under one year) shall be instructed the same as long-term investments.

- Value of the equitized enterprise’s capitals contributed to the joint-stock company already listed on securities market shall be based on closing price of stocks traded in securities market at the time closest to the time of valuation. Value of the equitized enterprise’s capitals contributed to the joint-stock company not listed on securities market shall be based on results provided by the consultancy as prescribed in Clause 1, Article 33 of the Decree No. 59/2011/NĐ-CP. The Steering Committee for Equitization shall review and make submission to the enterprise-value decision-maker for decision.

9. Value of land use rights

Valuation of land use rights is instructed in Clause 6, Article 1 of the Government’s Decree No. 189/2013/NĐ-CP dated November 20, 2013.

Land price for valuation of land use rights is the land price as prescribed in Articles 15, 16 of the Government’s Decree No. 44/2014/NĐ-CP dated May 15, 2014 on land prices.

b) Enterprises that have already completed equitization or in the process of equitization (the equitized enterprise’s value already published by competent authorities) before the effective date of Decree No. 189/2013/NĐ-CP shall continue to carry out land handover and lease and determine value of land use rights based on the approved plan.

10. When determining value of a business applying asset approach, the entire value that constitutes total asset value of the enterprise and is included in actual value of the equitized enterprise through purchase of shares from the equitized enterprise shall be converted to the joint-stock company’s assets invested by shareholders. The joint-stock company shall include depreciation in business costs according to applicable regulations (appreciation value of fixed assets); 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Actual value of state capital in the enterprise is equal to actual value of the enterprise minus actual payables and balances of the budget for non-business services (if any). In which, actual payables are the total value of the enterprise’s payables minus the accounts payable yet unpayable.

2. In the equitization of parent companies of economic groups, state corporations, parent company of parent company-subsidiary company conglomerate (hereinafter referred to as ‘parent company):

- Subsidiary companies with 100% of charter capital held by the parent company (the equitized enterprise) shall carry out valuation as prescribed hereof to determine actual value of the parent company in subsidiary companies.

- Actual value of the equitized enterprise (the parent company) is value of the parent company and value of its dependent cost-accounting enterprises determined in accordance with this Circular.

- Actual value of state capital in the parent company is equal to actual value of the parent company as determined above minus actual payables and balances of the budget for non-business services (if any).

SECTION III. DISCOUNT CASH FLOW - BASED VALUATION OF ENTERPRISE

Article 20. Discount cash flow - based valuation of enterprise

1. The discounted cash flow method is the valuation of an enterprise based on future profitability of such enterprise regardless of the enterprise's asset value.

2. - Equitized enterprises subject to discount cash flow – based valuation should have at least five years of operation before the time of valuation with an average post-tax profit to state capital ratio in the last five years preceding the time of valuation higher than interest rates of five-year term government bonds issued at the time closest to the time of valuation. 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case the equitized enterprise has capital investments in other enterprises, the profits therefrom shall serve as foundations for determination of the enterprise's value.

4. According to discounted cash flow method, determination of figures of future post-tax profits and use of such figures to calculate norms (profit rates/capitalization rates; dividend growth rates) as foundations for conversion of future dividend and capital value into present value as follows:

- Determine future post-tax profits based on average post-tax profit growth rate in the past years. If future post–tax profits are used as profits as set in the plan, the enterprise should prove it feasible.

5. Actual value of the enterprise includes actual value of state capital, payables, balances of budget for non-business services (if any)

Article 21. Actual value of state capital according to discounted cash flow method

Actual value of state capital according to discounted cash flow method is determined as follows:

Actual value of state capital

=

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Difference in value of handed over land use rights, or difference in land rents of the number of years of land lease remaining recorded as increase in state capital

Where:

1. Norms

: present value of dividends of the year i

: present value of state capital of the year n

i: the order of successive years from the year of valuation (i:1→n).

Di: Post-tax profits used for distribution of dividends of the year i.

n: the number of years chosen (3 – 5 years)

Pn: Value of state capital of the year n and determined as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Dn+1: Post-tax profits used for distribution of expected profits of the year n+1

K: Necessary discount rate or rate of return to investors in purchase of shares and determined as follows:

K = Rf + Rp

Rf: Profit ratio received from risk-free investments. It is calculated on interest rates of five-year term government bonds issued at the time closest to the time of valuation.

Rp: Risk premium for purchase of shares from Vietnamese companies. It is determined according to international securities risk premia indices or by valuation companies for each enterprise but not in excess of profits received from risk-free investments.

g: Annual dividend growth rate determined as follows:

g = b x R

Where: b: earnings retention rate

R: Average ratio of future post-tax profits to owner’s capital

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Discount cash flow - based valuation of enterprise

1. Actual value of the enterprise according to discounted cash flow method at the time of valuation is determined as follows:

Actual value of enterprise

=

Actual value of state capital

+

Actual payables

+

Budget for non-business services

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Actual payables = Total payables on accounting books minus (-) accounts payable yet unpayable plus (+) Value of land use rights paid to state budget for the area of land handed over, transformed in use purpose as prescribed in Clause 9, Article 18 hereof.

2. Positive difference (increase difference) between actual value of state capital according to discounted cash flow method and value of state capital on accounting books at the time of valuation recorded in value of the equitized enterprise through purchase of shares from the equitized enterprise shall be converted to the joint-stock company’s assets invested by shareholders.

SECTION IV. VALUATION OF EQUITIZED ENTERPRISES BY OTHER METHODS

Article 23. Valuation of equitized enterprises by other methods

In addition to the two methods as stated in Section II, Section III, Chapter III of this Circular, the consultancy may apply other methods to valuate the equitized enterprise. Other approaches should ensure scientificity, reflect true nature of the enterprise, internationally adopted and straightforward.

Article 24. Choice and use of results of valuation

1. Results of valuation according to discounted cash flow method or other methods should be compared with results of valuation according to asset approach at the same time for the choice based on the principle that value of the equitized enterprise to be announced should not be lower than value determined according to asset approach. 2. Documentation and results of valuation shall be determined and chosen in accordance with the Decree No. 59/2011/NĐ-CP, Decree No. 189/2013/NĐ-CP and this Circular and serve as foundations for the enterprise-value decision-maker to determine scale of charter capital, structure of shares issued for the first time and reserve price for share auctions.

SECTION V. DEDUCTION OF VALUE OF GEOGRAPHICAL ADVANTAGES

Article 25. Principles of deduction of value of geographical advantages

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Total land rents deducted should not exceed value of geographical advantages decided by the enterprise-value decision-maker.

In case value of geographical advantages is greater than land rents payable in the year, the difference shall be deducted from the land rents of succeeding years (amounts of geographical advantages already included in the enterprise’s costs until December 31, 2013 shall not be deducted).

Article 26. Application for deduction of value of geographical advantages

1. The joint-stock company shall issue a written request to the enterprise-value decision-maker for confirmation of value of geographical advantages of each land parcel in the locality (the figures are based on enterprise valuation documentation).

2. Application for deduction from land rents:

A written request delivered to the local tax agency (where value of the land’s geographical advantages is confirmed) for deduction of value of geographical advantages from annual land rents (original)

b) A written confirmation of value of geographical advantages by the enterprise-value decision-maker (original).

c) Decisions on valuation of the enterprise for equitization, written records of valuation of the enterprise for equitization, detailed information about value of geographical advantages of the enterprise (original or certified true copy).

d) Documentary evidence or invoices of paid land rents in case of one-time payment for the entire lease period (certified true copy).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Upon receipt of the application for deduction of value of geographical advantages from land rents from the joint-stock company, within 15 days, the tax agency shall be responsible for conducting examination (legality and accuracy of the application) and accepting deduction if the application meets requirements as prescribed.

Chapter VI

EFFECT

Article 27. Effect

1. This Circular takes effect since October 27, 2014 and supersedes the Ministry of Finance’s Circular No. 202/2011/TT-BTC dated December 30, 2011 providing instructions on the Decree No. 59/2011/NĐ-CP.

2. To the time when this Circular takes effect, any equitized enterprise that performs valuation and is issued the decision on announcement of enterprise value by competent agencies shall be entitled to retain the value as announced and make adjustments under this Circular when performing financial settlement, determination of value of state capital at the time of transformation.

3. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance for amendments, supplements./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 127/2014/TT-BTC ngày 05/09/2014 hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


95.890

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.251.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!