ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 223/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 10 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA “ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
THEO LUẬT HỢP TÁC XÃ NĂM 2012 GÓP PHẦN THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP
VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017-2020”
Căn cứ các Quyết định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn: Số 3386/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/8/2016 về việc phát
động phong trào thi đua; số 371/QĐ-BNN-KTHT ngày 15/02/2017 về việc ban hành Kế
hoạch thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông
nghiệp theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu lại ngành
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới”; UBND Thành phố ban hành Kế hoạch thực
hiện phong trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật
Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu lai ngành nông nghiệp và xây
dựng nông thôn mới” thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục đích
Thông qua phong trào Thi đua nhằm:
- Góp phần thúc đẩy việc xây dựng,
phát triển các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp để hỗ trợ phát
triển sản xuất, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị góp
phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới;
- Nâng cao nhận thức của các cấp
chính quyền, nông dân trong việc đổi mới phát triển các HTX nông nghiệp và thực
hiện Luật Hợp tác xã năm 2012; Xây dựng mô hình và tuyên truyền nhân rộng điển
hình tiên tiến, nhân tố HTX nông nghiệp mới trên địa bàn Thành phố;
- Khuyến khích các tập thể, cá nhân
thi đua, phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao liên quan đến quản
lý nhà nước và hoạt động của các HTX nông nghiệp;
- Ghi nhận, vinh danh thành tích tập
thể, cá nhân tích cực tham gia phong trào thi đua, đóng góp vào việc đổi mới,
phát triển các HTX nông nghiệp.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện phong trào thi đua phải
trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong phong trào thi đua của toàn ngành nông nghiệp,
cơ quan, đơn vị, địa phương và các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn Thành phố;
- Phong trào thi đua được triển khai
sâu rộng từ Thành phố đến cơ sở, với nội dung cụ thể, hình thức phong phú, thiết
thực, phù hợp với tình hình thực tiễn ở mỗi địa phương; tiếp tục đảm bảo phương
châm “Phát huy nội lực là chính”; tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính
quyền và các tổ chức đoàn thể;
- Thông qua thực hiện phong trào thi
đua, tiếp tục phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển
hình tiên tiến, phát huy tính năng động, sáng tạo và kinh
nghiệm hay trong phong trào để biểu dương khen thưởng nhân dịp sơ kết, tổng kết
hàng năm trong giai đoạn 2017-2020;
- Việc công nhận, biểu dương, khen
thưởng các HTX nông nghiệp phải thực chất, khách quan, tạo động lực thúc đẩy
phong trào thi đua, không chạy theo thành tích.
II. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG
VÀ NỘI DUNG THI ĐUA
1. Phạm vi, đối tượng
- Ủy ban nhân dân các quận (có hợp
tác xã nông nghiệp), huyện, thị xã (sau đây gọi là cấp huyện) trên địa bàn
thành phố Hà Nội;
- Các HTX nông nghiệp và các cán bộ,
thành viên HTX nông nghiệp;
- Các tổ chức, cá nhân liên quan đến
công tác đổi mới, phát triển các HTX nông nghiệp.
2. Thời gian, tiến độ thực hiện
Phong trào Thi đua được tổ chức từ
năm 2017-2020:
- Hàng năm tổ chức đánh giá kết quả
thực hiện.
- Năm 2017: Ban hành Kế hoạch và tổ
chức Ký kết giao ước thi đua.
- Năm 2018: Tổ chức sơ kết.
- Năm 2020: Tổng kết phong trào thi
đua.
3. Nội dung thi đua
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ quy định
tại Luật Hợp tác xã năm 2012; Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày
10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp
theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết định số 710/QĐ-BNN-KTHT ngày 10/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức
kinh tế hợp tác trong nông nghiệp; Quyết định số 4930/QĐ-BNN-KTHT ngày
14/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch đổi mới
tổ chức sản xuất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2016-2020; Chương trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông
thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”; Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 06/10/2016 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chương
trình số 02-CTr/TU ngày 26/4/2016 của Thành ủy Hà Nội; Quyết
định số 7111/QĐ-UBND ngày 24/12/2015 của UBND Thành phố phê duyệt Kế hoạch Tái
cơ cấu ngành nông nghiệp thành phố Hà Nội theo hướng nâng cao giá trị gia tăng
và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020; Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 19/9/2013 của Thành ủy Hà Nội
về việc triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính
trị “Đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa 9) về tiếp tục đổi mới
phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể giai đoạn từ nay đến năm 2020”; Kế
hoạch số 175/KH-UBND ngày 28/11/2013 của UBND Thành phố về việc triển khai thực
hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 19/9/2013 của
Thành ủy Hà Nội; Kế hoạch số 69/KH-UBND ngày 08/4/2016 của UBND Thành phố về việc
triển khai thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về
tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và thực hiện
Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà
Nội giai đoạn từ nay đến năm 2020.
- Thực hiện tốt các nhiệm vụ về đổi mới,
phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật Hợp tác xã: Xây dựng các văn bản,
hướng dẫn và khuyến khích phát triển hợp tác xã; tuyên truyền chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác; xây
dựng mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả theo Luật Hợp tác xã năm 2012 và các
hoạt động liên quan khác nhằm hỗ trợ phát triển các hợp tác xã nông nghiệp.
- Thi đua mỗi quận, huyện, thị xã xây
dựng tối thiểu 01 hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới có hợp đồng liên kết theo chuỗi
giá trị từ đầu vào sản xuất đến đầu ra sản phẩm.
- Tổ chức các hoạt động thi đua dưới
nhiều hình thức nhằm tuyên truyền về HTX; tổ chức thăm quan học tập mô hình HTX
tiên tiến điển hình; tổ chức các hội nghị ký giao ước thi
đua, sơ kết, tổng kết để đánh giá hoạt động phong trào thi đua theo quy định.
III. TIÊU CHUẨN
THI ĐUA VÀ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
1. Tiêu chuẩn thi đua
Đối với các HTX nông nghiệp, cơ quan,
doanh nghiệp, cá nhân được đề nghị khen thưởng tặng bằng khen, giấy khen:
- Đối với các HTX nông nghiệp: Là các
HTX xếp loại tốt, tiêu biểu tại địa phương (theo Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT
ngày 14/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp);
- Đối với các cơ quan: Có nhiều thành
tích trong phong trào thi đua giúp phát triển về số lượng và chất lượng các HTX
nông nghiệp trên địa bàn
- Đối với các doanh nghiệp: Có liên kết
hiệu quả với các HTX nông nghiệp trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp theo chuỗi giá trị;
- Đối với các cá nhân: Có đóng góp
cho sự nghiệp phát triển kinh tế tập thể tại các địa phương.
2. Hình thức, số lượng khen thưởng
a) Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn khen thưởng:
- Tặng bằng khen cho 01 hợp tác xã có
thành tích xuất sắc trong năm;
- Tặng bằng khen cho 01 doanh nghiệp
tích cực tham gia liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các hợp tác xã đạt
hiệu quả cao;
b) Đề nghị Chủ tịch UBND Thành phố
khen thưởng:
- Tặng bằng khen cho 05 hợp tác xã,
03 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố có thành tích xuất sắc, có tham gia vào
liên kết hình thành chuỗi giá trị;
- Tặng bằng khen cho 03 cơ quan, đơn
vị có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển các HTX trên địa bàn
Thành phố;
Việc khen thưởng thực hiện theo Quyết
định số 16/2017/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của UBND Thành phố
về việc ban hành Quy định về công tác thi đua, khen thưởng
trên địa bàn thành phố Hà Nội.
c) Đối với cấp huyện, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn: Tặng giấy khen cho các đơn vị, cá nhân có nhiều thành
tích trong phong trào phát triển kinh tế hợp tác, hợp tác xã tại các địa phương
theo quy định.
3. Tổ chức khen thưởng
Trao bằng khen tại hội nghị tổng kết
công tác năm của UBND Thành phố hoặc của Ngành Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn; sơ kết vào năm 2018 và tổng kết phong trào năm 2020. Tại
hội nghị sơ kết và tổng kết có đánh giá kết quả, khen thưởng
cho các đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào thi đua.
4. Kinh phí khen thưởng:
- Theo quy định của của Trung ương và
Thành phố;
- Tự nguyện đóng góp của các tổ chức,
cá nhân (nếu có).
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Cơ quan thường trực thực hiện phong trào thi đua
- Tổ chức ký kết giao ước thi đua đối
với các quận, huyện, thị xã theo quy định.
- Tổ chức tuyên truyền chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về kinh tế hợp tác và thực hiện các nội
dung của Kế hoạch theo quy định.
- Căn cứ Kế hoạch phê duyệt, hàng năm
xây dựng và dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo
UBND Thành phố xem xét, quyết định, tổ chức triển khai thực hiện và thanh quyết
toán theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp Ban Thi đua Khen
thưởng Thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra, giám sát thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp kết quả thực
hiện, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND
Thành phố theo quy định.
2. Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen
thưởng)
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công
tác thi đua, khen thưởng; phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị khen thưởng
của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan Thường
trực thực hiện phong trào thi đua); tham mưu, đề xuất trình UBND Thành phố xem
xét, quyết định; thực hiện công tác khen thưởng đúng quy định.
3. Sở Tài chính
- Cân đối nguồn vốn thực hiện hiện Kế
hoạch; báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định khi giao kế hoạch hàng năm
theo quy định;
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công
tác thanh, quyết toán nguồn vốn ngân sách theo quy định hiện hành.
4. Liên minh Hợp tác xã Thành phố,
Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao,
phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai
thực hiện Kế hoạch.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã
- Thực hiện ký kết giao ước thi đua với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và ký giao ước thi đua với các xã trong
cả giai đoạn; Tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện
kế hoạch của Thành phố.
- Xây dựng kế hoạch thi đua của địa
phương trong tháng 11 năm 2017 và chủ động bố trí nguồn kinh phí thực hiện; tổ
chức chỉ đạo, triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn đảm bảo hiệu quả, thiết
thực, đúng quy định.
- Lựa chọn, tặng giấy khen cho các
đơn vị, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào phát triển kinh tế hợp
tác, hợp tác xã tại các địa phương đúng quy định; phối hợp Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Ban Thi đua Khen thưởng Thành phố đề xuất UBND Thành phố
tặng bằng khen cho các đơn vị, cá nhân thuộc thẩm quyền của
UBND Thành phố theo quy định.
- Báo cáo tình
hình tổ chức thực hiện phong trào thi đua về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện phong
trào thi đua “Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp
theo Luật Hợp tác xã năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp
và xây dựng nông thôn mới” thành phố Hà Nội giai đoạn
2017-2020, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện thị
xã và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy; (để
báo cáo)
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để báo cáo)
- Chủ tịch UBND thành phố; (để
báo cáo)
- Các PCT UBND thành phố: Nguyễn
Văn Sửu, Nguyễn Doãn Toản;
- BCĐ Chương trình 02 của Thành ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- Ban Thi đua-Khen thưởng (Sở Nội vụ);
- Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, PCVP: N.N.Kỳ, T.V.Dũng, TKBT, KT, KTBT;
- Lưu VT,KTQuang, Dự.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|