Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 491/QĐ-BNV năm 2024 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ

Số hiệu: 491/QĐ-BNV Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Phạm Thị Thanh Trà
Ngày ban hành: 10/07/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 491/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NỘI VỤ

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 63/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ;

Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục 103 thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 199/QĐ-BNV ngày 31 tháng 01 năm 2018 về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2024.

Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng;
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- UBND, SNV các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm soát TTHC, Văn phòng Chính phủ;
- Trung tâm Thông tin (để đăng tải website);
- Lưu: VT, TGCP (10b), VP (P.VTLT&KSTTHC).

BỘ TRƯỞNG




Phạm Thị Thanh Trà

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NỘI VỤ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 491/QĐ-BNV ngày 10 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

PHẦN I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI

TT

Tên thủ tục hành chính

Lĩnh vực

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG

1

Thủ tục đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Bộ Nội vụ

(Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ)

2

Thủ tục đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Bộ Nội vụ

(Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ)

3

Thủ tục đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Bộ Nội vụ

(Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ)

4

Thủ tục đề nghị cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài

Tín ngưỡng, tôn giáo

Bộ Nội vụ

(Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ)

5

Thủ tục đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Bộ Nội vụ

(Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ)

6

Thủ tục đề nghị tự giải thể của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định của hiến chương

Tín ngưỡng, tôn giáo

Bộ Nội vụ

(Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ)

7

Thủ tục đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức

Tín ngưỡng, tôn giáo

Bộ Nội vụ

(Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ)

8

Thủ tục đề nghị giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Bộ Nội vụ

(Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ)

9

Thủ tục đề nghị tổ chức hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Bộ Nội vụ

(Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ)

10

Thủ tục đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Bộ Nội vụ

(Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ)

11

Thủ tục đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Bộ Nội vụ

(Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ)

12

Thủ tục đề nghị cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

13

Thủ tục thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

14

Thủ tục thông báo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

15

Thủ tục đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

16

Thủ tục đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

17

Thủ tục thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

18

Thủ tục thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

19

Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

20

Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

21

Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

22

Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

23

Thủ tục thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

24

Thủ tục thông báo cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

25

Thủ tục thông báo hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

26

Thủ tục đăng ký sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động hoặc quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

27

Thủ tục thông báo kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

28

Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

29

Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung đối với tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

30

Thủ tục thông báo tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

31

Thủ tục đề nghị tổ chức hội nghị liên tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

32

Thủ tục đề nghị tổ chức đại hội không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 45 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

33

Thủ tục đề nghị mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

34

Thủ tục đề nghị mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

35

Thủ tục đề nghị mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo cho nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

36

Thủ tục đề nghị cho người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

37

Thủ tục đề nghị cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo hoặc đào tạo tôn giáo ở nước ngoài

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

38

Thủ tục thông báo chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

39

Thủ tục thông báo về việc thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

40

Thủ tục thông báo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

41

Thủ tục thông báo về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

42

Thủ tục đề nghị chấp thuận cho tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử cho tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam làm chức sắc, chức việc cho tổ chức tôn giáo ở nước ngoài

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

43

Thủ tục đề nghị phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

44

Thủ tục đăng ký cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

45

Thủ tục thông báo về việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc cuộc lễ tôn giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ban Tôn giáo Chính phủ

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1

Thủ tục đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

2

Thủ tục đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

3

Thủ tục đề nghị thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

4

Thủ tục đăng ký thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc người chưa được xóa án tích

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

5

Thủ tục đề nghị sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

6

Thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

7

Thủ tục đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam trong địa bàn một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

8

Thủ tục đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam đến địa bàn tỉnh khác

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

9

Thủ tục thông báo thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

10

Thủ tục đề nghị mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động tôn giáo ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

11

Thủ tục đề nghị mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

12

Thủ tục đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

13

Thủ tục đề nghị thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

14

Thủ tục thông báo thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

15

Thủ tục đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

16

Thủ tục đề nghị tự giải thể tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

17

Thủ tục đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

18

Thủ tục thông báo về việc đã giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

19

Thủ tục thông báo tổ chức quyên góp để thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đối với trường hợp quyên góp không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 25 của Nghị định số 95/2023/NĐ-CP

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ)

20

Thủ tục đề nghị cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

21

Thủ tục thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

22

Thủ tục thông báo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

23

Thủ tục đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

24

Thủ tục đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

25

Thủ tục thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

26

Thủ tục thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

27

Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

28

Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

29

Thủ tục thông báo kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

30

Thủ tục thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

31

Thủ tục thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 và khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

32

Thủ tục thông báo cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

33

Thủ tục đăng ký mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

34

Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

35

Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung đối với tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

36

Thủ tục thông báo tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

37

Thủ tục đề nghị tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

38

Thủ tục đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

39

Thủ tục đề nghị giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

40

Thủ tục thông báo về việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc cuộc lễ tôn giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh

Tín ngưỡng, tôn giáo

Sở Nội vụ

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

1

Thủ tục thông báo mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật tín ngưỡng, tôn giáo

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp huyện

2

Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp huyện

3

Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung đối với tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp huyện

4

Thủ tục thông báo tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một huyện

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp huyện

5

Thủ tục đề nghị tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một huyện

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp huyện

6

Thủ tục đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở một huyện

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp huyện

7

Thủ tục đề nghị giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở một huyện

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp huyện

8

Thủ tục thông báo tổ chức quyên góp ngoài địa bàn một xã nhưng trong địa bàn một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp huyện

D. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1

Thủ tục đăng ký hoạt động tín ngưỡng

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp xã

2

Thủ tục đăng ký bổ sung hoạt động tín ngưỡng

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp xã

3

Thủ tục đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp xã

4

Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo đối với tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp xã

5

Thủ tục thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung đối với tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp xã

6

Thủ tục đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp xã

7

Thủ tục đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn một xã

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp xã

8

Thủ tục đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp xã

9

Thủ tục thông báo về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp xã

10

Thủ tục thông báo tổ chức quyên góp trong địa bàn một xã của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

Tín ngưỡng, tôn giáo

Ủy ban nhân dân cấp xã

PHẦN II. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG

1. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN TỔ CHỨC TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản để tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Bộ Nội vụ.

+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ công nhận hoặc không công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ để trả cho tổ chức. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;

+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng), bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;

+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;

+ Hiến chương của tổ chức;

+ Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tổ chức tôn giáo hoặc văn bản trả lời về việc không công nhận tổ chức tôn giáo.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo (Mẫu B9, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Quyết định về việc công nhận tổ chức tôn giáo (Mẫu A2, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

- Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(Hiến chương của tổ chức tôn giáo có những nội dung cơ bản sau đây: Tên của tổ chức; Tôn chỉ, mục đích, nguyên tắc hoạt động; Địa bàn hoạt động, trụ sở chính; Tài chính, tài sản; Người đại diện theo pháp luật, mẫu con dấu; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; Nhiệm vụ, quyền hạn của ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; Điều kiện, tiêu chuẩn, thẩm quyền, cách thức phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành; Điều kiện, thẩm quyền, cách thức giải thể tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc; Việc tổ chức hội nghị, đại hội; thể thức thông qua quyết định, sửa đổi, bổ sung hiến chương; nguyên tắc, phương thức giải quyết tranh chấp nội bộ của tổ chức; Quan hệ giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức tôn giáo trực thuộc, giữa tổ chức tôn giáo với tổ chức, cá nhân khác có liên quan).

- Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

- Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B9

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….(1)…., ngày……. tháng…… năm…..

ĐỀ NGHỊ

Công nhận tổ chức tôn giáo

Kính gửi: ……..(2)…….

Tên tổ chức đề nghị (chữ in hoa): …………………………….(3)......................

Đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa): ........................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ............................................................................

Trụ sở của tổ chức: ................................................................................................

Tên tôn giáo: .........................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên: ...................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): .................................................................

- Số CMTND/CCCD: ...................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có): ........................................................................

Số lượng tín đồ: ....................................................................................................

Địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị: ..........................................

Cơ cấu tổ chức: .....................................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức; bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi; hiến chương của tổ chức; bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

TM. TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tên tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

Mẫu A2

………….(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./QĐ-…. (2)

...(3)…, ngày….. tháng….. năm…..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận tổ chức tôn giáo

…….(4)…….

Căn cứ Điều 21 và Điều 22 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ .…….…….…….…….…….…….…….(5)…….…….…….…………..;

Theo đề nghị của ….…….…….…….…….…….…….…….…….…….…..…

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận tổ chức tôn giáo:

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa): ..............................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ..................................................................

Trụ sở của tổ chức tôn giáo: .......................................................................

Tên tôn giáo: ...............................................................................................

Năm hình thành tại Việt Nam: ....................................................................

Tôn chỉ, mục đích hoạt động: .....................................................................

Cơ cấu tổ chức: ...........................................................................................

Địa bàn hoạt động: ......................................................................................

Điều 2. ……. (6) được hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam và Hiến chương của tổ chức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 3. (hiệu lực của Quyết định; ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành Quyết định)./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- …………..;
- Lưu: VT,…….

…….(4)…….
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc công nhận tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc công nhận tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(2) Viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định.

(3) Địa danh nơi ban hành Quyết định.

(4) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết định.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan ban hành Quyết định.

(6) Tên tổ chức tôn giáo được công nhận.

2. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP, CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản để tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Bộ Nội vụ.

+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng Dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;

+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng), bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;

+ Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);

+ Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B13, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B14, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu: Sau khi được Bộ Nội vụ chấp thuận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày được Bộ Nội vụ chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.

- Điều kiện: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quy định về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.

+ Hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….(1)…., ngày……. tháng…… năm…..

ĐỀ NGHỊ

Thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi: ……..(2)…….

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc (chữ in hoa):

...............................................................................................................................

Trụ sở: ..................................................................................................................

Đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập: .............................................

Địa điểm dự kiến đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập: .........................................................................................................................

Người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập:

- Họ và tên: ……………...............................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): .................................................................

- Số CMTND/CCCD: ...................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có): ........................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo: ..................................................................................

Số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập: .........................................................................................................................

Cơ cấu tổ chức: ....................................................................................................

Lý do thành lập: ....................................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc; hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có); bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

TM. TỔ CHỨC(3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Mẫu B14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

….(1)…., ngày……. tháng…… năm…..

ĐỀ NGHỊ

Chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi: ……..(2)…….

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc (chữ in hoa):

...............................................................................................................................

Trụ sở: ...................................................................................................................

Đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc với các nội dung sau:

1. Lý do chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất: .......................................................

2. Tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất:

Tên tổ chức: ..........................................................................................................

Trụ sở: ..................................................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo: ................................Số lượng tín đồ ........................

Cơ cấu tổ chức: .....................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên: ...................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): .................................................................

- Số CMTND/CCCD: ...................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có): .......................................................................

3. Tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất:

Tên tổ chức: ..........................................................................................................

Trụ sở: ..................................................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo: ................................Số lượng tín đồ ........................

Cơ cấu tổ chức: .....................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên: ...................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): .................................................................

- Số CMTND/CCCD: ...................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có): ........................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc; bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở; hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có).

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề nghị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị.

3. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản để tổ chức tôn giáo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Bộ Nội vụ.

+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng), bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo cơ sở đào tạo;

+ Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo gồm các nội dung cơ bản: tên cơ sở đào tạo; địa điểm đặt trụ sở; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; trình độ, loại hình đào tạo; chương trình, nội dung giảng dạy và chuẩn đào tạo của từng trình độ đào tạo; tài chính, tài sản;

+ Dự thảo quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo;

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo; ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo (Mẫu B24, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu: Sau khi được Bộ Nội vụ chấp thuận, tổ chức tôn giáo có văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo.

Hết thời hạn 03 năm kể từ ngày được Bộ Nội vụ chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo không thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.

- Điều kiện: Tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo;

+ Có địa điểm hợp pháp để đặt cơ sở đào tạo;

+ Có chương trình, nội dung đào tạo; có môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo;

+ Có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B24

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa): ….………………………………..…

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Đề nghị thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo với các nội dung sau:

Tên cơ sở đào tạo tôn giáo: ………...…..…………………………….....

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): …………………………………………

Địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo: ………………………......................

Người đại diện:

- Họ và tên:……………………………………………… .........................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):……………………………………. ......

- Số CMTND/CCCD: …………………….. ..............................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):………………………………....………. .....

Sự cần thiết thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo: …………..………………

…….……………….……………………………………………………… ......

Văn bản kèm theo gồm: Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo cơ sở đào tạo tôn giáo; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo (gồm các nội dung cơ bản: Tên cơ sở đào tạo; địa điểm đặt trụ sở; chức năng, nhiệm vụ; cơ cấu tổ chức, nhân sự; trình độ, loại hình đào tạo; chương trình, nội dung giảng dạy và chuẩn đào tạo của từng trình độ đào tạo; tài chính, tài sản); dự thảo quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo tôn giáo; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp và cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo; ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về địa điểm đặt cơ sở đào tạo tôn giáo.

TM. TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

4. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CHO TỔ CHỨC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC TÔN GIÁO NƯỚC NGOÀI

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Bộ Nội vụ.

+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Văn bản chấp thuận hoặc văn bản mời gia nhập của tổ chức tôn giáo nước ngoài.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có nhu cầu gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài (Mẫu B47, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B47

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa): …......………………………………...

Trụ sở của tổ chức: ….……………………………………………………

Đề nghị về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo nước ngoài gia nhập:.................................................

(Thuộc nước nào, năm thành lập, hoạt động trong lĩnh vực gì)

Tôn chỉ, mục đích hoạt động của tổ chức tôn giáo nước ngoài:…………..

……………………………………………………………………………. .......

Mục đích gia nhập: ……………………………………………………….

Thời điểm gia nhập: ………………………………………………………

Văn bản kèm theo gồm: Văn bản chấp thuận hoặc văn bản mời gia nhập của tổ chức tôn giáo nước ngoài; hiến chương của tổ chức tôn giáo nước ngoài.

TM. TỔ CHỨC
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

5. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP ĐĂNG KÝ PHÁP NHÂN PHI THƯƠNG MẠI CHO TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Bộ Nội vụ.

+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ cấp hoặc không cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ để trả cho tổ chức. Trường hợp không cấp đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;

+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng), bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc;

+ Bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;

+ Hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B15, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Quyết định về việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu A3, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh để được tổ chức tôn giáo để nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương;

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;

- Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B15

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa): …………………………………….…

Trụ sở:……………………………...…………………………………......

Người đại diện:

Họ và tên:…………………………… ……………….…..........................

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):………………………………........ .........

Số CMTND/CCCD: ……………………...................................................

Chức vụ, phẩm vị (nếu có):………………………………....……… ........

Đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc:…………………………….……….........

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ……………………………………….......

Trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc:.........................................................

Địa bàn hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc:......................................

Cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo trực thuộc: …………………....……..

Số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm được đề nghị cấp đăng ký:.…...............................................

Người đại diện:

- Họ và tên:………………………………… …………… ........................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):……………………………………. ......

- Số CMTND/CCCD: …………………….. ..............................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):………………………………....………. .....

Văn bản kèm theo gồm: Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc; bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc; hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

TM. TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

Mẫu A3

……… (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……/QĐ- …….(2)

(3)……, ngày……tháng……năm……

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc

………….(4)

Căn cứ Điều 30 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Điều 11 của Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ ………………………………(5)………………………………...;

Theo đề nghị của………………………….……………………….………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho …...(6)………….....…

Thuộc tổ chức tôn giáo: …...……………….…....…………………………

Trụ sở của ….. (6):…………………………...………….………….……….

Địa bàn hoạt động tôn giáo …...... (6):……………....………………..……..

Điều 2. ….(6)… được hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam và hiến chương của tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 3. (Hiệu lực của Quyết định; ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành Quyết định)./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- …………..;
- Lưu: VT, …..

………..(4)..........
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(2) Viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định.

(3) Địa danh nơi ban hành Quyết định.

(4) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết định.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan ban hành Quyết định.

(6) Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc được cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại.

6. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ TỰ GIẢI THỂ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN CHƯƠNG

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh tự giải thể theo quy định của hiến chương có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Bộ Nội vụ.

+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tự giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản kê khai tài sản, tài chính;

+ Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có);

+ Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh đề nghị tự giải thể tổ chức theo quy định của hiến chương của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tự giải thể tổ chức tôn giáo theo quy định của hiến chương của tổ chức.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo (Mẫu B16, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Quyết định về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo (Mẫu A6, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh tự giải thể theo quy định của hiến chương có trách nhiệm đăng thông báo thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên 05 (năm) số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở trung ương.

- Thời điểm Bộ Nội vụ chấp thuận cho tổ chức tôn giáo giải thể là thời điểm tổ chức phải nộp lại bản chính quyết định công nhận tổ chức tôn giáo; giấy chứng nhận của cơ quan công an về việc tổ chức đã nộp, hủy con dấu theo quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B16

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc (chữ in hoa):….…

Trụ sở:……………………………………..……………………………...

Người đại diện:

Họ và tên:………………………………………………............................

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):……………………………………. ........

Số CMTND/CCCD: ……………………...................................................

Chức vụ, phẩm vị (nếu có):………………………………....………. .......

Đề nghị chấp thuận cho giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị được giải thể:......

Trụ sở của tổ chức: …………………………..………………………….

Người đại diện:

- Họ và tên:………………………………… …………… ........................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):……………………………………. ......

- Số CMTND/CCCD: …………………….. ..............................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):………………………………....………. .....

Cơ cấu tổ chức:............................................................................................

Lý do giải thể: ………………………………………………………...... ..

Dự kiến thời điểm giải thể:………………………………………………..

Văn bản kèm theo gồm: Bản kê khai tài sản, tài chính; phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có); danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị giải thể.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị.

Mẫu A6

………(1) ………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/QĐ-……(2)

...(3)…, ngày….. tháng….. năm…..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo

……………… (4)

Căn cứ Điều 31 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Điều 14 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ …………………………………(5)........................................................ ;

Theo đề nghị của ...............................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chấp thuận cho ………………………….(6)..................................

Trụ sở: .........................................................................................................

Cơ cấu tổ chức: ...........................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo: ........................................................................

Được giải thể theo hiến chương của tổ chức từ ngày….tháng….. năm .....

Điều 2. …...…...(6) có trách nhiệm thực hiện việc giải thể tổ chức theo hồ sơ đề nghị giải thể ngày... tháng... năm.... của tổ chức.

Điều 3. Quyết định này được công bố công khai trên (7) ………...………

Điều 4. (Hiệu lực của Quyết định; ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành Quyết định)./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
-....................;
- Lưu: VT,...

………..(4)………..
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc chấp thuận giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc chấp thuận giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(2) Viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định.

(3) Địa danh nơi ban hành Quyết định.

(4) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết định.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan ban hành Quyết định.

(6) Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(7) Cổng hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ra quyết định; 01 số báo in hoặc báo điện tử ở trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có trụ sở.

7. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ GIẢI THỂ TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN CHƯƠNG CỦA TỔ CHỨC

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Bộ Nội vụ.

+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản kê khai tài sản, tài chính;

+ Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có);

+ Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc thuộc tổ chức tôn giáo hoặc danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc thuộc tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo (Mẫu B16, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Quyết định về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo (Mẫu A6, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh bị giải thể theo quy định của hiến chương có trách nhiệm thông báo thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên 05 (năm) số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở trung ương;

- Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày Bộ Nội vụ chấp thuận việc giải thể, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc và nộp lại cho Ban Tôn giáo Chính phủ các văn bản sau đây:

+ Bản chính văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Bản chính văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp.

+ Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc thuộc tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể.

+ Giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an về việc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể đã nộp, hủy con dấu theo quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B16

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc (chữ in hoa):….…

Trụ sở:……………………………………..……………………………...

Người đại diện:

Họ và tên:………………………………………………............................

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):……………………………………. ........

Số CMTND/CCCD: ……………………...................................................

Chức vụ, phẩm vị (nếu có):………………………………....………. .......

Đề nghị chấp thuận cho giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị được giải thể:......

Trụ sở của tổ chức: …………………………..…………………………. .

Người đại diện:

Họ và tên:………………………………… ……………...........................

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):……………………………………. ........

Số CMTND/CCCD: ……………………...................................................

Chức vụ, phẩm vị (nếu có):………………………………....………. .......

Cơ cấu tổ chức:............................................................................................

Lý do giải thể: ………………………………………………………...... ..

Dự kiến thời điểm giải thể:………………………………………………..

Văn bản kèm theo gồm: Bản kê khai tài sản, tài chính; phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có); danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị giải thể.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị.

Mẫu A6

………(1)………
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……/QĐ-……(2)

...(3)…, ngày….. tháng….. năm…..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo

……………… (4)

Căn cứ Điều 31 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Điều 14 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ …………………………………(5)........................................................ ;

Theo đề nghị của ...............................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chấp thuận cho ………………………….(6)..................................

Trụ sở: .........................................................................................................

Cơ cấu tổ chức: ...........................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo: ........................................................................

Được giải thể theo hiến chương của tổ chức từ ngày….tháng….. năm .....

Điều 2. …...…...(6) có trách nhiệm thực hiện việc giải thể tổ chức theo hồ sơ đề nghị giải thể ngày... tháng... năm.... của tổ chức.

Điều 3. Quyết định này được công bố công khai trên (7) ………...………

Điều 4. (Hiệu lực của Quyết định; ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành Quyết định)./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
-....................;
- Lưu: VT,...

………..(4)………..
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc chấp thuận giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc chấp thuận giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(2) Viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định.

(3) Địa danh nơi ban hành Quyết định.

(4) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết định.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan ban hành Quyết định.

(6) Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(7) Cổng hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ra quyết định; 01 số báo in hoặc báo điện tử ở trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có trụ sở.

8. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ GIẢI THỂ CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Bộ Nội vụ.

+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo trực thuộc theo quyết định của tổ chức tôn giáo và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản kê khai tài sản, tài chính;

+ Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có); phương thức giải quyết quyền lợi của học viên và những người có liên quan.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo (Mẫu B28, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Quyết định về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo (Mẫu A10, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ -CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm đăng thông báo thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên 05 (năm) số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở trung ương đối với cơ sở đào tạo tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; trên 05 số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở địa phương đối với cơ sở đào tạo tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

- Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày được chấp thuận việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo và nộp lại cho cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương bản chính văn bản chấp thuận thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bản chính văn bản thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo của tổ chức tôn giáo; giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an về việc cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể đã nộp, hủy con dấu theo quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B28

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa):………………..……………………....

Tên giao dịch quốc tế (nếu có): ………………………………………….

Người đại diện của tổ chức tôn giáo:

- Họ và tên:……………………………………..……… ...........................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):………………………………… ...........

- Số CMTND/CCCD: ………………… ....................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):………………………………....…… ..........

Trụ sở:………………………………………………………………….....

Đề nghị chấp thuận cho tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo với các nội dung sau:

Tên cơ sở đào tạo tôn giáo:…………………………….………………....

Trụ sở của cơ sở đào tạo:…….………………………………………… ...

Người đại diện của cơ sở đào tạo tôn giáo:

- Họ và tên:………………………………….…..……… ..........................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):………………………………… ...........

- Số CMTND/CCCD: ………………… ....................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):………………………………....…… ..........

Cơ cấu tổ chức của cơ sở đào tạo tôn giáo:……………………………….

Lý do giải thể: ………………………………………………………….....

Dự kiến thời điểm giải thể:……………………………………………….

Văn bản kèm theo gồm: Bản kê khai tài sản, tài chính; phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có); phương thức giải quyết quyền lợi của học viên và những người có liên quan.

TM. TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

Mẫu A10

……… (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……/QĐ- …….(2)

(3)……, ngày……tháng……năm……

QUYẾT ĐỊNH

Về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo

………….(4)

Căn cứ................................................ (5)........................................................

Căn cứ Điều 42 Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Điều 19 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

Theo đề nghị của………………....….…….(6)…………………....…….………,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giải thể ………………………….(6)….........................……………

Thuộc …………………....…...……….(7) ……………................……….

Trụ sở của cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể: …………….........…………

Được chấp thuận thành lập theo Quyết định số …. ngày ... tháng ... năm ... của ...(1) … và văn bản thành lập …(6) … ngày … tháng … năm … của …(7)

…………..(6) ….....… bị giải thể từ ngày ….. tháng …... năm …...

Điều 2. Lý do bị giải thể…………………………………………………..

Điều 3. Quyết định này được công bố công khai trên……..(8)……..…

Điều 4. (hiệu lực của Quyết định; ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành Quyết định)./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- ……………;
- Lưu: VT, …..

………(4)………
(Chữ ký, dấu
)

____________________

(1) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết định.

(2) Viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định.

(3) Địa danh nơi ban hành Quyết định.

(4) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết định.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan ban hành Quyết định.

(6) Tên cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể.

(7) Tên tổ chức tôn giáo.

(8) Cổng hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ra quyết định; 01 số báo in hoặc báo điện tử ở trung ương hoặc địa phương nơi cơ sở đào tạo tôn giáo có trụ sở.

9. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VỀ TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét văn bản đề nghị, trường hợp văn bản đề nghị chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để bổ sung, hoàn thiện văn bản. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản đề nghị không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản đề nghị trình Bộ Nội vụ.

+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản đề nghị trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản đề nghị, có Giấy tiếp nhận văn bản và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Chương trình; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị tổ chức hội nghị liên tôn giáo hoặc hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B32, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B32

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Tổ chức hội nghị liên tôn giáo hoặc hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa)… …………………...(3)......................................

Trụ sở: ……………………………………………………………………

Đề nghị tổ chức hội nghị …(4) … với các nội dung sau:

Lý do tổ chức:……………………………………………………………..

Nội dung: ………………………………………………............................

Thời gian: ………………………………………………...........................

Địa điểm: ………………………………………………............................

Hình thức tổ chức: …………………................(5).......................................

Văn bản kèm theo gồm: Chương trình; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(4) Hội nghị liên tôn giáo hoặc hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

10. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỬA ĐỔI HIẾN CHƯƠNG CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh khi sửa đổi hiến chương gửi văn bản đăng ký đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét văn bản đăng ký, trường hợp văn bản chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện văn bản. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết văn bản đăng ký phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản đăng ký không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản đăng ký trình Bộ Nội vụ.

+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận hoặc không chấp thuận hiến chương sửa đổi và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ để trả cho tổ chức. Trường hợp từ chối đăng ký hiến chương sửa đổi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản đăng ký trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản đăng ký, có Giấy tiếp nhận văn bản và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản đăng ký được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Hiến chương sửa đổi.

- Số lượng hồ sơ: 01 (văn bản).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận cho tổ chức tôn giáo đăng ký sửa đổi hiến chương.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký sửa đổi hiến chương (Mẫu B10, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐĂNG KÝ

Sửa đổi hiến chương

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa):..……………..……………………..

Trụ sở của tổ chức tôn giáo:……………………………………………

Người đại diện:

- Họ và tên:……………………………… …………… ............................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):…………………………………. ..........

- Số CMTND/CCCD: ………………….. ..................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):....................................................................

Đăng ký sửa đổi hiến chương với các nội dung sau:

Nội dung sửa đổi:

…………………………………………………………….…………… ...

…………………………………………………………….…………… ...

…………………………………………………………….…………… ...

……………………………………………………………….……………

……………………………………………………………….……………

Lý do sửa đổi:

……………………………………………………………….……………

……………………………………………………………….……………

Văn bản kèm theo: Hiến chương sửa đổi.

TM. TỔ CHỨC
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

11. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI TÊN CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Bộ Nội vụ.

+ Bộ Nội vụ căn cứ Tờ trình của Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ để trả cho tổ chức. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản sao quyết định công nhận tổ chức tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo;

+ Bản sao văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Bản sao văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh thay đổi tên của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B11, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu:

+ Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có tên bằng tiếng Việt.

+ Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không trùng với tên tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.

- Điều kiện: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh thay đổi tên phải được Bộ Nội vụ chấp thuận.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Thay đổi tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi:……….(2)……….

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa): …..……………………………...........

Trụ sở của tổ chức tôn giáo:………………………………………………

Người đại diện:

- Họ và tên:…………………………………………… .............................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):………………………………...... .........

- Số CMTND/CCCD: ………………… ....................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):………………………………....…..... .........

Đề nghị về việc thay đổi tên của tổ chức …(3) … với các nội dung sau:

Lý do thay đổi:………………………………….………………………...

Tên của tổ chức trước khi thay đổi(3):…........... ..........................................

Tên giao dịch quốc tế trước khi thay đổi (nếu có): ……………………....

Tên của tổ chức sau khi thay đổi(3):........... .................................................

Tên giao dịch quốc tế sau khi thay đổi (nếu có): ………………………...

Dự kiến thời điểm thay đổi:…..………………………….…………....... ..

Văn bản kèm theo gồm: Bản sao quyết định công nhận tổ chức tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo; bản sao văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bản sao văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

TM. TỔ CHỨC
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

12. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CHO TỔ CHỨC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 18 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại, văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ; cấp hoặc không cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh và trả kết quả giải quyết cho tổ chức. Trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng), bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;

+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;

+ Quy chế hoạt động của tổ chức;

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 18 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc văn bản trả lời về việc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đăng ký cấp chứng nhận hoạt động tôn giáo (Mẫu B8, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo (Mẫu A1, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi.

- Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái quy định của pháp luật.

- Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.

- Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

- Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B8

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐĂNG KÝ

Cấp chứng nhận hoạt động tôn giáo

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức:……………...…………………….………………...............

Họ và tên người đại diện:..………………………………………………

Đăng ký cấp chứng nhận hoạt động tôn giáo với các nội dung sau:

Tên tổ chức (chữ in hoa):..………………………………………………

Tên giao dịch quốc tế (nếu có):…………………………........................

Tên tôn giáo:.............................................................................................

Trụ sở của tổ chức:…………….…………………………..……………

Người đại diện:

- Họ và tên:……………………………… …………… ..........................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):………………………………….........

- Số CMTND/CCCD: ………………….. ................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):....................................................................

Nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển ở Việt Nam: ……………….

Tôn chỉ, mục đích:……………………………………………………….

Nội dung hoạt động:……………………………………………….….....

Địa bàn hoạt động:…………………………………………..………......

Số lượng người tin theo:.……………………………………..………….

Cơ cấu tổ chức:………………………………………………………….

Địa điểm dự kiến đặt trụ sở:……….………….…………………………

Văn bản kèm theo gồm: Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức; bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi; quy chế hoạt động của tổ chức; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________________

(1) Địa danh nơi dự kiến có trụ sở của tổ chức.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

Mẫu A1

……… (1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……/CN- …….(2)

(3)……, ngày……tháng……năm……

GIẤY CHỨNG NHẬN

Đăng ký hoạt động tôn giáo

…………...............……(1) ……………………… chứng nhận:

Tên tổ chức (chữ in hoa):..………………………………………………..

Tên giao dịch quốc tế của tổ chức (nếu có): …………………...…………

Trụ sở:…………….…………………………………..……....…………..

Tên tôn giáo: ...……………………………………....................................

Nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển ở Việt Nam:............................

Tôn chỉ, mục đích hoạt động:…..…………………………………………

Địa bàn hoạt động:………………..…………………………..………......

Cơ cấu tổ chức: ………………………………………………………. .....

Được hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo nội dung đăng ký đã được chấp thuận kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo./.


Nơi nhận:
- ……….;
- ……….;
- Lưu: VT,…

………(4)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(2) Viết tắt tên cơ quan cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(3) Địa danh nơi cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

13. THỦ TỤC THÔNG BÁO NGƯỜI ĐƯỢC PHONG PHẨM HOẶC SUY CỬ LÀM CHỨC SẮC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 33 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ về người được phong phẩm hoặc suy cử làm hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành; phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài; giảng sư trở lên của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam và các phẩm vị tương đương của tổ chức tôn giáo khác.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của chức sắc (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử chức sắc theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc (Mẫu B18, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về người được phong phẩm hoặc suy cử.

- Điều kiện: Người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

+ Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B18

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa): ……..……………………………….

Trụ sở: …………………………………………………………………..

Thông báo việc phong phẩm hoặc suy cử chức sắc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị trước và sau khi được phong phẩm hoặc suy cử

Địa bàn hoạt động tôn giáo trước và sau khi được phong phẩm hoặc suy cử

Trước

Sau

Trước

Sau

1

2

n

Văn bản kèm theo gồm: Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo; sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của chức sắc.

TM. TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

14. THỦ TỤC THÔNG BÁO HỦY KẾT QUẢ PHONG PHẨM HOẶC SUY CỬ CHỨC SẮC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 33 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ về việc hủy kết quả người được phong phẩm hoặc suy cử làm hòa thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành; phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài; giảng sư trở lên của Tịnh độ Cư sỹ Phật hội Việt Nam và các phẩm vị tương đương của tổ chức tôn giáo khác trong trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo hủy kết quả người được phong phẩm hoặc suy cử theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Nội dung văn bản thông báo theo quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc hủy kết quả đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

15. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NGƯỜI ĐƯỢC BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ LÀM CHỨC VIỆC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo trước khi bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc là thành viên ban lãnh đạo tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động trong nhiều tỉnh; người đứng đầu tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động trong nhiều tỉnh; người đứng đầu cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ; chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc và trả kết quả giải quyết cho tổ chức. Trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đăng ký, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng) của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;

+ Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử, suy cử theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B19, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

- Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B19

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐĂNG KÝ

Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa) : …………(3)…………………………………

Trụ sở: …………………………………………………………………..

Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Trước

Sau

Trước

Sau

1

2

Văn bản kèm theo gồm: Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

16. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NGƯỜI ĐƯỢC BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ LÀM CHỨC VIỆC CỦA TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ; chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc và trả kết quả giải quyết cho tổ chức. Trường hợp từ chối đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đăng ký, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng) của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;

+ Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B19, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

- Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B19

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐĂNG KÝ

Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa) : …………(3)…………………………………

Trụ sở: …………………………………………………………………..

Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Trước

Sau

Trước

Sau

1

2

Văn bản kèm theo gồm: Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

17. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ NGƯỜI ĐƯỢC BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ LÀM CHỨC VIỆC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B20, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo gửi văn bản thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……….…(3)………………………………….

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách

1

2

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

18. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ NGƯỜI ĐƯỢC BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ LÀM CHỨC VIỆC CỦA TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B20, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh gửi văn bản thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……….…(3)………………………………….

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách

1

2

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

19. THỦ TỤC THÔNG BÁO KẾT QUẢ BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 7 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người dự kiến lãnh đạo của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, sau khi có kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc, tổ chức có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản thông báo không tính vào thời hạn giải quyết.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B20, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh, tổ chức có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……….…(3)………………………………….

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách

1

2

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

20. THỦ TỤC THÔNG BÁO KẾT QUẢ BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 7 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người dự kiến lãnh đạo của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, sau khi có kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc, tổ chức có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B20, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc, tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……….…(3)………………………………….

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách

1

2

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

21. THỦ TỤC THÔNG BÁO KẾT QUẢ BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 7 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, sau khi có kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B20, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……….…(3)………………………………….

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách

1

2

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

22. THỦ TỤC THÔNG BÁO KẾT QUẢ BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 7 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người dự kiến lãnh đạo của cơ sở đào tạo tôn giáo theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, sau khi có kết quả bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có cơ sở đào tạo tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B20, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, tổ chức tôn giáo có cơ sở đào tạo tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……….…(3)………………………………….

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách

1

2

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

23. THỦ TỤC THÔNG BÁO CÁCH CHỨC, BÃI NHIỆM CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 1 ĐIỀU 33 VÀ KHOẢN 1 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Văn bản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc cách chức, bãi nhiệm.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc (Mẫu B23, Phụ lục kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B23

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa):………..…………… (3)………….……………..

Trụ sở: …………………………………………………………………..

Thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc với các nội dung sau:

Người bị cách chức, bãi nhiệm:

- Họ và tên:....................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):……………………………….….………

- Số CMTND/CCCD:....................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):….........................………………..…………..

Lý do cách chức, bãi nhiệm: ………….………………………….....……...

…………………………………………………………….………….....….

…………………………………………………………….………….....….

Thời điểm cách chức, bãi nhiệm: ..................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Văn bản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc cách chức, bãi nhiệm.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 33, khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

24. THỦ TỤC THÔNG BÁO CÁCH CHỨC, BÃI NHIỆM CHỨC VIỆC CỦA TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm chức việc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Văn bản của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc cách chức, bãi nhiệm.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh cách chức, bãi nhiệm chức việc.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc (Mẫu B23, Phụ lục kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm chức việc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B23

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa):………..…………… (3)………….……………..

Trụ sở: …………………………………………………………………..

Thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc với các nội dung sau:

Người bị cách chức, bãi nhiệm:

- Họ và tên:....................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):……………………………….….………

- Số CMTND/CCCD:....................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):….........................………………..…………..

Lý do cách chức, bãi nhiệm: ………….………………………….....……...

…………………………………………………………….………….....….

…………………………………………………………….………….....….

Thời điểm cách chức, bãi nhiệm: ..................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Văn bản của tổ chức về việc cách chức, bãi nhiệm.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 33, khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

25. THỦ TỤC THÔNG BÁO HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày trước khi cơ sở đào tạo tôn giáo bắt đầu hoạt động, người đại diện cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ về hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện cơ sở đào tạo tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo;

+ Văn bản thành lập; quy chế tổ chức và hoạt động; quy chế tuyển sinh; danh sách thành viên ban lãnh đạo; báo cáo về nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất để bảo đảm hoạt động.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện của cơ sở đào tạo tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Nội dung thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Chậm nhất là 20 ngày trước khi cơ sở đào tạo tôn giáo bắt đầu hoạt động.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

26. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỬA ĐỔI QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HOẶC QUY CHẾ TUYỂN SINH CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cơ sở đào tạo tôn giáo khi sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động hoặc quy chế tuyển sinh gửi văn bản đăng ký đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét văn bản đăng ký, trường hợp văn bản đăng ký chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho cơ sở đào tạo tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản đăng ký không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản đăng ký; chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi quy chế và trả kết quả giải quyết cho cơ sở đào tạo tôn giáo. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản đăng ký trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản đăng ký, có Giấy tiếp nhận văn bản đăng ký và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản đăng ký được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Quy chế sửa đổi.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở đào tạo tôn giáo sửa đổi quy chế tổ chức và hoạt động hoặc quy chế tuyển sinh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi quy chế.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký thay đổi quy chế tổ chức và hoạt động hoặc quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo tôn giáo (Mẫu B25, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ sở đào tạo tôn giáo được hoạt động theo các quy chế sửa đổi sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B25

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐĂNG KÝ

Thay đổi quy chế tổ chức và hoạt động hoặc quy chế tuyển sinh của cơ sở đào tạo tôn giáo

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên cơ sở đào tạo tôn giáo (chữ in hoa):………...…..……...……….……

Trụ sở của cơ sở đào tạo tôn giáo: ……………………………............ .....

Đăng ký thay đổi quy chế … (3) … của cơ sở đào tạo tôn giáo với các nội dung sau:

Nội dung thay đổi: …………………….………………………………...

Lý do thay đổi: …….……………….…………………………………...

Thời điểm thực hiện quy chế sửa đổi:………………….…………….…

Văn bản kèm theo: Quy chế sửa đổi.

TM. CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của cơ sở đào tạo tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

(3) Quy chế tổ chức và hoạt động hoặc quy chế tuyển sinh.

27. THỦ TỤC THÔNG BÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc khoá học, cơ sở đào tạo tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về kết quả đào tạo của từng khoá học đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho cơ sở đào tạo tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Danh sách học viên tốt nghiệp (họ và tên, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở đào tạo tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo (Mẫu B26, Phụ lục kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc khoá đào tạo.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B26

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên cơ sở đào tạo tôn giáo (chữ in hoa):………...…..……...……….……

Trụ sở của cơ sở đào tạo tôn giáo: ……………………………............ .....

Thông báo kết quả đào tạo của cơ sở đào tạo tôn giáo với các nội dung sau:

Khóa đào tạo: ……………….......……......………………………………...

Hình thức đào tạo: …….………………..(3)………………………………...

Năm tốt nghiệp:………………….…………........................................……

Số lượng học viên tốt nghiệp:........................................................................

Văn bản kèm theo: Danh sách học viên tốt nghiệp (họ và tên, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc).

TM. CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của cơ sở đào tạo tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

(3) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

28. THỦ TỤC THÔNG BÁO DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được công nhận, chấp thuận hoặc được cấp chứng nhận hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung (Mẫu B30, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được công nhận, chấp thuận hoặc được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh trước ngày Luật có hiệu lực có trách nhiệm thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chỉ thực hiện một lần. Đối với các hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã thông báo thì người đại diện tổ chức có trách nhiệm gửi văn bản thông báo bổ sung đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B30

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa):…….………………… (3)……………………....

Trụ sở:………..…………………………………………………………...

Thông báo danh mục hoạt động ...(4)... với các nội dung sau:

TT

Tên các hoạt động tôn giáo

Thời gian tổ chức

Địa điểm diễn ra hoạt động tôn giáo

Ghi chú

1

2

...

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung.

29. THỦ TỤC THÔNG BÁO DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO BỔ SUNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã thông báo hằng năm, người đại diện của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện của tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh bổ sung hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã thông báo hằng năm.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung (Mẫu B30, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã thông báo hằng năm, người đại diện của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo bổ sung đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B30

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa):…….………………… (3)……………………....

Trụ sở:………..…………………………………………………………...

Thông báo danh mục hoạt động ...(4)... với các nội dung sau:

TT

Tên các hoạt động tôn giáo

Thời gian tổ chức

Địa điểm diễn ra hoạt động tôn giáo

Ghi chú

1

2

...

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung.

30. THỦ TỤC THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức hội nghị, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc tổ chức hội nghị thường niên đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Dự kiến thành phần, số lượng người tham dự; chương trình tổ chức hội nghị thường niên.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh tổ chức hội nghị thường niên.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo tổ chức hội nghị thường niên (Mẫu B31, Phụ lục kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức hội nghị, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc tổ chức hội nghị thường niên đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B31

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Tổ chức hội nghị thường niên

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ………………….............(3)...............................

Trụ sở: ……………………………………………………………………

Thông báo về việc tổ chức hội nghị thường niên với các nội dung sau:

Nội dung: ………………………………………………............................

Thời gian: ………………………………………………...........................

Địa điểm: ………………………………………………............................

Hình thức tổ chức: …………………................(4).......................................

Văn bản kèm theo gồm: Dự kiến thành phần, số lượng người tham dự; chương trình tổ chức hội nghị thường niên.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Ký, ghi rõ họ tên, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một huyện.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

31. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC HỘI NGHỊ LIÊN TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức hội nghị liên tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét văn bản đề nghị, trường hợp văn bản đề nghị chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để bổ sung, hoàn thiện văn bản. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản (nếu cần), chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức hội nghị liên tôn giáo và trả kết quả giải quyết cho tổ chức. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản đề nghị trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản đề nghị, có Giấy tiếp nhận văn bản và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Chương trình; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức hội nghị liên tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức hội nghị liên tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị tổ chức hội nghị liên tôn giáo hoặc hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B32, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B32

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Tổ chức hội nghị liên tôn giáo hoặc hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa)… …………………...(3)......................................

Trụ sở: ……………………………………………………………………

Đề nghị tổ chức hội nghị …(4) … với các nội dung sau:

Lý do tổ chức:……………………………………………………………..

Nội dung: ………………………………………………............................

Thời gian: ………………………………………………...........................

Địa điểm: ………………………………………………............................

Hình thức tổ chức: …………………................(5).......................................

Văn bản kèm theo gồm: Chương trình; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(4) Hội nghị liên tôn giáo hoặc hội nghị có yếu tố nước ngoài về tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

32. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI KHÔNG THUỘC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM A VÀ ĐIỂM B KHOẢN 3 ĐIỀU 45 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo trước khi tổ chức đại hội không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 45 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ, chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức đại hội và trả kết quả giải quyết cho tổ chức. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Chương trình tổ chức đại hội; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự;

+ Báo cáo tổng kết hoạt động của tổ chức;

+ Dự thảo hiến chương hoặc hiến chương sửa đổi (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tổ chức đại hội không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều 45 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức đại hội.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị tổ chức đại hội (Mẫu B33, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B33

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Tổ chức đại hội............

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……………….………(3)………………...........

Trụ sở: ……………………………………………………………………

Đề nghị tổ chức đại hội với các nội dung sau:

Lý do tổ chức: ……………………………………………….....................

Thời gian: ………………………………………………...........................

Địa điểm: ………………………………………………............................

Thành phần:.................................................................................................

Nội dung: ………………………………………………............................

Hình thức tổ chức: …………………................(4).......................................

Văn bản kèm theo gồm: Chương trình tổ chức đại hội; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự; báo cáo tổng kết hoạt động của tổ chức; dự thảo hiến chương hoặc hiến chương sửa đổi (nếu có).

TM. TỔ CHỨC (3)
(Ký, ghi rõ họ tên, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một huyện.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

33. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ MỜI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở NHIỀU TỈNH HOẶC HOẠT ĐỘNG QUAN HỆ QUỐC TẾ VỀ TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ; chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo và trả kết quả giải quyết cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Danh sách khách mời; dự kiến chương trình;

+ Bản giới thiệu tóm tắt các hoạt động chủ yếu của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

+ Văn bản chứng minh chức danh hoạt động tôn giáo của người được mời.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo (Mẫu B39, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B39

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa):…. .………………….(3).....................................

Trụ sở:…………………………………………………………………….

Đề nghị mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện …(4)… với các nội dung sau:

Tên tổ chức, cá nhân được mời: ………………(5)……...…………...……

Mục đích:………………………………….......…………………………..

Nội dung các hoạt động:…………….......………………………...………

Thời gian tổ chức:…………………...…………………………….…........

Địa điểm tổ chức: ………………………………………………………..........

Hình thức tổ chức: …………………............(6)...........................................

Văn bản kèm theo gồm: Danh sách khách mời; dự kiến chương trình; bản giới thiệu tóm tắt các hoạt động chủ yếu của tổ chức, cá nhân nước ngoài; văn bản chứng minh chức danh hoạt động tôn giáo của người được mời.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp mời tổ chức, cá nhân là người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện hoạt động quốc tế về tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp mời tổ chức, cá nhân là người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(4) Hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo.

(5) Đối với tổ chức được mời cần nêu rõ: Thuộc nước nào, năm thành lập, hoạt động trong lĩnh vực gì; đối với cá nhân được mời cần nêu rõ: Họ và tên; tên gọi khác, năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, tôn giáo (nếu có). Nếu có nhiều tổ chức, cá nhân đồng thời được mời thì lập danh sách đính kèm với đầy đủ các thông tin như trên.

(6) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

34. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ MỜI CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẾN GIẢNG ĐẠO CHO TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ; chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo và trả kết quả giải quyết cho tổ chức. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Danh sách khách mời; dự kiến chương trình;

+ Bản giới thiệu tóm tắt các hoạt động chủ yếu của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài;

+ Văn bản chứng minh chức danh hoạt động tôn giáo của người được mời.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị về việc cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo (Mẫu B40, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trong quá trình giảng đạo, chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài phải tôn trọng quy định của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo ở Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B40

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Về việc cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo

Kính gửi: …………………(2)………………

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……………………(3)……………………........

Trụ sở:…………………………………………………………………….

Đề nghị mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo với các nội dung sau:

Họ và tên:.....................………………..Năm sinh..................................…

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):..................................................................

Quốc tịch:………………………Số hộ chiếu:…………………… …….

Thuộc tổ chức tôn giáo:…………………………………………………

Trụ sở tại:…………………………………………………………………

Mục đích mời: ……………………………………………………………

Nội dung các hoạt động: .............................................................................

Thời gian tổ chức:...………………………………………………………

Địa điểm tổ chức:........................……………………………....................

Hình thức tổ chức: …………………............(4)...........................................

Văn bản kèm theo gồm: Danh sách khách mời; dự kiến chương trình; bản giới thiệu tóm tắt các hoạt động chủ yếu của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài; văn bản chứng minh chức danh hoạt động tôn giáo của người được mời.

TM. TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

____________________

(1) Địa danh nơi đặt trụ sở của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tên tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo mời chức sắc, nhà tu hành.

(4) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

35. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ MỜI CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẾN GIẢNG ĐẠO CHO NHÓM NGƯỜI NƯỚC NGOÀI SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ; chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo và trả kết quả giải quyết cho nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Danh sách khách mời; dự kiến chương trình;

+ Bản giới thiệu tóm tắt các hoạt động chủ yếu của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài;

+ Văn bản chứng minh chức danh hoạt động tôn giáo của người được mời.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị về việc nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo (Mẫu B41, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B41

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Về việc nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên nhóm: ……………………………………………………..…………

Người đại diện:

Họ và tên:………………………………Năm sinh:…………… ...............

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):……………………………………. ........

Quốc tịch:…………....…....…Số hộ chiếu:.………...................................

Đề nghị về việc mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo với các nội dung sau:

Chức sắc, nhà tu hành được mời:

- Họ và tên:..............................................Năm sinh:....................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):……………………………………. ......

- Quốc tịch:…………....…....…Số hộ chiếu:.……….. ..............................

- Thuộc tổ chức tôn giáo:…………………………………………………

- Trụ sở tại:………………………………………………………………..

Mục đích mời: ……………………………………………………………

Nội dung các hoạt động: .............................................................................

Thời gian tổ chức:...………………………………………………………

Địa điểm giảng đạo:........................……………………………………....

Hình thức tổ chức: …………………............(3)...........................................

Văn bản kèm theo gồm: Danh sách khách mời; dự kiến chương trình; bản giới thiệu tóm tắt các hoạt động chủ yếu của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài; văn bản chứng minh chức danh hoạt động tôn giáo của người được mời.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________________

(1) Địa danh nơi có địa điểm dự kiến tổ chức giảng đạo của nhóm người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tập trung.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

(3) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

36. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI HỌC TẠI CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam có người nước ngoài tự nguyện đăng ký theo học gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho cơ sở đào tạo tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ; chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam và trả kết quả giải quyết cho cơ sở đào tạo tôn giáo. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản dịch hộ chiếu của người đăng ký học sang tiếng Việt có công chứng.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ sở đào tạo tôn giáo có người nước ngoài tự nguyện đăng ký theo học.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam (Mẫu B42, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam phải là người cư trú hợp pháp ở Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam và tự nguyện đăng ký học.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B42

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐỀ NGHỊ

Về việc người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên cơ sở đào tạo tôn giáo (chữ in hoa):……………………………..…..

Thuộc tổ chức tôn giáo:………………………………………………… ..

Đề nghị cho người nước ngoài theo học tại …(3)... với các nội dung sau:

TT

Họ và tên

Năm sinh

Quốc tịch

Số hộ chiếu

Khóa học

Thời gian theo học

Hình thức đào tạo (4)

Ghi chú

1

2

...

n

Văn bản kèm theo gồm: Bản dịch hộ chiếu của người đăng ký học sang tiếng Việt có công chứng.

TM. CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có cơ sở đào tạo tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

(3) Tên cơ sở đào tạo

(4) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

37. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CHO CỬ CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC, NHÀ TU HÀNH, TÍN ĐỒ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO HOẶC ĐÀO TẠO TÔN GIÁO Ở NƯỚC NGOÀI

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ; chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài và trả kết quả giải quyết cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị và có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Chương trình; giấy mời hoặc văn bản chấp thuận tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo của tổ chức tôn giáo ở nước ngoài.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị về việc cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo hoặc đào tạo tôn giáo ở nước ngoài (Mẫu B43, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B43

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Về việc cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo hoặc đào tạo tôn giáo ở nước ngoài

Kính gửi: …………(2)…………

Tên tổ chức (chữ in hoa):.............................................................. (3).........................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Đề nghị về việc cử chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tham gia...(4)... với các nội dung sau:

Người được cử tham gia:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Mục đích:..................................................................................................................

Thời gian:.................................................................................................................

Địa điểm:..................................................................................................................

Hình thức tham gia hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động đào tạo:.............(5)................

Văn bản kèm theo gồm: Chương trình; giấy mời hoặc văn bản chấp thuận tham gia hoạt động tôn giáo hoặc đào tạo của tổ chức tôn giáo ở nước ngoài.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(4) Hoạt động tôn giáo hoặc đào tạo tôn giáo ở nước ngoài.

(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

38. THỦ TỤC THÔNG BÁO CHẤM DỨT GIA NHẬP TỔ CHỨC TÔN GIÁO NƯỚC NGOÀI CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài (Mẫu B48, Phụ lục kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B48

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

THÔNG BÁO

Về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chấm dứt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài

Kính gửi: ……………(2)……………….

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa):.............................................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Thông báo về việc tổ chức tôn giáo ở Việt Nam chm dt gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài với nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo nước ngoài đã gia nhập: ..........................................................

(Thuộc nước nào, năm thành lập, lĩnh vực hoạt động)

Trụ sở chính của tổ chức tôn giáo nước ngoài:...........................................................

Lý do chấm dứt:.......................................................................................................

Thời điểm bắt đầu chấm dứt:.....................................................................................

TM. TỔ CHỨC
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

39. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI TRỤ SỞ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH (thuộc thẩm quyền tiếp nhận của 2 cơ quan)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày chuyển đến trụ sở mới, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc thay đổi trụ sở đến Ban Tôn giáo Chính phủ và Sở Nội vụ nơi đặt trụ sở cũ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ và Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ và Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ và Trung tâm Hành chính công của tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ); qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ, Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc; họ và tên người đại diện của tổ chức; lý do, thời điểm thay đổi; trụ sở của tổ chức trước và sau khi thay đổi;

+ Bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh thay đổi trụ sở của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở cũ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ và Sở Nội vụ nơi đặt trụ sở cũ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở cũ lưu văn bản thông báo để thực hiện công tác tham mưu, công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Nội dung văn bản thông theo theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày chuyển đến trụ sở mới, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở đến Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở cũ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

40. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ VIỆC GIẢI THỂ TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN CHƯƠNG CỦA TỔ CHỨC

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh bị giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo về việc đã giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B17, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh bị giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B17

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

THÔNG BÁO

Về việc đã giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi: ………………(2)……………….

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo (chữ in hoa): ............................................(3)...............................................

Trụ sở của tổ chức:...................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Căn cứ văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... của …………(2)……… về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;

Căn cứ văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... của tổ chức tôn giáo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Thông báo về việc đã giải thể …(4)…….. với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể:................................................................

Trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể:......................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Thời điểm giải thể:.....................................................................................................

TM. TỔ CHỨC (3)
(C
hữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với thông báo giải thtổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thông báo giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tên của tổ chức có trách nhiệm thông báo việc giải thể.

(4) Tên của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể.

41. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ VIỆC GIẢI THỂ CƠ SỞ ĐÀO TẠO TÔN GIÁO THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể theo quyết định của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo về việc đã giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo (Mẫu B29, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể theo quyết định của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B29

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

THÔNG BÁO

Về việc đã giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức tôn giáo

Kính gửi: …………(2)……………

Tên tổ chức tôn giáo:................................................................................................

Trụ sở của tổ chức: .................................................................................................

Người đại diện của tổ chức tôn giáo:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Căn cứ văn bản sốngày.... tháng .... năm .... của ………(2) ………… về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức;

Căn cứ văn bản số …… ngày....tháng...năm.... của tổ chức tôn giáo về việc giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo,

Thông báo về việc đã giải thể cơ sở đào tạo tôn giáo theo quyết định của tổ chức với các nội dung sau:

Tên cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể:.......................................................................

Trụ sở của cơ sở đào tạo tôn giáo bị giải thể:............................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Lý do giải thể:...........................................................................................................

Thời điểm giải thể:.....................................................................................................

TM. TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi đặt trụ sở của tổ chức tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước vtín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

42. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CHẤP THUẬN CHO TỔ CHỨC TÔN GIÁO NƯỚC NGOÀI PHONG PHẨM, BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ CHO TÍN ĐỒ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM LÀM CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC CHO TỔ CHỨC TÔN GIÁO Ở NƯỚC NGOÀI

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo có tín đồ là công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức sắc, chức việc ở Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ; chấp thuận hoặc không chấp thuận cho tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam là tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam và trả kết quả giải quyết cho tổ chức tôn giáo. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;

+ Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng) của người được dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có tín đồ là công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận việc tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam là tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị về việc tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam là tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam (Mẫu B44, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 chủa Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chưa được Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận thì không được sử dụng chức danh đó để hoạt động tôn giáo ở Việt Nam.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B44

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Về việc tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam là tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam

Kính gửi: …………(2)…………

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa):.............................................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Đề nghị về việc tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc cho công dân Việt Nam là tín đồ của tổ chức tôn giáo ở Việt Nam với nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo nước ngoài:..............................................................................

Trụ sở:......................................................................................................................

Người được đề nghị:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:......................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Lý do đề nghị:...........................................................................................................

Phẩm vị, chức vụ trước khi phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử:

................................................................................................................................

Phẩm vị, chức vụ sau khi phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử:

................................................................................................................................

Địa bàn phụ trách trước khi phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử:

................................................................................................................................

Địa bàn phụ trách sau khi phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử:

................................................................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Bn tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

TM. TỔ CHỨC
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

43. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ PHONG PHẨM HOẶC SUY CỬ PHẨM VỊ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ; chấp thuận hoặc không chấp thuận phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam và trả kết quả giải quyết cho tổ chức tôn giáo. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đề nghị;

+ Bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam cấp;

+ Bản sao hộ chiếu, bản chính hoặc bản sao có chứng thực phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người được đề nghị không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo nguyên tắc có đi có lại. Trường hợp người được đề nghị đã cư trú ở Việt Nam trên 06 tháng liên tục phải có thêm bản chính phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam (Mẫu B45, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

- Được đào tạo tôn giáo tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam;

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B45

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

Kính gửi: …………(2)…………

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa):.............................................................................

Trụ sở của tổ chức:...................................................................................................

Đề nghị cho phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị cho người nước ngoài cư trú hp pháp tại Vit Nam với nội dung sau:

Người được đề nghị:

Họ và tên: ………………………….. Tên gọi trong tôn giáo: …………… Năm sinh:.........

Quốc tịch:.................................................................................................................

Phẩm vị trong tổ chức tôn giáo (nếu có):....................................................................

Lý do đề nghị:...........................................................................................................

Phẩm vị được đề nghị:..............................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được đề nghị; bằng tốt nghiệp do cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam cấp; bản sao hộ chiếu, bản chính hoặc bản sao có chứng thực phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người được đề nghị không phải người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp, đã được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo nguyên tắc có đi có lại. Trường hợp người được đề nghị đã cư trú ở Việt Nam trên 06 tháng liên tục phải có thêm bản chính phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

TM. TỔ CHỨC
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ scủa tổ chức tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, n giáo ở trung ương.

44. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM ĐƯỢC PHONG PHẨM, BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ Ở NƯỚC NGOÀI VỀ VIỆT NAM LÀM CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Công dân Việt Nam được tổ chức tôn giáo nước ngoài phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài khi về Việt Nam làm chức sắc, chức việc thì tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Ban Tôn giáo Chính phủ phối hợp với các cơ quan liên quan (nếu cần) thẩm định hồ sơ; chấp thuận hoặc không chấp thuận việc đăng ký cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc và trả kết quả giải quyết cho tổ chức. Trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận hồ sơ đăng ký, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng) của người được đăng ký;

+ Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo ở nước ngoài của người được đăng ký;

+ Văn bản chứng minh phẩm vị, chức vụ, địa bàn hoạt động của người được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đăng ký cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký về việc công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc (Mẫu B46, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Công dân Việt Nam đăng ký làm chức sắc, chức việc được hoạt động tôn giáo theo phẩm vị, chức vụ sau khi được Ban Tôn giáo Chính phủ chấp thuận việc đăng ký.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B46

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐĂNG KÝ

Về việc công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc

Kính gửi: ……………(2)……………

Tên tổ chức (chữ in hoa):……………………..……(3)......................................................

Trụ sở của tổ chức:...................................................................................................

Đăng ký cho công dân Việt Nam được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài về Việt Nam làm chức sắc, chức việc với các nội dung sau:

Người được đăng ký:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Phm vị, chức vụ được phong ở nước ngoài:............................................................

Địa bàn phụ trách ở nước ngoài:................................................................................

Phẩm vị, chức vụ đăng ký ở Việt Nam:......................................................................

Địa bàn phụ trách ở Việt Nam:...................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được đăng ký; bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo ở nước ngoài của người được đăng ký; văn bản chứng minh phẩm vị, chức vụ, địa bàn hoạt động của người được phong phm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi đặt trụ scủa tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc ở Việt Nam.

45. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ VIỆC TIẾP NHẬN TÀI TRỢ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI ĐỂ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ TÔN GIÁO CHO NGƯỜI CHUYÊN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO; SỬA CHỮA, CẢI TẠO, NÂNG CẤP, XÂY DỰNG MỚI CƠ SỞ TÔN GIÁO; TỔ CHỨC CÁC NGHI LỄ TÔN GIÁO HOẶC CUỘC LỄ TÔN GIÁO; XUẤT BẢN, NHẬP KHẨU KINH SÁCH, VĂN HÓA PHẨM TÔN GIÁO, ĐỒ DÙNG TÔN GIÁO CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: 20 ngày trước khi tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc cuộc lễ tôn giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc tiếp nhận tài trợ đến Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Bản cam kết của tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ về nguồn gốc các khoản tài trợ đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế và tuân thủ quy định của pháp luật của nước sở tại trước khi thực hiện hoạt động tài trợ.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh khi tiếp nhận các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ban Tôn giáo Chính phủ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo về việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài (Mẫu B50, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc cuộc lễ tôn giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc tiếp nhận, quản lý các khoản tài trợ.

- Sau khi kết thúc việc tiếp nhận tài trợ (đối với hiện vật) và sử dụng các khoản tài trợ (đối với khoản tài trợ bằng tiền), trong thời hạn 20 ngày, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả sử dụng các khoản tài trợ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Báo cáo nêu rõ các khoản đã chi, thời gian chi (đối với các khoản tài trợ bằng tiền) và các nội dung được quy định trong văn bản thông báo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023. Đối với các khoản tài trợ tiếp nhận, sử dụng có thời hạn quá 12 tháng kể từ ngày tiếp nhận thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc gửi báo cáo tiến độ sử dụng hằng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023.

- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ không đúng quy định tại Điều này và các quy định của pháp luật có liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo tài trợ có văn bản yêu cầu tổ chức dừng tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ và xử lý theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Thông tư số 03/2024/TT-BNV ngày 13/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định phân cấp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo của Bộ Nội vụ.

Mẫu B50

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

THÔNG BÁO

Về việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Kính gửi: …………(2)……………

Tên (chữ in hoa):…………………………..………(3)........................................................

Trụ sở chính:.............................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức v, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Thông báo về việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài với các nội dung sau:

Tên của tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ (chữ in hoa):...........................................

Trụ sở của tổ chức nước ngoài tài trợ:.......................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Năm sinh:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Quốc tịch:...............................................................................................................

- Số hộ chiếu:...........................................................................................................

Mục đích tiếp nhận tài trợ:.........................................................................................

Thời gian thực hiện tiếp nhận tài trợ:..........................................................................

Cách thức thực hiện tiếp nhận tài trợ:.........................................................................

Hình thức tài trợ (tiền hay hiện vật):............................................................................

Giá trị tài trợ(4):..........................................................................................................

Dự kiến thời gian sử dụng các khoản tài trợ: .............................................................

Phương thức quản lý và sử dụng các khoản tài trợ: ..................................................

................................................................................................................................

Thông tin tài khoản tiếp nhận: ...................................................................................

Tại ngân hàng: .........................................................................................................

Hình thức tổ chức (5) .................................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Bn cam kết của tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ về nguồn gốc các khoản tài trợ đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế và tuân thủ quy định của pháp luật của nước sở tại trước khi thực hiện hoạt động tài trợ.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận tài trợ.

(4) Đơn vị tính Việt Nam đồng.

(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH

1. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN TỔ CHỨC TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 21 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ công nhận hoặc không công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo;

+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng), bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;

+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;

+ Hiến chương của tổ chức;

+ Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức;

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tổ chức tôn giáo hoặc văn bản trả lời về việc không công nhận tổ chức tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo (Mẫu B9, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Quyết định về việc công nhận tổ chức tôn giáo (Mẫu A2, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Hoạt động ổn định, liên tục từ đủ 05 năm trở lên kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

- Có hiến chương theo quy định tại Điều 23 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

- Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B9

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

....(1)..., ngày tháng …. năm….

ĐỀ NGHỊ

Công nhận tổ chức tôn giáo

Kính gửi: ………………(2)………………..

Tên tổ chức đề nghị (chữ in hoa): ……….……………….……(3)……………………………

Đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo vi các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa):.............................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có):..................................................................................

Trụ sở của tổ chức:...................................................................................................

Tên tôn giáo:.............................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Số lượng tín đồ:.......................................................................................................

Địa bàn hoạt động của tổ chức tại thời điểm đề nghị:.................................................

Cơ cấu tổ chức:........................................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức từ khi được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bn tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức; bn tóm tt giáo lý, giáo luật, lễ nghi; hiến chương của tổ chức; bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp đđặt trụ sở.

TM. TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiu tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề nghị công nhận tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tên tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

Mẫu A2

………………(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: ……./-....(2)

(3)…., ngày tháng …. năm….

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận tổ chức tôn giáo

………(4)……….

Căn cứ Điều 21 và Điều 22 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ ………….………………………(5)……………………………………………………..;

Theo đề nghị của.......................................................................................................

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận tổ chức tôn giáo:

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa):.............................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có):..................................................................................

Trụ sở của tổ chức tôn giáo:......................................................................................

Tên tôn giáo:.............................................................................................................

Năm hình thành tại Việt Nam:.....................................................................................

Tôn ch, mục đích hoạt động:.....................................................................................

Cơ cấu tổ chức:........................................................................................................

Địa bàn hoạt động:....................................................................................................

Điều 2. …………………….….. (6) được hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam và Hiến chương của tổ chức đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 3. (hiệu lực của Quyết định; ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành Quyết định)./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- ………….;
-
Lưu: VT,.........

…..….(4)………
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đi với việc công nhận tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc công nhận tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(2) Viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định.

(3) Địa danh nơi ban hành Quyết định.

(4) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết định.

(5) Văn bn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan ban hành Quyết định.

(6) Tên tổ chức tôn giáo được công nhận.

2. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SỬA ĐỔI HIẾN CHƯƠNG CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh khi sửa đổi hiến chương gửi hồ sơ đăng ký đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận hiến chương sửa đổi và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp từ chối đăng ký hiến chương sửa đổi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Hiến chương sửa đổi.

- Số lượng hồ sơ: 01 (văn bản).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh đăng ký sửa đổi hiến chương của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận cho tổ chức tôn giáo được sửa đổi hiến chương.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký sửa đổi hiến chương (Mẫu B10, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B10

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngày tháng …. năm….

ĐĂNG KÝ

Sửa đổi hiến chương

Kính gửi: ……………………(2)…………………

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa):.............................................................................

Trụ sở của tổ chức tôn giáo:......................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Đăng ký sửa đổi hiến chương với các nội dung sau:

Nội dung sửa đổi:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Lý do sửa đi:

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Văn bản kèm theo: Hiến chương sửa đổi.

TM. TỔ CHỨC
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc sa đi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc sửa đổi hiến chương của tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

3. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP, CHIA, TÁCH, SÁP NHẬP, HỢP NHẤT TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;

+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng), bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc;

+ Hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có);

+ Bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B13, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B14, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu: Sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Hết thời hạn 01 năm kể từ ngày được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, nếu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc thì văn bản chấp thuận hết hiệu lực.

- Điều kiện: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Hiến chương của tổ chức tôn giáo có quy định về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.

+ Hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B13

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(1)…., ngày tháng …. năm….

ĐỀ NGHỊ

Thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi: ……………(2)……………..

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc (chữ in hoa):...........................

Trụ sở:......................................................................................................................

Đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập:.....................................................

Địa điểm dự kiến đặt trsở của tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi thành lập:............

Người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc dự kiến thành lập:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo:......................................................................................

Số lượng tín đồ của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm thành lập:.....................

......................................................................................................................................

Cơ cấu tổ chức:........................................................................................................

Lý do thành lập:........................................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc; hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có); bản kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

TM. TỔ CHỨC(3)
(Chữ ký, du)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghị thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề nghị thành lp tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Mẫu B14

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(1)…., ngày tháng …. năm….

ĐỀ NGHỊ

Chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi: ……………(2)……………..

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc (chữ in hoa):

................................................................................................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc với các nội dung sau:

1. Lý do chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất:.............................................................

2. Tchc tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất:

Tên tổ chức:.............................................................................................................

Trụ sở:......................................................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo:……………………………..…Số lượng tín đồ......................

Cơ cấu tổ chức:........................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

3. Tổ chức tôn giáo trực thuộc sau khi chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất:

Tên tổ chức:.............................................................................................................

Trụ sở:......................................................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo: ………………………….Số lượng tín đồ............................

Cơ cấu tổ chức:........................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Văn bản tóm tắt quá trình hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của ngưi đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc; bn kê khai tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở; hiến chương của tổ chức tôn giáo trực thuộc (nếu có).

TM. T CHC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị chia, tách, sáp nhập hoặc hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghị chia, tách, sáp nhập, hợp nht tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiu tỉnh; Ủy ban nhân dân cp tỉnh đối với đề nghị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị.

4. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THUYÊN CHUYỂN CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC, NHÀ TU HÀNH LÀ NGƯỜI ĐANG BỊ BUỘC TỘI HOẶC CHƯA ĐƯỢC XOÁ ÁN TÍCH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Sở Nội vụ nơi dự kiến thuyên chuyển đến.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký thuyên chuyển và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đăng ký (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận đăng ký thuyên chuyển.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích (Mẫu B22, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B22

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

ĐĂNG KÝ

Thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành là người đang bị buộc tội hoặc chưa được xóa án tích

Kính gửi: ……………(2)……………

Tên tổ chức (chữ in hoa): ..........................................................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Đăng ký thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành với các nội dung sau:

Người được thuyên chuyển:

- Họ và tên: ..............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): ..............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có): .....................................................................................

Lý do thuyên chuyn: ...............................................................................................

................................................................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển: .................................................

................................................................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo sau khi được thuyên chuyển đến: ....................................

................................................................................................................................

Thời điểm dự kiến thuyên chuyển: .............................................................................

TM. TỔ CHỨC(3)
(Chữ ký
, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ scủa tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến chức sắc, chức việc, nhà tu hành thuyên chuyển đến.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành.

5. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo hoặc tại địa điểm hợp pháp khác gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Nội vụ nơi có cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm dự kiến sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện của nhóm người nước ngoài có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tập trung để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:,

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc cư trú hợp pháp tại Việt Nam của người đại diện;

+ Văn bản đồng ý của người đại diện cơ sở tôn giáo hoặc giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện của nhóm người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo tập trung.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam (Mẫu B36, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ- CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B36

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

Kính gửi: …………(2)…………

Người đại diện:

Họ và tên:……………………….…... Tên gọi khác:………………..…….. Năm sinh: .........

Quốc tịch: …………………………………….……. Số hộ chiếu: .....................................

Tôn giáo: .................................................................................................................

Đề nghị sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nưc ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam với các nội dung sau:

Lý do: ......................................................................................................................

Nội dung sinh hoạt tôn giáo: .....................................................................................

Thời gian: ................................................................................................................

Cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm dự kiến sinh hoạt tôn giáo: .........................................

Số lượng người tham gia: ........................................................................................

................................................................................................................................

Hình thức tổ chức (3) .................................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc cư trú hợp pháp tại Việt Nam của người đại diện; văn bản đồng ý của người đại diện cơ sở tôn giáo hoặc giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________________

(1) Địa danh nơi có cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đsinh hoạt tôn giáo tập trung.

(2)y ban nhân dân cấp tỉnh nơi có cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hp pháp đsinh hoạt tôn giáo tập trung.

(3) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

6. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA NHÓM SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi thay đổi người đại diện, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện đến Sở Nội vụ nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần thiết) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc cư trú hợp pháp tại Việt Nam của người đại diện mới;

+ Biên bản họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam thay đổi người đại diện của nhóm.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký thay đổi người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam (Mẫu B37, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k)Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B37

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐĂNG KÝ

Thay đổi người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

Kính gửi: ……………(2)……………

Tên nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung: ......................................................................

Địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của nhóm: ........................................................

Họ và tên người đại diện (3): ......................................................................................

Tên tôn giáo: ............................................................................................................

Đăng ký thay đổi người đại diện với các nội dung sau:

Người đại diện cũ của nhóm:

Họ và tên: ……………………………………………………. Năm sinh: .............................

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): ................................................................................

Quốc tịch:…………………………..Số hộ chiếu: ...........................................................

Nơi cư trú tại Việt Nam: ............................................................................................

Người đại diện mới của nhóm:

Họ và tên: ……………………………………………………. Năm sinh: .............................

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): ................................................................................

Quốc tịch:…………………………..Số hộ chiếu: ...........................................................

Nơi cư trú tại Việt Nam: ............................................................................................

Chức vụ, phẩm vị (nếu có): .......................................................................................

Lý do thay đổi: .........................................................................................................

Dự kiến thời điểm thay đổi: ......................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc cư trú hợp pháp tại Việt Nam của người đại diện mới; biên bản họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).

NGƯỜI ĐẠI DIỆN(3)
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________________

(1) Địa danh nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài.

(3) Người đại diện mới của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài.

7. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM TRONG ĐỊA BÀN MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung trong địa bàn một tỉnh, người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm đến Sở Nội vụ nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần thiết) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung;

+ Văn bản chấp thuận của người đại diện cơ sở tôn giáo đối với trường hợp sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo trong địa bàn một tỉnh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam (Mẫu B38, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B38

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

Kính gửi: …………(2)………….

Tên nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung: ......................................................................

Họ và tên người đại diện: …………………….Năm sinh: ..............................................

Quốc tịch:……………………………… Số hộ chiếu: .....................................................

Nơi cư trú tại Việt Nam: ............................................................................................

Tên tôn giáo: ............................................................................................................

Đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung với các nội dung sau:

Lý do thay đổi: .........................................................................................................

Địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo tập trung: .....................................................

Dự kiến địa điểm mới: ..............................................................................................

Dự kiến thời điểm thay đổi: ......................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung; văn bản chấp thuận của người đại diện cơ sở tôn giáo đối với trường hợp sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________________

(1) Địa danh nơi có địa điểm người nước ngoài đang sinh hoạt tôn giáo tập trung.

(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến đặt địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới.

8. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM ĐẾN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁC

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn tỉnh khác, người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm đến Sở Nội vụ nơi dự kiến đặt địa điểm mới.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần thiết) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ, chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung;

+ Văn bản chấp thuận của người đại diện cơ sở tôn giáo đối với trường hợp sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo;

+ Bản sao văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo đến địa bàn tỉnh khác.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam (Mẫu B38, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B38

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam

Kính gửi: …………(2)………….

Tên nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung: ......................................................................

Họ và tên người đại diện: …………………….Năm sinh: ..............................................

Quốc tịch:……………………………… Số hộ chiếu: .....................................................

Nơi cư trú tại Việt Nam: ............................................................................................

Tên tôn giáo: ............................................................................................................

Đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung với các nội dung sau:

Lý do thay đổi: .........................................................................................................

Địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo tập trung: .....................................................

Dự kiến địa điểm mới: ..............................................................................................

Dự kiến thời điểm thay đổi: ......................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung; văn bản chấp thuận của người đại diện cơ sở tôn giáo đối với trường hợp sinh hoạt tôn giáo tập trung tại cơ sở tôn giáo.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________________

(1) Địa danh nơi có địa điểm người nước ngoài đang sinh hoạt tôn giáo tập trung.

(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi dự kiến đặt địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới.

9. THỦ TỤC THÔNG BÁO THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ HỢP PHÁP TẠI VIỆT NAM

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

- Bước 3: Sở Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc đã tiếp nhận thông báo thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo nêu rõ tên tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; thời điểm thay đổi; địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới; thời điểm chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam đã được chấp thuận thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ lưu hồ sơ để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Nội dung văn bản thông báo theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

10. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ MỜI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo ở một tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Nội vụ nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần thiết) trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Danh sách khách mời; dự kiến chương trình;

+ Bản giới thiệu tóm tắt các hoạt động chủ yếu của tổ chức, cá nhân nước ngoài;

+ Văn bản chứng minh chức danh hoạt động tôn giáo của người được mời.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo ở một tỉnh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo (Mẫu B39, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B39

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo

Kính gửi: ………(2)…………

Tên tổ chức (chữ in hoa):…………………………(3)........................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Đề nghị mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam thực hiện ……(4)…. với các nội dung sau:

Tên tổ chức, cá nhân được mời:…………………………(5).............................................

Mục đích: .................................................................................................................

Nội dung các hoạt động: ..........................................................................................

Thời gian tổ chức: ....................................................................................................

Địa điểm tổ chức: .....................................................................................................

Hình thức tổ chức ................................................(6).................................................

Văn bản kèm theo gồm: Danh sách khách mời; dự kiến chương trình; bản giới thiệu tóm tt các hoạt động chủ yếu của tổ chức, cá nhân nước ngoài; văn bản chứng minh chức danh hoạt động tôn giáo của người được mời.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp mời tổ chức, cá nhân là người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện hoạt động quốc tế về tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp mời tổ chức, cá nhân là người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các hoạt động tôn giáo ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(4) Hoạt động tôn giáo hoặc hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo.

(5) Đối với tổ chức được mời cn nêu rõ: Thuộc nước nào, năm thành lập, hoạt động trong lĩnh vực gì; đi với cá nhân được mời cn nêu rõ: Họ và tên; tên gọi khác, năm sinh, quốc tịch, shộ chiếu, tôn giáo (nếu có). Nếu có nhiều tổ chức, cá nhân đồng thời được mi thì lập danh sách đính kèm với đầy đủ các thông tin như trên.

(6) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

11. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ MỜI CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐẾN GIẢNG ĐẠO CHO TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Nội vụ nơi dự kiến giảng đạo.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần thiết), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Danh sách khách mời; dự kiến chương trình;

+ Bản giới thiệu tóm tắt các hoạt động chủ yếu của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài;

+ Văn bản chứng minh chức danh hoạt động tôn giáo của người được mời.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài đến giảng đạo.

h) Lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị về việc cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo (Mẫu B40, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Trong quá trình giảng đạo, chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài phải tôn trọng quy định của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo ở Việt Nam và tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B40

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Về việc cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo

Kính gửi: …………(2)…………

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……………………..…(3)........................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Đề nghị mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo với các nội dung sau:

Họ và tên:........................................................ Năm sinh:.........................................

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): ................................................................................

Quốc tịch: ……………………………………. Số hộ chiếu: .............................................

Thuộc tổ chức tôn giáo: ...........................................................................................

Trụ sở tại: ................................................................................................................

Mục đích mời: ..........................................................................................................

Nội dung các hoạt động: ..........................................................................................

Thời gian tổ chức: ....................................................................................................

Địa điểm tổ chức: .....................................................................................................

Hình thức tổ chức ................................................(4).................................................

Văn bản kèm theo gồm: Danh sách khách mời; dự kiến chương trình; bn giới thiệu tóm tt các hoạt động chủ yếu của chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài; văn bản chứng minh chức danh hoạt động tôn giáo của người được mời.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

____________________

(1) Địa danh nơi đặt trụ sở của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài ging đạo cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp mời chức sắc, nhà tu hành là người nước ngoài giảng đạo cho tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tên tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo mời chức sắc, nhà tu hành.

(4) Trc tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

12. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI TÊN CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần thiết), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản sao quyết định công nhận tổ chức tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo;

+ Bản sao văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Bản sao văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh thay đổi tên của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B11, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu:

+ Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có tên bằng tiếng Việt.

+ Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không trùng với tên tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khác hoặc tổ chức khác đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.

- Điều kiện: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh thay đổi tên phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B11

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngày tháng …. năm….

ĐỀ NGHỊ

Thay đổi tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gi: …………(2)………….

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa):.............................................................................

Trụ sở của tổ chức tôn giáo:......................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Đề nghị về việc thay đổi tên của tổ chức ……(3)…. với các nội dung sau:

Lý do thay đổi:..........................................................................................................

Tên của tổ chức trước khi thay đổi(3):.........................................................................

Tên giao dịch quốc tế trước khi thay đổi (nếu có):......................................................

Tên của tổ chức sau khi thay đổi(3):............................................................................

Tên giao dịch quốc tế sau khi thay đổi (nếu có):.........................................................

Dự kiến thời điểm thay đổi:.......................................................................................

Văn bản kèm theo gm: Bản sao quyết định công nhận tổ chức tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo; bản sao văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bản sao văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp thay đổi tên của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

TM. TỔ CHỨC
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc đề nghị thay đổi tên của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

13. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI TRỤ SỞ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi thay đổi trụ sở, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Nội vụ nơi có trụ sở mới.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần thiết), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản sao quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với trường hợp thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo đến địa bàn tỉnh khác hoặc bản sao văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc đến địa bàn tỉnh khác;

+ Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc thay đổi địa điểm;

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở mới.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thay đổi trụ sở của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B12, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Yêu cầu: Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày chuyển đến trụ sở mới, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh còn có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở cũ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B12

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(1)…., ngày tháng …. năm….

ĐỀ NGHỊ

Thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi: ………………(2)……………

Tên tổ chức (chữ in hoa):…………………………(3)............................................

Người đại diện: ...............................................................................................................

- Họ và tên: ...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Đề nghị thay đổi trụ sở của tổ chức...(3)... với các nội dung sau:

Trụ sở của tổ chức trước khi thay đổi:.......................................................................

Trụ sở của tổ chức sau khi thay đổi:..........................................................................

Dự kiến thời điểm thay đổi:.......................................................................................

Lý do thay đổi:..........................................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc thay đổi địa điểm; bản sao quyết định công nhận tổ chức tôn giáo đối với trường hợp thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo đến địa bàn tỉnh khác hoặc bản sao văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nht tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp đối với trường hợp thay đổi trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc đến địa bàn tỉnh khác; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở mới.

TM. TỔ CHỨC(3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ scủa tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới.

(3) Tổ chc tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

14. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI TRỤ SỞ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU TỈNH (thuộc thẩm quyền tiếp nhận của 02 cơ quan)

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Kể từ ngày chuyển đến trụ sở mới, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc thay đổi trụ sở đến Ban Tôn giáo Chính phủ và Sở Nội vụ nơi đặt trụ sở cũ.

- Bước 2: Ban Tôn giáo Chính phủ và Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ban Tôn giáo Chính phủ và Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ban Tôn giáo Chính phủ và Trung tâm Hành chính công của tỉnh (hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ); qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ban Tôn giáo Chính phủ, Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc; họ và tên người đại diện của tổ chức; lý do, thời điểm thay đổi; trụ sở của tổ chức trước và sau khi thay đổi;

+ Bản sao có chứng thực văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở mới.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh thay đổi trụ sở của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ban Tôn giáo Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ban Tôn giáo Chính phủ, Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở cũ lưu hồ sơ để thực hiện công tác tham mưu, công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Nội dung văn bản thông báo theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày chuyển đến trụ sở mới, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc thay đổi trụ sở đến Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở cũ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

15. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP ĐĂNG KÝ PHÁP NHÂN PHI THƯƠNG MẠI CHO TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần thiết), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất;

+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng), bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc;

+ Bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc;

+ Hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B15, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Quyết định về việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu A3, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh để được tổ chức tôn giáo để nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Có cơ cấu tổ chức theo hiến chương.

- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

- Nhân danh tổ chức tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B15

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

ĐỀ NGHỊ

Cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gi: …………(2)……………

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa):.............................................................................

Trụ sở:......................................................................................................................

Người đại diện:

Họ và tên:.................................................................................................................

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):.................................................................................

Số CMTND/CCCD:....................................................................................................

Chức vụ, phẩm vị (nếu có):........................................................................................

Đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc:................................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có):..................................................................................

Trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc:.....................................................................

Địa bàn hoạt động của tổ chức tôn giáo trực thuộc:...................................................

Cơ cấu tổ chức của tổ chức tôn giáo trực thuộc:........................................................

Số lượng tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của tổ chức tôn giáo trực thuộc tại thời điểm được đề nghị cấp đăng ký: .......................................................................................................

Người đại diện:

Họ và tên:.................................................................................................................

Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):.................................................................................

S CMTND/CCCD:....................................................................................................

Chức vụ, phẩm vị (nếu có):........................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo trực thuộc từ khi được thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất; danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trực thuộc; bản kê khai và giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp của tổ chức tôn giáo trực thuộc; hiến chương, điều lệ hoặc các văn bản có nội dung tương tự của tổ chức tôn giáo trực thuộc.

TM. TỔ CHỨC TÔN GIÁO
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề nghị cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

Mẫu A3

………..(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./QĐ-……..(2)

(3)…., ngàytháng …. năm….

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc

........................... (4)

Căn cứ Điều 30 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Điều 11 của Nghị định s95/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ..................................................................... (5).............................................. ;

Theo đề nghị của...............................................................................................................

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho……………………………(6)…………

Thuộc tổ chức tôn giáo:............................................................................................

Trụ sở ………..(6):......................................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo………….(6):......................................................................

Điều 2. ... (6)... được hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam và hiến chương ca tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 3. (Hiệu lực của Quyết định; ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành Quyết định).

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- …………….
- Lưu: VT,...

……………(4)………..
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương đối với việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại cho tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(2) Viết tắt tên cơ quan ban hành Quyết định.

(3) Địa danh nơi ban hành Quyết định.

(4) Thủ trưởng cơ quan nhà nưc có thẩm quyền ban hành Quyết định.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của cơ quan ban hành Quyết định.

(6) Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc được cấp đăng ký pháp nhân phi thương mại.

16. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ TỰ GIẢI THỂ CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN CHƯƠNG

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh tự giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần thiết), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tự giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản kê khai tài sản, tài chính;

+ Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có);

+ Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh đề nghị tự giải thể tổ chức tôn giáo theo quy định của hiến chương của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tự giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo (Mẫu B16, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Quyết định về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo (Mẫu A6, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh tự giải thể theo quy định của hiến chương có trách nhiệm đăng thông báo thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên 05 (năm) số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở địa phương.

- Thời điểm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chấp thuận cho tổ chức tôn giáo tự giải thể là thời điểm tổ chức phải nộp lại bản chính quyết định công nhận tổ chức tôn giáo; giấy chứng nhận của cơ quan công an về việc tổ chức đã nộp, hủy con dấu theo quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B16

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

ĐỀ NGHỊ

Giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo

Kính gửi: ………………(2)………………

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc (chữ in hoa):...........................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Đề nghị chấp thuận cho giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị được giải thể:.............

Trụ sở của tổ chức:...................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Cơ cấu tổ chức:........................................................................................................

Lý do giải thể:...........................................................................................................

Dự kiến thời điểm giải thể:.........................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Bn kê khai tài sản, tài chính; phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có); danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.

TM. TỔ CHỨC(3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị gii thể.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghgiải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tnh đối với đề nghgiải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị.

Mẫu A6

…………..(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./QĐ-……..(2)

(3)…., ngàytháng …. năm….

QUYẾT ĐỊNH

Về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo

…………….…….. (4)

Căn cứ Điều 31 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Điều 14 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Chính phquy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ …………………………………………(5)............................................................. ;

Theo đề nghị của.......................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chấp thuận cho.............................................. (6)............................................

Trụ sở:......................................................................................................................

Cơ cấu tổ chức:........................................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo:......................................................................................

Được giải thể theo hiến chương của tổ chức từ ngày ……. tháng ……. năm ……..

Điều 2. …………..(6) trách nhiệm thực hiện việc giải thể tổ chức theo hồ sơ đề nghị giải thể ngày... tháng... năm.... của tổ chức.

Điều 3. Quyết định này được công bố công khai trên (7)..............................................

Điều 4. (Hiệu lực của Quyết định; ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành Quyết định).

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- ………….;
- Lưu: VT,…..

…………(4)………….
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc chấp thuận giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc chấp thuận giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(2) Viết tt tên cơ quan ban hành Quyết định.

(3) Địa danh nơi ban hành Quyết định.

(4) Thủ trưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết định.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan ban hành Quyết định.

(6) Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(7) Cng hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ra quyết định; 01 số báo in hoặc báo điện tử ở trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có trụ sở.

17. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ GIẢI THỂ TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN CHƯƠNG CỦA TỔ CHỨC

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3:

+ Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần thiết), trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Tờ trình của Sở Nội vụ, chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Bản kê khai tài sản, tài chính;

+ Phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có);

+ Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 45 ngày kể từ ngày hết thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) và thanh lý tài sản, tài chính ghi trong thông báo của tổ chức mà không có khiếu nại.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo (Mẫu B16, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Quyết định về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo (Mẫu A6, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh bị giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức có trách nhiệm đăng thông báo thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có) cho các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật trên 05 (năm) số liên tiếp của báo in ra hàng ngày hoặc 05 ngày liên tiếp trên báo điện tử ở địa phương.

- Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận việc giải thể, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc và nộp lại cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các văn bản sau đây:

+ Bản chính văn bản chấp thuận thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Bản chính văn bản thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp.

+ Danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc thuộc tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể.

+ Giấy chứng nhận hoặc văn bản xác nhận của cơ quan công an về việc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể đã nộp, hủy con dấu theo quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B16

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

ĐỀ NGHỊ

Giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo

Kính gửi: ………………(2)………………

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc (chữ in hoa):...........................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Đề nghị chấp thuận cho giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị được giải thể:.............

Trụ sở của tổ chức:...................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Cơ cấu tổ chức:........................................................................................................

Lý do giải thể:...........................................................................................................

Dự kiến thời điểm giải thể:.........................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Bn kê khai tài sản, tài chính; phương thức xử lý tài sản, tài chính và thời hạn thanh toán các khoản nợ (nếu có); danh sách tổ chức tôn giáo trực thuộc.

TM. TỔ CHỨC(3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị gii thể.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với đề nghgiải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tnh đối với đề nghgiải thể tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị.

Mẫu A6

…………..(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……./QĐ-……..(2)

(3)…., ngàytháng …. năm….

QUYẾT ĐỊNH

Về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức tôn giáo

…………….…….. (4)

Căn cứ Điều 31 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 11 năm 2016;

Căn cứ Điều 14 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Chính phquy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

Căn cứ …………………………………………(5)............................................................. ;

Theo đề nghị của.......................................................................................................

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Chấp thuận cho.............................................. (6)............................................

Trụ sở:......................................................................................................................

Cơ cấu tổ chức:........................................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo:......................................................................................

Được giải thể theo hiến chương của tổ chức từ ngày ……. tháng ……. năm ……..

Điều 2. …………..(6) trách nhiệm thực hiện việc giải thể tổ chức theo hồ sơ đề nghị giải thể ngày... tháng... năm.... của tổ chức.

Điều 3. Quyết định này được công bố công khai trên (7)..............................................

Điều 4. (Hiệu lực của Quyết định; ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thi hành Quyết định).

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- ………….;
- Lưu: VT,…..

…………(4)………….
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc chấp thuận giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với việc chấp thuận giải thể tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(2) Viết tt tên cơ quan ban hành Quyết định.

(3) Địa danh nơi ban hành Quyết định.

(4) Thủ trưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Quyết định.

(5) Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan ban hành Quyết định.

(6) Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(7) Cng hoặc Trang thông tin điện tử của cơ quan ra quyết định; 01 số báo in hoặc báo điện tử ở trung ương hoặc địa phương nơi tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có trụ sở.

18. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ VIỆC ĐÃ GIẢI THỂ TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH THEO QUY ĐỊNH CỦA HIẾN CHƯƠNG CỦA TỔ CHỨC

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh bị giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

- Bước 3: Sở Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc tiếp nhận thông báo đã giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định của hiến chương của tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo về việc đã giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc (Mẫu B17, Phụ lục Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất 20 ngày kể từ ngày tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh bị giải thể theo quy định của hiến chương của tổ chức, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc quản lý trực tiếp có trách nhiệm thông báo về việc đã giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B17

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

THÔNG BÁO

Về việc đã giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc

Kính gửi: ………………(2)……………….

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo (chữ in hoa): ...............................................(3).........................................

Trụ sở của tổ chức:...................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Căn cứ văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... của …………(2)……… về việc chấp thuận cho tổ chức tôn giáo giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc;

Căn cứ văn bản số ... ngày ... tháng ... năm ... của tổ chức tôn giáo về việc giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc.

Thông báo về việc đã giải thể …(4)…….. với các nội dung sau:

Tên tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể:................................................................

Trụ sở của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể:......................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Thời điểm giải thể:.....................................................................................................

TM. TỔ CHỨC (3)
(C
hữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc đề nghị giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với thông báo giải thtổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với thông báo giải thể tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tên của tổ chức có trách nhiệm thông báo việc giải thể.

(4) Tên của tổ chức tôn giáo trực thuộc bị giải thể.

19. THỦ TỤC THÔNG BÁO TỔ CHỨC QUYÊN GÓP ĐỂ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG, HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP QUYÊN GÓP KHÔNG THUỘC QUY ĐỊNH TẠI ĐIỂM A VÀ ĐIỂM B KHOẢN 3 ĐIỀU 25 CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 95/2023/NĐ-CP

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi tổ chức quyên góp 15 ngày, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp để thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đối với trường hợp không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 25 của Nghị định số 95/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ nơi tổ chức quyên góp.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

- Bước 3: Sở Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc tiếp nhận thông báo quyên góp.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 25 của Nghị định số 95/2023/NĐ-CP .

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong văn bản thông báo của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo về việc tổ chức quyên góp (Mẫu B49, Phụ lục Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Trước khi tổ chức quyên góp 15 ngày, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều 25 của Nghị định số 95/2023/NĐ-CP có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Sở Nội vụ nơi tổ chức quyên góp.

- Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có sổ sách thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch. Tài sản được quyên góp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích đã thông báo, phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

- Không được lợi dụng danh nghĩa cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để quyên góp nhằm trục lợi hoặc trái mục đích quyên góp.

- Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện hoạt động quyên góp không đúng quy định tại Điều 25 của Nghị định số 95/2023/NĐ-CP thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo quyên góp có văn bản yêu cầu dừng tiếp nhận, sử dụng tài sản được quyên góp và xử lý theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B49

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

THÔNG BÁO

Về việc tổ chức quyên góp

Kính gửi: …………(2)…………….

Tên (chữ in hoa):……………………..…………(3)............................................................

Địa chỉ:.....................................................................................................................

Người đại diện..........................................................................................................

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- S CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Thông báo về việc tổ chức quyên góp với các nội dung sau:

Mục đích quyên góp:.................................................................................................

Địa bàn tổ chức quyên góp:......................................................................................

Cách thức quyên góp:...............................................................................................

Thời gian thực hiện quyên góp:..................................................................................

Phương thức quản lý và sử dụng tài sản được quyên góp:........................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Hình thức tổ chức (4)..................................................................................................

NGƯỜI ĐẠI DIỆN (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài địa bàn một huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hp tổ chức quyên góp ngoài địa bàn một xã nhưng trong địa bàn một huyện, quận, thị xã, thành phthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp xã đối vi trường hợp tổ chức quyên góp trong địa bàn một xã.

(3) Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người đại diện phải ký tên và đóng dấu.

(4) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

20. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CHO TỔ CHỨC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một tỉnh có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 18 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo gửi hồ sơ đề nghị cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần). Sau khi thẩm định hồ sơ, Sở Nội vụ cấp hoặc không cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho tổ chức và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp từ chối cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật; hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng), bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức;

+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi;

+ Quy chế hoạt động của tổ chức;

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một tỉnh có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 18 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc văn bản trả lời về việc không cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Đăng ký cấp chứng nhận hoạt động tôn giáo (Mẫu B8, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo (Mẫu A1, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

- Có giáo lý, giáo luật, lễ nghi.

- Có tôn chỉ, mục đích, quy chế hoạt động không trái với quy định của pháp luật.

- Tên của tổ chức không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.

- Người đại diện, người lãnh đạo tổ chức là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

- Có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

- Nội dung hoạt động tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B8

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

....(1)..., ngày tháng …. năm….

ĐĂNG KÝ

Cấp chứng nhận hoạt động tôn giáo

Kính gửi: ………………(2)………………..

Tên tổ chức:.............................................................................................................

Họ và tên người đại diện:..........................................................................................

Đăng ký cấp chứng nhận hoạt động tôn giáo vi các nội dung sau:

Tên tổ chức (chữ in hoa):...........................................................................................

Tên giao dịch quốc tế (nếu có):..................................................................................

Tên tôn giáo:.............................................................................................................

Trụ sở của tổ chức:...................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Nguồn gốc hình thành, quá trình phát triển ở Việt Nam:...............................................

Tôn chỉ, mục đích:.....................................................................................................

Nội dung hoạt động:.................................................................................................

Địa bàn hoạt động:....................................................................................................

Số lượng người tin theo:...........................................................................................

Cơ cấu tổ chức:........................................................................................................

Địa điểm dự kiến đặt trụ sở:......................................................................................

Văn bn kèm theo gồm: Danh sách, sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp, bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đại diện và những người dự kiến lãnh đạo tổ chức; bản tóm tắt giáo lý, giáo luật, lễ nghi; quy chế hoạt động của tổ chức; giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để đặt trụ sở.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________________

(1) Địa danh nơi dự kiến có trụ sở của tổ chức.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

Mẫu A1

………………(1)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: ……./CN-....(2)

(3)…., ngày tháng …. năm….

GIẤY CHỨNG NHẬN

Đăng ký hoạt động tôn giáo

……………………(1)……………………………………………………….……chứng nhận:

Tên tổ chức (chữ in hoa):...........................................................................................

Tên giao dịch quốc tế của tổ chức (nếu có):...............................................................

Trụ sở:......................................................................................................................

Tên tôn giáo:.............................................................................................................

Nguồn gốc hình thành, quá trình phát trin ở Việt Nam:...............................................

................................................................................................................................

Tôn chỉ, mục đích hoạt động:.....................................................................................

Địa bàn hoạt động:....................................................................................................

Cơ cấu tổ chức:........................................................................................................

Được hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo nội dung đăng ký đã được chấp thuận kể từ ngày được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo./.

Nơi nhận:
- ………….;
- ………….;
-
Lưu: VT,...

…………….(4)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với tổ chức có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(2) Viết tắt tên cơ quan chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(3) Địa danh nơi cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

21. THỦ TỤC THÔNG BÁO NGƯỜI ĐƯỢC PHONG PHẨM HOẶC SUY CỬ LÀM CHỨC SẮC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 33 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử chức sắc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ nơi chức sắc cư trú và hoạt động tôn giáo.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo; sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng) của chức sắc.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử chức sắc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc (Mẫu B18, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Yêu cầu: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày phong phẩm hoặc suy cử, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về người được phong phẩm hoặc suy cử.

- Điều kiện: Người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

+ Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B18

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

THÔNG BÁO

Người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc

Kính gửi: …………(2)…………

Tên tổ chức tôn giáo (chữ in hoa):.............................................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Thông báo việc phong phẩm hoặc suy cử chức sắc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị trước và sau khi được phong phẩm hoặc suy cử

Địa bàn hoạt động tôn giáo trước và sau khi được phong phẩm hoặc suy cử

Trước

Sau

Trước

Sau

1

2

...

n

Văn bản kèm theo gồm: Tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo; sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của chức sc.

TM. T CHỨC TÔN GIÁO
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Đa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị theo quy định tại khoản 1 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp phong phẩm hoặc suy cử phẩm vị theo quy định tại khoản 2 Điền 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

22. THỦ TỤC THÔNG BÁO HỦY KẾT QUẢ PHONG PHẨM HOẶC SUY CỬ CHỨC SẮC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 33 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ về việc hủy kết quả người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo trong trường hợp không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức tôn giáo để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Nội dung văn bản thông báo theo quy định tại khoản 4 Điều 33 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm hủy kết quả phong phẩm hoặc suy cử chức sắc và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc hủy kết quả đến Sở Nội vụ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

23. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NGƯỜI ĐƯỢC BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ LÀM CHỨC VIỆC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần). Sau khi thẩm định hồ sơ, Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng) của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;

+ Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B19, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

- Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B19

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

ĐĂNG KÝ

Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa) : …………(3)…………………………………

Trụ sở: …………………………………………………………………..

Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Trước

Sau

Trước

Sau

1

2

Văn bản kèm theo gồm: Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

24. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NGƯỜI ĐƯỢC BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ LÀM CHỨC VIỆC CỦA TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trước khi thực hiện việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần). Sau khi thẩm định hồ sơ, Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đăng ký, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng) của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử;

+ Bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B19, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

- Không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

- Không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B19

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

ĐĂNG KÝ

Người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa) : …………(3)…………………………………

Trụ sở: …………………………………………………………………..

Đăng ký người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách trước và sau khi được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Trước

Sau

Trước

Sau

1

2

Văn bản kèm theo gồm: Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; bản tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người được dự kiến bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

____________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

25. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ NGƯỜI ĐƯỢC BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ LÀM CHỨC VIỆC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B20, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc gửi văn bản thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……….…(3)………………………………….

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách

1

2

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

26. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ NGƯỜI BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ LÀM CHỨC VIỆC CỦA TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B20, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……….…(3)………………………………….

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách

1

2

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

27. THỦ TỤC THÔNG BÁO KẾT QUẢ BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC CỦA TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 7 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử đối với người dự kiến lãnh đạo của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B20, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……….…(3)………………………………….

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách

1

2

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

28. THỦ TỤC THÔNG BÁO KẾT QUẢ BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 7 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người dự kiến lãnh đạo tổ chức theo quy định tại Điều 22 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B20, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức theo quy định tại Điều 22 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……….…(3)………………………………….

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách

1

2

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

29. THỦ TỤC THÔNG BÁO KẾT QUẢ BỔ NHIỆM, BẦU CỬ, SUY CỬ NHỮNG NGƯỜI LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 7 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người dự kiến lãnh đạo tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức theo quy định tại khoản 7 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc (Mẫu B20, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày bổ nhiệm, bầu cử, suy cử những người lãnh đạo tổ chức, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B20

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……….…(3)………………………………….

Trụ sở:.…………………………………………………………………..

Thông báo kết quả người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử làm chức việc với các nội dung sau:

TT

Họ và tên người được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Tên gọi trong tôn giáo

Năm sinh

Nơi cư trú

Phẩm vị

Chức vụ được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử

Địa bàn phụ trách

1

2

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo; cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo đối với trường hợp bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức việc theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(3) Tên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

30. THỦ TỤC THÔNG BÁO THUYÊN CHUYỂN CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC, NHÀ TU HÀNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày trước khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ nơi đi và nơi đến.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có chức sắc, chức việc, nhà tu hành thuyên chuyển.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành (Mẫu B21, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Chậm nhất là 20 ngày trước khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B21

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

THÔNG BÁO

Thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành

Kính gửi: ……………(2)…………….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……………………………(3)...................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành với các nội dung sau:

Người được thuyên chuyển:

- Họ và tên: ..............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): ..............................................................................

- Số CMTND/CCCD: .................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có): .....................................................................................

Lý do thuyên chuyển: ...............................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển: .................................................

................................................................................................................................

Địa bàn hoạt động tôn giáo sau khi được thuyên chuyển đến: ....................................

Dự kiến thời điểm thuyên chuyển: .............................................................................

TM. T CHC(3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi thuyên chuyển đi và nơi thuyên chuyển đến.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

31. THỦ TỤC THÔNG BÁO CÁCH CHỨC, BÃI NHIỆM CHỨC SẮC, CHỨC VIỆC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 33 VÀ KHOẢN 2 ĐIỀU 34 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 33 và khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Văn bản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc cách chức, bãi nhiệm.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 33 và khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc (Mẫu B23, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 33 và khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B23

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

THÔNG BÁO

Cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc

Kính gửi: ……………(2)……………

Tên tổ chức (chữ in hoa): ..........................................(3)................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc với các nội dung sau:

Người bị cách chức, bãi nhiệm:

- Họ và tên: ..............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): ..............................................................................

- Số CMTND/CCCD: .................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có): .....................................................................................

Lý do cách chức, bãi nhim: .....................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Thời điểm cách chức, bãi nhiệm: ...............................................................................

Văn bản kèm theo: Văn bản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc cách chức, bãi nhiệm.

TM. TỔ CHỨC(3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2)quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức sc, chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 33, khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

32. THỦ TỤC THÔNG BÁO CÁCH CHỨC, BÃI NHIỆM CHỨC VIỆC CỦA TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm chức việc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Văn bản của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc cách chức, bãi nhiệm.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh cách chức, bãi nhiệm chức việc.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc (Mẫu B23, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày có văn bản về việc cách chức, bãi nhiệm chức việc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Sở Nội vụ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B23

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

THÔNG BÁO

Cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc

Kính gửi: ……………(2)……………

Tên tổ chức (chữ in hoa): ..........................................(3)................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Thông báo về việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc với các nội dung sau:

Người bị cách chức, bãi nhiệm:

- Họ và tên: ..............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có): ..............................................................................

- Số CMTND/CCCD: .................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có): .....................................................................................

Lý do cách chức, bãi nhim: .....................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Thời điểm cách chức, bãi nhiệm: ...............................................................................

Văn bản kèm theo: Văn bản của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc về việc cách chức, bãi nhiệm.

TM. TỔ CHỨC(3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2)quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức sc, chức việc theo quy định tại khoản 1 Điều 33, khoản 1 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc theo quy định tại khoản 2 Điều 33, khoản 2 Điều 34 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo và đối với việc cách chức, bãi nhiệm chức việc của tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

33. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ MỞ LỚP BỒI DƯỠNG VỀ TÔN GIÁO CHO NGƯỜI CHUYÊN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Sở Nội vụ nơi mở lớp.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét văn bản đăng ký, trường hợp văn bản đăng ký chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản đăng ký không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản đăng ký (nếu cần). Sau khi thẩm định, Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản đăng ký trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản đăng ký, có Giấy tiếp nhận văn bản đăng ký và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản đăng ký được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Chương trình; danh sách giảng viên.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho những người chuyên hoạt động tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo (Mẫu B27, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B27

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(1)…., ngàytháng …. năm….

ĐĂNG KÝ

Mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo

Kính gửi: ……………(2)……………

Tên tổ chức (chữ in hoa):...........................................(3)................................................

Trụ sở:......................................................................................................................

Đăng ký mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo với các nội dung sau:

Tên lớp:....................................................................................................................

Địa điểm mở lớp:...............................................(4)...................................................

Lý do mở lớp: ..........................................................................................................

Thời gian học: ..........................................................................................................

Nội dung học: ..........................................................................................................

......................................................................................................................................

Thành phần, số lượng tham dự:.................................................................................

Hình thức mở lp bồi dưỡng (5): ...............................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Chương trình; danh sách giảng viên.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chc tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cp tnh nơi mở lớp.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(4) Đối với các lớp học trực tiếp tại nơi diễn ra hoạt động bồi dưỡng.

(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

34. THỦ TỤC THÔNG BÁO DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở NHIỀU HUYỆN THUỘC MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được công nhận, chấp thuận hoặc được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung (Mẫu B30, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được công nhận, chấp thuận hoặc được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Sở Nội vụ.

- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh trước ngày Luật có hiệu lực có trách nhiệm thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Sở Nội vụ.

- Việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chỉ thực hiện một lần.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B30

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa):…….………………… (3)……………………....

Trụ sở:………..…………………………………………………………...

Thông báo danh mục hoạt động ...(4)... với các nội dung sau:

TT

Tên các hoạt động tôn giáo

Thời gian tổ chức

Địa điểm diễn ra hoạt động tôn giáo

Ghi chú

1

2

...

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung.

35. THỦ TỤC THÔNG BÁO DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO BỔ SUNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở NHIỀU HUYỆN THUỘC MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã thông báo, người đại diện của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo bổ sung đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung (Mẫu B30, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã được thông báo, người đại diện của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo bổ sung đến Sở Nội vụ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B30

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa):…….………………… (3)……………………....

Trụ sở:………..…………………………………………………………...

Thông báo danh mục hoạt động ...(4)... với các nội dung sau:

TT

Tên các hoạt động tôn giáo

Thời gian tổ chức

Địa điểm diễn ra hoạt động tôn giáo

Ghi chú

1

2

...

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung.

36. THỦ TỤC THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU HUYỆN THUỘC MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức hội nghị, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc tổ chức hội nghị thường niên đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Dự kiến thành phần, số lượng người tham dự; chương trình tổ chức hội nghị thường niên.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh tổ chức hội nghị thường niên.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo tổ chức hội nghị thường niên (Mẫu B31, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức hội nghị, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc tổ chức hội nghị thường niên đến Sở Nội vụ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B31

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Tổ chức hội nghị thường niên

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ………………….............(3)...............................

Trụ sở: ……………………………………………………………………

Thông báo về việc tổ chức hội nghị thường niên với các nội dung sau:

Nội dung: ………………………………………………............................

Thời gian: ………………………………………………...........................

Địa điểm: ………………………………………………............................

Hình thức tổ chức: …………………................(4).......................................

Văn bản kèm theo gồm: Dự kiến thành phần, số lượng người tham dự; chương trình tổ chức hội nghị thường niên.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Ký, ghi rõ họ tên, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một huyện.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

37. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC, TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở NHIỀU HUYỆN THUỘC MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh trước khi tổ chức đại hội có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần). Sau khi thẩm định hồ sơ, Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc về việc tổ chức đại hội và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Chương trình tổ chức đại hội; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự;

+ Báo cáo tổng kết hoạt động của tổ chức;

+ Dự thảo hiến chương hoặc hiến chương sửa đổi (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh tổ chức đại hội.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức đại hội.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị về việc tổ chức đại hội (Mẫu B33, Phụ lục Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B33

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Tổ chức đại hội …….……

Kính gửi: ………(2)…………

Tên tổ chức (chữ in hoa):……………………………..…(3)...............................................

Trụ sở:......................................................................................................................

Đề nghị tổ chức đại hội với các nội dung sau:

Lý do tổ chức: .........................................................................................................

Thời gian: ................................................................................................................

Địa điểm: .................................................................................................................

Thành phần: .............................................................................................................

Nội dung: .................................................................................................................

Hình thức tổ chức: ………….…………(4)......................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Chương trình tổ chức đại hội; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự; báo cáo tổng kết hoạt động của tổ chức; dự thảo hiến chương hoặc hiến chương sửa đi (nếu có).

TM. TỔ CHỨC (3)
(Ký, ghi rõ họ tên, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo trực thuộc có đa bàn hoạt động ở một huyện.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

38. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC CUỘC LỄ NGOÀI CƠ SỞ TÔN GIÁO, ĐỊA ĐIỂM HỢP PHÁP ĐÃ ĐĂNG KÝ CÓ QUY MÔ TỔ CHỨC Ở NHIỀU HUYỆN THUỘC MỘT TỈNH HOẶC Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Sở Nội vụ nơi dự kiến tổ chức.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét văn bản đề nghị, trường hợp văn bản đề nghị chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản đề nghị không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản đề nghị (nếu cần). Sau khi thẩm định văn bản đề nghị, Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản đề nghị trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản đề nghị, có Giấy tiếp nhận văn bản đề nghị và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản đề nghị được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Chương trình tổ chức cuộc lễ; dự kiến thành phần tham dự cuộc lễ.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký (Mẫu B34, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B34

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký

Kính gửi: …………(2)…………

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……………………….……(3)..................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Đề nghị tổ chức cuộc lễ …(4)... với các nội dung sau:

Tên cuộc lễ: .............................................................................................................

Người chủ trì: ...........................................................................................................

Thời gian thực hiện: ..................................................................................................

Địa điểm thực hiện: ..................................................................................................

Nội dung: .................................................................................................................

Quy mô: ..................................................................................................................

Hình thức tổ chức (5) .................................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Chương trình tổ chức cuộc lễ; dự kiến thành phần tham dự cuộc lễ.

TM. TỔ CHỨC(3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lđối với cuộc lễ có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tnh hoặc ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cuộc lễ có quy mô tổ chức ở một huyện.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

(4) Tên cuộc lngoài cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký.

(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

39. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ GIẢNG ĐẠO NGOÀI ĐỊA BÀN PHỤ TRÁCH, CƠ SỞ TÔN GIÁO, ĐỊA ĐIỂM HỢP PHÁP ĐÃ ĐĂNG KÝ CÓ QUY MÔ TỔ CHỨC Ở NHIỀU HUYỆN THUỘC MỘT TỈNH HOẶC Ở NHIỀU TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Sở Nội vụ.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét văn bản đề nghị, trường hợp văn bản đề nghị chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành để bổ sung, hoàn thiện văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản đề nghị không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sở Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản đề nghị (nếu cần). Sau khi thẩm định văn bản đề nghị, Sở Nội vụ chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ để trả cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản đề nghị trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản đề nghị, có Giấy tiếp nhận văn bản đề nghị và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản đề nghị được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Chương trình tổ chức; nội dung; thành phần tham dự.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký (Mẫu B35, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B35

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký

Kính gửi: …………(2)……………

Họ và tên người đề nghị: ..........................................................................................

Chức vụ, phẩm vị: ....................................................................................................

Địa bàn phụ trách: ....................................................................................................

Thuộc tổ chức...(3): ...................................................................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Đăng ký giảng đạo …(4)… với các nội dung sau:

Lý do: ......................................................................................................................

Thời gian: ................................................................................................................

Địa điểm thực hiện: ..................................................................................................

Hình thức tổ chức ........................................(5).........................................................

Văn bản kèm theo gồm: Chương trình tổ chức; nội dung; thành phần tham dự.

NGƯỜI Đ NGH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

___________________

(1) Địa danh nơi chức sắc, chức việc, nhà tu hành hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến giảng đạo đối với việc giảng đạo có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc giảng đạo có quy mô tổ chức một huyện.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký.

(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

40. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ VIỆC TIẾP NHẬN TÀI TRỢ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI ĐỂ HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VỀ TÔN GIÁO CHO NGƯỜI CHUYÊN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO; SỬA CHỮA, CẢI TẠO, NÂNG CẤP, XÂY DỰNG MỚI CƠ SỞ TÔN GIÁO; TỔ CHỨC CÁC NGHI LỄ TÔN GIÁO HOẶC CUỘC LỄ TÔN GIÁO; XUẤT BẢN, NHẬP KHẨU KINH SÁCH, VĂN HÓA PHẨM TÔN GIÁO, ĐỒ DÙNG TÔN GIÁO CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT TỈNH

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: 20 ngày trước khi tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc cuộc lễ tôn giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc tiếp nhận tài trợ đến Sở Nội vụ nơi đặt trụ sở.

- Bước 2: Sở Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Sở Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nội vụ; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Sở Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Bản cam kết của tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ về nguồn gốc các khoản tài trợ đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế và tuân thủ quy định của pháp luật của nước sở tại trước khi thực hiện hoạt động tài trợ.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh khi tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Sở Nội vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Sở Nội vụ để thực hiện công tác tham mưu quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo về việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài (Mẫu B50, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ);

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận và quản lý các khoản tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài để hỗ trợ hoạt động đào tạo, bồi dưỡng về tôn giáo cho người chuyên hoạt động tôn giáo; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo; tổ chức các nghi lễ tôn giáo hoặc cuộc lễ tôn giáo; xuất bản, nhập khẩu kinh sách, văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo phải công khai, minh bạch, đúng mục đích, thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với việc tiếp nhận, quản lý các khoản tài trợ.

- Sau khi kết thúc việc tiếp nhận tài trợ (đối với hiện vật) và sử dụng các khoản tài trợ (đối với khoản tài trợ bằng tiền), trong thời hạn 20 ngày, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm gửi báo cáo kết quả sử dụng các khoản tài trợ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Báo cáo nêu rõ các khoản đã chi, thời gian chi (đối với các khoản tài trợ bằng tiền) và các nội dung được quy định trong văn bản thông báo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP. Đối với các khoản tài trợ tiếp nhận, sử dụng có thời hạn quá 12 tháng kể từ ngày tiếp nhận thì tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc gửi báo cáo tiến độ sử dụng hằng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP .

- Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ không đúng quy định tại Điều này và các quy định của pháp luật có liên quan thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo tài trợ có văn bản yêu cầu tổ chức dừng tiếp nhận, quản lý, sử dụng các khoản tài trợ và xử lý theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B50

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

THÔNG BÁO

Về việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài

Kính gửi: …………(2)……………

Tên (chữ in hoa):…………………………..………(3)........................................................

Trụ sở chính:.............................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức v, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Thông báo về việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài với các nội dung sau:

Tên của tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ (chữ in hoa):...........................................

Trụ sở của tổ chức nước ngoài tài trợ:.......................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Năm sinh:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Quốc tịch:...............................................................................................................

- Số hộ chiếu:...........................................................................................................

Mục đích tiếp nhận tài trợ:.........................................................................................

Thời gian thực hiện tiếp nhận tài trợ:..........................................................................

Cách thức thực hiện tiếp nhận tài trợ:.........................................................................

Hình thức tài trợ (tiền hay hiện vật):............................................................................

Giá trị tài trợ(4):..........................................................................................................

Dự kiến thời gian sử dụng các khoản tài trợ: .............................................................

Phương thức quản lý và sử dụng các khoản tài trợ: ..................................................

................................................................................................................................

Thông tin tài khoản tiếp nhận: ...................................................................................

Tại ngân hàng: .........................................................................................................

Hình thức tổ chức (5) .................................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Bn cam kết của tổ chức, cá nhân nước ngoài tài trợ về nguồn gốc các khoản tài trợ đã hoàn thành nghĩa vụ về thuế và tuân thủ quy định của pháp luật của nước sở tại trước khi thực hiện hoạt động tài trợ.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc tiếp nhận tài trợ của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp nhận tài trợ.

(4) Đơn vị tính Việt Nam đồng.

(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

C. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

1. THỦ TỤC THÔNG BÁO MỞ LỚP BỒI DƯỠNG VỀ TÔN GIÁO THEO QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN 2 ĐIỀU 41 CỦA LUẬT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai giảng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Phòng Nội vụ huyện nơi mở lớp.

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Phòng Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

- Bước 3: Phòng Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc tiếp nhận thông báo.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Phòng Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua dịch vụ bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo nêu rõ tên lớp, địa điểm, lý do, thời gian học, nội dung, chương trình, thành phần tham dự, danh sách giảng viên.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Nội dung văn bản thông báo theo quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai giảng lớp bồi dưỡng về tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo.

- Trường hợp việc mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo có hành vi quy định tại Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không tổ chức hoặc dừng việc mở lớp bồi dưỡng.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

2. THỦ TỤC THÔNG BÁO DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở NHIỀU XÃ THUỘC MỘT HUYỆN

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Phòng Nội vụ huyện.

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Phòng Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

- Bước 3: Phòng Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc tiếp nhận thông báo.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Phòng Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua dịch vụ bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung (Mẫu B30, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được công nhận, chấp thuận hoặc được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện có trách nhiệm gửi văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Phòng Nội vụ.

- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện trước ngày Luật có hiệu lực có trách nhiệm thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Phòng Nội vụ.

- Việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chỉ thực hiện một lần.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B30

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa):…….………………… (3)……………………....

Trụ sở:………..…………………………………………………………...

Thông báo danh mục hoạt động ...(4)... với các nội dung sau:

TT

Tên các hoạt động tôn giáo

Thời gian tổ chức

Địa điểm diễn ra hoạt động tôn giáo

Ghi chú

1

2

...

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung.

3. THỦ TỤC THÔNG BÁO DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO BỔ SUNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở NHIỀU XÃ THUỘC MỘT HUYỆN

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã được thông báo, người đại diện của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện có trách nhiệm gửi văn bản thông báo bổ sung đến Phòng Nội vụ huyện.

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Phòng Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện của tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

- Bước 3: Phòng Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc tiếp nhận thông báo.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Phòng Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua dịch vụ bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung (Mẫu B30, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động tôn giáo không có trong danh mục hoạt động tôn giáo đã được thông báo, người đại diện của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện có trách nhiệm gửi văn bản thông báo bổ sung đến Phòng Nội vụ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B30

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa):…….………………… (3)……………………....

Trụ sở:………..…………………………………………………………...

Thông báo danh mục hoạt động ...(4)... với các nội dung sau:

TT

Tên các hoạt động tôn giáo

Thời gian tổ chức

Địa điểm diễn ra hoạt động tôn giáo

Ghi chú

1

2

...

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung.

4. THỦ TỤC THÔNG BÁO TỔ CHỨC HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT HUYỆN

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức hội nghị, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một huyện có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc tổ chức hội nghị thường niên đến Phòng Nội vụ.

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Phòng Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

- Bước 3: Phòng Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc tiếp nhận thông báo.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Phòng Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua dịch vụ bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản thông báo (theo mẫu);

+ Dự kiến thành phần, số lượng người tham dự; chương trình tổ chức hội nghị thường niên.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một huyện tổ chức hội nghị thường niên.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo tổ chức hội nghị thường niên (Mẫu B31, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức hội nghị, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một huyện có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc tổ chức hội nghị thường niên đến Phòng Nội vụ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B31

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Tổ chức hội nghị thường niên

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa): ………………….............(3)...............................

Trụ sở: ……………………………………………………………………

Thông báo về việc tổ chức hội nghị thường niên với các nội dung sau:

Nội dung: ………………………………………………............................

Thời gian: ………………………………………………...........................

Địa điểm: ………………………………………………............................

Hình thức tổ chức: …………………................(4).......................................

Văn bản kèm theo gồm: Dự kiến thành phần, số lượng người tham dự; chương trình tổ chức hội nghị thường niên.

TM. TỔ CHỨC (3)
(Ký, ghi rõ họ tên, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc tổ chức hội nghị thường niên của tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một huyện.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

5. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC ĐẠI HỘI CỦA TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC, TỔ CHỨC ĐƯỢC CẤP CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG Ở MỘT HUYỆN

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một huyện trước khi tổ chức đại hội có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị đến Phòng Nội vụ.

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Phòng Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định hồ sơ (nếu cần). Sau khi thẩm định hồ sơ, Phòng Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức đại hội và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Phòng Nội vụ tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Chương trình tổ chức đại hội; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự;

+ Báo cáo tổng kết hoạt động của tổ chức;

+ Dự thảo hiến chương hoặc hiến chương sửa đổi (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở một huyện tổ chức đại hội.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức đại hội.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị về việc tổ chức đại hội (Mẫu B33, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B33

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Tổ chức đại hội …….……

Kính gửi: ………(2)…………

Tên tổ chức (chữ in hoa):……………………………..…(3)...............................................

Trụ sở:......................................................................................................................

Đề nghị tổ chức đại hội với các nội dung sau:

Lý do tổ chức: .........................................................................................................

Thời gian: ................................................................................................................

Địa điểm: .................................................................................................................

Thành phần: .............................................................................................................

Nội dung: .................................................................................................................

Hình thức tổ chức: ………….…………(4)......................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Chương trình tổ chức đại hội; dự kiến thành phần, số lượng người tham dự; báo cáo tổng kết hoạt động của tổ chức; dự thảo hiến chương hoặc hiến chương sửa đi (nếu có).

TM. TỔ CHỨC (3)
(Ký, ghi rõ họ tên, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có địa bàn hoạt động ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc tổ chức đại hội của tổ chức tôn giáo trực thuộc có đa bàn hoạt động ở một huyện.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

6. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ TỔ CHỨC CUỘC LỄ NGOÀI CƠ SỞ TÔN GIÁO, ĐỊA ĐIỂM HỢP PHÁP ĐÃ ĐĂNG KÝ CÓ QUY MÔ TỔ CHỨC Ở MỘT HUYỆN

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở một huyện, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Phòng Nội vụ.

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét văn bản đề nghị, trường hợp văn bản đề nghị chưa đầy đủ, hợp lệ, Phòng Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản đề nghị không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản đề nghị (nếu cần). Sau khi thẩm định văn bản đề nghị, Phòng Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện để trả cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản đề nghị trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Phòng Nội vụ tiếp nhận văn bản đề nghị, có Giấy tiếp nhận văn bản đề nghị và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản đề nghị được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Chương trình tổ chức cuộc lễ; dự kiến thành phần tham dự cuộc lễ.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký (Mẫu B34, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B34

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Tổ chức cuộc lễ ngoài cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký

Kính gửi: …………(2)…………

Tên tổ chức (chữ in hoa): ……………………….……(3)..................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Đề nghị tổ chức cuộc lễ …(4)... với các nội dung sau:

Tên cuộc lễ: .............................................................................................................

Người chủ trì: ...........................................................................................................

Thời gian thực hiện: ..................................................................................................

Địa điểm thực hiện: ..................................................................................................

Nội dung: .................................................................................................................

Quy mô: ..................................................................................................................

Hình thức tổ chức (5) .................................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Chương trình tổ chức cuộc lễ; dự kiến thành phần tham dự cuộc lễ.

TM. TỔ CHỨC(3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến tổ chức cuộc lđối với cuộc lễ có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tnh hoặc ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cuộc lễ có quy mô tổ chức ở một huyện.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người thay mặt tổ chức phải ký tên và đóng dấu.

(4) Tên cuộc lngoài cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký.

(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

7. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ GIẢNG ĐẠO NGOÀI ĐỊA BÀN PHỤ TRÁCH, CƠ SỞ TÔN GIÁO, ĐỊA ĐIỂM HỢP PHÁP ĐÃ ĐĂNG KÝ CÓ QUY MÔ TỔ CHỨC Ở MỘT HUYỆN

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở một huyện, chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị đến Phòng Nội vụ.

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét văn bản đề nghị, trường hợp văn bản đề nghị chưa đầy đủ, hợp lệ, Phòng Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành để bổ sung, hoàn thiện văn bản đề nghị. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản đề nghị không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Phòng Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định văn bản đề nghị (nếu cần). Sau khi thẩm định văn bản, Phòng Nội vụ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký và gửi kết quả giải quyết về Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện để trả cho chức sắc, chức việc, nhà tu hành. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản đề nghị trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Phòng Nội vụ tiếp nhận văn bản đề nghị, có Giấy tiếp nhận văn bản và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản đề nghị được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Chương trình tổ chức; nội dung; thành phần tham dự.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 25 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Chức sắc, chức việc, nhà tu hành giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký có quy mô tổ chức ở một huyện.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo, địa điểm hợp pháp đã đăng ký.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký (Mẫu B35, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B35

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

ĐỀ NGHỊ

Giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký

Kính gửi: …………(2)……………

Họ và tên người đề nghị: ..........................................................................................

Chức vụ, phẩm vị: ....................................................................................................

Địa bàn phụ trách: ....................................................................................................

Thuộc tổ chức...(3): ...................................................................................................

Trụ sở: .....................................................................................................................

Đăng ký giảng đạo …(4)… với các nội dung sau:

Lý do: ......................................................................................................................

Thời gian: ................................................................................................................

Địa điểm thực hiện: ..................................................................................................

Hình thức tổ chức ........................................(5).........................................................

Văn bản kèm theo gồm: Chương trình tổ chức; nội dung; thành phần tham dự.

NGƯỜI Đ NGH
(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)

___________________

(1) Địa danh nơi chức sắc, chức việc, nhà tu hành hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi dự kiến giảng đạo đối với việc giảng đạo có quy mô tổ chức ở nhiều huyện thuộc một tỉnh hoặc ở nhiều tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc giảng đạo có quy mô tổ chức một huyện.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Giảng đạo ngoài địa bàn phụ trách, cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp đã đăng ký.

(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

8. THỦ TỤC THÔNG BÁO TỔ CHỨC QUYÊN GÓP NGOÀI ĐỊA BÀN MỘT XÃ NHƯNG TRONG ĐỊA BÀN MỘT HUYỆN, QUẬN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH, THÀNH PHỐ THUỘC THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CỦA CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG, TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi tổ chức quyên góp 10 ngày, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp ngoài địa bàn một xã nhưng trong địa bàn một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Phòng Nội vụ nơi tổ chức quyên góp.

- Bước 2: Phòng Nội vụ xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Phòng Nội vụ hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

- Bước 3: Phòng Nội vụ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc tiếp nhận thông báo.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công hoặc Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp huyện; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Phòng Nội vụ tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua dịch vụ bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp ngoài địa bàn một xã nhưng trong địa bàn một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông báo: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Nội vụ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp huyện để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong văn bản thông báo của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo về việc tổ chức quyên góp (Mẫu B49, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Trước khi tổ chức quyên góp 10 ngày, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp ngoài địa bàn một xã nhưng trong địa bàn một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Phòng Nội vụ nơi tổ chức quyên góp.

- Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có sổ sách thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch. Tài sản được quyên góp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích đã thông báo, phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

- Không được lợi dụng danh nghĩa cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để quyên góp nhằm trục lợi hoặc trái mục đích quyên góp.

- Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện hoạt động quyên góp không đúng quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo quyên góp có văn bản yêu cầu dừng tiếp nhận, sử dụng tài sản được quyên góp và xử lý theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B49

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

THÔNG BÁO

Về việc tổ chức quyên góp

Kính gửi: …………(2)…………….

Tên (chữ in hoa):……………………..…………(3)............................................................

Địa chỉ:.....................................................................................................................

Người đại diện..........................................................................................................

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- S CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Thông báo về việc tổ chức quyên góp với các nội dung sau:

Mục đích quyên góp:.................................................................................................

Địa bàn tổ chức quyên góp:......................................................................................

Cách thức quyên góp:...............................................................................................

Thời gian thực hiện quyên góp:..................................................................................

Phương thức quản lý và sử dụng tài sản được quyên góp:........................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Hình thức tổ chức (4)..................................................................................................

NGƯỜI ĐẠI DIỆN (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài địa bàn một huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hp tổ chức quyên góp ngoài địa bàn một xã nhưng trong địa bàn một huyện, quận, thị xã, thành phthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp xã đối vi trường hợp tổ chức quyên góp trong địa bàn một xã.

(3) Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người đại diện phải ký tên và đóng dấu.

(4) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

D. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

1. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét văn bản đăng ký, trường hợp văn bản chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản đăng ký không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sau khi thẩm định văn bản đăng ký, Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản đăng ký trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận văn bản đăng ký, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản đăng ký được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đăng ký (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện thủ tục hành

chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung (Mẫu B1, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm chậm nhất là 30 ngày trước ngày cơ sở tín ngưỡng bắt đầu hoạt động tín ngưỡng.

- Đối với cơ sở tín ngưỡng đã thông báo hoạt động tín ngưỡng hằng năm trước ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Luật có hiệu lực có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.

- Việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm chỉ thực hiện một lần.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐĂNG KÝ

Hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên cơ sở tín ngưỡng (chữ in hoa):………...….…...……………………

Địa chỉ:…………………………………………………………..……….

Người đại diện (3):

- Họ và tên:……………………………..................………………..……

- Số CMTND/CCCD: …........................................………………….…..

Đăng ký hoạt động tín ngưỡng …(4)… với các nội dung sau:

TT

Tên hoạt động tín ngưỡng

Nội dung

Quy mô

Thời gian

Địa điểm

Ghi chú

1

2

3

n

NGƯỜI ĐẠI DIỆN (3)
(Ký, ghi rõ họ tên)

___________________

(1) Địa danh nơi có cơ sở tín ngưỡng.

(2) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.

(3) Trường hợp cơ sở tín ngưỡng có ban quản lý thì người thay mặt ban quản lý ký bản đăng ký.

(4) Hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung.

2. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BỔ SUNG HOẠT ĐỘNG TÍN NGƯỠNG

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký bổ sung hoạt động tín ngưỡng đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét văn bản đăng ký, trường hợp văn bản đăng ký chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện văn bản đăng ký không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sau khi thẩm định văn bản đăng ký, Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký bổ sung hoạt động tín ngưỡng và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản đăng ký trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận văn bản đăng ký, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản đăng ký được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản đăng ký (theo mẫu).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ văn bản đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký hoạt động tín ngưỡng bổ sung.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung (Mẫu B1, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất 20 ngày trước ngày diễn ra hoạt động tín ngưỡng không có trong văn bản đã được đăng ký, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm gửi văn bản đăng ký bổ sung hoạt động tín ngưỡng.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐĂNG KÝ

Hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên cơ sở tín ngưỡng (chữ in hoa):………...….…...……………………

Địa chỉ:…………………………………………………………..……….

Người đại diện (3):

- Họ và tên:……………………………..................………………..……

- Số CMTND/CCCD: …........................................………………….…..

Đăng ký hoạt động tín ngưỡng …(4)… với các nội dung sau:

TT

Tên hoạt động tín ngưỡng

Nội dung

Quy mô

Thời gian

Địa điểm

Ghi chú

1

2

3

n

NGƯỜI ĐẠI DIỆN (3)
(Ký, ghi rõ họ tên)

___________________

(1) Địa danh nơi có cơ sở tín ngưỡng.

(2) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cơ sở tín ngưỡng.

(3) Trường hợp cơ sở tín ngưỡng có ban quản lý thì người thay mặt ban quản lý ký bản đăng ký.

(4) Hoạt động tín ngưỡng hằng năm hoặc hoạt động tín ngưỡng bổ sung.

3. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sau khi thẩm định hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho các tổ chức hoặc trả cho người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký và có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;

+ Sơ yếu lý lịch, phiếu lý lịch tư pháp (cấp trước thời điểm nộp hồ sơ không quá 06 tháng) của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung;

+ Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật đối với việc đăng ký quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung (Mẫu B5, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

+ Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo.

+ Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

+ Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

- Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên và các điều kiện sau đây:

+ Có giáo lý, giáo luật.

+ Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

ĐĂNG KÝ

Sinh hoạt tôn giáo tập trung

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức tôn giáo; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung (chữ in hoa): .………….………………………………

Trụ sở của tổ chức:……………………… (3)…………………………....

Tên tôn giáo:...………………………………………….................... ........

Đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung với các nội dung sau:

Tên nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung: ………………………………... ..

Người đại diện của nhóm:

- Họ và tên:………………………………...…………… ..........................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):…………………………………. ..........

- Số CMTND/CCCD: ………………….. ..................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................

Nội dung sinh hoạt tôn giáo: ..…….…………………..………………….

Địa điểm sinh hoạt tôn giáo (4): ……………………...……………………

Thời gian sinh hoạt tôn giáo:.……………………..………………………

Số lượng người tham gia:….……………………..……………………….

Hình thức thực hiện (5): ………...............…………………………………

Văn bản kèm theo gồm: Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để làm nơi sinh hoạt tôn giáo; sơ yếu lý lịch của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung; bản tóm tắt giáo lý, giáo luật đối với việc đăng ký của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN (6)
(Chữ ký, dấu, ghi rõ họ tên)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc nơi dự kiến có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo tập trung đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

(2) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo.

(3) Tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Địa chỉ nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung (ghi rõ số nhà, đường phố, thành phố, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh).

(5) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

(6) Người đại diện của tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với người đại diện của tổ chức tôn giáo phải ký tên và đóng dấu của tổ chức.

4. THỦ TỤC THÔNG BÁO DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở MỘT XÃ

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được chấp thuận, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã có trách nhiệm gửi văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua dịch vụ bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung (Mẫu B30, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được chấp thuận, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã có trách nhiệm gửi văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Luật tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực, tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã trước ngày Luật có hiệu lực có trách nhiệm thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chỉ thực hiện một lần.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B30

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa):…….………………… (3)……………………....

Trụ sở:………..…………………………………………………………...

Thông báo danh mục hoạt động ...(4)... với các nội dung sau:

TT

Tên các hoạt động tôn giáo

Thời gian tổ chức

Địa điểm diễn ra hoạt động tôn giáo

Ghi chú

1

2

...

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung.

5. THỦ TỤC THÔNG BÁO DANH MỤC HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO BỔ SUNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CÓ ĐỊA BÀN HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở MỘT XÃ

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động tôn giáo không có trong danh mục đã được thông báo hằng năm, người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã có trách nhiệm gửi văn bản thông báo danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện của tổ chức để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua dịch vụ bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã bổ sung hoạt động tôn giáo không có trong danh mục hoạt động tôn giáo hàng năm đã được thông báo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung (Mẫu B30, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 20 ngày trước khi diễn ra hoạt động tôn giáo không có trong danh mục hoạt động tôn giáo hàng năm đã được thông báo, người đại diện của tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã có trách nhiệm gửi văn bản thông báo bổ sung đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B30

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

...(1)…, ngày……tháng……năm……

THÔNG BÁO

Danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc danh mục hoạt động tôn giáo bổ sung

Kính gửi: ……….(2)……….

Tên tổ chức (chữ in hoa):…….………………… (3)……………………....

Trụ sở:………..…………………………………………………………...

Thông báo danh mục hoạt động ...(4)... với các nội dung sau:

TT

Tên các hoạt động tôn giáo

Thời gian tổ chức

Địa điểm diễn ra hoạt động tôn giáo

Ghi chú

1

2

...

n

TM. TỔ CHỨC (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(2) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều tỉnh; cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều huyện thuộc một tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở nhiều xã thuộc một huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã đối với việc thông báo danh mục hoạt động tôn giáo (hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung) của tổ chức có địa bàn hoạt động tôn giáo ở một xã.

(3) Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo.

(4) Hoạt động tôn giáo hằng năm hoặc hoạt động tôn giáo bổ sung.

6. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA NHÓM SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi thay đổi người đại diện, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm gửi hồ sơ đăng ký thay đổi người đại diện đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sau khi thẩm định hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đăng ký, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đăng ký (theo mẫu);

+ Sơ yếu lý lịch của người đại diện mới;

+ Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi người đại diện đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung do tổ chức đăng ký;

+ Biên bản cuộc họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thay đổi người đại diện của nhóm.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đăng ký thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung là người Việt Nam (Mẫu B6, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ- CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

....(1)..., ngày tháng …. năm….

ĐĂNG KÝ

Thay đổi người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung là người Việt Nam

Kính gửi: ………………(2)…………………..

Tên nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung:.......................................................................

Địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của nhóm:.........................................................

Họ và tên người đại diện (3):…………………….

Tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo: ................................................................................................................................

Đăng ký thay đổi người đại diện với các nội dung sau:

Người đại diện cũ của nhóm:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD: .................................................................................................

- Nơi cư trú (4):...........................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Người đại diện mới của nhóm:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD: .................................................................................................

- Nơi cư trú (4):...........................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Lý do thay đổi:..........................................................................................................

Dự kiến thời điểm thay đổi:.......................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Sơ yếu lý lịch của người đại diện mới; văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tchức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về vic thay đổi người đại diện đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung do tổ chức đăng ký; biên bản cuộc họp bầu, cử người đại diện mới (nếu có).

NGƯỜI ĐẠI DIỆN(3)
(Ký, ghi rõ họ tên)

___________________

(1) Địa danh nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

(2) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

(3) Người đại diện mới của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

(4) Ghi rõ số nhà, đường ph, xóm, thôn, xã, huyện, tỉnh.

7. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG TRONG ĐỊA BÀN MỘT XÃ

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung, người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sau khi thẩm định hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung;

+ Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo trong địa bàn một xã.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung là người Việt Nam (Mẫu B7, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B7

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

....(1)..., ngày tháng …. năm….

ĐỀ NGHỊ

Thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung là người Việt Nam

Kính gửi: …………………(2)…………………..

Tên nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung: ......................................................................

Tên tôn giáo:.............................................................................................................

Tên tổ chức tôn giáo (hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo):

................................................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

Đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung với các nội dung sau:

Lý do thay đổi:..........................................................................................................

Địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo tập trung:......................................................

Dự kiến địa điểm mới:...............................................................................................

Dự kiến thời điểm thay đổi:.......................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung; văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký. Đối với việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác, người đại diện còn có trách nhiệm gửi kèm bản sao văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của UBND cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

___________________

(1) Địa danh nơi có địa điểm đang sinh hoạt tôn giáo tập trung.

(2) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới.

8. THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG ĐẾN ĐỊA BÀN XÃ KHÁC

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác, người đại diện của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có trách nhiệm gửi hồ sơ đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến có địa điểm mới.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét hồ sơ đề nghị, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp từ chối tiếp nhận, giải quyết phải nêu rõ lý do. Thời gian hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời hạn giải quyết.

- Bước 3: Sau khi thẩm định hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc đăng ký thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác và gửi kết quả giải quyết về Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã để trả cho người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ đề nghị, có Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả. Nếu gửi qua đường bưu chính, ngày tiếp nhận hồ sơ được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

+ Văn bản đề nghị (theo mẫu);

+ Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung;

+ Văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký;

+ Bản sao văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến có địa điểm mới.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận về việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung (Mẫu B7, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B7

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

....(1)..., ngày tháng …. năm….

ĐỀ NGHỊ

Thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung là người Việt Nam

Kính gửi: …………………(2)…………………..

Tên nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung: ......................................................................

Tên tôn giáo:.............................................................................................................

Tên tổ chức tôn giáo (hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo):

................................................................................................................................

Người đại diện:

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- Số CMTND/CCCD:..................................................................................................

Đề nghị thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung với các nội dung sau:

Lý do thay đổi:..........................................................................................................

Địa điểm nhóm đang sinh hoạt tôn giáo tập trung:......................................................

Dự kiến địa điểm mới:...............................................................................................

Dự kiến thời điểm thay đổi:.......................................................................................

Văn bản kèm theo gồm: Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp mới để làm nơi sinh hoạt tôn giáo tập trung; văn bản chấp thuận của tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo về việc thay đổi địa điểm đối với nhóm sinh hoạt tôn giáo do tổ chức đăng ký. Đối với việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến địa bàn xã khác, người đại diện còn có trách nhiệm gửi kèm bản sao văn bản chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung của UBND cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung lần đầu.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

___________________

(1) Địa danh nơi có địa điểm đang sinh hoạt tôn giáo tập trung.

(2) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi dự kiến đặt địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới.

9. THỦ TỤC THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI ĐỊA ĐIỂM SINH HOẠT TÔN GIÁO TẬP TRUNG

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua dịch vụ bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ:

Văn bản thông báo nêu rõ tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo; tên nhóm; họ và tên người đại diện của nhóm; thời điểm thay đổi; địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung mới; thời điểm chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ.

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Nội dung văn bản thông báo theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được chấp thuận địa điểm mới, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung phải chấm dứt sinh hoạt tôn giáo tại địa điểm cũ và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cũ.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

10. THỦ TỤC THÔNG BÁO TỔ CHỨC QUYÊN GÓP TRONG ĐỊA BÀN MỘT XÃ CỦA CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG, TỔ CHỨC TÔN GIÁO, TỔ CHỨC TÔN GIÁO TRỰC THUỘC

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Trước khi tổ chức quyên góp 05 ngày làm việc, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp trong địa bàn một xã có trách nhiệm gửi văn bản thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp.

- Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, tiếp nhận văn bản thông báo, trường hợp văn bản thông báo chưa đầy đủ, hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã hướng dẫn trực tiếp hoặc thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại hoặc văn bản cho người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để bổ sung, hoàn thiện. Trường hợp từ chối tiếp nhận phải nêu rõ lý do.

b) Cách thức thực hiện:

Nộp văn bản thông báo trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã; qua dịch vụ bưu chính công ích; qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc ủy quyền theo quy định của pháp luật hoặc qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận văn bản thông báo và có Giấy tiếp nhận. Nếu gửi qua dịch vụ bưu chính, ngày tiếp nhận văn bản thông báo được tính theo ngày ghi trên dấu công văn đến.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ: Văn bản thông báo (theo mẫu) và các tài liệu kèm theo (nếu có).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d) Thời hạn giải quyết: Không quy định.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tổ chức quyên góp trong địa bàn một xã.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền quyết định và trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

Văn bản thông báo được lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong văn bản thông báo của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.

h) Lệ phí: Không có.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Thông báo về việc tổ chức quyên góp (Mẫu B49, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ).

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

- Trước khi tổ chức quyên góp 05 ngày làm việc, người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức quyên góp.

- Hoạt động quyên góp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc phải có sổ sách thu, chi bảo đảm công khai, minh bạch. Tài sản được quyên góp phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích đã thông báo, phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo.

- Không được lợi dụng danh nghĩa cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để quyên góp nhằm trục lợi hoặc trái mục đích quyên góp.

- Người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thực hiện hoạt động quyên góp không đúng quy định thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông báo quyên góp có văn bản yêu cầu dừng tiếp nhận, sử dụng tài sản được quyên góp và xử lý theo quy định của pháp luật.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật tín ngưỡng, tôn giáo (Luật số 02/2016/QH14 ngày 18/11/2016).

- Nghị định số 95/2023/NĐ-CP ngày 29/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Mẫu B49

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(1)…., ngày…tháng…năm…

THÔNG BÁO

Về việc tổ chức quyên góp

Kính gửi: …………(2)…………….

Tên (chữ in hoa):……………………..…………(3)............................................................

Địa chỉ:.....................................................................................................................

Người đại diện..........................................................................................................

- Họ và tên:...............................................................................................................

- Tên gọi trong tôn giáo (nếu có):...............................................................................

- S CMTND/CCCD:..................................................................................................

- Chức vụ, phẩm vị (nếu có):......................................................................................

Thông báo về việc tổ chức quyên góp với các nội dung sau:

Mục đích quyên góp:.................................................................................................

Địa bàn tổ chức quyên góp:......................................................................................

Cách thức quyên góp:...............................................................................................

Thời gian thực hiện quyên góp:..................................................................................

Phương thức quản lý và sử dụng tài sản được quyên góp:........................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

Hình thức tổ chức (4)..................................................................................................

NGƯỜI ĐẠI DIỆN (3)
(Chữ ký, dấu)

___________________

(1) Địa danh nơi có cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc.

(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp tổ chức quyên góp vượt ra ngoài địa bàn một huyện; Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hp tổ chức quyên góp ngoài địa bàn một xã nhưng trong địa bàn một huyện, quận, thị xã, thành phthuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân cấp xã đối vi trường hợp tổ chức quyên góp trong địa bàn một xã.

(3) Cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức tôn giáo trực thuộc. Đối với tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người đại diện phải ký tên và đóng dấu.

(4) Trực tiếp hoặc trực tuyến; kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 491/QĐ-BNV ngày 10/07/2024 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.322

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.184.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!