ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1460/2007/QĐ-UBND
|
Tuy
Hòa, ngày 13 tháng 8 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA
KÊNH MƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
66/2000/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính
sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP
ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công
trình;
Căn cứ Thông tư số 134/1999/TT-BNN-QLN
ngày 29 tháng 9 năm 1999 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn
việc tổ chức thực hiện kiên cố kênh mương; Thông tư số 94/1999/TT-BTC ngày 31
tháng 7 năm 1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng nguồn thu thuế sử dụng đất
nông nghiệp, thuỷ lợi phí và các nguồn khác để thực hiện kiên cố kênh mương;
Thông tư số 72/2000/TT-BTC ngày 19 tháng 7 năm 2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn
cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương;
Căn cứ Thông tư số 04/2005/TT-BXD
ngày 01 tháng 4 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí
dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 02/2005/TT-BXD
ngày 06 tháng 5 năm 2005 hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt
dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu
tư công trình quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005
và Nghị định số: 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 306/TTr-LS ngày 30 tháng 5 năm 2006 về việc
ban hành Quy định tổ chức thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương trên địa
bàn tỉnh Phú Yên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định việc tổ chức thực hiện kiên cố hóa kênh mương trên địa
bàn tỉnh Phú Yên.
Điều 2. Quyết định này
thay thế Quyết định số 2523/2000/QĐ-UB ngày 29/9/2000 về việc ban hành Quy định
tổ chức thực hiện kiên cố hóa kênh mương, Quyết định số 969/2002/QĐ-UB ngày
12/4/2002 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định việc tổ chức thực
hiện kiên cố hóa kênh mương ban hành kèm theo Quyết định số 2523/2000/QĐ-UB và
Quyết định số: 970/2002/QĐ-UB ngày 12/4/2002 và có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2007.
Điều 3. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiêp và Phát
triển nông thôn, Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Chi
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA KÊNH MƯƠNG TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1460/2007/QĐ-UBND ngày 13/8/2007 của UBND tỉnh
Phú Yên)
Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên quy định
một số nội dung để các ngành, địa phương thực hiện chương trình kiên cố hóa
kênh mương trên địa bàn tỉnh gồm những nội dung như sau:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng
phạm vi áp dụng
Quy định các nội dung liên quan đến
việc tổ chức thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh
Phú Yên
Ưu tiên sử dụng vốn để thực hiện kiên
cố hóa kênh mương phục vụ các loại cây trồng, cấp nước cho ruộng muối và nuôi
trồng thuỷ sản ở vùng khan hiếm nước, vùng cấp nước bằng trạm bơm, hồ chứa, đập
dâng, các tuyến kênh đắp nổi thẩm thấu nước nhiều. Kênh qua vùng đất xấu thường
bị sạt lở hoặc luôn bị bồi lấp, các tuyến kênh qua vùng ven thị trấn, thành phố,
làng, bản.
Điều 2. Phân loại
kênh
Căn cứ vào khả năng đầu tư và yêu cầu
kỹ thuật, các kênh thuộc đối tượng kiên cố hóa được phân loại như sau:
- Kênh loại I: Là kênh trục chính của
những hệ thống lớn ở đồng bằng và một số hệ thống quan trọng ở miền núi;
- Kênh loại II: Kênh liên huyện, liên
xã;
- Kênh loại III: Kênh mương liên
thôn, nội đồng.
Điều 3. Nguồn vốn
đầu tư
a) Kênh loại I: Do ngân sách Trung
ương đầu tư, bố trí vào vốn xây dựng cơ bản hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn;
b) Kênh loại II: Kinh phí đầu tư gồm
thuỷ lợi phí, vay vốn tín dụng ưu đãi và vốn ngân sách do UBND Tỉnh quyết định
phân bổ;
c) Kênh loại III: Kinh phí đầu tư gồm
vốn nhân dân vùng hưởng lợi đóng góp và từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi hỗ trợ;
Mức hỗ trợ của Tỉnh
đối với các vùng như sau:
- Các huyện, thành phố vùng đồng bằng:
60% giá thành công trình;
- Các huyện thuộc miền núi: 70% giá
thành công trình.
Điều 4. Quyết định
đầu tư và Chủ đầu tư công trình kiên cố hóa kênh mương
1. Quyết định đầu tư công trình kiên
cố hóa kênh mương:
- Kênh loại II: UBND tỉnh thông báo
cho phép chủ trương đầu tư;
- Kênh loại III: UBND cấp huyện,
thành phố thông báo cho phép chủ trương đầu tư.
2. Chủ đầu tư công trình kiên cố hóa
kênh mương:
a) Kênh loại II: Công ty Thủy nông Đồng
Cam là Chủ đầu tư dự án kiên cố hóa kênh mương loại II thuộc Công ty quản lý;
b) Kênh loại III: UBND xã, phường, thị
trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) làm chủ đầu tư.
Điều 5. Điều kiện
được hổ trợ từ vốn vay tín dụng của tỉnh
1. Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế
hoạch (danh mục đầu tư) trước ngày 30/10 hàng năm và khả năng huy động vốn nhân
dân trong xã để đăng ký vốn hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương nộp về Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, trình
UBND tỉnh duyệt danh mục đầu tư (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định).
2. Sau khi UBND tỉnh duyệt danh mục đầu
tư, UBND cấp huyện chỉ đạo UBND cấp xã huy động vốn nhân dân đóng góp cho từng
danh mục cụ thể. Khi danh mục công trình nào đã huy động được 100% vốn nhân dân
đóng góp, UBND cấp huyện có báo cáo cho UBND Tỉnh (đồng thời gửi cho Sở Kế hoạch
và Đầu tư và Sở Tài chính) để quyết định cấp nguồn vốn hỗ trợ.
Sau khi được UBND tỉnh quyết định cấp
vốn hỗ trợ, UBND cấp huyện thông báo cho phép Chủ đầu tư lập Báo cáo kinh tế -
kỹ thuật của công trình kiên cố hóa kênh mương.
Điều 6. Tổ chức
quản lý chương trình
a) Ở cấp huyện, thành phố:
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, vận động, đôn đốc, kiểm tra các địa phương
triển khai, thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương; tổng hợp, lập kế hoạch,
nhu cầu kiên cố hóa kênh mương để đăng ký với tỉnh và phân bổ kinh phí hổ trợ
cho các xã, phường, thị trấn. Đặc biệt giúp các địa phương còn hạn chế trong
nhiệm vụ làm Chủ đầu tư.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo
UBND cấp xã vận động nhân dân trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng (nếu có).
UBND tỉnh không hỗ trợ vốn kiên cố hóa kênh mương trong công tác đền bù, giải
phóng mặt bằng.
- Tổ chức thẩm tra và phê duyệt quyết
toán công trình kiên cố hóa kênh mương theo quy định hiện hành của nhà nước.
b) Ở cấp xã: Trực tiếp triển khai, quản
lý và vận động nhân dân thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, có các
chức năng, nhiệm vụ:
- Vận động nhân công, vật tư, vốn
đóng góp của nhân dân vùng hưởng lợi để thực hiện (việc huy động, quản lý, sử dụng
vón đóng góp của nhân dân thực hiện theo tinh thần Nghị định số 24/1999/NĐ-CP
ngày 16 tháng 4 năm 1999 của Chính phủ). Tổng hợp trình UBND cấp huyện phân bổ
vốn hỗ trợ;
- Quản lý việc triển khai thực hiện
kiên cố hóa kênh mương;
- Lập hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết
toán, bàn giao công trình theo đúng quy định của nhà nước và các hướng dẫn khác
có liên quan.
Điều 7. Báo cáo
tình hình thực hiện kế hoạch
1. Định kỳ vào tuần thứ 3 hàng tháng
của mỗi quý, UBND xã gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện chương
trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn xã cho UBND cấp huyện và Phòng Kinh tế,
Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện để theo dõi.
2. Định kỳ vào cuối tháng thứ 3 hàng
quý, UBND huyện gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình thực hiện chương trình
kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn của huyện về UBND Tỉnh và gửi các sở chuyên
ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây
dựng để theo dõi.
3. Cuối năm kế hoạch Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch và Đầu
tư, Xây dựng, Tài chính để tổ chức kiểm tra, phân tích, đánh giá và tổng hợp
báo cáo tình hình thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh
cho UBND tỉnh và HĐND tỉnh.
Chương II
THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
MỤC 1. TRÌNH TỰ LẬP,
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN
Điều 8. Trình tự
lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật
Thực hiện theo quy định xây dựng cơ bản
hiện hành.
Điều 9. Về triển
khai, quản lý thi công và nghiệm thu, bàn giao
- Kênh loại II do Công ty Thủy nông Đồng
Cam làm chủ đầu tư tổ chức đầu thầu hoặc chỉ định thầu, triển khai, quản lý thi
công và nghiệm thu theo quy định;
- Kênh mương loại III do UBND cấp xã
làm chủ đầu tư thì UBND cấp xã chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai thi công đối
với các tuyến kênh nằm trên địa bàn. Trường hợp đặc biệt (đối với những xã vùng
núi) xã không đảm đương được nhiệm vụ này thì chủ đầu tư trình UBND cấp huyện
cho phép đấu thầu hoặc chỉ định thầu theo quy định.
Chủ đầu tư phải tổ chức giám sát chặt
chẽ, kiểm tra chất lượng, bảo dưỡng công trình đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật;
nghiệm thu, thanh quyết toán theo quy định; trực tiếp quản lý khai thác lâu dài
hoặc bàn giao cho Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp quản lý khai thác.
Các địa phương phải tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý cấp xã để quản lý đảm bảo chất lượng
công trình.
MỤC 2. LẬP VÀ QUẢNLÝ
CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 10. Phương
pháp lập dự toán xây dựng công trình
1. Đối với công trình kiên cố hóa
kênh mương loại II thuộc Chương trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh
Phú Yên do Công ty Thủy nông Đồng Cam làm chủ đầu tư thực hiện theo các thông
tư hướng dẫn lập và quản lý chi phí xây dựng công trình hiện hành.
2. Đối với các công trình kiên cố hóa
kênh mương loại III thuộc chương trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh
Phú Yên do UBND xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư tự tổ chức thi công, dự
toán xây dựng công trình lập như sau:
2.1. Chi phí trực tiếp:
2.1.1. Chi phí vật liệu; Chi phí
nhân công; Chi phí Máy thi công: lập theo chế độ lập
dự toán hiện hành.
2.1.2. Trực tiếp phí khác: Trực tiếp phí khác được tính bằng 40% của mức trực tiếp phí theo quy
định hiện hành.
2.2. Chi phí chung: Chi phí chung được
tính bằng 40% của mức chi phí chung theo quy định hiện hành.
2.3. Thu nhập chịu thuế tính trước và
thuế giá trị gia tăng:
- Đối với các công trình kiên cố hóa
kênh mương loại III thuộc chương trình kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh
Phú Yên do UBND xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư tự tổ chức thi công thì
không được tính khoản thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị gia tăng
vào dự toán chi phí xây dựng.
- Trường hợp đặc biệt (đối với những
xã vùng núi) không đủ khả năng trực tiếp triển khai thi công, thì chủ đầu tư phải
trình UBND huyện cho phép chỉ định thầu hoặc đấu thầu xây lắp cho từng công
trình cụ thể. Trong trường hợp này được tính khoản thu nhập chịu thuế tính trước
và thuế giá trị gia tăng vào dự toán chi phí xây dựng.
+ Thu nhập chịu thuế tính trước
(TL): Được tính bằng tỷ lệ quy định hiện hành
(%) trên chi phí trực tiếp và chi
phí chung.
+ Thuế Giá trị gia tăng (GTGT):
Giá trị dự toán xây dựng trước thuế (G) nhân Mức thuế suất thuế giá trị gia
tăng qui định cho công tác xây dựng (%) theo quy định hiện hành.
Giá trị dự toán xây dựng: Bằng chi
phí trực tiếp + Chi phí chung + Thu nhập chịu thuế tính trước và thuế giá trị
gia tăng(nếu có).
2.4. Chi phí quản lý dự án và chi phí
khác:
2.4.1. Chi phí quản lý dự án: Được tính bằng 60% mức quy định quản lý dự án theo chế độ xây dựng
cơ bản hiện hành. Việc sử dụng khoản chi phí này trên cơ sở thực tế thực hiện,
nhưng không được vượt mức trên.
2.4.2. Chi phí khảo sát, lập Báo
cáo kinh tế - kỹ thuật: Đối với công trình kiên cố
kênh mương kỹ thuật đơn giản nên việc chi phí khảo sát và lập Báo cáo kinh tế -
kỹ thuật được tính như sau:
- Chi phí khảo sát: tính bằng 60% đơn
giá khảo sát xây dựng bước thiết kế bản vẽ thi công của Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật nhân với hệ số điều chỉnh theo quy định hiện hành.
- Chi phí lập Báo cáo kinh tế - kỹ
thuật: Tính bằng 60% đơn giá lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật theo định mức chi
phí lập và thiết kế xây dựng công trình theo qui định hiện hành.
2.4.3. Chi phí thẩm định báo cáo
kinh tế kỹ thuật: Thực hiện theo quy định hiện
hành.
2.4.4. Chi phí thẩm tra và phê duyệt
quyết toán đầu tư: Thực hiện theo quy định hiện
hành.
2.4.5. Chi phí đền bù hoa màu giải
phóng mặt bằng (nếu có):
Chủ đầu tư có trách nhiệm vận động
nhân dân tháo gỡ là chính. Những trường hợp phải đền bù thì khối lượng do Hội đồng
đền bù cấp xã và cơ quan tư vấn xác định theo thực tế, đơn giá theo UBND tỉnh
ban hành.
2.5. Chi phí thiết bị: Được xác định
trên cơ sở khối lượng trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và mặt bằng giá hiện
hành tại địa phương (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng).
2.6. Dự phòng chi: Được tính bằng 5%
của (Giá trị dự toán xây dựng + Chi phí quản lý dự án và chi phí khác + chi phí
thiết bị).
Dự toán kinh phí: bằng Giá trị dự
toán xây dựng + Chi phí quản lý dự án và chi phí khác + Chi phí thiết bị + Dự
phòng chi.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Quy định này áp
dụng cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng công trình kiên cố hóa kênh
mương trên địa bàn tỉnh Phú Yên từ năm 2007 và thay thế cho Quy định ban hành
kèm theo Quyết định số 2523/2000/QĐ-UB ngày 29/9/2000; Quyết định số
969/2002/QĐ-UB ngày 12/4/2002 và Quyết định số 970/2002/QĐ-UB ngày 12/4/2002 của
UBND tỉnh Phú Yên;
Trong quá trình thực hiện, nếu có gì
vướng mắc các địa phương đơn vị phản ảnh kịp thời về Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tổng hợp báo cáo UBND Tỉnh xem xét giải quyết./.