Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 13/2001/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 18/01/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13/2001/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 1 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 13/2001/QĐ-TTG NGÀY 18 THÁNG 1 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ NĂM 2001

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2000 Số 19/2000/NQ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2000,
Xét đề nghị của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình cải cách hành chính của Chính phủ năm 2001.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Chương trình này.

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

CHƯƠNG TRÌNH

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH CỦA CHÍNH PHỦ NĂM 2001
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2001/QĐ-TTg ngày 18/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ)

Năm 2000, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa VIII) và Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, công cuộc cải cách hành chính đã được triển khai tích cực hơn và đạt được một số kết quả đáng kể. Kết quả rõ nét là những cải cách về thể chế kinh tế, nổi bật là việc ban hành và tổ chức thực hiện Luật Doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục hành chính, xóa bỏ nhiều loại giấy phép không cần thiết, tháo gỡ vướng mắc cản trở sản xuất kinh doanh và công việc làm ăn của dân. Đã sắp xếp lại một số cơ quan thuộc Chính phủ cùng nhiều cơ quan tư vấn, phối hợp liên ngành. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức dần dần đi vào nề nếp, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được chú trọng hơn. Đợt rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và biên chế của các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo kế hoạch của Chính phủ đã cho thấy rõ yêu cầu và khả năng điều chỉnh chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan hành chính ở Trung ương và địa phương trong tình hình mới, phát hiện nhiều chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, từ đó định ra phương án sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tuy nhiên, việc triển khai các nhiệm vụ về cải cách hành chính còn chậm, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức chậm chuyển biến, sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ chậm được khắc phục, kỷ luật hành chính không nghiêm, tình trạng làm việc quan liêu, tùy tiện, thụ động trong các cơ quan nhà nước vẫn diễn ra phổ biến.

Năm 2001 là năm diễn ra Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng. Đại hội sẽ có những quyết định quan trọng về cải cách bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng. Quốc hội sẽ thông qua việc sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Vì vậy, cả hệ thống hành chính phải chuẩn bị khẩn trương và tích cực, đóng góp có hiệu quả vào việc sửa đổi Hiến pháp và các Luật về tổ chức nhà nước, tổ chức triển khai các quyết định quan trọng của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính. Bên cạnh việc tiếp tục giải quyết có hiệu quả về khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, đẩy mạnh thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, cần tập trung vào những nhiệm vụ chính và cấp bách về cải cách hành chính trong năm 2001 khắc phục cho được những khuyết điểm trong sự chỉ đạo, điều hành năm 2000 mà Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố đã kiểm điểm:

1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế, trước hết là thể chế kinh tế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế - xã hội.

2. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các Bộ, ngành Trung ương trên cơ sở kết quả rà soát năm 2000 trong khuôn khổ của Hiến pháp và các Luật hiện hành, khắc phục những chồng chéo, những quy định không rõ, không phù hợp đã được phát hiện. Thủ tướng cùng các Phó Thủ tướng tập trung sự chỉ đạo để làm tốt việc này trong 6 tháng đầu năm 2001. Gắn việc này với việc sửa đổi các quy định trong Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ. Thực hiện đầy đủ sự phân công, phân cấp và ủy quyền của Thủ tướng về chức năng quản lý hành chính nhà nước đối với các công việc trong 11 lĩnh vực đã xác định trong Thông báo số 71/TB-VPCP ngày 06 tháng 6 năm 2000 của Văn phòng Chính phủ.

Từng Bộ, ngành Trung ương trong phạm vi thẩm quyền của mình thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong và tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ và theo Đề án thực hiện Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 1999 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc điều chỉnh tổ chức Sở, Phòng, Ban khi Nghị định của Chính phủ về cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện được ban hành và trong phạm vi thẩm quyền của mình quyết định sửa đổi, khắc phục ngay những chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trực thuộc.

3. Chính phủ, các Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ tham gia chủ động và tích cực vào việc sửa đổi Hiến pháp 1992, sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo Nghị quyết của Quốc hội Khóa X, kỳ họp thứ 8. Cần chú ý mấy vấn đề chung sau đây:

Hiến pháp và các Luật về tổ chức nhà nước cần thể hiện rõ sự thay đổi, chuyển đổi chức năng của Nhà nước từ quản lý theo cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Hiến pháp 1992 mới là bước mở đầu). Chức năng quản lý nhà nước được thể hiện ở các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; các quyền này được xác định rành mạch, không lẫn lộn và quan hệ chặt chẽ với nhau theo những nguyên tắc, thể chế rõ ràng.

- Hiến pháp và các Luật phải thể hiện tư duy, quan điểm mới về phân cấp, phân quyền trong quản lý, định rõ chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm cụ thể của từng cấp hành chính, từng cơ quan nhà nước trong quan hệ với dân, với doanh nghiệp và trong nội bộ hệ thống quản lý hành chính. Có như vậy, mới tạo được nguồn lực, động lực mới từ chủ thể quản lý kinh tế - xã hội là bộ máy nhà nước ở mỗi cấp; từ các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và tổ chức dịch vụ công ở Trung ương, địa phương và cơ sở.

- Hiến pháp sửa đổi và các Luật sửa đổi lần này phải tiến thêm một bước về phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân xây dựng nhà nước, đặc biệt là hoàn thiện chế độ dân chủ đại diện, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp phù hợp với yêu cầu và điều kiện của từng cấp từ Trung ương đến xã, phường.

- Nhiệm vụ cải cách bộ máy nhà nước một cách đồng bộ, cơ bản được ghi nhận rõ trong Hiến pháp, các Luật về tổ chức nhà nước để bảo đảm yêu cầu pháp lý của quá trình cải cách.

- Có cơ chế thích hợp giữa bầu và bổ nhiệm Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện để thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ.

4. Ban hành Nghị định mới thay đổi cơ chế cấp kinh phí hành chính theo số lượng tổ chức và biên chế hiện nay.

- Sơ kết, rút kinh nghiệm việc thí điểm khoán biên chế và chi phí hành chính để mở rộng việc áp dụng trong các cơ quan hành chính.

- Có cơ chế phù hợp cho các loại hình đơn vị sự nghiệp: Trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện, nhằm phát huy quyền chủ động của đơn vị, làm rõ vai trò quản lý nhà nước đối với đơn vị, góp phần tích cực thực hiện từng bước xã hội hóa.

5. Tiếp theo việc bù trượt giá trong 2 năm 2000 và 2001, xây dựng Đề án cải cách chính sách tiền lương nhà nước trên quan điểm đổi mới đã được xác định tại Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa VIII) theo Quyết định số 154/2000/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ; chuẩn bị các điều kiện cần thiết và kế hoạch tiến hành cụ thể để thực hiện trong thời gian sau năm 2001.

6. Áp dụng các biện pháp tích cực và thiết thực để củng cố kỷ luật hành chính ở tất cả các cấp; trước hết là định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm cá nhân của từng cán bộ quản lý hành chính và từng công chức, trên cơ sở đó động viên ý thức trách nhiệm, bồi dưỡng năng lực và kiểm tra công tác; xử lý nghiêm và kịp thời những người không làm đúng chức trách, vi phạm pháp luật

Sửa đổi chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính và cán bộ chính quyền cơ sở. Điều chỉnh, bổ sung chương trình giảng dạy tại Học viện Hành chính Quốc gia và các trường chính trị địa phương, nâng cao kỹ năng thực hành về quản lý hành chính.

Thực hiện việc bổ nhiệm cán bộ có thời hạn trong hệ thống hành chính.

7. Tiếp tục cải tiến lề lối làm việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân các địa phương. Kiên quyết bỏ những việc làm hình thức, mất nhiều thì giờ công sức mà không có hiệu quả thiết thực, giảm hội họp, giảm giấy tờ hành chính. Xúc tiến việc sử dụng công nghệ thông tin trong công việc chỉ đạo, điều hành để nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý nhà nước của Chính phủ, các Bộ và cơ quan hành chính địa phương.

8. Trong năm 2001, xây dựng xong Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010, gắn với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và phù hợp với Hiến pháp 1992 (sửa đổi), các Luật về tổ chức nhà nước (sửa đổi), trình Chính phủ xem xét, quyết định.

Cải cách hành chính là công việc rất khó khăn, lại là nhiệm vụ bức bách, là trọng tâm của việc củng cố hoàn thiện nhà nước ta hiện nay và trong những năm tới. Để cải cách hành chính thực sự có kết quả, cần phải giải quyết đồng bộ với quyết tâm cao rất nhiều vấn đề về tư tưởng, tổ chức và chính sách. Vì vậy, điều có ý nghĩa quyết định là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải trực tiếp chỉ đạo sát sao và kiên quyết để thực hiện có kết quả các nhiệm vụ chính nêu trên về cải cách hành chính trong năm 2001.

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 13/2001/QD-TTg

Hanoi, January 18, 2001

 

DECISION

PROMULGATING THE GOVERNMENT’S 2001 ADMINISTRATIVE REFORM PROGRAM

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 29, 2000 Resolution No. 19/2000/NQ-CP on the Government’s regular meeting in December 2000;
At the proposal of the Steering Committee for Administrative Reform of the Government,

DECIDES:

Article 1.- To promulgate together with this Decision the Government’s 2001 program for administrative reform.

Article 2.- This Decision takes effect from the date of its signing.

Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

THE GOVERNMENTS 2001 PROGRAM ON ADMINISTRATIVE REFORM
(Issued together with the Prime Ministers Decision No. 13/2001/QD-TTg of January 18, 2001)

In 2000, in furtherance of the Resolution of the 7th plenum of the Party Central Committee (VIIIth Congress) and Decision No. 207/1999/QD-TTg of October 25, 1999 of the Prime Minister, the administrative reform was carried out more actively and crowned with a number of considerable results. Manifest results were seen in the reforms in economic institutions, prominently were the promulgation of the Enterprise Law and the organization of the implementation thereof, the simplification of administrative procedures, the cancellation of unnecessary permits and the removal of obstacles to the peoples production and business activities. A number of Government agencies and many inter-branch consulting and/or coordinating agencies were re-arranged. The recruitment, management and employment of public employees according to the Ordinance on Public Employees have gradually put into order, the training and fostering of public employees were given more attention. The revision of the functions, tasks, organizational structures and payrolls of the ministries, central branches and People’s Committees of the provinces and centrally-run cities according to the Government’s plan revealed the central and local administrative agencies demand and capability for the adjustment of their State management functions in a new situation as well as numerous overlappings in their functions, tasks and competence, thereby to work out plans for apparatus restructuring and payroll streamline in the spirit of the Resolution of the plenum of the Party Central Committee. However, the performance of the tasks on administrative reform remained slow, the organization of apparatus and contingent of public employees was slow to change, the overlapping in functions and tasks was slow to be overcome, the administrative disciplines remained not strict, the bureaucratic, casual and inactive working style in State agencies remained common.

2001 is the year when the IXth national congress of the Party shall be held. The congress shall make important decisions on the reform of the State apparatus in general and the State administrative apparatus in particular. The National Assembly shall adopt the amendments to the 1992 Constitution, the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of local administrations. Therefore, the entire administrative system must quickly and actively prepare and efficiently contribute to the amendment of the Constitution and the Laws on organization of the State, organize the implementation of the Partys and the States important decisions on administrative reform. Apart from continuing to effectively settle complaints and denunciations, to fight corruption, step up the implementation of the grassroots democracy regulation, efforts should be concentrated on the major and urgent tasks of administrative reform in 2001, overcoming by all means the shortcomings and mishaps in the work of direction and administration in 2000, which have been pointed out and reviewed by the Government, the ministries, the central branches and the provincial/municipal People’s Committees:

1. Continuing to step up the work of building up institutions, first of all economic institutions, create more favorable and more complete legal environment for business activities, bring into full play all resources while enhancing the State management effectiveness, maintain order and disciplines in socio-economic activities.

2. The Government and the Prime Minister decide to adjust the functions, tasks and competence of the ministries and central branches, based on the results of the revision in 2000 within the framework of the Constitution and current laws, overcoming the overlappings, unclear and inappropriate provisions already detected. The Prime Minister and his deputies shall focus their direction in order to well fulfill this task in the first 6 months of 2001; combine this with the amendment of provisions in the Constitution and the Law on Organization of the Government; to fully observe the Prime Ministers assignment, delegation and authorization regarding the State administrative management functions for each tasks in 11 domains already defined in Notice No. 71/TB-VPCP of June 6, 2000 of the Government’s Office.

Each ministry, each central branch shall, within the scope of its competence, reorganize its apparatus and streamline its payroll under the Governments Resolution No. 16/2000/NQ-CP of October 18, 2000 and the plan for the implementation of Decision No.207/1999/QD-TTg of October 25, 1999, which was already approved by the Prime Minister.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Government, the ministries, the agencies attached to the Government shall take initiative in participating actively in the amendment of the 1992 Constitution, the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local administration according to the Resolution of the 8th session of the Xth National Assembly. Attention should be paid to the following general matters:

- The Constitution and laws on organization of the State should clearly demonstrate the change and conversion of the States function from the management under the centralized mechanism with State-subsidy to the new management mechanism in the socialist-oriented market economy (the 1992 Constitution is the initial step). The State management function is demonstrated in the legislative, executive and judiciary powers; these powers are clearly defined without any confusion and are closely inter-related according to clearly defined principles and institutions.

- The Constitution and laws must reflect new thinking and new viewpoints on responsibility division and power delegation in management, clearly defining the function, competence and responsibility of each administrative level, each State agency in its relations with people, with enterprises and within the administrative management system. Only so can resources and new driving forces be created from the socio-economic management subjects being the State apparatus at each level; from the State administrative management bodies as well as public-service organizations at the central, local and grassroots levels.

- The Constitution and laws to be amended this time must one step further promote the socialist democracy and the peoples mastery in national construction, particularly perfecting the regime of representative democracy and broadening the direct democracy forms suited to the requirements and conditions of each level from the central government to communes and wards.

- The task of reforming the State apparatus in a synchronous and basic manner shall be clearly acknowledged in the Constitution and the Laws on organization of the State in order to ensure the legal requirements of the reform process.

- Appropriate mechanism between the election and appointment of the presidents of the Peoples Committees of the provincial and district levels must be worked out so as to well carry out the rotation of cadres.

4. Promulgating new Decrees to change the current mechanism of allocating administrative fund according to the number of organizations and payroll.

- To preliminarily review and draw experiences from the experimental contracting of payroll and administrative expenses for wider application in administrative agencies.

- To work out appropriate mechanism for various forms of public-service units: Universities, research institutes, hospitals, with a view to promoting the initiative of units, clearly defining the State management role for units, thus positively contributing to realizing step by step the socialization.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Applying active and practical measures to enhance the administrative disciplines at all levels; first of all clearly defining the tasks, competence and personal responsibility of each administrative management cadre, each public employee, on the basis of promoting the sense of responsibility, capability fostering and work inspection; handling strictly and in time those who fail to fulfill their responsibility and breach laws.

Amending the programs on training and fostering of administrative employees and officials of local administrations. Adjusting and supplementing the curricula at the State Administrative Institute and local political schools, raising the skills of administrative management practices.

Effecting the appointment of cadres for a definite time in the administrative system.

7. Continuing improving the working style of the Government, the Prime Minister, the ministries, central branches and the People’s Committees of all localities. To resolutely get rid of formalities which consume a lot of time and efforts but yield impractical results, reduce meetings and cut the paper work. To promote the employment of information technology in the work of direction and administration so as to raise the quality and efficiency of the State management by the Government, the ministries and local administrative agencies.

8. In 2001, completing the elaboration of the administrative reform strategy for the 2001-2010 stage in association with the implementation of the ten-year (2001-2010) socio-economic development strategy and in conformity with the 1992 Constitution (amended), submit it to the Government for consideration and decision.

Administrative reform is a difficult work but an urgent task, being the core of the perfection of the Vietnamese State at present and in the years to come. In order to make the administrative reform a real success, many issues regarding ideology, organization and policies should be synchronously solved with high determination. Therefore, what is of decisive significance is that the Prime Minister, the deputy Prime Ministers, cabinet members, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to personally and closely, resolutely direct the fruitful implementation of the above-mentioned major tasks regarding the administrative reform in 2001.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 13/2001/QĐ-TTg ban hành Chương trình cải cách hành chính của Chính phủ ngày 18/01/2001 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.612

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.189.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!