BỘ TÀI
CHÍNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 21/VBHN-BTC
|
Hà Nội,
ngày 23 tháng 4 năm 2020
|
THÔNG
TƯ[1]
QUY
ĐỊNH VỀ TRỊ GIÁ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/4/2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30 tháng
8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2019 (Thông
tư này được đính chính bởi Quyết định số 2681/QĐ-BTC ngày 16 tháng 12 năm 2019
của Bộ trưởng Bộ Tài chính đính chính Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30
tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật
Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;
Căn
cứ Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm
2009;
Căn cứ Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày
21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy
định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn
cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Quản lý thuế;
Căn
cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo
đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như
sau: [2]
QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.
Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
2.
Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải
quan, công chức hải quan và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
Các
từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
1.
Hợp đồng mua bán hàng hóa là thỏa thuận mua bán hàng hóa được xác lập
bằng văn bản
hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm:
điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Trong đó, người bán có nghĩa vụ giao
hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho người mua và nhận thanh
toán; người mua có nghĩa vụ thanh
toán cho người bán, nhận hàng và quyền
sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận; hàng hóa được
chuyển từ người bán sang người mua, qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam hoặc từ
khu phi thuế quan vào thị trường nội địa hoặc từ thị trường nội địa vào khu phi
thuế quan.
Người
bán bao gồm người bán hàng hóa, người cung cấp dịch vụ.
2.
Hoa hồng mua hàng là khoản tiền mà người mua trả cho đại lý đại diện của
mình để mua hàng hóa nhập khẩu với mức giá hợp lý nhất.
3.
Hoa hồng bán hàng là khoản tiền được trả cho đại lý đại diện cho người
bán để bán hàng hóa xuất khẩu cho người mua.
4.
Phí môi giới là khoản tiền người mua hoặc người bán hoặc cả người mua và
người bán phải trả cho người môi giới để đảm nhận vai trò trung gian trong giao
dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu.
5.[3] Phần mềm ứng
dụng là các dữ liệu, chương trình hoặc hướng dẫn được thể hiện dưới dạng các
lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác (application software) khi cài
đặt vào một thiết bị xử lý dữ liệu tự động (data processing equipment), ví dụ:
máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, thì có khả năng làm thiết bị
đó thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể mà người sử
dụng phần mềm ứng dụng muốn thực hiện. Các sản phẩm âm thanh, phim hoặc hình
ảnh không được coi là phần mềm ứng dụng theo quy định này.
6.
Phương tiện trung gian là đĩa mềm, đĩa CD, đĩa DVD, băng từ, thẻ từ, ổ
cứng ngoài hoặc bất kỳ vật thể nào lưu giữ được thông tin, được sử dụng như một
phương tiện lưu giữ tạm thời hoặc để chuyển tải phần mềm. Để sử dụng, phần mềm
được chuyển, cài đặt hoặc tích hợp vào thiết bị xử lý dữ liệu. Phương tiện
trung gian không bao gồm các mạch tích hợp, vi mạch, bán dẫn và các thiết bị
tương tự hoặc các bộ phận gắn vào các bảng mạch hoặc thiết bị đó.
7.
Hàng hóa có trị giá được coi là “xấp xỉ” với nhau nếu sự chênh lệch giữa
chúng do các yếu tố khách quan sau đây tác động đến:
a)
Bản chất của hàng hóa, tính chất của ngành sản xuất ra hàng hóa;
b)
Tính thời vụ của hàng hóa;
c)
Sự khác biệt không đáng kể về mặt thương mại.
Trong
khi xem xét tính xấp xỉ của hai trị giá phải đưa chúng về cùng điều kiện mua
bán.
8. Hàng hóa xuất khẩu giống hệt là những hàng hóa xuất khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:
a)
Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo,
chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa;
b)
Chất lượng sản phẩm;
c)
Nhãn hiệu sản phẩm;
d)
Được sản xuất tại Việt Nam, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy
quyền, nhượng quyền.
9. Hàng hóa nhập khẩu giống hệt
là những hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diện, bao gồm:
a)
Đặc điểm vật chất gồm bề mặt sản phẩm, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo,
chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa, có cùng mã số hàng hóa
theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
b)
Chất lượng sản phẩm;
c)
Nhãn hiệu sản phẩm;
d)
Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được
ủy quyền, nhượng quyền.
Hàng
hóa nhập khẩu về cơ bản giống nhau mọi phương diện nhưng có những khác biệt
không đáng kể về bề ngoài như màu sắc, kích cỡ, kiểu dáng mà không làm ảnh
hưởng đến trị giá của hàng hóa thì vẫn được coi là hàng hóa nhập khẩu giống
hệt.
Hàng
hóa nhập khẩu không được coi là giống hệt nếu như trong quá trình sản xuất ra
hàng hóa đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, kế hoạch triển
khai, thiết kế mỹ thuật, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác đồ hay các sản phẩm
dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung cấp miễn phí cho
người bán.
10.
Hàng hóa xuất khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về
mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:
a)
Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;
b)
Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;
c)
Chất lượng sản phẩm tương đương nhau;
d)
Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận
thay thế hàng hóa này cho hàng hóa kia;
đ)
Được sản xuất tại Việt Nam, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác
được ủy quyền, nhượng quyền.
11. Hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọi phương diện nhưng có
các đặc trưng cơ bản giống nhau, bao gồm:
a)
Được làm từ các nguyên liệu, vật liệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo;
b)
Có cùng chức năng, mục đích sử dụng;
c)
Chất lượng sản phẩm tương đương nhau;
d)
Có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại, tức là người mua chấp nhận
thay thế hàng hóa này cho hàng hóa kia;
đ)
Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác
được ủy quyền, nhượng quyền, được nhập khẩu vào Việt Nam.
Những
hàng hóa nhập khẩu không được coi là tương tự nếu như trong quá trình sản xuất
ra một trong những hàng hóa đó có sử dụng các thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi
công, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, bản vẽ thiết kế, các sơ đồ, phác
đồ hay các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở Việt Nam do người mua cung
cấp miễn phí hoặc giảm giá cho người bán.
12.
Ngày xuất khẩu là ngày phát hành vận đơn. Trường hợp không có vận đơn, ngày xuất khẩu
là ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa.
13. Hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại
là những hàng hóa có cùng xuất xứ, nằm trong cùng một nhóm
hoặc một tập hợp nhóm hàng hóa do cùng một ngành hay một lĩnh vực cụ thể sản
xuất ra. Hàng hóa nhập khẩu giống hệt, hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa cùng chủng loại.
Ví
dụ: Chủng loại thép xây dựng như thép trơn tròn, thép xoắn, thép hình (chữ U,
I, V) do ngành sản xuất thép sản xuất ra, là những hàng hóa cùng chủng loại.
a)
Trong phương pháp xác định trị giá hải quan theo trị giá khấu trừ “hàng hóa nhập
khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” là hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các
nước vào Việt Nam, không phân biệt xuất xứ;
b)
Trong phương pháp xác định trị giá hải quan theo trị giá tính toán “hàng hóa nhập
khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại” phải là những hàng hóa nhập khẩu có
cùng xuất xứ với hàng hóa đang xác định trị giá hải quan.
14. Số liệu khách quan, định lượng
được là số liệu cụ thể của các khoản điều chỉnh cộng, khoản điều chỉnh trừ
liên quan đến hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan được thể hiện
trong thỏa thuận hoặc chứng từ, tài liệu của các bên tham gia giao dịch.
15.[4] Đã thanh toán là tại
thời điểm xác định trị giá hải quan, người mua đã thực hiện nghĩa vụ thanh toán
cho người bán bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt
hoặc bằng hình thức bù trừ công nợ giữa hai bên, được thể hiện trên chứng từ
thanh toán thực tế giữa người mua và người bán.
16.[5] Sẽ phải thanh toán
là tại thời điểm xác định trị giá hải quan, người mua chưa thực hiện nghĩa vụ
thanh toán cho người bán bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt hoặc bằng hình thức bù trừ công nợ giữa hai bên, chưa có chứng từ
thanh toán thực tế giữa người mua và người bán.
17.[6] Thanh toán trực
tiếp là người mua thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt trực tiếp cho người bán mà không thông qua bên thứ ba. Tổ chức
tín dụng thực hiện dịch vụ thanh toán giữa người mua và người bán không coi là
bên thứ ba.
18.[7] Thanh toán gián tiếp
là người mua thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng hình thức thanh toán không dùng
tiền mặt cho người bán thông qua bên thứ ba theo yêu cầu của người bán hoặc
người mua yêu cầu bên thứ ba thay mặt người mua thanh toán cho người bán hoặc
thực hiện bằng hình thức bù trừ công nợ giữa hai bên. Tổ chức tín dụng thực
hiện dịch vụ thanh toán giữa người mua và người bán không coi là bên thứ ba.
19.[8] Phần mềm điều
khiển, vận hành (còn gọi là phần mềm hệ thống) là các dữ liệu, chương trình
hoặc hướng dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ
dạng nào khác (operating system), khi tích hợp vào máy móc thiết bị thì có tác
dụng làm trung gian giao tiếp giữa người sử dụng và máy móc thiết bị; cung cấp
môi trường cho phép người sử dụng vận hành, điều khiển các chức năng của máy
móc thiết bị.
Điều 3. Quyền
và nghĩa vụ của người khai hải quan; trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan hải
quan [9]
1. Người khai hải
quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương
pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan số
54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21
tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp
thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan, Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một
số Điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư này; chịu trách nhiệm trước
pháp luật về tính chính xác, tính trung thực của các nội dung tự kê khai và tự
xác định trị giá hải quan; nộp, xuất trình các chứng từ, tài liệu theo yêu cầu
của cơ quan hải quan, việc nộp các chứng từ, tài liệu thực hiện theo quy định
tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
và Thông tư này; tham vấn để trao đổi, làm rõ nghi vấn của cơ quan hải quan
liên quan đến trị giá hải quan do người khai hải quan tự xác định; yêu cầu cơ
quan hải quan thông báo bằng văn bản về trị giá hải quan, cơ sở, phương pháp
được sử dụng để xác định trị giá hải quan trong trường hợp trị giá hải quan do
cơ quan hải quan xác định.
2. Khi kiểm tra việc
khai báo và xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của
người khai hải quan, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người khai hải quan nộp,
xuất trình các chứng từ, tài liệu có liên quan đến phương pháp xác định trị giá
hải quan theo quy định tại Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra,
giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu và Thông tư này để chứng minh tính chính xác,
tính trung thực của trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác
định.
3. Cơ quan hải quan
xác định trị giá hải quan trong các trường hợp sau:
a) Người khai hải quan không xác định được trị giá hải
quan theo các phương pháp quy định tại Thông tư này;
b) Đủ cơ sở, căn cứ
bác bỏ trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định;
c) Có căn cứ xác định
trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định không phù hợp.
4. Khi cơ quan hải
quan xác định trị giá hải quan, phải căn cứ nguyên tắc, trình tự các phương
pháp xác định trị giá hải quan, cơ sở dữ liệu trị giá hải quan, các chứng từ,
tài liệu có liên quan quy định tại Thông tư này và ban hành văn bản thông báo
trị giá hải quan theo mẫu số 04/TGHQ [10] Phụ lục II kèm theo Thông
tư này.
5. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, xử lý khoản giảm
giá trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Thông tư này.
Chương
II
XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN
MỤC
I. NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ HẢI QUAN
Điều 4.
Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu
[11]
1.
Nguyên tắc:
a)
Trị giá hải quan là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất không bao gồm
phí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F), được xác định bằng cách áp
dụng tuần tự các phương pháp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều
này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan.
b) Việc xác định trị
giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng
được.
c) Nguyên tắc phân
bổ:
Các khoản chi phí nêu
tại khoản 2 Điều này được tính cho từng loại hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp lô
hàng có nhiều loại hàng hóa khác nhau nhưng chi phí chưa được tính chi tiết cho
từng loại hàng hóa thì phân bổ theo một trong các cách sau:
c.1) Theo giá bán của
từng loại hàng hóa;
c.2) Theo trọng lượng
hoặc thể tích hoặc số lượng của từng loại hàng hóa.
2.
Phương pháp xác định giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất
a)
Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên
hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại và các khoản chi
phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa khẩu xuất phù
hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao
gồm trong giá bán của hàng hóa.
b) Cách thức xác
định:
b.1) Trường hợp hàng
hóa xuất khẩu được giao tại cửa khẩu xuất: giá bán của hàng hóa tính đến cửa
khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại
và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa
khẩu xuất phù hợp với các chứng từ có liên quan nếu các khoản chi
phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa.
b.2) Trường hợp hàng
hóa xuất khẩu không được giao tại cửa khẩu xuất:
b.2.1) Nếu địa điểm
giao hàng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến
cửa khẩu xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua
bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại, trừ phí bảo hiểm quốc tế (I, nếu
có), phí vận tải quốc tế (F) từ cửa khẩu xuất đến địa điểm giao hàng;
b.2.2) Nếu địa điểm
giao hàng ở trong nội địa Việt Nam thì giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu
xuất được xác định trên cơ sở giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc
hóa đơn thương mại, cộng thêm các chi phí sau đây:
b.2.2.1) Phí vận tải
nội địa và các chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm
giao hàng đến cửa khẩu xuất, bao gồm cả chi phí thu gom hàng hóa, thuê kho,
bãi, bốc, dỡ, xếp hàng lên, xuống phương tiện vận tải cho đến cửa khẩu xuất;
b.2.2.2) Phí bảo hiểm
của hàng hóa xuất khẩu từ địa điểm giao hàng đến cửa khẩu xuất (nếu có);
b.2.2.3) Chi phí khác
có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phát sinh từ địa điểm giao hàng đến cửa
khẩu xuất (nếu có).
c) Chứng từ,
tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng
từ 01 bản chụp):
c.1) Hợp
đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại;
c.2) Chứng
từ, tài liệu liên quan đến các chi phí của hàng hóa xuất khẩu tính đến cửa
khẩu xuất (nếu có);
c.3) Chứng từ, tài
liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (nếu có).
3. Phương pháp giá
bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu
trị giá hải quan
a) Trị giá hải quan
của hàng hóa xuất khẩu theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng
hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan sau
khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần
nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị
giá.
b) Các trường hợp cần
quy đổi:
b.1) Khác biệt về
quãng đường;
b.2) Khác biệt về
phương thức vận tải.
c) Điều kiện áp dụng:
c.1) Trị giá hải quan
của hàng hóa xuất khẩu được xác định theo phương pháp này với điều kiện hàng
hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự do doanh nghiệp khai báo theo phương pháp
quy định tại khoản 2 Điều này đã được cơ quan hải quan chấp nhận hoặc do cơ
quan hải quan xác định theo một trong các phương pháp quy định tại khoản 8 Điều
1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ;
c.2) Việc quy đổi khi
có sự khác biệt về quãng đường, phương thức vận tải chỉ được thực hiện khi có
chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được theo phương pháp này;
c.3) Trường hợp tại
cùng thời điểm xác định được hai trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc
tương tự trở lên thì trị giá hải quan là trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống
hệt hoặc tương tự thấp nhất, không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng
giống hệt hoặc tương tự có nghi vấn trị giá khai báo theo quy định.
d) Chứng từ, tài liệu
để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản
chụp):
d.1) Tờ khai hải quan
xuất khẩu của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương tự;
d.2) Hợp đồng vận tải
hoặc chứng từ thể hiện phí vận tải của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương
tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
d.3) Các chứng từ,
tài liệu khác liên quan đến giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt hoặc tương
tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
4. Phương pháp giá
bán của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam
a) Trị giá hải quan
của hàng hóa theo phương pháp này được xác định từ giá bán của hàng hóa
giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam ghi trên hóa đơn bán
hàng tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai hải quan
xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá cộng với phí vận tải
nội địa và các chi phí khác có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất.
b) Giá bán hàng hóa
giống hệt hoặc tương tự với hàng xuất khẩu tại thị trường Việt Nam phải được
thể hiện trên sổ sách kế toán, chứng từ kế toán và được ghi chép, phản ánh theo
quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam. Trường hợp có nhiều mức giá bán tại
cùng một thời điểm thì lấy mức giá bán có số lượng bán lũy kế lớn nhất.
c) Phí vận tải nội
địa và các chi phí có liên quan để đưa hàng hóa đến cửa khẩu xuất chỉ cộng vào
trị giá hải quan khi có chứng từ, tài liệu khách quan, định lượng được.
d) Chứng từ, tài liệu
để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản
chụp):
d.1) Hóa đơn bán hàng
theo quy định của Bộ Tài chính;
d.2) Chứng từ, tài
liệu về phí vận tải nội địa, chi phí sử dụng để xác định trị giá hải quan quy
định tại điểm a khoản này.
5. Phương pháp giá
bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp,
phân loại
a) Trị giá hải quan
của hàng hóa xuất khẩu được xác định bằng cách sử dụng giá bán hàng hóa tổng
hợp từ các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 Thông tư này
sau khi quy đổi về giá bán đến cửa khẩu xuất của hàng hóa xuất khẩu đang được
xác định trị giá hải quan.
b) Trường hợp có
nhiều trị giá hải quan sau khi quy đổi thì sử dụng trị giá hải quan thấp nhất;
không sử dụng trị giá hải quan của các lô hàng giống hệt hoặc tương tự có nghi
vấn theo quy định.
c) Chứng từ, tài liệu
để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm các chứng
từ, tài liệu có liên quan đến giá bán hàng hóa từ các nguồn thông tin, tài liệu
quy đổi về giá bán tính đến cửa khẩu xuất (mỗi chứng từ 01 bản chụp).
6. Xác định trị giá
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu trong trường hợp đặc biệt
Đối với hàng hóa xuất
khẩu không có hợp đồng mua bán và không có hóa đơn thương mại, trị giá hải quan
là trị giá khai báo. Trường hợp có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù
hợp thì cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc và phương
pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều này.
Điều 5.
Nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập
khẩu [12]
1. Nguyên tắc:
a) Trị giá hải quan
của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên
được xác định bằng cách áp dụng tuần tự các phương pháp từ điểm a đến điểm e khoản
2 Điều này và dừng lại ở phương pháp xác định được trị giá hải quan;
b) Trường hợp người
khai hải quan đề nghị bằng văn bản thì trình tự áp dụng phương pháp trị giá
khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán có thể hoán đổi cho nhau;
c) Việc xác định trị
giá hải quan phải căn cứ vào chứng từ, tài liệu, số liệu khách quan, định lượng
được.
2. Các phương pháp
xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu:
a) Phương pháp trị
giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
b) Phương pháp trị
giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt;
c) Phương pháp trị
giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự;
d) Phương pháp trị
giá khấu trừ;
đ) Phương pháp trị
giá tính toán;
e) Phương pháp suy
luận.
Điều 6.
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu [13]
1. Trị giá hải quan
của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp này là trị giá giao dịch
của hàng hóa nhập khẩu.
2. Trị giá giao dịch
của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải
thanh toán cho người bán để mua và nhập khẩu hàng hóa sau khi đã được điều
chỉnh theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
3. Giá thực tế đã
thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu là tổng số tiền mà
người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, theo hình thức thanh toán trực
tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu, bao
gồm các khoản sau đây:
a) Giá mua ghi trên hóa
đơn thương mại;
b) Các khoản người
mua phải thanh toán nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại,
bao gồm:
b.1) Các khoản đã
thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán (ví dụ: tiền trả trước, tiền ứng trước cho
hàng hóa, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, mua bán, vận chuyển, bảo hiểm hàng
hóa);
b.2) Các khoản thanh
toán gián tiếp cho người bán.
c) Các khoản điều
chỉnh cộng và các khoản điều chỉnh trừ theo quy định tại Điều
13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
4. Trị giá giao dịch
được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:
a) Người mua không bị
hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ các hạn
chế dưới đây:
a.1) Hạn chế do pháp
luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc hàng hóa nhập khẩu phải dán
nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập
khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;
a.2) Hạn chế về nơi
tiêu thụ hàng hóa;
a.3) Hạn chế khác
không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều
yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu, nhưng không
làm tăng hoặc giảm giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa
đó.
Ví dụ: Người bán ô tô
yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập khẩu trước thời điểm
giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.
b) Giá cả hoặc việc
bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng
không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.
Ví dụ: Người bán định
giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng
nhất định các hàng hóa khác nữa; Giá cả của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào
giá của hàng hóa khác mua cùng hàng hóa nhập khẩu.
Trường hợp việc mua
bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện,
nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền
của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định
trị giá hải quan phải điều chỉnh khoản tiền do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó
vào trị giá giao dịch.
c) Sau khi bán lại,
chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại
điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư này, người mua không phải
thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt
hàng hóa nhập khẩu mang lại.
d) Người mua và người
bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không
ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông
tư này.
5. Trường hợp hàng
hóa nhập khẩu là máy móc thiết bị có phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu
kèm theo: trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần
mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu.
a) Trường hợp phần
mềm điều khiển, vận hành được ghi, lưu trữ trong phương tiện trung gian để cài
đặt vào máy móc thiết bị sau khi nhập khẩu:
a.1) Trường hợp trị
giá của phần mềm điều khiển, vận hành tách riêng với trị giá của phương tiện
trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và
phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, không bao gồm trị giá của phương tiện
trung gian. Cách xác định trị giá của phương tiện trung gian thực hiện theo quy
định tại khoản 6 Điều này;
a.2) Trường hợp trị
giá của phần mềm điều khiển, vận hành không tách riêng với trị giá của phương
tiện trung gian thì trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị
và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu, bao gồm cả trị giá của phương tiện
trung gian.
b) Các trường hợp
không cộng trị giá phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu vào trị giá hải quan
của máy móc thiết bị:
b.1) Phần mềm điều
khiển, vận hành nhập khẩu để nâng cấp, thay thế phần mềm điều khiển, vận hành
nhập khẩu lần đầu đã được cộng vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu;
b.2) Phần mềm điều
khiển, vận hành sản xuất tại Việt Nam để cài đặt vào máy móc thiết bị nhập
khẩu.
c) Trường hợp người
mua phải thanh toán chi phí về quyền sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành để
cài đặt và vận hành máy móc thiết bị thì số tiền thực tế thanh toán cho quyền
sử dụng phần mềm điều khiển, vận hành phải được tính vào trị giá của máy móc
thiết bị nhập khẩu.
d) Thủ tục khai báo,
kiểm tra:
d.1) Trường hợp phần
mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu cùng máy móc thiết bị:
d.1.1) Người khai hải
quan xác định và khai báo trị giá hải quan của máy móc thiết bị, bao gồm cả trị
giá phần mềm điều khiển, vận hành; xác định và khai báo trị giá hải quan của
phương tiện trung gian (nếu có) trên tờ khai hải quan nhập khẩu máy móc thiết
bị hoặc tờ khai trị giá hải quan (nếu có);
d.1.2) Cơ quan hải
quan kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Thông tư quy định về
thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
d.2) Trường hợp phần
mềm điều khiển, vận hành không nhập khẩu cùng máy móc thiết bị:
d.2.1) Người khai hải
quan thực hiện như sau:
d.2.1.1) Trường hợp
phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu trước khi nhập khẩu máy móc thiết
bị, người khai hải quan khai báo, xác định trị giá phần mềm điều khiển, vận
hành nhập khẩu theo quy định tại điểm a khoản này, trong đó tại ô “Mô tả hàng
hóa” phải khai báo phần mềm điều khiển, vận hành dùng cho máy móc thiết bị dự
kiến nhập khẩu; tại ô “Mã số hàng hóa” phải khai báo mã số hàng hóa của máy móc
thiết bị dự kiến nhập khẩu; xác định và khai báo trị giá hải quan của phương
tiện trung gian (nếu có) trên tờ khai nhập khẩu phần mềm điều khiển, vận hành.
Khi nhập khẩu máy móc thiết bị, tại ô “Chi tiết khai trị giá” của tờ khai nhập
khẩu máy móc thiết bị, người khai hải quan phải ghi rõ số tờ khai nhập khẩu
phần mềm điều khiển, vận hành;
d.2.1.2) Trường hợp
phần mềm điều khiển, vận hành được nhập khẩu sau khi nhập khẩu máy móc thiết
bị, người khai hải quan khai báo mã số, trị giá hải quan của phần mềm điều
khiển, vận hành, phương tiện trung gian (nếu có) như quy định tại điểm d.2.1.1;
tại ô “Chi tiết khai trị giá”, người khai hải quan ghi rõ số tờ khai nhập khẩu
máy móc thiết bị.
d.2.2) Cơ quan hải
quan kiểm tra các chứng từ, tài liệu có liên quan đến trị giá phần mềm điều
khiển, vận hành nhập khẩu, phương tiện trung gian (nếu có), khai báo của người
khai hải quan và xử lý như sau:
d.2.2.1) Trường hợp
người khai hải quan khai báo không đúng theo quy định tại điểm d.2.1, cơ quan
hải quan yêu cầu người khai hải quan khai báo bổ sung, xử lý vi phạm theo quy
định. Nếu người khai hải quan không khai báo bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được yêu cầu khai bổ sung, cơ quan hải quan xác định trị
giá hải quan, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, xử lý vi phạm
theo quy định;
d.2.2.2) Trường hợp
người khai hải quan khai báo và xác định trị giá theo đúng quy định tại điểm
d.2.1, cơ quan hải quan chấp nhận trị giá hải quan do người khai hải quan tự
xác định, tự kê khai.
6. Trường hợp hàng
hóa nhập khẩu là phương tiện trung gian (carrier media) chứa đựng phần mềm ứng
dụng dùng cho các thiết bị xử lý dữ liệu (software for data processing
equipment), trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh
toán của phương tiện trung gian, không bao gồm trị giá của phần mềm ứng dụng
nếu trên hóa đơn thương mại, trị giá của phần mềm ứng dụng được tách riêng với
trị giá của phương tiện trung gian.
7. Chứng từ, tài liệu
để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản
chụp):
a) Hợp đồng mua bán
hàng hóa, hóa đơn thương mại;
b) Chứng từ, tài liệu
thể hiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy
định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 7 Thông tư này khi cơ quan
hải quan yêu cầu;
c) Chứng từ, tài liệu
liên quan đến các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi
trên hóa đơn thương mại (nếu có khoản tiền này);
d) Chứng từ, tài liệu
liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng (nếu có khoản điều chỉnh cộng);
đ) Chứng từ, tài liệu
liên quan đến các khoản điều chỉnh trừ (nếu có khoản điều chỉnh trừ);
e) Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến trị giá hải
quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định.
Điều 7. Mối quan hệ đặc biệt
1. Người mua và người bán có mối quan
hệ đặc biệt nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cùng là
nhân viên hoặc một người là nhân viên, người kia là giám đốc trong doanh nghiệp
khác;
b) Cùng là những thành viên hợp danh
góp vốn trong kinh doanh được pháp luật công nhận;
c) Là chủ và người làm thuê;
d) Người bán có quyền kiểm soát người
mua hoặc ngược lại;
đ) Cùng bị một bên thứ ba kiểm soát;
e) Cùng kiểm soát một bên thứ ba;
Một người có quyền kiểm soát người
khác quy định tại các điểm d, đ, e khoản này là người có thể hạn chế được hay
chỉ đạo được một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đối với người kia.
g) Có một trong các mối quan hệ gia
đình: Vợ chồng, bố mẹ và con cái được pháp luật công nhận, ông bà và cháu có
quan hệ huyết thống với nhau, cô chú bác và cháu ruột, anh chị em ruột, anh
chị em dâu, rể;
h) Một người
thứ ba sở hữu, kiểm soát hoặc nắm giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu
quyết của cả hai bên;
i)
Các bên liên kết với nhau trong kinh doanh, trong đó một bên là đại lý độc
quyền, nhà phân phối độc quyền hoặc nhà chuyển nhượng độc quyền của bên kia
được coi là có mối quan hệ đặc biệt nếu như mối quan hệ đó phù hợp với quy định
một trong các điểm từ điểm a đến điểm h trên đây.
2.
Mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến trị giá
giao dịch nếu thỏa mãn một trong hai điều kiện sau:
a) Giao dịch mua bán giữa người mua
và người bán được tiến hành như giao dịch mua bán với những người mua không
có mối quan hệ đặc biệt với người bán cùng nhập khẩu hàng hóa đó về Việt Nam.
Cơ quan hải quan phải tiến hành kiểm tra cách thức mà người mua và người bán
thiết lập mối quan hệ mua bán và cách thức đàm phán để đạt được mức giá khai
báo, từ đó đưa ra kết luận là trị giá khai báo có bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ
đặc biệt hay không;
Ví
dụ:
-
Giá mua bán hàng hóa nhập khẩu được đàm phán và thống nhất trong hợp đồng
thương mại theo cách thức phù hợp với thông lệ đàm phán, thỏa thuận giá cả
thông thường của ngành hàng đó hoặc theo cách mà người bán đưa ra giá mua bán
hàng hóa cho những người mua không có quan hệ đặc biệt khác.
-
Giá mua bán hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả chi phí và lợi nhuận chung, tương ứng
với chi phí và lợi nhuận chung của việc bán hàng hóa cùng phẩm cấp hay cùng
chủng loại.
b) Trị giá giao dịch của hàng hóa
nhập khẩu xấp xỉ với một trong những trị giá dưới đây của lô
hàng được xuất khẩu đến Việt Nam trong cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian 60
ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu lô hàng đang chứng minh:
b.1) Trị giá
hải quan được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập
khẩu giống hệt hay tương tự được bán cho người nhập khẩu khác không có mối quan
hệ đặc biệt với người xuất khẩu (người bán);
b.2) Trị giá
hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo
phương pháp trị giá khấu trừ quy định tại Điều 10 Thông tư này;
b.3) Trị giá
hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay tương tự được xác định theo
phương pháp trị giá tính toán quy định tại Điều 11 Thông tư này.
3.
Những trị giá hải quan quy định tại điểm b khoản 2 Điều này chỉ nhằm mục đích
so sánh và phải điều chỉnh trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu giống hệt,
hàng hóa nhập khẩu tương tự về cùng điều kiện mua bán với hàng hóa nhập khẩu
đang chứng minh:
a)
Điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán: Việc điều chỉnh trị giá hải quan của
hàng hóa nhập khẩu giống hệt, tương tự về cùng điều kiện mua bán với lô hàng
đang chứng minh được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2
Điều 9 Thông tư này hoặc;
b)
Điều chỉnh các khoản phải cộng, các khoản phải trừ theo quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này.
4.[14] Thủ tục
khai báo, kiểm tra:
a) Người khai hải
quan:
a.1) Tại thời điểm
đăng ký tờ khai hải quan, trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ
đặc biệt nhưng không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì người khai hải quan
phải khai trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tờ khai trị giá hải quan (nếu có);
a.2) Cung cấp chứng
từ, tài liệu thể hiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng trị giá giao dịch
khi cơ quan hải quan yêu cầu, cụ thể:
a.2.1) Chứng từ, tài
liệu thể hiện giao dịch mua bán được tiến hành như giao dịch mua bán giữa những
người không có mối quan hệ đặc biệt (nếu có);
a.2.2) Chứng từ, tài
liệu thể hiện trị giá giao dịch của hàng hóa đang được xác định trị giá hải
quan, xấp xỉ hoặc bằng với trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt hoặc tương
tự được mua bán giữa các bên không có mối quan hệ đặc biệt (nếu có);
a.2.3) Các chứng từ,
tài liệu khác có liên quan thể hiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến
trị giá giao dịch (nếu có).
b) Cơ quan hải quan
kiểm tra và xử lý như sau:
b.1) Trường hợp người
mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nhưng người khai hải quan không khai
trên tờ khai hải quan, tờ khai trị giá hải quan (nếu có) thì cơ quan hải quan
yêu cầu người khai hải quan khai bổ sung theo quy định tại Điều 29 Luật Hải
quan, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định;
b.2) Trường hợp nghi
ngờ mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán có ảnh hưởng đến trị giá
giao dịch của hàng hóa nhập khẩu, cơ quan hải quan phải so sánh trị giá giao
dịch của hàng hóa nhập khẩu với các trị giá quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
b.2.1) Nếu trị giá
giao dịch thỏa mãn điều kiện nêu tại điểm b khoản 2 Điều này thì cơ quan hải
quan chấp nhận mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch;
b.2.2) Nếu trị giá
giao dịch không thỏa mãn điều kiện nêu tại điểm b khoản 2 Điều này, cơ quan hải
quan yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, tài liệu nêu tại điểm a.2 khoản
này để chứng minh.
b.2.2.1) Nếu có đủ
thông tin, tài liệu xác định mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá
giao dịch hoặc không có đủ cơ sở xác định mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến
trị giá giao dịch thì chấp nhận trị giá hải quan do của người khai hải quan tự
xác định, tự kê khai;
b.2.2.2) Nếu có đủ
chứng từ, tài liệu xác định mối quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến trị giá giao
dịch thì bác bỏ trị giá hải quan do người khai hải quan tự xác định, tự kê
khai; xác định trị giá hải quan theo nguyên tắc, trình tự các phương pháp quy
định tại Thông tư này.
b.3) Cơ quan hải quan
không xác định mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch nếu đáp
ứng đủ các điều kiện sau:
b.3.1) Cơ quan hải
quan đã kiểm tra và chấp nhận mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá
giao dịch;
b.3.2) Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu đang được
kiểm tra trị giá không thay đổi so với trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
giống hệt đã được kiểm tra và chấp nhận trị giá giao dịch trước đó.
Điều 8. Phương pháp trị giá giao dịch của
hàng hóa nhập khẩu giống hệt
1.
Trường hợp áp dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo phương pháp
trị giá giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư này thì trị
giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá
giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt.
2.
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt được thực hiện
như quy định tại Điều 9 Thông tư này, trong đó cụm từ “hàng
hóa nhập khẩu tương tự” được thay thế bằng cụm từ “hàng hóa nhập khẩu giống
hệt”.
Điều 9.
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
1. Trường hợp áp dụng: Nếu không xác
định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Điều
6 và Điều 8 Thông tư này thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được
xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự,
với điều kiện hàng hóa nhập khẩu tương tự đã được cơ quan hải quan chấp nhận
xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch và có cùng các điều
kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác
định trị giá hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp không tìm được lô hàng nhập
khẩu tương tự có cùng điều kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang được xác
định trị giá hải quan thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện
mua bán, nhưng phải được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.
2. Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập
khẩu tương tự: Lô hàng nhập khẩu tương tự được lựa chọn nếu đáp ứng đủ các điều
kiện sau:
a)
Điều kiện về thời gian xuất khẩu:
Lô
hàng nhập khẩu tương tự phải được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc
trong khoảng thời gian 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hóa
nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan.
b)
Điều kiện mua bán:
b.1)
Điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng:
b.1.1) Lô hàng nhập khẩu tương tự phải
có cùng điều kiện về cấp độ thương mại và số lượng với lô hàng nhập khẩu đang
được xác định trị giá hải quan;
b.1.2) Nếu không tìm được lô hàng nhập
khẩu nêu tại điểm b.1.1 khoản này thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu có cùng cấp độ
thương mại nhưng khác nhau về số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao dịch của
hàng hóa nhập khẩu tương tự về cùng số lượng với lô hàng đang xác định trị giá
hải quan;
b.1.3) Nếu không tìm được lô hàng nhập
khẩu nêu tại điểm b.1.1 và b.1.2 khoản này thì lựa chọn lô hàng nhập khẩu khác
nhau về cấp độ thương mại nhưng cùng số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá giao
dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại với lô hàng đang
xác định trị giá hải quan;
b.1.4) Nếu không tìm được lô hàng nhập
khẩu nêu tại điểm b.1.1, b.1.2 và b.1.3 khoản này thì lựa chọn lô hàng nhập
khẩu khác nhau cả về cấp độ thương mại và số lượng, sau đó điều chỉnh trị giá
giao dịch của lô hàng nhập khẩu tương tự về cùng cấp độ thương mại và số lượng
với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.
b.2) Điều
kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm:
Lô hàng nhập
khẩu tương tự có cùng quãng đường và phương thức vận tải, hoặc đã được điều
chỉnh về cùng quãng đường và phương thức vận tải với lô hàng đang xác định trị
giá hải quan.
Nếu có sự
chênh lệch đáng kể về phí bảo hiểm thì điều chỉnh về cùng điều kiện bảo hiểm
với lô hàng đang xác định trị giá hải quan.
c)
Khi áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, nếu
không tìm được hàng hóa nhập khẩu tương tự được sản xuất bởi cùng một người sản
xuất hoặc người sản xuất khác được ủy quyền thì mới xét đến hàng hóa được sản
xuất bởi người sản xuất khác và phải có cùng xuất xứ.
d)
Khi xác định trị giá hải quan theo phương pháp này mà xác định được từ hai trị
giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự trở lên thì sau khi đã điều chỉnh
về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác định trị giá hải quan, trị giá
hải quan là trị giá giao dịch thấp nhất.
Nếu trong
thời gian làm thủ tục hải quan không đủ thông tin lựa chọn hàng nhập khẩu giống
hệt hoặc tương tự với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá hải quan thì
không xác định trị giá hải quan cho hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại Điều 8 hoặc Điều 9 Thông tư này phải chuyển sang phương pháp
tiếp theo.
3.
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này, mỗi chứng
từ 01 bản chụp, bao gồm:
a) Tờ khai hải quan của hàng hóa nhập
khẩu tương tự;
b) Tờ khai trị giá hải quan của hàng
hóa nhập khẩu tương tự đối với trường hợp phải khai báo tờ khai trị giá hải
quan;
c)
Hợp đồng vận tải của hàng hóa nhập khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
d) Hợp đồng bảo hiểm của hàng hóa nhập
khẩu tương tự (nếu có sự điều chỉnh chi phí này);
đ) Bảng giá bán hàng xuất khẩu của nhà
sản xuất hoặc người bán hàng ở nước ngoài (nếu có sự điều chỉnh về số lượng,
cấp độ thương mại);
e) Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan
đến việc xác định trị giá hải quan.
Điều 10.
Phương pháp trị giá khấu trừ
1. Trường hợp áp dụng: Nếu không xác
định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Điều
6, Điều 8, Điều 9 Thông tư này thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu
được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ, căn cứ vào đơn giá bán hàng hóa
nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự trên
thị trường nội địa Việt Nam theo quy định tại khoản 2 Điều này và trừ (-)
các chi phí hợp lý, lợi nhuận thu được sau khi bán hàng hóa nhập khẩu.
Không
áp dụng phương pháp này nếu hàng hóa được lựa chọn để xác định đơn giá bán
thuộc một trong các trường hợp sau:
a)
Chưa được bán trên thị trường nội địa Việt Nam hoặc việc bán hàng hóa chưa được
hạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán
Việt Nam;
b)
Có liên quan đến khoản trợ giúp do bất kỳ người nào cung cấp theo quy định tại
điểm d.1 khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
2. Giá bán
hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam được xác định theo những nguyên tắc
sau:
a) Giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá
bán thực tế của hàng hóa đó tại thị trường Việt Nam. Trường hợp không có giá
bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu cần xác định trị giá hải quan thì lấy giá
bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự
còn nguyên trạng như khi nhập khẩu được bán trên thị trường Việt Nam để xác
định giá bán thực tế.
Hàng hóa nhập khẩu còn nguyên
trạng như khi nhập khẩu là hàng hóa sau khi nhập khẩu không bị bất cứ một
tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặc điểm, tính chất, công dụng của hàng hóa
hoặc làm tăng, giảm trị giá của hàng hóa nhập khẩu.
b) Người nhập khẩu và người mua hàng
trong nước không có mối quan hệ đặc biệt theo quy định tại Điều
7 Thông tư này;
c) Mức giá bán tính trên số lượng bán
ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá. Mức giá bán ra tính trên số lượng bán
ra lớn nhất là mức giá mà hàng hóa đã được bán với số lượng tổng cộng lớn nhất
trong các giao dịch bán hàng hóa ở cấp độ thương mại đầu tiên ngay sau khi nhập
khẩu;
d) Hàng hóa được bán ra (bán buôn hoặc
bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi nhập khẩu, nhưng không chậm quá 90 ngày
(ngày theo lịch) sau ngày nhập khẩu lô hàng đó. Ngày sớm nhất ngay sau
khi nhập khẩu là ngày hàng hóa được bán với số lượng hàng hóa đủ để hình thành
đơn giá (tối thiểu bằng 10% lượng hàng hóa của mặt hàng đó trong lô hàng nhập
khẩu).
3.
Điều kiện lựa chọn đơn giá bán trên thị trường Việt Nam:
a) Đơn giá
bán trên thị trường Việt Nam phải là đơn giá bán của hàng hóa nhập khẩu đang
được xác định trị giá hải quan, hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập
khẩu tương tự, được bán nguyên trạng như khi nhập khẩu;
b) Đơn giá
bán được lựa chọn là đơn giá tương ứng với lượng hàng hóa được bán ra với số
lượng lũy kế lớn nhất
ở mức đủ để hình thành đơn giá; hàng hóa được bán ra ngay sau khi nhập khẩu,
nhưng không quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu của hàng hóa đang được xác định trị
giá hải quan; người mua hàng trong nước và người bán không có mối quan hệ đặc
biệt.
Ví dụ: Lô hàng A gồm nhiều mặt hàng
trong đó mặt hàng B phải xác định trị giá hải quan theo phương pháp khấu trừ.
Lô hàng A được nhập khẩu vào ngày 1/1/2014. Một lô hàng trong đó có mặt hàng
giống hệt với mặt hàng B nhập khẩu trước đó và được bán cho nhiều người mua
trong nước theo các mức giá và thời điểm khác nhau như sau:
Đơn giá
|
Số lượng/lần bán
|
Thời
gian bán
|
Số lũy kế
|
900 đồng/chiếc
|
50 chiếc
|
28/3/2014
|
100 chiếc
|
30 chiếc
|
15/01/2014
|
20 chiếc
|
03/3/2014
|
|
200 chiếc
|
20/01/2014
|
|
250 chiếc
|
12/02/2014
|
|
Tổng cộng:
|
|
550 chiếc
|
Trong ví dụ trên, đơn giá bán được lựa
chọn để khấu trừ là 800 đồng/chiếc, tương ứng với số lượng bán ra lớn nhất (450
chiếc), ở mức đủ để hình thành đơn giá. Đơn giá này thỏa mãn các điều kiện về
lựa chọn đơn giá bán, đó là:
- Có số lượng lũy kế lớn nhất (450
chiếc) trong số hàng hóa nhập khẩu được bán ra ngay sau khi nhập khẩu.
- Thời gian bán là trong vòng 90 ngày
kể từ ngày nhập khẩu.
4.
Nguyên tắc khấu trừ:
Việc xác định các khoản khấu trừ phải
dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từ hợp pháp, có sẵn và được ghi chép,
phản ánh theo các quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Các khoản được khấu
trừ phải là những khoản được phép hạch toán vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp
theo Luật kế toán Việt Nam.
5. Các khoản được khấu trừ khỏi đơn
giá bán hàng:
Các khoản được khấu trừ khỏi đơn giá
bán hàng là những chi phí hợp lý và lợi nhuận thu được sau khi bán hàng trên
thị trường Việt Nam, bao gồm:
a) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và
chi phí cho các hoạt động khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa sau khi nhập
khẩu, cụ thể:
a.1) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và
các chi phí khác liên quan đến việc vận tải hàng hóa phát sinh từ cửa khẩu nhập
đầu tiên đến kho hàng của người nhập khẩu hoặc địa điểm giao hàng trong nội địa
Việt Nam;
a.2) Chi phí vận tải, phí bảo hiểm và
các chi phí khác liên quan đến việc vận tải từ kho hàng của người nhập khẩu
trong nội địa Việt Nam đến địa điểm bán hàng, nếu người nhập khẩu phải chịu các
khoản này.
b) Các khoản thuế, phí và lệ phí phải
nộp tại Việt Nam khi nhập khẩu và bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội
địa Việt Nam;
c) Hoa hồng hoặc chi phí chung và lợi
nhuận liên quan đến các hoạt động bán hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam:
c.1) Trường hợp người nhập
khẩu là đại lý bán hàng cho thương nhân nước ngoài thì khấu trừ khoản hoa hồng.
Nếu trong khoản hoa hồng đã bao gồm các chi phí nêu tại điểm a và b khoản này
thì không được khấu trừ thêm các khoản này;
c.2) Trường hợp nhập khẩu theo phương
thức mua đứt bán đoạn thì khấu trừ các khoản chi phí chung và lợi nhuận: Chi
phí chung và lợi nhuận phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá
khấu trừ. Việc xác định và phân bổ chi phí chung và lợi nhuận cho lô hàng nhập
khẩu phải được thực hiện theo các quy định và chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Chi phí chung
bao gồm các chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp phục vụ cho việc nhập khẩu và
bán hàng hóa trên thị trường nội địa, như: Chi phí về tiếp thị hàng hóa, chi
phí về lưu giữ và bảo quản hàng hóa trước khi bán hàng, chi phí về các hoạt
động quản lý phục vụ cho việc nhập khẩu và bán hàng.
Căn cứ để xác định các khoản khấu trừ
là số liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ, sổ sách kế toán của người
nhập khẩu, phù hợp với quy định, chuẩn mực của kế toán Việt Nam. Số liệu này
phải tương ứng với những số liệu thu được từ những hoạt động mua bán hàng hóa nhập
khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại tại Việt Nam.
6. Hàng hóa nhập khẩu qua quá trình
gia công, chế biến thêm ở trong nước được xác định trị giá hải quan theo nguyên
tắc quy định tại khoản 1 Điều này và trừ đi các chi phí gia công, chế biến làm
tăng thêm trị giá của hàng hóa. Không áp dụng phương pháp xác định trị giá hải
quan quy định tại Điều này đối với các trường hợp:
a) Hàng hóa nhập khẩu sau khi gia
công, chế biến không còn nguyên trạng như khi nhập khẩu và không xác định được
chính xác giá trị tăng thêm do quá trình gia công, chế biến;
b) Hàng hóa nhập khẩu sau khi gia
công, chế biến vẫn giữ nguyên đặc điểm, tính chất, công dụng như khi nhập khẩu
nhưng chỉ còn là một bộ phận của hàng hóa được bán ra trên thị trường Việt Nam.
7.
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm:
a) Hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn giá
trị gia tăng theo quy định;
b) Hợp đồng đại lý bán hàng nếu người
nhập khẩu là đại lý bán hàng của người xuất khẩu. Hợp đồng này phải quy định cụ
thể khoản phí hoa hồng mà người đại lý được hưởng, các loại chi phí mà người
đại lý phải trả;
c) Bản giải trình về doanh thu bán
hàng và các chứng từ, sổ sách kế toán phản ánh các khoản chi phí nêu tại khoản 5
Điều này;
d) Tờ khai hải quan và tờ khai trị giá
hải quan của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ;
đ) Các tài liệu cần thiết khác để kiểm
tra, xác định trị giá hải quan.
Điều
11. Phương pháp trị giá tính toán
1.
Trường hợp áp dụng: Nếu
không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10 Thông tư này
thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị
giá tính toán. Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
a) Chi
phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu: Giá thành hoặc trị giá của
nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản xuất hoặc quá trình gia công khác
được sử dụng vào sản xuất hàng nhập khẩu. Chi phí này bao hàm cả các khoản chi
phí sau:
a.1) Chi
phí quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 13 Thông
tư này;
a.2) Trị
giá của các khoản trợ giúp theo quy định tại điểm d.1 khoản 2
Điều 13 Thông tư này;
a.3) Chỉ
tính vào trị giá hải quan trị giá của các khoản trợ giúp quy định tại điểm d.1
khoản 2 Điều 13 Thông tư này được thực hiện ở Việt Nam nếu người sản xuất
chịu chi phí cho các sản phẩm trợ giúp đó.
b) Chi
phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩm cấp
hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, được sản
xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam. Khoản lợi nhuận và chi phí
chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán.
Chi phí
chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình sản xuất
và bán để xuất khẩu hàng hóa, nhưng chưa được tính toán theo quy định nêu tại điểm
a khoản này.
c) Các
chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hàng hóa
nhập khẩu theo quy định tại điểm g, điểm h khoản 2 Điều 13
Thông tư này.
2. Căn
cứ để xác định trị giá tính toán:
Là số
liệu được ghi chép và phản ánh trên chứng từ,
sổ sách kế toán của người sản xuất trừ khi các số liệu này
không phù hợp các số liệu thu thập được tại Việt Nam. Số liệu này phải tương
ứng với những số liệu thu được từ những hoạt
động sản xuất, mua bán hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hoặc cùng chủng loại do
người sản xuất tại nước xuất khẩu sản xuất ra để xuất khẩu đến Việt Nam.
3. Không được
tiến hành việc kiểm tra hoặc yêu cầu xuất trình để kiểm tra sổ sách kế toán hay
bất kỳ hồ sơ nào khác của các đối tượng không cư trú trên lãnh thổ Việt Nam,
nhằm mục đích xác định trị giá tính toán quy định tại Điều này.
Việc thẩm tra
các thông tin do người sản xuất hàng hóa cung cấp phục vụ xác định trị giá hải
quan quy định tại Điều này có thể được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu
được sự đồng ý của nhà sản xuất và phải được thông báo trước bằng văn bản cho
cơ quan có thẩm quyền của nước có liên quan và được cơ quan này chấp thuận cho
phép tiến hành việc thẩm tra.
4. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo
phương pháp này bao gồm:
a) Bản
giải trình của người sản xuất về các chi phí nêu tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều
này có xác nhận của người sản xuất về các chứng từ, số liệu kế toán phù hợp với
bản giải trình này;
b) Hóa đơn
bán hàng của người sản xuất;
c) Chứng
từ về các chi phí nêu tại điểm c khoản 1 Điều này.
Điều 12. Phương pháp
suy luận [15]
1. Trường hợp áp
dụng: Nếu không xác định được trị giá hải quan theo các phương pháp quy định
tại Điều 6, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này thì trị giá hải quan được xác định theo
phương pháp suy luận, căn cứ vào các tài liệu, số liệu có sẵn tại thời điểm xác
định trị giá hải quan.
2. Trị giá hải quan
theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuần tự và vận dụng
các phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Điều 6,
Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông
tư này và dừng ngay tại phương pháp xác định được trị giá hải quan, với điều
kiện việc áp dụng phù hợp với các quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Khi xác định trị
giá hải quan theo phương pháp này, người khai hải quan và cơ quan hải quan
không được sử dụng các trị giá dưới đây để xác định trị giá hải quan:
a) Giá bán trên thị
trường nội địa Việt Nam của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam;
b) Giá bán hàng hóa ở
thị trường nội địa nước xuất khẩu;
c) Giá bán hàng hóa để
xuất khẩu đến nước khác, không phải Việt Nam;
d) Chi phí sản xuất
hàng hóa, trừ trường hợp sử dụng các chi phí sản xuất hàng hóa nhập khẩu để xác
định trị giá tính toán trong phương pháp trị giá tính toán;
đ) Giá tham chiếu
trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu có rủi ro về trị giá hải quan;
e) Trị giá do người
khai hải quan khai báo khi chưa có hoạt động mua bán hàng hóa để nhập khẩu hàng
hóa vào Việt Nam;
g) Sử dụng trị giá
cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá hải quan.
4. Phương pháp suy
luận được xác định như sau:
a) Vận dụng phương
pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu: Trường hợp không xác định trị
giá hải quan cho hàng hóa theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập
khẩu do không có chứng từ, tài liệu, số liệu định lượng về khoản điều chỉnh
cộng hoặc khoản điều chỉnh trừ theo quy định tại Điều 13, Điều
15 Thông tư này thì sử dụng số liệu về khoản đó do người cung cấp xác nhận
bằng văn bản cho người khai hải quan.
b) Vận dụng phương
pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu
tương tự. Nếu không có hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu
tương tự được xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày hoặc trong khoảng thời gian
60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được
xác định trị giá hải quan thì lựa chọn những hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc
hàng hóa nhập khẩu tương tự được xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn,
nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang
được xác định trị giá hải quan.
c) Vận dụng phương
pháp xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá khấu trừ bằng một trong
các cách sau đây:
c.1) Trong vòng 90
ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng để khấu trừ thì
lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong vòng 120 ngày
kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ;
c.2) Nếu không có đơn
giá bán lại của chính hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu giống hệt hay
hàng hóa nhập khẩu tương tự cho người không có quan hệ đặc biệt với người nhập
khẩu thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hóa cho người mua có quan hệ đặc biệt
với người nhập khẩu, với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến đơn
giá bán lại.
d) Trị giá hải quan
của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập
khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương
pháp trị giá tính toán.
đ) Trị giá hải quan
của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hàng hóa nhập
khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương
pháp trị giá tính toán.
e) Trường hợp không
xác định được trị giá theo quy định từ điểm a đến điểm đ khoản này, việc vận
dụng các phương pháp xác định trị giá hải quan được thực hiện dựa vào cơ sở dữ
liệu trị giá hải quan, nhưng không được vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chứng từ, tài liệu
để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản
chụp):
a) Chứng từ, tài liệu
do người cung cấp xác nhận khoản điều chỉnh đối với trường hợp vận dụng phương
pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu;
b) Tờ khai hải quan
của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự đối với trường hợp vận dụng
phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập
khẩu tương tự;
c) Hóa đơn bán hàng
của người nhập khẩu đối với trường hợp vận dụng phương pháp trị giá khấu trừ;
đ) Các chứng từ, tài
liệu khác có liên quan đến việc xác định trị giá hải quan theo phương pháp này
(nếu có).
Điều 13. Các khoản
điều chỉnh cộng
1.
Chỉ điều chỉnh cộng nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a)
Do người mua thanh toán và chưa được tính trong trị giá thực tế đã thanh toán
hay sẽ phải thanh toán;
b)
Phải liên quan đến hàng hóa nhập khẩu;
c) Có số liệu khách quan, định lượng
được, phù hợp với các chứng từ có liên quan.
Trường
hợp lô hàng nhập khẩu có các khoản điều chỉnh cộng nhưng không có các số liệu
khách quan, định lượng được để xác định trị giá hải quan thì không xác định
theo phương pháp trị giá giao dịch và phải chuyển sang phương pháp tiếp theo.
2.
Các khoản điều chỉnh cộng:
a) Chí phí hoa hồng bán hàng, phí môi
giới. Trường hợp các chi phí này bao gồm các khoản thuế phải nộp ở Việt Nam thì
không phải cộng các khoản thuế đó vào trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu.
b) Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa
nhập khẩu, bao gồm: Giá mua bao bì, các chi phí khác liên quan đến việc mua bán
và vận chuyển bao bì đến địa điểm đóng gói, bảo quản hàng hóa.
Các loại container, thùng chứa, giá đỡ
được sử dụng như một phương tiện để đóng gói phục vụ chuyên chở hàng hóa và sử
dụng nhiều lần thì không được coi là bao bì gắn liền với hàng hóa nên không
phải là khoản phải cộng về chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa.
c) Chi phí đóng gói hàng hóa, bao gồm:
c.1) Chi phí về vật liệu đóng gói bao
gồm giá mua vật liệu đóng gói và các chi phí khác liên quan đến việc mua bán và
vận chuyển vật liệu đóng gói đến địa điểm thực hiện việc đóng gói;
c.2) Chi phí về nhân công đóng gói, bao
gồm tiền thuê nhân công và các chi phí liên quan đến việc thuê nhân công đóng
gói hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan.
Trường hợp người mua phải chịu các chi
phí về ăn ở, đi lại cho công nhân trong thời gian thực hiện việc đóng gói thì
các chi phí này cũng thuộc về chi phí nhân công đóng gói.
d) Khoản trợ giúp: Trị giá của hàng hóa,
dịch vụ do người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá, được chuyển trực tiếp
hoặc gián tiếp cho người sản xuất hoặc người bán hàng, để sản xuất và bán hàng
hóa xuất khẩu đến Việt Nam.
d.1) Các khoản trợ giúp bao gồm:
d.1.1) Nguyên liệu, bộ phận cấu thành,
phụ tùng và các sản phẩm tương tự hợp thành, được đưa vào hàng hóa nhập khẩu;
d.1.2) Nguyên liệu, vật liệu, nhiên
liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu;
d.1.3) Công cụ, dụng cụ, khuôn rập,
khuôn đúc, khuôn mẫu và các sản phẩm tương tự được sử dụng để sản xuất hàng hóa
nhập khẩu;
d.1.4) Bản vẽ thiết kế, bản vẽ kỹ
thuật, thiết kế mỹ thuật, kế hoạch triển khai, thiết kế thi công, thiết kế mẫu,
sơ đồ, phác thảo và các sản phẩm dịch vụ tương tự được làm ra ở nước ngoài và
cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhập khẩu.
d.2) Xác định trị giá của khoản trợ
giúp:
d.2.1) Nếu hàng hóa, dịch vụ trợ giúp
được mua của một người không có quan hệ đặc biệt để cung cấp cho người bán thì
trị giá của khoản trợ giúp là giá mua hàng hóa, dịch vụ trợ giúp đó;
d.2.2) Nếu hàng hóa, dịch vụ trợ giúp
do người nhập khẩu hoặc người có quan hệ đặc biệt với người nhập khẩu sản xuất
ra để cung cấp cho người bán thì trị giá của khoản trợ giúp là giá thành sản
xuất hàng hóa, dịch vụ trợ giúp đó;
d.2.3) Nếu hàng hóa, dịch vụ trợ giúp
được làm ra bởi cơ sở sản xuất của người mua đặt ở nước ngoài nhưng không có
tài liệu, chứng từ để hạch toán riêng cho hàng hóa, dịch vụ trợ giúp đó thì trị
giá của khoản trợ giúp được xác định bằng cách phân bổ tổng chi phí sản xuất
trong cùng kỳ của cơ sở đó cho lượng hàng hóa, dịch vụ trợ giúp được sản xuất
ra;
d.2.4) Khoản trợ giúp do người mua
thuê thì trị giá của khoản trợ giúp là chi phí thuê;
d.2.5) Khoản trợ giúp là hàng hóa đã
qua sử dụng thì trị giá của khoản trợ giúp là trị giá còn lại của hàng hóa đó;
d.2.6) Hàng hóa trợ giúp được người
mua gia công, chế biến trước khi chuyển cho người bán để sử dụng vào sản xuất
hàng hóa nhập khẩu thì phải cộng thêm phần giá trị tăng thêm do gia công, chế
biến vào trị giá của khoản trợ giúp;
d.2.7) Khoản trợ giúp được người mua,
bán giảm giá cho người xuất khẩu thì phải cộng thêm phần trị giá được giảm vào
trị giá hải quan;
d.2.8) Trường hợp sau khi sản xuất ra
hàng hóa nhập khẩu còn thu được nguyên, vật liệu thừa, phế liệu từ các hàng hóa
trợ giúp thì phần trị giá thu hồi được từ nguyên vật liệu thừa và phế liệu này
được trừ ra khỏi trị giá của khoản trợ giúp, nếu có số liệu thể hiện trị giá
của phế liệu hoặc nguyên, vật liệu thừa.
Trị giá các khoản trợ giúp được xác
định bao gồm cả các chi phí liên quan đến việc mua bán, vận chuyển, bảo hiểm
đến nơi sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu.
d.3) Phân bổ trị giá khoản trợ giúp
cho hàng hóa nhập khẩu.
d.3.1) Nguyên tắc phân bổ trị giá khoản
trợ giúp:
d.3.1.1) Trị giá các khoản trợ giúp
phải được phân bổ hết cho hàng hóa nhập khẩu;
d.3.1.2) Việc phân bổ phải lập thành
các chứng từ hợp pháp;
d.3.1.3) Việc phân bổ phải tuân thủ
các quy định, chuẩn mực kế toán của Việt Nam.
d.3.2) Phương pháp phân bổ trị giá khoản
trợ giúp:
Người khai hải quan tự phân bổ các khoản
trợ giúp cho hàng hóa nhập khẩu theo một trong các phương pháp sau:
d.3.2.1) Phân bổ cho số hàng hóa nhập
khẩu trong chuyến hàng nhập khẩu đầu tiên;
d.3.2.2) Phân bổ theo số lượng đơn vị
hàng hóa đã được sản xuất tính đến thời điểm nhập khẩu chuyến hàng đầu tiên;
d.3.2.3) Phân bổ cho toàn bộ sản phẩm
dự kiến được sản xuất ra theo thỏa thuận mua bán giữa người mua và người bán
(hoặc người sản xuất);
d.3.2.4) Phân bổ theo nguyên tắc giảm
dần hoặc tăng dần;
d.3.2.5) Ngoài các phương pháp trên,
người mua có thể sử dụng các phương pháp phân bổ khác (ví dụ như: phân bổ theo
tháng, quý, năm), với điều kiện phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chế
độ kế toán và phải được lập thành chứng từ.
đ) Phí bản quyền, phí giấy phép theo
quy định tại Điều 14 Thông tư này.
e) Các khoản tiền mà người nhập khẩu
phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập
khẩu được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người bán dưới mọi hình thức. Thủ
tục khai báo, kiểm tra như sau:
e.1) Trường hợp khoản tiền này xác
định được tại thời điểm đăng ký tờ khai:
e.1.1) Người khai hải quan tự khai báo
tại tiêu thức tương ứng trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc tờ khai trị giá
hải quan đối với trường hợp phải khai tờ khai trị giá hải quan;
e.1.2) Cơ quan hải quan kiểm tra và
xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều 25 Thông tư
quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
e.2) Trường hợp chưa xác định được khoản
tiền này tại thời điểm đăng ký tờ khai do phụ thuộc vào doanh thu bán hàng sau
nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể tại hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc
văn bản thỏa thuận riêng:
e.2.1) Tại thời điểm đăng ký tờ khai,
người khai hải quan khai báo rõ lý do chưa khai báo được khoản tiền do người
nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại, định đoạt, sử dụng hàng
hóa nhập khẩu trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc tờ khai trị giá hải quan đối
với trường hợp phải khai tờ khai trị giá hải quan. Trong thời hạn 05 ngày kể từ
ngày thực trả, người khai hải quan thực hiện khai báo, tính số thuế phải nộp
đối với khoản tiền thực tế đã trả trên tờ khai bổ sung sau thông quan, đồng
thời nộp đủ tiền thuế theo quy định;
e.2.2) Cơ quan hải quan kiểm tra các
chứng từ có liên quan đến khoản tiền này và khai báo của người khai hải quan
theo quy định nêu tại điểm e.2.1 khoản này và xử lý như sau:
e.2.2.1) Trường hợp người khai hải
quan không khai báo hoặc khai báo không đúng khoản tiền thực tế phải trả, ra
quyết định xử phạt theo quy định, đồng thời yêu cầu người khai hải quan khai
báo hoặc khai báo bổ sung. Trường hợp người khai hải quan không khai báo hoặc không
khai báo bổ sung theo yêu cầu, cơ quan hải quan thực hiện xác định trị giá hải
quan, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp (nếu có) theo quy định;
e.2.2.2) Trường hợp người khai hải
quan khai báo không đúng thời hạn theo quy định tại điểm e.2.1 khoản này, cơ
quan hải quan thực hiện xử phạt theo quy định.
g)
Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu
đến cửa khẩu nhập đầu tiên, không bao gồm chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương
tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập đầu tiên.
Trường
hợp các chi phí bốc, dỡ, xếp hàng từ phương tiện vận tải xuống cửa khẩu nhập
đầu tiên đã bao gồm trong chi phí vận tải quốc tế hoặc đã bao gồm trong giá
thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì được trừ ra khỏi trị giá hải quan
của hàng hóa nhập khẩu nếu đáp đủ các điều kiện quy định tại khoản
1 Điều 15 Thông tư này.
g.1)
Trị giá của khoản điều chỉnh này được xác định trên cơ sở hợp đồng vận tải, các
chứng từ, tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa;
g.2)
Trường hợp giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải nhưng người mua không có hợp
đồng vận tải, các chứng từ tài liệu liên quan đến vận tải hàng hóa, hoặc có
nhưng không hợp pháp, thì không được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch;
g.3) Trường hợp lô hàng có nhiều loại
hàng hóa khác nhau nhưng hợp đồng vận tải hoặc các chứng từ, tài liệu liên quan
đến vận tải hàng hóa không ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa thì người khai
hải quan lựa chọn một trong các phương pháp phân bổ sau:
g.3.1)
Phân bổ trên cơ sở biểu giá vận tải của người vận tải hàng hóa;
g.3.2)
Phân bổ theo trọng lượng hoặc thể tích của hàng hóa;
g.3.3)
Phân bổ theo tỷ lệ trị giá mua của từng loại hàng hóa trên tổng trị giá lô
hàng.
h) Chi phí bảo hiểm hàng hóa nhập khẩu
đến cửa khẩu nhập đầu tiên.
h.1) Trường hợp người nhập khẩu không
mua bảo hiểm cho hàng hóa thì không phải cộng thêm chi phí này vào trị giá hải
quan;
h.2) Phí bảo hiểm mua cho cả lô hàng
gồm nhiều loại hàng hóa khác nhau, nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại
hàng hóa, thì phân bổ theo trị giá của từng loại hàng hóa.
i) Các chi phí nêu tại điểm g và điểm
h khoản này không bao gồm thuế giá trị gia tăng phải nộp ở Việt Nam. Trường hợp
khoản thuế này đã bao gồm trong chi phí vận tải, phí bảo hiểm quốc tế hoặc đã
bao gồm trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì được trừ ra
khỏi trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu nếu đáp đủ các điều kiện quy định
tại khoản 1 Điều 15 Thông tư này.
Điều 14.
Phí bản quyền, phí giấy phép [16]
1.
Phí bản quyền là khoản tiền mà người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh
toán gián tiếp cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, để được chuyển giao quyền sử
dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ.
a)
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao
gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp
và quyền đối với giống cây trồng;
a.1)
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo
ra hoặc sở hữu;
a.2)
Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hóa;
a.3)
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu
dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh;
a.4)
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây
trồng mới do mình tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở
hữu.
Nội
dung các quyền thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
b)
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ: Là chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức,
cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ.
2. Phí giấy phép là khoản
tiền mà người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho chủ
thể quyền sở hữu trí tuệ để được thực hiện một số hoạt động nằm trong các quyền
thuộc quyền sở hữu công nghiệp.
3. Chỉ điều chỉnh
cộng phí bản quyền, phí giấy phép vào hàng hóa nhập khẩu nếu đáp
ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người mua phải trả
phí bản quyền, phí giấy phép cho việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng các
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hóa nhập khẩu đang được xác
định trị giá hải quan, theo quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Phí bản quyền,
phí giấy phép do người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián
tiếp như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa đang được xác
định trị giá hải quan theo quy định tại khoản 6 Điều này thể hiện trên
hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển
giao quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ;
c)
Chưa được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán
của hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan.
4.
Phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng hóa nhập khẩu khi:
a) Phí bản quyền, phí
giấy phép phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp để được sử dụng
nhãn hiệu hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ, tài liệu liên quan đến việc thỏa thuận
và thanh toán phí bản quyền, phí giấy phép, nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a.1) Hàng hóa nhập
khẩu được bán lại nguyên trạng tại thị trường Việt Nam hoặc được gia
công chế biến đơn giản sau nhập khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều này;
a.2) Hàng hóa nhập
khẩu có gắn nhãn hiệu hàng hóa khi bán tại thị trường Việt Nam.
b) Phí bản quyền, phí
giấy phép phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp để được sử dụng
sáng chế, bí mật kinh doanh, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích
hợp bán dẫn hoặc quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác thể hiện
trên hợp đồng mua bán, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển
giao quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ nếu thuộc một trong các
trường hợp sau:
b.1) Sáng chế, bí
mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn hoặc quyền sử dụng các
đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác được sử dụng để sản xuất ra hàng
hóa nhập khẩu;
b.2) Hàng hóa nhập
khẩu mang sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, hoặc quyền sử dụng các đối tượng
quyền sở hữu trí tuệ khác;
b.3) Hàng hóa nhập
khẩu là máy móc hoặc thiết bị được chế tạo hoặc sản xuất để ứng
dụng sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
hoặc quyền sử dụng các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác.
Ví dụ về phí bản
quyền, phí giấy phép thỏa mãn điều kiện “liên quan đến hàng hóa nhập khẩu” nêu
tại Phụ lục I Thông tư này.
5. Gia công chế biến
đơn giản sau nhập khẩu bao gồm:
a) Các công việc bảo
quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu kho (thông gió, trải ra, sấy
khô, làm lạnh, ngâm trong muối, xông lưu huỳnh hoặc thêm các phụ gia khác, loại
bỏ các bộ phận bị hư hỏng và các công việc tương tự);
b) Các công việc như
lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ), lau
chùi, sơn, chia cắt ra từng phần;
c) Thay đổi bao bì
đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp
và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác;
d) Dán lên sản phẩm
hoặc bao gói của sản phẩm các nhãn hiệu, nhãn mác hay các dấu hiệu phân biệt
tương tự;
đ) Trộn đơn giản các
sản phẩm, dù cùng loại hay khác loại;
g) Lắp ráp đơn giản
các bộ phận của sản phẩm để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh;
h) Kết hợp của hai
hay nhiều công việc đã liệt kê từ điểm a đến điểm g khoản này;
i) Giết, mổ động vật.
6. Phí bản quyền,
phí giấy phép được coi như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập
khẩu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Người bán thỏa
thuận với người mua về việc người mua phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán trực
tiếp hoặc thanh toán gián tiếp phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng
hóa nhập khẩu;
b) Người bán có thỏa
thuận với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người cấp phép về việc chỉ bán hàng hóa
cho người mua có thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp phí bản quyền,
phí giấy phép cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người cấp phép;
c) Người bán cung cấp
hàng hóa cho người mua theo chỉ định của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người
cấp phép;
d) Người bán cung cấp
hàng hóa cho người mua theo tiêu chuẩn kỹ thuật do chủ thể quyền sở hữu trí
tuệ, người cấp phép phê duyệt;
đ) Người mua trả phí
bản quyền, phí giấy phép cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, người cấp phép hoặc
người khác theo chỉ định của người bán;
e) Có bằng chứng về
việc người mua sẽ không thể mua được hoặc nhận được hàng hóa nhập khẩu nếu
không thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp phí bản quyền, phí giấy
phép.
Một số ví dụ về hàng
hóa nhập khẩu thỏa mãn điều kiện “như một điều kiện cho giao dịch mua bán hàng
hóa nhập khẩu” nêu tại Phụ lục I Thông tư này.
7. Không phải cộng
vào trị giá hải quan nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Các khoản tiền
người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho quyền tái sản
xuất hàng hóa nhập khẩu hoặc sao chép các tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam (ví
dụ: một mẫu hàng được nhập khẩu, sau đó được sử dụng để sản xuất ra bản sao
chính xác như nguyên bản mẫu hàng được nhập khẩu thì khoản tiền phải thanh toán
trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp để được sản xuất hàng hóa theo mẫu hàng
nhập khẩu được hiểu là quyền tái sản xuất hàng hóa nhập khẩu);
b) Các khoản tiền
người mua phải thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho quyền phân
phối hoặc bán lại hàng hóa nhập khẩu, nếu khoản tiền này không được coi như một
điều kiện cho giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu.
Trường hợp các khoản
tiền người mua thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán gián tiếp cho quyền tái sản
xuất, quyền phân phối hoặc bán lại hàng hóa nhập khẩu đã được tính trong giá
thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán thì không được trừ ra khỏi trị giá
hải quan khi xác định trị giá của hàng hóa nhập khẩu đó.
8. Thủ tục khai
báo, kiểm tra:
a) Trường hợp phí bản
quyền, phí giấy phép xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai:
a.1) Người khai hải
quan tự khai báo khoản phí bản quyền, phí giấy phép trên tờ khai hàng hóa nhập
khẩu hoặc tờ khai trị giá hải quan (nếu có);
a.2) Cơ quan hải
quan kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo quy định tại Điều
25 Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu.
b) Trường hợp phí bản
quyền, phí giấy phép không xác định được tại thời điểm đăng ký tờ khai do phụ
thuộc vào doanh thu bán hàng sau nhập khẩu hay lý do khác được quy định cụ thể
tại hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc văn bản thỏa thuận riêng về việc trả phí bản
quyền, phí giấy phép, thủ tục khai báo, kiểm tra thực hiện như sau:
b.1) Tại thời điểm
đăng ký tờ khai, người khai hải quan khai báo rõ lý do chưa khai báo được khoản
phí bản quyền, phí giấy phép tại ô “Chi tiết khai trị giá” trên tờ khai hàng
hóa nhập khẩu. Trường hợp người khai hải quan có số liệu về khoản phí bản
quyền, phí giấy phép thì thực hiện khai báo khoản phí này trên tờ khai hàng hóa
nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai và nộp thuế theo quy định;
Trong thời hạn 05
ngày kể từ ngày thực trả, người khai hải quan thực hiện khai báo, tính số thuế
phải nộp đối với khoản phí bản quyền, phí giấy phép thực tế đã trả trên tờ khai
bổ sung sau thông quan, đồng thời nộp đủ tiền thuế theo quy định.
b.2) Cơ quan hải
quan kiểm tra các chứng từ, tài liệu có liên quan đến khoản phí bản quyền, phí
giấy phép và khai báo của người khai hải quan và xử lý như sau:
b.2.1) Trường hợp
người khai hải quan khai báo không đúng khoản phí bản quyền, phí giấy phép theo
quy định nêu tại điểm b.1 khoản này, cơ quan hải quan yêu cầu người khai hải
quan khai báo bổ sung, xử lý vi phạm theo quy định. Nếu người khai hải quan
không khai báo bổ sung trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu
cầu khai bổ sung, cơ quan hải quan xác định trị giá hải quan, ấn định thuế, thu
đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp, xử lý vi phạm theo quy định;
b.2.2) Trường hợp
người khai hải quan khai báo quá 05 ngày kể từ ngày thực trả khoản phí bản
quyền, phí giấy phép theo quy định nêu tại điểm b.1 khoản này, cơ quan hải quan
thực hiện xử phạt theo quy định;
b.2.3) Trường hợp
người khai hải quan khai báo và xác định trị giá theo đúng quy định tại điểm
b.1 khoản này thì cơ quan hải quan chấp nhận trị giá khai báo.
9. Trường hợp phí bản
quyền, phí giấy phép được tính một phần căn cứ vào hàng hóa nhập khẩu, một phần
căn cứ vào các yếu tố khác không liên quan đến hàng hóa nhập khẩu:
a) Trường hợp có số
liệu phân định, tách biệt được phần phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến
hàng hóa nhập khẩu thì cộng vào trị giá giao dịch;
b) Trường hợp không
phân định, tách biệt được phần phí bản quyền, phí giấy phép liên quan đến hàng
hóa nhập khẩu thì không xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá
giao dịch, chuyển sang phương pháp tiếp theo.
Điều 15.
Các khoản điều chỉnh trừ
1.
Chỉ được điều chỉnh trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a)
Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ hợp pháp liên
quan và có sẵn tại thời điểm xác định trị giá;
b)
Đã được tính trong giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán;
c)
Phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán Việt Nam.
2.
Các khoản điều chỉnh trừ:
a)
Chi phí cho những hoạt động phát sinh sau khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm các
chi phí về xây dựng, kiến trúc, lắp đặt, bảo dưỡng hoặc trợ giúp kỹ thuật, tư
vấn kỹ thuật, chi phí giám sát và các chi phí tương tự;
b)
Chi phí vận tải, bảo hiểm phát sinh sau khi hàng hóa đã được vận chuyển đến cửa
khẩu nhập đầu tiên. Trường hợp các chi phí này liên quan đến nhiều loại hàng hóa
khác nhau nhưng chưa được ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa thì phải phân bổ
các chi phí theo nguyên tắc nêu tại điểm g và điểm h Điều 13
Thông tư này;
c)
Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ở Việt Nam đã nằm trong giá mua hàng nhập
khẩu. Trường hợp các khoản phí, lệ phí liên quan đến nhiều loại hàng hóa khác
nhau mà không tách riêng cho từng loại hàng hóa thì phân bổ theo tỷ lệ trị giá
mua của từng loại hàng hóa.
d)
Khoản giảm giá:
d.1)
Chỉ được điều chỉnh trừ khi có đủ các điều kiện sau:
d.1.1)
Khoản giảm giá thuộc một trong các loại giảm giá sau đây:
d.1.1.1) Giảm giá theo cấp độ thương
mại của giao dịch mua bán hàng hóa;
d.1.1.2) Giảm giá theo số lượng hàng hóa
mua bán;
d.1.1.3) Giảm giá theo hình thức và
thời gian thanh toán.
d.1.2)
Khoản giảm giá được lập thành văn bản trước khi xếp hàng lên phương tiện vận
tải ở nước xuất khẩu hàng hóa;
d.1.3)
Có số liệu khách quan, định lượng được phù hợp với các chứng từ để tách khoản
giảm giá này ra khỏi trị giá giao dịch. Các chứng từ này được nộp cùng với tờ
khai hải quan;
d.1.4)
Thực hiện thanh toán qua ngân hàng bằng phương thức L/C hoặc TTR cho toàn bộ
hàng hóa nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán.
d.1.5)
Trị giá khai báo và thực tế về số lượng hàng hóa nhập khẩu, cấp độ thương mại,
hình thức và thời gian thanh toán phải phù hợp với Bảng công bố giảm giá của
người bán.
d.2) Hồ sơ đề nghị xét khoản
giảm giá:
d.2.1) Văn bản đề nghị trừ khoản giảm
giá sau khi hoàn thành việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ hàng hóa thuộc
hợp đồng: 01 bản chính;
d.2.2) Hợp đồng mua bán hàng hóa: 01
bản chụp;
d.2.3) Bảng kê theo dõi thực tế việc
nhập khẩu hàng hóa theo mẫu số 01/GG/2015 Phụ lục II
Thông tư này đối với trường hợp hàng hóa trong cùng một hợp đồng được nhập khẩu
theo nhiều chuyến (nhiều tờ khai) khác nhau: 01 bản chính;
d.2.4) Bảng công bố giảm giá của người
bán: 01 bản chụp;
d.2.5) Chứng từ thanh toán của toàn bộ
hàng hóa thuộc hợp đồng mua bán: 01 bản chụp;
d.3) Thủ tục khai báo, kiểm tra khoản
giảm giá, thẩm quyền xử lý:
d.3.1) Trách nhiệm của người khai hải
quan:
d.3.1.1) Khai báo có khoản giảm giá
tại tiêu chí “chi tiết khai trị giá” trên tờ khai nhập khẩu hoặc tại
tiêu chí tương ứng trên tờ khai trị giá hải quan, nhưng chưa thực hiện điều
chỉnh trừ khoản giảm giá trên tờ khai trị giá hải quan.
d.3.1.2) Tính, nộp thuế theo trị giá
chưa được trừ khoản giảm giá;
d.3.1.3) Nộp hồ sơ đề nghị xét khoản
giảm giá theo quy định tại điểm d.2 khoản này sau khi hoàn thành việc nhập
khẩu và thanh toán cho toàn bộ hàng hóa thuộc hợp đồng mua bán.
d.3.2) Trách nhiệm của cơ quan hải
quan:
Cơ quan hải quan nơi người khai hải
quan nộp hồ sơ đề nghị xem xét điều chỉnh trừ khoản giảm giá thực hiện:
d.3.2.1) Kiểm tra hồ sơ, chứng từ và
các tài liệu có liên quan kèm theo văn bản đề nghị của người khai hải quan;
d.3.2.2) Kiểm tra, đối chiếu trị giá khai
báo và thực tế về số lượng; cấp độ thương mại; hình thức và thời gian thanh
toán với Bảng công bố giảm giá của người bán;
d.3.2.3) Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,
thành phố xem xét, quyết định điều chỉnh trừ khoản giảm giá nếu có đầy đủ các điều
kiện quy định tại điểm d.1 khoản này với trị giá của khoản giảm giá dưới 5%
tổng trị giá lô hàng và trị giá khai báo không thấp hơn mức giá tham chiếu của
hàng hóa giống hệt tại Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá. Các
trường hợp giảm giá khác, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan xem xét, quyết định;
d.3.2.4) Xử lý tiền thuế chênh lệch do
khoản giảm giá được trừ thực hiện theo quy định.
đ) Các chi phí do người mua chịu liên
quan đến tiếp thị hàng hóa nhập khẩu, bao gồm:
đ.1)
Chi phí nghiên cứu, điều tra thị trường về sản phẩm sắp nhập khẩu;
đ.2)
Chi phí quảng cáo nhãn hiệu, thương hiệu hàng nhập khẩu;
đ.3)
Chi phí liên quan đến việc trưng bày, giới thiệu sản phẩm mới nhập khẩu;
đ.4)
Chi phí tham gia hội chợ, triển lãm thương mại về sản phẩm mới;
e) Chi phí kiểm
tra số lượng, chất lượng hàng trước khi nhập khẩu. Trường hợp các chi phí này
là thỏa thuận giữa người mua, người bán và là một phần trong giá thực tế đã
thanh toán hay sẽ phải thanh toán do người mua trả cho người bán, sẽ không
được trừ ra khỏi trị giá giao dịch;
g) Chi phí mở
L/C,
phí chuyển tiền để thanh toán cho lô hàng nhập khẩu, nếu chi phí này do
người mua trả cho ngân hàng đại diện cho người mua thực hiện việc thanh toán
tiền hàng.
h) Khoản tiền
lãi tương ứng với mức lãi suất theo thỏa thuận tài chính của người mua và có
liên quan đến việc mua hàng hóa nhập khẩu: Chỉ được điều chỉnh trừ khoản tiền
lãi ra khỏi trị giá giao dịch khi có đầy đủ các điều kiện sau:
h.1) Thỏa thuận
tài chính được lập thành văn bản;
h.2) Người khai
hải quan chứng minh được rằng tại thời điểm thỏa thuận tài chính được thực
hiện, mức lãi suất khai báo không lớn hơn mức lãi suất tín dụng thông thường
tại nước xuất khẩu, nhưng không vượt quá mức lãi suất trần do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam công bố.
Điều 16. Phân bổ các khoản
điều chỉnh
1. Trường hợp khoản điều chỉnh cộng
hoặc điều chỉnh trừ đủ điều kiện để cộng vào hoặc trừ ra khỏi trị giá
hải quan của hàng hóa nhập khẩu nhưng hợp đồng mua bán hoặc các chứng từ,
tài liệu liên quan đến khoản điều chỉnh cộng hoặc điều chỉnh trừ đó không
ghi chi tiết cho từng loại hàng hóa, thì người khai hải quan lựa chọn phương
pháp phân bổ quy định tại khoản 2 Điều này (trừ các khoản điều chỉnh có quy
định phân bổ riêng quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này),
để phân bổ các khoản điều chỉnh đó cho từng loại hàng hóa theo nguyên tắc trị
giá khoản điều chỉnh phải được phân bổ hết cho hàng hóa nhập khẩu chịu khoản điều
chỉnh đó.
2. Phương pháp phân bổ: Người khai hải
quan lựa chọn một trong các phương pháp phân bổ sau:
a) Phân bổ theo số lượng;
b) Phân bổ theo trọng lượng;
c) Phân bổ theo thể tích;
d) Phân bổ theo trị giá hóa đơn.
Điều 17. Trị giá hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc biệt
1.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ
khai hải quan, trị giá hải quan là giá tạm tính do
người khai hải quan khai báo trên cơ sở các chứng từ, tài liệu liên quan và có
sẵn tại thời điểm xác định trị giá. Khi có giá chính thức, trị giá hải quan
được xác định theo phương pháp xác định trị giá quy định tại khoản 2 Điều 4 và khoản 2 Điều 5 Thông tư này. Thủ tục xác
định như sau:
a)
Giá tạm tính:
a.1)
Người khai hải quan: Khai giá tạm tính tại tiêu chí tương ứng trên tờ khai
hải quan xuất khẩu, nhập khẩu khi đăng ký tờ khai, đồng thời khai báo thời điểm
có giá chính thức tại tiêu chí “phần ghi chú”.
a.2)
Cơ quan hải quan: Kiểm tra giá tạm tính và thời điểm có giá chính thức theo quy
định tại Điều 25 Thông tư quy định về thủ tục hải quan;
kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; theo dõi, đôn đốc người khai hải quan khai
giá chính thức đúng thời điểm có giá chính thức.
b)
Giá chính thức:
b.1)
Người khai hải quan: Khai giá chính thức trên tờ khai sửa đổi, bổ sung sau
thông quan và nộp thuế chênh lệch (nếu có) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể
từ thời điểm có giá chính thức.
b.2)
Cơ quan hải quan: Kiểm tra khai báo của người khai hải quan, thời điểm có giá chính
thức, điều kiện chấp nhận thời điểm có giá chính thức theo quy định tại điểm c khoản
này và xử lý như sau:
b.2.1)
Xác định trị giá hải quan, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp
(nếu có), ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người
khai hải quan không khai báo, khai báo không đúng quy định về giá chính thức;
ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp người khai hải quan
khai báo không đúng thời hạn theo quy định tại điểm b.1 khoản này;
b.2.2)
Xử lý tiền thuế chênh lệch theo quy định về xử lý tiền thuế nộp thừa tại Luật
Quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn đối với trường hợp số thuế tính theo giá
chính thức thấp hơn số thuế đã nộp theo giá tạm tính;
c) Trường hợp thời điểm có giá chính thức vượt quá 90 ngày kể từ ngày đăng
ký tờ khai, người khai hải quan kê khai và nộp hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa
đơn thương mại (01 bản chụp) chứng minh thời điểm có giá chính thức, chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thời điểm có giá chính thức; giao
Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ hồ sơ, chứng từ, thực tế lô
hàng xuất khẩu, nhập khẩu để kiểm tra, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm
về quyết định chấp nhận thời điểm có giá chính thức.
d)
Điều kiện chấp nhận thời điểm có giá chính thức: Thời điểm có giá chính thức
được chấp nhận nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
d.1)
Hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận về thời điểm có giá chính thức phù hợp
với ngành hàng xuất khẩu, nhập khẩu theo thông lệ quốc tế;
d.2)
Thời điểm có giá thực tế phù hợp với thời điểm có giá chính thức theo thỏa thuận
ghi trên hợp đồng;
d.3)
Giá chính thức phù hợp với giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán của
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo chứng từ thanh toán.
Trường
hợp không đủ điều kiện để được chấp nhận thời điểm có giá chính thức, đồng thời
số thuế tính theo giá chính thức cao hơn số thuế đã nộp theo giá tạm tính thì
người khai hải quan phải nộp tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch.
2. [17]Hàng
hóa nhập
khẩu đã sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục
đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế,
miễn thuế, xét miễn thuế:
a) Hàng hóa nhập
khẩu là ô tô, mô tô: Trị giá hải quan được xác định trên cơ sở
giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa, tính theo thời gian sử dụng tại Việt Nam
(tính từ thời điểm nhập khẩu theo tờ khai hải quan đến thời điểm tính thuế) và
được xác định cụ thể như sau:
Thời gian sử dụng tại Việt Nam
|
Trị giá hải quan = (%) trị giá khai báo tại thời điểm nhập khẩu
|
Từ 6 tháng trở xuống (được tính tròn là 183 ngày)
|
90%
|
Từ trên 6 tháng đến 1 năm (được tính tròn là 365 ngày)
|
80%
|
Từ trên 1 năm đến 2 năm
|
70%
|
Từ trên 2 năm đến 3 năm
|
60%
|
Từ trên 3 năm đến 5 năm
|
50%
|
Từ trên 5 năm đến 7 năm
|
40%
|
Từ trên 7 năm đến 9 năm
|
30%
|
Từ trên 9 năm đến 10 năm
|
15%
|
Trên 10 năm
|
0%
|
Nếu mức giá khai báo tại thời điểm
nhập khẩu của hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, hoặc được miễn thuế,
xét miễn thuế thấp hơn mức giá trong cơ sở dữ liệu giá cùng thời điểm, thì lấy
mức giá trong cơ sở dữ liệu giá và tỷ lệ quy định trên đây để xác định trị giá
hải quan.
b) [18] Hàng hóa
nhập khẩu khác:
b.1) Trường hợp hàng
hóa thay đổi mục đích để tiêu hủy, trị giá
hải quan là trị giá khai báo;
b.2) Trường hợp hàng
hóa thay đổi mục đích để bán: trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác
định trên cơ sở giá thực tế bán. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định
trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp
xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa;
b.3) Ngoài các trường
hợp nêu tại điểm b.1, điểm b.2 khoản này, trị giá hải quan là trị giá khai báo.
Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp
thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông
tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa.
3. Trị giá hải quan
của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi thuê phía nước ngoài gia công là
tiền thuê gia công và trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình gia
công do phía nước ngoài cung cấp thể hiện trên hợp đồng gia công và các khoản điều
chỉnh quy định tại Điều 13 và Điều 15 Thông tư này. Không
tính vào trị giá hải quan sản phẩm sau gia công trị giá của vật tư, nguyên liệu
đã xuất khẩu từ Việt Nam đưa đi gia công theo hợp đồng gia công.
4. Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng
hóa đưa ra nước ngoài sửa chữa, khi nhập khẩu về Việt Nam thuộc đối tượng chịu
thuế thì trị giá hải quan là chi phí thực trả để sửa chữa hàng
hóa nhập khẩu phù hợp với các chứng từ liên quan đến việc sửa chữa hàng hóa.
5. [19] Hàng hóa nhập khẩu không
có hợp đồng mua bán hàng hóa và hóa đơn thương mại; hàng hóa nhập khẩu được vận
chuyển đến Việt Nam bằng dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, không có hợp
đồng mua bán và hóa đơn thương mại, trị giá hải quan là trị giá khai báo.
Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá khai báo không phù hợp
thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông
tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu.
6. Hàng hóa nhập khẩu thừa so với hợp
đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại:
a) Hàng hóa nhập khẩu thừa là hàng hóa
giống hệt hoặc tương tự với hàng hóa nhập khẩu ghi trên hợp đồng mua bán hoặc
hóa đơn thương mại: Trị giá hải quan của hàng nhập khẩu thừa theo phương pháp
xác định trị giá hải quan của số hàng hóa nhập khẩu ghi trên hợp đồng mua bán
hàng hóa;
b) Hàng hóa nhập khẩu thừa là hàng hóa
khác với hàng hóa nhập khẩu ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn
thương mại: Trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá hải quan quy
định từ Điều 8 đến Điều 12 Thông tư này.
7. Hàng hóa nhập khẩu không phù hợp
với hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc không phù hợp với hóa đơn thương mại:
a) Hàng hóa nhập khẩu không phù hợp
về quy cách: Trị
giá hải quan theo trị giá thực thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu. Hàng hóa không
phù hợp về quy cách được hiểu là hàng thực nhập có những khác biệt về mầu sắc,
kích cỡ, kiểu dáng so với mô tả trong hợp đồng mua bán và những khác biệt đó
không làm ảnh hưởng đến giá thực tế phải trả.
b) Hàng hóa nhập khẩu không phù hợp
với hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại ngoài trường hợp quy định tại điểm
a khoản này: Trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá hải quan quy
định từ Điều 8 đến Điều 12 Thông tư này.
8. Hàng hóa nhập khẩu thực tế có sự
chênh lệch về số lượng so với hóa đơn thương mại do tính chất của hàng hóa, phù
hợp với điều kiện giao hàng và điều kiện thanh toán trong hợp đồng mua bán hoặc
hóa đơn thương mại: Xác định trị giá hải quan phải căn cứ vào hóa đơn
thương mại và hợp đồng mua bán (điều kiện giao hàng, tỷ lệ dung sai, đặc tính
tự nhiên của hàng hóa và điều kiện thanh toán). Trị giá hải quan không được
thấp hơn trị giá thực thanh toán ghi trên hóa đơn thương mại và các chứng từ có
liên quan.
9. [20] Đối với hàng hóa nhập
khẩu là hàng đi thuê, trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác định trên
cơ sở giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán để thuê hàng hóa và các khoản
chi phí khác mà người đi thuê phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu
tiên, phù hợp với chứng từ, tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi thuê.
Đối với hàng hóa nhập
khẩu là hàng đi mượn, trị giá hải quan là toàn bộ các chi phí mà người đi mượn
phải trả để đưa hàng hóa đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với các chứng từ,
tài liệu có liên quan đến hàng hóa đi mượn.
Trường hợp cơ quan
hải quan có căn cứ xác định người khai hải quan khai báo trị giá không phù hợp
thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định trị giá quy định tại Thông
tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa nhập khẩu.
10. Hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu trong trường hợp đặc biệt khác: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố báo
cáo Tổng cục Hải quan để báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định
đối với từng trường hợp cụ thể phù hợp với nguyên tắc xác định trị giá hải quan
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
11. [21] Hàng hóa chưa qua sử
dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác
định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế:
a) Trường hợp hàng
hóa thay đổi mục đích để tiêu hủy, trị giá hải quan là trị giá khai báo;
b) Trường hợp hàng
hóa thay đổi mục đích để bán: trị giá hải quan là trị giá khai báo được xác
định trên cơ sở giá thực tế bán. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định
trị giá khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp
xác định trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa;
c) Ngoài các trường
hợp nêu tại điểm a, điểm b khoản này, trị giá hải quan là trị giá khai báo tại
thời điểm nhập khẩu. Trường hợp cơ quan hải quan có căn cứ xác định trị giá
khai báo không phù hợp thì xác định trị giá hải quan theo phương pháp xác định
trị giá quy định tại Thông tư này, phù hợp với thực tế hàng hóa”.
MỤC II. TỜ
KHAI TRỊ GIÁ HẢI QUAN
Điều 18. Đối
tượng khai tờ khai trị giá hải quan
Hàng
hóa nhập khẩu phải khai trị giá hải quan trên tờ khai trị giá hải quan, trừ các
trường hợp sau:
1.
Hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế theo quy
định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
2.
Hàng hóa nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
3.
Hàng hóa đủ điều kiện áp dụng phương pháp trị giá giao dịch quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này, đồng thời đã khai đủ thông tin
trị giá hải quan trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu của Hệ thống thông quan điện
tử VNACCS và Hệ thống này tự động tính trị giá hải quan;
4.
Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hoặc không có hóa đơn thương mại.
Điều 19. Mẫu
tờ khai trị giá hải quan
1.
Tờ khai trị giá hải quan để khai báo trị giá hải quan theo phương pháp trị giá
giao dịch của hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điều 6 Thông tư
này: Mẫu tờ khai HQ/2015-TG1 và hướng
dẫn khai báo theo Phụ lục III Thông tư này.
2.
Tờ khai trị giá hải quan để khai báo trị giá hải quan theo các phương pháp xác
định trị giá hải quan quy định từ Điều 8 đến Điều 12 Thông tư
này: Mẫu tờ khai HQ/2015-TG2 và hướng
dẫn khai báo theo Phụ lục III Thông tư này.
Điều 20.
Nguyên tắc khai, nộp tờ khai trị giá hải quan
1. Khai báo chi tiết trị giá hải quan
trên tờ khai trị giá hải quan cho từng mặt hàng tương ứng có trong tờ khai hàng
hóa nhập khẩu. Các mặt hàng khai báo trên tờ khai trị giá hải quan phải được
đánh số thứ tự liên tục, thống nhất với số thứ tự của mặt hàng đó trên tờ khai
hàng hóa nhập khẩu.
2. Tờ khai trị giá hải quan là bộ phận
không tách rời của tờ khai hàng hóa nhập khẩu và được nộp kèm theo tờ khai hàng
hóa nhập khẩu khi làm thủ tục hải quan. Tờ khai trị giá hải quan phải lập thành
02 bản, một bản lưu cơ quan hải quan, một bản lưu chủ hàng và được lưu trữ cùng
với tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
MỤC III. CƠ
SỞ DỮ LIỆU TRỊ GIÁ
Điều 21. Cơ
sở dữ liệu trị giá hải quan [22]
1. Cơ sở dữ liệu
trị giá hải quan là thông tin liên quan đến xác định trị giá hải quan của các
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân
loại. Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan được Tổng cục Hải quan xây dựng tập trung,
thống nhất và thường xuyên cập nhật, bao gồm:
a) Hệ thống quản lý
dữ liệu trị giá hải quan;
b) Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm
theo;
c) Danh sách doanh
nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan.
2. Nguồn thông tin
hình thành cơ sở dữ liệu trị giá hải quan:
a) Nguồn thông tin
từ hồ sơ hải quan: Là các thông tin có sẵn trên hệ thống điện tử hoặc trên hồ
sơ hải quan (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy) do người khai
hải quan khai báo hoặc do cơ quan Hải quan thực hiện trong quá trình làm thủ
tục hải quan và sau khi hàng hóa đã thông quan;
b) Nguồn thông tin từ
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, Danh sách
doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan theo quy định tại Thông tư này;
c) Nguồn thông tin về
tình hình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp: Các thông tin liên quan đến
tình hình chấp hành chính sách pháp luật của doanh nghiệp trong khai báo và xác
định trị giá hải quan, số lần vi phạm và mức độ vi phạm do cơ quan Hải quan
tổng hợp, phân tích trên hệ thống quản lý rủi ro;
d) Nguồn thông tin
khác: Là các nguồn thông tin do cơ quan Hải quan thu thập hoặc do các cơ quan
có liên quan khác cung cấp đã được kiểm chứng mức độ tin cậy.
3. Cơ sở dữ liệu
trị giá hải quan được sử dụng để:
a) Xây dựng Danh
mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, Danh sách doanh
nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan;
b) Kiểm tra trị
giá hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Phục vụ công
tác quản lý nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các
lĩnh vực khác.
4. Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan ban hành quy chế khai thác, xây dựng, quản lý, vận hành
và sử dụng cơ sở dữ liệu trị giá hải quan.
Điều 22. Thẩm quyền xây dựng, bổ sung, sửa đổi;
nguyên tắc sử dụng Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị
giá và mức giá tham chiếu, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải
quan
[23]
1. Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan tổ chức xây dựng, bổ sung, sửa đổi:
a) Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá được xây dựng trên các tiêu chí quy
định tại Điều 24 Thông tư này. Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu rủi ro về trị giá bao gồm các chỉ tiêu thông tin: Mã số, tên
hàng hóa, mô tả chi tiết hàng hóa, đơn vị tính, xuất xứ của hàng hóa, mức giá
tham chiếu;
b) Mức giá tham
chiếu của mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về
trị giá được xây dựng trên cơ sở các nguồn thông tin theo quy định tại Điều
25 Thông tư này;
c) Danh sách doanh
nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan được xây dựng trên cơ sở kết quả đánh giá
rủi ro doanh nghiệp theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Danh sách doanh nghiệp có
rủi ro về trị giá hải quan bao gồm các chỉ tiêu thông tin: mã số doanh nghiệp,
tên doanh nghiệp, nơi đăng ký tờ khai hải quan.
2. Nguyên tắc sử
dụng:
a) Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về
trị giá hải quan là một trong các cơ sở để xác định đối tượng áp dụng kiểm tra
trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc sau khi hàng hóa đã
thông quan;
b) Mức giá tham chiếu
của hàng hóa trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị
giá là cơ sở để cơ quan hải quan so sánh, đối chiếu, kiểm tra trị giá
khai báo của người khai hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan
hoặc sau khi hàng hóa đã thông quan theo quy định; không sử dụng để áp
đặt trị giá hải quan; được lưu hành nội bộ và sử dụng thống nhất
trong ngành Hải quan.
Điều 23. Thời
hạn, trách nhiệm xây dựng, bổ sung, sửa đổi mặt hàng trong Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm
theo, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan [24]
1. Thời hạn xây
dựng, bổ sung, sửa đổi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro
về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo, Danh sách doanh nghiệp có
rủi ro về trị giá hải quan: Định kỳ tối thiểu sáu tháng một lần hoặc trong
trường hợp cần thiết trên cơ sở:
a) Các kiến nghị của
tổ chức, cá nhân;
b) Đề xuất của Cục
Hải quan tỉnh, thành phố và các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan theo
quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cục trưởng Cục Hải
quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện:
a)
Cập nhật kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng
hóa, kết quả tham vấn, xác định trị giá, kết quả kiểm tra sau thông
quan, thanh tra, điều tra chống buôn lậu, thông tin xử lý vi phạm, thông tin
hồ sơ doanh nghiệp, kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật, kết quả phân loại mức
độ rủi ro vào hệ thống cơ sở dữ liệu tương ứng.
b)
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa,
kết chống buôn lậu, tình hình kim ngạch, mức thuế suất thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại đề xuất, báo
cáo Tổng cục Hải quan:
b.1)
Bổ sung mức giá tham chiếu đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá
nhưng chưa có mức giá tham chiếu theo Báo cáo đề xuất bổ sung Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá (mẫu
số 02/DMBX/2015 Phụ lục II Thông tư này) trên cơ sở thu thập các nguồn
thông tin theo quy định tại Điều 25 (trừ điểm h khoản 1) Thông tư này;
b.2)
Sửa đổi mức giá tham chiếu đối
với trường hợp mức giá khai báo và các thông tin thu thập được có
biến động tăng hoặc giảm từ trên 10% so với mức giá tham chiếu tại
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá theo Báo cáo đề
xuất sửa đổi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá (mẫu số 03/DMSĐ/2015 Phụ lục II Thông tư này), trên
cơ sở thu thập các nguồn thông tin theo quy định tại Điều 25 (trừ điểm
h khoản 1) Thông tư này;
b.3) Bổ sung mặt
hàng vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá và
mức giá tham chiếu này đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
24 Thông tư này nhưng chưa được đưa vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu rủi ro về trị giá theo Báo cáo đề xuất bổ sung Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, trên cơ sở thu thập các nguồn
thông tin theo quy định tại Điều 25 (trừ điểm h khoản 1) Thông tư này;
b.4) Sửa đổi, bổ sung
Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải quan đối với trường hợp doanh
nghiệp đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 24 Thông
tư này.
3. Các đơn vị thuộc
cơ quan Tổng cục hải quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý các
nguồn thông tin quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư này
thực hiện cập nhật vào hệ thống dữ liệu tương ứng của Tổng cục hải quan.
4. Cục Thuế xuất nhập
khẩu (Tổng cục Hải quan) theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo Cục Hải quan tỉnh, thành
phố thực hiện việc cập nhật thông tin, báo cáo đề xuất bổ
sung, sửa đổi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá
kèm theo mức giá tham chiếu, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro về trị giá hải
quan theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 24.
Tiêu chí xây dựng, bổ sung, sửa đổi mặt hàng trong Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá, Danh sách doanh nghiệp có rủi ro
về trị giá hải quan [25]
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu:
a) Hàng hóa có thuế xuất khẩu và kim ngạch
xuất khẩu lớn;
c) Hàng hóa có tần suất vi phạm cao về
trị giá hải quan trong khoảng thời gian đánh giá;
d) Hàng hóa có rủi ro khai không đúng
trị giá giao dịch nhằm mục đích gian lận thuế, trốn thuế xuất khẩu, hoặc để
hưởng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu.
2. Đối với hàng hóa nhập khẩu:
a) Hàng hóa có thuế suất thuế nhập
khẩu cao;
b) Hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu;
c) Hàng hóa có tần suất vi phạm cao về
trị giá hải quan trong khoảng thời gian đánh giá;
d) Hàng hóa có rủi ro khai không đúng
trị giá giao dịch nhằm mục đích gian lận thuế, trốn thuế nhập khẩu;
đ) Hàng hóa có rủi ro khai giảm trị
giá nhập khẩu để bán phá giá hàng hóa vào thị trường nội địa Việt Nam.
3. [26] Doanh nghiệp có rủi
ro về trị giá hải quan:
a) Tại thời điểm đánh
giá, bị cơ quan hải quan đánh giá là doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật;
b) Tại thời điểm đánh
giá, bị cơ quan hải quan phân loại là doanh nghiệp rủi ro cao hoặc doanh nghiệp
rủi ro rất cao hoặc doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
dưới 365 ngày;
c) Trong thời gian
730 ngày (02 năm) trở về trước tính đến ngày đánh giá, doanh nghiệp bị cơ quan
hải quan xử lý vi phạm về hành vi khai sai trị giá hải quan dẫn đến thiếu số
tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu
thuế, với mức độ xử phạt và số tiền xử phạt theo quy định tại Thông tư của Bộ
Tài chính quy định về quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan; hoặc
bị cơ quan quản lý nhà nước xử lý vi phạm về hành vi gian lận thuế, trốn thuế.
Điều 25.
Nguồn thông tin, xây dựng, bổ sung, sửa đổi mức giá tham chiếu kèm theo
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá
1. Nguồn thông tin của cơ quan hải
quan:
a) Nguồn thông tin về giá xuất khẩu,
nhập khẩu của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giống hệt, tương tự và
đã được cơ quan hải quan chấp nhận trị giá hải quan do doanh nghiệp khai
báo tại Hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá hải quan;
b) Nguồn thông tin về kết quả
kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa, kết quả tham
vấn, kết quả điều chỉnh giá do Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực
hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan và được cập nhật tại Hệ
thống thông tin quản lý dữ liệu giá hải quan hàng ngày;
c) Nguồn thông tin về kết quả
giải quyết khiếu nại về trị giá hải quan do Cục Hải quan tỉnh,
thành phố, Tổng cục Hải quan thực hiện, được cập nhật tại Hệ thống
thông tin quản lý dữ liệu giá hải quan;
d) Nguồn thông tin về kết quả
kiểm tra sau thông quan về trị giá hải quan do lực lượng kiểm tra sau
thông quan thực hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan và được
cập nhật tại Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ kiểm
tra sau thông quan và quản lý rủi ro;
đ) Nguồn thông tin về kết quả
kiểm tra, xử lý đối với hành vi gian lận về trị giá hải quan do lực
lượng chống buôn lậu thực hiện trong quá trình hoạt động kiểm soát,
điều tra chống buôn lậu được cập nhật tại Hệ thống cơ sở dữ liệu
thu thập thông tin;
e) Nguồn thông tin về tình hình
gian lận thương mại, về kết quả xử lý các hành vi vi phạm trong quá
trình thực hiện phân luồng tại Hệ thống thông tin quản lý rủi ro;
g) Nguồn thông tin về kết quả
kiểm tra, thanh tra do Thanh tra hoặc các lực lượng khác của ngành hải
quan thực hiện trước, trong, sau khi hàng hóa được thông quan;
h) Nguồn thông tin từ báo cáo đề
xuất bổ sung, sửa đổi của Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo quy định
tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này.
2. Nguồn thông tin từ ngoài cơ quan
hải quan:
a) Nguồn thông tin về giá giao dịch
trên thị trường thế giới (đối với mặt hàng có giá giao dịch trên
thị trường thế giới) được thể hiện trên trang tin điện tử của thị
trường giao dịch mặt hàng đó;
b) Nguồn thông tin về giá kê khai do
các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ quản lý theo pháp luật chuyên ngành
đăng tải công khai trên trang thông tin điện tử của các Bộ quản lý theo
pháp luật chuyên ngành;
c) Nguồn thông tin từ báo, tạp
chí, tài liệu chuyên ngành đối với ngành hàng như ô tô, xe máy,
hàng điện tử, sắt thép do cơ quan hải quan thu thập định kỳ hàng
tháng;
d) Nguồn thông tin giá chào bán
trên mạng Internet từ những trang thông tin điện tử chính hãng hoặc có
liên kết với trang thông tin điện tử chính hãng, giá giao dịch trên thị
trường thế giới (đối với mặt hàng có giá giao dịch trên thị trường
thế giới) được thể hiện trên trang tin điện tử của thị trường giao dịch mặt
hàng đó;
đ) Nguồn thông tin về dấu hiệu
gian lận thương mại trong khai báo trị giá do các cơ quan có liên quan
như: cơ quan quản lý thị trường, cơ quan công an, ngân hàng thương mại hoặc
do các Bộ, ngành, cơ quan thuế, Hiệp hội, doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân cung cấp cho cơ quan hải quan;
g) Nguồn thông tin từ giá bán tại
thị trường nội địa của hàng hóa giống hệt, hàng hóa tương tự với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, mối liên hệ giữa giá bán thị trường
và giá bán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thu thập
định kỳ hoặc cơ quan thuế cung cấp (nếu có);
h) Nguồn thông tin về giá bán hàng hóa
để xuất khẩu đến Việt Nam do cơ quan hải quan các nước cung cấp theo thỏa thuận
hợp tác hải quan song phương hoặc đa phương.
3. Các nguồn thông tin nêu trên được
thu thập trong khoảng thời gian tối thiểu sáu tháng kể từ ngày ký ban hành Danh
mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về trị giá đang có hiệu lực áp
dụng. Sau khi thu thập được, Cục Thuế xuất nhập khẩu thực hiện phân tích, quy
đổi các nguồn thông tin trên về cùng điều kiện mua bán để trình Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro
về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo.
Điều 26. Hiệu
lực thi hành [27]
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01/4/2015.
Bãi bỏ các Thông tư, Quyết định:
a) Thông tư số
205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP
ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị
giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thông tư số
29/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP
ngày 16 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c) Quyết định số
30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 về việc ban hành tờ khai trị giá
hải quan tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng dẫn khai báo;
d) Thông tư số
182/2012/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2012 sửa đổi, bổ sung khoản 1 mục I Quyết
định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 về việc ban
hành tờ khai trị giá hải quan tính thuế hàng hóa nhập khẩu và hướng dẫn khai
báo;
đ) Quyết định số
1102/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 về việc xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở
dữ liệu giá.
2. Việc xác định, kiểm tra trị giá hải
quan đối với các
tờ khai hải quan đăng ký từ ngày 01/01/2015 đến trước
ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số
205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2010 và Thông tư số
29/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Quá trình thực
hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập tại Thông tư này và các phụ lục kèm theo
Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới
được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
4. Xác định trước trị giá hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra trị giá hải quan trong quá trình
làm thủ tục thông quan; kiểm tra trị giá sau khi hàng hóa đã thông quan được
thực hiện theo quy định Thông tư quy định về thủ tục hải quan; kiểm
tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Điều 27.
Trách nhiệm thực hiện [28]
1. Tổng cục Hải quan phối hợp với các
Bộ, các hiệp hội ngành hàng, các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính để tổ
chức thu thập, trao đổi thông tin giá phục vụ kiểm tra, xác định trị giá hải
quan theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh,
thành phố có trách nhiệm tổ chức thu thập, xử lý thông tin và báo cáo Tổng cục
Hải quan xây dựng, sửa đổi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
rủi ro về trị giá theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông
tư này.
3. Cơ quan hải quan,
người khai hải quan, người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách
nhiệm thực hiện việc xác định trị giá hải quan theo đúng quy định
tại Thông tư này; Trường hợp phát sinh vướng mắc phản ánh về Bộ Tài chính, Tổng
cục Hải quan để được xem xét, hướng dẫn giải quyết./.
|
XÁC THỰC
VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ
Thị Mai
|