|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC năm 2024 hợp nhất Thông tư Quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu:
|
16/VBHN-BTC
|
|
Loại văn bản:
|
Văn bản hợp nhất
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Tài chính
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Đức Chi
|
Ngày ban hành:
|
27/06/2024
|
|
Ngày hợp nhất:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 16/VBHN-BTC
|
Hà Nội, ngày 27 tháng 6 năm 2024
|
THÔNG TƯ[1]
QUY
ĐỊNH QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải
quan, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 được sửa đổi, bổ
sung bởi:
Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm.2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản
lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng
03 năm 2024.
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm
2015 của Chính phủ quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan;
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm
2015 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm
2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định quản
lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.[2]
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định:
1. Thu thập, xử lý, quản lý, sử dụng thông tin quản lý
rủi ro; đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.
2. Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan và các
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
3. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải
quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1.[3] Người khai hải quan, người nộp
thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (gọi chung là người khai hải quan).
2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
3. Các cơ quan Nhà nước trong việc phối hợp quản lý
nhà nước về hải quan.
4. Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
5.[4] Thông tư này không áp dụng đối
với tổ chức quy định tại điểm c khoản 4 Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu ngày 06 tháng 4 năm 2016.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Áp dụng quản lý rủi ro là việc ứng dụng các
nguyên tắc, quy trình, biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro và các sản
phẩm thông tin quản lý rủi ro để quyết định và thực hiện quyết định kiểm tra,
giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ
khác.
2. Thông tin quản lý rủi ro là thông tin hải
quan được thu thập, xử lý phục vụ áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp
vụ hải quan.
3. Hệ thống thông tin quản lý rủi ro là các hệ
thống thông tin, dữ liệu do cơ quan hải quan quản lý để thu thập, xử lý và cung
cấp các sản phẩm thông tin quản lý rủi ro cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
4. Mức độ tuân thủ là kết quả đánh giá phân loại
của cơ quan hải quan về chấp hành pháp luật của
người khai hải quan trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
5. Tiêu chí đánh giá tuân thủ là các tiêu chuẩn để đánh giá phân loại mức độ tuân
thủ trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
6. Chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ là các chỉ tiêu thông tin
mang giá trị cụ thể của tiêu chí đánh giá tuân thủ.
7. Đánh giá tuân thủ là việc thu thập, phân
tích, xác minh, đối chiếu thông tin về quá trình hoạt động và chấp hành pháp luật
với các chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ để phân loại mức độ tuân thủ pháp luật
của người khai hải quan.
8. Quản lý tuân thủ là việc cơ quan hải quan thực
hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan,
từ đó áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với từng mức độ, để bảo đảm việc thực
thi các quy định của pháp luật hải quan, pháp luật quản lý thuế và pháp luật
thuế [5] được đầy đủ, chính xác.
9. Phân tích rủi ro là việc dự đoán tần suất và
hậu quả rủi ro.
10. Mức độ rủi ro là tính nghiêm trọng của rủi
ro được xác định dựa trên sự kết hợp giữa tần suất và hậu quả của rủi ro.
11. Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro là các tiêu chuẩn để đánh giá phân loại mức độ rủi ro trong quản lý hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
12. Chỉ số tiêu chí phân loại mức độ rủi ro là các chỉ tiêu thông tin
mang giá trị cụ thể của tiêu chí
phân loại mức độ rủi ro.
13. Đánh giá rủi ro là việc phân loại, xem xét,
đối chiếu mức độ của rủi ro với các chỉ số tiêu chí phân loại
mức độ rủi ro và việc xử lý các rủi ro trước đó để sắp xếp
thứ tự ưu tiên.
14. Dấu hiệu rủi ro là yếu tố mang giá trị thông tin phản ánh nguy
cơ tiềm ẩn của hành vi vi phạm pháp
luật về hải quan.
15. Dấu hiệu vi phạm là yếu tố mang giá trị thông tin, qua đó có đủ cơ sở đánh giá về sự diễn ra của vi phạm
pháp luật về hải quan.
16. Danh mục hàng hóa rủi ro là danh sách các mặt
hàng rủi ro về buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại
và các vi phạm pháp luật khác trong lĩnh vực hải quan.
17. Xác định trọng điểm là việc sử dụng kết quả
đánh giá tuân thủ, đánh giá rủi ro để quyết định áp dụng các biện pháp kiểm
soát rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh
tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
18. Doanh nghiệp trọng điểm là doanh nghiệp (được
đánh giá) rủi ro cao trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo từng lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong
từng thời kỳ.
19. Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trọng điểm
là người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh (được đánh giá) rủi
ro cao trong từng lĩnh vực hoạt động xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh trong từng thời kỳ.
20. Hồ sơ rủi ro là tập hợp các thông tin, dữ
liệu về đối tượng rủi ro hoặc tình huống
xuất hiện rủi ro, được lưu trữ dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử, để phục
vụ theo dõi, quản lý và xác định trọng điểm kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm
tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh.
21. Kiểm soát rủi ro là việc cơ quan hải quan
áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám
sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra, điều tra và các biện pháp nghiệp vụ khác để
phòng ngừa, ngăn chặn, làm giảm thiểu tần suất, hậu quả hoặc phát hiện, xử lý
các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan.
22. Kế hoạch kiểm soát rủi ro là chương trình tổng
thể về kiểm soát rủi ro, do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành, để tổ
chức, phân công nhiệm vụ, điều phối các nguồn lực, biện pháp kiểm soát rủi ro
trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
23. Đo lường tuân thủ là việc quyết định kiểm
tra mẫu, tổng hợp, phân tích thông tin, dữ liệu theo các chỉ số để xác định mức
độ tuân thủ trên từng lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý rủi ro
1. Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn
thông tin trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật; được quản lý tập
trung tại Tổng cục Hải quan thông qua ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin và được xử lý,
chia sẻ, cung cấp cho đơn vị hải quan các cấp, các cơ quan quản lý nhà nước
khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc đánh giá tuân thủ pháp luật và phân loại mức độ
rủi ro được thực hiện tự động, chính xác trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Thông
tư này.
3. Việc quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, lựa chọn
kiểm tra sau thông quan, thanh tra hoặc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác
dựa trên kết quả đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro, thông tin quản lý
rủi ro có trên hệ thống thông tin hải quan và thông tin dấu hiệu vi phạm, dấu
hiệu rủi ro khác được cung cấp tại thời điểm quyết định, lựa chọn.
4. Cơ quan hải quan tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm
soát những rủi ro cao, trung bình và áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các
rủi ro thấp.
5. Trường hợp hệ thống gặp sự cố hoặc chưa đáp ứng yêu
cầu áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo nội dung quy
định tại Thông tư này, việc áp dụng quản lý rủi ro được thực hiện thủ công bằng phê duyệt văn bản đề xuất hoặc văn
bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải
quan.
6. Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp
luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro
theo phân cấp, công chức hải quan được miễn trách nhiệm cá nhân theo quy định của
pháp luật.
Điều 5. Biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ
quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong
hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm:
1. Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro.
2. Quản lý, đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức
độ rủi ro đối với người khai hải quan.
3. Phân tích đánh giá rủi ro.
4. Quản lý, xây dựng, cập nhật, áp dụng tiêu chí đánh
giá tuân thủ pháp luật, tiêu chí phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải
quan và tiêu chí phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
5. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý
rủi ro, quản lý tuân thủ pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
6. Các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro
khác gồm:
a) Xây dựng, quản lý Danh mục hàng hóa rủi ro;
b) Xây dựng, quản lý Hồ sơ rủi ro;
c) Xác lập hồ sơ, quản lý Doanh nghiệp trọng điểm;
d) Đo lường tuân thủ pháp luật hải quan trong các hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
đ) Quản lý Kế hoạch kiểm soát rủi ro; Chuyên đề kiểm
soát rủi ro; Phân tích sau khi phát hiện, xử lý vụ việc buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại điển hình để dự
báo xu hướng và cảnh báo rủi ro.
Chương II
THU THẬP, XỬ LÝ
THÔNG TIN QUẢN LÝ RỦI RO
Điều 6. Thông tin quản lý rủi ro
1. Thông tin quản lý rủi ro bao gồm:
a) Thông tin về người khai hải quan:
a.1) Thông tin doanh nghiệp có
hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa;
a.2) Thông tin đại lý làm thủ tục
hải quan;
a.3) Thông tin doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính
quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế;
a.4) Thông tin chủ phương tiện, người điều khiển
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền;
a.5) Thông tin về người được chủ hàng hóa ủy quyền
theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số
59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan
về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (sau đây viết tắt là Nghị định số 59/2018/NĐ-CP).
b) Thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
c) Thông tin phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh;
d) Thông tin về người và hành lý của người xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh;
đ) Thông tin về các tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có
liên quan đến người khai hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh:
đ.1) Thông tin tổ chức, cá nhân là đối tác kinh doanh
góp vốn nước ngoài;
đ.2) Thông tin doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế;
đ.3) Thông tin doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi;
đ.4) Thông tin doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan;
đ.5) Thông tin doanh
nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ;
đ.6) Thông tin doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom
hàng lẻ;
đ.7) Thông tin doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
đ.8) Thông tin doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
đ.9)[6] Thông tin tổ chức, cá
nhân khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
e) Thông tin kết quả thực hiện thủ tục hải quan, áp dụng
các biện pháp kiểm soát rủi ro và thông
tin nghiệp vụ được cung cấp, tạo ra, xử lý trong quá trình áp dụng quản lý rủi
ro theo nội dung quy định tại Thông tư này và các văn bản quy định khác có liên
quan;
g) Thông tin khác có liên quan đến hoạt động quản lý
nhà nước về hải quan.
2. Thông tin quản lý rủi ro nêu tại các điểm a, b, c,
d và đ khoản 1 Điều này được chi tiết tại Phụ lục I Bộ chỉ tiêu thông tin quản
lý rủi ro ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 7. Thu thập, xử lý thông tin quản
lý rủi ro
1. Thông tin quản lý rủi ro được thu thập từ các nguồn
như sau:
a) Từ hệ thống thông tin, dữ liệu trong và ngoài ngành
hải quan;
b) Từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá
nhân liên quan đến lĩnh vực hải quan theo quy định tại Điều 107 và 108 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và
biện pháp thi hành Luật hải quan về
thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (sau đây viết tắt là
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP);
c) Từ hải quan các nước, các cơ quan, tổ chức, cá nhân
liên quan ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
d) Từ tiếp nhận thông tin của tổ chức, cá nhân xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cung cấp theo quy định của pháp luật;
đ) Mua tin theo chế độ quy định;
e) Từ đường dây nóng hoặc thư điện tử (e-mail) của Tổng
cục Hải quan;
g) Từ quá trình kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
h) Từ các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác theo quy định của pháp
luật.
2. Thông tin quản lý rủi ro được thu thập theo các hình
thức sau:
a) Cung cấp, trao đổi
dưới dạng dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, tin nhắn từ số điện
thoại được cơ quan hải quan công bố chính thức;
b) Cung cấp, trao đổi bằng văn bản, điện tín, điện
báo, fax, tài liệu giấy;
c) Trao đổi trực tiếp trên cơ sở biên bản ghi nhận, có xác nhận của các bên liên quan; cử đại diện làm việc,
xác minh, thu thập thông tin, tài liệu; tổ chức hội nghị và các hình thức khác.
3. Thông tin quản lý rủi ro sau khi thu thập được xử
lý như sau:
a) Đánh giá mức độ liên quan của thông tin với nhu cầu,
mục đích sử dụng thông tin; xem xét độ tin cậy, tính chính xác của thông tin;
b) Đối chiếu thông tin đã thu thập với các thông tin
trên hệ thống thông tin của ngành hải quan và các thông tin được thu thập, khai
thác từ các nguồn thông tin khác nhau; phân loại,
sắp xếp, lưu trữ thông tin;
c) Phân tích thông tin, phát hiện các yếu tố cấu thành
sản phẩm thông tin phục vụ quản lý rủi ro;
d) Tổng hợp, liên kết các yếu tố có liên quan được
phát hiện qua phân tích; làm rõ nội dung, giá trị của thông tin được thu thập
và hoàn thiện sản phẩm thông tin quản lý rủi ro.
Điều 8. Xây dựng, quản lý, sử dụng
thông tin quản lý rủi ro
1. Thông tin quản lý rủi ro được xây dựng, quản lý
theo hệ thống thông tin, dữ liệu tập trung, được cập nhật, tích hợp, xử lý, lưu trữ và cung cấp, chia sẻ
theo quy định tại Thông tư này. Trường hợp hệ thống bị sự cố hoặc lỗi đường
truyền, việc cập nhật, tích hợp, xử lý, lưu trữ thông tin trên hệ thống được thực
hiện ngay sau khi sự cố, lỗi hệ thống được khắc phục.
2. Hệ thống thông tin quản lý rủi ro được xây dựng, kết
nối trực tuyến với các hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và các hệ thống
thông tin, dữ liệu liên quan.
3. Việc kết nối, chia sẻ thông tin quản lý rủi ro với
tổ chức, cá nhân ngoài ngành hải quan; với hải quan các nước và tổ chức quốc tế
theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên phải tuân thủ các quy định về an
ninh hệ thống công nghệ thông tin và quy định về bảo vệ bí mật của Nhà nước và
của ngành hải quan.
4. Cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp an toàn, bảo
mật dữ liệu, an toàn máy tính và an ninh mạng theo quy định của pháp luật.
Chương III
ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ
PHÁP LUẬT NGƯỜI KHAI HẢI QUAN VÀ PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP
VỤ HẢI QUAN
Mục 1. ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT
NGƯỜI KHAI HẢI QUAN
Điều 9. Quản lý tuân thủ pháp luật đối
với người khai hải quan
1. Nội dung quản lý tuân thủ pháp luật đối với người
khai hải quan bao
gồm:
a) Xây dựng, quản lý hồ sơ người khai hải quan; xác lập,
quản lý hồ sơ rủi ro đối với người khai hải
quan có nguy cơ không tuân thủ pháp luật;
b) [7] Xây dựng tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật, tiêu chí, chỉ số tiêu chí phân loại mức độ rủi ro đối với người
khai hải quan;
c) Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải
quan;
d) Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan;
đ) Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan,
kiểm soát hải quan, kiểm tra sau
thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với người khai hải
quan theo quy định của pháp luật;
e) Kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người
khai hải quan;
g) [8] Tổ chức phát triển quan hệ hợp
tác giữa hải quan và doanh nghiệp (tổ chức thực hiện chương trình khuyến khích
tự nguyện tuân thủ; tổ chức thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ người khai hải quan nâng cao mức
độ tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật quản lý thuế và pháp luật thuế).
2. Cơ quan hải quan tổ chức áp dụng thống nhất cơ chế
quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan.
3.[9] được bãi bỏ
Điều 10. Phân loại mức độ
tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan [10]
Cơ quan Hải quan thực hiện đánh giá phân loại mức độ
tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan có hoạt động xuất nhập khẩu, xuất
nhập cảnh trong 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá theo một
trong các mức độ tuân thủ pháp luật như sau:
1. Mức 1: Doanh nghiệp ưu tiên.
2. Mức 2: Doanh nghiệp tuân thủ mức rất cao.
3. Mức 3: Doanh nghiệp tuân thủ mức cao.
4. Mức 4: Doanh nghiệp tuân thủ mức trung bình.
5. Mức 5: Doanh nghiệp không tuân thủ.
Điều 11. Tiêu chí đánh giá
tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan [11]
1. Tiêu chí
đánh giá doanh nghiệp ưu tiên (Mức 1) thực hiện theo quy định tại Điều 10
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát
hải quan và Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện
thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu của doanh nghiệp.
2. Tiêu chí đánh giá người khai hải quan tuân thủ mức rất cao (Mức 2) quy định tại
Phần I, Phần II, Phần III, Phần IV và tiêu chí đánh giá doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi tuân
thủ mức rất cao (Mức 2) quy định tại Phần V Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tiêu chí đánh giá người khai hải quan tuân thủ mức cao (Mức 3) quy định
tại Phần I, Phần II, Phần III, Phần IV và tiêu chí đánh giá doanh nghiệp kinh
doanh cảng, kho, bãi tuân thủ mức cao (Mức 3) quy định tại Phần V Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Tiêu chí đánh giá người khai hải quan tuân thủ mức
trung bình (Mức 4) quy định tại Phần I, Phần II, Phần III, Phần IV và tiêu chí đánh giá doanh nghiệp
kinh doanh cảng, kho, bãi tuân thủ mức trung bình (Mức 4) quy định tại Phần V Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông
tư này.
5. Tiêu chí đánh giá người khai hải quan không tuân thủ
(Mức 5) quy định tại Phần I, Phần II, Phần III, Phần IV và tiêu chí đánh giá doanh nghiệp
kinh doanh cảng, kho, bãi không tuân thủ (Mức 5) quy định tại Phần V Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 12. Cách thức đánh giá tuân thủ
pháp luật đối với người khai hải quan
1. Mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải
quan được hệ thống công nghệ thông tin tự động đánh giá vào 00 giờ hàng ngày tại
Tổng cục Hải quan trên cơ sở tích hợp, xử lý dữ liệu thông tin hải quan theo
các tiêu chí đánh giá tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP , Điều 11 Thông tư này và theo nguyên tắc như
sau:
a) Doanh nghiệp được đánh giá là doanh nghiệp ưu tiên
(Mức 1) thực hiện theo quy định tại thông tư số 72/2015/TT-BTC và Thông tư số 07/2019/TT-BTC ngày 28 tháng 01
năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2015/TT-BTC của Bộ Tài
chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp;
b) Người khai hải quan được đánh giá tuân thủ pháp luật
lần đầu hoặc điều chỉnh các lần tiếp theo vào Mức 2 hoặc Mức 3 hoặc Mức 4 khi
đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tương ứng quy định tại Phụ lục II hoặc Phụ lục III
hoặc Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Người khai hải quan được đánh giá hoặc điều chỉnh
giảm mức độ tuân thủ vào Mức 5 khi đáp ứng một trong các tiêu chí quy định tại
Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này. Việc điều chỉnh tăng mức độ tuân thủ
từ Mức 5 thực hiện như sau:
c.1) Trường hợp có một trong những
hành vi quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này và
đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của mức cao hơn trong thời gian 365 ngày, kể từ ngày thay đổi mức tuân thủ trước đó, người khai hải
quan được nâng mức tuân thủ pháp luật tối đa 01 mức;
c.2)
Trường hợp có một trong những hành vi quy định tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI ban
hành kèm theo Thông tư này và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của mức cao hơn
trong thời gian 365 ngày, kể từ ngày thay đổi
mức tuân thủ trước đó, người khai hải quan được nâng mức tuân thủ pháp luật lên
mức 4. Các lần đánh giá tuân thủ tiếp theo
thực hiện theo quy định tại điểm b khoản này;
c.3)
Trường hợp không có một trong những hành vi quy định tại Mục I Phụ lục VI ban
hành kèm theo Thông tư này và đáp ứng đủ các tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật
của mức cao hơn, người khai hải quan được nâng mức tuân thủ pháp luật lên mức
tuân thủ tướng ứng.
2. Trường hợp hệ thống gặp sự cố, kết quả đánh giá
tuân thủ đối với người khai hải quan được xác định theo kết quả đánh giá của
ngày hôm trước liền kề với ngày phát sinh sự cố.
3. Cơ quan hải quan theo dõi, rà soát kết quả đánh giá
tuân thủ của người khai hải quan theo các hình thức dưới đây:
a) Lựa chọn ngẫu nhiên người khai hải quan để thực hiện
phân tích, đánh giá, điều chỉnh mức độ tuân thủ của người khai hải quan theo
tiêu chí đánh giá tuân thủ tại Điều 11 Thông tư này;
b) Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với các cơ
quan liên quan về quá trình chấp hành pháp luật của người khai hải quan để xác
minh thông tin phát sinh.
4. Cơ quan hải quan hỗ trợ nâng cao mức độ tuân thủ của người khai hải quan thông
qua ứng dụng tại Cổng Thông tin điện tử hải quan như sau:
a) Tra cứu kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật và lý
do đánh giá phân loại mức độ tuân thủ pháp luật;
b) Trao đổi, phản hồi thông tin phục vụ đánh giá tuân
thủ pháp luật và phản ánh các vướng mắc, kiến nghị liên quan đến đánh giá tuân
thủ pháp luật.
Trường hợp ứng dụng tại Cổng Thông tin điện tử hải
quan chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, việc trao đổi, cung cấp thông tin được thực
hiện bằng văn bản.
5. Cơ quan hải quan khuyến khích người khai hải quan tự
nguyện tuân thủ bằng việc tổ chức các chương trình quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp, biên bản
ghi nhớ, hội nghị đối thoại, hội thảo, đào tạo, hỗ trợ người khai hải quan tự
nguyện tuân thủ pháp luật về hải quan.
Mục 2. PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ RỦI RO TRONG
HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
Điều 13. Nguyên tắc phân loại mức độ
rủi ro
1. Mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được phân loại trên cơ sở mức độ tuân thủ pháp
luật của người khai hải quan và các yếu tố liên quan quy định tại Điều 15 Nghị
định số 08/2015/NĐ-CP .
2. Trong trường hợp các yếu tố liên quan quy định tại Điều
15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP giống nhau, người khai hải quan có mức độ tuân thủ
pháp luật cao hơn sẽ được phân loại mức độ rủi ro thấp hơn và ngược lại.
3. Cơ quan hải quan quản lý, ứng dụng hệ thống thông
tin quản lý rủi ro để tự động tích hợp, xử lý dữ liệu theo tiêu chí tại Điều 15 và 17 Thông tư này phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan.
Điều 14. Phân loại mức độ rủi
ro của người khai hải quan [12]
Người khai hải quan được phân loại mức độ rủi ro theo
một trong những hạng sau:
1. Hạng 1: Doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp theo quy định tại điểm a khoản
1 Điều 12 Thông tư này.
2. Hạng 2: Người khai hải quan rủi ro rất thấp.
3. Hạng 3: Người khai hải quan rủi ro thấp.
4. Hạng 4: Người khai hải quan rủi ro trung bình.
5. Hạng 5: Người khai hải quan rủi ro cao.
6. Hạng 6: Người khai hải quan rủi ro rất cao.
7. Hạng 7: Người khai hải quan không có hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và chưa từng bị xử
lý về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan và lĩnh vực khác do cơ quan hải
quan xử phạt.
8. Hạng 8: Người khai hải quan không có hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và đã từng bị xử
lý về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan và lĩnh vực khác do cơ quan hải
quan xử phạt, trừ các hành vi quy định đối với Hạng 9 tại Điều này.
9. Hạng 9: Người khai hải quan không có hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa trong 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và đã từng bị xử
lý vi phạm thuộc một trong các hành vi quy định tại Mục I, Mục II Phụ lục VI ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 15. Tiêu chí phân loại mức
độ rủi ro người khai hải quan [13]
Mức độ rủi ro người khai hải quan từ Hạng 2 đến Hạng 6
được phân loại theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và quy định
sau:
1. Mức độ tuân thủ của người khai hải quan, doanh nghiệp
kinh doanh cảng, kho, bãi quy định tại Điều 10 Thông tư này.
2. Thời gian thành lập; trụ sở hoạt động; quy mô nhà
xưởng; số lượng nhân viên; loại hình doanh nghiệp; thông tin về chủ doanh nghiệp;
vốn; tham gia thị trường chứng khoán; chứng chỉ phù hợp Tiêu chuẩn Quốc tế ISO
9001.
3. Thời gian, tần suất hoạt động, tuyến đường; hàng
hóa, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; kim ngạch hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
tổng số thuế đã nộp; doanh thu, lợi nhuận; kết quả thực hiện các hoạt động kiểm
tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, điều tra, thanh tra của cơ quan hải
quan, cơ quan thuế và các cơ quan khác liên quan; kết quả kiểm tra của cơ quan Hải
quan đối với các thông tin liên quan đến điều kiện thành lập, công nhận doanh
nghiệp cảng, kho, bãi; kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với doanh nghiệp
kinh doanh cảng, kho, bãi trong trong việc thực hiện quy định về giám sát hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
4. Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm và việc chấp hành pháp luật hải quan,
pháp luật về quản lý thuế và chấp hành pháp luật thuế; chấp hành pháp luật bưu chính, vận tải, thương mại, tiêu chuẩn
đo lường chất lượng và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
5. Lịch sử vi phạm liên quan đến chủ hàng hóa, người gửi
hàng, người nhận hàng.
6. Mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan trong từng thời
kỳ.
7. Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật hải
quan, pháp luật quản lý thuế và pháp luật thuế.
8. Hợp tác với cơ quan hải quan trong việc cung cấp
thông tin doanh nghiệp.
Điều 16. Phân loại mức độ rủi ro đối
với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan
Rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại theo một
trong các mức sau:
1. Rủi ro cao.
2. Rủi ro trung bình.
3. Rủi ro thấp.
Điều 17. Tiêu chí phân loại mức độ rủi
ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong
hoạt động nghiệp vụ hải quan
Rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được phân loại dựa trên
các yếu tố quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP như sau:
1. Mức độ tuân thủ, mức độ rủi ro người khai hải quan
tại Điều 10 và
14 Thông tư này.
2. Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
3. Lịch sử vi phạm liên quan đến:
a) Chủ hàng hóa, người gửi hàng, người nhận hàng, địa
chỉ gửi hàng;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
c) Chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
d) Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của
người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
4. Tính chất, đặc điểm, xuất xứ, tuyến đường, phương
thức vận chuyển của:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
b) Phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý của
người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
5. Người khai hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh là đối tượng
quản lý theo Kế hoạch kiểm soát rủi ro, Chuyên đề kiểm soát rủi ro, Hồ sơ rủi
ro.
6. Mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan trong từng thời
kỳ.
7. Kết quả thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan
đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh.
8. Thông tin nghiệp vụ, cảnh báo rủi ro về đối tượng,
phương thức, thủ đoạn buôn lậu, trốn thuế, vận chuyển trái phép hàng hóa qua
biên giới, gian lận thương mại trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong từng thời kỳ.
9. [14] Kết quả đánh giá tuân thủ
pháp luật, phân loại mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ
cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Việc đánh
giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi
được thực hiện theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này
10. Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải
quan.
11. Lựa chọn ngẫu nhiên theo yêu cầu quản lý trong từng
thời kỳ.
12. Các yếu tố
khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh.
Điều 18. Cách thức phân loại mức độ rủi
ro
1.[15] Mức độ rủi ro của người khai
hải quan, doanh nghiệp
kinh
doanh cảng, kho, bãi, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được hệ thống tự
động phân loại định kỳ, trên cơ sở xử lý dữ liệu, thông tin hải quan theo các yếu
tố quy định tại Điều 15 Nghị định
số 08/2015/NĐ-CP , Điều 15 và Điều 17 Thông tư này.
2. Hệ thống tự động cập nhật đánh giá, phân loại mức độ
rủi ro người khai hải quan trong trường hợp mức độ tuân thủ pháp luật của người
khai hải quan và các yếu tố quy định tại Điều
15 Thông tư này thay đổi.
3.[16] Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa tự động điều chỉnh và
phân loại mức độ rủi ro, việc cập nhật kết quả phân loại mức độ rủi ro đối với
người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho bãi, hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện thủ công bởi công chức hải quan.
Điều 19. Danh mục hàng hóa rủi ro
1. Danh mục hàng hóa rủi ro được cơ quan hải quan ban
hành và sử dụng làm nguồn thông tin để phân tích, đánh giá rủi ro, hỗ trợ quyết
định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan và kiến nghị, xây dựng chế độ, chính sách quản lý đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.
Không sử dụng Danh mục hàng hóa rủi ro làm căn cứ duy
nhất để quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các hoạt động nghiệp vụ khác đối
với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Các Danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan bao gồm:
a) Danh mục hàng hóa rủi ro về chính sách quản lý
chuyên ngành;
b) Danh mục hàng hóa rủi ro về phân loại hàng hóa;
c) Danh mục hàng hóa rủi ro về trị giá;
d) Danh mục hàng hóa rủi ro về xuất xứ;
đ) Danh mục hàng hóa rủi ro về môi trường;
e) Danh mục hàng hóa rủi ro về hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ;
g) Danh mục hàng hóa rủi ro về ma túy, tiền chất;
h) Danh mục hàng hóa rủi ro về vũ khí, chất phóng xạ;
i) Danh mục hàng hóa rủi ro về buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới.
3. Danh mục hàng hóa rủi ro bao gồm những nội dung
sau:
a) Lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu hoặc chỉ có một (01) lĩnh vực xuất khẩu hoặc
lĩnh vực nhập khẩu;
b) Tên, mã số hàng hóa rủi ro được chi tiết theo mã HS
8 chữ số, 10 chữ số và được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu xử lý dữ liệu trên hệ thống;
c) Chủng loại và các đặc điểm để nhận biết hàng hóa;
d) Dấu hiệu rủi ro và các thông tin khác có liên quan.
4.[17] Tiêu chí xây dựng Danh mục hàng hóa rủi ro tại khoản 2 Điều này được thực hiện
theo quy định tại Điều 17 Thông tư này.
5. Danh mục hàng hóa rủi ro được theo dõi đánh giá, sửa
đổi, bổ sung theo tiêu chí quy định tại khoản 4 Điều này, phù hợp với thực tế
quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và cập nhật, quản lý trên hệ thống thông
tin quản lý rủi ro.
Chương IV
ÁP DỤNG QUẢN LÝ
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
Điều 20. Áp dụng quản lý rủi ro trong
hoạt động nghiệp vụ hải quan
1. Cơ quan hải quan căn cứ kết quả đánh giá tuân thủ
pháp luật đối với người khai hải quan tại Điều 10, kết quả
phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại Điều
14 và 16 Thông tư này để quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ như
sau:
a) Quyết định kiểm tra hàng hóa trong quá trình xếp, dỡ,
lưu giữ tại cảng, kho, bãi, khu vực cửa khẩu;
b) Quyết định kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải
quan;
c) Lựa chọn kiểm tra sau thông quan;
d) Quyết định kiểm tra trong quản lý hoạt động gia
công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất;
đ) Quyết định kiểm tra trong quản lý hoạt động kinh
doanh hàng miễn thuế;
e) Phân loại, quyết định kiểm tra hồ sơ hoàn thuế,
không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
g) Quyết định phương thức giám sát, kiểm tra hàng hóa
trong quá trình giám sát hải quan;
h) Quyết định giám sát lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên
ngành trong địa bàn hoạt động hải quan;
i) Quyết định kiểm tra, giám sát đối với phương tiện vận
tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; hành
lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
k) Quyết định lấy mẫu phân tích, kiểm định hàng hóa;
l) Lựa chọn thanh tra chuyên ngành và áp dụng quản lý
rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ khác.
m)[18] Quyết định phương thức giám sát việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm.
2. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát theo
quy định của pháp luật và các thông tin chỉ dẫn trên hệ thống. Trường hợp có
thông tin nghi ngờ hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan,
pháp luật quản lý thuế và pháp luật thuế,[19] thủ trưởng cơ quan hải quan quyết định
thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết
định của mình.
Điều 21. Quyết định kiểm tra hàng hóa
trong quá trình xếp, dỡ, lưu giữ tại cảng, kho, bãi, khu vực cửa khẩu
Căn cứ mức độ rủi ro trong quá trình xếp, dỡ, lưu giữ tại
cảng, kho, bãi, khu vực cửa khẩu và các thông
tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định, cơ quan hải quan quyết định việc kiểm
tra hàng hóa và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
1. Rủi ro cao, rủi ro trung bình: Kiểm tra thực tế
hàng hóa theo một hoặc kết hợp các phương thức sau:
a) Kiểm tra không xâm nhập qua máy soi;
b) Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật khác;
c) Kiểm tra trực tiếp bởi công chức hải quan.
2. Rủi ro thấp: Chưa thực hiện kiểm tra hoặc kiểm tra
không xâm nhập qua máy soi theo tỷ lệ lựa chọn ngẫu nhiên để đánh giá tuân thủ pháp
luật hải quan, pháp luật quản lý thuế và pháp luật thuế.[20]
Điều 22. Quyết định kiểm tra trong
quá trình làm thủ tục hải quan
1. Quyết định kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu
Căn cứ mức độ rủi ro trong quá trình làm thủ tục hải
quan, các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định và thông tin trên tờ
khai, cơ quan hải quan quyết định kiểm tra hải quan và thông báo trên Hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
a) Luồng 1 (Xanh): Chấp nhận thông tin tờ khai hải
quan đối với rủi ro thấp hoặc theo chỉ số lựa chọn kiểm tra ngẫu nhiên;
b) Luồng 2 (Vàng): Kiểm tra hồ sơ hải quan khi làm thủ
tục hải quan đối với rủi ro trung bình hoặc theo chỉ số lựa chọn kiểm tra ngẫu nhiên;
c) Luồng 3 (Đỏ): Kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở
kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan đối
với rủi ro cao hoặc theo chỉ số lựa chọn kiểm
tra ngẫu nhiên theo một trong các hình thức, mức độ như sau:
c.1) Kiểm tra trực tiếp bởi công
chức hải quan;
c.2)
Kiểm tra bằng máy soi hoặc các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ
khác;
c.3)[21] Kiểm tra bằng nghiệp vụ phân
tích, kiểm định ở các đơn vị kiểm định hải quan, trạm kiểm định di động hải
quan hoặc giám định theo quy định.
2. Quyết định kiểm tra đối với hàng hóa vận chuyển độc
lập
Căn cứ mức độ rủi ro trong quá trình làm thủ tục hải quan, các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm
ra quyết định và thông tin trên tờ khai, cơ quan hải quan quyết định kiểm tra hải
quan và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
a) Luồng 1 (Xanh): Chấp nhận thông tin tờ khai hải
quan đối với rủi ro
thấp;
b) Luồng 2 (Vàng): Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc
hồ sơ hải quan khi làm thủ tục hải quan đối với rủi ro cao và rủi ro trung
bình.
Điều 23. Lựa chọn kiểm tra sau thông
quan
1. Lựa chọn kiểm tra sau thông quan dựa trên quản lý rủi
ro
Căn cứ mức độ rủi ro trong hoạt động kiểm tra sau
thông quan, cơ quan hải quan lựa chọn kiểm tra sau thông quan và thông báo trên
Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
a) Rủi ro cao, rủi ro trung bình: Lựa chọn thực hiện kiểm tra sau
thông quan;
b) Rủi ro thấp: Chưa thực hiện kiểm tra sau thông
quan, tiếp tục thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro
cho kỳ đánh giá tiếp theo.
2. Lựa chọn kiểm tra sau thông quan đánh giá tuân thủ
pháp luật đối với người khai hải quan
Việc kiểm tra đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp theo
quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Hải quan được lựa chọn kiểm tra không quá
0,5% tổng số doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu tính từ 01/01 đến
31/12 năm trước liền kề của năm đánh giá.
Điều 24. Quyết định kiểm tra trong quản
lý hoạt động gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ mức độ rủi ro trong hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế
xuất và thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định, cơ quan hải quan quyết
định kiểm tra và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như
sau:
1. Rủi ro cao: Thực hiện kiểm tra một hoặc một số nội
dung sau:
a) Kiểm tra cơ sở, năng lực gia công, sản xuất hàng
hóa xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất
khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung
tại khoản 17 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ;
b) Kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật
tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 40
Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Nghị định
số 59/2018/NĐ-CP ;
c) Kiểm tra báo cáo quyết toán tình hình sử dụng
nguyên liệu, vật tư nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều
41 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP .
2. Rủi ro trung bình: Lựa chọn doanh nghiệp theo tỷ lệ
ngẫu nhiên và thực hiện kiểm tra một hoặc một số nội dung theo quy định tại Điều
39, 40 và 41 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17, khoản
18 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP .
3. Rủi ro thấp: Chưa thực hiện kiểm tra, tiếp tục thực
hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp
theo.
Điều 25. Quyết định kiểm tra trong quản
lý hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế
Căn cứ mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh hàng
miễn thuế và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định, cơ quan hải
quan quyết định kiểm tra và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
1. Rủi ro cao: Thực hiện kiểm tra một hoặc một số nội
dung sau:
a) Kiểm tra đối với hàng hóa vận chuyển giữa kho chứa
hàng miễn thuế và cửa hàng miễn thuế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10
Nghị định số 167/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định về
kinh doanh hàng miễn thuế (sau đây viết tắt là Nghị định số 167/2016/NĐ-CP);
b) Kiểm tra việc bán hàng miễn thuế của doanh nghiệp
kinh doanh hàng miễn thuế theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 12, điểm b khoản
3 Điều 13, điểm b khoản 3 Điều 14, điểm c khoản 3 Điều 15, điểm b khoản 2 Điều
16 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP ;
c) Kiểm tra thực tế tiền mặt của doanh nghiệp kinh
doanh hàng miễn thuế đưa vào, đưa ra khu cách ly, khu hạn chế theo quy định tại
điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP ;
d) Kiểm tra báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa
vào để bán tại cửa hàng miễn thuế theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 21 Nghị
định số 167/2016/NĐ-CP.
2. Rủi ro trung bình: Lựa chọn doanh nghiệp theo tỷ lệ
ngẫu nhiên và thực hiện kiểm tra một hoặc một số nội dung theo quy định tại Điều
10, 12, 13, 14, 15, 16, 20 và 21 Nghị định số 167/2016/NĐ-CP .
3. Rủi ro thấp: Chưa thực hiện việc kiểm tra, tiếp tục
thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá
tiếp theo.
Điều 26. Phân loại, quyết định
kiểm tra hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu[22]
Căn cứ các quy định của pháp luật quản lý thuế, pháp luật thuế và mức độ rủi ro đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan phân loại hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế,
áp dụng biện pháp quản lý và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan như sau:
1. Rủi ro cao: Kiểm tra trước, hoàn thuế sau.
2. Rủi ro trung bình: Hoàn thuế trước, kiểm tra sau và
thực hiện kiểm tra trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý thuế
ngày 13 tháng 6 năm 2019.
3. Rủi ro thấp: Hoàn thuế trước, kiểm tra sau và thực
hiện kiểm tra ngẫu nhiên trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Quản lý
thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019.
Điều 27. Quyết định phương thức giám
sát, kiểm tra hàng hóa trong quá trình giám sát hải quan
Căn cứ mức độ rủi ro trong quá trình giám sát hải quan
và các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra quyết định, cơ quan hải quan quyết
định phương thức giám sát, kiểm tra hàng hóa và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử hải quan như sau:
1. Rủi ro cao: Niêm phong hải quan kết hợp với giám
sát bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật hoặc niêm phong theo quy định của pháp
luật kết hợp với giám sát trực tiếp bởi
công chức hải quan.
2. Rủi ro trung bình: Niêm phong hải quan hoặc niêm
phong theo quy định của pháp luật kết hợp với giám sát bằng phương tiện, thiết
bị kỹ thuật.
3. Rủi ro thấp: Niêm phong theo quy định của pháp luật
hoặc giám sát bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
4. Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng
hóa trong quá trình giám sát hải quan đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm
pháp luật.
Điều 28. Quyết định giám sát lấy mẫu
phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan
Căn cứ mức độ rủi ro trong quá trình giám sát lấy mẫu
phục vụ kiểm tra chuyên ngành trong địa bàn hoạt động hải quan và thông tin
thông báo việc lấy mẫu phục vụ kiểm tra chuyên ngành, cơ quan hải quan quyết định
việc giám sát và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như
sau:
1. Rủi ro cao, rủi ro trung bình: Thực hiện giám sát
trực tiếp.
2. Rủi ro thấp: Chưa thực hiện giám sát, tiếp tục thực
hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp
theo.
Điều 29. Quyết định kiểm tra, giám
sát đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; người xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh; hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
Căn cứ mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh của phương tiện vận tải, người và hành lý của người xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh[23] và các thông tin nghiệp vụ tại
thời điểm ra quyết định, cơ quan hải quan quyết định kiểm tra, giám sát và
thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
1. Rủi ro cao, rủi ro trung bình: Thực hiện kiểm tra,
giám sát.
2. Rủi ro thấp: Chưa thực hiện việc kiểm tra, giám
sát; tiếp tục thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật người khai hải quan, phân
loại rủi ro cho kỳ đánh giá tiếp theo.
Điều 30. Quyết định lấy mẫu phân
tích, kiểm định hàng hóa
Căn cứ mức độ rủi ro đối với hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu[24] và các thông tin nghiệp vụ,
cơ quan hải quan quyết định lấy mẫu phân tích, kiểm định và thông báo trên Hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
1. Rủi ro cao, rủi ro trung bình: Lấy mẫu phân tích,
kiểm định, giám định.
2. Rủi ro thấp: Chưa thực hiện lấy mẫu phân tích, kiểm định, giám định;
tiếp tục thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại rủi ro cho kỳ đánh
giá tiếp theo.
Điều 31. Lựa chọn thanh tra chuyên
ngành và áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ khác
1. Lựa chọn thanh tra chuyên ngành
Căn cứ mức độ rủi ro trong hoạt động thanh tra chuyên
ngành, cơ quan hải quan lựa chọn thanh tra chuyên ngành và thông báo trên Hệ thống
xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
a) Rủi ro cao, rủi ro trung bình: Lựa chọn thực hiện
thanh tra chuyên ngành;
b) Rủi ro thấp: Chưa thực hiện thanh tra chuyên ngành,
tiếp tục thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại rủi ro cho kỳ đánh
giá tiếp theo.
2. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ
khác
Căn cứ mức độ rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ khác và
các thông tin nghiệp vụ, cơ quan hải quan quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp
vụ phù hợp theo chức năng, nhiệm vụ.
Điều 31a. Quyết định phương
thức giám sát việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm trong hoạt động quản lý hàng hóa
gia công, sản xuất xuất khẩu, hàng hóa của doanh nghiệp chế xuất [25]
Căn cứ mức độ rủi ro trong quá trình giám sát việc
tiêu hủy phế liệu, phế phẩm, các thông tin tại văn bản của người khai hải quan
gửi về phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm và
các thông tin nghiệp vụ tại thời điểm ra Quyết định, cơ quan hải quan quyết định
việc giám sát và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan như sau:
1. Rủi ro cao: Thực hiện giám sát trực tiếp.
2. Rủi ro trung bình, thấp: Thực hiện giám sát bằng
phương tiện, thiết bị kỹ thuật.
Điều 32. Kiểm tra, đánh giá việc thực
hiện áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý
rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá chất lượng tổ chức thực hiện các
biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro;
b) Kiểm tra, đánh giá hiệu lực, hiệu quả áp dụng quản
lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan;
c) Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện và kết quả
thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông
quan, thanh tra hoặc các biện pháp nghiệp vụ khác trên cơ sở áp dụng quản lý rủi
ro.
2. Nội dung, biện pháp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện,
áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan:
a) Tổng hợp thông tin, số liệu báo cáo của các cấp đơn
vị trong việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro;
b) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin kết quả kiểm
tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan;
c) Phân tích, tổng hợp kết quả vi phạm được phát hiện
trong kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan;
d) Tổ chức các đoàn công tác tiến hành kiểm tra việc
thực hiện và áp dụng quản lý rủi ro của các đơn vị tại hải quan các cấp.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phân cấp trách
nhiệm cho các đơn vị quản lý rủi ro kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng
quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo khoản 2 Điều này. Việc
đánh giá được thực hiện theo định kỳ (hàng tháng, 6 tháng và hàng năm) và theo
các yêu cầu nghiệp vụ cụ thể.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 33. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan có trách nhiệm ban hành:
a) Các chỉ số tiêu chí quy định tại Điều
11, 15 và 17 Thông tư này;
b) Danh mục hàng hóa rủi ro theo định kỳ;
c) Các quy trình, quy định việc thực hiện, áp dụng thống
nhất quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
d)[26] Danh sách doanh nghiệp trọng điểm về trị giá hải quan theo từng thời kỳ;
đ) [27] Tổ chức thực hiện chương trình khuyến
khích tự nguyện tuân thủ; tổ chức thực hiện trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ người khai hải quan nâng cao mức
độ tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật quản lý thuế và pháp luật thuế.
2. Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải
quan là đơn vị đầu mối, chủ trì có trách nhiệm:
a) Quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý rủi ro
và các hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ quản lý rủi ro theo phân cấp;
b) Tổ chức thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra
việc thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro; các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ
quản lý rủi ro và việc áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan;
c) Quản lý Bộ chỉ số tiêu chí do Tổng cục trưởng ban
hành tại điểm a khoản 1 Điều này trên hệ thống thông tin quản lý rủi ro và các
hệ thống thông tin liên quan; theo dõi, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các chỉ số
tiêu chí đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan các cấp có
trách nhiệm triển khai chương trình kế hoạch quản lý rủi ro của ngành hải quan;
thực hiện các biện pháp nghiệp vụ theo thông tin quản lý rủi ro được cung cấp.
4. Các cơ quan Nhà nước trong việc phối hợp quản lý
nhà nước về hải quan; người khai hải quan; tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
phương tiện vận tải chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Điều 34. Hiệu lực thi hành[28]
1.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
2. Các quy định tại Điều 8, 9, 11, 12, 13 và 15 Mục I
chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính
quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định
464/QĐ-BTC ngày 29 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định
quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan và Quyết định 465/QĐ-BTC ngày
29 tháng 06 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Bộ tiêu chí quản lý rủi
ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan có hiệu lực đến ngày 01 tháng 01 năm
2021.
3. Quá trình thực hiện, nếu các văn bản liên quan đề cập
tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản
mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
4. Trường hợp phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức,
cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được
xem xét, hướng dẫn giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn
phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính);
- Lưu: VT, TCHQ (7b)
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Đức Chi
|
Phụ
lục I
BỘ
CHỈ TIÊU THÔNG TIN QUẢN LÝ RỦI RO
(Ban hành kèm theo Thông tư số
81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính)
STT
|
Chỉ tiêu thông tin
|
(1)
|
(2)
|
A
|
Thông tin người khai hải quan
|
I
|
Thông tin doanh nghiệp có hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa
|
1
|
Thông tin chung
|
1.1
|
Tên doanh nghiệp
|
|
- Tên đầy đủ
|
|
- Tên giao dịch
|
1.2
|
Mã doanh nghiệp
|
|
- Mã doanh nghiệp (theo giấy ĐKKD)
|
|
- Mã số thuế khác (theo Thông báo cấp MST của cơ
quan thuế)
|
1.3
|
Giấy chứng nhận ĐKKD
|
1.4
|
Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp
|
|
- Địa chỉ
trụ sở ghi tại ĐKKD
|
|
- Địa chỉ nhận thông báo thuế
|
|
- Địa chỉ trụ sở thực tế đang hoạt động
|
1.5
|
Địa chỉ
chi nhánh doanh nghiệp
|
1.6
|
Thông tin về chủ doanh nghiệp, người đại diện theo
pháp luật của doanh nghiệp
|
1.7
|
Thông tin về trạng thái doanh nghiệp
|
1.8
|
Loại hình doanh nghiệp theo yêu cầu quản lý HQ
|
1.9
|
Mối quan hệ của doanh nghiệp (quan hệ cùng công ty/tập
đoàn; công ty mẹ/con; đối tác kinh doanh; đại lý làm
thủ tục hải quan, nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; ủy thác, xuất khẩu, nhập
khẩu; liên doanh; cổ phần (trên 5% số
cổ phiếu phổ thông) và quan hệ khác)
|
2
|
Thông tin về tình hình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh
|
2.1
|
Thông tin về thời gian, tần suất hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh
|
2.2
|
Thông tin về kim ngạch hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu,
số tiền nộp thuế hàng hóa
|
3
|
Thông tin về tình hình chấp hành pháp luật
|
3.1
|
Thông tin chấp hành pháp luật về nộp thuế, cưỡng chế thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
|
3.2
|
Thông tin về xử lý vi phạm trong hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng
khác
|
4
|
Thông tin khác liên quan
|
II
|
Thông tin đại lý làm thủ tục hải quan
|
1
|
Thông tin quy định tại Phần I Mục A Phụ lục này
|
2
|
Thông tin về nhân viên làm đại lý thủ tục hải quan
|
3
|
Số lượng tờ khai đại lý làm thủ tục hải quan nhận
làm thủ tục
|
4
|
Số lượng tờ khai đại lý làm thủ tục hải quan đứng
tên chủ hàng
|
5
|
Thông tin về chủ hàng xuất khẩu, nhập khẩu
|
III
|
Thông tin doanh nghiệp cung ứng dịch
vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế
|
1
|
Thông tin quy định tại Phần I Mục A Phụ lục này
|
2
|
Thông tin về điều kiện cấp phép kinh doanh dịch vụ
bưu chính
|
3
|
Thông tin về nội dung, thời hạn của giấy phép bưu
chính, văn bản xác nhận thông báo hoạt động bưu chính; sửa đổi, bổ sung, cấp
lại hoặc thu hồi giấy phép bưu chính
|
4
|
Thông tin về khả năng tài chính và nhân sự
|
5
|
Thông tin về hạ tầng công nghệ thông tin; phương thức
cung ứng, quản lý, điều hành dịch vụ; hệ thống kiểm soát nội bộ
|
6
|
Thông tin về biện pháp đảm bảo an ninh thông tin và
an toàn đối với con người, bưu gửi, mạng bưu chính
|
7
|
Số lượng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu do doanh nghiệp
thực hiện thủ tục hải quan thay cho chủ hàng
|
8
|
Thông tin về chủ hàng xuất khẩu, nhập khẩu
|
IV
|
Thông tin chủ phương tiện, người điều
khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh ủy quyền
|
1
|
Thông tin chủ phương tiện, người điều khiển phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
|
1.1
|
Thông tin chung
|
|
- Họ tên
|
|
- Quốc tịch
|
|
- Địa chỉ nơi cư trú
|
|
- Số điện
thoại
|
|
- Số chứng minh nhân dân (ngày cấp, nơi cấp)
|
|
- Số thẻ căn cước(ngày cấp, nơi
cấp)
|
|
- Số hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp)
|
|
- Mã số thuế (nếu có)
|
|
- Giấy tờ tương đương khác
|
1.2
|
Thông tin về thời gian, tần suất hoạt động xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh
|
1.3
|
Thông tin về vi phạm trong hoạt động xuất cảnh, nhập
cảnh, quá cảnh của phương tiện vận tải, chủ và người điều khiển phương tiện vận
tải
|
1.4
|
Thông tin về việc khai báo, phối hợp cung cấp thông
tin cho cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh
|
2
|
Thông tin người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền
|
2.1
|
Các thông tin quy định tại các điểm 1.1, 1.2 và 1.4
Phần IV Mục A Phụ lục này
|
2.2
|
Thông tin hoạt động ủy quyền làm thủ tục xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh của người khai hải quan
|
3
|
Thông tin khác liên quan
|
V
|
Thông tin về người được chủ hàng
hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân;
hành lý gửi trước, gửi sau chuyến
đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu
tư miễn thuế (theo quy định tại khoản 3 Điều
1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP)
|
1
|
Thông tin về chủ hàng hóa
|
1.1
|
Thông tin quy định tại Phần I Mục A Phụ lục này (đối
với chủ hàng hóa là tổ chức, cá nhân)
|
|
- Tên dự án đầu tư miễn thuế
|
2
|
Thông tin quy định tại Mục D Phụ lục này (đối với chủ
hàng hóa là người xuất cảnh, nhập cảnh)
|
3
|
Thông tin về người được chủ hàng hóa ủy quyền
|
|
- Họ tên
|
|
- Quốc tịch
|
|
- Địa chỉ
nơi cư trú
|
|
- Số điện thoại
|
|
- Số chứng minh nhân dân (ngày cấp, nơi cấp)
|
|
- Số thẻ căn cước (ngày cấp, nơi cấp)
|
|
- Số hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp)
|
|
- Mã số thuế (nếu có)
|
|
- Giấy tờ tương đương khác
|
4
|
Thông tin về giấy tờ ủy quyền
|
5
|
Thông tin về hàng hóa
|
5.1
|
Thông tin chung
|
|
- Tên hàng hóa
|
|
- Số lượng/Số kiện hành lý
|
|
- Trọng lượng
|
5.2
|
Đối với hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư
miễn thuế
|
|
- Mã số hàng hóa
|
|
- Tên hàng theo biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu
|
|
- Tên Tiếng Anh
|
|
- Tên thương mại
|
|
- Nhà
sản xuất
|
|
- Mã ký hiệu
|
|
- Model
|
|
- Năm sản xuất, nguyên liệu, thành phần, hàm lượng,
nhãn mác
|
|
- Công dụng của hàng hóa
|
5.3
|
Thông tin khác liên quan
|
B
|
Thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh
|
1
|
Tên hàng hóa
|
2
|
Mã số (HS) hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh
mục quản lý chuyên ngành
|
3
|
Mã số (HS) hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện
quản lý theo pháp luật thuế
|
4
|
Xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
|
5
|
Trị giá hải quan
|
6
|
Thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trước khi đến
hoặc rời cửa khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tập kết, lưu giữ, quản
lý tại cảng, kho, bãi, khu vực cửa khẩu
|
7
|
Thông tin về dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm về
chính sách quản lý chuyên ngành, xuất xứ, phân loại
hàng hóa, trị giá hải quan, chính sách thuế...
|
8
|
Thông tin khác
liên quan
|
C
|
Thông tin phương tiện vận tải xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
|
1
|
Thông tin chung của phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh
|
|
- Tên phương tiện
|
|
- Chủng loại
|
|
- Số đăng ký
|
|
- Trọng tải
|
|
- Quốc gia
|
|
- Thông số kỹ thuật của phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh
|
2
|
Chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
|
3
|
Người điều khiển và làm việc trên phương tiện vận tải
xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh
|
4
|
Cảng, tuyến đường vận chuyển ở trong nước và nước
ngoài
|
5
|
Thông tin về tình hình hoạt động của phương tiện vận
tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
|
6
|
Thông tin về kết quả tiến hành thủ tục hải quan đối
với phương tiện vận tải xuất cảnh,
nhập cảnh, quá cảnh
|
7
|
Thông tin khác liên quan
|
D
|
Thông tin người và hành lý của người
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
|
1
|
Họ tên
|
2
|
Ngày sinh
|
3
|
Giới tính
|
4
|
Quốc tịch
|
5
|
Địa chỉ
nơi cư trú
|
6
|
Số điện thoại
|
7
|
Số chứng minh nhân dân (ngày cấp, nơi cấp)
|
8
|
Số thẻ căn cước (ngày cấp, nơi cấp)
|
9
|
Số hộ chiếu (ngày cấp, nơi cấp)
|
10
|
Mã số thuế (nếu có)
|
11
|
Thông tin chuyến đi
|
12
|
Thông tin hành lý mang theo
|
13
|
Thông tin về quá trình hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh
|
14
|
Thông tin kết quả thực hiện các biện pháp quản lý của
cơ quan hải quan và các cơ quan nhà nước có liên quan
|
15
|
Thông tin vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật
quản lý thuế, pháp luật thuế[1],
pháp luật kế toán, thống kê
|
16
|
Thông tin về kết quả tiến hành thủ tục hải quan, kiểm
tra đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
|
17
|
Thông tin khác liên quan
|
Đ
|
Thông tin về các tổ chức, cá nhân
tham gia hoặc có liên quan đến sản xuất và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
|
I
|
Thông tin tổ chức, cá nhân là đối
tác kinh doanh nước ngoài
|
1
|
Họ tên
|
2
|
Số hộ chiếu
|
3
|
Mã số do cơ quan hải quan cấp để phục vụ quản lý
|
4
|
Địa chỉ
|
5
|
Quốc tịch
|
6
|
Mối quan hệ và quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam
|
7
|
Thông tin vi phạm pháp luật ở nước ngoài
|
8
|
Thông tin vi phạm của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam
trong việc xuất khẩu, nhập khẩu các lô hàng có liên quan đến đối tác nước
ngoài
|
9
|
Thông tin khác liên quan
|
II
|
Thông tin doanh nghiệp kinh doanh
hàng miễn thuế
|
1
|
Thông tin tương tự Phần I Mục A Phụ lục này
|
2
|
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn
thuế
|
3
|
Địa điểm kinh doanh hàng miễn thuế
|
4
|
Kho chứa hàng miễn thuế
|
5
|
Đối tượng mua hàng miễn thuế
|
6
|
Hàng hóa bán tại cửa hàng miễn thuế; hàng hóa tiêu hủy;
hàng mẫu; hàng thử
|
7
|
Báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại
cửa hàng miễn thuế
|
III
|
Thông tin doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi; doanh nghiệp kinh
doanh kho ngoại quan; doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ; doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ thu gom hàng lẻ
|
1
|
Thông tin tương tự tại Phần I Mục A Phụ lục này
|
2
|
Giấy phép đăng ký kinh doanh cảng, kho, bãi; kho ngoại
quan
|
3
|
Địa chỉ, diện tích khu vực cảng, kho, bãi; kho ngoại
quan
|
4
|
Các thông tin liên quan đến bảo quản hàng hóa tại cảng,
kho, bãi; kho ngoại quan
|
5
|
Danh sách các doanh nghiệp thuê địa điểm lưu giữ
hàng hóa
|
IV
|
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
|
1
|
Thông tin tương tự tại Phần I Mục A Phụ lục này
|
2
|
Giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải
|
3
|
Thông tin về nhân viên vận tải
|
4
|
Danh sách phương tiện vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh
|
5
|
Danh sách các doanh nghiệp thuê vận tải hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
|
6
|
Các tuyến đường vận tải hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh
|
V
|
Thông tin doanh nghiệp kinh doanh dịch
vụ giám định thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
|
1
|
Thông tin quy định tại Phần I Mục A Phụ lục này
|
2
|
Thông tin về giám định viên
|
2.1
|
Trình độ của giám định viên (đại học, cao đẳng)
|
2.2
|
Chứng chỉ chuyên môn (trong trường hợp pháp luật quy
định phải có chứng chỉ chuyên môn)
|
|
- Tên chứng chỉ
|
|
- Lĩnh vực chuyên môn
|
|
- Ngày cấp
|
|
- Nơi cấp
|
2.3
|
Thời gian công tác trong lĩnh vực giám định hàng
hóa, dịch vụ
|
3
|
Thông tin về quy trình, phương pháp giám định hàng
hóa, dịch vụ
|
3.1
|
Phương tiện kỹ thuật giám định
|
3.2
|
Quy trình nghiệp vụ
|
3.3
|
Các chứng chỉ (nếu có)
|
|
- Chứng chỉ về hệ thống đảm bảo quản lý chất lượng
|
|
- Chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng (áp dụng
riêng đối với từng tổ chức giám định)
|
|
- Chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của phòng thử nghiệm.
|
4
|
Thông tin vi phạm trong trường hợp chứng thư giám định
có kết quả sai
|
4.1
|
Số tiền phạt doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giám định
thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trả cho khách hàng trong trường
hợp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý
|
4.2
|
Số tiền bồi thường thiệt hại doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ giám định thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
trả cho khách hàng trong trường hợp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi
cố ý.
|
PHỤ LỤC II
BỘ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI KHAI HẢI QUAN, DOANH NGHIỆP
KINH DOANH CẢNG, KHO, BÃI TUÂN THỦ[1] MỨC
2
(Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
Tài chính)
Phần I[2]. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP XUẤT
KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp
tuân thủ Mức 1.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Doanh nghiệp, Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản
trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
không bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương
mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt về các hành vi vi phạm
tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản
xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế),
Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh
tra), Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc
Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức
danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365
ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt không vượt
quá 1 % trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp về các hành vi vi
phạm tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng
thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và
các chức danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Doanh nghiệp chưa từng nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt quá thời hạn 90 ngày, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Doanh nghiệp không nằm trong danh sách các doanh
nghiệp không có hoạt động tại địa chỉ trụ sở đăng ký theo kết quả kiểm tra,
xác minh của cơ quan Hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo
cho cơ quan Hải quan, trong thời gian 365 ngày trở về trước tính từ thời điểm
đánh giá.
|
7.
|
Tiêu chí số 7.
|
Tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp có tham gia
quan hệ hợp tác với cơ quan hải quan.
|
8.
|
Tiêu chí số 8.
|
Tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp không nằm trong
danh sách doanh nghiệp tuân thủ thấp, không tuân thủ, theo kết quả đánh giá của
Cơ quan Thuế cung cấp cho cơ quan Hải quan.
|
9.
|
Tiêu chí số 9.
|
Doanh nghiệp có thời gian hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh hàng hóa trên 365 ngày, đồng thời có trên 100 tờ khai xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa đã được thông quan trong thời gian 365 ngày liên
tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá, hoặc có trên 50 tờ khai xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa đã được thông quan trong thời gian 365 ngày liên
tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá với tổng kim ngạch XNK trên 10 triệu
đô la Mỹ.
|
Phần II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐẠI LÝ LÀM THỦ TỤC
HẢI QUAN
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan không nằm trong danh
sách doanh nghiệp tuân thủ Mức 1.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan cho lô hàng không bị xử
lý về các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành
vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại,
trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian
365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Trong tổng số tờ khai do đại lý thay mặt chủ hàng
khai hải quan, có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 0,5% trên tổng số tờ
khai đã thông quan do đại lý thay mặt chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm
tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ
qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế,
gian lận thuế),
Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh
tra), Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội
trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư
này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Trong tổng số tờ khai do đại lý thay mặt chủ hàng
khai hải quan, có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 3% trên tổng số tờ
khai đã thông quan do đại lý thay mặt chủ hàng thực
hiện về các hành vi vi phạm tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành
chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội
trưởng thuộc Chi cục Hải quan,
Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương
đương) ban
hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan không bị xử phạt về các
hành vi vi phạm tại Mục V Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực
hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan) ban hành kèm theo Thông tư này
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Đại lý hải quan không thuộc danh sách các Đại lý làm
thủ tục hải quan không có hoạt động tại địa chỉ trụ sở đăng ký theo kết quả
kiểm tra, xác minh của cơ quan Hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thông báo cho cơ quan hải quan, trong thời gian 365 ngày trở về trước tính đến
thời điểm đánh giá.
|
7.
|
Tiêu chí số 7.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan cung cấp các thông tin
phục vụ đánh giá tuân thủ trên cơ sở tham gia quan hệ hợp tác với cơ quan
hải quan[3], tại thời điểm đánh giá.
|
8.
|
Tiêu chí số 8.
|
Đại lý có thời gian hoạt động trên 365 ngày và làm
thủ tục hải quan thay chủ hàng từ 100 tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu trở lên,
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
Phần III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP CHUYỂN
PHÁT NHANH, DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp
tuân thủ Mức 1.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Tờ khai do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay chủ
hàng không bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục
VI (Nhóm hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian
lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư này,
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Tờ khai do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay chủ
hàng không bị xử phạt vi phạm về các hành vi vi phạm tại điểm 2 Mục I Phụ lục
VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm,
gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), Mục II Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của
cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra), Mục III Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số
tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm
tra sau thông quan và các chức danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này,
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp làm thủ
tục hải quan thay cho chủ hàng) có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 1%
trên tổng số tờ khai đã thông quan do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay
cho chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số
tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc
Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư
này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt về các hành vi vi phạm
quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng
bưu chính; vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và
sử dụng dịch vụ bưu chính tại Mục VI Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm
trong lĩnh vực bưu chính) ban hành kèm theo Thông tư này do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thông báo cho cơ quan Hải quan, trong thời gian 365 ngày
trở về trước tính từ thời điểm đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Trong trường hợp thay mặt chủ hàng nộp thuế, doanh
nghiệp chưa từng nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, phí hải quan và lệ
phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh quá thời hạn 90 ngày, trong thời gian 365
ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
7.
|
Tiêu chí số 7.
|
Tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp cung cấp đầy đủ,
kịp thời thông tin về hàng hóa trước khi đến cửa khẩu; phối hợp với cơ quan hải
quan xử lý hàng tồn; cung cấp thông tin dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm của
hàng hóa; thông tin về hạ tầng công nghệ thông tin; trang thiết bị máy móc tại
địa điểm kiểm tra tập trung giám sát hàng hóa và hệ thống kiểm soát nội bộ của
doanh nghiệp cho cơ quan hải quan trên cơ sở tham gia quan hệ hợp tác với
cơ quan hải quan[4].
|
8.
|
Tiêu chí số 8.
|
Tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp có thời gian hoạt
động trên 365 ngày.
|
Phần IV. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN LÀ CHỦ PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ĐƯỢC CHỦ
PHƯƠNG TIỆN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH ỦY QUYỀN
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Người khai hải quan không bị xử lý về các hành vi vi
phạm tại Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm,
gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực
hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông
quan, thanh tra),
Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành
vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục
Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh
tương đương), Mục VII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm của phương tiện)
ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Người khai hải quan có tổng số lần bị xử phạt không
vượt quá 01 lần về các hành vi vi phạm tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm hành vi
bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền
thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi
cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương) ban hành kèm
theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ
ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Tại thời điểm đánh giá, người khai hải quan tham
gia quan hệ hợp tác với cơ quan hải quan[5] có nội dung về việc
xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, phối hợp, tự nguyện cung cấp
theo định kỳ hoặc đột xuất đối với
các thông tin cảnh báo rủi ro, dấu hiệu vi phạm của hàng hóa, đối tượng được
chuyên chở trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Người khai hải quan có thời gian hoạt động xuất nhập
cảnh trên 365 ngày và có trên 50 tờ khai xuất cảnh, nhập cảnh đối với phương
tiện vận tải đã được thông quan trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
Phần V.[6] TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP
KINH DOANH CẢNG, KHO, BÃI
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp
tuân thủ Mức 1.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Doanh nghiệp, Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản
trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
không bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương
mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm về các hành vi
vi phạm tại Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý
kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế; vi phạm quy định
về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập
kết, kiểm tra, giám sát hải quan) ban hành kèm theo Thông tư này, với
tổng số tiền trong một lần xử phạt vượt thẩm quyền của
Chi cục trưởng thuộc Chi cục Hải quan và các chức danh tương đương trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm về các hành vi
vi phạm tại Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý
kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế; vi phạm quy định về quản lý hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập
kết, kiểm tra, giám sát hải quan) ban hành kèm theo Thông tư này, với tổng số tiền
trong một lần xử phạt vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan và các chức
danh tương đương trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm về các hành vi
vi phạm tại Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý
kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế;
vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi,
địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan) ban
hành kèm theo Thông tư này, với tổng số tiền trong một lần xử phạt thuộc thẩm
quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan và các chức danh tương đương
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Tại thời điểm đánh giá, doanh nghiệp có tham gia
quan hệ hợp tác với cơ quan hải quan.
|
7.
|
Tiêu chí số 7.
|
Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính
từ ngày đánh giá, doanh nghiệp không có phát sinh thông tin chưa đáp ứng về một
trong các tiêu chí sau: Cập nhật thông tin hàng hóa, thông tin sai khác theo
quy định và gửi đến hệ thống dữ liệu điện tử hải quan; Cập nhật thông tin
thay đổi nguyên trạng hàng hóa và gửi đến hệ thống dữ liệu điện tử hải quan;
Cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào, lưu trữ, đưa ra theo quy định và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan
|
8.
|
Tiêu chí số 8:
|
Doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 365 ngày.
|
PHỤ LỤC III
BỘ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI KHAI HẢI QUAN, DOANH NGHIỆP
KINH DOANH CẢNG, KHO, BÃI TUÂN THỦ[1] MỨC
3
(Ban hành kèm
theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính)
Phần I.[2] TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp
tuân thủ Mức 1, Mức 2.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Doanh nghiệp, Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản
trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
không bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại tại điểm 1 Mục I Phụ lục
VI (Nhóm hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian
lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày
liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt về các hành vi vi phạm
tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản
xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi
bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan
hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá
1% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp về các hành vi vi phạm
tại Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các
hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải
quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương
đương) ban
hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt không vượt
quá 2% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp về các hành vi vi
phạm tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải
quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương
đương) ban
hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Doanh nghiệp không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt quá thời hạn 90 ngày tại thời điểm đánh giá.
|
7.
|
Tiêu chí số 7.
|
Doanh nghiệp có thời gian hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, quá cảnh hàng hóa trên 365 ngày, đồng thời có trên 50 tờ khai xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa đã được thông quan trong thời gian 365 ngày liên
tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá, hoặc có trên 25 tờ khai xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa đã được
thông quan trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh
giá với tổng kim ngạch XNK trên 500 nghìn đô la Mỹ.
|
Phần II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐẠI LÝ LÀM THỦ TỤC
HẢI QUAN
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan không nằm trong danh
sách doanh nghiệp tuân thủ Mức 1, Mức 2.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan cho lô hàng không bị xử
lý về các hành vi vi phạm quy định
tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian
lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư này,
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Trong tổng số tờ khai do đại lý thay mặt chủ hàng
khai hải quan, có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 2% trên tổng số tờ
khai đã thông quan do đại lý thay mặt chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm
tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản
xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện
thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông
quan, thanh tra) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày
liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Trong tổng số tờ khai do đại lý thay mặt chủ hàng
khai hải quan, có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 3% trên tổng số tờ
khai đã thông quan do đại lý thay mặt chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm tại Mục III Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số
tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi
cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương) ban hành kèm
theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ
ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Trong tổng số tờ khai do đại lý thay mặt chủ hàng
khai hải quan, có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 5% trên tổng số tờ
khai đã thông quan do đại lý thay mặt chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm
tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các
hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc
Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức
danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365
ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan không bị xử phạt về các
hành vi vi phạm tại Mục V Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực
hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan) ban hành kèm theo Thông tư này
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
Phần III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP
CHUYỂN PHÁT NHANH, DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp
tuân thủ Mức 1, Mức 2.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Tờ khai do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay chủ hàng
không bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi
bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận
thuế) ban
hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Tờ khai do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay chủ
hàng không bị xử phạt vi phạm về các hành vi vi phạm tại điểm 2 Mục I Phụ lục
VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm,
gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), Mục II Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của
cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra) ban hành kèm theo Thông
tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh
giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp làm thủ
tục hải quan thay cho chủ hàng) có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 1%
trên tổng số tờ khai đã thông quan do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay
cho chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm tại Mục III Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng
thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và
các chức danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày
liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp làm
thủ tục hải quan thay cho chủ hàng) có tổng số lần bị xử phạt không vượt
quá 2% trên tổng số tờ khai đã thông quan do doanh nghiệp làm thủ tục hải
quan thay cho chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm tại Mục IV Phụ lục VI
(Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử
phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội
trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương)
ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt về vi phạm các quy định
về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu
chính; vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử
dụng dịch vụ bưu chính tại Mục VI Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm trong
lĩnh vực bưu chính) ban hành kèm theo Thông tư này do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho cơ quan Hải quan, trong thời
gian 365 ngày trở về trước tính từ thời điểm đánh giá.
|
7.
|
Tiêu chí số 7.
|
Trong trường hợp thay mặt chủ hàng nộp thuế, doanh
nghiệp không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày
tại thời điểm đánh giá.
|
Phần IV. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN LÀ CHỦ PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ĐƯỢC CHỦ
PHƯƠNG TIỆN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH ỦY QUYỀN
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Người khai hải quan không nằm trong danh sách người
khai hải quan tuân thủ Mức 2.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Người khai hải quan không bị xử lý về các hành vi vi
phạm tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố
về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản
xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), điểm
1, điểm 2 Mục VII Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn,
sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận
tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ
quan hải quan và hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không
đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo
quy định của pháp luật) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày
liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Người khai hải quan có tổng số lần bị xử phạt không
vượt quá 01 lần về các hành vi vi phạm tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận
thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi
bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải
quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra), Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành
vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền
vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục
Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương), các điểm 3, 4, 5 Mục
VII Phụ lục VI (Nhóm hành
vi vi phạm của phương tiện) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Người khai hải quan có tổng số lần bị xử phạt không
vượt quá 04 lần về các hành vi
vi phạm tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính
về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng
thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và
các chức danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
Phần V.[3] TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP KINH DOANH CẢNG, KHO, BÃI
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp
tuân thủ Mức 1, Mức 2.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Doanh nghiệp, Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản
trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
không bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa,
tiền tệ
qua biên giới sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư
này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm về các hành vi
vi phạm tại Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý
kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế;
vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi,
địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan) ban
hành kèm theo Thông tư này, với tổng số tiền trong một lần xử phạt vượt thẩm
quyền của Chi cục trưởng thuộc Chi cục Hải quan và các chức danh tương đương
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm về các hành vi
vi phạm tại Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan,
kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế; vi phạm quy định về
quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục
hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan) ban hành kèm theo Thông tư này, với
tổng số tiền trong một lần xử phạt vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục
Hải quan và các chức danh tương đương trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở
về trước tính từ ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt không vượt
quá 01 lần về các hành vi vi phạm tại Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi
phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng
lẻ, cửa hàng miễn thuế; vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra,
giám sát hải quan) ban hành kèm theo Thông tư này, với tổng số tiền trong
một lần xử phạt thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan và các
chức danh tương đương trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ
ngày đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính
từ ngày đánh giá, doanh nghiệp không có phát sinh quá 01 lần thông tin chưa
đáp ứng về một trong các tiêu chí sau: Cập nhật thông tin hàng hóa, thông tin
sai khác theo quy định và gửi đến hệ thống dữ liệu điện tử hải quan; Cập nhật
thông tin thay đổi nguyên trạng hàng hóa và gửi đến hệ thống dữ liệu điện tử
hải quan; Cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào, lưu trữ, đưa ra theo quy định
và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
|
PHỤ LỤC IV
BỘ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI KHAI HẢI QUAN, DOANH NGHIỆP
KINH DOANH CẢNG, KHO, BÃI TUÂN THỦ[1] MỨC
4
(Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Bộ Tài chính)
Phần 1.[2] TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp
tuân thủ Mức 1, Mức 2, Mức 3.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Doanh nghiệp, Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản
trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
không bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại tại điểm 1 Mục I Phụ lục
VI (Nhóm hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian
lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365
ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt về các hành vi vi phạm
tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản
xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế),
Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra) ban hành kèm theo Thông tư
này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt không vượt
quá 2% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp về các hành vi vi
phạm tại Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc
Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức
danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365
ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt không vượt
quá 3% trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp về các hành vi vi
phạm tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng
thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và
các chức danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá, loại trừ các hành
vi vi phạm quy định về khai hải quan quy định tại điểm b, điểm c Khoản 1, Khoản
6 Điều 8, Khoản 2, điểm d Khoản 3 Điều 9, điểm b Khoản 1 Điều 11 Nghị định số
128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực Hải quan
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Doanh nghiệp không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt quá thời hạn 90 ngày tại thời điểm đánh giá.
|
Phần II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐẠI LÝ LÀM THỦ TỤC
HẢI QUAN
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan không nằm trong danh
sách doanh nghiệp tuân thủ Mức 1, Mức 2, Mức 3.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan cho lô hàng không bị xử
lý về các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi
tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới,
sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư
này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Trong tổng số tờ khai do đại lý thay mặt chủ hàng
khai hải quan, có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 3% trên tổng số tờ
khai đã thông quan do đại lý thay mặt chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm
tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản
xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế),
Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải
quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh
tra) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp
trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Trong tổng số tờ khai do đại lý thay mặt chủ hàng
khai hải quan, có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 7% trên tổng số tờ
khai đã thông quan do đại lý thay mặt chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm
tại Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi
phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải
quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương
đương) ban
hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Trong tổng số tờ khai do đại lý thay mặt chủ hàng
khai hải quan, có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 10% trên tổng số tờ
khai đã thông quan do đại lý thay mặt chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm
tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các
hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc
Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức
danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365
ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan không bị xử phạt về các
hành vi vi phạm tại Mục V Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực
hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan) ban hành kèm theo Thông tư này
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
Phần III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP CHUYỂN
PHÁT NHANH, DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp
tuân thủ Mức 1, Mức 2, Mức 3.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Tờ khai do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay chủ
hàng không bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục
VI (Nhóm hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển
trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian
lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư này,
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Tờ khai do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay chủ
hàng không bị xử phạt vi phạm về các hành vi vi phạm tại điểm 2 Mục I Phụ lục
VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm,
gian lận
thương
mại, trốn thuế, gian
lận thuế), Mục II Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của
cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm
soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra) ban hành kèm theo Thông
tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh
giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp làm thủ
tục hải quan thay cho chủ hàng) có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 2%
trên tổng số tờ khai đã thông quan do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay
cho chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm tại Mục III Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số
tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc
Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh
tương đương)
ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp làm thủ
tục hải quan thay cho chủ hàng) có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 3%
trên tổng số tờ khai đã thông quan do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay
cho chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng
thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh
tương đương)
ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt về vi phạm các quy định
về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu
chính; vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử
dụng dịch vụ bưu chính tại Mục VI Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực bưu chính) ban hành kèm theo Thông tư
này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo cho cơ quan Hải quan, trong
thời gian 365 ngày trở về trước tính từ thời điểm
đánh giá.
|
7.
|
Tiêu chí số 7.
|
Trong trường hợp thay mặt chủ hàng nộp thuế, doanh
nghiệp không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày
tại thời điểm đánh giá.
|
Phần IV. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN LÀ CHỦ PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ĐƯỢC CHỦ
PHƯƠNG TIỆN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH ỦY QUYỀN
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Người khai hải quan không nằm trong danh sách người
khai hải quan tuân thủ Mức 2, Mức 3.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Người khai hải quan không bị xử lý về các hành vi vi
phạm tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố
về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản
xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), điểm
1, điểm 2 Mục VII Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát
hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan và hành vi không cung cấp
hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu
điện tử liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải
quan yêu cầu theo quy định của pháp luật) ban hành kèm theo Thông tư này,
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Người khai hải quan có tổng số lần bị xử phạt không
vượt quá 03 lần về các hành vi vi phạm tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận
thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi
bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan
trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm
tra sau thông quan, thanh tra), Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi
phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền
của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau
thông quan và các chức danh tương đương), các điểm 3, 4, 5 Mục VII Phụ lục VI
(Nhóm hành vi vi phạm của phương tiện) ban hành kèm theo Thông tư này,
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Người khai hải quan có tổng số lần bị xử phạt không
vượt quá 06 lần về các hành vi vi phạm tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm hành vi
bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền
thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các
chức danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày
liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
Phần V.[3] TIÊU
CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP KINH DOANH CẢNG, KHO, BÃI
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Doanh nghiệp không nằm trong danh sách doanh nghiệp
tuân thủ Mức 1, Mức 2, Mức 3
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Doanh nghiệp, Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản
trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
không bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương
mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ
ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Doanh nghiệp không bị xử phạt vi phạm về các hành vi
vi phạm tại Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý
kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế; vi phạm quy định về
quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục
hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan) ban hành kèm theo Thông tư này, với
tổng số tiền trong một lần xử phạt vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng thuộc
Chi cục Hải quan và các chức danh tương đương trong thời gian 365 ngày liên
tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt không vượt
quá 01 lần về các hành vi vi phạm tại Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản
lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế;
vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi,
địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan) ban hành kèm theo Thông tư
này, với tổng số tiền trong một lần
xử phạt vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải
quan và các chức danh tương đương trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về
trước tính từ ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt không vượt quá 02 lần về các hành vi vi phạm tại
Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý kho ngoại
quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế; vi phạm quy
định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm
làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan) ban hành kèm
theo Thông tư này, với tổng số tiền trong một lần xử phạt thuộc thẩm quyền của
Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan và các chức danh tương đương trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính
từ ngày đánh giá, doanh nghiệp không có phát sinh vượt quá 02 lần thông tin
chưa đáp ứng về một trong các tiêu chí sau: Cập nhật thông tin hàng hóa,
thông tin sai khác theo quy định và gửi đến hệ thống dữ liệu điện tử hải
quan; Cập nhật thông tin thay đổi nguyên trạng hàng hóa và gửi đến hệ thống dữ
liệu điện tử hải quan; Cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào, lưu trữ, đưa ra
theo quy định và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
|
PHỤ LỤC V
BỘ
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI KHAI HẢI QUAN, DOANH NGHIỆP
KINH DOANH CẢNG, KHO, BÃI TUÂN THỦ[1] MỨC
5
(Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Bộ Tài chính)
Phần I.[2] TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH HÀNG HÓA
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Doanh nghiệp, Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản
trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương
mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Doanh nghiệp bị xử phạt về các hành vi vi phạm tại điểm
2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản
xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi
bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan
hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra) ban hành kèm theo Thông tư này,
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt vượt quá 2%
trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp về các hành vi vi phạm tại
Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành
vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục
Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh
tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày
liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt vượt quá 3%
trên tổng số tờ khai đã thông quan của doanh nghiệp về các hành vi vi phạm tại
Mục IV Phụ lục VI (Nhóm hành
vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền
thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi
cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương) ban hành kèm
theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ
ngày đánh giá, loại trừ các hành vi vi phạm quy định về khai hải quan quy định
tại điểm b, điểm c Khoản 1, Khoản 6 Điều 8, Khoản 2, điểm d Khoản 3 Điều 9, điểm
b Khoản 1 Điều 11 Nghị định số 128/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Doanh nghiệp còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền
phạt quá thời hạn 90 ngày tại thời điểm đánh giá.
|
Phần II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐẠI LÝ LÀM THỦ TỤC
HẢI QUAN
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan cho lô hàng bị xử lý về
các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị
khởi tố về hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế)
ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Trong tổng số tờ khai do đại lý thay mặt chủ hàng
khai hải quan, có tổng số lần bị xử phạt vượt quá 3% trên tổng số tờ khai đã
thông quan do đại lý thay mặt chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm tại điểm
2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất,
buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), Mục II
Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp
hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra) ban
hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Trong tổng số tờ khai do đại lý thay mặt chủ hàng
khai hải quan, có tổng số lần bị xử phạt vượt quá 7%
trên tổng số tờ khai đã thông quan do đại lý thay mặt chủ hàng thực hiện về
các hành vi vi phạm tại Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm
hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của
Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau
thông quan và các chức danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư này,
trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Trong tổng số tờ khai do đại lý thay mặt chủ hàng
khai hải quan, có tổng số lần bị xử phạt vượt quá 10% trên tổng số tờ khai đã
thông quan do đại lý thay mặt chủ hàng thực hiện về các hành vi vi phạm tại Mục
IV Phụ lục VI (bị xử phạt
vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm
quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm
tra sau thông quan và các chức danh tương đương) ban hành kèm theo Thông
tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh
giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Đại lý làm thủ tục hải quan bị xử phạt về các hành
vi vi phạm tại Mục V Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt
động đại lý làm thủ tục hải quan) ban hành kèm theo Thông tư này trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước
tính từ ngày đánh giá.
|
Phần III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
DOANH NGHIỆP CHUYỂN PHÁT NHANH, DOANH NGHIỆP BƯU CHÍNH
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Tờ khai do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay chủ
hàng bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị khởi tố, đề nghị khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương
mại, trốn thuế, gian lận thuế) ban hành kèm theo Thông tư
này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Tờ khai do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay chủ
hàng bị xử phạt vi phạm về các hành vi vi phạm tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận
thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi
bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan
hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau
thông quan, thanh tra) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày
liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp làm thủ
tục hải quan thay cho chủ hàng) có tổng số lần bị xử phạt vượt quá 2% trên tổng
số tờ khai đã thông quan do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay cho chủ
hàng thực hiện về các hành vi vi phạm tại Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành vi
bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền
vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc
Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương) ban hành kèm theo Thông tư
này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp (trong trường hợp doanh nghiệp làm thủ
tục hải quan thay cho chủ hàng) có tổng số lần bị xử phạt vượt quá 3% trên tổng
số tờ khai đã thông quan do doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thay cho chủ
hàng thực hiện về các hành vi vi phạm tại Mục IV Phụ lục VI (Nhóm hành vi
bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền
thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi
cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương) ban hành kèm
theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ
ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Doanh nghiệp bị xử phạt về vi phạm các quy định về vật
phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính; vi
phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và sử dụng dịch
vụ bưu chính tại Mục VI Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực
bưu chính) ban hành kèm theo Thông tư này do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thông báo cho cơ quan Hải quan, trong thời gian 365 ngày trở về trước tính từ
thời điểm đánh giá.
|
6.
|
Tiêu chí số 6.
|
Trong trường hợp thay mặt chủ hàng nộp thuế, doanh
nghiệp còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt quá thời hạn 90 ngày tại thời
điểm đánh giá.
|
Phần IV. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
TUÂN THỦ PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN LÀ CHỦ PHƯƠNG TIỆN, NGƯỜI ĐƯỢC CHỦ
PHƯƠNG TIỆN XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, QUÁ CẢNH ỦY QUYỀN
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Người khai hải quan bị xử lý về các hành vi vi phạm tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị khởi tố, đề nghị khen tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận
thương mại, trốn thuế, gian lận thuế), điểm 1, điểm 2 Mục VII Phụ lục VI (Nhóm
hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn,
sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang
chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà không được sự đồng ý của cơ quan hải quan và hành vi
không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài
liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật) ban hành kèm theo Thông tư này, trong
thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Người khai hải quan có tổng số lần bị xử phạt vượt
quá 03 lần về các hành vi vi phạm tại điểm 2 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành
vi bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương
mại, trốn thuế, gian lận thuế), Mục II Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử
phạt vi phạm hành chính về hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải
quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải
quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra), Mục III Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm
hành chính về các hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của
Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau
thông quan và các chức danh tương đương), các điểm 3, 4, 5 Mục VII Phụ lục
VI (Nhóm hành vi vi phạm của phương tiện) ban hành kèm theo Thông tư
này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Người khai hải quan
có tổng số lần bị xử phạt vượt quá 06 lần về các hành vi vi phạm tại Mục IV
Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi vi
phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải
quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương
đương) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời gian 365 ngày liên tiếp
trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
Phần V.[3] TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP KINH DOANH CẢNG, KHO, BÃI
Stt
|
Tiêu chí
|
1
|
2
|
1.
|
Tiêu chí số 1.
|
Doanh nghiệp, Chủ doanh nghiệp, Chủ tịch hội đồng quản
trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
bị xử lý về các hành vi vi phạm quy định tại điểm 1 Mục I Phụ lục VI (Nhóm hành vi bị khởi tố, đề nghị
khởi tố về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên
giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận
thuế) ban hành kèm theo Thông tư này, trong thời
gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
|
2.
|
Tiêu chí số 2.
|
Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm về các hành vi vi phạm
tại Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý kho ngoại
quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế; vi phạm quy
định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm
làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan) ban hành kèm theo Thông tư này, với tổng
số tiền trong một lần xử phạt vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng thuộc Chi cục
Hải quan và các chức danh tương đương trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở
về trước tính từ ngày đánh giá.
|
3.
|
Tiêu chí số 3.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt vượt quá 01 lần
về các hành vi vi phạm tại Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm quy định
về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng
miễn thuế; vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng,
kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải
quan) ban hành kèm theo Thông tư này, với tổng số tiền trong một lần xử
phạt vượt thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan và các chức danh
tương đương trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh
giá.
|
4.
|
Tiêu chí số 4.
|
Doanh nghiệp có tổng số lần bị xử phạt vượt quá 02 lần
về các hành vi vi phạm tại Mục VIII Phụ lục VI (Nhóm hành vi vi phạm quy định
về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng
miễn thuế; vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng,
kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải
quan) ban hành kèm theo Thông tư này, với tổng số tiền trong một lần xử
phạt thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan và các chức danh
tương đương trong thời gian 365 ngày
liên tiếp trở về trước tính từ
ngày đánh giá.
|
5.
|
Tiêu chí số 5.
|
Trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính
từ ngày đánh giá, doanh nghiệp có phát sinh vượt quá 02 lần thông tin chưa
đáp ứng về một trong các tiêu chí sau: Cập nhật thông tin hàng hóa, thông tin
sai khác theo quy định và gửi đến hệ thống dữ liệu điện tử hải quan; Cập nhật
thông tin thay đổi nguyên trạng hàng hóa và gửi đến hệ thống dữ liệu điện tử
hải quan; Cập nhật thông tin hàng hóa đưa vào, lưu trữ, đưa ra theo quy định
và gửi đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan thông tin hàng hóa đưa
vào, lưu trữ, đưa ra theo quy định.
|
PHỤ LỤC VI[1]
DANH
MỤC HÀNH VI VI PHẠM ÁP DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ TUÂN THỦ ĐỐI VỚI NGƯỜI KHAI HẢI QUAN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài
chính)
I.
Nhóm hành vi buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả;
vi phạm quyền sở hữu công nghiệp; đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam; vi phạm
quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; sản xuất, tàng trữ, vận
chuyển, mua bán, sản xuất và sử dụng trái phép chất ma túy; vi phạm quy định về
quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; chế tạo,
tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ
khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ; rửa tiền; làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan,
tổ chức; gian lận thương mại; trốn thuế, gian lận thuế:
1.
Nhóm hành vi bị khởi tố, bị đề nghị khởi tố đối với các tội danh được quy định
tại Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung năm 2017:
a)
Tội buôn lậu;
b)
Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
c)
Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm;
d)
Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm;
e)
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả;
f)
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
g)
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
h)
Tội trốn thuế;
i)
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
j)
Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam;
k)
Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm;
l)
Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản
xuất trái phép chất ma túy;
m)
Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ vào việc
sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy;
n)
Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần;
o)
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
vật liệu nổ;
p)
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt
súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ;
q)
Tội rửa tiền;
r)
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc
tài liệu giả của cơ quan, tổ chức;
2.
Nhóm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính:
a)
Hành vi đánh tráo hàng hóa đã kiểm tra hải quan với hàng hóa chưa kiểm tra hải
quan;
b)
Hành vi không bảo đảm nguyên trạng niêm phong hải quan, không bảo đảm nguyên
trạng niêm phong của hãng vận chuyển đối với trường hợp không phải niêm phong
hải quan theo quy định trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám
sát hải quan, sử dụng niêm phong hải quan giả mạo hoặc niêm phong của hãng vận
chuyển giả mạo;
c)
Hành vi sử dụng chứng từ, tài liệu giả mạo; sử dụng chứng từ, tài liệu không
hợp pháp để khai, nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan mà không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự;
d)
Hành vi sử dụng bất hợp pháp tài khoản đăng nhập, chữ ký số được cấp cho tổ
chức, cá nhân khác để thực hiện thủ tục hải quan;
đ)
Hành vi truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin, hải quan;
e)
Hành vi chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa, tiền tệ vàng, kim loại quý
khác, đá quý qua biên giới mà không phải là tội phạm;
g)
Hành vi tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan;
h)
Hành vi tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan; Hành vi tiêu thụ hàng
hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định;
i)
Hành vi tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập
cảnh vào Việt Nam;
j)
Hành vi chứa chấp, mua, bán, vận chuyển hàng hóa tiền tệ vàng, kim loại quý
khác, đá quý qua biên giới mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50 triệu đồng trở
lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
k)
Hành vi tẩu tán, tiêu hủy hoặc vứt bỏ hàng hóa để trốn tránh sự kiểm tra, giám
sát, kiểm soát Hải quan;
l)
Hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
m)
Hành vi vi phạm về hạn ngạch, giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng
hóa: Hành vi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có hạn ngạch,
giấy phép xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu nhưng không có hạn ngạch, giấy phép
xuất khẩu, giấy phép nhập khẩu hàng hóa, trong trường hợp hàng hóa vi phạm có
giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
n)
Hành vi vi phạm về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa: Hành vi kinh
doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập những mặt hàng quy định phải có giấy
phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không có giấy phép theo quy
định;
o)
Hành vi đặt gia công hàng hóa hoặc nhận gia công hàng hóa với thương nhân nước
ngoài loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép mà không được sự
chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
p)
Các vi phạm trong lĩnh vực hải quan; các vi phạm thuộc lĩnh vực khác do cơ quan
hải quan xử phạt, với số tiền xử phạt trên 50 triệu đồng tính trung bình trên
mỗi tờ khai vi phạm trong một lần xử phạt, không thuộc các trường hợp nêu tại
Mục II Danh mục này.
II.
Nhóm hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ
tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan,
thanh tra
1.
Không bố trí người, phương tiện để thực hiện các yêu cầu của cơ quan hải quan
về kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
2.
Không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra của cơ quan hải quan.
3.
Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu
giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy
định của pháp luật hải quan.
4.
Không chấp hành lệnh dừng, khám xét phương tiện vận tải theo quy định;
5.
Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên
phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
6.
Không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan
hải quan theo quy định của pháp luật
7.
Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải
đơn;
8.
Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà
không có sự đồng ý của cơ quan hải quan.
III.
Nhóm hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng
thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các
chức danh tương đương
Các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan; các hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực
khác do cơ quan hải quan xử phạt, với số tiền vượt thẩm quyền của Đội trưởng
thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các
chức danh tương đương trong một lần xử phạt không thuộc các trường hợp nêu tại
các Mục I, Mục II nêu trên.
IV.
Nhóm hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng
thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các
chức danh tương đương
Các
hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan; các hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực
khác do cơ quan hải quan xử phạt, với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng
thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các
chức danh tương đương trong một lần xử phạt không thuộc các trường hợp nêu tại
các Mục I, Mục II, Mục III nêu trên.
V.
Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan theo
Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
chi tiết thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số
nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động
đại lý làm thủ tục hải quan và Thông tư số 22/2019/TT-BTC ngày 16/4/2019 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 12/2015/TT-BTC
1.
Hành vi không thực hiện chế độ báo cáo tình hình hoạt động đại lý làm thủ tục
hải quan theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2019/TT- BTC ngày
16/4/2019 (sau đây viết tắt là báo cáo) hoặc thực hiện chế độ báo cáo không
đúng, không đủ về nội dung hoặc không đúng thời hạn với cơ quan hải quan trong
02 lần liên tiếp.
2.
Hành vi không thông báo cho cơ quan hải quan trong các trường hợp:
a)
Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan bị xử lý hành vi vi phạm các quy định của
pháp luật đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b)
Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan bị xử lý đối với hành vi buôn lậu; vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; sản xuất, buôn bán hàng cấm;
trốn thuế hoặc hối lộ cán bộ, công chức hải quan trong quá trình làm thủ tục
hải quan;
c)
Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho người khác sử dụng mã số của mình
hoặc sử dụng mã số của người khác hoặc sử dụng mã số không phải do Tổng cục
trưởng Tổng cục Hải quan cấp để làm thủ tục hải quan; hoặc cho người khác sử
dụng hồ sơ của mình để thực hiện thủ tục công nhận đại lý làm thủ tục hải quan
hoặc cấp mã nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan;
d)
Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan chuyển làm việc khác hoặc chuyển sang làm
việc cho đại lý làm thủ tục hải quan khác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động; Nhân
viên đại lý làm thủ tục hải quan khi chuyển sang làm việc cho đại lý làm thủ
tục hải quan khác thì phải thực hiện cấp mã số mới theo quy định tại Thông tư
này;
e)
Đại lý làm thủ tục hải quan bị chấm dứt hoạt động;
g)
Nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan sử dụng mã số đã hết thời hạn hiệu lực để
làm thủ tục hải quan.
VI.
Nhóm hành vi vi phạm trong lĩnh vực bưu chính áp dụng đánh giá tuân thủ đối với
người khai hải quan là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh
nghiệp cung ứng chuyển phát nhanh quốc tế theo Điều 9 Điều 10 Nghị định số
15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và
giao dịch điện tử và khoản 10 Điều 1 Nghị định số 14/2022/NĐ-CP ngày 27/01/2022
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày
03 tháng 02 năm 2020 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và
giao dịch điện tử và nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của
chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt
động xuất bản.
1.
Các hành vi vi phạm các quy định về vật phẩm, hàng hóa không được gửi, chấp nhận,
vận chuyển qua mạng bưu chính.
2.
Các hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn, an ninh trong cung ứng và
sử dụng dịch vụ bưu chính.
VII.
Nhóm hành vi vi phạm của người khai hải quan là chủ phương tiện, người được chủ
phương tiện xuất nhập cảnh ủy quyền.
1.
Xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,
quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan mà
không được sự đồng ý của cơ quan hải quan.
2.
Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài
liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.
3.
Đưa phương tiện vận tải qua lại biên giới quốc gia trên đất liền không đúng tuyến
đường, không đúng cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định.
4.
Xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy
phép của cơ quan có thẩm quyền.
5.
Không tái xuất, tái nhập phương tiện vận tải đúng thời hạn quy định
VIII.
Nhóm hành vi vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm
thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế; vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết,
kiểm tra, giám sát hải quan
1.
Đưa hàng hóa, máy móc, thiết bị từ nội địa vào kho ngoại quan để phục vụ cho
các hoạt động đóng gói, phân loại, bảo dưỡng mà không thông báo với cơ quan hải
quan.
2.
Thực hiện các dịch vụ gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa,
phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa và lấy mẫu hàng hóa trong kho
ngoại quan mà không thông báo để cơ quan hải quan theo dõi, giám sát;
3.
Chuyển quyền sở hữu hàng hóa gửi kho ngoại quan mà không thông báo để cơ quan
hải quan quản lý, theo dõi
4.
Không đưa hàng hóa, nguyên liệu, vật tư ra khỏi kho ngoại quan, kho bảo thuế,
địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế, kho của doanh nghiệp bán hàng
miễn thuế khi quá thời hạn lưu giữ theo quy định.
5.
Di chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác khi chưa có
văn bản đồng ý của người có thẩm quyền của cơ quan hải quan nơi quản lý kho
ngoại quan.
6.
Mở rộng, thu hẹp, di chuyển địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan, kho
hàng không kéo dài, địa điểm thu gom hàng lẻ, địa điểm làm thủ tục hải quan,
tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan không được phép của cơ quan hải quan.
7.
Thực hiện các dịch vụ không được phép trong kho ngoại quan, địa điểm thu gom
hàng lẻ.
8.
Không thực hiện chế độ báo cáo đối với kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm
thu gom hàng lẻ đúng thời hạn quy định.
9.
Đưa vào kho ngoại quan hàng hóa thuộc diện không được gửi kho ngoại quan theo
quy định của pháp luật.
10.
Tẩu tán hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan.
11.
Tiêu hủy hàng hóa lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy
định pháp luật.
12.
Không thông báo đúng thời hạn tình hình hàng hóa tồn đọng tại cảng; kho, bãi
thuộc địa bàn hoạt động hải quan.
13.
Không sắp xếp hàng hóa trong khu vực cảng, kho, bãi theo yêu cầu giám sát, quản
lý của cơ quan hải quan.
14.
Không thực hiện đầy đủ chế độ quản lý, thống kê, lưu giữ chứng từ, sổ sách, số
liệu hàng hóa đưa vào lưu giữ, đưa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi theo quy định
của pháp luật và xuất trình, cung cấp cho cơ quan hải quan khi có yêu cầu.
15.
Không thực hiện việc cung cấp thông tin và phối hợp với cơ quan hải quan trong
việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hàng hóa ra, vào, lưu giữ tại khu vực cảng,
kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.
16.
Cho phép đưa hàng hóa ra khỏi khu vực cảng, kho, bãi khi chưa nhận được thông
tin hàng hóa đủ điều kiện qua khu vực giám sát hoặc đã nhận được thông tin tạm
dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan.
[1] Văn bản này được hợp nhất từ 02 Thông tư sau:
- Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020;
- Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15
tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt
động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024;
Văn bản hợp nhất
này không thay thế 02 Thông tư nêu trên.
[2] Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01
năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm
2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, có căn cứ ban hành
như sau:
“Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm
2019;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính
phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan
về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số
59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của
Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 14/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,
Bộ trưởng Bộ
Tài chính ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định
quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan."
[3] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
1 Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng
11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 Thông
tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt
động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[5] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[6] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03
năm 2024.
[7] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 1
Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[8] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 1
Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[9] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[10] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông
tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt
động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2025.
[11] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông
tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày
15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong
hoạt động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2025.
[12] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông
tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01
năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải
quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng
7 năm 2025.
[13] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại
khoản 7 Điều 1 Thông tư số 06/2024/TT-BTC
ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều
của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể
từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[14] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông
tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt
động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[15] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông
tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt
động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[16] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông
tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải
quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[17] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1
Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[18] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03
năm 2024.
[19] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[20] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[21] Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Thông
tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải
quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng
03 năm 2024.
[22] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Thông
tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03
năm 2024.
[23] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[24] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[25] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[26] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03
năm 2024.
[27] Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC
ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro
trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm
2024.
[28] Điều 3 của Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC
ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro
trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm
2024, có quy định như sau:
“Điều 3.
Điều khoản thi hành
1. Thông tư
này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024. Nội dung quy định tại khoản 4,
khoản 5, khoản 6 Điều 1 Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 7 năm
2025.
2. Thông tư
này bãi bỏ Điều 24 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày
25 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và khoản 13 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính.
3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản liên
quan viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện
theo văn bản mới được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
4. Trường hợp
phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản
ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để được xem xét, hướng dẫn giải quyết./."
[1] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[1] Cụm từ tại tiêu đề Phụ lục này được sửa theo quy định tại khoản 6 Điều
2 Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản
lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng
03 năm 2024.
[2] Nội dung của phần này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 2
Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[3] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[4] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[5] Cụm từ này được sửa theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm
2024.
[6] Nội dung của phần này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 2
Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[1] Cụm từ tại tiêu đề Phụ lục này được sửa theo quy định tại khoản 6 Điều
2 Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng
11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[2] Nội dung của phần này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 2
Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm
2024.
[3] Nội dung của phần này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 2
Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[1] Cụm từ tại tiêu đề Phụ lục này được sửa theo quy định tại khoản 6 Điều
2 Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng
11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[2] Nội dung của phần này được sửa đổi theo quy định
tại khoản 8 Điều 2 Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC
ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm
2024.
[3] Nội dung của phần này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 2
Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[1] Cụm từ tại tiêu đề Phụ lục này được sửa theo quy định tại khoản 6 Điều
2 Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng
11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[2] Nội dung của phần này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 2
Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[3] Nội dung của phần này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 2
Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11
năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
[1] Phụ lục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Thông tư số
06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2024.
Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC năm 2024 hợp nhất Thông tư Quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ Tài chính ban hành
MINISTRY OF
FINANCE OF VIETNAM
-------
|
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 16/VBHN-BTC
|
Hanoi, June 27,
2024
|
CIRCULAR RISK MANAGEMENT IN
CUSTOMS OPERATION Circular No. 81/2019/TT-BTC dated November 15, 2019
of the Minister of Finance on risk management in customs operation, which comes
into force from January 01, 2020 is amended by: Circular No. 06/2024/TT-BTC dated January 29, 2024
of the Minister of Finance on amendments to certain articles of Circular No.
81/2019/TT-BTC dated November 15, 2019 of the Minister of Finance of Vietnam on
risk management in customs operation, which comes into force from March 15,
2024. Pursuant to the Law on Customs dated June 23,
2014; Pursuant to the Government’s Decree No.
08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 on customs procedures; customs
examination, supervision and control procedures; export duties, import duties
and tax administration applied to exports and imports and the Government’s
Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 on amendments to some articles of
the Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015; Pursuant to the Government’s Decree No.
87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 on functions, tasks, powers and
organizational structure of the Ministry of Finance of Vietnam; At the request of General Director of General
Department of Vietnam Customs, ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1. Scope This Circular prescribes: 1. Collection, processing, management and use of
risk management information; assessment of compliance with regulations of
law by customs declarants. 2. Classification of risk levels of customs
declarants and import, export, entry, exit and transit activities. 3. Application of risk management to customs
operation. Article 2. Regulated entities 1. Customs declarants and taxpayers involved in
imports and exports (hereinafter referred to as "customs declarants”). ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. Regulatory authorities involved in cooperation
in state management regarding customs. 4. Organizations and individuals involved in
import, export, transit of goods, entry, exit and transit of means of
transport. 5. This Circular is not applicable to
organizations prescribed in point c clause 4 Article 3 of the Law on Export and
Import Duties dated April 6, 2016. Article 3. Term interpretation 1. “Application of risk management” refers
to application of principles, procedures, measures, operational techniques and
information products regarding risk management for decision and execution of
decisions to carry out customs inspection and supervision, post clearance
examination, inspection and other operations. 2. “Risk management information” refers to
information collected and processed by customs authorities to enable
application of risk management to customs operation. 3. “Risk management information systems” refer
to data and information systems managed customs authorities and used to
collect, process and provide risk management information products for customs
operations. 4. “Compliance degree” refers to result of
assessment and classification by a customs authority regarding compliance with
regulations and law by a customs declarant on management of import, export,
entry, exit and transit. 5. Compliance assessment criteria” refer to
criteria that are used to classify compliance degrees in import, export, entry,
exit and transit. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 7. “Compliance assessment” refers to
collection, analysis, verification and comparison of information on operation
process and compliance with regulations and law with compliance assessment
indicators for classification of compliance degrees of declarants. 8. “Enforced compliance” refers to compliance
assessment and risk level classification by customs authorities for
implementation of measures necessary for each level, thereby ensuring adequacy
and accuracy of compliance with the customs law, the law on tax administration
and the tax law. 9. “Risk analysis” refers to estimation of
frequency and consequences of risks. 10. “Risk level” refers to seriousness of
the risk determined on the basis of a combination between frequency and
consequences of the risk. 11. “Risk level classification criteria” refer
to criteria that are used to classify risk levels in management of import,
export, entry, exit and transit. 12. “Risk level classification indicators” refer
to information bearing specific value of the risk level classification
criteria. 13. “Risk assessment” refers to
classification, consideration and comparison of risk levels with risk level
classification indicators and processing of previous risks for formation of
order of priority. 14. “Signs of risk” refer to information
about potential violations against customs laws. 15. “Signs of violations” refer to
information that is well-grounded to carry out an assessment of occurrence of
violations against customs laws. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 17. “Determination of focus” refers to use
of results of assessment of compliance and risk to decide application of
measures for controlling risks in customs inspection and supervision, post
clearance examination and inspection, and other measures with respect to
import, export, entry, export and transit. 18. “Focused enterprise” refers to an
enterprise which is assessed to pose a high risk in customs operation depending
on respective field of operation namely import, export or transit from time to
time. 19. “Focused person making entry, exit or
transit” refers to a person making an entry, exit or transit and assessed
to pose a high risk in customs operation depending on respective field of
operation namely entry, exit or transit from time to time. 20. “Risk documents” refer to collection of
information and data on subjects of risks or situations of risks stored in
written form or digital form to serve monitoring and management purposes and
determine focuses of customs inspection and supervision, post clearance
examination and inspection, and other measures with respect to import, export,
entry, exit and transit. 21. “Risk control” refers to adoption of
measures for inspection, supervision and control of customs, post clearance
inspection and examination, investigation and other measures by customs
authorities with a view to preventing and reducing frequency and consequences
or detecting and taking actions against violations against customs laws. 22. “Risk control plan” refers to a general
program for risk control issued by Director General of General Department of
Customs to conduct organization, assign tasks, distribute resources and take
measures for control of risks in management of import, export, entry, exit and
transit. 23. “Compliance calibration” refers to
decision on inspection of specimens, consolidation and analysis of information
and data according to figures for determination of compliance degree in each
field of import, export and transit. Article 4. Principles of management of risks 1. Risk management information shall be collected
from domestic and international information sources as per the law;
concentratedly managed at General Department of Customs via information
technology application and processed, shared and provided for customs bodies of
all levels and other regulatory agencies as per the law. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. Decision on customs inspection or examination,
adoption of post clearance examination, inspection or other operations shall
depend on results of compliance assessment, classification of risk levels, risk
management information on customs information system and other signs of
violations, signs of risk provided at the time of decicision and adoption. 4. Customs authorities shall jointly inspect,
supervise and control high and moderate risks and adopt necessary measures with
respect to low risks. 5. In case the system malfunctions or fails to
satisfy requirements for application of risk management in customs operation as
specified in this Circular, the risk management shall be applied in a manual
manner that competent authorities shall consider approving proposals or issuing
documents on adoption of customs operation measures. 6. After fully complying with regulations and law,
regulations under this Circular and regulations, guidelines on risk management
as designated, customs officials shall be exempt from personal responsibilities
as per the law. Article 5. Technical measures for risk
management in customs operation Technical measures for risk management in customs
operation include: 1. Collecting and processing risk management
information. 2. Managing and assessing compliance with
regulations and law and classifying risk levels with regard to customs
declarants. 3. Analyzing and assessing risks. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 5. Inspecting and assessing implementation and
application of risk management and management of compliance with regulations
and laws in customs operation. 6. Other technical measures for risk management
include: a) Developing and managing the lists of goods
susceptible to risks; b) Making and managing risk documents; c) Developing documents and managing key
enterprises; d) Calibrating compliance with customs laws in
import, export and transit; dd) Managing risk control plans and risk control
schemes; carrying out analysis after detecting and taking actions against
typical smuggling, tax evasion and trade frauds to estimate tendencies and
provide risk warnings. Chapter II COLLECTION AND PROCESSING OF RISK MANAGEMENT
INFORMATION ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. Risk management information includes: a) Information about customs declarants: a.1) Information about enterprises participating in
goods import, export and transit activities; a.2) Information about customs brokerage agents; a.3) Information about enterprises providing
international postal services and international express delivery services; a.4) Information about owners of transports and
operators of transports making entry, exit or transit, or persons authorized by
owners of transports making entry, exit or transit; a.5) Information about persons authorized by goods
owners according to Clause 3 Article 1 of the Government’s Decree No.
59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 on amendments to a number of Articles of the
Government’s Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 elaborating Law on
customs and customs procedures, customs examination, supervision and control
(hereinafter referred to as “Decree No. 59/2018/ND-CP”). b) Information about import, export and transit
goods; c) Information about transports making entry, exit
and transit; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. dd) Information about organizations and individuals
participating in or related to customs declarants, import, export and transit
goods: dd.1) Information about organizations and
individuals who are foreign business partners contributing capital; dd.2) Information about enterprises trading
duty-free goods; dd.3) Information about enterprises operating
ports, storage and warehouses; dd.4) Information about enterprises operating
bonded warehouses; dd.5) Information about enterprises operating
container-freight stations; dd.6) Information about enterprises providing LCL
consolidation services; dd.7) Information about enterprises providing
transport for import, export and transit goods; dd.8) Information about enterprises carrying out
assessment regarding import, export and transit goods; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. e) Information about results of customs procedures
and adoption of risk control measures, and operational information that is
provided, created and processed during application of risk management as
specified in this Circular and other relevant documents; g) Other information related to state management
activities regarding customs. 2. Risk management information specified in Points
a, b, c, d and dd Clause 1 of this Article is prescribed in details under Annex
I Information fields of risk management attached to this Circular. Article 7. Collection and processing of risk
management information 1. 1. Risk management information shall be
collected from the following sources: a) Information and data systems inside and outside
of customs; b) Regulatory agencies, organizations and
individuals related to customs as specified in Articles 107 and 108 Decree No.
08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 of Government on elaborating and providing
guidelines for implementation of Law on Customs regarding customs procedures,
customs inspection, supervision and control (hereinafter referred to as “Decree
No. 08/2015/ND-CP”); c) Customs authorities of countries, foreign
relevant agencies, organizations and individuals as per the law; d) Information provided by organizations and
persons participating in import, export, entry, exit and transit activities as
per the law; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. e) Hotline or e-mail of General Department of
Customs; g) Processes of customs inspection, supervision and
control with respect to import, export and transit goods; transports making
entry, exit or transit; h) Other necessary operation measures as per the
law. 2. Risk management information shall be: a) provided and exchanged in form of digital data,
digital documents, e-mail and messages from phone number officially publicized
by customs authorities; b) provided and exchanged in written form,
telegraph, fax or paper documents; c) exchanged directly on the basis of being
recorded and agreed upon by relevant parties or via information processing,
verification and collection by representatives or via convention and other
methods. 3. Risk management information shall be processed
after being collected as follows: a) The information shall be assessed in terms of
relevance to need and use purpose of the information, and in terms of
trustworthiness and accuracy of the information; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) The information shall be analyzed to identify
constituent of information to serve risk management; d) Relevant factors that have been discovered shall
be consolidated and linked via analysis; the information shall be clarified in
terms of value and content in order to complete risk management information. Article 8. Development, management and use of
risk management information 1. Risk management information shall be developed
and managed together with consolidated information and data systems, updated,
integrated, processed, stored, provided and shared according to this Circular.
In case the systems encounter errors or connection flaws, the update,
integration, processing and storage of information on the systems shall be
performed promptly after such errors or flaws are corrected. 2. The risk management information system shall be
developed and connected online with customs electronic data processing systems
and relevant information and data systems. 3. Connection and sharing of risk management
information with organizations and individuals outside of customs field; with
customs of other countries and international organizations according to
Vietnam’s regulations and law, international agreements to which Vietnam is a
signatory must comply with regulations on information technology security and
regulations on protection of state secrets and customs operation. 4. Customs authorities shall adopt measures to
ensure data safety and security, computer safety and cyber security as per the
law. Chapter III ASSESSMENT OF COMPLIANCE WITH REGULATIONS AND LAW BY
DECLARANTS AND CLASSIFICATION OF RISK LEVELS IN CUSTOMS OPERATIONS ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Article 9. Enforced compliance with regulations
and law by declarants 1. Enforced compliance with regulations and law by
declarants includes: a) Development and management of dossiers on
customs declarants; establishment and management of risk documents regarding
declarants potentially failing to comply with regulations and law; b) Development of criteria, indicators for
assessment of compliance with the legal requirements, criteria and indicators
for classification of risk levels of customs declarants; c) Assessment of compliance with regulations and
law by customs declarants; d) Classification of risk levels of customs
declarants; dd) Application of measures to perform customs
inspection and supervision, customs control, post clearance examination,
inspection and other operational measures to customs declarants as per the law; e) Examination of assessment of compliance with
regulations and law of customs declarants; g) Organization and development of the partnership
between customs authorities and enterprises (organization and implementation of
programs for promoting voluntary compliance; exchange and provision of
information and support to customs declarants for improving legal compliance
with customs laws, tax administration laws and tax laws). ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. (Annulled) Article 10. Classification of legal
compliance degrees of customs declarants Customs authorities shall assess and classify
legal compliance degrees of customs declarants involved in import or export and
immigration activities for 365 consecutive days before the date of assessment
according to one of the following degrees: 1. 1. First-degree: Prioritized enterprises. 2. 2. Second-degree: Highly compliant. 3. 3. Third-degree: Moderately compliant. 4. 4. Fourth-degree: Poorly compliant. 5. 5. Fifth-degree: Incompliant. Article 11. Criteria for assessing compliance
with legal requirements by customs declarants ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Criteria of a highly compliant declarant
(Second-degree compliance) shall comply with regulations in Parts I, II, III
and IV and criteria of a highly compliant enterprise operating ports,
warehouses and yards (Second-degree compliance) shall comply with regulations
in Part V, Appendix II enclosed herewith. 3. Criteria of a moderately compliant declarant
(Third-degree compliance) shall comply with regulations in Parts I, II, III and
IV and criteria of a moderately compliant enterprise operating ports,
warehouses and yards (Third-degree compliance) shall comply with regulations in
Part V, Appendix III enclosed herewith. 4. Criteria of a poorly compliant declarant
(Fourth-degree compliance) shall comply with regulations in Parts I, II, III
and IV and criteria of a poorly compliant enterprise operating ports,
warehouses and yards (Fourth-degree compliance) shall comply with regulations
in Part V, Appendix IV enclosed herewith. 5. Criteria of an incompliant declarant
(Fifth-degree compliance) shall comply with regulations in Parts I, II, III and
IV and criteria of an incompliant enterprise operating ports, warehouses and
yards (Fifth-degree compliance) shall comply with regulations in Part V,
Appendix V enclosed herewith.”. Article 12. Methods of assessment of compliance
with regulations and law of customs declarants 1. Degree of compliance with regulations and law of
customs declarants shall be automatically assessed by the information technology
system at 12 a.m every day at General Department of Customs on the basis of
consolidating and integrating customs information according to the criteria
specified in Clause Article 14 of Decree No. 08/2015/ND-CP, Article 11 of this
Circular and the following principles: a) An enterprise shall be assessed as prioritized
enterprise (first-degree compliance) according to Circular No. 72/2015/TT-BTC
and Circular No. 07/2019/TT-BTC dated January 28, 2019 on amendments to a
number of Articles of Circular No. 72/2015/TT-BTC of Ministry of Finance on
adoption of prioritized treatment in customs procedures, customs inspection and
supervision regarding import and export goods of enterprises; b) A customs declarant shall be assessed for
compliance with regulations and law for the first time or have his/her degree
of compliance with regulations and law adjusted in subsequent assessment
sessions in Second-degree, Third-degree or Fourth-degree when all respective
criteria specified under Annex II, III or IV attached to this Circular are
satisfied; c) A customs declarant shall have his/her degree of
compliance with regulations and law assessed or adjusted to be Fifth-degree
compliance degree when he/she satisfies any of the criteria under Annex V
attached to Circular. His/her compliance degree from Fifth-degree shall
be raised as follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c.2) In case he/she conducts any act specified in
Point 2 Section I Annex VI attached to this Circular and fully satisfies
criteria of a higher degree of compliance with regulations and law within 365
days from the date on which previous change in degree of compliance is made,
his/her degree of compliance with regulations and law shall be raised to
Fourth-degree compliance. Subsequent sessions of assessment of compliance with
regulations and law shall comply with Point b of this Clause; c.3) In case he/she does not conduct any act
specified in Section I Annex VI attached to this Circular while fully satisfies
criteria of a higher degree of compliance with regulations and law, his/her
degree of compliance with regulations and law shall be raised to corresponding
degree. 2. In case the system malfunctions, assessment
results of customs declarants shall be determined according to assessment
results of the day immediately before the day on which the malfunction takes
place. 3. Customs authorities shall monitor and inspect
results of compliance assessment of customs declarants by: a) Selecting customs declarants at random to
analyze, assess and adjust compliance degree of customs declarants based on
compliance assessment criteria specified in Article 11 of this Circular; b) Cooperating with relevant bodies in exchanging and
providing information regarding process of complying with regulations and law
by customs declarants to verify additional information. 4. Customs authorities shall assist increase of
compliance degree of customs declarants via applications on the customs website
as follows: a) Look up results of compliance degree and
explanation for classification of degree of compliance with regulations and
law; b) Exchange and provide information serving
assessment of compliance with regulations and law, and propose difficulties and
recommendations related to assessment of compliance with regulations and law. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 5. Customs authorities encourage customs declarants
to voluntarily comply with regulations and law by organizing customs -
enterprise partnership programs, memoranda, conference, conventions, training
and assisting customs declarants in complying with regulations and law
voluntarily. Section 2. CLASSIFICATION OF RISK LEVELS IN
CUSTOMS OPERATIONS Article 13. Principles of classification of risk
levels 1. Risk levels in import, export, entry, exit and
transit activities are classified on the basis of degrees of compliance with
regulations and law of customs declarants and relevant factors specified in
Article 15 of Decree No. 08/2015/ND-CP. 2. In case relevant factors specified in Article 15
of Decree No. 08/2015/ND-CP of 2 or more customs declarants are identical, a
customs declarant having higher degree of compliance with regulations and law
shall be classified with a lower risk level and vice versa. 3. Each customs authority shall manage and utilize
the information system for risk management which automatically integrates and
processes data according to criteria specified in Articles 15 and 17 of this
Circular to classify risk levels in customs operations. Article 14. Classification of risk levels of
customs declarants Customs declarants shall be classified in one of
the following risk levels: 1. Level 1: Prioritized enterprises that are
enterprises specified in Point a Clause 1 Article 12 of this Circular. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. Level 3: Customs declarants with low risks. 4. Level 4: Customs declarants with moderate
risks. 5. Level 5: Customs declarants with high risks. 6. Level 6: Customs declarants with very high
risks. 7. Level 7: Customs declarants who are not
involved in goods import and export activities for 365 days before the date of
assessment and have not been penalized for violations against regulations on
customs and other regulations by customs authorities. 8. Level 8: Customs declarants who are not
involved in goods import and export activities for 365 days before the date of
assessment and have been penalized for violations against regulations on
customs and other regulations by customs authorities, except for the acts
specified in Level 9 of this Article. 9. Level 9: Customs declarants who are not
involved in goods import and export activities for 365 days before the date of
assessment and have been penalized for one of the violations specified in
Sections I and II Annex VI enclosed herewith.”. Article 15. Criteria for classification of
risk levels of customs declarants Risk level 2 to risk level 6 of customs
declarants shall be classified according to the regulations in Article 15 of
Decree No. 08/2015/ND-CP as follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Year of establishment; head office; factory
scale; number of employees; type of enterprise; information about owner of
enterprise; capital; participation in the stock market; Certificate of compliance
with International Standard ISO 9001. 3. Period and frequency of activity, route;
goods, type of import and export; export and import turnovers, total tax paid;
sales, profits; results of inspection, examination, post clearance examination,
inspection and investigation of customs authorities, tax authorities and other
relevant agencies; results of inspection of customs authorities for information
related to conditions for establishment, recognition of enterprises operating
ports, warehouses and yards; customs authorities’ results of inspecting
enterprises operating ports, warehouses and yards for the compliance with
regulations on customs supervision of import, export and transit goods. 4. Frequency, nature, severity of the violations
and compliance with customs laws, laws on tax administration and tax laws;
compliance with laws on post, transport, commercial, quality measurement
standards and other laws relating to import, export, entry, exit and transit
activities. 5. Previous violations related to goods owners,
consignors and consignees 6. Purposes and requests for customs management
from time to time. 7. Signs of risks and signs of violations
against regulations and laws on customs, tax administration and tax. 8. Cooperation with customs authorities in
providing information of enterprises.". Article 16. Classification of risk levels of
import, export, entry, exit and transit activities in customs operation Risk levels of import, export, entry, exit and
transit activities in customs operation shall be classified as follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Moderate risk. 3. Low risk. Article 17. Criteria for classification of risk
levels of import, export, entry, exit and transit activities in customs
operation Risks in import, export, entry, exit and transit
activities in customs operation shall be classified based on factors specified
in Article 15 of Decree No. 08/2015/ND-CP as follows: 1. Degrees of compliance and risk levels of customs
declarants specified in Articles 10 and 14 of this Circular. 2. Policies on management and policies on tax with
respect to import, export and transit goods. 3. Previous violations related to: a) Goods owners, consignors, consignees, recipient
address; b) Import, export and transit goods; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. d) Persons making entry, exit, transit and luggage
thereof. 4. Properties, attributes, origin, route and means
of transportation of: a) Import, export and transit goods; b) Transports making entry, exit and transit; c) Persons making entry, exit, transit and luggage
thereof. 5. Customs declarants, import, export and transit
goods; transports making entry, exit and transit; persons making entry, exit
and transit; luggage of persons making entry, exit and transit that are subject
to management according to risk control plan, risk control schemes and risk
documents. 6. Purposes and requests for customs management
from time to time. 7. Results of implementation of operations related
to import, export and transit goods; transports making entry, exit and transit;
persons making entry, exit, transit and luggage thereof. 8. Operational information and warning about
subjects, methods, forms of smuggling, tax evasion, illegal transport of goods
across borders, trade frauds in import, export, entry, exit and transit from
time to time. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 10. Signs of risks and signs of violations against
regulations and law on customs. 11. Random selection at management request from
time to time. 12. Other factors related to import, export, entry,
exit and transit activities. Article 18. Methods of classification of risk
levels 1. Risk levels of custom declarants, enterprises
operating ports, warehouses and yards and import, export, entry, exit and
transit activities shall be automatically classified by the system on a regular
basis by processing customs data and information taking account of factors
specified in Article 15 of Decree No. 08/2015/ND-CP , Articles 15 and 17 of
this Circular. 2. The system shall automatically update the
assessment and classification of risk levels of customs declarants in case
degrees of compliance with regulations and law of customs declarants and
factors specified in Article 15 of this Circular change. 3. In case the customs electronic data
processing system fails to automatically adjust and classify risk levels, the
updating of results of classification of risk levels of customs declarants,
enterprises operating ports, warehouses and yards and import, export, entry,
exit and transit activities shall be performed manually by customs officials. Article 19. Lists of goods susceptible to risks 1. Lists of goods susceptible to risks shall be
issued and used by customs authorities as sources of information to analyze and
assess risks, assist adoption of customs measures, and propose, develop
policies and regulations on management of import and export goods. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Lists of goods susceptible to risks in customs
operations must include: a) List of goods susceptible to risks of line
management policies; b) List of goods susceptible to risks of goods
classification; c) List of goods susceptible to risks of price; d) List of goods susceptible to risks of origin; dd) List of goods susceptible to risks of
environment; e) List of goods susceptible to risks of
counterfeits, protection of intellectual property rights; g) List of goods susceptible to risks of drugs and
precursors; h) List of goods susceptible to risks of weapons
and radioactive materials; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. List of goods susceptible to risks shall cover
following contents: a) Both import and export or either import or
export; b) Name and code of goods susceptible to risks
specified according to 8 digits and 10 digits HS code and standardized to meet
data processing requirements on the system; c) Types and features for distinction of goods; d) Signs of risks and other relevant information. 4. Criteria for development of lists of goods
susceptible to risks prescribed in Clause 2 of this Article shall comply with
regulations in Article 17 of this Circular. 5. The lists of goods susceptible to risks shall be
monitored, assessed and revised according to criteria specified in Clause 4 of
this Article in conformity with management of import, export activities and
updating, management on the information system for risk management. Chapter IV APPLICATION OF RISK MANAGEMENT TO CUSTOMS OPERATIONS ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. Based on results of assessment of compliance
with regulations and law of customs declarants specified in Article 10 and
results of classification of risk levels in customs operations specified in
Articles 14 and 16 of this Circular, customs authorities shall adopt the
following operational measures as follows: a) Decide goods inspection during loading,
unloading and storage process at warehouses, storage, ports and border areas; b) Decide inspection during customs procedures; c) Opt to conduct post clearance examination; d) Decide examination in management of toll manufacturing
and manufacturing of export goods, and export processing enterprises; dd) Decide examination in management of sale of
duty-free goods; e) Classify and decide examination of refund claims
and claims for duty cancellation with respect to import and export goods; g) Decide methods of supervising and examining
goods during customs supervision; h) Decide supervision of specimen collection
serving specialized examination within customs controlled areas; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. k) Decide collection of specimens for goods
analysis and assessment; l) Select specialized inspection and apply risk
management to other operations. m) Decide methods for supervision of destruction
of scrap and waste products.”. 2. Customs authorities shall conduct examination
and supervision as per the law and according to instructions on the systems. In
case of suspicion or discovery of signs of violations against customs laws, tax
administration laws and tax laws, heads of customs authorities within their
competence shall decide change of examination methods and intensity, and shall
be responsible for their decisions. Article 21. Decision on inspection of goods
during loading, unloading and storage process at warehouses, storage, ports and
border areas Based on risk levels during loading, unloading and
storage at warehouses, storage, ports and border areas and operational
information at the time of making decisions, customs authorities shall decide
inspection of goods and give notification on the customs electronic data
processing system as follows: 1. High and moderate risks: Physical inspection of
goods by one or a combination of the following methods: a) Non-intrusive inspection; b) Inspection by other technical equipment; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Low risks: No inspection or non-intrusive
inspection on the basis of random selection for assessment of compliance with customs
laws, tax administration laws and tax laws. Article 22. Decision on inspection during
customs procedures 1. Decision on inspection with respect to import
and export goods Based on risk levels during customs procedures,
operational information at the time of making decisions and information stated
on the declarations, customs authorities shall conduct customs inspection and
give notification on the customs electronic data processing system as follows: a) Lane 1 (Green): Accept information stated on the
declarations with respect to low risk cases or on the basis of randomly
selected categories for inspection; b) Lane 2 (Yellow): Inspect customs documents
during customs procedures with respect to moderate risk cases or on the basis of
randomly selected categories for inspection; c) Lane 3 (Red): Physically inspect goods on the
basis of inspection of relevant papers included in the customs documents during
customs procedures with respect to high risk cases or on the basis of randomly selected
categories for inspection with the following intensity and methods: c.1) Direct inspection conducted by customs
officials; c.2) Inspection by screening device or other
technical equipment and operational measures; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Decision on inspection with respect to goods
transported by private carriers Based on risk levels during customs procedures,
operational information at the time of making decisions and information stated
on the declarations, customs authorities shall conduct customs inspection and
give notification on the customs electronic data processing system as follows: a) Lane 1 (Green): Accept information stated on the
declarations with respect to low risk cases; b) Lane 2 (Yellow): Inspect papers related to
customs documents during customs procedures with respect to moderate and high
risk cases. Article 23. Option to conduct post clearance
examination 1. Opt to conduct post clearance examination based
on risk management Based on risk levels in post clearance examination,
customs authorities shall opt to conduct post clearance examination and give
notification on the customs electronic data processing system as follows: a) High and moderate risks: Conduct post clearance
examination; b) Low risks: Postpone post clearance examination,
continue to assess compliance with regulations and law and classify risk levels
for the next assessment period. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. No more than 0.5% of total import and export
enterprises shall be selected for compliance assessment specified in Clause 3
Article 78 of Law on Customs within a period from January 1 to December 31 of
the year preceding the year of assessment. Article 24. Decision on examination in
management of toll manufacturing and manufacturing of export goods, and export
processing enterprises Based on risk levels in toll manufacturing,
manufacturing for export, export processing enterprises and operational
information at the time of making decisions, customs authorities shall decide
examination and give notification on the customs electronic data processing
system as follows: 1. High risks: Conduct examination regarding one or
a combination of the following contents: a) Examine facilities and capacity of toll
manufacturing and manufacturing of export goods, storage of materials,
equipment, machinery, equipment and export products as specified in Clause 1
Article 39 of Decree No. 08/2015/ND-CP and amendments thereto in Clause 17
Article 1 of Decree No. 59/2018/ND-CP ; b) Examine usage and stock of materials, equipment,
machinery, equipment and export products as specified in Clause 1 Article 40 of
Decree No. 08/2015/ND-CP and amendments thereto in Clause 18 Article 1 of
Decree No. 59/2018/ND-CP; c) Examine final accounts regarding usage of import
materials and components, and export goods as specified in Clause 2 Article 41
of Decree No. 08/2015/ND-CP. 2. Moderate risks: Randomly select enterprises and
examine one or a combination of contents specified in Articles 39, 40 and 41 of
Decree No. 08/2015/ND-CP and amendments thereto in Clauses 17 and 18 Article 1
of Decree No. 59/2018/ND-CP . 3. Low risks: Postpone examination, continue to
assess compliance with regulations and law and classify risk levels for next
assessment period. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Based on risk levels in sale of duty-free goods and
operational information at the time of making decisions, customs authorities
shall decide examination and give notification on the customs electronic data
processing system as follows: 1. High risks: Conduct examination regarding one or
a combination of the following contents: a) Examine goods transported between duty-free
warehouses and duty-free stores as specified in Point b Clause 2 Article 10 of
Decree No. 167/2016/ND-CP dated December 27, 2016 of Government on sale of
duty-free goods (hereinafter referred to as “Decree No. 167/2016/ND-CP”); b) Examine sale of duty-free goods of enterprises
selling duty-free goods as specified in Point b Clause 5 Article 12, Point b
Clause 3 Article 13, Point b Clause 3 Article 14, Point c Clause 3 Article 15
and Point b Clause 2 Article 16 of Decree No. 167/2016/ND-CP ; c) Physically examine cash of enterprises selling
duty-free goods brought into and out of sterile areas and restricted areas as
specified in Point c Clause 2 and Point b Clause 3 Article 20 of Decree No.
167/2016/ND-CP ; d) Examine final accounts of goods brought into
duty-free stores for sale as specified in Point c Clause 5 Article 21 of Decree
No. 167/2016/ND-CP . 2. Moderate risks: Randomly select enterprises and
examine one or a combination of contents specified in Articles 10, 12, 13, 14,
15, 16, 20 and 21 of Decree No. 167/2016/ND-CP . 3. Low risks: Postpone examination, continue to
assess compliance with regulations and law and classify risk levels for next
assessment period. Article 26. Classification and decision on
examination of refund claims and claims for duty cancellation with respect to
imports and exports ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. High risks: Examination precedes tax refund. 2. Moderate risks: Tax refund precedes
examination and examination shall be conducted within the period prescribed in
Clause 1 Article 77 of the Law on Tax Administration dated June 13, 2019. 3. Low risks: Tax refund precedes examination
and examination shall be randomly conducted within the period prescribed in
Clause 1 Article 77 of the Law on Tax Administration dated June 13, 2019.”. Article 27. Decision on methods of supervising
and examining goods during customs supervision Based on risk levels during customs supervision and
operational information at the time of making decisions, customs authorities
shall decide methods of supervising and examining goods, and give notification
on the customs electronic data processing system as follows: 1. High risks: Apply customs seal in combination
with supervision by technical equipment and devices or seals as per the law in
combination with direct supervision offered by customs officials. 2. Moderate risks: Apply customs seal or seal as
per the law in combination with supervision by technical equipment and devices.
3. Low risks: Apply seals as per the law or
exercise supervision by technical equipment and devices. 4. Customs authorities shall physically examine
goods during customs supervision in case of signs of violations against
regulations and law. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Based on risk levels during supervision of specimen
collection serving specialized inspection within customs controlled area and
notice on specimen collection serving specialized inspection, customs
authorities shall decide supervision and give notification on the customs
electronic data processing system as follows: 1. Moderate and high risks: Conduct direct
supervision. 2. Low risks: Postpone supervision, continue to
assess compliance with regulations and law and classify risk levels for next
assessment period. Article 29. Decision on examination and
supervision with respect to transports making entry, exit, transit; persons
making entry, exit, transit and luggage thereof Based on risk levels of entry, exit and transit
activities of transports, persons making entry, exit, transit and luggage thereof
and operational information at the time of making the decision, customs
authorities shall decide examination and supervision and give notification on
the customs electronic data processing system as follows: 1. Moderate and high risks: Conduct examination and
supervision. 2. Low risks: Postpone examination and supervision,
continue to assess compliance with regulations and law of customs declarants
and classify risk levels for next assessment period. Article 30. Decision on collection of specimens
for goods analysis and assessment Based on risk levels of import and export
activities and operational information, customs authorities shall decide to
collect specimens for analysis and assessment, and give notification on the
customs electronic data processing system as follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Low risks: Postpone specimen collection for
analysis, assessment or evaluation, continue to assess compliance with
regulations and law and classify risk levels for next assessment period. Article 31. Selection of specialized inspection
and application of risk management to other operations 1. Select specialized inspection Based on risk levels in specialized inspection,
customs authorities shall select specialized inspection and give notification
on the customs electronic data processing system as follows: a) High and moderate risks: Conduct specialized
inspection; b) Low risks: Postpone specialized inspection,
continue to assess compliance with regulations and law and classify risk levels
for next assessment period. 2. Application of risk management to other
operations Based on risk levels in other operations and
operational information, customs authorities shall decide to adopt operational measures
within their functions and tasks. Article 31a. Decision on methods for
supervision of destruction of scrap and waste products in management of
processed, manufactured and exported goods and goods of export processing
enterprises ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. High risks: Direct supervision. 2. Moderate and low risks: Supervision using
technical means and equipment.”. Article 32. Examination and assessment of
application of risk management to customs operations 1. Examination and assessment of application and
implementation of risk management to customs operations include: a) Examine and assess adequacy of implementation of
operational measures and techniques regarding risk management; b) Examine and assess effectiveness and efficiency
in application of risk management to customs operations; c) Examine and assess implementation organization
and results of examination, supervision, customs control, post clearance
inspection and inspection or other operational measures regarding application
of risk management. 2. Details and methods of conducting examination
and assessment of adoption and implementation of risk management in customs
operations include: a) Consolidate information and report figures of
entities regarding implementation and application of risk management; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) Analyze and consolidate violations discovered
during examination, supervision and post clearance inspection; d) Establish groups to examine implementation and
application of risk management of entities related to customs at all levels. 3. Director General of General Department of
Customs shall assign risk management entities to examine and assess
implementation and application of risk management to customs operations
according to Clause 2 of this Article. The assessment shall be performed on a
periodic (monthly, 6-monthly and annual) basis and as requested. Chapter V IMPLEMENTATION Article 33. Implementation responsibilities 1. Director General of General Department of
Customs shall be responsible for issuing: a) The criteria specified in Articles 11, 15 and 17
of this Circular; b) Lists of goods susceptible to risks on a
periodic basis; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. d) List of key enterprises in terms of customs
value from time to time; dd) Director General of General
Department of Customs shall be responsible for organizing and developing
programs for promoting voluntary compliance; exchanging and providing
information for and assisting customs declarants in improving compliance with
customs laws, tax administration laws and tax laws).”. 2. Director General of Risk Management Agency
affiliated to General Department of Customs shall act as focal and presiding
entity and be responsible for: a) managing and operating risk management
information system and information, data systems serving risk management within
competence; b) organizing implementation and providing
instructions on operation and inspection of collection and processing of risk
management information; operational measures and techniques for risk management
and application of risk management to customs operations; c) managing criteria sets issued by the Director
General specified in Point a Clause 1 of this Article on the risk management
information system and relevant information systems; monitoring, assessing,
adjusting and adding criteria so as to meet management requirements from time
to time. 3. Customs authorities and customs officials at all
levels shall be responsible for implementing risk management plans of customs;
adopting operational measures on the basis of risk management information
provided. 4. Regulatory authorities via performance of joint
state management regarding customs; customs declarants; organizations and
individuals related to import, export and transit of goods, entry, exit and
transit of transports shall be responsible for implementation of this Circular. Article 34. Effect ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. Regulations set forth in Articles 8, 9, 11, 12,
13 and 15 Section I Chapter II of Circular 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015
of the Ministry of Finance on customs procedures, customs examination and
supervision, import and export duties, and tax administration with respect to
import and export goods; Decision No. 464/QD-BTC dated June 29, 2015 of the
Minister of Finance on risk management in customs operations and Decision No.
465/QD-BTC dated June 29, 2015 of the Minister of Finance on criteria sets of
risk management in customs operations are effective until January 1, 2021. 3. During the implementation of this Circular, if
relevant legislative documents mentioned in this Circular are revised or
replaced, the new and revised, replaced documents shall prevail. 4. Difficulties that arise should be promptly
reported to the Ministry of Finance (General Department of Customs) for
consideration and solutions./. CERTIFIED BY PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Nguyen Duc Chi
Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC ngày 27/06/2024 hợp nhất Thông tư Quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ Tài chính ban hành
1.205
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|