BỘ
NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1802/QĐ-BNN-QLCL
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH “CHƯƠNG
TRÌNH KIỂM SOÁT AN TOÀN THỰC PHẨM CÁ VÀ CÁC SẢN PHẨM CÁ BỘ SILURIFORMES XUẤT
KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ”
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN
Căn cứ Nghị định số
15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ quy định
FSIS-2008-0031 (công bố ngày 02/12/2015) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về việc kiểm
tra bắt buộc đối với cá và sản phẩm cá bộ Siluriformes (Mandatory Inspection of
Fish of the Order Siluriformes and Products Derived From Such Fish; Final
Rule);
Xét đề nghị của Cục
trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1.
Ban hành “Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm cá và
các sản phẩm cá bộ Siluriformes xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ”.
Điều
2.
Quyết định này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày được
ban hành và thay thế Quyết định số 3379/QĐ-BNN-QLCL ngày 15/8/2017 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều
3.
Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Thủ trưởng các đơn
vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh/thành phố
trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan tới nuôi, thu hoạch,
vận chuyển, giết mổ, chế biến, bảo quản, xuất khẩu cá bộ Siluriformes sang thị
trường Hoa Kỳ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, QLCL.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phùng Đức Tiến
|
CHƯƠNG TRÌNH
KIỂM SOÁT AN TOÀN
THỰC PHẨM CÁ VÀ SẢN PHẨM CÁ BỘ SILURIFORMES XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG
HOA KỲ
(Kèm theo Quyết định số 1802/QĐ-BNN-QLCL ngày 22/5/2020 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn)
I. NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
1. Phạm vi điều chỉnh
Chương trình này quy
định:
1.1. Các điều kiện và
hoạt động kiểm soát của cơ quan thẩm quyền Việt Nam đối với điều kiện bảo đảm
an toàn thực phẩm (ATTP) tại các cơ sở nuôi, vận chuyển, giết mổ/chế biến, bảo
quản cá và sản phẩm cá bộ Siluriformes (sau đây gọi tắt là Cá da trơn)
xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
1.2. Hoạt động đăng
ký, thẩm định, chứng nhận cho các lô hàng Cá da trơn xuất khẩu sang thị trường
Hoa Kỳ.
2. Đối tượng áp dụng
2.1. Các tổ chức, cá
nhân (sau đây gọi chung là cơ sở) nuôi, vận chuyển, giết mổ/chế biến, bảo quản,
xuất khẩu Cá da trơn sang thị trường Hoa Kỳ.
2.2. Các cơ quan thẩm
quyền liên quan đến việc kiểm soát điều kiện bảo đảm ATTP; thẩm định và chứng
nhận cho lô hàng Cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.
2.3. Phòng thử nghiệm
thực hiện phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP đối với Cá da trơn xuất khẩu
sang thị trường Hoa Kỳ.
3. Cơ quan kiểm soát
3.1. Các Chi cục quản
lý chuyên ngành về thủy sản, chất lượng nông lâm thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách
nhiệm kiểm soát điều kiện bảo đảm ATTP đối với toàn bộ công đoạn nuôi Cá da
trơn thương phẩm đến thu hoạch theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản và quá
trình vận chuyển theo hướng dẫn Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy
sản.
3.2. Cục Quản lý chất
lượng nông lâm sản và thủy sản và các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm kiểm
soát ATTP trong quá trình vận chuyển, chế biến, bảo quản, xuất khẩu Cá da trơn
như sau:
3.2.1. Cục Quản lý
chất lượng nông lâm sản và thủy sản và các Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm
sản và thủy sản Trung Bộ/Nam Bộ thực hiện việc thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP
cơ sở giết mổ/chế biến, bảo quản Cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo quy định
tại Chương trình này.
3.2.2. Các Trung tâm
Chất lượng nông lâm thủy sản vùng thực hiện việc giám sát điều kiện bảo đảm
ATTP trong quá trình vận chuyển (trường hợp phương tiện vận chuyển thuộc cơ sở
chế biến), giết mổ/chế biến, bảo quản tại các cơ sở và thẩm định, chứng nhận
(cấp chứng thư) cho các lô hàng Cá da trơn xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ
theo quy định tại Chương trình này.
4. Yêu cầu đối với
trang thiết bị phục vụ việc kiểm soát
4.1. Chuyên dụng, có
dấu hiệu phân biệt với các dụng cụ khác.
4.2. Trong tình trạng
hoạt động và bảo trì tốt; được xác nhận giá trị sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn
theo quy định; tình trạng vệ sinh tốt, bảo đảm không là nguồn lây nhiễm.
5. Yêu cầu đối với
Phòng thử nghiệm
Các phòng thử nghiệm
tham gia hoạt động phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu về ATTP theo quy định
tại Chương trình này phải được Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
chỉ định theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
6. Yêu cầu đối với
kiểm tra viên thực hiện việc thẩm định, kiểm soát
6.1. Trung thực,
khách quan, không có quan hệ về lợi ích kinh tế với các Cơ sở.
6.2. Có chuyên môn phù
hợp, có năng lực thực hiện thẩm định, kiểm soát ATTP thủy sản, có khả năng đánh
giá việc thực hiện các chương trình quản lý chất lượng theo GMP, SSOP, HACCP.
6.3. Đủ sức khỏe để
bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
7.
Kinh phí phục vụ việc kiểm soát, chứng nhận
Kinh phí phục vụ việc
kiểm soát, chứng nhận Cá da trơn xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong Chương trình này
được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
II.
KIỂM SOÁT TẠI CÔNG ĐOẠN NUÔI, THU HOẠCH
1. Yêu cầu đối với cơ
sở nuôi cá da trơn cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu sang thị trường
Hoa Kỳ
1.1. Đáp ứng các điều
kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Khoản 1 Điều 38
Luật Thủy sản năm 2017 và Điều 34 Nghị định 26/2019/NĐ-CP
ngày 8/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Thủy sản.
1.2. Được cấp giấy
xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 36
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019.
1.3. Cơ sở nuôi nằm
trong vùng nuôi thủy sản được lấy mẫu giám sát trong Chương trình giám sát dư
lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi thực
hiện theo Thông tư số 31/2015/TT-BNNPTNT ngày 06/10/2015 của Bộ Nông nghiệp và
PTNT.
1.4. Sử dụng con
giống được sản xuất từ cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống đã được cấp Giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện và đã được kiểm dịch theo quy định.
1.5. Sử dụng thức ăn,
sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản được sản xuất từ cơ sở đã được
cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện. Chỉ sử dụng hóa chất, chế phẩm sinh
học, thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Phụ lục 2 của Thông tư số
26/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018.
1.6. Sử dụng các loại
thuốc thú y thủy sản có tên trong Danh mục được phép lưu hành sử dụng theo
hướng dẫn của nhà sản xuất, đơn thuốc của cá nhân hành nghề thú y, cơ quan quản
lý chuyên ngành thú y theo quy định tại Luật Thú y; Tuân thủ quy định về dư
lượng hóa chất, kháng sinh, kim loại trong quá trình nuôi cá da trơn làm nguyên
liệu chế biến xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ nêu tại Phụ
lục 1 của Chương trình.
1.7. Cơ sở nuôi đảm
bảo dụng cụ thu hoạch không là nguồn gây mất an toàn thực phẩm đối với cá da
trơn.
1.8. Cơ sở nuôi lấy mẫu
nước, kiểm tra dư lượng một số kim loại nặng, thuốc trừ sâu gốc Chlor hữu cơ
định kỳ ít nhất 01 năm/lần/vùng nuôi hoặc thu thập kết quả kiểm tra chất lượng
nước của Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản/Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy
sản. Thực hiện giám sát chất lượng nước trong quá trình nuôi theo quy định của
Hoa Kỳ (riêng đối với cá tra, giám sát chỉ tiêu chất lượng nước theo quy định
tại Phụ lục 01 Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia QCVN 02-20:2014/BNNPTNT).
1.9. Cơ sở nuôi phải
lưu giữ tài liệu, hồ sơ liên quan đến quá trình nuôi, thu hoạch, bán nguyên
liệu để đảm bảo thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc.
2. Kiểm soát điều
kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở nuôi
Cơ sở nuôi Cá da trơn
cung cấp cho các nhà máy chế biến xuất khẩu sang Hoa Kỳ được thẩm định, chứng
nhận và giám sát điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư
số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh
thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản
lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi tắt là Thông tư
38/2018/TT-BNNPTNT) hoặc ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn
theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương thức quản lý điều kiện
an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản không
thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm
vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi tắt là Thông tư
17/2018/TT-BNNPTNT)
III. KIỂM SOÁT TẠI
CÔNG ĐOẠN VẬN CHUYỂN CÁ ĐẾN CƠ SỞ CHẾ BIẾN
1. Yêu cầu đối với
việc vận chuyển bằng tàu/ghe
1.1. Bề mặt khoang
chứa cá phải nhẵn, dễ làm sạch và không thôi nhiễm các chất độc hại vào sản
phẩm.
1.2. Các dụng cụ phục
vụ việc đưa cá lên tàu/ghe, vận chuyển cá và đưa cá lên khu tiếp nhận của cơ sở
chế biến phải nhẵn, không gây thương tích cơ học cho cá và được vệ sinh sạch sẽ
trước và sau mỗi lần vận chuyển hoặc khi có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh.
1.3. Quá trình vận
chuyển phải bảo đảm đủ oxy để hạn chế tối đa cá bị yếu, chết trong quá trình
vận chuyển. Cá chết hoặc có dấu hiệu mắc bệnh phải được loại bỏ và được chứa
đựng trong thùng chứa riêng có dấu hiệu nhận diện.
2. Yêu cầu đối với
việc vận chuyển bằng xe
2.1. Các dụng cụ chứa
cá phải nhẵn, dễ làm sạch, không gây thương tích cơ học cho cá và không được
chứa các chất có thể thôi nhiễm vào sản phẩm. Dụng cụ, phương tiện vận chuyển
và các dụng cụ chứa phải được vệ sinh trước và sau khi vận chuyển.
2.2. Đối với vận
chuyển cá sống: quá trình vận chuyển phải bảo đảm đủ nước, oxy để hạn chế tối
đa cá bị yếu, chết trong quá trình vận chuyển. Cá chết hoặc có dấu hiệu mắc
bệnh phải được loại bỏ kịp thời và được chứa đựng trong thùng chứa riêng có dấu
hiệu nhận diện.
3. Kiểm tra chất
lượng cá khi tiếp nhận tại cơ sở chế biến
3.1. Việc kiểm tra
chất lượng cá trong quá trình tiếp nhận tại cơ sở do công nhân, nhân viên quản
lý chất lượng của cơ sở thực hiện.
3.2. Mọi cá thể cá
chết hoặc cá có dấu hiệu mắc bệnh phải được loại bỏ và đảm bảo không đưa vào
chế biến làm thực phẩm cho người.
3.3. Cá được loại bỏ
phải được để trong thiết bị riêng biệt, có dấu hiệu nhận diện phù hợp để tránh
nhầm lẫn với cá được đưa vào chế biến làm thực phẩm và cá được loại bỏ phải
được xử lý phù hợp để ngăn ngừa lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Hoạt
động loại bỏ cá chết và cá có dấu hiệu bị bệnh phải được ghi chép đầy đủ vào hồ
sơ giám sát chất lượng của cơ sở.
4. Kiểm soát điều
kiện bảo đảm ATTP trong quá trình vận chuyển
4.1. Việc kiểm soát điều
kiện bảo đảm ATTP quá trình vận chuyển bởi phương tiện thuộc cơ sở chế biến
được kiểm tra viên của Cơ quan kiểm soát thực hiện cùng với việc thẩm định,
giám sát điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở chế biến.
4.2. Phương tiện vận
chuyển độc lập (tàu/ghe hoặc xe vận chuyển không thuộc cơ sở chế biến) được
thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư
số 38/2018/TT-BNNPTNT hoặc ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn
theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT theo hướng dẫn của Cục Quản lý
chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
IV. KIỂM SOÁT TẠI
CÔNG ĐOẠN CHẾ BIẾN
1. Yêu cầu về nhà
xưởng, trang thiết bị.
1.1. Cơ sở chế biến
phải đáp ứng các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
02-01:2009/BNNPTNT “Cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thủy sản - Điều kiện
chung đảm bảo an toàn thực phẩm”.
1.2. Cơ sở chế biến
phải bố trí khu vực làm việc riêng, đủ diện tích và điều kiện cần thiết cho
kiểm tra viên của cơ quan kiểm soát để thực hiện giám sát, đánh giá hoạt động
bảo đảm ATTP của Cơ sở tại bất cứ thời điểm nào có hoạt động sản xuất, chế biến
cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
2. Yêu cầu đối với chương
trình quản lý chất lượng
2.1. Cơ sở chế biến
phải áp dụng chương trình quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP đáp ứng quy
định tại Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02-02:2009/BNNPTNT “Cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm thủy sản - Chương trình đảm bảo chất lượng và an toàn thực
phẩm theo nguyên tắc HACCP”.
2.2. Đối với cơ sở
chế biến Cá da trơn từ nguồn nguyên liệu là bán thành phẩm do cơ sở khác cung
cấp, Chương trình quản lý chất lượng quy định rõ cơ sở cung cấp bán thành phẩm
phải có tên trong danh sách được phép chế biến xuất khẩu Cá da trơn sang thị
trường Hoa Kỳ do cơ quan thẩm quyền Hoa Kỳ chấp thuận. Trong trường hợp, cơ sở
sử dụng bán thành phẩm nhập khẩu để chế biến xuất khẩu sang Hoa Kỳ, quốc
gia/vùng lãnh thổ và cơ sở cung cấp bán thành phẩm cá da trơn cũng phải có tên
trong danh sách được phép xuất khẩu vào Hoa Kỳ do Cơ quan thẩm quyền Hoa Kỳ
chấp thuận.
2.3. Chương trình
quản lý chất lượng của Cơ sở phải nhận diện và kiểm soát dư lượng hóa chất,
kháng sinh đối với các lô nguyên liệu, thành phẩm. Những lô hàng có kết quả
phân tích không đáp ứng yêu cầu về mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) và/hoặc
mức giới hạn áp dụng nhỏ nhất (MLA) tại Phụ lục 1 Chương
trình này không được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
2.4. Cơ sở phải thiết
lập quy định về truy xuất nguồn gốc và triệu hồi sản phẩm không an toàn theo
đúng quy định tại Thông tư 03/2011/TT-BNNPTNT ngày 02/11/2011 của Bộ Nông
nghiệp và PTNT quy định về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm
bảo chất lượng, ATTP trong lĩnh vực thủy sản, đồng thời phải đáp ứng thêm các
yêu cầu sau:
2.4.1. Quy định về
triệu hồi phải đảm bảo khả năng thu hồi các sản phẩm không đảm bảo ATTP, ghi
nhãn sai đã đưa ra thị trường tiêu thụ. Kế hoạch thu hồi bằng văn bản phải bao
gồm các quy trình mà cơ sở sẽ áp dụng để thu hồi các sản phẩm do cơ sở sản xuất
và vận chuyển, bao gồm cách thức cơ sở xác định nhu cầu thu hồi sản phẩm và tất
cả các quy trình mà cơ sở sẽ áp dụng để tiến hành thu hồi.
2.4.2. Trường hợp xác
định được sản phẩm đã xuất khẩu sang Hoa Kỳ không đảm bảo ATTP hoặc ghi nhãn
sai, cơ sở phải thực hiện thông báo cho cơ quan kiểm soát (gồm thông tin về sản
phẩm, số lượng, xuất xứ, điểm đến) trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi xác
định được thông tin chính xác về lô hàng không phù hợp.
2.5. Yêu cầu lưu giữ
hồ sơ:
Tài liệu, hồ sơ của chương
trình quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP phải được lưu giữ phù hợp tại cơ
sở. Trong đó:
2.5.1. Hồ sơ về các
hoạt động chế biến và sản phẩm ướp lạnh, cấp đông, chế biến sẵn,… phải được lưu
giữ trong ít nhất một năm sau khi hết hạn sử dụng của sản phẩm.
2.5.2. Hồ sơ có thể
được lưu giữ ngoài cơ sở sau sáu tháng, nhưng phải có sẵn trong vòng 01 ngày
làm việc tại cơ sở nếu kiểm tra viên của cơ quan kiểm soát yêu cầu xem xét.
2.5.3. Các cơ sở được
phép lưu trữ hồ sơ trên máy tính nếu cơ sở chứng minh có đủ các biện pháp kiểm
soát nhằm đảm bảo dữ liệu và chữ ký không bị hỏng hoặc làm giả.
3. Kiểm soát điều
kiện bảo đảm ATTP trong quá trình chế biến
3.1. Cơ sở chế biến
Cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải được thẩm định, chứng nhận điều kiện bảo
đảm ATTP theo quy định tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 được
sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13/2/2017 và Thông tư
16/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi
tắt là Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT). Căn cứ thẩm định, chứng nhận là các
quy định tại Chương trình này và các quy định khác của Cơ quan thẩm quyền Hoa
Kỳ do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cập nhật, hướng dẫn.
3.2. Các hoạt động
chế biến các sản phẩm cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ đều phải được cơ quan
kiểm soát giám sát theo quy định tại Mục IV.4 Chương trình này.
4. Giám sát quá trình
chế biến
4.1. Thông báo kế
hoạch sản xuất
4.1.1. Trước thứ sáu
hàng tuần, cơ sở chế biến thông báo tới Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản
vùng về kế hoạch sản xuất các lô hàng Cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào tuần
sau (nếu cơ sở có kế hoạch sản xuất).
4.1.2. Kế hoạch sản
xuất bao gồm các thông tin về tên và mã số cơ sở, sản phẩm, dự kiến thời gian
bắt đầu và kết thúc sản xuất lô hàng và từng ca sản xuất, ước lượng khối lượng
thành phẩm.
4.1.3. Trong trường
hợp thay đổi kế hoạch sản xuất, cơ sở phải thông báo cho Trung tâm Chất lượng
nông lâm thủy sản vùng ít nhất 24 giờ trước khi tiến hành sản xuất.
4.2. Lập kế hoạch
giám sát: Hàng tuần, Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng lập kế hoạch,
bố trí kiểm tra viên giám sát các cơ sở chế biến Cá da trơn xuất khẩu sang Hoa
Kỳ, đảm bảo các Cơ sở được giám sát ít nhất 01 lần/1 ca sản xuất.
4.3. Thực hiện việc
giám sát
4.3.1. Nội dung giám
sát:
- Xem xét nguồn gốc,
xuất xứ nguyên liệu từ cơ sở nuôi đáp ứng yêu cầu nêu tại Mục II.1.
- Việc đáp ứng quy
định về ATTP trong quá trình vận chuyển từ cơ sở nuôi về cơ sở chế biến nêu tại
Mục III.
- Việc duy trì điều
kiện vệ sinh, điều kiện nhà xưởng, trang thiết bị đảm bảo ATTP tại cơ sở.
- Sự phù hợp với quy
định và thực tế của các chương trình SSOP và HACCP đang áp dụng tại cơ sở.
- Xem xét hồ sơ thực
hiện và quan sát trực tiếp việc tuân thủ các yêu cầu đã được quy định tại kế
hoạch HACCP, SSOP và GMP, bao gồm: sự phù hợp trong việc lập và thực thi kế
hoạch lấy mẫu kiểm soát các chỉ tiêu ATTP đối với nguyên liệu và thành phẩm;
việc kiểm soát cá chết, cá có dấu hiệu bị bệnh; quy định và thực hiện quy định
về ghi nhãn.
- Hoạt động xem xét
trước khi xuất hàng (Pre-shipment review) và giám sát đóng hàng của cơ sở chế
biến.
- Thủ tục truy xuất
và triệu hồi sản phẩm.
- Xem xét hồ sơ thực
hiện và hiện trạng thực tế việc khắc phục sai lỗi đối với các điểm không phù
được Cơ quan kiểm soát và cơ sở phát hiện trước đó.
4.3.2. Phương pháp
giám sát:
- Kiểm tra viên thực
hiện việc giám sát tại cơ sở trong thời điểm bất kỳ diễn ra hoạt động sản xuất,
bao gồm kiểm tra tại một số hoặc tất cả các công đoạn sản xuất (từ vận chuyển
nguyên liệu đến sơ chế, chế biến, cấp đông, ghi nhãn, lưu kho) và xem xét hồ sơ
liên quan đến hoạt động chế biến, nuôi trồng và đảm bảo chất lượng sản phẩm;
ghi thông tin vào Phiếu giám sát do Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy
sản hướng dẫn thống nhất.
- Trường hợp thời điểm
kiểm tra viên đến nhưng cơ sở đã kết thúc ca sản xuất sớm hơn kế hoạch, kiểm
tra viên xem xét kỹ các hồ sơ liên quan và phỏng vấn đại diện cơ sở để đảm bảo
các hoạt động chế biến phù hợp với quy định tại Chương trình này.
4.4. Xử lý các trường
hợp không phù hợp
Trong quá trình giám
sát, nếu có đủ cơ sở cho thấy sai lỗi được phát hiện có thể gây ảnh hưởng đến
ATTP lô hàng nếu tiếp tục sản xuất; kiểm tra viên có thể xem xét thực hiện các
nội dung sau:
4.4.1. Niêm phong
hoặc gắn thẻ “Không phù hợp”, yêu cầu loại bỏ nguyên liệu/bán thành phẩm/thành
phẩm không đáp ứng quy định hoặc ngừng sử dụng thiết bị, dụng cụ không bảo đảm
vệ sinh có thể gây mất an toàn đến thực phẩm.
4.4.2. Trong trường
hợp cần thiết, kiểm tra viên yêu cầu Cơ sở tạm dừng sản xuất để khắc phục sai
lỗi.
4.4.3. Việc gỡ bỏ
niêm phong hoặc thẻ “Không phù hợp” chỉ được kiểm tra viên thực hiện sau khi cơ
sở đã khắc phục phù hợp.
4.4.4. Trường hợp cơ
sở không khắc phục hoặc khắc phục không phù hợp, kiểm tra viên báo cáo Lãnh đạo
Trung tâm vùng để thông báo tới Cục/Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và
thủy sản Trung Bộ/Nam Bộ (theo địa bàn quản lý) để thành lập đoàn thẩm định đột
xuất điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở.
4.4.5. Kiểm tra viên
lập biên bản vi phạm và lưu trữ hồ sơ theo quy định.
5. Yêu cầu về ghi
nhãn sản phẩm
5.1. Thông tin ghi
trên nhãn phải bằng tiếng Anh nổi bật, dễ thấy, dễ đọc và dễ hiểu đối với người
tiêu dùng.
5.2. Thông tin bắt
buộc ghi trên nhãn bao bì trực tiếp:
5.2.1. Tên sản phẩm:
Cá họ Ictaluridae được mang tên thương mại “catfish”; cá tra (Pangasius
hypophthalmus / Pangasianodon hypophthalmus) được mang tên thương mại:
Sutchi, Swai, Tra, Striped Pangasius; cá basa (Pangasius bocourti) được
mang tên Basa. Tên thương mại của các loài Cá khác tham khảo website:
https://www.itis.gov. Trong trường hợp sản phẩm được bổ sung nước, phụ gia, tỷ
lệ dung dịch bổ sung (là tỷ lệ khối lượng dung dịch bổ sung so với khối lượng
tịnh của bán thành phẩm trước khi bổ sung) phải ghi ngay dưới tên sản phẩm bằng
dòng tiếng Anh: “contains ….% added solution of water, salt, phosphates……”;
5.2.2. Tên nước xuất
khẩu: Thể hiện bằng cụm từ “Product of Vietnam” ngay dưới thông tin sản phẩm
nêu tại Mục IV.5.2.1;
5.2.3. Thành phần:
Nếu sản phẩm được bổ sung thêm nước, muối, phụ gia… thì tên thương mại của Cá
da trơn và thành phần bổ sung phải nêu đầy đủ sau từ “Ingredients:..”;
5.2.4. Mã số cơ sở
sản xuất (cơ sở sản xuất công đoạn cuối cùng);
5.2.5. Hướng dẫn bảo
quản (Handling statement): Ví dụ “keep refrigerated” hoặc “keep frozen”;
5.2.6. Khối lượng
tịnh: là khối lượng sản phẩm sau khi đã loại bỏ vật liệu bao gói và lớp mạ
băng, thể hiện đơn vị “LB” hoặc cả “LB” và KG”;
5.2.7. Tên và địa chỉ
của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở phân phối;
5.2.8. Thông tin dinh
dưỡng (chỉ áp dụng đối với sản phẩm bao gói để bán lẻ tới người tiêu dùng);
5.2.9. Hướng dẫn sử
dụng (Safe Handling Instructions);
5.2.10. Mã số lô hàng
/ Số hiệu nhận diện lô hàng.
5.3. Thông tin bắt
buộc trên bao bì vận chuyển:
5.3.1. Tên nước xuất
khẩu (ghi theo quy định tại mục IV.5.2.2);
5.3.2. Mã số cơ sở
sản xuất (cơ sở sản xuất công đoạn cuối cùng);
5.3.3. Tên sản phẩm
(theo quy định tại Mục IV.5.2.1);
5.3.4. Mã số lô hàng;
5.3.5. Hướng dẫn bảo
quản.
5.4. Trong trường hợp
bao bì trực tiếp của sản phẩm vừa là bao bì vận chuyển, thông tin quy định tại Mục
IV.5.2, IV.5.3 phải được thể hiện đầy đủ trên bao bì.
5.5. Nếu nhãn sản
phẩm có công bố thông tin đặc biệt như “hoàn toàn tự nhiên”, “không chất bảo
quản”… mẫu nhãn này phải được đăng ký và phê duyệt bởi Cơ quan Thanh tra và An
toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
V. KIỂM SOÁT TẠI CÔNG
ĐOẠN XUẤT KHẨU
1. Lập danh sách và
đưa tên cơ sở ra khỏi danh sách các cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu Cá da trơn
sang thị trường Hoa Kỳ
1.1. Cơ sở chế biến
Cá da trơn có nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ gửi hồ sơ đăng ký chứng
nhận đủ điều kiện ATTP theo yêu cầu tại Điều 10 Thông tư
48/2013/TT-BNNPTNT) được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1
Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT.
1.2. Cục Quản lý chất
lượng nông lâm sản và thủy sản (Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy
sản Trung Bộ, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ) thực
hiện thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở theo quy định tại Thông tư
48/2013/TT-BNNPTNT ; đồng thời thẩm tra việc đáp ứng các yêu cầu tại Mục III, IV
của Chương trình này.
1.3. Cơ sở đủ điều
kiện ATTP và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tại Mục III, IV của Chương trình này sẽ
được Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị cơ quan thẩm quyền
Hoa Kỳ đưa vào danh sách các cơ sở được phép xuất khẩu Cá da trơn sang thị
trường Hoa Kỳ.
1.4. Trường hợp cơ sở
chưa đủ điều kiện đề nghị cơ quan thẩm quyền Hoa Kỳ đưa vào danh sách các cơ sở
được phép xuất khẩu Cá da trơn sang thị trường Hoa Kỳ, Cục Quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản có văn bản thông báo cho cơ sở và nêu rõ lý do.
1.5. Cục Quản lý chất
lượng nông lâm sản và thủy sản đề nghị cơ quan thẩm quyền Hoa Kỳ đưa tên cơ sở
ra khỏi danh sách được phép xuất khẩu Cá da trơn sang thị trường Hoa Kỳ trong
các trường hợp sau:
1.5.1. Cơ sở không
còn nhu cầu xuất khẩu cá da trơn vào Hoa Kỳ;
1.5.2. Cơ sở có kết
quả thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP không đáp ứng quy định của Việt Nam và Hoa
Kỳ, Cơ quan kiểm soát đã có thông báo yêu cầu Cơ sở khắc phục sai lỗi và báo
cáo kết quả khắc phục nhưng Cơ sở không báo cáo kết quả khắc phục theo đúng
thời hạn của cơ quan kiểm soát.
2. Yêu cầu đối với
sản phẩm xuất khẩu
2.1. Được sản xuất
tại Cơ sở có tên trong danh sách các Cơ sở được phép xuất khẩu Cá da trơn sang
thị trường Hoa Kỳ.
2.2. Được sản xuất từ
nguyên liệu có nguồn gốc từ các cơ sở nuôi đáp ứng yêu cầu tại Mục II của Chương
trình này; được kiểm soát trong quá trình sản xuất đáp ứng yêu cầu tại Mục III,
IV Chương trình này.
2.3. Đáp ứng các quy
định về ghi nhãn các thông tin bắt buộc tại Mục IV.5 của Chương trình này. Các
thông tin ghi nhãn khác không được sai lệch với bản chất của hàng hóa, không vi
phạm pháp luật của Việt Nam và Hoa Kỳ.
2.4. Có mức dư lượng
hóa chất kháng sinh đáp ứng quy định tại Phụ lục 1
kèm theo.
2.5. Việc ghi nhãn
sản phẩm cá da trơn được thực hiện theo quy định tại Mục V.2.3 Chương trình
này.
2.6. Đối với sản phẩm
được sơ chế, chế biến từ các Cơ sở khác nhau:
2.6.1. Đáp ứng quy
định tại Mục IV.2.2 Chương trình này.
2.6.2. Các Cơ sở tham
gia sơ chế, chế biến, bảo quản lô hàng (bao gồm kho lạnh độc lập) có hợp đồng
trong đó cam kết cùng chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý của Cơ
quan kiểm soát trong trường hợp lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền Hoa Kỳ cảnh báo
hoặc Cơ quan kiểm soát phát hiện vi phạm về ATTP, ghi nhãn.
3. Đăng ký thẩm định
lô hàng xuất khẩu
Thực hiện theo Điều 29 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 15 Điều 1 Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT.
Trường hợp, lô hàng được bảo quản cơ sở cung cấp dịch vụ bảo quản lạnh độc lập
với cơ sở sản xuất thì điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở này phải đáp ứng
quy định của Việt Nam, Hoa Kỳ.
4. Thẩm định, lấy mẫu
kiểm nghiệm lô hàng
4.1. Trình tự thủ tục
thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm:
Thực hiện theo Điều 30 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung theo
quy định tại khoản 16 Điều 1 Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT, tuy
nhiên, không thực hiện việc lấy mẫu lưu.
4.2. Chỉ tiêu thẩm
định, kiểm nghiệm
4.2.1. Chỉ tiêu ngoại
quan, cảm quan: Thực hiện theo Phụ lục
1 Quyết định 2864/QĐ-BNN-QLCL ngày 24 tháng 11 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn về quy định chỉ tiêu kiểm tra về chất lượng, an toàn
thực phẩm đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu.
4.2.2. Chỉ tiêu vi
sinh, hóa học: Thực hiện theo Phụ lục 2 của Chương
trình này.
4.2.3. Cập nhật danh mục
chỉ tiêu: Danh mục chỉ tiêu kiểm tra, kiểm nghiệm được Cục Quản lý chất lượng
nông lâm sản và thủy sản rà soát, cập nhật theo từng thời kỳ.
4.2.4. Kết quả kiểm
nghiệm tại các Phòng thử nghiệm được chỉ định là kết quả cuối cùng, không chấp
nhận việc tái kiểm.
5. Xử lý kết quả thẩm
định, kiểm nghiệm không đáp ứng quy định
5.1. Trường hợp kết
quả thẩm định lô hàng không đáp ứng quy định về hồ sơ sản xuất, chỉ tiêu ngoại
quan, cảm quan: Xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông
tư 48/2013/TT-BNNPTNT.
5.2. Trường hợp kết
quả kiểm nghiệm lô hàng không đáp ứng quy định ATTP:
5.2.1. Cơ quan kiểm
soát gửi cho Chủ hàng Thông báo lô hàng không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông
tư 48/2013/TT-BNNPTNT , trong đó nêu rõ lý do không đạt, yêu cầu Chủ hàng điều
tra nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý đối với lô hàng và
lập báo cáo giải trình gửi Cơ quan kiểm soát.
5.2.2. Sau khi nhận
được báo cáo giải trình, Cơ quan kiểm soát thẩm tra báo cáo (bao gồm kiểm tra
thực tế nếu cần), thông báo kết quả cho Cơ sở. Nếu nguyên nhân lô hàng không
đáp ứng quy định ATTP có liên quan đến vi phạm của cơ sở nuôi, cơ quan kiểm
soát báo cáo thông tin về cơ sở nuôi vi phạm về Cục Quản lý chất lượng nông lâm
sản và thuỷ sản để thông báo cho Tổng cục Thuỷ sản tổ chức thực hiện các biện
pháp tăng cường kiểm soát đối với cơ sở nuôi vi phạm.
6. Cấp chứng thư và
tạm ngừng cấp chứng thư
6.1. Cấp chứng thư:
6.1.1. Chậm nhất 2
ngày kể từ ngày xuất khẩu, Chủ hàng phải cung cấp bằng văn bản đầy đủ các thông
tin cần thiết quy định trong mẫu Chứng thư tại Phụ lục 3
của Chương trình này cho Cơ quan kiểm soát để cấp Chứng thư cho các lô hàng có
kết quả thẩm định, kiểm nghiệm đạt yêu cầu.
6.1.2. Sau thời hạn
90 ngày kể từ ngày thẩm định, nếu Chủ hàng không cung cấp đầy đủ thông tin cho
Cơ quan thẩm định để thẩm định, cấp Chứng thư, Chủ hàng phải thực hiện đăng ký
thẩm định như quy định tại Điều 29 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT
được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của
Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT.
6.1.3. Mỗi lô hàng
xuất khẩu (theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư
48/2013/TT-BNNPTNT) được cấp 01 (một) Chứng thư theo mẫu tại Phụ lục 3 của Chương trình này.
6.1.4. Chứng thư chỉ
có giá trị đối với lô hàng được vận chuyển, bảo quản trong điều kiện không làm
thay đổi nội dung đã được chứng nhận về ATTP.
6.2. Tạm ngừng cấp
chứng thư trong các trường hợp sau:
6.2.1. Cơ sở thuộc
diện tạm dừng xuất khẩu sản phẩm Cá da trơn sang Hoa Kỳ theo quy định tại Mục
V.8.1.2 Chương trình này.
6.2.2. Trường hợp cơ
sở không duy trì điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định của Việt Nam và/hoặc Hoa
Kỳ (xếp hạng 4 theo quy định tại Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ): Tạm ngừng cấp
chứng thư cho các lô hàng cá da trơn xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong thời gian cơ sở
thực hiện các biện pháp khắc phục sai lỗi, báo cáo kết quả khắc phục sai lỗi
theo yêu cầu của cơ quan kiểm soát.
7. Cấp lại chứng thư,
cấp chuyển tiếp chứng thư, giám sát lô hàng sau thẩm định, chứng nhận
Thực hiện theo Điều 33, 34, 35 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNTđược sửa đổi, bổ
sung theo quy định tại khoản 18 Điều 1 của Thông tư
16/2018/TT-BNNPTNT.
8. Xử lý lô hàng bị
cảnh báo
8.1. Khi nhận được
thông tin cảnh báo chính thức của Cơ quan thẩm quyền Hoa Kỳ, Cục Quản lý chất
lượng nông lâm sản và thuỷ sản gửi văn bản yêu cầu Cơ sở chế biến lô hàng thực
hiện các nội dung sau:
8.1.1. Thực hiện truy
xuất nguồn gốc lô hàng, tổ chức điều tra nguyên nhân dẫn đến lô hàng không bảo
đảm ATTP; thiết lập và thực hiện hành động khắc phục; báo cáo gửi Cục Quản lý
chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản theo mẫu nêu tại Phụ lục XVII của Thông tư
48/2013/TT-BNNPTNT , kèm theo các bằng chứng việc thực hiện điều tra xác định
nguyên nhân, thực hiện biện pháp khắc phục;
8.1.2. Tạm dừng xuất
khẩu sản phẩm Cá da trơn sang Hoa Kỳ.
8.2. Sau khi nhận
được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở, Cục
Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản tiến hành thẩm tra các nội dung báo
cáo (bao gồm cả kiểm tra thực tế nếu cần) và thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ
sở. Cơ sở được tiếp tục xuất khẩu sản phẩm cá da trơn sang Hoa Kỳ nếu kết quả
thẩm tra đạt yêu cầu.
8.3. Trong trường hợp
nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo có liên quan đến vi phạm của cơ sở nuôi, Cục
Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản thông báo thông tin về cơ sở nuôi
vi phạm đến Tổng cục Thủy sản để tổ chức hoặc chỉ đạo Cơ quan quản lý thủy sản
tại địa phương thực hiện xác minh, lấy mẫu thức ăn, nước, cá để kiểm tra, đánh
giá việc chấp hành các quy định của cơ sở nuôi, làm rõ vi phạm và xử lý theo
quy định pháp luật.
VI. TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Cơ sở nuôi Cá da
trơn cung cấp cho cơ sở chế biến xuất khẩu sang Hoa Kỳ
1.1. Thực hiện đăng
ký để được thẩm định và cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản theo quy
định tại Điều 36 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019.
1.2. Thực hiện đăng
ký để được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định
tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT hoặc ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực
phẩm an toàn theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT .
1.3. Khi lô hàng Cá
da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị cảnh báo chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, cơ sở
nuôi cung cấp nguyên liệu để sản xuất lô hàng bị cảnh báo có trách nhiệm phối
hợp với cơ sở chế biến và các cơ quan kiểm soát trong việc điều tra nguyên
nhân, thực hiện biện pháp khắc phục và chấp hành việc kiểm tra, lấy mẫu nước,
thức ăn, cá nuôi…do cơ quan kiểm soát thực hiện.
2. Chủ sở hữu phương
tiện vận chuyển độc lập (tàu/ghe hoặc xe vận chuyển không thuộc cơ sở chế biến)
2.1. Thực hiện đăng
ký để được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định
tại Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 hoặc ký cam kết sản xuất,
kinh doanh thực phẩm an toàn theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT .
2.2. Khi lô hàng Cá
da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị cảnh báo chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh, chủ sở
hữu phương tiện thực hiện vận chuyển lô nguyên liệu từ cơ sở nuôi đến cơ sở chế
biến để sản xuất lô hàng bị cảnh báo có trách nhiệm phối hợp với cơ sở chế biến
và các cơ quan kiểm soát trong việc điều tra nguyên nhân, thực hiện biện pháp
khắc phục và chấp hành việc kiểm tra, lấy mẫu…do cơ quan kiểm soát thực hiện.
3. Cơ sở chế biến
tham gia vào Chương trình
3.1. Thực hiện đầy đủ
trách nhiệm và quyền hạn nêu tại Điều 37 Thông tư
48/2013/TT-BNNPTNT.
3.2. Chỉ tiếp nhận và
đưa vào chế biến các lô nguyên liệu cá da trơn từ cơ sở nuôi đáp ứng yêu cầu
nêu tại Mục II của Chương trình này.
4. Chủ hàng hoặc cơ
sở sản xuất lô hàng xuất khẩu
Thực hiện đầy đủ
trách nhiệm và quyền hạn nêu tại Điều 38 Thông tư
48/2013/TT-BNNPTNT.
5. Kiểm tra viên tại
cơ sở chế biến
Thực hiện đầy đủ trách
nhiệm và quyền hạn nêu tại Điều 39 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT.
6. Trưởng đoàn thẩm
định
Thực hiện đầy đủ
trách nhiệm và quyền hạn nêu Điều 39 Thông tư
48/2013/TT-BNNPTNT được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản
21 Điều 1 của Thông tư 16/2018/TT-BNNPTNT.
7. Cục Quản lý chất
lượng nông lâm sản và thủy sản
7.1. Thực hiện đầy đủ
trách nhiệm và quyền hạn nêu tại Điều 41 Thông tư
48/2013/TT-BNNPTNT.
7.2. Tổ chức hướng
dẫn việc thực hiện chương trình này.
7.3. Cập nhật danh mục
chỉ tiêu vi sinh, hóa học bắt buộc kiểm tra đối với lô hàng cá da trơn xuất
khẩu sang Hoa Kỳ.
8. Tổng cục Thủy sản
8.1. Tổ chức, chỉ đạo
việc thẩm định, giám sát, chứng nhận điều kiện bảo đảm ATTP các cơ sở nuôi cá
da trơn cung cấp cho các cơ sở chế biến xuất khẩu vào Hoa Kỳ.
8.2. Tổ chức hoặc chỉ
đạo chi cục quản lý thủy sản tại địa phương thực hiện xác minh, lấy mẫu thức
ăn, nước, cá để kiểm tra đánh giá việc chấp hành các quy định của cơ sở nuôi
làm rõ vi phạm và xử lý theo quy định pháp luật khi nhận được thông tin về cơ
sở nuôi vi phạm các quy định về hóa chất kháng sinh; thông báo kết quả xử lý
cho các đơn vị liên quan.
9. Cục Thú y
Phối hợp với Tổng cục
Thủy sản truy xuất nguồn gốc và xử lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất,
kháng sinh theo quy định của pháp luật trong trường hợp vi phạm tại cơ sở nuôi
có liên quan tới cơ sở sản xuất, kinh doanh hóa chất, kháng sinh.
10. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
10.1. Thực hiện đầy
đủ trách nhiệm và quyền hạn nêu tại Điều 42 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT.
10.2. Tham mưu, đề
xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ quan thực hiện:
a) Thẩm định, chứng
nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các phương tiện vận chuyển độc lập
thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP theo quy định tại các khoản 2 Điều 5 Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018;
b) Tổ chức ký cam kết
và kiểm tra việc thực hiện cam kết đối với các phương tiện vận chuyển độc lập
không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018.
11. Phòng thử nghiệm
Thực hiện đầy đủ
trách nhiệm và quyền hạn nêu tại Điều 43 Thông tư
48/2013/TT-BNNPTNT.
PHỤ LỤC 1.
DANH MỤC THAM CHIẾU
DƯ LƯỢNG HÓA CHẤT, KHÁNG SINH, KIM LOẠI ĐỐI VỚI CÁC LÔ HÀNG CÁ BỘ SILURIFORMES
XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Bảng 1: Thuốc thú y
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
MLA đối với cơ thịt (ppb) (Mức phát hiện
theo phương pháp của FSIS hoặc phương pháp tương đương)
|
Mức chấp nhận trong cơ thịt (ppb) (mức
quy định hoặc MRL)
|
1
|
2-Aminosulfone
Albendazole
|
25
screen/ 50 confirm
|
N/A
|
2
|
2-amino-Flubendazole
|
10
screen / 40 confirm
|
N/A
|
3
|
2-Quynoxaline
Carboxylic Acid (QCA)
|
15
screen / 30 confirm
|
N/A
|
4
|
Acepromazine
|
2
screen
|
N/A
|
5
|
Albendazole
|
25
screen and confirm
|
N/A
|
6
|
Amoxicillin
|
80 screen
|
N/A
|
7
|
Ampicillin
|
5
screen / 10 confirm
|
N/A
|
8
|
Azaperone
|
1
screen
|
N/A
|
9
|
Butorphanol
|
1
screen
|
N/A
|
10
|
Carazolol
|
1
screen / 4 confirm
|
N/A
|
11
|
Cefazolin
|
50
screen / 200 confirm
|
N/A
|
12
|
Chlortetracycline
|
1000
screen / 4000 confirm
|
2000*
|
13
|
Cimaterol
|
3 screen
|
N/A
|
14
|
Ciprofloxacin
|
25
screen / 100 confirm
|
N/A
|
15
|
Clindamycin
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
16
|
Cloxacillin
|
5
screen / 10 confirm
|
N/A
|
17
|
Danofloxacin
|
25
screen and confirm
|
N/A
|
18
|
DCCD
|
50
screen / 200 confirm
|
N/A
|
19
|
Desethylene
Ciprofloxacin
|
25
screen
|
N/A
|
20
|
Diclofenac
|
5
screen / 20 confirm
|
N/A
|
21
|
Dicloxacillin
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
22
|
Difloxacin
|
25
screen / 100 confirm
|
N/A
|
23
|
Dimetridazole
|
2
screen
|
N/A
|
24
|
Dimetridazole-OH
|
50
screen / 200 confirm
|
N/A
|
25
|
Dipyrone
|
25
screen and confirm
|
N/A
|
26
|
Doxycycline
|
25
screen
|
N/A
|
27
|
Emamectin
Benzoate
|
7.5
screen / 15 confirm
|
N/A
|
28
|
Enrofloxacin
|
25
screen and confirm
|
N/A
|
29
|
Erythromycin
A
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
30
|
Fenbendazole
|
200
screen and confirm
|
N/A
|
31
|
Fenbendazole
sulphone
|
200
screen and confirm
|
N/A
|
32
|
Florfenicol
|
100
screen and confirm
|
1000
|
33
|
Flubendazole
|
10
screen and confirm
|
N/A
|
34
|
Flunixin
|
12.5
screen and confirm
|
N/A
|
35
|
Gamithromycin
|
50
screen / 100 confirm
|
N/A
|
36
|
Haloperidol
|
1
screen and confirm
|
N/A
|
37
|
Ipronidazole
- OH
|
1
screen
|
N/A
|
38
|
Ketamine
|
20
screen
|
N/A
|
39
|
Ketoprofen
|
5
screen / 10 confirm
|
N/A
|
40
|
Levamisole
|
50
screen
|
N/A
|
41
|
Lincomycin
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
42
|
Melengestrol
Acetate
|
20
screen and confirm
|
N/A
|
43
|
Meloxicam
|
10
screen and confirm
|
N/A
|
44
|
Metronidazole
|
1
screen
|
N/A
|
45
|
Metronidazole-OH
|
4
screen
|
N/A
|
46
|
Morantel
tartrate
|
350
screen
|
N/A
|
47
|
Nafcillin
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
48
|
Norfloxacin
|
25
screen / 100 confirm
|
N/A
|
49
|
Orbifloxacin
|
25
screen
|
N/A
|
50
|
Oxacillin
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
51
|
Oxyphenylbutazone
|
50 screen
and confirm
|
N/A
|
52
|
Oxytetracycline
|
500
screen and confirm
|
2000*
|
53
|
Penicillin
G
|
25
screen / 100 confirm
|
N/A
|
54
|
Phenylbutazone
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
55
|
Pirlimycin
|
250
screen and confirm
|
N/A
|
56
|
Prednisone
|
50
screen / 100 confirm
|
N/A
|
57
|
Ractopamine
|
15
screen
|
N/A
|
58
|
Ronidazole
|
1
screen
|
N/A
|
59
|
Salbutamol
|
3
screen and confirm
|
N/A
|
60
|
Sarafloxacin
|
25
screen
|
N/A
|
61
|
Sulfachloropyridazine
|
50
screen
|
N/A
|
62
|
Sulfadiazine
|
50
screen / 100 confirm
|
N/A
|
63
|
Sulfadimethoxine
|
50
screen and confirm
|
100
|
64
|
Sulfadoxine
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
65
|
Sulfaethoxypyridazine
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
66
|
Sulfamerazine
|
50
screen / 100 confirm
|
N/A
|
67
|
Sulfamethazine
|
50
screen
|
N/A
|
68
|
Sulfamethizole
|
50
screen / 200 confirm
|
N/A
|
69
|
Sulfamethoxazole
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
70
|
Sulfamethoxpyridazine
|
50
screen
|
N/A
|
71
|
Sulfanitran
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
72
|
Sulfapyridine
|
50
screen
|
N/A
|
73
|
Sulfaquynoxaline
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
74
|
Sulfathiazole
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
75
|
Tetracycline
|
500
screen / 2000 confirm
|
2000*
|
76
|
Thiabendazole
|
50
screen
|
N/A
|
77
|
Tildipirosin
|
500
screen and confirm
|
N/A
|
78
|
Tilmicosin
|
60
screen and confirm
|
N/A
|
79
|
Tolfenamic
Acid
|
25
screen / 100 confirm
|
N/A
|
80
|
Tulathromycin
A
|
1000
screen / 4000 confirm
|
N/A
|
81
|
Tylosin
|
100
screen and confirm
|
N/A
|
82
|
Tyvalosin
|
25
screen and confirm
|
N/A
|
83
|
Virginiamycin
|
50
screen and confirm
|
N/A
|
84
|
Xylazine
|
1
screen
|
N/A
|
85
|
Zeranol
(B-Zearalanol)
|
12
screen / 24 confirm
|
N/A
|
Giải thích từ ngữ:
- MLA = Minimum Level
of Applicability: Mức giới hạn áp dụng nhỏ nhất
- “Screen”: Kiểm sàng
lọc
- “Confirm”: Kiểm
khẳng định
- MRL = Maximum
residue level: Mức giới hạn tối đa cho phép
- N/A = Not
Applicable: Không áp dụng.
*2000 ppb là mức chấp
nhận của tổng 3 chỉ tiêu: Tetracycline, oxytetracycline, chlortetracycline.
Bảng 2: Các dẫn xuất
của Nitrofurans:
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
MLA đối với cơ thịt (ppb) (Mức phát
hiện theo phương pháp của FSIS hoặc phương pháp tương đương)
|
Mức chấp nhận trong cơ thịt (ppb) (mức
quy định hoặc MRL)
|
1
|
2-NP-AOZ
furazolidone
|
0.5
screen and confirm
|
Prohibited for use in food producing
animals
|
2
|
2-NP-AMOZ
furaltadone
|
0.5
screen and confirm
|
Prohibited for use in food producing
animals
|
3
|
2-NP-AHD
nitrofurantoin
|
0.5
screen / 1 confirm
|
Prohibited for use in food producing
animals
|
4
|
2-NP-SEM
nitrofurazone
|
0.5
screen and confirm
|
Prohibited for use in food producing
animals
|
Giải thích từ ngữ:
- MLA = Minimum Level
of Applicability: Mức giới hạn áp dụng nhỏ nhất
- “Screen”: Kiểm sàng
lọc
- “Confirm”: Kiểm
khẳng định
- MRL = Maximum
residue level: Mức giới hạn tối đa cho phép
- “Prohibited for use
in food producing animals”: Cấm sử dụng đối với động vật để sản xuất thực phẩm.
Bảng 3: Thuốc bảo vệ
thực vật:
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
MLA đối với cơ thịt (ppb) (Mức phát
hiện theo phương pháp của FSIS hoặc phương pháp tương đương)
|
Mức chấp nhận hoặc mức xử lý trong cơ thịt
(ppb) (mức quy định hoặc MRL)
|
1
|
1-
Naphthol
|
30
|
|
2
|
Aldrin
|
25
|
300 - action level
|
3
|
Chlordane
cis
|
10
|
300 - action level
|
4
|
Chlordane
trans
|
10
|
300 - action level
|
5
|
Chloroneb
|
9
|
N/A
|
6
|
Chlorothalonil
|
60
|
N/A
|
7
|
Chlorpropham
|
30
|
N/A
|
8
|
Chlorpyrifos
|
7.5
|
N/A
|
9
|
Chlorpyrifos
methyl
|
5
|
N/A
|
10
|
DDD
o,p’
|
50
|
5000 - action level
|
11
|
DDD
p,p’ + DDT, o,p’
|
50 + 50
|
5000 - action level
|
12
|
DDE
o,p’
|
50
|
5000 - action level
|
13
|
DDE
p,p’
|
50
|
5000 - action level
|
14
|
DDT
p,p’
|
50
|
5000 - action level
|
15
|
Dieldrin
|
25
|
300 - action level
|
16
|
Endosulfan
I
|
50
|
N/A
|
17
|
Endosulfan
II
|
50
|
N/A
|
18
|
Endosulfan
sulfate
|
50
|
N/A
|
19
|
Fenpropathrin
|
25
|
N/A
|
20
|
Fipronil
|
5
|
N/A
|
21
|
Fipronil
desulfinyl
|
5
|
N/A
|
22
|
Fipronil
sulfide
|
5
|
N/A
|
23
|
Heptachlor
|
25
|
300 - action level
|
24
|
Heptachlor
epoxide (cis + trans) or (B + A)
|
25 + 25
|
300 - action level
|
25
|
Hexachlorobenzene
(HCB)
|
25
|
N/A
|
26
|
Lindane
(BHC gamma)
|
40
|
N/A
|
27
|
MGK-264
(isomers 1&2)
|
50
|
N/A
|
28
|
Metolachlor
|
10
|
N/A
|
29
|
Nonachlor
cis
|
15
|
N/A
|
30
|
Nonachlor
trans
|
15
|
N/A
|
31
|
Oxychlordane
|
10
|
N/A
|
32
|
Pentachloroaniline
(PCA)
|
25
|
N/A
|
33
|
Pentachlorobenzene
(PCB)
|
10
|
N/A
|
34
|
Pronamide
|
5
|
N/A
|
35
|
Tefluthrin
|
5
|
N/A
|
36
|
3-Hydroxycarbofuran
|
5
|
N/A
|
37
|
Acephate
|
10
|
N/A
|
38
|
Acetamiprid
|
5
|
10
|
39
|
Alachlor
|
5
|
N/A
|
40
|
Aldicarb
|
10
|
N/A
|
41
|
Aldicarb
sulfone
|
10
|
N/A
|
42
|
Aldicarb
sulfoxide
|
25
|
N/A
|
43
|
Atrazine
|
10
|
N/A
|
44
|
Azinphos
methyl
|
10
|
N/A
|
45
|
Azoxystrobin
|
5
|
N/A
|
46
|
Benoxacor
|
5
|
N/A
|
47
|
Boscalid
|
15
|
N/A
|
48
|
Buprofezin
|
25
|
N/A
|
49
|
Carbaryl
|
25
|
N/A
|
50
|
Carbofuran
|
5
|
N/A
|
51
|
Carfentrazone
ethyl
|
5
|
300
|
52
|
Clothianidin
|
10
|
N/A
|
53
|
Coumaphos
O
|
10
|
N/A
|
54
|
Coumaphos
S
|
10
|
N/A
|
55
|
Deethylatrazine
|
10
|
N/A
|
56
|
Diazinon
|
5
|
N/A
|
57
|
Dichlorvos
(DDVP)
|
10
|
N/A
|
58
|
Difenoconazole
|
15
|
N/A
|
59
|
Diflubenzuron
|
12.5
|
N/A
|
60
|
Dimethoate
|
10
|
N/A
|
61
|
Diuron
|
80
|
2000
|
62
|
Ethion
|
10
|
N/A
|
63
|
Ethion
monoxon
|
10
|
N/A
|
64
|
Ethofumesate
|
20
|
N/A
|
65
|
Fenoxaprop
ethyl
|
10
|
N/A
|
66
|
Fluridone
|
25
|
500
|
67
|
Fluroxypyr-1-
Methylheptyl-Ester
|
5
|
N/A
|
68
|
Fluvalinate
|
7.5
|
N/A
|
69
|
Hexazinone
|
30
|
N/A
|
70
|
Hexythiazox
|
10
|
N/A
|
71
|
Imazalil
|
5
|
N/A
|
72
|
Imidacloprid
|
25
|
50
|
73
|
Indoxacarb
|
25
|
N/A
|
74
|
Linuron
|
25
|
N/A
|
75
|
Malathion
|
40
|
N/A
|
76
|
Metalaxyl
|
10
|
N/A
|
77
|
Methamidophos
|
10
|
N/A
|
78
|
Methomyl
|
30
|
N/A
|
79
|
Methoxyfenozide
|
5
|
N/A
|
80
|
Metribuzin
|
50
|
N/A
|
81
|
Myclobutanil
|
10
|
N/A
|
82
|
Norflurazon
|
10
|
N/A
|
83
|
Omethoate
|
10
|
N/A
|
84
|
Piperonyl
butoxide
|
22.5
|
N/A
|
85
|
Pirimiphos
methyl
|
10
|
N/A
|
86
|
Prallethrin
|
40
|
N/A
|
87
|
Profenofos
|
10
|
N/A
|
88
|
Propachlor
|
10
|
N/A
|
89
|
Propanil
|
25
|
N/A
|
90
|
Propetamphos
|
7.5
|
100
|
91
|
Propiconazole
|
15
|
N/A
|
92
|
Pyraclostrobin
|
50
|
N/A
|
93
|
Pyrethrin
I
|
46
|
N/A
|
94
|
Pyrethrin
II
|
31
|
N/A
|
95
|
Pyridaben
|
9
|
N/A
|
96
|
Pyriproxyfen
|
20
|
100
|
97
|
Resmethrin
(cis + trans)
|
50
|
N/A
|
98
|
Simazine
|
10
|
N/A
|
99
|
Sulprofos
|
25
|
N/A
|
100
|
Tebufenozide
|
40
|
N/A
|
101
|
Tetrachlorvinphos
|
10
|
N/A
|
102
|
Tetraconazole
|
5
|
N/A
|
103
|
Thiabendazole
|
15
|
N/A
|
104
|
Thiamethoxam
|
10
|
20
|
105
|
Thiobencarb
|
50
|
N/A
|
106
|
Trifloxystrobin
|
5
|
N/A
|
Giải thích từ ngữ:
- MLA = Minimum Level
of Applicability: Mức giới hạn áp dụng nhỏ nhất
- MRL = Maximum
residue level: Mức giới hạn tối đa cho phép
- N/A = Not
Applicable: Không áp dụng.
- “Action level”: Mức
xử lý.
Bảng 4: Thuốc nhuộm:
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
MLA đối với cơ thịt (ppb)
(Mức phát hiện theo phương pháp của FSIS
hoặc phương pháp tương đương)
|
Mức chấp nhận trong cơ thịt (ppb)
(mức quy định hoặc MRL)
|
1
|
Malachite
green
|
1
screen and confirm
|
Banned
for use in aquaculture
|
2
|
Leucomalachite
green
|
1
screen and confirm
|
Banned
for use in aquaculture
|
3
|
Crystal
(gentian) violet
|
1
screen and confirm
|
Banned
for use in aquaculture
|
4
|
Leucocrystal
violet
|
1
screen and confirm
|
Banned
for use in aquaculture
|
Giải thích từ ngữ:
- MLA = Minimum Level
of Applicability: Mức giới hạn áp dụng nhỏ nhất
- “Screen”: Kiểm sàng
lọc
- “Confirm”: Kiểm
khẳng định
- MRL = Maximum
residue level: Mức giới hạn tối đa cho phép
- “Banned for use in
aquaculture”: Cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Bảng 5: Kim loại:
TT
|
Tên chỉ tiêu
|
MLA đối với cơ thịt (ppb)
(Mức phát hiện theo phương pháp của FSIS
hoặc phương pháp tương đương)
|
Mức chấp nhận trong cơ thịt (ppb)
(mức quy định hoặc MRL)
|
1
|
Lead
|
25
|
N/A
|
2
|
Cadmium
|
10
|
N/A
|
3
|
Selenium
|
500
|
N/A
|
4
|
Manganese
|
200
|
N/A
|
5
|
Molybdenum
|
50
|
N/A
|
6
|
Thallium
|
50
|
N/A
|
7
|
Cobalt
|
25
|
N/A
|
8
|
Arsenic
(As)
|
50-200
|
N/A
|
9
|
Iron
|
30000
|
N/A
|
10
|
Zinc
|
30000
|
N/A
|
11
|
Copper
|
3000
|
N/A
|
12
|
Nickel
|
6000
|
N/A
|
13
|
Aluminum
|
24000
|
N/A
|
14
|
Boron
|
4800
|
N/A
|
15
|
Barium
|
3600
|
N/A
|
16
|
Chromium
|
3600
|
N/A
|
17
|
Vanadium
|
3600
|
N/A
|
18
|
Strontium
|
3000
|
N/A
|
Giải thích từ ngữ:
- MLA = Minimum Level
of Applicability: Mức giới hạn áp dụng nhỏ nhất
- MRL = Maximum
residue level: Mức giới hạn tối đa cho phép
- N/A = Not
Applicable: Không áp dụng.
PHỤ LỤC 2.
DANH MỤC CHỈ TIÊU VI
SINH, HÓA HỌC CHỈ ĐỊNH KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC LÔ HÀNG CÁ BỘ SILURIFORMES XUẤT
KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
STT
|
Chỉ tiêu
|
Mức giới hạn
|
1.
|
Salmonella
|
n=5,
c=0, không có trong 25g
|
2.
|
Enrofloxacine
|
Không
cho phép (áp dụng mức MLA tại Phụ lục 1)
|
3.
|
Ciprofloxacine
|
Không
cho phép (áp dụng mức MLA tại Phụ lục 1)
|
4.
|
Malachite
Green
|
Không
cho phép (áp dụng mức MLA tại Phụ lục 1)
|
5.
|
Leuco
Malachite Green
|
Không
cho phép (áp dụng mức MLA tại Phụ lục 1)
|
6.
|
Crystal
Violet
|
Không
cho phép (áp dụng mức MLA tại Phụ lục 1)
|
7.
|
Leuco
Crystal Violet
|
Không
cho phép (áp dụng mức MLA tại Phụ lục 1)
|
8.
|
Nitrofurazone
(SEM)
|
Không
cho phép (áp dụng mức MLA tại Phụ lục 1)1
|
9.
|
Fipronil
(bao gồm cả Fipronil desulfinyl và Fipronil sulfide)
|
Không
cho phép (áp dụng mức MLA tại Phụ lục 1)
|
Số lượng mẫu phân
tích chỉ tiêu hóa học:
- Lô hàng xuất khẩu
chỉ gồm một lô hàng sản xuất: Phân tích 2 mẫu/chỉ tiêu.
- Lô hàng xuất khẩu
gồm nhiều lô hàng sản xuất: Phân tích 1 mẫu/chỉ tiêu /lô hàng sản xuất nhưng
không quá 5 mẫu/chỉ tiêu/lô hàng sản xuất.
(Lô hàng sản xuất
được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT)
PHỤ LỤC 3.
MẪU CHỨNG THƯ CẤP CHO
LÔ HÀNG CÁ BỘ SILURIFORMES XK VÀO HOA KỲ
MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
- SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM NATIONAL AGRO-FORESTRY-FISHERIES QUALITY
ASSURANCE DEPARTMENT (NAFIQAD) BRANCH ……….
Address:…………………………………………………………
Tel: ................ Fax:............. ..
E-mail: ..................
INSPECTION CERTIFICATE
For Siluriformes consignment originated from
the Socialist Republic of Vietnam and intended for export to the U.S.A
I.
Consignment information:
|
Reference
No:
………
|
Name of
consignor: Address:
Tel:
|
Name of
consignee: Address:
Tel:
|
Name of
the processing establishment: Address:
Approval
number:
If the
source materials originate from a country other than the exporting country,
source country and foreign establishment number:
|
Description
of product (including below):
Species:
Siluriformes - other
Process
category:
Product
category:
Product
group:
Lot/Identification
number(s) on the units: Container No./ Seal No.:
|
Temperature
of product:
Ambient
Chilled Frozen
|
No.
|
Type of packages
|
Number of units
|
Net weight (Lb)
|
Date (period) of Production
|
|
|
|
|
|
|
Place
of Dispatch (port):
|
Place
of Destination (port):
|
Date of
Dispatch :
|
Mean of
Conveyance:
|
II. Health
Attestation:
The product described
on the certificate was produced in accordance with the regulatory requyrement
in 9 CFR 557.2
Stamp/Seal
|
Date of issue:……………………………
(Name,
title and signature of government official)
|