BỘ TÀI
CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 101/QĐ-TCHQ
|
Hà Nội,
ngày
18
tháng 01
năm
2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THÍ ĐIỂM NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN”
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI
QUAN
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng
6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 101/2012/NĐ-CP
ngày 22 tháng 11 năm 2012 của
Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt;
Căn cứ Nghị định số 126/2020/NĐ-CP
ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Quản lý thuế;
Căn cứ Nghị định số 11/2020/NĐ-CP
ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành
chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước;
Căn cứ Quyết định số
1813/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 -
2025;
Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-NHNN
ngày 11 tháng 12 năm
2014 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán; Thông tư số
30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016 sửa đổi, bổ
sung một số Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ; Thông tư số
23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông
tư số 39/2014/TT-NHNN ;
Căn cứ Thông tư số 184/2015/TT-BTC
ngày 17 tháng 11 năm 2015 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo lãnh tiền
thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí, các khoản
thu khác, đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương
tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
Căn cứ Thông tư số 72/2021/TT-BTC ngày
17 tháng 8 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Tài
chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26 tháng
12 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thu và hoàn trả các khoản thu ngân sách
nhà nước qua Kho bạc Nhà nước;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế
xuất nhập khẩu, Cục trưởng
Cục Công nghệ thông tin và thống kê Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt đề án “Thí điểm nộp thuế điện tử đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán”.
Điều 2. Giao Cục Thuế xuất nhập khẩu và Cục Công nghệ thông tin và
thống kê Hải quan chủ trì thực hiện đề án. Việc triển khai đề án đảm bảo hiệu
quả, đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của các bên tham gia trong quá trình thu nộp
ngân sách nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Tổng
cục, Cục trưởng Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và
thống kê Hải quan, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như
Điều 3;
- TT Nguyễn Đức Chi (để báo cáo);
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Lưu: VT, TXNK (03b)
|
KT. TỔNG
CỤC TRƯỞNG
PHÓ
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Lưu
Mạnh Tưởng
|
ĐỀ ÁN
THÍ
ĐIỂM NỘP THUẾ ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG
DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 101/QĐ-TCHQ ngày 18 tháng 01 năm 2023
của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
I. Sự cần thiết và
căn cứ xây dựng đề án
1. Sự cần thiết
Việc triển khai Quyết định số
2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án
phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 đã nâng cao khả
năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế, góp phần thực hiện chiến lược
quốc gia về tài chính toàn diện; tăng cường tính minh bạch của nền kinh tế, mở rộng khả
năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng - tài chính tới mọi người dân.
Như vậy, có thể thấy thúc đẩy
thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu
trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo ra tác động kép vừa thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế vừa
hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng - tài
chính.
Trong những năm qua, việc ứng
dụng công nghệ thông tin đóng vai trò
quan trọng trong việc thu nộp thuế điện tử, cải cách thủ tục hành chính về thu
nộp thuế. Ngành Hải quan đã triển khai
phối hợp thu với các ngân hàng thương mại, triển khai đề án nộp thuế điện tử và
thông quan 24/7, triển khai nộp thuế doanh nghiệp nhờ thu. Cho phép người nộp
thuế lập bảng kê nộp thuế,
giấy nộp tiền trực tiếp trên hệ thống điện tử mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện có kết nối
với internet. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử giúp đơn vị giảm bớt số lượng hồ sơ giấy, giảm thời gian thực
hiện thủ tục và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục
hải quan. Đến nay, tỷ lệ
doanh nghiệp xuất nhập khẩu nộp thuế điện tử qua ngân hàng đạt 99% với tổng số
thu ngân sách qua Cổng thanh toán điện tử hải quan.
Tuy nhiên, vẫn còn một lượng nhỏ các khoản
thu của cá nhân, hộ gia đình khi tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nộp tiền
bằng tiền mặt
hoặc một số đơn vị nộp tiền mặt tại ngân hàng chưa sử dụng phương tiện thanh
toán hiện đại.
Để phát triển và gia tăng tiện ích cho người nộp
thuế, mang lại cho người dân, doanh nghiệp nhiều trải nghiệm khi sử dụng tài khoản
mở tại các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thanh
toán trực tuyến các khoản thuế, phí, lệ phí đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đồng
thời gia tăng thói quen sang thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử;
Thực hiện nhiệm vụ thứ 19 “Hoàn thiện
kết nối giữa hạ tầng thanh toán điện tử của các tổ chức cung
ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, Hệ thống Thanh toán
điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử với hạ tầng
của các cơ quan Thuế, Hải quan, Kho bạc” tại Kế hoạch
triển khai một số nhiệm vụ chủ yếu thực hiện Đề án phát triển thanh toán không
dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg
ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán là xu hướng trên thị trường thanh toán. Việc đa dạng hóa
phương thức thanh toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
góp phần giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, hộ kinh
doanh, cá nhân kinh doanh, gia tăng sự hài lòng của khách hàng, tăng năng lực cạnh
tranh quốc gia.
Do đó, việc xây dựng “Đề án Nộp thuế
điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán” là cần thiết.
2. Căn cứ
pháp lý thực hiện đề án
- Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6
năm 2019.
- Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22
tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.
- Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19
tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý
thuế.
- Nghị định số 11/2020/NĐ-CP ngày 20
tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực
Kho bạc Nhà nước.
- Quyết định số 1813/QĐ-TTg ngày 28
tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển
thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025.
- Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11
tháng 12 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về dịch
vụ trung gian thanh toán; Thông tư số 30/2016/TT-NHNN ngày 14 tháng 10 năm 2016
sửa đổi, bổ sung một số Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ; Thông tư số
23/2019/TT-NHNN ngày 22 tháng 11 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 39/2014/TT-NHNN .
- Thông tư số 184/2015/TT-BTC ngày 17
tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục về kê khai, bảo
lãnh tiền thuế, thu nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, tiền phí, lệ phí,
các khoản thu khác, đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
- Thông tư số 72/2021/TT-BTC ngày 17
tháng 8 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính hướng dẫn thu và hoàn trả các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc
Nhà nước.
II. Mục tiêu, phạm
vi, đối tượng tham gia
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Thí điểm nộp thuế điện tử đối với đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán để phát triển
và gia tăng tiện ích cho người nộp thuế, mang lại cho người dân, doanh nghiệp
khi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
- Tăng cường kết nối giữa Cổng thanh
toán điện tử hải quan với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Đa dạng hóa phương thức nộp thuế điện
tử đáp ứng Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn
2021 - 2025, giảm thời gian nộp thuế, góp phần rút ngắn thời gian
hoàn thành thủ tục hải quan đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
1.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.1. Đối với người nộp thuế
- Tiếp tục được đơn giản hóa thủ tục nộp
thuế, tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, mở thêm kênh thanh
toán cho người nộp thuế.
- Người nộp thuế chủ động nộp tiền tại
bất kỳ nơi nào có internet, vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện.
- Nộp tiền vào ngân sách nhà nước
không phụ thuộc vào thời gian, địa điểm như Kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng.
- Tránh sai sót các chỉ tiêu thông tin
trong việc lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, thống nhất với dữ liệu gốc của
hải quan, đảm bảo trừ nợ
chính xác, đảm bảo thông
quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế.
1.2.2. Đối với cơ quan quản lý
- Tiết kiệm nhân lực, đảm bảo an toàn
trong công tác quản lý, đơn giản
quy trình thu nộp thuế.
- Đảm bảo trừ nợ chính xác khoản nợ
thuế kịp thời ngay sau khi người nộp thuế (bao gồm cả tổ chức và cá nhân tham
gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu) nộp thuế, phí, lệ phí, xử lý thông quan/
giải phóng hàng nhanh chóng, hỗ trợ cá nhân xuất cảnh, nhập cảnh khi phát sinh khoản
phải nộp được thực hiện nhanh chóng, chính xác không cần phải có tài khoản tại
ngân hàng phối hợp thu.
- Hạn chế tối đa phải điều chỉnh chứng
từ nộp tiền còn sai sót thông tin
- Tăng mức độ hài lòng của cộng đồng
doanh nghiệp, các nhà đầu tư quốc tế, cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh vào Việt
Nam.
1.2.3. Đối với Tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán
- Phát triển và nâng cao chất lượng dịch
vụ thanh toán cho các khách hàng.
- Thu hút thêm khách hàng tiềm năng.
- Gia tăng kết nối của tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán với các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm đơn giản
hóa thủ tục và tạo điều kiện thanh toán điện tử.
1.2.4. Đối với ngân hàng thương mại
- Phát triển và nâng cao chất lượng dịch
vụ thanh toán cho các khách hàng.
- Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án không
dùng tiền mặt của Ngân hàng Nhà nước về tăng cường kết nối với các tổ chức cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Kênh thanh toán mới hỗ trợ người nộp
thuế, ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
trong cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế.
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
2.1. Phạm vi áp dụng
Các khoản thuế và thu khác ngân sách
nhà nước do cơ quan hải quan quản lý.
2.2. Đối tượng tham gia
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
tham gia thí điểm
- Ngân hàng thương mại đã phối hợp thu
với Tổng cục Hải quan
- Người nộp thuế thực hiện nộp ngân
sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
- Cơ quan hải quan có các khoản thu
ngân sách nhà nước nộp qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
III. Điều kiện, tiêu chuẩn
tham gia thí điểm
1. Điều kiện, tiêu chuẩn
1.1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán tham gia thí điểm
- Được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán theo quy định tại Điều 15 và Điều
16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán
không dùng tiền mặt và được ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan đảm bảo
các khoản thu nộp ngân sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán chuyển đến Cổng thanh
toán điện tử hải quan
được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế và thu khác
ngân sách nhà nước.
Để đảm bảo hệ thống kết nối được với Cổng thanh toán
điện tử hải quan thì giấy
phép do Ngân hàng Nhà nước cấp cho Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán phải đảm bảo có ít nhất 2 dịch vụ:
+ Dịch vụ Cổng thanh toán
điện tử
+ Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ
- Các ngân hàng thương mại phối hợp
thu với Tổng cục Hải quan có văn bản đảm bảo các khoản thu nộp ngân sách nhà nước
qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến Cổng thanh
toán điện tử hải quan được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật
về thuế và thu khác
ngân sách nhà nước.
- Có hệ thống công nghệ thông tin
đáp ứng các chuẩn thông điệp để
kết nối với hệ thống hải quan, ngân hàng thương mại phối hợp thu.
1.2. Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã phối hợp
thu với Tổng cục Hải quan, đã triển khai nộp thuế điện tử và
thông quan 24/7 có văn bản gửi Tổng cục Hải quan và tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán về việc đảm bảo các khoản nộp ngân sách nhà nước của người
nộp thuế thực hiện qua ứng dụng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán gửi đến Cổng thanh toán
điện tử hải quan được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về
thuế.
2. Đề nghị tham gia triển khai thí điểm
Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán có văn bản đề nghị Tổng cục Hải quan tham gia thí điểm và được ngân
hàng thương mại phối hợp thu với Tổng cục Hải quan có văn bản đảm bảo thông tin
thu ngân sách nhà nước do Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được
chuyển đến Cổng thanh toán
điện tử hải quan được ngân hàng đảm bảo hạch toán thu ngân sách nhà nước theo
quy định.
IV. Thu ngân sách nhà
nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
1. Quy trình thu nộp qua tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán
Phụ lục I ban hành kèm theo
2. Chuẩn thông điệp trao đổi
thông tin thu nộp qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán
Phụ lục II ban hành kèm theo
3. Các bên khi thực hiện thu nộp ngân
sách nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
3.1. Cơ quan hải quan
- Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán để triển khai
thu nộp ngân sách nhà nước đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông
tin đảm bảo thông điệp trao đổi thông tin với các bên tham gia thu nộp ngân sách nhà nước
qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
3.2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán
- Chuẩn bị hệ thống công nghệ thông
tin hoặc ứng dụng đáp ứng kết nối với hệ thống hải quan theo chuẩn thông điệp.
- Hỗ trợ người nộp thuế trong quá
trình nộp ngân sách nhà nước các khoản thu do cơ quan hải quan quản lý.
- Cung cấp chứng từ nộp ngân sách nhà
nước cho người nộp thuế khi thực hiện nộp ngân sách nhà nước qua trung gian
thanh toán (bảng kê/giấy nộp tiền).
3.3. Ngân hàng thương mại phối hợp thu
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông
tin: theo bộ chuẩn thông điệp của cơ quan hải quan, kết nối với Cổng thanh toán
điện tử hải quan, trung gian thanh toán.
- Hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách
nhà nước qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán đối chiếu, tra soát các khoản nộp qua tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán chuyển đến Cổng thanh
toán điện tử hải quan.
3.4. Người nộp thuế
Người nộp thuế thực hiện nộp ngân sách
nhà nước các khoản phải nộp do cơ quan hải quan quản lý vào các ứng dụng của tổ
chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung cấp để thực hiện nộp ngân sách
nhà nước theo quy định.
3.5. Kho bạc Nhà nước
- Chuyển kịp thời bảng kê Giấy nộp
tiền cho cơ quan hải quan.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải
quan, ngân hàng tra soát thông tin nộp ngân sách nhà nước.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Thời gian thực hiện
Đề án:
Từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2023.
2. Các hoạt động triển khai đề án
2.1. Giai đoạn chuẩn bị
- Kết quả 1: Đề án về việc thí điểm nộp thuế điện
tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán được phê duyệt
Thời gian thực hiện: Tháng 01/2023
- Các hoạt động:
+ Gửi văn bản và tổ chức họp với các tổ
chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng có văn bản bảo lãnh khoản
thu nộp qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về quy trình thu nộp
ngân sách nhà nước, chuẩn thông điệp trao đổi thông tin giữa các bên.
+ Tiếp thu, giải trình ý kiến tham gia
và hoàn thiện đề án trình Tổng cục ban hành.
- Kết quả 2: Trình phê duyệt đề án.
2.2. Các đơn vị chuẩn bị hệ thống triển
khai đề án
2.2.1. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán
Để triển khai thí điểm thu nộp ngân sách nhà nước,
tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện một số công
tác:
- Tìm hiểu công nghệ, quy trình nghiệp
vụ của hải quan và chuẩn thông điệp trao đổi, quy trình thu nộp ban hành kèm
theo Đề án này.
- Triển khai kết nối mạng, lắp đặt máy chủ.
- Thử nghiệm kết nối kỹ thuật hệ thống
của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với Cổng thanh toán
điện tử hải quan.
- Phối hợp với ngân hàng thương mại bảo lãnh khoản
thu nộp để thực hiện
chuyển ngay thông tin thu ngân sách nhà nước đến Cổng thanh toán điện tử hải quan
trong quá trình triển khai thí điểm, đảm bảo các khoản thu nộp ngân sách nhà nước
theo quy định.
2.2.2. Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã có công văn gửi
Tổng cục Hải quan về việc đảm bảo thông tin thu nộp ngân sách nhà nước do tổ chức
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến Cổng thanh toán
điện tử hải quan (sau đây viết tắt là Ngân
hàng bảo lãnh -TGTT).
- Bổ sung thông điệp trao đổi
thu nộp chuyển đến Cổng thanh
toán điện tử hải quan để nhận diện thông tin thu do tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán chuyển đến.
- Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán để thực hiện
chuyển ngay thông tin thu ngân sách nhà nước đến Cổng thanh
toán điện tử hải quan khi nhận được thông tin do tổ chức cung ứng dịch vụ trung
gian thanh toán chuyển đến và đảm bảo
các khoản thu nộp được chuyển nộp vào tài khoản thu ngân sách của Kho bạc Nhà
nước mở tại các ngân hàng ủy nhiệm thu theo quy định.
2.2.3. Tổng cục Hải quan nâng cấp Cổng thanh toán
điện tử hải quan
- Bổ sung các chức năng trên Cổng thanh toán
điện tử hải quan: tra cứu trạng thái chứng từ đã nộp tiền, tra cứu
thông báo, phản hồi lại người nộp thuế qua tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán.
- Đối soát chứng từ do tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán gửi và do ngân hàng gửi đến Cổng thanh toán
điện tử hải quan để kịp thời xử
lý các thông tin trong thời gian triển khai thí điểm.
- Phối hợp với các đơn vị để kết nối hệ
thống, hỗ trợ xử lý vướng mắc kịp thời trong quá trình triển khai thí điểm đảm
bảo quyền lợi của người nộp thuế theo quy định.
2.3. Triển khai thí điểm thu nộp ngân
sách
- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian
thanh toán kết nối với hệ thống Cổng thanh toán điện tử hải quan.
- Thực hiện trên môi trường
thử nghiệm của hệ thống các bên tham gia thí điểm.
- Triển khai thí điểm thu nộp ngân
sách nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán.
- Các đơn vị cử cán bộ nghiệp
vụ, cán bộ công nghệ thông tin để hỗ trợ xử lý vướng mắc, hỗ trợ người nộp thuế
trong quá trình triển khai thí điểm thu nộp ngân sách nhà nước qua tổ chức cung
ứng dịch vụ trung gian thanh toán; tổng hợp các vướng mắc phát sinh,
đánh giá kết quả thực hiện để
sửa đổi, bổ sung các bước trong nội dung quy trình thu nộp và chuẩn
thông điệp trao đổi thông tin với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán.
3. Kinh phí triển khai
Kinh phí triển khai thực hiện theo quy
định hiện hành của các đơn vị./.
PHỤ
LỤC I
QUY
TRÌNH THU THUẾ VÀ CÁC KHOẢN THU KHÁC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU QUA TỔ CHỨC CUNG ỨNG DỊCH VỤ TRUNG GIAN THANH TOÁN
(Ban
hành kèm Quyết
định
số
101/TCHQ-TXNK ngày 18/01/2023 của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải
quan)
2. Mô tả quy trình
Bước 1: Lập chứng từ nộp ngân sách nhà
nước trên hệ thống hoặc ứng dụng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán
Người nộp thuế đăng nhập vào
hệ thống hoặc ứng dụng của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cập
nhật thông tin người nộp thuế để truy vấn thông tin các khoản phải nộp tiền
(chi tiết theo người nộp, mã hải quan, mã Kho bạc Nhà nước nơi cơ hải quan mở tài khoản,
mã ngân hàng trích nợ, số tiền chi tiết theo từng sắc thuế, mục lục ngân sách
nhà nước... và một số chỉ tiêu khác liên quan đến hệ thống).
Người nộp thuế kiểm tra các
thông tin phải nộp: được phép lựa chọn số tiền sẽ nộp, phương tiện thanh toán
(thẻ/tài khoản/QR/Ví điện tử...)
trên hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và tiếp tục Bước
2.
Bước 2: Tổ chức cung ứng dịch
vụ trung gian thanh toán gửi và phản hồi thông tin nộp ngân sách nhà nước đến hệ
thống hải quan.
Hệ thống tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán gửi thông điệp tra cứu đến hệ thống hải quan
* Trường hợp thông tin tra cứu hợp lệ
Sau khi hệ thống thông tin của Tổng cục
Hải quan phản hồi
tới tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thông tin nợ các khoản khác
của hồ sơ, nếu phù hợp thì tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện
thanh toán thông qua các phương tiện thanh toán (thẻ/tài khoản/QR/Ví điện tử...) theo đề nghị của người
nộp thuế hoặc gửi thông điệp đến ngân hàng nơi người nộp thuế có tài khoản thanh toán để
thực hiện trích tiền theo đề nghị của người nộp thuế. Sau khi tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện trích tiền của người nộp thuế thành
công và chuyển đến ngân hàng bảo lãnh - TGTT thì chuyển sang Bước 3.
* Trường hợp có sai lệch thì xử lý:
- Sai số tiền, tên người nộp thuế, địa
chỉ: thông tin cho người nộp thuế và đề nghị sửa đổi, nhập lại thông tin người nộp
thuế kê khai phù hợp với dữ liệu của Cổng thanh toán điện tử hải quan.
- Trường hợp người nộp thuế kê khai số
tiền thấp hơn hoặc cao hơn
số tiền trong cơ sở dữ liệu của Cổng thanh toán
điện tử hải quan thì người nộp thuế xem xét cập nhật lại số tiền phải nộp.
Bước 3: Tổ chức cung ứng dịch
vụ trung gian thanh toán chuyển thông tin nộp tiền đến ngân hàng bảo lãnh -
TGTT.
- Nếu chữ ký số của tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán phù hợp và ngân hàng bảo lãnh - TGTT chấp nhận lệnh nộp
ngân sách nhà nước theo đúng lệnh thanh toán người nộp thuế đã lập giấy nộp tiền/Bảng
kê trên hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thì thực hiện
trích chuyển tiền theo lệnh thanh toán và thực hiện tiếp theo Bước 4.
- Trường hợp, chữ ký số của tổ
chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phù hợp hoặc không thực hiện
được do số dư không đảm bảo, hoặc
ngân hàng bảo lãnh - TGTT
không chấp nhận lệnh thanh toán, ngân hàng bảo lãnh - TGTT có thông báo tổ chức
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để chuyển đến người nộp thuế
biết và sửa đổi các thông tin phù hợp.
Bước 4: Ngân hàng bảo lãnh -
TGTT phản hồi thông tin đến Cổng thanh
toán điện tử hải
quan, Kho bạc Nhà nước, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
- Ngay khi ngân hàng bảo lãnh - TGTT nhận
thông tin thanh toán do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển đến
có gắn chữ ký số của tổ
chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, chuyển ngay thông tin đến
Cổng thanh toán
điện tử hải quan (4a).
- Trường hợp thông điệp nộp tiền vào
thời điểm trước giờ dừng giao dịch (COT), ngân hàng bảo lãnh - TGTT
thực hiện theo thông tin nộp tiền do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán chuyển nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đặt tại ngân hàng ủy nhiệm
thu hoặc qua kênh thanh toán của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời phản hồi thông
tin nộp tiền cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (4b).
- Trường hợp thông điệp nộp tiền vào
thời điểm sau giờ dừng giao dịch (COT), ngân hàng bảo lãnh - TGTT thực hiện
theo thông tin nộp tiền do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán chuyển
nộp ngân sách nhà nước vào đầu giờ của ngày làm việc tiếp theo (trừ ngày làm việc
cuối cùng của năm), đồng thời chuyển
ngay tiền và thông tin nộp tiền vào tài khoản thu của Kho bạc Nhà nước. Đối với
ngày làm việc cuối cùng của năm phải phối hợp ngân hàng ủy nhiệm thu để hạch toán và
truyền chứng từ ngay trong ngày làm việc cuối cùng của năm (4b).
+ Ngân hàng bảo lãnh - TGTT phản hồi
thông tin kết quả thực chuyển nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước đến tổ chức
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (4c).
Việc truyền thông điệp về chứng từ
liên quan đến thu ngân sách nhà nước được thực hiện online với cơ quan hải quan
và phải đảm bảo đồng bộ, đầy đủ toàn vẹn dữ liệu hạch toán tại các bên liên quan đến chứng
từ thanh toán.
Bước 5: Trừ nợ, thông
quan/giải phóng hàng hóa:
Sau khi nhận được thông điệp
do ngân hàng bảo lãnh - TGTT gửi đến Cổng thanh toán điện tử hải quan, hệ thống của
hải quan tự động kiểm tra thông tin giấy nộp tiền, số tiền thuế đã nộp do ngân
hàng bảo lãnh - TGTT
chuyển đến với
thông điệp do tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán gửi, nếu phù hợp hệ
thống xử lý ngay và thực hiện trừ nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Bước 6: Cuối giờ làm việc hoặc
đầu giờ sáng ngày làm việc tiếp theo, Kho bạc Nhà nước gửi bảng kê gắn chữ ký số
giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước cho cơ quan thu qua Trung tâm dữ liệu của
Bộ Tài chính; cơ quan hải quan căn cứ bảng kê gắn chữ ký số cập nhật
vào hệ thống kế toán tập trung, hạch toán thu với ngân sách.