ỦY
BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
87/2007/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 07 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐÀO ĐƯỜNG VÀ TÁI LẬP MẶT ĐƯỜNG PHỤC VỤ
DỰ ÁN “GIẢM THẤT THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” THUỘC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CẤP
NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM - VỐN VAY NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ công trình giao thông ngày 02 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP , ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP , ngày
29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 186/2004/NĐ-CP , ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy
định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP , ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT , ngày 07 tháng 11 năm 2005 của Bộ Giao
thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ,
ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Quyết định số 145/2002/QĐ-UB ngày 09 tháng 12 năm 2002 của Ủy ban nhân
dân thành phố về việc ban hành Quy định về đào đường và tái lập mặt đường khi
xây lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh; Quyết định số 60/2004/QĐ-UB ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban nhân dân
thành phố về điều chỉnh bổ sung "Quy định về đào đường và tái lập mặt đường
khi xây lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh" ban hành kèm theo Quyết định số 145/2002/QĐ-UB ngày 09 tháng 12 năm
2002 của Ủy ban nhân dân thành phố; Quyết định số 47/2005/QĐ-UB , ngày 24 tháng
3 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về sửa đổi, bổ sung Quy định về đào đường
và tái lập mặt đường khi xây lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, ban hành kèm theo Quyết định số 145/2002/QĐ-UB ngày 09
tháng 12 năm 2002 và Quyết định số 60/2004/QĐ-UB ngày 17 tháng 3 năm 2004 của Ủy
ban nhân dân thành phố;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông - Công chính tại Công văn số
1333/SGTCC-GT, ngày 07 tháng 6 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về thủ tục đào
và tái lập mặt đường phục vụ dự án Giảm thất thoát nước thành phố Hồ Chí Minh
(thuộc dự án Phát triển cấp nước đô thị Việt Nam
- vốn vay Ngân hàng Thế giới).
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười)
ngày kể từ ngày ký.
Các nội dung khác không được đề
cập trong Quyết định này vẫn thực hiện theo các Quyết định số 145/2002/QĐ-UB ,
ngày 09 tháng 12 năm 2002; Quyết định số 60/2004/QĐ-UB , ngày 17 tháng 3 năm
2004 và Quyết định số 47/2005/QĐ-UB , ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Ủy ban nhân
dân thành phố.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Giao thông -
Công chính, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các quận 1, 3, 5, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú và Thủ trưởng các sở - ngành có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận :
- Như Điều 3;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Bộ Xây dựng;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND. TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- VP Thành ủy và các Ban Thành ủy;
- Các Ban HĐND thành phố;
- VPHĐ-UB: các PVP;
- Các Phòng chuyên viên;
- Lưu:VT, (ĐTMT-Th)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
|
QUY ĐỊNH
VỀ ĐÀO ĐƯỜNG VÀ TÁI LẬP MẶT ĐƯỜNG PHỤC VỤ DỰ ÁN “GIẢM THẤT
THOÁT NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” THUỘC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT
NAM - VỐN VAY NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
(Ban hành kèm theo Quyết
định số 87/2007/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban
nhân dân thành phố)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Quy định này là cơ sở pháp lý
cho các chính sách ưu tiên trong công tác đào đường và tái lập mặt đường của dự
án Giảm thất thoát nước thành phố Hồ Chí Minh (thuộc dự án Phát triển cấp
nước đô thị Việt Nam
- vốn vay Ngân hàng Thế giới).
Điều 2. Đối
tượng và phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này chỉ áp dụng đối
với chủ đầu tư (Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn) và các đơn vị tham gia thi công
các hạng mục công trình của dự án Giảm thất thoát nước thành phố Hồ Chí Minh
(thuộc dự án Phát triển cấp nước đô thị Việt Nam - vốn vay Ngân hàng Thế giới).
2. Địa bàn áp dụng Quy định này
là các khu vực thực hiện dự án Giảm thất thoát nước thành phố Hồ Chí Minh, thuộc
các quận: 1, 3, 5, 10, 11, Tân Bình và Tân Phú.
Điều 3. Giải
thích từ ngữ
Trong Quy định này, cụm từ “Quy
định 145” được hiểu là Quy định về đào đường và tái lập mặt đường khi xây lắp
các công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố (ban hành kèm theo Quyết
định số 145/2002/QĐ-UB , ngày 09 tháng 12 năm 2002 và các Quyết định số
60/2004/QĐ-UB , ngày 17 tháng 3 năm 2004, Quyết định số 47/2005/QĐ-UB , ngày 24
tháng 3 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố).
Chương 2:
CÁC THỦ TỤC VÀ QUY ĐỊNH
CỤ THỂ TRONG VIỆC ĐÀO ĐƯỜNG VÀ TÁI LẬP MẶT ĐƯỜNG
Điều
4. Đối với công tác dò tìm và sửa bể trên các tuyến đường thuộc phạm vi dự
án được duyệt (xem như xử lý sự cố đột xuất về kỹ thuật trong khoản 1 Điều 5 của
Quy định 145)
1. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
được miễn làm thủ tục xin cấp giấy phép đào đường đối với công tác dò tìm và sửa
bể trên các tuyến đường thuộc phạm vi dự án được duyệt.
2. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
được phép đào trên các tuyến đường thuộc danh mục các đường cấm đào do Sở Giao
thông - Công chính công bố hàng năm và được phép đào vào ban ngày trên các tuyến
đường thuộc danh mục đường cấm đào ban ngày do Sở Giao thông - Công chính công
bố hàng năm. Riêng đối với các đường mới được thảm bêtông nhựa và còn trong thời
gian bảo hành, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn phải được thỏa thuận bằng văn bản
của đơn vị bảo hành về trách nhiệm duy tu bảo dưỡng sau khi đào và tái lập mặt
đường.
3. Trước khi triển khai đào đường,
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn phải thông báo bằng văn bản đến Ủy ban nhân dân
quận có liên quan, Sở Giao thông - Công chính, Khu Quản lý Giao thông đô thị số
1 và Thanh tra Giao thông công chính để biết và kiểm tra, theo dõi.
4. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
cần xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà thầu áp dụng công nghệ,
thiết bị tiên tiến trong công tác thăm dò vị trí rò rỉ nước.
Điều
5. Đối với các công tác lắp đặt các tuyến ống mới, thay thế ống
cũ, lắp đặt xây dựng hầm van, hầm đồng hồ tổng
1. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
được xem xét cấp phép đào đường theo quy mô và tiến độ của từng hạng mục công
trình (đặc cách khoản 9 Điều 4 của Quy định 145).
2. Hồ sơ xin cấp phép đào đường
gồm (sửa đổi khoản 3 Điều 4 của Quy định 145):
- Đơn xin phép thi công của tổ
chức, cá nhân có nhu cầu đào đường để lắp đặt công trình ngầm. Nội dung đơn phải
đầy đủ các dữ kiện để có cơ sở cấp phép.
- Các bản vẽ mô tả, thể hiện mặt
bằng, vị trí đào, kích thước đào, kết cấu tái lập.
- Các văn bản thống nhất về
phương án thi công, biện pháp và tiến độ thi công giữa chủ đầu tư, đơn vị thi
công. Riêng trường hợp đào trên lề đường để lắp đặt ống cấp nước có chiều dài
rãnh đào nhỏ hơn 30m thì chỉ cần lập bảng tiến độ thi công, không cần có phương
án thi công và biện pháp thi công.
Đối với trường hợp các tuyến đường
đã bàn giao mặt bằng, đang giải tỏa để chuẩn bị thi công hoặc đang thi công để
cải tạo, nâng cấp, sửa chữa đường, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào đường phải
bổ sung thêm văn bản thống nhất về kỹ thuật đào đường và tái lập mặt đường, tiến
độ thực hiện, thỏa thuận phối hợp trong quá trình thi công của chủ đầu tư quản
lý dự án cải tạo, nâng cấp, sửa chữa đường.
3. Khu Quản lý Giao thông Đô thị
số 1 có trách nhiệm xem xét cấp phép trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ
ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ (sửa đổi khoản 3 Điều 4 của Quy định 145).
4. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
được phép đào đường trên các tuyến đường thuộc danh mục các đường cấm đào do Sở
Giao thông - Công chính công bố hàng năm và được phép đào vào ban ngày trên các
tuyến đường thuộc danh mục cấm đào ban ngày do Sở Giao thông - Công chính công
bố hàng năm. Riêng đối với các tuyến đường mới được thảm bêtông nhựa và còn
trong thời gian bảo hành, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn phải được thỏa thuận bằng
văn bản của đơn vị bảo hành về trách nhiệm duy tu bảo dưỡng sau khi đào và tái
lập mặt đường (đặc cách khoản 1 và 4 Điều 5 của Quy định 145).
5. Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn
cần xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích tham gia đối với các nhà thầu áp dụng
thiết bị đào ngầm (robot) để thi công công trình.
Chương
3:
QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO AN
TOÀN GIAO THÔNG TRONG KHI ĐÀO ĐƯỜNG, TÁI LẬP MẶT ĐƯỜNG
Điều
6. Đối với các vị trí thi công trong phạm vi giao lộ hoặc các vị
trí trên các trục giao thông chính, thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông và
tai nạn giao thông
Tổng Công ty Cấp nước
Sài Gòn có trách nhiệm báo cáo với Sở Giao thông - Công chính để xem xét thông
qua phương án đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công. Thời hạn tối
đa để Sở Giao thông - Công chính xem xét giải quyết phương án là 03 (ba) ngày,
kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
(Danh mục giao lộ hoặc
các vị trí trên các trục giao thông chính thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông
và tai nạn giao thông do Sở Giao thông - Công chính công bố và hướng dẫn Tổng
Công ty Cấp nước Sài Gòn).
Chương
4:
KIỂM TRA VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM TRONG CÔNG TÁC ĐÀO ĐƯỜNG, TÁI LẬP MẶT ĐƯỜNG
Điều
7. Đối với công tác kiểm tra và xử lý vi phạm của dự án
1. Đối với công tác đào
đường dò tìm và sửa bể trên các tuyến đường thuộc phạm vi dự án được duyệt, nếu
Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn phát hiện vị trí rò rỉ không chính xác, Chủ đầu
tư công trình sẽ chịu mức phạt gấp đôi so với mức quy định hiện hành đối với
cùng một hành vi vi phạm.
2. Nếu đơn vị thi công
bị xử phạt quá 03 lần (đối với cùng 01 hạng mục) mà chưa khắc phục cũng như
chưa chấp hành nộp phạt đúng thời gian quy định thì cơ quan có thẩm quyền cấp
phép sẽ không tiếp tục cấp phép cho Chủ đầu tư đối với hạng mục đó.
Chương
5:
ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều
8. Giám đốc Sở Giao thông - Công chính có
trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Quyết định này. Trong quá trình thực hiện,
nếu có vướng mắc hay cần thiết sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực
tế, Sở Giao thông - Công chính có trách nhiệm tổng hợp, đề xuất trình Ủy ban
nhân dân thành phố quyết định./.