ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2191/QĐ-UBND
|
Lâm
Đồng, ngày 21 tháng 11 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022-2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP
ngày 19/4/2022 của Chính phủ về Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg
ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 03/6/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về thực hiện Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để xây dựng tỉnh Lâm Đồng đạt tiêu chí nông thôn mới
trước năm 2025;
Căn cứ các Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh Lâm Đồng số: 81/NQ-HĐND ngày
08/7/2022 về Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm
Đồng giai đoạn 2021-2025; số 84/2022/NQ-HĐND
ngày 08/7/2022 ban hành quy định nguyên tắc, tiêu chí, định
mức phân bổ vốn nguồn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng thôn thôn mới giai đoạn 2021-2025; số
89/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 về Đề án phát triển đường giao
thông nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng nông
thôn mới tỉnh Lâm Đồng đến
năm 2025; số 90/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 về Kế hoạch
đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 thực hiện các Chương trình mục tiêu
quốc gia;
Căn cứ các Quyết định của Ủy ban
nhân dân tỉnh: số 1240/QĐ-UBND ngày 11/7/2022 về việc
giao chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng; số 1367/QĐ-UBND ngày
03/8/2022 phân bổ vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
năm 2022;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 208/TTr-SNN ngày 15/9/2022 và
Văn bản số 2404/SNN-KH ngày 14/10/2022; ý kiến thẩm
định của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 2329/KHĐT-KTN
ngày 19/10/2022, Sở Tài chính tại Văn bản số
2480/STC-NS ngày 02/11/2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lâm
Đồng giai đoạn 2022-2025 (Kế hoạch) với các nội dung chính như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục
tiêu chung: Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn
thành đạt và vượt các mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã
xác định tại Nghị quyết số 81/NQ-HĐND tỉnh ngày 08/7/2022 của Hội đồng nhân dân
tỉnh. Trước năm 2025, Lâm Đồng được công nhận là tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Cấp huyện:
- Các huyện: Bảo Lâm; Đạ Huoai; Di
Linh; Lạc Dương và Đam Rông đạt chuẩn nông thôn mới trước năm 2025; toàn bộ các
huyện, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- 02 huyện Đơn Dương
và Đạ Tẻh đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025.
- Huyện Đơn Dương
đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu về nông nghiệp công nghệ cao theo hướng
thông minh; huyện Đạ Tẻh đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu về cảnh quan
nông thôn và huyện Đức Trọng hoàn thành đề án huyện nông thôn mới trong quá
trình đô thị hóa.
b) Cấp xã:
- 04 xã Đạ Tông, Đạ M'Rông, Đạ Long, Liêng S'rônh huyện Đam Rông đạt chuẩn nông thôn mới trước
năm 2025; toàn tỉnh có 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí về nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Có thêm ít nhất 15 xã đạt chuẩn
nông thôn mới nâng cao trước năm 2025; toàn tỉnh có trên 48 xã đạt chuẩn nông
thôn mới nâng cao theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới giai
đoạn 2021 - 2025.
- Có thêm ít nhất 14 xã đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu trước năm 2025; toàn tỉnh có trên 23 xã đạt chuẩn nông
thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí về nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1. Nâng cao hiệu quả công tác
tuyên truyền, phổ biến về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
a) Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về
xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng công tác tuyên truyền để người dân
biết và phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn
mới.
b) Mở cuộc vận động về xây dựng nông
thôn mới, quán triệt nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ chính trị
trọng tâm, thường xuyên của các cấp, các ngành để huy động cả hệ thống chính trị
và toàn xã hội tham gia, trong đó cấp ủy Đảng, chính quyền đóng vai trò lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện, người dân đóng vai trò chủ thể cùng với
các tổ chức chính trị xã hội tham gia xây dựng nông thôn mới.
c) Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức các cấp thực hiện
Kế hoạch, đảm bảo tổ chức triển khai có hiệu quả, đúng quy định.
2. Hoàn thiện thể chế và các cơ sở
pháp lý, tiêu chí thực hiện Kế hoạch:
a) Ban hành các tiêu chí về xã, huyện
nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu thuộc thẩm quyền
của UBND tỉnh theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới giai đoạn
2021-2025 và hướng dẫn của các cơ quan Trung ương.
b) Trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem
xét, quyết định các nội dung theo khoản 1, Điều 40 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của
Chính phủ.
c) Ban hành, thực hiện các nhiệm vụ
được giao tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 40 Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.
3. Kiện toàn Ban chỉ đạo các cấp;
tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương:
a) Ban Chỉ đạo và bộ máy giúp việc:
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp và
hoàn thiện bộ máy, tổ chức cơ quan giúp việc cho Ban chỉ đạo các Chương trình mục
tiêu quốc gia, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới cấp tỉnh, huyện theo hướng chuyên trách, chuyên nghiệp, nâng cao năng
lực trong tham mưu, hướng dẫn triển khai Kế hoạch.
- Lựa chọn, thí điểm
xây dựng Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới cấp huyện có các vị trí chuyên trách gồm: Phó Chánh
văn phòng và 2-3 công chức, viên chức trong chỉ tiêu biên chế của từng địa
phương.
b) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy, chính quyền địa phương:
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền và cán
bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm, vị
trí vai trò của việc xây dựng nông thôn mới, tạo đồng thuận cao trong xã hội để
triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám
sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành; kịp thời động viên,
khích lệ biểu dương khen thưởng các tổ chức cá nhân có thành tích xuất sắc
trong việc thực hiện Kế hoạch; đồng thời có biện pháp
phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí, xử lý nghiêm các vi phạm
trong quá trình thực hiện.
4. Triển khai thực hiện có hiệu quả
các nội dung thành phần theo Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng giai đoạn
2021-2025:
4.1. Nâng cao hiệu quả quản lý và thực
hiện xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã
hội nông thôn gắn với quá trình đô thị hoá:
a) Quy hoạch xã:
- Đến hết 2022 thực hiện điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng đối với 80 xã phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế
xã hội giai đoạn mới; đảm bảo 100% số xã thực hiện xây dựng nông thôn mới hoàn
thành tiêu chí về quy hoạch.
- Tiếp tục rà soát, thực hiện các quy
hoạch trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn mới phù hợp với tình hình kinh tế xã
hội của địa phương và định hướng phát triển đô thị chung; dự kiến trong giai đoạn
thực hiện lập và phê duyệt bổ sung 57 đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã
của các xã định hướng xây dựng nông thôn kiểu mẫu.
b) Quy hoạch vùng huyện: Trong năm
2022, tiếp tục hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt các đồ
án quy hoạch xây dựng vùng huyện còn lại theo Kế hoạch số 1989/KH-UBND ngày
07/4/2017 của UBND tỉnh; bổ sung quy hoạch xây dựng vùng huyện Đơn Dương và quy hoạch vùng huyện Lạc Dương; hoàn thành phê duyệt trong Quý
I/2023;
c) Quy hoạch tỉnh: Hoàn thiện, trình
cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021
- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trước Quý II/2023, tạo điều
kiện thực hiện Kế hoạch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.
4.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã
hội cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các
vùng miền: Ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 25/7/2022 của
Tỉnh ủy Lâm Đồng về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030 và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở ngành, địa phương; trong đó, kết
cấu hạ tầng cho xây dựng nông thôn mới đáp ứng theo kế hoạch, lộ trình xây dựng
nông thôn mới của tỉnh và các địa phương; trong đó, tập trung một số nội dung
sau:
a) Giao thông nông thôn: Triển khai Đề
án phát triển đường giao thông nông thôn phục vụ chương
trình xây dựng nông thôn mới ban hành (theo Nghị quyết số
89/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh); đến năm 2025 thực hiện đầu
tư được 118 km đường huyện, đường xã đạt chuẩn; 252 km đường thôn, liên thôn;
420 km đường ngõ xóm và 39 km đường nội đồng, trong đó ưu tiên các xã chưa đáp ứng
tiêu chí xây dựng nông thôn mới về giao thông.
b) Thủy lợi, nước sạch:
- Sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu
tư từ ngân sách nhà nước và đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình thủy lợi
trọng diêm của tỉnh như Ta Hoét, Đông Thanh, Kazam và các công trình khác; tiếp
tục phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến tiết kiệm nước;
mục tiêu đến 2025 có ít nhất 70% diện tích canh tác được
tưới, trong đó có trên 53.000 được tưới từ các công trình thủy lợi, 65.000 ha
tưới tiên tiến, tiết kiệm.
- Tiếp tục rà soát, cải tạo các công
trình cấp nước nông thôn hiện có, thay thế các dây chuyền công nghệ xử lý nước
tiên tiến; thanh lý các công trình hư hỏng, không thể cải tạo và người dân
không còn nhu cầu sử dụng. Xây dựng các nhà máy cấp nước liên khu vực, có công
suất lớn; ưu tiên đấu nối mở rộng từ các công trình cấp nước đã hoạt động bền vững
(từ các nhà máy cấp nước đô thị để cấp nước cho vùng nông thôn). Mục tiêu đến
2025 tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt trên 35%, nước hợp vệ
sinh đạt 95%.
c) Điện nông thôn:
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch số
6172/KH-UBND ngày 27/8/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chiến lược phát triển năng
lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (theo Kế hoạch
số 135-KH/TU ngày 28/7/2020 của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị). Tập trung phát
triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng
hóa thạch.
- Đến năm 2025, có 100% các xã, vùng
sản xuất tập trung có hệ thống điện đảm bảo kỹ thuật, cung cấp ổn định, đủ nhu
cầu năng lượng điện của tỉnh, đáp ứng cho các mục tiêu của chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội địa phương theo quy hoạch phát triển điện lực.
d) Cơ sở vật chất văn hóa, y tế, giáo
dục:
- Các địa phương chủ động rà soát hiện
trạng cơ sở vật chất văn hóa, y tế, giáo dục cấp xã để xây dựng kế hoạch đầu
tư, sửa chữa phù hợp, hiệu quả từ nguồn kinh phí của Kế hoạch, các nguồn vốn
khác và nguồn xã hội hóa.
- Tiến hành đầu tư 33 nhà văn hóa cấp
xã và nâng cấp sửa chữa 270 nhà văn hóa cấp thôn với đầy đủ
trang thiết bị phục vụ sinh hoạt; 63 trung tâm/trạm y tế được đầu tư nâng cấp
trang thiết bị; 313 phòng học, phòng chức năng, khuôn viên được đầu tư; đến năm
2025 có 514 trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ
thông đạt chuẩn quốc gia; 100% xã được lắp đặt các dụng cụ thể thao ngoài trời;
2 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa; 2 xã đạt chuẩn xã nông
thôn mới kiểu mẫu về y tế; 7 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu về giáo dục.
đ) Hạ tầng thương mại:
- Tiếp tục thực hiện các kế hoạch
phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh; đẩy
mạnh việc thực hiện mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp quản lý chợ; huy
động các nguồn lực đầu tư phát triển mạng lưới phân phối hàng hóa.
- Đối với thương mại nông sản: triển
khai hiệu quả Quyết định số 1748/QĐ-UBND ngày 08/7/2021 của UBND tỉnh phê duyệt
Kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới phương thức kinh doanh, tiêu thụ nông sản trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030; trọng tâm là đầu
tư hệ thống kho dự trữ bảo quản nông sản, hình thành các trung tâm logistics và
nhân rộng mô hình trung tâm sau thu hoạch.
- Tiến hành đầu tư xây dựng mới khoảng
15 chợ và nâng cấp sửa chữa 10 chợ truyền thống đáp ứng
tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm và tiêu chí về cơ sở hạ tầng thương mại nông
thôn.
e) Thông tin, truyền thông, chuyển đổi
số:
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch thực
hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông
thôn mới thông minh giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện hiệu quả Kế hoạch số
5731/KH-UBND ngày 03/8/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng về thực hiện
chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất
cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở, ưu tiên phát triển, nâng cấp các
đài truyền thanh xã (có cụm loa hoạt động đến thôn) và phương tiện sản xuất các
sản phẩm thông tin, tuyên truyền cho cơ sở truyền thanh, truyền hình cấp huyện;
phát triển và duy trì các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính.
4.3. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả
cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn:
Thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp
theo hướng tiếp cận đa ngành, bền vững, hiện đại, thích ứng với
biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế theo Chương trình hành động số 40-CTr/TU
ngày 27/10 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; Nghị
quyết số 21/NQ-TU ngày 27/10/2022 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp toàn diện,
bền vững và hiện đại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến
năm 2030; Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp hướng đến toàn diện, bền vững
và hiện đại tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021-2025 (Quyết định số 837/QĐ-UBND ngày
12/5/2022 của UBND tỉnh); Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp
và nông thôn bền vững trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1065/QĐ-UBND ngày 15/6/20222 của UBND tỉnh); Đề
án tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển thị trường
xuất khẩu nông sản và chuỗi giá trị toàn cầu tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025
(Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 27/01/2022 của UBND tỉnh).
4.4. Thực hiện công tác giảm nghèo bền
vững:
- Lồng ghép, triển khai hiệu quả các
Chương trình Mục tiêu quốc gia: Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và Phát
triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030; ưu tiên đảm bảo chính sách an ninh xã hội đối với người nghèo, đồng
bào dân tộc và các đối tượng dễ bị tổn thương; triển khai hiệu quả các chính
sách hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, dột nát, nâng cao chất lượng nhà ở dân cư nông
thôn.
- Đến cuối năm
2023 tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh đảm bảo thấp hơn so với tỷ lệ hộ nghèo
hộ cận nghèo chung cả nước; không còn nhà tạm, dột nát và tỷ lệ hộ có nhà ở kiên
cố, bán kiên cố đạt trên 75%.
4.5. Nâng cao chất lượng giáo dục, y
tế và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn:
- Củng cố, phát triển toàn diện giáo
dục - đào tạo theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa và từng bước hiện đại hoá, nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Duy trì kết quả
phổ cập mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất phục vụ dạy và học; đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với
quy hoạch lại mạng lưới trường lớp, đến năm 2025 có trên 82% trường mầm non và
phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ở
các cấp học, bậc học: nhà trẻ 20%, mẫu giáo 95% (trong đó mẫu giáo 5 tuổi
100%), tiểu học 99,5%, trung học cơ sở 97%; có 9,5% học sinh dân tộc thiểu số bậc
trung học được học ở trường phổ thông dân tộc nội trú; tỷ lệ người biết chữ
trong độ tuổi đạt 97%; duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục
các cấp, phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở mức độ 2; có 82% thanh niên
trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương.
- Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp y tế,
chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng dự phòng tích cực và chủ động; bảo đảm mọi
người dân được khám, chữa bệnh ban đầu và cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản; đến
năm 2025, tỷ lệ giường bệnh đạt 24-25 giường/vạn dân; 100% số trạm y tế xã được kiên cố hóa và có bác sỹ hoạt động;
90% người dân được quản lý, theo dõi sức khỏe tại cộng đồng; thực hiện tốt công
tác tuyên truyền, giáo dục về dân số - kế hoạch hoá gia đình, tăng cường đầu tư
thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em;
phấn đấu tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1 %; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng giảm xuống còn 19%.
4.6. Nâng cao chất lượng đời sống văn
hóa của người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống
theo hướng bền vững gắn với phát triển du lịch nông thôn:
- Tiếp tục xây dựng, nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, gắn với tổ chức cộng
đồng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi, giải trí cho người dân, nhất là trẻ
em, phụ nữ và người cao tuổi. Phát động các phong trào rèn luyện thể dục, thể
thao phù hợp với từng địa phương. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, nhân rộng
mô hình câu lạc bộ hoạt động văn hóa văn nghệ nhằm bảo tồn giá trị văn hóa truyền
thống. Phát triển các mô hình du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống. Triển khai hiệu quả Kế hoạch số 1217/KH-UBND ngày 01/3/2022 của UBND tỉnh thực hiện phong trào "Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" giai đoạn 2021-2026 trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng.
- Đến 2025, trên 80% người dân được
nâng cao mức hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống; 100% đơn vị hành chính cấp
xã có thiết chế văn hóa thể thao; trên 92% gia đình được công nhận và giữ vững
danh hiệu Gia đình văn hóa; 60% gia đình giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa,
tiêu biểu, hạnh phúc.
4.7. Nâng cao chất lượng môi trường;
xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn:
- Triển khai có hiệu quả Kế hoạch hành động số 5402/KH-UBND ngày 22/7/2022 của UBND tỉnh thực hiện
Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 22/5/2022 của Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng bảo
vệ môi trường khu vực nông thôn; đầu tư, cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống thu
gom, thoát nước thải và các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và
phân tán áp dụng biện pháp phù hợp, đồng thời khuyến
khích phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ,
cấp thôn trong cộng đồng dân cư; đảm bảo trên 60% chất thải rắn sinh hoạt tại nông thôn được thu gom, xử lý đúng quy định; tỷ lệ khu
công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung đạt
quy chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ cụm công nghiệp được thành lập có hệ thống
xử lý nước thải công nghiệp tập trung đạt 50%.
- Xây dựng và tổ chức triển khai thực
hiện các đề án/kế hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn
trên địa bàn các huyện đảm bảo theo quy định.
- Thu gom, tái chế, tái sử dụng
các loại chất thải (phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi...)
ngay từ nguồn phát sinh theo nguyên lý “kinh tế tuần hoàn”;
tiếp tục phát động và duy trì các phong trào nói không với rác thải nhựa; xây dựng
cộng đồng dân cư không rác thải nhựa. Nhất là việc thu gom, xử lý rác thải vỏ
chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng; đảm bảo tỷ lệ chất thải
nguy hại được tiêu hủy, xử lý đúng quy định đạt 85%.
- Tập trung phát triển các mô hình
sáng, xanh, sạch, đẹp; khu dân cư kiểu mẫu làm tiền đề cho
phát triển du lịch nông nghiệp.
- Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm
tại các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; xây dựng các cơ sở
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đảm bảo vệ sinh môi trường.
4.8. Nâng cao chất lượng các dịch vụ
hành chính công; hoạt động của chính quyền cơ sở; bảo đảm và tăng cường khả
năng tiếp cận pháp luật cho người dân; đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống
bạo lực trên cơ sở giới:
- Triển khai đề án về đào tạo, bồi dưỡng
kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu,
chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ, công chức xã theo
quy định, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
- Ứng dụng công
nghệ thông tin trong thực hiện các dịch vụ hành chính công nhằm nâng cao chất
lượng giải quyết thủ tục hành chính theo hướng minh bạch, công khai và hiệu quả
ở các cấp (xã, huyện, tỉnh); gán mã, cập nhật, thông báo và gắn biển địa chỉ số
cho từng hộ gia đình và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn nông thôn gắn với bản
đồ số Việt Nam.
- Thực hiện có hiệu quả công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết hòa giải, mâu thuẫn ở
khu vực nông thôn. Nâng cao nhận thức, thông tin về trợ giúp pháp lý; tăng cường
khả năng thụ hưởng dịch vụ trợ giúp pháp lý. Tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo
bình đẳng giới và phòng chống bạo lực
trên cơ sở giới; chăm sóc, bảo vệ trẻ em và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời
sống xã hội.
4.9. Nâng cao chất lượng, phát huy
vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong
xây dựng nông thôn mới:
- Tiếp tục triển khai rộng khắp phong
trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và các cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Xây dựng gia đình
5 không, 3 sạch”; nâng cao hiệu quả công tác giám sát và
phản hiện xã hội trong xây dựng nông thôn mới của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Thúc đẩy chương trình khởi nghiệp,
thanh niên làm kinh tế thông qua triển khai hiệu quả Chương trình trí thức trẻ
tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới; triển khai Đề án hỗ trợ phụ nữ khởi
nghiệp. Triển khai hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi,
đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
- Tăng cường vận động, phát huy vai
trò làm chủ của người dân trong xây dựng nông thôn mới theo phương châm: dân biết,
dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng; nâng cao hiệu quả việc lấy ý kiến sự hài
lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới.
4.10. Giữ vững quốc phòng, an ninh và
trật tự xã hội nông thôn:
- Tăng cường công tác bảo vệ an ninh
chính trị, an ninh nội bộ, an ninh kinh tế, chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời
phát hiện, giải quyết dứt điểm những vấn đề phức tạp về an
ninh trật tự, nhất là tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai. Triển khai
thực hiện hiệu quả các giải pháp, kế hoạch, chương trình phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, tập trung trấn áp các tội phạm hình sự nguy hiểm, sử dụng vũ khí, tội phạm giết cướp, tội phạm trong lứa tuổi thanh, thiếu niên; tội phạm ma tuý, kinh tế, tham
nhũng, buôn lậu, hàng giả, mua bán người.
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về an ninh, trật tự, công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong
phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn
nông thôn.
- Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh,
rộng khắp”, hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng được giao; góp phần xây
dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; tích
cực xây dựng địa bàn nông thôn vững mạnh toàn diện, đảm bảo giữ vững tiêu chí
quân sự, quốc phòng trong xây dựng nông thôn mới.
4.11. Tăng cường công tác giám sát,
đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:
- Các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức
chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở triển khai công tác kiểm tra, giám sát,
đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Hàng năm, cấp ủy Đảng các cấp xây dựng
kế hoạch và tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác lãnh đạo xây dựng nông
thôn mới ở các địa phương, nhất là tại các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
và nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị
- xã hội các cấp có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể trong hệ thống để thực hiện tốt
vai trò giám sát các nội dung xây dựng nông thôn mới theo quy định.
III. Kinh phí thực
hiện:
1. Nhu cầu nguồn vốn và cơ cấu vốn
thực hiện Kế hoạch:
Tổng nhu cầu nguồn lực toàn xã hội để
thực hiện Kế hoạch xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là 61.050,6 tỷ đồng,
trong đó:
a) Ngân sách Nhà nước 9.850,6 tỷ đồng,
bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước đầu tư trực tiếp
từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới 2.408,3 tỷ đồng (ngân
sách Trung ương 598,8 tỷ đồng; ngân sách địa phương 1.809,5 tỷ đồng).
b) Vốn lồng ghép từ các chương trình,
dự án khác 7.442,3 tỷ đồng.
c) Vốn xã hội hóa từ các tổ chức,
doanh nghiệp 1.000 tỷ đồng
d) Vốn của nhân dân trên địa bàn tỉnh
2.200 đồng.
e) Vốn tín dụng: 48.000 tỷ đồng.
(Chi tiết theo các Phụ lục 3; 3.1,
3.2 đính kèm).
IV. Tổ chức thực
hiện
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn:
a) Là cơ quan thường trực Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, chịu trách
nhiệm toàn diện trước UBND tỉnh trong việc tham mưu, theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn
việc triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo mục tiêu, theo đúng quy định.
b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài chính đề xuất kế hoạch vốn, phân bổ vốn, giao chỉ tiêu thực hiện Kế
hoạch hàng năm; đồng thời, tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện hàng năm gửi chủ dự án thành phần, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung
ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan) đảm bảo kịp thời,
theo quy định (riêng năm 2022 triển khai theo các Quyết định
của UBND tỉnh: số 1281/QĐ-UBND ngày 14/7/2022; số 1367/Q-UBND ngày 03/8/2022 và
Văn bản giao nhiệm vụ số 1137/UBND-NN ngày 24/02/2022.
c) Căn cứ các Nghị định của Chính phủ,
Thông tư và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ban, ngành Trung ương, hướng dẫn các
chủ đầu tư, các địa phương tổ chức triển khai Kế hoạch theo đúng quy định.
d) Chủ trì, phối hợp với sở, ban,
ngành, hướng dẫn đôn đốc các địa phương, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện
các tiêu chí quy định tại Quyết định số 1921/QĐ-UBND ngày 21/10/2022 của UBND tỉnh
quy định chi tiết một số tiêu chí thuộc Bộ tiêu chí về xã,
huyện nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2021 - 2025 và Bộ tiêu chí quốc gia
do Trung ương ban hành về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông
thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới
nâng cao theo quy định.
đ) Tham mưu UBND tỉnh thẩm định, xét,
công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định tại Quyết định số
18/2022/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
e) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện
Kế hoạch gửi UBND tỉnh, Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh,
các Bộ, ngành Trung ương theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất phương án phân bổ kế hoạch
vốn đầu tư công hàng năm theo quy định và kế hoạch vốn trung hạn đã được UBND tỉnh
phân bổ để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đến năm 2025 đã đề ra tại Kế hoạch.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính
cân đối, tham mưu UBND tỉnh bổ sung thêm nguồn vốn đầu tư công từ ngân sách tỉnh
(nếu có) cho Chương trình (ngoài số vốn trung hạn ngân
sách tỉnh đã giao). Tham mưu cân đối thưởng công trình
phúc lợi cho các huyện đạt chuẩn nông thôn mới trong giai đoạn 2021-2025 theo
chủ trương của UBND tỉnh, của Thường trực Tỉnh ủy.
c) Hướng dẫn các chủ đầu tư triển
khai các nội dung thành phần, tiểu dự án từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Kế
hoạch theo quy định.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh và các sở, ngành, địa phương thực hiện thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ chế chính sách
liên quan đến Chương trình thuộc nguồn vốn đầu tư công theo quy định.
3. Sở Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch
và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ nguồn ngân sách Trung
ương phân bổ, hàng năm báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phân bổ nguồn vốn sự
nghiệp ngân sách Trung ương, nguồn đối ứng của địa phương theo quy định để thực
hiện đạt mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.
b) Hướng dẫn các chủ đầu tư triển
khai các nội dung thành phần, tiểu dự án từ nguồn vốn sự nghiệp của Kế hoạch
theo quy định.
c) Hướng dẫn, thanh quyết toán các
nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới; thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch theo quy định.
4. Sở Nội vụ:
a) Phối hợp với Văn phòng Điều phối
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh, các đơn vị liên quan
xây dựng kế hoạch, quy định cụ thể về tiêu chuẩn, hình thức để phát động và tổ
chức thực hiện phong trào thi đua “Lâm Đồng chung sức xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021- 2025” trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh theo quy định (Quyết định số
263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ); phối hợp với các sở, ngành
liên quan hướng dẫn các địa phương kiện toàn Văn phòng Điều phối Chương trình mục
tiêu quốc gia cấp huyện cho phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
5. Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội: Chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn lực từ Chương
trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững để lồng ghép thực hiện các tiêu chí
nông thôn mới đảm bảo đạt mục tiêu đề ra; hướng dẫn các địa phương đầu tư các
công trình kết nối liên xã trong nội dung đầu tư của huyện nghèo, ưu tiên kết nối
hạ tầng ở các xã, thôn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
6. Sở Xây dựng:
a) Tham mưu UBND tỉnh ban hành hoặc ủy
quyền cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện ban hành thiết kế mẫu, thiết
kế điển hình đối với các công trình đầu tư đặc thù theo Điều 14, Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ.
b) Hướng dẫn khung đơn giá và lập dự
toán công trình, dự án đầu tư xây dựng có sự tham gia thực
hiện của cộng đồng người dân.
7. Sở Công Thương: Hướng dẫn việc lập dự toán, thẩm định, tổ chức thực hiện, thi công về
di dời trụ điện, trụ viễn thông; làm việc với các Công ty Điện lực, viễn thông
(các chủ sở hữu) để thống nhất mức đối ứng, các nội dung hỗ trợ của các chủ sở
hữu và các nội dung có liên quan trong hỗ trợ di dời trụ điện, trụ viễn thông
sau khi mở rộng đường trong xây dựng nông thôn mới.
8. Ban Dân tộc tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo,
bố trí nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025. Theo dõi, đôn đốc các địa phương trong việc lồng ghép nguồn
lực để thực hiện hoàn thành mục tiêu Kế hoạch.
4. Các sở, ngành, đơn vị liên quan
được phân công làm chủ dự án, tiểu dự án:
a) Chủ động phối hợp triển khai thực
hiện theo nội dung kế hoạch; đề xuất giải pháp cụ thể để thực hiện hiệu quả các
nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu các dự án, tiểu dự án do đơn vị phụ trách; hướng dẫn
các địa phương triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
b) Lập kế hoạch, phê duyệt hoặc trình
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai kế hoạch vốn được giao kịp
thời, hiệu quả, đúng quy định.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh:
a) Tăng cường, vận động các tầng lớp
nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới; vận động đoàn viên, hội
viên phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo tự quản của nhân dân trong xây dựng
nông thôn mới, đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ.
b) Tổ chức và hướng dẫn lấy ý kiến
đánh giá sự hài lòng của người dân đối với kết quả xây dựng nông thôn mới, giúp
cho cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng đánh giá, kiểm chứng kết quả xây
dựng nông thôn mới ở từng địa phương, cơ sở.
c) Theo dõi, phát hiện đánh giá các
mô hình làm tốt, kinh nghiệm hay, cách làm có hiệu quả để bồi dưỡng phổ biến,
nhân rộng. Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp
nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5
không 3 sạch”. Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội trong xây dựng nông
thôn mới.
11. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Chi
nhánh tỉnh Lâm Đồng, Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Lâm Đồng:
Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa
bàn triển khai, thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng liên quan đến
lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn; cho vay xây dựng nông thôn mới. Phối hợp các
sở, ngành và địa phương thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về các chính
sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện
thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
12. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố:
a) Ban hành Kế hoạch và tổ chức triển
khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn theo các quy định của Trung
ương và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, đảm bảo mục tiêu của Kế hoạch; chịu
trách nhiệm sử dụng nguồn vốn được phân bổ đảm bảo mục
tiêu, hiệu quả, đúng quy định.
b) Kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương
trình mục tiêu quốc gia và Văn phòng điều phối nông thôn mới
cấp huyện theo quy định.
c) Tập trung rà soát, huy động các
nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng
cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới, huyện
nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu theo Bộ tiêu chí nông thôn
mới giai đoạn 2021-2025 theo quy định của Trung ương và của
UBND tỉnh đảm bảo theo Kế hoạch; hàng năm, rà soát đăng ký bổ sung danh sách các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới
kiểu mẫu tại địa phương.
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh
giá và báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch theo quy định gửi
các sở, ban ngành liên quan; UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu
quốc gia tỉnh.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao
động - Thương binh và Xã hội; Trưởng Ban Dân tộc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Giám đốc/Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên
quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Bộ NN&PTNT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Đài PT-TH, Báo Lâm Đồng;
- LĐVP;
- Lưu VT, NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Văn Hiệp
|
PHỤ LỤC 1.
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HUYỆN, THÀNH PHỐ ĐẠT
CHUẨN NÔNG THÔN MỚI, NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU GIAI ĐOẠN
2021 - 2025
(Kèm theo QĐ số 2191/KH-UBND ngày
21/11/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
TT
|
Huyện/thành
phố/Năm
|
Thực
hiện năm 2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
Huyện
đạt chuẩn Nông thôn mới
|
Huyện
đạt chuẩn nông thôn mới
|
Huyện
đạt chuẩn nông thôn mới
|
Huyện
đạt chuẩn nông thôn mới
|
Huyện
đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
|
Huyện
đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
|
1
|
Thành phố Đà Lạt
|
x
|
|
|
|
|
|
2
|
Thành phố Bảo Lộc
|
x
|
|
|
|
|
|
3
|
Huyện Lạc Dương
|
|
|
|
x
|
|
|
4
|
Huyện Đơn Dương
|
x
|
|
|
|
x
|
x
|
5
|
Huyện Đức Trọng
|
x
|
|
|
|
x
|
|
6
|
Huyện Bảo Lâm
|
|
|
|
x
|
|
|
7
|
Huyện Lâm Hà
|
x
|
|
|
|
|
|
8
|
Huyện Di Linh
|
|
|
|
x
|
|
|
9
|
Huyện Đạ Huoai
|
|
|
x
|
|
|
|
10
|
Huyện Đạ Tẻh
|
x
|
|
|
|
x
|
x
|
11
|
Huyện Cát Tiên
|
x
|
|
|
|
|
|
12
|
Huyện Đam Rông
|
|
|
|
x
|
|
|
Tổng
cộng
|
7
|
-
|
1
|
4
|
3
|
2
|
PHỤ LỤC 2
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI, NÔNG THÔN
MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(kèm theo QĐ số 2191/KH-UBND ngày
21/11/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
TT
|
Huyện, thành phố/Năm
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Cộng
|
Đạt chuẩn NTM
|
Đạt chuẩn NTM nâng cao
|
Đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
|
Đạt chuẩn NTM
|
Đạt
chuẩn nâng cao
|
Đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
|
Đạt chuẩn NTM
|
Đạt chuẩn NTM nâng cao
|
Đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
|
Đạt chuẩn NTM
|
Đạt chuẩn NTM nâng cao
|
Đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
|
Đạt chuẩn NTM
|
Đạt chuẩn NTM nâng cao
|
Đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
|
I
|
Thành phố
Đà Lạt
|
4
|
3
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
1
|
2
|
0
|
0
|
1
|
4
|
4
|
3
|
1
|
Xã Tà Nung
|
x
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Xuân Trường
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Xuân Thọ
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã Trạm
Hành
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
II
|
Thình phố
Bảo Lộc
|
5
|
1
|
|
0
|
2
|
1
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
5
|
4
|
1
|
1
|
Xã Lộc Nga
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Lộc Thanh
|
x
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Đamb'ri
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã Lộc Châu
|
x
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Đại Lào
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III
|
Huyện Lạc Dương
|
5
|
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
5
|
1
|
0
|
1
|
Xã Đạ
Nhim
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Đạ Sar
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Đưng K’Nớ
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã Đạ Chais
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Lát
|
x
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
IV
|
Huyện Đơn Dương
|
8
|
6
|
3
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
0
|
0
|
1
|
8
|
6
|
6
|
1
|
Xã Ka Đô
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Quảng Lập
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Lạc Lâm
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
4
|
Xã Ka Đơn
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Lạc Xuân
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Xã Đạ ròn
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Xã Tu Tra
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Xã P ró
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V
|
Huyện Đức Trọng
|
14
|
7
|
|
0
|
0
|
1
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
14
|
8
|
1
|
1
|
Xã Hiệp An
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Phú Hội
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Ninh
Loan
|
x
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã Liên Hiệp
|
x
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã N’Thôn Hạ
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Xã Tà
Hine
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Xã Tà Năng
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Xã Hiệp Thạnh
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Xã Tân Hội
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Xã Bình Thạnh
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Xã Tân
Thành
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Xã Ninh Gia
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Xã Đà Loan
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14
|
Xã Đa Quyn
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI
|
Huyện
Lâm Hà
|
14
|
4
|
2
|
0
|
2
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
14
|
6
|
3
|
1
|
Xã Tân Văn
|
x
|
x
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Đông
Thanh
|
x
|
x
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Đạ Đờn
|
x
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Nam Hà
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Gia Lâm
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Xã Phúc Thọ
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Xã Phú Sơn
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Xã Đan Phượng
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Xã Hoài Đức
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Xã Tân Hà
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Xã Tân
Thanh
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Xã Liên Hà
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Xã Mê Linh
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14
|
Xã Phi Tô
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VII
|
Huyện Bảo Lâm
|
13
|
1
|
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
1
|
13
|
2
|
1
|
1
|
Xã Lộc An
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
2
|
Xã Lộc
Thành
|
x
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Lộc Quảng
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã Lộc Ngãi
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Lộc Đức
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Xã Lộc Phú
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Xã Tân Lạc
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Xã B'Lá
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Xã Lộc Tân
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Xã Lộc Nam
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Xã Lộc Lâm
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Xã Lộc Bảo
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Xã Lộc Bắc
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VIII
|
Huyện Di Linh
|
18
|
2
|
1
|
0
|
0
|
1
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
18
|
3
|
2
|
1
|
Xã Tân Châu
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Gia Hiệp
|
x
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Hòa
Bắc
|
x
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã Gung Ré
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Đinh Lạc
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Xã Hòa
Trung
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Xã Hòa Ninh
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Xã Hòa Nam
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Xã Tân
Nghĩa
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Xã Tân Lâm
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Xã Tân
Thượng
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Xã Liên Đầm
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Xã Đinh
Trang Hòa
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
14
|
Xã Tam Bố
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15
|
Xã Bảo Thuận
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
16
|
Xã Đinh
Trang Thượng
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
17
|
Xã Gia Bắc
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
18
|
Xã Sớn Điền
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IX
|
Huyện Đạ Huoai
|
7
|
3
|
|
0
|
0
|
0
|
0
|
2
|
1
|
0
|
0
|
1
|
7
|
5
|
2
|
1
|
Xã Đạ Oai
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
x
|
2
|
Xã Hà Lâm
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
x
|
x
|
|
|
x
|
|
|
|
3
|
Xã Đạ Tồn
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã
Mađaguôi
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Phước
Lộc
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Xã ĐạpLoa
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Xã Đoàn Kết
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
X
|
Huyện Đạ Tẻh
|
8
|
3
|
1
|
0
|
1
|
1
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
8
|
5
|
2
|
1
|
Xã An
Nhơn
|
x
|
x
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Đạ Kho
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Quảng Trị
|
x
|
x
|
x
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã Triệu Hải
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Quốc
Oai
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Xã Mỹ Đức
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Xã Đa Pal
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Đạ Lây
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XI
|
Huyện
Cát Tiên
|
7
|
2
|
2
|
0
|
1
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
0
|
7
|
3
|
2
|
1
|
Xã Đức Phổ
|
x
|
x
|
x
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Gia Viễn
|
x
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Quảng
Ngãi
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã Tiên
Hoàng
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Phước Cát 2
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Xã Nam Ninh
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Đồng Nai
Thượng
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XII
|
Huyện Đam
rông
|
4
|
1
|
|
2
|
0
|
0
|
1
|
0
|
0
|
1
|
0
|
0
|
8
|
1
|
0
|
1
|
Xã Đạ Tông
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Xã Đạ M'Rông
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Xã Đạ Long
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Xã Liêng
S'Rônh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
|
5
|
Xã Đạ R'Sal
|
x
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
Xã Rô Men
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Xã Đạ K'
Nàng
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Xã Phi
Liêng
|
x
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
107
|
33
|
9
|
2
|
7
|
5
|
1
|
8
|
5
|
1
|
0
|
4
|
111
|
48
|
23
|
PHỤ LỤC 3:
NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC
TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo QĐ số 2191/KH-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh Lâm
Đồng)
(đơn
vị tính: tỷ đồng)
TT
|
Nguồn
vốn
|
Thực
hiện 2016-2020
|
Kế
hoạch 2021-2025
|
Tổng
số
|
Tỷ
lệ
|
Tổng
số
|
Tỷ
lệ
|
|
TỔNG SỐ
|
39.454,50
|
100,0%
|
61.050,6
|
100,0%
|
I
|
VỐN ĐẦU TƯ NSNN
|
1.908,51
|
18,5%
|
2.408,3
|
3,9%
|
1.1
|
Ngân sách Trung ương
|
854,10
|
2,2%
|
598,8
|
1,0%
|
|
Đầu tư phát triển
|
650,30
|
1,6%
|
485,9
|
0,8%
|
|
Sự nghiệp
|
203,80
|
0,5%
|
112,8
|
0,2%
|
1.2
|
Ngân sách địa phương
|
1.054,41
|
2,7%
|
1.809,5
|
3,0%
|
|
Tỉnh
|
395,50
|
1,0%
|
897,6
|
1,5%
|
|
Huyện xã
|
659,41
|
1,7%
|
911,9
|
1,5%
|
II
|
VỐN LỒNG GHÉP
|
5.384,69
|
13,6%
|
7.442,3
|
12,2%
|
III
|
VỐN DOANH NGHIỆP
|
599,75
|
1,5%
|
1.000,0
|
1,6%
|
IV
|
CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ
|
1.253,31
|
3,2%
|
2.200,0
|
3,6%
|
V
|
VỐN TÍN DỤNG
|
30.308,24
|
76,8%
|
48.000,0
|
78,6%
|
Biểu 3.1. PHÂN KỲ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH LÂM ĐỒNG ĐOẠN 2021-2025
(Kèm
theo QĐ số 2191/KH-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
TT
|
Nguồn
kinh phí
|
Tổng
giai đoạn 2021-2025
|
Năm
2021
|
Năm
2022
|
Năm
2023
|
Năm
2024
|
Năm
2025
|
I
|
Ngân sách Trung ương
|
598,75
|
86,12
|
95,88
|
138,92
|
138,92
|
138,92
|
1
|
Vốn đầu tư phát triển
|
485,93
|
71,12
|
59,06
|
118,58
|
118,58
|
118,58
|
2
|
Vốn sự nghiệp
|
112,824
|
15,00
|
36,82
|
20,33
|
20,33
|
20,33
|
II
|
Ngân sách địa phương
|
1.809,51
|
293,61
|
401,71
|
385,52
|
364,33
|
364,33
|
1
|
Ngân sách tỉnh
|
897,59
|
150,00
|
205,23
|
188,00
|
177,18
|
177,18
|
-
|
Vốn đầu tư phát triển
|
728,36
|
150,00
|
150,00
|
150,00
|
139,18
|
139,18
|
-
|
Vốn sự nghiệp
|
169,236
|
|
55,23
|
38,00
|
38,00
|
38,00
|
2
|
Ngân sách huyện/thành phố
|
911,91
|
143,61
|
196,48
|
197,51
|
187,15
|
187,15
|
TỔNG CỘNG
|
2.408,26
|
379,73
|
497,59
|
524,43
|
503,25
|
503,25
|
Biểu 3.2. TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm
theo QĐ số 2191/KH-UBND ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
TT
|
Địa
phương
|
Tổng
cộng
|
Tổng
đầu tư NSNN
|
Vốn đầu tư NSNN
|
Vốn
lồng ghép
|
Vốn
Doanh nghiệp
|
Vốn
cộng đồng dân cư
|
Vốn
tín dụng
|
Ngân sách Trung ương
|
Ngân sách địa phương
|
Vốn
ĐTPT
|
Vốn sự nghiệp
|
Ngân sách tỉnh
|
Ngân
sách huyện/ thành phố
|
Vốn
ĐTPT
|
Vốn sự nghiệp
|
|
TỔNG CỘNG
|
61.050,61
|
2.408,26
|
485,93
|
112,82
|
728,36
|
169,24
|
911,91
|
7.442,35
|
1.000,00
|
2.200,00
|
48.000,00
|
1
|
Phân bổ cho các huyện, thành phố
|
61.034,61
|
2.392,26
|
469,93
|
112,82
|
728,36
|
169,24
|
911,91
|
7.442,35
|
1.000,00
|
2.200,00
|
48.000,00
|
1
|
Thành phố Đà Lạt
|
2.069,27
|
75,72
|
14,08
|
3,84
|
21,83
|
5,76
|
30,22
|
252,06
|
34,01
|
74,83
|
1.632,65
|
2
|
Huyện Lạc Dương
|
2.285,04
|
91,95
|
17,59
|
4,22
|
27,29
|
6,33
|
36,52
|
277,44
|
37,41
|
82,31
|
1.795,92
|
3
|
Huyện Đơn Dương
|
5.214,22
|
161,03
|
28,15
|
9,72
|
43,66
|
14,58
|
64,91
|
641,39
|
86,17
|
189,57
|
4.136,05
|
4
|
Huyện Đức Trọng
|
7.112,92
|
263,86
|
49,26
|
13,18
|
76,41
|
19,76
|
105,24
|
869,92
|
116,78
|
256,92
|
5.605,44
|
5
|
Huyện Lâm Hà
|
6.576,01
|
259,06
|
49,26
|
12,15
|
76,41
|
18,23
|
103,01
|
802,21
|
107,71
|
236,96
|
5.170,07
|
6
|
Huyện Đam Rông
|
5.523,72
|
337,50
|
77,82
|
9,98
|
120,71
|
14,97
|
114,02
|
658,33
|
88,44
|
194,56
|
4.244,90
|
7
|
Huyện Di Linh
|
7.626,48
|
444,85
|
92,66
|
13,82
|
143,73
|
20,72
|
173,93
|
912,24
|
122,45
|
269,39
|
5.877,55
|
8
|
Thành phố Bảo Lộc
|
4.101,21
|
103,70
|
17,95
|
6,65
|
27,29
|
9,98
|
41,83
|
978,91
|
58,96
|
129,71
|
2.829,93
|
9
|
Huyện Bảo Lâm
|
7.497,39
|
257,78
|
45,74
|
14,97
|
70,95
|
22,45
|
103,67
|
447,77
|
132,65
|
291,84
|
6.367,35
|
10
|
Huyện Đạ Huoai
|
4.718,39
|
130,90
|
24,63
|
8,83
|
38,21
|
13,24
|
46,00
|
582,05
|
78,23
|
172,11
|
3.755,10
|
11
|
Huyện Đạ Tẻh
|
4.865,75
|
145,33
|
28,15
|
9,08
|
43,66
|
13,62
|
50,81
|
598,88
|
80,50
|
177,10
|
3.863,95
|
12
|
Huyện Cát Tiên
|
3.444,20
|
120,58
|
24,63
|
6,40
|
38,21
|
9,59
|
41,75
|
421,13
|
56,69
|
124,72
|
2.721,09
|
II
|
Phân bổ thực hiện các chương
trình chuyên đề
|
16,00
|
16,00
|
16,00
|
|
|
|
|
|
|
|
|
* Ghi chú: ngân sách tỉnh đối ứng bằng 1,5 lần NSTW, ngân sách huyện tối thiểu bằng ngân sách tỉnh, trừ huyện Đam Rông và 3 huyện phía nam là
0,8 lần ngân sách tỉnh