ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1955/QĐ-UBND
|
Yên Bái, ngày 27
tháng 10 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI ĐẾN
NĂM 2030, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày
19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 37
Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015
của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30/8/2019
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày
07/4/2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định
số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch
xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 20/2019/TT-BXD ngày
31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch
xây dựng và quy hoạch đô thị;
Căn cứ Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của
Bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng QCVN
01:2021/BXD;
Căn cứ Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày
24/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và hồ sơ đồ án
quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch đô
thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng và quy hoạch xây dựng nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1775/QĐ-TTg ngày 19/12/2018
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch
quốc gia Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định 1086/QĐ-TTg ngày 18/9/2023 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 116/QĐ-UBND ngày 25/01/2021
của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô
thị tỉnh Yên Bái đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 180/KH-UBND ngày 30/7/2021 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc triển khai thực hiện lập quy hoạch vùng
huyện; quy hoạch chung; quy hoạch phân khu các đô thị; quy hoạch chung các xã định
hướng lên đô thị trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 1828/QĐ-UBND ngày
13/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt nhiệm vụ lập đồ
án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đến năm 2030, định hướng
đến năm 2050;
Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Báo cáo thẩm định
số 2549/BC-SXD ngày 26/10/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đồ án quy
hoạch xây dựng vùng huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái đến năm 2030, định hướng đến
năm 2050, với những nội dung như sau:
1. Phạm vi, ranh giới và thời
hạn quy hoạch
1.1. Phạm vi: Bao gồm toàn bộ diện
tích tự nhiên của huyện Yên Bình là 772,13 km2.
1.2. Ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Lục
Yên, tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ và huyện Hàm
Yên, huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang; phía Tây giáp huyện Trấn Yên, huyện Văn
Yên và thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái; phía Nam giáp huyện Hạ Hòa, huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ.
1.3. Thời hạn quy hoạch: Quy hoạch ngắn
hạn đến năm 2030, dài hạn đến năm 2050.
2. Tính chất và quy mô
2.1. Tính chất
- Là vùng cửa ngõ phía Đông của tỉnh Yên Bái, chia
sẻ chức năng phụ trợ đô thị cho tỉnh Yên Bái.
- Là vùng có tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực
dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, du lịch mạo hiểm, khai thác khoáng sản,
nông nghiệp đặc sản công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản; là một trong những vùng
phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chủ đạo của tỉnh.
- Là vùng đô thị, nông thôn với sự đồng bộ về hạ tầng
kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thích nghi với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường
sinh thái và phát triển bền vững.
2.2. Quy mô: Tổng diện tích nghiên cứu
lập quy hoạch là 77.213ha (772,13 km2).
3. Dự báo dân số, lao động, tỷ
lệ đô thị hoá
a) Dự báo dân số
- Dự báo dân số đến năm 2030 khoảng 126.000 người -
128.000 người.
- Đến năm 2040 khoảng 144.000 người - 153.000 người;
Đến năm 2050 khoảng 158.000 người - 173.000 người.
b) Dự báo lao động
- Đến năm 2030: Lao động hoạt động trong các ngành
kinh tế khoảng 65.700 người.
- Đến năm 2040: Lao động hoạt động trong các ngành
kinh tế khoảng 76.200 người.
- Đến năm 2050: Lao động hoạt động trong các ngành
kinh tế khoảng 84.000 người.
c) Tỷ lệ lao động
- Năm 2030: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt khoảng
45,4%.
- Năm 2040: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt khoảng
58,3%.
- Năm 2050: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp đạt khoảng
79,6%.
d) Tỷ lệ đô thị hoá
- Năm 2030 khoảng 25 - 26%.
- Năm 2040 khoảng 28 - 32%.
- Năm 2050 khoảng 40 - 45%.
4. Phân vùng chức năng:
Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế và các định hướng
phát triển của tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình phát triển theo Mô hình 2-3-4, bao
gồm: 2 cánh (Đông-Tây), 3 hành lang, 4 tiểu vùng (04 trung tâm, 01 trung tâm
chính + 03 trung tâm hỗ trợ).
4.1. Cánh phía Tây, gồm 2 tiểu vùng
a) Tiểu vùng 1: Vùng trung tâm là vùng động
lực phát triển của huyện
- Vùng trung tâm gồm Thị trấn Yên Bình và 04 xã:
Tân Hương, Đại Đồng, Phú Thịnh, Thịnh Hưng. Lấy thị trấn Yên Bình là đô thị hạt
nhân lan tỏa.
- Định hướng phát triển dịch vụ tổng hợp, du lịch
nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí tại thị trấn Yên Bình, xã Đại Đồng, xã Tân Hương;
Dịch vụ logistic tại xã Thịnh Hưng; phát triển nông nghiệp hữu cơ, công nghệ
cao tại xã Tân Hương, Đại Đồng; Trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, điện
năng ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường tại xã Phú Thịnh, xã Thịnh
Hưng.
b) Tiểu vùng 4: Vùng Tây hồ Thác Bà
- Bao gồm 04 xã: Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân, Mông
Sơn. Dự kiến xã Cảm Ân sẽ lên đô thị và là trung tâm tiểu vùng 4.
- Định hướng phát triển lâm nghiệp, trồng quế, rừng
gỗ lớn gắn với cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC; nuôi trồng thủy sản, gia súc,
gia cầm quy mô công nghiệp, bán công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông,
lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng; phát triển dịch
vụ du lịch, thương mại.
4.2. Cánh phía Đông, gồm 2 tiểu vùng
a) Tiểu vùng 2: Vùng Đông Nam hồ Thác Bà là vùng
động lực hỗ trợ thứ cấp của huyện
- Bao gồm thị trấn Thác Bà và 06 xã: Phúc An, Vũ
Linh, Bạch Hà (xã Yên Bình sáp nhập với xã Bạch Hà), Vĩnh Kiên, Hán Đà, Đại
Minh. Lấy thị trấn Thác Bà là đô thị hạt nhân lan tỏa.
- Định hướng tập trung phát triển nông nghiệp hàng
hóa, mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, giá trị vùng Bưởi Đại Minh, chè
Hán Đà, gạo Yên Bình, gà Linh Môn, cá hồ Thác Bà; phát triển thêm một số vùng
trồng rau hữu cơ, trồng hoa tại các xã Vĩnh Kiên, Bạch Hà, Vũ Linh...; thu hút
phát triển một số dự án công nghiệp chế biến nông, thủy sản, phát triển một số
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tại Phúc An, Vũ Linh; phát triển dịch
vụ du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, trải nghiệm tại xã Vũ Linh, Phúc An,
Vĩnh Kiên, thị trấn Thác Bà.
b) Tiểu vùng 3: Vùng Đông Bắc hồ Thác Bà
- Bao gồm 07 xã: Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Phúc
Ninh, Ngọc Chấn, Cảm Nhân, Xuân Long. Dự kiến xã Cảm Nhân sẽ lên đô thị và là
trung tâm tiểu vùng 3.
- Định hướng phát triển lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng,
phát triển cây gỗ lớn gắn với cấp chứng chỉ rừng bền vững FSC, trồng quế hữu
cơ, măng Bát Độ, Đàn Hương, dược liệu; chăn nuôi thủy sản nước ngọt, đại gia
súc; thu hút phát triển công nghiệp chế biến lâm sản; đồng thời phát triển du lịch
sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với cảnh quan thiên nhiên.
5. Phân vùng phát triển giai đoạn
sau năm 2030: Căn cứ về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai
đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15
ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
a) Tiểu vùng 1: Vùng trung tâm là vùng động lực
phát triển của huyện
Vùng trung tâm gồm thị trấn Yên Bình và 02 xã: Phú
Thịnh và xã sau sáp nhập xã Đại Đồng với xã Tân Hương (xã Thịnh Hưng sáp nhập
vào thị trấn Yên Bình). Lấy thị trấn Yên Bình là đô thị hạt nhân lan tỏa.
b) Tiểu vùng 2 (vùng Đông Nam hồ Thác Bà là vùng
động lực hỗ trợ thứ cấp của huyện): Bao gồm thị trấn Thác Bà và 05 xã: Phúc
An, Vũ Linh, Bạch Hà (xã Yên Bình sáp nhập với xã Bạch Hà), Vĩnh Kiên và xã sau
sáp nhập xã Đại Minh với xã Hán Đà). Lấy thị trấn Thác Bà là đô thị hạt nhân
lan tỏa.
c) Tiểu vùng 3 (vùng Đông Bắc hồ Thác Bà):
Bao gồm 07 xã: Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Phúc Ninh, Ngọc Chấn, Cảm Nhân,
Xuân Long. Đô thị Cảm Nhân là trung tâm tiểu vùng 3.
d) Tiểu vùng 4 (vùng Tây hồ Thác Bà): Bao gồm
04 xã: Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân, Mông Sơn. Đô thị Cảm Ân là trung tâm tiểu
vùng 4.
6. Định hướng phát triển không
gian vùng huyện
6.1. Tổng thể không gian vùng huyện
- Các trục không gian kinh tế - đô thị, gồm: Trục quốc
lộ 70; Trục quốc lộ 2D; Trục quốc lộ 37; Trục quốc lộ 3B (Đường tỉnh 170 đoạn
đô thị Cảm Nhân - Thị trấn Thác Bà).
- Các trục, vùng không gian cảnh quan, văn hóa - lịch
sử, gồm: Trục cảnh quan văn hóa - lịch sử sông Chảy. Vùng không gian sinh thái
hồ Thác Bà.
- Các không gian đô thị, nông thôn, gồm: đô thị Yên
Bình, Thác Bà, Cảm Ân, Cảm Nhân; các khu chức năng dịch vụ hỗ trợ phát triển
kinh tế nông thôn (tại xã Vũ Linh và xã Tân Nguyên); trung tâm các xã nông thôn
mới trên địa bàn huyện.
- Các không gian kinh tế sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ, du lịch, văn hóa - thể thao, sản xuất
nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được phân bố phù hợp với tiềm năng lợi thế
và thực trạng phát triển của từng địa phương, từng tiểu vùng trên địa bàn huyện.
- Các không gian sinh thái, bảo vệ môi trường (rừng,
lưu vực các sông, suối, khu vực hồ Thác Bà)....
6.2. Định hướng phát triển không gian vùng
6.2.1. Định hướng phát triển khu vực đô thị và
dân cư nông thôn
a) Đối với khu vực phát triển đô thị
- Dự kiến đến năm 2030 tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng
25-26%%; Năm 2050 đạt khoảng 40-45%.
- Mạng lưới các trọng điểm phát triển đô thị bao gồm:
Thị trấn Yên Bình, thị trấn Thác Bà, các đô thị loại V: Cảm Nhân, Cảm Ân, Tân
Nguyên, Mỹ Gia, Vũ Linh và các trung tâm xã trên địa bàn huyện.
Thị trấn Yên Bình (trung tâm tiểu vùng 1, vùng
trung tâm động lực phát triển của huyện); Thị trấn Thác Bà (trung tâm tiểu vùng
2, vùng động lực hỗ trợ thứ cấp của huyện); Đô thị Cảm Ân (là trung tâm cụm xã,
đô thị hạt nhân của tiểu vùng 4); Đô thị Cảm Nhân (là trung tâm cụm xã, đô thị
hạt nhân của tiểu vùng 3).
b) Định hướng đến năm 2050: Dự kiến hình
thành đô thị Tân Nguyên (là trung tâm hỗ trợ đô thị hạt nhân của tiểu vùng 4);
đô thị Mỹ Gia (là trung tâm hỗ trợ đô thị hạt nhân của tiểu vùng 3); đô thị Vũ
Linh (là trung tâm hỗ trợ thị trấn Thác Bà của tiểu vùng 2).
c) Đối với khu vực phát triển dân cư nông thôn
Phát triển dân cư gắn với khu vực sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng khung của tiểu vùng, liên tiểu
vùng trong huyện. Định hướng phát triển theo các tiêu chí nông thôn mới nâng
cao.
6.2.2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp
- Trong giai đoạn 2023-2030, tiếp tục đẩy mạnh phát
triển các Cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, Phú thịnh 2 và Phú Thịnh 3; giữ nguyên
diện tích và tập trung đôn đốc đầu tư hoàn thiện hạ tầng Cụm công nghiệp Thịnh
Hưng. Xây dựng hạ tầng các Cụm công nghiệp Phú Thịnh 1, Phú Thịnh 2, đồng thời
bổ sung quy hoạch 01 Khu công nghiệp (Khu công nghiệp Thịnh Hưng), Cụm công nghiệp
Phú Thịnh 4 với diện tích khoảng 75 ha.
- Giai đoạn sau năm 2030, bổ sung thêm 2 cụm công
nghiệp với quy mô 75 ha/cụm (cụm công nghiệp Phú Thịnh 5 và Phú Thịnh 6) nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp và di dời các nhà máy khỏi vùng hồ Thác
Bà.
6.2.3. Định hướng phát triển ngành nông, lâm, thủy
sản
a) Ngành nông nghiệp
- Thực hiện hiệu quả các giải pháp cơ cấu lại ngành
nông nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị đối với các sản
phẩm chủ lực của huyện, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tập trung phát triển
các sản phẩm như: Gạo chất lượng cao, ngô, cây ăn quả có múi, Thanh Long ruột đỏ,
chè, gỗ rừng trồng, quế, măng tre Bát Độ, cây dược liệu, cá lồng hồ Thác Bà, đại
gia súc, lợn, gia cầm... Mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa tập trung bảo đảm phù
hợp với quy hoạch và định hướng chung của tỉnh, tạo sản phẩm sạch, an toàn, đáp
ứng tiêu chuẩn trong nước và xuất khẩu. Phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp
bình quân hàng năm tăng trên 7,0%.
- Thực hiện dồn điền, đổi thửa để mở rộng diện tích
lúa cao sản lên 1.000 ha tại 15 xã. Mở rộng diện tích lúa đặc sản Yên Bình từ
100ha lên 150ha/năm, lúa Nếp Lếch xã Bảo Ái từ 50ha/vụ lên 70ha/vụ theo tiêu
chuẩn VietGAP; nghiên cứu, thử nghiệm, đưa các giống lúa mới năng suất, chất lượng
cao (như ST25). Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong cải tạo giống, chăm sóc cây trồng
và bảo quản sơ chế sản phẩm cây ăn quả để nâng cao năng suất, chất lượng và thu
nhập cho vùng cây ăn quả. Tiếp tục xây dựng các dự án sản xuất bưởi Đại Minh,
Thanh Long ruột đỏ theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với thực hiện dự án sản xuất
theo chuỗi giá trị để nâng cao tiêu chuẩn chất lượng và sức cạnh tranh của sản
phẩm đáp ứng yêu cầu các siêu thị.
- Hình thành khu phức hợp nông nghiệp, khu chức
năng dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh tế nông thôn, trong đó bố trí các chức năng
từ nghiên cứu, trồng trọt, chế biến, phân phối sản phẩm... để hình thành chuỗi
sản xuất hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao, tạo thương hiệu, nâng giá trị gia
tăng cho ngành nông nghiệp ngay tại nơi sản xuất. Cung cấp sản phẩm nông nghiệp
đặc sản cho Vùng du lịch hồ Thác Bà và dọc sông Chảy (gồm huyện Yên Bình, Lục
Yên). Hình thành các vùng nông nghiệp tập trung, bao gồm:
+ Vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng tại các xã
vùng Đông hồ (diện tích khoảng 500 ha); Trong đó tập trung lúa đặc sản 150ha tại
Yên Bình; Lúa Nếp Lếch 70ha tại Bảo Ái; Canh tác Gạo Chét 150ha tại vùng bán ngập
xã Mông Sơn.
+ Vùng trồng sắn nguyên liệu tại các xã phía bắc
huyện như Tân Nguyên, Xuân Long.
+ Vùng trồng bưởi công nghệ cao tại xã Đại Minh
(800 ha).
+ Vùng trồng măng Bát Độ tại các xã Mỹ Gia, Cảm
Nhân (170 ha);
+ Vùng trồng chè tại các xã, thị trấn dọc Quốc lộ
70 như thị trấn Yên Bình, xã Bảo Ái, xã Tân Hương...
+ Phát triển vùng trồng quế diện tích khoảng
1.300ha, tập trung chủ yếu ở các xã dọc Quốc lộ 70.
+ Đối với vùng bán ngập lòng hồ Thác Bà có diện
tích khoảng 2.000ha. Vùng ven hồ tại các xã tập trung phát triển cây ngắn ngày
(6 tháng: gạo Chét tại Mông Sơn) còn lại canh tác: lạc, dưa hấu, khoai... Vùng
bán ngập tại các khu đảo và quần đảo khai thác du lịch, cảnh quan trồng Tràm tại
cos dưới +58m chống sạt lở, tăng độ che phủ rừng và tạo cảnh quan đô thị, du lịch.
- Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa để nâng cao
giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm, tiến hành xúc tiến thương mại để mở rộng
thị trường tiêu thụ,
b) Ngành lâm nghiệp: Áp dụng mô hình sử dụng
tuần hoàn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường; thúc đẩy
tuần hoàn “trồng rừng - quản lý rừng - sử dụng - trồng rừng” (sử dụng tuần hoàn
tài nguyên rừng) nhằm đảm bảo việc trồng rừng được triển khai thích hợp. Hình
thành ngành công nghiệp chế biến vật liệu mới sử dụng nguồn nguyên liệu thu được
từ hoạt động “trồng rừng - quản lý rừng - sử dụng - trồng rừng”.
c) Ngành ngư nghiệp
- Khai thác hiệu quả tiềm năng phát triển thủy sản
hồ Thác Bà, tập trung nuôi cá lồng theo hướng thâm canh cao, ứng dụng khoa học
công nghệ. Xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản chuyên canh với quy mô 150ha, thúc
đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt trên hồ, phát nguy nguồn nước
và môi trường tự nhiên của hồ Thác Bà. Khuyến khích nuôi một số sản phẩm đặc
thù, đặc sản có lợi thế của địa phương như cá nước lạnh (cá tầm, cá hồi), ốc nhồi....
- Tận dụng tối đa diện tích ao, hồ nhỏ để nuôi cá
bán thâm canh; cải tạo hệ thống ao nuôi cá đảm bảo tiêu chuẩn nuôi cá thâm
canh, bán thâm canh để nâng cao sản lượng.
- Áp dụng đồng bộ các giải pháp nuôi trồng, quản lý
theo tiêu chuẩn VietGAP, dán tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời tích cực
mở rộng thị trường đưa sản phẩm cá hồ Thác Bà vào hệ thống các siêu thị và là đầu
mối liên kết các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu
để đưa sản phẩm cá sạch, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm đến người
tiêu dùng, góp phần nâng cao danh tiếng thương hiệu “Cá hồ Thác Bà - đặc sản
Yên Bái”.
- Hình thành trọng điểm sản xuất thủy sản, tập
trung chức năng nghiên cứu, sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, đào tạo
nguồn.
6.2.4. Định hướng phát triển ngành du lịch
- Phát triển du lịch vùng huyện trên cơ sở 03 trung
tâm chính: trung tâm Linh Sơn Cao Biền; trung tâm Phúc Ninh Mỹ Gia và trung tâm
Tân Hương Đại Đồng.
- Xây dựng các sản phẩm du lịch chủ đạo, đặc trưng:
+ Du lịch sinh thái hồ Thác Bà: Trải nghiệm du lịch
sinh thái trên mặt hồ và khám phá sinh thái các đảo nổi và vùng cảnh quan sinh
thái nông nghiệp ven hồ (du lịch sinh thái theo chuyên đề).
+ Du lịch cộng đồng khám phá văn hóa các dân tộc
(Tày, Nùng, Cao Lan ...) và gắn với trải nghiệm, khám phá văn hóa sông Chảy.
+ Du lịch nghỉ dưỡng: Nghỉ dưỡng cao cấp, nghỉ cuối
tuần, điều dưỡng và du lịch chăm sóc sức khỏe.
+ Du lịch thể thao, vui chơi giải trí ngoài trời:
Các hoạt động thể thao trên cạn và mặt nước; công viên chuyên đề...
+ Phát triển du lịch cộng đồng gắn với chăm sóc sức
khỏe - tại điểm du lịch cộng đồng Ngòi Tu (Vũ Linh), Đồng Tý (Phúc An).
- Xây dựng các sản phẩm du lịch phụ trợ:
+ Du lịch MICE: Gắn với các sự kiện văn hóa, lễ hội
đặc trưng của dân cư vùng hồ Thác Bà, các giải thể thao quốc tế, đặc biệt thể
thao địa hình.
+ Du lịch tham quan, tâm linh, tín ngưỡng: Tham
quan núi Linh Sơn - Cao Biền, đền Thác ông, đền Thác Bà, hệ thống di tích lịch
sử, nhà máy thủy điện Thác Bà. Kết nối liên kết chuỗi sản phẩm du lịch tâm linh
tín ngưỡng với khu vực lân cận, cụ thể như: Khu khảo cổ học Hắc Y (xã Tân Lĩnh,
huyện Lục Yên), đền Đại Kại (xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên), Chùa hang São (xã Tân
Lập, huyện Lục Yên)...
+ Du lịch đô thị: Du lịch mua sắm, giải trí gắn với
các không gian trung tâm đô thị. Chú trọng tổ chức dịch vụ kinh tế ban đêm như
chợ đêm du lịch, các tuyến phố đi bộ, phố đêm, nghệ thuật biểu diễn đường phố...
- Xây dựng các tuyến du lịch: Tuyến du lịch trải
nghiệm không gian hồ Thác Bà và văn hóa các dân tộc; Tuyến du lịch Thác Bà -
Sông Chảy tìm hiểu văn hóa dân tộc, tâm linh và mua sắm đá quý; Tuyến du lịch
khám phá cảnh quan sinh thái, tìm hiểu văn hóa dân tộc thiểu số huyện Yên Bình
- thành phố Yên Bái - huyện Mù Cang Chải - Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù
Cang Chải theo tuyến Quốc lộ 32 và Quốc lộ 37; Tuyến du lịch kết nối hồ Thác Bà
với một số điểm du lịch lân cận như: Khu suối khoáng Mỹ Lâm, du lịch cộng đồng
Cao Lan, di tích cách mạng Lào - Mỹ Bằng (Tuyên Quang)...
6.2.5. Định hướng phát triển hệ thống thương mại,
dịch vụ
a) Mạng lưới chợ: Duy trì và nâng cấp 10 chợ
tại các xã: Nâng cấp chợ các xã Mông Sơn, Vĩnh Kiên, Bảo Ái, Xuân Lai, Yên
Bình, Đại Minh, Xuân Long; xây mới chợ thị trấn Thác Bà, xã Cảm Ân, xã Cảm
Nhân.
b) Trung tâm thương mại: Thời kỳ 2021-2030,
thu hút đầu tư phát triển 01 trung tâm thương mại hạng III tại thị trấn Yên
Bình. Xây dựng 2 cụm thương mại - dịch vụ với tổng diện tích chiếm đất khoảng
10 ha, bao gồm: Cụm thương mại - dịch vụ tổng hợp Yên Bình, quy mô 5ha (ngã tư
đường km5 - huyện Yên Bình với đường km10 - Văn Phú); Cụm thương mại - dịch vụ
hồ thác Bà (thị trấn Thác Bà).
c) Siêu thị: Thời kỳ 2021-2030, thu hút đầu
tư phát triển 01 siêu thị tổng hợp hạng III tại khu vực thị trấn Yên Bình.
d) Trung tâm Logistics: Tầm nhìn đến năm
2050, xây dựng 01 Logistics tại xã Thịnh Hưng.
đ) Kho: Trong thời kỳ sau 2030, xây dựng 01
kho nông sản phục vụ nhân dân trong huyện, diện tích khoảng 10.000m2,
công suất từ 30.000 - 35.000 tấn.
Định hướng đến năm 2050, phát triển hệ thống hạ tầng
thương mại dịch vụ đồng bộ với hệ thống các điểm du lịch và kết hợp phát triển
du lịch một cách bền vững với phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền
thống trên địa bàn huyện.
6.2.6. Định hướng phát triển hệ thống giáo dục
Giai đoạn 2021-2025 tiếp tục đầu tư xây dựng mới, sửa
chữa, nâng cấp 27 công trình xây dựng phòng học, phòng chức năng, phòng hành
chính quản trị và các công trình phụ trợ của 27 trường học tại 9 xã. Phấn đấu đến
hết năm 2025 tỷ lệ kiên cố hóa ở các cấp học đạt 91%; 100% trường học các cấp Mầm
non, tiểu học, THCS được công nhận đạt chuẩn quốc gia; 22/22 xã đạt chuẩn về
tiêu chí Trường học. Tập trung xây dựng 04 trường trọng điểm về chất lượng
trong đó có trường Trường THPT Cảm Ân, THPT Trần Nhật Duật, trường tiểu học
Nguyễn Viết Xuân. Xây dựng mới một số trường như Trường TH và THCS xã Tân
Nguyên, Trường TH và THCS xã Phúc An, Trường TH và THCS xã Ngọc Chấn, Trường
PTDT bán trú Tiểu học xã Yên Thành và các trường Mầm non Tân Nguyên, Ngọc Chấn,
Phúc An, Yên Thành.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng Trung tâm giáo dục nghề nghiệp,
giáo dục thường xuyên huyện để đảm bảo công tác đào tạo nghề, giáo dục nghề
nghiệp cho lao động trên địa bàn huyện.
6.2.7. Định hướng phát triển hệ thống y tế
Giai đoạn 2021- 2025, nâng cấp Trung tâm Y tế huyện
đạt hạng II với quy mô 150 giường; giai đoạn 2026-2030 nâng cấp lên quy mô 200
giường và định hướng đến 2050 là 300 giường. Tiếp tục đầu tư xây mới và sửa chữa,
nâng cấp 8 trạm y tế xã. Huy động, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ
cho các trạm y tế; phấn đấu đến năm 2025: 100% xã, thị trấn đạt và duy trì tiêu
chí quốc gia về y tế; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 97% dân số, đạt 6 bác sỹ
và 15 giường bệnh/01 vạn dân. Khuyến khích đầu tư, xã hội hoá phát triển các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe Nhân dân, các dịch vụ y tế chất lượng cao.
6.2.8. Định hướng hệ thống các công trình văn
hoá, thể dục thể thao
- Xây dựng sân thể thao, nhà tập đa năng phục vụ
các hoạt động thể thao quần chúng và khu liên hợp thể thao dưới nước hồ Thác Bà
mang tầm cỡ Quốc gia. Năm 2023-2025, đầu tư xây dựng hoàn thành nhà thi đấu thể
thao và sân vận động huyện. Đến năm 2030 huyện Yên Bình có sân vận động và Nhà
thi đấu đạt tiêu chuẩn để tổ chức thi đấu các giải cấp tỉnh. Định hướng đến năm
2050 tiếp tục đầu tư, nâng cấp đồng bộ, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ thể
dục thể thao.
- Tiếp tục hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các nhà văn
hóa, đảm bảo 100% xã, thị trấn, thôn, xóm, khối, phố có nhà văn hóa. Năm 2025,
xây mới 03 nhà văn hóa xã (còn thiếu), sửa chữa, nâng cấp 11/21 nhà văn hóa
(xã, thị trấn). Năm 2030, sửa chữa, nâng cấp 10 nhà văn hóa (xã, thị trấn).
- Đến năm 2030, xây dựng mới thư viện tổng hợp huyện
với diện tích khoảng 2.000 - 2.500m2, diện tích xây dựng tối thiểu
500 m2, đạt tiêu chuẩn thư viện loại I cấp tỉnh (theo tiêu chí phân
loại của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Xây dựng mới 01 nhà truyền thống khu
vực với mục đích trưng bày thành tựu kinh tế - kỹ thuật - xã hội của khu vực,
các di sản văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán của cư dân trên địa bàn tạo
điểm đến để thu hút khách du lịch, quy hoạch sử dụng đất tối thiểu 2.500m2
trở lên.
- Đến năm 2050, xây dựng 01 rạp chiếu bóng huyện,
có sức chứa từ 300 - 500 chỗ ngồi, diện tích từ 1.000m2 trở lên. Mở
rộng thu hút các dự án chiếu phim tư nhân, có thể kết hợp trong các dự án trung
tâm thương mại tại các đô thị.
7. Dự báo nhu cầu sử dụng đất
- Đến năm 2025: Đất xây dựng toàn huyện khoảng
2.321ha, trong đó: Đô thị khoảng 699 ha, Nông thôn khoảng 1.622 ha.
- Đến năm 2030: Đất xây dựng toàn huyện khoảng
2.876ha, trong đó: Đô thị khoảng 887 ha, Nông thôn khoảng 1.989ha.
- Đến năm 2040: Đất xây dựng toàn huyện khoảng
3.937ha, trong đó: Đô thị khoảng 1.445 ha, Nông thôn khoảng 2.492 ha.
- Đến năm 2050: Đất xây dựng toàn huyện khoảng
4.484ha, trong đó: Đô thị khoảng 2.211 ha, Nông thôn khoảng 2.273 ha.
8. Định hướng phát triển hệ thống
hạ tầng kỹ thuật
8.1. Định hướng phát triển hệ thống giao
thông
8.1.1. Định hướng phát triển các hành lang giao
thông chính
- Phát triển hành lang giao thông Tây Bắc - Đông
Nam, nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế xã hội đặc biệt quan trọng của
tỉnh Yên Bái và huyện, bao gồm: (1) Các tuyến đường bộ: Quốc lộ 70, Đường tỉnh
170, là các tuyến chính tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện; (2)
Tuyến vận tải đường thủy dọc hồ Thác Bà, phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách
và dịch vụ du lịch; (3) Xây dựng mới đường tránh Quốc lộ 70 qua thị trấn Yên
Bình, nhằm đảm bảo an toàn giao thông và tăng năng lực vận tải cho Quốc lộ 70.
- Phát triển hành lang giao thông Đông Bắc - Tây
Nam của huyện nhằm khắc phục tình trạng kém phát triển, do địa hình bị chia cắt
mạnh (hồ Thác Bà), thiếu các tuyến đường kết nối; xây dựng mới các tuyến đường
và cầu qua sông, hồ Thác Bà từ Quốc lộ 70 nối với Đường tỉnh 170 khu vực phía
Đông Hồ của huyện nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Bắc; đặc biệt là
tuyến kết nối từ Quốc lộ 70 với tuyến đường tỉnh Đường tỉnh 170.
- Phát triển các tuyến và bến vận tải thủy nội địa
hai bên hồ Thác Bà.
8.1.2. Định hướng phát triển kết cấu hạ tầng
giao thông vận tải
a) Xây dựng mới các tuyến:
- Đường cao tốc Hà Giang đi Cao tốc Nội Bài - Lào
Cai (CT12): Đến năm 2030, đầu tư hoàn thành dự án với chiều dài khoảng 81km,
quy mô 4 làn xe; đoạn qua Yên Bái có chiều dài khoảng 45km, tuyến đi sát ranh
giới phía Bắc huyện Yên Bình. Các nút giao trên tuyến gồm có Nút giao với đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai IC14, Nút giao Tân Nguyên, huyện Yên Bình, Nút giao tại
huyện Lục Yên.
- Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC14) - Quốc
lộ 70 - Tân Nguyên: Đây là tuyến đường trục ngang kết nối tuyến đường bộ cao tốc
Nội Bài - Lào Cai với hồ Thác Bà khu vực xã Tân Nguyên, huyện Yên Bình, chiều
dài tuyến khoảng 16km.
- Xây mới đoạn Quốc lộ 70 tránh thị trấn Yên Bình;
Xây dựng mới các tuyến đường và cầu qua sông, suối từ các tuyến Quốc lộ và đường
tỉnh kết nối các tuyến đường huyện theo các quy hoạch và dự án đầu tư của tỉnh
và huyện.
- Xây dựng mới các tuyến đường phục vụ nhu cầu phát
triển các khu du lịch vùng hồ thủy điện Thác Bà đến năm 2030, nhằm khai thác hiệu
quả tiềm năng và cảnh quan hồ Thác Bà.
- Xây dựng mới các tuyến đường đáp ứng nhu cầu phát
triển các đô thị trong huyện theo quy hoạch đô thị và chương trình phát triển
đô thị toàn tỉnh.
- Xây dựng mới hoàn thiện hệ thống đường giao thông
nông thôn cho các xã trong toàn huyện theo quy hoạch chung các xã được phê duyệt.
b) Các tuyến cải tạo nâng cấp
- Quốc lộ 70: Hoàn thiện xây dựng, nâng cấp toàn
tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi. Các đoạn qua đô thị, trung tâm các
xã theo tiêu chuẩn đường đô thị.
- Quốc lộ 37: Hoàn thiện xây dựng, nâng cấp toàn tuyến
đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi. Các đoạn qua đô thị, trung tâm các xã
theo tiêu chuẩn đường đô thị. Nghiên cứu xây tuyến tránh qua đô thị Yên Bình,
quy mô 2-4 làn xe.
- Quốc lộ 2D: Cải tạo, sửa chữa, nâng cấp với chiều
dài khoảng 18km theo tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, các đoạn qua trung tâm
các xã theo tiêu chuẩn đường đô thị, 2 - 4 làn xe.
- Đường Mậu A - Tân Nguyên (ĐT.165): Xây dựng kéo
dài tuyến từ Tân Nguyên đi Vĩnh Lạc; tuyến hình thành sẽ kết nối Quốc lộ 70 với
đường tỉnh ĐT.170.
- Cải tạo, nâng cấp, kéo dài tuyến đường Cảm Ân -
Mông Sơn (ĐT.169) Tuyến đường được đầu tư nâng cấp theo quy mô đường cấp IV miền
núi, các đoạn qua trung tâm các xã theo tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2030,
điều chuyển tuyến ĐT.169 (Cảm Ân - Mông Sơn) thành tuyến đường huyện.
- Đường tỉnh 170 (ĐT.170): Đầu tư nâng cấp qua
trung tâm các xã đạt tiêu chuẩn đường đô thị loại IV. Còn lại ngoài khu vực
trung tâm xã đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.
- Đường nối đô thị Cảm Nhân, Yên Bình (Yên Bái) -
xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang), chiều dài đoạn tuyến qua huyện Yên
Bình khoảng 6 km.
- Cải tạo hoàn thiện các tuyến đường trong các đô
thị: Thị trấn Yên Bình, thị trấn Thác Bà.
- Cải tạo, hoàn thiện hệ thống đường giao thông
nông thôn cho các xã trong toàn huyện theo quy hoạch chung các xã được phê duyệt.
Phấn đấu kiên cố hóa 100% tuyến đường huyện, đường xã đạt cấp B giao thông nông
thôn trở lên; xây dựng hệ thống cầu, cống phù hợp với cấp đường và tải trọng
thiết kế nhằm đảm bảo giao thông đi lại thuận lợi.
c) Công trình giao thông
- Bến, bãi đỗ xe: Nâng cấp các bến xe hiện có tại
các thị trấn Yên Bình, Thác Bà. Xây dựng bến xe khách xã Cảm Nhân; xây dựng bến
xe tĩnh tại thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà; xây dựng bến bốc xếp hàng
hóa tại xã Thịnh Hưng, xã Cảm Nhân để thực hiện chuỗi Logistics; xây dựng các
bãi đỗ xe tại các khu trung tâm du lịch.
- Cầu cống: Xây dựng cầu vượt hồ Thác Bà, nối xã Mỹ
Gia và xã Mông Sơn; Xây dựng các cầu vượt sông Chảy; Xây dựng và nâng cấp các cầu,
cống qua sông, suối. Xây dựng hệ thống cầu theo quy hoạch xây dựng và quy hoạch
chung các xã được phê duyệt.
d) Cảng, bến thủy nội địa
- Nâng cấp cảng Hương Lý, cảng Mông Sơn đạt tổng
công suất đến 600 tấn/năm; cảng đá vôi xi măng Yên Bình đạt 300 tấn/năm.
- Xây dựng các cảng khách vùng hồ thủy điện Thác Bà
với công suất 50 nghìn khách/năm vào năm 2030; Xây dựng bến cảng trung chuyển
lâm sản, vật liệu xây dựng trên hồ Thác Bà tại xã Thịnh Hưng, xã Hán Đà, huyện
Yên Bình; Xây dựng các bến khách ngang sông trên địa bàn huyện Yên Bình nhằm
đáp ứng việc đi lại của người dân cũng như vận chuyển hàng hóa; Xây dựng các bến
thuyền du lịch tại các Khu trung tâm du lịch: Tân Hương - Đại Đồng; Phúc Ninh -
Cảm Nhân; Linh Sơn - Cao Biền, Trung tâm dịch vụ phụ trợ Tây Nam hồ Thác Bà,
trung tâm thị trấn Yên Bình.
8.2. Định hướng quy hoạch san nền, thoát nước
mưa
a) Nền xây dựng
- Cao độ nền khống chế tối thiểu khu vực xây dựng
công trình phải cao hơn mực nước ngập tính toán 0,3 m đối với đất dân dụng và
0,5 m đối với đất công nghiệp.
- Đối với các đô thị loại IV (thị trấn Yên Bình)
cao độ nền khống chế tối thiểu được tính toán như sau: Đối với khu vực trung
tâm đô thị, khu dân cư tập trung: Hxdmin ≥ Hmax (ứng với
tần suất P=2%) + 0,3 m; Đối với khu công nghiệp: Hxdmin ≥ Hmax
(ứng với tần suất P2=%) + 0,5 m; Đối với khu vực cây xanh, công viên, thể dục
thể thao: Hxdmin ≥ Hmax (ứng với tần suất P=10%).
- Đối với các đô thị loại V (thị trấn Thác Bà, đô
thị Cảm Ân, đô thị Cảm Nhân) cao độ nền khống chế tối thiểu được tính toán như
sau: Đối với khu vực trung tâm đô thị, khu dân cư tập trung: Hxdmin
≥ Hmax (ứng với tần suất P=10%) + 0,3 m; Đối với khu công nghiệp: Hxdmin
≥ Hmax (ứng với tần suất P=10%) + 0,5 m; Đối với khu vực cây xanh,
công viên, thể dục thể thao: Hxdmin ≥ Hmax (ứng với tần
suất P=10%).
b) Thoát nước mưa: Toàn huyện có 2 lưu vực
tiêu thoát nước mặt chính.
- Lưu vực hồ Thác Bà: Vùng trung tâm bao gồm thị trấn
Yên Bình và 04 xã: Tân Hương, Đại Đồng, Phú Thịnh, Thịnh Hưng; Vùng Đông Bắc hồ
Thác Bà bao gồm 07 xã: Yên Thành, Xuân Lai, Mỹ Gia, Phúc Ninh, Ngọc Chấn, Cảm
Nhân, Xuân Long; Vùng Tây hồ Thác Bà bao gồm 04 xã: Tân Nguyên, Bảo Ái, Cảm Ân,
Mông Sơn; Vùng Đông Nam hồ Thác Bà bao gồm 07 xã: Phúc An, Vũ Linh, Yên Bình,
Vĩnh Kiên, Đại Minh;
- Lưu vực sông Chảy: Vùng Đông Nam hồ Thác Bà bao gồm
thị trấn Thác Bà và 02 xã: Yên Bình, Hán Đà.
8.3. Định hướng hệ thống điện, cung cấp năng
lượng
a) Phụ tải điện: Tổng nhu cầu đến năm 2030
là 45MW; Tổng nhu cầu đến năm 2050 là 112MW.
b) Tiềm năng điện mặt trời: Tận dụng lợi thế
diện tích mặt nước hồ Thác Bà phát triển một số dự án điện mặt trời tại các xã:
Cảm Ân, Phúc An, Yên Thành, Mỹ Gia, Xuân Lai, Phúc Ninh, Mông Sơn...
c) Nguồn điện: Nguồn điện cấp cho khu vực được
lấy từ nhà máy thủy điện Thác Bà công suất 120MW, nhà máy thủy điện Thác Bà 2
công suất 18,9MW, nâng cấp trạm 110kV Yên Bái 110/35/22 công suất (2x63)MVA;
Xây mới trạm 110kV Yên Bình 110/35/22kV công suất (2x40)MVA.
d) Lưới điện: Giữ nguyên hướng tuyến và đảm
bảo hành lang tuyến điện cao thế hiện hữu. Cải tạo nâng cấp lưới trung thế hiện
hữu về cấp điện áp tiêu chuẩn 22kV. Cải tạo lưới điện trung thế về cấp điện áp
chuẩn 22kV. Đối với những tuyến trung thế làm chức năng truyền tải vẫn được giữ
nguyên đảm bảo đồng bộ với thiết bị đầu cuối hiện hữu (nhà máy thủy điện, trạm
cắt, thiết bị bảo vệ...).
- Đối với khu vực trung tâm phát triển du lịch: Cải
tạo hạ ngầm lưới điện trung thế đi nổi hiện hữu đảm bảo mỹ quan đô thị, an toàn
và ổn định trong cung cấp điện. Khu vực đô thị mới, khu du lịch hệ thống lưới
điện trung thế xây mới bắt buộc sử dụng cáp ngầm đồng bộ với hạ tầng kỹ thuật
khu vực.
- Đối với các khu vực nông thôn hiện hữu, khu vực
không phát triển du lịch: Hệ thống lưới điện sử dụng đường dây nổi đi trên cột
bê tông ly tâm.
đ) Trạm và lưới hạ thế: Trạm hạ thế sử dụng
cấp điện áp 35/0,4kV và 22/0,4kV, kết cấu trạm treo, trạm kios. Vị trí xây dựng
ở khu vực cây xanh, đất công cộng, bán kính cấp điện không quá 300m. Hệ thống
lưới hạ thế sử dụng cấp điện áp 380/220V, trung tính nối đất trực tiếp. Đối với
khu đô thị mới, du lịch sử dụng cáp ngầm; đối với khu nông thôn, miền núi sử dụng
cáp bọc đi nổi trên cột bê tông ly tâm.
8.4. Định hướng cấp nước
a) Nhu cầu dùng nước:
- Khu vực đô thị: Năm 2030 là 6.500 m3/ng.đ;
Năm 2050 là 18.000 m3/ng.đ.
- Khu vực nông thôn: Năm 2030 là 10.500 m3/ng.đ;
Năm 2050 là 14.000 m3/ng.đ.
- Khu vực công nghiệp: Năm 2030 là 1.100 m3/ng.đ;
Năm 2050 là 7.000 m3/ng.đ
b) Giải pháp cấp nước
- Nguồn nước: Nguồn nước chính lấy từ hồ Thác Bà.
- Công trình đầu mối: Dự kiến nâng cấp cải tạo, xây
mới các công trình cấp nước như sau:
+ Cải tạo nâng công suất nhà máy nước Yên Bình -
Yên Bái lên 47.000 m3/ngđ, phục vụ cho thị trấn Yên Bình, xã Đại Đồng
và thành phố Yên Bái.
+ Xây dựng nhà máy nước Thác Bà công suất 8.000 m3/ngđ
tại thị trấn Thác Bà phục vụ cho khu vực thị trấn Thác Bà, xã Vĩnh Kiên, xã Hán
Đà, xã Đại Minh, xã Vũ Linh, xã Yên Bình.
+ Xây dựng nhà máy nước khu du lịch sinh thái công
suất 8.000 m3/ngđ tại khu vực xã Xuân Long phục vụ cho khu du lịch hồ
Thác Bà, xã Xuân Long, xã Ngọc Chấn, xã Phúc Ninh.
+ Xây dựng nhà máy nước Cảm Ân, công suất 6.000 m3/ngđ
tại xã Cảm Ân phục vụ cho đô thị Cảm Ân, xã Tân Hương, xã Bảo Ái, xã Mông Sơn.
+ Xây dựng nhà máy nước Cảm Nhân, công suất 5.000 m3/ngđ
tại xã Cảm Nhân phục vụ xã Cảm Nhân, xã Mỹ Gia.
+ Xây dựng nhà máy nước Yên Thành, công suất 3.000
m3/ngđ, tại xã Yên Thành phục vụ cho xã Yên Thành, xã Xuân Lai, xã
Phúc An.
+ Xây dựng nhà máy nước Tân Nguyên, công suất 1.500
m3/ngđ tại xã Tân Nguyên phục vụ cho xã Tân Nguyên.
+ Xây dựng nhà máy nước Phú Thịnh, công suất 9.000
m3/ngđ (nguồn nước ngầm) tại xã Phú Thịnh phục vụ cho xã Phú Thịnh
và các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn xã.
8.5. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường
a) Thoát nước thải
- Dự báo lượng nước thải phát sinh: Nước thải
đô thị năm 2030 là 5.000 m3/ng,đ; Năm 2050 là 14.000 m3/ng.đ;
Nước thải công nghiệp năm 2030 là 1.100 m3/ng.đ; Năm 2050 là 7.000 m3/ng.đ.
- Giải pháp:
+ Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt thị trấn
Yên Bình 1, công suất dự kiến 4.000 m3/ngđ; Xây dựng trạm xử lý nước
thải sinh hoạt thị trấn Yên Bình 2, công suất dự kiến 500 m3/ngđ;
Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt thị trấn Thác Bà, công suất dự kiến
1.600 m3/ngđ; Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt đô thị Cảm Ân,
công suất dự kiến 1.100 m3/ngđ; Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh
hoạt đô thị Cảm Nhân, công suất dự kiến 2.900 m3/ngđ.
+ Nước thải sinh hoạt sau xử lý đảm bảo đạt cột A của
QCVN 14:2008/BTNMT trước khi xả ra môi trường.
+ Các khu dân cư tập trung của các xã khuyến khích
sử dụng bể tự hoại cải tiến dạng bể BASTAF để xử lý nước thải, hạn chế ảnh hưởng
đến môi trường.
+ Xây dựng các trạm xử lý nước thải cho các khu, cụm
công nghiệp; Nước thải công nghiệp sau xử lý đảm bảo đạt cột A của QCVN
40:2011/BTNMT trước khi xả ra môi trường.
b) Chất thải rắn:
- Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh: Chất
thải rắn sinh hoạt năm 2030 là 102,6 tấn/ngày; Năm 2050 là 138,6 tấn/ngày. Chất
thải rắn công nghiệp năm 2030 là 137,1 tấn/ngày; Năm 2050 là 100,2 tấn/ngày.
- Giải pháp quản lý:
+ Chất thải rắn sinh hoạt: Tiếp tục sử dụng các bãi
chôn lấp chất thải rắn hiện có đến hết diện tích. Các khu vực vùng sâu vùng xa,
khó tiếp cận hệ thống giao thông, có thể nghiên cứu mô hình ủ phân từ rác thải,
vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra nguồn phân bón hữu cơ tốt cho sản xuất.
+ Chất thải rắn được thu gom và vận chuyển về khu xử
lý rác thải xã Văn Phú, thành phố Yên Bái, diện tích 35 ha để xử lý.
+ Đầu tư xây dựng một số lò đốt chất thải rắn sinh hoạt
cho khu vực các xã: Vĩnh Kiên, Cảm Nhân, Tân Nguyên, Bảo Ái, Mông Sơn.
+ Chất thải rắn công nghiệp: Các chất thải, phế phẩm
có thể tái chế sẽ được tái sử dụng; Các chất thải không độc hại sẽ được xử lý
chung với chất thải sinh hoạt. Các chất thải độc hại cần phải xử lý riêng.
c) Quản lý nghĩa trang:
- Khu vực thị trấn Yên Bình và các xã phụ cận sử dụng
nghĩa trang Đá Bia có diện tích quy hoạch là 40 ha cho dịch vụ chôn cất và dịch
vụ hỏa táng tại nghĩa trang An Bình Viên có tổng diện tích khoảng 100 ha.
- Khu vực các xã còn lại sử dụng các nghĩa trang hiện
hữu có tính toán mở rộng theo quy hoạch chung xây dựng xã.
8.6. Hệ thống viễn thông thụ động
a) Mạng truyền dẫn: Đến năm 2030 tăng dung
lượng các tuyến cáp quang hiện có để tăng dung lượng truyền dẫn từ 10 đến
20Tbps. Xây dựng mới các tuyến cáp quang đến tất cả các xã, thị trấn để đáp ứng
các nhu cầu ứng dụng CNTT, các dịch vụ băng rộng. Giai đoạn năm 2040 cáp quang
hóa và tiếp tục nâng cấp dung lượng mạng cáp quang, nâng tốc độ truyền dẫn lên
STM - 4 (622 Tbps) và STM-16 (2,5 Tbps), tăng số lượng cores cáp quang, tăng số
lượng các mạch vòng kín ở những khu vực cho phép, nhằm giảm thiểu các sự cố rủi
ro trong quá trình truyền dẫn.
b) Mạng ngoại vi: Mạng ngoại vi của khu vực
nghiên cứu gồm các hệ thống cống, bể cáp và hầm cáp được hạ ngầm trên các trục
đường chính. Tại mỗi khu quy hoạch sẽ có một bể kết nối cáp thông tin. Dịch vụ
điện thoại di động sẽ được cung cấp cấp bởi mạng điện thoại di động riêng của
các nhà cung cấp dịch vụ.
c) Mạng truy nhập Internet: Truy nhập
Internet băng rộng sẽ được phát triển theo 2 phương thức qua mạng cáp nội hạt
và vô tuyến: Giai đoạn 2030 phát triển chủ yếu theo hướng truy nhập Internet
qua mạng hữu tuyến; Giai đoạn 2040 phát triển chủ yếu theo công nghệ NGN và
công nghệ kết nối vô tuyến băng thông rộng 4G/5G với tốc độ truyền dữ liệu cao.
9. Giải pháp về bảo vệ môi trường
- Đánh giá hiện trạng môi trường về điều kiện địa
hình; môi trường nước, đất; các vấn đề xã hội, văn hóa, cảnh quan thiên
nhiên...; Phân tích dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến
môi trường; đề xuất hệ thống các tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải
pháp quy hoạch không gian, kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật tối ưu cho khu vực quy
hoạch;
- Đề ra mục tiêu bảo vệ môi trường, các giải pháp cụ
thể giảm thiểu, khắc phục tác động đến môi trường đô thị khi triển khai thực hiện
quy hoạch; Lập kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc
môi trường; Tổng hợp, đề xuất, sắp xếp thứ tự ưu tiên, phòng ngừa, giảm thiểu,
cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại, đề xuất các khu vực cách ly bảo vệ
môi trường (không gian xanh, hành lang bảo vệ suối các khu vực hạn chế phát triển...).
10. Các chương trình và dự án
đầu tư: Như phụ lục các chương trình và dự án đầu tư kèm theo.
11. Thành phần hồ sơ
Thành phần hồ sơ quy hoạch do Công ty cổ phần xây dựng
và thương mại Thái Bình Dương lập (kèm theo) được Sở Xây dựng thẩm định, trình
duyệt theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2022/TT-BXD ngày 24/10/2022 của Bộ
Xây dựng, bao gồm: Thuyết minh quy hoạch, hồ sơ bản vẽ quy hoạch, Quy định quản
lý theo quy hoạch.
- Hồ sơ quy hoạch gồm 09 bộ, được lưu trữ tại Sở
Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện Yên Bình và các cơ
quan chức năng liên quan để quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành.
Điều 2. Ủy ban nhân dân
huyện Yên Bình phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan có trách nhiệm:
- Quản lý, bàn giao hồ sơ cho các cơ quan chức năng
liên quan; tổ chức công bố công khai đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên
Bình để các tổ chức, cá nhân biết, tham gia kiểm tra, giám sát và thực hiện quy
hoạch.
- Tổ chức triển khai lập chương trình phát triển
các tiểu vùng, chương trình phát triển đô thị, nông thôn, làm cơ sở để quản lý
đất đai và phát triển kinh tế - xã hội.
- Xây dựng quy định về quản lý đô thị, nông thôn,
các cơ chế chính sách và kế hoạch thực hiện đầu tư theo từng giai đoạn; tập
trung huy động các nguồn lực để triển khai việc đầu tư xây dựng và phát triển
đô thị, nông thôn và các vùng chức năng theo quy hoạch đã phê duyệt.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đầu tư
theo quy hoạch đã được phê duyệt đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng
các cơ quan: Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương; Kho bạc Nhà nước Yên Bái; Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện Yên Bình và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT.UBND tỉnh;
- Trung tâm điều hành thông minh;
- Chánh VP, PCVP.UBND tỉnh (KT);
- Lưu: VT, XD.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Huy Tuấn
|
PHỤ LỤC:
CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 1955/QĐ-UBND ngày 27/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Yên Bái)
Stt
|
Danh mục dự án
|
Quy mô, công suất
|
Giai đoạn đầu
tư
|
Tổng vốn đầu tư
(tỷ đồng)
|
Nguồn vốn đầu
tư
|
2030
|
2050
|
A
|
Các dự án công
trình hạ tầng xã hội
|
|
|
|
|
|
Dịch vụ thương mại
|
|
|
|
|
|
1
|
Xây dựng trung tâm thương mại (TT. Yên Bình)
|
1-1,5ha
|
x
|
|
200-400
|
XHH
|
2
|
Xây dựng Siêu thị
|
0,1-0,2ha
|
x
|
|
25-50
|
XHH
|
3
|
Xây dựng mới 04 chợ (TT. Thác Bà, các xã: Phúc
Ninh, Hán Đà, Mỹ Gia)
|
0,8-1,2 ha
|
x
|
|
8-12
|
NSNN và XHH
|
4
|
Cải tạo nâng cấp 08 chợ (TT. Yên Bình, xã Cảm Ân,
Bảo Ái, Phúc An, Yên Thành, Xuân Lai, Tân Nguyên, Cảm Nhân)
|
1,6-2,4 ha
|
x
|
|
16-24
|
NSNN và XHH
|
5
|
Xây dựng 1 trung tâm Logistic (xã Thịnh Hưng)
|
|
|
x
|
|
XHH
|
6
|
Xây dựng 02 cụm thương mại, dịch vụ (TT. Yên Bình
và TT. Thác Bà)
|
5ha/cụm
|
x
|
|
|
NSNN và XHH
|
7
|
Xây dựng 01 kho nông sản, công suất 30.000-35.000
tấn
|
1ha
|
|
x
|
|
NSNN và XHH
|
|
Giáo dục
|
|
|
|
|
|
1
|
Xây dựng trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện
|
|
x
|
|
6,900
|
NSNN
|
2
|
Cải tạo, nâng cấp trường trọng điểm về chất lượng
trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân
|
|
x
|
|
2,795
|
NSNN
|
3
|
Xây dựng trường THPT Cảm Ân
|
|
x
|
|
5
|
NSNN
|
|
Y tế
|
|
|
|
|
|
1
|
Nâng cấp trung tâm y tế huyện đạt hạng II
|
150-200 giường
|
x
|
|
|
NSNN
|
2
|
Cải tạo, nâng cấp 8 trạm y tế các xã: (Xuân Lai,
Yên Thành, Ngọc Chân, Vĩnh Kiên, Đại Minh, Mông Sơn, Tân Nguyên, Phúc Ninh)
|
TB 5 giường bệnh
|
x
|
|
|
NSNN, nguồn vốn
ODA, XHH
|
|
Văn hóa, thể dục thể thao
|
|
|
|
|
|
1
|
Xây dựng thư viện công cộng huyện Yên Bình
|
2000-2.500m2
|
x
|
|
18
|
NSNN, XHH
|
2
|
Xây dựng sân vận động các xã Cảm Nhân, Đại Đồng,
Cảm Ân, sân thể thao thị trấn Yên Bình
|
2,5-3,0ha
|
x
|
|
|
NSNN, XHH
|
3
|
Tu bổ, tôn tạo, xây dựng cảnh quan khu Danh thắng
hồ Thác Bà và di tích đền mẫu Thác Bà
|
|
x
|
|
4,5
|
NSNN, XHH
|
4
|
Tôn tạo, tu bổ, phục dựng 12 điểm di tích đã được
UBND tỉnh công nhận
|
|
x
|
|
40,4
|
NSNN, XHH
|
B
|
Các dự án dịch vụ du lịch
|
|
|
|
|
|
1
|
Dự án đầu tư công viên văn hóa, thể thao du lịch
và phụ trợ hồ Thác Bà (Xã Đại Đồng, xã Thịnh Hưng, xã Hán Đà, thị trấn Yên
Bình, thị trấn Thác Bà)
|
2.594,4ha
|
x
|
|
4.979
|
NSNN, XHH
|
2
|
Dự án khu nghỉ dưỡng và dịch vụ giải trí cao cấp
(Các xã trên hồ Thác Bà)
|
24.000ha
|
x
|
|
|
NSNN, XHH
|
3
|
Đồ án quần thể đô thị sinh thái nghỉ dưỡng hồ
Thác Bà (TT Yên Bình, xã Tân Hương, Đại Đông)
|
2.600ha
|
x
|
|
|
NSNN, XHH
|
|
Dự án Khu du lịch Yên Bình (Huyện Yên Bình)
|
1.000ha
|
x
|
|
|
NSNN, XHH
|
C
|
Các dự án lập QHĐT, QHXD
|
|
|
|
|
|
1
|
Dự án phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng hồ
Thác Bà (phía Bắc hồ Thác Bà)
|
|
|
|
|
NSNN, vốn tài trợ,
PPP
|
2
|
Dự án khu công viên văn hóa, thể thao, du lịch và
phụ trợ hồ Thác Bà (Vùng 1)
|
|
|
|
|
NSNN, vốn tài trợ,
PPP
|
3
|
Lập quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các
khu vực phát triển đô thị (TT. Yên Bình, TT. Thác Bà, đô thị Cảm Ân, Cảm
Nhân)
|
|
x
|
|
|
NSNN, vốn tài trợ,
PPP
|
4
|
QHCT các khu, Cụm công nghiệp (Xã Thịnh Hưng, Phú
Thịnh)
|
|
x
|
x
|
|
NSNN, Vốn DN
|
5
|
QHCT trung tâm đổi mới sáng tạo (phía Đông hồ,
phía Tây hồ)
|
|
x
|
|
|
NSNN, Vốn DN
|
Danh
mục các dự án ưu tiên đầu tư về hạ tầng giao thông
Stt
|
Danh mục dự án,
nhóm dự án
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
Giai đoạn đầu
tư
|
Thành tiền (tỷ
đồng)
|
Nguồn vốn đầu
tư
|
2030
|
2050
|
|
Tổng (1+2+3+4)
|
|
|
|
|
12.966
|
|
1
|
Đường cao tốc
|
|
|
|
|
1.266
|
|
|
Đường cao tốc (CT.12)
|
6,8
|
km
|
x
|
|
1.266
|
NSNN
|
2
|
Đường Quốc lộ, đường tỉnh
|
|
|
|
|
3454
|
NSNN
|
|
Đường Quốc Lộ 37
|
12,6
|
km
|
x
|
x
|
252
|
NSNN
|
|
Đường Quốc Lộ 3B
|
46
|
km
|
x
|
x
|
920
|
NSNN
|
|
Đường Quốc Lộ 2D
|
27,6
|
km
|
x
|
x
|
552
|
NSNN
|
|
Đường Quốc Lộ 70
|
44,5
|
km
|
x
|
x
|
890
|
NSNN
|
|
Đường Tỉnh 165
|
18
|
km
|
x
|
x
|
270
|
NSNN
|
|
Đường Tỉnh 170
|
38
|
km
|
x
|
x
|
570
|
NSNN
|
3
|
Đường trục chính đô thị
|
|
|
|
|
1540
|
|
|
Tuyến đường nối QL,70, ĐT,163, ĐT,166 với cao tốc
NB-LC
|
33
|
km
|
x
|
|
495
|
NSNN
|
|
Tuyến đường tránh QL.37 thành phố Yên Bái kết nối
thành phố Yên Bái, huyện Yên Bình và huyện Trấn Yên
|
32
|
km
|
x
|
|
480
|
NSNN
|
|
Đường nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC14) -
QL.70 - Tân Nguyên
|
16
|
km
|
x
|
|
240
|
NSNN
|
|
Đường nối xã Cảm Nhân, Yên Bình (Yên Bái) - xã
Nhân Mục, Hàm Yên (Tuyên Quang)
|
6
|
km
|
x
|
|
60
|
NSNN
|
|
Đường kết nối huyện Đoan Hùng (Phú Thọ), huyện
Yên Sơn (Tuyên Quang) với huyện Yên Bình, TP. Yên Bái (Yên Bái) với đường cao
tốc NB-LC (IC12)
|
5
|
km
|
x
|
|
50
|
NSNN
|
|
Đường kết nối xã Yên Thành, Yên Bình, (Yên Bái) với
xã Hùng Đức, Yên Sơn (Tuyên Quang)
|
4
|
km
|
x
|
|
40
|
NSNN
|
|
Đường qua hồ Thác Bà nối QL.70 với TL.170 (Mông
Sơn- Mỹ Gia)
|
17,5
|
km
|
x
|
|
175
|
NSNN
|
4
|
Công trình cầu đường
|
|
|
|
|
6.706
|
|
|
Cầu Mông Sơn - Xuân Lai
|
144.000
|
m2
|
|
x
|
6.706
|
NSNN
|
Danh
mục công trình ưu tiên đầu tư về cấp nước
Stt
|
Danh mục dự án,
nhóm dự án
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
Giai đoạn đầu
tư
|
Thành tiền đồng)
|
Nguồn vốn đầu
tư
|
2030
|
2050
|
1
|
Xây dựng nhà máy nước Thác Bà
|
8.000
|
m3/ng.đ
|
x
|
|
34
|
NSNN, XHH
|
2
|
Xây dựng nhà máy nước Cảm Ân
|
6.000
|
m3/ng.đ
|
x
|
|
26
|
NSNN, XHH
|
3
|
Xây dựng nhà máy nước Cảm Nhân
|
5.000
|
m3/ng.đ
|
x
|
|
22
|
NSNN, XHH
|
Danh
mục công trình ưu tiên đầu tư về xử lý nước thải và CTR
Stt
|
Danh mục dự án,
nhóm dự án
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
Giai đoạn đầu
tư
|
Thành tiền (tỷ
đồng)
|
Nguồn vốn đầu
tư
|
2030
|
2050
|
1
|
Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt thị trấn
Yên Bình 1
|
4.000
|
m3/ng.đ
|
x
|
|
80
|
NSNN, XHH
|
2
|
Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt thị trấn
Thác Bà
|
1.600
|
m3/ng.đ
|
x
|
|
32
|
NSNN, XHH
|
3
|
Xây dựng các trạm xử lý nước cho các khu CN Thịnh
Hưng, cụm công nghiệp Phú Thịnh 1,2,3,4,5,6
|
|
|
x
|
x
|
|
NSNN, XHH
|
4
|
Đầu tư xây dựng lò đốt CTR sinh hoạt tại xã Vĩnh
Kiên, Cảm Nhân và các xã Tân Nguyên, Bảo Ái, Mông Sơn.
|
|
|
x
|
|
|
NSNN, XHH
|
Danh
mục công trình ưu tiên đầu tư về nông nghiệp
Stt
|
Danh mục dự án,
nhóm dự án
|
Khối lượng
|
Đơn vị
|
Giai đoạn đầu
tư
|
Thành tiền (tỷ
đồng)
|
Nguồn vốn đầu
tư
|
2030
|
2050
|
1
|
Cải tạo, nâng cấp thủy lợi Đông Ké (Tân Nguyên
|
8
|
ha
|
x
|
|
9
|
NSNN
|
2
|
Cải tạo, nâng cấp thủy lợi Đồi 300 (Cảm Nhân)
|
5
|
ha
|
x
|
|
12
|
NSNN
|
3
|
Cải tạo, nâng cấp thủy lợi Gò Cao (TT. Yên Bình)
|
23,6
|
ha
|
x
|
|
13
|
NSNN
|
4
|
Cải tạo, nâng cấp thủy lợi Thống Nhất (Tích Cốc)
|
20
|
ha
|
x
|
|
12
|
NSNN
|
5
|
Cải tạo, nâng cấp thủy lợi Dộc Quý (Cảm Ân)
|
20
|
ha
|
x
|
|
12
|
NSNN
|
6
|
Cải tạo, nâng cấp thủy lợi Ba Nai (Vĩnh Kiên)
|
26
|
ha
|
x
|
|
5,3
|
NSNN
|
7
|
Cải tạo, nâng cấp thủy lợi Trại Lần (Mông Sơn)
|
7,5
|
ha
|
x
|
|
12
|
NSNN
|
8
|
Cải tạo, nâng cấp thủy lợi Hố Hồ (Phú Thịnh)
|
4,4
|
ha
|
x
|
|
8
|
NSNN
|
9
|
Cải tạo, nâng cấp thủy lợi Khe Sến (Mông Sơn)
|
18,26
|
ha
|
x
|
|
6
|
NSNN
|
10
|
Cải tạo, nâng cấp thủy lợi Giếng Mương (Đại Minh)
|
12
|
ha
|
x
|
|
6
|
NSNN
|
11
|
Dự án thủy lợi Phó Thái 1 (Yên Bình)
|
24
|
ha
|
x
|
|
6
|
NSNN
|
12
|
Dự án thủy lợi Giếng Ngát (Đại Minh)
|
9
|
ha
|
x
|
|
5,8
|
NSNN
|
13
|
Dự án thủy lợi Ba Khe (Yên Bình)
|
1,6
|
ha
|
x
|
|
4,4
|
NSNN
|
14
|
Kè chống sạt lở bờ sông Chảy khu vực xã Đại Minh
|
2,4
|
km
|
x
|
|
300
|
NSNN
|
Danh
mục công trình ưu tiên đầu tư về cấp điện, hạ tầng viễn thông thụ động
Stt
|
Tên thủy điện
|
Giai đoạn 2030
|
Nguồn vốn
|
1
|
Nâng cấp trạm 110kV Yên Bái: 110/35/22 công suất
(2x63)MVA.
|
x
|
NSNN
|
2
|
Xây mới trạm 110kV Yên Bình: 110/35/22kV công suất
(2x40)MVA.
|
x
|
NSNN
|
3
|
Cải tạo hệ thống lưới trung thế về chuẩn 22kV.
|
x
|
NSNN
|
4
|
Nâng cấp trạm tổng
|
x
|
NSNN
|
5
|
Cải tạo nâng cấp tuyến cáp quang nội tỉnh
|
x
|
NSNN
|