HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 27/NQ-HĐND
|
Thái Bình, ngày
27 tháng 6 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH THÁI
BÌNH GIAI ĐOẠN 2021-2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
KHÓA XVII KỲ HỌP ĐỂ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC PHÁT SINH ĐỘT XUẤT
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị
ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày
24 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số
26/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị định số
11/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát
triển đô thị;
Căn cứ Nghị định số
35/2023/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số
1735/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch
tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số
06/2023/TT-BXD ngày 08 tháng 9 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn một
số nội dung về Chương trình phát triển đô thị;
Thực hiện Nghị quyết
06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản
lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Thực hiện Thông báo kết luận
số 911-TB/TU ngày 23 tháng 5 năm 2024 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương
trình phát triển đô thị tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030;
Xét Tờ trình số 74/TTr-UBND
ngày 14 tháng 6 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị thông qua
Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030; Báo cáo thẩm
tra số 20/BC-HĐND ngày 25 tháng 6 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng
nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông
qua Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030 với những
nội dung chính như sau:
1. Quan
điểm và mục tiêu
a) Quan điểm
- Phù hợp và cụ thể hóa: Nghị
quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây
dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045; Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01
năm 2022 của Bộ Chính trị; Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2023
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết số 09-NQ/ĐH ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XX nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tuân thủ
và phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021 - 2030) của
cả nước, các quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành cấp quốc gia và quy hoạch cấp
vùng. Trong quá trình triển khai thực hiện tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, phát
triển những vấn đề mới trên cơ sở bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Trung
ương, các định hướng của Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng Đồng bằng
sông Hồng, Quy hoạch ngành quốc gia cho phù hợp.
- Phát triển hệ thống đô thị tỉnh
Thái Bình có trọng điểm với định hướng hình thành các đô thị lớn làm hạt nhân
thúc đẩy các đô thị khác cùng phát triển. Nâng cấp đô thị theo hướng phát triển
cả chiều rộng lẫn chiều sâu và gia tăng tiện ích, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã
hội và bản sắc đô thị.
- Xây dựng mô hình phát triển
đô thị tỉnh Thái Bình hướng tới tiêu chí đô thị phát triển bền vững, thông
minh, đô thị xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Thực hiện phát triển đồng bộ,
hài hòa khu vực đô thị và nông thôn khắc phục các vấn đề còn yếu, còn thiếu của
đô thị, tạo sự liên kết giữa các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu cơ bản về vật chất,
tinh thần của Nhân dân; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm
năng lượng, bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái.
- Xây dựng đồng bộ hệ thống cơ
sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật phù hợp với điều kiện của tỉnh, theo yêu
cầu khai thác, sử dụng và Chương trình phát triển của từng đô thị.
b) Mục tiêu
- Sắp xếp lại hệ thống đô thị,
tập trung phát triển các đô thị trung tâm của vùng, tạo sức hút lớn, làm đầu
kéo phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh. Đẩy nhanh tốc độ
và nâng cao chất lượng đô thị hóa theo hướng đô thị bền vững, thông minh, tăng
trưởng xanh, ứng phó biến đổi khí hậu, giàu bản sắc văn hóa.
- Phát triển hệ thống đô thị gắn
kết chặt chẽ với định hướng phát triển của từng vùng, từng địa phương; có tính
chất, chức năng, bản sắc nổi bật. Bổ sung thêm tính chất đô thị, giảm bớt tính
chất tổng hợp, gia tăng tính chất chuyên ngành và phát triển theo cả chiều rộng
lẫn chiều sâu.
- Từng bước xây dựng hoàn chỉnh
mạng lưới đô thị tỉnh Thái Bình có hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện
đại, thông minh, có môi trường và chất lượng sống tốt, kiến trúc đô thị hiện đại,
tiên tiến, giàu bản sắc; có tính cạnh tranh cao trong phát triển kinh tế - xã hội
của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước.
- Làm cơ sở để lập Chương trình
phát triển của từng đô thị, xây dựng đề án đánh giá phân loại, nâng loại đô thị,
thành lập đô thị.
2. Các chỉ
tiêu chính về phát triển đô thị đến năm 2030
a) Về hệ thống đô thị
- Giai đoạn 2021-2025: Toàn tỉnh
có 19 đô thị; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 25-30%, bao gồm:
+ 01 Đô thị loại I: Thành phố
Thái Bình.
+ 04 Đô thị loại IV: Thị trấn
Diêm Điền (hiện có), huyện Thái Thụy; thị trấn Vũ Thư (mở rộng), huyện Vũ Thư;
thị trấn Đông Hưng (mở rộng), huyện Đông Hưng; thị trấn Tiền Hải (mở rộng), huyện
Tiền Hải.
+ 14 Đô thị loại V: Thị trấn Kiến
Xương (hiện có), huyện Kiến Xương; thị trấn Quỳnh Côi (mở rộng), huyện Quỳnh Phụ;
thị trấn An Bài (mở rộng), huyện Quỳnh Phụ; thị trấn Hưng Hà (mở rộng), huyện
Hưng Hà; thị trấn Hưng Nhân (mở rộng), huyện Hưng Hà; đô thị Vũ Quý (hiện có),
huyện Kiến Xương; đô thị Thái Ninh (hiện có), huyện Thái Thụy; đô thị An Đồng,
huyện Quỳnh Phụ; đô thị Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ; đô thị Thụy Trường, huyện
Thái Thụy; đô thị Trà Giang, huyện Kiến Xương; đô thị Thái Phương, huyện Hưng
Hà; đô thị Nam Trung, huyện Tiền Hải; đô thị Đông Minh, huyện Tiền Hải.
- Giai đoạn 2026-2030: Toàn tỉnh
có 25 đô thị; tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 35% trở lên, bao gồm:
+ 01 Đô thị loại I: Thành phố
Thái Bình (mở rộng).
+ 01 Đô thị loại III: Đô thị
Thái Thụy.
+ 05 Đô thị loại IV: Thị trấn
Vũ Thư (hiện có), huyện Vũ Thư; thị trấn Đông Hưng (hiện có), huyện Đông Hưng;
thị trấn Tiền Hải (hiện có), huyện Tiền Hải; đô thị Hưng Hà (mở rộng), huyện
Hưng Hà; đô thị Quỳnh Côi (mở rộng), huyện Quỳnh Phụ.
+ 18 Đô thị loại V: Thị trấn Kiến
Xương (mở rộng), huyện Kiến Xương; đô thị Vũ Quý (mở rộng), huyện Kiến Xương;
đô thị Thái Ninh (hiện có), huyện Thái Thụy; đô thị An Đồng (mở rộng), huyện Quỳnh
Phụ; đô thị Quỳnh Ngọc (mở rộng), huyện Quỳnh Phụ; đô thị Thụy Trường (hiện
có), huyện Thái Thụy; đô thị Nam Trung (hiện có), huyện Tiền Hải; đô thị Nam
Phú, huyện Tiền Hải; đô thị Vũ Tiến, huyện Vũ Thư; đô thị Tân Phong, huyện Vũ
Thư; đô thị Xuân Hòa, huyện Vũ Thư; đô thị Vũ Hội, huyện Vũ Thư; đô thị Đông
Quan, huyện Đông Hưng; đô thị Tiên Hưng, huyện Đông Hưng; đô thị Thanh Tân, huyện
Kiến Xương; đô thị Bình Thanh, huyện Kiến Xương; đô thị Cộng Hòa, huyện Hưng
Hà; đô thị Hồng Minh, huyện Hưng Hà.
b) Về chất lượng đô thị
Chất lượng đô thị được xây dựng
trên cơ sở đảm bảo đạt các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định tại Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về
phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 15 tháng 10 năm 2022 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số
1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc
phân loại đô thị; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24 tháng 01 năm 2022 của Bộ Chính
trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến
năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình, kế hoạch của tỉnh.
3. Các
chương trình, đề án trọng tâm phát triển bền vững đô thị
Tiếp tục triển khai thực hiện
các chương trình, đề án phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh,
đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Dự án ưu
tiên đầu tư, thu hút đầu tư
Tập trung nguồn lực, đầu tư xây
dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khung trên toàn tỉnh, bao gồm:
Các công trình hạ tầng giao thông kết nối mạng lưới các đô thị trên địa bàn tỉnh
và liên kết vùng; các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên
địa bàn tỉnh theo nội dung Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 1735/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 2023.
5. Giải
pháp thực hiện
a) Tuyên truyền, phổ biến về
phát triển đô thị
Tuyên truyền phổ biến để làm rõ
nội dung: Đô thị hóa là xu thế tất yếu khách quan; phát triển đô thị là động lực
phát triển của nền kinh tế, là cơ hội để tăng trưởng vượt bậc về mọi mặt; đô thị
luôn gắn với văn minh, sáng tạo, đổi mới, cơ hội phát triển, đồng thời chú trọng
quan tâm đến bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu để các cấp, các ngành, đoàn thể
và nhân dân đồng thuận, đồng lòng, chung sức cùng đầu tư nguồn lực để quy hoạch,
xây dựng, quản lý, phát triển đô thị bền vững.
b) Nguồn vốn đầu tư
- Huy động nguồn vốn đầu tư
+ Vốn đầu tư công: Vận động, đề
xuất nguồn vốn hỗ trợ, phân bổ từ ngân sách trung ương, nguồn vốn hỗ trợ ODA,
ngân sách địa phương, để đầu tư các dự án lớn hạ tầng kỹ thuật kết nối, hạ tầng
kỹ thuật khung, đầu mối (giao thông, cấp thoát nước, điện…) và các dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng xã hội khung trên địa bàn tỉnh.
+ Huy động các nguồn vốn nhà nước
ngoài đầu tư công: Của các tập đoàn, công ty nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
cùng kết hợp với nguồn vốn đầu tư công để đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật
(cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc…) và các công trình hạ tầng xã hội
khác.
+ Huy động các nguồn vốn khác:
Vốn của các nhà đầu tư, các nguồn vốn xã hội hóa đầu tư các dự án nhà ở, thương
mại, dịch vụ và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội khác phù hợp với
từng hình thức đầu tư theo quy định.
- Phân bổ nguồn vốn đầu tư
+ Đối với nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước (kể cả nguồn vốn ODA), nguồn tín dụng đầu tư ưu đãi và các
nguồn vốn khác thuộc ngân sách nhà nước: Ưu tiên phân bổ cho các dự án trọng điểm
của tỉnh, các dự án kết cấu hạ tầng giao thông liên vùng, hạ tầng khung trong
các đô thị, công trình đầu mối trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, môi trường đô
thị.
+ Đối với nguồn vốn khác: Ưu
tiên cho phát triển các dịch vụ công trong đô thị như: Cấp, thoát nước, xử lý
nước thải, cải thiện môi trường, chiếu sáng; phát triển các khu vực mở rộng,
tái thiết đô thị, các khu đô thị có chức năng chuyên biệt.
+ Xây dựng cơ chế ưu tiên tập
trung nguồn lực cho các dự án ưu tiên đầu tư và phát triển các đô thị trung tâm
vùng kinh tế động lực tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn tạo đà phát triển kinh tế
- xã hội, kích thích phát triển đô thị từng vùng; đặc biệt chú trọng tập trung
nguồn lực xây dựng hạ tầng thành phố Thái Bình và đô thị trọng điểm phát triển
kinh tế của tỉnh: Thái Thụy, Tiền Hải.
+ Kết hợp, lồng ghép Chương
trình phát triển đô thị với các mục tiêu, chương trình, đề án phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh và các địa phương; phân vùng, phân kỳ phát triển đô thị hợp
lý để có chính sách phù hợp, hiệu quả đối với phát triển đô thị từng vùng, từng
giai đoạn.
+ Phân bổ nguồn vốn cho các dự
án liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo kế hoạch của
tỉnh.
c) Đa dạng hình thức đầu tư
- Hình thức đầu tư công, hình
thức đối tác công tư (PPP), các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư, Luật Nhà ở,
hình thức xã hội hóa… để phát huy được tối đa nguồn lực đầu tư các công trình hạ
tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở để phát triển đô thị.
- Nghiên cứu, đề xuất danh mục
các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hình thức (PPP) cho từng
giai đoạn để thu hút nhà đầu tư, để có bước đột phá trong xây dựng cơ sở vật chất,
hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu xây dựng kết cấu
hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
- Đẩy mạnh xã hội hoá các lĩnh
vực như y tế, giáo dục, đào tạo nghề, văn hóa, thể thao, khoa học công nghệ...
d) Cải cách hành chính, cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh
- Tăng cường công tác cải cách
hành chính: Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình
nghiên cứu, thực hiện các thủ tục về đầu tư.
- Cải thiện môi trường đầu tư,
nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; tạo lợi thế trong việc thu hút đầu tư
vào tỉnh.
- Kịp thời tiếp nhận và xử lý
thông tin, phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư; nghiêm túc trong xử
lý để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình chuẩn bị, đầu tư, sản xuất
kinh doanh trên địa bàn.
đ) Đẩy mạnh phát triển sản xuất,
kinh doanh
- Tiếp tục đẩy mạnh thu hút các
dự án sản xuất công nghiệp của các nhà đầu tư, đối tác sử dụng công nghệ tiên
tiến, quản lý hiện đại, có giá trị gia tăng cao, tác động tích cực tới sự phát
triển của khu vực kinh tế, đặc biệt là tại các đô thị như: Công nghiệp điện tử,
công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ...; tạo công ăn việc làm, tăng
thu nhập cho người lao động.
- Chủ động bố trí quỹ nhà ở có
chất lượng cao tại các đô thị, các khu công nghiệp đáp ứng nhu cầu của người
lao động và Nhân dân trong khu vực.
e) Cơ chế, chính sách
- Triển khai hiệu quả các cơ chế,
chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh; nghiên cứu, xây
dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
đặc biệt là hạ tầng kinh tế đô thị dựa trên tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Chuẩn bị tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các nhà đầu tư vào địa
bàn tỉnh.
- Tập trung thực hiện các cơ chế,
chính sách về hỗ trợ đầu tư tại khu vực đô thị như: Quản lý, phát triển đô thị;
phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị; nhà ở…; có giải pháp bố trí nguồn vốn
ngân sách cho các địa phương theo Chương trình đề ra để các địa phương chủ động
trong việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị; tạo môi trường đầu
tư hấp dẫn, nâng cao năng lực thu hút đầu tư từ các nguồn vốn trong nước, ngoài
nước vào khu vực đô thị để từng bước nâng các tiêu chí đô thị theo quy định.
- Nghiên cứu, xây dựng một số
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025
và giai đoạn 2026-2030.
g) Phát triển nguồn nhân lực
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản
lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp:
+ Chú trọng xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt
đáp ứng nhu cầu đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Đối với các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa thực hiện các chương trình,
hình thức đào tạo, đào tạo lại kỹ năng công tác để đáp ứng yêu cầu trong tình
hình mới. Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, cần có định hướng khuyến
khích, tạo điều kiện cho các chủ doanh nghiệp, chủ trang trại học tập các mô
hình tiên tiến, công nghệ cao, có tính liên kết.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật,
công nhân, nhân viên dịch vụ:
+ Mở rộng các loại hình đào tạo
nghề, đổi mới công tác hướng nghiệp; có chính sách thu hút nhân tài, sau đào tạo
được bố trí công việc phù hợp tại chính địa phương, từ đó xây dựng lực lượng
lao động nòng cốt có chất lượng cao.
+ Thực hiện đào tạo theo hướng
chuyên môn hoá cao, đi kèm tác phong nghề nghiệp chuẩn mực trong từng lĩnh vực
đào tạo, phù hợp với xu thế hội nhập.
h) Hợp tác trong nước và quốc tế
Tăng cường hợp tác trong nước
và quốc tế để học tập, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến từ các chuyên gia
trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ cho công
tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị.
Điều 2. Hội
đồng nhân dân tỉnh giao:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức
triển khai, thực hiện Nghị quyết theo đúng quy định của pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân
dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu, đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh giám sát việc tổ chức triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Thái Bình Khóa XVII, Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột
xuất thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2024 và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tiến Thành
|