Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 sửa đổi Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13

Số hiệu: 26/2022/UBTVQH15 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Vương Đình Huệ
Ngày ban hành: 21/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Từ ngày 01/01/2023, điều chỉnh khung điểm các tiêu chí phân loại đô thị

Đây là nội dung tại Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 sửa đổi Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành.

Theo đó, các tiêu chí phân loại đô thị được tính điểm theo khung điểm tại Phụ lục 1 Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15.

Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm. Cụ thể như sau:

- Tiêu chí vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội gồm 8 tiêu chuẩn; đánh giá tối đa 18 điểm;

(Hiện hành, mức điểm tối đa tiêu chí này là 20 điểm)

- Tiêu chí quy mô dân số gồm quy mô dân số toàn đô thị, quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị; đánh giá tối đa 8 điểm;

- Tiêu chí mật độ dân số gồm là mật độ dân số toàn đô thị và mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, thị trấn; đánh giá tối đa 8 điểm;

- Tiêu chí tỷ lệ lao động phi nông nghiệp gồm tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị; đánh giá tối đa 6 điểm;

(Hiện hành, tiêu chí về quy mô dân số tối đa đạt 8 điểm; mật độ dân số tối đa đạt 6 điểm; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối đa đạt 6 điểm)

- Tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đánh giá tối đa 60 điểm.
 
Xem chi tiết tại Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

 

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 26/2022/UBTVQH15

Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2022

NGHỊ QUYẾT

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ QUYẾT SỐ 1210/2016/UBTVQH13 NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 2016 CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 65/2020/QH14;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 77/2015/QH13, Luật số 35/2018/QH14, Luật số 40/2019/QH14 và Luật số 61/2020/QH14;

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2 như sau:

“Điều 2. Mục đích, nguyên tắc phân loại đô thị

1. Phân loại đô thị nhằm xác lập cơ sở đánh giá chất lượng đô thị; tổ chức, sắp xếp và quản lý, phát triển hệ thống đô thị, các khu vực nội thành, nội thị, ngoại thành, ngoại thị, thị trấn, khu vực dự kiến thành lập quận, phường; phản ánh đúng trình độ phát triển đô thị, đô thị hóa; làm căn cứ cho công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý, hoạch định chính sách phát triển đô thị; thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng và điều kiện sống đô thị.

2. Phân loại đô thị được thực hiện trên cơ sở quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và chương trình phát triển đô thị các cấp để quản lý phát triển đô thị, bảo đảm phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

3. Đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị, khu vực dự kiến thành lập quận, phường được quy hoạch đô thị và đầu tư xây dựng đạt tiêu chí, tiêu chuẩn của loại đô thị nào thì được phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị theo quy định của loại đô thị tương ứng.

4. Phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị, đánh giá tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường là một trong những cơ sở để xem xét thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị, sắp xếp đơn vị hành chính. Phạm vi phân loại đô thị, đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được công nhận phải trùng với phạm vi dự kiến thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính đô thị.

5. Phân loại đô thị được áp dụng theo vùng miền, theo yếu tố đặc thù và thực hiện bằng phương pháp tính điểm. Điểm phân loại đô thị là tổng số điểm đạt được của các tiêu chí phân loại đô thị.”.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 9 như sau:

“Điều 9. Áp dụng phân loại đô thị

1. Áp dụng phân loại đô thị theo vùng miền xác định theo danh mục quy định tại Phụ lục 4 của Nghị quyết này được thực hiện như sau:

a) Đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Nam Bộ thì các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng;

b) Đô thị thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số bằng 60% mức quy định; mức tối thiểu của tiêu chuẩn mật độ dân số toàn đô thị bằng 50% mức quy định; các tiêu chí khác thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng;

c) Đô thị thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số bằng 80% mức quy định; mức tối thiểu của tiêu chuẩn mật độ dân số toàn đô thị bằng 70% mức quy định; các tiêu chí khác thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng;

d) Đô thị thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số bằng 70% mức quy định; mức tối thiểu của tiêu chuẩn mật độ dân số toàn đô thị bằng 50% mức quy định; các tiêu chí khác thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng.

2. Đô thị có yếu tố đặc thù thì việc đánh giá các tiêu chuẩn tại Bảng 1A, tiêu chuẩn 3 tại Bảng 1B, tiêu chuẩn 1 tại mục II.1 của Bảng 5A tại Phụ lục 1 của Nghị quyết này được thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng; các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị còn lại được áp dụng như sau:

a) Đô thị có đường biên giới quốc gia thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số, tiêu chí mật độ dân số bằng 50% mức quy định; mức tối thiểu của các tiêu chuẩn khác bằng 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng;

b) Đô thị ở hải đảo thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số, tiêu chí mật độ dân số, tiêu chí tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và nhóm tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội bằng 20% mức quy định; mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị bằng 50% mức quy định của loại đô thị tương ứng;

c) Đô thị loại III, loại IV, loại V thuộc danh mục đơn vị hành chính được cơ quan có thẩm quyền xác định là miền núi, vùng cao thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn của tiêu chí quy mô dân số, tiêu chí mật độ dân số bằng 50% mức quy định của loại đô thị tương ứng, mức tối thiểu của các tiêu chuẩn khác bằng 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng;

d) Khu vực dự kiến hình thành đô thị loại V là trung tâm hành chính của huyện thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì mức tối thiểu của các tiêu chuẩn về kiến trúc, cảnh quan đô thị của tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị bằng 70% mức quy định; mức tối thiểu của các tiêu chuẩn khác bằng 50% mức quy định của loại đô thị tương ứng;

đ) Khu vực dự kiến hình thành đô thị và các đô thị trực thuộc để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) công nhận thì không xem xét tiêu chí mật độ dân số; các tiêu chuẩn về kiến trúc, cảnh quan đô thị của tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị thực hiện theo quy định đối với loại đô thị tương ứng; mức tối thiểu của các tiêu chuẩn khác bằng 50% mức quy định của loại đô thị tương ứng.

3. Chỉ áp dụng một trong các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này để đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn khi thực hiện phân loại đô thị đối với từng đô thị cụ thể và áp dụng khi các tiêu chuẩn chưa đạt mức tối thiểu theo quy định.

4. Trường hợp để đáp ứng yêu cầu đặc biệt về quản lý lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội thì việc phân loại đô thị có thể thực hiện sau khi cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính đô thị.”.

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 như sau:

“Điều 10. Tính điểm phân loại đô thị

1. Các tiêu chí phân loại đô thị được xác định bằng các tiêu chuẩn cụ thể và được tính điểm theo khung điểm phân loại đô thị quy định tại Phụ lục 1 của Nghị quyết này. Điểm của mỗi tiêu chí là tổng số điểm của các tiêu chuẩn của tiêu chí đó. Tổng số điểm tối đa của các tiêu chí là 100 điểm. Cụ thể như sau:

a) Tiêu chí vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội gồm 08 tiêu chuẩn; đánh giá tối thiểu là 13,5 điểm, tối đa là 18 điểm;

b) Tiêu chí quy mô dân số gồm 02 tiêu chuẩn là quy mô dân số toàn đô thị và quy mô dân số khu vực nội thành, nội thị; đánh giá tối thiểu là 6,0 điểm, tối đa là 8,0 điểm;

c) Tiêu chí mật độ dân số gồm 02 tiêu chuẩn là mật độ dân số toàn đô thị và mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, thị trấn; đánh giá tối thiểu là 6,0 điểm, tối đa là 8,0 điểm;

d) Tiêu chí tỷ lệ lao động phi nông nghiệp gồm 02 tiêu chuẩn là tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị; đánh giá tối thiểu là 4,5 điểm, tối đa là 6,0 điểm;

e) Tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị gồm 49 tiêu chuẩn; đánh giá tối thiểu là 45 điểm, tối đa là 60 điểm.

2. Định mức, phân bổ và phương pháp tính điểm, phương pháp thu thập, tính toán số liệu của từng tiêu chuẩn của các tiêu chí phân loại đô thị, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị được quy định tại các Phụ lục 1, 2 và 3 của Nghị quyết này.

3. Cách tính điểm của các tiêu chuẩn được quy định như sau:

a) Số liệu, thông tin làm căn cứ để xác định mức độ đáp ứng tiêu chuẩn đạt mức tối đa thì tiêu chuẩn đó được tính điểm tối đa, đạt mức tối thiểu được tính điểm tối thiểu, đạt giữa mức tối đa và mức tối thiểu được tính điểm nội suy giữa cận trên và cận dưới, đạt dưới mức quy định tối thiểu thì không tính điểm, không áp dụng tính điểm nội suy đối với việc đánh giá tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 9 của Nghị quyết này. Trường hợp không xem xét tiêu chí quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này thì tính điểm tối thiểu cho các tiêu chuẩn của tiêu chí đó;

b) Đối với thành phố trực thuộc trung ương, điểm đánh giá các tiêu chuẩn áp dụng đối với khu vực nội thành quy định tại Phụ lục 1 của Nghị quyết này được xác định trên cơ sở các quận, khu vực dự kiến thành lập quận;

c) Trường hợp áp dụng phân loại đô thị quy định tại khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết nàytiêu chuẩn có đơn vị tính là công trình, cơ sở, dự án (gọi chung là công trình) quy định mức tối thiểu là 01 công trình thì được tính điểm tối thiểu đối với tiêu chuẩn đó khi có 01 công trình; trường hợp quy định mức tối thiểu là từ 02 công trình trở lên thì số công trình dùng để tính điểm tối thiểu được giảm tương ứng theo tỷ lệ và làm tròn số nhưng không được ít hơn 01 công trình.

4. Đô thị được công nhận loại đô thị khi có các tiêu chí đạt điểm tối thiểu và tổng số điểm của các tiêu chí đạt từ 75 điểm trở lên.”.

4. Sửa đổi, bổ sung Điều 12 như sau:

“Điều 12. Lập, thẩm định đề án phân loại đô thị

1. Các trường hợp lập đề án phân loại đô thị bao gồm:

a) Phân loại đô thị trên cơ sở nguyên trạng thành phố, thị xã, thị trấn hiện có;

b) Phân loại đô thị đối với thành phố, thị xã, thị trấn có dự kiến điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính không trùng với phạm vi đô thị hiện có;

c) Phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đô thị trong tương lai.

2. Trách nhiệm lập đề án phân loại đô thị được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III, loại IV trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi gửi đến cơ quan thẩm định;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho đô thị loại V trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi gửi đến cơ quan thẩm định.

3. Đề án đề nghị công nhận đô thị đạt tiêu chí phân loại đô thị gồm:

a) Phần thuyết minh đề án nêu rõ sự cần thiết, căn cứ pháp lý, phạm vi lập báo cáo; khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị; thực trạng đầu tư phát triển đô thị theo quy hoạch đô thị được duyệt; đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và chất lượng công trình hạ tầng đô thị, tổng hợp thông tin, số liệu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị và đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu về phân loại đô thị; báo cáo tóm tắt chương trình phát triển đô thị và kế hoạch nâng cao chất lượng đô thị các giai đoạn tiếp theo; kết luận và kiến nghị;

b) Các phụ lục kèm theo đề án gồm văn bản pháp lý; ý kiến của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đề án quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; bảng biểu số liệu liên quan và bản vẽ thu nhỏ (A3) được đóng dấu xác nhận gồm sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng (01 bản), bản đồ địa giới hành chính đô thị (01 bản), bản đồ hiện trạng xây dựng đô thị và vị trí các dự án đang triển khai thực hiện (01 bản), sơ đồ định hướng phát triển không gian (01 bản), bản đồ quy hoạch giai đoạn ngắn hạn (02 bản thể hiện các nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật); báo cáo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 13 của Nghị quyết này đối với các đô thị hiện có trên địa bàn trong trường hợp đề án phân loại đô thị loại đặc biệt, loại I để dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương.

Số liệu đánh giá các tiêu chuẩn của phân loại đô thị là số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm gửi đề án đến cơ quan thẩm định và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, xác nhận hoặc công bố;

c) Phim minh họa thực trạng phát triển của đô thị đề nghị phân loại (khoảng 20 phút).

4. Trách nhiệm thẩm định đề án được quy định như sau:

a) Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định đề án phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III và loại IV; Bộ trưởng Bộ Xây dựng thành lập hội đồng thẩm định liên ngành; chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan tổ chức khảo sát để phục vụ việc thẩm định và tổ chức thẩm định đề án;

b) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hội đồng thẩm định đề án phân loại đô thị đối với đô thị loại V; thực hiện rà soát, kiểm tra hồ sơ đề án phân loại đô thị đối với đề án khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện lập; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan chuyên môn của bộ, ngành có liên quan tổ chức khảo sát để phục vụ thẩm định và tổ chức việc thẩm định đề án;

c) Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định đề án theo nội dung quy định tại khoản 6 Điều này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình thẩm định đề án; trình người có thẩm quyền quyết định phân loại đô thị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có kết quả thẩm định và hồ sơ đề án phân loại đô thị đã được hoàn thiện theo kết quả thẩm định.

5. Hồ sơ trình thẩm định đề án gồm tờ trình của Ủy ban nhân dân, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp và hồ sơ đề án phân loại đô thị được lập theo quy định tại khoản 3 Điều này.

6. Nội dung thẩm định đề án gồm:

a) Cơ sở pháp lý, trình tự, thủ tục lập đề án;

b) Sự phù hợp với các quy hoạch, quy hoạch đô thị, chương trình phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Rà soát, khảo sát, kiểm tra thực trạng phát triển đô thị, đối chiếu thông tin, số liệu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị trong nội dung đề án với các mức quy định tại Nghị quyết này;

d) Đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí phân loại đô thị.

7. Người có thẩm quyền phân loại đô thị quy định tại Điều 11 của Nghị quyết này có trách nhiệm xem xét, quyết định công nhận loại đô thị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình, đề án phân loại đô thị và báo cáo thẩm định.

8. Kinh phí phân loại đô thị do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn hợp pháp khác.”.

5. Sửa đổi, bổ sung Điều 13 như sau:

“Điều 13. Lập, thẩm định báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị, báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị

1. Các trường hợp lập báo cáo bao gồm:

a) Báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị được thực hiện đối với đô thị đã được công nhận loại đô thị có dự kiến mở rộng nội thành, nội thị để thành lập quận, phường nhưng không điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính toàn đô thị;

b) Báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị được thực hiện đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường;

c) Báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị được thực hiện đối với đô thị đã được công nhận loại đô thị, trừ khu vực dự kiến thành lập quận, phường, thuộc phạm vi khu vực dự kiến phân loại đô thị loại đặc biệt, loại I để thành lập thành phố trực thuộc trung ương.

2. Trách nhiệm lập báo cáo được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của khu vực dự kiến thành lập quận trong trường hợp có phạm vi liên quan đến nhiều đơn vị hành chính cấp huyện để bổ sung vào hồ sơ đề án phân loại đô thị hoặc gửi cơ quan thẩm định;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với các đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III, loại IV, loại V trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung vào hồ sơ đề án phân loại đô thị hoặc gửi cơ quan thẩm định;

c) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của khu vực dự kiến thành lập quận, phường, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi cơ quan thẩm định;

d) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc rà soát, kiểm tra hồ sơ báo cáo trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Nội dung báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị gồm:

a) Thuyết minh nêu lý do và sự cần thiết, căn cứ pháp lý, phạm vi lập báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị, sự phù hợp của đề xuất mở rộng nội thành, nội thị để thành lập quận, phường với quy hoạch chung đô thị đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; khái quát hiện trạng phát triển đô thị, việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cấp đô thị tại các khu vực có dự kiến mở rộng đáp ứng tiêu chí phân loại đô thị; mức độ đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn so với kết quả đánh giá phân loại đã được công nhận loại đô thị; tổng hợp đánh giá phân loại đô thị theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị quyết này; kết luận và kiến nghị;

b) Phụ lục kèm theo báo cáo rà soát gồm văn bản pháp lý; ý kiến của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với báo cáo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này; bảng biểu số liệu liên quan và bản vẽ thu nhỏ (A3) được đóng dấu xác nhận gồm bản đồ địa giới hành chính đô thị trong đó thể hiện rõ phạm vi mở rộng nội thị (01 bản), bản đồ hiện trạng xây dựng đô thị và vị trí các dự án đang triển khai thực hiện (01 bản), các bản đồ quy hoạch chung đô thị trong đó thể hiện rõ định hướng phát triển không gian, sử dụng đất phát triển nội thành, nội thị.

4. Nội dung báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của khu vực dự kiến thành lập quận, phường gồm:

a) Thuyết minh nêu rõ sự cần thiết, căn cứ pháp lý, phạm vi lập báo cáo, sự phù hợp của đề xuất thành lập quận, phường mới với quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết, chương trình phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; khái quát việc triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu vực có dự kiến hình thành quận, phường theo quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổng hợp đánh giá các tiêu chuẩn theo quy định tại Phụ lục 2 của Nghị quyết này; kết luận và kiến nghị;

b) Phụ lục kèm theo báo cáo đánh giá gồm văn bản pháp lý; ý kiến của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với báo cáo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này; bảng biểu số liệu liên quan và bản vẽ thu nhỏ (A3) được đóng dấu xác nhận gồm bản đồ địa giới hành chính dự kiến thành lập quận hoặc phường (01 bản), bản đồ hiện trạng xây dựng đô thị và vị trí công trình hạ tầng cấp đô thị, đơn vị ở, các dự án đang triển khai thực hiện tại khu vực dự kiến thành lập quận, phường (01 bản), các bản đồ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết trong đó thể hiện rõ định hướng phát triển không gian, sử dụng đất tại khu vực dự kiến hình thành các quận hoặc phường mới.

5. Số liệu sử dụng để rà soát, đánh giá trong các báo cáo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này là số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm thực hiện báo cáo và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, xác nhận hoặc công bố.

6. Trách nhiệm thẩm định các báo cáo được quy định như sau:

a) Bộ Xây dựng chủ trì tổ chức khảo sát; phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan lấy ý kiến thống nhất về kết quả rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với khu vực dự kiến thành lập quận, phường quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

b) Bộ Xây dựng có trách nhiệm tổ chức thẩm định các báo cáo theo nội dung quy định tại khoản 8 Điều này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình thẩm định báo cáo; trình người có thẩm quyền quy định tại khoản 9 Điều này xem xét, quyết định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hồ sơ báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị, báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đã được hoàn thiện theo kết quả thẩm định.

7. Hồ sơ trình thẩm định báo cáo gồm tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và báo cáo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4 Điều này.

8. Nội dung thẩm định báo cáo gồm:

a) Đối với báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị, nội dung thẩm định báo cáo thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 12 của Nghị quyết này;

b) Đối với báo cáo đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị của khu vực dự kiến thành lập quận, phường thực hiện thẩm định đối với các nội dung cụ thể gồm cơ sở pháp lý; sự phù hợp với quy hoạch chung đô thị, quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết, chương trình phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thực trạng phát triển hạ tầng đô thị đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 2 của Nghị quyết này.

9. Thẩm quyền công nhận kết quả rà soát tiêu chí phân loại đô thị, công nhận đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ có văn bản công nhận kết quả rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II;

b) Bộ trưởng Bộ Xây dựng có văn bản công nhận kết quả rà soát tiêu chí phân loại đô thị đối với đô thị loại III, loại IV; quyết định công nhận khu vực dự kiến thành lập quận, phường đạt các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị;

c) Người có thẩm quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản này xem xét, ban hành văn bản, quyết định công nhận trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định và hồ sơ báo cáo đã được hoàn thiện theo kết quả thẩm định. Trường hợp người có thẩm quyền không công nhận kết quả rà soát, đánh giá hoặc nhận thấy có yếu tố phát sinh có thể gây ảnh hưởng lớn đến việc đáp ứng các tiêu chí phân loại đô thị cần thực hiện đánh giá, phân loại lại đô thị thì Bộ Xây dựng có văn bản nêu rõ lý do, thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã trình báo cáo.

10. Kinh phí lập báo cáo do ngân sách nhà nước bảo đảm và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác.”.

6. Bãi bỏ Điều 14.

7. Thay thế Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3 ban hành kèm theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 bằng Phụ lục 1, Phụ lục 2, Phụ lục 3 và bổ sung Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2023.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các quyết định phân loại đô thị đã được ban hành trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành tiếp tục có hiệu lực cho đến khi đô thị được phân loại lại theo quy định của pháp luật.

2. Thành phố, thị xã, thị trấn đã có quyết định công nhận loại đô thị trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành nhưng phạm vi phân loại đô thị không trùng với địa giới đơn vị hành chính được thành lập thì tổ chức phân loại lại đô thị theo quy định của Nghị quyết này.

3. Trường hợp đề án phân loại đô thị đã được gửi đến cơ quan thẩm định trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được áp dụng các tiêu chí, tiêu chuẩn phân loại đô thị và thực hiện việc thẩm định, công nhận loại đô thị theo quy định tại Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện rà soát, lập, điều chỉnh và tổ chức thực hiện chương trình phát triển đô thị đối với các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III đã được công nhận loại đô thị trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành và các quy hoạch, kế hoạch khác có liên quan, bảo đảm đến năm 2025 phải hoàn thiện các tiêu chuẩn của tiêu chí phân loại đô thị về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị, chú trọng hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hóa cấp đô thị.

Nghị quyết này được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 9 năm 2022 thông qua ngày 21 tháng 9 năm 2022.

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Vương Đình Huệ

PHỤ LỤC 1.

QUY ĐỊNH ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CỦA CÁC TIÊU CHUẨN CỦA TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

I. Tiêu chí 1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội (tối thiểu là 13,5 điểm, tối đa là 18 điểm)

Bảng 1A. Nhóm tiêu chuẩn vị trí, chức năng, vai trò

TT

Tiêu chuẩn theo loại đô thị

Vị trí, chức năng, vai trò

Điểm

1

Đặc biệt

Là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

5,0

Là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

3,75

2

I

Là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh hoặc cả nước.

5,0

Là trung tâm tổng hợp cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh.

3,75

3

II

Là trung tâm tổng hợp cấp vùng về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, trung tâm hành chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên tỉnh.

5,0

Là trung tâm chuyên ngành cấp vùng hoặc trung tâm tổng hợp cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh, vùng liên tỉnh.

3,75

4

III

Là trung tâm hành chính cấp tỉnh, trung tâm tổng hợp về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh.

5,0

Là trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3,75

5

IV

Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hoặc vùng liên huyện.

5,0

Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm hành chính cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc vùng liên huyện.

3,75

6

V

Là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

5,0

Là trung tâm chuyên ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một cụm liên xã.

3,75

* Đô thị được các tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn danh hiệu là đô thị thông minh, đô thị đáng sống, đô thị xanh - sinh thái, xanh - sạch - đẹp, đô thị có sản phẩm thương hiệu quốc tế thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm tối đa của nhóm tiêu chuẩn vị trí, chức năng, vai trò không vượt quá 5 điểm.

Bảng 1B. Nhóm tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

TT

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

Loại đô thị

Điểm

Đặc biệt

I

II

III

IV

V

1

Cân đối thu chi ngân sách

2,0

Đủ

Đủ

Đủ

Đủ

Đủ

Đủ

1,5

2

Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với trung bình cả nước

lần

≥ 3

≥ 2,1

≥ 1,75

≥ 1,4

≥ 1,05

≥ 0,7

2,0

2,1

1,75

1,4

1,05

0,7

0,5

1,5

3

Tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ

%

Tăng vượt so với mục tiêu đề ra từ 4% trở lên

2,0

Tăng theo mục tiêu đề ra

1,5

4

Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất

%

≥ 11

≥ 10,0

≥ 9,0

≥ 9,0

≥ 8,0

≥ 7,0

2,0

9,0

9,0

8,0

8,0

7,0

6,0

1,5

5

Tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn so với cả nước

lần

≥ 2,0

≥ 2,0

≥ 2,0

≥ 1,75

≥ 1,5

≥ 1,25

2,0

1,5

1,5

1,3

1,3

1,15

1,0

1,5

6

Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều

%

< 1,5

< 2,0

< 2,5

< 3,0

< 4,0

< 5,0

2,0

2,0

2,5

3,0

4,0

5,0

6,0

1,5

7

Tỷ lệ tăng dân số

%

≥ 2,2

≥ 2,0

≥ 1,8

≥ 1,6

≥ 1,4

≥ 1,2

1,0

1,8

1,6

1,4

1,2

1,0

0,8

0,75

* Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương, đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước thì được cộng 0,5 điểm; có chỉ số tổng hợp hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) nằm trong nhóm 10 địa phương dẫn đầu cả nước thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của nhóm tiêu chuẩn cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không vượt quá 13 điểm.

II. Tiêu chí 2. Quy mô dân số (tối thiểu là 6,0 điểm, tối đa là 8,0 điểm)

Bảng 2. Nhóm tiêu chuẩn quy mô dân số

TT

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

Loại đô thị

Điểm

Đặc biệt

I

II

III

IV*

V

Thành phố trực thuộc trung ương

Thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

1

Dân số toàn đô thị

1.000 người

≥ 6.000

≥ 5.000

≥ 1.000

≥ 500

≥ 200

≥ 100

Từ 4 nghìn người đến 20 nghìn người tương ứng đạt điểm từ 6,0 điểm đến 8,0 điểm.

2,0

5.000

1.000

500

200

100

50

1,5

2

Dân số khu vực nội thành, nội thị

1.000 người

≥ 4.000

≥ 3.000

≥ 500

≥ 200

≥ 100

≥ 50

6,0

3.000

500

200

100

50

20

4,5

* Trường hợp đô thị loại IV là thị trấn (không có ngoại thị) thì quy mô dân số từ 20.000 người đến 50.000 người tương ứng đạt điểm từ 6,0 điểm đến 8,0 điểm.

III. Tiêu chí 3. Mật độ dân số (tối thiểu là 6,0 điểm, tối đa là 8,0 điểm)

Bảng 3. Nhóm tiêu chuẩn mật độ dân số

TT

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

Loại đô thị

Điểm

Đặc biệt

I

II

III

IV

V

1

Mật độ dân số toàn đô thị*

người/km2

≥ 3.500

≥ 3.000

≥ 2.000

≥ 1.800

≥ 1.400

≥ 1.200

2,0

3.000

2.000

1.800

1.400

1.200

1.000

1,5

2

Mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, thị trấn**

người/km2

≤ 20.000

≥ 12.000

≥ 10.000

≥ 8.000

≥ 6.000

≥ 4.000

6,0

12.000

10.000

8.000

6.000

4.000

3.000

4,5

* Mật độ dân số toàn đô thị thấp hơn mật độ dân số trung bình cả nước do Tổng cục Thống kê công bố thì điểm tiêu chí mật độ dân số bị trừ 0,5 điểm.

** Mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị:

- Chỉ xem xét đánh giá tiêu chuẩn mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị của khu vực nội thành, nội thị khi đô thị có mật độ dân số tính trên diện tích đất tự nhiên khu vực nội thành, nội thị từ 500 người/km2 trở lên;

- Trường hợp mật độ dân số tính trên diện tích đất tự nhiên khu vực nội thành, nội thị từ 1.500 người/km2 trở lên thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của nhóm tiêu chuẩn về mật độ dân số không vượt quá 8 điểm;

- Mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị khu vực nội thành, nội thị, thị trấn vượt quá 20.000 người/km2 thì chỉ đánh giá đạt 4,5 điểm.

IV. Tiêu chí 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tối thiểu là 4,5 điểm, tối đa là 6,0 điểm)

Bảng 4. Nhóm tiêu chuẩn tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

TT

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

Loại đô thị

Điểm

Đặc biệt

I

II

III

IV*

V

1

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị

%

≥ 75

≥ 75

≥ 70

≥ 70

≥ 65

Từ 55% đến 65% tương ứng đạt điểm từ 4,5 điểm đến 6,0 điểm.

1,5

70

65

65

60

55

1,0

2

Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị

%

≥ 95

≥ 90

≥ 85

≥ 80

≥ 80

4,5

90

85

80

75

70

3,5

* Trường hợp đô thị loại IV là thị trấn (không có ngoại thị) thì tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 65% đến 80% tương ứng đạt điểm từ 4,5 điểm đến 6,0 điểm.

V. Tiêu chí 5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị (tối thiểu là 45 điểm, tối đa là 60 điểm)

Bảng 5A. Nhóm tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan khu vực nội thành, nội thị

TT

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

Loại đô thị

Điểm

Đặc biệt

I

II

III

IV

V

I

Về hạ tầng xã hội

I.1

Các tiêu chuẩn về nhà ở*

1

Diện tích nhà ở bình quân đầu người

m2 sàn/người

≥ 32

≥ 32

≥ 32

≥ 32

≥ 32

≥ 28

1,0

28,0

28,0

28,0

28,0

28,0

26,0

0,75

2

Tỷ lệ nhà ở kiên cố

%

100

≥ 95

≥ 95

≥ 95

≥ 90

≥ 90

1,0

90

90

90

90

85

85

0,75

* Trường hợp tổng số nhà ở và tổng diện tích nhà ở xã hội hoàn thành trong năm đạt mục tiêu đề ra thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của các tiêu chuẩn về nhà ở không vượt quá 2 điểm.

I.2

Các tiêu chuẩn về công trình công cộng*

1

Đất dân dụng bình quân đầu người

m2/người

60

60

60

80

80

100

1,0

45

45

45

50

50

70

0,75

2

Đất xây dựng các công trình dịch vụ - công cộng đô thị bình quân đầu người

m2/người

≥ 5

≥ 5

≥ 5

≥ 4

≥ 4

≥ 3,5

1,0

4

4

4

3

3

3

0,75

3

Đất xây dựng công trình dịch vụ - công cộng cấp đơn vị ở bình quân đầu người

m2/người

≥ 2,0

≥ 2,0

≥ 2,0

≥ 1,5

≥ 1,5

≥ 1,5

1,0

1,5

1,5

1,5

1,0

1,0

1,0

0,75

4

Cơ sở y tế cấp đô thị bình quân trên 10.000 dân

giường/10.000 dân

≥ 40

≥ 40

≥ 40

≥ 40

≥ 30

≥ 30

1,0

30

30

28

28

25

25

0,75

5

Cơ sở giáo dục, đào tạo cấp đô thị

cơ sở

≥ 80

≥ 50

≥ 20

≥ 10

≥ 5

≥ 2

1,0

50

20

10

5

2

1

0,75

6

Công trình văn hóa cấp đô thị

công trình

≥ 20

≥ 14

≥ 10

≥ 6

≥ 4

≥ 2

1,0

14

10

6

4

2

1

0,75

7

Công trình thể dục, thể thao cấp đô thị

công trình

≥ 15

≥ 10

≥ 7

≥ 5

≥ 3

≥ 2

1,0

10

7

5

3

2

1

0,75

8

Công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị

công trình

≥ 20

≥ 14

≥ 10

≥7

≥ 4

≥ 2

1,0

14

10

7

4

2

1

0,75

* Trường hợp đô thị có khu vực dự trữ xây dựng bệnh viện dã chiến chống dịch bệnh, thiên tai thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của các tiêu chuẩn về công trình công cộng không vượt quá 8 điểm.

II

Về hạ tầng kỹ thuật

II.1

Các tiêu chuẩn về giao thông*

1

Công trình đầu mối giao thông

cấp

Quốc tế

Quốc tế

Quốc gia

Vùng liên tỉnh

Vùng tỉnh

Vùng liên huyện

1,0

Quốc gia

Quốc gia

Vùng liên tỉnh

Vùng tỉnh

Vùng liên huyện

Huyện

0,75

2

Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị

%

≥ 26

≥ 24

≥ 22

≥ 19

≥ 17

≥ 16

1,0

18

16

15

13

12

11

0,75

3

Mật độ đường giao thông đô thị

km/km2

≥ 10

≥ 10

≥ 8

≥ 8

≥ 6

≥ 6

2,0

8

8

6

6

5

5

1,5

4

Diện tích đất giao thông bình quân đầu người

m2/người

≥ 17

≥ 15

≥ 13

≥ 11

≥ 9

≥ 7

1,0

15

13

11

9

7

5

0,75

5

Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng

%

≥ 30

≥ 20

≥ 15

≥ 10

≥ 5

≥ 2

1,0

20

15

10

6

3

1

0,75

* Trường hợp đô thị có đề án, dự án đầu tư chống ùn tắc giao thông, triển khai thực hiện hiệu quả thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của các tiêu chuẩn về giao thông không vượt quá 6 điểm.

** Trường hợp đô thị có hệ thống phương tiện giao thông công cộng dùng nhiên liệu sạch, hạn chế phát thải khí nhà kính hoặc sử dụng hệ thống xe đạp chia sẻ thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của các tiêu chuẩn về giao thông không vượt quá 6 điểm.

II.2

Các tiêu chuẩn về cấp điện và chiếu sáng công cộng*

1

Cấp điện sinh hoạt bình quân đầu người

kwh/người/năm

≥ 2.100

≥ 2.100

≥ 1.500

≥ 1.500

≥ 1.000

≥ 1.000

1,0

1.100

1.100

750

750

400

400

0,75

2

Tỷ lệ đường phố được chiếu sáng

%

100

100

100

100

≥ 95

≥ 90

1,0

95

95

95

95

90

80

0,75

3

Tỷ lệ ngõ, ngách, hẻm được chiếu sáng

%

100

≥ 90

≥ 90

≥ 80

≥ 70

≥ 70

1,0

90

80

80

70

50

50

0,75

* Trường hợp đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II có từ 50%, đô thị loại III, loại IV và loại V có từ 30% đường chính đô thị được lắp đặt thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, thông minh thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm tối đa của các tiêu chuẩn về cấp điện và chiếu sáng công cộng không vượt quá 3 điểm.

** Trường hợp đô thị có tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt từ 15% trở lên thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm tối đa của các tiêu chuẩn về cấp điện và chiếu sáng công cộng không vượt quá 3 điểm.

II.3

Các tiêu chuẩn về cấp nước*

1

Mức tiêu thụ nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung bình quân đầu người

lít/người/ngày đêm

≥ 130

≥ 130

≥ 125

≥ 125

≥ 120

≥ 100

1,0

120

120

110

110

100

80

0,75

2

Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

%

100

100

100

100

≥ 95

≥ 95

1,0

95

95

95

95

90

80

0,75

* Trường hợp đô thị có các khu vực công cộng sử dụng nước uống tại vòi thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của các tiêu chuẩn về cấp nước không vượt quá 2 điểm.

II.4

Các tiêu chuẩn đánh giá về viễn thông, công nghệ thông tin*

1

Số thuê bao băng rộng di động trên 100 dân

Số thuê bao /100 dân

100

100

100

100

100

≥ 80

1,0

85

85

80

80

75

70

0,75

2

Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang

%

100

100

100

100

100

100

1,0

75

75

70

70

65

60

0,75

3

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình

%

≥ 80

≥ 80

≥ 80

≥ 70

≥ 60

≥ 50

1,0

40

35

35

30

25

20

0,75

* Trường hợp đô thị có đề án đô thị thông minh để quản lý một trong số các lĩnh vực giao thông, trật tự xây dựng, y tế, giáo dục, du lịch, kiểm soát thiên tai, triều cường, bão lũ thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của các tiêu chuẩn đánh giá về viễn thông, công nghệ thông tin không vượt quá 3 điểm.

III

Về vệ sinh môi trường

III.1

Các tiêu chuẩn về hệ thống thoát nước và chống ngập úng*

1

Mật độ đường cống thoát nước chính

km/km2

≥ 5

≥ 4,5

≥ 4,5

≥ 4

≥ 3,5

≥ 3

2,0

4,5

4

4

3,5

3

2,5

1,5

2

Tỷ lệ các điểm ngập úng có giải pháp phòng, chống, khắc phục

%

≥ 50

≥ 50

≥ 50

≥ 20

≥ 20

≥ 20

1,0

20

20

20

10

10

10

0,75

* Trường hợp đô thị có triển khai xây dựng hệ thống thu gom nước thải riêng biệt, có thực hiện chương trình nạo vét sông, hồ, kênh, rạch,… trong đô thị thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của các tiêu chuẩn về hệ thống thoát nước và chống ngập úng không vượt quá 3 điểm.

III.2

Các tiêu chuẩn về thu gom, xử lý nước thải, chất thải*

1

Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật

%

≥ 60

≥ 50

≥ 40

≥ 30

≥ 30

≥ 15

2,0

40

30

20

15

15

10

1,5

2

Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường

%

≥ 85

≥ 85

≥ 85

≥ 85

≥ 85

≥ 85

1,0

70

70

70

70

70

70

0,75

3

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom

%

100

100

100

≥ 90

≥ 90

≥ 90

1,0

90

90

90

80

80

80

0,75

4

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường

%

≥ 90

≥ 90

≥ 80

≥ 80

≥ 70

≥ 65

1,0

80

80

70

70

65

60

0,75

* Trường hợp đô thị có triển khai thực hiện hiệu quả phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của các tiêu chuẩn về thu gom, xử lý nước thải, chất thải không vượt quá 5 điểm.

III.3

Các tiêu chuẩn về nhà tang lễ và hỏa táng*

1

Nhà tang lễ

cơ sở

≥ 15

≥ 4

≥ 4

≥ 2

≥ 2

**

1,0

10

2

2

1

1

0,75

2

Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng

%

≥ 80

≥ 60

≥ 30

≥ 15

≥ 10

≥ 10

1,0

60

30

15

10

5

5

0,75

* Trường hợp đô thị có nghĩa trang tập trung được đầu tư xây dựng theo quy hoạch hoặc có khu vực dự trữ dự kiến để xây dựng nghĩa trang thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của các tiêu chuẩn về nhà tang lễ và hỏa táng không vượt quá 2 điểm.

** Đô thị loại V không xem xét tiêu chuẩn nhà tang lễ; được tính điểm tối thiểu là 0,75 điểm.

III.4

Các tiêu chuẩn về cây xanh đô thị*

1

Đất cây xanh toàn đô thị bình quân đầu người

m2/người

≥ 15

≥ 15

≥ 10

≥ 10

≥ 8

≥ 8

2,0

10

10

7

7

6

6

1,5

2

Đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành, nội thị bình quân đầu người

m2/người

≥ 7

≥ 6

≥ 6

≥ 5

≥ 5

≥ 4

2,0

6

5

5

4

4

3

1,5

* Trường hợp khu vực nội thành, nội thị dành tối thiểu 20% quỹ đất để phát triển không gian xanh, bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, sông, hồ, ao, không gian mở ven mặt nước, công viên, vườn hoa trong đô thị, cây xanh trong các khu đô thị, cây xanh trong công trình công cộng, taluy, kè sông, kênh, rạch (nếu có) được phủ xanh thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của các tiêu chuẩn về cây xanh đô thị không vượt quá 4 điểm.

IV

Về kiến trúc, cảnh quan đô thị*

1

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị hoặc quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị

quy chế

100% các phường, thị trấn đã thực hiện tốt quy chế

2,0

75% các phường, thị trấn thực hiện tốt quy chế

1,5

2

Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị

%

≥ 60

≥ 60

≥ 50

≥ 50

≥ 40

≥ 30

2,0

50

50

40

40

30

20

1,5

3

Số lượng dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị, chung cư cũ, cải tạo môi trường đô thị ứng phó biến đổi khí hậu đã có chủ trương đầu tư hoặc đã và đang triển khai thực hiện

dự án

≥ 8

≥ 6

≥ 4

≥ 4

≥ 2

≥ 2

2,0

6

4

2

2

1

1

1,5

4

Số lượng không gian công cộng của đô thị

khu

≥ 10

≥ 7

≥ 6

≥ 5

≥ 4

≥ 2

2,0

8

5

4

3

2

1

1,5

5

Công trình kiến trúc tiêu biểu

công trình

Có 01 công trình là di tích cấp quốc gia đặc biệt

2,0

Có 01 công trình là di tích cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh hoặc công trình kiến trúc loại I hoặc loại II được cơ quan có thẩm quyền công nhận

1,5

6

Công trình xanh

công trình

Có 02 công trình xanh trở lên đã được cấp giấy chứng nhận

1,0

Có 01 công trình xanh đã được cấp giấy chứng nhận

0,75

7

Khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh

khu

≥ 10

≥ 6

≥6

≥ 4

≥ 2

≥ 2

1,0

6

4

4

2

1

1

0,75

* Trường hợp đô thị có di sản văn hóa vật thể và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận thì được cộng 1,0 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của các tiêu chuẩn về kiến trúc, cảnh quan đô thị không vượt quá 12 điểm.

Bảng 5B. Nhóm tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan khu vực ngoại thành, ngoại thị

TT

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

Loại đô thị

Điểm

Đặc biệt

I

II

III

IV

I

Về hạ tầng xã hội

1

Trường học

%

≥ 90

≥ 80

≥ 80

≥ 80

≥ 80

1,0

80

70

70

60

50

0,75

2

Cơ sở vật chất văn hóa

%

≥ 90

≥ 80

≥ 80

≥ 80

≥ 80

1,0

80

70

70

60

50

0,75

3

Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn

%

≥ 90

≥ 80

≥ 80

≥ 80

≥ 80

1,0

80

70

70

60

50

0,75

4

Nhà ở dân cư

%

100

100

100

100

100

1,0

95

95

90

90

80

0,75

II

Về hạ tầng kỹ thuật

1

Giao thông

%

≥ 80

≥ 70

≥ 70

≥ 70

≥ 70

2,0

60

50

50

50

40

1,5

2

Điện

%

100

≥ 90

≥ 90

≥ 80

≥ 80

1,0

90

80

80

70

60

0,75

3

Tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn

%

≥ 80

≥ 70

≥ 70

≥ 70

≥ 70

1,0

60

50

50

50

40

0,75

III

Về vệ sinh môi trường

Cảnh quan, không gian xanh - sạch - đẹp, an toàn; không để xảy ra tồn đọng nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư tập trung

%

100

≥ 90

≥ 90

≥ 80

≥ 80

1,0

90

80

80

70

60

0,75

IV

Về kiến trúc, cảnh quan

Quỹ đất nông nghiệp, vùng cảnh quan sinh thái được phục hồi, bảo vệ

%

100

≥ 90

≥ 80

≥ 70

≥ 60

1,0

90

80

70

60

50

0,75

* Đối với đô thị không có khu vực ngoại thành, ngoại thị thì điểm của nhóm tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan khu vực ngoại thành, ngoại thị được tính điểm tối đa là 10 điểm.

** Trường hợp khu vực ngoại thành, ngoại thị có làng nghề truyền thống được cơ quan có thẩm quyền công nhận, lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, phong tục tập quán, lối sống hay công nghệ sản xuất và sản phẩm đặc sắc của một vùng trong một giai đoạn lịch sử nhất định thì được cộng 0,5 điểm nhưng bảo đảm tổng số điểm của nhóm tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan khu vực ngoại thành, ngoại thị không vượt quá 10 điểm.

PHỤ LỤC 2.

CÁC TIÊU CHUẨN TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI KHU VỰC DỰ KIẾN THÀNH LẬP PHƯỜNG, QUẬN

Bảng 2A. Các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị áp dụng đối với khu vực dự kiến thành lập phường

TT

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

Loại đô thị

Đặc biệt

I

II

III

IV

1

Trạm y tế

Công trình

01 công trình theo quy định của Bộ Y tế

2

Cơ sở hạ tầng thương mại (chợ, cửa hàng dịch vụ trung tâm, siêu thị và trung tâm mua bán, trao đổi hàng hóa)

Công trình

02 công trình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng

3

Cơ sở giáo dục

%

100% công trình giáo dục (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) đạt quy mô tối thiểu của các công trình giáo dục hoặc đạt 100% tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

4

Đất công trình giáo dục (trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở) bình quân đầu người

m2/người

≥ 1,8

5

Đất công trình văn hóa, thể dục, thể thao (sân chơi, sân luyện tập và các công trình trung tâm văn hóa thể thao) bình quân đầu người

m2/người

≥ 1,0

6

Cấp điện sinh hoạt bình quân đầu người

kwh/người/năm

≥ 1.100

≥ 750

≥ 750

≥ 400

≥ 400

7

Đất giao thông (tính đến đường giao thông cấp khu vực, cấp nội bộ và công trình giao thông) bình quân đầu người

m2/người

≥ 11

≥ 9

≥ 8

≥ 7

≥ 5

8

Tỷ lệ đường được chiếu sáng (tính đến đường cấp khu vực, cấp nội bộ)

%

≥ 95

≥ 95

≥ 95

≥ 95

≥ 90

9

Đất cây xanh sử dụng công cộng (đất công viên, vườn hoa, sân chơi cấp đơn vị ở) bình quân đầu người

m2/người

≥ 2

10

Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

%

≥ 95

≥ 95

≥ 95

≥ 90

≥ 80

11

Tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả

Đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng của xã nông thôn mới nâng cao trở lên

12

Mật độ đường cống thoát nước chính

km/km2

≥ 4

≥ 4

≥ 3,5

≥ 3

≥ 2,5

13

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom

%

≥ 90

≥ 90

≥ 80

≥ 80

≥ 80

* Khu vực dự kiến thành lập phường đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khi có tối thiểu 10/13 tiêu chuẩn đạt theo quy định tại Bảng này.

** Khu vực dự kiến thành lập phường của đơn vị hành chính đô thị có yếu tố đặc thù quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khi có tối thiểu 07/13 tiêu chuẩn đạt theo quy định tại Bảng này.

*** Các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị được tính toán đối với các công trình đã đưa vào sử dụng hoặc đang đầu tư xây dựng đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các chuyên ngành liên quan.

Bảng 2B. Các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị áp dụng đối với khu vực dự kiến thành lập quận

TT

Tiêu chuẩn

Đơn vị tính

Loại đô thị

Đặc biệt

I

I

Về hạ tầng xã hội

1

Tỷ lệ nhà ở kiên cố

%

≥ 90

≥ 90

2

Đất xây dựng các công trình dịch vụ - công cộng đô thị bình quân đầu người

m2 /người

≥ 4

≥ 4

3

Đất xây dựng công trình công cộng cấp đơn vị ở bình quân đầu người

m2 /người

≥ 1,5

≥ 1,5

4

Công trình y tế (bệnh viện, trung tâm y tế cấp huyện)

Đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng của huyện nông thôn mới trở lên

5

Cơ sở giáo dục, đào tạo cấp đô thị (trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề)

cơ sở

≥ 7

≥ 7

6

Trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia

Đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng của huyện nông thôn mới nâng cao trở lên

7

Công trình văn hóa cấp đô thị

công trình

≥ 4

≥ 2

8

Công trình thể dục, thể thao cấp đô thị

công trình

≥ 3

≥ 2

9

Công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị

công trình

≥ 4

≥ 2

II

Về hạ tầng kỹ thuật đô thị

10

Mật độ đường giao thông đô thị (tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy từ 6 m trở lên)

km/km2

≥ 6

≥ 5

11

Tỷ lệ đường được chiếu sáng (tính đến đường cấp khu vực)

%

≥ 95

≥ 95

12

Tỷ lệ ngõ, ngách, hẻm được chiếu sáng

%

≥ 80

≥ 70

13

Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh

%

≥ 95

≥ 90

14

Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang

%

≥ 75

≥ 70

15

Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình

%

≥ 35

≥ 35

III

Về vệ sinh môi trường

16

Tỷ lệ các điểm ngập úng có giải pháp phòng, chống, khắc phục

%

≥ 20

≥ 20

17

Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật

%

≥ 20

≥ 20

18

Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom

%

≥ 90

≥ 90

19

Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng

%

≥ 60

≥ 30

20

Đất cây xanh công cộng trên địa bàn quận bình quân đầu người

m²/người

≥ 4

≥ 4

IV

Về kiến trúc, cảnh quan đô thị

21

Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị

%

≥ 60

≥ 40

22

Số lượng dự án cải tạo, chỉnh trang đô thị, chung cư cũ, cải tạo môi trường đô thị ứng phó biến đổi khí hậu đã có chủ trương đầu tư hoặc đã và đang triển khai thực hiện

dự án

≥ 4

≥ 2

23

Số lượng không gian công cộng của đô thị

khu

≥ 4

≥ 3

24

Công trình kiến trúc tiêu biểu

công trình

≥ 1

25

Công trình xanh

công trình

Có ≥ 01 công trình xanh đang làm hồ sơ cấp giấy chứng nhận hoặc đã được cấp giấy chứng nhận

* Khu vực dự kiến thành lập quận đạt tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khi có tối thiểu 21/25 tiêu chuẩn đạt theo quy định tại Bảng này, trong đó mỗi nhóm tiêu chuẩn I, II, III, IV chỉ được có tối đa 01 tiêu chuẩn chưa đạt mức tối thiểu.

** Khu vực dự kiến thành lập quận của đơn vị hành chính đô thị có yếu tố đặc thù quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 9 của Nghị quyết này đạt trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị khi có tối thiểu 15/25 tiêu chuẩn đạt theo quy định tại Bảng này, trong đó, nhóm tiêu chuẩn II có tối thiểu 3/6 tiêu chuẩn đạt, nhóm tiêu chuẩn III có tối thiểu 3/5 tiêu chuẩn đạt và nhóm tiêu chuẩn IV có tối thiểu 4/5 tiêu chuẩn đạt theo quy định của Bảng này.

*** Các tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị được tính toán đối với các công trình đã đưa vào sử dụng hoặc đang đầu tư xây dựng đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các chuyên ngành liên quan.

PHỤ LỤC 3.

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, TÍNH TOÁN CÁC TIÊU CHUẨN CỦA TIÊU CHÍ PHÂN LOẠI ĐÔ THỊ

I. Tiêu chí 1. Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội

1.1. Vị trí, chức năng, vai trò của đô thị trong hệ thống đô thị cả nước

- Vị trí của một đô thị trong hệ thống đô thị cả nước phụ thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của đô thị, cụ thể: đô thị - trung tâm cấp quốc gia; đô thị - trung tâm cấp vùng (liên tỉnh); đô thị - trung tâm cấp tỉnh; đô thị - trung tâm cấp huyện và đô thị - trung tâm cấp tiểu vùng (trong huyện) được xác định căn cứ vào định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng vùng huyện, liên huyện trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

- Một đô thị có thể là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của hệ thống đô thị. Đô thị là trung tâm tổng hợp khi có chức năng tổng hợp như: hành chính - chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế (công nghiệp, dịch vụ, du lịch), đào tạo, nghiên cứu, khoa học kỹ thuật,... Đô thị là trung tâm chuyên ngành khi có một hoặc một số chức năng nổi trội hơn so với các chức năng khác và giữ vai trò quyết định tính chất của đô thị đó. Một đô thị là trung tâm tổng hợp của một hệ thống đô thị vùng tỉnh nhưng có thể chỉ là trung tâm chuyên ngành của một hệ thống đô thị một vùng liên tỉnh hoặc của cả nước.

- Đô thị, khu vực dự kiến hình thành đô thị để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận được xác định là đô thị có tính chất đặc thù về văn hóa, đặc sắc về di sản.

Phương pháp xác định tính chất chuyên ngành hay tổng hợp của đô thị trong một hệ thống đô thị được căn cứ vào chỉ số chuyên môn hoá tính theo công thức sau:

CE =

Eij

:

Ei

Ej

E

Trong đó:

CE: Chỉ số chuyên môn hoá (nếu CE ≥ 1 thì đô thị đó là trung tâm chuyên ngành của ngành i);

Eij: Lao động thuộc ngành i làm việc tại đô thị j;

Ej: Tổng số lao động các ngành làm việc ở đô thị j;

Ei: Tổng số lao động thuộc ngành i trong hệ thống các đô thị xét;

E: Tổng số lao động trong hệ thống đô thị xét.

Trong trường hợp không có đủ số liệu để tính chỉ số chuyên môn hoá CE, thì tính chất đô thị có thể xác định theo đồ án quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

1.2. Cân đối thu, chi ngân sách là tiêu chuẩn so sánh giữa tổng thu ngân sách với tổng chi ngân sách nhà nước trên địa bàn.

1.3. Thu nhập bình quân đầu người/tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng. Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 01 năm, được tính toán, công bố theo quy định của pháp luật về thống kê.

1.4. Tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ là tiêu chuẩn đánh giá mức độ tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ so với mục tiêu đề ra tại nghị quyết của Hội đồng nhân dân về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

1.5. Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất là tiêu chuẩn được xác định theo số liệu công bố của cơ quan có thẩm quyền hoặc phải được cơ quan thống kê xác nhận, được tính theo công thức sau:

T =

T1 +T2+ T3

3

Trong đó:

T: Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất (%);

T1, T2, T3: Mức tăng trưởng kinh tế của từng năm.

1.6. Tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn so với cả nước là tiêu chuẩn phản ánh mức tăng - giảm tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn so với mức tăng - giảm tổng sản phẩm nội địa cả nước.

1.7. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là tiêu chuẩn được xác định theo số liệu công bố của cơ quan có thẩm quyền hoặc được cơ quan thống kê cấp tỉnh xác nhận.

1.8. Cách tính tỷ lệ tăng dân số theo quy định của Tổng cục Thống kê được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%).

II. Tiêu chí 2. Quy mô dân số

- Khái niệm, phương pháp tính:

Dân số toàn đô thị là dân số của thành phố, thị xã hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố, thị xã, bao gồm dân số khu vực nội thành, nội thị và dân số khu vực ngoại thành, ngoại thị; dân số thị trấn hoặc khu vực dự kiến thành lập thị trấn.

Dân số khu vực nội thành, nội thị là dân số các phường thuộc thành phố, thị xã hoặc dân số khu vực dự kiến hình thành khu vực nội thành, nội thị của thành phố, thị xã; dân số thị trấn hoặc khu vực dự kiến thành lập thị trấn.

Đối với thành phố trực thuộc trung ương, dân số khu vực nội thành bao gồm dân số các phường thuộc quận và khu vực dự kiến thành lập quận trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

Số liệu dân số được tính đến ngày 31 tháng 12 của năm trước liền kề với năm gửi đề án đến cơ quan thẩm định, do cơ quan Công an có thẩm quyền cung cấp, xác nhận hoặc do cơ quan thống kê có thẩm quyền công bố, bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về cư trú, thống kê và quy định của Nghị quyết này.

- Công thức tính dân số:

P = N + Q1

P1 = N1 + Q2

Trong đó:

P: Dân số toàn đô thị (người);

P1: Dân số khu vực nội thành, nội thị (người);

N: Dân số thực tế thường trú toàn đô thị (người);

N1 : Dân số thực tế thường trú khu vực nội thành, nội thị (người);\

Q1: Dân số tạm trú quy đổi trong phạm vi toàn đô thị;

Q2: Dân số tạm trú quy đổi trong phạm vi khu vực nội thành, nội thị (người).

Dân số tạm trú quy đổi bao gồm khách tạm trú du lịch, khách tham gia các hoạt động văn hóa, lịch sử; lao động tạm trú trên địa bàn; bệnh nhân và người nhà chăm sóc; lao động giao thương qua lại tại các đô thị có đường biên giới quốc gia (nếu có) và từ các hoạt động khác chưa được tính toán đưa vào hệ thống thống kê được công bố, được tính theo công thức sau:

Q1,2 =

2Qt x m

365

Trong đó:

Qt: Số lượng khách tạm trú (lượt);

m: Số ngày tạm trú trung bình của một khách (ngày).

III. Tiêu chí 3. Mật độ dân số

Mật độ dân số phản ánh mức độ tập trung dân cư của đô thị được xác định trên cơ sở quy mô dân số đô thị và diện tích đô thị.

3.1. Mật độ dân số toàn đô thị được tính theo công thức sau:

D =

P

S

Trong đó:

D: Mật độ dân số toàn đô thị (người/km2);

P: Dân số toàn đô thị đã tính quy đổi (người);

S: Diện tích đất tự nhiên toàn đô thị (km2) không bao gồm diện tích núi cao, mặt nước, không gian xanh có giá trị là vùng sinh thái, khu dự trữ thiên nhiên được xếp hạng về giá trị sinh học và các khu bảo tồn thiên nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

3.2. Mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đối với khu vực nội thành, nội thị, thị trấn được tính theo công thức sau:

D1 =

P1

S1

Trong đó:

D1: Mật độ dân số trong khu vực nội thành, nội thị, thị trấn (người/km2);

P1: Dân số khu vực nội thành, nội thị, thị trấn đã tính quy đổi (người);

S1: Diện tích đất xây dựng đô thị trong khu vực nội thành, nội thị, thị trấn (km2) là đất dành để xây dựng các khu chức năng đô thị (gồm cả hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị) bao gồm đất xây dựng các công trình phục vụ các hoạt động dân dụng gồm: đất đơn vị ở hoặc đất ở tại đô thị, đất công trình dịch vụ - công cộng đô thị, đất cây xanh công cộng đô thị, đất hạ tầng kỹ thuật đô thị và đất xây dựng công trình ngoài dân dụng gồm: đất xây dựng công trình công cộng, hành chính cấp trên đặt trên địa bàn đô thị, khu công nghiệp, du lịch tập trung, công trình giao thông đối ngoại, đầu mối hạ tầng kỹ thuật và đất xây dựng các công trình khác;

Đối với thành phố trực thuộc trung ương, S1 gồm: đất xây dựng đô thị trong các quận và khu vực dự kiến thành lập quận trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

IV. Tiêu chí 4. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

4.1. Lao động phi nông nghiệp là lao động thuộc các ngành kinh tế quốc dân không thuộc ngành sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp (lao động làm việc trong khu vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lao động làm muối, đánh bắt cá, công nhân lâm nghiệp được tính là lao động phi nông nghiệp).

4.2. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị được tính theo công thức sau:

K =

E0

x 100

Et

Trong đó:

K: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị (%);

E0: Số lao động phi nông nghiệp toàn đô thị (lao động);

Et: Tổng số lao động làm việc ở các ngành kinh tế toàn đô thị (lao động).

4.3. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị được tính theo công thức sau:

K1 =

E1

x 100

Et1

Trong đó:

K1: Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị (%);

E1: Số lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị (lao động);

Et1: Tổng số lao động làm việc ở các ngành kinh tế trong khu vực nội thành, nội thị (lao động).

Đối với thành phố trực thuộc trung ương, số lao động khu vực nội thành được xác định trên cơ sở các quận và khu vực dự kiến thành lập quận trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

V. Tiêu chí 5. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị

- Cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng dẫn tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng và các chuyên ngành liên quan.

- Chỉ xem xét, đánh giá các công trình đã được đầu tư xây dựng và đang hoạt động, trừ các trường hợp có quy định khác tại Nghị quyết này.

- Đối với thành phố trực thuộc trung ương, nhóm tiêu chuẩn trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan khu vực nội thành được xác định trên cơ sở các quận và khu vực dự kiến thành lập quận trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

5.1. Nhóm các tiêu chuẩn đánh giá cho khu vực nội thành, nội thị:

5.1.1. Các tiêu chuẩn về công trình hạ tầng xã hội:

(1) Diện tích nhà ở bình quân đầu người được tính theo công thức sau:

Diện tích nhà ở bình quân đầu người (m2 sàn/người)

=

Tổng diện tích sàn nhà ở khu vực nội thành, nội thị (m2)

Dân số khu vực nội thành, nội thị (người)

(2) Tỷ lệ nhà kiên cố được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ nhà kiên cố (%)

=

Tổng số nhà kiên cố (nhà)

x 100

Tổng số nhà (nhà)

(3) Đất dân dụng bình quân đầu người được tính bằng diện tích đất dân dụng khu vực nội thành, nội thị và khu vực mở rộng trên dân số khu vực nội thành, nội thị.

Đất dân dụng là đất xây dựng các công trình chủ yếu phục vụ các hoạt động dân dụng gồm: đất đơn vị ở hoặc đất ở tại đô thị, đất công trình dịch vụ - công cộng đô thị, đất cây xanh công cộng đô thị và đất hạ tầng kỹ thuật đô thị.

(4) Đất xây dựng các công trình dịch vụ - công cộng bình quân đầu người được tính bằng diện tích đất xây dựng các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục, thể thao, thương mại trên dân số khu vực nội thành, nội thị và khu vực mở rộng.

(5) Số giường bệnh các cơ sở y tế cấp đô thị bao gồm: số giường bệnh tại các trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa các cấp (không bao gồm trạm y tế cấp xã).

Đối với đô thị loại V đã được công nhận đạt tiêu chí quốc gia về y tế theo quy định của Bộ Y tế nhưng chưa có bệnh viện hoặc trung tâm y tế thì tiêu chuẩn cơ sở y tế cấp đô thị được tính điểm tối thiểu.

(6) Cơ sở giáo dục, đào tạo cấp đô thị bao gồm: đại học, cao đẳng, trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.

(7) Công trình văn hóa cấp đô thị bao gồm: thư viện, bảo tàng, triển lãm, nhà trưng bày, nhà hát, rạp xiếc, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, nhà thiếu nhi, trung tâm hội nghị, câu lạc bộ, công trình vui chơi giải trí, công trình di tích lịch sử, văn hóa, công trình kiến trúc có giá trị, tượng đài và các công trình văn hóa khác.

(8) Công trình thể dục, thể thao cấp đô thị bao gồm: sân thể thao, sân vận động, trung tâm thể dục, thể thao, nhà thi đấu, bể bơi và các công trình thể thao khác.

(9) Công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị bao gồm: chợ, siêu thị, trung tâm thương mại và các công trình thương mại, dịch vụ khác.

5.1.2. Các tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật:

(1) Tỷ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô thị được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa diện tích đất giao thông và diện tích đất xây dựng đô thị.

Diện tích đất giao thông đô thị gồm diện tích đất đường sắt, đường tàu điện, đường giao thông đô thị (đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy từ 14 m trở lên; đô thị loại III, IV, loại V, các đô thị tại vùng núi, vùng cao tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy từ 7 m trở lên), điểm dừng xe, điểm đón trả khách, trạm thu phí giao thông, bến phà, bến ô tô, bãi đỗ xe, ga đường sắt, Cảng đường thuỷ nội địa, bến cảng, cảng cá và công trình đường thủy khác, Cảng hàng không (kể cả các khu vực thuộc phạm vi cảng hàng không, cảng đường thuỷ, ga đường sắt, ga tàu điện, bến xe ô tô) trên địa bàn đô thị.

(2) Mật độ đường giao thông đô thị được tính bằng tổng chiều dài các tuyến đường giao thông đô thị (đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy từ 14 m trở lên; đô thị loại III, IV, loại V, các đô thị tại miền núi, vùng cao tính đến đường có chiều rộng phần xe chạy từ 7 m trở lên) và diện tích đất xây dựng đô thị.

(3) Diện tích đất giao thông bình quân đầu người được tính bằng diện tích đất giao thông đô thị trên dân số khu vực nội thành, nội thị và khu vực mở rộng.

(4) Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số lượt hành khách sử dụng vận tải công cộng và tổng nhu cầu đi lại của người dân.

Trường hợp có số liệu thống kê về vận tải hành khách công cộng bằng giao thông đường thủy thì có thể được xem xét bổ sung cho số liệu tính toán tỷ lệ vận tải hành khách công cộng.

(5) Cấp điện sinh hoạt bình quân đầu người trên năm được tính bằng bình quân tổng công suất sử dụng điện sinh hoạt hàng năm của tổng dân số các hộ gia đình.

(6) Tỷ lệ đường phố được chiếu sáng được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng chiều dài các đoạn đường được chiếu sáng và tổng chiều dài tuyến đường đô thị có chiều rộng phần xe chạy từ 14 m trở lên.

(7) Tỷ lệ ngõ, ngách, hẻm được chiếu sáng được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng chiều dài ngõ, ngách, hẻm được chiếu sáng và tổng chiều dài ngõ, ngách, hẻm trong khu vực nội thành, nội thị và khu vực mở rộng.

(8) Mức tiêu thụ nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung bình quân được tính theo công thức sau:

Mức tiêu thụ nước sạch bình quân (lít/người/ngày đêm)

=

Tổng số lít nước sạch sinh hoạt được các hộ gia đình, cá nhân sử dụng trung bình trong 1 ngày đêm

Dân số được cấp nước sạch

Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm, đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người, đáp ứng các quy định tại quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành.

Dân số được cấp nước sạch là dân số thuộc các hộ gia đình ký hợp đồng sử dụng cấp nước sạch.

(9) Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung và được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh được tính theo công thức sau:

Tỷ lệ người dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh (%)

=

Dân số được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh

x 100

Dân số khu vực nội thành, nội thị

(10) Số thuê bao băng rộng di động trên 100 dân là tiêu chuẩn phản ánh số lượng thuê bao băng rộng di động tính trên 100 dân.

(11) Tỷ lệ hộ gia đình có kết nối cáp quang được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng số hộ gia đình sử dụng Internet cáp quang trên tổng số hộ gia đình.

(12) Tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình là tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính.

5.1.3. Các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường:

(1) Mật độ đường cống thoát nước chính được tính bằng tổng chiều dài đường cống thoát nước chính trên tổng diện tích đất xây dựng đô thị.

(2) Tỷ lệ các điểm ngập úng có giải pháp phòng, chống, khắc phục được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số lượng các điểm ngập úng đã có giải pháp phòng, chống, khắc phục trên tổng số các điểm ngập úng.

(3) Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng nước thải được xử lý tại các nhà máy, trạm xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật trên tổng lượng nước thải đô thị phát thải.

(4) Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng chất thải nguy hại đã được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trên tổng lượng chất thải nguy hại phát thải.

(5) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đã được thu gom trên tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát thải.

(6) Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đã được xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường trên tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát thải.

Đô thị loại đặc biệt, loại I chỉ đạt điểm tối đa khi bảo đảm các tiêu chuẩn theo quy định và phải có khu liên hợp xử lý chất thải rắn.

(7) Nhà tang lễ có thể kết hợp với nghĩa trang, công trình bệnh viện, cơ sở tôn giáo bảo đảm yêu cầu về vệ sinh, môi trường, không ảnh hưởng đến các hoạt động của các khu chức năng khác theo quy định.

(8) Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa tổng số trường hợp sử dụng hình thức hoả táng trên tổng số ca từ trần.

(9) Đất cây xanh sử dụng công cộng khu vực nội thành, nội thị bao gồm đất công viên, vườn hoa cấp đô thị bảo đảm tiếp cận của người dân.

(10) Đất cây xanh toàn đô thị bao gồm đất cây xanh sử dụng công cộng, đất cây xanh sử dụng hạn chế, đất cây xanh chuyên dụng.

Đất cây xanh sử dụng hạn chế là đất cây xanh được trồng trong khuôn viên các công trình, công viên chuyên đề do tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.

Đất cây xanh chuyên dụng là đất cây xanh trong vườn ươm, đất cây xanh phục vụ nghiên cứu, đất cây xanh cách ly.

5.1.4. Các tiêu chuẩn về kiến trúc, cảnh quan đô thị:

(1) Tuyến phố được đánh giá, công nhận là tuyến phố văn minh đô thị khi bảo đảm các tiêu chuẩn: kiến trúc cảnh quan, hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị và an toàn giao thông.

Tỷ lệ tuyến phố văn minh đô thị được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số lượng các tuyến phố được đánh giá, công nhận là văn minh đô thị trên tổng số các tuyến phố trong đô thị (tính từ đường phân khu vực trở lên).

(2) Không gian công cộng của đô thị bao gồm: công viên, vườn hoa, quảng trường, không gian sinh hoạt cộng đồng, khu vực đi bộ (được tổ chức là không gian mở, có điểm vui chơi, giải trí phục vụ đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư đô thị).

(3) Công trình kiến trúc tiêu biểu là các công trình di sản văn hóa được cấp có thẩm quyền công nhận theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa hoặc công trình công cộng, công trình kiến trúc có giá trị được cấp có thẩm quyền công nhận theo pháp luật về kiến trúc.

(4) Công trình xanh là công trình đã được hệ thống chứng nhận công trình xanh (như LOTUS, LEED, Green Mark…) cấp giấy chứng nhận.

(5) Đối với các đô thị loại IV, loại V thì tiêu chuẩn khu chức năng đô thị, khu đô thị mới được quy hoạch, thiết kế theo mô hình xanh, ứng dụng công nghệ cao, thông minh có thể được xem xét cho các cụm dân cư được quy hoạch và đầu tư xây dựng theo mô hình xanh, sinh thái, thông minh.

5.2. Nhóm các tiêu chuẩn đánh giá khu vực ngoại thành, ngoại thị:

(1) Khu vực đánh giá tại Bảng 5B của Phụ lục 1 bao gồm các khu vực còn lại ngoại trừ khu vực nội thành, nội thị đã được đánh giá tại Bảng 5A của Phụ lục 1 của Nghị quyết này.

(2) Các tiêu chuẩn đánh giá áp dụng đối với các công trình đã được đầu tư xây dựng và đang hoạt động.

(3) Mỗi tiêu chuẩn được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa số lượng các xã đạt quy định của tiêu chuẩn đó theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới trên tổng số các xã thuộc khu vực ngoại thành, ngoại thị.

(4) Đối với thành phố trực thuộc trung ương, phạm vi đánh giá khu vực ngoại thành tại Bảng 5B của Phụ lục 1 gồm các xã thuộc các huyện trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương.

PHỤ LỤC 4.

DANH MỤC CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG THEO VÙNG MIỀN

TT

Vùng miền

Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1

Trung du và miền núi phía Bắc (gồm 14 tỉnh)

Các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái.

2

Đồng bằng sông Hồng (gồm 11 tỉnh, thành phố)

Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng.

Các tỉnh: Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

3

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (gồm 14 tỉnh, thành phố)

Thành phố Đà Nẵng.

Các tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế.

4

Tây Nguyên (gồm 05 tỉnh)

Các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

5

Đông Nam Bộ (gồm 06 tỉnh, thành phố)

Thành phố Hồ Chí Minh.

Các tỉnh: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

6

Đồng bằng sông Cửu Long (gồm 13 tỉnh, thành phố)

Thành phố Cần Thơ.

Các tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long.

NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Resolution No. 26/2022/UBTVQH15

Hanoi, September 21, 2022

 

RESOLUTION

ON AMENDMENTS TO RESOLUTION NO. 1210/2016/UBTVQH13 DATED MAY 25, 2016 OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE ON URBAN CLASSIFICATION

NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to the Law on Organization of the National Assembly No. 57/2014/QH13, amended by the Law No. 65/2020/QH14;

Pursuant to the Law on Urban Planning No. 30/2009/QH12, amended by Law No. 77/2015/QH13, Law No. 35/2018/QH14, Law No. 40/2019/QH14 and Law No. 61/2020/QH14;

HEREBY RESOLVES:

Article 1. Amendments to Resolution No. 1210/2016/UBTVQH13 dated May 25, 2016 of the National Assembly Standing Committee on urban classification

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Article 2. Purposes and principles of urban classification

1. Urban classification aims to establish the basis for urban quality assessment; to organize, arrange, manage and develop the urban system, urban areas, suburban areas, township, areas planned to establish districts and wards; reflect the right level of urban development and urbanization; serve as a basis for urban development planning, construction, management and policy making; attract investment, improve the quality and living conditions of urban areas.

2. Urban classification is done on the basis of national urban and rural system planning, provincial planning, urban planning and urban development programs at all levels to manage urban development, appropriate to each stage of socio-economic development.

3. An urban area or area planned to form urban area, area planned to establish a district or ward, which is planned and built to meet the criteria and standards of a category of urban area shall be classified as such corresponding category, and subject to assessment of urban infrastructure development in that category.

4. Classification of urban areas for areas planned to form urban areas, assessment of standards on the level of urban infrastructure development for areas planned to establish districts, wards is one of the bases for consider establishing, merging, dividing, adjusting the boundaries of urban administrative divisions, and arranging administrative divisions.  The scope of urban classification and assessment of the level of urban infrastructure development that are recognized must coincide with the proposed scope of establishment and adjustment of urban administrative divisions.

5. Urban classification is applied by region, by specific factors and by the scoring method.  The urban classification score is the total score achieved by the urban classification criteria.”.

2. Article 9 shall be amended as follows:

“Article 9. Application of urban classification

1. The application of urban classification according to regions determined according to the list specified in Appendix 4 to this Resolution shall be carried out as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) For urban areas in the Midlands and Northern Highlands, and in the Central Highlands, the minimum level of standard of the population size criterion is equal to 60% of the statutory level; the minimum level of standard of the urban population density is equal to 50% of the statutory level; other criteria comply with regulations for the respective urban category;

c) For urban areas in the North Central Coast and Central Coast, the minimum level of the standard of the population size criterion is equal to 80% of the statutory level; the minimum level of standard of the urban population density is equal to 70% of the statutory level; other criteria comply with regulations for the respective urban category;

d) For urban areas in the Mekong River Delta, the minimum level of standards of population size criterion is equal to 70% of the statutory level; the minimum level of standard of the urban population density is equal to 50% of the statutory level; other criteria shall comply with regulations for the respective urban category.

2. For urban areas with specific factors, the assessment of standards in Table 1A, standard 3 in Table 1B, and standard 1 in Section II.1 of Table 5A in Appendix 1 of this Resolution shall be carried out according to regulations for the respective urban category; the remaining criteria and standards for urban classification are applied as follows:

a) For urban areas with national borders, the minimum level of population size criterion and population density criterion is equal to 50% of the statutory level; the minimum level of other standards is equal to 70% of the statutory level of the corresponding urban category;

b) For urban areas on islands, the minimum level of standards of population size criterion, population density criterion, non-agricultural labor rate criterion and group of standards of structure and socio-economic development is equal to 20% of the statutory level; the minimum level of standards of the criterion of the level of infrastructure development and urban architecture and landscape is equal to 50% of the statutory level of the corresponding urban category;

c) For urban areas of class III, IV and V on the list of administrative divisions identified by the competent authority as mountainous or highland areas, the minimum level of the standards of the population size criterion, the population density criterion is equal to 50% of the statutory level of the corresponding urban category, the minimum level of other standards is equal to 70% of the statutory level of the corresponding urban category;

d) For an area planned to form class-V urban center being the administrative center of a district located in an extremely disadvantaged area, the minimum level of standards on urban architecture and landscape of the criterion of the level of infrastructure development and urban architecture and landscape is equal to 70% of the statutory level; the minimum level of other standards is equal to 50% of the statutory level of the corresponding urban category;

dd) For areas planned to form urban areas and urban centers to preserve and promote the unique values ​​of the ancient capital and tangible cultural heritage that have been recognized by the United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization of the United Nations (UNESCO), it is not required to consider their population density criterion; the standards on architecture and urban landscape of the criterion of infrastructure development level and urban architecture and landscape shall comply with regulations applicable to the respective urban category; the minimum level of other standards is equal to 50% of the statutory level of the corresponding urban category.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. In order to meet special requirements on territorial management, national sovereignty protection, socio-economic development, the urban classification can be done after the competent authority makes a decision on establishment or adjustment of the boundaries of the urban administrative division.”.

3. Article 10 shall be amended as follows:

“Article 10. Urban classification scores

1. The criteria for urban classification are determined by specific criteria and scored according to the urban classification score framework specified in Appendix 1 to this Resolution.  The score for each criterion is the sum of the scores of the standards in that criterion.  The maximum total score of the criteria is 100 points.  In specific:

a) The criterion for position, function, role, structure and level of socio-economic development include 08 standards; the minimum score is 13.5 points, the maximum score is 18 points;

b) Criterion for population size includes 02 standards: the population size of the whole urban area and the population size of the inner city; the minimum score is 6.0 points, the maximum score is 8.0 points;

c) Criterion for population density includes 02 standards which are the population density of the whole urban area and the population density calculated on the urban construction land area in inner city and township; the minimum score is 6.0 points, the maximum score is 8.0 points;

d) Criterion for the ratio of non-agricultural workers consisting of 02 standards: the rate of non-agricultural workers in the whole urban area and the rate of non-agricultural workers in the inner city and inner city; the minimum score is 4.5 points, the maximum score is 6.0 points;

e) The criterion for infrastructure development and urban architecture and landscape development including 49 standards; the minimum score is 45 points, the maximum score is 60 points.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The scoring method of the standards is specified as follows:

a) If data for determining the satisfaction of a standard reaches maximum level, the maximum score shall be awarded to that standard; if it reaches minimum level, the minimum score shall be awarded to that standard; if it reaches between the maximum and the minimum level, the interpolation score will be calculated between the upper and lower bounds, if it only reaches under the minimum level, no score will be obtained, and the interpolation score will not apply to the assessment of the standards specified in Clause 3, Article 9 of the Resolution.  If the criteria specified at Point dd, Clause 2, Article 9 of this Resolution are not considered, the minimum score shall be awarded to the standards of that criterion;

b) For centrally-affiliated cities, the assessment scores of the standards applicable to the inner city areas specified in Appendix 1 of this Resolution are determined on the basis of the districts and areas planned to be established;

c) While applying the urban classification specified in Clause 2, Article 9 of this Resolution, if a standard has unit as a work, facility, or project (collectively referred to as a work) with a minimum level of 01 work, the minimum score will be awarded to that standard if there is 01 work; in case the minimum level is 2 or more works, the number of works used to calculate the minimum score shall be reduced proportionally and rounded up but must not be less than 01 work.

4. An urban area shall obtain a given category of urban area class when their criteria achieve minimum score and the total score of the criteria is 75 points or more.”.

4. Article 12 shall be amended as follows:

“Article 12. Formulation and appraisal of urban classification proposal

1. Cases of formulating urban classification proposal include:

a) Classification of urban areas on the basis of the present condition of existing cities, towns and townships;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Urban classification for the area planned to form urban area in the future.

2. Responsibilities for formulating urban classification proposal are prescribed as follows:

a) Province-level People's Committees shall formulate urban classification proposals for special-class and class-I urban areas that are centrally-affiliated cities and submit them to the People's Councils of the same level for approval before sending them to the appraisal agencies;

b) District-level People's Committees shall formulate urban classification proposals for class-I urban areas which are provincial cities, centrally-affiliated cities, class II, III and IV cities and submit them to the People's Committee of the province so that the People's Committee of the province shall submit them to the People's Council of the same level for approval before sending them to the appraisal agencies;

c) District-level People's Committees shall formulate urban classification proposals for class-V urban areas and submit them to the People's Councils of the same level for approval before sending them to the appraising agencies.

3. The proposal for recognition of urban areas meeting the criteria for urban classification shall contain:

a) The project description clearly stating the need, legal grounds, and scope of the report; overview of the historical process of formation and development of the urban area; the actual status of urban development investment according to the approved urban planning; assessment of the current urban development and the quality of urban infrastructure works, consolidated information and data according to urban classification criteria and standards and assessment of the level of satisfaction of requirements for urban classification; summary report on urban development program and urban quality improvement plan in the next stages; conclusions and recommendations;

b) Appendices attached to the proposal include legal documents; opinions of specialized agencies of the Province-level People's Committees for the project specified at Point b, Clause 2 of this Article; related schedules and data and stamped miniature drawings (A3) stamped for certification, including map of location and relationship of regions (01 copy), map of urban administrative boundaries (01 copy), map of present condition of urban construction and location of ongoing projects (01 copy), spatial development orientation map (01 copy), short-term planning map (02 copies showing the regulations of land use planning and technical infrastructure planning); the report specified at Point c, Clause 1, Article 13 of this Resolution for existing urban areas in case the proposal for classification of special-class and class-I urban areas for the establishment of a centrally-affiliated city.

The data to assess the standards of the urban classification is the data collected until December 31 of the year preceding the year in which the proposal is submitted to the appraisal agency and provided, certified or published by the competent authority;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Responsibilities for appraisal of the proposal are specified as follows:

a) The Ministry of Construction shall appraise the urban classification proposal for urban areas of special class, class I, class II, class III and class IV; the Minister of Construction shall establish an interdisciplinary appraisal council; take charge and coordinate with relevant ministries, central agencies, and socio-professional organizations in organizing surveys to serve the appraisal and initiate the appraisal of the proposal;

b) The specialized agency affiliated to the People's Committee of the province, as assigned by the People's Committee of the province, shall establish a council to appraise the urban classification proposal for a class V urban area; to review and examine other urban classification proposals drawn up by the district-level People's Committees; take charge and coordinate with relevant departments, agencies, branches, and specialized agencies of ministries and branches in, organizing surveys to serve the appraisal and initiate the appraisal of the proposal;

c) The appraisal agency shall appraise the proposal according to the contents specified in Clause 6 of this Article within 15 days from the date of receipt of a complete application for appraisal of proposal; submit it to the person competent to decide on urban classification within 15 days from the date on which the appraisal result comes out and the urban classification proposal is completed according to the appraisal result.  

5. The application for appraisal of the proposal includes the report of the People's Committee, the resolution of the People's Council of the same level and the urban classification proposal made according to the provisions of Clause 3 of this Article.

6. Contents of proposal appraisal include:

a) Legal grounds, procedures for formulating the proposal;

b) Conformity with urban plannings, master plans and urban development programs already approved by competent authorities;

c) Review, survey and examination of the actual situation of urban development, comparison of information and data according to the criteria and standards for urban classification in the proposal’s contents with the levels specified in this Resolution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. The person competent to classify urban areas specified in Article 11 of this Resolution is responsible for considering and deciding to recognize the urban category within 15 days from the date of receipt of the report, urban classification proposal and assessment report.

8. Funding for urban classification shall be provided by the state budget and mobilized from other lawful sources.”.

5. Article 13 shall be amended as follows:

“Article 13. Preparation and appraisal of reports on review of urban classification criteria, reports on assessment of urban infrastructure development level

1. Cases of making reports include:

a) The report on review of urban classification criteria is carried out for an urban area that has been recognized as an urban area with plan to expand inner city to establish districts or wards, but without adjusting the boundaries of administrative divisions of the whole urban area;

b) The report on assessment of the level of urban infrastructure development shall be made for the area planned establish wards or districts;

c) The report on the review of urban classification criteria shall be carried out for an urban area with a recognized category of urban area, except for areas planned to establish districts and wards, within the scope of areas expected to be classified as urban area of special class, class I for the establishment of a centrally-affiliated city.

2. Reporting responsibilities are specified as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) The district-level People's Committee shall prepare a report on review of urban classification criteria for class I urban areas which are provincial cities, cities affiliated to centrally-affiliated cities, urban areas of class II and class II, III, IV, and V categories to submit to the People's Committee of the province in order to add to the urban classification proposal or send it to the appraisal agency;

c) The district-level People's Committee shall prepare a report on assessment of the urban infrastructure development level of the area planned to establish district or ward, except for the case specified at Point a of this Clause, and submit it to the province-level People's Committee to send it to the appraisal agency;

d) The specialized agency under the province-level People's Committee shall review and examine the report before submitting it to the People's Committee of province.

3. The report on review of urban classification criteria shall contain:

a) Explanation stating the reason and need, legal grounds, scope of making report on review of urban classification criteria, the correlation between the proposal to expand inner city to establish districts or wards and the urban master plan approved by the competent authority; overview of the current status of urban development, the initiation of construction of urban-level infrastructure in areas with planned expansion to meet urban classification criteria; the degree of satisfaction of the criteria and standards compared with the results of assessment and recognized urban category; summarizing assessment and classification of urban areas according to Appendix 1 of this Resolution; conclusions and recommendations;

b) Appendices attached to the review report include legal documents; opinions of specialized agencies of the province-level People's Committees for the report specified at Point b, Clause 2 of this Article; relevant schedules and data and miniature drawings (A3) that are stamped and certified, including a map of the urban administrative boundaries, clearly showing the extent of the inner city expansion (01 copy), a map of the current construction urban areas and locations of ongoing projects (01 copy), urban general planning maps, which clearly show spatial development orientation and land use for inner city development.

4. The report on assessment of the level of urban infrastructure development for the area planned to establish districts or wards shall contain:

a) An explanation clearly stating the need, legal grounds, scope of report making, the correlation between the proposal to establish a new district or ward with the general urban planning, zoning planning or detailed planning, urban development program approved by the competent authority; outline the initiation of infrastructure construction in areas planned to form districts according to the zone planning or detailed planning approved by competent authorities; summarizing and assessing the standards specified in Appendix 2 of this Resolution; conclusions and recommendations;

b) Appendices attached to the review report including legal documents; opinions of specialized agencies of the province-level People's Committees for the report specified at Point c, Clause 2 of this Article; relevant schedules and data and miniature drawings (A3) that are stamped and certified, including a map of the administrative boundaries of the district or ward (01 copy), a map of the current construction urban areas and locations of urban-level infrastructure, residential units ongoing projects in areas planned to establish districts or wards (01 copy), urban general planning maps, which clearly show spatial development orientation and land use for areas where new districts or wards are planned to form.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Responsibilities for appraisal of the reports are specified as follows:

a) The Ministry of Construction shall take charge for organizing the survey; coordinate with relevant ministries and central agencies to collect opinions on the results of reviewing urban classification criteria for cities of special class, class I, class II, class III and class IV as prescribed in Point a, Clause 1 of this Article and the report on assessment of urban infrastructure development level for the area planned to establish districts or wards as prescribed at Point b, Clause 1 of this Article;

b) The Ministry of Construction is responsible for appraising reports according to the contents specified in Clause 8 of this Article within 15 days from the date of receipt of complete application for appraisal of reports; submit it to the competent person specified in Clause 9 of this Article for consideration and decision within 15 days from the date of the report on the review of urban classification criteria, the report on assessment of the level of infrastructure development of urban areas have been completed according to appraisal results.

7. The application for appraisal of report includes the statement of the People's Committee of the province and the report specified in Clause 3 or Clause 4 of this Article.

8. Contents of report appraisal include:

a) For the report on review of urban classification criteria, the matters to be appraised shall comply with Clause 6, Article 12 of this Resolution;

b) For the report on assessment of urban infrastructure development level of the area planned to establish the district or ward, the matters to be appraised include the legal grounds; the conformity with urban general planning, zoning planning or detailed planning, urban development program approved by competent authorities; the actual situation of urban infrastructure development compared with the standards specified in Appendix 2 of this Resolution.

9. The competence to recognize the results of the review of urban classification criteria and the recognition of meeting the standards of urban infrastructure development are prescribed as follows:

a) The Prime Minister shall issue a document recognizing the results of the review of urban classification criteria for urban areas of special class, class I, class II;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The competent person specified at Points a and b of this Clause shall consider issuing the document and decision on recognition within 30 days from the date of receipt of the appraisal report and the report dossier completed according to the appraisal results.  In case the competent person does not recognize the results of the review, assessment or finds that there are arising factors that may greatly affect the satisfaction of the urban classification criteria and it is necessary to carry out the assessment and reclassification of urban areas, the Ministry of Construction shall issue a document clearly stating the reason and notify the People's Committee of the province that submitted the report.

10. Funding for preparation of reports shall be provided by the state budget and mobilized from other lawful sources.”.

6. Article 14 is annulled.

7. Replace Appendix 1, Appendix 2, Appendix 3 issued together with Resolution No. 1210/2016/UBTVQH13 with Appendix 1, Appendix 2, Appendix 3 and supplement Appendix 4 issued together with this Resolution.

Article 2. Entry in force

This Resolution comes into force as of January 1, 2023.

Article 3. Transitional provisions

1. Urban classification decisions issued before the effective date of this Resolution shall continue to take effect until the urban areas are reclassified in accordance with law.

2. For a city, town or township that obtains a decision on recognition of given category of urban area before the effective date of this Resolution, if its scope of urban classification does not coincide with the boundary of the established administrative division, the urban reclassification shall be done under the provisions of this Resolution.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Province-level People's Committees are responsible for reviewing, formulating, adjusting and organizing the implementation of urban development programs for cities of special class, class I, class II and class III that have been recognized before the effective date of this Resolution and other relevant master plans, ensuring that by 2025, the standards of urban classification criteria in terms of infrastructure development level and urban landscape architecture must be completed, focusing on infrastructure of health, education, training and urban-level cultural works.

 

ON BEHALF OF NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRPERSON




Vuong Dinh Hue

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/09/2022 sửa đổi Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


49.884

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.172.189
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!