HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10/NQ-HĐND
|
Bắc Giang, ngày
06 tháng 05 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG QUA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2050
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
KHÓA XIX, KỲ HỌP THỨ 16
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày
15 tháng 6 năm 2018; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan
đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 27 tháng 11 năm
2023; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự ngày 24 tháng
11 năm 2023;
Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày
25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành
chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21
tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày
25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Về tiêu chuẩn của đơn vị hành
chính và phân loại đơn vị hành chính;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng
6 năm 2022 của Quốc hội Về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện
chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 -
2030;
Căn cứ Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12
tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Về việc sắp xếp đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 39/2021/QH15 ngày 13 tháng
11 năm 2021 của Quốc hội Về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030,
tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng
01 năm 2023 của Quốc hội về quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng
01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một
số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc
gia thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5
năm 2021 - 2025; các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch có tính chất kỹ thuật
chuyên ngành quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc phê duyệt;
Căn cứ Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Công điện số 557/CĐ-TTg ngày 18 tháng 6
năm 2023, Công điện số 616/CĐ-TTg ngày 04 tháng 7 năm 2023, Công điện số 771/CĐ
TTg ngày 29 tháng 8 năm 2023 và Công điện số 972/CĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm
2023 của Thủ tướng Chính phủ Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn
2023 - 2025;
Căn cứ Thông tư số 04/2023/TT-BKHĐT ngày 26
tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn yêu cầu nội dung
và kỹ thuật của cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và sơ đồ, bản đồ Quy hoạch cấp quốc
gia, Quy hoạch vùng, Quy hoạch tỉnh;
Xét Tờ trình số 148/TTr-UBND ngày 02 tháng 5 năm
2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách; ý
kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua điều chỉnh
Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (có Phụ lục
kèm theo).
Điều 2. Giao Ủy ban nhân
dân tỉnh hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực
hiện theo quy định.
(Có hồ sơ điều chỉnh quy hoạch
theo quy định kèm theo)
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc
Giang Khóa XIX, Kỳ họp thứ 16 thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh;
- Các cơ quan, sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh Khóa XIX;
- Thường trực Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy; HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành
phố;
- Cổng thông tin điện tử Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Trung tâm thông tin, Văn phòng UBND tỉnh;
- Lãnh đạo, chuyên viên VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐNDĐặngYến.
|
CHỦ TỊCH
Lê Thị Thu Hồng
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH TỈNH BẮC GIANG THỜI KỲ
2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 06/5/2024 của HĐND tỉnh)
1. Phương án sắp
xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
- Phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp
huyện:
+ Giai đoạn 2023 - 2035: Thực hiện sắp xếp 4 ĐVHC cấp
huyện: Nhập địa giới hành chính huyện Yên Dũng với thành phố Bắc Giang; điều chỉnh
địa giới hành chính huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động để thành lập thị xã Chũ,
huyện Lục Ngạn (mới) và huyện Sơn Động.
+ Tiếp tục đầu tư, phát triển huyện
Hiệp Hòa, huyện Lạng Giang đạt các tiêu chí đô thị loại IV để thành lập thị xã
Hiệp Hòa, thị Xã Lạng Giang; đầu tư phát triển thị xã Việt Yên trở thành thành
phố.
- Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã: Thực hiện sắp xếp
ĐVHC cấp xã thuộc thuộc trường hợp bắt buộc sắp xếp và khuyến
khích thực hiện sắp xếp theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu
chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị
quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
Phạm vi ranh giới cụ thể của từng ĐVHC cấp huyện, cấp
xã phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thời kỳ quy hoạch tỉnh. Phạm
vi, ranh giới, tên địa lý và phương án sắp xếp cụ thể các ĐVHC cấp huyện, cấp
xã thực hiện theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính và quyết định của cấp có thẩm
quyền.
2. Phương án tổ chức hoạt động
kinh tế - xã hội, phương án xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện
a) Vùng trọng điểm kinh tế
Điều chỉnh các khu vực thuộc phạm vi vùng trọng điểm
kinh tế phù hợp với phương án sắp xếp ĐVHC, phạm vi vùng trọng điểm kinh tế, gồm:
Thành phố Bắc Giang mở rộng (sáp nhập huyện Yên Dũng), thị xã Việt Yên, các huyện
Hiệp Hòa, khu vực phía Tây - Tây Nam của huyện Lục Nam (gồm thị trấn Đồi Ngô và
09 xã: Phương Sơn, Chu Điện, Lan Mẫu, Yên Sơn, Khám Lạng, Bắc Lũng, Vũ Xá, Cẩm
Lý, Đan Hội) và một phần khu vực phía Nam huyện Lạng Giang (gồm thị trấn Vôi và
06 xã: Xuân Hương, Tân Dĩnh, Thái Đào, Đại Lâm, Mỹ Thái, Xương Lâm).
b) Phương án phát triển vùng huyện
- Đưa ra khỏi quy hoạch phương án phát triển vùng
huyện Yên Dũng, phương án phát triển vùng huyện Lục Ngạn để đảm bảo phù hợp với
phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện (sáp nhập huyện Yên Dũng vào thành phố Bắc
Giang; tách huyện Lục Ngạn thành thị xã Chũ và huyện Lục Ngạn mới).
- Điều chỉnh phương án phát triển vùng thành phố Bắc
Giang: Thực hiện theo Quyết định số 1685/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 của Thủ tướng
Chính phủ Phê duyệt Đồ án quy hoạch chung đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang đến
năm 2045, tỷ lệ 1/10.000.
- Điều chỉnh phương án phát triển vùng huyện Việt
Yên thành phương án phát triển vùng thị xã Việt Yên và thực hiện theo Quyết định
số 88/QĐ-TTg ngày 19/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đồ án quy hoạch
chung đô thị Việt Yên, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000.
- Bổ sung phương án phát triển vùng đô thị Chũ: Thực
hiện theo Quyết định số 82/QĐ-TTg ngày 18/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ Phê
duyệt Đồ án Quy hoạch chung đô thị Chũ, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ
1/10.000.
- Bổ sung phương án phát triển vùng huyện Lục Ngạn
(mới): Phát triển huyện theo hướng bền vững với cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp,
công nghiệp và dịch vụ. Phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với xây dựng
các xã nông thôn mới, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá,
an toàn, hình thành vùng nguyên liệu nông - lâm sản chất lượng cao gắn với du lịch
sinh thái, văn hóa, lễ hội vùng phía Đông của tỉnh.
c) Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã là các xã
Thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc thuộc trường hợp bắt buộc sắp xếp và khuyến khích thực hiện
sắp xếp theo đề án sắp xếp đơn vị hành chính đảm bảo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu
chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Nghị
quyết số 35/2023/UBTVQH15 ngày 12 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030.
d) Điều chỉnh phương án phát
triển khu công nghiệp
- Đưa ra khỏi quy hoạch KCN Huyền Sơn với diện tích
150 ha; điều chỉnh giảm 133 ha diện tích KCN Tiên Sơn - Ninh Sơn (đảm bảo
phù hợp với Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày 18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng,
sông Thái Bình; Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 257/QĐ-TTg);
- Điều chỉnh dịch chuyển ranh giới KCN - Đô thị - Dịch
vụ Tiên Sơn - Ninh Sơn và diện tích KCN; diện tích KCN sau điều chỉnh còn 167
ha (giảm 56 ha) trên cơ sở: điều chỉnh giảm 133 ha diện tích KCN Tiên Sơn -
Ninh Sơn; điều chỉnh quy hoạch khu logistics Tiên Sơn - Ninh Sơn
diện tích 77 ha chuyển sang thành đất khu công nghiệp thuộc KCN Tiên Sơn - Ninh
Sơn.
- Điều chỉnh đưa KCN An Hà, huyện Lạng Giang với diện
tích 300 ha từ giai đoạn 2031 - 2050 thực hiện trong thời kỳ 2021 - 2030, trong
đó, thực hiện trong thời kỳ 2021-2030 với quy mô 206ha, giai đoạn 2031 - 2050 mở
rộng thêm 94 ha.
đ) Phương án phát triển khu dịch vụ
- Điều chỉnh ranh giới Khu sân golf Yên Thế tại khu
hồ Cầu Rễ, xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế; điều chỉnh ranh giới Khu sân golf và
nghỉ dưỡng tại xã Cương Sơn, Nghĩa Phương, huyện Lục Nam để đảm bảo phù hợp với
Quyết định số 2256/QĐ-BQP ngày 30/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Về việc
phê duyệt Bản đồ khu quân sự và địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng.
- Điều chỉnh giảm 51 ha diện tích Khu sân golf Yên
Hà tại xã Yên Lư, huyện Yên Dũng và xã Vân Trung, thị xã Việt Yên, diện tích
sau điều chỉnh còn 149 ha (trong đó, diện tích sân golf còn 94 ha); điều chỉnh
tăng diện tích sân golf tại khu sân golf và nghỉ dưỡng, thể thao, vui chơi giải
trí Hố Cao tại xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang từ 75,38 ha lên 126,38 ha (giữ
nguyên quy mô toàn khu 420 ha).
- Đưa ra khỏi quy hoạch khu dịch vụ tổng hợp,
logistics Nham Biền (thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng) diện tích khoảng 80
ha.
- Đưa ra khỏi quy hoạch khu dịch vụ tổng hợp,
logistics Tiên Sơn - Ninh Sơn, thị xã Việt Yên với diện tích khoảng 77 ha (điều
chỉnh thành đất KCN Tiên Sơn - Ninh Sơn).
e) Phương án phát triển các khu an ninh
Các khu an ninh đảm bảo tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đất
phân bổ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và theo Quyết định số 95/QĐ-TTg ngày
16/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất an
ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Phương án phát triển hệ thống
đô thị
a) Phương án phát triển mạng lưới đô
thị
Đến năm 2030, tỉnh Bắc Giang có 22 đô
thị (giảm 07 đô thị so với quy hoạch đã được phê duyệt, trong đó, đưa
ra khỏi quy hoạch gồm: thị trấn Vôi, Kép, Tân Dĩnh, Tân Hưng,
Thái Đào huyện Lạng Giang; thị trấn Tân An, thị trấn
Nham Biền, Tiền Phong, Nội Hoàng, Đức Giang huyện Yên Dũng; bổ sung 02 đô thị gồm
thị xã Lạng Giang, thị trấn Phì Điền, huyện Lục Ngạn, dự
kiến thành lập thị trấn Phì Điền là trung tâm huyện Lục Ngạn mới; thị trấn Phúc
Sơn, huyện Tân Yên), gồm: 01 đô thị loại I (thành phố
Bắc Giang), 01 đô thị loại III (thành phố Việt Yên), 04 đô thị loại IV và 16 đô
thị loại V.
b) Phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã là các
đô thị cấp huyện, cấp xã
- Phương án sắp xếp đơn vị hành
chính là đô thị cấp huyện:
Trong giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh
Bắc Giang dự kiến thực hiện sắp xếp 04 ĐVHC cấp huyện (trong đó có 01 đô thị cấp
huyện là thành phố Bắc Giang) thành 04 ĐVHC cấp huyện mới (trong đó có 02 đô thị
cấp huyện mới). Cụ thể:
+ Thực hiện sáp nhập toàn bộ huyện
Yên Dũng với thành phố Bắc Giang.
+ Sắp xếp, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Lục
Ngạn, huyện Sơn Động để thành lập thị xã Chũ, huyện Lục Ngạn (mới) và huyện Sơn
Động.
ĐVHC cấp huyện mới đảm bảo tiêu chuẩn theo Điều 4
Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15.
- Phương án sắp xếp đơn vị hành chính
là đô thị cấp xã
+ Giai đoạn 2023 - 2025: Tỉnh Bắc
Giang dự kiến sắp xếp 05 ĐVHC cấp xã là đô thị, trong đó 03 ĐVHC thuộc diện sắp
xếp, 02 ĐVHC thuộc diện khuyến khích sắp xếp. Ngoài ra, thực hiện sắp xếp 13 xã
quy hoạch thành các phường và thị trấn.
+ Giai đoạn 2026 - 2030, tỉnh Bắc
Giang dự kiến sắp xếp 03 ĐVHC là đô thị cấp xã.
4. Phương án phát triển hạ tầng
giao thông
a) Quy hoạch giao thông đường bộ: Thực hiện điều chỉnh
phương án quy hoạch đường cao tốc, vành đai theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày
01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó:
- Điều chỉnh quy mô tuyến Cao tốc Nội Bài (Hà Nội)
- Bắc Ninh - Hạ Long (đoạn qua Bắc Giang) từ 06 làn xe xuống còn 04 làn xe.
- Đường vành đai 5 Thủ đô Hà Nội điều chỉnh quy mô
đạt tiêu chuẩn đường cao tốc toàn tuyến với 06 làn xe.
b) Quy hoạch giao thông đường sắt: Thực hiện theo
Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy
hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể:
- Tuyến Hà Nội - Lạng
Sơn từ ga Hà Nội đến ga Đồng Đăng: Đường đơn, khổ lồng 1.000 mm và 1.435
mm, chiều dài 167 km; ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2030, thực hiện kết
nối với đường sắt Trung Quốc. Giai đoạn sau năm 2030, thực hiện đầu tư xây dựng
mới tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (đoạn qua địa bàn tỉnh) khổ 1.435 mm.
- Tuyến Kép - Chí Linh từ ga Kép đến
ga Chí Linh: Đường đơn, khổ 1.435 mm, chiều dài 38 km; đầu tư sau năm 2030.
- Tuyến Kép - Lưu Xá từ ga Kép đến
ga Lưu Xá: Đường đơn, khổ 1.435 mm, chiều dài 56 km; đầu tư sau năm 2030.
- Về định hướng kết nối đường sắt với các đầu mối,
phương thức vận tải khác: Thực hiện kết nối tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng
với hệ thống cảng cạn trên địa bàn tỉnh (cảng Đồng Sơn, Hương Sơn, Sen Hồ) tại
ga Kép, ga Sen Hồ.
c) Quy hoạch cảng cạn (ICD): Thực hiện theo Quyết định
số 979/QĐ-TTg ngày 22/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát
triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể:
- Giữ nguyên quy mô quy hoạch cảng cạn kết hợp dịch
vụ logistics tại khu dịch vụ tổng hợp, logistics tại xã Hương Sơn, huyện Lạng
Giang, diện tích 40 ha, trong đó quy mô cảng cạn đến năm 2030 khoảng 8 - 9 ha,
năng lực thông qua 80.000 - 90.000 Teu/năm, đến năm 2050 khoảng 43 ha.
- Bổ sung 02 cảng cạn mới gồm: Cảng cạn Đồng Sơn tại
xã Đồng Sơn, thành phố Bắc Giang với diện tích cảng cạn đến năm 2030 khoảng 8 -
9 ha, năng lực thông qua 80.000 - 90.000 Teu/năm, đến năm 2050 khoảng 20 ha; Cảng
cạn Sen Hồ tại khu vực ga Sen Hồ, thị xã Việt Yên với với diện tích cảng cạn đến
năm 2030 khoảng 10 - 15 ha, năng lực thông qua 100.000 - 150.000 Teu/năm, đến
năm 2050 khoảng 20 ha.
- Đưa ra khỏi quy hoạch 03 cảng cạn gồm: Đông Lỗ -
Tiên Sơn; Long Xá; Yên Sơn. Các khu vực này tiếp tục quy hoạch là khu dịch vụ
logistics tổng hợp và cảng thủy nội địa.
d) Quy hoạch đường thủy nội địa, cảng thủy nội địa:
Thực hiện theo Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Phương án phát triển hạ tầng
điện
a) Về nguồn phát điện: Thực hiện theo Quyết định số
500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số
262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch thực hiện
Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050, gồm:
- Nguồn cấp điện từ năng lượng gió đấu nối lưới điện
với tổng công suất khoảng 800 MW, trong đó, đến năm 2030 có công suất khoảng
500 MW (gồm: Nhà máy điện gió Yên Dũng công suất dự kiến khoảng 150 MW; nhà máy
điện gió Sơn Động công suất dự kiến khoảng 105 MW; nhà máy điện gió Bắc Giang 1
công suất dự kiến khoảng 55 MW; nhà máy điện gió Bắc Giang 2 công suất dự kiến
khoảng 55 MW; nhà máy điện gió Cẩm Lý công suất dự kiến khoảng 55 MW; nhà máy
điện gió Lục Ngạn công suất dự kiến khoảng 30 MW; nhà máy điện gió Tân Sơn công
suất dự kiến khoảng 50 MW).
- Nguồn điện sản xuất từ rác: Nhà máy xử lý rác và
phát điện Bắc Giang, công suất 25 MW.
- Nguồn điện mặt trời mái nhà khoảng 86 MW
b) Phương án phát triển lưới điện 500 kV, 220 kV:
Thực hiện theo Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, Quyết định số
262/QĐ-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
c) Phương án phát triển lưới điện 110 kV
- Về trạm biến áp 110 kV: Đưa ra khỏi quy hoạch trạm
biến áp 110 kV Huyền Sơn 2 x 63 MVA; Điều chỉnh giai đoạn thực hiện xây dựng trạm
biến áp, đường dây 110 kV phù hợp với phương án đấu nối lưới 220 kV.
Đến năm 2030, toàn tỉnh có 68 TBA với tổng công suất
8.050 MVA; trong đó: giữ nguyên 06 TBA với công suất là 836 MVA; nâng công suất
13 TBA với công suất sau cải tạo là 1.659 MVA; đầu tư xây mới 49 TBA với công
suất 5.555 MVA.
- Về đường dây 110 kV: Xây dựng mới 70 tuyến đường
dây 110 kV với chiều dài khoảng 312 km; cải tạo 11 tuyến với chiều dài khoảng
266 km.
d) Phương án đấu nối nguồn năng lượng tái tạo
- Về TBA 220 kV, TBA 110 kV để đấu nối các nguồn
năng lượng tái tạo: Đến năm 2030 đầu tư xây dựng 01 TBA 220 kV và 07 TBA 110
kV.
- Về đường dây 220 kV và 110 kV để đấu nối các nguồn
năng lượng tái tạo vào hệ thống điện quốc gia: Đến năm 2030 đầu tư xây dựng 01
tuyến đường dây 220 kV và 07 tuyến đường dây 110 kV.
6. Phương án phát triển hạ tầng
phòng, chống thiên tai, thủy lợi
a) Thực hiện điều chỉnh một số nội dung theo Quyết
định số 847/QĐ-TTg ngày 14/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch
phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
cụ thể:
- Giai đoạn đến 2030: Bổ sung
tuyến kết nối, chuyển nước từ hồ Cấm Sơn về hồ Khuôn Thần cấp nước tưới cho
vùng Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang chiều dài khoảng 12km, diện tích tưới phục vụ khoảng
19.800 ha, đầu tư trong thời kỳ 2021 - 2030; xây mới hồ Vườn Khoang xã Phúc Sơn
huyện Sơn Động.
Thực hiện một số dự án cải tạo, xây mới các tuyến
đê, cống qua đê, trạm bơm đáp ứng yêu cầu tưới tiêu và phòng chống thiên tai.
- Giai đoạn sau năm 2030: Tiếp tục đầu tư cải tạo,
xây mới các tuyến đê, cống qua đê, trạm bơm trên địa bàn tỉnh.
Đầu tư nâng cấp, xây dựng mới một số hồ chứa nước lớn,
có khả năng điều tiết nguồn nước như các hồ Nà Lạnh, dung tích 210 triệu m3;
thực hiện chuẩn bị đầu tư trước năm 2030, đầu tư sau năm 2030 (quy mô công
trình sẽ được xác định cụ thể khi triển khai dự án đảm bảo vừa phát huy hiệu quả
công trình vừa hạn chế diện tích đất sử dụng).
b) Thực hiện điều chỉnh, đưa ra khỏi quy hoạch các
khu vực thuộc phạm vi phòng chống lũ theo Quyết định số 257/QĐ-TTg ngày
18/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch
đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày
21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 257/QĐ-TTg. Cụ
thể:
- Đối với các khu dân cư tập trung hiện có trên bãi
sông: Toàn tỉnh có 155 khu dân cư tập trung, tổng diện tích khu dân cư 2.520
ha, dân số 94.134 người, cụ thể:
+ Điều chỉnh danh mục khu dân cư tập trung hiện có
trên bãi sông tại Phụ lục III - Quyết định số 257/QĐ-TTg thành 102 khu dân cư tập
trung (tăng 28 khu dân cư, trong đó: Tả sông Cầu tăng 4 khu dân cư, hữu sông
Thương tăng 8 khu dân cư, tả sông Thương tăng 14 khu dân cư, tả sông Lục Nam
tăng 02 khu dân cư), với diện tích khoảng 2.006,61 (tăng 924,12 ha) dân số
80.314 người (tăng 121 người) theo số liệu rà soát thực tế.
+ Bổ sung 53 khu dân cư đáp ứng theo tiêu chí là
khu dân cư tập trung trên bãi sông của Quyết định 429/QĐ-TTg với dân số 13.720
người sinh sống trên diện tích 513,39 ha (chưa có trong phụ lục III - Quyết định
số 257/QĐ-TTg).
- Đối với các bãi sông có thể nghiên cứu xây dựng
(Phụ lục V - Quyết định 257/QĐ-TTg): Khu vực bãi sông có thể nghiên cứu xây dựng
là 13 khu với diện tích 5.870,67 ha. Trong đó, có 11 khu vực đã có trong danh mục
(Phụ lục V - Quyết định số 257/QĐ-TTg) với tổng diện tích là 5.046,87 ha (tăng
145,87 ha) và bổ sung thêm 02 khu vực với diện tích là 823,80 ha (là khu vực
bãi sông Huyền Sơn huyện Lục Nam và bãi sông Hữu Thương - Tả Sỏi huyện Yên Thế).
7. Phương án phát triển hạ tầng
y tế
Thực hiện điều chỉnh, bổ sung một số
nội dung theo phương án Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và phương án sắp xếp đơn vị hành chính, cụ
thể:
- Nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Đa khoa
tỉnh thành Bệnh viện Đa khoa tiểu vùng; mở rộng Bệnh viện Sản Nhi thành Bệnh viện
chuyên khoa tiểu vùng.
- Điều chỉnh dịch chuyển vị trí Trung
tâm y tế thành phố Bắc Giang từ khu đô thị phía Nam sang khu đô thị phía Tây
thành phố để phù hợp với phương án tổ chức không gian khi sáp nhập huyện Yên
Dũng với thành phố Bắc Giang.
- Tổ chức các Trung tâm y tế cấp huyện,
cấp xã theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính được phê duyệt.
8. Phương án phát triển hạ tầng
an sinh xã hội
Điều chỉnh theo Quyết định số 1007/QĐ-TTg ngày
30/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cơ sở xã hội nuôi dưỡng,
điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050, trong đó:
- Bổ sung Quy hoạch Trung tâm điều dưỡng thương
binh Lạng Giang tại Xã Thái Đào, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, thuộc Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội. Quy mô nuôi dưỡng đến năm 2030 đạt 50 phòng ở cá
nhân.
- Cập nhật, bổ sung nâng quy mô điều dưỡng của
Trung tâm Điều dưỡng người có công tỉnh Bắc Giang tại Phường Xương Giang, TP Bắc
Giang thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Quy mô nuôi dưỡng đến năm
2030: 06 phòng ở, tối đa 18 người; quy mô điều dưỡng đến năm 2030 đạt 126 giường.
9. Phương án phát triển hạ tầng
phòng cháy chữa cháy
Thực hiện điều chỉnh bổ sung các vị trí quy hoạch đất
an ninh phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy theo Quyết định số 95/QĐ-TTg ngày
16/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất an
ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
10. Phương án bảo vệ, khai thức,
sử dụng tài nguyên
a) Theo Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng
sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định 680/QĐ-TTg ngày 10/6/2023 và Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế
biến và sử dụng các loại khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023: Thực hiện điều chỉnh phân loại các khu vực
khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác trong giai đoạn 2021-2025 theo các khu
vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ và khoáng sản ngoài phân tán, nhỏ lẻ.
- Đối với khoáng sản kim loại:
+ Khoáng sản phân tán nhỏ lẻ
Quặng đồng: Khoanh định 3 khu vực tại huyện Lục Ngạn
với diện tích 98,2 ha.
Quặng vàng: Khoanh định 01 điểm quặng vàng gốc xã
Phong Minh, xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn với diện tích 64 ha.
+ Khoáng sản ngoài phân tán, nhỏ lẻ
Quặng đồng: Khoanh định 19 khu vực tại huyện Sơn Động
(8 khu vực), huyện Lục Ngạn (11 khu vực) với diện tích 2.739 ha.
Khoanh định 01 điểm quặng chì, kẽm tại xã Vân Sơn,
huyện Sơn Động, diện tích 170 ha.
Khoanh định 01 điểm quặng sắt tại xã Xuân Lương,
Yên Thế, diện tích 10 ha.
- Khoáng sản phi kim loại
+ Khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ
Khoáng sản than: khoanh định 01 khu vực tại mỏ than
Đèo Vàng- Bến Trăm, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế với diện tích 70 ha, trữ lượng,
tài nguyên dự báo khoảng 400.000 tấn.
+ Khoáng sản ngoài phân tán, nhỏ lẻ
Khoáng sản than: khoanh định 9 khu vực tại các huyện
Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế với tổng diện tích 6.616 ha, trữ lượng, tài nguyên
dự báo khoảng 309,269 triệu tấn.
Quặng barit: Khoanh định 01 khu vực với tổng diện
tích 2,6 ha, tài nguyên dự báo khoảng 200.000 tấn.
b) Thực hiện điều chỉnh phương án bảo vệ, khai
thác, sử dụng tài nguyên theo quy định tại Nghị
định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, trong đó: điều chỉnh, không thực hiện
“khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại tài nguyên khoáng sản cần đầu tư thăm
dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác; khu vực thăm dò khai thác được giới
hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa
độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp” theo quy định tại Nghị định 37/2019/NĐ-CP ngày
07/5/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;
thực hiện “khoanh định khu vực mỏ, loại tài
nguyên khoáng sản cần thăm dò, khai thác” theo quy định tại Nghị định số
58/2023/NĐ-CP .
c) Thực hiện điều chỉnh đảm bảo phù hợp theo Quyết
định số 2256/QĐ-BQP ngày 30/5/2023 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc phê duyệt
Bản đồ khu quân sự và địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng. Cụ thể:
- Đưa ra khỏi quy hoạch 06 khu vực khoáng sản đất
làm vật liệu san lấp với tổng diện tích khoảng 42,1 ha. Trong đó:
+ Huyện Lục Nam: Khu Đồi Thông Tin, thôn Đồng Dinh,
thôn Nghè 1, xã Tiên Nha với diện tích khoảng 08 ha; Khu Đồng Va, Hố Giếng,
thôn Đồng Dinh, thôn Nghè 1, xã Tiên Nha với diện tích khoảng 05 ha; Khu vực
núi Ải, thôn Cẩm Nang, xã Tiên Nha với diện tích khoảng 12 ha.
+ Huyện Yên Dũng: Khu núi Tràm Hồng, thôn Tiên
Phong, xã Nội Hoàng với diện tích khoảng 06 ha; khu núi Cây Trám, thôn Tiên
Phong, xã Nội Hoàng với diện tích khoảng 4,1 ha.
+ Huyện Lục Ngạn: Khu vực núi Ải, thôn Ải, xã Phượng
Sơn với diện tích khoảng 07 ha.
Đến năm 2030, quy hoạch 183 khu vực với tổng diện
tích khoảng 1.229 ha.
11. Phương án phân vùng môi
trường
Thực hiện theo quy định tại Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường, bổ sung phương án phân vùng môi trường như sau:
- Bổ sung vùng bảo vệ nghiêm ngặt gồm:
+ Khu vực nội thành thành phố Bắc Giang, khu vực nội
thành đô thị Việt Yên (dự kiến thành lập thành phố Việt Yên đạt đô thị loại III
vào năm 2030).
+ Khu vực bảo vệ 1 của
di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
- Bổ sung vùng hạn chế phát thải gồm:
+ Vùng đệm của khu vực nội thành thành phố Bắc
Giang, đô thị Việt Yên, các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
12. Phương án khai thác, sử dụng,
bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
Thực hiện Luật Bảo vệ tài nguyên nước ngày
27/11/2023, Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,
Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 06/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy
hoạch tổng hợp lưu vực sông Hồng - Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050, thực hiện điều chỉnh, bổ sung phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ
tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra như sau:
a) Điều chỉnh phân bổ tài nguyên nước:
Đến năm 2030, tổng lượng nước có thể khai thác, sử
dụng, phân bổ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là 2.225 triệu m3/năm;
trong đó: Lượng nước mặt có thể khai thác, sử dụng là 1.822 triệu m3/năm;
Lượng nước dưới đất có thể khai thác, sử dụng là 403 triệu m3/năm.
b) Bổ sung các phương án bảo vệ tài nguyên nước
- Bảo vệ, kiểm soát chặt chẽ nguồn nước cấp nước
sinh hoạt, đặc biệt là cấp nước cho các khu đô thị.
- Bảo vệ, duy trì nguồn nước cho đa dạng sinh học,
hệ sinh thái thủy sinh và các hoạt động du lịch, lễ hội văn hóa gắn với nguồn
nước trên lưu vực sông.
- Hệ thống công trình khai thác lớn (Hồ thủy lợi Cấm
Sơn) cần phải được nâng cao năng lực, hiệu quả lấy nước phù hợp với điều kiện
nguồn nước.
- Ưu tiên phục hồi, cải thiện sông, đoạn sông bị
suy thoái, cạn kiệt và ô nhiễm đối với sông Cầu, các sông, đoạn sông chảy qua
khu tập trung dân cư.
- Hạn chế gia tăng lưu lượng khai thác nước dưới đất
hoặc phải có các giải pháp khai thác hợp lý ở khu vực đô thị có nguy cơ hạ thấp
mực nước quá mức, sụt lún đất đảm bảo không vượt ngưỡng giới hạn về mực nước,
lưu lượng. Cân đối, điều chỉnh lưu lượng hợp lý ở các khu vực đã bị khai thác
quá mức phù hợp với điều kiện thực tế. Tăng cường điều tra, tìm kiếm nguồn nước
dưới đất phục vụ cấp nước sinh hoạt ở những vùng khan hiếm nước trên địa bàn tỉnh.
c) Bổ sung các biện pháp phòng chống, khắc phục hậu
quả do nước gây ra
- Duy trì diện tích rừng hiện có, nâng cao chất lượng
che phủ rừng phòng hộ, tiếp tục phát triển diện tích rừng trên cơ sở khai thác
đất đồi núi chưa sử dụng.
- Xây dựng hệ thống các giải pháp đồng bộ để giảm
thiểu các tác hại do nước gây ra, đặc biệt là lũ ống, lũ quét, sạt, lở đất.
- Nghiên cứu các giải pháp phòng, chống sạt, lở bờ
sông, tập trung tại các khu vực thuộc các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Hiệp Hòa.
d) Xác định các đập, hồ chứa, công trình điều tiết,
tích trữ nước, phát triển nguồn nước có quy mô vừa và nhỏ.
Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 902 hồ, ao, đầm, đập,
hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước có quy mô vừa và nhỏ (gồm: 535
hồ, 255 hồ đập, 108 ao và 06 đầm. Trong đó có khoảng 70 hồ chứa lớn với tổng diện
tích gần 5.000 ha, một số hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như: Hồ Cấm
Sơn, trữ lượng nước khoảng 249,8 triệu m3; hồ Suối Nứa, trữ lượng
khoảng 6,27 triệu m3; hồ Hố Cao, trữ lượng khoảng 1,151 triệu m3;
hồ Cây Đa, trữ lượng khoảng 2,97 triệu m3 và hồ Suối Mỡ, trữ lượng
khoảng 2,024 triệu m3…).
13. Phương án phân bổ và
khoanh vùng đất đai
- Nguồn lực đất đai được điều tra, đánh giá, thống kê,
kiểm kê, hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế được quy hoạch sử dụng hiệu quả, hợp
lý, tiết kiệm, bền vững với tầm nhìn dài hạn; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi
khí hậu. Việc triển khai các dự án sau khi Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt phải bảo đảm phù hợp với chỉ
tiêu quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất quốc gia
05 năm 2021 - 2025 phân bổ cho tỉnh Bắc Giang theo Quyết định số 326/QĐ-TTg
ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 227/QĐ-TTg ngày 12/3/2024
của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025 được
Thủ tướng Chính phủ phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 và các
quyết định điều chỉnh, bổ sung (nếu có) của cấp có thẩm quyền.
- Các chỉ tiêu diện tích chuyển đổi đất nông nghiệp
sang đất phi nông nghiệp, đất ở, đất phát triển hạ tầng được tính toán, xác định
trên cơ sở tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đất Quốc gia, định hướng phát triển các
ngành, lĩnh vực và nhu cầu phát triển của địa phương để triển khai các phương
án phát triển theo không gian, lãnh thổ và các công trình, dự án hạ tầng, báo
cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- UBND tỉnh Bắc Giang có trách nhiệm xây dựng kế hoạch
sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phù hợp với
phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất
trong Quy hoạch tỉnh để làm căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh,
phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của
pháp luật.
14. Danh mục sơ đồ, bản đồ quy
hoạch
Danh mục sơ đồ, bản đồ Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời
kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định tại Thông tư số
04/2023/TT-BKHĐT ngày 26/6/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
15. Các nội dung khác giữ
nguyên theo Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050./.