ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
371/2010/QĐ-UBND
|
Bắc
Kạn, ngày 01 tháng 03 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH XỬ LÝ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2007,
2008;
Căn cứ Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004; Nghị định số 77/2007/NĐ-CP
ngày 10/5/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
150/2004/NĐ-CP ngày 29/7/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24/7/2006; Nghị định số 22/2009/NĐ-CP
ngày 24/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
70/2006/NĐ-CP ngày 24/7/2006 quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm
giữ theo thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 18/TTr-STP ngày 25/02/2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định xử lý tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính trong hoạt động khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3.
Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Công an tỉnh,
Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Nông nghiệp&PTNT,
Chánh Thanh tra tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Thủ trưởng các đơn
vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các
xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trương Chí Trung
|
QUY ĐỊNH
XỬ LÝ TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG
KHOÁNG SẢN TRÁI PHÉP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 371/2010/QĐ-UBND Ngày 01/3/2010 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Điều 1. Phạm
vi, đối tượng điều chỉnh
Quy định này quy định về xử lý
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong hoạt động khoáng sản trái phép;
trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt và của các cơ quan liên quan
Điều 2.
Nguyên tắc xử lý
1. Việc xử lý tang vật, phương
tiện vi phạm hành chính phải thực hiện theo đúng quy định của Pháp lệnh xử lý
vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan;
2. Đảm bảo kịp thời, triệt để và
đúng theo quy định này.
Điều 3.
Đoàn (tổ) công tác liên ngành
1. Đoàn (tổ) công tác liên ngành
do cơ quan, người có thẩm quyền thành lập để thường xuyên kiểm tra việc chấp
hành pháp luật về khoáng sản của nhà nước, Chỉ thị số 07/2009/CT-UBND ngày
28/4/2009 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các hoạt động
thăm dò, khai thác khoáng sản vàng trái phép trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và các
văn bản khác của UBND tỉnh về quản lý hoạt động khoáng sản, bao gồm các thành
viên đại diện cho các cơ quan chức năng: cơ quan ra Quyết định xử lý vi phạm
hành chính; cơ quan tài chính cùng cấp; chính quyền xã và các cơ quan liên
quan…
2. Đoàn (tổ) công tác liên ngành
thực hiện kiểm tra, phát hiện vi phạm trong hoạt động khoáng sản, đồng thời có
thể tiến hành xử lý và kể cả việc thực hiện chức năng của Hội đồng đánh giá tài
sản khi có yêu cầu.
Điều 4. Xử
lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Tạm giữ tang vật, phương tiện
chờ xử lý:
a) Mọi tang vật, phương tiện được
sử dụng trong hoạt động khoáng sản trái phép đều bị tạm giữ ngay, nhằm tránh việc
tẩu tán, biển thủ hoặc tiêu hủy.
b) Người ra quyết định tạm giữ
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ.
Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm
giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm, nếu người
vi phạm trốn tránh hoặc cố tình không ký vào biên bản tạm giữ thì phải có chữ
ký của những người chứng kiến. Biên bản tạm giữ phải giao cho người vi phạm, đại
diện tổ chức vi phạm một bản.
c) Tang vật, phương tiện bị tạm
giữ được giao cho UBND nơi có điều kiện thuận lợi nhất (cự ly, đường xá, nhà bảo
quản…). UBND nơi được giao tang vật phương tiện bị tạm giữ phải có trách nhiệm
quản lý, bảo quản.
d) Trường hợp tang vật, phương
tiện không thể vận chuyển về nơi bảo quản thì phải bố trí người trông giữ, bảo
quản. Mọi chi phí trông giữ phải đảm bảo chi trả thỏa đáng và phù hợp với thực
tế.
2. Tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính
a) Việc tịch thu tang vật,
phương tiện sử dụng trong hoạt động khoáng sản trái phép được thực hiện theo
đúng quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật
hiện hành có liên quan.
b) Đối với tang vật, phương tiện
bị tịch thu nếu xét thấy không còn giá trị sử dụng hoặc không có khả năng vận
chuyển đến nơi có thể giao quản lý, bảo quản; chi phí thực tế cho việc vận chuyển
đến nơi bảo quản cao hơn số tiền thu được sau thanh lý thì Đoàn (tổ) công tác
liên ngành sẽ thành lập ngay Hội đồng đánh giá tài sản để xử lý các bước tiếp
theo, hoặc áp dụng biện pháp làm vô hiệu hóa khả năng vận hành của phương tiện,
tang vật đã bị tịch thu.
c) Hội đồng đánh giá tài sản gồm
các thành viên trong Đoàn (tổ) công tác liên ngành hoặc có thể bổ sung thêm
thành viên (nơi đi lại thuận lợi) và có nhiệm vụ:
+ Chuẩn bị tài liệu đánh giá tài
sản;
+ Tiến hành đánh giá tài sản;
+ Lập biên bản đánh giá (biên bản
phải có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng).
d) Việc tiêu hủy tang vật, phương
tiện, bán phế liệu hoặc áp dụng biện pháp vô hiệu hóa đối với phương tiện bị tịch
thu được thực hiện dựa trên báo cáo của Hội đồng đánh giá tài sản.
đ) Hội đồng đánh giá tài sản tiến
hành các thủ tục để tiêu hủy tang vật, phương tiện bị tịch thu. Việc tiêu hủy
hoặc bán phế liệu… phải được lập thành biên bản và phải có chữ ký của tất cả
các thành viên của Hội đồng.
3. Đối với tang vật, phương tiện
còn giá trị sử dụng thì tiến hành hoàn tất thủ tục chuyển cơ quan Tài chính có
thẩm quyền hoặc Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản của tỉnh để thực hiện bán
đấu giá theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và văn bản pháp luật
về đấu giá tài sản.
Điều 5. Xử
lý tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính
1. Chủ sở hữu hợp pháp của
phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện
của mình để sử dụng vào hoạt động khoáng sản trái phép thì bị xử lý tịch thu
phương tiện theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp phương tiện đó bị chiếm
đoạt hoặc bị sử dụng trái phép).
Việc cho thuê, mượn hoặc thuê
người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng văn bản có công chứng giữa
chủ sở hữu hợp pháp và người được thuê, được mượn trước khi hành vi vi phạm xảy
ra.
Bản giao kết phải ghi rõ nội
dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển và trong
thời hạn 24 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi thăm dò,
khai thác, chế biến khoáng sản trái phép phải xuất trình văn bản giao kết đó
cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc.
2. Đối với người điều khiển
phương tiện tham gia hoạt động khoáng sản trái phép thì ngoài việc bị xử lý vi
phạm hành chính theo quy định của pháp luật khoáng sản còn bị tạm giữ giấy phép
điều khiển phương tiện để xử lý
3. Đối với tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân thực hiện hành vi cho thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào hoạt động
khoáng sản trái phép sẽ bị thu hồi quyền sử dụng đất.
Điều 6.
Trách nhiệm của người có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền xử phạt hành
chính mà xử lý không đúng quy định, sách nhiễu, dung túng, bao che không xử lý
hoặc xử lý không kịp thời nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì
bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Điều 7.
Trách nhiệm của cơ quan liên quan trong thực hiện xử lý vi phạm hành chính
1. UBND cấp xã:
a) Thực hiện các biện pháp quản
lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; ngăn chặn ngay việc đưa trái phép các phương
tiện hoặc hành vi thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trái phép tại địa bàn
quản lý.
b) Quản lý tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính bị tạm giữ. Nếu để xảy ra tình trạng mất mát, đánh tráo hoặc
hư hỏng thì Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp
luật.
c) Đối với tang vật, phương tiện
tạm giữ có nguy cơ bị đe đọa đến sự an toàn phải đề xuất ngay phương án bảo vệ
tang vật, phương tiện.
d) Lập dự toán kinh phí bảo đảm
cho công tác quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ bao gồm: kinh phí thuê
nơi tạm giữ, kinh phí phục vụ xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ không còn
giá trị sử dụng buộc phải tiêu hủy hoặc bán phế liệu và các khoản chi khác phù
hợp với quy định của pháp luật.
2. UBND cấp huyện, các cơ quan
liên quan phối hợp cùng UBND cấp xã thường xuyên kiểm tra địa bàn xảy ra tình
trạng thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trái phép. Có biện pháp mạnh nhằm
ngăn chặn ngay việc thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.
Điều 8. Tổ
chức thực hiện
1. Người có thẩm quyền xử phạt
vi phạm hành chính ngoài việc thực hiện theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính
và các văn bản hướng dẫn còn phải thực hiện nghiêm túc quy định này.
2. UBND cấp xã, UBND cấp huyện
và các cơ quan liên quan hàng tháng thực hiện việc báo cáo cho cơ quan cấp trên
việc thực hiện quy định này
3. Trong quá trình thực hiện, nếu
có vấn đề phát sinh, vướng mắc, yêu cầu các cơ quan, đơn vị báo cáo cho UBND tỉnh
xem xét, sửa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp (thông qua Sở Tư pháp - cơ quan thường
trực công tác theo dõi tình hình thi hành văn bản QPPL)./.