Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 150/2004/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong khoáng sản

Số hiệu: 150/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 29/07/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 150/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 150/2004/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 7 NĂM 2004 QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; hình thức xử phạt, mức xử phạt; thẩm quyền xử phạt; thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản (bao gồm lập bản đồ địa chất, nghiên cứu chuyên đề địa chất và đánh giá tiềm năng khoáng sản); khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ tài nguyên khoáng sản do tổ chức, cá nhân cố ý hoặc vô ý vi phạm mà không phải là tội phạm nhưng theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Các hành vi vi phạm hành chính thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật khác không quy định tại Nghị định này mà có liên quan đến lĩnh vực khoáng sản thì thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt

1. Tổ chức, cá nhân trong nước có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản; trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Nguyên tắc và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện, nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt nhưng bị áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

Điều 4. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là một năm, kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong quyết định xử phạt mà không tái phạm.

Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 6. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả

1. Mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước giấy phép;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;

b) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và cây trồng;

c) Buộc nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Buộc san lấp công trình; thực hiện đầy đủ yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường theo quy định;

đ) Buộc đăng ký với cơ quan có thẩm quyền về kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản;

e) Buộc thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin của Nhà nước về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản;

g) Buộc lập thiết kế mỏ; bổ nhiệm giám đốc điều hành mỏ theo quy định.

Điều 7. Nguyên tắc xác định mức phạt tiền

Khi xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là mức trung bình của khung tiền phạt quy định tại Nghị định này đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; đối với vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng cao hơn nhưng không được cao hơn mức tối đa của khung tiền phạt.

Chương 2:

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

Điều 8. Vi phạm quy định về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản mà không có quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Thực hiện không đúng đề án, kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép điều chỉnh;

c) Không nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, mẫu vật địa chất theo quy định.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả

a) Buộc đăng ký kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc phải nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, mẫu vật địa chất theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.

Điều 9. Vi phạm quy định về khảo sát khoáng sản

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khảo sát khoáng sản không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép khảo sát đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định;

b) Không nộp báo cáo kết quả khảo sát theo quy định hoặc nộp chậm từ ba mươi (30) ngày trở lên, kể từ ngày giấy phép khảo sát chấm dứt hiệu lực;

c) Chuyển ra ngoài khu vực khảo sát các mẫu vật địa chất, khoáng sản với số lượng và chủng loại không đúng với quy định tại giấy phép khảo sát đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, ngoài hình thức phạt tiền còn buộc phải nộp báo cáo kết quả khảo sát theo quy định.

Điều 10. Vi phạm quy định về thăm dò khoáng sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch thăm dò với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

b) Không nộp báo cáo kết quả thăm dò theo quy định hoặc nộp chậm từ ba mươi (30) ngày trở lên, kể từ ngày giấy phép thăm dò chấm dứt hiệu lực.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thăm dò khoáng sản không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định;

b) Không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò hoặc thực hiện không đúng yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường theo quy định khi giấy phép thăm dò hết hiệu lực;

c) Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò các mẫu vật địa chất, khoáng sản với số lượng và chủng loại không đúng với quy định tại giấy phép thăm dò đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

a) Tước giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này trong trường hợp có tình tiết tăng nặng theo quy định;

b) Buộc thông báo kế hoạch thăm dò theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Buộc phải nộp báo cáo kết quả thăm dò đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

d) Buộc chấm dứt hoạt động thăm dò; buộc san lấp các công trình thăm dò và phải thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này.

Điều 11. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch khai thác, không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu hoạt động sản xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khai thác khoáng sản không có thiết kế mỏ; không có giám đốc điều hành mỏ theo quy định;

b) Không ký quỹ để bảo đảm phục hồi môi trường và đất đai sau khai thác và khi đóng cửa mỏ theo quy định;

c) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo sai số liệu về hoạt động khai thác khoáng sản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

d) Khai thác tận thu khoáng sản khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm đối với khai thác khoáng sản không phải là vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm sau đây:

a) Khai thác khoáng sản không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp sau khai thác và đóng cửa mỏ theo quy định;

c) Không thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin của Nhà nước về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản theo quy định khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản.

4. Phạt tiền từ 50.000.000 đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp khai thác khoáng sản vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

a) Tước giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này khi có tình tiết tăng nặng theo quy định;

b) Buộc áp dụng các biện pháp tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này để khắc phục hậu quả gây ra do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3 và khoản 4 Điều này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.

Điều 12. Vi phạm quy định về chế biến khoáng sản

1. Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với việc không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo sai số liệu cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chế biến khoáng sản không phải là vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm mà không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi quy định tại khoản 2 điều này trong trường hợp chế biến khoáng sản vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm.

4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước giấy phép chế biến khoáng sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi có tình tiết tăng nặng theo quy định.

Điều 13. Vi phạm khác về quản lý khoáng sản

1. Phạt tiền từ 400.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tiến hành hợp pháp các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, khảo sát, thăm dò khoáng sản.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Cất giấu, phá huỷ, làm tổn hại đến chất lượng hoặc mua, bán, vận chuyển trái phép các mẫu vật địa chất, khoáng sản đặc biệt quý hiếm theo quy định của pháp luật về khoáng sản;

b) Khi phát hiện được các điểm khoáng sản mà không báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền gây khó khăn cho việc quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản;

c) Tiết lộ thông tin về tài nguyên khoáng sản thuộc bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

d) Cản trở các hoạt động kiểm tra, thanh tra về khoáng sản của người thi hành công vụ và cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ) Cản trở các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản hợp pháp theo quy định.

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu mẫu vật địa chất, khoáng sản đặc biệt quý hiếm bị mua, bán, vận chuyển trái phép.

Chương 3:

THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN

Điều 14. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép;

đ) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 14 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép;

e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 15. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản của Thanh tra về khoáng sản

1. Thanh tra viên về khoáng sản đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Đình chỉ hành vi vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

đ) Đình chỉ hành vi vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

3. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép;

đ) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

e) Đình chỉ hành vi vi phạm, buộc khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

Điều 16. Uỷ quyền và nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

1. Việc uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản áp dụng theo quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản áp dụng theo quy định tại Điều 42 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 17. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002.

2. Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt.

3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt theo quy định tại Điều 54 và Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

4. Khi áp dụng hình thức tịch thu khoáng sản, tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng quy định tại Điều 60 và khoản 1 Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 18. Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn quy định. Nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt không thi hành quyết định xử phạt hoặc cố ý trốn tránh thi hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản, cơ quan, người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 19. Khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản hoặc người đại diện hợp pháp có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền.

Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những quyết định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản trái pháp luật.

2. Thủ tục khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

Điều 20. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che cho người vi phạm; không xử phạt hoặc xử lý không đúng mức xử phạt hoặc xử phạt trái thẩm quyền theo quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, công dân, tổ chức thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính

Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Nghị định này thay thế Nghị định số 35/CP ngày 23 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.

Điều 23. Tổ chức thực hiện

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
--------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No. 150/2004/ND-CP

Hanoi, July 29, 2004

DECREE

PRESCRIBING THE SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF MINERALS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of December 25, 2001;
Pursuant to the Minerals Law of March 20, 1996;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 2, 2002;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Objects and scope of regulation

1. This Decree prescribes acts of administrative violation in the field of minerals; sanctioning forms and levels; sanctioning competence; sanctioning procedures and remedial measures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Administrative-violation acts, which are governed by other legal documents, not prescribed in this Decree but related to the field of minerals, shall be administratively sanctioned according to the provisions of such legal documents.

Article 2.- Sanctioned subjects

1. Domestic organizations and individuals that commit acts of administrative violation in the field of minerals.

2. Foreign organizations and individuals that commit acts of administrative violation in the field of minerals, except for cases where the international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to contain different provisions, the provisions of such international agreements shall apply.

Article 3.- Principles and statute of limitations for sanctioning of administrative violations

1. The principles for sanctioning of administrative violations in the field of minerals shall comply with the provisions of Article 3 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The statute of limitations for sanctioning of an administrative violation in the field of minerals is one year counting from the date such administrative violation is committed; past the above-said time limit, no sanction shall be imposed but the measures prescribed in Clause 3, Article 6 of this Decree, must be applied to remedy the consequences caused by such administrative violation.

Article 4.- The time limit for being considered having not yet been sanctioned for administrative violations

The time limit for being considered having not yet been sanctioned for administrative violations in the field of minerals is one year counting from the date the administratively sanctioned organizations or individuals completely serve the sanctioning decisions, during they do not relapse into violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The extenuating and aggravating circumstances to be applied upon the sanctioning of administrative violations in the field of minerals shall comply with the provisions of Article 8 and Article 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 6.- Forms of sanctioning administrative violations and remedial measures

1. For each administrative-violation act, the violating organizations or individuals shall be subject to one of the following sanctioning forms:

a) Caution;

b) Fine.

2. Depending on the nature and seriousness of administrative violations in the field of minerals, the violating organizations or individuals may also be subject to one or more of the following additional sanctioning forms:

a) Deprivation of the licenses;

b) Confiscation of material evidences and means used for commission of administrative violations.

3. Apart from the sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the organizations and individuals committing administrative violations in the field of minerals may also be subject to the application of one or more of the following remedical measures:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Forcible destruction of articles which cause harms to human health, domestic animals and crops;

c) Forcible submission of reports on basic geological surveys of mineral resources and mineral activities to competent State bodies;

d) Forcible fill-up and leveling of construction works; full satisfaction of the requirements on mineral resources and environmental protection according to regulations;

e) Forcible registration with competent agencies of plans on basic geological mineral resource surveys and mineral activities;

f) Forcible payment for the use of the State's data and information on mineral survey and/or prospection results;

g) Forcible mine designing; appointment of mine executive directors according to regulations.

Article 7.- Principles for determining fine levels

When the sanctioning form of fine is applied, the specific fine level for an administrative-violation act in the field of minerals shall be the average level of the fine bracket prescribed in this Decree for such act; if the violation involves extenuating circumstance(s), the fine level may be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket; for violations involving aggravating circumstances, the fine levels may be increased but must not be higher than the maximum level of the fine bracket.

Chapter II

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Violating the regulations on basic geological surveys of mineral resources

1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for acts of not registering basic geological mineral resource survey plans with competent State agencies according to regulations.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 10,000,000 for one of the following violation acts:

a) Conducting basic geological mineral resource surveys without approving decisions of competent State bodies;

b) Failing to comply with the basic geological mineral resource surveys already approved or permitted for adjustment by competent State bodies;

c) Failing to submit reports on basic geological mineral resource surveys results, geological samples as provided for.

3. Remedial measures

a) Forcible registration of basic geological mineral resource survey plans as prescribed, for violation acts specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible submission of reports on results of basic geological mineral resource surveys, geological samples as prescribed, for violation acts stipulated at Point c, Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following violation acts:

a) Conducting mineral prospections without permits as prescribed or with expired permits, except for cases where dossiers of application for extension have been submitted according to regulations;

b) Failing to submit reports on propection results as provided for or submitting them later than schedule for thirty (30) days or more as from the date the prospection permits terminate their validity;

c) Moving out of prospection areas geological or mineral samples with quantities and categories being at variance with the propection permits granted by competent State bodies.

2. For violation acts prescribed at Point b, Clause 1 of this Article, apart from fines, the violators must also submit reports on prospection results as provided for.

Article 10.- Violating the regulations on mineral exploration

1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for acts of failing to notify the exploration plans to competent State bodies.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 10,000,000 for one of the following violation acts:

a) Failing to observe the regime of periodical reporting to competent State bodies according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following violation acts:

a) Conducting mineral prospection without permits as provided for or with expired permits, except for cases where the dossiers of application for extension thereof have been already submitted;

b) Failing to fill up and level exploration works or filling up and leveling them not according to the requirements on protection of mineral resources, protection of the environment as provided for when the exploration permits have expired.

c) Moving out of exploration areas geological and mineral samples with quantities and categories being at variance with exploration permits granted by competent State bodies.

4. Additional sanctioning forms and remedial measures

a) Deprivation of licenses, for violation acts prescribed at Point c, Clause 3 of this Article if they involve aggravating circumstances as provided for;

b) Forcible notification of the exploration plans as prescribed, for violation acts prescribed in Clause 1 of this Article;

c) Forcible submission of reports on exploration results, for violation acts prescribed at Point b, Clause 2 of this Article;

d) Forcible termination of exploration activities; forcible fill-up and leveling of exploration works and application of measures to protect the mineral resources and environment, for violation acts prescribed at Points a and b, Clause 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for acts of failing to notify the exploitation plans, failing to register the dates of commencing the capital construction of mines, the dates of commencing production activities with the competent State bodies according to regulations.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 10,000,000 for one of the following violation acts:

a) Exploiting minerals without mine designs; without executive directors of the mines as provided for;

b) Failing to make deposit as security to ensure environmental and soil rehabilitation after exploitation and mine closure according to regulations;

c) Failing to observe the periodical report regime, making reports with wrong data on mineral exploitation activities to competent State bodies according to regulations;

d) Exploiting minerals to the utmost while the permits have expired, except for cases where the application for extension thereof has been submitted according to regulations.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 50,000,000 for one of the following violation acts of exploiting minerals other than gold, silver, platium, germstones rare earth:

a) Exploiting minerals without the prescribed permits or with expired permits, except for cases where the application for extension thereof has been submitted according to regulations;

b) Failing to apply or improperly applying measures after exploitation and mine closure according to regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 for one of the violation acts prescribed in Clause 3 of this Article for cases of exploiting minerals being gold, silver, platium, germstone, rare earth.

5. Additional sanctioning forms and remedial measures

a) Deprivation of permits, for violation acts prescribed at Points a, b and c of Clause 2 of this Article when aggravating circumstances are involved as provided for;

b) Forcible application of relavant measures prescribed in Clause 3, Article 6 of this Decree to redress the consequences caused by the violation acts prescribed in Clause 1; Points a, b and c of Clause 2; Clauses 3 and 4 of this Article;

c) Confiscation of material evidences and/or violation means, for violation acts prescribed at Point d of Clause 2, Point a of Clause 3, and Clause 4 of this Article.

Article 12.- Violating the regulations on mineral processing

1. A fine of between VND 500,000 and 2,000,000 for failing to observe the periodical report regime, reporting false data to competent State bodies according to regulations.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 10,000,000, for acts of processing minerals other than gold, silver, platium, germstone, rare earth without the prescribed permits or with expired permits, except for cases where application for extension thereof has been submitted according to regulations.

3. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for acts prescribed in Clause 2 of this Article in case of processing minerals being gold, silver, platium, germstone, rare earth.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 13.- Other violations regarding mineral management

1. A fine of between VND 400,000 and 2,000,000 for acts of obstructing lawful activities of basic geological mineral resource survey, mineral prospection and exploration.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following violation acts:

a) Concealing, destroying, harming the quality of, or illegally buying, selling, transporting particularly precious and rare geological samples or minerals according to law provisions on minerals;

b) Failing to report or untruthfully reporting on detected mineral spots to competent State bodies, causing difficulties for management and protection of mineral resources;

c) Disclosing information on mineral resources classified as State secrets but not seriously enough to be examined for penal liability;

d) Obstructing minerals examination or inspection activities of persons on duty and competent State bodies;

e) Obstructing lawful activities of mineral exploitation and processing.

3. Additional sanctioning forms: Confiscation of particularly precious and rare geological samples or minerals, which are illegally purchased, sold, transported.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



COMPETENCE, PROCEDURES FOR SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF MINERALS

Article 14.- Competence of People's Committees of different levels to sanction administrative violations in the domain of minerals

1. The commune-level People's Committee presidents have the competence:

a) To serve caution;

b) To impose fines of up to VND 500,000;

c) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations, which are valued at up to VND 500,000;

d) Forcible application of measures to redress consequences caused by administrative violations.

2. The district-level People's Committee presidents have the competence:

a) To impose caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations;

d) To confiscate illegally exploited minerals;

e) To strip of the right to use permits falling under their respective competence;

f) To force the application of measures to redress consequences caused by administrative violations.

3. The provincial-level People's Committee presidents have the competence:

a) To serve caution;

b) To impose fines of up to the maximum level for domains prescribed at Points d and e of Clause 2, Article 14 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;

c) To strip of the right to use permits falling under their respective jurisdiction;

d) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f) To force the application of measures to redress consequences caused by administrative violations.

Article 15.- Mineral inspectors' competence to sanction administrative violations in the field of minerals

1. Mineral inspectors on duty have the power:

a) To serve caution;

b) To impose fines of up to VND 200,000;

c) To confiscate material evidences, violation means valued at up to VND 2,000,000;

d) To stop violation acts and force the redress of consequences caused by violation acts.

2. The chief inspectors of the provincial/municipal Natural Resources and Environment Services have the power:

a) To serve caution;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations;

d) To strip of the right to use permits falling under their respective jurisdiction;

e) To stop violation acts, to force the redress of consequences caused by violation acts.

3. The chief inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment has the power:

a) To serve caution;

b) To impose fines of up to VND 100,000,000;

c) To confiscate material evidences, means used for commission of administrative violations;

d) To confiscate illegally exploited minerals;

e) To strip of the right to use permits falling under his/her jurisdiction;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 16.- Authorization and principles for determination of competence to handle administrative violations in the field of minerals

1. The authorization of handling of administrative violations in the field of minerals shall comply with the provisions of Article 41 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The principles for determination of competence to handle administrative violations in the field of minerals shall comply with the provisions of Article 42 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 17.- Procedures for sanctioning of administrative violations in the field of minerals

1. The procedures and order of sanctioning administrative violations in the field of minerals shall comply with the provisions of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Decree No. 134/2003/ND-CP of November 14, 2003 detailing the implementation of a number of articles of the 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations.

2. The sanctioning of administrative violations in the field of minerals must be recorded in dossiers and fully archived at the sanctioning agencies.

3. Organizations and individuals subject to fines must pay fines according to the provisions of Articles 54 and 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

4. When applying the form of confiscating minerals, material evidences and/or violation means, the persons having the sanctioning competence must strictly comply with the provisions of Article 60 and Clause 1, Article 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 18.- Execution of decisions to sanction and coercive execution of decisions to sanction administrative violations in the field of minerals

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. When applying measures to force the executition of decisions on sanctioning of administrative violations in the field of minerals, the competent agencies and persons must comply with the law-prescribed order and procedures for coercion.

Chapter IV

COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, HANDLING OF VIOLATIONS

Article 19.- Complaints, denunciations

1. Organizations and individuals sanctioned for administrative violations in the field of minerals or their lawful representatives may lodge complaints about sanctioning decisions of competent agencies or persons.

Citizens have the right to denounce to competent State bodies illegal decisions on sanctioning of administrative violations in the field of minerals.

2. The procedures for complaints, denunciations and the settlement thereof shall comply with the provisions of Article 118 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 20.- Handling of violations committed by persons competent to sanction administrative violations in the field of minerals

Persons competent to sanction administrative violations in the field of minerals, who commit acts of harassing for bribes, tolerating or covering up violators; failing to sanction or improperly handling or sanctioning ultra vires shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively disciplined or examined for penal liability; if causing damage to the State, citizens and/or organizations, they must pay compensations therefor according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Persons who are sanctioned for administrative violations in the field of minerals, if committing acts of resisting persons on duty, delaying or shirking the execution or other acts, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability; if causing damage, they must pay compensations therefor according to law provisions.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 22.- Implementation effect

This Decree takes implementation effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

It replaces the Government's Decree No. 35/CP of April 23, 1997 prescribing the administrative violations in the field of State management over minerals.

Article 23.- Implementation organization

The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries and branches in, guiding and organizing the implementation of this Decree.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the Government-attached agencies and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 150/2004/NĐ-CP ngày 29/07/2004 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


34.519

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.14.245
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!