Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 03/2003/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Văn Hiện
Ngày ban hành: 18/04/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 03/2003/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2003

 

NGHỊ QUYẾT

CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO SỐ 03/2003/NQ-HĐTP NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LỆNH THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ vào Luật tổ chức Toà án nhân dân;
Để thi hành đúng và thống nhất các quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã được sửa đổi, bổ sung theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (sau đây gọi tắt là Pháp lệnh);

QUYẾT NGHỊ:

1. Về quy định "Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu"

"Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu" quy định tại Điều 2 Pháp lệnh là cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức đã ra một trong những quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc có một trong những hành vi hành chính quy định tại Điều 11 Pháp lệnh.

2. Về quy định tại Điều 2 Pháp lệnh

Theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh thì khi thuộc một trong các trường hợp sau đây, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà Toà án căn cứ vào quy định tương ứng tại các điểm 3, 5 và 6 Điều 31 Pháp lệnh để trả lại đơn kiện:

a. Người khởi kiện chưa khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu;

b. Người khởi kiện đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu, nhưng chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu và cũng chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu;

c. Chưa có quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu đối với khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

d. Đã khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo và đã có quyết định giải quyết khiếu nại của người đó.

3. Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính

Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính phải là quyết định hành chính lần đầu. Ngoài những quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành lần đầu trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể thuộc thẩm quyền của mình, thì những quyết định hành chính sau đây cũng được coi là quyết định hành chính lần đầu:

a. Sau khi ban hành quyết định hành chính nhưng chưa có khiếu nại, cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành quyết định hành chính đó ban hành một quyết định hành chính khác thay thế quyết định hành chính trước, thì quyết định mới được ban hành này là quyết định hành chính lần đầu;

b. Sau khi ban hành quyết định hành chính nhưng chưa có khiếu nại, cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành quyết định hành chính đó ban hành một quyết định hành chính khác sửa đổi, bổ sung một số điểm của quyết định hành chính trước, thì phần của quyết định hành chính trước không bị sửa đổi, huỷ bỏ và quyết định sửa đổi, bổ sung một số điểm của quyết định hành chính trước đều là quyết định hành chính lần đầu;

Cần lưu ý là đối với hai trường hợp a và b trên đây nếu các quyết định sau được ban hành sau khi cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã nhận được đơn khiếu nại và các quyết định đó là kết quả giải quyết khiếu nại, thì các quyết định sau là quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không phải là quyết định hành chính lần đầu;

c. Sau khi người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo hoặc Toà án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính ra quyết định huỷ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính bị khiếu nại hoặc bị khởi kiện; giao cho cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước giải quyết lại vụ việc đối với phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính đã bị huỷ và kết quả giải quyết lại là cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đã ra quyết định hành chính mới, thì quyết định mới này là quyết định hành chính lần đầu;

d. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ngoài việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính bị khiếu nại, còn quyết định về một hoặc một số vấn đề hoàn toàn mới chưa có trong quyết định bị khiếu nại, thì phần quyết định về một hoặc một số vấn đề hoàn toàn mới này là quyết định hành chính lần đầu.

Ví dụ: Khi xử lý vi phạm hành chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 400.000 đồng. Người bị xử phạt khiếu nại lần đầu và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã giữ nguyên quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó. Người bị xử phạt khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Kết quả giải quyết khiếu nại tiếp theo là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ngoài việc quyết định giữ nguyên quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, còn quyết định tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Trong trường hợp này quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là quyết định hành chính lần đầu.

đ. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ra quyết định huỷ quyết định hành chính do cơ quan hoặc người ra quyết định đó không có thẩm quyền. Người có thẩm quyền ra quyết định hành chính mới giải quyết vụ việc đó, thì quyết định mới này là quyết định hành chính lần đầu.

Ví dụ: Khi xử lý vi phạm hành chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 10 triệu đồng và tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị 5 triệu đồng. Người bị xử phạt khiếu nại lần đầu và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã giữ nguyên quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó. Người bị xử phạt khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Kết quả giải quyết khiếu nại tiếp theo là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã vì vi phạm thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Căn cứ vào Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới (có thể về nội dung cơ bản giống như nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã). Trong trường hợp này quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện là quyết định hành chính lần đầu.

4. Hành vi hành chính là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính

Theo quy định tại điểm 2 Điều 4 và Điều 11 Pháp lệnh thì hành vi hành chính là đối tượng khiếu kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính bao gồm các hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong các việc hoặc các lĩnh vực được quy định tại các điểm 2, 3, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều 11 Pháp lệnh và trong các việc hoặc các lĩnh vực khác mà pháp luật có quy định

5. Việc xác định người bị kiện trong vụ án hành chính

Theo quy định tại điểm 6 Điều 4 Pháp lệnh thì người bị kiện là cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện; do đó, để xác định đúng người bị kiện khi nào là cá nhân, khi nào là cơ quan nhà nước, tổ chức thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ việc đó.

Ví dụ: Có hai quyết định hành chính bị khiếu kiện yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính và đều do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ký (một quyết định về xử phạt vi phạm hành chính và một quyết định thu hồi đất của hộ gia đình). Căn cứ vào quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết các vụ việc này thì người bị kiện trong vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính là cá nhân Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 29 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính), còn người bị kiện trong vụ án hành chính về khiếu kiện quyết định thu hồi đất của hộ gia đình là Uỷ ban nhân dân cấp huyện (Điều 24 và Điều 26 Luật Đất đai).

Cần chú ý là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước quy định tại Điều 4 Pháp lệnh là người có chức vụ, chức danh cụ thể và theo quy định của pháp luật thì người có chức vụ, chức danh đó mới có thẩm quyền ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính. Mặc dù một quyết định hành chính hoặc một hành vi hành chính do một người cụ thể (ông Nguyễn Văn A, bà Trần Thị X...) ký hoặc thực hiện nhưng việc người đó ký quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính đó phải dưới danh nghĩa một chức vụ, chức danh có thẩm quyền (ví dụ: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện..., Trưởng Công an phường...); do đó, chỉ có thể gọi quyết định hành chính đó, hành vi hành chính đó của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện..., của Trưởng Công an phường...; mà không thể gọi quyết định hành chính đó, hành vi hành chính đó của một người cụ thể (ông Nguyễn Văn A, bà Trần Thị X...). Vì vậy, trong trường hợp người ra quyết định hành chính hoặc có hành vi hành chính đã chuyển công tác đi nơi khác hoặc về hưu... mà quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó bị khiếu kiện, thì người được bầu, được cử, được bổ nhiệm... thay chức vụ, chức danh của người đó phải kế thừa quyền và nghĩa vụ, có nghĩa họ chính là người bị kiện.

6. Việc giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính

Theo quy định tại Điều 3 (đoạn 1) Pháp lệnh thì người khởi kiện vụ án hành chính có thể đồng thời yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Thiệt hại trong trường hợp này là thiệt hại thực tế do có quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc hành vi hành chính gây ra. Nếu người khởi kiện vụ án hành chính có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết Toà án có thể thu thập thêm chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác. Trong trường hợp người khởi kiện vụ án hành chính có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại chưa có thể cung cấp chứng cứ được, thì tách phần giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại để giải quyết sau trong một vụ án dân sự khác theo thủ tục chung khi đương sự có yêu cầu.

Ví dụ: Một người khiếu kiện yêu cầu Toà án giải quyết huỷ bỏ quyết định hành chính tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, đồng thời yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do một số bộ phận của phương tiện đó bị mất, bị hư hỏng hoặc thu nhập thực tế bị mất do phương tiện đang bị giữ. Nếu Toà án xét thấy quyết định tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính là trái pháp luật và xét thấy yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại của người khiếu kiện là có căn cứ (do người khiếu kiện cung cấp đấy đủ chứng cứ, có người làm chứng....), thì Toà án quyết định huỷ quyết định hành chính đó, đồng thời quyết định về việc bồi thường thiệt hại; nếu người khiếu kiện chưa chứng minh được phương tiện đó bị mất, bị hư hỏng những bộ phận nào, thu nhập thực tế bị mất là những khoản nào, thì Toà án chỉ quyết định huỷ quyết định hành chính đó và dành phần giải quyết yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại để giải quyết trong một vụ án dân sự khác theo thủ tục chung khi đương sự có yêu cầu.

7. Việc giải quyết trong trường hợp người bị kiện sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện.

Theo quy định tại Điều 3 (đoạn 4) và Điều 20 Pháp lệnh thì trong quá trình giải quyết vụ án hành chính người bị kiện có quyền sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện; do đó, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính mà người bị kiện có quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện thì Toà án cần thông báo cho người khởi kiện biết và cần phân biệt:

a. Nếu người khởi kiện đồng ý với quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ đó và rút đơn kiện, thì Toà án căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án;

b. Nếu người khởi kiện không đồng ý với quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ đó và không rút đơn kiện, thì Toà án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung. Trong trường hợp này Toà án phải xem xét tính hợp pháp của quyết định bị khiếu kiện và quyết định sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định bị khiếu kiện để tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà có quyết định đúng pháp luật.

8. Về khái niệm "công trình, vật kiến trúc kiên cố khác" quy định tại điểm 2 Điều 11 Pháp lệnh

a. "Công trình" phải là vật chắc chắn, bền vững mà việc xây dựng nó công phu, phải có khoa học, kỹ thuật hoặc nghệ thuật. Ví dụ: một bức tượng đài; một hệ thống phục vụ nuôi trồng thuỷ sản...

b. "Vật kiến trúc kiên cố khác" là ngoài nhà ở, công trình thì vật kiến trúc kiên cố khác phải 1à vật được xây dựng chắc chắn và bền vững có giá trị sử dụng lâu dài.

Ví dụ: giếng nước, nhà để ôtô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, nhà xưởng, kho tàng...

c. Không phân biệt giá trị nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác từ bao nhiêu trở lên, nếu có khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ Toà án mới thụ lý giải quyết, mà chỉ cần xác định đúng đó là nhà ở, công trình, vật kiến trúc kiên cố khác thì Toà án phải thụ lý giải quyết theo thủ tục chung.

9. Về quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai

Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai quy định tại điểm 5 Điều 11 Pháp lệnh bao gồm các quyết định hành chính, hành vi hành chính quy định tại điểm 1 và 2 Điều 4 Pháp lệnh trong việc thực hiện nội dung quản lý đất đai quy định tại Điều 13 và các điều luật tương ứng khác của Luật Đất đai.

Quyết định của Uỷ ban nhân dân giải quyết tranh chấp đất đai là quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai và đương sự có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục chung.

10. Về quy định tại điểm 7 Điều 11 Pháp lệnh

Khi thi hành quy định tại điểm 7 Điều 11 Pháp lệnh cần chú ý là Toà án chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc trưng dụng, trưng mua, tịch thu tài sản được ban hành hoặc thực hiện sau ngày 02/10/1991 (ngày Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 297/CT).

11. Về quy định tại điểm 10 Điều 11 Pháp lệnh

Quy định tại điểm 10 Điều 11 Pháp lệnh cần được hiểu là ngoài các vụ án hành chính quy định tại các điểm từ điểm 1 đến điểm 9 Điều 11 Pháp lệnh, nếu trong một văn bản quy phạm pháp luật nào đó có quy định việc khiếu kiện để yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đối với loại quyết định hành chính, hành vi hành chính nào đó, thì khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là vụ án hành chính quy định tại điểm 10 Điều 11 Pháp lệnh và thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục chung. Vì vậy, khi có khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính mà không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm 1 đến điểm 9 Điều 11 Pháp lệnh, thì Toà án cần kiểm tra xem đã có văn bản quy phạm pháp luật nào về lĩnh vực đó quy định quyền khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đó theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hay không. Nếu có văn bản quy phạm pháp luật quy định thì Toà án căn cứ vào điểm 10 Điều 11 Pháp lệnh và quy định tương ứng của văn bản quy phạm pháp luật đó để thụ lý giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục chung; nếu chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định thì Toà án căn cứ vào điểm 1 Điều 31 Pháp lệnh trả lại đơn kiện cho người khởi kiện.

Theo quy định của một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành đã tổng hợp được thì các khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính sau đây thuộc trường hợp quy định tại điểm 10 Điều 11 Pháp lệnh và là vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục chung:

a. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp (trong việc cấp văn bằng bảo hộ, trong việc đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá theo Thoả ước Madrid, trong việc công nhận nhãn hiệu hàng hoá nổi tiếng) hoặc trong việc cấp li xăng không tự nguyện (Điều 27 và khoản 5 Điều 51 Nghị định số 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp và đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 06/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ);

b. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấy chứng nhận bản quyền tác giả (khoản 3, khoản 4 Điều 26 và Điều 33 Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự);

c. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ (Điều 36 Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 01/07/ 1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ);

d. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đối với việc từ chối công chứng, chứng thực không đúng với quy định của pháp luật (Điều 69 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực);

đ. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi vi phạm pháp luật về hành chính của cơ quan hải quan, công chức hải quan theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 54 Nghị định số 101/2001/NĐ-CP ngày 31/12/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan);

e. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ nhiệm hoặc Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư đối với quyết định của Ban chủ nhiệm hoặc của Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư (khoản 2 Điều 41 Pháp lệnh Luật sư);

g. Khiếu kiện quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính (Điều 119 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính).

12. Việc xác định thẩm quyền của Toà án và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo

Để thi hành đúng quy định tại khoản 1 Điều 13 Pháp lệnh về thẩm quyền, trước hết cần xem xét quyết định hành chính, hành vi hành chính đó liên quan đến một người hay nhiều người (từ hai người trở lên). Tuỳ từng trường hợp cụ thể mà việc xác định thẩm quyền giải quyết của Toà án hay của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo được thực hiện như sau:

a. Nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính đó chỉ có liên quan đến một người mà người đó vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án. Toà án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo biết và yêu cầu chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án (nếu có). Nếu đến trước thời điểm Toà án thụ lý vụ án đã có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, thì Toà án căn cứ vào điểm 6 Điều 31 Pháp lệnh trả lại đơn kiện cho người khởi kiện.

b. Nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính đó có liên quan đến nhiều người mà tất cả những người đó đều khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, ngoài ra có người hoặc tất cả những người đó vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo và người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo chưa có quyết định giải quyết khiếu nại, thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án và được thực hiện như trường hợp được hướng dẫn tại điểm a mục 12 này.

c. Nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính đó có liên quan đến nhiều người mà chỉ có một hoặc một số người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, thì Toà án cần phân biệt như sau:

- Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, những người khác còn lại không khởi kiện vụ án hành chính và cũng không khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án. Toà án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

- Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền, những người khác còn lại tuy không khởi kiện vụ án hành chính, nhưng lại khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Nếu Toà án chưa thụ lý vụ án thì Toà án căn cứ vào điểm 6 Điều 31 Pháp lệnh trả lại đơn kiện cho người khởi kiện; nếu Toà án đã thụ lý vụ án thì Toà án căn cứ vào điểm g khoản 1 Điều 41 Pháp lệnh ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính và chuyển hồ sơ vụ án cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo.

13. Việc giải quyết trường hợp Toà án đã thụ lý giải quyết vụ án hành chính sai (do đây là vụ án khác hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác)

Trong trường hợp Toà án đã thụ lý giải quyết vụ án hành chính sai (do đây là vụ án khác hoặc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác) thì tuỳ trường hợp mà giải quyết như sau:

a. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo trình tự sơ thẩm mà phát hiện việc giải quyết vụ án này là thuộc thẩm quyền của mình, nhưng đây không phải là vụ án hành chính mà là vụ án khác (dân sự, kinh tế, lao động) thì Toà án giải quyết lại vụ án theo thủ tục chung do pháp luật tố tụng quy định đối với việc giải quyết vụ án đó, đồng thời thông báo cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp biết;

b. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo trình tự sơ thẩm mà phát hiện việc giải quyết vụ án này là thuộc thẩm quyền của Toà án khác, thì Toà án đã thụ lý vụ án căn cứ vào khoản 2 Điều 13 Pháp lệnh xoá sổ thụ lý, chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền, đổng thời thông báo cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp biết;

c. Nếu khi xét xử phúc thẩm vụ án hành chính mà phát hiện vụ án thuộc trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và b mục 13 này, thì Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào điểm c Điều 64 Pháp lệnh huỷ bản án, quyết định sơ thẩm do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và giao hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại vụ án theo thủ tục chung do pháp luật tố tụng quy định đối với việc giải quyết vụ án đó;

d. Nếu khi xét xử giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ án hành chính mà phát hiện vụ án thuộc trường hợp được hướng dẫn tại các điểm a và b mục 13 này, thì Toà án cấp giám đốc thẩm hoặc tái thẩm căn cứ vào điểm 3 Điều 72 Pháp lệnh huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật do vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng và giao hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm để giải quyết sơ thẩm lại vụ án theo thủ tục chung do pháp luật tố tụng quy định đối với việc giải quyết vụ án đó.

14. Việc xác định thời điểm để tính thời hạn khởi kiện

Khi thi hành khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh cần chú ý là trong trường hợp người khởi kiện vụ án hành chính do không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đâu thì chỉ cần người khởi kiện làm đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính trong thời hạn 30 ngày (đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn thì trong thời hạn 45 ngày), kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà không phụ thuộc vào quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu được ban hành vào thời điểm nào.

15. Về việc Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà

Khoản 3 Điều 43 và Điều 63 Pháp lệnh quy định Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà hoặc phải có ý kiến bằng văn bản đối với một số loại vụ án hành chính cụ thể, nay theo quy định tại điểm 3 Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thì khi kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn: "Tham gia các phiên toà và phát biểu quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án"; do đó, từ nay trở đi sau khi thụ lý vụ án hành chính, Toà án phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết và yêu cầu Viện kiểm sát cùng cấp cử Kiểm sát viên tham gia phiên toà. Nếu vắng mặt Kiểm sát viên, thì Toà án phải hoãn phiên toà.

16. Về các quyết định của Toà án trong bản án hành chính sơ thẩm Khoản 2 Điều 49 Pháp lệnh quy định các nội đung chính của bản án.

Tuy nhiên điểm e khoản 2 này chỉ quy định là "các quyết định của Toà án" mà không quy định cụ thể là những quyết định nào. Khi xét xử vụ án hành chính tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà Toà án có thể có một hoặc một số quyết định sau đây:

a. Bác yêu cầu của người khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;

b. Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện tuyên huỷ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước thực hiện trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật;

c. Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của người khởi kiện tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;

d. Buộc cơ quan hành chính nhà nước bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây ra;

đ. Chấp nhận yêu cầu của người khởi kiện tuyên huỷ quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật; buộc bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân do quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật gây ra.

17. Việc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính ở giai đoạn phúc thẩm

Theo quy định tại Điều 62 Pháp lệnh thì trước khi xét xử phúc thẩm, Toà án có quyền đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định của Pháp lệnh này. Đồng thời theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 64 Pháp lệnh thì Toà án cấp phúc thẩm có quyền: "Huỷ bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án khi có một trong các trường hợp quy định tại Điều 41 của Pháp lệnh này"; do đó, để bảo đảm thống nhất thì trước khi mở phiên toà phúc thẩm nếu có một trong các trường hợp quy định tại Điều 41 Pháp lệnh, thì Toà án cấp phúc thẩm cũng phải thành lập Hội đồng xét xử, nếu kết quả xét xử cho thấy đúng có một trong các trường hợp quy định tại Điều 41 Pháp lệnh thì Toà án cấp phúc thẩm huỷ bản án hoặc quyết định sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án. Cần chú ý là nếu huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án, thì Toà án cấp phúc thẩm ra bản án phúc thẩm; nếu huỷ quyết định sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án, thì Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định phúc thẩm.

18. Về hiệu lực thi hành của Nghị quyết

a. Nghị quyết này được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thông qua ngày 18 tháng 4 năm 2003 và có hiệu lực thi hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Những hướng dẫn của Toà án nhân dân tối cao được ban hành trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực về các vấn đề được hướng dẫn trong Nghị quyết này đều bãi bỏ.

b. Đối với những vụ án hành chính mà Toà án đã thụ lý nhưng chưa xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm hoặc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để giải quyết.

c. Đối với các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp có những căn cứ kháng nghị khác.

 

 

Nguyễn Văn Hiện

(Đã ký)

 

THE JUDGES' COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 03/2003/NQ-HDTP

Hanoi, April 18, 2003

 

RESOLUTION

GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF PROVISIONS OF THE ORDINANCE ON PROCEDURES FOR HANDLING ADMINISTRATIVE CASES

THE COUNCIL OF JUDGES OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT

Pursuant to the Law on Organization of People's Courts;
In order to properly and uniformly implement the provisions of the Ordinance on Procedures for Handling Administrative Cases, which was amended and supplemented by the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Procedures for Handling Administrative Cases (hereinafter referred to as the Ordinance for short);

RESOLVES:

1. Regarding the provision on "persons competent to settle first-time complaints"

"Persons competent to settle first-time complaints" defined in Article 2 of the Ordinance are State administrative agencies, competent persons in State administrative agencies or heads of agencies or organizations that have issued one of the administrative decisions, disciplinary decisions on job dismissal or taken one of the administrative acts defined in Article 11 of the Ordinance.

2. Regarding the provisions in Article 2 of the Ordinance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Lawsuit initiators have lodged complaints with the persons competent to settle first-time complaints, but the time limit for settling first-time complaints has not yet expired and decisions on first-time complaint settlement have not yet been issued;

3. Regarding administrative decisions against which lawsuits are initiated to request the court to handle administrative cases

Administrative decisions against which lawsuits are initiated to request the court to handle administrative cases must be first-time ones. Apart from the administrative decisions issued for the first time by State administrative agencies or competent persons therein upon settling or handling specific matters under their respective competence, the following administrative decisions shall also be regarded as first-time ones:

a/ After the issuance of administrative decisions about which no complaints are lodged yet, the State administrative agencies or competent persons therein, that had issued such administrative decisions, have issued other administrative decisions to supersede the previous ones, the newly issued decisions shall be regarded as first-time ones;

b/ After the issuance of administrative decisions about which no complaints are lodged yet, the State administrative agencies or competent persons therein, that had issued such administrative decisions, have issued other administrative decisions to amend and/or supplement a number of points of the previous ones, the previous administrative decisions' parts which are neither amended nor annulled, as well as administrative decisions amending and/or supplementing a number of points of the previous ones shall all be regarded as first-time administrative decisions;

It must be noted that for above-said cases a and b, if the later decisions are issued after the State administrative agencies or competent persons therein have received written complaints and such decisions are the outcome of complaint settlement, such later decisions shall be regarded as first-time complaint settlement decisions but not first-time administrative decisions;

c/ After the persons competent to settle further complaints or the People's Courts competent to settle administrative cases issue decisions to partially or wholly cancel the complained or litigated administrative decisions; the State administrative agencies or competent persons therein shall be assigned to rehandle the cases regarding the part or the whole of the already canceled administrative decisions, and the result of the re-settlement is that such State administrative agencies or competent persons therein have issued new administrative decisions, such new decisions shall be regarded as first-time administrative decisions;

d/ Persons competent to settle further complaints, apart from settling complaints about administrative decisions, shall also decide on one or some matters which are totally new and not yet included in the complained decisions, the parts of such decisions on one or some totally new matters shall be regarded as first-time administrative decisions.

For example: When handling an administrative violation, the president of a commune-level People's Committee issues a decision to impose a fine of VND 400,000. The sanctioned person lodges the first-time complaint and the commune-level People's Committee president still holds on to such administrative sanctioning decision. Then, the sanctioned person lodges his complaint with the person competent to settle further complaints who is president of district-level People's Committee. The result of settlement of the further complaint is that the district-level People's Committee president, apart from deciding to retain the commune-level People's Committee president's decision on sanctioning the administrative violation, decides to confiscate the means used in the administrative violation. In this case the district-level People's Committee president's decision on confiscation of means used in the administrative violation shall be regarded as first-time administrative decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Regarding administrative acts against which lawsuits are initiated to request the court to handle administrative cases

According to the provisions at Point 2, Article 4 and Article 11 of the Ordinance, administrative acts against which lawsuits are initiated to request the court to handle administrative cases include acts of the State administrative agencies or competent persons therein while performing their tasks or public duties in affairs or domains specified at Points 2, 3, 5, 6, 7, 8 and 9, Article 11 of the Ordinance and other affairs or domains prescribed by law.

5. Regarding the identification of defendants in administrative cases

According to the provisions at Point 6, Article 4 of the Ordinance, defendants are individuals, State agencies and/or organizations that issue administrative decisions, take administrative acts or issue disciplinary decisions on job dismissal, against which lawsuits are initiated. Therefore, to correctly identify defendants to be individuals, State agencies or organizations, the law provisions on the competence to handle such cases shall be based on.

For example: There exist two administrative decisions against which lawsuits are initiated to request the court to handle administrative cases and which have been both signed by the president of a district-level People's Committee (one on sanctioning the administrative violation and another on recovery of land from a household). On the basis of law provisions on the competence to handle such cases, the defendant in the administrative case involving the lawsuit against the decision on sanctioning the administrative violation shall be the individual being the president of the district-level People's Committee (according to Article 29 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations), while the defendant in the administrative case involving the lawsuit against the decision on recovery of land from the household shall be the district-level People's Committee (according to Articles 24 and 26 of the Land Law).

It must be noted that competent persons in State administrative agencies defined in Article 4 of the Ordinance are individuals with specific titles and/or posts, and according to law provisions, only individuals with such titles and/or posts are competent to issue administrative decisions or take administrative acts. Despite the fact that an administrative decision or act may be signed or performed by a specific individual (Mr. Nguyen Van A or Mrs. Tran Thi X), but the signing or performance of such administrative decision or act must be effected in the name of a competent post or title (for example: president of district-level People's Committee or ward police chief); for that reason, it can only be said that an administrative decision or administrative act is of the district-level People's Committee president or ward police chief, but not of any specific individual (Mr. Nguyen Van A or Mrs. Tran Thi X). So, in cases where an individual, who has issued administrative decisions or taken administrative acts, is transferred to another job or retires, and such administrative decisions or administrative acts are now subject to lawsuits, the individual elected, nominated or appointed to such title or post must inherit the former's rights and duties. Therefore, it is him/her who is the very defendant.

6. Regarding the settlement of claims for damage compensations in administrative cases

According to Article 3 (Paragraph 1) of the Ordinance, administrative lawsuit initiators may concurrently claim for damage compensations. Damage in this case is the actual damage caused by the administrative decisions or disciplinary decisions on job dismissal or the administrative acts. If administrative lawsuit initiators make claims for damage compensations, they shall be obliged to supply evidences. In case of necessity, the court may gather more evidences to ensure the accuracy of the case handling. In cases where administrative lawsuit initiators claiming for damage compensation cannot furnish evidences yet, the part of damage compensation claim shall be separated for later handling in another civil case according to the general procedures when the involved parties so request.

For example: A person initiates a lawsuit to request the court to cancel an administrative decision on confiscation of a means used in an administrative violation, and concurrently claims for compensation for the loss or damage of some parts of such means or for actually lost income due to the seizure of the means. If the court considers that the decision on confiscation of the means used in the administrative violation is unlawful and the lawsuit initiator's damage claim is justifiable (due to adequate furnishment of evidences by the lawsuit initiator, availability of witnesses, etc.), it shall decide to cancel such administrative decision, and at the same time decide on the damage compensation. If the lawsuit initiator cannot prove the loss or damage of certain parts of such means or the actual income loss, the court shall only decide to cancel such administrative decision and put aside the damage compensation claim to be settled in another civil case according to the general procedures when the involved parties so request.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



According to the provisions in Article 3 (Paragraph 4) and Article 20 of the Ordinance, in the course of handling administrative cases the defendants may amend or cancel the litigated administrative decisions or dismissal decisions. As a result, if in the course of handling administrative cases the defendants issue decisions to amend or cancel the litigated administrative decisions or dismissal decisions, the court shall have to notify such to the lawsuit initiators, and should distinguish between the following cases:

a/ If the lawsuit initiators agree with such amending or canceling decisions and withdraw their lawsuit bills, the court shall base itself on Point b, Clause 1, Article 41 of the Ordinance and issue decisions to suspend the case handling;

b/ If the lawsuit initiators disagree with such amending or canceling decisions and do not withdraw their lawsuit bills, the court shall continue handling the cases according to the general procedures. In this case, the court shall have to examine the legality of the litigated decisions and the decisions amending the litigated decisions in order to issue, on a case-by-case basis, lawful decisions.

8. Regarding the definition of "works and other solid architectural objects" at Point 2, Article 11 of the Ordinance

c/ Regardless of the values of residential houses, works or other solid architectural objects, the court shall accept all lawsuits against administrative decisions or administrative acts in the application of the measure of forcible dismantlement for handling according to the general procedures whenever the dismantled objects are correctly identified as residential houses, construction works or other solid architectural objects.

9. Regarding administrative decisions and administrative acts in the domain of land management

Administrative decisions and administrative acts in the domain of land management defined at Point 5, Article 11 of the Ordinance include administrative decisions and administrative acts mentioned at Points 1 and 2, Article 4 of the Ordinance in the implementation of the land management contents prescribed in Article 13 and other relevant provisions of the Land Law.

The People's Committees' decisions on settlement of land disputes are administrative decisions in the land management domain and the involved parties may initiate administrative cases according to the general procedures.

10. Regarding the provisions at Point 7, Article 11 of the Ordinance

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



11. Regarding the provisions at Point 10, Article 11 of the Ordinance

The provisions at Point 10, Article 11 of the Ordinance should be understood that, in addition to administrative cases prescribed at Points from 1 through 9, Article 11 of the Ordinance, if a certain legal document provides for the initiation of lawsuits to request the court to handle certain administrative decisions or administrative acts according to the law provisions on procedures for handling administrative cases, the lawsuits against such administrative decisions or administrative acts shall also be regarded as administrative cases prescribed at Point 10, Article 11 of the Ordinance and fall under the court's handling competence according to the general procedures. So, when there are lawsuits against administrative decisions or administrative acts not falling in the cases prescribed at Points from 1 through 9, Article 11 of the Ordinance, the court should check whether any legal documents providing for the right to initiate lawsuits against such administrative decisions or administrative acts according to the law provisions on the procedures for handling administrative cases are available or not. If there

According to the provisions of a number of already synthesized current legal documents, the following lawsuits against administrative decisions or administrative acts shall fall in the cases prescribed at Point 10, Article 11 of the Ordinance and be, therefore, administrative cases under the court's handling competence according to the general procedures:

a/ Lawsuits against administrative decisions or administrative acts related to the establishment of industrial property rights (in the granting of protection titles, international registration of trademarks under the Madrid Agreement or recognition of well-known trademarks) or the granting of non-voluntary licenses (according to Article 27 and Clause 5, Article 51 of the Government's Decree No. 63/CP of October 24, 1996 prescribing in detail the industrial property, which was amended and supplemented under the Government's Decree No. 06/2001/ND-CP of February 1, 2001);

d/ Lawsuits against administrative decisions or administrative acts in the refusal to make notarization and authentication in contravention of law provisions (Article 69 of the Government's Decree No. 75/2000/ND-CP of December 8, 2000 on notarization and authentication);

e/ Lawsuits against administrative decisions or acts of violating the administrative legislation of customs offices and customs officers according to the law provisions (Clause 3, Article 54 of the Government's Decree No. 101/2001/ND-CP of December 31, 2001 detailing the implementation of a number of articles of the Customs Law on customs procedures, customs inspection and supervision regime);

f/ Lawsuits against administrative decisions on settling complaints by the provincial-level People's Committee presidents, the directors or chairmen of the Commendation and Discipline Councils of the Bar Associations, or decisions of the Executive Boards or the Commendation and Discipline Councils of the Bar Associations (Clause 2, Article 41 of the Ordinance on Lawyers);

12. Regarding the determination of competence of the court and persons competent to settle further complaints

In order to correctly implement the provisions in Clause 1, Article 13 of the Ordinance on competence, it is necessary to first of all examine to see if an administrative decision or administrative act is related to one or many persons (two or more persons). Depending on each specific case, the determination of the handling competence of the court or persons competent to settle further complaints shall be made as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ If such administrative decision or administrative act is related to many persons, who all initiate administrative lawsuits at a competent court, and some or all of whom concurrently lodge complaints with a person competent to settle further complaints, and the person competent to settle further complaints has not issued complaint settlement decisions, the handling thereof shall fall under the court's competence and be effected as in the cases guided at Point a of this Section 12.

- In cases where only one or some persons initiate administrative lawsuits at the competent court, while other persons do not initiate administrative lawsuits

- In cases where only one or some persons initiate administrative lawsuits at the competent court, while other persons, though having initiated no administrative lawsuits, lodge complaints with a person competent to settle further complaints, the handling thereof shall fall under such person's competence. If the court has not accepted the case, it shall base itself on Point 6, Article 31 of the Ordinance to return the lawsuit bill(s) to the lawsuit initiator(s). If the court has accepted the case, it shall base itself on Point g, Clause 1, Article 41 of the Ordinance to issue a decision on suspending the handling of the administrative case and transfer the cases dossiers to the person competent to settle further complaints.

13. Regarding the handling in cases where the court has wrongly accepted administrative cases for handling (for the reason that those cases are not administrative cases or fall under the handling competence of other courts)

In cases where the court has wrongly accepted administrative cases for handling (for the reason that those cases are not administrative cases or fall under handling competence of other courts), the handling thereof shall be based on each specific case as follows:

a/ If in the course of handling an administrative case according to the first-instance procedures, the court detects that such case is actually not an administrative case (a civil, economic or labor case), though the handling thereof falls under its competence, it shall resettle such case according to the general procedures prescribed by the procedural law for the handling thereof, and at the same time notify such to the involved parties and the procuracy of the same level;

b/ If in the course of handling an administrative case according to the first-instance procedures, the court which has accepted the case detects that the handling of such case falls under another court's competence, it shall base itself on Clause 2, Article 13 of the Ordinance to cross out the acceptance and transfer the case dossier to a competent court, and at the same time notify such to the involved parties and the procuracy of the same level;

c/ If, upon adjudicating an administrative case according to the appellate procedures, the appellate court detects that such case falls within the cases guided at Point a or b of this Section 13, it shall base itself on Point c, Article 64 of the Ordinance to quash the first-instance judgment or decision for serious violation of the procedures and transfer the case dossier to the court with first-instance trial competence for first-instance handling of such case according to the general procedures prescribed by the procedural law for the handling of such case;

d/ If, upon adjudicating an administrative case according to the supervisory or review procedures, the court of supervisory or review trial level detects that such case falls within the cases guided at Point a or b of this Section 13, it shall base itself on Point 3, Article 72 of the Ordinance to quash the judgment or decision which has acquired legal effect for serious violation of legal proceedings and transfer the case dossier to the court with first-instance trial competence for first-instance handling of such case according to the general procedures prescribed by the procedural law for the handling of such case.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



When implementing Clause 1, Article 30 of the Ordinance, it must be noted that in cases where administrative lawsuit initiators disagree with first-time complaint settlement decisions, they shall only have to lodge requests with the court to handle administrative cases within 30 days (or 45 days for deep-lying or remote areas or areas with difficult traveling conditions) after the date they receive first-time complaint settlement decisions, regardless of the time of issuance of such first-time complaint settlement decisions.

15. Regarding the People's Procuracy's participation in court sessions

Clause 3, Article 43 and Article 63 of the Ordinance prescribe that the procuracy should participate in court sessions or file its opinions in writing on administrative cases of some specific types. Now, under the provisions at Point 3, Article 21 of the Law on Organization of People's Procuracy, the People's Procuracy shall, upon inspecting the handling of administrative cases, have the following tasks and powers: "To participate in court sessions and present its opinions on the handling of cases"; therefore, from now on, upon accepting administrative cases, the court shall have to notify such to the procuracy of the same level and request it to nominate procurators to participate in court sessions. If procurators are absent, the court must postpone its sessions.

16. Regarding the court's decisions in first-instance administrative judgments

Clause 2, Article 49 of the Ordinance prescribes the principal contents of judgments. However, Point e of that Clause 2 only prescribes "decisions of the court" without specifying which kinds of decision. When adjudicating administrative cases, the court may, depending on each specific case, issue one or some of the following decisions:

d/ To compel the State administrative agencies to compensate for damage or revive the rights and legitimate interests of individuals, agencies or organizations infringed upon by unlawful administrative decisions or administrative acts;

e/ To accept requests of the initiators to rule out dismissal decisions; to compel the heads of agencies or organizations to perform their public duties according to the provisions of law; to compel the damage compensations or revival of the rights and legitimate interests of individuals infringed upon by unlawful dismissal decisions.

17. Regarding the suspension of the handling of administrative cases at the appellate stage

According to the provisions in Article 62 of the Ordinance, before carrying out appellate trials, the court may suspend the handling of cases according to the provisions of this Ordinance. Concurrently according to the provisions at Point e, Clause 2, Article 64 of the Ordinance, the appellate court may "quash first-instance judgments and decisions and suspend the handling of cases when one of the circumstances prescribed in Article 41 of this Ordinance appears." Therefore, in order to ensure the uniformity, the appellate courts shall, before opening appellate trial sessions if there appears one of the circumstances prescribed in Article 41 of the Ordinance, have to set up trial councils; and if the adjudicating results show that one of the circumstances prescribed in Article 41 of the Ordinance really exists, the appellate court shall quash the first-instance judgments and decisions and suspend the handling of cases. It must be noted that if the appellate court quashes first-instance judgments and suspends the handling of cases, it shall hand down appellate judgments. If it quashes first-instance decisions and suspends the handling of cases, it shall issue appellate decisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ This Resolution was passed on April 18, 2003 by the Judges' Council of the Supreme People's Court and takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette.

The Supreme People's Court's guidance on the matters guided in this Resolution promulgated before the effective date of this Resolution shall all be hereby annulled.

c/ For the court's judgments and decisions which have acquired legal effects before the effective date of this Resolution, the guidance in this Resolution shall not apply to lodge protests according to the supervisory or review procedures, except for cases where exist other grounds for protests.

 

 

ON THE BEHALF OF THE JUDGES' COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE'S COURT
CHIEF JUDGE




Nguyen Van Hien

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 03/2003/NQ-HĐTP ngày 18/04/2003 về việc hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


13.450

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.69.39
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!