Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 14/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Hữu Vũ
Ngày ban hành: 12/01/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 14/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2012

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ VĂN NINH TẠI HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN SƠ KẾT 03 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 30A/2008/NQ-CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2008 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2012

Ngày 16 tháng 12 năm 2011, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì Hội nghị trực tuyến sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Nghị quyết 30a). Tham dự Hội nghị có các thành viên Ban chỉ đạo các Chương trình Giảm nghèo, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Ủy ban các vấn đề xã hội và Ủy ban Dân tộc của Quốc hội; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân 20 tỉnh, đại diện Ủy ban nhân dân 69 huyện nghèo; đại diện lãnh đạo các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước nhận giúp đỡ các huyện nghèo.

Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình bày báo cáo Sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 69 huyện nghèo, ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã kết luận như sau:

1. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước để hỗ trợ cho các huyện nghèo nhất trong cả nước có điều kiện vươn lên, đặc biệt là giảm nghèo nhanh; là nhiệm vụ vừa trước mắt, vừa lâu dài của các cấp, các ngành, các địa phương và cộng đồng dân cư. Qua 03 năm triển khai Nghị quyết 30a, với việc tổ chức thực hiện nghiêm túc của các Bộ, ngành Trung ương, sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị, đặc biệt là sự chỉ đạo tích cực của các ủy Đảng, sự nỗ lực các cấp chính quyền và các đoàn thể nhân dân, giảm nghèo là nhiệm vụ chung, tạo nên sự đồng thuận của hệ thống chính trị, của cộng đồng và người dân.

Do vậy, Nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều mục tiêu quan trọng đã đạt được: Cơ sở hạ tầng các huyện, xã nghèo được tăng cường, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản, đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt; tạo sự chuyển biến trong việc ổn định đời sống đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo.

- Nhiều địa phương đã có cách làm tốt, hiệu quả, thể hiện sự sáng tạo, như: Lâm Đồng, Kon Tum, Bắc Giang, Nghệ An về hỗ trợ ngân sách từ địa phương tập trung cho các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; Hà Giang trong cuộc vận động doanh nghiệp và phân công các ban ngành của tỉnh nhận hỗ trợ, giúp đỡ...

- Nhiều Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước đã tích cực tham gia hỗ trợ thiết thực cho các huyện nghèo tiêu biểu như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia, Tập đoàn Dệt - May...

Thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng biểu dương các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty tích cực thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ.

2. Tuy nhiên, còn có những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong thực hiện:

- Văn bản hướng dẫn của một số Bộ, ngành còn chậm, chưa đồng bộ, rõ ràng để địa phương thực hiện; một số chính sách chưa được cụ thể hóa như chính sách y tế, giáo dục đối với huyện nghèo.

- Một số chính sách chưa phù hợp với thực tế, mức hỗ trợ còn thấp, chưa đầy đủ, chưa hợp lý như: Chính sách hỗ trợ nhà ở, giao khoán chăm sóc, khoanh nuôi, bảo vệ rừng; hỗ trợ một lần mua con, giống, cây giống..., hỗ trợ xuất khẩu lao động; đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho các Trung tâm dạy nghề tại 62 huyện nghèo... còn bất cập. (Cụ thể: một số đối tượng đã được hỗ trợ nhà ở theo chương trình hỗ trợ nhà ở cho người có công, gia đình chính sách theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg , có mức hỗ trợ thấp nên nhà ở vẫn tạm bợ, đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không thuộc đối tượng được hỗ trợ tiếp theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc giải thích chính sách với người có công, gia đình chính sách và đồng bào dân tộc thiểu số. Chương trình 05 triệu ha rừng kết thúc nhưng chưa có kế hoạch tiếp tục triển khai nên các địa phương khó khăn về kinh phí chi trả hỗ trợ giao khoán, chăm sóc, bảo vệ rừng. Chính sách hỗ trợ một lần để mua con giống, cây giống, trồng cỏ, làm chuồng trại cho các hộ nghèo, nhất là người nghèo dân tộc thiểu số khi nhận thức chưa chuyển đổi kịp, không có điều kiện tiếp tục thực hiện là chưa hợp lý đã hạn chế hiệu quả thực hiện. Các Trung tâm dạy nghề không thuộc diện được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", trong khi nguồn vốn Trung ương cấp cho 62 huyện nghèo có hạn đã ảnh hưởng đến mục tiêu đào tạo, dạy nghề và chất lượng nguồn nhân lực lao động nông thôn).

- Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện ở một số địa phương chưa tập trung, chưa chủ động lồng ghép các nội dung và thực hiện nhiệm vụ trong phân cấp, giao quyền, huy động nguồn lực. Một số địa phương phê duyệt đầu tư một số công trình cơ sở hạ tầng không đúng danh mục, chưa sử dụng đầy đủ các nguồn lực đúng mục đích, đúng quy định của Nghị quyết; công tác quy hoạch chậm, đặc biệt là quy hoạch phát triển sản xuất. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, trình độ cán bộ cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu; nhận thức của người dân chưa cao...

- Một số doanh nghiệp chưa thực hiện cam kết hỗ trợ, hỗ trợ chưa đồng đều, chưa phối hợp với chính quyền địa phương khi thực hiện nên việc hỗ trợ chưa phù hợp với phong tục, tập quán và điều kiện sống của người dân...

Các Bộ, ngành, các địa phương có huyện nghèo, các Tập đoàn, Tổng công ty rút kinh nghiệm, khắc phục trong thời gian tới.

Đề nghị các Bộ, ngành, các địa phương có huyện nghèo, các Tập đoàn, Tổng công ty đánh giá sâu sắc toàn diện việc các mục tiêu thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; đặc biệt là lộ trình phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững.

3. Để tiếp tục thực hiện các mục tiêu Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào những nhiệm vụ sau đây:

- Phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP đề ra đến năm 2015: giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh, bình quân dưới 35% theo chuẩn nghèo hiện hành. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt 40%.

- Gắn việc thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP với thực hiện tiêu chí xây dựng Nông thôn mới, Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; tập trung đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%/năm.

- Chỉ đạo kiểm tra, giám sát, đánh giá thường xuyên, chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các chính sách và nguồn lực đầu tư của Nhà nước cho các huyện nghèo; tăng cường sự tham gia và giám sát của người dân.

* Đối với các cơ quan Trung ương:

- Rà soát toàn bộ các chính sách theo hướng: những cơ chế, chính sách đã có, các Bộ cần hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng để các địa phương thực hiện thống nhất; những cơ chế, chính sách chưa hợp lý cần nghiên cứu, bổ sung; những chính sách cần tiếp tục ban hành: tập trung nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ. Thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện của các huyện nghèo theo lĩnh vực của ngành, theo địa bàn được phân công; tổ chức các đoàn công tác liên ngành tăng cường kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn để các địa phương thực hiện đúng.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ủy ban Dân tộc khẩn trương hoàn chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 - 2015, trong đó có các Đề án/Dự án về giảm nghèo cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm 2012.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội rà soát cơ sở dạy nghề, đề xuất với Chính phủ biện pháp để thực hiện có hiệu quả việc dạy nghề cho lao động nông thôn. Nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện cho 07 huyện nghèo theo Quyết định số 615/QĐ-TTg ngày 25 tháng 4 năm 2011 các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; chính sách giáo dục và đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí.

- Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung các định mức thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và chính sách hỗ trợ khen thưởng cho phù hợp để động viên, khuyến khích những hộ thoát nghèo, xã thoát nghèo tạo cơ sở thoát nghèo bền vững trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chính sách hỗ trợ sản xuất đối với các huyện nghèo; trình Chính phủ chính sách hỗ trợ khoanh nuôi, bảo vệ rừng trong giai đoạn tới.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kiến nghị của các địa phương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với các công trình khởi công mới của các huyện nghèo.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế: khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP theo nhiệm vụ đã được phân công.

- Ủy ban Dân tộc rà soát, đánh giá các chính sách hiện hành, nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù theo tinh thần Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ cho 62 huyện nghèo.

- Bộ Xây dựng nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ giải pháp hỗ trợ xóa nhà tạm cho các đối tượng không thuộc Quyết định 167/2008/QĐ-TTg .

* Đối với các địa phương:

- Đưa nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững là nội dung, mục tiêu lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, liên tục trong kế hoạch, chương trình công tác của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể; là trách nhiệm của mọi người dân, trước hết là người nghèo, hộ nghèo, huyện nghèo; có biện pháp động viên thích hợp để người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững;

- Chỉ đạo huyện tổ chức rà soát lại các chương trình dự án đầu tư theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt đầu tư theo nguồn vốn. Các địa phương lựa chọn các nội dung ưu tiên đầu tư, nhất là các lĩnh vực tác động trực tiếp đến đời sống, sản xuất của người nghèo như: điều chỉnh đất đai để sản xuất, đầu tư về thủy lợi, về cây giống, con giống, hỗ trợ khuyến nông - lâm - ngư... bảo đảm sự công khai, dân chủ, có sự tham gia quản lý chặt chẽ, có hiệu quả nguồn lực đầu tư của Nhà nước theo các quy định hiện hành. Cân đối nguồn lực theo hướng: thực hiện bố trí đủ, đúng theo quy định của Nghị quyết. Thực hiện việc lồng ghép các Chương trình từ Trung ương để phát huy tổng lực.

- Các địa phương khẩn trương hoàn thành công tác quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch phát triển sản xuất gắn với quy hoạch xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn; quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu sản xuất, ngành nghề để phát huy hiệu quả ngay trên địa bàn.

- Tăng cường phân cấp cho cấp huyện, xã trong tổ chức thực hiện Chương trình gắn với bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện để có uốn nắn, chỉ đạo kịp thời, hạn chế tối đa những sai phạm và lệch lạc trong tổ chức thực hiện. Các huyện cần chủ động đề xuất nhu cầu với doanh nghiệp được phân công giúp đỡ, thống nhất kế hoạch thực hiện, định kỳ 6 tháng, hàng năm tổ chức giao ban, rút kinh nghiệm và dự kiến kế hoạch hỗ trợ các năm tiếp theo. Các địa phương tạo điều kiện cho các Tập đoàn, Tổng công ty nói chung khảo sát, tìm hiểu thế mạnh của địa phương để mở nhà máy sản xuất, quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, thu hút nguồn nhân lực.

* Đối với các Tập đoàn, Tổng công ty, Doanh nghiệp:

- Tiếp tục hỗ trợ huyện nghèo theo hướng: Các Tập đoàn, Tổng công ty chưa hoàn thành nội dung và nguồn lực cam kết hỗ trợ huyện nghèo, cần khẩn trương thống nhất với địa phương để tiếp tục thực hiện các nội dung đã cam kết hỗ trợ. Vận động các doanh nghiệp đã hoàn thành việc hỗ trợ huyện nghèo theo cam kết tiếp tục nhận giúp đỡ địa phương được phân công hoặc huyện nghèo khác.

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để việc hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đối tượng, yêu cầu và nguyện vọng của người dân nơi doanh nghiệp hỗ trợ... và hỗ trợ các công trình phúc lợi.

* Các cơ quan báo chí:

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, người dân để người dân thấy được xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của chính mình, Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP là cơ hội để người nghèo, huyện nghèo vươn lên, tạo sự đồng thuận trong xã hội và cả hệ thống chính trị để thực hiện có hiệu quả Chương trình. Chú trọng việc tuyên truyền và học tập những gương điển hình vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Đề nghị các địa phương khẩn trương chuẩn bị tốt việc chăm lo Tết Nguyên đán cho nhân dân, nhất là các huyện nghèo trên cơ sở bảo đảm cân đối hàng hóa, huy động các nguồn lực và nắm chắc tình hình trên địa bàn, để nhà nào cũng có Tết, không bị đói, rét.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTTg CP;
- Các Bộ và cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Kạn, Bắc Giang, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Kon Tum, Tiền Giang, Trà Vinh, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Đắc Nông;
- Các thành viên BCĐ CT giảm nghèo;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT;
Các Vụ: TKBT, KTTH, ĐP, KTN, TH;
- Lưu: VT, KGVX (3), md. 85

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Hữu Vũ

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông báo 14/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về triển khai nhiệm vụ kế hoạch ngày 12/01/2012 do Văn phòng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.123

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.189.164
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!