ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 51/QĐ-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 14 tháng 01 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN
HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày
29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày
18/6/2009;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm
2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Luật
Xây dựng năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP
ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y
tế, văn hóa và thể dục thể thao;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
ngày 21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di
sản văn hóa và Luật Sửa đổi một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP
ngày 25/12/2018 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê
duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh
lam thắng cảnh;
Căn cứ các Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ: Số 1230/QĐ-TTg ngày 15/7/2021 về phê duyệt chương trình bảo
tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 -
2025; số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển
văn hóa đến năm 2030; số 2026/QĐ-TTg ngày 02/12/2021 về phê duyệt chương trình
số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030;
Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 quy định
về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam
thắng cảnh; số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 Quy định chi tiết một số quy
định về bảo quản, tu bổ phục hồi di tích;
Căn cứ Kết luận số 635-KL/TU ngày
01/11/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày
19/10/2016 của Tỉnh ủy khóa XIX về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2129/TTr-SVHTTDL ngày 31/12/2021 về
việc ban hành Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm
2030.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Thông tin và Truyền
thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng
Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường,
thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- BTT Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội
tỉnh;
- Cục Di sản Văn hóa - Bộ VHTTDL;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: PCVP, KTTH, KTN, CBTH;
- Lưu: VT, KGVXvht35.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hoàng Tuấn
|
ĐỀ ÁN
BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HỆ THỐNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA, DANH LAM THẮNG CẢNH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 14/01/2022 của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Phần
thứ Nhất
SỰ
CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam
thắng cảnh (sau đây gọi tắt là di tích) là tài sản vô giá trong kho tàng
di sản văn hóa lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu
sắc nhất về đặc trưng văn hóa, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng
nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời
là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hóa nhân loại. Di tích lịch sử
- văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Di tích danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự
kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử
thẩm mỹ, khoa học.
Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống
di tích luôn là vấn đề cốt lõi, vấn đề trọng tâm gắn liền với việc phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương. Quảng Ngãi là vùng đất có bề dày truyền thống
văn hóa lịch sử, địa linh nhân kiệt, có nhiều di tích được gìn giữ, bảo vệ và
phát huy hiệu quả. Nơi đây là cái nôi của Văn hóa Sa Huỳnh, có các di tích cấp
quốc gia nổi tiếng và được đông đảo nhân dân và du khách trong và ngoài nước
biết đến như di tích các địa điểm Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, Văn hóa Sa Huỳnh, Vụ
thảm sát Sơn Mỹ, Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, Chiến thắng
Vạn Tường, Ba Gia ... Quảng Ngãi với truyền thống cách mạng hào hùng, là nơi
sinh ra nhiều vị tướng tài ba, danh nhân văn hóa trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, cho đến nay đã trở thành di tích khu lưu niệm các vị tướng
lĩnh, danh nhân nổi tiếng như Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đền thờ
Anh hùng dân tộc Trương Định, di tích Bệnh xá Đặng Thùy Trâm.... Có nhiều danh
lam thắng cảnh nổi tiếng như núi Ấn sông Trà, Cổ Lũy cô thôn, có bãi biển Sa
Huỳnh, Mỹ Khê, Thác trắng Minh Long, núi Cà Dam, chùa Hang, núi Giếng Tiền,
Thới Lới...
Trong thời gian qua, công tác bảo tồn
và phát huy các giá trị di tích được các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh
quan tâm và bước đầu có những kết quả đáng khích lệ. Một số di tích lịch sử văn
hóa được trùng tu, tôn tạo và phát huy được hiệu quả, công tác quản lý nhà nước
về di sản văn hóa vật thể được tăng cường, nhận thức của cán bộ và nhân dân về
quyền và trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ và trùng tu, tôn tạo được nâng cao và đang
dần phát huy hiệu quả.
Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn
nhiều di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh chưa được quan tâm đầu tư,
tôn tạo, tu bổ và chưa đảm bảo nguồn lực để tổ chức thực hiện dẫn đến tình
trạng hư hỏng, xuống cấp ở một số di tích. Công tác quản lý nhà nước về di sản
văn hóa còn lỏng lẻo, có sự trông chờ ở một số địa phương, chưa có sự phối hợp
thống nhất và chưa có một quy hoạch, một đề án chung cho quản lý di tích lịch
sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trong toàn tỉnh, Công tác giáo dục, tuyên
truyền về giá trị, ý nghĩa của các di tích và huy động các nguồn lực xã hội vào
công tác trùng tu, tôn tạo và phát huy các giá trị di tích còn hạn chế.
Nhằm đánh giá thực trạng hệ thống di
tích trên địa bàn tỉnh, xác định rõ các di tích cần tu bổ, tôn tạo, phục hồi,
xác định các nhiệm vụ, giải pháp, trách nhiệm của các ngành, các cấp, huy động
mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân vào công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi
và nâng cao giá trị di tích, chống xuống cấp, bảo vệ bền vững hệ thống di tích
để giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho thế hệ mai sau và gắn kết với
phát triển du lịch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì
việc ban hành Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn
hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030 là rất cần
thiết.
II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày
09/6/2014 Hội nghị lần thứ 9 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước;
- Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020
của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
- Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001;
Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009;
- Luật Đất đai ngày 29/11/2013;
- Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
- Luật Du lịch ngày 09/6/2017;
- Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017;
- Luật Đầu tư công ngày 13/6/2019;
- Luật Bảo vệ môi trường ngày
17/11/2020;
- Luật sửa đổi, bổ sung Luật Xây dựng
ngày 17/6/2020;
- Nghị quyết số 05/NQ-CP ngày
18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế,
văn hóa và thể dục thể thao;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày
21/9/2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản
văn hóa và Luật Sửa đổi một số điều của Luật Di sản văn hóa;
- Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày
25/12/2018 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt
quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa, danh lam
thắng cảnh;
- Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày
15/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát huy
bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025;
- Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày
12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn
hóa đến năm 2030;
- Quyết định số 2026/QĐ-TTg ngày
02/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình số hóa Di sản văn
hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030.
- Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày
14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định về nội dung hồ
sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
- Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày
31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một
số quy định về bảo quản, tu bổ phục hồi di tích;
- Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày
19/10/2016 của Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ngãi
đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững;
- Chương trình hành động số 10-CTr/TU
ngày 19/7/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII của Đảng;
- Kết luận số 635-KL/TU ngày
01/11/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày
19/10/2016 của Tỉnh ủy khóa XIX về xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững;
- Nghị quyết số 39/2017/NQ-HĐND ngày
14/7/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án Xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát
triển bền vững;
- Chỉ thị số 17/2006/CT-UBND ngày
12/9/2006 của UBND tỉnh về việc tăng cường quản lý, tôn tạo, bảo tồn và phát
huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
- Quyết định số 28/2013/QĐ-UBND ngày
24/6/2013 của UBND tỉnh ban hành Quy định phân cấp quản lý di tích lịch sử -
văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh;
Phần
thứ Hai
THỰC
TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ HỆ THỐNG DI TÍCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
I. TỔNG QUAN HỆ THỐNG DI TÍCH
1. Tổng
quan di tích
Quảng Ngãi là tỉnh lưu giữ hệ thống
di sản văn hóa phong phú, đa dạng về vật thể và phi vật thể, trong đó có hơn
250 di tích được kiểm kê, lập hồ sơ với nhiều loại hình khác nhau: Di tích kiến
trúc nghệ thuật (kiến trúc đình, chùa, thành lũy); di tích lịch sử (lưu niệm về
các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, danh nhân lịch sử văn hóa, cách mạng,
ghi dấu sự kiện); di tích khảo cổ; cùng với đó, có các loại hình di sản văn hóa
phi vật thể độc đáo: Di sản Hán Nôm, lễ hội đua thuyền truyền thống Tứ linh,
nghệ thuật trình diễn Đấu chiêng của đồng bào Cor, Nghề dệt thổ cẩm truyền
thống của người Hrê và các lễ hội tín ngưỡng tôn giáo...
Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi đã có 07 di
sản văn hóa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UNESCO vinh danh: Nghề dệt
thổ cẩm truyền thống của người Hrê, Lễ hội Điện Trường Bà, Lễ Khao lề thế lính
Hoàng Sa, Lễ hội đua thuyền Tứ Linh huyện đảo Lý Sơn, Nghệ thuật Cồng Chiêng
dân tộc Cor - huyện Trà Bồng, Nghệ thuật trình diễn Chiêng Ba của người Hrê (Di
sản phi vật thể quốc gia), Nghệ thuật Bài chòi Trung bộ Việt Nam (Di sản phi
vật thể đại diện của nhân loại).
Tính đến cuối năm 2021, trên địa bàn
tỉnh có 253 di tích trong đó 177 di tích đã được xếp hạng (01 di tích quốc gia
đặc biệt; 32 di tích quốc gia; 144 di tích cấp tỉnh) và 76 công trình, địa điểm
lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu thuộc danh mục Kiểm kê có
quyết định bảo vệ của UBND tỉnh Quảng Ngãi.
2. Phân
loại di tích (bao gồm 08 huyện có di tích quốc gia Trường Lũy đi qua)
2.1. Di tích lịch sử (DTLS): Hiện nay
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 202 di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa
điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
2.2. Di tích khảo cổ (DTKC): Hiện nay
trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 08 di tích khảo cổ là các loại dấu vết, vết
tích của quá khứ con người còn lưu lại được khảo cổ học nghiên cứu.
2.3. Di tích kiến trúc nghệ thuật
(DTKTNT): Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 24 di tích kiến trúc nghệ thuật (Di
tích quốc gia Trường Lũy Quảng Ngãi đi qua 8 huyện) là công trình kiến trúc
hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật
của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
2.4. Di tích Danh lam - thắng cảnh
(DTDLTC): Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 25 di tích danh lam thắng
cảnh là cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học.
(Phụ lục 1- Danh mục tổng thể hệ
thống di tích)
3. Công tác lập hồ sơ khoa học di
tích
Hiện nay, công tác lập hồ sơ di tích
được các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh quan tâm phối hợp thực hiện và đạt
được kết quả nhất định. Trên địa bàn tỉnh có 253 di tích nhưng chỉ có 146 hồ sơ
khoa học di tích đã hoàn thành và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Tuy nhiên, đa số hồ sơ khoa học di
tích được xếp hạng trước khi Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định nội dung hồ sơ khoa học để
xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh có hiệu lực nên còn
sơ sài về nội dung, thành phần hồ sơ, gây khó khăn cho công tác tuyên truyền
giá trị di tích, bảo vệ di tích. Các cấp, các ngành chỉ chú trọng đến công tác
lập hồ sơ di tích để xếp hạng di tích, nhưng chưa dự lường được công tác bảo vệ
và phát huy giá trị di tích nhất là công tác sau khi được xếp hạng như cấp sổ
đỏ, khoanh vùng, cắm mốc giới, dựng bia bảng di tích, đầu tư tôn tạo, phát huy,
nên dẫn đến có sự mâu thuẫn, bất cập giữa lập hồ sơ và việc gìn giữ, phát huy
di tích. Những quy định cũ trước đây và các yếu tố lịch sử để lại nên có một số
di tích khi xếp hạng chưa đầy đủ hồ sơ theo quy định hiện hành gây khó khăn
trong hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị, đặc biệt là việc xác định
giá trị, nhân vật, sự kiện lịch sử gắn liền với di tích; cũng như công tác quy
hoạch, khoanh vùng bảo vệ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích...
và các vấn đề liên quan khác.
Do đó, trước mắt trong giai đoạn 2022
- 2025 tiếp tục phối hợp với các địa phương hoàn thiện hồ sơ di tích đã xếp hạng
và lập hồ sơ di tích đã được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ nhưng chưa được xếp
hạng; nghiên cứu không thực hiện việc thỏa thuận xếp hạng hồ sơ mới.
(Phụ lục 2- Danh mục các di tích
chưa lập, chưa hoàn thiện hồ sơ khoa học)
4. Công tác lập quy hoạch di tích
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có
quy hoạch riêng về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích theo quy định của pháp
luật về di sản văn hóa, chỉ mới thực hiện các quy hoạch xây dựng có liên quan
đến di tích như Quy hoạch phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn; Quy hoạch chi
tiết tỷ lệ 1/2000 Khu du lịch Đặng Thùy Trâm; Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000
Khu văn hóa Thiên Ấn, Quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000 điều chỉnh, mở
rộng Khu du lịch Sa Huỳnh...
Theo quy định của pháp luật về di sản
văn hóa, quy hoạch di tích được lập cho một di sản văn hóa và thiên nhiên thế
giới, di tích quốc gia đặc biệt hoặc cụm di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh tạo
thành một quần thể phân bố trong cùng một khu vực địa lý, có mối quan hệ mật
thiết về lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ. Việc lập quy hoạch di tích sẽ là
căn cứ pháp lý quan trọng để quản lý và bảo vệ di tích; lập, thẩm định, phê
duyệt và triển khai các dự án thành phần bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy
giá trị di tích; xây dựng các quy định để quản lý, kiểm soát không gian quy
hoạch kiến trúc cảnh quan di tích và các khu vực liền kề di tích, phù hợp với
quy hoạch được duyệt và quy hoạch khác có liên quan; đồng thời, định hướng kế
hoạch, lộ trình và các nhóm giải pháp tổng thể quản lý, đầu tư xây dựng, tu bổ,
tôn tạo và phát huy giá trị di tích phù hợp với Quy hoạch được phê duyệt và các
đồ án quy hoạch khác có liên quan.
5. Công tác cắm mốc giới bảo vệ và
cấp sổ đỏ
5.1. Công tác khoanh vùng, cắm mốc
giới bảo vệ di tích
Theo quy định về lập hồ sơ khoa học
di tích, các cơ quan chức năng đã tiến hành cắm mốc giới bảo vệ các di tích đã
được công nhận. Kết quả đến cuối năm 2021, công tác khoanh vùng, cắm mốc giới
bảo vệ di tích ở các địa phương trong tỉnh như sau:
- Thành phố Quảng Ngãi: Có 38 di tích
(05 di tích cấp quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh, 21 di tích được UBND tỉnh ra
quyết định bảo vệ), 23 di tích chưa được cắm mốc giới bảo vệ (01 di tích cấp
quốc gia, 4 di tích cấp tỉnh, 18 di tích có quyết định bảo vệ).
- Huyện Bình Sơn: Có 28 di tích (04
di tích cấp quốc gia, 14 di tích cấp tỉnh, 10 di tích được UBND tỉnh ra quyết
định bảo vệ). Trong đó 18 di tích chưa được cắm mốc giới bảo vệ (02 di tích cấp
quốc gia, 07 di tích cấp tỉnh, 09 di tích có quyết định bảo vệ).
- Huyện Sơn Tịnh: Có 26 di tích (04
di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh, 7 di tích được UBND tỉnh ra quyết
định bảo vệ). Các di tích chưa được cắm mốc bảo vệ và cấp sổ đỏ.
- Huyện Tư Nghĩa: Có 20 di tích (02
di tích quốc gia, 06 di tích cấp tỉnh, 12 di tích được UBND tỉnh ra quyết định
bảo vệ). Trong đó, di tích quốc gia Chùa Ông đã được cắm mốc giới còn lại 19 di
tích chưa cắm mốc giới (01 di tích cấp quốc gia, 06 di tích cấp tỉnh, 12 di
tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ).
- Huyện Nghĩa Hành: có 20 di tích (05
di tích quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh). Trong đó có 17 di tích chưa cắm mốc
giới (02 di tích cấp quốc gia, 15 di tích cấp tỉnh).
- Huyện Mộ Đức: Có 35 di tích (02 di
tích cấp quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh, 03 di tích được UBND tỉnh ra quyết định
bảo vệ). Trong đó 31 di tích đã được cắm mốc giới bảo vệ bảng chỉ dẫn và đặt
bia di tích; 02 di tích mới được xếp hạng chưa cắm mốc bảo vệ bảo vệ và đặt bia
di tích.
- Thị xã Đức Phổ: Có 30 di tích (04
di tích cấp quốc gia, 16 di tích cấp tỉnh, 10 di tích được UBND tỉnh ra quyết
định bảo vệ). Trong đó có 21 di tích chưa cắm mốc giới (03 di tích cấp quốc
gia, 11 di tích cấp tỉnh, 07 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ).
- Huyện Trà Bồng: Có 09 di tích (03
di tích quốc gia, 04 di tích cấp tỉnh, 02 di tích được UBND tỉnh ra quyết định
bảo vệ). Trong đó có 07 di tích chưa cắm mốc giới (02 di tích cấp quốc gia, 03
di tích cấp tỉnh, 02 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ).
- Huyện Sơn Hà: Có 07 di tích (02 di
tích quốc gia, 02 di tích cấp tỉnh, 03 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo
vệ). Tất cả các di tích trên đều chưa được cắm mốc giới.
- Huyện Sơn Tây: Có 09 di tích (07 di
tích cấp tỉnh, 02 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Trong đó có 08
di tích chưa cắm mốc giới (06 di tích cấp tỉnh, 02 di tích được UBND tỉnh ra
quyết định bảo vệ).
- Huyện Minh Long: Có 04 di tích (01
di tích quốc gia, 03 di tích cấp tỉnh). Trong đó có 2 di tích chưa cắm mốc giới
(01 di tích quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh).
- Huyện Ba Tơ: Có 09 di tích (01 di
tích quốc gia đặc biệt, 01 di tích cấp quốc gia, 02 di tích cấp tỉnh, 05 di
tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ). Trong đó có 05 di tích chưa cắm mốc
giới (01 di tích cấp tỉnh, 04 di tích có quyết định bảo vệ).
- Huyện Lý Sơn: Có 25 di tích (06 di
tích quốc gia, 18 di tích cấp tỉnh, 01 di tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo
vệ). Trong đó có 04 di tích chưa cắm mốc giới (03 di tích cấp tỉnh, 01 di tích
có quyết định bảo vệ).
Các di tích được xếp hạng và di tích
có quyết định bảo vệ cơ bản xác định được ranh giới khoanh vùng; đa số các di
tích xếp hạng đều xác định được Khu vực bảo vệ I (ngoại trừ một số ít các di
tích danh lam thắng cảnh, mộ...), xác định khu vực bảo vệ II còn thấp; các di
tích được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ chưa xác định được ranh giới cụ thể.
Đến nay, có 19/32 di tích cấp quốc gia đặc biệt và cấp quốc gia đã được cắm
mốc; có 65/110 di tích cấp tỉnh đã được cắm mốc; 47/100 di tích có quyết định
bảo vệ được cắm mốc bảo vệ.
Tuy nhiên, công tác vẽ bản đồ đối với
các di tích này được thực hiện theo phương pháp thủ công, diện tích khoanh vùng
bảo vệ di tích có sự biến đổi do xâm lấn, tác động của yếu tố tự nhiên, con
người và thay đổi so với đo vẽ bản đồ theo phương pháp chính quy. Việc khoanh
vùng và bảo vệ di tích lịch sử văn hóa vẫn có nhiều bất cập. Với các hồ sơ mà
di tích được xếp hạng trước đó, chỉ khoanh vùng trên sơ đồ mà không xác định
được ranh giới, có nhiều sự sai lệch. Ngoài ra, vì nhiều nguyên nhân khác nhau,
di tích bị xâm lấn vẫn đang xảy ra, nhiều di tích đã tổ chức khoanh vùng nhưng
chủ yếu lại khoanh vùng trên hồ sơ và không có quy hoạch thực tế sử dụng.
5.2. Công tác cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho di tích
Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Đất đai quy định việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh
lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định
bảo vệ thực hiện tùy vào trường hợp sở hữu đất, nhà ở và tài sản gắn liền với
đất để cấp giấy chứng nhận.
Tuy nhiên, do khó khăn trong việc xác
định đối tượng sở hữu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên đến nay việc cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn hạn chế.
(Phụ lục 3 - Hệ thống di tích được
khoanh vùng bảo vệ và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích)
6. Công tác bảo quản, tu bổ, phục
hồi di tích
Giai đoạn 2013-2018, tổng số di tích
đã được sửa chữa, tôn tạo, phục hồi là 93 di tích, trong đó: Di tích cấp Quốc
gia có 19 di tích, di tích cấp tỉnh có 74 di tích. Xây dựng phù điêu, bảng chỉ
dẫn đường cho các di tích chưa có.
Đa số các di tích được trùng tu, tu
bổ là các di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh đã xuống cấp hoặc hư hỏng do thiên
tai, môi trường. Nội dung tu bổ các di tích này chủ yếu là sửa chữa nhỏ và
không làm ảnh hưởng đến các bộ phận cấu thành gốc của di tích, như xây dựng nhà
trưng bày, làm tường rào, cổng ngõ, lợp mái di tích.
Việc đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn
tạo các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh còn nhiều khó khăn nên
quy mô và nguồn lực đầu tư cho hoạt động văn hóa nói chung, công tác bảo tồn,
phát huy giá trị di tích còn hạn chế chưa tương xứng. Nhiều di tích đã xếp
hạng, đặc biệt các di tích thuộc loại hình lịch sử, khảo cổ, kiến trúc nghệ
thuật đã bị hư hỏng, xuống cấp nhưng không có kinh phí để bảo quản, tu bổ, phục
hồi. Việc huy động các nguồn lực cho hoạt động xã hội hóa mặc dù đã có nhiều
chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và chỉ tập trung vào
một số di tích thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật là cơ sở tín ngưỡng, tôn
giáo; loại hình danh lam thắng cảnh. Bên cạnh đó, do nguồn kinh phí huy động
được còn nhỏ lẻ, dàn trải, kéo dài gây khó khăn trong quá trình triển khai thực
hiện, đặc biệt là những công trình có tính chất quần thể, quy mô lớn, vùng,
không gian văn hóa, hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của
tỉnh để hình thành các sản phẩm văn hóa - du lịch mang tính đặc trưng, thương
hiệu tạo sự đột phá, sức hấp dẫn Nhân dân và du khách trong và ngoài nước.
(Phụ lục 4 - Thực trạng công tác
tu bổ, phục hồi di tích)
7. Về xâm hại, lấn chiếm di tích
7.1. Di tích lịch sử - văn hóa
quốc gia và quốc gia đặc biệt
Một số di tích bị xâm hại, lấn chiếm
như điểm khởi nghĩa Ba Tơ người dân lấn chiếm trồng keo; thành cổ Trường Lũy tại
xã Ba Động, Trường An, Ba Thành,... huyện Ba Tơ người dân lấn chiếm trồng keo;
Trường Lũy đoạn Nông trường 24/3 thị xã Đức Phổ người dân lấn chiếm làm đất
canh tác; Trường Lũy tại thị trấn Trà Xuân, các xã: Trà Phú, Trà Sơn, Trà Bình,
Trà Tân, Trà Bùi, huyện Trà Bồng bị người dân lấn chiếm làm đường dân sinh,
trồng keo; Trường Lũy tại huyện Sơn Hà bị người dân lấn chiếm làm đất canh tác;
di tích Chiến thắng Ba Gia (huyện Sơn Tịnh) người dân lấn chiếm trồng keo, lấn
chiếm khu vực tượng đài; di tích Chùa Hang (huyện Lý Sơn) người dân lấn chiếm
làm chòi bán hàng, di tích Lăng Chánh (huyện Lý Sơn) người dân lấn chiếm làm
nhà kho...
7.2. Di tích lịch sử văn hóa cấp
tỉnh
Di tích Xưởng quân giới X1002 người
dân đã lấn chiếm làm đất canh tác nông nghiệp; di tích Trụ sở Tỉnh ủy Quảng
Ngãi thời kỳ 1972-1975 cũng bị người dân lấn chiếm làm đất canh tác; di tích
Chiến thắng Đá Bàn người dân lấn chiếm làm nhà ở; di tích căn cứ Tuyền Tung
(Bình Sơn) bị lấn chiếm trồng keo, bạch đàn; di tích Vụ thảm sát Hội An (Đức
Phổ) bị lấn chiếm làm đường mở rộng; di tích Dinh Tam Tòa bị lấn chiếm đất đai;
di tích Thác Trắng bị người dân lấn chiếm làm các chòi, ngăn các đập dâng nước
dưới lòng suối;...
7.3. Di tích được đưa vào kiểm kê
bảo vệ
Di tích vụ thảm sát Tân An (Mộ Đức)
bị lấn chiếm đào hồ nuôi tôm; di tích tháp Khánh Vân (Sơn Tịnh) bị đào lấy đất
ở chân tháp; di tích thắng cảnh La Hà (Tư Nghĩa) bị khai thác đá; di tích Chiến
thắng Cầu Giác (Đức Phổ) bị lấn chiếm làm đường mở rộng; di tích 04 Dũng sĩ Vạn
Tượng - Nghĩa Dũng bị lấn chiếm đất đai; di tích Nhà lao Quảng Ngãi bị lấn
chiếm đất đai; di tích thắng cảnh Suối Huy Măng;
Phần lớn chưa có ranh giới rõ ràng
nên bị người dân lấn chiếm lấy đất canh tác, trồng keo, cũng như nằm gần khu
dân cư nên bị ảnh hưởng môi trường sinh hoạt...
(Phụ lục số 5 - Danh mục di tích
bị xâm hại và lấn chiếm)
8. Công tác phát huy giá trị di
tích
8.1. Công tác tuyên truyền, nâng
cao nhận thức của cộng đồng xã hội tham gia gìn giữ, bảo vệ di tích
Công tác tuyên truyền, giáo dục nhận
thức của cộng đồng xã hội tham gia gìn giữ, bảo vệ di tích được quan tâm chú
trọng trong những năm gần đây. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến về pháp luật di sản văn hóa, về lịch sử của địa
phương đến cán bộ và nhân dân. Từ đó, nhận thức của cán bộ và nhân dân địa
phương đã có những chuyển biến tích cực tham gia gìn giữ, bảo vệ di tích, đặc
biệt là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ, nhất là sau khi UBND
tỉnh ban hành Quy định về phân cấp quản lý di tích và sự chung tay phối hợp
triển khai thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực.
Kết quả, một số di tích cấp quốc gia
và cấp tỉnh đã được các trường học và người dân địa phương chịu trách nhiệm gìn
giữ, bảo vệ, cộng đồng xã hội ở một số địa phương đã có kế hoạch, phương án
phối hợp với chính quyền địa phương chung tay giới thiệu, quảng bá và phục
dựng, tu bổ di tích.
8.2. Phát huy giá trị di tích gắn
với phát triển du lịch
Mặc dù kinh phí đầu tư để trùng tu
tôn tạo, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu
cầu, nhưng một số di tích được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư xây dựng,
tôn tạo như Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Khu di
tích đội Hoàng Sa - Bắc Hải trên đảo Lý Sơn, Di tích Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ...
đã phát huy tác dụng, trở thành các điểm tham quan du lịch cho du khách trong
nước và quốc tế.
Bên cạnh đó, công tác nghiên cứu, bảo
tồn di tích gắn với phát triển du lịch cũng được quan tâm đẩy mạnh. Trong những
năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo khoa học chuyên đề liên
quan đến di tích như Hội thảo 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh,
Hội thảo về Cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, Hội thảo về giá
trị di tích Trường Lũy, Hội thảo Đồng chí Trương Quang Trọng - Người chiến sĩ
cộng sản kiên cường của quê hương núi Ấn, sông Trà...
Công tác tổ chức, quản lý các lễ hội
tại các di tích được thực hiện định kỳ hàng năm và đang dần phát huy được hiệu
quả, thu hút đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh tham quan du lịch, tìm hiểu
truyền thống lịch sử văn hóa của địa phương, đã góp phần quảng bá, giới thiệu
hình ảnh, lịch sử văn hóa đến du khách và niềm tự hào dân tộc của nhân dân trên
địa bàn. Tiêu biểu là Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa tại địa điểm di tích
Quốc gia đình làng An Vĩnh (Lý Sơn), Lễ hội Điện Trường Bà ở Trà Bồng.
Nhìn chung, tuy có số lượng nhiều
nhưng đa số là di tích các sự kiện lịch sử hoặc danh nhân, do đó các lễ hội
được tổ chức chưa nhiều nên chưa gắn kết, phát huy được hiệu quả các giá trị di
tích gắn với phát triển du lịch, Nhân dân các địa phương có di tích chưa được
hưởng lợi nhiều về hiệu quả kinh tế từ các di tích này.
9. Công tác quản lý hệ thống di
tích
Công tác quản lý, hướng dẫn tổ chức
các hoạt động bảo tồn, phát huy di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
được thực hiện theo Luật Di sản văn hóa; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Di sản văn hóa; Nghị định 92/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Luật Di sản văn
hóa. Đã có nhiều đổi mới trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các hoạt
động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích. Công tác bảo tồn và phát huy
giá trị di tích trên địa bàn tỉnh ngày càng được chú trọng, đóng một vai trò to
lớn trong việc giáo dục truyền thống cho cán bộ và nhân dân, nhất là các thế hệ
trẻ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và là
nguồn tài nguyên vô giá cho việc khai thác du lịch, dịch vụ, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Theo Quy định phân cấp quản lý di
tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh ban hành tại
Quyết định 28/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh quy định:
(1) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trực tiếp quản lý các di tích Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ,
Bảo tàng Khởi nghĩa Trà Bồng, Bảo tàng chiến thắng Vạn Tường và Khu lưu niệm
Thủ tướng Phạm Văn Đồng (hiện nay đã chuyển giao cho UBND huyện Mộ Đức quản lý,
điều hành). UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp quản lý các di tích
quốc gia và nhà lưu niệm các danh nhân, các nhân vật lịch sử tại địa phương,
trừ các di tích do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý. UBND các xã,
phường, thị trấn trực tiếp quản lý di tích cấp tỉnh, di tích trong danh mục
kiểm kê được UBND tỉnh phê duyệt.
(2) UBND các huyện, thị xã, thành
phố; UBND các xã, phường, thị trấn là cấp quản lý trực tiếp di tích có trách
nhiệm quy định nội quy hoạt động của di tích; thành lập và ban hành quy chế
hoạt động của Ban quản lý di tích; đồng thời, hàng năm, UBND các huyện, thị xã,
thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn ngân
sách hỗ trợ và tổ chức huy động kinh phí từ các nguồn lực xã hội hóa để thực
hiện: Công tác bảo vệ, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhỏ di tích bảo đảm không
phá vỡ những bộ phận cấu thành di tích gốc.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt
được thì hiệu quả công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa ở một số nơi còn
tồn tại những hạn chế nhất định. Tổng số di tích tương đối lớn nhưng phân bố
trên diện rộng, không tập trung, nằm phân tán rải rác ở khắp các huyện, thị xã,
thành phố và cả các vùng sâu, vùng xa trong khi hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật của các bộ, ngành trung ương tuy đã được bổ sung, thay thế nhưng vẫn còn
nội dung chưa thống nhất, chưa bao quát hết được nhưng phát sinh, đòi hỏi thực
tế từ việc phân cấp quản lý di tích, mô hình quản lý di tích. Công tác quản lý
nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới về tư duy, cải cách về phương thức lãnh
đạo, vai trò, vị trí văn hóa có lúc, có nơi bị xem nhẹ. Việc phân cấp quản lý
chưa đồng bộ, thống nhất, sự phối hợp giữa các ngành chức năng, chính quyền các
cấp trong công tác quản lý di tích tại cơ sở còn chồng chéo, chưa chặt chẽ. Đội
ngũ lãnh đạo, quản lý về di tích còn kiêm nhiệm, phụ trách nhiều lĩnh vực, chưa
có chuyên môn đào tạo về di tích, nhất là ở cấp huyện, cấp xã.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Kết quả đạt được
- Công tác quản lý, gìn giữ, bảo vệ
các di tích đã được các cơ quan Bộ, ngành Trung ương và các cấp ủy đảng, chính
quyền địa phương quan tâm chỉ đạo và đầu tư triển khai thực hiện nhiều hoạt
động thiết thực, nhận thức của cán bộ và nhân dân về bảo vệ và phát huy giá trị
di tích được nâng cao.
- Hệ thống pháp luật về di sản văn
hóa ngày càng được hoàn thiện đã tạo điều kiện cho địa phương có cơ sở triển
khai thực hiện công tác tu bổ, trùng tu các di tích. HĐND và UBND các cấp đã
quan tâm, chỉ đạo và quản lý hệ thống di tích trên địa bàn tỉnh.
- Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư tôn
tạo các giá trị di tích được tăng cường, đặc biệt là nhờ Chương trình mục tiêu
quốc gia về chống xuống cấp di tích đã tạo nguồn lực cho tỉnh có điều kiện gìn
giữ, bảo tồn và tôn tạo các di tích.
- Quảng Ngãi là tỉnh có số lượng lớn
di tích, phân bố rộng khắp ở các vùng trong tỉnh đã tạo điều kiện cho các địa
phương trong công tác giáo dục cho cán bộ và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ về
truyền thống cách mạng, lịch sử văn hóa và niềm tự hào địa phương có di tích.
- Một số di tích được tu bổ, trùng tu
đã phát huy được hiệu quả và thu hút được sự tham gia hưởng ứng của cán bộ và
nhân dân, cũng như du khách trong và ngoài tỉnh như di tích Khu Chứng tích Vụ thảm
sát Sơn Mỹ, Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Khu di tích Đội Hoàng Sa -
Bắc Hải, chùa Hang, đình làng An Hải (Lý Sơn)....
- Công tác tuyên truyền, nâng cao
nhận thức và quảng bá, giới thiệu về các di tích được thực hiện thường xuyên,
liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tỉnh đã quan tâm tổ chức
nhiều hoạt động văn hóa, du lịch gắn với các di tích đã nhận được sự đồng tình,
hưởng ứng của các địa phương có di tích.
2. Những khó khăn, tồn tại
- Công tác bảo tồn và phát huy giá
trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh gặp
nhiều khó khăn về kinh phí. Nguồn kinh phí tôn tạo chống xuống cấp di tích chủ
yếu từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
cấp; ở một số huyện, thị xã, thành phố tuy có đầu tư kinh phí để tôn tạo di
tích nhưng còn rất hạn chế.
- Công tác khoanh vùng, cắm mốc giới
di tích được quan tâm nhưng chưa thực hiện đồng bộ, dẫn đến tình trạng xâm hại,
lấn chiếm các di tích ở một số địa phương còn xảy ra.
- Công tác bảo vệ di tích ở một số
địa phương chưa quan tâm đúng mức, thiếu chặt chẽ, chưa huy động được nguồn lực
của các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân tham gia bảo vệ phát huy các di
tích tại địa phương.
- Công tác tuyên truyền, quảng bá
giới thiệu và giáo dục, nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư ở địa phương có
di tích chưa được các cấp chính quyền, địa phương quan tâm. Một số địa phương
còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của ngân sách cấp trên mà chưa phát huy được
nguồn lực địa phương nhất là nguồn lực tài chính, công sức của cộng đồng dân cư
ở địa phương có di tích.
- Công tác phát huy giá trị di tích
gắn với phát triển du lịch chưa xứng với tiềm năng và giá trị các di tích trên
địa bàn tỉnh. Hiệu quả kinh tế của các di tích mang lại cho nhân dân địa phương
chưa rõ ràng.
3. Nguyên nhân
- UBND cấp huyện, cấp xã được phân
cấp quản lý trực tiếp di tích nhưng chưa có chương trình, giải pháp và chưa chủ
động lập dự án kêu gọi đầu tư để bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với
phát triển du lịch; chưa quan tâm sắp xếp, bố trí công chức phụ trách về di
tích.
- Các di tích lịch sử văn hóa chiếm
số lượng nhiều, phân bố trên không gian rộng, đều khắp trong toàn tỉnh nên gặp
khó khăn trong công tác bảo vệ nhất là các di tích cấp tỉnh, đặc biệt trong
giai đoạn hiện nay dân số phát triển, khu vực dân cư mở rộng.
- Chính quyền địa phương nơi có di
tích chưa có biện pháp ngăn chặn kịp thời các vụ xâm phạm di tích.
- Các di tích Quốc gia và cấp tỉnh
hầu như chưa được cắm mốc giới khoanh vùng bảo vệ, chưa được cấp sổ đỏ đất di
tích, chưa có các biển báo thông tin về khu vực khoanh vùng di tích cho nhân
dân biết, do đó việc xâm phạm, lấn chiếm vẫn còn diễn ra.
- Các yếu tố khí hậu tác động như
điều kiện thời tiết nắng nóng, mưa lũ, bão, chất liệu gỗ, môi trường... nên
việc ẩm mốc, mối mọt, xói lở... đã làm tăng nhanh quá trình xuống cấp của di
tích lịch sử, nhất là đối với loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật đình,
chùa, nhà ở; và các điểm di tích lịch sử cách mạng ngoài trời như đồn bót, địa
đạo, giao thông hào...
Phần
thứ Ba
QUAN
ĐIỂM, MỤC TIÊU, NGUỒN LỰC, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
I. QUAN ĐIỂM
- Đánh giá thực trạng của hệ thống di
tích khoa học, chi tiết từng địa bàn trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội
của tỉnh và mặt bằng chung của cả nước nhằm đề ra các giải pháp cụ thể bảo đảm
phù hợp, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm theo từng giai đoạn.
- Ngân sách nhà nước chỉ ưu tiên đầu
tư đối với di tích gốc (trừ các di tích quốc gia đặc biệt, các di tích thuộc
loại hình di tích cách mạng). Ưu tiên di tích đang xuống cấp và xuống cấp
nghiêm trọng cần bảo tồn ngay, đầu tư tập trung cho các di tích nằm trong các
cụm, tuyến du lịch; phát huy nguồn lực xã hội để phát triển các khu du lịch,
đầu tư hệ thống hạ tầng, các hạng mục phụ trợ trong di tích.
- Bảo tồn, tôn tạo di tích phải tôn
trọng lịch sử, khoa học và gắn với cảnh quan môi trường, sinh thái; ngăn chặn
tình trạng lấn chiếm đất đai và xây dựng các công trình không phù hợp trong các
khu vực bảo vệ của di tích. Thực hiện đồng thời và tạo lập sự hài hòa việc bảo
tồn, tôn tạo với việc phát huy giá trị di tích. Nâng cao vai trò quản lý của
nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích.
- Bảo tồn và phát huy giá trị di tích
phải gắn liền các yếu tố vật thể, phi vật thể. Bảo vệ di sản cần phải dựa trên
quan điểm cân bằng với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trong đó cần lấy giá
trị văn hóa, lịch sử làm động lực để phát triển kinh tế xã hội và ngược lại
phát triển kinh tế xã hội là nguồn lực để bảo tồn, tôn tạo các di sản văn hóa.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
Giữ gìn, bảo vệ và phát huy tốt giá
trị di tích, giáo dục truyền thống yêu nước, văn hóa và cách mạng cho các thế
hệ mai sau. Khai thác các giá trị lịch sử văn hóa của các di tích, phục vụ cho
việc giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, bảo tồn các giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trong tỉnh và phát triển kinh tế du lịch
của địa phương đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Quảng Ngãi đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát
triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ
thể
2.1. Giai đoạn năm 2022 - 2025:
a) Thực hiện bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ
khoa học (bao gồm: Số hóa lý lịch di tích, bản đo khoanh vùng, cắm mốc giới,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho 28 - 40 di tích đã được các cấp xếp
hạng, trung bình từ 7 - 10 di tích/năm, trong đó ưu tiên hoàn chỉnh hồ sơ khoa
học các di tích tiêu biểu:
- Năm 2022: Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Mộ
và Nhà thờ Bùi Tá Hán, Thắng cảnh núi Thiên Ấn và Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, Địa
đạo Đám Toái, Trụ sở Ủy ban kháng chiến Nam Trung bộ, Di tích kiến trúc nghệ
thuật Đình An Định, Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định.
- Năm 2023: Nhà thờ Trần Cẩm, Huyện
đường Đức Phổ, Mộ và đền thờ Huỳnh Công Thiệu, Điện Trường Bà, Thắng cảnh núi
Phú Thọ và Cổ Lũy Cô Thôn, Chiến thắng Vạn Tường, Vụ thảm sát Khánh
Giang-Trường Lệ.
- Năm 2024: Thành cổ Châu Sa, Vụ thảm
sát Bình Hòa, Vụ thảm sát Diên Niên-Phước Bình, Địa điểm đài tiếng nói Nam Bộ
trong kháng chiến chống Pháp (Đình Thọ Lộc), Chiến thắng Ba Gia, Chiến thắng
Đình Cương, Khu xà lim của Ty Công an thời Mỹ Ngụy giai đoạn 1955-1959.
- Năm 2025: Cuộc biểu tình Ba La, Căn
cứ huyện Đông Sơn, Mộ và nhà thờ Trần Kỳ Phong, Mộ Nguyễn Vịnh, Đình La Hà, Nhà
lưu niệm đồng chí Trần Kiên, Đình Lâm Sơn.
b) Thực hiện đầu tư tôn tạo và chống
xuống cấp cho 7 di tích Quốc gia và 46 di tích cấp tỉnh bị xuống cấp cần tôn
tạo cấp thiết.
c) Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ
khoa học cho 46 di tích đã được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ, đăng ký hoặc
xếp hạng.
d) Hoàn thành các quy hoạch hệ thống
di tích và quy hoạch khảo cổ học làm cơ sở để đầu tư tôn tạo di tích. Đặc biệt
là một số di tích có quy mô lớn và có tiềm năng phát triển du lịch.
2.2. Giai đoạn năm 2026 - 2030:
a) Thực hiện bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ
khoa học (bao gồm: số hóa lý lịch di tích, bản đồ khoanh vùng, cắm mốc giới,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) cho 59 - 75 di tích đã được các cấp xếp
hạng, trung bình từ 12 - 15 di tích/năm, trong đó ưu tiên hoàn chỉnh hồ sơ khoa
học các di tích tiêu biểu:
- Năm 2026: Mộ và nhà thờ Lê Văn Nờm,
Vụ thảm sát Phú Thọ, Chiến thắng Hành Thịnh, Đền Văn Thánh (Mộ Đức), Đình Thi
Phổ, Địa đạo Đức Chánh, Mộ chí sĩ yêu nước Nguyễn Tuyên, Vụ thảm sát chợ An, Mộ
và nhà thờ Phan Long Bằng, Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm, Địa điểm Trạm
xá T.30, Miếu Phú Long.
- Năm 2027: Xưởng quân giới X1002,
Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi (Sơn Hà), Địa điểm thành lập đơn vị vũ trang 89,
Chiến thắng Bãi Mầu, Di tích Chiến thắng Huy Mân, Thác Trắng, Nhà lưu niệm đồng
chí Trần Toại, Chiến thắng Đá Bàn, Dinh Đụn, Dinh Bà Thủy Long, Giếng Xó La,
Chiến thắng Khánh Lạc Đông.
- Năm 2028: Đình làng Sung Tích, Vụ
thảm sát An Nhơn, Chùa Khánh Vân, Rừng dừa nước Tịnh Khê, Chiến thắng Bến Lăng,
Mộ và nhà thờ Võ Thị Đệ, Thảm sát An Cường, Mộ và bia Trương Quang Cận, Trường
sĩ quan Lục quân - phân hiệu Võ bị Trần Quốc Tuấn, Liên khu V, Đình Nghĩa An,
Vụ thảm sát thôn 2 - Nghĩa Lâm.
- Năm 2029: Mộ và nhà thờ Lê Khiết,
Khu lưu niệm Lễ xuất quân của liên quân Việt - Lào, ngày 19/8/1948, Mộ và nhà
thờ Võ Duy Ninh, Hầm Bà Noa, Chiến thắng Đồng Mả, Chiến thắng cầu Gò Da, Chiến
thắng Ga Lâm Điền, Chiến thắng Rộc Trảng, Di tích lưu niệm anh hùng liệt sĩ,
bác sĩ Đặng Thùy Trâm, Địa điểm biểu tình Trường Cháy, Nhà lưu niệm đồng chí
Phạm Xuân Hòa, Trường Sư phạm dân tộc miền núi.
- Năm 2030: Thắng cảnh đảo Bé, Khảo
cổ học Xóm Ốc, Khảo cổ Suối Chình, Đền Văn Thánh, Mộ và nhà thờ Huỳnh Văn Túy,
Nhà lưu niệm Trương Quang Giao, Nhà lưu niệm Trần Quý Hai, Nhà thờ và mộ Nguyễn
Tấn Kỳ, Lăng Vạn Thanh Thủy, Mộ Trần Công Hiến, Mộ và nhà thờ Lương Công Nghĩa,
Đền thờ và mộ Trần Văn Đạt.
b) Thực hiện đầu tư tôn tạo và chống
xuống cấp cho 9 di tích Quốc gia và 44 di tích cấp tỉnh bị xuống cấp cần tôn
tạo cấp thiết.
c) Tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ
khoa học cho 30 di tích đã được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ, đăng ký hoặc
xếp hạng.
d) Tiếp tục triển khai công tác bảo
tồn, trùng tu tôn tạo các di tích bị xuống cấp và đầu tư xây dựng bia di tích
cho một số di tích mới xếp hạng.
đ) Định hướng quy hoạch, dự án đầu tư
bảo tồn, phát huy cho một số di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được quy hoạch
nhằm hình thành các điểm, tuyến tham quan di tích, góp phần phát triển du lịch.
III. NHIỆM VỤ
1. Công tác lập
hồ sơ khoa học di tích
1.1. Hoàn thiện hồ sơ khoa học xếp
hạng di tích (bao gồm: công tác số hóa di tích, khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc
giới và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) bảo đảm theo đúng quy định tại
Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch, cụ thể:
- Giai đoạn 2022 - 2025: Hoàn thiện
hồ sơ khoa học cho 28 di tích đã được các cấp xếp hạng.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Hoàn thiện
hồ sơ khoa học cho 59 di tích đã được UBND tỉnh quyết định xếp hạng.
(Phụ lục 6A - Danh mục di tích cần
hoàn thiện hồ sơ khoa học)
1.2. Lập mới hồ sơ khoa học xếp
hạng di tích
Việc lập mới hồ sơ xếp hạng di tích
cần duy trì thường xuyên, liên tục, song phải chặt chẽ, gắn với các yêu cầu
hoàn chỉnh hồ sơ khoa học di tích, quản lý bảo tồn, phát huy giá trị theo tiêu
chuẩn, tiêu chí quốc gia, quốc tế cho từng di tích. Hàng năm, trên cơ sở các
chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội được giao và căn cứ thực trạng của các di
tích sẽ tiến hành lập hồ sơ khoa học, trình các cấp xếp hạng mới cho 5 -10 di
tích. Trong đó:
a) Lập hồ sơ di tích cấp tỉnh:
- Giai đoạn từ năm 2022 - 2025: Ưu
tiên lập mới hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh cho 46 di tích
đã được UBND tỉnh quyết định bảo vệ.
- Giai đoạn từ năm 2026 - 2030: Tiếp
tục lập mới hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh cho 30 di tích
còn lại đã được UBND tỉnh ra quyết định bảo vệ.
(Phụ lục 6B - Danh mục di tích
được bảo vệ cần hoàn thiện hồ sơ khoa học để xếp hạng)
b) Nâng hạng lên di tích cấp quốc gia:
- Giai đoạn từ năm 2022 - 2025: Lập
mới hồ sơ khoa học để xếp hạng cho 01 di tích cấp quốc gia: di tích thắng cảnh
Núi Thình Thình - Chùa Viên Giác ở huyện Bình Sơn); hoàn chỉnh hồ sơ khoa học
để nâng hạng 02 di tích cấp tỉnh lên di tích cấp quốc gia là: Đền thờ Anh hùng
dân tộc Trương Định ở thành phố Quảng Ngãi nhân Tưởng niệm 160 năm Ngày Anh
hùng Dân tộc Trương Định tuẫn tiết (1864-2024), di tích Mộ và nhà thờ chí sỹ
yêu nước Lê Trung Đình và phong trào Cần Vương - Quảng Ngãi nhân Tưởng niệm 140
năm Ngày mất của cụ (1885-2025).
- Giai đoạn từ năm 2026 - 2030: Lập
và hoàn chỉnh hồ sơ khoa học để nâng hạng cho 02 di tích cấp tỉnh lên di tích
quốc gia: Khu lưu niệm Việt Lào nhân kỷ niệm liên quân Việt - Lào và di tích
Đặng Thùy Trâm nhân Tưởng niệm 60 năm Ngày mất của Anh hùng, bác sỹ Đặng Thùy
Trâm ở thị xã Đức Phổ (1970-2030).
c) Nâng hạng lên di tích cấp quốc gia
đặc biệt:
- Giai đoạn từ năm 2022 - 2025: Lập
hồ sơ khoa học để nâng hạng cho 02 di tích cấp quốc gia lên cấp quốc gia đặc
biệt gồm: Di tích khảo cổ học Văn hóa Sa Huỳnh, di tích kiến trúc Trường Lũy
Quảng Ngãi.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Đề xuất nâng
hạng thêm 02 di tích cấp quốc gia lên cấp quốc gia đặc biệt gồm: Khu Chứng tích
Sơn Mỹ, di tích Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nâng tổng số di tích quốc
gia đặc biệt toàn tỉnh lên 05 di tích.
2. Công tác lập
quy hoạch di tích
Trong giai đoạn năm 2022 - 2025 tiến
hành lập Quy hoạch cho một số di tích tiêu biểu để định hướng đầu tư, bảo tồn
và phát huy gắn với phát triển du lịch, cụ thể: Di tích khảo cổ học Sa Huỳnh,
di tích quốc gia đặc biệt Ba Tơ và một số di tích thắng cảnh có giá trị để đầu
tư phát triển du lịch.
Trong giai đoạn năm 2026 - 2030 tiến
hành lập Quy hoạch cho một số di tích tiêu biểu để định hướng đầu tư, bảo tồn
và phát huy gắn với phát triển du lịch, cụ thể: Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn
Đồng, Khu Chứng tích Sơn Mỹ và một số di tích thắng cảnh có giá trị để đầu tư
phát triển du lịch.
3. Công tác bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích
3.1. Giai đoạn 2022 - 2025:
a) Ưu tiên triển khai lập dự án bảo
quản, tu bổ, phục hồi cho di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm cuộc khởi nghĩa Ba
Tơ, các di tích quốc gia, chú ý các cụm di tích có giá trị về văn hóa, lịch sử,
kiến trúc, cảnh quan hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch; ưu tiên lập
các dự án theo cụm di tích trong các khu vực di sản trọng điểm, trọng tâm, khu
vực thí điểm phát triển kinh tế di sản và những di tích đang bị xuống cấp
nghiêm trọng, cụ thể:
- Di tích quốc gia đặc biệt: Đầu tư,
tôn tạo cho di tích quốc gia đặc biệt Địa điểm của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Đây
là di tích quốc gia đặc biệt duy nhất của tỉnh, cần thiết phải ưu tiên đầu tư
theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Ngoài ra, một số xã có di tích
đã được công nhận xã An toàn khu, cần thiết phải đầu tư để giáo dục truyền
thống lịch sử cách mạng.
- Di tích cấp quốc gia: Đầu tư, tôn
tạo, tu bổ, phục hồi cho các di tích cấp quốc gia sau: Di tích Mộ và đền thờ
Bùi Tá Hán, Khu Chứng tích Sơn Mỹ (thành phố Quảng Ngãi); Di tích Trụ sở Ủy ban
Kháng chiến Hành chính Nam Trung Bộ (huyện Nghĩa Hành); Di tích Đình làng An
Hải và Đình làng An Vĩnh (huyện đảo Lý Sơn); Di tích Chùa Ông (huyện Tư Nghĩa);
Di tích mộ và nhà thờ Trần Cẩm (huyện Mộ Đức).
(Phụ lục 7A - Danh mục các dự án
bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt và quốc gia, ưu tiên đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2022 - 2025).
b) Thực hiện lập dự án, báo cáo kinh
tế kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi cho 46 di tích cấp tỉnh và di tích đã ra
có quyết định bảo vệ. Cụ thể:
- Thành phố Quảng Ngãi: Có 5 di tích,
gồm: Khu xà lim của Ty Công an thời Mỹ Ngụy giai đoạn 1955-1959, Đình làng Sung
Tích, Mộ Trương Quang Trọng, Mộ Lê Trung Đình, Nhà thờ, dinh thờ và vườn nhà
Trương Định (gồm 3 điểm di tích). Riêng di tích Mộ Lê Trung Đình có Dự án riêng.
- Huyện Sơn Hà: Có 2 di tích, gồm:
Xưởng quân giới X1002, Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi.
- Huyện Sơn Tây: Có 3 di tích, gồm:
Di tích Trường Sư phạm dân tộc miền núi, Chiến thắng Bãi Màu, Trạm giao liên
Quân bưu số 8.
- Huyện Trà Bồng: Có 3 di tích, gồm:
Căn cứ Tỉnh ủy, căn cứ Phó Mục gia, Đình Miếu Phú Long.
- Thị xã Đức Phổ: Có 6 di tích, gồm:
Mộ và Đền thờ Huỳnh Công Thiệu, Điểm cập bến tàu không số (C41), Điểm cập bến
tàu không số (C43), Huyện đường Đức Phổ, Căn cứ Tỉnh ủy Quảng Ngãi tại núi Sầu
Đâu (1955-1957), Địa điểm biểu tình Trường Cháy.
- Huyện Mộ Đức: Có 4 di tích, gồm:
Đền Văn Thánh, Mộ và nhà thờ Trần Văn Đạt, Đình An Chuẩn, Căn cứ Núi Lớn.
- Huyện Bình Sơn: Có 4 di tích, gồm:
Nhà thờ chí sĩ yêu nước Võ Thị Đệ, Chiến thắng Vạn Tường, Chiến thắng Bến Lăng,
Di tích Núi Sơn - địa điểm treo cờ Đảng đầu tiên của huyện Bình Sơn.
- Huyện Sơn Tịnh: Có 4 di tích, gồm:
Chiến thắng Ba Gia, Núi Đá Ngựa, Nhà ông Lê Chương - nơi tổ chức Hội nghị liên
tịch các tỉnh Nam Trung kỳ giữa tháng 7 năm 1945, Vụ thảm sát Diên Niên - Phước
Bình.
- Huyện Tư Nghĩa: Có 2 di tích, gồm:
Mộ và Đền thờ tiền hiền Võ Văn Đương, Bốn dũng sĩ Nghĩa Hiệp.
- Huyện Nghĩa Hành: có 6 di tích,
gồm: Vụ thảm sát Khánh Giang - Trường Lệ, Trường Trung học bình dân Nam Trung
Bộ, Đình Lâm Sơn, Xưởng quân giới 240, Mộ và Nhà thờ Lê Văn Nờm, Chiến thắng
Hành Thịnh.
- Huyện Lý Sơn: Có 3 di tích, gồm: Di
tích Dinh Tam Tòa, Lân Vĩnh Lộc, Thắng cảnh đảo Bé (Bãi Hang, Hòn Đụn, Mom tàu)
- Huyện Minh Long: Có 2 di tích, gồm:
Chiến thắng Minh Long, Căn cứ núi Mum.
- Huyện Ba Tơ: Có 2 di tích, gồm: Nhà
lưu niệm đồng chí Trần Toại và Di tích Đặng Thùy Trâm (xã Ba Khâm, xã Ba Trang,
huyện Ba Tơ). Đối với việc chỉnh trang, sửa chữa, tôn tạo các điểm di tích khởi
nghĩa Ba Tơ thuộc các xã, thị trấn an toàn khu (ATK) sẽ có Dự án riêng.
3.2. Giai đoạn 2026 - 2030:
a) Định hướng trong giai đoạn từ 2026
đến năm 2030: Triển khai lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật bảo quản, tu
bổ, phục hồi 44 di tích trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
- Thành phố Quảng Ngãi: Có 5 di tích,
gồm: Chiến thắng Khánh Lạc Đông, Cuộc biểu tình Ba La, Rừng dừa nước Tịnh Khê,
Đền Văn Thánh, Mộ và Nhà thờ Huỳnh Văn Túy.
- Huyện Sơn Tây: Có 2 di tích, gồm:
Địa điểm Mang Blooc - Nơi tổ chức Đại hội đoàn kết các dân tộc miền Tây Quảng
Ngãi, Di tích thắng cảnh Thác Lụa.
- Huyện Trà Bồng: Có 1 di tích, gồm:
Địa điểm Trạm xá T30.
- Thị xã Đức Phổ: Có 5 di tích, gồm:
Chùa Từ Sơn, Núi Xương Rồng, Vụ Thảm sát Chợ An, Mộ và Nhà thờ Phan Long Bằng,
Bia ký Chăm.
- Huyện Mộ Đức: Có 5 di tích, gồm:
Địa đạo Lâm Sơn, Miếu bà Kỳ Tân, Nhà thờ và Mộ Nguyễn Mậu Phó, Nhà thờ tộc Trần
làng Văn Bân, Thắng cảnh Núi Long Phụng - Chùa Ông Rau.
- Huyện Bình Sơn: Có 5 di tích, gồm:
Địa đạo Đám Toái, Mộ và Nhà thờ Nguyễn Tự Tân, Chiến thắng Gò Sỏi, Mộ Trần Công
Hiến, Lăng vạn Thanh Thủy.
- Huyện Sơn Tịnh: Có 5 di tích, gồm:
Mộ và Nhà thờ Nguyễn Tăng Long, Địa điểm đặt Đài tiếng nói Nam Trung bộ, Vụ
thảm sát Vạn Lộc Đông, Nhà lưu niệm đồng chí Phạm Kiệt, Nhà lưu niệm đồng chí
Nguyễn Chánh.
- Huyện Tư Nghĩa: Có 2 di tích, gồm:
Cấm Nghè Tộ, Đình Nghĩa An.
- Huyện Nghĩa Hành: Có 5 di tích,
gồm: Chiến thắng Đình Cương, Mộ và Nhà thờ Lê Khiết, Mộ và Nhà thờ Võ Duy Ninh,
Mộ và Nhà thờ Lương Công Nghĩa, Nhà thờ Trần Công Tá.
- Huyện Lý Sơn: Có 6 di tích, gồm:
Nhà thờ họ Võ (Văn), Giếng Xó La, Nhà thờ Phạm Quang Ảnh, Chùa Hang, Dinh Thiên
Y A Na, Dinh Bà Chúa Yàng.
- Huyện Ba Tơ: Có 3 di tích, gồm:
Chiến thắng Trà Nô, Chiến thắng Đá Bàn, Suối Loa.
(Phụ lục 7B - Danh mục di tích cần
đầu tư, tôn tạo giai đoạn 2022-2030)
4. Công tác
phát huy giá trị di tích
4.1. Định hướng nhiệm vụ:
- Công tác tôn tạo và phát huy di
tích phải gắn liền với nhiệm vụ phát triển du lịch, công tác bảo vệ, tôn tạo di
tích hướng tới phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng đến tham quan nghiên
cứu, trong đó có khách du lịch.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động và
khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động bảo tồn di
tích, phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển du lịch văn hóa.
- Tiến hành điều tra, đánh giá các di
tích trọng điểm để định hướng đầu tư, bảo tồn và phát huy gắn với phát triển du
lịch, chú ý các di tích trọng điểm: Di tích khảo cổ học Văn hóa Sa Huỳnh, di
tích Trụ sở Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Trung bộ, di tích núi Thiên Ấn và
mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng, Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng, di tích Trường
Lũy Quảng Ngãi, di tích Cuộc Khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, di
tích quốc gia đặc biệt Các điểm cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, di tích Đặng Thùy Trâm,
di tích Thành cổ Châu Sa, Chùa Ông, Cổ Lũy - Cô Thôn và một số di tích thắng
cảnh có giá trị để đầu tư phát triển du lịch.
4.2. Các vùng di tích trọng điểm:
a) Dựa theo đặc điểm địa hình cũng
như giá trị tiềm năng phát triển của di tích phân ra làm 04 vùng di tích trọng
điểm để thuận lợi cho việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật:
- Vùng I: Lý Sơn gồm 25 di tích các
loại; trong đó có 6 di tích cấp quốc gia; 18 di tích cấp tỉnh; 1 di tích có
quyết định bảo vệ; các di tích trọng điểm: Đình Làng An Hải, Chùa Hang, Âm Linh
tự, Đình làng An Vĩnh, Thắng cảnh Núi Thới Lới, Thắng cảnh Núi Giếng Tiền.
- Vùng II: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư
Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi gồm 107 di tích: trong đó có 13 di tích cấp Quốc
gia; 44 di tích cấp tỉnh; 50 di tích có quyết định bảo vệ. Trong đó, có các di
tích trọng điểm: Di tích Chiến thắng Vạn Tường, di tích kiến trúc nghệ thuật
Chùa Diệu Giác, di tích kiến trúc Trường Lũy Quảng Ngãi, di tích kiến trúc Chùa
ông, Khu Chứng tích Sơn Mỹ, Thắng cảnh Núi Thiên Ấn và Mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng,
Chiến thắng Ba Gia, Địa đạo Đám Toái, Vụ thảm sát Bình Hòa;
- Vùng III: Nghĩa Hành, Mộ Đức, gồm
có 53 di tích: Trong đó 07 di tích cấp quốc gia; 43 di tích cấp tỉnh; 03 di
tích có quyết định bảo vệ; có các di tích trọng điểm: Khu lưu niệm Thủ tướng
Phạm Văn Đồng, Trụ sở Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam Trung bộ,...
- Vùng IV: Trà Bồng, Đức Phổ, Ba Tơ,
gồm có 47 di tích các cấp: Trong đó 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt; 07 di
tích cấp quốc gia; 22 di tích cấp tỉnh; 17 di tích có quyết định bảo vệ. Có các
khu vực di tích trọng điểm như: Di tích về khởi nghĩa Trà Bồng, các điểm cuộc
khởi nghĩa Ba Tơ, Khu khảo cổ học Văn hóa Sa Huỳnh, di tích lưu niệm anh hùng
liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm...
b) Kết nối, phát huy giá trị các
di tích:
Phát triển hạ tầng giao thông, đồng
thời xây dựng 5 con đường di sản nhằm khai thác du lịch các di tích trọng điểm
dọc 5 tuyến đường di sản này:
- Con đường di sản Bắc Quảng Ngãi:
Tuyến Sa Kỳ - ĐT 621, 622 - dọc sông Trà Bồng.
- Con đường di sản ven sông Trà Khúc:
Tuyến cảng Sa Kỳ - Cửa Đại - QL 24B - Sơn Hà.
- Con đường di sản Trung Quảng Ngãi:
Tuyến ĐT 624, 624B, TP Quảng Ngãi - Nghĩa Hành - Ba Tơ.
- Con đường di sản Đông Quảng Ngãi:
Tuyến QL1A - đường ven biển 627B.
- Con đường di sản Biển Quảng Ngãi:
Kết nối cảng Sa Kỳ - đảo Lý Sơn.
c) Phát triển hạ tầng kỹ thuật
liên kết các vùng di tích trọng điểm:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ
việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích bao gồm: hạ tầng bảo tồn và thông tin di
tích, di sản; hạ tầng du lịch; hạ tầng kỹ thuật; hạ tầng xã hội; trong đó, cần
phân cấp thành cấp vùng, cấp khu vực trọng tâm, trọng điểm; cấp nội khu di
tích. Hệ thống hạ tầng này cần được kết nối, chia sẻ với hạ tầng kỹ thuật đô
thị và nông thôn, song vẫn có đặc tính riêng (hạ tầng tiện ích, thông tin di
sản; thông tin du lịch, chỉ dẫn, hướng dẫn, quản lý, bảo vệ; hạ tầng dịch vụ
thiết yếu, cung cấp trang thiết bị du lịch, thiết bị giới thiệu, quảng bá di
sản).
- Mỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục
vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích cần gắn kết với hệ thống hạ tầng kỹ
thuật chung khu vực phụ cận (đô thị hoặc nông thôn) đảm bảo năng lực đón tiếp
khách và đảm bảo yêu cầu hạ tầng du lịch và hạ tầng xã hội; cung cấp năng lượng
và điều kiện môi trường, những nhu cầu thiết yếu. Trong đó phân cấp thành các
thể dạng: Cấp đô thị; cấp vùng trọng tâm; cấp khu vực trọng điểm; cấp nội khu
di tích. Cụ thể:
+ Đối với quy hoạch hệ thống giao
thông: Định hướng tổ chức liên kết hệ thống, gắn kết với hệ thống giao thông
quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông đô thị, giao thông khu vực và liên vùng tại các
địa điểm có di tích. Gắn kết với hệ thống giao thông tĩnh được phân cấp (bãi
đậu xe đô thị; bãi đậu xe cấp vùng; bãi đậu xe di tích, di sản trọng điểm); đặc
biệt lưu ý tổ chức các khu vực dịch vụ vận tải tại các điểm dừng chân dọc các
tuyến quốc lộ, tỉnh lộ nằm giữa các điểm đến.
+ Trung tâm hạ tầng kỹ thuật cấp đô
thị được tổ chức chuyên biệt, nằm ngoài các khu trung tâm, khu ở, được phân bố
theo khu vực và trọng tâm, trọng điểm bao gồm các trạm bơm cung cấp nước sạch,
các trạm xử lý nước thải, các khu vực phân loại rác thải vả xử lý chất thải
rắn; trạm phát điện; các trung tâm điều vận, viễn thông, bãi đậu xe dự phòng.
+ Các trung tâm hạ tầng cấp vùng
trọng tâm (khu vực phát triển) sẽ bao gồm khu vực tập trung kết rác thải; trạm
bơm (cao áp), phân phối nước sạch, khu vực xử lý nước thải, trạm phân phối
điện, trạm biến áp (hạ thế) thông tin liên lạc; điểm đậu xe chuyên dụng.
+ Các đầu mối hạ tầng kỹ thuật hỗn
hợp sẽ được bố trí tại các khu di tích, quần cư dịch vụ, điểm dân cư nông thôn
gắn với điểm dịch vụ tiện ích và điểm cây xanh tập trung (bao gồm: Điểm tập
trung kết rác; Kho dụng cụ và thiết bị; Trạm bơm chuyển tiếp).
+ Các khu vực đầu mối hạ tầng kỹ
thuật phải có khoảng các ly tối thiểu 10m đối với (ranh giới bảo vệ) khu di
tích, 20m đối với vùng trọng tâm và 50m đối với trung tâm cấp đô thị.
IV. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ.
- Ngân sách địa phương theo phân cấp
hàng năm, theo khả năng cân đối ngân sách địa phương để bố trí kinh phí triển
khai thực hiện Đề án.
- Nguồn vốn huy động xã hội hóa.
V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường
công tác lãnh đạo, chỉ đạo và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả
lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của
toàn bộ hệ thống chính trị trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
- Thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn
hóa, vận dụng linh hoạt các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch vào hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa địa
phương.
- Ngành văn hóa, thể thao và du lịch
các cấp phối hợp với các sở, ban ngành, hội đoàn thể và địa phương triển khai
nhiệm vụ bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Gắn công tác thi đua với việc bảo
tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa tới từng các cán bộ đảng viên, cộng đồng
xã hội nơi có di sản văn hóa.
- Thường xuyên kiểm tra, xử lý các
hành vi phạm pháp luật về di sản văn hóa, đặc biệt là các hành vi xâm chiếm và
phá hủy các yếu tố cấu thành di tích.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy đảng, chính quyền, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các
ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp trong việc đầu tư bảo
tồn, tu bổ di tích. Trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án xem xét đưa các
chỉ tiêu thực hiện cụ thể vào nghị quyết của các cấp ủy đảng, kế hoạch nhà nước
của các cấp chính quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Coi nhiệm vụ bảo tồn,
phát huy giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, góp phần
phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và đảm bảo trật tự an
toàn xã hội.
- Căn cứ đặc điểm, tình hình của địa
phương, trên cơ sở đảm bảo hài hòa, tương thích với Luật Di sản văn hóa, các
quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo tồn, phát huy
giá trị di tích để xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về đầu tư, huy
động, quản lý, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa trong và ngoài nước tham gia
đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư bảo tồn, tu bổ di tích; chính sách đối với
những người có công bảo vệ và trùng tu di tích;....và các cơ chế, chính sách
liên quan khác.
2. Về công tác
tuyên truyền, nâng cao nhận thức về di sản văn hóa
- Thực hiện có hiệu quả công tác
tuyên truyền, giáo dục về các giá trị của di tích lịch sử văn hóa. Tập trung
tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu rộng rãi các di tích cho du khách
trong và ngoài nước thông qua ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hướng dẫn, mạng
Internet, các cuộc hội thảo, hội chợ...
- Tổ chức các lớp tuyên truyền, tập
huấn về di sản văn hóa, chú trọng đến cộng đồng xã hội có di tích để công tác
gìn giữ, bảo vệ và phát huy giá trị di tích có sự tham gia tích cực của nhân
dân địa phương.
- Tuyên truyền sâu rộng chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực di sản văn hóa bằng
nội dung nội dung và hình thức phù hợp với từng địa bàn, dân tộc. Thực hiện có
hiệu quả công tác phối hợp với các cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình ở
trung ương, địa phương; khai thác, tận dụng hiệu quả, đúng quy định các phương
tiện thông tin, đại chúng, các trang mạng xã hội nhằm tuyên truyền, giáo dục,
quảng bá các giá trị di tích.
- Chú trọng tuyên truyền, giáo dục
cho học sinh, sinh viên, các thế hệ trẻ của tỉnh về truyền thống yêu nước, tinh
thần cách mạng, giá trị di tích lịch sử... để có trách nhiệm hơn trong sự
nghiệp bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử - văn hóa
và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng bộ máy tổ chức hoạt động
có năng lực và chuyên nghiệp để xây dựng kế hoạch, liên kết đối tác và thực
hiện các hoạt động xúc tiến quảng bá, bảo đảm việc thu hút đầu tư được thực
hiện thống nhất, liên tục và hiệu quả; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
xúc tiến quảng bá cho các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh trong kế
hoạch xúc tiến quảng bá du lịch chung của tỉnh; xây dựng bộ nhận diện thương
hiệu cho từng khu, điểm danh lam thắng cảnh đi liền với việc phát triển hệ
thống ấn phẩm, vật phẩm quảng bá, quảng cáo tấm lớn, ký hiệu... có thiết kế
thống nhất, thể hiện nhất quán các giá trị thương hiệu và bộ nhận diện thương
hiệu; nghiên cứu sản xuất các vật phẩm lưu niệm, sản vật địa phương làm đại
diện thương hiệu du lịch. Tổ chức các hoạt động kinh doanh hàng hóa lưu niệm và
sản vật gắn với quảng bá, xây dựng hình ảnh.
- Tăng cường hợp tác với các cơ quan,
đơn vị truyền thông trong việc quảng bá, tiếp thị, tập trung giới thiệu rộng
rãi hệ thống di tích lịch sử văn hóa, danh lam thăng cảnh của tỉnh dưới góc độ
tài nguyên du lịch văn hóa cho du khách trong và ngoài tỉnh thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm quảng cáo, tập gấp, sách hướng
dẫn, các cuộc hội chợ, triển lãm... nhằm tìm kiếm các cơ hội giao lưu, hợp tác
về văn hóa, xúc tiến quảng bá, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tài chính và kinh
nghiệm bảo tồn và phát huy di tích từ hợp tác trong và ngoài nước.
3. Hoàn thiện
bộ máy quản lý di tích ở các cấp
- Từng bước kiện toàn tổ chức quản lý
di tích từ tỉnh đến cơ sở. Thành lập Ban Quản lý các di tích trực thuộc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở phát triển từ đơn vị sự nghiệp hiện hành,
bảo đảm không tăng.
- Thành lập Ban Quản lý các di tích ở
các huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn theo Quy định phân cấp
quản lý di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường công tác phối hợp quản
lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa giữa Ngành văn hóa, thể
thao và du lịch với các sở, ngành và các địa phương trong tỉnh, nhất là trong
công tác xây dựng kế hoạch, dự án sửa chữa, trùng tu tôn tạo di tích.
- Khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện
để các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, hướng dẫn viên tham dự các lớp nghiệp
vụ về bảo tồn di tích và kỹ năng chuyên môn (quản lý quy hoạch, quản lý và
thẩm định các dự án bảo quản, tu bổ phục hồi di tích; nghiệp vụ bảo tồn di
tích; nghiên cứu chuyên sâu, chuyên đề, thuyết minh, giới thiệu về di sản;
hướng dẫn tổ chức các hoạt động văn hóa tại di tích...) do các đơn vị trực
thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp
vụ, bồi dưỡng kiến thức về di sản văn hóa cho các cán bộ, nhân viên phòng Văn
hóa Thông tin cấp huyện; cán bộ văn hóa xã, Ban quản lý di tích các cấp, đặc
biệt là ở cơ sở.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, phát
triển nhân lực, đặc biệt tập trung vào đội ngũ quản lý, hướng dẫn viên, lao
động nghiệp vụ bậc cao nhằm hỗ trợ định hướng phát triển sản phẩm có chất lượng
cao; thực hiện việc chuyển giao công nghệ quản lý và nâng cao chất lượng đội
ngũ nhân lực quản lý để từng bước tiếp quản nhiệm vụ quản lý theo hướng cao
cấp; chú trọng nâng cao nhận thức về văn hóa lịch sử, bảo vệ môi trường, kỹ
năng giao tiếp đối với đội ngũ lao động trực tiếp phục vụ khách du lịch. Tăng
cường liên kết giữa các doanh nghiệp, chính quyền địa phương, các cơ sở đào tạo
nghiệp vụ du lịch.
- Đẩy mạnh hợp tác với cơ quan giáo dục,
hướng dẫn doanh nghiệp, cộng đồng tham gia bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của di tích. Khuyến khích phát triển các nghề truyền thống; bảo
tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể của địa phương, bảo vệ tài
nguyên và môi trường và bảo đảm an ninh, quốc phòng.
- Xây dựng chính sách ưu đãi trọng
dụng cán bộ chất lượng cao ở nơi khác về Quảng Ngãi làm việc; sử dụng và có chế
độ đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài, chuyên gia và nghệ nhân,
chủ thể văn hóa hoạt động trong lĩnh vực di sản trên địa bàn để thu hút đội ngũ
này cho mục tiêu quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích nhằm đáp ứng yêu cầu
trước mắt và chuẩn bị cho lâu dài trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá
trị trên địa bàn tỉnh trong xu thế hội nhập toàn cầu.
- Xây dựng đề án vị trí việc làm theo
năng lực và yêu cầu công tác chuyên môn. Những vị trí chuyên môn cần tuyển dụng
những cán bộ được đào tạo đúng vị trí công tác, có kinh nghiệm, yêu nghề và đảm
bảo tính ổn định, lâu dài tránh điều động, luân chuyển công tác với những vị
trí này.
4. Về đầu tư,
huy động các nguồn lực xã hội hóa
a) Về đầu tư
- Tiếp tục quan tâm, đầu tư cho văn
hóa tương ứng với mức tăng trưởng kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Trung ương
9 (khóa XI), Kết luận số 76/KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị theo hướng
đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích hoạt động bảo tồn, phát
huy giá trị di tích.
- Tăng cường phối hợp với các Bộ,
ngành Trung ương trong việc bố trí nguồn lực đầu tư tôn tạo và phát huy các di
tích quốc gia, quốc gia đặc biệt trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho
người dân và các tổ chức cá nhân trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích thuộc
sở hữu tư nhân phục vụ cho phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa
chung của dân tộc. Có chính sách cụ thể về việc phân chia quyền lợi giữa tổ
chức kinh doanh du lịch với các cộng đồng dân cư.
- Đầu tư xây dựng đồng bộ, hệ thống
các điểm, khu di tích đặc trưng, tiêu biểu của thành "bảo tàng ngoài trời",
quần thể công trình quy mô lớn để hình thành các sản phẩm văn hóa - du lịch
mang tính đặc trưng, thương hiệu tạo sự đột phá, sức hấp dẫn nhân dân và du
khách trong và ngoài nước. Đây là một hướng đầu tư quan trọng, tạo nên sự thay
đổi về chất trong hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
- Đầu tư phục dựng, bảo tồn phát huy
các giá trị di sản văn hóa phi vật thể và không gian văn hóa gắn liền với di
tích.
- Mở rộng mối quan hệ quốc tế trong
lĩnh vực bảo vệ và khai thác di sản; kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước.
b) Huy động các nguồn lực xã hội hóa
- Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế,
chính sách (về mặt bằng, vốn, tín dụng, đào tạo nhân lực) nhằm huy động,
khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân dưới các
hình thức khác nhau tham gia bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch
sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh gắn với phát triển kinh tế, xã hội, du lịch,
dịch vụ, tạo sinh kế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa
phương.
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết số 05/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
gắn với kiểm tra, giám sát của cơ quan chức năng để chủ trương xã hội hóa các
hoạt động quản lý, bảo vệ, đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích đạt hiệu quả tích cực,
huy động được nguồn lực ngoài nhà nước song không làm ảnh hưởng đến các giá trị
của di tích.
- Xây dựng các chương trình giáo dục
về xã hội hóa hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
+ Tăng cường tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về di sản văn hóa với nội dung đa dạng, có chiều sâu, kết hợp với các
hình thức phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng, từng vùng miền, dân tộc.
Nhất là những vấn đề đã và đang thu hút được sự quan tâm của dư luận xã hội,
như quy hoạch, khoanh vùng bảo vệ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; bảo
quản, tu bổ, phục hồi di tích; khai thác, phát huy giá trị di sản văn hóa vật
thể, phi vật thể gắn với phát triển du lịch... Mặt khác, tích cực phổ biến các
mô hình xã hội hóa hoạt động tốt để làm cơ sở học tập, nhân rộng; tôn vinh và
có hình thức khen thưởng xứng đáng đối với các tổ chức, cá nhân điển hình trong
các hoạt động xã hội hóa.
+ Tuyên truyền, vận động, phát huy
vai trò của các nghệ nhân, chủ thể văn hóa, người có uy tín, của các tầng lớp
cư dân cư, tự nguyện tham gia việc tạo lập và cải thiện môi trường kinh tế, xã
hội lành mạnh và thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như các hoạt động bảo
tồn di sản văn hóa.
- Huy động, quản lý, sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực xã hội hóa để bảo tồn, phát huy giá trị di tích nói riêng, hệ
thống di sản văn hóa nói chung trên cơ sở định hướng của nhà nước.
+ Rà soát, xây dựng chính sách quản
lý và sử dụng các nguồn tài chính từ xã hội hóa. Ban hành quy chế hoặc hướng
dẫn việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tài sản, công đức tại di tích và hoạt động
lễ hội theo định hướng ưu tiên sử dụng phần lớn các nguồn thu từ xã hội hóa
phục hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản đảm bảo công khai, minh bạch.
+ Đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa các
hoạt động văn hóa theo phương thức “nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm tạo sự
đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong việc tham gia đóng góp tâm huyết,
công sức, tiền của, trí tuệ vào công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích.
+ Đẩy mạnh việc vận động các cơ quan,
tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ các chương trình, dự
án bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch.
Phần
thứ Tư
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban
ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, khảo sát, đánh giá thực
trạng cụ thể các di tích xuống cấp theo từng loại hình di tích, hình thức sở
hữu để tiến hành tu bổ, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban
ngành có liên quan, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các chính sách
quản lý, sử dụng các nguồn tài chính của các di tích như tiền công đức, tiền
bán vé, tiền tài trợ...; chính sách hỗ trợ cho người dân và các tổ chức cá nhân
trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích thuộc sở hữu tư nhân phục vụ cho phát
triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa chung của dân tộc.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc
thực hiện công tác tôn tạo bảo tồn phát huy giá trị các di tích trên địa bàn
tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường và UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định mốc giới, vẽ bản đồ số hóa
di tích, lập thủ tục cấp quyền sử dụng đất, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt
theo đúng quy định.
- Tổ chức thực hiện việc tu bổ, tôn
tạo theo đúng các quy định của pháp luật về tôn tạo, trùng tu, tu bổ di tích.
- Huy động các tổ chức, cá nhân trong
công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra việc
quản lý, hoạt động, hiện trạng của các di tích để kịp thời khắc phục tồn tại.
- Căn cứ nội dung Đề án, hàng năm,
cùng với thời điểm xây dựng kế hoạch và lập dự toán ngân sách có trách nhiệm
xây dựng kế hoạch và xác định nhu cầu kinh phí gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Tài chính tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Trên cơ sở dự toán kinh phí đầu tư
được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lập hàng năm Sở Kế hoạch và Đầu tư có
trách nhiệm rà soát, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trong
khả năng cân đối.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, các sở, ban ngành liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền ban
hành các chính sách hỗ trợ cho người dân và các tổ chức cá nhân trong việc
trùng tu, tôn tạo các di tích thuộc sở hữu tư nhân phục vụ cho phát triển du
lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa chung của dân tộc.
3. Sở Tài chính
Chủ trì, thẩm định dự toán chi thường
xuyên để trình cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí trong dự toán hàng
năm theo khả năng cân đối ngân sách địa phương để thực hiện Đề án theo quy định
của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định có liên quan.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, các sở, ngành liên quan và địa phương cập nhật ranh giới và diện
tích bảo vệ di tích vào quy hoạch sử dụng đất và cơ sở dữ liệu đất đai theo quy
định, tham mưu việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích đảm bảo
yêu cầu bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các quy định đối với việc xác
định ranh giới và cắm mốc ranh giới các khu vực bảo vệ di tích, hướng dẫn việc
lập và xác nhận vào bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích.
5. Sở Xây dựng
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành và địa phương có liên quan thẩm định, tham mưu UBND tỉnh xem xét phê
duyệt quy hoạch xây dựng các khu di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh; kiểm tra, hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập,
thẩm định và phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu di tích lịch sử - văn hóa,
danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành và địa phương có liên quan thẩm định các dự án về xây dựng, cải tạo, tu
bổ các công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh theo quy định
của pháp luật.
6. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Ủy ban nhân dân các cấp giữ gìn an ninh trật tự trong các hoạt động
bảo vệ và phát huy giá trị di tích.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các cấp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các
hành vi mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật Quốc
gia thuộc di tích; các hành vi xâm phạm di tích trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh
- Có trách nhiệm phối hợp với Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục triển khai các hoạt động chăm sóc, tôn tạo,
phát huy giá trị di tích trong học sinh, đoàn viên thanh niên.
- Chủ trì phối hợp với Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tổ chức giáo dục cho học sinh, sinh viên và đoàn viên thanh
niên về bảo vệ và phát huy giá trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên
cứu di tích vào chương trình giáo dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học,
trường học; huy động lực lượng đoàn viên thanh niên các cấp tham quan tìm hiểu
về lịch sử văn hóa tại các điểm di tích.
8. Sở Thông tin và Truyền thông,
Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh
- Sở Thông tin và Truyền thông phối
hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ
quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động
truyền thông, tuyên truyền sâu rộng về mục đích, ý nghĩa của việc bảo vệ và
phát huy giá trị của di tích.
- Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh -
Truyền hình tỉnh dành diện tích báo, thời lượng đăng tải, phát sóng các tác
phẩm viết, hình ảnh, tư liệu về giá trị lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của công dân và toàn xã hội trong việc
trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích.
9. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố tham gia xác định biên chế, vị trí việc làm; tổ chức đào tạo bồi
dưỡng, xây dựng các chế độ, chính sách tôn vinh, khen thưởng đối với đội ngũ
cán bộ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nói chung, di sản văn hóa nói riêng.
10. Đề nghị Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Phối hợp chỉ đạo các tổ chức đoàn
thể, Mặt trận Tổ quốc các cấp tích cực tuyên truyền, vận động các tổ chức và
nhân dân tham gia thực hiện Đề án. Tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã
hội của Mặt trận Tổ quốc trong quá trình triển khai thực hiện Đề án nói riêng,
công tác bảo tồn di sản văn hóa nói chung.
11. Các sở,
ngành, hội, đoàn thể tỉnh
- Tổ chức tuyên truyền quán triệt,
phổ biến về quan điểm, nội dung, nhiệm vụ của Đề án, đồng thời vận động, cán
bộ, đảng viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Đề án và các hoạt động bảo
tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa do cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến
cơ sở phát động, tổ chức thực hiện.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tại cơ quan, đơn vị, địa phương
đảm bảo thiết thực, hiệu quả những nội dung có liên quan trong Đề án; tham mưu
cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, giải quyết những việc có liên quan trong Đề
án theo chức năng nhiệm vụ được giao. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các nội
dung, nhiệm vụ gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp, báo cáo UBND
tỉnh.
12. UBND các
huyện, thị xã, thành phố
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền,
phổ biến những quy định pháp luật về bảo tồn, phát huy giá trị di tích tại địa
phương. Vận động, giáo dục nhân dân địa phương có di tích có ý thức, trách
nhiệm bảo vệ, gìn giữ di tích, coi đây là di sản quý báu, niềm tự hào của nhân
dân địa phương.
- Xây dựng kế hoạch bảo vệ, bảo quản,
tu bổ, phát huy giá trị di tích trên địa bàn hàng năm, 05 năm và cân đối, bố
trí kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện tại địa phương.
- Thành lập Ban Quản lý các di tích
cấp huyện; tùy theo địa bàn và điều kiện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn
thành lập Ban Quản lý các di tích cấp xã. Cơ cấu thành viên Ban Quản lý các di
tích theo đúng quy định phân cấp di tích.
- Hằng năm, bố trí kinh phí từ nguồn
Ngân sách nhà nước đã được phân cấp và tổ chức huy động kinh phí từ các nguồn
lực xã hội để bảo vệ, làm vệ sinh môi trường và sửa chữa nhỏ di tích, đảm bảo
không phá vỡ những bộ phận cấu thành di tích gốc.
- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra và
kịp thời xử lý các hành vi phạm di tích trên địa bàn hoặc đề nghị các cơ quan
chức năng xử lý theo thẩm quyền; định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình và báo cáo
kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để chỉ
đạo./.thuyvy
TT
|
TÊN
DI TÍCH
|
Ký
hiệu, ngày tháng năm văn bản
|
Địa
điểm
|
Phân loại di tích
|
Cơ
quan quản lý
|
Lịch
sử
|
Khảo
cổ
|
Kiến
trúc nghệ thuật
|
Danh
lam thắng cảnh
|
01
|
Thành
phố Quảng Ngãi (38 điểm, khu di tích)
(Di
tích lịch sử: 29 di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 0 di tích; Di tích
Khảo cổ: 02 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 07 di tích)
|
A
|
Cấp Quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Khu chứng tích Sơn Mỹ
|
54-VHTT/QĐ
Ngày 29/4/1979
|
Xã
Tịnh Khê
|
x
|
|
|
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
2
|
Mộ và nhà thờ Bùi Tá Hán
|
168-VH/QĐ
Ngày 2/3/1990
|
Phường
Quảng Phú
|
x
|
|
|
|
Phòng Văn hóa và Thông tin thành
phố và gia tộc
|
3
|
Thắng cảnh núi Thiên Ấn và Mộ Huỳnh
Thúc Kháng
|
168-VH/QĐ
Ngày 2/3/1990
|
Xã
Tịnh Ấn Đông
|
|
|
|
x
|
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố
|
4
|
Thắng cảnh núi Phú Thọ và Cổ Lũy Cô
Thôn
|
43-VH/QĐ
Ngày 7/1/1993
|
Xã
Nghĩa Phú
|
|
|
|
x
|
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố
|
5
|
Thành cổ Châu Sa
|
152-QĐ/BT
Ngày 25/1/1994
|
Các
xã Tịnh Châu, Tịnh Khê, Tịnh An, Tịnh Thiện
|
|
x
|
|
|
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố
|
B
|
Cấp Tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Cuộc biểu tình Ba La
|
167/QĐ-UB
Ngày 24/1/2002
|
Ngã
tư Ba La, xã Nghĩa Dõng
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa Dõng
|
2
|
Khu xà lim của Ty Công an thời Mỹ
Ngụy giai đoạn 1955-1959
|
2103/QĐ-UB
Ngày 30/7/2002
|
Số
nhà 71-Đại lộ Hùng Vương, phường Trần Hưng Đạo
|
x
|
|
|
|
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố
|
3
|
Chiến thắng Khánh Lạc Đông
|
1528/QĐ-UBND
Ngày 10/7/2007
|
Xã
Nghĩa Hà
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa Hà
|
4
|
Đình làng Sung Tích
|
282/QĐ-CT
Ngày 23/1/2003
|
Xã
Tịnh Long
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Long
|
5
|
Vụ thảm sát An Nhơn
|
3839/QĐ-UBND
Ngày 22/12/2005
|
Xã
Tịnh An
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh An
|
6
|
Rừng dừa nước Tịnh Khê
|
996/QĐ-UBND
10/5/2007
|
Xã
Tịnh Khê
|
|
|
|
x
|
UBND xã Tịnh Khê
|
7
|
Chùa Khánh Vân
|
1702/QĐ-UBND
Ngày 22/11/2011
|
Xã
Tịnh Thiện
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Thiện
|
8
|
Đền Văn Thánh
|
2089/QĐ-UBND
Ngày 25/12/2013
|
Phường
Trương Quang Trọng
|
x
|
|
|
|
UBND phường Trương Quang Trọng
|
9
|
Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định
|
824/QĐ-UBND
Ngày 9/6/2014
|
Xã
Tịnh Khê
|
x
|
|
|
|
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố
|
10
|
Mộ và nhà thờ Huỳnh Văn Tuý
|
390/QĐ-UBND
Ngày 16/3/2016
|
Xã
Tịnh Long
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Long và gia tộc
|
11
|
Trường Lục quân Trung học Quảng Ngãi
|
906/QĐ-UBND
Ngày 25/5/2016
|
Phường
Trần Phú, Tp Quảng Ngãi
|
x
|
|
|
|
UBND phường Trần Phú
|
12
|
Nhà lưu niệm Trần Quý Hai
|
1453/QĐ-UBND
ngày 07/10/2019
|
Xã
Tịnh Châu
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Châu và tộc họ
|
C
|
Quyết định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhà lao Quảng Ngãi thời Pháp thuộc
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Phường
Trần Hưng Đạo
|
x
|
|
|
|
UBND phường Trần Hưng Đạo
|
2
|
68 chiến sĩ giải phóng
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Cụm
1-phường Nguyễn Nghiêm
|
x
|
|
|
|
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố
|
3
|
Sự kiện trường Kim Thông (nay là
trường Nguyễn Nghiêm)
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Phường
Nguyễn Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi
|
x
|
|
|
|
UBND phường Nguyễn Nghiêm
|
4
|
Bốn dũng sĩ Nghĩa Dũng
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
5-xã Nghĩa Dũng
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa Dũng
|
5
|
Sở Thương Chánh
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xóm
2, xã Nghĩa An
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa An
|
6
|
Chiến thắng Nghĩa An
|
1039/QĐ-UB
Ngày 14/5/1996
|
Xã
Nghĩa An
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa An
|
7
|
Thắng cảnh Núi Bút
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Phường
Nghĩa Chánh
|
|
|
|
x
|
UBND phường Nghĩa Chánh
|
8
|
Chùa Hội Phước
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Phường
Nghĩa Chánh
|
x
|
|
|
|
UBND phường Nghĩa Chánh
|
9
|
Chùa Tỉnh hội Quảng Ngãi
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Phường
Trần Phú
|
x
|
|
|
|
UBND phường Trần Phú
|
10
|
Thắng cảnh Núi Giàng và miếu thờ
công thần
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà
|
|
|
|
x
|
UBND xã Nghĩa Hà
|
11
|
Nhà Phạm Viết My
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
An Đạo, xã Tịnh Long
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Long và gia đình
|
12
|
Vụ thảm sát Khánh Lâm- Tịnh Thiện
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã
Tịnh Thiện
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Thiện
|
13
|
Mộ Trương Quang Trọng
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Trường Thọ
|
x
|
|
|
|
Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố
|
14
|
Mộ Lê Trung Đình
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Bình Đẳng, xã Tịnh Ấn Đông
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Ấn Đông
|
15
|
Mộ Trương Đăng Quế
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Tư Cung, xã Tịnh Khê
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Khê
|
16
|
Địa đạo núi An Vĩnh
|
09/QĐ-UB
Ngày 3/1/1996
|
Xã
Tịnh Kỳ
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Kỳ
|
17
|
Nhà thờ, dinh thờ và vườn nhà
Trương Định - (gồm 3 điểm di tích)
|
1625/QĐ-UB
Ngày 1/7/1996
|
Các
xã: Tịnh Thiện, Tịnh Hòa, Tịnh Khê
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Khê, Tịnh Thiện, Tịnh
Hòa
|
18
|
Thắng cảnh bãi biển Mỹ Khê
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Cổ Lũy, xã Tịnh Khê
|
|
|
|
x
|
UBND xã Tịnh Khê
|
19
|
Thắng cảnh Thạch Ky Điếu Tẩu
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ
|
|
|
|
x
|
UBND xã Tịnh Kỳ
|
20
|
Phế tích tháp Gò Phố
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Hòa Vinh, xã Tịnh Thiện
|
|
x
|
|
|
UBND xã Tịnh Thiện
|
21
|
Nhà lưu niệm Trương Quang Giao
|
695/QĐ-UB
Ngày 31/3/1998
|
xã
Tịnh Khê
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Khê và tộc họ
|
02
|
Huyện Bình Sơn (28 điểm, khu di tích)
(Di tích Lịch sử: 21 di tích; Di
tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích; Di tích Khảo cổ: 02 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 04 di tích)
|
A
|
Cấp quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Địa đạo Đám Toái
|
2307-QĐ
Ngày 30/12/1991
|
Bình
Châu
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Bình Sơn
|
2
|
Chiến thắng Vạn Tường
|
147/VH-QĐ
Ngày 24/12/1982
|
Bình
Hải, Bình Hòa
|
x
|
|
|
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
3
|
Vụ thảm sát Bình Hòa
|
866-QĐ
Ngày 20/5/1991
|
Bình
Hòa
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Bình Sơn
|
4
|
Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa
Diệu Giác
|
06-QĐ/BVHTT
Ngày 13/4/2000
|
TT
Châu Ổ
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Bình Sơn
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Căn cứ huyện Đông Sơn
|
839/QĐ-UBND
Ngày 13/6/2011
|
Xã
Bình Tân Phú
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Tân Phú
|
2
|
Mộ và nhà thờ Trần Kỳ Phong
|
840/QĐ-UBND
Ngày 13/6/2011
|
Xã
Bình Thanh Tây
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Thanh Tây
|
3
|
Chiến thắng Bến Lăng
|
841/QĐ-UBND
13/6/2011
|
Xã
Bình Đông
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Đông
|
4
|
Mộ và nhà thờ Võ Thị Đệ
|
842/QĐ-UBND
Ngày 13/6/2011
|
Xã
Bình Tân Phú
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Tân Phú
|
5
|
Thảm sát An Cường
|
716/QĐ-UBND
Ngày 18/5/2015
|
Xã
Bình Hải
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Hải
|
6
|
Nhà thờ và mộ Nguyễn Tấn Kỳ
|
861/QĐ-UBND
Ngày 3/6/2015
|
Thôn
Châu Tử, xã Bình Nguyên
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Nguyên
|
7
|
Lăng Vạn Thanh
Thủy
|
1023/QĐ-UBND
Ngày 24/6/2015
|
Thôn
Thanh Thủy, xã Bình Hải
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Hải
|
8
|
Chiến thắng Gò Sỏi
|
177/QĐ-UBND
Ngày 26/01/2018
|
Xã
Bình Trung
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Trung
|
9
|
Căn cứ Truyền Tung (đình Thọ An)
|
607/QĐ-UBND
Ngày 4/5/2019
|
Thôn
Thọ An, xã Bình An
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình An
|
10
|
Di tích Núi Sơn, địa điểm treo cờ
Đảng đầu tiên của Huyện Bình Sơn
|
1533/QĐ-UBND
Ngày 18/10/2019
|
Xã
Bình Chánh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Chánh
|
11
|
Mộ Trần Công Hiến
|
Số
130/QĐ-UBND
Ngày 21/01/2021
|
Thôn
Mỹ Huệ, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình
Dương
|
12
|
Nhà thờ và mộ Nguyễn Tự Tân
|
Số
131/QĐ-UBND
Ngày 21/1/2021
|
Xã
Bình Phước, huyện Bình Sơn
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Phước
|
13
|
Mộ và nhà thờ Lê Ngung
|
Số 132/QĐ-UBND
Ngày 21/01/2021
|
Xã
Bình Thanh, huyện Bình Sơn
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Thanh
|
14
|
Lăng Vạn Đông Yên
|
1950/QĐ-UBND
ngày 10/12/2021
|
Xã
Bình Dương, huyện Bình Sơn
|
x
|
|
|
|
UBND Xã Bình Dương
|
C
|
Quyết định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Chiến khu Đồng Lớn chùa Hang
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
An Điềm, xã Bình Chương
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Chương
|
2
|
Chiến thắng
Truông Ba Gò
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã
Bình Hiệp
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Hiệp
|
3
|
Lò nấu quặng
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Trà Lam, xã Bình Chương
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Chương
|
4
|
Lăng Vạn Mỹ Tân
|
2647/QĐ-UB
Ngày 11/9/1997
|
Xã
Bình Chánh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Bình Chánh
|
5
|
Thắng cảnh núi chùa Thình Thình
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Diên Lộc, xã Bình Tân Phú
|
|
|
|
x
|
UBND xã Bình Tân Phú
|
6
|
Thắng cảnh Hòn Ông, Hòn Bà
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Hải Ninh, xã Bình Thạnh
|
|
|
|
x
|
UBND xã Bình Thạnh
|
7
|
Thắng cảnh An Hải Sa Bàn
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
An Hải, xã Bình Châu
|
|
|
|
x
|
UBND xã Bình Châu
|
8
|
Thắng cảnh Ba Tăng Găng
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Phú Quý, xã Bình Châu
|
|
|
|
x
|
UBND xã Bình Châu
|
9
|
Di chỉ cư trú Bình Châu
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Châu Thuận, xã Bình Châu
|
|
x
|
|
|
UBND xã Bình Châu
|
10
|
Di tích Mộ táng Sa Huỳnh Bình Châu
(Bình Châu I, Bình Châu II)
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Châu Thuận, xã Bình Châu
|
|
x
|
|
|
UBND xã Bình Châu
|
03
|
Huyện Sơn Tịnh (26 điểm, khu di
tích)
(Di tích Lịch sử: 23 di tích; Di
tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 01 di
tích)
|
A
|
Cấp Quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Vụ thảm sát Diên Niên- Phước Bình
|
295-QĐ/BT
Ngày 12/2/1994
|
Tịnh
Sơn, huyện Sơn Tịnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Sơn Tịnh
|
2
|
Địa điểm đài tiếng nói Nam Bộ trong
kháng chiến chống Pháp (Đình Thọ Lộc)
|
921-QĐ/BT
Ngày 20/7/1994
|
Tịnh
Hà, huyện Sơn Tịnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Sơn Tịnh
|
3
|
Chiến thắng Ba Gia
|
866-QĐ
Ngày 20/5/1991
|
Các
xã Tịnh Sơn, Tịnh Bình, Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Sơn Tịnh
|
4
|
Trường Lũy - Quảng Ngãi
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các
xã: Tịnh Hiệp, Tịnh Đông, Tịnh Giang
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Sơn Tịnh (đoạn đi qua
địa phận huyện Sơn Tịnh)
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Mộ Nguyễn Vịnh
|
3659/QĐ-UB
Ngày 8/10/2001
|
Xã
Tịnh Minh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Minh
|
2
|
Mộ và bia Trương Quang Cận
|
3658/QĐ-UB
Ngày 8/10/2001
|
Xã
Tịnh Trà
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Trà
|
3
|
Trường sĩ quan Lục quân- phân hiệu
Võ bị Trần Quốc Tuấn, Liên khu V
|
1386/QĐ-UBND
Ngày 12/6/2006
|
Xã
Tịnh Minh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Minh
|
4
|
Trường Trung học Rừng Xanh
|
3838/QĐ-UBND
Ngày 22/12/2005
|
Xã
Tịnh Hà
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Hà
|
5
|
Căn cứ Núi Đá Ngựa
|
3840/QĐ-UBND
Ngày 22/12/2005
|
Xã
Tịnh Bình
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Bình
|
6
|
Trường THBD Quân Sự- Liên khu V
(địa điểm Rừng Dê)
|
1507/QĐ-UBND
Ngày 11/9/2008
|
Rừng
Dê, xã Tịnh Sơn
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Sơn
|
7
|
Chiến thắng Đồi tranh Quang Thạnh
|
613/QĐ-UBND
Ngày 28/4/2020
|
Thôn
Thọ Trung, xã Tịnh Thọ
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Thọ
|
8
|
Nhà lưu niệm đồng chí Phạm Kiệt
|
1616/QĐ-UBND
Ngày 1/11/2011
|
Xã
Tịnh Minh
|
x
|
|
|
|
UBND Huyện Sơn Tịnh
|
9
|
Mộ và nhà thờ Đinh Duy Tự và Đinh
gia yển ký
|
82/QĐ-UBND
Ngày 15/01/2019
|
xã
Tịnh Trà
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Trà
|
10
|
Địa điểm Nhà ông Đinh Tuế, nơi Tỉnh
ủy họp Hội nghị mở rộng, cuối tháng 3/1931
|
2070/QĐ-UBND
ngày 25/12/2019
|
Xã
Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh
|
x
|
|
|
|
|
11
|
Chiến khu Vĩnh Sơn
|
514/QĐ-UBND
Ngày 06/4/2021
|
Thôn
Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Hiệp
|
12
|
Địa điểm nhà ông Lê Chương, nơi tổ
chức Hội nghị liên tịch các tỉnh Nam Trung kỳ, giữa tháng 7/1945
|
513/QĐ-UBND
Ngày 06/4/2021
|
Thôn
Vĩnh Lộc, xã Tịnh Bình, huyện Sơn Tịnh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Bình
|
13
|
Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chánh
|
511/QĐ-UBND
Ngày 05/4/2021
|
Xã
Tịnh Hà
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Hà
|
14
|
Vụ thảm sát Vạn Lộc Đông
|
884/QĐ-UBND
Ngày 23/5/2016
|
Xã
Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Sơn
|
15
|
Xưởng quân giới Từ Nhại
|
512/QĐ-UBND
Ngày 06/4/2021
|
Thôn
Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Hiệp
|
C
|
Quyết định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Cây Trâm núi Tròn
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Diên Niên, xã Tịnh Sơn
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Sơn
|
2
|
Vụ thảm sát Tịnh Thọ (bao gồm 2
điểm di tích)
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Vạn Hòa, xã Tịnh Thọ
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Thọ
|
3
|
Vụ thảm sát Hà Tây-Tịnh Hà
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Hà Tây, xã Tịnh Hà
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Hà
|
4
|
Vụ thảm sát Hòa Tây-Tịnh Bình
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Bình Nam, xã Tịnh Bình
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Bình
|
5
|
Điểm cao 62 Đông Giáp
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Bình Bắc, xã Tịnh Bình
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Bình
|
6
|
Mộ và nhà thờ Nguyễn Tăng Long (gồm
2 điểm di tích)
|
3947/QĐ-UB
Ngày 31/12/1996
|
Xã
Tịnh Thọ
|
x
|
|
|
|
UBND xã Tịnh Thọ
|
7
|
Thắng cảnh núi Đá Chồng và hồ Sơn
Rái
|
3947/QĐ-UB
Ngày 31/12/1996
|
Xã
Tịnh Trà
|
|
|
|
x
|
UBND xã Tịnh Trà
|
04
|
Huyện Tư Nghĩa (20 điểm, khu di
tích)
(Di tích Lịch sử: 13 di tích; Di
tích Kiến trúc nghệ thuật: 04 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 03 di
tích)
|
A
|
Cấp quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa
Ông
|
43-VH/QĐ
Ngày 7/1/1993
|
Xã
Nghĩa Hòa
|
|
|
x
|
|
BQL di tích huyện Tư Nghĩa và 18
tộc họ Minh Hương (Ban hộ tự)
|
2
|
Trường Lũy-Quảng Ngãi
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các
xã: Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thọ.
|
|
|
x
|
|
BQL di tích huyện Tư Nghĩa
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Mộ và đền thờ tiền hiền Võ Văn Đương
|
74/QĐ-CT
Ngày 14/1/2005
|
Xã
Nghĩa Kỳ
|
x
|
|
|
|
Tộc họ Võ Nghĩa Kỳ
|
2
|
Đình Nghĩa An
|
2185/QĐ-UBND
Ngày 27/12/2014
|
Xã
Nghĩa Điền
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa Điền và Ban tế tự
|
3
|
Đình La Hà
|
169/QĐ-UBND
Ngày 25/01/2018
|
Thị
trấn La Hà
|
x
|
|
|
|
UBND thị trấn La Hà và Ban tế tự
|
4
|
Nhà lưu niệm đồng chí Trần Kiên
|
167/QĐ-UBND
Ngày 25/01/2018
|
Thôn
An Hội Bắc I, xã Nghĩa Kỳ
|
x
|
|
|
|
BQL di tích huyện Tư Nghĩa
|
5
|
Vụ thảm sát thôn 2-Nghĩa Lâm
|
908/QĐ-UBND
Ngày 25/6/2021
|
Xã
Nghĩa Lâm, huyện Tư Nghĩa
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa Lâm
|
6
|
Khu Lưu niệm nhà thơ Bích Khê
|
1437/QĐ-UBND
ngày 16/9/2021
|
Xã
Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa Hòa
|
C
|
Quyết định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Cấm Nghè Tộ
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Năng Tây, xã Nghĩa Phương
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa Phương
|
2
|
Chiến thắng
Xuân Phổ
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã
Nghĩa Kỳ
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa Kỳ, Nghĩa Thọ
|
3
|
Căn cứ Hòn Ngang
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
2, xã Nghĩa Thọ
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa Thọ
|
4
|
Bốn dũng sĩ Nghĩa Hiệp
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
2, xã Nghĩa Hiệp
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa Hiệp
|
5
|
Hố Hầm
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
6, xã Nghĩa Lâm
|
x
|
|
|
|
UBND xã Nghĩa Lâm
|
6
|
La Hà Thạch Trận (gồm 4 điểm di
tích: núi Đá Voi, núi Cao Cổ, núi Hùm, núi Đá Chẻ)
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thị
trấn La Hà
|
|
|
|
x
|
UBND thị trấn La Hà
|
7
|
Thắng cảnh chùa Bà Chú
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
An Đại, xã Nghĩa Phương
|
|
|
|
x
|
UBND xã Nghĩa Phương
|
8
|
Thắng cảnh Suối Mơ
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Phú Sơn, xã Nghĩa Kỳ
|
|
|
|
x
|
UBND xã Nghĩa Kỳ
|
9
|
Chùa Tịnh Nghiêm Ni Viện
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thị
trấn La Hà
|
x
|
|
|
|
Ban trị sự chùa
|
10
|
Chùa Quang Lộc
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Hòa Bình, xã Nghĩa Hòa
|
x
|
|
|
|
Ban trị sự chùa
|
11
|
Phế tích tháp An Tập
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
An Hội Bắc, xã Nghĩa Kỳ
|
|
|
x
|
|
UBND xã Nghĩa Kỳ
|
12
|
Thành Bàn Cờ
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
An Đại, xã Nghĩa Phương
|
|
|
x
|
|
UBND xã Nghĩa Phương
|
05
|
Huyện Nghĩa Hành (20 điểm, khu
di tích)
(Di tích Lịch sử: 18 di tích; Di
tích Kiến trúc nghệ thuật: 02 di tích)
|
A
|
Cấp Quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Trụ sở Ủy ban kháng chiến hành
chính Nam Trung bộ
|
3211-QĐ/BT
Ngày 12/12/1994
|
Thị
trấn Chợ Chùa
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Nghĩa Hành
|
2
|
Chiến thắng Đình
Cương
|
43-VH/QĐ
Ngày 7/1/1993
|
Các
xã Hành Đức, Hành Minh, Hành Phước, Hành Thiện
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Nghĩa Hành
|
3
|
Vụ thảm sát Khánh Giang- Trường Lệ
|
43-VH/QĐ
Ngày 7/1/1993
|
Thôn
Trường Khánh, xã Hành Tín Đông
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Nghĩa Hành
|
4
|
Trường Lũy-Quảng Ngãi
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các
xã: Hành Dũng, Hành Nhân, Hành Minh, Hành Thiện, Hành Tín Tây, Hành Tín Đông
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Nghĩa Hành
|
5
|
Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình
An Định
|
3377/QĐ-BVHTTDL
Ngày 06/9/2017
|
Thôn
An Định, xã Hành Dũng
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Nghĩa Hành
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đình Lâm Sơn
|
791/QĐ-CT
Ngày 23/4/2004
|
Thôn
Phước Lam, xã Hành Nhân
|
x
|
|
|
|
UBND xã, BQL Đình
|
2
|
Mộ và nhà thờ Lê Văn Nờm (gồm 2 điểm
di tích)
|
432/QĐ-CT
|
Thôn
Đề An, xã Hành Phước
|
x
|
|
|
|
UBND xã, Tộc họ Lê Hành Phước
|
3
|
Vụ thảm sát Phú Thọ
|
792/QĐ-CT
Ngày 23/4/2004
|
Thôn
Phú Thọ, xã Hành Tín Tây
|
x
|
|
|
|
UBND xã Hành Tín Tây
|
4
|
Chiến thắng Hành Thịnh
|
|
Thôn
Xuân Đình, xã Hành Thịnh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Hành Thịnh
|
5
|
Mộ và nhà thờ Lê Khiết
|
458/QĐ-UBND
29/3/2012
|
Thôn
An Ba, xã Hành Thịnh
|
x
|
|
|
|
UBND xã, Tộc họ Lê Hành Thịnh
|
6
|
Khu lưu niệm Lễ xuất quân của liên
quân Việt- Lào, ngày 19/8/1948
|
837/QĐ-UBND
Ngày 5/6/2012
|
Thôn
Đề An, xã Hành Phước
|
x
|
|
|
|
UBND xã Hành Phước
|
7
|
Mộ và nhà thờ Võ Duy Ninh
|
236/QĐ-UBND
Ngày 8/2/2013
|
Đại
An Đông, xã Hành Thuận
|
x
|
|
|
|
UBND xã, Tộc họ Võ Hành Thuận
|
8
|
Mộ và nhà thờ Lương Công Nghĩa
|
1091/QĐ-UBND
Ngày 05/08/2014
|
Hiệp
Phổ Bắc, xã Hành Trung
|
x
|
|
|
|
UBND xã, Tộc họ Lương Hành Trung
|
9
|
Trường trung học Bình dân Nam Trung
bộ (gồm 4 di tích)
|
1600/QĐ-UB
Ngày 8/5/1999
|
Xã
Hành Phước, Hành Thiện, Hành Nhân
|
x
|
|
|
|
UBND các xã Hành Phước, Hành Thiện,
Hành Nhân
|
10
|
Nhà lưu niệm Nguyễn Công Phương
|
1030/QĐ-UBND
Ngày 27/6/2018
|
Thôn
Hòa Thọ, xã Hành Phước
|
x
|
|
|
|
UBND xã Hành Phước
|
11
|
Vụ thảm sát Đập Cây Gáo
|
1739/QĐ-UBND
Ngày 18/11/2020
|
Xã
Hành Phước
|
x
|
|
|
|
UBND xã Hành Phước
|
12
|
Nhà thờ Trần Công Tá
|
1740/QĐ-UBND
Ngày 18/11/2020
|
Xã
Hành Thịnh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Hành Thịnh
|
13
|
Xưởng quân giới 240
|
1741/QĐ-UBND
Ngày 18/11/2020
|
Thôn
Bàn Thới, xã Hành Thiện
|
x
|
|
|
|
UBND xã Hành Thiên
|
14
|
Cuộc biểu tình Nghĩa Lũng Kỳ Thọ
|
1742/QĐ-UBND
Ngày 18/11/2020
|
Xã
Hành Đức
|
x
|
|
|
|
UBND xã Hành Đức
|
15
|
Vụ thảm sát địa đạo Hiệp Phổ Nam
|
1085/QĐ-UBND
Ngày 31/7/2020
|
Xã
Hành Trung
|
x
|
|
|
|
UBND xã Hành Trung
|
06
|
Huyện Mộ Đức (35 điểm, khu di
tích)
(Di tích Lịch sử:
31 ;di tích; Di tích Kiến trúc nghệ thuật: 02 di tích; Di tích Danh
lam thắng cảnh: 02:di tích)
|
A
|
Cấp Quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhà Lưu niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn
Đồng
|
27/QĐ-BVHTTDL
Ngày 21/2/2006
|
Thôn
2, xã Đức Tân
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Mộ Đức
|
2
|
Nhà thờ Trần Cẩm
|
1543-QĐ/VH
Ngày 18/6/1997
|
Thôn
Phước Thịnh, xã Đức Thạnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện giao cho phòng VH&TT
quản lý
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đền Văn Thánh
|
246/QĐ-UBND
Ngày 07/02/2018
|
xã
Đức Chánh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Chánh
|
2
|
Mộ và nhà thờ Huỳnh Công Chế
|
457/QĐ-UB
Ngày 29/03/2012
|
xã
Đức Hòa
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Hòa
|
3
|
Đình Thi Phổ
|
582/QĐ-UBND
Ngày 18/4/2014
|
xã
Đức Tân
|
|
|
x
|
|
UBND xã Đức Tân
|
4
|
Đình An Chuẩn
|
1910/QĐ-UBND
Ngày 29/11/2014
|
xã
Đức Lợi
|
|
|
x
|
|
UBND xã Đức Lợi
|
5
|
Miếu Bà Kỳ Tân
|
581/QĐ-UBND
Ngày 18/4/2014
|
xã
Đức Lợi
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Lợi
|
6
|
Địa đạo Đức Chánh
|
3816/QĐ-CT
Ngày 31/12/2002
|
xã
Đức Chánh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Chánh
|
7
|
Hầm Bà Noa
|
3813/QĐ-CT
Ngày 31/12/2002
|
xã
Đức Chánh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Chánh
|
8
|
Chiến thắng Đồng
Mả
|
3814/QĐ-CT
Ngày 31/12/2002
|
xã
Đức Chánh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Chánh
|
9
|
Căn cứ Hố Đá
|
3815/QĐ-CT
Ngày 31/12/2002
|
xã
Đức Chánh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Chánh
|
10
|
Chiến thắng cầu Gò Da
|
3817/QĐ-CT
Ngày 31/12/2002
|
xã
Đức Nhuận
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Nhuận
|
11
|
Mộ và nhà thờ Lê Quang Đại (gồm 2
di tích)
|
766/QĐ-CT
Ngày 01/4/2003
|
xã
Đức Nhuận
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Nhuận
|
12
|
Căn cứ Núi Lớn
|
3202/QĐ-CT
Ngày 09/12/2004
|
xã
Đức Phú
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Phú
|
13
|
Chiến thắng Ga Lâm Điền
|
3202/QĐ-CT
Ngày 09/12/2004
|
xã
Đức Hiệp
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Hiệp
|
14
|
Căn cứ xóm 12, 13
|
3204/QĐ-CT
Ngày 09/12/2004
|
xã
Đức Nhuận
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Nhuận
|
15
|
Chiến thắng Rộc Trảng
|
3205/QĐ-CT
Ngày 09/12/2004
|
xã
Đức Minh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Minh
|
16
|
Căn cứ Phú Nhuận
|
3206/QĐ-CT
Ngày 09/12/2004
|
xã
Đức Minh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Minh
|
17
|
Nhà bà Trịnh Thị Ngộ
|
|
xã
Đức Nhuận
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Nhuận
|
18
|
Nhà thờ tộc họ Nguyễn và nhà ông
Nguyễn Chí
|
165/QĐ-UB
Ngày 24/01/2002
|
xã Đức
Hiệp
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Hiệp
|
19
|
Núi Long Phụng - Chùa Ông Rau (Chùa
Hang)
|
178/QĐ-UBND
Ngày 26/01/2018
|
xã
Đức Thắng
|
|
|
|
x
|
UBND xã Đức Thắng
|
20
|
Đền thờ và mộ Trần Văn Đạt (gồm 2
di tích)
|
83/QĐ-UBND
Ngày 15/01/2019
|
xã
Đức Hòa, Đức Phú
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Hòa
|
21
|
Chiến thắng Mỏ
Cày
|
122/QĐ-UBND
Ngày 28/8/2019
|
Thôn
1, xã Đức Chánh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Chánh
|
22
|
Nhà thờ và mộ Nguyễn Mậu Phó (gồm 2
điểm di tích)
|
606/QĐ-UBND
Ngày 04/5/2019
|
Xã Đức Lân
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Lân
|
23
|
Nhà đồng chí Trần Hàm
|
477/QĐ-UBND
Ngày 03/4/2020
|
Thôn
4, xã Đức Tân
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Tân
|
24
|
Cuộc biểu tình Trà Niên
|
478/QĐ-UBND
Ngày 03/4/2020
|
Thôn
Văn Hà, xã Đức Phong
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Phong
|
25
|
Thảm sát Đồng Nà
|
481/QĐ-UBND
Ngày 03/4/2020
|
Thôn
Lâm Thượng, xã Đức Phong
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Phong
|
26
|
Địa đạo Lâm Sơn
|
479/QĐ-UBND
Ngày 3/4/2020
|
Thôn
Lâm Thượng, xã Đức Phong
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Phong
|
27
|
Nhà thờ tộc Trần làng Văn Bân
|
482/QĐ-UBND
Ngày 03/04/2020
|
Xã
Đức Chánh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Chánh
|
28
|
Căn cứ rừng Nà
|
480/QĐ-UBND
Ngày 3/4/2020
|
Xã
Đức Thạnh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Thạnh
|
29
|
Từ đường họ trần An Hòa - nơi thờ
chí sĩ trần Du
|
1951/QĐ-UBND
ngày 10/12/2021
|
Thị
trấn mộ Đức, huyện Mộ Đức
|
x
|
|
|
|
Thị trấn mộ Đức, huyện Mộ Đức
|
30
|
Tộc trần từ đường - Tú Sơn và Miếu
thờ thất đại công thần Tây Sơn
|
1952/QĐ-UBND
ngày 10/12/2021
|
Xã
Đức Lân, huyện Mộ Đức
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Lân
|
C
|
Quyết định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Hầm xác máu
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Lâm Hạ, xã Đức Phong
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Phong
|
2
|
Bãi biển Tân An
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Lâm Hạ, xã Đức Phong
|
|
|
|
x
|
UBND xã Đức Phong
|
3
|
Địa đạo Phú Lộc
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Lâm Hạ, xã Đức Phong
|
x
|
|
|
|
UBND xã Đức Phong
|
07
|
Thị xã Đức Phổ (30 điểm, khu di
tích)
(Di tích Lịch sử: 26 di tích; Di
tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích; Di tích Khảo cổ: 02 di tích; Di tích
Danh lam thắng cảnh: 01 di tích)
|
A
|
Cấp quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Khu khảo cổ học Sa Huỳnh
|
3457-VH/QĐ
Ngày 5/11/1997
|
xã
Phổ Khánh
|
|
x
|
|
|
Theo phân cấp tại 28/2013/QĐ-UBND
ngày 24/6/2013 của UBND tỉnh là UBND thị xã Đức Phổ quản lý, nhưng hiện tại
Bảo tàng tỉnh Quảng Ngãi đang trực tiếp quản lý
|
2
|
Huyện đường Đức Phổ
|
985-QĐ/VH
Ngày 7/5/1994
|
Thị
xã Đức Phổ
|
x
|
|
|
|
UBND thị xã Đức Phổ
|
3
|
Mộ và đền thờ Huỳnh Công Thiệu
|
1210-QĐ/BVHTTDL
Ngày 29/3/2012
|
Các
phường Phổ Ninh, Phổ Minh và Phổ Hòa
|
x
|
|
|
|
UBND thị xã Đức Phổ (tộc họ trực
tiếp quản lý)
|
4
|
Trường Lũy-Quảng
Ngãi
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các
xã, phường: Phổ Nhơn, Phổ Ninh, Phổ Hòa, Phổ Cường.
|
|
|
x
|
|
UBND thị xã Đức Phổ quản lý đoạn
Trường Lũy qua huyện Đức Phổ
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Mộ chí sĩ yêu nước Nguyễn Tuyên
|
1323/QĐ-UBND
Ngày 18/9/2014
|
thôn
Tân Phong, xã Phổ Phong
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Phong
|
2
|
Vụ thảm sát chợ An
|
1376/QĐ-UBND
Ngày 02/8/2016
|
Xã
Phổ An
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ An
|
3
|
Di tích lưu niệm anh hùng liệt sĩ,
bác sĩ Đặng Thùy Trâm
|
1205/QĐ-UBND
Ngày 3/8/2011
|
Thôn
Thanh Sơn, xã Phổ Cường
|
x
|
|
|
|
UBND thị xã Đức Phổ (Phòng Văn hóa
và Thông tin trực tiếp quản lý)
|
4
|
Mộ và nhà thờ Phan Long Bằng
|
827/QĐ-UBND
Ngày 1/6/2012
|
Xã
Phổ Phong
|
x
|
|
|
|
UBND thị xã Đức Phổ (Phòng Văn hóa
và Thông tin trực tiếp quản lý)
|
5
|
Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm
|
845/QĐ-UBND
Ngày 5/6/2012
|
Xã
Phổ Phong
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Phong
|
6
|
Địa điểm biểu tình Trường Cháy
|
1885/QĐ-UBND
Ngày 27/11/2013
|
Xã
Phổ Cường
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Cường
|
7
|
Nhà lưu niệm đồng chí Phạm Xuân Hòa
|
1678/QĐ-UBND
14/11/2013
|
Xã
Phổ Cường
|
x
|
|
|
|
UBND thị xã Đức Phổ (Phòng Văn hóa
và Thông tin trực tiếp quản lý)
|
8
|
Chùa Từ Sơn
|
882/QĐ-UBND
Ngày 19/6/2014
|
Xã
Phổ Phong
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Phong
|
9
|
Điểm cập bến tàu không số (C41)
|
1373/QĐ-UBND
Ngày 02/8/2016
|
Bãi
biển An Thổ, xã Phổ An
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ An
|
10
|
Điểm cập bến tàu không số (C43)
|
1375/QĐ-UBND
Ngày 02/8/2016
|
Bãi
biển Qui Thiện, xã Phổ Khánh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Khánh
|
11
|
Chiến thắng Quai Mỏ
|
183/QĐ-UBND
Ngày 02/2/2021
|
Thôn
Nga Mân, xã Phổ Cường
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Cường
|
12
|
Liên Trì Dục Nguyệt
|
184/QĐ-UBND
Ngày 02/02/2021
|
Xã
Phổ Thuận
|
|
|
|
x
|
UBND xã Phổ Thuận
|
13
|
Vụ thảm sát Chợ chiều - Giếng Thí
|
166/QĐ-UB
Ngày 24/1/2002
|
Xã Phổ
Khánh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Khánh
|
14
|
Chiến thắng đèo Mỹ Trang
|
160/QĐ-UB
Ngày 22/01/2002
|
Xã
Phổ Cường
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Cường
|
15
|
Núi Xương Rồng
|
5107/QĐ-UB
Ngày 27/10/2000
|
Xã
Phổ Phong
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Phong
|
16
|
Căn cứ Quảng Ngãi Tại núi Sầu Đâu
|
937/QĐ-UBND
Ngày 30/6/2021
|
Phường
Phổ Minh
|
x
|
|
|
|
UBND phường Phổ Minh
|
C
|
Quyết định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Vụ thảm sát Bàn Thạch
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Bàn Thạch, xã Phổ Cường
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Cường
|
2
|
Vụ thảm sát Thanh Sơn
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Thanh Sơn, xã Phổ Cường
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Cường
|
3
|
Chiến thắng Phổ An
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
An Phổ, xã Phổ An
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ An
|
4
|
Vụ thảm sát Tập An Nam
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Tập An Nam, phường Phổ Văn
|
x
|
|
|
|
UBND phường Phổ Văn
|
5
|
Vụ thảm sát Vĩnh Bình
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Vĩnh Bình, phường Nguyễn Nghiêm
|
x
|
|
|
|
UBND phường Nguyễn Nghiêm
|
6
|
Chiến thắng Cầu Giác- vùng 4
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã
Phổ Phong
|
x
|
|
|
|
UBND xã Phổ Phong
|
7
|
Vụ thảm sát cuộc biểu tình Trà Câu
|
682/QĐ-UB
Ngày 9/6/1995
|
Phường
Phổ Văn
|
|
|
|
|
UBND phường Phổ Văn
|
8
|
Đền thờ và mộ Trần Ngọc Trác (gồm 2
điểm di tích)
|
1889/QĐ-UB
Ngày 23/11/1995
|
Phường
Phổ Văn
|
x
|
|
|
|
UBND phường Phổ Văn
|
9
|
Bia Ký Chàm
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Thạnh Đức, phường Phổ Thạnh
|
|
x
|
|
|
UBND phường Phổ Thạnh
|
10
|
Nhà thờ Huỳnh Đăng Khoa (gồm 2 điểm
di tích)
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Các
phường Phổ Ninh, Phổ Văn
|
x
|
|
|
|
UBND các phường: Phổ Ninh, Phổ Văn
|
08
|
Huyện Trà Bồng (09 điểm, khu di
tích)
(Di tích Lịch sử: 07 di tích; Di
tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích; Di tích Danh lam
thắng cảnh: 01 di tích)
|
A
|
Cấp quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Khởi nghĩa Trà Bồng
|
2307-QĐ
Ngày 30/12/1991
|
Các
xã: Trà Phong, Trà Thọ, Trà Lãnh, Trà Lâm, Trà Hiệp, Trà Sơn, thị trấn Trà
Xuân...
|
x
|
|
|
|
BQL di tích huyện Trà Bồng
|
2
|
Trường Lũy-Quảng Ngãi
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các
xã: Trà Sơn, Trà Phú, Trà Bình, Trà Tân, Trà Bùi, Thị trấn Trà Xuân
|
|
|
x
|
|
BQL di tích huyện Trà Bồng
|
3
|
Điện Trường Bà
|
1388-QĐ/BVHTDL
Ngày 9/5/2014
|
Thị
trấn Trà Xuân
|
x
|
|
|
|
Phòng VH-TT, BQL Di tích Điện
Trường Bà
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Địa điểm Trạm xá T.30
|
1529/QĐ-CT
Ngày 10/7/2007
|
Xã
Trà Tân, huyện Trà Bồng
|
x
|
|
|
|
Phòng VH-TT huyện Trà Bồng
|
2
|
Căn cứ Tỉnh ủy Quảng Ngãi giai đoạn
1958-1965
|
55/QĐ-UBND
Ngày 11/01/2021
|
Xã
Trà Trung, huyện Trà Bồng
|
x
|
|
|
|
Phòng VH-TT huyện Trà Bồng
|
3
|
Căn cứ chống Pháp của Phó Mục Gia
|
32/QĐ-UBND
Ngày 7/1/2021
|
Xã
Hương Trà, huyện Trà Bồng
|
x
|
|
|
|
Phòng VH-TT huyện Trà Bồng
|
4
|
Miếu Phú Long
|
33/QĐ-UBND
Ngày 7/1/2021
|
Xã
Trà Phú, huyện Trà Bồng
|
x
|
|
|
|
Phòng VH-TT huyện Trà Bồng
|
C
|
Quyết định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Di tích Đồn Mỹ
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Trung, thị trấn Trà Xuân
|
x
|
|
|
|
UBND thị trấn Trà Xuân
|
2
|
Thắng cảnh thác Cà Đú
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
5, xã Trà Thủy
|
|
|
|
x
|
UBND Xã Trà Thủy
|
09
|
Huyện Sơn Hà (07 điểm, khu di
tích)
(Di tích Lịch sử: 05 di tích; Di
tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích)
|
A
|
Cấp quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Trường Lũy-Quảng Ngãi
|
800/QĐ-BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Xã
Sơn Hạ
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Sơn Hà
|
2
|
Địa điểm Xưởng in Tín phiếu của
Liên khu V tại Xà Nay (1947-1950) Xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
|
3083/QĐ-BVHTTDL
Ngày 03/12/2021
|
Xã
Sơn Nham, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
|
x
|
|
|
|
UBND xã Sơn Nham, huyện Sơn Hà,
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xưởng quân giới X1002
|
282/QĐ-CT
Ngày 7/2/2005
|
Xã
Sơn Thành
|
x
|
|
|
|
UBND xã Sơn Thành
|
2
|
Trụ sở Tỉnh ủy Quảng Ngãi
|
283/QĐ-CT
Ngày 7/2/2005
|
Xã
Sơn Kỳ
|
x
|
|
|
|
UBND xã Sơn Kỳ
|
C
|
Quyết định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đồn Tà Ma
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã
Sơn Kỳ
|
x
|
|
|
|
UBND xã Sơn Kỳ
|
2
|
Đám ruộng khay
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã
Sơn Hạ
|
x
|
|
|
|
UBND xã Sơn Hạ
|
3
|
Chiến thắng đồn Di Lăng
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã
Sơn Lăng
|
x
|
|
|
|
UBND Thị trấn Di Lăng
|
10
|
Huyện Sơn Tây (09 điểm, khu di
tích)
(Di tích Lịch sử: 07 di tích; Di
tích Danh lam thắng cảnh: 02 di tích)
|
A
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Địa điểm thành lập đơn vị vũ trang
89
|
2225/QĐ-UBND
Ngày 11/11/2016
|
Xã
Sơn Lập
|
x
|
|
|
|
UBND xã Sơn Lập
|
2
|
Chiến thắng Bãi Mầu
|
477/QĐ-CT
Ngày 17/3/2004
|
Xã
Sơn Tân
|
x
|
|
|
|
UBND xã Sơn Tân
|
3
|
Di tích Chiến thắng Huy Mân
|
413/QĐ-CT
Ngày 4/3/2004
|
Xã
Sơn Dung
|
x
|
|
|
|
UBND xã Sơn Dung
|
4
|
Trường Sư phạm dân tộc miền núi
|
1174/QĐ-CT
Ngày 8/6/2004
|
Xã
Sơn Tân
|
|
|
|
|
UBND xã Sơn Tân
|
5
|
Trạm giao liên quân bưu số 8
|
476/QĐ-CT
Ngày 17/3/2004
|
Xã
Sơn Tân
|
x
|
|
|
|
UBND xã Sơn Tân
|
6
|
Địa điểm Mang Bloóc- nơi tổ chức
Đại hội đoàn kết các dân tộc Miền Tây Quảng Ngãi
|
483/QĐ-UBND
Ngày 03/4/2020
|
Xã
Sơn Mùa
|
x
|
|
|
|
UBND xã Sơn Mùa
|
7
|
Thắng cảnh Thác Lụa
|
503/QĐ-UBND
Ngày 07/4/2020
|
Xã
Sơn Tinh
|
|
|
|
x
|
UBND xã Sơn Tinh
|
B
|
Quyết định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Chiến thắng Tà Mực
|
3111/QĐ-UB
Ngày 17/10/1997
|
Xã
Sơn Dung
|
x
|
|
|
|
UBND xã Sơn Dung
|
2
|
Thắng cảnh suối Huy Măng
|
3111/QĐ-UB
Ngày 17/10/1997
|
Xã
Sơn Dung
|
|
|
|
x
|
UBND xã Sơn Dung
|
11
|
Huyện Minh Long (04 điểm, khu di
tích)
(Di tích Lịch sử: 02 di tích; Di
tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích; Di tích Danh lam thắng cảnh: 01 di tích)
|
A
|
Cấp quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Trường Lũy-Quảng Ngãi (kiến trúc
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các
xã: Long Sơn, Long Mai
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Minh Long
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Thác Trắng
|
158/QĐ-UBND
22/1/2007
|
Xã
Thanh An
|
|
|
|
x
|
UBND huyện Minh Long
|
2
|
Chiến thắng Minh Long
|
1187/QĐ-UBND
26/7/2018
|
Xã
Long Hiệp
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Minh Long
|
3
|
Căn cứ cách mạng núi Mum
|
1188/QĐ-UBND
26/7/2018
|
xã
Long Môn
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Minh Long
|
12
|
Huyện Ba Tơ (09 điểm, khu di
tích)
(Di tích Lịch sử: 08 di tích; Di
tích Kiến trúc nghệ thuật: 01 di tích)
|
A
|
Quốc gia đặc biệt
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ
|
2082/QĐ-TTg
Ngày 25/12/2017
|
|
x
|
|
|
|
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
B
|
Cấp quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Trường Lũy-Quảng Ngãi (kiến trúc)
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các
xã: Ba Thành, Ba Động, Ba Liên, Ba Khâm
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Ba Tơ
|
C
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhà lưu niệm đồng chí Trần Toại
|
168/QĐ-UBND
Ngày 25/01/2018
|
Thôn
Bắc Lân, xã Ba Động
|
x
|
|
|
|
UBND xã Ba Động
|
2
|
Chiến thắng Đá Bàn
|
170/QĐ-UBND
ngày 25/01/2018
|
Thị
trấn ba Tơ
|
x
|
|
|
|
UBND thị trấn Ba Tơ
|
D
|
Quyết định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Suối Loa
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Suối Loa, xã Ba Động
|
x
|
|
|
|
UBND xã Ba Động
|
2
|
Chiến khu Cao Muôn
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã
Ba Vinh
|
x
|
|
|
|
UBND xã Ba Vinh
|
3
|
Chiến thắng Giá Vụt
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Gò Vành, xã Ba Vì
|
x
|
|
|
|
UBND xã Ba Vì
|
4
|
Chiến thắng Trà Nô
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Trà Nô, xã Ba Tô
|
x
|
|
|
|
UBND xã Ba Tô
|
5
|
Thác Nước Trinh
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn
Nước Trinh, xã Ba Chùa
|
x
|
|
|
|
UBND xã Ba Chùa
|
13
|
Huyện Lý Sơn (25 điểm, khu di
tích)
(Di tích Lịch sử: 11 di tích; Di
tích Kiến trúc nghệ thuật: 09 di tích; Di tích Khảo cổ: 02 di tích; Di tích
Danh lam thắng cảnh: 03 di tích)
|
A
|
Cấp quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đình làng Lý Hải (An Hải)
|
985-QĐ/VH
Ngày 7/5/1997
|
An
Hải
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
2
|
Âm linh tự và mộ lính Hoàng Sa
|
41/2007/QĐ-BVHTT
Ngày 8/3/2007
|
An
Vĩnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
3
|
Chùa Hang
|
921-QĐ/BT
Ngày 20/7/1994
|
An
Hải
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
4
|
Đình An Vĩnh
|
1451-QĐ/BVHTTDL
Ngày 18/4/2013
|
An
Vĩnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
5
|
Thắng cảnh Núi Giếng Tiền
|
46/QĐ-BVHTTDL
Ngày 07/1/2020
|
Xã
An Vĩnh
|
|
|
|
x
|
UBND huyện Lý Sơn
|
6
|
Thắng cảnh Núi Thới Lới
|
47/QĐ-BVHTTDL
Ngày 07/1/2020
|
Xã
An Hải
|
|
|
|
x
|
UBND huyện Lý Sơn
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhà thờ Phạm Quang Ảnh
|
109/QĐ-UBND
Ngày 19/1/2006
|
Xã
An Vĩnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
2
|
Đền thờ Thiên
Y-A-NA
|
113/QĐ-UBND
Ngày 19/1/2006
|
Xã
An Hải
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
3
|
Dinh Tam Tòa
|
110/QĐ-UBND
Ngày 19/1/2006
|
Xã
An Hải
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
4
|
Lân Chánh
|
112/QĐ-UB
Ngày 19/1/2006
|
Xã
An Vĩnh
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
5
|
Mộ và Đền thờ Võ Văn Khiết
|
111/QĐ-UBND
Ngày 19/1/2006
|
Xã
An Vĩnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
6
|
Lân Vĩnh Lộc
|
1405/QĐ-UBND
Ngày 26/9/2014
|
Xã
An Vĩnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
7
|
Dinh Bà Thiên Y-a-Na
|
1406/QĐ-UBND
Ngày 26/9/2014
|
Xã
An Vĩnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
8
|
Nhà Pha
|
1911/QĐ-UBND
Ngày 28/11/2014
|
Xã
An Hải
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
9
|
Nhà thờ tộc Võ (Văn)
|
587/QĐ-UBND
Ngày 27/4/2015
|
Xã
An Vĩnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
10
|
Dinh Bà Chúa Yàng
|
715/QĐ-UBND
Ngày 18/5/2015
|
Xã
An Hải
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
11
|
Lăng Tân
|
746/QĐ-UBND
Ngày 20/5/2015
|
Xã
An Vĩnh
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
12
|
Dinh Đụn
|
745/QĐ-UBND
Ngày 20/5/2015
|
Xã
An Vĩnh
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
13
|
Dinh Bà Thủy Long
|
1024/QĐ-UBND
Ngày 24/6/2015
|
Xã
An Hải
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
14
|
Giếng Xó La
|
1601/QĐ-UBND
Ngày 29/8/2017
|
Thôn
Đông, xã An Vĩnh
|
x
|
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
15
|
Lân Vĩnh Hòa
|
1600/QĐ-UBND
Ngày 29/8/2017
|
Thôn
Đông, xã An Vĩnh
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
16
|
Thắng cảnh đảo bé (Hòn Đụm, Mom
Tàu, Bãi Hang)
|
1761/QĐ-UBND
Ngày 18/10/2018
|
xã
An Bình
|
|
|
|
x
|
UBND huyện Lý Sơn
|
17
|
Khảo cổ học Xóm Ốc
|
581/QĐ-UBND
Ngày 02/5/2019
|
xã
An Vĩnh
|
|
x
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
18
|
Khảo cổ Suối Chình
|
580/QĐ-UBND
Ngày 02/5/2019
|
xã
An Hải
|
|
x
|
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
C
|
Quyết định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đồn thờ Cá Ông
|
1881/QĐ-UB
ngày 25/10/1993
|
Thôn
Đông, xã An Hải
|
|
|
x
|
|
UBND huyện Lý Sơn
|
Stt
|
Di tích
|
Số Quyết định,
Ngày cấp
|
Địa điểm
|
Khoanh vùng bảo vệ
(Đơn vị tính: m2)
|
Cắm mốc giới
|
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
|
KV1
|
KV2
|
Có
|
Chưa
|
Đề xuất năm thực hiện
|
Có
|
Chưa
|
Đề xuất năm cấp giấy chứng nhận
|
01
|
Tp Quảng Ngãi
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp Quốc gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Khu chứng
tích Sơn Mỹ
|
54-VHTT/QĐ
Ngày 29/4/1979
|
Xã Tịnh Khê
|
29586,1
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
2
|
Mộ và nhà
thờ Bùi Tá Hán
|
68-VH/QĐ
Ngày 2/3/1990
|
Phường
Quảng Phú
|
750
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Thắng cảnh
núi Thiên Ấn và Mộ Huỳnh Thúc Kháng
|
168-VH/QĐ
Ngày 2/3/1990
|
Xã Tịnh Ấn Đông
|
30.000
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Thắng cảnh
núi Phú Thọ và Cổ Lũy Cô Thôn
|
43-VH/QĐ
Ngày 7/1/1993
|
Xã Nghĩa Phú
|
80.000
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
5
|
Thành cổ
Châu Sa
|
152-QĐ/BT
Ngày 25/1/1994
|
Các xã Tịnh
Châu, Tịnh Khê, Tịnh An, Tịnh Thiện
|
Thành ngoại thuộc thôn Long Bàng: 6624; thôn An Định,
Sa Kiều: 18840, thôn Khê Thương: 9280; thôn Gò Đá: 6720 Thành nội thuộc thôn
An Thành: 6780; An Thành 45504
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
B
|
Cấp Tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Cuộc biểu
tình Ba La
|
167/QĐ-UB
Ngày 24/1/2002
|
Ngã tư Ba
La, xã Nghĩa Dõng
|
418
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Khu xà lim
của Ty Công an thời Mỹ Ngụy giai đoạn 1955-1939
|
2103/QĐ-UB
Ngày 30/7/2002
|
Số nhà
71-Đại lộ Hùng Vương
|
99,2
|
0
|
x
|
|
|
|
|
|
3
|
Chiến thắng
Khánh Lạc Đông
|
1528/QĐ-UBND
Ngày 10/7/2007
|
Xã Nghĩa Hà
|
500
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Đình làng
Sung Tích
|
282/QĐ-CT
Ngày 23/1/2003
|
Xã Tịnh Long
|
100
|
|
x
|
|
|
|
|
|
5
|
Vụ thảm sát
An Nhơn
|
3839/QĐ-UBND
Ngày 22/12/2005
|
Xã Tịnh An
|
300
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
6
|
Rừng dừa
nước Tịnh Khê
|
996/QĐ-UBND
10/5/2007
|
Xã Tịnh Khê
|
4716
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
7
|
Chùa Khánh
Vân
|
1702/QĐ-UBND
Ngày 22/11/2011
|
Xã Tịnh
Thiện
|
15.748
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
8
|
Đền Văn Thánh
|
2089/QĐ-UBND
Ngày 25/12/2013
|
Phường
Trương Quang Trọng
|
188,6
|
2060,9
|
x
|
|
|
|
x
|
|
9
|
Đền thờ Anh
hùng dân tộc Trương Định
|
824/QĐ-UBND
Ngày 9/6/2014
|
Xã Tịnh Khê
|
5.301
|
21368
|
|
x
|
|
|
x
|
|
10
|
Mộ và nhà
thờ Huỳnh Văn Tuý
|
390/QĐ-UBND
Ngày 16/3/2016
|
Xã Tịnh Long
|
KV1 Nhà thờ: 154
KV1 Mộ: 510
|
KV2 nhà thờ: 840
|
|
x
|
|
x
|
|
|
11
|
Trường Lục
quân Trung học Quảng Ngãi
|
906/QĐ-UBND
Ngày 25/5/2016
|
Phường Trần Phú,
Tp. Quảng Ngãi
|
202
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
12
|
Nhà lưu
niệm Trương Quang Giao
|
695/QĐ-UB
Ngày 31/3/1998
|
Xã Tịnh Khê
|
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
13
|
Nhà lưu
niệm Trần Quý Hai
|
1453/QĐ-UBND
ngày 07/10/2019
|
Xã Tịnh Châu
|
554,3
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
C
|
Quyết
định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhà lao
Quảng Ngãi thời Pháp thuộc
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Phường Trần
Hưng Đạo
|
1.000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
68 chiến sĩ
giải phóng
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Cụm
1-phường Nguyễn Nghiêm
|
60
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Sự kiện
trường Kim Thông (nay là trường Nguyễn nghiêm)
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Phường
Nguyễn Nghiêm-Tp. Quảng Ngãi
|
1.500
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Bốn dũng sĩ
Nghĩa Dũng
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn 5-xã
Nghĩa Dũng
|
2.360
|
0
|
|
x
|
|
|
|
|
5
|
Sở Thương
Chánh
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xóm 2, xã
Nghĩa An
|
25
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
6
|
Chiến thắng
Nghĩa An
|
1039/QĐ-UB
Ngày 14/5/1996
|
xã Nghĩa An
|
3.500
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
7
|
Thắng cảnh
Núi Bút
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã Nghĩa
Chánh
|
12350
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
8
|
Chùa Hội
Phước
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã Nghĩa
Chánh
|
3.460
|
0
|
x
|
|
|
|
|
|
9
|
Chùa Tỉnh
hội Quảng Ngãi
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Phường Trần Phú
|
2.457
|
0
|
x
|
|
|
|
|
|
10
|
Thắng cảnh
Núi Giàng và miếu thờ công thần
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Thanh
Khiết, xã Nghĩa Hà
|
9340
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
11
|
Nhà Phạm
Viết My
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn An
Đạo, xã Tịnh Long
|
744
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
12
|
Vụ thảm sát
Khánh Lâm- Tịnh Thiện
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã Tịnh
Thiện
|
589
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
13
|
Mộ Trương
Quang Trọng
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Trường
Thọ
|
48
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
14
|
Mộ Lê Trung
Đình
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Bình
Đẳng, xã Tịnh Ấn Đông
|
180
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
15
|
Mộ Trương
Đăng Quế
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Tư
Cung, xã Tịnh Khê
|
250
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
16
|
Địa đạo núi
An Vĩnh
|
09/QĐ-UB
Ngày 3/1/1996
|
Xã Tịnh Kỳ
|
7.000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
17
|
Nhà thờ,
dinh thờ và vườn nhà AHDT Trương Định - (gồm 3 điểm di tích)
|
1625/QĐ-UB
Ngày 1/7/1996
|
Xã Tịnh
Thiện, Tịnh Hòa, Tịnh Khê
|
1.312
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
18
|
Thắng cảnh
bãi biển Mỹ Khê
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Cổ
Lũy, xã Tịnh Khê
|
203.316
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
19
|
Thắng cảnh
Thạch Ky Điếu Tẩu
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn An
Vĩnh, xã Tịnh Kỳ
|
50.000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
20
|
Phế tích
tháp Gò Phố
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Hòa
Vinh, xã Tịnh Thiện
|
564
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
02
|
Huyện
Bình Sơn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp quốc
gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Địa đạo Đám
Toái
|
307-QĐ
Ngày 30/12/1991
|
Bình Châu
|
1.152
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
2
|
Chiến thắng
Vạn Tường
|
47/VH-QĐ
Ngày 24/12/1982
|
Các xã Bình
Hải, Bình Hòa
|
900
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Vụ thảm sát
Bình Hòa
|
66-QĐ
Ngày 20/5/1991
|
Xã Bình Hòa
|
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Di tích
kiến trúc nghệ thuật chùa Diệu Giác
|
6-QĐ/BVHTT
Ngày 13/4/2000
|
T.Tr Châu Ổ
|
4.429
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Căn cứ
huyện Đông Sơn
|
839/QĐ-UBND
Ngày 13/6/2011
|
Xã Bình Tân
|
22.881
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Mộ và nhà
thờ Trần Kỳ Phong
|
840/QĐ-UBND
Ngày 13/6/2011
|
Xã Bình
Thanh Tây
|
600 (Mộ 100, nhà thờ 500)
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
3
|
Chiến thắng
Bến Lăng
|
841/QĐ-UBND
13/6/2011
|
Xã Bình
Đông
|
128
|
|
|
x
|
|
|
|
|
4
|
Mộ và nhà
thờ Võ Đệ Thị
|
842/QĐ-UBND
Ngày 13/6/2011
|
Xã Bình Tân
|
1.000 (mộ 500, nhà thờ 500)
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
5
|
Thảm sát An
Cường
|
716/QĐ-UBND
Ngày 18/5/2015
|
Xã Bình Hải
|
436,2
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
6
|
Nhà thờ và
mộ Nguyễn Tấn Kỳ
|
861/QĐ-UBND
Ngày 3/6/2015
|
Thôn Châu
Tử, xã Bình Nguyên
|
3.021
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
7
|
Lăng Vạn
Thanh Thủy
|
1023/QĐ-UBND
Ngày 24/6/2015
|
Thôn Thanh
Thủy, xã Bình Hải
|
504
|
1.520
|
x
|
|
|
|
x
|
|
8
|
Chiến thắng Gò
Sỏi
|
177/QĐ-UBND
Ngày 26/01/2018
|
Xã Bình
Trung
|
205
|
300,2
|
x
|
|
|
|
x
|
|
9
|
Căn cứ
Truyền Tung (đình Thọ An)
|
607/QĐ-UBND
Ngày 4/5/2019
|
Thôn Thọ
An, xã Bình An
|
1.206,5
|
7.114,5
|
x
|
|
|
|
x
|
|
10
|
Di tích Núi
Sơn, địa điểm treo cờ Đảng đầu tiên của Huyện Bình Sơn.
|
1533/QĐ-UBND
Ngày 18/10/2019
|
Xã Bình
Chánh
|
8.937
|
46.100
|
|
x
|
|
|
x
|
|
11
|
Mộ Trần
Công Hiến
|
Số
130/QĐ-UBND
Ngày 21/01/2021
|
Thôn Mỹ
Huệ, xã Bình Dương
|
897
|
1384,4
|
x
|
|
|
|
x
|
|
12
|
Nhà thờ và
mộ Nguyễn Tự Tân
|
Số 131/QĐ-UBND
Ngày 21/1/2021.
|
Xã Bình
Phước
|
Nhà thờ: 435
Mộ: 342
|
Mộ: 681
Nhà thờ: không có
KVBV 2
|
x
|
|
|
|
x
|
|
13
|
Mộ và nhà
thờ Lê Ngung
|
Số
132/QĐ-UBND
Ngày 21/01/2021
|
Xã Bình Thanh
|
Mộ: 95,5
Nhà thờ: 663,3
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
C
|
Quyết
định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Chiến khu
Đồng Lớn chùa Hang
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn An
Điềm, xã Bình Chương
|
2.000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Chiến thắng
Truông Ba Gò
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã Bình Hiệp
|
200
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Lăng Vạn
Đông Yên
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Đông
Yên, xã Bình Dương
|
432
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
4
|
Lò nấu quặng
|
18811/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Trà
Lam, xã Bình Chương
|
1.200
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
5
|
Lăng Vạn Mỹ
Tân
|
2647/QĐ-UB
Ngày 11/9/1997
|
Xã Bình
Chánh
|
342
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
6
|
Thắng cảnh
núi chùa Thình Thình
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Diên
Lộc, xã Bình Tân
|
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
7
|
Thắng cảnh
Hòn Ông, Hòn Bà
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Hải
Ninh, xã Bình Thạnh
|
10.000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
8
|
Thắng cảnh
An Hải Sa Bàn
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn An
Hải, xã Bình Châu
|
23.600
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
9
|
Thắng cảnh
Ba Tăng Găng
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Phú
Quý, xã Bình Châu
|
36.000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
10
|
Di chỉ cư
trú Bình Châu
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Châu
Thuận, xã Bình Châu
|
30.000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
11
|
Di tích Mộ
táng Sa Huỳnh Bình Châu (Bình Châu I, Bình Châu II)
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Châu
Thuận, xã Bình Châu
|
2.400
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
03
|
Huyện
Sơn Tịnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp Quốc
gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Vụ thảm sát
Diên Niên- Phước Bình
|
295-QĐ/BT
Ngày 12/2/1994
|
Tịnh Sơn
|
400
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Địa điểm
đài tiếng nói Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp (Đình Thọ Lộc)
|
921-QĐ/BT
Ngày 20/7/1994
|
Tịnh Hà
|
162
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Chiến thắng
Ba Gia
|
866-QĐ
Ngày 20/5/1991
|
Các xã Tịnh
Sơn, Tịnh Bình, Tịnh Đông
|
20.000
|
100.000
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Trường
Lũy-Quảng Ngãi
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các xã:
Tịnh Hiệp, Tịnh Đông, Tịnh Giang
|
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Mộ Nguyên
Vịnh
|
3659/QĐ-UB
Ngày 8/10/2001
|
Xã Tịnh Minh
|
240
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Mộ và bia
Trương Quang Cận
|
3658/QĐ-UB
Ngày 8/10/2001
|
Xã Tịnh Trà,
|
Bia: 71,81
Mộ: 30
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Trường sĩ
quan Lục quân- phân hiệu võ Bị Trần Quốc Tuấn. Liên khu V
|
1386/QĐ-UBND
Ngày 12/6/2006
|
Xã Tịnh Minh
|
2500
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Trường
Trung học Rừng Xanh
|
3838/QĐ-UBND
Ngày 22/12/2005
|
Xã Tịnh Hà
|
225
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
5
|
Căn cứ Núi
Đá Ngựa
|
3840/QĐ-UBND
Ngày 22/12/2005
|
Xã Tịnh Bình
|
400
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
6
|
Trường THBD
Quân Sự- Liên khu V
(địa điểm
Rừng Dê)
|
1507/QĐ-UBND
Ngày 11/9/2008
|
Rừng Dê, xã
Tịnh Sơn
|
5.200
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
7
|
Chiến thắng
Đồi tranh Quang Thạnh
|
613/QĐ-UBND
Ngày 28/4/2020
|
Thôn Trường
Thọ, xã Tịnh An
|
15.000
|
11.886,7
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Nhà lưu
niệm đồng chí Phạm Kiệt
|
1616/QĐ-UBND
Ngày 1/11/2011
|
Xã Tịnh Minh
|
1445,5
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
9
|
Mộ và nhà
thờ Đinh Duy Tự, Đinh gia yển ký
|
82/QĐ-UBND
Ngày 15/01/2019
|
xã Tịnh Trà
|
Mộ: 68
Nhà thờ: 178
|
Mộ: 334
Nhà thờ: 373
|
|
|
|
|
|
|
|
Địa điểm
Nhà ông Đinh Tuế, nơi Tỉnh ủy họp Hội nghị mở rộng, cuối tháng 3/1931
|
2070/QĐ-UBND
ngày 25/12/2019
|
Xã Tịnh
Phong, huyện Sơn Tịnh
|
148
|
0
|
|
|
|
|
|
|
10
|
Chiến khu Vĩnh Sơn
|
514/QĐ-UBND
Ngày 06/4/2021
|
Thôn Vĩnh
Tuy, xã Tịnh Hiệp
|
2000
|
2662
|
|
|
|
|
|
|
11
|
Địa điểm
nhà ông Lê Chương, nơi tổ chức Hội nghị liên tịch các tỉnh Nam Trung kỳ, giữa
tháng 7/1945
|
513/QĐ-UBND
Ngày 06/4/2021
|
Thôn Vĩnh
Lộc, xã Tịnh Bình
|
102,5
|
832,9
|
|
x
|
|
|
x
|
|
12
|
Nhà lưu
niệm đồng chí Nguyễn Chánh
|
511/QĐ-UBND
Ngày 05/4/2021
|
Xã Tịnh Hà
|
657,4
|
0
|
|
|
|
|
|
|
13
|
Vụ thảm sát
Vạn Lộc Đông
|
884/QĐ-UBND
Ngày 23/5/2016
|
Xã Tịnh Sơn,
|
87
|
0
|
|
|
|
|
|
|
14
|
Địa điểm
Vĩnh Tuy, nơi đặt xưởng quân giới Từ Nhại
|
512/QĐ-UBND
Ngày 06/4/2021
|
Thôn Vĩnh
Tuy, xã Tịnh Hiệp
|
1000
|
3000
|
|
x
|
|
|
x
|
|
C
|
Quyết
định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Cây Trâm
núi Tròn
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Diên
Niên, xã Tịnh Sơn
|
30
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Vụ thảm sát
Tịnh Thọ (bao gồm 2 điểm di tích)
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Vạn
Hòa, xã Tịnh Thọ
|
125
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Vụ thảm sát
Hà Tây-Tịnh Hà
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Hà
Tây, xã Tịnh Hà
|
48
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Vụ thảm sát
Hòa Tây- Tịnh Bình
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Bình
Nam, xã Tịnh Bình
|
190
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
5
|
Điểm cao 62
Đông Giáp
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Bình
Bắc, xã Tịnh Bình
|
1.500
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
6
|
Mộ và nhà
thờ Nguyễn Tăng Long (gồm 2 điểm di tích)
|
3947/QĐ-UB
Ngày 31/12/1996
|
Xã Tịnh Thọ
|
Mộ: 700
Nhà thờ: 3728
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
7
|
Thắng cảnh
núi Đá Chồng và hồ Sơn Rái
|
3947/QĐ-UB
Ngày 31/12/1996
|
Xã Tịnh Trà
|
|
|
|
|
|
|
|
|
04
|
Huyện Tư
Nghĩa
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp quốc
gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Di tích
kiến trúc nghệ thuật Chùa Ông
|
43-VH/QĐ
Ngày 7/1/1993
|
Nghĩa Hòa
|
1.645
|
1.100
|
x
|
|
|
x
|
|
|
2
|
Trường Lũy-Quảng
Ngãi
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các xã:
Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thắng, Nghĩa Thọ.
|
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Mộ và đền
thờ tiền hiền Võ Văn Đương
|
74/QĐ-CT
Ngày 14/1/2005
|
Xã Nghĩa Kỳ
|
810
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
2
|
Đình Nghĩa
An
|
2185/QĐ-UBND
Ngày 27/12/2014
|
Xã Nghĩa
Điền
|
2.591,4
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
3
|
Đình La
Hà
|
169/QĐ-UBND
Ngày 25/01/2018
|
Thị trấn La
Hà
|
3.045,8
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
4
|
Nhà lưu
niệm đồng chí Trần Kiên
|
167/QĐ-UBND
Ngày 25/01/2018
|
Thôn An Hội
Bắc I, xã Nghĩa Kỳ
|
2062,5
|
1.168,2
|
x
|
|
|
|
x
|
|
5
|
Vụ thảm sát
thôn 2-Nghĩa Lâm
|
908/QĐ-UBND
Ngày 25/6/2021
|
Xã Nghĩa
Lâm, huyện Tư Nghĩa
|
1.870
|
0
|
|
|
|
|
|
|
C
|
Quyết
định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Cấm Nghè Tộ
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Năng
Tây, xã Nghĩa Phương
|
Thiếu hồ sơ
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Chiến thắng
Xuân Phổ
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã Nghĩa Kỳ
|
Thiếu hồ sơ
|
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Căn cứ Hòn
Ngang
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn 2, xã
Nghĩa Thọ
|
200
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Bốn dũng sĩ
Nghĩa Hiệp
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn 2, xã
Nghĩa Hiệp
|
1595
|
|
|
|
|
x
|
|
|
5
|
Hố Hầm
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn 6, xã
Nghĩa Lâm
|
1500
|
|
|
|
|
|
|
|
6
|
La Hà Thạch
Trận (gồm 4 điểm di tích: núi Đá Voi, núi Cao Cổ, núi Hùm, núi Đá Chẻ)
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thị trấn La
Hà
|
55.296
|
|
|
|
|
|
|
|
7
|
Thắng cảnh
chùa Bà Chú
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn An
Đại, xã Nghĩa Phương
|
2500
|
|
|
|
|
|
|
|
8
|
Thắng cảnh
Suối Mơ
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Phú
Sơn, xã Nghĩa Kỳ
|
7500
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Chùa Tịnh
Nghiêm Ni Viện
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thị trấn La
Hà
|
8130
|
|
|
|
|
x
|
|
|
10
|
Chùa Quang
Lộc
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Hoà
Bình, xã Nghĩa Hòa
|
11.460
|
|
|
|
|
x
|
|
|
11
|
Phế tích
tháp An Tập
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn An Hội
Bắc, xã Nghĩa Kỳ
|
240
|
|
|
|
|
|
|
|
12
|
Thành Bàn
Cờ
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn An
Đại, xã Nghĩa Phương
|
1010
|
|
|
|
|
|
|
|
05
|
Huyện
Nghĩa Hành
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp Quốc
gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Trụ sở Ủy
ban kháng chiến Hành chính Nam Trung bộ
|
3211-QĐ/BT
Ngày 12/12/1994
|
Thị trấn
Chợ Chùa
|
2.834
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
2
|
Chiến thắng
Đình Cương
|
43-VH/QĐ
Ngày 7/1/1993
|
Các xã Hành
Đức, Hành Minh, Hành Phước, Hành Thiện
|
174.450
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
3
|
Vụ thảm sát
Khánh Giang-Trường Lệ
|
43-VH/QĐ
Ngày 7/1/1993
|
Thôn Trường
Lệ, xã Hành Tín Đông
|
1.660
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
4
|
Trường
Lũy-Quảng Ngãi
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các xã:
Hành Dũng, Hành Nhân, Hành Minh, Hành Thiện, Hành Tín Tây, Hành Tín Đông.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5
|
Di tích
kiến trúc nghệ thuật Đình An Định
|
3377/QĐ-BVHTTDL
Ngày 06/9/2017
|
Thôn An
Định, xã Hành Dũng
|
5.703,6
|
547,6
|
x
|
|
|
|
x
|
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đình Lâm
Sơn
|
791/QĐ-CT
Ngày 23/4/2004
|
Thôn Phước
Lâm, xã Hành Nhân
|
4099
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
2
|
Mộ và nhà
thờ Lê Văn Nờm (gồm 2 điểm di tích)
|
432/QĐ-CT
ngày 08/3/2004
|
Thôn Đề An,
xã Hành Phước
|
1852
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
3
|
Vụ thảm sát
Phú Thọ
|
792/QĐ-CT
Ngày 23/4/2004
|
Thôn Phú
Thọ, xã Hành Tín Tây
|
4375
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
4
|
Chiến thắng
Hành Thịnh
|
2347/QĐ-UB
Ngày 8/3/2004
|
Thôn Xuân
Đình, xã Hành Thịnh
|
2780
|
|
|
|
|
|
x
|
|
5
|
Mộ và nhà
thờ Lê Khiết
|
458/QĐ-UBND
29/3/2012
|
Thôn An Ba,
xã Hành Thịnh
|
205
|
1002,6
|
|
|
|
|
x
|
|
6
|
Khu lưu
niệm Lễ xuất quân của liên quân Việt-Lào, ngày 19/8/1948
|
837/QĐ-UBND
Ngày 5/6/2012
|
Thôn Đề An,
xã Hành Phước
|
796,6
|
295,3
|
|
|
|
|
x
|
|
7
|
Mộ và nhà
thờ Võ Duy Ninh
|
236/QĐ-UBND
Ngày 8/2/2013
|
Đại An
Đông, xã Hành Thuận
|
1788
|
|
|
|
|
|
x
|
|
8
|
Mộ và nhà
thờ Lương Công Nghĩa
|
1091/QĐ-UBND
Ngày 05/08/2014
|
Thôn Hiệp
Phổ Bắc, xã Hành Trung
|
1562,9
|
|
|
|
|
|
x
|
|
9
|
Trường
trung học Bình dân Nam Trung bộ (gồm 4 di tích)
|
1600/QĐ-UB
Ngày 8/5/1999
|
Xã Hành
Phước, Hành Thiện, Hành Nhân và thị trấn Chợ Chùa
|
784
|
|
|
|
|
|
x
|
|
10
|
Nhà lưu
niệm Nguyễn Công Phương
|
1030/QĐ-UBND
Ngày 27/6/2018
|
Thôn Hòa
Thọ, xã Hành Phước
|
796,3
|
0
|
|
|
|
|
x
|
|
11
|
Vụ thảm sát
Đập Cây Gáo
|
1739/QĐ-UBND
Ngày 18/11/2020
|
Thôn Hòa
Thọ, xã Hành Phước
|
470,7
|
1.755,3
|
|
x
|
|
|
|
|
12
|
Nhà thờ
Trần Công Tá
|
1740/QĐ-UBND
Ngày 18/11/2020
|
Thôn Đồng
Xuân, xã Hành Thịnh
|
1684,6
|
0
|
x
|
|
|
|
|
|
13
|
Xưởng quân
giới 240
|
1741
/QĐ-UBND
Ngày 18/11/2020
|
Thôn Bàn
Thới, xã Hành Thiện
|
294,4
|
0
|
|
x
|
|
|
|
|
14
|
Cuộc biểu
tình Nghĩa Lũng Kỳ Thọ
|
1742/QĐ-UBND
Ngày 18/11/2020
|
Thôn Kỳ Thọ
Bắc, xã Hành Đức
|
2631,9
|
0
|
|
x
|
|
|
|
|
15
|
Vụ thảm sát
địa đạo Hiệp Phổ Nam
|
1085/QĐ-UBND
Ngày 31/7/2020
|
Thôn Hiệp
Phổ Nam, xã Hành Trung
|
785,8
|
0
|
|
x
|
|
|
|
|
06
|
Huyện Mộ
Đức
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp Quốc
gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhà Lưu
niệm Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
|
27-QĐ
Ngày 21/2/2006
|
Thôn 2, xã
Đức Tân
|
60.000
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
2
|
Nhà thờ
Trần Cẩm
|
1543-QĐ/VH
Ngày 18/6/1997
|
Thôn Phước
Thịnh, xã Đức Thạnh
|
2.780
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đền Văn Thánh
|
246/QĐ-UBND
Ngày 07/02/2018
|
Xã Đức Chánh
|
3.047
|
2.394
|
x
|
|
|
|
x
|
|
2
|
Mộ và nhà
thờ Huỳnh Công Chế
|
457/QĐ-UB
Ngày 29/03/2012
|
Xã Đức Hòa
|
Mộ 90,5;
Nhà thờ: 478
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
3
|
Đình Thi Phổ
|
582/QĐ-UBND
Ngày 18/4/2014
|
Xã Đức Tân
|
434,0
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
4
|
Đình An
Chuẩn
|
1910/QĐ-UBND
Ngày 29/11/2014
|
Xã Đức Lợi
|
209,1
|
354,0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
5
|
Miếu Bà Kỳ
Tân
|
581/QĐ-UBND
Ngày 18/4/2014
|
Xã Đức Lợi
|
206,5
|
753,0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
6
|
Địa đạo Đức
Chánh
|
3816/QĐ-CT
Ngày 31/12/2002
|
Xã Đức Chánh
|
1.150
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
7
|
Hầm Bà Noa
|
3813/QĐ-CT
Ngày 31/12/2002
|
Xã Đức Chánh
|
760
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
8
|
Chiến thắng
Đồng Mả
|
3814/QĐ-CT
Ngày 31/12/2002
|
xã Đức Chánh
|
200
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
9
|
Căn cứ Hố Đá
|
3815/QĐ-CT
Ngày 31/12/2002
|
xã Đức Chánh
|
24.000
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
10
|
Chiến thắng
cầu Gò Da
|
3817/QĐ-CT
Ngày 31/12/2002
|
Xã Đức Nhuận
|
160
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
11
|
Mộ và nhà
thờ Lê Quang Đại (gồm 2 di tích)
|
766/QĐ-CT
Ngày 01/4/2003
|
Xã Đức Nhuận
|
350
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
12
|
Căn cứ Núi
Lớn
|
3202/QĐ-CT
Ngày 09/12/2004
|
Xã Đức Phú
|
15.000
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
13
|
Chiến thắng
Ga Lâm Điền
|
3202/QĐ-CT
Ngày 09/12/2004
|
Xã Đức Hiệp
|
Thiếu hồ sơ
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
14
|
Căn cứ xóm
12, 13
|
3204/QĐ-CT
Ngày 09/12/2004
|
Xã Đức Nhuận
|
200
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
15
|
Chiến thắng Rộc
Trảng
|
3205/QĐ-CT
Ngày 09/12/2004
|
Xã Đức Minh
|
150
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
16
|
Căn cứ Phú
Nhuận
|
3206/QĐ-CT
Ngày 09/12/2004
|
Xã Đức Minh
|
720
|
|
x
|
|
|
|
x
|
|
17
|
Nhà bà
Trịnh Thị Ngộ
|
Thiếu hồ sơ
|
Xã Đức Nhuận
|
120
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
18
|
Nhà thờ tộc
họ Nguyễn và nhà ông Nguyễn Chí
|
165/QĐ-UB
Ngày 24/01/2002
|
Xã Đức Hiệp
|
5.900
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
19
|
Núi Long
Phụng - Chùa Ông Rau (Chùa Hang)
|
178/QĐ-UBND
Ngày 26/01/2018
|
Xã Đức Thắng
|
57.868
|
1.747.327
|
x
|
|
|
|
x
|
|
20
|
Đền thờ và
mộ Trần Văn Đạt (gồm 2 di tích)
|
83/QĐ-UBND
Ngày 15/01/2019
|
Xã Đức Hòa,
Đức Phú
|
Nhà thờ: 3572
Mộ: 435,6
|
0
|
x
|
|
|
|
|
|
21
|
Chiến thắng
Mỏ Cày
|
1222/QĐ-UBND
Ngày 28/8/2019
|
Thôn 1, xã
Đức Chánh
|
2885
|
9.507,7
|
|
x
|
|
|
x
|
|
22
|
Nhà thờ và
mộ Nguyễn Mậu Phó (gồm 2 điểm di tích)
|
606/QĐ-UBND
Ngày 04/5/2019
|
Xã Đức Lân
|
Nhà thờ: 3.299,0
Mộ: 2.365,0
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
23
|
Nhà đồng
chí Trần Hàm
|
477/QĐ-UBND
Ngày 03/4/2020
|
Thôn 4, xã
Đức Tân
|
1.695
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
24
|
Cuộc biểu
tình Trà Niên
|
478/QĐ-UBND
Ngày 03/4/2020
|
Thôn Văn
Hà, xã Đức Phong
|
1.160
|
1.213
|
x
|
|
|
|
|
|
25
|
Thảm sát
Đồng Nà
|
481/QĐ-UBND
Ngày 03/4/2020
|
Thôn Lâm
Thượng, xã Đức Phong
|
43.070
|
113.380
|
x
|
|
|
|
|
|
26
|
Địa đạo Lâm
Sơn
|
479/QĐ-UBND
Ngày 3/4/2020
|
Thôn Lâm
Thượng, xã Đức Phong
|
725
|
1.502
|
x
|
|
|
|
|
|
27
|
Mộ và Nhà
thờ tộc Trần tiền hiền làng Văn Bân
|
482/QĐ-UBND
Ngày 03/04/2020
|
xã Đức Chánh
|
Nhà thờ: 1.601
Mộ: 158
|
Nhà thờ: 5.584
Mộ: 225
|
|
x
|
|
|
|
|
28
|
Căn cứ rừng
Nà
|
480/QĐ-UBND
Ngày 3/4/2020
|
Xã Đức Thạnh
|
173.917,5
|
48.817
|
|
x
|
|
|
x
|
|
C
|
Quyết
định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Hầm xác máu
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Lâm
Hạ, Xã Đức Phong
|
15.000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Bãi biển
Tân An
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Lâm
Hạ, xã Đức Phong
|
15.000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Địa đạo Phú
Lộc
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Lâm
Hạ, xã Đức Phong
|
1.300
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
07
|
Huyện
Đức Phổ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp quốc
gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Khu khảo cổ
học Sa Huỳnh
|
3457-VH/QĐ
Ngày 5/11/1997
|
xã Phổ Khánh
|
Phú Khương: 64.250
Phú Long: 97.052
|
|
|
x
|
|
|
|
|
2
|
Huyện đường
Đức Phổ
|
985-QĐ/VH
Ngày 7/5/1994
|
Thị xã Đức
Phổ
|
180
|
0
|
|
x
|
|
|
|
|
3
|
Mộ và đền
thờ Huỳnh Công Thiệu
|
1210-QĐ/BVHTTDL
Ngày 29/3/2012
|
Các xã Phổ
Ninh, Phổ Minh và Phổ Hòa
|
Phổ hòa: 480
|
1156
|
x
|
|
|
|
x
|
|
4
|
Trường
Lũy-Quảng Ngãi
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các xã: Phổ
Nhơn, Phổ Ninh, Phổ Hòa, Phổ Cường.
|
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Mộ chí sĩ
yêu nước Nguyễn Tuyên
|
1323/QĐ-UBND
Ngày 18/9/2014
|
Thôn Tân
Phong, xã Phổ Phong
|
40
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Vụ thảm sát
chợ An
|
1376/QĐ-UBND
Ngày 02/8/2016
|
Xã Phổ An
|
1647,4
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
3
|
Di tích lưu
niệm anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm
|
1205/QĐ-UBND
Ngày 3/8/2011
|
Xã Phổ
Khánh, Phổ Cường
|
Trạm tiền phẫu Phổ Khánh: 1600
Hầm nhà bà Tạ Thị Ninh: 40
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Mộ và nhà
thờ Phan Long Bằng
|
827/QĐ-UBND
Ngày 1/6/2012
|
Thôn Thanh
Sơn, xã Phổ Cường
|
Mộ 19
Nhà
thờ 158
|
Nhà thờ 292
|
x
|
|
|
|
x
|
|
5
|
Nhà lưu
niệm đồng chí Nguyễn Nghiêm
|
845/QĐ-UBND
Ngày 5/6/2012
|
Xã Phổ Phong
|
284
|
2017
|
x
|
|
|
|
x
|
|
6
|
Địa điểm
biểu tình Trường Cháy
|
185/QĐ-UBND
Ngày 27/11/2013
|
Xã Phổ Cường
|
101
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
7
|
Nhà lưu
niệm đồng chí Phạm Xuân Hòa
|
1678/QĐ-UBND
14/11/2013
|
Xã Phổ Cường
|
522
|
2380,5
|
x
|
|
|
|
x
|
|
8
|
Chùa Từ Sơn
|
882/QĐ-UBND
Ngày 19/6/2014
|
Xã Phổ Phong
|
8.881
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
9
|
Điểm cập
bến tàu không số (C41)
|
1373/QĐ-UBND
Ngày 02/8/2016
|
Bãi biển An
Thổ, xã Phổ An
|
2000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
10
|
Điểm cập
bến tàu không số (C43)
|
1375/QĐ-UBND
Ngày 02/8/2016
|
Bãi biển
Qui Thiện, xã Phổ Khánh
|
2500
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
11
|
Chiến thắng
Quai Mỏ
|
183/QĐ-UBND
Ngày 02/2/2021
|
Thôn Nga
Mân, xã Phổ Cường
|
114
|
0
|
|
x
|
|
|
|
|
12
|
Liên Trì
Dục Nguyệt
|
184/QĐ-UBND
Ngày 02/02/2021
|
Xã Phổ Thuận
|
11.054
|
4.214
|
|
x
|
|
|
x
|
|
13
|
Vụ thảm sát
Chợ chiều - Giếng Thí
|
166/QĐ-UB
Ngày 24/1/2002
|
Xã Phổ Khánh
|
1.792
|
0
|
|
x
|
|
|
|
|
14
|
Chiến thắng
đèo Mỹ Trang
|
160/QĐ-UB
Ngày 22/01/2002
|
Xã Phổ Cường
|
400
|
0
|
|
x
|
|
|
|
|
15
|
Núi Xương
Rồng
|
5107/QĐ-UB
Ngày 27/10/2000
|
Xã Phổ Phong
|
1000
|
0
|
|
x
|
|
|
|
|
16
|
Căn cứ
Quảng Ngãi Tại núi Sầu Đâu
|
937/QĐ-UBND
Ngày 30/6/2021
|
|
3.935,5
|
62.504,5
|
|
x
|
|
|
|
|
C
|
Quyết
định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Vụ thảm sát
Bàn Thạch
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Bàn
Thạch, xã Phổ Cường
|
100
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Vụ thảm sát
Thanh Sơn
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Thanh
Sơn, xã Phổ Cường
|
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Chiến thắng
Phổ An
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn An
Phổ, xã Phổ An
|
100
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Vụ thảm sát
Tập An Nam
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Tập An
Nam, xã Phổ Văn
|
600
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
5
|
Vụ thảm sát
Vĩnh Bình
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Vĩnh
Bình, thị trấn Đức Phổ
|
100
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
6
|
Chiến thắng
Cầu Giác- vùng 4
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã Phổ Phong
|
50
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
7
|
Vụ thảm sát
cuộc biểu tình Trà Câu
|
682/QĐ-UB
Ngày 9/6/1995
|
Xã Phổ Văn
|
1449
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
8
|
Đền thờ và
mộ Trần Ngọc Trác (gồm 2 điểm di tích)
|
1889/QĐ-UB
Ngày 23/11/1995
|
Xã Phổ Văn
|
Mộ: 512
Nhà thờ: 1700
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
9
|
Bia Ký Chàm
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Thạnh
Đức, xã Phổ Thạnh
|
600
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
10
|
Nhà thờ
Huỳnh Đăng Khoa (gồm 2 điểm di tích)
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã Phổ
Ninh, Phổ Văn
|
Mộ: 352
Nhà thờ: 1912
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
08
|
Huyện
Trà Bồng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp quốc
gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Khởi nghĩa
Trà Bồng
|
2307-QĐ
Ngày 30/12/1991
|
Các xã: Trà
Phong, Trà Thọ, Trà Lãnh, Trà Lâm, Trà Hiệp, Trà Sơn, thị trấn Trà Xuân...
|
800
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Trường
Lũy-Quảng Ngãi
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các xã: Trà
Sơn, Trà Phú, Trà Bình, Trà Tân, Trà Bùi, Thị trấn Trà Xuân
|
30,5km
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Điện Trường
Bà
|
1388-QĐ/BVHTDL
Ngày 9/5/2014
|
Thị trấn
Trà Xuân
|
2096,9
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Địa điểm
Trạm xá T.30
|
1529/QĐ-CT
Ngày 10/7/2007
|
Xã Trà Tân,
huyện Trà Bồng
|
200
|
100
|
x
|
|
|
|
x
|
|
2
|
Căn cứ Tỉnh
ủy Quảng Ngãi giai đoạn 1958-1965
|
55/QĐ-UBND
Ngày 11/01/2021
|
Xã Trà
Trung, huyện Trà Bồng
|
48713,1
|
72.319,7
|
|
x
|
|
|
|
|
3
|
Căn cứ
chống Pháp của Phó Mục Gia
|
32/QĐ-UBND
Ngày 7/1/2021
|
Xã Hương
Trà, huyện Trà Bồng
|
7945
|
37.317,5
|
|
x
|
|
|
|
|
4
|
Miếu Phú
Long
|
33/QĐ-UBND
Ngày 7/1/2021
|
Xã Trà Phú,
huyện Trà Bồng
|
1.705
|
4.884,1
|
|
x
|
|
|
x
|
|
C
|
Quyết
định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Di tích Đồn
Mỹ
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Trung,
xã Trà Xuân
|
2000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Thắng cảnh
thác Cà Đú
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn 5, xã
Trà
Thủy
|
500.000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
09
|
Huyện
Sơn Hà
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp quốc
gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Trường
Lũy-Quảng Ngãi
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Xã Sơn Hạ
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Xưởng quân
giới X1002
|
282/QĐ-CT
Ngày 7/2/2005
|
Xã Sơn
Thành
|
200
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Trụ sở Tỉnh
ủy Quảng Ngãi
|
283/QĐ-CT
Ngày 7/2/2005
|
Xã Sơn Kỳ
|
200
|
Bán kính 300m tính từ KV1
|
|
x
|
|
|
x
|
|
C
|
Quyết
định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đồn Tà Ma
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã Sơn Kỳ
|
300
|
300
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Đám ruộng
khay
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã Sơn Hạ
|
32
|
32
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Chiến thắng
đồn Di Lăng
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã Sơn Lăng
|
3.000
|
3.000
|
|
x
|
|
|
x
|
|
10
|
Huyện Sơn
Tây
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Địa điểm
thành lập đơn vị vũ trang 89
|
2225/QĐ-UBND
Ngày 11/11/2016
|
Xã Sơn Lập
|
6671
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
2
|
Chiến thắng
Bãi Mầu
|
477/QĐ-CT
Ngày 17/3/2004
|
Xã Sơn Tân
|
3000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Di tích
Chiến thắng Huy Mân
|
413/QĐ-CT
Ngày 4/3/2004
|
Xã Sơn Dung
|
200
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Trường Sư
phạm dân tộc miền núi
|
1174/QĐ-CT
Ngày 8/6/2004
|
Xã Sơn Tân
|
2000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
5
|
Trạm giao
liên quân bưu số 8
|
476/QĐ-CT
Ngày 17/3/2004
|
Xã Sơn Tân
|
2000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
6
|
Địa điểm
Mang Bloóc- nơi tổ chức Đại hội đoàn kết các dân tộc Miền Tây Quảng Ngãi
|
483/QĐ-UBND
Ngày 03/4/2020
|
Xã Sơn Mùa,
huyện Sơn Tây
|
200
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
7
|
Thắng cảnh
Thác Lụa
|
503/QĐ-UBND
Ngày 07/4/2020
|
Xã Sơn
Tinh, huyện Sơn Tây
|
125.536
|
112.330
|
|
x
|
|
|
x
|
|
B
|
Quyết
định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Chiến thắng
Tà Mực
|
3111/QĐ-UB
Ngày 17/10/1997
|
Xã Sơn Dung
|
5000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
2
|
Thắng cảnh
suối Huy Măng
|
3111/QĐ-UB
Ngày 17/10/1997
|
Xã Sơn Dung
|
250.000
|
0
|
|
x
|
|
|
|
|
11
|
Huyện
Minh Long
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp quốc
gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Trường
Lũy-Quảng Ngãi (kiến trúc
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các xã:
Long Sơn, Long Mai
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Thác Trắng
|
158/QĐ-UBND
22/1/2007
|
Xã Thanh An
|
139.233,3
|
64.492,2
|
x
|
|
|
|
|
|
2
|
Chiến thắng
Minh Long
|
1187/QĐ-UBND
26/7/2018
|
xã Long Hiệp
|
2.400
|
19.970
|
x
|
|
|
Đất quốc phòng
|
|
|
3
|
Căn cứ cách
mạng núi Mum
|
1188/QĐ-UBND
26/7/2018
|
xã Long Môn
|
8.000
|
200.000
|
|
x
|
|
Đất quốc phòng và rừng phòng hộ
|
|
|
12
|
Huyện Ba
Tơ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Quốc gia
đặc biệt
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Địa điểm về
cuộc khởi nghĩa Ba Tơ
|
2082/QĐ-TTg
Ngày 25/12/2017
|
Huyện Ba
Tơ, tỉnh Quảng Ngãi
|
5878
|
|
|
x
|
|
|
|
|
B
|
Cấp quốc
gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Trường
Lũy-Quảng Ngãi (kiến trúc
|
800-QĐ/BVHTTDL
Ngày 9/3/2011
|
Các xã: Ba
Thành, Ba Động, Ba Liên, Ba Khâm
|
|
|
|
x
|
|
|
|
|
C
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhà lưu
niệm đồng chí Trần Toại
|
168/QĐ-UBND
Ngày 25/01/2018
|
Thôn Bắc
Lân, xã Ba Động
|
3742,2
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
2
|
Chiến thắng
Đá Bàn
|
170/QĐ-UBND
ngày 25/01/2018
|
Thị trấn ba
Tơ
|
255,5
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
D
|
Quyết
định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Suối Loa
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Suối
Loa, xã Ba Động
|
468
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
2
|
Chiến khu
Cao Muôn
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Xã Ba Vinh
|
225
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
3
|
Chiến thắng
Giá Vụt
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Gò
Vành, xã Ba Vì
|
225
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
4
|
Chiến thắng
Trà Nô
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Trà
Nô, xã Ba Tô
|
225
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
5
|
Thác Nước
Trinh
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Nước
Trinh, xã Ba Chùa
|
30.000
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
13
|
Huyện Lý
Sơn
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
A
|
Cấp quốc
gia
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đình làng
Lý Hải (An Hải)
|
985-QĐ/VH
Ngày 7/5/1997
|
An Hải
|
379,3
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
2
|
Âm linh tự
và mộ lính Hoàng Sa
|
41/2007/QĐ-BVHTT
Ngày 8/3/2007
|
An Vĩnh
|
806,3
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
3
|
Chùa Hang
|
921-QĐ/BT
Ngày 20/7/1994
|
An Hải
|
480
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
4
|
Đình An Vĩnh
|
1451-QĐ/BVHTTDL
Ngày 18/4/2013
|
An Vĩnh
|
2692,7
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
5
|
Thắng cảnh
Núi Giếng Tiền
|
46/QĐ-BVHTTDL
Ngày 07/1/2020
|
Xã An Vĩnh
|
27,43 (héc ta)
|
43,2 (héc ta)
|
x
|
|
|
Đất quốc phòng
|
|
|
6
|
Thắng cảnh
Núi Thới Lới
|
47/QĐ-BVHTTDL
Ngày 07/1/2020
|
Xã An Hải
|
28,33 (héc ta)
|
87,22 (héc ta)
|
x
|
|
|
Đất quốc phòng
|
|
|
B
|
Cấp tỉnh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Nhà thờ
Phạm Quang Ảnh
|
109/QĐ-UBND
Ngày 19/1/2006
|
Xã An Vĩnh
|
965,8
|
|
x
|
|
|
x
|
|
|
2
|
Đền thờ
Thiên Y-A-NA
|
113/QĐ-UBND
Ngày 19/1/2006
|
Xã An Hải
|
780,8
|
1657,3
|
x
|
|
|
x
|
|
|
3
|
Dinh Tam
Tòa
|
110/QĐ-UBND
Ngày 19/1/2006
|
Xã An Hải
|
1270
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
4
|
Lân Chánh
|
112/QĐ-UB
Ngày 19/1/2006
|
Xã An Vĩnh
|
971
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
5
|
Mộ và Đền
thờ Võ Văn Khiết
|
111
/QĐ-UBND
Ngày 19/1/2006
|
Xã An Vĩnh
|
170
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
6
|
Lân Vĩnh Lộc
|
1405/QĐ-UBND
Ngày 26/9/2014
|
Xã An Vĩnh
|
1339,8
|
2151,5
|
x
|
|
|
x
|
|
|
7
|
Dinh Bà
Thiên Y-a-Na
|
1406/QĐ-UBND
Ngày 26/9/2014
|
Xã An Vĩnh
|
7992
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
8
|
Nhà Pha
|
1911/QĐ-UBND
Ngày 28/11/2014
|
Xã An Hải
|
6219
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
9
|
Nhà thờ tộc
Võ (Văn)
|
587/QĐ-UBND
Ngày 27/4/2015
|
Xã An Vĩnh
|
325,6
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
10
|
Dinh Bà
Chúa Yàng
|
715/QĐ-UBND
Ngày 18/5/2015
|
Xã An Hải
|
1166
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
11
|
Lăng Tân
|
746/QĐ-UBND
Ngày 20/5/2015
|
Xã An Vĩnh
|
896,7
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
12
|
Dinh Đụn
|
745/QĐ-UBND
Ngày 20/5/2015
|
Xã An Vĩnh
|
1274,4
|
0
|
x
|
|
|
|
|
|
13
|
Dinh Bà
Thủy Long
|
1024/QĐ-UBND
Ngày 24/6/2015
|
Xã An Hải
|
711
|
0
|
x
|
|
|
|
|
|
14
|
Giếng Xó La
|
1601/QĐ-UBND
Ngày 29/8/2017
|
Thôn Đông,
xã An Vĩnh
|
72,3
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
15
|
Lân Vĩnh Hoà
|
1600/QĐ-UBND
Ngày 29/8/2017
|
Thôn Đông,
xã An Vĩnh
|
1901,6
|
0
|
x
|
|
|
x
|
|
|
16
|
Thắng cảnh
đảo bé (Hòn Đụm, Mom Tàu, Bãi Hang)
|
1761/QĐ-UBND
Ngày 18/10/2018
|
xã An Bình
|
Bãi Hang: 68.735
Mom tàu: 7338,7
Hòn Đụm: 13,572
|
0
|
x
|
|
|
|
x
|
|
17
|
Khảo cổ học
Xóm Ốc
|
581/QĐ-UBND
Ngày 26/4/2019
|
xã An Vĩnh
|
176,3
|
0
|
|
x
|
|
|
x
|
|
18
|
Khảo cổ
Suối Chình
|
580/QĐ-UBND
Ngày 26/4/2019
|
xã An Hải
|
10.375,6
|
19.767,6
|
|
x
|
|
|
x
|
|
C
|
Quyết
định bảo vệ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1
|
Đền thờ Cá
Ông
|
1881/QĐ-UB
Ngày 25/10/1993
|
Thôn Đông,
xã Lý Hải
|
300
|
|
|
x
|
|
|
x
|
|