Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL bảo quản tu bổ phục hồi di tích

Số hiệu: 15/2019/TT-BVHTTDL Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch Người ký: Nguyễn Ngọc Thiện
Ngày ban hành: 31/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/2019/TT-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2019

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ BẢO QUẢN, TU BỔ, PHỤC HỒI DI TÍCH

Căn cứ Điều 34 Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Điều 22 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Di sản văn hóa;

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định nội dung, thẩm quyền thẩm định thiết kế bản vẽ thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi là thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích), thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật, đồ thờ (sau đây gọi là thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật); thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (sau đây gọi là thi công tu bổ di tích); tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích; tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ công trình xây dựng, địa điểm, cảnh quan thiên nhiên, khu vực thiên nhiên đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương (sau đây gọi là đối tượng kiểm kê di tích).

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài khi tiến hành lập, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích; thi công tu bổ di tích; tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hạ giải di tích là hoạt động tháo rời toàn bộ hoặc một số cấu kiện, thành phần kiến trúc của một di tích nhằm mục đích bảo quản, tu bổ mà vẫn giữ gìn tối đa sự nguyên vẹn các cấu kiện, thành phần kiến trúc của di tích đó.

2. Gia cố, gia cường di tích là biện pháp làm tăng sự bền vững và ổn định của di tích hoặc các bộ phận của di tích.

3. Phục chế các thành phần bị hỏng, bị mất của di tích là hoạt động tạo ra sản phẩm mới theo nguyên mẫu về chất liệu, hình thức và kỹ thuật để thay thế thành phần bị hỏng, bị mất của di tích.

4. Tôn tạo di tích là hoạt động nhằm tăng cường khả năng sử dụng, khai thác và phát huy giá trị di tích nhưng không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.

5. Tu sửa cấp thiết di tích, đối tượng kiểm kê di tích là hoạt động sửa chữa mà không phải tháo rời toàn bộ cấu kiện, thành phần kiến trúc hoặc chống đỡ, gia cố, gia cường tạm thời để ngăn chặn di tích, đối tượng kiểm kê di tích khỏi bị sập đổ, hủy hoại.

6. Bảo quản định kỳ di tích, đối tượng kiểm kê di tích là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, khoa học, kỹ thuật theo chu kỳ thời gian nhằm ngăn ngừa và loại trừ các tác nhân gây xuống cấp di tích, đối tượng kiểm kê di tích.

Điều 3. Nguyên tắc trong hoạt động thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về di sản văn hóa, về xây dựng và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Được lập trên cơ sở nghiên cứu, xác định đặc điểm, giá trị, tình trạng kỹ thuật, kết quả khảo sát liên quan đến di tích và phải tuân thủ thiết kế cơ sở của dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt.

3. Ưu tiên sử dụng các giải pháp kỹ thuật truyền thống (trường hợp giải pháp kỹ thuật truyền thống không đáp ứng yêu cầu về tu bổ di tích thì được áp dụng giải pháp kỹ thuật, công nghệ hiện đại phù hợp, đã được kiểm nghiệm trong thực tế và không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc, giá trị của di tích). Ưu tiên bảo quản, gia cố, gia cường di tích trước khi áp dụng phương án tu bổ, phục hồi di tích.

4. Được điều chỉnh, bổ sung khi có phát sinh, phát hiện mới về di tích.

5. Thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân và cộng đồng dân cư nơi có di tích.

Điều 4. Nguyên tắc trong hoạt động thi công tu bổ di tích

1. Tuân thủ thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt, quy định về quản lý chất lượng, tiến độ, khối lượng thi công, an toàn lao động và các quy định pháp luật có liên quan.

2. Ưu tiên sử dụng phương pháp thi công truyền thống, chú trọng bảo tồn các yếu tố gốc cấu thành di tích, bảo vệ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích.

3. Được thực hiện dưới sự giám sát của cộng đồng dân cư nơi có di tích; thường xuyên tham vấn ý kiến nhân chứng lịch sử, chuyên gia, nghệ nhân và cộng đồng dân cư nơi có di tích.

4. Trường hợp điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích, chủ đầu tư dự án tu bổ di tích phải xem xét điều chỉnh thời gian thi công tu bổ di tích để đảm bảo chất lượng công trình.

5. Ghi nhận đầy đủ mọi hoạt động đã thực hiện tại công trường trong Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công.

6. Bảo đảm an toàn cho di tích và khách tham quan.

Chương II

NỘI DUNG, THẨM QUYỀN THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG TU BỔ DI TÍCH

Điều 5. Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích

Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được lập thành hồ sơ, bao gồm:

1. Báo cáo kết quả khảo sát di tích.

2. Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.

3. Ảnh di tích.

4. Bản vẽ thi công tu bổ di tích.

5. Dự toán chi phí tu bổ di tích.

6. Phụ lục tài liệu có liên quan.

Điều 6. Báo cáo kết quả khảo sát di tích

Báo cáo kết quả khảo sát di tích phải đáp ứng yêu cầu báo cáo khảo sát xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và nêu rõ các nội dung sau:

1. Tổng hợp tư liệu phục vụ lập báo cáo kết quả khảo sát di tích.

2. Kết quả khảo sát tổng thể di tích:

a) Vị trí, mối liên hệ vùng, địa hình, không gian, môi trường cảnh quan di tích;

b) Bản đồ khoanh vùng các khu vực bảo vệ di tích; phân tích hiện trạng sử dụng đất và xác định các tác động ảnh hưởng đến không gian, cảnh quan di tích;

c) Bố cục mặt bằng tổng thể di tích; lập danh sách và phân tích lịch sử xây dựng, tu bổ các hạng mục công trình di tích; phân tích kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ (nếu có); hệ thống hiện vật ngoại thất, cảnh quan và kỹ thuật hạ tầng di tích;

d) Hoạt động văn hóa có liên quan đến di tích.

3. Kết quả khảo sát hạng mục công trình di tích được tu bổ:

a) Mô tả mặt bằng, hình thức kiến trúc, kết cấu, vật liệu xây dựng công trình;

b) Phân tích, xác định các yếu tố gốc cấu thành di tích và các thành phần mới bổ sung;

c) Phân tích, xác định tình trạng kỹ thuật và nguyên nhân gây hỏng, xuống cấp công trình;

d) Phân tích, xác định các tác động tiêu cực từ môi trường và các tác nhân gây hại khác ảnh hưởng đến công trình;

đ) Hiện trạng bài trí nội thất, số lượng hiện vật, đồ thờ, tình trạng bảo tồn và nguyên nhân xuống cấp của hiện vật, đồ thờ.

4. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

5. Định hướng hồ sơ, tư liệu phải tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm trong quá trình thi công tu bổ di tích để phục vụ điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích (nếu có).

Điều 7. Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích

Thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích phải đáp ứng yêu cầu về thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và nêu rõ các nội dung sau:

1. Căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học.

2. Phân tích sự biến đổi của di tích qua các thời kỳ để xác định yếu tố gốc cấu thành di tích cần bảo tồn.

3. Mô tả hiện trạng tổng thể di tích, công trình di tích được tu bổ; đánh giá tình trạng kỹ thuật, vật liệu xây dựng, trang trí mỹ thuật, khả năng sử dụng của từng cấu kiện, thành phần kiến trúc của công trình di tích được tu bổ; phân tích kết quả thăm dò, khai quật khảo cổ (nếu có).

4. Phân tích, chỉ rõ nguy cơ, nguyên nhân gây hỏng, xuống cấp di tích.

5. Đề xuất giải pháp thiết kế tu bổ di tích, bao gồm:

a) Giải pháp hạ giải di tích (trong trường hợp cần thiết);

b) Giải pháp bảo vệ hiện vật di chuyển được và không di chuyển được;

c) Giải pháp tu bổ công trình di tích (nêu rõ giải pháp kỹ thuật và vật liệu tu bổ từng loại cấu kiện, thành phần kiến trúc; giải pháp phòng, chống cháy, nổ, mối, mọt và các tai họa bất thường khác);

d) Giải pháp xây dựng nhà bao che phục vụ thi công tu bổ di tích, nhà bảo quản cấu kiện, thành phần kiến trúc phải hạ giải;

đ) Giải pháp phục hồi, tôn tạo cảnh quan, xây dựng công trình mới phục vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích, hệ thống kỹ thuật hạ tầng, phòng, chống cháy, nổ, mối, mọt và các tai họa bất thường khác;

e) Giải pháp tổ chức thi công.

Điều 8. Ảnh di tích

Ảnh di tích bao gồm:

1. Ảnh tư liệu liên quan đến lịch sử hình thành, quá trình tồn tại, biến đổi và các lần tu bổ di tích (nếu có).

2. Bộ ảnh hiện trạng di tích tại thời điểm khảo sát, in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên, chụp tổng thể cảnh quan và chi tiết kiến trúc - nghệ thuật, hiện vật, đồ thờ của công trình di tích được tu bổ, phù hợp với Báo cáo kết quả khảo sát di tích quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Điều 9. Bản vẽ thi công tu bổ di tích

Bản vẽ thi công tu bổ di tích bao gồm:

1. Bản vẽ tư liệu liên quan đến lịch sử hình thành, quá trình tồn tại, biến đổi và các lần tu bổ di tích (nếu có).

2. Bản vẽ hiện trạng di tích, bao gồm:

a) Bản vẽ xác định vị trí di tích trên bản đồ hành chính cấp tỉnh, thể hiện đường đến di tích từ trung tâm hành chính cấp tỉnh;

b) Bản vẽ mặt bằng tổng thể di tích, mặt cắt tổng thể di tích, tỷ lệ 1/500, thể hiện hướng của di tích, các khu vực tiếp giáp di tích, lịch sử hình thành các công trình kiến trúc hiện có, dấu vết nền móng hoặc bộ phận của công trình kiến trúc đã mất, hệ thống hiện vật, đồ thờ ngoại thất, cảnh quan và kỹ thuật hạ tầng;

c) Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của công trình di tích được tu bổ, tỷ lệ 1/50, có chú thích về niên đại, vật liệu, màu sắc và tình trạng kỹ thuật của từng loại cấu kiện, thành phần kiến trúc;

d) Bản vẽ chi tiết cấu kiện, thành phần kiến trúc điển hình của công trình di tích được tu bổ, tỷ lệ 1/50 - 1/20;

đ) Bản vẽ sơ đồ bài trí hiện vật, đồ thờ nội thất của công trình di tích được tu bổ, tỷ lệ 1/100.

3. Bản vẽ giải pháp tu bổ di tích, bao gồm:

a) Bản vẽ quy hoạch mặt bằng tổng thể di tích, mặt cắt tổng thể di tích, tỷ lệ 1/500, có chú thích hạng mục công trình di tích được tu bổ, công trình được tôn tạo, xây dựng mới phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích;

b) Bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt của công trình di tích được tu bổ, tỷ lệ 1/50, nêu rõ giải pháp kỹ thuật và vật liệu tu bổ của từng loại cấu kiện, thành phần kiến trúc;

c) Bản vẽ chi tiết giải pháp kỹ thuật tu bổ đối với từng loại cấu kiện, thành phần kiến trúc, tỷ lệ 1/50 - 1/20, chỉ định vị trí, quy cách đánh dấu niên đại vật liệu xây dựng mới đưa vào di tích nhằm phân biệt với yếu tố gốc cấu thành di tích;

d) Bản vẽ công trình được tôn tạo, xây dựng mới phục vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hệ thống kỹ thuật hạ tầng, phòng, chống cháy, nổ, mối, mọt và các tai họa bất thường khác;

đ) Bản vẽ nhà bao che phục vụ thi công tu bổ di tích, nhà bảo quản cấu kiện, thành phần kiến trúc phải hạ giải;

e) Bản vẽ tổ chức thi công tu bổ di tích thể hiện các nội dung: vị trí các kho bảo quản cấu kiện, thành phần kiến trúc; khu vực thi công tu bổ cấu kiện, thành phần kiến trúc; vị trí thiết bị phòng cháy, chữa cháy; khu vực tập kết cấu kiện, thành phần kiến trúc không còn khả năng sử dụng; vị trí tập kết vật liệu xây dựng mới, dự kiến đưa vào công trình; nội dung, quy cách và vị trí lắp đặt nội quy công trường; phương án tổ chức hoạt động của di tích trong quá trình thi công;

g) Bản vẽ mô tả quy trình kỹ thuật thi công đặc biệt (nếu có).

Điều 10. Dự toán chi phí tu bổ di tích

Dự toán chi phí tu bổ di tích được lập theo quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Luật Xây dựng; hướng dẫn xác định chi phí, định mức dự toán bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các quy định pháp luật và văn bản hướng dẫn có liên quan.

Điều 11. Phụ lục tài liệu có liên quan

Phụ lục tài liệu có liên quan đến thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích bao gồm:

1. Bản vẽ thiết kế tu bổ di tích đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

2. Bản sao các văn bản thẩm định, thẩm tra dự án, quyết định phê duyệt dự án.

3. Biên bản ghi ý kiến đóng góp của cộng đồng, tổ chức và cá nhân có liên quan về nội dung, giải pháp thiết kế.

Điều 12. Thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật

Trường hợp chỉ thực hiện nội dung bảo quản hiện vật thì hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật gồm các nội dung sau:

1. Thuyết minh thiết kế bảo quản hiện vật, bao gồm:

a) Căn cứ pháp lý và cơ sở khoa học;

b) Mô tả xuất xứ, hiện trạng và đánh giá niên đại, vật liệu, màu sắc, tình trạng kỹ thuật của hiện vật được bảo quản;

c) Phân tích nguyên nhân gây hỏng, xuống cấp hiện vật;

d) Đề xuất giải pháp bảo quản hiện vật (nêu rõ giải pháp kỹ thuật, vật liệu, màu sắc và các giải pháp phòng ngừa rủi ro).

2. Bộ ảnh tư liệu (nếu có) và ảnh chụp vào thời điểm khảo sát, in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên, thể hiện tình trạng kỹ thuật của hiện vật được bảo quản.

3. Bản vẽ thi công bảo quản hiện vật, bao gồm:

a) Bản vẽ vị trí hiện vật được bảo quản, tỷ lệ 1/200 - 1/100;

b) Bản vẽ tư liệu liên quan đến các lần bảo quản hiện vật (nếu có);

c) Bản vẽ hiện trạng chi tiết hiện vật được bảo quản, tỷ lệ 1/50 - 1/10 có chú thích về niên đại, vật liệu, màu sắc và tình trạng kỹ thuật;

d) Bản vẽ giải pháp chi tiết bảo quản hiện vật, tỷ lệ 1/50 - 1/10 (nêu rõ giải pháp kỹ thuật, vật liệu, màu sắc và các giải pháp phòng ngừa rủi ro);

đ) Bản vẽ mô tả quy trình kỹ thuật thi công bảo quản hiện vật (nếu có).

4. Dự toán chi phí bảo quản hiện vật.

Điều 13. Thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích

1. Việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước về di sản văn hóa đối với nội dung được quy định tại các Điều 6, 7, 8, 9, 10 và 11 Thông tư này, cụ thể như sau:

a) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp tỉnh; có văn bản đề nghị Cục Di sản văn hóa tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị;

b) Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.

2. Việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật được thực hiện như quy định đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.

Điều 14. Điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích

1. Thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được điều chỉnh, bổ sung khi có phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích. Việc điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của dự án tu bổ di tích đã được phê duyệt.

2. Hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích bao gồm:

a) Thuyết minh nội dung điều chỉnh, bổ sung;

b) Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên;

c) Bản sao bản vẽ giải pháp tu bổ di tích đã được phê duyệt liên quan đến nội dung điều chỉnh, bổ sung;

d) Bản vẽ hiện trạng và bản vẽ giải pháp điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích;

đ) Biên bản của Hội đồng đánh giá di tích quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư này;

e) Dự toán điều chỉnh, bổ sung.

Tài liệu quy định tại các điểm a, b và d khoản này phải thể hiện rõ những phát sinh, phát hiện mới về di tích.

3. Việc thẩm định điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được thực hiện trong thời hạn 07 (bảy) ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này.

4. Việc điều chỉnh, bổ sung và thẩm định điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công bảo quản hiện vật được thực hiện như quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Chương III

THI CÔNG TU BỔ DI TÍCH

Điều 15. Chuẩn bị thi công tu bổ di tích

Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích chủ trì, phối hợp với tổ chức thi công tu bổ di tích thực hiện các công việc sau:

1. Thống nhất với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Phòng Văn hóa - Thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có di tích về phương án bảo vệ di tích và kế hoạch thực hiện dự án tu bổ di tích, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.

2. Tổ chức tuyên truyền trong nhân dân địa phương nơi có di tích và đội ngũ nghệ nhân, thợ lành nghề tham gia thi công tu bổ di tích về giá trị, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi, nội dung dự án tu bổ di tích, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.

3. Nhận bàn giao mặt bằng thực hiện dự án tu bổ di tích, thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích.

4. Tổ chức công trường thi công tu bổ di tích đáp ứng yêu cầu an ninh, an toàn; xây dựng nhà bao che, nhà bảo quản cấu kiện (trong trường hợp phải tháo rời toàn bộ cấu kiện, thành phần kiến trúc di tích); thực hiện phương án bảo vệ hiện vật.

5. Xác định nguyên tắc, quy trình và giải pháp kỹ thuật dự phòng tu bổ cấu kiện, thành phần kiến trúc trong trường hợp phải hạ giải di tích.

6. Chuẩn bị vật liệu, nhân công, phương tiện, thiết bị phục vụ thi công và các công việc liên quan khác.

Điều 16. Thực hiện thi công tu bổ di tích

1. Chủ đầu tư dự án tu bổ di tích thực hiện các công việc sau:

a) Thành lập Hội đồng đánh giá di tích và ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng.

Thành phần Hội đồng gồm chủ đầu tư dự án tu bổ di tích, đại diện các tổ chức lập dự án tu bổ di tích, lập thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích, thi công tu bổ di tích, giám sát thi công tu bổ di tích, đại diện Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, đại diện tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý di tích và chuyên gia thuộc các lĩnh vực có liên quan.

Hội đồng đánh giá di tích có nhiệm vụ kiểm tra kết quả công việc quy định tại khoản 2 Điều này. Kết quả làm việc của Hội đồng được lập thành biên bản.

b) Điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích (nếu có) theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.

c) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao thực hiện việc phân loại, lựa chọn cấu kiện, thành phần kiến trúc có giá trị nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày tại di tích hoặc tại Bảo tàng cấp tỉnh.

d) Phối hợp với tổ chức thi công tu bổ di tích và các tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức nghiệm thu, bàn giao, đưa di tích vào sử dụng và thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Tổ chức thi công tu bổ di tích thực hiện các công việc sau:

a) Trường hợp tu bổ tại chỗ hoặc tháo rời một số cấu kiện, thành phần kiến trúc:

- Bao che khu vực cấu kiện, thành phần kiến trúc cần tu bổ bảo đảm an toàn;

- Lập hệ thống ký hiệu các cấu kiện, thành phần kiến trúc trên bản vẽ và đánh dấu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc tương ứng của di tích. Ký hiệu đánh dấu trên cấu kiện, thành phần kiến trúc không được làm ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của cấu kiện, thành phần kiến trúc, được bảo vệ trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích và dễ loại bỏ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích. Chụp ảnh, ghi hình sau khi đánh dấu ký hiệu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc;

- Phối hợp với chủ đầu tư, tổ chức tư vấn thiết kế, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng xác nhận tình trạng kỹ thuật của cấu kiện, thành phần kiến trúc;

- Thực hiện thi công tu bổ di tích theo nội dung thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt.

b) Trường hợp phải tháo rời toàn bộ cấu kiện, thành phần kiến trúc:

- Xây dựng nhà bao che phục vụ thi công tu bổ di tích, nhà bảo quản cấu kiện, thành phần kiến trúc;

- Lập hệ thống ký hiệu các cấu kiện, thành phần kiến trúc trên bản vẽ và đánh dấu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc tương ứng của di tích. Ký hiệu đánh dấu trên cấu kiện, thành phần kiến trúc không được làm ảnh hưởng đến đặc điểm, giá trị của cấu kiện, thành phần kiến trúc, được bảo vệ trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích và dễ loại bỏ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích. Chụp ảnh, ghi hình sau khi đánh dấu ký hiệu vào cấu kiện, thành phần kiến trúc;

- Hạ giải di tích theo quy định tại Điều 17 Thông tư này;

- Phối hợp với Hội đồng đánh giá di tích nghiên cứu, đánh giá tình trạng kỹ thuật cấu kiện, thành phần kiến trúc và phân loại, lựa chọn cấu kiện, thành phần kiến trúc có giá trị nhưng bị xuống cấp nghiêm trọng không được sử dụng lại để bảo quản, trưng bày tại di tích hoặc tại Bảo tàng cấp tỉnh;

- Thực hiện thi công tu bổ di tích theo nội dung hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích đã được phê duyệt, Biên bản của Hội đồng đánh giá di tích hoặc hồ sơ điều chỉnh, bổ sung thiết kế tu bổ di tích đã được phê duyệt.

3. Việc thi công bảo quản hiện vật thực hiện theo quy định tại điểm a (trong trường hợp cần thiết), điểm b, d khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 17. Hạ giải di tích

1. Việc hạ giải di tích chỉ được tiến hành khi hiện vật nội thất đã được di dời hoặc bao che tại chỗ bảo đảm an ninh, an toàn.

2. Trước khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được chụp ảnh, ghi hình, đánh dấu theo hệ thống ký hiệu đã lập trên bản vẽ; có phương án hạ giải và vị trí tập kết trong nhà bảo quản.

3. Trong khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được bảo vệ an toàn, gia cố tạm thời đối với vị trí có nguy cơ bị phá hủy và xác định phương án vận chuyển thích hợp.

4. Sau khi hạ giải, các cấu kiện, thành phần kiến trúc phải được làm sạch sơ bộ và phân loại, sắp xếp trong nhà bảo quản.

5. Quá trình hạ giải phải được lập thành hồ sơ (bản viết, bản ảnh, ghi hình), là một thành phần của Nhật ký công trình quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này.

Điều 18. Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công

1. Việc lập Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.

2. Nhật ký công trình bao gồm:

a) Hồ sơ viết ghi chép toàn bộ quá trình thi công tu bổ di tích và những phát sinh, phát hiện mới về di tích trong quá trình thi công tu bổ di tích;

b) Hồ sơ ảnh, ghi hình di tích trong suốt quá trình thi công tu bổ di tích. Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên;

c) Hồ sơ bản vẽ các phát hiện mới về di tích và vị trí, chi tiết các cấu kiện, thành phần kiến trúc được bảo quản, tu bổ hoặc phục chế.

3. Hồ sơ hoàn công bao gồm:

a) Hồ sơ ảnh di tích sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích;

b) Hồ sơ bản vẽ sau khi hoàn thành thi công tu bổ di tích.

4. Nhật ký công trình và Hồ sơ hoàn công phải được gửi đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xây dựng và Cục Di sản văn hóa (đối với di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia), trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày bàn giao, đưa công trình vào sử dụng.

Chương IV

TU SỬA CẤP THIẾT, BẢO QUẢN ĐỊNH KỲ DI TÍCH HOẶC ĐỐI TƯỢNG KIỂM KÊ DI TÍCH

Điều 19. Hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích

Hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích bao gồm:

1. Thuyết minh lý do tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ, nêu rõ tình trạng kỹ thuật và các nguy cơ gây xuống cấp, sập đổ, hủy hoại di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích; đề xuất phương án tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ.

2. Ảnh in màu, kích thước 10 x 15 cm trở lên, mô tả hiện trạng xuống cấp của di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích tại thời điểm lập hồ sơ.

3. Bản vẽ phương án tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ.

4. Khái toán chi phí tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ.

Điều 20. Thực hiện tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích

1. Việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng sau khi có ý kiến bằng văn bản của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm tham gia ý kiến đối với hồ sơ tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị.

3. Việc thực hiện tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích có sự tham gia của tổ chức hoặc cá nhân có đủ điều kiện hành nghề thi công tu bổ di tích, có sự giám sát của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, đại diện tổ chức được giao quản lý, sử dụng di tích hoặc đối tượng kiểm kê di tích và đại diện Ban Giám sát đầu tư cộng đồng.

4. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ khi hoàn thành việc tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung và kết quả tu sửa cấp thiết, bảo quản định kỳ; đối với di tích quốc gia đặc biệt và di tích quốc gia, phải báo cáo bằng văn bản về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Tổ chức thực hiện

1. Cục Di sản văn hóa có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

2. Cơ quan thanh tra văn hóa, thể thao và du lịch tiến hành thanh tra, xử lý theo thẩm quyền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Điều 22. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 02 năm 2020.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

3. Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải trình duyệt lại; các nội dung công việc tiếp theo thực hiện theo quy định tại Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Bộ trưởng và các Thứ trưởng Bộ VHTTDL;
- Cơ quan TW của các Hội, đoàn thể;
- Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ;
- Công báo; Cổng TTĐT Chính phủ;
- Website Bộ VHTTDL;
- Lưu: VT, PC, DSVH (03). NMK350.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Thiện

MINISTRY OF CULTURE, SPORTS AND TOURISM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 15/2019/TT-BVHTTDL

Hanoi, December 31, 2019

 

CIRCULAR

ELABORATING TO CERTAIN PROVISIONS REGARDING PRESERVATION, REPAIR AND RESTORATION OF RELICS

Pursuant to Article 34 Law on Cultural Heritage dated June 29, 2001 with amendments thereto in Clause 15 Article 1 of Law on Amendments to a number of Articles of Law on Cultural Heritage dated June 18, 2009;

Pursuant to Law on Construction dated June 18, 2014;

Pursuant to Decree No. 79/2017/ND-CP dated July 17, 2017 of Government on functions, tasks, powers and organizational structures of Ministry of Culture, Sports and Tourism;

Pursuant to Article 22 of Decree No. 166/2018/ND-CP dated December 25, 2018 of Government on entitlement and procedures for preparation, appraisal and approval of plans and projects for preservation, repair and restoration of historical-cultural relics and scenic beauty;

At request of Director General of Agency for Cultural Heritage;

Minister of Culture, Sports and Tourism promulgates Circular on elaborating to certain provisions on preservation, repair and restoration of relics.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope and regulated entities

1. This Circular prescribes contents and entitlement to appraise design of relic preservation, repair and restoration drawings (hereinafter referred to as “design of relic repair drawing”), design of exhibit preservation drawing; carry out relic preservation, repair and restoration (hereinafter referred to as “carry out relic repair”); irregularly repair and regularly preserve relics; irregularly repair and regularly preserve construction, locations, natural sights, natural areas that have been placed under relic inventory list by provincial People’s Committees (hereinafter referred to as “entities subject to relic inventory”).

2. This Circular applies to Vietnamese and foreign organizations and individuals preparing and appraising design of relic repair drawing; carrying out relic repair; irregularly repairing and regularly preserving relics or entities subject to relic inventory in Vietnam territory.

Article 2. Term interpretation

In this Circular, terms below are construed as follows:

1. “Relic deconstruction” refers to total or partial dismantlement of structural components of a relic to preserve and repair while retaining maximum intactness of structural components of said relic.

2. “Relic reinforcement” refers to measures that enhance integrity and stability of a relic or parts thereof.

3. “Restoration of lost or damaged parts of relic” refers to duplication of products sharing the same materials, form and techniques to replace the lost or damaged parts of a relic.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. “Irregular repair of relics and entities subject to relic inventory” refers to repair without dismantling the entire structural components or establishing temporary fortification or support to prevent said relics or entities subject to relic inventory from collapsing or being destroyed.

6. “Regular preservation of relics and entities subject to relic inventory” refers to adoption of professional, scientific and technical methods over a period of time to prevent and eliminate factors causing degradation of relics and entities subject to relic inventory.

Article 3. Principles of designing relic repair drawings

1. Comply with regulations and law on cultural heritage, construction and other relevant provisions of the law.

2. The design must be prepared on the basis of research and identification of characteristics, value, technical conditions and survey results related to relics and must comply with fundamental design of approved relic repair projects.

3. Prioritize utilizing traditional technical solutions (in case traditional technical solutions fail to satisfy relic repair requirements, adopt appropriate modern technical solutions and technology that have undergone field tests without affecting the primary factor and value of relics). Prioritize preservation, fortification and support of relics before adopting measures to repair or restore the relics.

4. The design may be adjusted or revised upon any new discoveries related to the relics.

5. On a regular basis, consult historical witnesses, experts, specialists and community where the relics reside.

Article 4. Principles of relic repair

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Prioritize traditional methods, focus on preserving primary factors contributing towards the relics and protecting structural components throughout the process.

3. Be carried out under supervision of community where the relics reside; on a regular basis, consult historical witnesses, experts, specialists and community where the relics reside.

4. In case of revision to design of relic repair drawings, project developers must consider adjusting work period to ensure adequate quality.

5. Fully record all activities conducted at construction sites in site diaries and as-built dossiers.

6. Ensure safety for relics and visitors.

Chapter II

CONTENTS AND ENTITLEMENT TO APPRAISE DESIGN OF RELIC REPAIR DRAWING

Article 5. Design of relic repair drawings

Design of relic repair drawings shall be made into documents, including:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Explanation of design of relic repair drawings.

3. Pictures of relics.

4. Relic repair drawings.

5. Estimates of relic repair.

6. Annexes of related documents.

Article 6. Reports on results of relic survey

Reports on results of relic survey must satisfy requirements of reports on construction survey according to construction laws and specify following information:

1. Consolidation of documents serving preparation of reports on results of relic survey.

2. Overall survey results of relics:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Maps specifying relic protection zones; analysis of current use of land and identification of impacts that affect space and scenery of the relics;

c) Overall layout of the relics; list and analysis of past construction and repair of work items of the relics; analysis of scouting and excavating (if any); systems of external exhibits, scenery and infrastructure of the relics;

d) Cultural activities related to the relics.

3. Survey results of repaired work items of relics:

a) Description of premises, types of structure, structure and materials;

b) Analysis and identification of primary factors contributing towards relics and newly added factors;

c) Analysis and identification of technical conditions and reasons of damage or degradation;

d) Analysis and identification of negative impacts from the environment and other negative impacts on the structure;

dd) Current conditions of furniture, number of exhibits, preservation conditions and reasons of degradation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Estimation of documents and files to be researched into and collected during relic repair process to adjust design of relic repair drawings (if any).

Article 7. Explanation of design of relic repair drawings

Explanation of design of relic repair drawings must satisfy requirements for explanation of construction drawings according to construction laws and specify following details:

1. Legal and scientific basis.

2. Analysis of changes of relics through time to identify primary factors contributing towards the relics that need to be preserved.

3. Overall description of current conditions of the relics and constructions thereof that are to be repaired; assessment of technical, construction material, decoration and use capacity conditions of each structural component of the relics that are to be repaired; analysis of inspection and excavation results (if any).

4. Analysis and identification of risks and reasons for damage and degradation of the relics.

5. Proposition of design solution to repair relics, including:

a) Solutions to deconstruct relics (if necessary);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Solutions to repair relic structures (specify technical solutions and materials to repair each structural component; measures to prevent and fight fire, explosion, termites and other irregular disasters);

d) Solutions to construct sheltering structures to serve repair of relics and storage to preserve deconstructed structural components;

dd) Solutions to restore and maintain scenery, construct buildings serving protection and utilization of relic value, technical infrastructure system, systems to prevent and fight fire, explosion, termites and other irregular disasters;

e) Solutions to organize construction.

Article 8. Pictures of relics

Pictures of relics include:

1. Documentary photos related to history of foundation, existence, changes and repair sessions (if any).

2. Series of pictures of the relics at the time of survey that are color printed with dimension of 10 x 15 cm or larger, capturing overall scenery and architectural-artistic and exhibit details of relic structures that are to be repaired satisfactory to reports on results of relic survey specified in Article 6 of this Circular.

Article 9. Relic repair drawings

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Documentary drawings related to history of foundation, existence, changes and repair sessions (if any).

2. Drawings of current relic conditions, including:

a) Drawings specifying location of the relics on provincial administrative maps and route towards the relics from administrative centers of provinces;

b) Drawings specifying overall premises of the relics, cross section of the relics with 1/500 scale, directions of the relics, adjacent areas of the relics, history of foundation of current relic structures, signs of  foundations or parts of lost structures and systems of external exhibits, scenery and technical infrastructure;

c) Drawings with 1/50 scale depicting plan view, elevation view and cross section of the relic structures that are to be repaired and specifying dates, materials and technical conditions of each structural component;

d) Drawings with 1/50 to 1/20 scale depicting in details typical structural components of the relic structures that are to be repaired;

dd) Drawings with 1/100 scale describing layout of interior exhibits of the relic structures that are to be repaired.

3. Drawings depicting solutions to repair relics, including:

a) Planning drawings with 1/500 scale of overall plan view and overall cross section of the relics containing remarks on work items of the relics that are repaired, maintained and constructed anew to serve protection and utilization of relic value;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Drawings with 1/50 to 1/20 scale depicting in details technical solutions to repair each structural component, specifying locations and rules of marking dates of construction materials inserted into the relics to distinguish from primary factors contributing towards the relics;

d) Drawings of structures that are to be maintained and constructed anew to serve protection and utilization of relic value, technical infrastructure system, prevention and fight of fire, explosion, termites and other irregular disasters;

dd) Drawings depicting sheltering structures to serve repair of relics and storage to preserve deconstructed structural components;

e) Drawings of relic repair implementation depicting: locations of storage of structural components; areas for construction of structural components; location of fire prevention and fight equipment; areas for consolidation of obsolete structural components; areas for consolidation of new construction materials expected to be used; contents, methods and locations for installation of construction site regulations; measures to organize activities at the relics during construction process;

g) Drawings describing special construction procedures (if any).

Article 10. Estimates of relic repair

Relic repair estimates shall be prepared according to regulations and law on construction expenditure of Law on Construction; guidelines on determining expenditure and estimates quotas to preserve, repair and restore relics of Ministry of Culture, Sports and Tourism; relevant law provisions.

Article 11. Annexes of related documents

Annexes of documents related to design of relic repair drawings include:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Copies of documents appraising, verifying and deciding to approve the projects.

3. Records of remarks of community and relevant organizations and individuals relating to design contents and solutions.

Article 12. Design of exhibit preservation drawings

In case only exhibit preservation is conducted, design of exhibit preservation drawings shall include:

1. Explanation of exhibit preservation design, including:

a) Legal and scientific basis;

b) Description of origin, current conditions and evaluation regarding dates, materials, color and technical conditions of the exhibits that are to be preserved;

c) Analysis of reasons for damage and degradation of the exhibits;

d) Propositions of exhibit preservation measures (specify in details technical solutions, materials, color and preventive measures).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Exhibit preservation drawings, including:

a) Drawings with 1/200 to 1/100 scale displaying locations of the exhibits that are to be preserved;

b) Documentary drawings related to sessions of exhibit preservation (if any);

c) Drawings with 1/50 to 1/10 scale depicting current conditions of the exhibits that are to be preserved containing remarks regarding dates, materials, color and technical conditions;

d) Drawings with 1/50 to 1/10 scale stating in details solutions to preserve the exhibits (specify in details technical solutions, materials, color and preventive measures);

dd) Drawings describing technical procedures for preservation of the exhibits (if any).

4. Estimates for exhibit preservation.

Article 13. Appraisal of design of relic repair drawings

1. Appraisal of design of relic repair drawings shall be carried out in accordance with construction laws after receiving written remarks of regulatory agencies in cultural heritage sector regarding provisions specified in Articles 6, 7, 8, 9, 10 and 11 of this Circular, to be specific:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Agency for Cultural Heritage is responsible for addressing remarks about design of national relic repair drawings and design of special national relic repair drawings within 15 days from the date of receiving the request.

2. Appraisal of design of exhibit preservation drawings shall be carried out similar to how appraisal of design of relic repair drawings is carried out.

Article 14. Adjustment and revision of design of relic repair drawings

1. Design of relic repair drawings may be adjusted and revised upon new discoveries relating to the relics during repair process. Adjustment and revision of design of relic repair drawings must conform to objectives and tasks of approved relic repair projects.

2. Documents on adjustment and revision of design of relic repair drawings include:

a) Explanation of adjustment and revision contents;

b) Color-printed photos with 10 x 15 cm in dimensions or larger;

c) Copies of approved drawings specifying solutions to repair relics related to the adjustment and revision contents;

d) Drawings depicting current conditions and drawings dictating solutions to adjust and revise design of relic repair drawings;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Estimates for adjustment and revision.

Documents specified in Points a, b and d of this Clause must clearly specify new discoveries regarding the relics.

3. Appraisal of adjustment and revision of design of relic repair drawings shall be carried out within 7 days as specified in Clause 1 Article 13 of this Circular.

4. Adjustment, revision of design of exhibit preservation drawings and appraisal thereof shall be carried out as specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Chapter III

RELIC REPAIR

Article 15. Preparation for relic repair

Developers of relic repair projects shall take charge and cooperate with organizations carrying out relic repair in:

1. Reaching a consensus with People’s Committees of districts, Offices of Culture – Information, People’s Committees of communes where the relics reside about measures to protect the relics and plans for execution of relic repair projects and design of relic repair drawings.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Receiving transfer of the premise for execution of relic repair projects and design of relic repair drawings.

4. Organize construction sites satisfactory to security and safety requirements; constructing sheltering structures and storage for structural components (in case of total dismantlement of structural components of the relics); adopting measures to protect exhibits.

5. Identifying backup principles, procedures and technical solutions to repair structural components in case of compulsory deconstruction of the relics.

6. Preparing materials, personnel, vehicles and equipment serving construction and related affairs.

Article 16. Execution of relic repair

1. Developers of relic repair projects shall:

a) Establish relic assessment boards and issue regulations on affairs thereof.

The board shall include the project developers, representatives of organizations preparing projects on relic repair, preparing design of relic repair drawings, carrying out relic repair, supervising execution of relic repair, representatives of Community investment supervision boards, representatives of Departments of Culture, Sports and Tourism, Departments of Cultures and Sports, representatives of organizations and individuals directly managing the relics and experts in relevant fields.

The board is responsible for examining results of activities specified in Clause 2 of this Article. Working results of the board shall be made into records.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Cooperate with Departments of Culture, Sports and Tourism and Departments of Culture and Sports in classifying and selecting valuable structural components that have severely deteriorated and become unusable to preserve and put on display at the relics or provincial museums.

d) Cooperate with organizations executing relic repair and relevant organizations and individuals in inspecting, transferring and bringing the relics into use, and implementing other activities according to construction laws.

2. Organizations executing relic repair shall:

a) In case of on-spot repair or dismantlement of some structural components:

- Cover areas of the structural components that are to be repaired to ensure safety;

- List signs of structural components on the drawings and mark structural components of the relics with corresponding signs. Signs marked on the structural components must not influence characteristics and value of the structural components, must be protected throughout the repair process and easily removed once finishing the repair. Take photos and record images after marking structural components with signs;

- Cooperate with developers, organizations providing design consultancy and Community investment supervision boards in confirming technical conditions of the structural components;

- Execute relic repair according to approved design of relic repair drawings.

b) In case of compulsory total dismantlement of structural components:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- List signs of structural components on the drawings and mark structural components of the relics with corresponding signs. Signs marked on the structural components must not influence characteristics and value of the structural components, must be protected throughout the repair process and easily removed once finishing the repair. Take photos and record images after marking structural components with signs;

- Deconstruct the relics as specified in Article 17 of this Circular;

- Cooperate with relic assessment boards in conducting research, assessing technical conditions of structural components, classifying and selecting valuable structural components that have severely deteriorated and become unusable to preserve and put on display at the relics or provincial museums;

- Execute relic repair according to approved design of relic repair, records of relic assessment board or approved documents on adjustment and revision of relic repair design.

3. Preservation of exhibits shall the carried out as specified in Point a (if necessary), Points b and d Clause 1 and Point a Clause 2 of this Article.

Article 17. Relic deconstruction

1. Relics shall be deconstructed only if all interior exhibits have been relocated or sheltered in place to ensure security and safety.

2. Before the deconstruction, structural components must be photographed, recorded in terms of images and marked according to list of signs on the drawings; prepare measures to deconstruct and areas for consolidation in the storage.

3. During the deconstruction, structural components located in such positions that pose risks of being destroyed must be temporarily protected and reinforced, and appropriate transport methods must be prepared.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Deconstruction process must be kept records of in (written, image, sound) forms and shall be a part of site diaries specified in Clause 2 Article 18 of this Circular.

Article 18. Site diaries and as-built dossiers

1. Preparation of site diaries and as-built dossiers shall be done according to construction laws and regulations specified un Clauses 2 and 3 of this Article.

2. Site diaries shall include:

a) Written records of the entire process of relic repair and new discoveries regarding the relics during said process;

b) Image and video records of the relics throughout the process of relic repair. Color-printed photos with 10 x 15 cm in dimensions or larger;

c) Drawing records specifying new discoveries and location, details of structural components that are preserved, repaired or restored.

3. As-built dossiers shall include:

a) Image records of the relics after completing the repair;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Site diaries and as-built dossiers must be submitted to Departments of Culture, Sports and Tourism, Departments of Culture and Sports, competent construction agencies as per the law and Agency for Cultural Heritage (in case of national relics and special national relics) within 60 days from the date on which the structures are transferred and brought into use.

Chapter IV

IRREGULAR REPAIR AND REGULAR PRESERVATION OF RELICS OR ENTITIES SUBJECT TO RELIC INVENTORY

Article 19. Documents on irregular repair and regular preservation of relics or entities subject to relic inventory

Documents on irregular repair and regular preservation of relics or entities subject to relic inventory include:

1. Explanation for irregular repair or regular preservation, specify in details technical conditions and risks of degradation, collapse or destruction or relics or entities subject to relic inventory; propose irregular repair and regular preservation measures.

2. Color-printed photos with 10 x 15 cm in dimensions or larger depicting degradation conditions of the relics or entities subject to relic inventory at the time of producing the documents.

3. Drawings of irregular repair and regular preservation measures.

4. General estimates for irregular repair and regular preservation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Appraisal and approval of documents on irregular repair and regular preservation of relics or entities subject to relic inventory shall be carried out according to construction laws after receiving written remarks of Departments of Culture, Sports and Tourism and Departments of Culture and Sports.

2. Departments of Culture, Sports and Tourism and Departments of Culture and Sports are responsible of providing remarks about documents on irregular repair and regular preservation of relics or entities subject to relic inventory within 7 days from the date on which the request is received.

3. The irregular repair and regular preservation of relics or entities subject to relic inventory shall be carried out with participation of organizations or individuals eligible to repair relics, under supervision of Departments of Culture, Sports and Tourism, Departments of Culture and Sports, representatives of organizations assigned to manage and use relics or entities subject to relic inventory and representatives of Community investment supervision boards.

4. Within 7 days from the date on which irregular repair or regular preservation completes, Directors of Departments of Culture, Sports and Tourism, Directors of Departments of Culture and Sports are responsible for submitting reports to provincial People’s Committees on details and results of irregular repair and regular preservation; with respect to national relics and special national relics, submit written reports to Ministry of Culture, Sports and Tourism.

Chapter V

IMPLEMENTATION

Article 21. Implementation

1. Agency for Cultural Heritage is responsible for providing guidelines and examining implementation of this Circular.

2. Within their competence, culture, sports and tourism inspection agencies shall carry out inspections and take actions against organizations and individuals violating regulations set forth under this Circular

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Entry into force

1. This Circular comes into force from February 20, 2020.

2. This Circular replaces Circular No. 18/2012/TT-BVHTTDL dated December 28, 2012 of Minister of Culture, Sports and Tourism on elaborating to certain provisions on preservation, repair and restoration of relics.

3. Design of relic repair drawings approved before the effective date hereof needs no additional presentation; subsequent affairs shall comply with this Circular./.

 

 

MINSTER




Nguyen Ngoc Thien

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31/12/2019 quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


41.655

DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.173.197
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!