Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 372/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Lê Viết Chữ
Ngày ban hành: 30/09/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
QUẢNG NGÃI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 372/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 30 tháng 9 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 30a/2008/NQ-CP NGÀY 27/12/2008 CHÍNH PHỦ TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 08/2009/TT-BNN ngày 26/02/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

Căn cứ Thông tư số 199/2009/TT-BTC ngày 13/10/2009 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo;

Căn cứ Thông tư số 86/2009/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng đề án khuyến nông, khuyến ngư thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 80/2013/TTLT-BTC-BNN ngày 14/6/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 12/02/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo;

Thực hiện nội dung Công văn số 812/BNN-KTHT ngày 07/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất theo Quyết định số 2621/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1669/TTr-SNNPTNT ngày 16/7/2014 về việc ban hành Quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ tại các huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ tại các huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Quyết định này tại các huyện nghèo của tỉnh theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

Các sở, ngành chức năng có liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 274/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh ban hành Quy định cụ thể một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Tây; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ủy ban Dân tộc;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ban Dân tộc HĐND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- Chi cục Phát triển nông thôn tnh;
- VPUB: PCVP (MN, NN), NNTN, CBTH;
- Lưu: VT, ĐNMN (Ts67).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Viết Chữ

 

QUY ĐỊNH

MỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 30a/2008/NQ-CP NGÀY 27/12/2008 CHÍNH PHỦ TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 372/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi

Mức hỗ trợ phát triển sản xuất tại Quy định này được áp dụng cho các huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi theo Nghị quyết s30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

2. Đối tượng

- Hộ gia đình đang sinh sống và có hộ khẩu thường trú tại các xã, thị trấn thuộc các huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi.

- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

Điều 2. Nội dung và nguyên tắc thực hiện

1. Nội dung thực hiện

a) Hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng và sản xuất nông lâm kết hợp.

b) Hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp.

c) Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch.

d) Hỗ trợ tiêm phòng gia súc, gia cầm.

đ) Chính sách khuyến nông, khuyến ngư.

e) Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

g) Mức hỗ trợ phát triển sản xuất bình quân/huyện.

2. Nguyên tắc thực hiện

a) Mức hỗ trợ phát triển sản xuất tại Quy định này được thực hiện công khai, phát huy mạnh mẽ tính dân chủ từ cơ sở trong việc lựa chọn nội dung đầu tư, hỗ trợ.

b) Hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm theo dự án chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã được UBND huyện phê duyệt.

c) Các loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp hỗ trợ chuyển đổi phải có trong danh mục, định mức kỹ thuật như phụ lục 1 và 2 kèm theo Quy định này.

Điều 3. Mức hỗ tr

1. Hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng và sản xuất nông lâm kết hợp:

a) Hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (có trữ lượng giàu, trung bình nhưng đóng cửa rừng) được hưởng mức khoán 300.000 đồng/ha/năm (không bao gồm các chi phí khác).

b) Những diện tích đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ đã giao ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nếu tự nguyện tham gia trồng rừng phòng hộ được hỗ trợ tối đa bằng 15 triệu đồng/ha để trồng và chăm sóc trong các năm tiếp theo và được hưởng lợi từ rừng theo quy định hiện hành. Mức đầu tư cụ ththực hiện trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật và thiết kế, dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT ngày 01/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn quản lý sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ; trong đó, chi phí khảo sát, thiết kế lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật do ngân sách tỉnh chi trả 50%, ngân sách huyện chi trả 50%.

c) Hỗ trợ một lần cho hộ gia đình được giao đất trồng rừng sản xuất tối đa bằng 10 triệu đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công trồng rừng.

Khuyến khích hộ gia đình khi trồng rừng sản xuất với các loại cây như: xoan, tếch, gáo, bời lời và các loại keo thì nên trồng xen các loại cây gỗ lớn như: dầu rái, sao đen, giổi xanh, lim xanh, huỷnh, muồng đen, xà cừ, sưa đỏ (huỳnh đàn đỏ), trám trắng, ươi,... để phục hồi, tái sinh rừng; mật độ trồng xen từ 50-70 cây/ha. Các hộ có nhu cầu trồng xen các loại cây gỗ lớn phải đăng ký với UBND xã để có kế hoạch cấp phát, hỗ trợ cho phù hợp, tránh dư thừa, lãng phí.

2. Hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp:

a) Khai hoang:

- Mức hỗ trợ khai hoang là 15 triệu đồng/ha (tính theo diện tích khai hoang thực tế để hỗ trợ).

- Diện tích đất đưa vào khai hoang phải là diện tích đất hoang hóa, chưa sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, chưa giao cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng.

b) Phục hóa:

- Mức hỗ trợ phục hóa là 10 triệu đồng/ha (tính theo diện tích phục hóa thực tế để hỗ trợ).

- Đất phục hóa là đất được quy hoạch để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, đã có thời gian được sử dụng để sản xuất nông nghiệp nhưng sau đó diện tích trên không được sản xuất nên đã bị hoang hóa trở lại.

c) Cải tạo thành ruộng bậc thang:

- Mức hỗ trợ để cải tạo thành ruộng bậc thang là 15 triệu đồng/ha (tính theo diện tích cải tạo thành ruộng thực tế để hỗ trợ).

- Là đất nương rẫy hoang hóa hoặc đất đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp nhưng được cải tạo thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước hoặc trồng hoa màu, cây công nghiệp, trồng cây thức ăn gia súc.

3. Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch

Hộ nông dân tham gia dự án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với quy hoạch sản xuất được hỗ trợ như sau:

a) Hỗ trợ một lần tiền mua giống và hỗ trợ ba năm tiền mua phân bón để chuyển từ trồng cây hàng năm sang trồng cây lâu năm như: chè, cao su, cây cau, cây ăn quả và cây nguyên liệu sinh học.

b) Hỗ trợ tiền mua giống và phân bón cho ba vụ sản xuất liên tiếp để chuyển đổi cơ cấu giống đối với cây ngắn ngày, bao gồm: cây lương thực, cây thực phẩm, cây hoa các loại.

c) Hỗ trợ từ một đến hai lần tiền mua giống gia cầm hoặc một lần tiền mua giống gia súc, mức hỗ trợ tối đa không quá 10 triệu đồng/hộ.

Đối với giống gia súc nếu giá mua con giống tại thời điểm đầu tư vượt quá 10 triệu đồng/con, người chăn nuôi phải đóng góp thêm vốn để đủ mua con giống đảm bảo chất lượng, phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Nguồn vốn đóng góp được hình thành từ vốn tự có hoặc vay ngân hàng như quy định tại gạch đầu dòng thứ 4, điểm đ, khoản này.

đ) Đối với hộ nghèo ngoài việc được hưởng các chính sách nêu trên còn được hỗ trợ:

- Hỗ trợ một lần với mức 1,5 triệu đồng/hộ để cải tạo ao nuôi thủy sản có diện tích ao từ 100 m2 trở lên. Quy cách ao nuôi thủy sản do UBND huyện quy định phù hợp với địa phương; UBND xã giám sát việc cấp phát hỗ trợ tiền theo thực tế diện tích ao nuôi thủy sản được cải tạo theo đúng quy định.

- Hỗ trợ một lần với mức 02 triệu đồng/hộ để làm chuồng trại chăn nuôi. Mu chuồng trại chăn nuôi theo Quyết định số 301/QĐ-SNNPTNT ngày 15/7/2013 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt mẫu chuồng trại chăn nuôi hộ gia đình nông thôn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới năm 2013.

- Hỗ trợ một lần cho hộ để mua giống cỏ trồng phát triển chăn nuôi trâu, bò; mức hỗ trợ là 04 triệu đồng/ha đất trồng cỏ.

- Hỗ trợ lãi suất vốn vay ưu đãi bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề. Mức vay được hỗ trợ tối đa là 10 triệu đồng/hộ. Thời gian hỗ trợ lãi suất là 3 năm.

4. Hỗ trợ tiêm phòng gia súc, gia cầm

a) Hộ nông dân trực tiếp chăn nuôi được hỗ trợ 100% tiền vắc xin và chi phí bảo quản vắc xin để tiêm phòng đối với các bệnh nguy hiểm: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng trâu bò, dịch tả, dịch tai xanh ở lợn, cúm gia cầm từ nguồn kinh phí của trung ương hỗ trợ cho các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

b) Trạm Thú y huyện xây dựng kế hoạch tiêm phòng cho gia súc, gia cầm phù hợp với điều kiện của địa phương trình UBND phê duyệt. Căn cứ kế hoạch tiêm phòng, UBND huyện đăng ký với Chi cục Thú y để mua các loại vắc xin và tổ chức tiêm phòng đúng với quy định hiện hành của Nhà nước về phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, bảo quản, cung ứng vật tư, thuốc thú y.

5. Chính sách khuyến nông, khuyến ngư

a) Mỗi xã được hợp đồng 01 cán bộ khuyến nông xã để bố trí thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ. Cán bộ khuyến nông xã được hưởng mức phụ cấp theo Quyết định số 26/2014/QĐ-UBND ngày 09/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc quy định số lượng, chức danh và mức phụ cấp, một số chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách, các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã và thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, nguồn kinh phí do ngân sách tỉnh chi trả.

b) Hỗ trợ xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư theo Đề án Khuyến nông, khuyến ngư thuộc Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt. Nội dung chi và mức hỗ trợ theo Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định nội dung chi và mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm

Những huyện có hoạt động xúc tiến thương mại được hỗ trợ 200 triệu đồng/năm để thông tin thị trường cho nông dân; xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông, lâm, thủy sản của địa phương.

7. Mức hỗ trợ phát triển sản xuất

Mức hỗ trợ phát triển sản xuất bình quân 15 tỷ đồng/huyện/năm; trường hợp nhu cầu cao hơn mức hỗ trợ này thì phần vượt lên được thực hiện như sau:

a) Ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%, ngân sách huyện bố trí 30% để thực hiện.

b) Lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn và huy động nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện (nếu có).

Điều 4. Phân bổ vốn, thanh toán, quyết toán vốn

1. Lập dự toán và phân bổ kinh phí

Hàng năm, UBND huyện căn cứ Thông tư số 199/2009/TT-BTC ngày 13/10/2009 của Bộ Tài chính quy định cơ chế tài chính thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, lập dự toán kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất gửi các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan có liên quan để tổng hợp trình UBND tỉnh quyết định.

2. Quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán kinh phí

a) Việc quản lý sử dụng kinh phí Chương trình thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn. Đối với những khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (hoặc hiện vật) cho các hộ dân, UBND xã phải lập danh sách cho từng hộ dân ký nhận, có xác nhận của trưởng thôn, bản và thực hiện đầy đủ thủ tục, chứng từ theo chế độ quy định.

b) Đối với hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang: Việc quản lý, cấp phát, thanh toán thực hiện theo quy định tại Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư cho các huyện nghèo. Ngoài ra, chú ý một số nội dung:

- Những vùng có diện tích đất khai hoang tập trung, UBND huyện lập dự án khai hoang, làm ruộng bậc thang bng cơ giới sau đó giao cho các hộ sản xuất, thực hiện quản lý, cấp phát, thanh toán và quyết toán theo quy định tại văn bản nêu trên.

- Những vùng có diện tích đất nông nghiệp nhỏ, lẻ phân tán hoặc khó thi công bằng cơ giới thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các hộ dân tự tổ chức, khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang: UBND xã lập danh sách các hộ dân (chi tiết theo số hộ, diện tích, địa điểm khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang) trình UBND huyện phê duyệt. Căn cứ danh sách các hộ dân được UBND huyện phê duyệt, UBND xã tổng hợp nhu cầu kinh phí, gửi cơ quan tài chính làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát, thực hiện cấp phát bằng lệnh chi tiền qua Kho bạc Nhà nước (chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân sách xã) cho UBND xã để thanh toán cho các hộ dân trên cơ sở biên bản nghiệm thu diện tích khai hoang có ký nhận của từng hộ dân và xác nhận của trưởng thôn, bản.

c) Đối với chính sách thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp: Việc quản lý, cấp phát kinh phí thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Trong đó, lưu ý một số nội dung sau:

- Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi và phân bón: Căn cứ định mức kỹ thuật về các loại giống cây trồng, vật nuôi và phân bón như phụ lục 1 và 2 kèm theo Quyết định này, UBND xã thông báo công khai cho các hộ có kế hoạch chuyển đổi để đăng ký diện tích và số lượng, chủng loại giống, phân bón, tổng hợp trình UBND huyện phê duyệt. Căn cứ hợp đồng cung ứng giữa chủ đầu tư (UBND xã) với đơn vị cung ứng; số lượng, chủng loại, giá giống cây trồng, vật nuôi và phân bón thực tế cấp cho các hộ dân theo biên bản bàn giao giữa đơn vị cung ứng và từng hộ dân (có ký nhận của chủ hộ, xác nhận của trưởng thôn, bản) và đề nghị của UBND xã, cơ quan tài chính kiểm tra, lập lệnh chi tiền gửi Kho bạc Nhà nước chuyển kinh phí cho đơn vị được giao nhiệm vụ để thanh toán cho các đơn vị cung ứng.

- Giống cây trồng, vật nuôi và những hàng hóa khác mua của dân để sử dụng vào các dự án của Chương trình thì giá cả phải phù hợp mặt bằng chung của giá cả trên địa bàn cùng thời điểm (phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có trách nhiệm thẩm định đảm bảo phù hợp với mặt bằng chung của giá cả trên địa bàn cùng thời điểm); chứng từ để thanh toán là giấy biên nhận mua bán với các hộ dân, có xác nhận của trưởng thôn, bản nơi bán, được UBND xã xác nhận.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất tại các huyện nghèo của tỉnh theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về cơ quan thường trực Chương trình 30a của tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh mới về chủng loại, định mức kỹ thuật đối với giống cây trồng, vật nuôi và phân bón, phải chủ động bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế phát triển sản xuất tại các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

2. Giao các sở, ban ngành có liên quan trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện Quy định này tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; kịp thời phát hiện các sai sót trong việc thực hiện Quy định, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm.

3. UBND các huyện

a) Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn huyện.

b) Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện; xác định các loại giống cây trồng, vật nuôi chuyển đổi theo nguyện vọng của người dân, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để làm căn cứ hỗ trợ.

c) Thẩm định, phê duyệt kế hoạch và giao vốn hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ cho các xã.

d) Bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ xã tham gia chỉ đạo dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; phân công cán bộ của các phòng, ban thuộc huyện hỗ trợ UBND xã thực hiện tốt nhiệm vụ của chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

đ) Tổ chức lồng ghép và huy động các nguồn lực để hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện theo Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 12/02/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo.

e) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn huyện. Tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ hàng quý và đột xuất về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Chi cục Phát trin nông thôn Quảng Ngãi).

4. UBND xã

a) Làm chủ đầu tư dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn xã, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án trên địa bàn trước UBND huyện.

b) Xây dng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã; xác định các loại giống cây trồng, vật nuôi chuyển đổi phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân, trình UBND huyện phê duyệt để làm căn cứ hỗ trợ.

c) Phê duyệt danh sách hộ tham gia thực hiện; xây dựng kế hoạch hàng năm, trình UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện.

d) Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cơ sở, tổng hợp báo cáo kết quả định kỳ hàng quý, đột xuất về UBND huyện.

5. Kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình thực hiện

a) Kiểm tra, giám sát:

- Nội dung kiểm tra:

+ Công tác phân bổ vốn và giao kế hoạch.

+ Hỗ trợ bảo vệ rừng, phát triển rừng và sản xuất nông lâm kết hợp.

+ Hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp.

+ Hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch.

+ Hỗ trợ tiêm phòng gia súc, gia cầm.

+ Tập huấn cho hộ nông dân tham gia chuyển đổi cơ cấu sản xuất.

+ Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

+ Kết quả thực hiện phát triển sản xuất ở các hộ.

- Phương thức kiểm tra:

+ Các cấp trên kiểm tra cấp dưới định kỳ 06 tháng 01 lần hoặc 01 năm 01 lần. Trường hợp nhiều cấp trên cùng kiểm tra ở một cấp dưới thì phải có kế hoạch phối hợp, tránh chồng chéo.

+ Cấp cơ sở: Chủ đầu tư sử dụng Ban giám sát của xã để thực hiện công tác giám sát.

b) Đánh giá tình hình thực hiện:

- Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn từng xã, huyện do UBND các cấp thực hiện.

- Ngoài ra, UBND xã (chủ đầu tư) cần theo dõi, hàng năm đánh giá sự chuyển biến về:

+ Tổng thu nhập tăng thêm của các hộ nghèo trên địa bàn.

+ Tỷ lệ lao động nữ tham gia.

+ Tỷ lệ hộ gặp rủi ro và vốn thiệt hại.

+ Tỷ lệ hộ thoát nghèo sau khi được hỗ trợ phát triển sản xuất,...

c) Chi phí kiểm tra, giám sát:

- UBND huyện, xã chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách để chi phí kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn do cấp huyện, xã thực hiện.

- Kinh phí kiểm tra, giám sát của Ban chđạo tỉnh và các sở, ban ngành có liên quan của tỉnh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 30a của tỉnh) bố trí từ nguồn kinh phí phục vụ công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát,... của Ban Chỉ đạo Chương trình 30a của tỉnh.

6. Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc hoặc chưa phù hợp, các địa phương phản ảnh về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC SỐ 01

DANH MỤC  GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI PHÂN BÓN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO NGHỊ QUYẾT 30a/2008/NQ-CP NGÀY 27/12/2008 CỦA CHÍNH PHỦ TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 372/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

1. Danh mục các loại giống cây trồng

TT

Nhóm

Chủng loại

Điều kiện hỗ trợ

1

Cây công nghiệp và cây nguyên liệu sinh học

Chè, cao su, ca cao, cây cau; cây nguyên liệu sinh học.

Theo quy hoạch và có kế hoạch chuyển đổi được UBND huyện phê duyệt

2

Cây ăn quả

Bưởi, chôm chôm, mít, chuối, thanh long, bơ sáp, gấc, dứa, cam, quýt, xoài.

Theo quy hoạch và có kế hoạch chuyển đổi được UBND huyện phê duyệt. Riêng cây dứa chỉ được trồng xen dưới tán rừng hoặc trồng xen với các loại cây trồng khác theo hình nông lâm kết hợp.

3

Cây trồng lâm nghiệp

 

a

Nhóm cây lấy gỗ

Dầu rái, Sao đen, Gii xanh, Huỷnh, Chò chỉ, Lim xanh, Muồng đen, Sưa đỏ (Huỳnh đàn đỏ), Xà cừ Xoan, Tếch, Gáo, các loại keo (nuôi cấy mô, giâm hom, tai tượng, lá tràm).

Theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b

Nhóm cây lâm sản ngoài gỗ

Sa nhân, Ba kích, mây, tre, luồng, lồ ô, đót, Quế, Bời lời, Trám trắng, ươi.

4

Cây trồng nông nghiệp

Lúa (lúa lai, lúa thuần, lúa chất lượng) và ngô (ngô lai), sắn (mỳ), khoai lang; mía, lạc, đậu xanh; các loại rau (cà chua, bí đỏ),...

Theo quy hoạch và có kế hoạch chuyển đổi được UBND huyện phê duyệt

5

Hoa

Hoa ly, hoa cúc,...

6

Giống cỏ

VA06, Selecsion, Ghi nê, Ruzi, cây hòa thảo,...

* Ghi chú: Chủng loại giống cây trồng cụ thể phải có trong danh mục được phép sản xuất; đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận nguồn gốc lô giống hoặc kiểm tra xác nhận chất lượng, nguồn gốc của lô giống.

2. Danh mục các loại giống vật nuôi

TT

Nhóm

Chủng loại

Điều kiện hỗ trợ

1

Gia súc

- Bò cái nội (bò vàng địa phương) và bò cái lai Zebu nuôi sinh sản.

- Bò đực giống lai Zebu từ F2 trở lên để phối giống cho đàn nái.

- Trâu cái nội, trâu đực nội (nhập từ ngoài huyện hoặc ngoài tỉnh) để phối giống cho đàn nái.

- Dê cái (dê nội và dê lai) nuôi sinh sản.

- Dê đực (dê nội và dê lai) để phối giống cho đàn nái.

- Heo cái giống Móng Cái nuôi sinh sản.

- Heo đực giống (heo Móng Cái, heo hướng nạc) để phối giống cho đàn nái.

- Heo F1 nuôi thịt (cả đực và cái).

- Heo ky cái (heo rừng lai) và heo cái cỏ địa phương (heo Kiềng sắt) nuôi sinh sản.

- Heo đực rừng (heo bản địa, heo Thái Lan) để phối giống cho đàn nái.

Có kế hoạch chuyển đổi được UBND huyện phê duyệt.

2

Gia cầm

- Gà ta (gà kiến) và các giống gà thả vườn nhập nội.

- Các giống vịt ta, vịt xiêm (ngan).

Có kế hoạch chuyển đổi được UBND huyện phê duyệt.

* Ghi chú: Chủng loại giống vật nuôi cụ thể phải có trong danh mục được phép sản xuất; đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin theo quy định, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, đánh giá chất lượng giống và cấp chứng nhận kiểm dịch vận chuyển tận gốc theo quy định tại Thông tư 22/2009/TT-BNN ngày 28/4/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển ging vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi.

3. Danh mục phân bón

TT

Nhóm

Chủng loại

Điều kiện hỗ trợ

1

Phân hóa học

Phân Urê, phân lân, phân kali, phân NPK

Đầu tư kèm theo giống cây trồng như quy định tại điểm a, b, khoản 3, Điều 3 của Quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ- CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

2

Phân hữu cơ

Phân vi sinh

* Ghi chú: Chủng loại phân bón cụ thể phải trong danh mục được phép sản xuất, lưu hành tại Việt Nam theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn, định lượng theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm và Nhãn mác hàng hóa.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT CÁC LOẠI GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI PHÂN BÓN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THEO NGHỊ QUYẾT 30a/2008/NQ-CP NGÀY 27/12/2008 CỦA CHÍNH PHỦ TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 372/QĐ-UBND ngày 30/9/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

Phần thứ nhất

ĐỊNH MỨC KỸ THUẬT VỀ GIỐNG, PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÁC LOẠI CÂY TRỒNG

I. CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY NGUYÊN LIỆU SINH HỌC: Áp dụng cho 01 ha trồng mới.

1. Cây cao su

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Trng mới

cây

600

 

Trồng dặm (5%)

cây

30

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

60

 

Lân

kg

200

 

Kali

kg

30

2. Cây chè

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Ging

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Trng mới

bầu

22.000

 

Trồng dặm (5%)

bầu

1.100

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

850

 

Lân

kg

1.200

 

Kali

kg

600

3. Cây cau

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo tài liệu hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ngãi phục vụ Chương trình ISP.

 

- Trng mới

cây

2.500

 

- Trồng dặm 5%

cây

125

2

Phân bón

 

 

 

Phân NPK (16- 16-8)

kg

500

4. Ca cao

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

Trồng mới

cây

1.000

 

Trồng dặm

cây

50

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

370

 

Lân

kg

700

 

Kali

kg

300

5. Cây nguyên liệu sinh học: Áp dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất giống.

II. CÂY ĂN QUẢ: Áp dụng cho 01 ha trồng mới.

1. Cây chuối

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Trồng mới

cây

2.000

 

Trồng dặm (5%)

cây

100

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

600

 

Lân

kg

1.000

 

Kali

kg

600

2. Cây mít, xoài

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Trồng mới

cây

400

 

Trồng dặm (5%)

cây

20

2

Phân bón

 

 

 

Phân urê

kg

150

 

Lân super

kg

400

 

Kaliclorua

kg

120

3. Cây bưởi

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 216/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Trồng mới

cây

500

 

Trồng dặm (5%)

cây

25

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

200

 

Lân

kg

500

 

Kali

kg

300

4. Cây thanh long ruột đỏ

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

- Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp PTNT.

- Mật độ trng: 1.100 trụ/ha, 3 cây/trụ.

 

Trồng mới

cây

3.300

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

350

 

Lân

kg

1.200

 

Kali

kg

450

5. Cây chôm chôm

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

- Tham khảo hướng dẫn kỹ thuật trồng chôm chôm của Trung tâm Khuyến nông quốc gia.

- Mật độ trồng 7x7 mét

 

Trồng mới

cây

204

 

Trồng dặm (10%)

cây

20

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

97

 

Lân

kg

163

 

Kali

kg

80

6. Cây bơ sáp

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Tham khảo quy trình kỹ thuật trồng bơ sáp của Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội

 

Trồng mới

cây

200

 

Trồng dặm (10%)

cây

20

2

Phân bón

 

 

 

NPK (150g/gốc)

kg

30

 

Lân (300g/gốc)

kg

60

 

7. Cây gấc

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Trồng mới

cây

400

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

120

 

Lân

kg

200

 

Kali

kg

80

8. Cây cam, quýt

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Trồng mới

cây

1.200

 

Trồng dặm (5%)

cây

60

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

360

 

Lân

kg

1.200

 

 

Kali

kg

480

 

9. Cây dứa trồng xen

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

 

 

Trồng mới

cây

4.000

Tham khảo quy trình kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp (mít - dứa - mỳ) của Trường Đại học Tây Nguyên.

 

Trồng dặm (10%)

cây

400

2

Phân bón

 

 

 

NPK (1kg/gốc)

kg

100

 

Phân vi sinh

kg

300

 

III. CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP: Áp dụng cho 01 ha trồng mới.

1. Nhóm cây lấy gỗ

1.1. Cây Dầu rái:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

cây

550

 

Trồng dặm 10%

cây

55

2

Phân NPK

Kg

110

1.2. Cây Sao đen:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

cây

500

 

Trồng dặm 10%

cây

50

2

Phân NPK

Kg

100

1.3. Cây Gii xanh:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

cây

1.000

 

Trồng dặm 10%

cây

100

2

Phân NPK

Kg

200

1.4. Cây Huỷnh:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

cây

1.250

 

Trồng dặm 10%

cây

125

2

Phân NPK

Kg

250

1.5. Cây Sưa:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

cây

1.650

 

Trồng dặm 10%

cây

165

2

Phân NPK

Kg

330

1.6. Cây Lim xanh:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

TIÊU CHUẨN NGÀNH 04 TCN 126 - 2006

 

Trồng mới

cây

500

 

Trồng dặm 10%

cây

50

2

Phân NPK

Kg

0

1.7. Cây Muồng đen:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

 

 

Trồng mới

cây

500

Theo Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng dặm 10%

cây

50

2

Phân NPK

Kg

0

1.8. Cây Xà cừ:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Cây sinh trưởng chậm, chu kỳ kinh doanh > 20 năm. Định mức giống dựa theo Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 126-2006

 

Trồng mới

cây

500

 

Trồng dặm 10%

cây

50

2

Phân NPK

Kg

0

1.9. Cây Chò chỉ:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo hướng dẫn kỹ thuật của Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam

 

Trồng thuần

cây

540

 

Trồng hỗn giao

cây

270

2

Phân NPK

Kg

0

1.10. Cây Xoan ta:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của BNông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

Cây

1.650

 

Trồng dặm 10%

Cây

165

2

Phân NPK

Kg

330

1.11. Cây Tếch:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

Cây

1.660

 

Trồng dặm 10%

Cây

166

2

Phân NPK

Kg

333

1.12. Cây Gáo:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Trng phân tán

 

Trồng mới

Cây

625

Theo Quyết định số 1119/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng dặm 10%

Cây

63

2

Phân NPK

Kg

137

1.13. Keo lai giâm hom:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

cây

2.000

 

Trồng dặm 10%

cây

200

2

Phân NPK

kg

400

1.14. Keo tai tượng:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

Cây

1.660

 

Trồng dặm 10%

Cây

166

2

Phân NPK

Kg

332

1.15. Keo lá tràm:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

Cây

2.000

 

Trồng dặm 10%

Cây

200

2

Phân NPK

Kg

400

1.16. Keo nuôi cấy mô:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Tạm thời áp dụng định mức kỹ thuật như keo giâm hom; vì chưa có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

Trồng mới

cây

2.000

 

Trồng dặm 10%

cây

200

2

Phân NPK

kg

400

2. Nhóm cây lâm sản ngoài g

2.1. Cây Ba Kích:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Trồng xen dưới tán rừng

 

Trồng mới

cây

1.000

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng dặm 10%

cây

100

2

Phân NPK

Kg

200

2.2. Cây mây:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Trng thuần

 

Trồng mới

cây

3.333

Theo Quyết định s4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng dặm 10%

cây

333

2

Phân NPK

Kg

666

2.3. Cây Sa nhân:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Trồng thuần hoặc trồng xen

 

Trồng mới

cây

2.000

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng dặm 10%

cây

200

2

Phân NPK

Kg

400

2.4. Cây Trám trắng:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

cây

500

 

Trồng dặm

cây

50

2

Phân NPK

Kg

100

2.5. Cây ươi:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

 

Giống

 

 

Theo hướng dẫn kỹ thuật của Cơ quan Kiểm lâm Vùng I

 

Trồng mới

cây

800-1.000

 

Trồng dặm 10%

cây

80-100

2.6. Luồng, lồ ô:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

cây

300

 

Trồng dặm 10%

cây

30

2

Phân NPK

Kg

90

2.7. Cây tre:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

cây

500

 

Trồng dặm 10%

cây

50

2

Phân NPK

Kg

150

2.8. Cây đót:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

(4-5 cây/khóm)

 

Trồng mới

khóm

2.500

Cây hoang dại; định mức kỹ thuật tham khảo mô hình khuyến nông tại huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

 

Trồng dặm 10%

khóm

250

2

Phân NPK

Kg

500

2.9. Cây quế:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

cây

2.000

 

Trồng dặm 10%

cây

200

2

Phân NPK

Kg

400

2.10. Cây bời lời:

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Theo Quyết định số 4227/QĐ-BNN-KHCN ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

 

Trồng mới

cây

2.500

 

Trồng dặm 10%

cây

250

2

Phân NPK

Kg

500

IV. CÂY TRỒNG NÔNG NGHIỆP: Áp dụng cho 01 ha chuyển đổi.

1. Lúa lai

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

kg

30

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

280

 

Lân

kg

560

 

Kali

kg

200

2. Lúa chất lượng

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

kg

70

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

280

 

Lân

kg

550

 

Kali

kg

150

3. Lúa thuần

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

kg

100

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

220

 

Lân

kg

450

 

Kali

kg

135

4. Ngô lai

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

kg

20

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

450

 

Lân

kg

600

 

Kali

kg

200

5. Cây sắn

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

hom

10.000

Thâm canh bền vững

2

Phân bón

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Urê

kg

200

 

Lân

kg

350

 

Kali

kg

200

6. Khoai lang

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

hom

1.200

Thâm canh bền vững

2

Phân bón

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Urê

kg

130

 

Lân

kg

350

 

Kali

kg

200

7. Cây lạc

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

kg

220

Trồng thâm canh

2

Phân bón

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Urê

kg

100

 

Lân

kg

600

 

Kali

kg

200

8. Cây mía

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Trồng thâm canh

 

Trồng mới

kg

10.000

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Trồng dặm (5%)

kg

500

2

Phân bón

 

 

 

Urê

kg

400

 

Lân

kg

600

 

Kali

kg

400

9. Đậu xanh

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

kg

30

Trồng thâm canh

2

Phân bón

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Urê

kg

100

 

Lân

kg

400

 

Kali

kg

100

10. Bí đỏ

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

 

 

Thâm canh bền vững

 

Hạt

Gam

600

 

 

Cây

cây

7.000

 

2

Phân bón

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Urê

kg

250

 

Lân

kg

550

 

Kali

kg

170

 

Phân vi sinh

kg

1.500

11. Các loại rau khác: Áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.

V. CÁC LOẠI HOA

1. Hoa ly

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

Củ

200.000

Trồng thâm canh

2

Phân bón

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Urê

kg

100

 

Lân

kg

350

 

Kali

kg

200

 

Phân vi sinh

kg

2.500

 

2. Hoa cúc

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

cây

350.000

Trồng thâm canh

2

Phân bón

 

 

Theo Quyết định số 3073/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/10/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Urê

kg

200

 

Lân

kg

350

 

Kali

kg

200

 

Phân vi sinh

kg

1.500

 

VI. CÁC GIỐNG CỎ PHỤC VỤ CHĂN NUÔI

1. Cỏ voi VA06, SELECSION: Áp dụng cho 01 ha trồng mới.

TT

Loại vật tư

ĐVT

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

1

Giống

Hom

40.000

(0,5 mét/hom)

2

Phân bón

 

 

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cỏ voi VA06 của Cục Chăn nuôi

 

Urê

Kg

500

 

Lân

Kg

300

 

Phân chung

tn

30

2. Cỏ RuZi, Ghi nê và cây hòa thảo: Áp dụng theo hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.

 

Phần thứ hai

ĐNH MỨC KỸ THUẬT VỀ GIỐNG ĐỐI VỚI CÁC LOẠI GIỐNG VẬT NUÔI VÀ GIỐNG THỦY SẢN

I. GIỐNG VẬT NUÔI

TT

Tên giống

Định mức kỹ thuật

Ghi chú

Tuổi

Trọng lượng

1

Bò giống

 

 

 

1.1

Bò cái

 

 

 

 

Bò nội

12 - 15 tháng

120 - 150 kg

Bò vàng địa phương

 

Bò lai Zebu

12 - 15 tháng

160 - 200 kg

Sind, Sahiwal, Brahman

1.2

Bò đực lai Zebu F2 trở lên

16 - 18 tháng

250 - 280 kg

2

Trâu giống

 

 

 

 

Trâu cái nội

12 - 15 tháng

120 - 180 kg

 

 

Trâu đực nội

12 - 15 tháng

220 - 250 kg

Nhập từ ngoài huyện, tỉnh

3

Dê giống

 

 

 

3.1

Dê cái

 

 

 

 

Dê nội (dê cỏ)

11 - 13 tháng

15 - 19kg

 

 

Dê lai Bách Thảo

11 - 13 tháng

20 - 25 kg

 

3.2

Dê đực

 

 

 

 

Dê nội

11 - 13 tháng

15 - 19 kg

 

 

Dê lai Bách Thảo

11 - 13 tháng

23 - 28 kg

 

 

Dê Bách Thảo

11 - 13 tháng

30 - 35 kg

 

4

Heo nuôi sinh sản

 

 

4.1

Heo cái

 

 

 

 

Móng Cái

100 - 120 ngày

15 - 20 kg

 

 

Heo ky

100 - 120 ngày

10 - 12 kg

Heo rừng lai

 

Heo cỏ

100 - 120 ngày

8 - 10kg

Heo Kiềng sắt

4.2

Heo đực

 

 

 

 

Hướng nạc

150 - 180 ngày

75 - 90 kg

Yorkshire, Landrac

 

Móng Cái

150 - 180 ngày

35 - 45 kg

 

 

Heo rừng

150 - 180 ngày

50 - 60kg

Heo bản địa hoặc heo lai của Thái lan

5

Heo nuôi thịt

 

 

 

 

Heo F1 trở lên

75 - 80 ngày

20 - 30 kg

- Móng Cái (mẹ) x heo hướng nạc (bố).

- Heo hướng nạc

6

Gà giống

 

 

 

 

Gà ta

3 - 4 tuần

200 - 250 gam

Gà kiến

 

Gà thả vườn nhập nội

3 - 4 tuần

300 - 400 gam

Hơ Mông, Lương Phượng, Kabir, ...

7

Vịt giống

 

 

 

 

Vịt xiêm ta (ngan)

3 - 4 tuần

350 - 400 gam

 

 

Vịt xiêm Pháp (ngan Pháp)

3 - 4 tuần

500 - 600 gam

Các dòng

 

Vịt ta

3 - 4 tuần

250 - 300 gam

 

II. GIỐNG THỦY SẢN

TT

Tên giống

Kích cỡ giống

Mật độ nuôi

1

Cá lóc

≥ 8cm/con

8 - 10con/m2

2

Cá rô phi đơn tính, cá điêu hồng

≥ 5cm/con

2 - 3con/m2

3

Cá trắm, cá mè

≥ 12cm/con

2 - 3con/m2

4

Cá thát lát

≥ 6cm/con

9con/m2

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 372/QĐ-UBND ngày 30/09/2014 Quy định mức hỗ trợ phát triển sản xuất theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP tại các huyện nghèo của tỉnh Quảng Ngãi

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.176

DMCA.com Protection Status
IP: 3.142.201.93
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!