QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025”
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29
tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP
ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Di sản văn hóa;
Căn cứ Nghị định số 166/2018/NĐ-CP
ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục
lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày
9 tháng 6 năm 2014 của BCHTW Đảng (khóa IX) về “Xây
dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững đất nước”;
Căn cứ Nghị quyết số 43/NQ-TW
ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát
triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Thông tư số
04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di
sản văn hóa phi vật thể quốc gia;
Căn cứ Thông tư số
09/2011/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử -
văn hóa và danh lam thắng cảnh;
Căn cứ Thông tư số
15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019f của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch về việc Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích;
Căn cứ Quyết định số 1230/QĐ-TTg
ngày 15 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình
Bảo tồn và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa
Việt Nam giai đoạn 2021 -2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn
hóa và Thể thao và kết quả lấy ý kiến biểu quyết
của các Thành viên UBND thành phố.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025”, với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu của Đề án:
a) Hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo
các di tích đã được xếp hạng, đảm bảo cảnh quan môi trường hài hòa, phục vụ
phát huy giá trị di tích; quy hoạch các di tích tiêu biểu của thành phố. Thí
điểm đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho 05 di tích có khả năng phát triển du
lịch để đáp ứng đủ điều kiện công nhận là điểm đến theo quy định của Luật Du
lịch.
b) Lập hồ sơ xếp hạng 08 di tích cấp
quốc gia và cấp thành phố; đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cho 01-02 hiện
vật. Tổ chức 05 lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa.
c) Thực hiện trùng tu 12 nhà cổ dân
gian chưa được xếp hạng nhưng có giá trị trên địa bàn thành phố.
d) Hoàn thành việc số hóa các di sản
văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu đã được công nhận; bản đồ di sản
văn hóa thành phố Đà Nẵng. Lựa chọn 01 di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu đề
nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản hóa hóa phi vật
thể quốc gia; 01-02 nghệ nhân được xét tặng là Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể.
2. Thời gian thực hiện Đề án: Giai
đoạn 2021 - 2025.
3. Kinh phí thực hiện Đề án từ nguồn
ngân sách nhà nước và các nguồn vận động tài trợ hợp pháp khác.
4. Nội dung chi tiết tại Đề án đính
kèm.
Điều 2. Giao
Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận,
huyện và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh
Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Văn hóa và Thể thao, Tài chính, Kế
hoạch và Đầu tư và Thủ trưởng các sở, ban, ngành; chủ tịch UBND các quận, huyện
và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ VHTTDL (để b/c);
- TTTU, TTHĐND (để b/c);
- CT, các PCT UBND thành phố;
- Lưu: VT, KGVX, SVHTT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Trung Chinh
|
ĐỀ ÁN
BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3072/QĐ-UBND ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Phần thứ nhất
SỰ
CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Di sản văn hóa
là kết tinh trí tuệ, tình cảm, truyền thống của các thế
hệ. Mặc dù phải trải qua bao biến cố của lịch sử, bị mất
mát, hủy hoại bởi chiến tranh và điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt nhưng kho
tàng di sản văn hóa của thành phố Đà Nẵng vẫn vô cùng phong phú, đa dạng. Việc
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa có ý nghĩa to lớn trong việc khẳng
định bản sắc văn hóa của mảnh đất và con người Đà Nẵng
hiện đại - với tư cách là nguồn lực quan trọng đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ,
xây dựng và phát triển thành phố.
Những năm qua, di sản văn hóa ngày càng
nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Chính quyền và nhân dân thành phố. Xác
định tầm quan trọng đặc biệt của di sản văn hóa trong đời
sống cộng đồng, thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều Chương trình hành động, kế hoạch, đề án, dự án về bảo tồn di sản văn
hóa, đặc biệt là Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020”.
Trong 8 năm triển khai các Đề án này,
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố đã
có những chuyển biến, khởi sắc, bước đầu khai thác tốt các giá trị di sản văn
hóa để phục vụ du lịch, phát huy tác dụng trong việc giáo dục truyền thống, giữ
gìn bản sắc văn hóa địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số di tích xuống cấp nhưng
chưa được trùng tu, công tác nghiên cứu, quảng bá và phát huy giá trị di sản
văn hóa chưa hiệu quả và tương xứng với tiềm năng vốn có. Một số di tích sau khi trùng tu tôn tạo chưa phát huy giá trị
đúng tầm, chưa trở thành những điểm sinh hoạt văn hóa gắn liền với cộng đồng
hay những điểm tham quan, du lịch được đông đảo du khách biết đến.
Chính vì vậy, việc tiếp tục xây dựng
Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025 ” trong đó, lấy việc
bảo tồn di sản văn hóa bền vững gắn
với phát triển du lịch làm trọng điểm đang là vấn đề hết sức cấp thiết, mang
tính chiến lược lâu dài, tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
II. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
- Luật Di sản văn
hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm
2009;
- Luật Du lịch năm 2017;
- Luật Kiến trúc 2019;
- Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014
Hội nghị lần thứ 9 BCHTW Đảng (khóa IX) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước”;
- Kết luận số 76-KL/TW ngày 04 ngày 6
tháng 2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;
- Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày
24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21
tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;
- Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25
tháng 12 năm 2018 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập,
thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;
- Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày
31 tháng 12 năm 2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một
số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
- Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày
30 tháng 6 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định việc kiểm kê
di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia;
-Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL ngày
14 tháng 7 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về nội dung hồ
sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh;
- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08
tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược phát triển các
ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1230/QĐ-TTg ngày 15
tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Bảo tồn
và phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 -2025;
- Chương trình số 39-CTr/TU ngày
31/1/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về “Xây dựng,
phát triển Đà Nẵng thành trung tâm văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chuyên
sâu, chất lượng cao gắn với thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, hướng
đến xây dựng “thành phố đáng sống” đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”;
- Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày 26
tháng 7 năm 2021 của UBND thành phố về triển khai thực hiện Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ và Kế hoạch của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về triển khai
Kết luận số 76-KL/TW ngày 04/6/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển
bền vững đất nước;
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN
Đối tượng triển khai của đề án là các
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, di sản tư liệu có giá trị tiêu biểu về
lịch sử, văn hóa, khoa học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Phần thứ hai
THỰC
TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA DÂN TỘC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016 2020
I. KẾT QUẢ ĐẠT
ĐƯỢC
1. Về công tác bảo tồn di sản văn hóa
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa luôn được quan tâm đầu tư và
đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể:
a) Đối với di sản văn hóa vật thể:
Thành tựu nổi bật nhất trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích là
việc nghiên cứu đề nghị xếp hạng di tích, trong giai đoạn
2016 - 2020, đã tiến hành lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng 02 di tích cấp
quốc gia đặc biệt, 01 di tích quốc gia và 14 di tích cấp thành phố[1].
Đến nay, thành phố có 02 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích cấp quốc gia, 63
di tích cấp thành phố và 06 hiện vật đang lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm được Thủ tướng chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia[2]
(kèm theo Phụ lục 1).
Trong 05 năm, thành phố đã đầu tư
250.496 tỷ đồng để trùng tu 35 di tích xếp hạng (đính
kèm Phụ lục 2). Về cơ bản, các di tích xuống cấp đều
được trùng tu, tôn tạo và công tác trùng tu, tôn tạo đáp ứng được các yêu cầu
về chất lượng công trình, tuân thủ các quan điểm, nguyên tắc về bảo tồn, không
làm sai lệch biến dạng, đặc điểm vốn có và các yếu tố gốc cấu thành di tích.
Một số di tích được trùng tu hoàn chỉnh, khang trang từ công trình ngoại vi đến
công trình trung tâm, đã làm nổi bật lên được giá trị và tạo cảnh quan hài hòa
cho di tích, như các di tích Miếu Hàm Trung, đình Xuân Thiều... Hiện nay, thành
phố đang triển khai một số dự án lớn nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích
gồm: dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải giai đoạn 2; dự án
nâng cấp, cải tạo cơ sở 42 Bạch Đằng làm Bảo tàng; dự án Bảo tồn, tu bổ, phục
hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan; Quy hoạch
bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn;
dự án Bảo tồn và phát huy giá trị khảo cổ học Chăm Phong Lệ.
Cùng với các hoạt động trùng tu, tôn
tạo di tích, các hoạt động văn hóa lễ hội, văn hóa tâm linh được quan tâm và
người dân nhiệt tình hưởng ứng. Các lễ hội đình làng, lễ hội tôn giáo được tổ
chức ngày càng quy mô đi vào nề nếp, có nét mới nhưng vẫn đảm bảo nội dung ý
nghĩa truyền thống, đáp ứng nguyện vọng tâm linh của người dân.
Bên cạnh đó, các hoạt động kiểm kê,
nghiên cứu khoa học được triển khai như: Kiểm kê, đánh giá hệ thống di tích
trên địa bàn để công bố Danh mục kiểm kê di tích theo quy định của Luật Di sản
văn hóa; thực hiện điều tra, nghiên cứu khảo cổ học tại di chỉ khảo cổ Chăm
Phong Lệ, di chỉ khảo cổ Vườn Đình Khuê Bắc, di chi khảo cổ Nam Thổ Sơn, phế
tích tháp Chăm tại thôn La Bông, phế tích tháp Chăm Xuân Dương, phế tích tháp
Chăm tại Trường Mầm non Ngọc Lan cơ sở 2 (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn),
phế tích đồn Chơn Sảng tại Làng Vân. Đặc biệt, đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế và Bảo tàng lịch sử quốc gia
khai quật khảo cổ hơn 900m2 di tích Hải Vân Quan. Kết quả của đợt
khảo cổ này đã làm cơ sở quan trọng để cơ quan quản lý định hướng và đề ra được
giải pháp phù hợp cho Dự án trùng tu, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan. Tổ chức 02 Hội thảo khoa học quốc gia (Hội thảo
khoa học quốc gia Đà Nẵng chống liên quân Pháp - Tây Ban Nha (1858 - 1860): Quá
khứ và Hiện tại và Hội thảo bảo tồn và phát huy giá trị di tích Thành Điện Hải) và thực hiện các công trình nghiên cứu
khoa học để nhận diện, đánh giá di sản văn hóa.
Ngoài ra, ngành Văn hóa và Thể thao
đã thực hiện khảo sát thực địa, đánh giá hiện trạng, đo vẽ kỹ thuật hệ thống
nhà cổ trên địa bàn thành phố; thực hiện cắm mốc một số di tích; thống kê, sao
chụp và số hóa toàn bộ các bản sắc phong tại Đà Nẵng; triển khai các phương án
phòng, chống mối mọt, phong hóa, cháy nổ, trộm cắp tại các di tích; làm các bảng thông tin giới thiệu lịch sử, văn hóa
cho một số di tích trên địa bàn. Thành phố đã ban hành Quy chế-phối hợp Quản
lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để phân công trách nhiệm cho các ngành trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích... Hiện nay, đang thực
hiện hồ sơ khoa học Ma nhai tại Danh thắng Ngũ Hành Sơn để trình UNESCO công
nhận Di sản tư liệu thuộc Chương trình ký ức Thế giới Châu Á - Thái Bình Dương.
b) Đối với di sản văn hóa phi vật
thể: Trong giai đoạn 2016 - 2020, thành phố đã triển khai hiệu quả các kế hoạch
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như Nghệ thuật Bài
Chòi, Lễ hội Cầu ngư, nghệ thuật Tuồng xứ Quảng và văn hóa
cộng đồng người Cơ Tu, cụ thể:
Về Nghệ thuật Bài Chòi: Đã tổ chức 5
lớp tập huấn, bồi dưỡng cho các nghệ nhân, câu lạc bộ, giáo viên thanh nhạc và
người có khả năng tiếp thu và thực hành di sản Bài Chòi trên địa bàn thành phố;
tổ chức sáng tác lời mới về nghệ thuật Bài Chòi; hỗ trợ 112 triệu đồng cho 3
câu lạc bộ Bài Chòi và 50 triệu đồng cho CLB Bài Chòi Sông Yên để dàn dựng biểu
diễn, mua sắm trang thiết bị, đạo cụ phục vụ luyện tập và biểu diễn; thực hiện
03 đợt xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực di
sản văn hóa phi vật thể; kết quả có 08 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh
hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, trong đó có 5 nghệ nhân ưu tú
thuộc loại hình nghệ thuật Bài Chòi. Ngoài ra, thành phố đã tham gia Liên hoan
Bài Chòi toàn quốc năm 2016, 2017, 2018; tổ chức Liên hoan hát dân ca Bài Chòi
tại thành phố Đà Nẵng năm 2016, 2019; đưa nghệ thuật Bài Chòi giới thiệu lồng
ghép trong các giờ hoạt động ngoại khóa tại các trường Tiểu học và THCS trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng. Đặc biệt, trên địa bàn huyện Hòa Vang đã giới thiệu
tại 42 trường Tiểu học và THCS trên địa bàn huyện.
Về Lễ hội Cầu Ngư: Đã tổ chức kiểm kê, điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá toàn bộ hiện
trạng việc tổ chức Lễ hội cầu Ngư tại các địa phương có thiết chế thờ tự cá Ông
(Thần Nam Hải); Hỗ trợ địa phương khôi phục, kiện toàn các Ban quản lý lăng thờ tự cá Ông và Ban tế lễ trực tiếp thực hành nghi lễ tại các cơ sở
thờ tự; tổ chức Lễ vinh danh “Lễ hội cầu Ngư Đà Nẵng” là di sản nằm trong Danh
mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Thực hiện việc tư liệu hóa, số hóa di
sản văn hóa phi vật thể Lễ hội cầu Ngư thông qua phỏng vấn, ghi chép, ghi âm,
chụp hình, quay phim làm tư liệu, sưu tầm các hiện vật... để lưu trữ và phục vụ
công chúng trong công tác nghiên cứu, học tập; tổ chức biên soạn các tư liệu,
tờ gấp giới thiệu, quảng bá di sản Lễ hội cầu Ngư đến Nhân dân và du khách khi
khi tham gia Lễ hội.
Về Bảo tồn và phát huy văn hóa cộng
đồng người Cơ Tu: Tổ chức khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng văn hóa truyền thống cộng đồng người Cơ Tu trên các phương diện
như: đặc điểm về kinh tế, văn hóa, đời sống xã hội; kiểm kê các loại hình di
sản văn hóa của người Cơ Tu: tập quán xã hội, phong tục, lễ hội, tri thức dân
gian, kiến trúc truyền thống, ẩm thực, nghệ thuật diễn xướng dân gian... Xuất
bản 02 tập sách “Văn hóa dân gian Đà Nẵng” (năm 2018) và “Bảo tồn văn hóa dân gian người Cơ Tu huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng” (năm
2019). Trong giai đoạn 2016 - 2020, đã đầu tư nâng cấp, cải
tạo 03 nhà Gươl tại 03 thôn Phú Túc, Tà Lang, Giàn Bí; hỗ trợ mua sắm âm thanh,
thiết bị nghe nhìn, bộ vật dụng, tác phẩm điêu khắc cho nhà Gươl của 03 thôn
trên với kinh phí 95 triệu đồng/bộ âm thanh/thôn và 20 triệu đồng/bộ vật dụng,
tác phẩm điêu khắc/thôn; Thực hiện biên tập, xây dựng và phát hành ấn phẩm
tuyên truyền về các giá trị văn hóa truyền thông và trách nhiệm của đồng bào
trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; Tổ chức 03 chương
trình văn nghệ tuyên truyền lưu động về chủ đề bảo tồn các giá trị văn hóa và
thực hiện nếp sống văn minh tại các thôn có đồng bào Cơ Tu sinh sống; Ngoài ra, hỗ trợ kinh phí cho đội văn nghệ quần
chúng 3 thôn duy trì hoạt động các nội dung liên quan đến văn hóa truyền thống
Cơ Tư như: múa Tung tung - Da dá và nghệ thuật đánh cồng chiêng; Tổ chức nhiều
hoạt động nhằm phục hồi một số loại hình nghệ thuật truyền thống như: tổ chức
01 lớp học điêu khắc gỗ cho đồng bào; mở lớp dệt thổ cẩm và tham quan, học tập
mô hình dệt thổ cẩm tại huyện Nam
Giang, Tây Giang tỉnh Quảng Nam cho phụ nữ người Cơ Tu, 02 lớp truyền dạy nghệ
thuật cồng chiếng và múa Tung tung - da đá...; Xây dựng và triển khai Đề án mô
hình làng văn hóa - du lịch tại các thôn Tà Lang, Giàn Bí xã Hòa Bắc.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, đã
thực hiện 03 đạt kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể. Kết quả cho thấy, hiện nay
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng còn tồn tại 6/7 loại hình di sản văn hóa phi vật
thể, gồm: ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, tập quán xã hội, lễ
hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống và tri thức dân gian. Trên cơ sở
này, thành phố đã lựa chọn lập 02 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu và
được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật
thể quốc gia (Nghề làm nước mắm Nam Ô, Lễ hội Quán Thế Âm
Ngũ Hành Sơn). Đến nay, thành phố có 06 di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa
vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia[3], số hóa, tư
liệu hóa 3.300 tư liệu về văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
lưu trữ tại Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng, Bảo tàng Đà Nẵng để phục
vụ công tác tìm hiểu, nghiên cứu, học tập và quảng bá, giới thiệu với công
chúng về các loại hình di sản văn hóa Đà Nẵng (kèm theo Phụ lục 3).
2. Về hoạt động phát huy, quảng bá di sản văn hóa
Bên cạnh việc nghiên cứu khoa học,
quản lý, bảo vệ và trùng tu tôn tạo, công tác quảng bá, phát huy giá trị di sản
văn hóa đã được quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giới
thiệu rộng khắp giá trị di sản đến với đông đảo người dân địa phương, du khách
và đạt được một số kết quả nhất định như:
Ngành Văn hóa và Thể thao đã chủ động
khai thác giá trị các di sản phục vụ du lịch. Đà Nẵng với những
thuận lợi của vị trí địa lý, ưu đãi của tự nhiên tạo ra những vẻ đẹp tự nhiên,
văn hóa đã góp phần quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho ngành kinh tế du lịch.
Sau 15 năm, cùng với sự phát triển về kinh tế và đô thị, Đà Nẵng đã hình thành
nên một diện mạo mới về du lịch, một năng lực mới với chất lượng cao về dịch vụ
du lịch. Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và đạt được
nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Riêng đối với định hướng phát triển kinh tế du
lịch trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa, đặc biệt là các di tích lịch sử, những
năm qua, thành phố Đà Nẵng đã rất quan tâm đầu tư để phát triển sự nghiệp văn
hóa của thành phố thông qua việc đầu tư tổ chức nhiều hoạt động giữ gìn, phát
huy nét văn hóa đặc trưng, truyền thống địa phương, đồng thời khai thác tốt các
giá trị văn hóa để phục vụ du lịch. Một số di tích đã trở
thành điểm đến thu hút đông đảo du khách, là động lực phát triển kinh tế - xã
hội cho địa phương. Tiêu biểu, năm 2019, danh thắng Ngũ
Hành Sơn đã đón được hơn 2 triệu lượt khách tham quan, doanh thu hơn 83 tỷ
đồng. Cùng với Ngũ Hành Sơn, di tích Thành Điện Hải - Bảo tàng Đà Nẵng đạt hơn
330.000 lượt khách tham quan. Bên cạnh đó, các địa phương cũng đã chủ động
triển khai xây dựng các đề án phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du
lịch như “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị đình Lỗ Giáng” của UBND quận Cẩm
Lệ, “Đề án du lịch cộng đồng Nam Ô” của UBND quận Liên
Chiêu. Đưa vào khai thác các chương trình nghệ thuật truyền thống như “Hồn
Việt”, “Tuồng xuống phố”, “Sân khấu Bài Chòi”... để phục vụ người dân và du
khách.
Ngoài ra, thành phố đã hình thành các
tour, tuyến du lịch kết nối các điểm di sản, các lễ hội truyền thống tại Đà
Nẵng. Theo đó, bên cạnh việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của du lịch đường
thủy nội địa tạo sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, việc làm này còn nhằm bảo tồn và
phát huy các giá trị các di tích lịch sử, các nghề truyền thống tại các làng
quê dọc tuyến sông, nhất là các Tuyến Sông Hàn - Khu căn cứ cách mạng K20;
tuyến Sông Hàn - Túy Loan - Thái Lai; Tuyến du lịch Sông Cu Đê. Đặc biệt, ngành
đã từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động quản lý và phát huy
giá trị di tích như dự án số hóa 2D, 3D các di tích để giới thiệu cho du khách
trên bản đồ số di sản văn hóa[4]. Năm 2019, ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa
thành phố Đà Nẵng đã được ra mắt tại Bảo tàng Đà Nẵng. Đã xuất bản 02 ấn phẩm
nghiên cứu, sưu tầm về di sản văn hóa Đà Nẵng như “Sắc phong Đình làng Đà Nẵng”
và “Di tích - Danh nhân quận Cẩm Lệ”.
Việc phát huy giá trị di sản văn hóa
còn được thực hiện gắn với hoạt động học tập tại trường học: Phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai rộng khắp,
thông qua việc tổ chức tham quan, nghiên cứu, học tập, tổ chức sinh hoạt truyền
thống về các nhân vật, sự kiện lịch sử, thực hiện dọn dẹp vệ sinh di tích đã
giúp các em học sinh, sinh viên hiểu rõ thêm về giá trị lịch sử văn hóa của dân
tộc, thông qua đó, giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước và tự tôn dân
tộc. Đặc biệt, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về di sản văn hóa Đà Nẵng cho
nhiều đối tượng bằng các hình thức mới mẻ, sôi nổi hấp dẫn đã thu hút được đông
đảo các em học sinh, sinh viên tham gia như cuộc thi “Hành trình di sản văn hóa
Đà Nẵng bằng hình thức teambuiding” do Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức, cuộc thi “Hành
trình về nguồn và tìm hiểu di tích lịch sử thành phố” do UBND quận Hải Châu tổ
chức, cuộc thi “Khám phá di sản văn hóa” do UBND quận Thanh Khê tổ chức....
Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động
lễ hội gắn với không gian di tích được quan tâm gìn giữ. Hằng năm, tại các di
tích là những thiết chế văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng, thường xuyên tổ chức
các hoạt động lễ hội truyền thống, thực hành tín ngưỡng một cách văn minh,
trang trọng nhưng cũng không kém phần sinh động, đáp ứng được nhu cầu tín
ngưỡng tâm linh của người dân, đồng thời tạo nên những giá trị cố kết cộng đồng
bền chặt, hun đúc thuần phong mỹ tục, tạo ra lối sống, lối ứng xử hòa nhã, nặng
tình giữa người với người như: Lễ hội đinh làng Túy Loan, đình làng Bồ Bản, lễ
ky tiền hiền làng An Hải và lễ kỷ niệm ngày mất danh thần Thoại Ngọc Hầu... Năm
2018, nhân kỷ niệm 160 năm Ngày Đà Nẵng chống Liên quân Pháp - Tây Ban Nha,
thành phố đã tổ chức thành công “Lễ kỷ niệm 160 năm ngày Đà Nẵng chống Liên quân Pháp - Tây Ban Nha tại Nghĩa trang
Hòa Vang. Hoạt động hướng dẫn tham quan tại các di tích đã được quan tâm, giúp
cho người tham gia trực tiếp chiêm nghiệm vừa tiếp nhận thông tin về lịch sử
văn hóa, giá trị của di sản. Việc phát huy giá trị di tích bằng hình thức này
đã thực hiện được tại một số di tích tiêu biểu như Danh thắng Ngũ Hành Sơn, Nhà
thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu, Thành Điện Hải, Nhà lưu niệm mẹ
Nhu và 7 Dũng sĩ Thanh Khê...
II. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Những khó
khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, công
tác bảo tồn di sản văn hóa vẫn còn một số hạn chế như:
- Công tác kêu gọi, vận động xã hội
hóa trong việc trùng tu, tôn tạo di tích chưa thật sự hiệu quả và thu hút sự
hưởng ứng của các tổ chức, doanh nghiệp. Một số di tích xuống cấp nhưng chưa
được trùng tu; nhiều địa phương vẫn còn có tâm lý trông
chờ kinh phí nhà nước cho bảo vệ, tu bổ di tích; chưa chủ động thực hiện các
biện pháp phòng ngừa đối với di tích trước các đợt thiên tai.
- Đa số các Ban Quản lý/Tổ Bảo vệ
hoạt động chưa hiệu quả, chưa phát huy vai trò của Ban quản lý trong việc bảo
vệ và phát huy giá trị di tích, một số di tích chưa thành lập ban quản lý.
Ngoài ra, thành viên các tổ chức quản lý trực tiếp di tích này chủ yếu là người
dân địa phương hoặc chủ sở hữu nhưng phần lớn là người cao tuổi, hoạt động theo
hình thức tự nguyện và không được hưởng bất kì cơ chế hỗ trợ, đãi ngộ nào, vì
vậy rất hạn chế trong việc ràng buộc trách nhiệm khi xảy ra thất thoát, mất mát.
- Một số hiện vật tiêu biểu trong các
di tích chưa được bảo quản, giữ gìn đúng kỹ thuật, khoa học, phù hợp với quan
điểm bảo tồn nên có khả năng gây nguy hại cho hiện vật trong tương lai.
- Đội ngũ nghệ nhân, những người lưu
giữ và thực hành di sản văn hóa phi vật thể ngày càng cao tuổi, việc truyền dạy
di sản văn hóa cũng gặp không ít khó khăn. Chưa có chính sách ưu đãi, hỗ trợ
nghệ nhân, người thực hành di sản.
- Một số di tích, công trình, địa
điểm có giá trị chưa được kiểm kê, xếp hạng kịp thời dẫn đến khi di tích bị xâm
hại được cộng đồng lên tiếng thì chính quyền địa phương mới vào cuộc để đề nghị
xây dựng hồ sơ xếp hạng di tích. Việc khảo sát, đo đạc, điều chỉnh khoanh vùng
bảo vệ và cắm mốc di tích triển khai còn chậm, chưa theo kịp thực tế phát sinh
đã làm ảnh hưởng đến công tác quản lý và bảo vệ di tích.
- Công tác nghiên cứu, quảng bá và
phát huy giá trị di sản văn hóa chưa được triển khai đồng đều giữa các cấp,
chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Một số di tích sau trùng tu tôn tạo chưa
trở thành những điểm sinh hoạt văn hóa gắn liền với cộng
đồng hay những điểm tham quan, du lịch được đông đảo du khách biết đến.
- Các hình thức quảng bá chưa phong
phú, hình thức tuyên truyền chưa thật sự sáng tạo và phù hợp nên hiệu quả mang
lại chưa cao. Ngoài một số lễ hội được tổ chức quy củ thì các lễ hội dân gian
khác chưa được phát triển về quy mô, thiếu các hoạt động vui chơi giải trí và
đối tượng tham gia còn bị bó hẹp. Bên cạnh đó, có hiện tượng giống nhau giữa
các lễ hội, nhất là lễ hội đình làng đã ít nhiều làm mất đi tính phong phú, đa
dạng của lễ hội.
- Hầu hết các di tích chưa đáp ứng
các tiêu chí để được công nhận là điểm du lịch theo quy định của Luật Du lịch
(trừ Danh thắng Ngũ Hành Sơn và Thành Điện Hải).
- Hiện nay, các thách thức về các tác
động của thiên tai, biến đổi khí hậu ngày một gia tăng như bão lũ, xói mòn và
sạt lỡ đất, đặc biệt tại các khu vực ven biển, ven sông, những vùng đất thấp,
có nguy cơ ảnh hưởng đến các di sản văn hóa, các di tích của thành phố nêu
không có những biện pháp bảo tồn, bảo vệ, duy tu, bảo dưỡng.
- Có nhiều loại
hình di sản văn hóa chưa được quan tâm đầu tư đúng mức để bảo tồn và phát huy
giá trị như: các di chỉ khảo cổ, mộ cổ ...và đặc biệt là hệ thống các nhà cô trên
địa bàn. Hơn thê nữa, sau năm 1945, trải qua các biến động
về khí hậu, lịch sử và xã hội mà quỹ di sản kiến trúc này đã bị hao hụt một
phần. Đặc biệt, từ sau năm 2000, dưới áp lực của quá trình đô thị hóa cùng với
những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường mà các công trình này đang
dần bị mất đi hoặc xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ bị biến
dạng, hủy hoại, trong khi bản thân chủ sở hữu không có đủ tài chính và kiến thức
chuyên môn để thực hiện việc trùng tu, tôn tạo theo đúng nguyên tắc khoa học.
- Hoạt động phát huy giá trị di tích
phục vụ du lịch còn thiếu kiểm soát và sự bùng nổ du khách đã có tác động tiêu
cực đến môi trường văn hóa và môi trường sinh thái tại di tích. Các sản phẩm
lưu niệm lấy cảm hứng từ di sản văn hóa còn ít và thiếu tính bản sắc địa phương.
- Công tác lập quy hoạch di tích còn
chậm và chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển của địa phương trong khi quá
trình đô thị hóa của thành phố đang diễn ra rất nhanh khiến nhiều di tích, công
trình có giá trị đã bị hủy hoại hoặc mất đi yếu tố nguyên
gốc.
2. Nguyên nhân
- Sự tác động của bối cảnh toàn cầu
hóa và kinh tế thị trường dẫn đến sự xâm nhập của nhiều yếu tố văn hóa mới, khiến cho sức hút của các giá trị văn hóa truyền thống bị suy
giảm.
- Một số cấp ủy, chính quyền cấp
quận, huyện, phường (xã) chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong đời sống
kinh tế, văn hóa xã hội nên chưa thường xuyên quan tâm, chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát thực hiện.
- Công tác tuyên truyền chưa được
tiến hành thường xuyên, sâu rộng trong cộng đồng dân cư. Nhận thức và ý thức
trách nhiệm của một bộ phận cán bộ và nhân dân về công tác bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa chưa thật sự sâu sắc. Đội ngũ cán
bộ làm công tác di sản văn hóa còn hạn chế về chuyên môn
nghiệp vụ và trong công tác tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức các hoạt động
bảo tồn di sản văn hóa ở cơ sở.
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về di sản văn hóa đã được ban hành tương đối đầy đủ nhưng không đồng bộ, chưa
theo kịp yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế.
- Bộ máy tổ chức quản lý di sản văn
hóa các cấp còn mỏng, một số trường hợp chồng chéo chức
năng, nhiệm vụ. Sự hạn chế về nhân lực chuyên môn ở cơ sở dân đến ảnh hưởng tới
chất lượng công tác quản lý di sản văn hóa. Việc phối hợp giữa các ngành trong
công tác quản lý di sản văn hóa chưa thật sự chặt chẽ.
- Một số địa phương ưu tiên khai thác
di sản văn hóa để phục vụ du lịch hơn là dành nguồn lực cho hoạt động nghiên
cứu, bảo tồn đúng nghĩa; thiếu quản lý và khai thác di sản văn hóa một cách bền
vững.
Phần
thứ ba
NỘI
DUNG ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA
1. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là nhiệm vụ chiến lược mang tính
lâu đài và là trách nhiệm của toàn xã hội, chính quyền các cấp có sự phối hợp
chặt chẽ với người dân, các đoàn thể, tổ chức xã hội. Trong đó, nhà nước đóng
vai trò định hướng, hỗ trợ, tạo điền kiện để bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa trên địa bàn thành phố.
2. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản
văn hóa các dân tộc gắn với phát triển du lịch bền vững; đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa phát triển văn hóa và kinh tế, giữa bảo tồn,
phát huy di sản với phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng ứng dụng khoa học và
công nghệ hiện đại trong công tác bảo tồn và phát huy di sản.
3. Ưu tiên bảo tồn, phát huy các di
sản văn hóa được quốc tế, quốc gia và thành phố công nhận, các di sản mang tính
đặc trưng của thành phố, tạo nên bản sắc văn hóa Đà Nẵng.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Bảo vệ, kế thừa và phát huy có chọn
lọc, có định hướng giá trị di sản văn hóa dân tộc. Huy động sức mạnh của toàn
xã hội trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn
thành phố, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, để văn hóa
thực sự là nền tảng tinh thần của xã
hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an
ninh - quốc phòng.
- Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng; Xây dựng sản
phẩm văn hóa đặc trưng, tiêu biểu, tạo điểm nhấn cho văn hóa Đà Nẵng.
- Đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Phát
huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững, tạo việc làm và
thu nhập ổn định cho người dân.
2. Mục tiêu cụ thể và một số chỉ
tiêu cơ bản 2021 - 2025
- Hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo
các di tích đã được xếp hạng, đảm bảo cảnh quan môi trường hài hòa, phục vụ
phát huy giá trị di tích; quy hoạch các di tích tiêu biểu của
thành phố.
- Thí điểm đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ
tầng cho 05 di tích có khả năng phát triển du lịch để đáp ứng đủ điều kiện công
nhận là điểm đến theo quy định của Luật Du lịch.
- Lập hồ sơ xếp hạng 08 di tích cấp
quốc gia và cấp thành phố; đề nghị công nhận bảo vật quốc gia cho 01-02 hiện
vật.
- Thực hiện trùng tu 12 nhà cổ dân
gian chưa được xếp hạng nhưng có giá trị v trên địa bàn thành phố.
- Hoàn thành việc số hóa các di sản
văn hóa vật thể, phi vật thể và di sản tư liệu đã được
công nhận; bản đồ di sản văn hóa thành phố Đà Nẵng.
- Lựa chọn 01 di sản văn hóa phi vật
thể tiêu biểu đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản
hóa hóa phi vật thể quốc gia; 01-02 nghệ nhân được xét tặng là Nghệ nhân ưu tú
trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
- Tổ chức 05 lớp bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
III. NHIỆM VỤ
1. Về
công tác bảo tồn di sản văn hóa
a) Đối với di sản văn hóa vật thể
- Công tác xếp hạng di tích
+ Lập hồ sơ xếp hạng 01 di tích quốc gia
và 07 di tích cấp thành phố và đề nghị công nhận 01-02 hiện vật là bảo vật quốc
gia.
+ Thực hiện 01 đợt tổng kiểm kê, đánh
giá và nhận diện các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Công tác quy hoạch di tích
+ Hoàn thành Quy hoạch bảo quản, tu
bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn.
+ Hoàn thành Quy hoạch, mở rộng di
tích cấp quốc gia Nghĩa trũng Hòa Vang.
+ Nghiên cứu xây dựng quy định phương
án kiến trúc đô thị cho các công trình ở khu vực lân cận các di tích nhằm bảo
đảm, giữ gìn mỹ quan và tôn nghiêm của di tích.
+ Điều chỉnh khoanh vùng khu vực bảo
vệ di tích cấp quốc gia Khu căn cứ cách mạng huyện ủy Hòa Vang.
+ Phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế
hoàn chỉnh quy hoạch di tích Hải Vân Quan.
+ Hoàn thành quy hoạch khu vực phía
Tây di tích cấp quốc gia Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu.
- Công tác trùng tu, tôn tạo di
tích và chống biến đổi khí hậu
+ Định kỳ hằng năm, thực hiện các
biện pháp bảo quản định kỳ, ngăn ngừa các tác nhân gây xuống cấp di tích, di
vật, cổ vật và di sản tư liệu.
+ Tổ chức lớp tập huấn phổ biến những
kinh nghiệm trong việc phòng ngừa và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra đối
với di sản văn hóa (cả những kinh nghiệm dân gian truyền thống và kỹ thuật tiên
tiến).
+ Tiếp tục trùng tu, tôn tạo các di
tích cấp quốc gia đặc biệt Thành Điện Hải - giai đoạn 2, Danh thắng Ngũ Hành
Sơn; phối hợp với tỉnh Thừa Thiên Huế trùng tu di tích Hải Vân Quan; trùng tu
các di tích bị xuống cấp và xếp hạng mới trong giai đoạn 2021-2025.
+ Đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng
đảm bảo đủ điều kiện công nhận là điểm du lịch cho 05 di tích như đình Hải
Châu, đinh Tuý Loan, Cụm di tích Nam Ô, Khu căn cứ huyện
ủy Hòa Vang, Nhà thờ tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu theo đúng quy định
của Luật Du lịch năm 2017 và các nghị định liên quan.
+ Trùng tu, tôn tạo 12 nhà cổ dân
gian trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, căn cứ vào tình hình thực
tế, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ khảo sát, đánh giá và tham mưu UBND thành phố
công tác tu bổ, tôn tạo đối với những di tích xuống cấp để bảo đảm bảo tồn và
phát huy giá trị di tích.
- Các công tác khác
+ Xây dựng phương án phòng chống cháy
nổ và an ninh trật tự tại một số di tích quan trọng; định kỳ chống mối mọt cho
các di tích kiến trúc bằng gỗ.
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về kiến trúc
nhà cổ truyền thống và nhà kiến trúc Pháp.
+ Chỉnh lý hồ sơ khoa học cho các di
tích được xếp hạng trước năm 2011 để đảm bảo theo đúng quy
định tại Thông tư 09/2011/TT-BVHTTDL ngày 14/7/2011 quy định về nội dung hồ sơ khoa
học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trên cơ sở
này thực hiện cắm mốc các di tích để đảm bảo tính khoa học và pháp lý trong công
tác quản lý, bảo vệ di tích.
+ Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền
ban hành chính sách bảo tồn nhà cổ dân gian trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
b) Đối với di sản văn hóa phi vật thể
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ để
bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục
di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó tập trung vào việc truyền dạy kỹ
năng, bí quyết và quảng bá, giới thiệu giá trị di sản, cụ thể:
+ Tổ chức kiểm kê, số hóa các tập
quán, nghi lễ, lễ hội truyền thống, các thiết chế thờ tự, các đội, nhóm, câu
lạc bộ và nghệ nhân đang thực hành các di sản để bảo tồn và phát huy hiệu quả.
+ Khôi phục, kiện toàn các câu lạc
bộ, đội nhóm thực hiện di sản để nâng cao chất lượng hoạt động, đáp ứng nhu cầu
bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
+ Duy trì và nâng cao chất lượng của
các liên hoan, hội thi, hội diễn hàng năm về nghệ thuật Bài Chòi, nghệ thuật
Tuồng xứ Quảng; tạo điều kiện cho các nghệ nhân, những người thực hành di sản
tham gia các hội thi, sự kiện cộng đồng trong và ngoài nước; chương trình giới
thiệu di sản vào trường học theo hình thức ngoại khóa.
+ Mở rộng hình thức, phương pháp
truyền dạy di sản văn hóa. Tổ chức 05 lớp truyền dạy kỹ năng, kiến thức về di
sản[5].
Nghiên cứu, phục dựng bài bản các làn điệu, diễn thức biểu diễn để hình thành
sản phẩm du lịch phục vụ nhân dân và du khách khi đến Đà Nẵng.
+ Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng hồ sơ
xét tặng “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú” cho những nghệ nhân, nghệ sĩ,
diễn viên có đóng góp to lớn cho sự nghiệp giữ gìn và phát huy giá trị di sản
văn hóa.
Bên cạnh đó, triển khai thực hiện có
hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Đề án “Bảo tồn làng nghề nước mắm Nam Ô gắn
với phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng” ban hành tại Quyết định số số
1142/QĐ-UBND ngày 31/3/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng.
- Về bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng Cơ Tu:
+ Sưu tầm, phục dựng và tổ chức các
lớp truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào đã hoặc có nguy cơ
bị mai một cao (tiếng nói, nghề truyền thống, trình diễn dân gian, phong tục.
Khôi phục, tổ chức các lễ hội truyền thông, đặc trưng của đồng bào dân tộc như:
lễ ăn mừng lúa mới, lễ ăn thề kết
nghĩa anh em, lễ ăn mừng được mùa. Phát triển các loại hình câu lạc bộ văn hóa
và các hình thức bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào.
+ Tiếp tục đầu tư hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả hoạt động các thiết chế văn hóa truyền thống của đồng bào như khảo
sát nhu cầu và hỗ trợ đầu tư trang thiết bị âm thanh phục vụ sinh hoạt cộng
đồng, sưu tầm các hiện vật có giá trị lịch sử văn hóa, đặc
trưng của đồng bào để thực hiện trưng bày, giới thiệu tại nhà Gươl và đa dạng
hóa các hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà Gươl trong việc nâng
cao đời sống văn hóa cho đồng bào và thu hút khách.
+ Tổ chức các hoạt động để phát triển
du lịch văn hóa, tăng cường các hoạt động giao lưu, kết nối và quảng bá các giá
trị văn hóa truyền thống của đồng bào.
- Hằng năm, thực hiện công tác kiểm
kê di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố theo Thông
tư số 04/2010/TT-BVHTT ngày 30/6/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trên cơ sở đó xây dựng
hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đưa vào Danh mục DSVHPVT quốc gia.
c) Đối với di sản tư liệu
- Thực hiện số hóa một số di sản văn
hóa tư liệu đã được kiểm kê như: dịch toàn bộ tư liệu Ma nhai tại danh thắng
Ngũ Hành Sơn, sắc phong tại đình làng, gia phả...
- Tiếp tục sưu tầm, kiểm kê các di
sản tư liệu trên địa bàn thành phố như thư tịch cổ, văn bia... Đồng thời, xây
dựng phương án bảo quản và phát huy giá trị các di sản tư liệu.
d) Đối với hoạt động bảo tàng: Tiếp
tục nâng cao chất lượng hoạt động của các bảo tàng, đổi mới nội dung, hình
thức, đa dạng hóa các hoạt động; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong
hệ thống các bảo tàng. Trước mắt, hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp cơ sở 42
Bạch Đằng làm Bảo tàng Đà Nẵng.
2. Về hoạt động phát huy giá trị di sản văn hóa
a) Truyền thông, quảng bá
- Thực hiện truyền thông, quảng bá
các thông tin về di sản văn hóa Đà Nẵng băng nhiều phương thức khác nhau: thực
hiện các ấn phẩm, in tập gấp, áp phích để giới thiệu đến
người dân và các điểm du lịch trong và ngoài nước.
- Tiếp tục nghiên cứu khoa học, công
bố các bài nghiên cứu về di sản văn hóa Đà Nẵng trên phương
tiện thông tin đại chúng Trung ương và địa phương; trên website của Cổng thông
tin điện thành phố, Sở Văn hóa và Thể thao, Bảo tàng Đà Nẵng, trang thông tin
điện tử của các quận, huyện; gắn biển chỉ báo đường và bảng thông tin cho một số
di tích.
- Đầu tư hoàn thiện Bản đồ số di sản
văn hóa trên địa bàn thành phố bằng hình thức 2D, 3D; số hóa toàn bộ các di sản
văn hóa được kiểm kê để bổ sung vào ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa thành phố
Đà Nẵng.
b) Gắn di sản văn hóa với hoạt động
học tập tại trường học
- Tiếp tục triển khai hiệu quả chương
trình “giáo dục địa phương thành phố Đà Nẵng”, phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”; phong trào “Sân khấu học đường”.
- Xây dựng khung chương trình “Giáo
dục di sản văn hóa tại di tích” dành cho học sinh các cấp.
c) Khai thác phát huy giá trị di sản văn
hóa gắn với phát triển du lịch
- Nghiên cứu, đánh giá khả năng phát
huy giá trị phục vụ phát triển du lịch của hệ thống di tích trên địa bàn thành
phố, trong đó chú trọng đánh giá cách tổ chức không gian du lịch, sức chứa phù
hợp khả năng chịu tải của tài nguyên, môi trường du lịch tại di tích. Trên cơ
sở đó, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho 05 di tích có khả năng phát triển du
lịch, đáp ứng đủ điều kiện để công nhận là điểm đến theo quy định của Luật Du
lịch. Từ đó hình thành những sản phẩm du lịch văn hóa có chất lượng, kết nối
các điểm di sản, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phát triển du lịch văn
hóa.
- Phát triển, đa dạng hóa và nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế của từng địa phương. Xây dựng hoàn
thiện các sản phẩm du lịch văn hóa, du lịch tâm linh gắn với các loại hình du
lịch MICE (du lịch hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện), du lịch làng nghề,
sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng... theo hướng du lịch xanh, bền vững.
Trong đó tập trung tạo dựng và khai thác hiệu quả hơn ở di tích Danh thắng Ngũ
Hành Sơn, Thành Điện Hải, Nhà thờ Tiền hiền làng An Hải và Thoại Ngọc Hầu...
- Tiếp tục đầu tư để khai thác tiềm
năng, thế mạnh của du lịch đường thủy nội địa nhằm phát huy các giá trị các di
tích lịch sử, các nghề truyền thống tại các làng quê dọc tuyến sông, nhất là
các Tuyến Sông Hàn - Khu căn cứ cách mạng K20; tuyến Sông Hà - Túy loan - Thái
lai; Tuyến du lịch Sông Cu Đê.
- Nghiên cứu và xây dựng hệ thống các
sản phẩm lưu niệm lấy cảm hứng từ các di sản văn hóa tiêu biểu của thành phố.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế
hoạch số 7513/KH-UBND ngày 15/11/2020 của UBND thành phố về việc phát triển du
lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, Đề án phát triển du lịch cộng
đồng tại bãi biển Thọ Quang - Mân Thái, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng[6],
Đề án phát triển du lịch cộng đồng Nam Ô[7], Đề án phát triển du lịch Khu
Căn cứ cách mạng K20[8], Đề án phát triển du lịch cộng đồng huyện
Hòa Vang giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030[9].
- Nghiên cứu tổ
chức các sự kiện, hoạt động giao lưu di sản văn hóa dân tộc giữa thành phố Đà
Nẵng với các địa phương trong nước và nước ngoài để quảng bá, phát huy giá trị
văn hóa di sản thành phố Đà Nẵng.
- Phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên
Huế nghiên cứu, thống nhất phương án bảo tồn, quản lý và phát huy giá trị di
tích Hải Vân Quan sau khi hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ,
phục hồi và phát huy di tích Hải Vân Quan. Thực hiện khảo
sát, đánh giá và xây dựng phương án phát huy giá trị di tích đồn Chơn Sảng tại
Dự án Làng Vân.
IV. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp
tuyên truyền, giáo dục
a) Chú trọng đến các hoạt động quảng
bá, xúc tiến du lịch để giới thiệu văn hóa đặc trưng địa phương. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về gắn kết di sản văn hóa với phát triển
du lịch; thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng ngừa kịp thời những rủi ro xảy
ra đối với các công trình di sản văn hóa trong cộng đồng ở các cấp, các ngành
và các tầng lớp nhân dân.
b) Đầu tư hiện đại hóa, chuyển đổi số
Ngân hàng dữ liệu di sản văn hóa Đà Nẵng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu,
tìm hiểu thông tin của người địa phương và khách du lịch;
c) Triển khai các hoạt động tuyên
truyền đối với đồng bào dân tộc Cơtu nhằm nâng cao tự tôn dân tộc và nhận thức
của đồng bào trong loại bỏ những tập tục lạc hậu, phát huy vai trò chủ thể của
đồng bào đối với nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Hướng dẫn địa phương thực hiện việc bài trừ hủ tục lạc hậu gắn với Phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
d) Tập trung giới thiệu rộng rãi các
di sản văn hóa tiêu biểu của thành phố trở thành điểm đến thông qua các ấn phẩm
quảng cáo, tập gấp, sách hướng dẫn, bản đồ, internet...
đ) Xây dựng Quy định ứng xử tại di tích bằng hình ảnh.
e) Thực hiện bảng trích dẫn các quy
phạm pháp luật về di sản văn hóa gắn tại di tích.
2. Giải pháp
huy động nguồn lực đầu tư
a) Nguồn kinh phí đầu tư trong hoạt
bảo tồn di tích:
- Đối với việc tu bổ, tôn tạo các di
tích quốc gia đặc biệt, cấp quốc gia và thành phố, hệ thống nhà cổ dân gian,
công trình kiến trúc có giá trị: Sử dụng 100% vốn ngân sách thành phố.
- Đối với việc tu bổ, tôn tạo các di
tích nằm trong danh mục kiểm kê: Sử dụng vốn ngân sách của thành phố và xã hội
hóa để cắm mốc giới, bảo vệ ranh giới di tích và tu bổ, tôn tạo và phát huy giá
trị di tích.
- Hàng năm UBND các quận, huyện chủ
động xây dựng kinh phí để chi trả thù lao cho người trông coi trực tiếp và hỗ
trợ cho các hoạt động thường xuyên của Ban Quản lý di tích nhằm quản lý hiệu
quả các di tích này.
b) Tăng cường xã hội hóa hoạt động
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
- Khuyến khích, tạo điều kiện để các
cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đóng góp kinh phí, tham gia đầu tư tu bổ, tôn
tạo di tích và khai thác dịch vụ thương mại tại các khu di tích; tổ chức các
hoạt động liên quan đến truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể.
- Huy động các nguồn lực xã hội cho
các chương trình, dự án phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa.
- Định kỳ 2 năm 1 lần, tổ chức khen
thưởng, vinh danh những tổ chức, cá nhân tham gia đóng
góp, đầu tư và có đóng góp trong công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
của thành phố.
3. Giải pháp
nâng cao chất lượng nhân lực
a) Xây dựng và phát triển nguồn nhân
lực có tính chuyên nghiệp cao, đội ngũ thợ lành nghề, được trang bị và nắm vững
những quy định của pháp luật về di sản văn hóa; được trang bị các phương pháp
khoa học về bảo tồn truyền thống và hiện đại; có năng lực phối hợp và liên kết
các chuyên gia trên nhiều lĩnh vực khác nhau để quản lý và triển khai có hiệu
quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa.
b) Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ
được tiếp cận và tham gia các lớp tập huấn chuyên môn,
nghiệp vụ trong và ngoài nước. Phổ biến kịp thời những tài
liệu hướng dẫn về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa để
cán bộ văn hóa cơ sở được tiếp cận, nghiên cứu vận dụng phù hợp với địa phương.
c) Thường xuyên tổ chức các lớp
nghiệp vụ hướng dẫn, nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại
các điểm tham quan di tích.
d) Ưu tiên đào tạo, tuyển dụng đội
ngũ hướng dẫn viên du lịch và thuyết minh viên tại các điểm di tích là người
địa phương, hiểu rõ giá trị của di sản văn hóa và đạt yêu cầu về trình độ kiến
thức, ngoại ngữ, giao tiếp ứng xử, tổ chức sự kiện...
đ) Tiếp tục thành lập và kiện toàn
các Ban Quản lý, Tổ Bảo vệ di tích theo Quyết định số 5009/QĐ-UBND ngày
22/12/2020 của UBND thành phố về việc việc ban hành Quy chế phối hợp, quản lý
bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và hướng dẫn của Sở Văn hóa và Thể thao.
4. Giải pháp
tăng cường quản lý nhà nước, công tác phối hợp
- a) Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về lĩnh vực di sản văn hóa; hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả
các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố về di sản văn hóa; hướng dẫn
thực hiện việc kiện toàn các ban quản lý, tổ bảo vệ di tích.
b) Thường xuyên thanh tra, kiểm tra
để giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi
phạm pháp luật về di sản văn hóa, không để xảy ra điểm nóng.
c) Hằng năm, tổ chức họp giao ban
giữa Sở Văn hóa và Thể thao và UBND các quận, huyện về công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di sản văn hóa nhằm tăng cường công tác phối,
kết hợp.
5. Giải pháp phát triển du lịch di
sản văn hóa
a) Phát triển và
đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, nhất là các chuỗi liên kết và dịch vụ, đáp
ứng các bộ tiêu chuẩn du lịch quốc tế, đi đôi với bảo tồn di sản văn hóa và đẩy
mạnh truyền thông, quảng bá du lịch gắn với xây dựng thương hiệu điểm đến.
b) Xây dựng mô hình du lịch kết nối
các loại hình di sản văn hóa.
c) Xây dựng mục tiêu phát triển du
lịch di sản văn hóa cho cộng đồng tại địa phương nơi có các di sản vật thể và
phi vật thể. Trong đó chú trọng các tiêu chí bảo vệ môi trường tự nhiên; đảm
bảo phát triển kinh tế, đời sống văn hóa - xã hội cho cộng đồng; an ninh trật
tự; quản lý sức chứa của điểm đến...
d) Tăng cường tổ chức các hoạt động
xúc tiến liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố lân cận nhằm phát huy lợi
thế “Con đường di sản văn hóa” để phát triển du lịch di sản cho thành phố trong
hệ thống chung.
đ) Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và
cộng đồng dân cư làm du lịch. Khuyến khích doanh nghiệp du lịch đầu tư trực
tiếp vào các điểm đến văn hóa hoặc khu vực lân cận để phát
triển du lịch văn hóa cũng như các loại hình du lịch khác.
e) Ký kết hợp tác với các công ty du
lịch, các đơn vị lữ hành, tăng cường truyền thông qua các kênh thông tin, xây
dựng và phát triển các tour du lịch; đa dạng hơn các sản phẩm
du lịch gắn với các di tích, kết nối các điểm di tích trong thành phố và với các
địa phương lân cận. Tổ chức cho các đơn vị lữ hành khảo sát, tìm hiểu các di tích có tiềm năng để khai thác, phát huy
hình thành sản phẩm du lịch nhằm phát triển du lịch trên địa bàn thành phố.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Dự kiến kinh phí thực hiện trùng
tu tôn tạo di tích là 803.500 tỷ đồng từ vốn xây dựng cơ bản thuộc ngân sách
thành phố (kèm theo Phụ lục 4).
2. Hàng năm, Sở Văn hóa và Thể thao,
UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan đề xuất nguồn kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án. Việc bố trí vốn và phân bổ kinh phí thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà
nước.
Phần
thứ tư
TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa và Thể thao
Là cơ quan thường trực, theo dõi, đôn
đốc các đơn vị triển khai thực hiện các nhiệm vụ và chủ động đề xuất UBND thành
phố các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện hiệu quả Đề án. Đồng thời,
định kỳ hàng năm báo cáo UBND thành phố kết quả triển khai
Đề án.
2. Sở Xây dựng
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao
trong việc thẩm định, có ý kiến về phương án quy hoạch, kiến trúc, quản lý quy
hoạch được duyệt theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
3. Sở Tài
nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa
và Thể thao, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện
tham mưu việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với các di tích trên địa bàn thành phố, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ
và phát huy giá trị di tích; phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thẩm định về
nội dung đất đai, tác động môi trường liên quan đến các khu vực đề xuất lập quy
hoạch, dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ di tích.
b) Tham gia xác nhận các khu vực đề
xuất khoanh vùng bảo vệ di tích, trình UBND thành phố phê duyệt bản đồ khoanh
vàng bảo vệ di tích.
4. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Văn hóa
và Thể thao và các đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố cân đối, bố trí
nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Đề án theo đúng quy định.
5. Sở Tài chính
a) Trên cơ sở đề xuất của Sở Văn hóa
và Thể thao, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định tham mưu UBND thành phố trình
HĐND thành phố phê duyệt đảm bảo theo quy định đối với việc
thu phí, lệ phí và các khoản thu cũng như cơ chế quản lý
tài chính tại các cơ sở di tích trên địa bàn thành phố.
b) Hằng năm vào thời điểm xây dựng dự
toán, tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố phê duyệt kinh phí thực hiện
Đề án theo khả năng cân đối ngân sách của nhà nước trong từng thời kỳ, từng năm
trên cơ sở đề xuất kinh phí của Sở Văn hóa và Thể thao và các đơn vị địa
phương, và căn cứ chủ trương của cấp có thẩm quyền, chính sách của chế độ quy
định hiện hành.
6. Sở Thông tin
và Truyền thông, các cơ quan báo, đài của thành phố
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao
xây dựng các chương trình, nội dung tuyên truyền giá trị di sản văn hóa và vận
động các tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân dân tham gia thực hiện Đề án.
7. Sở Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa
và Thể thao, các sở, ban, ngành có liên quan và UBND các quận, huyện, phường,
xã trong việc tổ chức, khai thác những giá trị của di sản văn hóa phục vụ cho
việc phát triển du lịch và hướng dẫn các thủ tục công nhận điểm du lịch.
b) Hướng dẫn các công ty lữ hành,
hướng dẫn viên và du khách thực hiện đúng nội quy, quy chế tại các di tích và
giữ gìn, bảo vệ di tích trong hoạt động du lịch.
8. Sở
Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa và
Thể thao tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về bảo vệ và phát huy giá
trị di tích; đưa việc học tập, tham quan, nghiên cứu di tích vào chương trình giáo
dục ngoại khóa hàng năm của các cấp học, trường học. Phối hợp chỉ đạo thực hiện
tốt Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” gắn
với bảo vệ di tích trên địa bàn thành phố.
9. Sở Giao
thông Vận tải
Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao
triển khai việc lắp đặt biển báo chỉ đường, bảng thông tin cho một số di tích
theo chức năng nhiệm vụ.
10. Công an
thành phố
Chủ trì xây dựng phương án phòng
chống cháy nổ và an ninh trật tự tại tại một số di tích quan trọng.
11. UBND các
quận, huyện
a) Chịu trách nhiệm tổ chức quản lý,
giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di
tích.
b) Tổ chức vận động, huy động, quản
lý nguồn vốn xã hội hóa phục công tác tu bổ, tôn tạo, bảo
vệ và sửa chữa nhỏ di tích ở địa phương, đồng thời đề
xuất hình thức khen thưởng cho các tổ chức, cá nhân, gửi về
Sở Văn hóa và Thể thao trình Chủ tịch UBND thành phố xem xét,
quyết định.
c) Chủ trì xây dựng hồ sơ công nhận
điểm đến du lịch cho di tích đủ tiêu chí trên địa bàn quản lý.
d) Phối hợp với Sở Văn hóa và Thể
thao thực hiện các nội dung của Đề án. Đồng thời, kiểm
tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án tại địa phương, hăng
năm có báo cáo UBND thành phổ thông qua Sở Văn hóa và Thể thao.
12. Đề nghị các cấp ủy Đảng, Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc và các hội, đoàn thể quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp tạo điều
kiện thuận lợi để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án
này./.
PHỤ LỤC I
DANH
MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐÃ ĐƯỢC XẾP HẠNG CẤP QUỐC GIA, CẤP THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di
sản văn hóa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025 của UBND thành phố Đà
Nẵng)
1. Di tích Quốc gia đặc biệt
STT
|
Tên
di tích
|
Loại
hình
|
Địa
điểm
|
Ngày
Quyết định
|
Số
Quyết định
|
1
|
Thành
Điện Hải
|
Lịch
sử
|
Phường
Thạch Thang, quận Hải Châu
|
25/12/2017
|
2082/QĐ-TTg
|
2
|
Danh
thắng Ngũ Hành Sơn
|
Danh
thắng
|
Phường
Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn
|
24/12/2018
|
1820/QĐ-TTg
|
2. Di tích quốc gia
STT
|
Tên
di tích
|
Loại
hình
|
Địa điểm
|
Ngày
Quyết định
|
Số
Quyết định
|
1
|
Nghĩa trủng Phước Ninh
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Nam Dương, quận Hải Châu
|
16/11/1988
|
1288
- VH/QĐ
|
2
|
Bia chùa Long Thủ
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Bình Hiên, quận Hải Châu
|
2/12/1992
|
3959-VH/QĐ
|
3
|
Đình Nại Nam
|
Kiến
trúc nghệ thuật
|
Phường
Hoà Cường Nam, quận Hải Châu
|
04/01/1999
|
01/1999/-QĐ-BVHTT
|
4
|
Đình Bồ Bản
|
Kiến
trúc nghệ thuật
|
Xã
Hoà Phong, huyện Hoà Vang
|
04/01/1999
|
01/1999/-QĐ-BVHTT
|
5
|
Đình Tuý Loan
|
Kiến
trúc - nghệ thuật
|
Xã
Hoà Phong, huyện Hoà Vang
|
04/01/1999
|
01/1999/-QĐ-BVHTT
|
6
|
Nghĩa trủng Hoà Vang
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Khuê Trung, quận Cẩm Lệ
|
04/01/1999
|
01/1999/-QĐ-BVHTT
|
7
|
Nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng
|
Kiến
trúc - nghệ thuật
|
Xã
Hoà Phước, huyện Hoà Vang
|
01/02/2000
|
03/2000-QĐ-VH
|
8
|
Mộ danh nhân Ông ích Khiêm
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ
|
12/07/2001
|
38/2001/QĐ-BVHTT
|
9
|
Đình và Nhà thờ chư phái tộc Hải
Châu
|
Lịch
sử -Kiến trúc nghệ thuật
|
Phường
Hải Châu I, quận Hải Châu
|
12/7/2001
|
38/2001/QĐ-BVHTT
|
10
|
Nhà thờ tiền hiền làng An Hải và
Thoại Ngọc Hầu
|
Lịch
sử
|
Phường
An Hải Tây, quận Sơn Trà
|
27/8/2007
|
06/2007/QĐ-BVHTTDL
|
11
|
Đình Thạc Gián
|
Kiến
trúc nghệ thuật
|
Phường
Chính Gián, quận Thanh Khê
|
27/08/2007
|
05/2007/QĐ-BVHTTDL
|
12
|
Mộ Đỗ Thúc Tịnh
|
Lịch
sử
|
Xã
Hoà Khương, huyện Hoà Vang
|
03/8/2007
|
45/2007/QĐ-BVHTTDL
|
13
|
Địa điểm nhà Mẹ Nhu và Bảy Dũng sĩ
Thanh Khê
|
Lịch
sử
|
Phường
Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê
|
18/12/2009
|
4699/QĐ-BVHTTDL
|
14
|
Khu căn cứ cách mạng K.20
|
Lịch
sử
|
Phường
Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn
|
06/9/2010
|
3068/QĐ-BVHTTDL
|
15
|
Mộ và miếu thờ Ông ích Đường
|
Lịch
sử
|
Phường
Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ; Xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang
|
07/02/2013
|
675/QĐ-BVHTTDL
|
16
|
Căn cứ Huyện ủy Hòa Vang
|
Lịch
sử
|
Xã
Hòa Phú - Hòa Khương, huyện Hòa Vang
|
08/7/2014
|
2107/QĐ-BVHTTDL
|
17
|
Hải Vân Quan
|
Lịch
sử và kiến trúc nghệ thuật
|
Thị
trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế và Phường Hòa Hiệp Bắc, quận
Liên Chiểu, tp Đà Nẵng.
|
14/4/2017
|
1531/QĐ-BVHTTDL
|
3. Di tích cấp thành phố
STT
|
Tên di tích
|
Loại
hình
|
Địa
điểm
|
Ngày
Quyết định
|
Số
Quyết định
|
1
|
Đình Mỹ Khê
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Phước Mỹ, quận Sơn Trà
|
11/03/2005
|
1725/QĐ-UBND
|
2
|
Đình Dương Lâm
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Xã
Hoà Phong, huyện Hoà Vang
|
23/12/2005
|
9859/QĐ-UBND
|
3
|
Đình Trung Nghĩa
|
Lịch
sử- văn hóa
|
PhườngHoà
Minh, quận Liên Chiểu
|
23/12/2005
|
9861/QĐ-UBND
|
4
|
Đình Nam Thọ
|
Kiến
trúc nghệ thuật
|
Phường
Thọ Quang, quận Sơn Trà
|
23/12/2005
|
9860/QĐ-UBND
|
5
|
Nhà thờ tộc Đặng
|
Lịch
sử- Văn hóa
|
Phường
Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn
|
30/8/2006
|
5879/
QĐ-UBND
|
6
|
Đình Xuân Lộc
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Xã Hoà
Sơn, huyện Hoà Vang
|
30/8/2006
|
5877/QĐ-UBND
|
7
|
Đình Phước Thuận
|
Lịch
sử-văn hóa
|
Xã
Hoà Nhơn,huyện Hoà Vang
|
30/8/2006
|
5874/QĐ-UBND
|
8
|
Đình Trung Lương
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ
|
30/8/2006
|
5875/QĐ-UBND
|
9
|
Đình An Hải
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
An Hải Tây, quận Sơn Tra
|
30/8/2006
|
5878/
QĐ-UBND
|
10
|
Miếu Hàm Trung
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu
|
14/6/2007
|
4425/
QĐ-UBND
|
11
|
Đình Thạch Nham
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Xã
Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang
|
8/1/2007
|
152/QĐ-UBND
|
12
|
Đình và Nhà thờ tiền hiền Lỗ Giáng
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ
|
8/1/2007
|
150/QĐ-
UBND
|
13
|
Đình Tùng Lâm
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Hoà Xuân, quận cẩm Lệ
|
14/6/2007
|
4424/
QĐ-UBND
|
14
|
Đình Đại La
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Xã
Hoà Sơn, huyện Hoà Vang
|
8/1/2007
|
151/QĐ-UBND
|
15
|
Đình Phong Lệ
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Xã
Hoà Châu, huyện Hoà Vang
|
14/6/2007
|
4426/QĐ-UBND
|
16
|
Đình Xuân Dương
|
Lịch
sử văn hóa
|
Phường
Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu
|
24/12/2007
|
10228/QĐ-UBND
|
17
|
Đình Trước Bàu
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Xã
Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang
|
24/12/2007
|
10225/QĐ-UBND
|
18
|
Đình Phong Lệ Bắc
|
Lịch
sử-Văn hoá
|
Phường
Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ
|
24/12/2007
|
10227/QĐ-UBND
|
19
|
Đình Cẩm Toại
|
Lịch
sử-văn hóa
|
Xã
Hoà Phong, huyện Hoà Vang
|
24/12/2007
|
10226/QĐ-UBND
|
20
|
Trường Tiểu học An Phước
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Xã
Hoà Phong, huyện Hoà Vang
|
27/5/2008
|
4141/QĐ-UBND
|
21
|
Đình Mân Quang
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Hoà Quý, quận Ngũ Hành sơn
|
8/7/2008
|
5481/QĐ-UBND
|
22
|
Đình Thanh Khê
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê
|
31/7/2008
|
6198/QĐ-UBND
|
23
|
Đình Hoà An
|
Lịch
sử- văn hóa
|
Phường
Hoà An, quận Cẩm Lệ
|
29/9/2008
|
7945/QĐ-UBND
|
24
|
Địa điểm thành lập chi bộ Phổ Lo Sỹ
|
Lịch
sử
|
Xã
Hoà Khương, huyện Hoà Vang
|
29/12/2008
|
10898/QĐ-UBND
|
25
|
Nhà thờ tộc Thái
|
Lịch
sử- Văn hóa
|
Phường
Hoà Phát, quận Cẩm Lệ
|
12/8/2009
|
6099/QĐ-UBND
|
26
|
Đình Phú Hòa
|
Lịch
sử- Văn hóa
|
Xã
Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang
|
12/8/2009
|
6100/QĐ-UBND
|
27
|
Nhà thờ tiền hiền làng Nại Hiên
|
Lịch
sử- Văn hóa
|
Phường
Bình Hiên, quận Hải Châu
|
12/8/2009
|
6101/QĐ-UBND
|
28
|
Đình Thái Lai
|
Lịch
sử- Văn hóa
|
Xã
Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang
|
22/12/2009
|
9569/QĐ-UBND
|
29
|
Chứng tích tội ác Giáng Đông
|
Lịch
sử
|
Xã
Hòa Châu, huyện Hòa Vang
|
07/8/2010
|
5904/QĐ-UBND
|
30
|
Đình Đà Sơn
|
Lịch
sử- Văn hóa
|
Phường
Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu
|
07/8/2010
|
5905/QĐ-UBND
|
31
|
Đình An Ngãi Đông
|
Lịch
sử- Văn hóa
|
Xã
Hòa Sơn, huyện Hòa Vang
|
07/8/2010
|
5906/QĐ-UBND
|
32
|
Đình Phước Hưng
|
Lịch
sử- Văn hóa
|
Xã
Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang
|
26/11/2010
|
9179/QĐ-UBND
|
33
|
Đình Khuê Bắc
|
Lịch
sử - Văn hóa
|
Phường
Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn
|
14/12/2010
|
9726/QĐ-UBND
|
34
|
Đình Hoà Mỹ
|
Lịch
sử- Văn hóa
|
Phường
Hoà Minh, quận Liên Chiều
|
26/11/2010
|
9180/QĐ-UBND
|
35
|
Miếu Cây Sung
|
Lịch
sử- Văn hóa
|
Phường
Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ
|
26/11/2010
|
9181/QĐ-UBND
|
36
|
Nhà thờ tập linh nghề cá làng Thanh
Khê
|
Lịch
sử - Văn hóa
|
Phường
Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê
|
08/07/2011
|
5834/QĐ-UBND
|
37
|
Đình làng Hưởng Phước
|
Lịch
sử - Văn hóa
|
Xã
Hòa Liên, huyện Hòa Vang
|
08/07/2011
|
5833/QĐ-UBND
|
38
|
Đình Phú Thượng
|
Lịch
sử - Văn hóa
|
Xã
Hòa Sơn, huyện Hòa Vang
|
15/6/2012
|
4727/QĐ-UBND
|
39
|
Lăng Ông Kim Liên
|
Kiến
trúc - nghệ thuật
|
Phường
Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu
|
30/10/2012
|
8972/QĐ-UBND
|
40
|
Đình Yến Nê
|
Lịch
sử
|
Xã
Hòa Tiến, huyện Hòa Vang
|
30/10/2012
|
8971/QĐ-UBND
|
41
|
Đình Hòa Khương
|
Kiến
trúc - nghệ thuật
|
Xã
Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
|
17/12/2012
|
10494/QĐ-UBND
|
42
|
Khu di tích lịch sử - văn hóa làng
Mân Quang
|
Kiến
trúc - nghệ thuật
|
Phường
Thọ Quang, quận Sơn Trà
|
17/12/2012
|
10496/QĐ-UBND
|
43
|
Đình Quá Giáng
|
Lịch
sử - văn hóa
|
Xã
Hòa Phước, huyện Hòa Vang
|
03/5/2013
|
2948/QĐ-UBND
|
44
|
Đình Cổ Mân
|
Lịch
sử - văn hóa
|
Phường
Mân Thái, quận Sơn Trà
|
20/5/2013
|
3386/QĐ-UBND
|
45
|
Đình Thanh Vinh
|
Lịch
sử
|
Phường
Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu
|
10/3/2014
|
1499/QĐ-UBND
|
46
|
Nhà thờ tộc
Đinh
|
Kiến
trúc - nghệ thuật
|
Xã
Hòa Phước, huyện Hòa Vang
|
10/3/2014
|
1500/QĐ-UBND
|
47
|
Đình Hòa Phú
|
Kiến
trúc - nghệ thuật
|
Phường
Hòa Minh, quận Liên Chiểu
|
22/01/2015
|
448/QĐ-UBND
|
48
|
Đình Đa Phước
|
Lịch
sử
|
Phường
Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu
|
04/2/2016
|
702/QĐ-UBND
|
49
|
Khu chứng tích sự kiện 45 em học
sinh Trường tiểu học Mân Quang
|
Lịch
sử
|
Phường
Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn
|
04/2/2016
|
703/QĐ-UBND
|
50
|
Đinh Phước Trường
|
Lịch
sử
|
Phường
Phước Mỹ, quận Sơn Trà
|
03/4/2017
|
1774/QĐ-UBND
|
51
|
Đình Nại Hiên Đông
|
Lịch
sử
|
Phường
Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà
|
03/4/2017
|
1775/QĐ-UBND
|
52
|
Đình Xuân Thiều
|
Kiến
trúc nghệ thuật
|
Phường
Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu
|
21/12/2018
|
6237/QĐ-UBND
|
53
|
Căn cứ lõm B1 Hồng
Phước
|
Lịch
sử
|
Phường
Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu
|
05/4/2019
|
1472/
QĐ-UBND
|
54
|
Mộ Thủy tổ tộc Huỳnh Đức
|
Lịch
sử
|
Phường
Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn
|
13/9/2019
|
4078/QĐ-UBND
|
55
|
Mộ Thống chế Lê Văn Hoan
|
Lịch
sử
|
Xã
Hòa Phong, huyện Hòa Vang
|
29/11/2019
|
5450/QĐ-UBND
|
56
|
Miếu Tam Vị
|
Lịch
sử
|
Phường
Hòa Minh, quận Liên Chiểu
|
28/4/2020
|
1523/QĐ-UBND
|
57
|
Địa điểm chiến thắng Gò Hà
|
Lịch
sử
|
Xã
Hòa Khương, huyện Hòa Vang
|
12/5/2020
|
1683/QĐ-UBND
|
58
|
Di chỉ khảo cổ Chăm Phong Lệ
|
Khảo
cổ
|
Phường
Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ
|
27/11/2020
|
4568/QĐ-UBND
|
59
|
Cụm di tích lịch sử Nam Ô
|
Lịch
sử
|
Phường
Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu
|
27/11/2020
|
4569/QĐ-UBND
|
60
|
Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng
|
Lịch
sử
|
Phường
Bình Hiên, quận Hải Châu
|
11/01/2021
|
63/QĐ-UBND
|
61
|
Đình Vân Dương
|
Lịch
sử
|
Xã
Hòa Liên, huyện Hòa Vang
|
19/4/2021
|
1296/QĐ-UBND
|
62
|
Đến tưởng niệm Mẹ Việt Nam Anh
hùng, Anh hùng Liệt sĩ phường Hòa Hiệp Nam
|
Lịch
sử
|
Phường
Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu
|
20/7/2020
|
2490/QĐ/UBND
|
63
|
Mộ ngài Tiền hiền Phan Công Thiên
|
Lịch
sử
|
Phường
Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu
|
20/7/2020
|
2491/QĐ/UBND
|
PHỤ LỤC II
DANH
MỤC DI TÍCH TRÙNG TU, TÔN TẠO TỪ NĂM 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025 của UBND thành phố Đà Nẵng)
STT
|
TÊN
DI TÍCH
|
ĐỊA ĐIỂM
|
KINH
PHÍ
(Đơn
vị: 1.000.000đ)
|
1
|
Thành Điện Hải
|
Phường
Thạch Thang, quận Hải Châu
|
105.850
|
2
|
Đình Bồ Bản
|
Xã
Hoà Phong, huyện Hoà Vang
|
1.000
|
3
|
Nghĩa trủng Hoà Vang
|
Phường
Khuê Trung, quận Cẩm Lệ
|
4.550
|
4
|
Nhà thờ chư phái tộc Quá Giáng
|
Xã
Hoà Phước, huyện Hoà Vang
|
9.330
|
5
|
Đỉnh Thạc Gián
|
Phường
Chính Gián, quận Thanh Khê
|
850
|
6
|
Khu căn cứ cách mạng K.20
|
Phường
Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn
|
20.600
|
7
|
Mộ và miếu thờ Ông Ích Đường
|
Phường
Hòa Thọ Tây, quận Cẩm Lệ; Xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang
|
950
|
8
|
Hải Vân Quan
|
Thị
trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế và Phường Hòa Hiệp Bắc,
quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng.
|
1.000
|
9
|
Đình Mỹ Khê
|
Phường
Phước Mỹ, quận Sơn Trà
|
1.700
|
10
|
Đình Nam Thọ
|
Phường
Thọ Quang, quận Sơn Trà
|
2.000
|
11
|
Đình Xuân Lộc
|
Xã
Hoà Sơn, huyện Hoà Vang
|
2.950
|
12
|
Đình Phước Thuận
|
Xã
Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang
|
4.198
|
13
|
Miếu Hàm Trung
|
Phường
Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu
|
16.650
|
14
|
Đình và Nhà thờ tiền hiền Lỗ Giáng
|
Phường
Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ
|
5.550
|
15
|
Đình Xuân Dương
|
Phường
Hoà Hiệp Nam, quận Liên Chiểu
|
3.341
|
16
|
Đình Cẩm Toại
|
Xã
Hoà Phong, huyện Hoà Vang
|
4.170
|
17
|
Đình Thanh Khê
|
Phường
Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê
|
1.800
|
18
|
Đình Phú Hòa
|
Xã
Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang
|
2.700
|
19
|
Nhà thờ tiền hiền làng Nại Hiên
|
Phường
Bình Hiên, quận Hải Châu
|
3.210
|
20
|
Đình Thái Lai
|
Xã
Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang
|
2.324
|
21
|
Đình Phước Hung
|
Xã
Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang
|
4.630
|
22
|
Đình Khuê Bắc
|
Phường
Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn
|
7.700
|
23
|
Miếu Cây Sung
|
Phường
Hoà Thọ Đông, quận Cẩm Lệ
|
1.820
|
24
|
Nhà thờ tập linh nghề cá làng Thanh
Khê
|
Phường
Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê
|
4.810
|
25
|
Đình làng Hưởng Phước
|
Xã
Hòa Liên, huyện Hòa Vang
|
1.100
|
26
|
Đình Phú Thượng
|
Xã
Hòa Sơn, huyện Hòa Vang
|
2.800
|
27
|
Lăng Ông Kim
Liên
|
Phường
Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu
|
950
|
28
|
Đình Yến Nê
|
Xã
Hòa Tiến, huyện Hòa Vang
|
1.904
|
29
|
Đình Hòa Khương
|
Xã
Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang
|
1.890
|
30
|
Đình Quá Giáng
|
Xã
Hòa Phước, huyện Hòa Vang
|
3.000
|
31
|
Đình Thanh Vinh
|
Phường
Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu
|
1.600
|
32
|
Nhà thờ tộc Đinh
|
Xã
Hòa Phước, huyện Hòa Vang
|
4.110
|
33
|
Đình Phước Trường
|
Phường
Phước Mỹ, quận Sơn Trà
|
3.830
|
34
|
Đình Nại Hiên Đông
|
Phường
Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà
|
6.500
|
35
|
Đình Xuân Thiều
|
Phường
Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu
|
9.129
|
Tổng
cộng
|
250.496
|
PHỤ LỤC III
DANH
MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ
ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Đề án Bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025
của UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Di sản văn hóa phi vật thể Thế
giới được UNESCO công nhận
STT
|
Tên
gọi
|
Loại
hình
|
Căn
cứ
|
1
|
Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt
Nam (Đà Nẵng)
|
Di sản văn hóa phi vật thể đại diện
của nhân loại
|
Được thông qua tại Phiên họp Ủy ban
Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 12
của UNESCO diễn ra tại Jeju, Hàn Quốc (7/12/2017)
|
2. Danh mục văn hóa phi vật thể
quốc gia
STT
|
Tên
gọi
|
Loại hình
|
Ngày
quyết định
|
Số
quyết định
|
1
|
Nghề điêu khắc mỹ nghệ đá Non Nước
|
Nghề
thủ công truyền thống
|
25/08/2014
|
2684/QĐ-BVHTTDL
|
2
|
Nghệ thuật Tuồng xứ Quảng
|
Nghệ
thuật trình diễn dân gian
|
18/06/2015
|
1877/QĐ-BVHTTDL
|
3
|
Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng
|
Lễ
hội truyền thống
|
10/3/2016
|
829/QĐ-BVHTTDL
|
4
|
Nghệ thuật Bài Chòi dân gian
|
Nghệ
thuật trình diễn dân gian
|
21/11/2016
|
4036/QĐ-BVHTTDL
|
5
|
Nghề làm nước mắm Nam Ô
|
Nghề
thủ công truyền thống
|
27/08/2019
|
2974/QĐ-BVHTTDL
|
6
|
Lễ hội Quán Thế Âm
|
Lễ
hội truyền thống
|
03/2/2021
|
601/QĐ-BVHTTDL
|