VỀ VIỆC THÔNG QUA “QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH
ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
KHOÁ XIII - KỲ HỌP THỨ BẢY
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng
11 năm 2005;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11
năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày
11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đa dạng
sinh học;
Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày
31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng
sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước Đa dạng
sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học;
Xét Tờ trình số 874/TTr-UBND ngày 11 tháng 4
năm 2013 của UBND tỉnh về việc đề nghị thông qua quy hoạch bảo tồn Đa dạng sinh
học tỉnh Điện Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số
09/BC-HĐND ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân
dân tỉnh và ý kiến của Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT
NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) tỉnh Điện
Biên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm,
nguyên tắc quy hoạch
1. Quan điểm
- Phù hợp với quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch sử dụng đất đai và các quy hoạch
ngành có liên quan.
- Mang tính hệ thống, bao gồm bảo
tồn các hệ sinh thái, loài, nguồn gen, các cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn đặc
thù; chú trọng duy trì, bảo vệ phát triển chức năng và các khả năng sức chứa của
hệ sinh thái; ưu tiên chú trọng các hệ sinh thái đặc trưng, dễ bị tổn thương,
nhạy cảm, đã bị suy thoái hoặc có nguy cơ suy thoái.
- Quy hoạch được xây dựng một
cách khoa học, khách quan, tôn trọng các quy luật phát triển của tự nhiên, kết
hợp các phương pháp hiện đại và truyền thống. Khuyến khích áp dụng tri thức bản
địa nhằm sử dụng hợp lý, bền vững tài nguyên sinh học.
- Đảm bảo thích ứng được với biến
đổi khí hậu toàn cầu.
- Có sự gắn kết hòa nhập với bảo
tồn ĐDSH trong phạm vi cả nước, với các tỉnh có chung ranh giới và quốc tế với
các quốc gia có chung đường biên giới.
- Dựa trên cơ sở phát huy tối
đa vai trò của cộng đồng, có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Quy hoạch bảo tồn
ĐDSH cần phải hướng đến mục tiêu “vì con người”, đặt con người vào vị trí trung
tâm của bảo tồn ĐDSH. Chỉ ra mối liên quan giữa lợi ích của việc bảo tồn ĐDSH với
lợi ích của con người và xã hội.
- Áp dụng các phương pháp quy
hoạch, khoa học công nghệ tiên tiến, thích hợp. Kế thừa các quy hoạch liên quan
về sử dụng đất đai, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vận dụng được các kết
quả điều tra cơ bản về ĐDSH, về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội.
- Thiết thực, khả thi trên cơ sở
phân tích, đánh giá thực trạng và nhu cầu khai thác sử dụng ĐDSH và các sản phẩm
của ĐDSH, kể cả nhu cầu trên phạm vi cả nước và nước ngoài, đồng thời có thể
thích nghi với các biến động về kinh tế, xã hội và môi trường.
- Đảm bảo quyền lợi quốc gia, đồng
thời chú trọng thỏa đáng tới lợi ích các ngành, các địa phương, đặc biệt là lợi
ích cộng đồng và người dân bản địa.
2. Nguyên tắc quy hoạch:
- Đảm bảo ba mục tiêu: bảo tồn,
sử dụng bền vững và chia sẻ công bằng (về trách nhiệm và lợi ích) đối với nguồn
tài nguyên ĐDSH.
- Bảo tồn tại chỗ là chính,
song cần mở rộng việc bảo tồn và quản lý ĐDSH vượt ra ngoài ranh giới các khu bảo
tồn thiên nhiên.
- Chú trọng đến việc đảm bảo dịch
vụ hệ sinh thái, cần phải bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái để
chúng tiếp tục cung cấp các lợi ích lâu dài.
- Đạt được sự hài hòa các mục
tiêu bảo tồn với mục tiêu phát triển khác của xã hội, đảm bảo huy động tối đa sự
tham gia của các bên liên quan.
II. Mục tiêu
của Quy hoạch:
1. Mục tiêu chung:
- Bảo tồn và phát triển sự phong
phú của các hệ sinh thái tự nhiên và quan trọng trên địa bàn tỉnh, bảo vệ môi
trường sống tự nhiên của các loài hoang dã và cảnh quan môi trường, bảo vệ nét
đẹp độc đáo của tự nhiên.
- Nuôi, trồng và chăm sóc các
loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ,
nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có
giá trị lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
- Lưu giữ, bảo quản nguồn gen
và mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh
học.
- Nâng cao công tác quản lý và
phát triển các loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, các cảnh quan bị suy
thoái. Duy trì và phát triển nguồn gen đặc hữu, quý hiếm.
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng
trong việc bảo tồn ĐDSH ở Điện Biên.
- Nâng cao độ che phủ rừng, góp
phần bảo vệ môi trường, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Mục tiêu đến năm 2020:
- Đánh giá chính xác hiện trạng
ĐDSH của tỉnh Điện Biên.
- Phát hiện các nguy cơ gây suy
giảm ĐDSH.
- Hoàn thành quy hoạch bảo tồn
ĐDSH phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của tỉnh.
Thực hiện quy hoạch chi tiết các khu bảo tồn tại chỗ. Ưu tiên bảo tồn nguyên vị
các hệ sinh thái đặc thù, các loài thực vật quý hiếm, đặc hữu của hệ thống các
khu bảo tồn, tạo các sinh cảnh ổn định cho các loài động vật hoang dã sinh trưởng.
- Nâng cao độ che phủ rừng, phấn
đấu đến năm 2015 tỷ lệ che phủ rừng đạt 45,2%; đến năm 2020 đạt 53%. Hạn chế các
vụ xâm hại đến rừng như chặt phá, cháy rừng; xử phạt nghiêm các vụ vi phạm đến
rừng.
- Hạn chế các vụ xâm hại đến động
vật hoang dã như săn bắn, bẫy bắt… Đồng thời áp dụng các biện pháp tuyên truyền
giáo dục cộng đồng dân cư; xử lý nghiêm các vụ vi phạm, thu giữ các phương tiện
săn bắt động vật.
- Kiểm soát việc khai thác và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật; xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa,
kiểm soát và giảm thiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai xâm hại đối với
đa dạng sinh học; sử dụng kinh phí thu được từ chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng.
- Tăng cường năng lực quản lý
nhà nước về bảo tồn ĐDSH, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo tồn và giám
sát ĐDSH cho các khu bảo tồn. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học; xây dựng
và thực hiện các kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác bảo tồn
ĐDSH; tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng
đồng trong quản lý, bảo tồn và phát triển ĐDSH.
b) Định hướng đến năm 2030:
- Hoàn thiện hệ thống các khu
bảo tồn đa dạng sinh học và hình thành hệ thống hành lang đa dạng sinh
học kết nối các hệ sinh thái.
- Triển khai phương thức bảo tồn
chuyển chỗ, hình thành hệ thống vườn thực vật, vườn ươm, vườn động vật để bảo tồn
và phát triển các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có nguy cơ tuyệt chủng đã xác định
được của từng khu bảo tồn của tỉnh.
- Nâng cao độ che phủ rừng, phấn
đấu đến năm 2030 tỷ lệ che phủ rừng đạt 60%. Giảm các vụ xâm hại đến rừng và
khai thác trái phép tài nguyên sinh vật (chặt phá, đốt rừng, cháy rừng, săn bắt
động vật hoang dã…); xử phạt nghiêm các vụ vi phạm đến rừng.
- Giải quyết từng bước sinh kế ổn
định cho người dân vùng đệm các khu bảo tồn thông qua các giải pháp sản xuất
nông nghiệp bền vững, tham gia quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH.
- Tuyên truyền giáo dục nâng
cao nhận thức của cộng đồng trong bảo tồn ĐDSH. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống
chính sách phân công trách nhiệm và chia sẻ lợi ích giữa khu bảo tồn và người
dân trong công tác bảo tồn ĐDSH.
- Khai thác tiềm năng du lịch của
các khu bảo tồn nhằm phát triển du lịch sinh thái gắn với sinh kế của người dân
vùng đệm, nâng cao đời sống cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và
bảo tồn ĐDSH.
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức,
cơ chế, chính sách bảo tồn đa dạng sinh học ở Điện Biên phù hợp với kế hoạch
hành động bảo tồn đa dạng sinh học và các chiến lược quốc gia.
3. Quy hoạch các khu bảo tồn và
hành lang đa dạng sinh học:
3.1 Quy hoạch 6 khu bảo tồn với tổng
diện tích 202.715,84 ha chiếm 21,20% tổng diện tích tự nhiên ((khu bảo tồn loài
- sinh cảnh cấp quốc gia Mường Nhé (hiện nay là khu bảo tồn thiên nhiên đã được
thành lập từ năm 1986 và đã được duyệt quy hoạch chi tiết tại Quyết định số
593/QĐ-UBND ngày 23/5/2008 của UBND tỉnh) và 05 khu bảo tồn loài - sinh cảnh mới)),
cụ thể như sau:
a) Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh cấp
Quốc gia Mường Nhé
- Diện tích: 45.581,00 ha.
- Ranh giới: Khu bảo tồn loài -
sinh cảnh cấp quốc gia Mường Nhé kế thừa toàn bộ ranh giới và quy hoạch chi tiết
của khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Mường Nhé, theo Quyết định số 593/QĐ-UBND
ngày 23/5/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Dự án "Quy hoạch
chi tiết khu bảo tồn thiên nhiên Mường nhé tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008-2020";
khu bảo tồn nằm trên địa phận của 5 xã, huyện Mường Nhé: Sín Thầu, Leng Su Sìn,
Chung Chải, Mường Nhé và Nậm Kè.
b) Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh cấp
tỉnh Nậm Khăn - Mường Tùng
- Diện tích: 50.410,00 ha.
- Ranh giới: Nằm trên địa bàn các
xã Nậm Khăn, Pa Tần, Chà Cang, Chà Nưa, Chà Tở, Phìn Hồ (huyện Nậm Pồ), Mường
Tùng (huyện Mường Chà) và xã Lay Nưa, phường Sông Đà (thị xã Mường Lay).
c) Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh cấp
tỉnh Huổi Lèng - Nà Tấu
- Diện tích: 51.470,00 ha.
- Ranh giới: Nằm trên địa bàn các xã
Huổi Lèng, Hừa Ngài, Pa Ham, Sa Lông, Huổi Mí, Na Sang và thị trấn Mường Chà
(huyện Mường Chà), Pú Xi, Mường Khong (huyện Tuần Giáo), Mường Đăng, Ngối Cáy
(huyện Mường Ảng), Nà Tấu, Nà Nhạn (huyện Điện Biên).
d) Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh cấp
Quốc gia Pá Khoang - Mường Phăng
- Diện tích: 10.048,81 ha.
- Ranh giới: Nằm trên địa bàn các
xã Nà Nhạn, Pá Khoang, Mường Phăng (huyện Điện Biên), xã Pú Nhi (huyện Điện
Biên Đông), xã Thanh Minh, Tà Lèng (thành phố Điện Biên Phủ).
e) Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh cấp
tỉnh Pa Thơm
- Diện tích: 12.746,31 ha.
- Ranh giới: Nằm trên địa bàn các
xã Hua Thanh, Thanh Nưa, Thanh Luông, Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Yên, Pa
Thơm (huyện Điện Biên).
f) Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh cấp
tỉnh Mường Nhà
- Diện tích: 32.459,82 ha.
- Ranh giới: Nằm trên địa bàn các
xã Keo Lôm, Phình Giàng (huyện Điện Biên Đông), Pom Lót, Hẹ Muông, Na Tông, Mường
Nhà (huyện Điện Biên).
3.2 Quy hoạch hành lang bảo tồn đa
dạng sinh học:
Gồm 04 hành lang bảo tồn đa dạng
sinh học giữa các khu bảo tồn với tổng diện tích là 3.773,00 ha, chiếm 0,39% tổng
diện tích tự nhiên, gồm:
- Hành lang đa dạng sinh học Mường
Nhé - Nậm Khăn - Mường Tùng, nối hai Khu bảo tồn Mường Nhé và Khu Bảo tồn Nậm Khăn
- Mường Tùng, có chiều dài là 26,65 km, chiều rộng trung bình 0,76 km, tổng diện
tích 2.031,00 ha, kéo dài từ xã Nậm Kè, Pá Mỳ huyện Mường Nhé đến xã Pa Tần huyện
Nậm Pồ.
- Hành lang đa dạng sinh học Nậm
Khăn - Mường Tùng - Huổi Lèng - Nà Tấu, nối hai Khu bảo tồn Nậm Khăn - Mường
Tùng và Khu Bảo tồn Huổi Lèng - Nà Tấu, có chiều dài là 10,86 km, chiều rộng
trung bình 0,65 km, tổng diện tích 705,30 ha, kéo dài từ xã Mường Tùng đến xã
Huổi Lèng huyện Mường Chà.
- Hành lang đa dạng sinh học Huổi
Lèng - Nà Tấu - Pá Khoang - Mường Phăng, nối hai Khu bảo tồn Huổi Lèng - Nà Tấu
và Khu Bảo tồn Pá Khoang - Mường Phăng, có chiều dài là 7,12 km, chiều rộng
trung bình 0,5km, tổng diện tích là 365,80 ha, thuộc phạm vi xã Nà Nhạn huyện
Điện Biên.
- Hành lang đa dạng sinh học Pa
Thơm - Mường Nhà, nối hai Khu bảo tồn Pa Thơm và Khu Bảo tồn Mường Nhà, có chiều
dài là 7,67 km, chiều rộng trung bình 0,87 km, tổng diện tích là 670,90 ha, kéo
dài từ xã Pa Thơm đến xã Pom Lót huyện Điện Biên.
III. Một số nhiệm
vụ chủ yếu
- Tăng cường công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐDSH.
- Tổ chức điều tra xây dựng cơ sở
dữ liệu về hệ thống các khu bảo tồn.
- Điều tra, khảo sát, đề xuất quy
hoạch phát triển hệ thống các khu bảo tồn.
- Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế
chính sách để quản lý có hiệu quả hệ thống khu bảo tồn.
- Tăng cường năng lực quản lý và
giám sát ĐDSH.
- Tổ chức giám sát biến động về
ĐDSH, hệ sinh thái tại các khu bảo tồn.
- Nghiên cứu chính sách, đề xuất
xây dựng mô hình thí điểm về xã hội hóa công tác bảo tồn ĐDSH.
- Điều tra khảo sát và đề xuất các
biện pháp ngăn chặn, kiểm soát các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
- Nghiên cứu phục hồi tài nguyên
sinh học bị suy thoái.
IV. Giải pháp
thực hiện quy hoạch:
1. Về cơ chế chính sách: Thể chế
hóa các văn bản pháp luật, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm bảo vệ tốt
đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn; đồng thời khuyến khích các tổ chức, hộ
gia đình và người dân tích cực tham gia bảo tồn; khai thác hiệu quả giá trị tài
nguyên các khu bảo tồn trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng.
2. Công tác tuyên truyền: Nâng cao
nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng và lợi ích lâu dài của việc bảo tồn đa dạng
sinh học; giúp cộng đồng gắn bó cuộc sống và thu nhập của mình với công tác quản
lý, bảo vệ phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.
3. Về khoa học công nghệ: Tăng cường
công tác nghiên cứu; đẩy mạnh việc đưa khoa học công nghệ vào quản lý, bảo tồn
đa dạng sinh học trong các khu bảo tồn.
4. Về sinh kế cho người dân vùng đệm:
- Hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho dân cư
sống trong vùng đệm phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống; giảm thiểu tối đa việc
sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong khu bảo tồn.
- Triển khai thực hiện tốt chi trả
dịch vụ môi trường rừng là một trong những giải pháp quan trọng để người dân
tích cực tham gia bảo vệ rừng, bảo vệ đa dạng sinh học.
5. Giải pháp về hợp tác bảo tồn:
Coi trọng sự hợp tác trong nước và nước ngoài về bảo tồn và phát triển bền vững;
đặc biệt trong công tác điều tra, nghiên cứu phát triển đa dạng sinh học, kinh
nghiệm, năng lực quản lý, bảo tồn, cơ chế phối hợp…
6. Các giải pháp khác: Lựa chọn giải
pháp quản lý các hệ sinh thái phù hợp với điều kiện địa phương hoặc vận dụng
phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong việc thực thi quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học để hướng tới việc sử dụng nguồn tài nguyên đa dạng sinh học hợp lý, hiệu
quả và bền vững.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn và
tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của
Hội đồng nhân dân tỉnh và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc tổ chức
thực hiện Nghị quyết.
Điều 4. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Hội
đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh
Điện Biên khóa XIII, kỳ họp thứ bảy thông qua ngày 12 tháng 5 năm 2013./.