Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 79/2007/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 31/05/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 79/2007/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2007 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ CARTAGENA VỀ AN TOÀN SINH HỌC”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động quốc gia) với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2010:

a) Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn:

- Củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống rừng đặc dụng (góp phần đạt tỷ lệ che phủ rừng 42 - 43%);

- Phục hồi 50% diện tích rừng đầu nguồn đã bị suy thoái;

- Bảo vệ có hiệu quả các loài động vật, thực vật quý, hiếm, nguy cấp có nguy cơ bị tuyệt chủng;

- Ba khu bảo tồn thiên nhiên được công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới hoặc khu dự trữ sinh quyển thế giới và năm khu bảo tồn thiên nhiên được công nhận là di sản ASEAN.

b) Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước và biển:

- Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn đất ngập nước và biển có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia lên trên 1,2 triệu ha;

- Phục hồi được 200.000 ha rừng ngập mặn;

- Xây dựng năm (05) khu đất ngập nước đủ tiêu chuẩn, điều kiện để được công nhận là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar).

c) Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp:

Công bố, hoàn thiện hệ thống bảo tồn nhằm bảo tồn có hiệu quả các giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp bản địa, quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội cao.

d) Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật:

- Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các động thực vật hoang dã quý, hiếm, nguy cấp;

- Kiểm soát, đánh giá và ngăn chặn các loại sinh vật lạ xâm lấn;

- Kiểm định 100% các giống, loài, nguồn gen sinh vật nhập khẩu.

đ) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học:

- Kiện toàn và tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho hệ thống tổ chức, nhất là cho cơ quan đầu mối quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống về đa dạng sinh học và an toàn sinh học, đáp ứng nhu cầu quản lý đối với hai lĩnh vực này;

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, chú trọng đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học và quản lý an toàn sinh học;

- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học; phấn đấu có trên 50% dân số thường xuyên được tiếp cận thông tin về đa dạng sinh học, an toàn sinh học và tham gia ý kiến trong việc ra quyết định cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

- Bảo đảm 100% sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen được phép lưu hành trên thị trường đã qua đánh giá rủi ro tại Việt Nam, được dán nhãn và bị theo dõi, giám sát theo quy định của pháp luật.

2. Định hướng đến năm 2020:

a) Bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú của Việt Nam; quản lý an toàn sinh học một cách có hiệu quả để bảo vệ sức khỏe nhân dân, môi trường và đa dạng sinh học; có những đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong khu vực và toàn cầu; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về đa dạng sinh học và an toàn sinh học mà Việt Nam là thành viên;

b) Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học ở nước ta;

c) Hoàn chỉnh hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên (trên cạn, đất ngập nước và biển); phục hồi được 50% hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, nhạy cảm đã bị phá huỷ.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trên cạn:

a) Xây dựng hệ thống phân hạng thống nhất cho các khu rừng đặc dụng; thực hiện rà soát, quy hoạch và phát triển hệ thống rừng đặc dụng; triển khai áp dụng các mô hình quản lý rừng bền vững;

b) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, (theo Nghị quyết số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 khoá XI, kỳ họp thứ 10 về điều chỉnh chỉ tiêu, nhiệm vụ Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng), đặc biệt tập trung vào các khu rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và các hệ sinh thái nhạy cảm;

c) Xây dựng và đề cử các khu bảo tồn thiên nhiên đủ tiêu chuẩn để được công nhận là khu di sản thiên nhiên thế giới, khu dự trữ sinh quyển thế giới và di sản ASEAN;

d) Áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong bảo vệ đa dạng sinh học; xây dựng hành lang đa dạng sinh học giữa các khu bảo tồn và bảo tồn trang trại phù hợp với điều kiện của Việt Nam;

đ) Quy hoạch hệ thống bảo tồn chuyển vị theo 8 vùng lãnh thổ (Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ) và triển khai xây dựng ở một số vùng theo quy hoạch;

e) Phát triển các hình thức bảo tồn chuyển vị, đặc biệt đối với các loài động vật, thực vật đặc hữu, quý, hiếm; chú trọng nhân nuôi và gieo trồng một số loài động vật, thực vật quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội cao;

g) Xác định các loài nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng để thực hiện bảo tồn chuyển vị theo quy hoạch.

2. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước và biển:

a) Xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống các khu bảo tồn đất ngập nước và biển:

- Xây dựng và thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia và cấp tỉnh về quản lý tổng hợp dải ven biển;

- Xây dựng và thực hiện quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và biển, trong đó chú trọng các phân khu chức năng và vùng đệm; xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo tồn cho từng khu;

- Điều tra, khảo sát, lập hồ sơ và đề nghị công nhận các khu bảo tồn đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (khu Ramsar).

b) Phục hồi và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước và biển:

- Phục hồi và phát triển các rạn san hô, bãi cỏ biển quan trọng;

- Điều tra, đánh giá hiện trạng rừng ngập mặn; xây dựng và thực hiện kế hoạch phục hồi và phát triển các khu rừng ngập mặn ven biển có tầm quan trọng đối với việc phòng hộ;

- Phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước ở các vùng dễ bị tổn thương về môi trường.

3. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp:

a) Điều tra, kiểm kê, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp;

b) Xây dựng, thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp;

c) Xây dựng và triển khai áp dụng các mô hình bảo tồn và phát triển các loài cây trồng, vật nuôi bản địa quý, hiếm;

d) Áp dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ sinh học để bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học nông nghiệp.

4. Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật:

a) Sử dụng bền vững tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ:

- Kiểm kê, đánh giá hiện trạng, khai thác và sử dụng tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ, chú trọng nguồn dược liệu và cây cảnh; áp dụng công nghệ tiên tiến để chế biến lâm sản nhằm tăng giá trị sử dụng và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên;

- Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ;

- Xây dựng, triển khai thực hiện, tổng kết và phổ biến áp dụng các mô hình phát triển bền vững lâm sản;

- Nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các tri thức bản địa, đặc biệt về cây, con làm thuốc và các nghề chế biến lâm sản ngoài gỗ truyền thống.

b) Sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước và biển:

- Áp dụng các phương thức bảo vệ và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế và quốc gia;

- Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên đất ngập nước và biển phù hợp với tập quán của cộng đồng địa phương;

- Xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên - môi trường và đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước và vùng biển quan trọng.

c) Ngăn chặn, kiểm soát và xử lý nghiêm việc khai thác, buôn bán và sử dụng trái phép tài nguyên sinh vật:

- Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm việc khai thác, kinh doanh và sử dụng trái phép tài nguyên sinh vật, đặc biệt là động vật hoang dã, gỗ và san hô;

- Loại bỏ việc sử dụng các phương thức khai thác tài nguyên sinh vật mang tính huỷ diệt và việc phá huỷ các hệ sinh thái nhạy cảm;

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát buôn bán các loài động vật, thực vật quý, hiếm, nguy cấp có nguy cơ tuyệt chủng cao.

d) Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các loài sinh vật lạ xâm lấn:

- Điều tra và thống kê các loài sinh vật lạ xâm lấn;

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phòng ngừa, kiểm soát sinh vật lạ xâm lấn và xử lý các sự cố do sinh vật lạ xâm lấn gây ra.

đ) Phát triển du lịch sinh thái:

- Điều tra, đánh giá tiềm năng và quy hoạch mạng lưới du lịch sinh thái trên toàn quốc;

- Xây dựng các mô hình du lịch sinh thái ở một số khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, ưu tiên các vườn quốc gia Cát Bà, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cát Tiên, Phú Quốc và khu bảo tồn thiên nhiên Cần Giờ;

- Đề xuất và thực hiện các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với đa dạng sinh học.

5. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và kiểm soát sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen để bảo vệ có hiệu quả sức khoẻ nhân dân, môi trường và đa dạng sinh học:

a) Thống nhất quản lý nhà nước về đang dạng sinh học và an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen, sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Kiện toàn và tăng cường năng lực quản lý nhà nước cho hệ thống tổ chức, nhất là cho cơ quan đầu mối quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống về đa dạng sinh học và an toàn sinh học. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

b) Xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học, trong đó nội dung bảo tồn đa dạng sinh học cần được cân nhắc thấu đáo khi ký phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch và dự án phát triển kinh tế - xã hội;

c) Xây dựng, ban hành và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;

d) Xây dựng và tăng cường tiềm lực, cả về cơ sở vật chất kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công nghệ sinh học hiện đại và an toàn sinh học; nghiên cứu tạo ra, sử dụng và quản lý an toàn các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật phục vụ việc đánh giá rủi ro, phân loại mức độ rủi ro và quản lý rủi ro đối với các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen. Nghiên cứu và ứng dụng thành công các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến phục vụ bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

đ) Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện, cấp phép hoạt động và đưa vào sử dụng có hiệu quả hệ thống các phòng thí nghiệm, trong đó có các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia có đủ năng lực phân tích, đánh giá rủi ro và xác định chuẩn xác các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;

e) Xây dựng, đưa vào hoạt động và thống nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

g) Xây dựng và đưa vào sử dụng Trung tâm trao đổi thông tin về an toàn sinh học (Biosafety Clearing House).

III. CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH

1. Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học:

a) Kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là cho cơ quan đầu mối quốc gia và các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống về đa dạng sinh học và an toàn sinh học, đáp ứng nhu cầu quản lý đối với hai lĩnh vực này;

b) Rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật để quản lý có hiệu quả, hiệu lực đối với các lĩnh vực đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

c) Thiết lập cơ chế liên bộ, liên vùng để điều phối hoạt động của các ngành, địa phương trong quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

d) Phân cấp và hỗ trợ các địa phương trong quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

đ) Thực hiện lồng ghép các nội dung về đa dạng sinh học và an toàn sinh học vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững.

2. Áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ để bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật:

a) Tăng cường điều tra, nghiên cứu cơ bản về tài nguyên sinh vật, tập trung nghiên cứu các đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài sinh vật đặc hữu, quý hiếm và các hệ sinh thái đặc thù, nhạy cảm;

b) Đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao công nghệ nhằm phát hiện và xác định chính xác các sinh vật biến đổi gen, sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen; phân tích, đánh giá rủi ro và quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen.

3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng nhằm chia sẻ thông tin và chủ động tham gia của người dân vào việc bảo vệ đa dạng sinh học và quản lý an toàn sinh học:

a) Tăng cường công tác tuyên truyên, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; triển khai mạnh mẽ phong trào toàn dân tham gia bảo vệ đa dạng sinh học; xây dựng và tổ chức thường xuyên các chương trình truyền thông, các khoá đào tạo, tập huấn về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

b) Bảo đảm quyền và sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thẩm định các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án đầu tư có liên quan đến các khu bảo tồn thiên nhiên và việc ra quyết định về an toàn sinh học;

c) Đa dạng hoá các mô hình quản lý, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học dựa vào cộng đồng; phát huy truyền thống gắn bó với thiên nhiên của dân tộc.

4. Tăng cường và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư cho đa dạng sinh học và an toàn sinh học:

a) Bảo đảm chi cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học từ ngân sách nhà nước, trong đó chú trọng đầu tư trực tiếp cho các hoạt động bảo tồn, phát triển và quản lý đa dạng sinh học;

b) Tạo cơ chế thuận lợi để thu hút các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, chuyển giao công nghệ phục vụ công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học và quản lý an toàn sinh học;

c) Áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý đa dạng sinh học như: thuế và phí khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phí dịch vụ môi trường, quỹ bảo tồn;

d) Lồng ghép các nội dung bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học, quản lý an toàn sinh học vào các lĩnh vực tài trợ được ưu tiên như xoá đói, giảm nghèo, y tế và phát triển nông thôn.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế về đa dạng sinh học và an toàn sinh học:

a) Tăng cường hợp tác với các nước ASEAN trong việc xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tổ chức diễn đàn, mạng lưới trao đổi kinh nghiệm về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

b) Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học xuyên biên giới;

c) Tích cực tham gia và thực hiện các điều ước, hoạt động quốc tế và khu vực về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

d) Đa dạng hoá các hình thức hợp tác song phương, đa phương với các quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực về bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học, trong đó chú trọng trao đổi kinh nghiệm và chuyên gia;

đ) Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực đào tạo, chuyển giao công nghệ, tư vấn kỹ thuật về đa dạng sinh học và an toàn sinh học.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Là cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học; có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia, định kỳ hàng năm báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ;

b) Chủ trì thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động quốc gia liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chủ trì xây dựng, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện một số nội dung sau đây:

- Đề án kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

- Đề án tăng cường năng lực quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen;

- Kế hoạch ngăn chặn và kiểm soát các sinh vật lạ xâm lấn;

- Chương trình tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

- Dự án xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và chia sẻ thông tin về đa dạng sinh học và an toàn sinh học;

- Chương trình hành động đa dạng sinh học phù hợp với các vùng lãnh thổ: Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.

c) Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành do Bộ trưởng làm Trưởng ban để tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia. Thành phần, quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Văn phòng giúp việc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường kiêm Trưởng ban quyết định.

2. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủy sản, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Thương mại, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tổng cục Du lịch, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt các nội dung liên quan trong Kế hoạch hành động quốc gia.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính: có trách nhiệm cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng vốn để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: có trách nhiệm thực hiện tốt các nội dung liên quan đến địa phương trong Kế hoạch hành động quốc gia, đặc biệt là xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động về đa dạng sinh học của vùng lãnh thổ và địa phương có tính đa dạng sinh học cao.

Điều 2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
  cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
  thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; 
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao; 
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
  Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
  Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
  các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KG.

THỦ TƯỚNG
 
 


Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 79/2007/QD-TTg

Hanoi , May 31, 2007

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL ACTION PLAN ON BIODIVERSITY UP TO 2010 AND ORIENTATIONS TOWARDS 2020 FOR IMPLEMENTATION OF THE CONVENTION ON BIOLOGICAL DIVERSITY AND THE CARTAGENA PROTOCOL ON BIOSAFETY

THE PRIME MINISTER

At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECIDES:

Article 1.- To approve the national action plan on biodiversity up to 2010 and orientations towards 2020 for implementation of the Convention on Biological Diversity and the Cartagena Protocol on Biosafety (below referred to as national action plan for short) with the following principal contents:

I. OBJECTIVES

1. Specific targets from now to 2010:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To improve, complete and develop the system of special-use forests (to reach a forest coverage of 42-43%);

- To restore 50% of the area of degraded watershed forests;

- To effectively protect precious, rare and endangered animals and plants;

- To have three natural reserves accredited as world natural heritage or world biosphere reserve and five natural reserves accredited as ASEAN heritage.

b/ Biodiversity conservation and development in wetlands and coastal areas:

- To increase the total area of wetlands and marine reserves of national and international importance to over 1.2 million hectares.

- To restore 200,000 hectares of mangrove forests;

- To build five (05) wetlands areas eligible for accreditation as wetlands of international importance (Ramsar sites).

c/ Agricultural biodiversity conservation and development:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Sustainable use of biological natural resources:

- To build and develop models of sustainable use of biological natural resources; to monitor, prevent, stop and eliminate the exploitation, trading and consumption of precious, rare and endangered animals and plants;

- To monitor, evaluate and prevent invasive alien species;

- To check and verify 100% of the breeds, species and genetic sources of imported organisms.

e/ Raising biodiversity and biosafety state management capacity:

- To consolidate and improve the state management capacity for the organizational system, especially key national agencies and competent agencies in charge of biodiversity and biosafety, to meet the management requirements of these two domains;

- To build and complete a system of mechanisms, policies and legal documents on biodiversity and biosafety management;

- To improve technical and material bases, attach importance to training and developing personnel professionally and technically qualified for biodiversity conservation and development and biosafety management;

- To conduct propaganda and education to raise public awareness about conservation, and sustainable development and use of biodiversity; to strive for the target that over 50% of the population have regular access to information on biodiversity and biosafety and give comments on the decision making in granting biosafety certificates;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Orientations towards 2020:

a/ To conserve, and sustainably develop and use, the biodiversity of genetic sources, biological species and the rich ecological system of Vietnam; to efficiently manage biosafety to protect the people's health, the environment and biodiversity; to make practical contributions to regional and global efforts in biodiversity conservation and development; to fully implement international commitments on biodiversity and biosafety to which Vietnam is a contracting party.

b/ To complete the organizational system, mechanisms, policies and legal documents on biodiversity and biosafety management in Vietnam;

c/ To complete the system of (terrestrial, wetlands and marine) natural reserves; to restore 50% of typical and sensitive ecosystems which have been destroyed.

II. MAJOR TASKS

1. Conservation and development of terrestrial biodiversity:

a/ To adopt a unified rating system for special-use forests; to check, plan and develop the special-use forest system; to apply sustainable forest management models;

b/ To continue implementing efficiently the five-million-hectare forestation project in accordance with Resolution No. 73/2006/QH11 of November 29, 2006, of the Socialist Republic of Vietnam's XIth National Assembly, the 10th session, adjusting the targets and tasks of the five-million-hectare forestation project in the 2006-2010 period;

c/ To build and nominate natural reserves eligible for accreditation as world natural heritage, world biosphere reserve or ASEAN heritage;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To adopt a master plan on the ex-situ conservation system according to eight regions (northeastern, northwestern, northern plain, northern central, southern central, central highlands, southeastern and southwestern) and start construction in some regions according to the master plan;

f/ To develop ex-situ conservation forms, especially for endemic, precious and rare animals and plants; to attach importance to multiplying and rearing a number of precious and rare animals and plants of high socio-economic value;

g/ To identify species in danger of extinction to be put under ex-situ conservation according to planning.

2. Biodiversity conservation and development in wetlands and coastal areas:

a/ Building, developing and managing the wetlands and marine reserve system:

- To adopt and carry out strategies, master plans, national and provincial plans on integrated management of coastal and marine zones;

- To adopt and implement master plans on wetlands and marine reserves, paying due attention to functional zones and buffer zones; to adopt and implement conservation plans for each reserve;

- To conduct investigations and surveys on, prepare application dossiers of, and request for accreditation of, wetlands of international importance (Ramsar sites).

b/ Rehabilitating and developing wetlands and marine ecosystems:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To investigate and evaluate the current status of mangrove forests; to adopt and carry out plans on restoration and development of coastal mangrove forests of protection significance;

- To restore wetlands ecosystems in environmentally vulnerable areas.

3. Agricultural biodiversity conservation and development:

a/ To investigate, inventory and assess genetic sources of agricultural plants, livestocks and microorganisms;

b/ To elaborate and implement a program on agricultural biodiversity conservation and development;

c/ To build up and apply conservation and development models for precious and rare indigenous plants and livestocks;

d/ To apply advanced technologies, especially biotechnologies, to conserve and develop agricultural biodiversity.

4. Sustainable use of biological resources

a/ Sustainable use of timber resources and non-timber forest products:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To elaborate and implement an action plan on conservation and sustainable development of non-timber forest products;

- To build up, apply, review and popularize sustainable development models for forest products;

- To research into, apply and develop local knowledge, especially about medicinal plants and animals and traditional processing of non-timber forest products.

b/ Sustainable use of wetlands and marine natural resources:

- To apply protective methods and wisely use wetlands of national and international importance;

- To build up and apply comprehensive management models for wetlands and marine natural resources suitable to local communities' practices;

- To build observation networks for natural resources, environment and biodiversity in important wetlands and marine zones.

c/ Prevention, control and strict handling of illegal exploitation, trading and use of biological natural resources:

- To closely monitor and strictly handle the illegal exploitation, trading and use of biological natural resources, especially wildlife, timber and coral;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To apply comprehensive measures to control the trading of precious and rare animals and plants in danger of extinction.

d/ Tight control and management of invasive alien species:

- To investigate and collect data on invasive alien species;

- To adopt and carry out strategies on prevention and control of invasive alien species and handling of incidents caused by invasive alien species.

e/ Ecotourism development:

- To investigate and evaluate the potential of, and adopt planning on, the ecotourism network nationwide;

- To build up ecotourism models in a number of natural reserves and national parks, giving priority to Cat Ba, Phong Nha-Ke Bang, Cat Tien and Phu Quoc national parks and Can Gio natural reserve;

- To propose and carry out effective measures to reduce negative impacts of tourism on biodiversity.

5. Improvement of state management capacity for biodiversity and control over genetically modified organisms, and products and commodities originated from genetically modified organisms for effective protection of people's health, the environment and biodiversity:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To elaborate, promulgate and complete a system of mechanisms, policies and legal documents on biodiversity management. Biodiversity conserva-tion must be taken into thorough consideration upon approval of socio-economic development master plans, plans and projects;

c/ To elaborate, promulgate and complete a system of mechanisms, policies and legal documents on biosafety for genetically modified organisms, and products and commodities originated from genetically modified organisms;

d/ To develop and improve the potential, in terms of both material and technical bases and human resource training, for scientific research into modern biotechnologies and biosafety; to conduct research to create, safely use and manage genetically modified organisms, and products and commodities originated from genetically modified organisms. To study scientific grounds and elaborate technical instructions in service of risk assessment, risk level classification and risk management of genetically modified organisms, and products and commodities originated from genetically modified organisms. To research and successfully apply scientific solutions and advanced technologies to biodiversity and biosafety conservation and development;

e/ To build, upgrade, complete, license and put into efficient use of a system of labs, including key national labs qualified for analyzing and evaluating risks and precisely identifying genetically modified organisms, and products and commodities originated from genetically modified organisms;

f/ To build, put into operation and perform the unified management of the database and information system of biodiversity and biosafety;

g/ To build and put into use the Biosafety Clearing House.

III. MAJOR SOLUTIONS

1. Organizational consolidation and capacity building for biodiversity and biosafety state management agencies; improvement of the system of mechanisms, policies and legal documents on biodiversity and biosafety:

a/ To consolidate and raise the capacity of the system of state management agencies, especially key national agencies and competent agencies in charge of biodiversity and biosafety, to meet the management requirements of these two domains;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To establish inter-ministerial and interregional mechanisms to coordinate branches' and localities' activities in biodiversity and biosafety management;

d/ To decentralize, and assist localities in, biodiversity and biosafety management;

e/ To integrate biodiversity and biosafety into socio-economic development strategies, master plans, plans, programs and projects towards sustainable development.

2. Application of scientific and technological solutions to conservation, and sustainable development and use of biological natural resources:

a/ To intensify investigation and basic research into biological natural resources, focus studies on biological and ecological characteristics of endemic, precious and rare species and typical and sensitive ecosystems;

b/ To boost technological research and technology transfer to discover and precisely identify genetically modified organisms, and products and commodities originated from genetically modified organisms; to analyze and evaluate risks of, and safely and biologically manage, genetically modified organisms.

3. Intensification of propagation, education and raising of public awareness to boost information sharing and active participation of people in biodiversity protection and biosafety management:

a/ To intensify propagation, education and raising of public awareness about conservation, and sustainable development and use of biological natural resources; to actively carry out a movement involving all the people in biodiversity protection; to devise and regularly organize media programs and training courses on biodiversity and biosafety;

b/ To ensure the community's right and participation in the process of appraising investment policies, strategies, master plans, plans, programs and projects concerning natural reserves and in the biosafety decision making process;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Increase and diversification of investment capital sources for biodiversity and biosafety:

a/ To ensure funds for biodiversity conservation from the state budget with a focus on direct investment in biodiversity conservation, development and management activities;

b/ To adopt favorable mechanisms to attract domestic and overseas organizations and individuals to make investment and transfer technologies in service of conservation and sustainable development and use of biodiversity and biosafety management;

c/ To apply financial instruments to biodiversity management such as taxes and fees on the exploitation and use of natural resources, environmental service fees and conservation funds;

d/ To integrate conservation and sustainable development of biodiversity and biosafety management into domains entitled to funding priority such as hunger eradication, poverty reduction, healthcare and rural development.

5. Increase of international cooperation in biodiversity and biosafety:

a/ To expand cooperation with ASEAN countries in building up an information and database system, and organizing experience exchange forums and networks, on conservation and sustainable development of biodiversity and biosafety;

b/ To boost international cooperation in transnational biodiversity protection;

c/ To actively join and implement international and regional biodiversity and biosafety treaties and efforts;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To raise the efficiency of international cooperation in training, technological transfer and technical consultation on biodiversity and biosafety.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. The Ministry of Natural Resources and Environment:

a/ To be the national key agency for the implementation of the Convention on Biological Diversity and the Cartagena Protocol on Biosafety; to assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, branches and localities in, efficiently and timely implementing the national action plan, and annually reporting implementation results to the Prime Minister;

b/ To assume the prime responsibility for implementing the national action plan within the scope of its functions, tasks and powers. To assume the prime responsibility for elaborating, approving or submitting to competent authorities for approval, and implementing, the following contents:

- A scheme to consolidate the system of state management agencies in charge of biodiversity and biosafety;

- A scheme to raise the capacity of biosafety management of genetically modified organisms, and products and commodities originated from genetically modified organisms;

- A plan to prevent and monitor invasive alien species;

- A program on propagation and education to raise public awareness about biodiversity and biosafety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- An action program on biodiversity suitable to the northeastern, northwestern, northern plain, northern central, southern central, central highlands, southeastern and southwestern regions.

c/ The Minister of Natural Resources and Environment shall establish an inter-ministerial steering committee of which he is the head to organize the implementation of the national action plan. The membership and the operation regulation of the steering committee and its office shall be decided on by the Minister of Natural Resources and Environment.

2. The Ministries of Agriculture and Rural Development; Fisheries; Science and Technology; Education and Training; Culture and Information; Trade; Foreign Affairs; Planning and Investment; and Finance, the Vietnam National Administration of Tourism, and the Vietnam Science and Technology Institute shall, based on their functions, tasks and powers, properly implement relevant contents in the national action plan.

3. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall balance, allocate and guide the use of, capital to efficiently and timely implement the national action plan.

4. Provincial/municipal People's Committees shall properly implement the national action plan's contents related their localities, especially the elaboration and implementation of action plans on biodiversity of territories and localities with high biodiversity.

Article 2.- The Minister of Natural Resources and Environment is responsible for guiding and organizing the efficient and timely implementation of the national action plan on biodiversity up to 2010 and orientations towards 2020 for implementation of the Convention on Biodiversity and the Cartagena Protocol on Biosafety.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decision.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/05/2007 phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học” do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.096

DMCA.com Protection Status
IP: 3.139.86.58
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!