UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1133/QĐ-UBND
|
Bến
Tre, ngày 20 tháng 5 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH BỐ TRÍ DÂN CƯ TỈNH BẾN TRE
GIAI ĐOẠN 2011-2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 (BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƯ CHO DÂN VÙNG
THIÊN TAI)
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt chương trình bố trí dân cư các vùng: Thiên tai, đặc
biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, xung yếu và rất xung yếu của rừng
phòng hộ, khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng giai đoạn 2006-2010 và định
hướng đến năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 78/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ về một số chính sách thực hiện Chương trình bố trí dân cư theo Quyết
định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Biên bản số 10/BB-HĐ ngày 26 tháng 4 năm 2011 của Hội đồng thẩm định quy
hoạch bố trí dân cư đến năm 2020 về việc thẩm định báo cáo điều chỉnh, bổ sung
quy hoạch bố trí dân cư giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2015 và tầm
nhìn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Chi cục Phát triển nông thôn tại tờ trình số 173/TTr-CCPTNT
ngày 12 tháng 5 năm 2011 về việc phê duyệt Đề án quy hoạch bố trí dân cư tỉnh Bến
Tre (tái định cư cho hộ dân bị ảnh hưởng do thiên tai) giai đoạn 2011-2015 và định
hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay phê duyệt Đề án quy
hoạch bố trí dân cư tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020
(bố trí tái định cư cho dân vùng thiên tai) với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Tên Đề án:
Đề án Quy hoạch
bố trí dân cư tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 (bố
trí tái định cư cho dân vùng thiên tai).
2. Phạm vi, đối tượng của Đề án:
- Phạm vi:
Toàn bộ các xã phường thuộc vùng nông thôn của các huyện và thành phố thuộc tỉnh
Bến Tre; trọng tâm vùng dự án là các xã, phường trong vùng có nguy cơ sạt lở bờ
sông.
- Đối tượng:
Rà soát lại
các đối tượng di dân theo Quyết định số 190/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm
2003 của Thủ tướng Chính phủ, về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí
dân cư giai đoạn 2003-2010 bao gồm: Các hộ tự nguyện di dân đến vùng kinh tế mới
để phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, các hộ thiếu đất sản xuất di
dân vào các vùng kinh tế mới trong tỉnh trong thời gian qua.
Các đội tượng
di dân theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ, cụ thể là các hộ dân đang sinh sống trong vùng có nguy cơ sạt lở bờ
sông ở tỉnh Bến Tre hiện nay và tầm nhìn đến năm 2020.
3. Định hướng bố trí dân cư:
- Xã hội hoá
công tác di dân, Nhà nước tạo môi trường khuyến khích và huy động mọi nguồn lực
và người dân tham gia quy hoạch và bố trí dân cư. Thông qua các chủ trương,
chính sách, chế độ ưu đãi đối với các ngành và các địa phương vùng nông thôn,
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn..., tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các
thành phần kinh tế trong xã hội tham gia đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng
và phát triển các cơ sở kinh tế nông thôn quy mô vừa và nhỏ nhằm phục vụ dân
sinh trên các địa bàn dân cư.
- Quy hoạch
dân cư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát
triển đô thị và quy hoạch phát triển nông thôn để tận dụng nguồn nhân lực khai
thác hợp lý các tài nguyên nông - lâm – thuỷ sản, phát triển công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp và đồng thời bảo vệ môi trường và hệ sinh thái được bền vững.
- Gắn kết quy
hoạch bố trí dân cư với chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo; tạo công ăn
việc làm thích hợp, ổn định và nâng cao đời sống vật chất tinh thần các hộ dân
cư sau tái định cư.
- Bố trí dân
cư trong nội bộ xã, huyện, trong tỉnh là chính. Hình thành các cụm tuyến dân cư
theo chương trình xây dựng và phát triển nông thôn mới phù hợp với truyền thống
văn hoá, gắn liền với củng cố an ninh quốc phòng (với 19 tiêu chí cụ thể cho 5
nhóm giải pháp: Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức sản xuất, văn hoá và
xã hội, môi trường và xây dựng hệ thống chính trị, theo Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới).
4. Mục tiêu:
4.1. Mục tiêu
tổng quát:
- Từ nay đến
năm 2015, ưu tiên tiến hành bố trí dân cư đang trong vùng có nguy cơ sạt lở bờ
sông phải di dời khẩn cấp, đồng thời tiếp tục triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ dân sinh (dân tại chỗ và các hộ di dản xen ghép) thuộc các tiểu dự án
vùng kinh tế mới ở 03 huyện ven biển theo quy hoạch 2006-2010 (theo Quyết định
số 4203/2005/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2005 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến
Tre).
- Tầm nhìn đến
năm 2020; gắn kết với chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc
làm, từng bước ổn định đời sống các hộ dân sau tái định cư tiến tới hình thành
các điểm dân cư mới có đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế
- văn hoá - xã hội; góp phần bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, trật
tự và an toàn xã hội vùng nông thôn trên toàn tỉnh Bến Tre.
4.2. Mục tiêu
cụ thể:
- Di dời khẩn
cấp 8.928 hộ đang trong vùng có nguy cơ sạt lở bờ sông và di dãn 4.580 hộ vào
các điểm dân cư xen ghép hoặc khu tái định cư dự kiến trong xã, huyện.
- Đối với
6.550 hộ nghèo thiếu đất sản xuất:
+ Đưa 768 hộ
vào các khu tái định cư dự kiến trong xã, huyện theo quy hoạch bố trí dân cư.
+ Với 5.782 hộ
còn lại, tiến hành đồng thời các giải pháp:
Chuyển đổi
nghề nghiệp cho 80% các hộ nghèo thiếu đất sản xuất (đối tượng 1) thông qua
chương trình đề án dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ, đang được Uỷ ban
nhân dân tỉnh Bến Tre triển khai thực hiện trên khắp các huyện, thành phố trong
tỉnh.
Tiếp tục vận
động và xây dựng kế hoạch đưa 20% hộ còn lại đi vùng kinh tế mới ngoài tỉnh khi
có điều kiện.
- Phát triển
kinh tế vườn và nuôi trồng thuỷ sản; hỗ trợ và phát triển các trang trại chăn
nuôi, các làng nghề truyền thống, mô hình giao khoán trồng và bảo vệ rừng ...
nhằm tạo thêm nhiều công ăn việc làm để kéo giảm tỷ lệ thất nghiệp ở vùng nông
thôn năm 2020 chỉ còn 3% hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới.
- Nâng cao chất
lượng đời sống người dân nông thôn:
+ Nâng cấp toàn
bộ các đường đất, cầu tạm còn lại ở các xã vùng sâu, vùng xa thành cầu đường
bêtông.
+ Nâng cấp và
hoàn thiện các tuyến đường dây điện, điện thoại còn yếu kém ở các xã vùng sâu,
vùng xa để đảm bảo yêu cầu thông tin liên lạc được thông suốt và nhanh chóng kịp
thời.
+ 50% dân
nông thôn dùng nước sạch; 90% dân cư sử dụng nước hợp vệ sinh.
+ Tỷ lệ hộ
dùng điện đạt 100%.
+ Tỷ lệ học
sinh trong độ tuổi đến trường đạt 98%; phấn đấu đến năm 2015- 2020, 100% trường
mẫu giáo, tiểu học và 70% trường trung học đạt chuẩn quốc gia để đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
+ 100% trạm y
tế xã được nâng cấp đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo kéo giảm tỷ lệ chăm sóc sức
khoẻ hiện nay (585 dân/1 giường bệnh - 7 bác sỹ/10.000 dân) đến năm 2020 đạt
367 người dân/1giường bệnh - 9 bác sỹ/10.000 dân.
5. Tổng vốn đầu tư: 3.708.300.000.000 đồng
(Ba ngàn bảy
trăm lẻ tám tỷ, ba trăm triệu đồng).
Trong đó:
* Từ nay đến
năm 2015:
2.157.168 triệu đồng
- Vốn ngân
sách Trung ương:
930.457 triệu đồng.
- Vốn ngân
sách địa phương:
918.974 triệu đồng.
- Vốn huy động
trong dân và nguồn khác:
307.737 triệu đồng.
* Từ năm 2016
đến năm 2020:
1.551.132 triệu đồng
- Vốn ngân
sách Trung ương:
666.651 triệu đồng.
- Vốn ngân
sách địa phương:
647.071 triệu đồng.
- Vốn huy động
trong dân và nguồn khác:
237.410 triệu đồng.
6. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011-2020
7. Đơn vị quản lý và tổ chức thực hiện Đề án:
Chi cục Phát
triển nông thôn tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Giao trách
nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Phát triển nông thôn
căn cứ vào nội dung Đề án quy hoạch được duyệt, trong từng thời kỳ, dựa vào kế
hoạch phát triển chung của tỉnh, trên cơ sở quy hoạch được duyệt tiến hành lập dự
án trình đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Kinh tế hợp tác và
Phát triển nông thôn để được hỗ trợ vốn triển khai thực hiện quy hoạch. Chủ trì
phối hợp cùng các ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện đúng các mục
tiêu, yêu cầu của quy hoạch, đúng quy định hiện hành.
Điều 3. Các ông (bà)
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư Pháp; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
các huyện và thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Thủ trưởng
các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định
này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký./.
|
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Tuấn
|